Liêm Pha

Lớp Vỏ Trôi Nổi Và Những Lần Trái Đất Đổi Cực

1 bài viết trong chủ đề này

Lớp vỏ trôi nổi và những lần trái đất đổi cực

Khác với giả thuyết “trái đất đổi cực” bằng cách di chuyển cả tâm, giả thuyết này cung cấp những bằng chứng cho thấy bề mặt của hành tinh chúng ta – những mãng địa chất kết nối nhau gọi là “lớp vỏ” – đã bất ngờ bị dịch chuyển trong quá khứ, trong khi tâm trái đất vẫn tồn tại bình thường ở trục. Sự di chuyển này làm toàn bộ lục địa và đại dương biến đổi; khí hậu đảo lộn, hệ sinh thái, thời tiết… khác trước.

Dưới đây là những thông tin có thể làm bằng chứng biện minh cho sự kiện trái đất chuyển trục trong quá khứ, và dự đoán một hiện tượng tương tự trong tương lai.

Giả thuyết “trái đất đổi cực”

Giả thuyết “trái đất đổi cực” được đề xuất bởi Giáo sư sử học Charles H. Hapgood, người có niềm đam mê kỳ lạ với các tấm bản đồ địa lý cổ. Và chính sự say mê này đã dẫn ông tới sự khám phá ra tấm họa đồ Piri Re’is – được đồn đại là có từ thời Atlantis.

Tấm bản đồ vẽ tay được hải quân Thổ Nhĩ Kỳ thu thập được khoảng trong những năm 1500. Nhiều nhà địa lý và hàng hải thời đó đã phải kinh ngạc về kỷ thuật vẽ bản đồ tân tiến, cùng với kiến thức vô cùng chuẩn xác về vị trí các lục địa trên trái đất. Những dữ liệu trên tấm bản đồ cho thấy Nam Cực vào thời đó chưa có băng tuyết, nhiều vùng đất hiện nay không còn nữa, và người ta ngờ rằng nó thuộc về các nền văn minh bị hủy diệt bởi tận thế trong quá khứ.

Các nhà nghiên cứu soi từng đường nét trên tấm bản đồ để xem nền văn minh Atlantis từng nằm ở đâu. Thuyền trưởng Jacques Cousteau nói vùng Atlantis nằm ở Địa Trung Hải, gần Hy Lạp. Và tại đây đoàn thám hiểm của ông đã tìm thấy dấu vết của ngành hàng hài còn sót lại từ hàng ngàn năm TCN, nhưng lại không thấy tàn tích của một thành phố cổ nào.

Nhiều học giả chú ý đến các chi tiết được Plato miêu tả như “nằm trong lòng đại dương”; “những cây cột chống trời của Hercules”, mà ngày nay được xác định tại eo biển Gibraltar, thế còn Atlantis nằm ở đâu dưới lòng Đại Tây Dương?

Bằng thiết bị thám hiểm hiện đại, và loại tàu có khả năng lặn sâu dưới đái Bắc và Nam của Đại Tây Dương, các nhà khoa học đã lập được bản đồ địa hình dưới đái biển. Điều này cho biết chổ ở của Thủy thần được tạo bởi nhiều lớp trầm tích do các dòng dung nham phun trào từ núi lửa, và nhiều khả năng thành phố Atlantis đã bị vùi lấp bởi tro bụi.

Các khảo sát mới nhất tiết lộ, từng có sự sống tồn tại trong quá khứ ở vùng biển Đại Tây Dương hiện nay. Như cấu trúc đá nhân tạo và một Kim tự tháp nằm ở ngoài khơi bờ biển Bimany, dấu vết một khu rừng được tìm thấy ở ngoài khơi Tây Bắc nước Mỹ, hay tàn tích nghệ thuật chạm khắc đá lộ ra ở Hawaii.

