Thiên Sứ

VÌ SAO BÃO XOÁY THEO CHIỀU NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒ VÀ HẦU HẾT Ở PHÍA BẮC XÍCH ĐẠO?

43 bài viết trong chủ đề này

Kính cụ Thiên Sứ và bạn Amato

Theo liêm trinh nghĩ gọi xoay thuận, nghịch là cách gọi theo quy ước ấy mà. Nếu không thống nhất với nhau về quy uớc thì có khi cùng một vòng xoay mà cách gọi lại đối nhau thành ra 2 bên không thống nhất được với nhau trong thảo luận.

Kính cụ và bạn.

Kính bác Liêm Trinh,

Bác nói rất có lý. Vậy em xin đính chính để tránh hiểu lầm không đáng có như sau:

- Bão ở Bắc Bán cầu và Nam bán cầu có chiều xoáy ngược nhau.

- Tần suất & cường độ bão xảy ra ở Nam bán cầu không thua kém với ở Bắc Bán cầu.

- Bão ở Nam bán cầu hoàn toàn có thể hình thành & hoạt động ở khu vực vĩ độ thấp (<30 độ nam).

Tư liệu có thể tìm thấy rất dễ dàng trên internet.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Liêm Trinh,

Bác nói rất có lý. Vậy em xin đính chính để tránh hiểu lầm không đáng có như sau:

- Bão ở Bắc Bán cầu và Nam bán cầu có chiều xoáy ngược nhau.

- Tần suất & cường độ bão xảy ra ở Nam bán cầu không thua kém với ở Bắc Bán cầu.

- Bão ở Nam bán cầu hoàn toàn có thể hình thành & hoạt động ở khu vực vĩ độ thấp (<30 độ nam).

Tư liệu có thể tìm thấy rất dễ dàng trên internet.

Kính.

Về phần tôi - vốn không phải người tìm hiểu chuyên nghiệp về bão. Nhưng ít nhất từ năm 2004 đến nay thì tôi thấy hầu hết các cơn bão to đều xảy ra ở Bắc bán cầu và xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Còn ở Nam bán cầu thì hầu như không có hoặc tỷ lệ rất ít. Tôi nghĩ rất có khả năng amato có lý. Nhưng điều đó không có nghĩa không có vấn đề lực tương tác từ vũ trũ như v/d được nêu.

Một hiện tượng thời tiết phải gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Không thể chỉ có 1 lực coriolis là sự tương tác duy nhất - và cũng không thể chỉ một lực tương tác vũ trụ mà tôi đề xuất trên là duy nhất - khi mà vũ trụ trụ còn nhiều bí ẩn. Trong Phong Thủy cũng vậy - Bát trạch chỉ đặt vấn đề từ trường, nhưng huyền không thì đặt nặng yếu tố vũ trụ. PTLV kết hợp tất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanhdc thân mến.

Tôi chưa hiểu lắm câu này:

Xoáy thuận nhiệt đới là những hệ thống áp thấp được hình thành trên các vùng đại dương nhiệt đới có hoàn lưu xoáy thuận (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán cầu).Xoáy thuận nhiệt đới là những hệ thống áp thấp được hình thành trên các vùng đại dương nhiệt đới có hoàn lưu xoáy thuận (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán cầu).Xoáy thuận nhiệt đới là những hệ thống áp thấp được hình thành trên các vùng đại dương nhiệt đới có hoàn lưu xoáy thuận (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán cầu).

Kính thưa Thầy!

Sau đây là định nghĩa Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) được giải thích trong Quy chế kèm theo quyết định số: 307/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì XTNĐ là vùng gió xoáy, đường kính có thể tới hàng trăm km, hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc-theo điều 2 khoản 1). Nó bao gồm áp thấp nhiệt đới (Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật - theo điều 2 khoản 5) và bão (nhiệt đới) (Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh - theo điều 2 khoản 6). Quy chế này rất chắc chắn là của Tổng cục Khí tượng thủy văn trình lên Thủ tướng.

Ngoài định nghĩa theo quy chế ở nước ta theo quy ước quốc tế thì:

Gọi là xoáy thuận vì nó xoay tròn theo hướng tự quay của Trái Đất. Xoáy thuận (cyclone) không phải chỉ có mỗi bão, chẳng hạn còn có áp thấp khi cấp gió không đủ để gọi là bão, nó được phát triển từ các khu vực có áp suất thấp với lõi nóng. Đối với xoáy ngược (anticyclone) thì nói chung khó xuất hiện ở khu vực nhiệt đới mà chỉ có thể ở vùng áp cao với lõi lạnh và thời tiết lạnh, như ở vùng ôn đới hay hàn đới.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ah. Như thế là gọi là thuận tức thuận theo chiều quay của trái Đất - còn tôi ghi là ngược chiều kim đông hồ cũng vậy.

Cảm ơn Thanhdc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Thiên Sứ

Ah. Như thế là gọi là thuận tức thuận theo chiều quay của trái Đất - còn tôi ghi là ngược chiều kim đông hồ cũng vậy.

Cảm ơn Thanhdc.

Hì hì vậy là giống nhau về bản chất khác nhau về cách gọi. Công trình của cụ là mới nên các thuật ngữ mới cũng chả sao, nhưng Liêm trinh nghĩ đã có thuật ngữ cũ rồi cụ xoay lại theo theo cách gọi cũ để tránh gây hiểu lầm thì có lẽ tốt hơn mà người đọc dễ tiếp thu hơn, đó chả là cách góp phần phổ biến tâm huyết của cụ nhanh nhất hay sao.

Kính cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì hì vậy là giống nhau về bản chất khác nhau về cách gọi. Công trình của cụ là mới nên các thuật ngữ mới cũng chả sao, nhưng Liêm trinh nghĩ đã có thuật ngữ cũ rồi cụ xoay lại theo theo cách gọi cũ để tránh gây hiểu lầm thì có lẽ tốt hơn mà người đọc dễ tiếp thu hơn, đó chả là cách góp phần phổ biến tâm huyết của cụ nhanh nhất hay sao.

Tôi nhớ, chắc Bác Liêm Trinh cũng nhớ hồi những năm Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc, thay vì thế giới quy định dùng màu đỏ biểu thị cho: nghiêm cấm, nguy hiểm, dừng lại...thì Tàu đổi ngược lại dùng màu đỏ: được phép, được quyền, nơi an toàn.... Ai có quyển sách bìa đỏ của Ông Mao thì được quyền bắt người, đánh đập...thật lố bịch.

Ah. Như thế là gọi là thuận tức thuận theo chiều quay của trái Đất - còn tôi ghi là ngược chiều kim đông hồ cũng vậy.

còn tôi ghi là ngược chiều kim đông hồ cũng vậy. Theo tiêu chí khoa học hiện đại thì hay hơn nhiều. Chẳng qua thằng Tàu ưa đi ngược lại với quy định chung của thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân dịp nói về xoáy tôi xin đưa lên một vài khảo sát, bà con nghiên cứu thêm:

-các loài cây dạng dây leo luôn quấn lên theo chiều ngược kim đồng hồ

-các loái ốc cũng chỉ xoắn theo một chiều như vậy

-ai cũng có xoáy ở trên đầu,những người dương nam âm nữ hoặc âm nam dương nữ thì xoáy trên đầu có chiều giống nhau ( riêng những người sinh vào giờ thìn, tuất, sửu, mùi thì có hai xoáy)

Tại sao vậy ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân dịp nói về xoáy tôi xin đưa lên một vài khảo sát, bà con nghiên cứu thêm:

-các loài cây dạng dây leo luôn quấn lên theo chiều ngược kim đồng hồ

-các loái ốc cũng chỉ xoắn theo một chiều như vậy

...

Tại sao vậy ?

Chiều xoắn của cây do ánh sáng ( mặt trời, đèn,... )quyết định.

Ốc vẫn có loài vỏ xoắn theo chiều ngược lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiều xoắn của cây do ánh sáng ( mặt trời, đèn,... )quyết định.

Ốc vẫn có loài vỏ xoắn theo chiều ngược lại.

Việc ốc xoáy theo chiều thuận kim đồng hồ rất hiếm hoi. Điều này đã được nêu trong cuồn sách nổi tiếng: Những chuyện kỳ lạ trong thế giới sinh vật - Nguyễn Phúc Giác Hải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiều xoắn của cây do ánh sáng ( mặt trời, đèn,... )quyết định.

Chiều xoắn của cây do địa từ trường quyết định. yếu tố mặt trời chỉ làm cho cây ngả về phía đó để đón nắng.

Có một điều rất tự nhiên là mọi người đi tập thể dục ở những nơi rộng như trong công viên thì hầu hết đều đi ngược chiều kim đồng hồ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiều xoắn của cây do địa từ trường quyết định. yếu tố mặt trời chỉ làm cho cây ngả về phía đó để đón nắng.

Có một điều rất tự nhiên là mọi người đi tập thể dục ở những nơi rộng như trong công viên thì hầu hết đều đi ngược chiều kim đồng hồ.

Trạng lợn bốc phét chút các bác thông cảm, tim nằm phía bên trái cơ thể thuộc dương, chạy ngược chiều kim đồng hồ là âm, cái này gọi là âm dương hòa hợp :( , nhưng thỉnh thoảng vẫn có người chạy thuận chiều kim đồng hồ :( .

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bạn

Chiều xoắn của cây do địa từ trường quyết định. yếu tố mặt trời chỉ làm cho cây ngả về phía đó để đón nắng.

Có một điều rất tự nhiên là mọi người đi tập thể dục ở những nơi rộng như trong công viên thì hầu hết đều đi ngược chiều kim đồng hồ.

Theo liêm trinh phương vị trong lý học được nạp vào hậu thiên bát quái, chu dịch nguyên lối cổ là đáng tin cậy, còn việc đi ngược chiều kim đồng hồ trong công viên thì nếu thống kê chính xác thì sẽ rất thú vị trong việc nghiền ngẫm bản năng con người vì trường hợp này phương vị cổ không còn ý nghĩa.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân dịp nói về xoáy tôi xin đưa lên một vài khảo sát, bà con nghiên cứu thêm:

-các loài cây dạng dây leo luôn quấn lên theo chiều ngược kim đồng hồ

-các loái ốc cũng chỉ xoắn theo một chiều như vậy

-ai cũng có xoáy ở trên đầu,những người dương nam âm nữ hoặc âm nam dương nữ thì xoáy trên đầu có chiều giống nhau ( riêng những người sinh vào giờ thìn, tuất, sửu, mùi thì có hai xoáy)

Tại sao vậy ?

Vì thế, từ lâu tôi đã nghi ngờ một nguyên lý rất quan trọng trong khoa học là: Không gian đồng tính và đẳng hướng.

Không gian bị chi phối bởi trưởng khí AD, tính chất của nó tùy thuộc vào trường khí AD. Trường khí AD không đồng nhất, vận động theo những qui luật của học thuyết ADNH thì đương nhiên, không gian không thể đồng nhất vvà đẳng hướng.

Chú ý rằng, đây là một cơ sở nền tảng quan trọng của khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Vô Trước

Tôi xin phép bày tỏ đôi điều với bạn hiền:

1. Nếu bạn đã ngộ được điều gì bạn cứ tiếp tục nghiền ngẫm, tôi tin bạn sẽ thấu triệt ở mức vô ngôn..., khi đó vài chục năm ở cõi vô thường tôi nghĩ còn chưa đủ để sống, chứ chưa nói đến cấp Sống cho ra hồn...

2. Khoa học, qui luật khoa học và con người khoa học luôn động theo cấp độ Giác Ngộ của thời đại... không việc gì bạn hiền phải băn khoăn với việc nó có "luôn" đúng hay không...

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Quangnx!

Bạn yên tâm. Tôi là người luôn chủ động trong cuôc sống, có mục đích và biết mình đang và sẽ làm gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào các bác tiền bối

em mới biết nhà mình, có nhiều điều hay quá, xin mạn phép tham dự.

về chủ đề trên, em nhờ là báo chí tq có giới thiệu, lâu rồi, có người đã tìm ra một số cách ứng dụng thiên văn cổ vào dự đoán thời tiết và viết thành sách. sự kiện này cách nay không lâu lắm, khoảng vài năm. chắc các bác có thông tin ấy cả.

còn theo 1 tài liệu nghiên cứu mới đây về bão, có đưa ra 1 kết luận là bão có liên quan hoạt động của tâm trái đất. em không nhớ nguyên văn, chỉ nhớ ý tứ và xin kể lại sơ lược (trí nhớ giờ kém quá), răng trong lòng trái đất đang có những hoạt động, như các lò phản ứng nhiệt hạch. đó là nguyên nhân gây các hoạt động bề mặt như trôi dạt lục địa, tạo sơn, rạn nứt đất, động đất, và bão cũng nằm trong số hoạt động mặt trái đất. có 1 chi tiết là các dòng hải lưu nóng lạnh cũng là thể hiện tác động của hoạt động tronng lòng trái đất. và hải lưu nóng lạnh cũng là 1 nguyên nhân gây bão. ví dụ, hải lưu nóng chạy ven biển nhật bản xuống phía nam, và vùng philipin như là 1 cái nôi sinh bão. tạm hiểu hải lưu nóng sinh ra dòng nhiệt nóng chạy trong khí quyển, tương tác với luồng khí lạnh đại lục tạo nên các vùng xoáy, thêm một sôs tác nhân nữa sẽ hình thành xoáy mạnh và bão. sâu sắc hơn thì chắc có tài liiệu khấc nói, nhưng từ đây cũng có thể có một số nhận thức mới. đó là các hiện tượng thiên nhiên có những nguyên nhân thực tế, chứ không thể là nguyên nhân hư ảo nào do con người tưởng tượng, ví dụ chúa sinh ra bão, hoặc thần tiên, hay ngũ hành nào đó sinh ra bão.

các bác vuivẻ tiếp nhé

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào các bác tiền bối

em mới biết nhà mình, có nhiều điều hay quá, xin mạn phép tham dự.

về chủ đề trên, em nhờ là báo chí tq có giới thiệu, lâu rồi, có người đã tìm ra một số cách ứng dụng thiên văn cổ vào dự đoán thời tiết và viết thành sách. sự kiện này cách nay không lâu lắm, khoảng vài năm. chắc các bác có thông tin ấy cả.

còn theo 1 tài liệu nghiên cứu mới đây về bão, có đưa ra 1 kết luận là bão có liên quan hoạt động của tâm trái đất. em không nhớ nguyên văn, chỉ nhớ ý tứ và xin kể lại sơ lược (trí nhớ giờ kém quá), răng trong lòng trái đất đang có những hoạt động, như các lò phản ứng nhiệt hạch. đó là nguyên nhân gây các hoạt động bề mặt như trôi dạt lục địa, tạo sơn, rạn nứt đất, động đất, và bão cũng nằm trong số hoạt động mặt trái đất. có 1 chi tiết là các dòng hải lưu nóng lạnh cũng là thể hiện tác động của hoạt động tronng lòng trái đất. và hải lưu nóng lạnh cũng là 1 nguyên nhân gây bão. ví dụ, hải lưu nóng chạy ven biển nhật bản xuống phía nam, và vùng philipin như là 1 cái nôi sinh bão. tạm hiểu hải lưu nóng sinh ra dòng nhiệt nóng chạy trong khí quyển, tương tác với luồng khí lạnh đại lục tạo nên các vùng xoáy, thêm một sôs tác nhân nữa sẽ hình thành xoáy mạnh và bão. sâu sắc hơn thì chắc có tài liiệu khấc nói, nhưng từ đây cũng có thể có một số nhận thức mới. đó là các hiện tượng thiên nhiên có những nguyên nhân thực tế, chứ không thể là nguyên nhân hư ảo nào do con người tưởng tượng, ví dụ chúa sinh ra bão, hoặc thần tiên, hay ngũ hành nào đó sinh ra bão.

các bác vuivẻ tiếp nhé

Bất cứ một hiện tượng nào xảy ra trên trái Đất này cũng bao gồm nhiều nguyên nhân. Sự tác động của ruột trái Đất cũng là một nguyên nhân cần tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi suy nghiệm và sưu tầm tài liệu về những cơn bão ở Nam Bán cầu - Trước đây tôi không có tư liệu và hiểu biết về bão ở Nam Bán Cầu - xoáy thuận theo chiều Kim Đồng hồ. Mặc dù vậy, quan niệm về lực tương tác vũ trụ tạo nên chiều xoáy của cơn bão là vấn để đặt ra vẫn không thay đổi.Tôi sẽ trình bay điều này bằng hình ảnh minh họa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites