Thiên Sứ

VÌ SAO BÃO XOÁY THEO CHIỀU NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒ VÀ HẦU HẾT Ở PHÍA BẮC XÍCH ĐẠO?

43 bài viết trong chủ đề này

VÌ SAO BÃO XOÁY THEO CHIỀU NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒ VÀ HẦU HẾT Ở PHÍA BẮC XÍCH ĐẠO?

Các bạn sẽ thấy trong những ảnh vệ tinh này bão xoáy ngược theo chiều kim đồng hồ. Các bạn hãy xem những hình này. Trong bài này tôi sẽ dùng Hậu Thiên Lạc Việt liên hệ với Địa cầu giải thích hình thành của Bão hầu hết ở phía trên xích đạo và xoáy theo chiều ngược kim đồng hồ - theo phương pháp luận của Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt.

I - HIỆN TƯỢNG

Nguồn: VnExpress

Tâm bão nhìn từ vũ trụ

Phi hành gia của NASA ghi lại hình ảnh của các trận cuồng phong của thiên nhiên từ ngoài trái đất.

Posted Image

Cơn bão Isabel gây thiệt hại nặng nề nhất về người và của ở Mỹ năm 2003. Ảnh: NASA. Posted Image

Mắt bão Catarina được các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế ISS chụp lại hôm 27/3/2004 khi nó đổ vào bang Catarina của Brazil. Ảnh: NASA.

Posted Image

Mắt bão Ivan, một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử, ghi lại ngày 11/9/2004. Lúc này, bão đang càn quét qua phía tây biển Caribbe và vận tốc gió lên tới 257 km/h. Ảnh: NASA.

Posted Image

Bão Ivan tiến vào duyên hải bang Alabama, Mỹ, chiều 15/9/2004. Ảnh: NASA.

Posted Image

Mắt bão Emily do các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế ISS chụp hôm 16/7/2005. Cơn bão này đang ở phía nam Vịnh Mexico và tiến về tây bắc biển Caribbe với tốc độ gió lên tới 249 km/h. Ảnh: NASA.

Posted Image

Bão Felix khi nó càn quét qua đảo Honduras ngày 3/9/2007. Ảnh: NASA.

Posted Image

Mắt bão Gordon chụp bằng một máy ảnh kỹ thuật số hôm 18/9/2006. Cơn bão này ảnh hưởng từ Mỹ tới châu Âu.

Posted Image

Cơn bão Ike dữ dội ở Đại Tây Dương hôm 4/9/2008. Cơn bão này quét từ Cuba tới Mỹ. Ảnh: NASA.

Hải Ninh

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÌ SAO BÃO XOÁY THEO CHIỀU NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒ VÀ HẦU HẾT Ở PHÍA BẮC XÍCH ĐẠO?

II - HẬU THIÊN LẠC VIỆT VÀ NHỮNG HIỆU ỨNG TƯƠNG TÁC TỰ THÂN CỦA ĐỊA CẦU

Anh chị em thân mến!

Hình dưới đây mô tả Địa cầu với trục nghiêng Bắc Nam là 22 độ 5. Như vậy chúng ta thấy rằng Bắc Nam chính là hai hướng chịu lực từ trường của trái Đất, khoa học hiện đại đã biết rằng lực này tương tác từ Bắc xuống Nam. Chúng ta cũng biết rằng: Trái Đất quay từ Tây sang Đông và tất yếu lực tương tác sẽ theo chiều ngược lại từ Đông sang Tây.

Tất cả những lực này đều là lực tương tác bởi nhựng hiệu ứng tự thân của địa cầu. Hợp lực của hai lực này chính là hướng Tây Nam. Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Đến đây anh chị em thấy rằng: Những lực tương tác Bắc - Nam Đông và hiệu ứng hợp lực của nó Tây Nam đều cùng thuộc tính là những hiệu ứng tự thân của địa cầu. Đây chính là bốn hướng của Đông Tứ trạch trong Phong Thủy Lạc Việt. Trong đó có ba hướng tạo hiệu ứng chính là Bắc Nam (hiệu ứng từ trường) và Đông (hiệu ứng tương tác do trái Đất quay quanh trục ) thuộc Dương và hợp lực của nó Tây Nam thuộc Âm; là hoàn toàn phù hợp với tính chất 3 quái Khảm, Ly, Chấn tứ chính thuộc Dương và Tốn (Vị trí Tây Nam theo Phong Thủy Lạc Việt) thuộc quái tứ di - Âm.

Như vậy ngoài việc minh chứng sự đổi chỗ Tốn Khôn trên cở sở giải thích hợp lý các vần đề liên quan nó còn tiếp tục chứng tỏ tính hợp lý liên quan đến việc giải thích các hiện tương thiên nhiên liên quan đến vũ trụ và địa cầu.

III - HIỆU ỨNG VŨ TRỤ VÀ BÃO TRÊN ĐỊA CẦU

Bây giờ chúng ta quán xét đến vấn đề đặt ra trong topic này:

Vì sao bão luôn xoáy ngược theo chiều kim đồng hồ và hầu hết ở phía trên Xích Đạo?

Chúng ta thấy rằng:

Trái Đất chuyển từ Tây sang Đông thì toàn bộ khí quyển của trái Đất cũng vận động từ Tây sang Đông. Như vậy do khối lượng và vận tốc của khí quyển thì một lực tương tác cũng hình thành theo chiều này. Nhưng chúng ta cũng biết rằng trục Tấy Đông của trái Đất - đường Xích Đạo nghiêng so với mặt phẳng Hoàng Đạo là 22 độ 5 (qui ước). Trên mặt phẳng Hoàng Đạo chúng ta sẽ phải thừa nhận - Đừng bắt Thiên Sứ chứng minh bằng các phương tiện khoa học thực nghiệm với số đo cụ thể - hoặc nếu không thừa nhận thì coi như giả thuyết rằng: Một hiệu ứng từ ngoài vũ trụ tương tác với địa cầu biểu tượng bằng những mũi tên xanh theo hướng từ phải sang trái song song với đường Hoàng Đạo (Hình minh họa dưới đây). Hợp lực của hai lực này và hiệu ứng của từ trường Bắc nam khiến chúng hướng về phía Đông Bắc từ hướng Tây Nam - quái Tốn theo Hậu thiên Lạc Việt. Đây chính là lý do tại sao quái Tốn trong kinh Dịch có thuộc tính là Gió.

Xin xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Qua hình minh họa trên chúng ta thấy rằng:

1) Chính hiệu ứng tương tác từ bên ngoài vũ trụ làm cho những cơn bão hầu hết chỉ ở phía Bắc Bán cầu và phải xoáy theo chiều ngược kim đồng hồ và chúng đẩy hiệu ứng dịch chuyển hướng Tây Đông lên phía trên với hướng gần như ngược lại. Do những hiệu ứng tự thân gần như không đổi nên - hiệu ứng vũ trụ càng mạnh thì bão xoáy càng lớn.

2) Chính sự thay đổi vị trí các vì sao trong bầu trời Ngân Hà xung quanh trái Đất (Lý học Đông phương gọi là bầu trời Thái Ât) sẽ thay đổi hiệu ứng tương tác với địa cầu và làm ảnh hướng đến thời tiết trên trái Đất. Đây chính là lý do các môn Thái Ất, Kỳ môn Lạc Việt độn toán, Dịch bốc ....- có thể dự báo trước hầu hết thiên tai trên trái Đất - vì nó là hệ quả của sự nhận thức ưu việt những quy luật vận đông tương tác với tầm cỡ vũ trụ mà tôi đã nhiều lần nhắc đến (Còn tất cả các cơ quan dự báo của khoa học hiện đại mới chỉ đưa trên các số liệu đo đạc liên quan đến các thông số có trên địa cầu, như sức và hướng gió, độ ẩm..vv...một cách khiêm tốn).

Như vậy, một lần nữa chúng ta đã chứng minh một cách sắc sảo rằng: Tất cả sự huyền vĩ của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiếu ưu tú của lịch sử Việt đã chứng tỏ một tri thức vũ trụ cực kỳ sâu sắc. Nền văn minh Hán chỉ là sự cóp nhặt những mảnh còn lại vụn vặt, rơi vỡ và sai lệch của nền văn hiến Việt khi bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước.

Anh chị em thân mến.

Bài viết trên đã chứng tỏ rằng: Chính những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ là tác nhân quan trọng làm nên sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Nếu chúng ta coi các hiệu ứng tương tác tự thân của trái Đất (từ trường, sự vận động tự thân Tấy Đông...) là không đổi thì hiệu ứng tương tác từ vũ trụ thay đổi - do tương quan vị trí của các vì sao dịch chuyển trong vũ trụ với địa cầu. Sự vận động có quy luật trong vũ trụ mà những di sản còn lại trong lý học Đông phương đã chứng tỏ sự tổng hợp những qui luật vận động đó trong hàng trăm triệu năm (Các phép tính thái ất , kỳ môn chứng tỏ điều này). Chính sự thay đổi có quy luật của vũ trụ trong tương quan với địa cầu làm nên khả năng tiên tri của các phương pháp dự báo đông phương mà điển hình là Thái Ất, Kỳ môn và Lạc Việt độn toán.

Tất nhiên điều này không thể giải thích chúng xuất phát từ văn minh Hán vĩ đại, mà vào thời Văn Vương bị giam ở Ngục Dữu lý trực ngộ tâm linh mà làm ra Hậu Thiên quái dị, rồi Trần Đoàn lão tổ chợt ngộ ra môn tử vi cứ như trên trơì rơi xuống. Mà nó chỉ có thể xuất phát từ một nền văn minh kỳ vĩ đã từng tồn tại trên địa cầu với những chứng cứ liên hệ chứng tỏ một thời trên địa cầu đã có sự thống nhất về văn hóa. Tổ tiên chúng ta người Lạc Việt chính là một trong số những hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này khi nhân loại bị một đại họa toàn cầu xóa sổ.

Một lần nữa tôi bày tỏ sự tiếc thương với một trí thức lớn đã ra đi - Giáo sư vật lý thiên văn Trần Quang Vũ. Tôi nghĩ ông sẽ chia sẻ được với tôi. Thật đau xót thay!

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bài viết này của chú Thiên Sứ rất tuyệt. Có thời gian Phoenix sẽ dịch ra tiếng Anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

2008-Oct-05

Kính gửi Bác Thiên Sứ,

Trước đây khi chưa biết đến Văn Hiến Lạc Việt.

Khi tìm hiểu về Hậu thiên Bát quái (Văn Vương) Cháu tự hỏi sao lại có sự sắp xếp như vậy và có đôi chỗ chưa thuyết phục và nghĩ rằng đời Tần đốt hết sách nên những người viết lại theo trí nhớ nên có sự nhầm lẫn và không được lý luận cũng như kiểm thực nên dẫn đến sai sót có thể có.

Nay Cháu mới bắt đầu tìm hiểu Hậu thiên Lạc Việt và đọc được các bài viết của Bác lý luận logic hợp với khoa học hiện đại càng giúp Cháu thích hơn ở Hậu thiên Lạc Việt.

Zhinshan

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÌ SAO BÃO XOÁY THEO CHIỀU NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒ VÀ HẦU HẾT Ở PHÍA BẮC XÍCH ĐẠO?

II - HẬU THIÊN LẠC VIỆT VÀ NHỮNG HIỆU ỨNG TƯƠNG TÁC TỰ THÂN CỦA ĐỊA CẦU

Anh chị em thân mến!

Hình dưới đây mô tả Địa cầu với trục nghiêng Bắc Nam là 22 độ 5. Như vậy chúng ta thấy rằng Bắc Nam chính là hai hướng chịu lực từ trường của trái Đất, khoa học hiện đại đã biết rằng lực này tương tác từ Bắc xuống Nam. Chúng ta cũng biết rằng: Trái Đất quay từ Tây sang Đông và tất yếu lực tương tác sẽ theo chiều ngược lại từ Đông sang Tây.

Tất cả những lực này đều là lực tương tác bởi nhựng hiệu ứng tự thân của địa cầu. Hợp lực của hai lực này chính là hướng Tây Nam. Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Đến đây anh chị em thấy rằng: Những lực tương tác Bắc - Nam Đông và hiệu ứng hợp lực của nó Tây Nam đều cùng thuộc tính là những hiệu ứng tự thân của địa cầu. Đây chính là bốn hướng của Đông Tứ trạch trong Phong Thủy Lạc Việt. Trong đó có ba hướng tạo hiệu ứng chính là Bắc Nam (hiệu ứng từ trường) và Đông (hiệu ứng tương tác do trái Đất quay quanh trục ) thuộc Dương và hợp lực của nó Tây Nam thuộc Âm; là hoàn toàn phù hợp với tính chất 3 quái Khảm, Ly, Chấn tứ chính thuộc Dương và Tốn (Vị trí Tây Nam theo Phong Thủy Lạc Việt) thuộc quái tứ di - Âm.

Như vậy ngoài việc minh chứng sự đổi chỗ Tốn Khôn trên cở sở giải thích hợp lý các vần đề liên quan nó còn tiếp tục chứng tỏ tính hợp lý liên quan đến việc giải thích các hiện tương thiên nhiên liên quan đến vũ trụ và địa cầu.

III - HIỆU ỨNG VŨ TRỤ VÀ BÃO TRÊN ĐỊA CẦU

Bây giờ chúng ta quán xét đến vấn đề đặt ra trong topic này:

Vì sao bão luôn xoáy ngược theo chiều kim đồng hồ và hầu hết ở phía trên Xích Đạo?

Chúng ta thấy rằng:

Trái Đất chuyển từ Tây sang Đông thì toàn bộ khí quyển của trái Đất cũng vận động từ Tây sang Đông. Như vậy do khối lượng và vận tốc của khí quyển thì một lực tương tác cũng hình thành theo chiều này. Nhưng chúng ta cũng biết rằng trục Tấy Đông của trái Đất - đường Xích Đạo nghiêng so với mặt phẳng Hoàng Đạo là 22 độ 5 (qui ước). Trên mặt phẳng Hoàng Đạo chúng ta sẽ phải thừa nhận - Đừng bắt Thiên Sứ chứng minh bằng các phương tiện khoa học thực nghiệm với số đo cụ thể - hoặc nếu không thừa nhận thì coi như giả thuyết rằng: Một hiệu ứng từ ngoài vũ trụ tương tác với địa cầu biểu tượng bằng những mũi tên xanh theo hướng từ phải sang trái song song với đường Hoàng Đạo (Hình minh họa dưới đây). Hợp lực của hai lực này và hiệu ứng của từ trường Bắc nam khiến chúng hướng về phía Đông Bắc từ hướng Tây Nam - quái Tốn theo Hậu thiên Lạc Việt. Đây chính là lý do tại sao quái Tốn trong kinh Dịch có thuộc tính là Gió.

Xin xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Qua hình minh họa trên chúng ta thấy rằng:

1) Chính hiệu ứng tương tác từ bên ngoài vũ trụ làm cho những cơn bão hầu hết chỉ ở phía Bắc Bán cầu và phải xoáy theo chiều ngược kim đồng hồ. Do chúng đẩy hiệu ứng dịch chuyển hướng Tây Đông lên phía trên. Do những hiệu ứng tự thân gần như không đổi nên - hiệu ứng vũ trụ càng mạnh thì bão xoáy càng lớn.

2) Chính sự thay đổi vị trí các vì sao trong bầu trời Ngân Hà xung quanh trái Đất (Lý học Đông phương gọi là bầu trời Thái Ât) sẽ thay đổi hiệu ứng tương tác với địa cầu và làm ảnh hướng đến thời tiết trên trái Đất. Đây chính là lý do các môn Thái Ất, Kỳ môn Lạc Việt độn toán, Dịch bốc ....- có thể dự báo trước hầu hết thiên tai trên trái Đất - vì nó là hệ quả của sự nhận thức ưu việt những quy luật vận đông tương tác với tầm cỡ vũ trụ mà tôi đã nhiều lần nhắc đến (Còn tất cả các cơ quan dự báo của khoa học hiện đại mới chỉ đưa trên các số liệu đo đạc liên quan đến các thông số có trên địa cầu, như sức và hướng gió, độ ẩm..vv...một cách khiêm tốn).

Như vậy, một lần nữa chúng ta đã chứng minh một cách sắc sảo rằng: Tất cả sự huyền vĩ của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiếu ưu tú của lịch sử Việt đã chứng tỏ một tri thức vũ trụ cực kỳ sâu sắc. Nền văn minh Hán chỉ là sự cóp nhặt những mảnh còn lại vụn vặt, rơi vỡ và sai lệch của nền văn hiến Việt khi bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước.

Anh chị em thân mến.

Bài viết trên đã chứng tỏ rằng: Chính những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ là tác nhân quan trọng làm nên sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Nếu chúng ta coi các hiệu ứng tương tác tự thân của trái Đất (từ trường, sự vận động tự thân Tấy Đông...) là không đổi thì hiệu ứng tương tác từ vũ trụ thay đổi - do tương quan vị trí của các vì sao dịch chuyển trong vũ trụ với địa cầu. Sự vận động có quy luật trong vũ trụ mà những di sản còn lại trong lý học Đông phương đã chứng tỏ sự tổng hợp những qui luật vận động đó trong hàng trăm triệu năm (Các phép tính thái ất , kỳ môn chứng tỏ điều này). Chính sự thay đổi có quy luật của vũ trụ trong tương quan với địa cầu làm nên khả năng tiên tri của các phương pháp dự báo đông phương mà điển hình là Thái Ất, Kỳ môn và Lạc Việt độn toán.

Tất nhiên điều này không thể giải thích chúng xuất phát từ văn minh Hán vĩ đại, mà vào thời Văn Vương bị giam ở Ngục Dữu lý trực ngộ tâm linh mà làm ra Hậu Thiên quái dị, rồi Trần Đoàn lão tổ chợt ngộ ra môn tử vi cứ như trên trơì rơi xuống. Mà nó chỉ có thể xuất phát từ một nền văn minh kỳ vĩ đã từng tồn tại trên địa cầu với những chứng cứ liên hệ chứng tỏ một thời trên địa cầu đã có sự thống nhất về văn hóa. Tổ tiên chúng ta người Lạc Việt chính là một trong số những hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này khi nhân loại bị một đại họa toàn cầu xóa sổ.

Một lần nữa tôi bày tỏ sự tiếc thương với một trí thức lớn đã ra đi - Giáo sư vật lý thiên văn Trần Quang Vũ. Tôi nghĩ ông sẽ chia sẻ được với tôi. Thật đau xót thay!

Xin chào Thầy Thiên sứ!

- Theo như Thầy nói như trên, thì em cho rằng đó lực CORIÔLIT, lực đó được mô tả như sau:

* Do hiện tượng tự quay quanh trục trái đất theo hướng kinh tuyến đều chịu một sự lệch hướng về bên phải ở bán cầu Bắc và về bên trái bán cầu Nam. Năm 1953, nhà bác học Pháp Coriôlit đã nêu ra định luật về sự chuyển động tương đồi của các vật thể trên các quả cầu đang quay. Lực làm các vật thể chuyển động lệch hướng đó được gọi là lực Coriôlit.

Xét một vật thể chuyến động trên bề mặt trái đất từ phía xích đạo lên cực Bắc. Khi chuyển động lên các vĩ tuyến cao, theo định luật quán tính vật thể vẫn giữ nguyên tốc độ góc quay từ Tây sang Đông ở xích đạo. Kết quả là hướng chuyển động của nó tuy vẫn thẳng so với vũ trụ nhưng có dạng lệch sang phải so với hướng kinh tuyến. Ở bán cầu Nam hiện tượng cũng xảy ra tương tự như vậy nhưng hướng lệch về phía trái.

Tóm lại sự giữ nguyên chuyển động thẳng hướng vì quán tính do khối lượng của vật thể trong điều kiện bề mặt trái đất quay đã sinh ra hiện tượng lệch hướng tương đối về bên phải bán cầu Bắc và phía bên trái ở bán cầu Nam.

Tất cả các khối lượng chuyển động trên bề mặt trái đất đều chịu tác dụng của lực Coriôlit như : các dòng biển, các dòng sông, các khối khí......

Và sau đây là một bài viết về bảo như sau:

Hiểm hoạ từ những cơn bão trái mùa tại Việt Nam

(Cập nhật ngày: 24/04/2007)

Vietnam people never forgot a disaster come from The fifth tropical storm in 1998, killed over 300 fish men and others in Thailand gulf and near Condore Island, and Typhoons number 8, number 9 in 2006 caused serious loss for people and their proprties in the Midle and the South of

Người dân Việt Nam không ai không nhớ tới cơn bão số 5 tai ương năm 1998 đã làm chết và mất tích trên 300 ngư dân của vùng miền Trung và Nam Nam bộ. Một thảm họa không đáng có lúc bấy giờ. Và những cơn bão cuối mùa hiếm có nhưng cường độ lớn đã ập vào miền Trung và Nam Việt Nam trong năm 2006, gây thiệt hại lớn về con người và tài sản. Nguyên nhân chính là sự thiếu hiểu biết và chủ quan về bão nhiệt đới của người dân đang sống ở vùng vẫn được coi là thiên nhiên ưu đãi bốn mùa.

Bão gió trên biển là chuyện thường tình, nhưng để đừng bao giờ lặp lại cảnh bi thương tương tự, bài viết này mong sao giúp ích được cho bà con, cho những tàu thuyền hoạt động trên vùng biển nhưng chưa hiểu rõ những quy luật của bão nhiệt đới hoặc áp thấp nhiệt đới, từ đó có được một ít kiến thức để cứu lấy mình.

Khi nghiên cứu về bão nhiệt đới người ta thấy rằng, để hình thành một xoáy thuận (vùng có khối không khí nhiễu loạn, có áp suất thấp xuống so với bình thường, có gió xoáy và giật dưới cấp 8, tức là khoảng dưới 80 km/ giờ) hoặc bão nhiệt đới (xoáy thuận trên vùng nhiệt đới có sức gió lớn hơn cấp 8), cần có các điều kiện sau:

Vì một lý do nào đó, có một khối không khí trên biển bị nhiễu loạn

Khối không khí phải có độ ẩm đủ lớn (vì vậy bão chỉ hình thành trên biển rồi mới đi vào đất liền)

- Vì không copy được bài viết, nên em đưa link sau:

http://www.hcmutrans.edu.vn/tintucsukien/k...=10317&pn=2

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ nhidiasinh nên chọn lọc đoạn trích để xem bài cho dễ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhidiasinh viết:

Xét một vật thể chuyến động trên bề mặt trái đất từ phía xích đạo lên cực Bắc. Khi chuyển động lên các vĩ tuyến cao, theo định luật quán tính vật thể vẫn giữ nguyên tốc độ góc quay từ Tây sang Đông ở xích đạo. Kết quả là hướng chuyển động của nó tuy vẫn thẳng so với vũ trụ nhưng có dạng lệch sang phải so với hướng kinh tuyến. Ở bán cầu Nam hiện tượng cũng xảy ra tương tự như vậy nhưng hướng lệch về phía trái.

Tóm lại sự giữ nguyên chuyển động thẳng hướng vì quán tính do khối lượng của vật thể trong điều kiện bề mặt trái đất quay đã sinh ra hiện tượng lệch hướng tương đối về bên phải bán cầu Bắc và phía bên trái ở bán cầu Nam.

Tất cả các khối lượng chuyển động trên bề mặt trái đất đều chịu tác dụng của lực Coriôlit như : các dòng biển, các dòng sông, các khối khí......

Nhidiasinh có thể minh họa rõ hơn bằng hình vẽ miêu tả chuyển động trên được không? Tôi không hiểu tác giả muốn nói gì?

Vấn đề tôi đặt ra liên quan đến một hiệu ứng tướng tác từ vũ trụ, còn tác giả bài viết trên hình như chỉ đưa ra những tương tác liên quan đến địa cầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIẢI THÍCH NHỮNG TRƯỜNG HỢP LIÊN QUAN

Trên cơ sở lập luận trên về hiệu ứng vũ trụ liên quan đến bão xoáy trên địa cầu chúng ta giải thích các vấn đề liên quan và chủ yếu là những cơn bão liên quan đến Việt Nam. Sự phân tích này giữa trên bản đồ phân phối lượng mưa dưới đây trên trang ga.water.usgs.gov

Posted Image

Qua bản đồ trên, chúng ta thấy rằng: Lượng mưa nhiều nhất đều ở hai bên đường Xích Đạo và có nhiều nếu góc xéo hướng Tây Nam lên Đông Bắc có phát tích tính từ đường Xích đạo và các vĩ tuyến gần nằm hai bên trên biển. Lượng mưa ít nếu góc xuất phát trên có từ đất liền. Xin xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Lương mưa ẩm, màu xanh da trời nhạt ở vùng hàn đới được giải thích là do sự chuyển động của luồng khí ngược từ phải sang trái (Chiều của lực tương tác từ vũ trụ) khi khí ẩm từ đông bắc thổi lên.

Trên cơ sở này thì nguồn gốc xuất phát của những cơn bão mạnh xuất hiện phía Đông Phi Luật tân sẽ từ khoảng vị trí giao điểm của ba mũi tên vàng phía dưới Ấn Độ Duơng ngang Úc Châu kéo lên đế Xích đạo. Quỹ tích của giao điểm này nằm trên mũi tên vàng có hướng Tây Nam - Đông Bắc và các hướng song song.

Hướng các mũi tên đều biểu tượng hóa bằng đường thẳng. Nhưng tùy theo địa hình, sự vận động của Hải lưu...vv...chúng sẽ có độ cong uyển chuyển sai lệch trên thực tế.

Từ đó suy luận rằng: Những cơn bão xuất hiện càng gần Việt Nam ở phía biển Đông càng có xu hướng đi về phía bắc. Những cơn bão xuất hiên càng xa Việt Nam về phái Đông Phi Luật Tân càng có xu hướng đi vào Việt Nam hoăc Bắc - Trung Việt. Bởi vì, bão xuất hiện càng gần Việt Nam tức là giao điểm ba mũi tên cáng nhích gần xích đạo thì áp lực theo Tấy Nam Đông Bắc càng mạnh - tức lực tương tác vũ trụ yếu nên bão có xu hướng bị đẩy lên phía Bắc. Ngược lại nếu bão hình thành phía Đông Phi Luật Tân hoặc phía Tây rất gần thì giao điểm ba mũi tên càng lùi xuống dưới xích đạo chứng tỏ lực tương tác vũ trụ manh, bão có xu hướng đưa thẳng vào Việt Nam. Những phân tích này mang tính nguyên lý và rất khái quát. Cụ thể thì do lực tương tác từ vũ trụ mạnh hay yếu - theo lý học Đông Phương thì do ảnh hưởng của các chòm sao trên bầu trời Thái Ất mà năm đó trái đất đi vào vùng ảnh hưởng của nó. Ở vùng nam Xích Đạo có thể ứng dụng lý thuyết mà Nhị Địa sinh nêu trên. Nhưng tôi chưa có nhiều tư liêu liên quan để tìm hiểu. Nhưng khả năng gió xoáy và bão vẫn theo ngược chiều kim đồng hồ. Theo lý thuyết này sẽ giải thích rằng bão sẽ chẳng bao giờ xuất hiện ở phía Tây - Tây Bắc hay Tây Nam, cũng như Bắc - Nam.

Bài tiếp theo sẽ là hình minh họa cụ thể hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG BÃO CON ÉN 2007.

Đây là hiện tượng tự nhiên kỳ lạ nhất mà khoa học hiện đại đến nay chưa giải thích được: Bão "Con én" rất mạnh còn cách Việt Nam 200 km, đột nhiên quay ngoắt 180 độ phóng ngược trở lại Phi Luật Tân khiến quốc gia này phải báo động trở lại. Và điều này đã được Thiên Sứ tôi tiên tri từ trước.

Trên cơ sở lý thuyết đã nêu - nếu lực tương tác vũ trụ đột nhiên giảm mạnh thì lực quay của khí quyển trái Đất theo chiều từ Đông sang Tây sẽ mạnh lên và đẩy thẳng cơn bão ra biển (180 độ). Trong Lý học Đông phương - trong cả Phong thủy lẫn dự báo - đều có nói đến hướng Không Vong và giờ Thiên tàng - Phải chăng đó là thời điểm mà các lực tương tác vũ trụ bị trung hòa dù trong khoảng không gian rất nhỏ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhidiasinh viết:

Nhidiasinh có thể minh họa rõ hơn bằng hình vẽ miêu tả chuyển động trên được không? Tôi không hiểu tác giả muốn nói gì?

Vấn đề tôi đặt ra liên quan đến một hiệu ứng tướng tác từ vũ trụ, còn tác giả bài viết trên hình như chỉ đưa ra những tương tác liên quan đến địa cầu.

- Em xin đưa các hình của lục coriôlit như sau:

Lực Coriôlit:

Posted Image

Lực Coriôlit:

Posted Image

Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên trái đất:

Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Sự làm chệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải,ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.

Posted Image

-Ngoài lực quay của trái đất quanh trục của nó, tạo nên lực Coriôlit, ta còn xét đến hoàn lưu khí quyển, ta có hoàn lưu khí quyển giả thuyết như sau: Posted Image

Và hoàn lưu khí quyển thật:

Hoàn lưu thật.

Posted Image

Hoàn lưu thật

Posted Image

Hoàn lưu thật.

Posted Image

Bảng đồ nhiệt độ.

Posted Image

nguồn:baigiang.bachkim.vn

__________

nhị địa sinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Nhị Địa sinh đã đưa những hình vẽ chi tiết về lực Coriôlit.

Tôi cho rằng lực này nảy sinh do sự tương tác tự thân của Địa cầu. Đó là sự tương tác giữa hai khối vật chất đặc - đất và nước - của bề mặt địa cầu với khối vật chất loãng là không khí bao phủ bên ngoài Địa cầu khi trái đất quay. Ở đường xích đạo vân tốc dài sẽ nhanh hơn gần hai cực, nên khối vật chất loãng có xu hướng giật về phía sau nhiều hơn nên tạo ra lực xoáy từ phải sang trái đối xứng qua xích đạo như hình dưới đây. Đây cũng là nguyên lý chung của lực corilôit. Với cách giải thích này thì lực coriloit sẽ giảm dần ở hai cực.

Posted Image

Trên cơ sở nguyên lý chung đã trình bày ứng dụng vào việc giải thích thực tế hoàn lưu là do cấu tạo trái Đất hơi dẹt ở hai cực cho nên hoàn lưu theo các chiều hướng đối nhau trên cùng bán cầu và xu hướng xoáy theo chiều THUẬN kim đồng hồ - so với thực tế các cơn bão xoáy theo chiều NGHỊCH kim đồng hồ.

Posted Image

Nhưng dù giải thích bằng cách nào thì lực coriloit cũng là lực hình thành tự thân của Địa Cầu và điều này không mâu thuẫn với "giả thuyết về lực tương tác ngoài vũ trụ tạo ra những cơn bão xoáy lớn phía Bắc xích đạo theo chiều NGHỊCH kim đồng hồ".

Giả thuyết này giải thích được khả năng tiên tri của Lý học Đông phương qua các bộ môn dự báo của nó như Thái Ất, Kỳ môn...Đồng thời nó cũng xác quyết một thực tế hiển nhiên là sự vận động và tương tác của vũ trụ với Địa cầu mang tính quy luật. Điều này nhất quán và có hệ thống với quan niệm cho rằng: Cội nguồn lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt có nguồn gốc từ vũ trụ - thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất mà nhân loại tìm kiếm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÌ SAO BÃO XOÁY THEO CHIỀU NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒ VÀ HẦU HẾT Ở PHÍA BẮC XÍCH ĐẠO?

III - HIỆU ỨNG VŨ TRỤ VÀ BÃO TRÊN ĐỊA CẦU

Bây giờ chúng ta quán xét đến vấn đề đặt ra trong topic này:

Vì sao bão luôn xoáy ngược theo chiều kim đồng hồ và hầu hết ở phía trên Xích Đạo?

Chúng ta thấy rằng:

Trái Đất chuyển từ Tây sang Đông thì toàn bộ khí quyển của trái Đất cũng vận động từ Tây sang Đông. Như vậy do khối lượng và vận tốc của khí quyển thì một lực tương tác cũng hình thành theo chiều này. Nhưng chúng ta cũng biết rằng trục Tấy Đông của trái Đất - đường Xích Đạo nghiêng so với mặt phẳng Hoàng Đạo là 22 độ 5 (qui ước). Trên mặt phẳng Hoàng Đạo chúng ta sẽ phải thừa nhận - Đừng bắt Thiên Sứ chứng minh bằng các phương tiện khoa học thực nghiệm với số đo cụ thể - hoặc nếu không thừa nhận thì coi như giả thuyết rằng: Một hiệu ứng từ ngoài vũ trụ tương tác với địa cầu biểu tượng bằng những mũi tên xanh theo hướng từ phải sang trái song song với đường Hoàng Đạo (Hình minh họa dưới đây). Hợp lực của hai lực này và hiệu ứng của từ trường Bắc nam khiến chúng hướng về phía Đông Bắc từ hướng Tây Nam - quái Tốn theo Hậu thiên Lạc Việt. Qua hình minh họa trên chúng ta thấy rằng:

1) Chính hiệu ứng tương tác từ bên ngoài vũ trụ làm cho những cơn bão hầu hết chỉ ở phía Bắc Bán cầu và phải xoáy theo chiều ngược kim đồng hồ và chúng đẩy hiệu ứng dịch chuyển hướng Tây Đông lên phía trên với hướng gần như ngược lại. Do những hiệu ứng tự thân gần như không đổi nên - hiệu ứng vũ trụ càng mạnh thì bão xoáy càng lớn.

2) Chính sự thay đổi vị trí các vì sao trong bầu trời Ngân Hà xung quanh trái Đất (Lý học Đông phương gọi là bầu trời Thái Ât) sẽ thay đổi hiệu ứng tương tác với địa cầu và làm ảnh hướng đến thời tiết trên trái Đất. Đây chính là lý do các môn Thái Ất, Kỳ môn Lạc Việt độn toán, Dịch bốc ....- có thể dự báo trước hầu hết thiên tai trên trái Đất - vì nó là hệ quả của sự nhận thức ưu việt những quy luật vận đông tương tác với tầm cỡ vũ trụ mà tôi đã nhiều lần nhắc đến (Còn tất cả các cơ quan dự báo của khoa học hiện đại mới chỉ đưa trên các số liệu đo đạc liên quan đến các thông số có trên địa cầu, như sức và hướng gió, độ ẩm..vv...một cách khiêm tốn).

Như vậy, một lần nữa chúng ta đã chứng minh một cách sắc sảo rằng: Tất cả sự huyền vĩ của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiếu ưu tú của lịch sử Việt đã chứng tỏ một tri thức vũ trụ cực kỳ sâu sắc. Nền văn minh Hán chỉ là sự cóp nhặt những mảnh còn lại vụn vặt, rơi vỡ và sai lệch của nền văn hiến Việt khi bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước.

Thưa chú Thiên Sứ,

Trong bài viết này, chú đã dùng một giả thuyết để chứng minh cho một sự việc. Hơn nữa, ngay trong giả thuyết này, sao lực của vũ trụ chỉ tác động từ phải sang trái theo phương song song với mặt phẳng Hoàn đạo mà không phải từ hướng khác/ phương khác. Như vậy quả là quá khó và chưa đủ thuyết phục để hậu bối chúng cháu, vốn được giải thích theo cách mà Nhị Địa Sinh đâ nêu, lĩnh hội được kiến giải mới của chú. Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Thiên Sứ,

Trong bài viết này, chú đã dùng một giả thuyết để chứng minh cho một sự việc. Hơn nữa, ngay trong giả thuyết này, sao lực của vũ trụ chỉ tác động từ phải sang trái theo phương song song với mặt phẳng Hoàn đạo mà không phải từ hướng khác/ phương khác. Như vậy quả là quá khó và chưa đủ thuyết phục để hậu bối chúng cháu, vốn được giải thích theo cách mà Nhị Địa Sinh đâ nêu, lĩnh hội được kiến giải mới của chú. Kính.

Bởi vì chú cho rằng: Trái Đất quay từ trái sang phải trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời thì lực tương tác của vũ trụ tất yếu từ Phải sang Trái. V/d này không liên quan đến lực corilôit mà Nhidiasinh nói tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Bởi vì chú cho rằng: Trái Đất quay từ trái sang phải trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời thì lực tương tác của vũ trụ tất yếu từ Phải sang Trái. V/d này không liên quan đến lực corilôit mà Nhidiasinh nói tới.

Cụ Thiên sứ nói khoa học hiện đại đấy chứ,hóa ra muốn là cao thủ lý học thì trước tiên phải là có kiến thức khoa học hiện đại đã.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Cụ Thiên sứ nói khoa học hiện đại đấy chứ,hóa ra muốn là cao thủ lý học thì trước tiên phải là có kiến thức khoa học hiện đại đã.

Kính cụ

Cảm ơn nhà bác quá khen.

Chân lý đôi khí nó đơn giản lắm bác ạ. Vấn đề là khả năng tư duy thôi. Tôi thí dụ: Bác đi hỏi tất cả những nhà khoa học thông thái, những bậc quyền quý cao sang cho đến kẻ cùng đinh mạt vận, xem có ai nhận thấy lực hút của trái Đất đang tác động lên chính mình không? Dạ thưa tất cả đều nói : Không!

Vậy mà cả cái thế giới này đều xác định rằng: Trái Đất có sức hút. Nhưng khi bảo rằng: Tất cả vũ trụ đang tương tác với họ thì họ hoài nghi - chẳng ai cảm nhận thấy điều đó, không phương tiện kỹ thuật nào đo được điều đó. Làm như chỉ có trái Đất là hút họ còn các thiên thể khác thì không. Không cảm nhận thấy, không nhìn thấy, không nghĩ ra nổi thì cái đó không tồn tại. Đấy chính là phương pháp luận của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" có quan điểm phủ nhận văn hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm lịch sử, được "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ đấy bác ạ. Họ diễn đạt cái mà họ không cảm nhận thấy, không nhìn thấy, không tư duy được bằng quan niệm - Di vật khảo cổ là phương tiện khoa học để minh chứng cho lịch sử. Nếu không có di vật khảo cổ thì lịch sử không tồn tại. Lắm lúc tôi phải đặt lại vấn đề: Giáo sư, tiến sĩ gì mà ngu thế nhỉ? Hay là có những thế lực quốc tế chí đạo việc này một cách nhất quán nên mới có việc "cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ" - Nhưng phương tiện truyền thông thuộc quyền quản lý của những tư tưởng đối lập nhau về chính trị, chửi nhau hôi nách, nhưng lại thống nhất về một nhà nước Văn Lang ở trần đóng khố và là liên minh 15 bộ lạc. Tôi đố bác tìm thấy một phương tiện truyền thông chính thống nào trên thế giới trong vòng 15 năm nay - đưa nhưng quan điểm đề cao nền văn minh Đông Nam á. Cho dù đó là những nhà khoa học có tên tuổi - trừ Thiên Sứ phó thường dân dự khuyết Nam Bộ thì không cần đếm xỉa - nhưng ít nhất thì Trần Đại Sỹ, hoặc tác giả cuốn "Địa đàng phương Đông" "Một quá khứ bị lãng quên" cũng phải được nhắc tới như là một sự phản biện chứ? Thậm chí ngoại trưởng Anh quốc - uy tín đầy mình - long trọng hứa với phó thường dân Việt là: sẵn sàng trả lời câu hỏi cho ai có được 40 ý kiến ủng hộ - Vậy mà khi Rin86 và Wildlavender hỏi về quan điểm của ông về lịch sử văn hiến Việt - Ngài bộ trưởng khả kính đi gam lờ. Ngài bộ trưởng ngoại giao của một quốc gia hùng mạnh hăn hoi - muốn nâng tầm quan hệ ngoại giao với nước người ta, vậy mà khi hỏi về quan niệm với nguồn gốc lịch sử của quốc gia đó lại câm, thế là thế quái nào? Bởi vậy, lắm lúc tôi cũng hoài nghi bản chất khách quan khoa học của cái luận điểm này! Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên bà Vanga cho rằng: Chỉ khi dân tộc Xyri bị tiệu diệt thì một lý thuyết cổ xưa mới quay trở lại với nhân loại. Bác có biết trong thời đại hiện nay, để tiêu diệt một dân tộc đến mức làm thay đối lịch sử nhân loại - một lý thuyết cổ xưa quay lại - thì cần bao nhiêu quả bom nguyên tử không? Lạy Chúa và Đức Ala toàn năng - những điểm nóng trên thế giới liên quan đến hạt nhận làm tôi nghĩ đến lời tiên tri này. Sự hóa giải duy nhất là - Thừa nhận lịch sử Việt trải 5000 năm văn hiến - một nền văn hiến đầy nhân bản nơi tồn tại và nắm giữ bí mật về một lý thuyết thống nhất vũ trụ - một lý thuyết cổ xưa sẽ vô hiệu hóa lời tiên tri này. Tất nhiên nó phải được sự chấp nhận của tri thức khoa học hiện đại bác ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vì chú cho rằng: Trái Đất quay từ trái sang phải trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời thì lực tương tác của vũ trụ tất yếu từ Phải sang Trái. V/d này không liên quan đến lực corilôit mà Nhidiasinh nói tới.

Kính gửi Chú Thiên sứ,

Cháu cũng đã mạo muội tham gia vào mục này, và chú cũng đã trả lời. Tuy chẳng thông nhưng cũng không tiện thắc mắc thêm.

Nay lại có người hâm nóng chủ đề này, nên cháu chỉ muốn thêm rằng ở Nam bán cầu bão xoáy theo chiều thuận kim đồng hồ. Và ở Nam Bán cầu cũng thường xuyên có bão. Có vậy thôi ạ.

Posted Image

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi Chú Thiên sứ,

Cháu cũng đã mạo muội tham gia vào mục này, và chú cũng đã trả lời. Tuy chẳng thông nhưng cũng không tiện thắc mắc thêm.

Nay lại có người hâm nóng chủ đề này, nên cháu chỉ muốn thêm rằng ở Nam bán cầu bão xoáy theo chiều thuận kim đồng hồ. Và ở Nam Bán cầu cũng thường xuyên có bão. Có vậy thôi ạ.

Posted Image

Kính.

Về nguyên tắc thì ở đâu cũng có bão, nếu ở đấy có gió. Do đó việc Nam bán cầu có bão không có gì là lạ. Nhưng có hai vấn đề cần bàn trong chủ để này là:

- Bão mạnh tập trung ở vùng trên Xích đạo và theo chiều ngược kim đồng hồ. Nguyên nhân chủ yếu đã giải thích.

Còn ở hai cực, hoặc gần hai cực do tốc độ vòng xoay chậm, có thể coi như đứng yên nếu lực tương tác tỷ lệ rất lớn so với lực quay của không khí trên bề mặt của hai cực. Do đó có khả năng trong một vài trường hợp nào đó tạo ra bão xoáy theo chiều kim đồng hồ. Amato hôm nào nhìn quả địa cầu suy ngẫm mà xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về nguyên tắc thì ở đâu cũng có bão, nếu ở đấy có gió. Do đó việc Nam bán cầu có bão không có gì là lạ. Nhưng có hai vấn đề cần bàn trong chủ để này là:

- Bão mạnh tập trung ở vùng trên Xích đạo và theo chiều ngược kim đồng hồ. Nguyên nhân chủ yếu đã giải thích.

Còn ở hai cực, hoặc gần hai cực do tốc độ vòng xoay chậm, có thể coi như đứng yên nếu lực tương tác tỷ lệ rất lớn so với lực quay của không khí trên bề mặt của hai cực. Do đó có khả năng trong một vài trường hợp nào đó tạo ra bão xoáy theo chiều kim đồng hồ. Amato hôm nào nhìn quả địa cầu suy ngẫm mà xem.

Kính gửi chú Thiên sứ,

Thực tế là tất cả các cơn bão ở Bắc bán cầu cho đến nay đều xoáy nghịch chiều kim đồng hồ (thuật ngữ chuyên môn gọi là xoáy nghịch). Còn tất cả các cơn bão ở Nam bán cầu đều thuận chiều kim đồng hồ (còn gọi là xoáy thuận). Đây là kết quả quan sát của con người hiện đại, và cho đến nay được chính thức công nhận là do lực coriolis gây ra.

Ở wikipedia có lưu lại tất cả các cơn bão tại Nam bán cầu quan sát được kể từ những năm 70.

Đây là một ví dụ:

Posted Image

Bão Inigo/ tốc độ gió 130 dặm/ giờ. Ảnh chụp ngày 02/4/2003 khi bão di chuyển về phía Nam Indonesia, tức là trong khoảng giữa xích đạo và vĩ tuyến 25 độ Nam.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Thiên sứ,

Thực tế là tất cả các cơn bão ở Bắc bán cầu cho đến nay đều xoáy nghịch chiều kim đồng hồ (thuật ngữ chuyên môn gọi là xoáy nghịch). Còn tất cả các cơn bão ở Nam bán cầu đều thuận chiều kim đồng hồ (còn gọi là xoáy thuận). Đây là kết quả quan sát của con người hiện đại, và cho đến nay được chính thức công nhận là do lực coriolis gây ra.

Ở wikipedia có lưu lại tất cả các cơn bão tại Nam bán cầu quan sát được kể từ những năm 70.

Đây là một ví dụ:

Posted Image

Bão Inigo/ tốc độ gió 130 dặm/ giờ. Ảnh chụp ngày 02/4/2003 khi bão di chuyển về phía Nam Indonesia, tức là trong khoảng giữa xích đạo và vĩ tuyến 25 độ Nam.

Kính.

Lạ nhỉ? Với hình chụp cánh bão như vậy thì đều quay nghịch.

Posted Image

Tôi nghĩ hiện tượng quay thuận chỉ có thể xảy ra ở gần hai cực.

Nếu như theo lý thuyết về lực coriolis thì ở Bắc Bán cầu phải quay thuận và Nam bán cầu quay nghịch. Bởi vậy tôi cho rằng: Lực này ko liên quan đến nội dung tiểu luận này.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ và bạn Amato

Lạ nhỉ? Với hình chụp cánh bão như vậy thì đều quay nghịch.

Posted Image

Tôi nghĩ hiện tượng quay thuận chỉ có thể xảy ra ở gần hai cực.

Theo liêm trinh nghĩ gọi xoay thuận, nghịch là cách gọi theo quy ước ấy mà. Nếu không thống nhất với nhau về quy uớc thì có khi cùng một vòng xoay mà cách gọi lại đối nhau thành ra 2 bên không thống nhất được với nhau trong thảo luận.

Kính cụ và bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xoáy thuận nhiệt đới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Posted Image

Xoáy thuận Catarina, một trong những xoáy thuận nhiệt đới hiếm thấy ở Nam Đại Tây Dương nhìn từ Trạm không gian quốc tế ngày 26 tháng 3 năm 2004.Xoáy thuận nhiệt đới là những hệ thống áp thấp được hình thành trên các vùng đại dương nhiệt đới có hoàn lưu xoáy thuận (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán cầu). Các xoáy thuận nhiệt có tốc gió duy trì cực đại nhỏ hơn 17 m/s được gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression), từ 17 m/s đến 33 m/s được gọi là bão nhiệt đới (tropical cyclone hoặc tropical storm). Khi tốc độ gió duy trì cực đại vượt quá 33 m/s, chúng được gọi là Hurricane ở Đại Tây Dương, Đông Thái Bình Dương và Biển Caribe, và được gọi là Typhoon ở Tây Thái Bình Dương. Hurricane và Typhoon được chia làm 5 cấp tùy theo sức gió theo thang bão Saffir-Simpson.

Ở Việt Nam, các xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ vào Biển Đông thường khá yếu. Bão được phân loại dựa trên cấp gió Beaufort. Nó bao gồm áp thấp nhiệt đới (Có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.) và bão nhiệt đới (Có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh).

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÃO NHIỆT ĐỚI (Tropical Storm)

Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu. Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ (cấp 8, 34 knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression). Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon) với gió nhanh hơn 241 km/giờ. Xin xem Bảng cấp gió để biết thêm định nghĩa các cấp gió.

Bão có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ vào khu vực phát sinh:

+ Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes

+ Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons

+ Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones

Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào hơi nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đấy lên cao, tại khu vực đó 1 tâm áp thấp hình thành. Do sự chênh lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào.Tại tâm bão (mắt bão) không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão: không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành 1 bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa cực lớn và gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi.

Posted Image

Ảnh: Bão Số 9 (Durian) hình thành và di chuyển vào Việt Nam

Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast)

Posted Image

Ảnh: Cấu tạo của 1 cơn bão

Bão thường xuất hiện ở khu vực từ vĩ tuyến 5 đến 20 0 vĩ Bắc và Nam, điển hình là ở Thái bình Dương với tên gọi là Bão nhiệt đới (Tropical Storm). Tại đây, nhiệt độ tương đối cao, tạo điều kiện cho sự đối lưu của nước, hình thành bão. Những cơn mưa rào do bão mang tới làm cho cỏ cây phát triển tươi tốt. Tuy nhiên những trận bão dữ dội có thể tàn phá mùa màng, sập nhà cửa, gây thiệt hại rất lớn cho con người.

Posted Image

Ảnh: Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm

Ở Việt Nam, bão phát sinh từ tháng 5 đến tháng 12 trên khu vực biển Đông. Sau khi đạt tới trình độ phát triển mạnh, bão di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, về phía đất liền và thường tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển. Từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới: từ Móng Cái - Thanh Hoá (tháng 7,8), Thanh Hoá - Quảng Trị (tháng 9), Quảng Trị - Bồng Sơn (tháng 10), Bồng Sơn - TPHCM (tháng 11), TPHCM - Cà Mau (tháng 12).

Năm 2006 là năm xuất hiện nhiều trận bão mạnh: bão Chanchu (5/2006), bão Xangsane và Cimaron (10/2006), Chebi (11/2006), bão Durian và Utor (12/2006). Các cơn bão gây thiệt hại lớn cho người dân (đặc biệt là các khu vực gần biển)./.

(theo vnbaolut.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Áp thấp nhiệt đới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Áp thấp nhiệt đới

Áp thấp nhiệt đới (tropical depression) là tên gọi một hiện tượng thời tiết phức hợp diễn ra trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tượng gió xoáy tập trung quanh một vùng áp thấp nhưng chưa đủ mạnh để gọi là bão nhiệt đới.

Điều kiện hình thành

Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió... Bởi vậy, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường hay xuất hiện áp thấp nhiệt đới. Khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp sẽ giảm đi, điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng thăng động ( bốc lên cao ). Gió là không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis ( lực lệch hướng do trái đất tự quay ) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy. Ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam, lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên phải so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận nhiệt đới. Điều này cũng diễn ra tương tự như các áp thấp ôn đới cũng có hướng gió xoáy ngược chiều nhau ở hai bán cầu, hình thành do sự nhiễu động của các front ( mạc giáp khí, diện khí ) ở các vùng khí hậu ôn đới.

Sự khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới

Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới. Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Sự khác biệt giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới là phân biệt theo cấp gió . Theo sự phân chia cấp gió của đô đốc hải quân người Ai Len: Sir Francis Beautfort, thì gió được chia thành 12 cấp. Khi gió xoáy mạnh từ cấp 7 - 8 được gọi là áp thấp nhiệt đới. Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió mạnh hơn 63 km/giờ (hơn cấp 8, 34 knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression). Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon) với gió mạnh hơn 241 km/giờ. Danh từ "typhoon" được dùng trong vùng Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương; "hurricane" trong vùng Đại Tây Dương; và "tropical cyclone" trong vùng Ấn Độ Dương.

Áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam

Ở nước ta, mùa bão thường bắt đầu từ miền Bắc vào tháng 5,6 và di chuyển vào miền Nam cho đến hết tháng 12. Ba tháng 9,10 và 11 thường có nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm có từ 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển nước ta. Khi chưa hình thành bão, nếu tốc độ của gió còn dưới 63 km/giờ, thì gọi là áp thấp nhiệt đới. Mỗi khi có bão với gió mạnh hơn 63 km/giờ, bão được đặt tên bởi Cơ Quan Khí Tuợng Nhật Bản (Japanese Meteorological Agency) ở Tokyo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanhdc thân mến.

Tôi chưa hiểu lắm câu này:

Xoáy thuận nhiệt đới là những hệ thống áp thấp được hình thành trên các vùng đại dương nhiệt đới có hoàn lưu xoáy thuận (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán cầu).

Share this post


Link to post
Share on other sites