Posted Image

Cấu trúc địa cầu

Cấu trúc địa cầu và lớp vỏ trôi nổi

Các lý thuyết cấu tạo trái đất cho biết, địa cầu bắt đầu bắng lớp lõi bên trong với cấu tạo bằng hợp kim sắt-niken, và có độ nóng cỡ Mặt Trời.

Một lớp lõi ngoài bao gồm chất lỏng của sắt, niken, lưu huỳnh, ôxy. Lớp này có tính dẫn điện, kết hợp với sự tự quay của Trái Đất, sinh ra hiệu ứng dinamo, duy trì các dòng điện và như thế được coi là gây ra ảnh hưởng tới từ trường của Trái Đất.

Một lớp mantri dưới chủ yếu ở dạng rắn có tỷ lệ magiê trên sắt cao hơn và tỷ lệ nhỏ hơn của silic và nhôm.

Cuối cùng là lớp vỏ, một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh. Nói chung, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng. Lớp vỏ Trái Đất là hỗn hợp chủ yếu của đá bazan và granit. Nó nguội và cứng hơn so với các lớp ở sâu hơn của lớp phủ và lõi.

Với lập luận với lớp vỏ nổi quay quanh lõi trái đất, nhà khoa học Charles H. Hapgood cho rằng từng có sự thay đổi góc quay của địa cầu soi với quỹ đạo Mặt trời và dẫn tới sự thay đổi khí hậu. Điều này có nghĩa trái đất vẫn quay quanh trục của nó, nhưng các cực, lớp vỏ, đại dương, các vĩ độ… sẽ thay đổi. Hapgood thừa nhận vị trí trục của hành tinh không thay đổi để duy trì sự cân bằng của nó, chỉ có lớp vỏ là trượt đi giống như trái cam bị tách ruột khỏi lớp da bên ngoài và người ta tha hồ xoay nó.

Với giả thuyết này, Hapgoods lý luận trong quá khứ đã có một thảm họa lớn ập đến địa cầu, đến nổi lớp vỏ trái đất trượt đi và đẩy vùng đất Atlantis nằm trong vùng khí hậu ấm áp rơi vào vùng Cực, và dĩ nhiên toàn bộ nền văn minh này đã bị ướp lạnh.

Ba lần đổi cực trong quá khứ

Hapgoods chỉ ra, có thể Nam Cực là ứng cử viên hoàn hảo cho vùng đất bị mất và trong truyền thuyết cũng nói nó bị trượt đi một cách đột ngột. Ông còn kết luận rằng trong 100.000 năm qua, lớp vỏ trái đất đã từng di chuyển 3 lần.

Posted Image

3 vị trí được xác định là cực trong quá khứ

Từ bản đồ Bắc Cực nhìn xuống ta có thể nhìn thấy ít nhất 3 vị trí được cho là các cực trong quá khứ theo giả thuyết của Hapgood.

Posted Image

Cực bắc cách đây 80.000 năm trước hiện tại

Vị trí 1: 63 độ N, 135 độ W. Bắt đầu từ khu vực Yukon của Bắc Mỹ, vào khoảng 80.000 năm B.P (trước thời kỳ hiện tại) và di chuyển về phía đông Greenland khoảng 75.000 năm B.P

Posted Image

Cực bắc cách đây 55.000 năm trước hiện tại

Vị trí 2: 72 độ N, 10 độ E. Bắt đầu từ biển Greenland, khoảng 55.000 BP; sau đó di chuyển về phía tây nam vịnh Hudson, khoảng 50.000 năm B.P.

Posted Image

Cực bắc cách đây 17.000 năm trước hiện tại

Vị trí 3: 60 độ N, 73 độ W. Bắt đầu từ khu vực vịnh Hudson, khoảng 17.000 năm BP; và di chuyển về phía bắc, đến vị trí hiện tại khoảng 12.000 năm BP.

Posted Image

Cực bắc trong hiện tại

Vị trí 4: Thời điểm hiện tại, và sẽ di chuyển về đâu trong tương lai?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay