thaochau

Dị Nhân Dự Đoán 3 Lần Mới Đưa Được Rùa Lên Bờ

196 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Người bị rùa Hồ Gươm 'vật'

Chuyện một vị giáo sư đạo mạo phải xin lỗi ông giáo về hưu Lưu Đức Ngò - thường được gọi là Ngò “rùa” - người chuyên bán ảnh rùa Hồ Gươm lấy tiền làm từ thiện có lẽ ít ai biết.

“Thích rùa cả hay rùa út, cứ 5 nghìn một cụ”. Thoạt nghe thấy phát hoảng, rùa Hồ Gươm - một bảo vật, niềm tự hào Thăng Long mà bị rao bán như thế thì... Nhưng lại gần xem mới biết là người ta rao bán ảnh chụp rùa Hồ Gươm.

Posted Image

Ông Ngò (trái) hướng dẫn khách du lịch nước ngoài cách nhận biết rùa Hồ Gươm qua ảnh.

“Thủ phạm” của lời rao ấy là ông giáo già về hưu Lưu Đức Ngò, người tự nhận là đại diện, phát ngôn viên cho “hội đồng rùa Hồ Gươm”. Mối lương duyên của ông Ngò với rùa Hồ Gươm như một câu chuyện thần thoại bảng lảng trên sương khói hồ Lục Thuỷ...

Bị rùa “vật”

Ông giáo già quê gốc Hưng Yên ngày ngày đi qua Hồ Gươm không nghĩ rằng có một ngày rùa Hồ Gươm lại chọn ông. Hôm ấy là 9/10/2002, trước ngày kỷ niệm giải phóng thủ đô, bất chợt ông Ngò nhìn thấy rùa Hồ Gươm nổi trên mặt hồ chỉ cách nơi ông đứng 3m.

Không vội vàng, rùa thong thả khua chân tay dạo qua dạo lại như để chờ ông Ngò lắp phim vào con máy ảnh cũ mèm xong, chọn góc độ và chụp. Ngày hôm sau, bức ảnh chụp rùa được người qua lại Bờ Hồ xúm xít tranh nhau xem.

Một ý tưởng nảy sinh, ông Ngò ra hồ thắp hương xin được rửa ảnh chụp “cụ” ra hàng loạt và đạp xe đem bán rong. Ngay trong ngày đầu, số tiền mà ông thu về từ những bức ảnh ấy được hơn 3 triệu đồng.

Một “hợp đồng” lạ lùng giữa ông Ngò với rùa Hồ Gươm ra đời: Bán được bao nhiêu ông giữ một nửa vì còn phải lo cơm áo tương cà. Rùa không trà thuốc, chẳng bia rượu cũng không phải biếu xén lễ lạt ai, thì nửa số tiền ông xin mang đi làm từ thiện...

Đội nắng đội mưa, ông Ngò mang chân dung rùa Hồ Gươm đi khắp các nẻo đường để bán, và cũng từ ấy, rùa Hồ Gươm trở thành “mẫu” cho ông Ngò chụp ảnh.

Sau hơn 8 năm, các tấm ảnh về những lần rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước dạo chơi đã lên tới con số vài trăm, các “cụ” cũng đã “đóng góp” trên trăm triệu đồng cho đủ các loại quỹ từ thiện từ Nam chí Bắc. Hiển nhiên, bản “hợp đồng” thiếu hẳn phần chế tài và sự giám sát kia cũng khiến nhiều người nghi ngờ.

Ông Ngò thật thà: “Vì thế, có lần tôi định ăn gian đấy. Số là, khi tôi đi bán ảnh rùa thì có người lại hỏi mua các loại ảnh chụp Văn Miếu, chùa Một Cột, Lăng Bác… Tiền bán những bức ảnh này thì mình “tham” nên không chia đôi để góp quỹ từ thiện vì mình nghĩ: Ảnh rùa Hồ Gươm thì chia đôi, còn ảnh khác thì mình cứ “xơi” cả. Hình như các “cụ” ấy biết, nên “vật” cho tôi một phát, nằm liệt mất cả buổi, khiếp quá. Lừa người được, lừa mình cũng được, nhưng lừa các “cụ” thì liệu chừng!”.

“5 anh em siêu nhân”

Mấy ngày gần đây, sau khi một “cụ” rùa đã được người ta đưa vào bể để chữa trị thì vẫn thấy mấy vệt tăm lớn trên mặt nước Hồ Gươm. Xem tất cả các bức ảnh về rùa Hồ Gươm của ông Ngò mới thấy việc tìm kiếm thêm các cá thể rùa nữa là có lý.

Qua ảnh của ông Ngò thì có ít nhất 5 “cụ” ở Hồ Gươm. Đặc điểm rõ ràng: Rùa cả sống mũi nhô cao, rùa hai có cục thịt thừa trên đầu, rùa ba thì hàm dưới bị sứt, rùa bốn trên đầu có đốm trắng hình tròn, rùa năm có đầu màu vàng.

Ông Ngò kể, có lần ông vô tình đọc được trên báo ý kiến của GS Hà Đình Đức, rằng rùa Hồ Gươm chỉ có 1... Bức xúc, ông đã mang ảnh đến tận nhà, tận trường nơi GS Đức giảng dạy, cả thảy 3 lần đều không có hồi âm dù lần nào ông Ngò cũng cẩn thận để lại bức thư nội dung tóm lược như sau: Thưa GS! Tôi có một số tư liệu về các cụ rùa, muốn cung cấp cho GS vì với tôi thì các bức ảnh ấy chỉ có giá trị kinh tế, GS có kiến thức sâu rộng, vì vậy những bức ảnh này có lẽ sẽ có giá trị hơn cho mọi người, cho GS và cho các cụ rùa nếu GS để tâm...

Chẳng một lần hồi âm cho ông Ngò, khi có người hỏi thì nhà nghiên cứu tuyên bố trên báo rằng: “Tôi không tranh luận!”. Chính vì thế, thời gian vừa rồi, vét sạch cả tiền, ông Ngò quyết mở dăm cái triển lãm nhỏ ảnh rùa Hồ Gươm để bà con biết rõ hơn. Đông nườm nượp! Tây ngơ ngác đã đành, dân ta cũng há hốc mồm: “Ơ hay! GS “rùa” bảo chỉ còn một “cụ” thôi cơ mà. Chả nhẽ có hẳn mấy “cụ” thế này...”. Câu trả lời chính xác nhất, có lẽ đành dành cho các “cụ” rùa.

Giáo sư phải xin lỗi

Về chuyện có 5 hay 1 rùa tại Hồ Gươm thì chính GS Hà Đình Đức đã phải xin lỗi ông Ngò. Chuyện là thế này, một chiều chớm thu lành lạnh mà ông Ngò mặt đỏ gay, mồ hôi đầm đìa (vì đạp xe) lên tòa soạn Báo NTNN gặp tôi. Rồi như liên thanh, ông bảo: “Bác GS Hà Đình Đức xúc phạm tôi thế này, anh bảo thế có được không?”.

Loanh quanh có mỗi chuyện ông Ngò bảo có ít nhất 5 “cụ” rùa Hồ Gươm, GS Đức bảo: “Mỗi cụ!”, thế là cãi nhau. GS lại còn lên báo bảo nhà người ta vốn là giáo viên dạy văn hẳn hoi rằng: “Phát biểu ba lăng nhăng”, “Nhảm nhí”...

Uất ức, không cãi lại được vì không phải nhà khoa học, ông Ngò lên hỏi ý kiến tôi. Tôi bảo: Kiện ra toà! Tội xúc phạm người khác. Ngay chiều hôm ấy, ông Ngò hớn hở lên cơ quan báo với tôi: “Tòa án Nhân dân quận Hai Bà Trưng nhận đơn kiện rồi, tôi vừa nộp 50.000 đồng án phí xong”.

GS Đức chắc cũng e ngại về danh dự khoa học một đời của mình, chưa kể nếu thua kiện mà ông Ngò lại chơi bài “Tổn hại uy tín của em, em bị thất thu vì mọi người tin lời bác không mua ảnh cụ rùa của em nữa, bác phải đền...” thì càng mệt hơn. Vì những lẽ ấy nên mới có cuộc gặp mặt lịch sử ngày 29/8/2007, ông Đức xin lỗi ông Ngò, bằng văn bản hẳn hoi. Họ lại còn bắt tay nhau chụp ảnh kỷ niệm...

Theo Dân Việt

Edited by Tuấn Diệp

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHAI XÍCH KHẨU: HỒ GƯƠM CÓ TỪ HAI ĐẾN SÁU CỤ RÙA.

===============================================

Cuộc chiến xung quanh cụ rùa

Cập nhật lúc 08/04/2011 07:05:00 AM (GMT+7)

Những tưởng câu chuyện về Cụ Rùa hồ Gươm đã khép lại sau khi Đội lai dắt đưa được cụ lên bờ để chữa trị vào ngày 3-4, thì nay, một Cụ Rùa khác lại xuất hiện. Vì thế, khắp các hang cùng ngõ hẻm ở Hà Nội, câu chuyện này lại thêm một lần được mở ra với nhiều luồng ý kiến, tranh luận dữ dội...

'Có người nói Hồ Gươm có 6 cụ rùa!'

Rùa Hồ Gươm là 'cụ bà' hay 'cụ ông'?

Đợi nắng ấm sẽ 'bắt' nốt cụ rùa còn lại!

Nhiều người thấy 2 cụ rùa nổi cùng lúc

Cách đây vài năm, nhiều người quan tâm tới Cụ Rùa Hồ Gươm hẳn vẫn còn nhớ cuộc "bút chiến" giữa Phó giáo sư Hà Đình Đức và nhà giáo Lưu Đức Ngò- hai người được mệnh danh là "nhà rùa học". Ông Lưu Đức Ngò - người sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều góc độ, thời điểm khác nhau đã khẳng định ở hồ Gươm có ít nhất năm cụ rùa, trong khi đó Phó giáo sư Hà Đình Đức thì luôn bảo vệ cho quan điểm của mình: Chỉ có một Cụ Rùa duy nhất ở Hồ Gươm.

Posted Image

Chỉ đến những ngày gần đây, khi rất nhiều người khẳng định: Hồ Gươm có 2 Cụ Rùa, thậm chí người ta còn mô tả tới cả một "gia đình rùa" đang sinh sống ở trong lòng hồ Gươm, vô hình chung, "cuộc chiến" về sự thật hồ Gươm có bao nhiêu Cụ Rùa lại một lần nữa nổ ra (Ảnh: Long Anh)

Thậm chí ông Ngò đã từng muốn "kiện" ông Đức vì ông Đức cho rằng ông Ngò "tuyên bố ba lăng nhăng", "nhảm nhí", "phát ngôn lung tung"...Dù cuối cùng, không có phiên tòa nào phải mở ra, nhưng lúc ấy, ông Đức vẫn "chiếm thế thượng phong" với kinh nghiệm hơn 20 năm theo dõi Cụ Rùa. Chỉ đến những ngày gần đây, khi rất nhiều người khẳng định: Hồ Gươm có 2 Cụ Rùa, thậm chí người ta còn mô tả tới cả một "gia đình rùa" đang sinh sống ở trong lòng hồ Gươm, vô hình chung, "cuộc chiến" về sự thật hồ Gươm có bao nhiêu Cụ Rùa lại một lần nữa nổ ra và cán cân dường như đang lệch hẳn về phía ông Ngò.

Posted Image

TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản, hiện là trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa Hoàn Kiếm, cho biết, đã phát hiện thêm một Cụ Rùa nữa (Ảnh: Long Anh)

Có lẽ người "châm ngòi" lại cho cuộc chiến này chính là ông Nguyễn Ngọc Khôi, người được giao phụ trách Đội lai dắt Cụ Rùa. Sau khi đưa được Cụ Rùa vào bể thông minh ngày 3-4, ông Khôi tuyên bố, còn một Cụ Rùa nữa, và đã xin phép UBND Thành phố Hà Nội bắt tiếp Cụ Rùa này khi điều kiện thích hợp. Phát ngôn của ông Khôi đã thực sự "khơi mào" cho một làn sóng dư luận bán tán xôn xao về câu chuyện còn nhiều Cụ Rùa ở hồ Gươm. Chị Nguyễn Ngọc Dung, chủ kinh doanh một cửa hàng ô tô ở khu Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội gọi điện đến Đại Đoàn Kết cho biết, hồ Gươm có ít nhất 3 Cụ Rùa.

Vào năm 1990, khi nhà chị còn ở phố Hàng Khay, ngay cạnh hồ Gươm, chị đã từng một lúc nhìn thấy cả 3 cụ rùa cùng nổi. Theo chị Dung mô tả, có hai cụ to và một cụ nhỏ - giống như một gia đình. Cụ to nhất có vết lõm ở lưng chính là cụ mới được đưa lên bờ. Ngay cả TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản, hiện là trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa Hoàn Kiếm, cho biết, đã phát hiện thêm một Cụ Rùa nữa. Một chuyên gia thủy sản khác, TS Nguyễn Viết Vĩnh, cũng cho rằng, hồ Gươm có ít nhất ba Cụ Rùa. Cụ khỏe nhất có mai dài hàng thước, màu xanh đen, cụ hiếm khi nổi hẳn lên mặt nước và rất nhanh nhẹn chứ không chậm chạp như Cụ vừa được đưa lên bờ.

Posted Image

TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sảncũng cho rằng, hồ Gươm có ít nhất ba Cụ Rùa. Cụ khỏe nhất có mai dài hàng thước, màu xanh đen, cụ hiếm khi nổi hẳn lên mặt nước và rất nhanh nhẹn chứ không chậm chạp như Cụ vừa được đưa lên bờ (Ảnh: Long Anh)

Trong khi làn sóng về "các Cụ Rùa" đang được bàn luận xôn xao ở khắp hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội, ông "giáo sư rùa" Hà Đình Đức lại trở nên "cô đơn" hơn bao giờ hết khi vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Phó Giáo sư Hà Đình Đức vẫn cho rằng, Hồ Gươm chỉ có duy nhất một Cụ Rùa và đây chính là cụ thường xuyên nổi lên, có đốm trắng ở trên đầu, có vết thương ở trên mai, trên cổ, chân... như mọi người vẫn thường nhìn thấy trên báo chí.

Giải thích về những bức ảnh chụp Cụ Rùa trước đó, khi cụ thò chân lên bờ, các móng trên chân cụ đã bị tuột gần hết, nhưng khi bắt được cụ thì vẫn đếm đủ 6 móng chân, ông Đức cho hay, "lỗi" là ở các góc chụp khác nhau. Nhiếp ảnh gia Long Anh, người thường xuyên chụp các bức ảnh Cụ Rùa nổi cũng công nhận điều này. Nhiếp ảnh gia này cho hay, nếu đứng ở phía bên trái, hoặc bên phải chụp vào thì dường như chỉ nhìn thấy một móng trên chân cụ, còn nếu chụp thẳng, trực diện sẽ nhìn thấy đủ 6 móng mà việc chụp trực diện Cụ Rùa chỉ làm được khi chụp cụ ở trên bờ, trong bể bơi thông minh, với khoảng cách gần nhất.

Phó Giáo sư Hà Đình Đức, cũng là người được giao trọng trách chính với tư cách là chuyên gia trong Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm khẳng định, cho đến lúc này ông chưa nhận được một quyết định nào của thành phố về việc sẽ đưa Cụ Rùa thứ 2 lên bờ. Ông Đức cho rằng, nếu chưa khẳng định được điều gì thì đừng nên kết luận vội vàng, việc quan trọng trước mắt bây giờ là chăm lo cho sức khỏe của Cụ Rùa thật tốt.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin riêng, UBND thành phố Hà Nội rất đồng tình với việc đưa Cụ Rùa thứ hai lên bờ để kiểm tra sức khỏe, nhưng việc có đi đến quyết định này hay không thì trước tiên Đội lai dắt phải tiến hành thăm dò xem thực sự có hay không một cụ rùa nữa. Công việc này hiện vẫn đang được Đội Lai dắt tiến hành.

Posted Image

Sự kiện chữa bệnh cho cụ rùa đang thu hút sự chú ý của rất nhiều người dân (Ảnh:Long Anh)

Đến lúc này, dường như ý kiến chắc như đinh đóng cột của ông Đức đang bị "chìm nghỉm" vào hàng trăm câu chuyện khác nhau, hàng nghìn ý kiến, tranh luận về nhiều Cụ Rùa khác. Và tất cả họ đều cảm thấy rất vui nếu thực sự Hồ Gươm còn nhiều Cụ Rùa. Ông Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, ông đánh giá cao những tâm huyết của Phó Giáo sư Hà Đình Đức trong suốt hơn 20 năm qua theo dõi về Cụ Rùa.

Và ông cũng vui mừng nếu phát hiện của ông Nguyễn Ngọc Khôi, Chủ tịch Tập đoàn Khanh Anh Trang là đúng. Ông Hòe cho hay, nếu hồ Gươm còn nhiều Cụ Rùa, cần phải nhanh chóng đưa những cụ còn lại lên để kiểm tra sức khỏe, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn các động vật quý hiếm. Bởi theo ông Hòe, lâu nay, công tác bảo tồn những di sản "sống" như Cụ Rùa đã thực hiện quá lỏng lẻo, yếu kém...

Và "cuộc chiến" xung quanh hồ Gươm sẽ chỉ ngã ngũ khi có thêm một Cụ Rùa nữa được đưa lên bờ.

(Theo Đại đoàn kết)

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHAI XÍCH KHẨU: HỒ GƯƠM CÓ TỪ HAI ĐẾN SAU CỤ RÙA.

===============================================

Đến lúc này, dường như ý kiến chắc như đinh đóng cột của ông Đức đang bị "chìm nghỉm" vào hàng trăm câu chuyện khác nhau, hàng nghìn ý kiến, tranh luận về nhiều Cụ Rùa khác. Và tất cả họ đều cảm thấy rất vui nếu thực sự Hồ Gươm còn nhiều Cụ Rùa.

(Theo Đại đoàn kết)

Cháu cũng nằm trong số đông, cũng cảm thấy rất vui mừng nếu thực sự Hồ Gươm còn nhiều Cụ Rùa khỏe mạnh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rùa hồ Gươm có thể là "hậu duệ" thần rùa

Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.

GS Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cộng sự đã có một công trình nghiên cứu gần 10 năm về nguồn gốc Rùa Hồ Gươm.

Kết quả phân tích cho thấy, cụ Rùa hồ Gươm thuộc loài rùa lớn mai mềm nước ngọt ở Việt Nam, được phân bố tại nhiều điểm khác nhau trên sông Hồng, sông Mã, sông Đà... thuộc miền Bắc nước ta.

Cụ Rùa Hồ Gươm thuộc loài giải Thượng Hải, 1 trong số 5 loài của họ ba ba (gồm giải Thượng Hải, giải khổng lồ, ba ba gai, ba ba trơn và cua đinh). Việc giải mã ADN 3 mẫu rùa khổng lồ ở đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm, Hà Nội (nặng 200kg), ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa (nặng 150kg) và Bảo tàng tỉnh Hòa Bình (nặng 121kg) đã cho kết quả là cùng một giống.

Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, trong tất cả những công trình nghiên cứu, rùa thọ nhất chỉ sống được 160 năm. Nhưng cũng có thể hiểu, cụ Rùa hồ Gươm dù không phải là cụ Rùa đã được vua Lê trả gươm, nhưng rất có thể đó là thế hệ con cháu của rùa thần trong truyền thuyết.

Theo nhiều tài liệu, Tháp Rùa được xây năm 1884. Đến nay, ngọn tháp này mới chỉ khoảng 119 - 120 tuổi. Giả sử khi xây Tháp Rùa xong (1885), nếu rùa có tiếp tục được thả mới xuống hồ, đến nay là 119 năm. Nếu rùa lúc thả khoảng 30 - 40 tuổi, thì đến nay rùa Hồ Gươm ít nhất sẽ phải trên 150 tuổi. Nếu cụ Rùa hồ Gươm đã khoảng 150 tuổi thì chắc hẳn thời gian sống của rùa sẽ không còn nhiều.

Ông Lê Đức Minh, cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên - Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích thêm, sông Hồng chính là hành lang di chuyển của loài rùa Hồ Gươm. Hàng vài trăm năm nay, nó đã theo đường sông Hồng để phát tán vào các ao, đầm, hồ quanh đó.

Tháng 12-2008, Trung tâm đã lấy mẫu ADN của rùa Đồng Mô để tiến hành phân tích. Kết quả bước đầu cho thấy, cá thể này có khá nhiều điểm giống với cụ Rùa Hồ Gươm. Mặc dù vẫn có những sai khác nhưng chỉ khác ở mức độ quần thể chứ không ở mức loài.

(Theo Bee.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc chiến xung quanh cụ rùa

Những tưởng câu chuyện về Cụ Rùa hồ Gươm đã khép lại sau khi Đội lai dắt đưa được cụ lên bờ để chữa trị vào ngày 3-4, thì nay, một Cụ Rùa khác lại xuất hiện. Vì thế, khắp các hang cùng ngõ hẻm ở Hà Nội, câu chuyện này lại thêm một lần được mở ra với nhiều luồng ý kiến, tranh luận dữ dội...

Cách đây vài năm, nhiều người quan tâm tới Cụ Rùa Hồ Gươm hẳn vẫn còn nhớ cuộc "bút chiến" giữa Phó giáo sư Hà Đình Đức và nhà giáo Lưu Đức Ngò- hai người được mệnh danh là "nhà rùa học". Ông Lưu Đức Ngò - người sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều góc độ, thời điểm khác nhau đã khẳng định ở hồ Gươm có ít nhất năm cụ rùa, trong khi đó Phó giáo sư Hà Đình Đức thì luôn bảo vệ cho quan điểm của mình: Chỉ có một Cụ Rùa duy nhất ở Hồ Gươm.

Posted Image

Chỉ đến những ngày gần đây, khi rất nhiều người khẳng định: Hồ Gươm có 2 Cụ Rùa, thậm chí người ta còn mô tả tới cả một "gia đình rùa" đang sinh sống ở trong lòng hồ Gươm, vô hình chung, "cuộc chiến" về sự thật hồ Gươm có bao nhiêu Cụ Rùa lại một lần nữa nổ ra (Ảnh: Long Anh)

Thậm chí ông Ngò đã từng muốn "kiện" ông Đức vì ông Đức cho rằng ông Ngò "tuyên bố ba lăng nhăng", "nhảm nhí", "phát ngôn lung tung"...Dù cuối cùng, không có phiên tòa nào phải mở ra, nhưng lúc ấy, ông Đức vẫn "chiếm thế thượng phong" với kinh nghiệm hơn 20 năm theo dõi Cụ Rùa. Chỉ đến những ngày gần đây, khi rất nhiều người khẳng định: Hồ Gươm có 2 Cụ Rùa, thậm chí người ta còn mô tả tới cả một "gia đình rùa" đang sinh sống ở trong lòng hồ Gươm, vô hình chung, "cuộc chiến" về sự thật hồ Gươm có bao nhiêu Cụ Rùa lại một lần nữa nổ ra và cán cân dường như đang lệch hẳn về phía ông Ngò.

Posted Image

TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản, hiện là trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa Hoàn Kiếm, cho biết, đã phát hiện thêm một Cụ Rùa nữa (Ảnh: Long Anh)

Có lẽ người "châm ngòi" lại cho cuộc chiến này chính là ông Nguyễn Ngọc Khôi, người được giao phụ trách Đội lai dắt Cụ Rùa. Sau khi đưa được Cụ Rùa vào bể thông minh ngày 3-4, ông Khôi tuyên bố, còn một Cụ Rùa nữa, và đã xin phép UBND Thành phố Hà Nội bắt tiếp Cụ Rùa này khi điều kiện thích hợp. Phát ngôn của ông Khôi đã thực sự "khơi mào" cho một làn sóng dư luận bán tán xôn xao về câu chuyện còn nhiều Cụ Rùa ở hồ Gươm. Chị Nguyễn Ngọc Dung, chủ kinh doanh một cửa hàng ô tô ở khu Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội gọi điện đến Đại Đoàn Kết cho biết, hồ Gươm có ít nhất 3 Cụ Rùa.

Vào năm 1990, khi nhà chị còn ở phố Hàng Khay, ngay cạnh hồ Gươm, chị đã từng một lúc nhìn thấy cả 3 cụ rùa cùng nổi. Theo chị Dung mô tả, có hai cụ to và một cụ nhỏ - giống như một gia đình. Cụ to nhất có vết lõm ở lưng chính là cụ mới được đưa lên bờ. Ngay cả TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản, hiện là trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa Hoàn Kiếm, cho biết, đã phát hiện thêm một Cụ Rùa nữa. Một chuyên gia thủy sản khác, TS Nguyễn Viết Vĩnh, cũng cho rằng, hồ Gươm có ít nhất ba Cụ Rùa. Cụ khỏe nhất có mai dài hàng thước, màu xanh đen, cụ hiếm khi nổi hẳn lên mặt nước và rất nhanh nhẹn chứ không chậm chạp như Cụ vừa được đưa lên bờ.

Posted Image

TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sảncũng cho rằng, hồ Gươm có ít nhất ba Cụ Rùa. Cụ khỏe nhất có mai dài hàng thước, màu xanh đen, cụ hiếm khi nổi hẳn lên mặt nước và rất nhanh nhẹn chứ không chậm chạp như Cụ vừa được đưa lên bờ (Ảnh: Long Anh)

Trong khi làn sóng về "các Cụ Rùa" đang được bàn luận xôn xao ở khắp hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội, ông "giáo sư rùa" Hà Đình Đức lại trở nên "cô đơn" hơn bao giờ hết khi vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Phó Giáo sư Hà Đình Đức vẫn cho rằng, Hồ Gươm chỉ có duy nhất một Cụ Rùa và đây chính là cụ thường xuyên nổi lên, có đốm trắng ở trên đầu, có vết thương ở trên mai, trên cổ, chân... như mọi người vẫn thường nhìn thấy trên báo chí.

Giải thích về những bức ảnh chụp Cụ Rùa trước đó, khi cụ thò chân lên bờ, các móng trên chân cụ đã bị tuột gần hết, nhưng khi bắt được cụ thì vẫn đếm đủ 6 móng chân, ông Đức cho hay, "lỗi" là ở các góc chụp khác nhau. Nhiếp ảnh gia Long Anh, người thường xuyên chụp các bức ảnh Cụ Rùa nổi cũng công nhận điều này. Nhiếp ảnh gia này cho hay, nếu đứng ở phía bên trái, hoặc bên phải chụp vào thì dường như chỉ nhìn thấy một móng trên chân cụ, còn nếu chụp thẳng, trực diện sẽ nhìn thấy đủ 6 móng mà việc chụp trực diện Cụ Rùa chỉ làm được khi chụp cụ ở trên bờ, trong bể bơi thông minh, với khoảng cách gần nhất.

Phó Giáo sư Hà Đình Đức, cũng là người được giao trọng trách chính với tư cách là chuyên gia trong Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm khẳng định, cho đến lúc này ông chưa nhận được một quyết định nào của thành phố về việc sẽ đưa Cụ Rùa thứ 2 lên bờ. Ông Đức cho rằng, nếu chưa khẳng định được điều gì thì đừng nên kết luận vội vàng, việc quan trọng trước mắt bây giờ là chăm lo cho sức khỏe của Cụ Rùa thật tốt.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin riêng, UBND thành phố Hà Nội rất đồng tình với việc đưa Cụ Rùa thứ hai lên bờ để kiểm tra sức khỏe, nhưng việc có đi đến quyết định này hay không thì trước tiên Đội lai dắt phải tiến hành thăm dò xem thực sự có hay không một cụ rùa nữa. Công việc này hiện vẫn đang được Đội Lai dắt tiến hành.

Đến lúc này, dường như ý kiến chắc như đinh đóng cột của ông Đức đang bị "chìm nghỉm" vào hàng trăm câu chuyện khác nhau, hàng nghìn ý kiến, tranh luận về nhiều Cụ Rùa khác. Và tất cả họ đều cảm thấy rất vui nếu thực sự Hồ Gươm còn nhiều Cụ Rùa. Ông Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, ông đánh giá cao những tâm huyết của Phó Giáo sư Hà Đình Đức trong suốt hơn 20 năm qua theo dõi về Cụ Rùa.

Và ông cũng vui mừng nếu phát hiện của ông Nguyễn Ngọc Khôi, Chủ tịch Tập đoàn Khanh Anh Trang là đúng. Ông Hòe cho hay, nếu hồ Gươm còn nhiều Cụ Rùa, cần phải nhanh chóng đưa những cụ còn lại lên để kiểm tra sức khỏe, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn các động vật quý hiếm. Bởi theo ông Hòe, lâu nay, công tác bảo tồn những di sản "sống" như Cụ Rùa đã thực hiện quá lỏng lẻo, yếu kém...

Và "cuộc chiến" xung quanh hồ Gươm sẽ chỉ ngã ngũ khi có thêm một Cụ Rùa nữa được đưa lên bờ.

(Theo Đại đoàn kết)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quẻ Khái Xích khẩu. Độ số như sau: Ít nhất hai cụ. Nhiều tối đa: 6 cụ.

Tuy nhiên, quẻ chỉ nói chung là loài rùa. Cụ Đức sẽ không sai nếu chỉ có một cá thể duy nhất mà cụ gọi là Rùa Hồ Gươm.

Sư phụ cứ cố bào chữa cho cụ Đức đấy thôi. Vì cái cụ rùa mà cụ Đức khẳng định có tên là Rùa Hồ Gươm cụ ấy còn chưa nêu ra được đặc điểm riêng, còn đang cãi nhau đối chiếu với mấy con bên Thượng Hải, Đồng Mô, thì cứ tạm thời coi như bất cứ con rùa lớn nào (giống rùa khổng lồ) đang bơi trong Hồ Gươm kia đều là Rùa Hồ Gươm hết (tất nhiên giống rùa đỏ phá hoại ai cũng biết rồi cũng đang sống trong đó thì ngoài lề). Người dân cũng chỉ biết đến đấy thôi mà.

Chỉ dựa trên bài viết "Người bị rùa Hồ Gươm 'vật'" thì bản thân NA thấy tinh thần vì chân lý của cụ Ngò rất hay, mà cụ Đức thì thấy chán quá. Hy vọng các cụ cũng già hết rồi, bắt tay nhau cùng làm việc cho sớm tôn vinh 1 báu vật sống của tinh thần. Lúc đó mới mong có 1 chính sách cụ thể để xúc tiến việc bảo tồn và duy trì nòi giống được nhanh hơn.

Chẳng một lần hồi âm cho ông Ngò, khi có người hỏi thì nhà nghiên cứu tuyên bố trên báo rằng: “Tôi không tranh luận!”. Chính vì thế, thời gian vừa rồi, vét sạch cả tiền, ông Ngò quyết mở dăm cái triển lãm nhỏ ảnh rùa Hồ Gươm để bà con biết rõ hơn. Đông nườm nượp! Tây ngơ ngác đã đành, dân ta cũng há hốc mồm: “Ơ hay! GS “rùa” bảo chỉ còn một “cụ” thôi cơ mà. Chả nhẽ có hẳn mấy “cụ” thế này...”. Câu trả lời chính xác nhất, có lẽ đành dành cho các “cụ” rùa.

Thân,

NA

Cách đây vài năm, nhiều người quan tâm tới Cụ Rùa Hồ Gươm hẳn vẫn còn nhớ cuộc "bút chiến" giữa Phó giáo sư Hà Đình Đức và nhà giáo Lưu Đức Ngò- hai người được mệnh danh là "nhà rùa học". Ông Lưu Đức Ngò - người sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều góc độ, thời điểm khác nhau đã khẳng định ở hồ Gươm có ít nhất năm cụ rùa, trong khi đó Phó giáo sư Hà Đình Đức thì luôn bảo vệ cho quan điểm của mình: Chỉ có một Cụ Rùa duy nhất ở Hồ Gươm.

Vậy là càng rõ hơn, cụ Đức nói là "Chỉ có 1 cụ rùa duy nhất ở Hồ Gươm" chứ không phải 1 cụ rùa thuộc loại "Rùa Hồ Gươm", nên rốt cuộc vẫn sai. Chắc phải hỏi lại cụ cho chính xác cái thông tin Posted Image

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ cứ cố bào chữa cho cụ Đức đấy thôi. Vì cái cụ rùa mà cụ Đức khẳng định có tên là Rùa Hồ Gươm cụ ấy còn chưa nêu ra được đặc điểm riêng, còn đang cãi nhau đối chiếu với mấy con bên Thượng Hải, Đồng Mô, thì cứ tạm thời coi như bất cứ con rùa lớn nào (giống rùa khổng lồ) đang bơi trong Hồ Gươm kia đều là Rùa Hồ Gươm hết (tất nhiên giống rùa đỏ phá hoại ai cũng biết rồi cũng đang sống trong đó thì ngoài lề). Người dân cũng chỉ biết đến đấy thôi mà.

Chỉ dựa trên bài viết "Người bị rùa Hồ Gươm 'vật'" thì bản thân NA thấy tinh thần vì chân lý của cụ Ngò rất hay, mà cụ Đức thì thấy chán quá. Hy vọng các cụ cũng già hết rồi, bắt tay nhau cùng làm việc cho sớm tôn vinh 1 báu vật sống của tinh thần. Lúc đó mới mong có 1 chính sách cụ thể để xúc tiến việc bảo tồn và duy trì nòi giống được nhanh hơn.

Thân,

NA

Vậy là càng rõ hơn, cụ Đức nói là "Chỉ có 1 cụ rùa duy nhất ở Hồ Gươm" chứ không phải 1 cụ rùa thuộc loại "Rùa Hồ Gươm", nên rốt cuộc vẫn sai. Chắc phải hỏi lại cụ cho chính xác cái thông tin Posted Image

Thân,

NA

Nguyên Anh thân mến.

Đây là chuyện nhỏ như con thỏ mà. Hơi đâu mà bênh cụ này , làm mất lòng cụ kia làm gì. Hồ Gươm có 1 con rùa thuộc loài rùa Hồ Gươm, rồi còn những loài rùa khác tuy cũng gọi bằng cụ, nhưng khác giống. Cứ thế đi. Cho nó vui vẻ. Hi.

Miễn là nước Hồ Gươm vẫn xanh trong mấy trời và các cụ rùa thong dong bơi lội, nhắc lại một thời ngàn xưa văn hiến là được rồi. Đừng để nó đục ngầu những rác, các cụ rùa lở loét thì chán quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên Anh thân mến.

Đây là chuyện nhỏ như con thỏ mà. Hơi đâu mà bênh cụ này , làm mất lòng cụ kia làm gì. Hồ Gươm có 1 con rùa thuộc loài rùa Hồ Gươm, rồi còn những loài rùa khác tuy cũng gọi bằng cụ, nhưng khác giống. Cứ thế đi. Cho nó vui vẻ. Hi.

Miễn là nước Hồ Gươm vẫn xanh trong mấy trời và các cụ rùa thong dong bơi lội, nhắc lại một thời ngàn xưa văn hiến là được rồi. Đừng để nó đục ngầu những rác, các cụ rùa lở loét thì chán quá!

Vâng vâng, đúng thế ạ. Thế đi cho nó mát mẻ Posted Image

Chuyện đời thật thị phi !

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi! Tự Sinh (sự) rồi tự Diệt (dẹp)! No table more!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi! Tự Sinh (sự) rồi tự Diệt (dẹp)! No table more!

Anh đâu có sinh sự với ai đâu? Phản ánh chân lý khách wan mà!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người bị cụ rùa Hồ Gươm 'vật'

Chuyện một vị giáo sư đạo mạo phải xin lỗi ông giáo về hưu Lưu Đức Ngò (thường được gọi là Ngò “rùa”), người chuyên bán ảnh rùa Hồ Gươm lấy tiền làm từ thiện có lẽ ít ai biết.

“Thích rùa cả hay rùa út, cứ 5 nghìn một cụ”. Thoạt nghe thấy phát hoảng, rùa Hồ Gươm - một bảo vật, niềm tự hào Thăng Long mà bị rao bán như thế thì... Nhưng lại gần xem mới biết là người ta rao bán ảnh chụp rùa Hồ Gươm.

“Thủ phạm” của lời rao ấy là ông giáo già về hưu Lưu Đức Ngò, người tự nhận là đại diện, phát ngôn viên cho “hội đồng rùa Hồ Gươm”. Mối lương duyên của ông Ngò với rùa Hồ Gươm như một câu chuyện thần thoại bảng lảng trên sương khói hồ Lục Thuỷ...ư

Bị rùa “vật”

Ông giáo già quê gốc Hưng Yên ngày ngày đi qua Hồ Gươm không nghĩ rằng có một ngày rùa Hồ Gươm lại chọn ông. Hôm ấy là 9.10. 2002, trước ngày kỷ niệm giải phóng thủ đô, bất chợt ông Ngò nhìn thấy rùa Hồ Gươm nổi trên mặt hồ chỉ cách nơi ông đứng 3m.

Posted Image Ông Ngò (trái) hướng dẫn khách du lịch nước ngoài cách nhận biết rùa Hồ Gươm qua ảnh.Không vội vàng, rùa thong thả khua chân tay dạo qua dạo lại như để chờ ông Ngò lắp phim vào con máy ảnh cũ mèm xong, chọn góc độ và chụp. Ngày hôm sau, bức ảnh chụp rùa được người qua lại Bờ Hồ xúm xít tranh nhau xem.

Một ý tưởng nảy sinh, ông Ngò ra hồ thắp hương xin được rửa ảnh chụp “cụ” ra hàng loạt và đạp xe đem bán rong. Ngay trong ngày đầu, số tiền mà ông thu về từ những bức ảnh ấy được hơn 3 triệu đồng.

Đội nắng đội mưa, ông Ngò mang chân dung các cụ đi khắp các nẻo đường để bán, và cũng từ ấy, các cụ rùa trở thành “mẫu” cho ông Ngò chụp ảnh. Sau hơn 8 năm, các tấm ảnh về những lần rùa Hồ Gươm lên mặt nước dạo chơi đã lên tới con số vài trăm, các “cụ” cũng đã “đóng góp” trên trăm triệu đồng cho các quỹ từ thiện.

Một “hợp đồng” lạ lùng giữa ông Ngò với rùa Hồ Gươm ra đời: Bán được bao nhiêu ông giữ một nửa vì còn phải lo cơm áo tương cà. Rùa không trà thuốc, chẳng bia rượu cũng không phải biếu xén lễ lạt ai, thì nửa số tiền ông xin mang đi làm từ thiện...

Đội nắng đội mưa, ông Ngò mang chân dung rùa Hồ Gươm đi khắp các nẻo đường để bán, và cũng từ ấy, rùa Hồ Gươm trở thành “mẫu” cho ông Ngò chụp ảnh.

Sau hơn 8 năm, các tấm ảnh về những lần rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước dạo chơi đã lên tới con số vài trăm, các “cụ” cũng đã “đóng góp” trên trăm triệu đồng cho đủ các loại quỹ từ thiện từ Nam chí Bắc. Hiển nhiên, bản “hợp đồng” thiếu hẳn phần chế tài và sự giám sát kia cũng khiến nhiều người nghi ngờ.

Ông Ngò thật thà: “Vì thế, có lần tôi định ăn gian đấy. Số là, khi tôi đi bán ảnh rùa thì có người lại hỏi mua các loại ảnh chụp Văn Miếu, chùa Một Cột, Lăng Bác… Tiền bán những bức ảnh này thì mình “tham” nên không chia đôi để góp quỹ từ thiện vì mình nghĩ: Ảnh rùa Hồ Gươm thì chia đôi, còn ảnh khác thì mình cứ “xơi” cả. Hình như các “cụ” ấy biết, nên “vật” cho tôi một phát, nằm liệt mất cả buổi, khiếp quá. Lừa người được, lừa mình cũng được, nhưng lừa các “cụ” thì liệu chừng!”.

“5 anh em siêu nhân”

Mấy ngày gần đây, sau khi một “cụ” rùa đã được người ta đưa vào bể để chữa trị thì vẫn thấy mấy vệt tăm lớn trên mặt nước Hồ Gươm. Xem tất cả các bức ảnh về rùa Hồ Gươm của ông Ngò mới thấy việc tìm kiếm thêm các cá thể rùa nữa là có lý.

Qua ảnh của ông Ngò thì có ít nhất 5 “cụ” ở Hồ Gươm. Đặc điểm rõ ràng: Rùa cả sống mũi nhô cao, rùa hai có cục thịt thừa trên đầu, rùa ba thì hàm dưới bị sứt, rùa bốn trên đầu có đốm trắng hình tròn, rùa năm có đầu màu vàng.

Thật ra, tình yêu với rùa Hồ Gươm của ông Ngò cũng có sự cực đoan. Nhưng yêu phải cực đoan, nó mới hay. Yêu nhau mà dẫn đến chỗ chết người là cực đoan nhưng có ai dám bảo tình yêu Romeo - Juliet là không đẹp đâu.

Ông Ngò kể, có lần ông vô tình đọc được trên báo ý kiến của GS Hà Đình Đức, rằng rùa Hồ Gươm chỉ có 1... Bức xúc, ông đã mang ảnh đến tận nhà, tận trường nơi GS Đức giảng dạy, cả thảy 3 lần đều không có hồi âm dù lần nào ông Ngò cũng cẩn thận để lại bức thư nội dung tóm lược như sau: Thưa GS! Tôi có một số tư liệu về các cụ rùa, muốn cung cấp cho GS vì với tôi thì các bức ảnh ấy chỉ có giá trị kinh tế, GS có kiến thức sâu rộng, vì vậy những bức ảnh này có lẽ sẽ có giá trị hơn cho mọi người, cho GS và cho các cụ rùa nếu GS để tâm...

Chẳng một lần hồi âm cho ông Ngò, khi có người hỏi thì nhà nghiên cứu tuyên bố trên báo rằng: “Tôi không tranh luận!”. Chính vì thế, thời gian vừa rồi, vét sạch cả tiền, ông Ngò quyết mở dăm cái triển lãm nhỏ ảnh rùa Hồ Gươm để bà con biết rõ hơn. Đông nườm nượp! Tây ngơ ngác đã đành, dân ta cũng há hốc mồm: “Ơ hay! GS “rùa” bảo chỉ còn một “cụ” thôi cơ mà. Chả nhẽ có hẳn mấy “cụ” thế này...”. Câu trả lời chính xác nhất, có lẽ đành dành cho các “cụ” rùa.

Giáo sư phải xin lỗi

Về chuyện có 5 hay 1 rùa tại Hồ Gươm thì chính GS Hà Đình Đức đã phải xin lỗi ông Ngò. Chuyện là thế này, một chiều chớm thu lành lạnh mà ông Ngò mặt đỏ gay, mồ hôi đầm đìa (vì đạp xe) lên tòa soạn Báo NTNN gặp tôi. Rồi như liên thanh, ông bảo: “Bác GS Hà Đình Đức xúc phạm tôi thế này, anh bảo thế có được không?”.

Posted Image GS Hà Đình Đức (phải) và ông Lưu Đức Ngò tại cuộc gặp ngày 29.8. 2007.Loanh quanh có mỗi chuyện ông Ngò bảo có ít nhất 5 “cụ” rùa Hồ Gươm, GS Đức bảo: “Mỗi cụ!”, thế là cãi nhau. GS lại còn lên báo bảo nhà người ta vốn là giáo viên dạy văn hẳn hoi rằng: “Phát biểu ba lăng nhăng”, “Nhảm nhí”...

Uất ức, không cãi lại được vì không phải nhà khoa học, ông Ngò lên hỏi ý kiến tôi. Tôi bảo: Kiện ra toà! Tội xúc phạm người khác. Ngay chiều hôm ấy, ông Ngò hớn hở lên cơ quan báo với tôi: “Tòa án Nhân dân quận Hai Bà Trưng nhận đơn kiện rồi, tôi vừa nộp 50.000 đồng án phí xong”.

GS Đức chắc cũng e ngại về danh dự khoa học một đời của mình, chưa kể nếu thua kiện mà ông Ngò lại chơi bài “Tổn hại uy tín của em, em bị thất thu vì mọi người tin lời bác không mua ảnh cụ rùa của em nữa, bác phải đền...” thì càng mệt hơn. Vì những lẽ ấy nên mới có cuộc gặp mặt lịch sử ngày 29.8.2007, ông Đức xin lỗi ông Ngò, bằng văn bản hẳn hoi. Họ lại còn bắt tay nhau chụp ảnh kỷ niệm...

(Theo Dân Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cụ Rùa không mắc trọng bệnh

(Dân trí) - “Qua phân tích ADN cho thấy cụ Rùa không mắc trọng bệnh bên trong cơ thể. ADN cũng cho thấy Rùa hồ Gươm là loài mới ở Việt Nam và khác hẳn loài rùa mai mềm ở Thượng Hải, Trung Quốc”, Tiến sĩ Bùi Quang Tề, trưởng nhóm chữa bệnh cho cụ Rùa, cho biết.

>> Khẩn cấp cứu cụ Rùa Hồ GươmTheo Tiến sĩ Tề, phác đồ điều trị đưa ra trước đây hoàn toàn chính xác với tình hình sức khỏe của cụ Rùa hiện nay. “Phác đồ điều trị gồm 9 bước như dự kiến ban đầu rất chuẩn để chữa bệnh cho cụ Rùa. Cũng có một vài ý kiến cho rằng cần thay đổi một chút phác đồ nhưng tôi nghĩ chưa cần thiết”, ông Tề nói.

Posted Image

Trong "giường bệnh", sức khỏe cụ Rùa tiến triển tổt

Theo Tiến sĩ Tề, qua mấy ngày điều trị sức khỏe của cụ Rùa rất tốt. Cụ Rùa ăn khỏe, còn những vết thương ngoài da đã khô. Đến giờ cũng chưa phát hiện cụ bị viêm phổi.

Kết quả phân tích ADN ở những phòng thí nghiệm tốt nhất Việt Nam cho thấy, bên trong cơ thể cụ Rùa không có trọng bệnh. “ADN cho thấy 90% những phán đoán ban đầu của chúng tôi về tình hình sức khỏe cụ Rùa là đúng. Và từ mẫu ADN các nhà phân loại học cũng cho biết, đây là loài mới ở Việt Nam, khác hẳn với loại rùa mai mềm ở Thượng Hải, Trung Quốc như nhiều người nghĩ”, Tiến sĩ Tề hồ hởi thông báo.

Theo Tiến sĩ Tề, những loại thuốc dùng để chữa trị cho cụ Rùa như thuốc rửa vết thương, thuốc kháng khuẩn đều sản xuất ở Việt Nam và do bác sĩ trong nước điều trị cho cụ. “Sức khỏe cụ Rùa không còn lo ngại, khoảng 1 tuần nữa có thể "xuất viện"”, ông Tề vui vẻ nói.

Điều ông Tề quan ngại nhất hiện nay không phải là sức khỏe của cụ Rùa mà là môi trường nước trong hồ Gươm. Vì nước trong hồ hiện nay có nhiều loại tảo và nấm độc có thể gây hại cho cơ thể cụ Rùa sau khi thả về môi trường tự nhiên. Lượng bùn dưới đáy hồ cũng rất lớn, khó có thể nạo vét xong trong thời gian ngắn.

“Nếu môi trường hồ không được cải thiện, chúng tôi cương quyết không thả cụ Rùa ra bên ngoài”, ông Tề nói và cho biết cụ Rùa đã già nên bị lão hóa, nhiều phần trong cơ thể cụ thay đổi sắc tố chuyển sang màu trắng nên việc điều trị để đưa về màu xanh xám là rất khó.

Phác đồ điều trị cho cụ Rùa gồm 9 bước:

Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết (đã tiến hành từ trước đến giờ) Bước 2: “Đánh bắt” rùa lên cạn Bước 3: Đưa rùa vào bể xử lý bệnh, đủ lượng nước sạch, phù hợp để tránh gây sốc do thay đổi điều kiện sống của rùa Bước 4: Lấy mẫu bệnh phẩm để tìm tác nhân gây bệnh. Quá trình này cũng cần kết hợp phân loại hình thái, xác định giới tính, thu mẫu ADN để có các hoạt động nghiên cứu sau này. Bước 5: Xử lý các vết thương cho rùa và dùng bài thuốc an toàn đã được kiểm chứng sơ bộ. Bước 6: Phân tích tác nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị. Bước 7: Quyết định chủng loại thuốc, tính toán liều lượng thuốc cần dùng và lên phác đồ chữa trị. Bước 8: Sau khi kết thúc dùng thuốc, đưa rùa ra bể nuôi dưỡng một thời gian (tùy thuộc vào các điều kiện thực tế) để tiếp tục theo dõi. Bước 9: Trả rùa về hồ sau khi đã làm sạch môi trường theo phương án 1.

Quang Phong

Edited by Thùy Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng một lần hồi âm cho ông Ngò, khi có người hỏi thì nhà nghiên cứu tuyên bố trên báo rằng: “Tôi không tranh luận!”. Chính vì thế, thời gian vừa rồi, vét sạch cả tiền, ông Ngò quyết mở dăm cái triển lãm nhỏ ảnh rùa Hồ Gươm để bà con biết rõ hơn. Đông nườm nượp! Tây ngơ ngác đã đành, dân ta cũng há hốc mồm: “Ơ hay! GS “rùa” bảo chỉ còn một “cụ” thôi cơ mà. Chả nhẽ có hẳn mấy “cụ” thế này...”. Câu trả lời chính xác nhất, có lẽ đành dành cho các “cụ” rùa.

Lẽ thường ở đời ngưới ta cứ chắm bẩm vào cái marque giáo sư nọ, tiến sĩ kia, nhà nghiên cứu này nói...là coi như oke rồi, coi như chân lý rồi. Vì vậy, mê tín trông khoa học là vậy.

Uất ức, không cãi lại được vì không phải nhà khoa học, ông Ngò lên hỏi ý kiến tôi. Tôi bảo: Kiện ra toà! Tội xúc phạm người khác. Ngay chiều hôm ấy, ông Ngò hớn hở lên cơ quan báo với tôi: “Tòa án Nhân dân quận Hai Bà Trưng nhận đơn kiện rồi, tôi vừa nộp 50.000 đồng án phí xong”.

GS Đức chắc cũng e ngại về danh dự khoa học một đời của mình, chưa kể nếu thua kiện mà ông Ngò lại chơi bài “Tổn hại uy tín của em, em bị thất thu vì mọi người tin lời bác không mua ảnh cụ rùa của em nữa, bác phải đền...” thì càng mệt hơn. Vì những lẽ ấy nên mới có cuộc gặp mặt lịch sử ngày 29.8.2007, ông Đức xin lỗi ông Ngò, bằng văn bản hẳn hoi. Họ lại còn bắt tay nhau chụp ảnh kỷ niệm...

Bác Ngò không phải là nhà khoa học, nhưng bằng chứng và phương tiện chứng minh cho lẽ thật là thật. Như vậy cũng khoa học chứ nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm tranh luận về Rùa Hồ Gươm

Rùa ở Hồ Hoàn Kiếm được coi là chủng loại rùa mai mềm nước ngọt lớn nhất thế giới. Trên thế giới hiện nay chỉ còn bốn cá thể của loại rùa này đang được biết đến, hai con ở sở thú Trung Quốc và hai đang ở Việt Nam.

Là loại rùa được coi là hiếm quý, có nguy cơ tuyệt chủng cao cho nên các nhà khoa học quốc tế, các quỹ nghiên cứu bảo tồn đang theo dõi kỹ các hoạt động nghiên cứu để cứu loài rùa này.

Trong lúc đó, tại Việt Nam được “vinh dự” có loài rùa này nằm trong địa bàn cư trú tự nhiên nhưng lại cố tình cách ly và độc quyền làm chủng loại riêng đã ít nhiều làm nhiễu loạn nghiên cứu, gây nên những thiệt thòi đáng kể cho các nỗ lực hợp tác nghiên cứu để bảo tồn động vật quý hiếm trong giới khoa học Việt Nam.

Cứ xem cảnh các nhà khoa học trứ danh về rùa đổ về Trung Quốc để tạo điều kiện phối hợp cho hai con rùa còn lại mới thấy rằng khoa học bảo tồn Việt Nam đã tự mình đánh đánh mất ưu thế.

Hai con rùa còn sót lại ở Trung Quốc đã được cộng đồng khoa học chăm sóc đặc biệt thì trong lúc đó rùa ở Hồ Gươm ở trong một sinh cảnh hết sức đặc biệt lại phải vật vờ ở trong điều kiện dơ bẩn, phải ăn cả xác động vật chết.

Nguồn gốc chủng loại

Được mệnh danh là loài Gấu Trúc dưới nước (Thuỷ Trung Đại Hùng Miêu) ở Trung Quốc, cho nên mọi nghiên cứu khoa học về loại rùa này đều rất nghiêm túc. Đặc tính của loài rùa này được xem là an nhiên tự tại, có thần thái riêng biệt như thi ca miêu tả như là thần ngoan (có nghĩa rùa thần để chỉ loài vật này) và lại khả ái như loài Panda trong hồ nước cho nên gây thu hút sự quan tâm của công chúng.

Ở Việt Nam, “rùa thần” cũng gây ấn tượng như thế trong sách sử nhưng ở xã hội ngày nay lại có dấu hiệu bất thường về sự sùng bái tuỳ tiện đến độ mê tín. Mới đây đài BBC đã phỏng vấn nhà “rùa học” Hà Đình Đức, người đã buộc ký giả BBC, Xuân Hồng phải gọi rùa bằng cụ mới chịu trả lời về những quan sát của mình.

Ông này cố tình phủ nhận loài rùa này có liên hệ với chủng loại Bấm Rafetus swinhoei đang được nghiên cứu sâu rộng ở Trung Quốc với những lý do mang tính truyền thuyết, hình thái (quan sát bằng cách đứng bên hồ Gươm) mà không có cơ sở khoa học cốt lõi làm dẫn chứng.

Hà Đình Đức muốn đặt rùa Hồ Gươm thành một chủng loại riêng lấy tên khoa học là Rafetus leloii, với dụng ý dùng tên Lê Lợi làm danh pháp. Tuy nhiên, hiện nay Bấm cộng đồng khoa học thế giới không thừa nhận mà vẫn coi rùa ở hồ Hoàn Kiếm thuộc chủng loại Rafetus swinhoei của lưu vực Trường Giang và Hồng Hà (Sông Hồng)

Có phải là rùa không?

Có nhiều người cho rằng không nên gọi là rùa mà là con giải. Thực sự trong tiếng tiếng Trung Quốc, người ta gọi con này là Ban Miết. Người xưa thường gọi nó trong thi ca là Lại Đầu Ngoan (ba ba chốc đầu). Do đó, khi chuyển ngược lại tiếng Hán, loại rùa da trơn có vỏ mai mềm (Miết, Ngoan) này không được xếp vào hàng tứ linh của các loài Long, Lân, Quy, Phụng vì nó không phải là Quy về mặt danh xưng.

Tuy Ban Miết hay Ngoan vẫn thuộc về họ rùa (quy loại) và các từ Quy, Ngoan, Miết khi dịch sang tiếng Việt đều gộp chung lại là rùa thì cũng không có gì sai nhưng nói ngược rùa Hồ Gươm là quy, rồi thì Kim Quy tức là đánh tráo khái niệm.

Như đã nói trên, loài rùa này thời xưa sống ở lưu vực Trường Giang và Hồng Hà (Sông Hồng) phía bên Trung Quốc và cả Việt Nam. Khi dịch sang tiếng Anh, người ta gọi là rùa Thượng Hải vì thời xưa được nuôi thả trong các ao hồ thuỷ tạ ở Tô Châu, Hàng Châu lưu lại dấu ấn trong sử sách. Chính vì tiếng Anh đã gọi là rùa Thượng Hải, hay rùa Trung Hoa có lẽ đó là điều đã làm những người Việt Nam như ông Hà Đình Đức vốn tôn sùng sự tích rùa ở hồ Hoàn Kiếm cảm thấy mặc cảm nên muốn tạo chủng loại riêng, rùa Hồ Gươm.

Nhưng thử so sánh hình thái của đôi rùa còn lại ở Trung Quốc khi chiếu trên đài truyền hình PBS ở Mỹ với rùa ở hồ Hoàn Kiếm qua các video cận cảnh thì không có sự sai biệt nào về hình thái như ông Hà Đình Đức tuyên bố.

Xét cho cùng, nhận thức của ông Hà Đình Đức hoàn toàn do tình cảm cá nhân chi phối, không mang một lợi ích nào trong tinh thần hợp tác và bảo tồn di sản này về mặt quốc tế. Nguy hiểm, hơn tinh thần “tự thiêng liêng hóa” như thế này thì sẽ tạo nên sự cô lập trong nghiên cứu dẫn đến việc nhà khoa học Việt Nam bị đánh giá thấp hứng chịu nhiều thiệt thòi.

Sự tích trong thơ văn Trung Quốc

Rùa này đã có trong văn hóa dân gian Trung Quốc và cả Việt Nam như là một loại nghệ thuật hoa viên đình tạ. Với tên gọi “Ban Miết” hay là “Lại Đầu Ngoan”, trong thư tịch Hán ngữ, loại rùa như thế này được làm đối tượng miêu tả rất nhiều về cảnh vật mang nhiều chất an nhiên tự tại, linh tính của cảnh hồ.

Các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc như Hồng Lâu Mộng và Tây Sương Ký đều có nhắc đến loại rùa này nhằm miêu tả tâm trạng cô đơn của con người đối với cảnh vật.

Một bài thơ trong sách của Cố Lộc đời nhà Thanh đã tả về loại động vật này ở hồ phóng sanh trong Tây Viên Tự như sau:

Posted Image

西園觀神黿

九曲紅橋花影浮,

西園池內碧如油。

勸郎且莫投香餌,

好看神黿自在游

Tây Viên Quán Thần Ngoan

Cửu khúc hồng kiều hoa ảnh phù

Tây viên trì nội bích như du

Khuyến lang thả mạc đầu hương nhị

Hảo khán thần ngoan tự tại du

Có nghĩa là:

Xem rùa thần ở Tây Viên

Chín khúc cầu hồng hoa ảnh trôi

Vườn Tây xanh nước váng như dầu

Khuyên chàng đừng ném mồi thơm ngọt

Để thấy rùa thần tự tại bơi

Cũng như truyền thuyết rùa ở hồ Hoàn Kiếm, Việt Nam, tương truyền đôi “rùa thần” trong hồ phóng sanh ở Tây Viên Tự, Tô Châu vẫn còn nhìn thấy đến năm 2007.

Rõ ràng, ngày xưa người Trung Quốc đã biết thả rùa trong hồ, cho ăn cả bánh ngọt và miêu tả cảnh con rùa bơi “tự tại” trong nước xanh như váng dầu. Điều này có sự trùng hợp với thực tế qua sự xuất hiện của rùa ở hồ Hoàn Kiếm, cũng có những lớp tảo xanh như váng dầu .

Có thể nào váng tảo xanh như dầu trong Lục Thuỷ Hồ (tên gọi của hồ Hoàn Kiếm) nhưng cũng có thể là sinh cảnh đặc biệt cho loài rùa này vào những lúc rùa xuất hiện. Đây cũng là đặc điểm cần nghiên cứu.

Không đưa rùa ra khỏi hồ Gươm

Posted Image

Rùa khổng lồ tại Hồ Gươm có nhiều vết thương trên mình

Thu thập từ các chứng cứ khoa học hiện đại cộng với thư tịch cũ thì thấy rằng rùa này phải ở Hồ Gươm mới là thích hợp nhất vì đó là sinh cảnh hoàn thiện nhất đã gắn bó cả trăm năm.

Chưa nói đến, đây là môi trường bán thiên nhiên, nhưng vẫn cho phép các nhà khoa học tiếp cận dễ dàng nếu có nhân lực nghiên cứu túc trực như ở Trung Quốc.

Mọi biện pháp can thiệp khi chưa có tiền đề khoa học làm dẫn chứng đều là sự mạo hiểm có thể giết chết rùa như một vài trường hợp đã xảy ra ở sở thú Trung Quốc.

Cũng nên nói điều đáng tiếc là những con rùa loại lớn này đã bị giết trong ký ức cuối cùng cũng ngay tại Hồ Gươm, bị đâm bởi xà beng và giết thịt vào thập niên 60 khi người ta chọn Hồ Gươm làm nơi nuôi cá nông nghiệp.

Rùa đã sống ở đây cả trăm năm, một sớm một chiều huy động gần cả trăm người náo loạn sẽ tạo đột biến về sinh thái. Hiện nay, nếu xem người Trung Quốc đối xử với hai con rùa mới thấy hành động đánh bắt ồn ào của Việt Nam thật đáng thẹn thùng.

Trong lúc, người ta có thể tạo cả hàng chục cây số vuông núi rừng để tạo môi trường sống cho gấu trúc. Không có lý do gì mà Việt Nam không tạo được sinh cảnh Hồ Gươm là chỗ dung thân cho rùa.

Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam vẫn chưa thống nhất phương án chữa trị cho rùa bằng cách nào vì giống rùa có sức đề kháng cao, sức mạnh vô song của loài bò sát khổng lồ, sống trong môi trường hoang dã, có thể nhịn ăn hàng tháng, chịu viêm nhiệt ôn hàn vào mức kỷ lục của các loài động vật, thế thì có thuốc nào mà trị bệnh cho được?

Do đó đưa rùa ra khỏi hồ Hoàn Kiếm để đi trị bệnh là một quyết định phản khoa học.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một cây viết tự do hiện sống tại Philadelphia, Hoa Kỳ. Quý vị có thể xem thêm hình rùa Hồ Gươm trên trang của Bấm Mạng lưới Bảo tồn Rùa châu Á và đọc thêm Bấm Thảo luận về Rùa Hồ Gươm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả cho rằng: Tiếng Việt duy nhất chỉ có một từ rùa, so với tiếng Trung Quốc đến vài ba từ. Tôi thấy cần phải đính chính lại điều này:

* Rùa, giải, baba, thuồng luồng, vip, trong tiếng Việt mô tả các loài khác nhau có mai. Một loài lại phân biệt ra nhiều chủng loại. Đại để vậy.

* Việc tác giả cho rằng đưa rùa ra khỏi hồ là không khoa học.

Tôi nghĩ rằng trong điều kiện hiện nay, đây là biện pháp tốt nhất. Sau đó làm sạch Hồ Gươm và đưa cụ Rùa trở lại. Thực tế việc chữa trị cho cụ Rùa đang tiến triển. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng: Những ý kiến như của tác giả có giá trị tham khảo. Cá nhân tôi vẫn tán thành việc rước các cụ Rùa bị bệnh bằng phương pháp đã làm. Vì ngôn ngữ bất đồng nên đó là phương pháp tốt nhất. Chứ nếu mời được cụ lên thì tốt quá rồi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có 'Tam đại đồng đường' nhà Rùa ở Hồ Gươm?

Cập nhật lúc 11/04/2011 11:00:00 AM (GMT+7)

Trong khi "cuộc chiến" tranh luận về hồ Gươm có bao nhiêu Cụ Rùa vẫn đang hồi "gay cấn" thì ông Lưu Đức Ngò- người luôn cho rằng Hồ Gươm có nhiều Cụ Rùa, và cũng là người đang sở hữu hàng trăm bức ảnh về Cụ Rùa đã mang đến tòa soạn một số ảnh "độc" về các Cụ Rùa với lời khẳng định có một "Gia đình Rùa" tam đại đồng đường đang sinh sống ở dưới Hồ Gươm.

Gần 10 năm rong ruổi bên hồ Gươm và chụp ảnh Cụ Rùa, ông giáo về hưu Lưu Đức Ngò đã có rất nhiều chuyện để kể. Và ông luôn kể câu chuyện của mình bằng những bức ảnh. Cách đây vài năm, ông chính là người gây "sốc" với bộ ảnh "5 anh em nhà rùa".

Bức ảnh "độc" 2 Cụ Rùa cùng nổi

Posted Image

Ảnh 2

Theo ông Ngò, Hồ Gươm có ít nhất 5 Cụ Rùa. Rùa cả có sống mũi nhô cao (ảnh 1) , rùa hai có cục thịt thừa trên đầu (ảnh 2), rùa ba hàm dưới bị sứt (ảnh 3), rùa bốn trên đầu có đốm trắng hình tròn (ảnh 4), rùa năm đầu có màu vàng, bên mép có nhiều nếp nhăn. Theo ông Ngò, Cụ Rùa này có đặc điểm khác biệt rõ nét nhất so với Cụ Rùa đang được chữa trị (ảnh 5). Thậm chí, có lần, ông Ngò còn chụp được một "Cụ" rùa nhí, theo ước tính của ông, đường kính mai của "cụ" này to bằng một bánh của xe đạp mini.

Posted Image

Ảnh 1

Tuy nhiên, trong số những bức ảnh mà ông Ngò mang đến Đại Đoàn Kết, có một bức vẫn "độc" hơn cả, đó là bức ảnh ghi lại khoảnh khắc 2 Cụ Rùa cùng nổi. Bức ảnh ghi lại cảnh một Cụ Rùa đang nổi trong một vòng xoáy nước và ngay sát cạnh cụ này là một vòng xoáy nước to không kém.Ông Lưu Đức Ngò giải thích, khi trông thấy hai cụ nổi, tôi vội vàng đưa máy ảnh lên chụp, vào đúng khoảnh khắc tôi bấm máy, rất tiếc một cụ lại tụt xuống. Nhưng nhìn vào 2 vệt xoáy nước trên ảnh có thể thấy là bằng nhau, điều này chứng tỏ hai cụ có trọng lượng tương đương nhau và chỗ hõm cụ thứ 2 tụt xuống, nước vẫn chưa tràn vào. " Bức ảnh này có thể xem là một minh chứng rõ ràng nhất cho câu trả lời hồ Gươm có ít nhất 2 Cụ Rùa", ông Ngò khằng định.

Posted Image

Ảnh 3

"Nhà Rùa ở phía tây Tháp Rùa"

Qua những lần theo dõi Cụ Rùa nổi, ông Ngò khẳng định rằng "nhà " của "gia đình nhà rùa" nằm ở phía tây Tháp Rùa, bởi vì lần nào các cụ cũng nổi từ phía tây. Ông Ngò cũng nhẩm tính, 10 năm qua, các cụ đã bò lên khu vực Tháp Rùa 5 lần. Lần thứ nhất Cụ Rùa bò lên khu vực Tháp Rùa phơi nắng là vào năm 2000, năm 2005 các cụ bò lên 2 lần, năm 2006, 2007 đều bò lên và lần nào ông cũng có cơ may ghi lại những khoảnh khắc hiếm hoi ấy.

Posted Image

Ảnh 4

Hiện công việc chữa trị cho Cụ Rùa được đưa lên ngày 3-4, vẫn đang được các bác sĩ tiến hành. Cụ Rùa này nặng khoảng gần 169 kg. Tuy nhiên, ông Ngò cho rằng, một Cụ Rùa mà ông chụp được trong lần bò lên khu vực Tháp Rùa nặng khoảng gần 300kg. Để chứng minh, ông Ngò đưa ra bức ảnh một người đàn ông đang sờ tay lên mai Cụ Rùa. Người đàn ông này ngồi ở phía đuôi của cụ, và anh ta nặng khoảng 60kg mà chỉ bằng 1/5 so người cụ.

Posted Image

Ảnh 5

Vài trăm bức ảnh về Cụ Rùa và mỗi bức ảnh lại có một câu chuyện khác nhau, ông Ngò thực sự đã có một bộ sưu tập ảnh đồ sộ về "gia đình nhà Rùa". Vì thế, rất nhiều người còn biết đến ông với những cuộc triển lãm ảnh Cụ Rùa ở Hà Nội, Hưng Yên, thậm chí ông còn "mang" Cụ Rùa đến cả những Trại điều dưỡng thương bệnh binh ở Bắc Ninh, Hà Nam...Sau những cuộc triển lãm ấy, ông thầy giáo già này lại trở về, lóc cóc đạp xe đi bán ảnh Cụ Rùa. Tích cóp từng ngày, những bức ảnh rùa ấy chẳng ngờ lại đem về cho ông số tiền hàng chục triệu, ông đã đem một nửa làm từ thiện, nửa còn lại ông "xin" Cụ rùa để lo cơm áo...

Posted Image

Cụ Rùa bò lên Tháp Rùa ngày 14-3-2000, ước chừng nặng gần 300kg

Posted Image

Một Cụ Rùa đang nổi trong vòng xoáy nước và ngay sát cạnh cụ này là một vòng xoáy nước to không kém

Tiến sĩ Bùi Quang Tề, trưởng nhóm chẩn đoán và điều trị cho Cụ Rùa hồ Gươm, cho biết, sau một tuần điều trị, sức khỏe cụ ngày càng tiến triển. Cụ Rùa chỉ có biểu hiện của bệnh ngoài da do nấm và vi khuẩn,không có dấu hiệu của bệnh viêm phổi hay những bệnh nghiêm trọng khác. Về việc xác định giới tính của Cụ Rùa, các bác sĩ đưa ra chuẩn đoán là cá thể cái. Nhưng để có kết luận chắc chắn về giới tính của cụ Rùa, theo ông Tề vẫn cần chờ kết quả xét nghiệm ADN hoặc giải phẫu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://phunutoday.vn/quanbatam/201104/Chuyen-rua-Ho-Guom-va-nen-khoa-hoc-bo-ngua-1987062/

Chuyện rùa Hồ Gươm và nền khoa học bò ngửa

20 năm nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, PGS Đức đã có 2 công trình khoa học và đều được hội đồng nghiệm thu đánh giá là xuất sắc. Chỉ có điều, nó không mang lại cho cộng đồng bất cứ thông tin khoa học nào đáng kể.

Câu chuyện về rùa hồ Hoàn Kiếm mấy bữa nay ồn ào trở lại trên trang nhất nhiều tờ báo khi có thông tin không phải chỉ có một “cụ” rùa. Vậy, cuối cùng thì trong hồ Gươm còn bao nhiêu “cụ” rùa? Phó Giáo sư Hà Đình Đức vẫn khăng khăng chỉ 1, ông Trưởng Ban chỉ đạo bắt rùa của thành phố bảo ít nhất còn 2, ông thợ ảnh tên Ngò bảo phải còn 5, 6…

Có lẽ trên thế giới hiếm quốc gia nào may mắn như nước ta khi truyền thuyết lịch sử được tự nhiên ban cho một linh vật sống để lưu truyền như con rùa Hồ Gươm và ông vua Lê Lợi. Lẽ ra, một huyền tích lung linh như vậy sẽ phải được trân trọng nghiên cứu và bảo tồn. Song, thay vì thế, những con rùa Hồ Gươm, dù là một cá thể sống, nhưng luôn bị coi là vật thờ và hầu như chỉ tồn tại trong niềm sùng kính dân gian. Ngay cả người được coi là “nhà rùa học”, chuyên gia số 1 về rùa Hồ Gươm là PGS Hà Đình Đức, một nhà khoa học có học hàm, học vị, thì sự quan tâm nghiên cứu con rùa Hồ Gươm cũng chỉ bằng yếu tố tình cảm.

Nói rằng PGS Đức chỉ quan tâm đến rùa Hồ Gươm bằng tình cảm của một người Thanh Hóa kính ngưỡng Lê Lợi, hẳn sẽ làm ông buồn, thậm chí là giận. Bởi lẽ, ít nhất cũng đã 20 năm rồi ông nghiên cứu rùa, chụp tới 300 bức ảnh, hàng ngàn giờ quay phim và quan sát, viết hàng trăm bài báo, thậm chí bảo vệ hẳn 2 công trình nghiên cứu khoa học cấp thành phố về rùa Hồ Gươm. Với bề dày nghiên cứu như vậy mà chỉ thừa nhận tình cảm và ngày công của ông đối với rùa mà không nhắc đến thành quả nghiên cứu khoa học của ông thì quả là quá đáng. Tuy nhiên, công bằng mà nói, công sức lao động của ông quả đáng được ghi nhận, nhưng thành quả khoa học thì…

20 năm nghiên cứu của PGS Đức mang đến cho ông một tấm giấy chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho người có nhiều bài viết về Rùa Hồ Gươm nhất nước. Song, những bài viết ấy không mang lại cho cộng đồng bất cứ thông tin khoa học nào đáng kể về con rùa Hồ Gươm. Thậm chí, con rùa mà theo ông là cá thể duy nhất ở Hồ Gươm mà ông đặt tên là rùa Lê Lợi, là đực hay cái thì ông cũng không biết.

Nói rằng PGS Đức chỉ là một người yêu rùa chứ không phải nhà nghiên cứu rùa học, hẳn sẽ bị phản đối. Ít ra ông cũng đã có tới 2 công trình khoa học về rùa Hồ Gươm. Công trình thứ nhất có tên: Nghiên cứu sơ bộ hiện trạng Hệ sinh thái Hồ Gươm, nhằm bảo tồn và phát triển đàn rùa quý và cải thiện cảnh quan môi trường được nghiệm thu năm 1993. Công trình thứ hai có tên: Nghiên cứu hình thái, sinh thái loài Rùa Hồ Gươm, tình trạng chất lượng nước, hệ vi tảo Hồ Gươm,nhằm bảo tồn, phát triển đàn rùa quý và cải thiện cảnh quan môi trường, được nghiệm thu một năm sau đó.

Cả 2 công trình đều được hội đồng nghiệm thu đánh giá là xuất sắc. Có điều, từ khi được bảo vệ, những đề tài khoa học này chẳng giúp được gì cho rùa Hồ Gươm.

20 năm qua, kể từ khi PGS Hà Đình Đức nghiên cứu rùa thì đời sống của nó mỗi ngày một tệ hơn. Và, điều khiến “cụ” rùa được quan tâm, cứu chữa như bây giờ không phải là những nỗ lực của những nhà khoa học như PGS Đức, mà là những con rùa tai đỏ, giống sinh vật ngoại lai đang bị truy nã trên phạm vi toàn quốc. Chính sự xuất hiện của những con rùa tai đỏ chứ không phải các công trình khoa học được công bố khiến dư luận quan tâm đến “cụ” Rùa. Đó là một sự trớ trêu với số phận rùa thiêng. Và không chỉ với con rùa, đó còn là một sự thật trớ trêu đối với nền khoa học Việt Nam.

Trở lại với 2 công trình nghiên cứu khoa học của PGS Hà Đình Đức. Vì sao nó không được ứng dụng để cải thiện đời sống và bảo vệ “cụ” rùa? Phải chăng là bởi nó không có giá trị khoa học để ứng dụng? Nếu vậy, sao những công trình đó lại được nghiệm thu, thậm chí được đánh giá là xuất sắc? Lẽ ra, đây là một câu hỏi đáng để quan tâm và suy nghĩ. Song, thực tế, việc những công trình khoa học được nghiên cứu, bảo vệ rồi lãng quên vốn đã là bình thường.

Mỗi năm trung bình ngân sách nhà nước chi ra xấp xỉ 2%GDP cho khoa học công nghệ, nước ta cũng là quốc gia có mật độ nhà khoa học cao so với các quốc gia trong khu vực với khoảng gần 20.000 tiến sĩ và gần 7.000 giáo sư, mỗi năm có tới hàng ngàn công trình nghiên cứu khoa học được công bố. Song, trong vòng 10 năm qua, trung bình mỗi giáo sư của chúng ta chỉ công bố được 0,58 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế, và các nghiên cứu đó hầu như không bao giờ được giới khoa học thế giới trích dẫn.

Như vậy, không có gì là khó hiểu khi 2 công trình khoa học xuất sắc của “nhà rùa học” Hà Đình Đức chẳng hề có giá trị trong việc cứu rỗi và bảo tồn con rùa già ở Hồ Gươm. Tuy nhiên, ngược lại, có thể sự hy sinh của con rùa già Hồ Gươm sẽ cứu vớt được nền khoa học của nước nhà. Nếu chẳng may “cụ” rùa thăng khi mà các nhà khoa học chưa kịp tìm được cách bảo tồn, rất có thể đó sẽ là một sự kiện để các nhà khoa học của chúng ta nghiêm túc nhìn nhận lại những đóng góp của mình đối với đất nước./.

Lão Phạm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rùa ở Hồ Gươm là "cụ bà"!

http://phunutoday.vn/xahoiol/201104/Rua-o-Ho-Guom-la-cu-ba-1987605/

(Phunutoday)- TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản, trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa Hồ Gươm đã khẳng định như vậy với báo Phunutoday sáng 13/4.

Theo TS Tề, chỉ cần dựa vào hình thái có thể chuẩn đoán về "cụ". "Cụ" Rùa đang được chữa trị có bộ phận sinh dục thuộc giống cái, da nhẵn, không ráp, đuôi của "cụ" không thò ra khỏi mai. Đây là điều quan trọng để xác định được giới tính của "cụ".

Ngoài ra, gờ mai phía trước của "cụ" nhẵn, không nhấp nhô như giống đực. Posted Image Rùa ở Hồ Gươm là "cụ bà"

Về việc phát triển nhân giống cá thể Rùa ở Hồ Gươm, TS Tề cũng cho hay: "Điều này cũng rất khó vì độ tuổi sinh sản cũng có mức độ nhất định. Nhưng chúng tôi sẽ tìm mọi cách để có thể làm được điều đó miễn là "cụ" còn sống là được. Chỉ có điều là già rồi thì sẽ khó hơn mà thôi. Chỉ cần kiếm thêm một cụ ông nữa thì việc tiến hành nhân giống rùa Hồ Gươm sẽ dễ dàng hoàn thành. Tuy nhiên việc đấy thì còn phải bàn và việc trước tiên là chữa trị cho cụ đã.

Khó khăn trong quá trình điều trị cho cụ là sợ "cụ" phản ứng quá. Nhưng rất may là cụ rất hiền lành, động chạm thoải mái. Mọi người tiếp cận "cụ" rất dễ dàng, bôi thuốc không có phản ứng gì mấy. Đấy là điều thú vị nhất trong cả quá trình chữa trị từ lâu nay. Tôi đã chữa cho nhiều loài bò sát này, nhất là ba ba. Chính vì "cụ" rất lành nên đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho chúng tôi trong việc chữa trị".

Được biết, trong phác đồ điều trị vết thương cho cụ Rùa Hồ Gươm có 9 bước, nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho "cụ" đã tiến hành cơ bản 8 bước, chỉ còn việc đưa "cụ" về Hồ Gươm. Tuy nhiên, theo TS Tề, việc này còn rất khó khăn.

"Hiện nay chúng tôi vẫn đang tiếp tục tiến hành chữa trị vết thương cho "cụ", trong khoảng 1 - 2 tháng tới thì chúng tôi sẽ có thể đưa "cụ" trở về hồ. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào hồ có dọn được hay không thì bước thứ 9 đưa rùa về hồ sẽ hoàn thành.

Tuy nhiên, việc dọn hồ còn đang rất phức tạp, mà việc dọn chỉ làm được ban đêm. Thành phố cũng nói rằng tiến độ đó cũng nhanh quá không kịp làm. Nhưng cũng không thể để lâu "cụ" trong bể điều dưỡng được vì nó sẽ ảnh hưởng đến cụ. Nó chật hẹp, "cụ" đang hoạt động trong một không gian rộng lớn, bây giờ mà nhốt "cụ" lâu trong nơi chật như vậy thì "cụ" sao chịu được. Một vài tháng thì còn có thể chứ nhốt cả 5 -7 tháng thì không thể chịu được". TS Tề nói.

Khải Nguyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rùa hồ Gươm có thể không cùng loài giải Thượng Hải

Qua xét nghiệm các mẫu ADN của một số "cụ rùa" sống ở Việt Nam đều cho kết quả không cùng loài với giải Thượng Hải, do đó nhiều khả năng rùa hồ Gươm cũng có kết quả tương tự.

Posted ImageCụ rùa đang sống trong hồ Gươm được cho là khác với rùa Thượng Hải. Ảnh: AFP.Tiến sĩ Bùi Quang Tề, trưởng nhóm chẩn đoán và chữa trị rùa hồ Gươm cho biết: "Nhóm chữa trị đã lấy 8 mẫu ADN, trong đó 3 mẫu của rùa sống tại Đồng Mô, chùa Hương Tích, tiêu bản rùa trong đền Ngọc Sơn cùng một số mẫu xương của rùa dọc sông Hồng. Kết quả xét nghiệm cho thấy đều khác với rùa Thượng Hải".

"Trong khi đó, tiêu bản rùa đền Ngọc Sơn được cho là anh em họ hàng với rùa đang dưỡng thương, nên khả năng lớn cụ rùa này không cùng loài với giải Thượng Hải", tiến sĩ Tề nhận định. Về khả năng nhân giống của cụ rùa, ông cho rằng dựa vào hình thái có thể khẳng định cụ rùa là giống cái nên có khả năng lai tạo với rùa ở Đồng Mô có giới tính đực.

Trước đó, xuất hiện nhiều luồng ý kiến về chuyện rùa Đồng Mô, rùa hồ Gươm và giải Thượng Hải cùng hay khác loài. Trong đó, chương trình rùa châu Á (ATP) theo quan điểm ba cá thể rùa này cùng loài đã kêu gọi nên phối giống cho rùa ở Việt Nam và Trung Quốc để duy trì gene.

Tuy nhiên, tiến sĩ Hà Đình Đức, giáo sư Lê Trần Bình (Viện Công nghệ sinh học) phủ nhận quan điểm trên. Năm ngoái, giáo sư Lê Trần Bình cùng đồng nghiệp đã công bố kết quả nghiên cứu so sánh về hình thái và ADN trên mẫu rùa mai mềm ở Việt Nam là loài mới. Giáo sư Bình đề nghị nên đặt rùa lớn mai mềm của Việt Nam là Rafetus Vietnamensis.

Hiện nhóm nghiên cứu chỉ chờ kết quả từ mẫu ADN của cụ rùa đang sống trong "khu điều dưỡng" để khẳng định loài, giống của rùa Hồ Gươm trong thời gian tới.

Tổ y tế đã xác định chính xác cân nặng của cụ rùa là 169 kg, dài 1,6m, rộng 0,8m, nhỏ và nhẹ hơn so với tiêu bản trong đền Ngọc Sơn (nặng 250kg, rộng 1,2m và dài 2,1m). Cũng theo tiến sĩ Tề, sau khi đưa vào "khu điều dưỡng" sức khỏe cụ rùa vẫn không có dấu hiệu nào bất thường, ăn uống đều đặn.

Nguồn: Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ rùa Hồ Gươm và làm khoa học theo kiểu … phổ thông

http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1237-cu-rua-ho-guom-va-lam-khoa-hoc-theo-kieu-pho-thong-

Posted Image Posted Image Posted Image

Cách làm khoa học ở Việt Nam có khi rất khác với thông lệ khoa học thế giới. Người ta xem những bài báo trên các tạp chí chuyên ngành chưa qua bình duyệt, thậm chí những bài báo trên báo chí phổ thông, là “công trình khoa học”. Một công trình nghiên cứu xong thì có “nghiệm thu” và mọi chuyện rồi đâu vào đó, chẳng có gì xảy ra tiếp. Đó là cách làm khoa học mà báo Phụ nữ today đề cập đến trong một bài viết rất đáng chú ý dưới đây.

Cuối cùng thì cụ rùa Hồ Gươm cũng được “tạm giam” đề điều trị. Sự việc chỉ xảy ra sau nhiều cuộc họp qua … nhiều tuần lễ. Cũng may là cụ còn sống sót. Nhưng qua diễn tiến của sự việc, chúng ta thấy rõ một khoảng trống khoa học, hay nói đúng hơn là khoảng trống về cách làm khoa học ở Việt Nam. Mặc dù rùa Hồ Gươm thuộc loại hiếm và có ý nghĩa tâm linh, nhưng cho đến nay chúng ta biết rằng Việt Nam không có những chuyên gia “rùa học” đúng nghĩa. Như bài báo phản ảnh, vị giáo sư khả kính về rùa thật ra ít có công trình nghiên cứu về rùa. Hai mươi năm nghiên cứu về rùa, nhưng vị giáo sư này chỉ có 2 công trình khoa học về rùa. Hai công trình này dù được hội đồng nghiệm thu đánh giá là xuất sắc, nhưng công chúng chẳng mấy ai tiếp cận được. Thật vậy, không có một bài báo khoa học trên một tập san khoa học quốc tế nào về rùa từ Việt Nam cả!

Chúng ta không có những thông số sinh học về cụ rùa Hồ Gươm. Thật vậy, ngay cả bao nhiêu cụ rùa trong Hồ Gươm mà cũng chẳng ai biết; tất cả chỉ là võ đoán! Ngay cả giới tính của rùa cũng chẳng ai khẳng định. Thật là khó tưởng tượng nổi một báu vật trong tay mà chúng ta không có thông tin gì về báu vật đó. Đó là do cách làm khoa học theo kiểu phổ thông, tức là làm khoa học tài tử. Sản phẩm của khoa học tài tử là những bài báo trên báo chí phổ thông, những trao đổi ngắn trên tivi hay hệ thống truyền thanh. Nhưng đó không phải là khoa học nghiêm chỉnh. Một nền khoa học phổ thông không thể nào làm cho đất nước tiến bộ được.

Cách làm khoa học phổ thông của nhiều người làm tôi nhớ đến cách làm khoa học của người phương Tây. Đó là cách làm khoa học "đến nơi đến chốn", tìm hiểu từ các vấn đề cơ bản, đến thực nghiệm, và ứng dụng vào thực tế. Đành rằng quá trình từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng vào thực tế là một thời gian dài, nhưng đó là con đường không thể khác được. Trong khoa học, không có cái gọi là "đi tắt đón đầu". Một phát hiện về mối liên hệ giữa DNA và bệnh tật phải được nghiên cứu từ cơ bản để biết cơ chế của mối liên hệ, đến ứng dụng vào lâm sàng. Cố nhiên, trước khi đưa vào ứng dụng, người ta phải làm nhiều nghiên cứu độc lập để loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu. Chưa có những nghiên cứu độc lập mà đã tuyên bố trên báo chí phổ thông là không đúng qui trình làm khoa học.

Làm khoa học thật đòi hỏi sự dấn thân. Dấn thân thực tế, chứ không phải chỉ ... đọc báo phổ thông. Còn nhớ cách đây vài tháng khi nghe tin Việt Nam có một loài thằn lằn mới, hai cha con nhà khoa học Mĩ đã bỏ tiền túi mua vé máy bay sang Việt Nam, mướn xe ôm lặn lội đến tận nơi để tìm hiểu. Họ còn lấy mẫu đem về Mĩ phân tích DNA, và trong tương lai sẽ công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế. Lại nhớ đến chuyện khám phá gene LRP5, chỉ vì một ca tai nạn xe ôtô, các nhà nghiên cứu Mĩ đã bỏ công và thời gian cá nhân ra "truy tìm" cho được gia đình có "xương đặc", họ còn bỏ tiền và mang thiết bị sang tận Thổ Nhĩ Kì chỉ để xét nghiệm thành viên trong đại gia đình, và để nối kết câu chuyện. Gene LRP5 được khám phá từ sự dấn thân đó. Cách làm khoa học như thế không phải là cá biệt, mà đã từng xảy ra ở nước ta trước đây. Vào thập niên 1960, khi có báo cáo một người lính Mĩ bị dịch hạch ở Tây Nguyên, thế là trung tâm quân y Walter Reed gửi một đoàn chuyên gia sang Tây Nguyên để nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu là một loạt 6 bài báo khoa học công bố trên các tập san y khoa danh giá thời ấy, mô tả từ lịch sử dịch hạch ở VN đến từ đâu (Hồng Kông), vào Việt Nam qua tỉnh thành nào, lan truyền sang các tỉnh lân cận ra sao, và mối tương quan giữa biến đổi khí hậu và tần số dịch hạch. Những số liệu đã thu thập trên 50 năm mà tôi thấy vẫn còn nguyên giá trị khoa học. Ngày nay, khi làm nghiên cứu về dịch hạch, tôi vẫn thấy phải nghiêng mình cám ơn các bác sĩ Mĩ đã để lại một di sản rất quí báu.

Di sản họ để lại có giá trị lâu dàu vì họ làm khoa học nghiêm chỉnh. Thử hỏi nếu chỉ nhìn vấn đề một cách hời hợt thì làm sao có khoa học nghiêm chỉnh.Tiếc thay, ở nước ta, nhiều người nhìn vấn đề chẳng những hời hợt mà còn quá đơn giản. Người ta chỉ làm cho có cái bằng thạc sĩ, tiến sĩ và dừng ở đó, chứ chẳng có sự dấn thân, theo đuổi. Lại có tâm lí "Tụi Tây nó làm hay hơn, mình làm chi để tốn công". Đó là tâm lí đầu hàng ngay từ lúc chưa làm! Buồn thay, cái tâm lí đó hiện hữu không ít trong giới khoa học và sinh viên ở Việt Nam.

Đó là bên y học, còn bên văn hóa và nhân chủng học, tôi thấy nhiều kiến thức và dữ liệu về người Việt và đất nước Việt Nam lại được giới khoa học nước ngoài lí giải hay hơn và đầy đủ hơn giới khoa học VN. Thử đọc Kinh Dịch chúng ta sẽ thấy người phương Tây viết dễ hiểu hơn, đầy đủ hơn và uyên bác hơn là người Việt (hay người Tàu) viết.

Tôi cứ tưởng một người bỏ ra cả 20 năm theo đuổi về rùa ắt phải am hiểu tường tận về rùa, nhưng thực tế hình như không phải như vậy. Tác giả Lão Phạm cho biết “20 năm nghiên cứu của PGS Đức mang đến cho ông một tấm giấy chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho người có nhiều bài viết về Rùa Hồ Gươm nhất nước. Song, những bài viết ấy không mang lại cho cộng đồng bất cứ thông tin khoa học nào đáng kể về con rùa Hồ Gươm. Thậm chí, con rùa mà theo ông là cá thể duy nhất ở Hồ Gươm mà ông đặt tên là rùa Lê Lợi, là đực hay cái thì ông cũng không biết”. Điều này nói lên một điều hiển nhiên mà nhiều người, kể cả người viết bài này, từng lên tiếng: chúng ta cần một chuẩn mực khách quan để đánh giá một công trình khoa học (và thành tựu của một nhà khoa học).

Theo thông lệ quốc tế, một công trình khoa học chỉ có thể xem là hoàn tất nếu kết quả công trình đó được công bố trên những tập san khoa học có bình duyệt (peer review). Chỉ qua bình duyệt và qua công bố quốc tế thì người ta mới có thể đánh giá công trình khoa học đó ra sao. Một công trình nghiên cứu tiêu nhiều triệu đồng (của dân) mà không được công bố trên các tập san khoa học có bình duyệt thì không thể xem là hoàn tất được, và tác giả vẫn còn nợ người dân. Những bài viết trên báo chí phổ thông không thể và không bao giờ xem là bài báo khoa học. Những abstracts trong hội nghị cũng không phải là những bài báo khoa học.

Liên quan đến bệnh cụ rùa, có một thông tin làm tôi thắc mắc hoài. Đó là tin trên Tuổi Trẻ cho biết “Kết quả phân tích ADN ở những phòng thí nghiệm cho thấy, bên trong cơ thể cụ rùa không có trọng bệnh. ADN cho thấy 90% những phán đoán ban đầu của chúng tôi về tình hình sức khỏe cụ rùa là đúng.” Tôi không biết phân tích DNA như thế nào mà có thể biết bệnh trong cơ thể cụ rùa. Bệnh gì? Phán đoán ban đầu là phán đoán bệnh gì? Ở người, giới khoa học tốn nhiều tỉ USD mà vẫn chưa dùng (hay chưa dám dùng) DNA để chẩn đoán bệnh. Ấy thế mà ở nước ta, có người có thể dùng DNA để chẩn đoán bệnh của rùa. Phát triển này cần phải công bố cho cộng đồng quốc tế biết, chứ không nên chỉ tuyên bố trên báo chí phổ thông trong nước.

Với cách làm khoa học phổ thông như thế chúng ta không ngạc nhiên khi thấy năng suất khoa học quốc gia rất thấp so với quốc tế. Cả nước có gần 9000 giáo sư và phó giáo sư (chứ không phải 7000 như tác giả viết) và nhiều vạn tiến sĩ (không biết con số chính xác là bao nhiêu) mà mỗi năm công bố không đến 1000 bài báo khoa học quốc tế thì quả là một điều bất bình thường. Vấn đề là vì cộng đồng khoa học VN chưa tạo ra những chuẩn mực khách quan để đánh giá thành tựu một nhà khoa học. Vì thiếu một chuẩn mực khách quan, nên có sự lẫn lộn giữa bài báo phổ thông hay abstract trong hội nghị và một bài báo khoa học nghiêm chỉnh. Từ sự lẫn lộn này dẫn đến những sai lầm trong đánh giá và đề bạt các chức danh khoa học. Tình trạng vàng thau lẫn lộn cũng xuất phát từ sự thiếu chuẩn mực khách quan cho một công trình nghiên cứu khoa học. Và, từ đó chúng ta có rất nhiều nhà khoa học phổ thông, nhưng rất ít những nhà khoa học thứ thiệt.

Có lẽ dịp chữa bệnh cho cụ rùa là dịp lí tưởng để thiết lập các tiêu chuẩn để đánh giá một công trình khoa học. Cần phải thay thế “nghiệm thu” bằng những bài báo khoa học quốc tế mà Quĩ Nafosted của Bộ Khoa học và Công nghệ đang áp dụng. Một công trình mang tiếng là nghiên cứu khoa học mà không công bố được kết quả trên các diễn đàn quốc tế thì không thể xem là khoa học được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tìm đường đưa cụ Rùa trở về hồ Gươm

TP - Việc đưa cụ Rùa trở lại hồ Gươm sau khi điều trị xong không dễ dàng vì hồ còn rất ít cá, trong khi việc nuôi dưỡng dài ngày có thể khiến rùa bị thuần hóa.

http://www.tienphong...ve-ho-Guom.html

Sáng qua, bên cạnh việc tiếp tục chăm sóc vết thương cho cụ Rùa, các thành viên tổ chữa thương bàn biện pháp đưa rùa trở lại hồ Gươm, trong khi thức ăn tự nhiên của cụ gần như không còn.

Ngày bủa lưới đưa cụ lên bờ, không có con cá nào mắc lưới. “Có ý kiến cho rằng, do mắt lưới to nên cá lọt ra ngoài. Nhưng cũng lưới với kích cỡ mắt như vậy, khi diễn tập ở hồ Đồng Mô, chúng tôi bắt được từ cá vài chục cân đến cá bé bằng mấy ngón tay”, TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sản, nói.

Theo nhiều nhà khoa học, hồ Gươm gần như không còn cá dù việc cấm đánh bắt được thực hiện nhiều năm nay. “Phải thả cá lại hồ. Nhưng thả loại nào, phải bàn”, TS Vĩnh nói. Có mặt trong buổi chữa trị cho rùa sáng 13-4, TS Bùi Quang Tề (Viện Nuôi trồng Thủy sản) và nhiều thành viên tổ chữa thương nhất trí cần có một hội thảo về vấn đề này.

Sáng qua, trong bóng râm của bể điều dưỡng, rùa không tỏ ra sợ sệt khi có người tới gần. Tất cả hoạt động chữa trị diễn ra suôn sẻ vì rùa tỏ ra khá hiền lành. TS Nguyễn Văn Vĩnh, thành viên tổ chữa thương, nói: “Nếu cứ để cụ ở trong bể thời gian nữa, cụ sẽ quen với điều kiện nuôi nhốt, dạn với người, quen được cho ăn, kẻ xấu có thể dễ dàng tiếp cận khi cụ nổi lên gần bờ”. TS Vĩnh nhận định.

Trong khi đó, ngay cả khi đã lành bệnh, cụ Rùa không thể sớm trở lại hồ và việc cải tạo hồ chưa xong. Theo các thành viên Ban Quản lý hồ Gươm, việc cải tạo hồ, vớt dị vật và hút bùn lòng hồ sẽ kéo dài 2 - 3 tháng nữa, dù việc hút bùn dự kiến áp dụng công nghệ Đức từng thử nghiệm năm 2009.

Nếu đợi cải tạo xong hồ mới đưa cụ Rùa xuống thì nguy cơ cụ bị thuần hóa, quen với nuôi nhốt là rất cao, tổ chữa thương nhận định. Ngoài ra, việc sống trong bể điều dưỡng sạch sẽ, nhưng thiếu các vi chất tự nhiên trong bùn có thể làm rùa phát sinh bệnh mới hoặc bị sốc khi trở lại tự nhiên. Một trở ngại nữa là bể điều dưỡng bằng thép rất nóng vào buổi chiều. Nhóm chữa thương đang đề xuất làm thêm mái che tại khu điều dưỡng, nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế.

Edited by all in a row

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ rùa thứ hai có thể mới được thả vào Hồ Gươm

TPO - Tim McCormack - Điều phối viên Chương trình Rùa châu Á (ATP), trả lời Tiền Phong Online về những vấn đề liên quan đến việc xác định giới tính cụ Rùa, khả năng nhân giống, cũng như vì sao có bao nhiêu cụ Rùa ở Hồ Gươm đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Nhiều ý kiến cho rằng tồn tại hơn 2 cá thể rùa Hồ Gươm tại chính hồ này. Ý kiến của ông về vấn đề này? Tại sao đến nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lại khó khăn đến như vậy khi xác định có bao nhiêu cá thể rùa ở một hồ nhỏ như Hồ Gươm?

Tôi rất ngạc nhiên nếu có hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm xuất hiện trong hồ. Có vẻ như cá thể đó không phải sinh sống ở Hồ Hoàn Kiếm từ nhiều năm trước.

Hiện nay có một số phương pháp chuẩn được áp dụng cho việc nghiên cứu rùa trong nhiều năm trở lại đây và hầu như ko có nhiều thay đổi như là đặt bẫy, điều tra theo tuyến. Hiện tại, có một số phương pháp nghiên cứu hiện đại được áp dụng cho nghiên cứu động vật hoang dã nói chung, rùa nói riêng, trong đó có phương pháp sử dụng sóng âm thanh (sonar). Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả với những khu vực nước nông như ở hồ Hoàn Kiếm.

Phương pháp tôi cho rằng có thể sử dụng ở hồ Hoàn Kiếm tương tự như phương pháp đội lai dắt và bắt cụ rùa đã sử dụng đó là sử dụng ống nhòm, quan sát, đi thuyền trên hồ và theo dõi dấu bong bóng. Tôi sẽ đặt câu hỏi về cá thể thứ hai ở hồ Hoàn Kiếm bởi nhiều khả năng cá thể đó mới được thả vào trong thời gian gần đây.

Xin ông cho biết việc xác định gen và tuổi của rùa Hoàn Kiếm có thể được thực hiện như thế nào? Có những khó khăn gì và có thể khắc phục ra sao?

Đối với rùa mai mềm, việc xác định giới tính dựa trên 3 phương pháp: Thứ nhất dựa trên độ dài và to của đuôi. Đuôi của con đực to và dài hơn đuôi của con cái cùng loại. Thứ hai là xác định vị trí của hậu môn. Hậu môn của con đực nằm xa gốc đuôi hơn so với con cái. Cuối cùng là sự khác nhau của yếm. Con đực trưởng thành có yếm lõm, con cái có yếm phẳng (tiêu chí này áp dụng cho một số loài).

Việc xác định giới tính của loài rùa mai mềm là rất khó khăn, phức tạp và đến nay chưa có cách nào xác định được chính xác. Công nghệ gen chỉ có thể nêu ra được những đặc tính khác về loài. Người ta có thể sử dụng các đồng vị phóng xạ để xác định niên đại của động vật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng cho những mẫu vật có niên đại rất lớn.

Các nhà khoa học xác định nhiều khả năng rùa hồ Gươm là cá thể cái. Như vậy, triển vọng nhân giống loài rùa này như thế nào?

Sẽ là một tin vui nếu cụ Rùa Hồ Hoàn Kiếm là cụ bà. Trong những lần làm việc về loài rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc, tôi được biết rằng chúng rất khó giao phối. Đối với chương trình bảo tồn, câu hỏi sẽ là: cá thể rùa cái còn khả năng sinh sản hay không khi đã quá già như vậy? Chương trình bảo tồn, nhân giống sẽ được thực hiện như thế nào? Hồ Hoàn Kiếm hiện nay rất ô nhiễm. Đưa những cá thể khác tới hồ là rất nguy hiểm, có thể giết chết con vật.

Thực tế ở Trung Quốc có hai cá thể, một đực và một cái. Các nhà bảo tồn Trung Quốc đã ghép đôi hai cá thể này từ năm 2008 tới nay và cá thể cái đã đẻ khoảng 600 trứng, tuy nhiên, không có trứng nào nở thành công. Nguyên nhân có thể do cá thể đực. Vì thế, cách tốt nhất để nhân giống rùa từ Trung Quốc với Việt Nam là chuyển cá thể rùa đực ở Việt Nam tại hồ Đồng Mô sang Trung Quốc. Cá thể này sẽ ở đó khoảng một vài năm, nếu ghép đôi và sinh sản thành công thì 50 cá thể con sinh ra sẽ được chuyển về Việt Nam, 50% giữ lại ở Trung Quốc. Sau đó cá thể đực này có thể trở về Việt Nam.

Về cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Hoàn Kiếm, hiện tại vẫn chưa xác định được giới tính của cá thể. Một số nhà khoa học cho rằng 90% đó là cá thể cái và giới tính của cá thể này vẫn đang trong quá trình thảo luận.

Bên cạnh đó, hồ Hoàn Kiếm ko phải là môi trường tốt cho quá trình ghép đôi sinh sản và phát triển loài rùa này bởi môi trường ô nhiễm, cơ sở vật chất chưa có, không có khu vực đẻ trứng. Trong khi bên Trung Quốc, họ đã có đầy đủ cơ sở vật chất và có kinh nghiệm trong quá trình ghép đôi sinh sản rùa Hoàn Kiếm.

Cảm ơn ông!

Mỹ Hằng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Nguyễn Văn Tuấn viết;

Theo thông lệ quốc tế, một công trình khoa học chỉ có thể xem là hoàn tất nếu kết quả công trình đó được công bố trên những tập san khoa học có bình duyệt (peer review). Chỉ qua bình duyệt và qua công bố quốc tế thì người ta mới có thể đánh giá công trình khoa học đó ra sao. Một công trình nghiên cứu tiêu nhiều triệu đồng (của dân) mà không được công bố trên các tập san khoa học có bình duyệt thì không thể xem là hoàn tất được, và tác giả vẫn còn nợ người dân. Những bài viết trên báo chí phổ thông không thể và không bao giờ xem là bài báo khoa học. Những abstracts trong hội nghị cũng không phải là những bài báo khoa học.

Chán nhỉ! Vây tiêu chí nào để ban biên tập các tập san khoa học đăng các công trình khoa học mà các nhà nghiên cứu gửi tới? Không lẽ những thành tựu và phát minh trong tương lai phụ thuộc vào khả năng của ban biên tập mấy tập san này.

Cụ xem lại phát biểu này đi cụ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện chưa kể về việc đưa Cụ Rùa vào "thẩm mỹ viện"

Cập nhật lúc 11:40, Thứ Tư, 20/04/2011 (GMT+7)

Theo Tiến sĩ Bùi Quang Tề, Trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa Hồ Gươm đánh giá, Cụ chỉ mắc bệnh ngoài da, còn bệnh nội khoa thì chưa thấy biểu hiện gì. Việc chữa trị đã hoàn thành khoảng 80%, còn 20% là bệnh lão hóa da, chúng tôi nói vui là “làm thẩm mỹ” cho Cụ.

>> Toàn cảnh cứu cụ Rùa Hồ Gươm

Kể lại những kỷ niệm sau nửa tháng chữa trị cho Cụ Rùa, TS. Tề vẫn không quên nhắc đi nhắc lại trường hợp cách đây ít hôm, khi một cậu học trò của ông xuống đưa cụ vào lồng để đưa lên bôi thuốc. Nhưng cứ đẩy Cụ đến gần lồng Cụ lại quay ra, vài lần như thế vẫn không được. “Lúc đó tôi phải nói vui, nhưng cũng đúng “Cụ thông cảm cho con cháu tân trang lại nhan sắc cho Cụ”, sau khi tôi nói vậy, liền đưa được Cụ vào lồng để đưa lên bôi thuốc” bác sĩ riêng của Cụ Rùa kể lại.

Lúc đầu, vì sợ Cụ hung dữ, nên những người tham gia chữa trị cho Cụ đã thống nhất lên phương án, nếu không bôi thuốc được thì sẽ dùng cách “tắm thuốc” cho Cụ, tức là đổ thuốc trực tiếp vào nước bể chứa. Chính vì thế bể chữa trị được thiết kế nhỏ, để nếu có phải dùng bện pháp “tắm thuốc” sẽ dễ thực hiện và đỡ tốn thuốc. Nhưng tới giờ, biện pháp này vẫn chưa phải dùng tới, và giờ đã không còn cần thiết nữa. Nên sau 4 ngày được để ở bể chữa trị, Cụ đã được chuyển sang bể nuôi dưỡng.

Việc chữa trị chỉ cần khoảng 1 tháng, tới nay đã được nửa tháng rồi, chỉ cần khoảng 1, 2 tuần nữa là có thể thả Cụ trả lời hồ” TS. Tề khẳng định. Tuy nhiên, theo ông vì còn vướng việc nạo vét hồ tiến độ quá chậm, nên có thể việc thả Cụ về hồ sẽ phải hoãn lại. Dự kiến phải hút hết 40 đến 50.000 khối bùn đất lòng hồ, tuy nhiên cách đây ít hôm, đơn vị nạo vét báo cáo mới chỉ hút được có khoảng 5.000 khối bùn.

Những ngày qua nhiệt độ ngoài trời còn thấp, nhưng tới đây, nếu trời nắng lên, nhiệt độ tăng cao Cụ sẽ không thể chịu được.

Theo số liệu được ghi trong nhật ký bệnh án, vào khoảng 3 giờ chiều hằng ngày, nhiệt độ trong bể nuôi dưỡng Cụ cao hơn nhiệt độ nước hồ từ 2 - 3 độ C. “Nếu trời nắng, nhiệt độ từ 30 - 32 độ C, thì nhiệt độ trong bể sẽ tăng lên khoảng 34 - 35 độ C, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của Cụ” TS. Tề khuyến cáo.

Vì vậy, dù Cụ có các bệnh nội tạng đi chăng nữa, cũng không thể nuôi giữ Cụ quá lâu, môi trường sống không phù hợp sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của Cụ.

Theo quan sát, từ ngày đưa Cụ lên chữa trị, Cụ ăn uống rất đều đặn, mỗi lần ăn khoảng 2, 3 con cá, và 2, 3 ngày Cụ mới ăn một lần. Điều này chứng tỏ sức khỏe Cụ rất tốt. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Cụ ăn nhiều là do quá đói. Vì khoảng 2 năm nay, cá hồ chết hết vì ô nhiễm, chỉ còn lại mỗi Cụ. Cả hai lần kéo lưới bắt Cụ (lần đầu ngày 8/3, lần 2 ngày 3/4) chỉ bắt được một con cá chép bằng hai ngón tay, mà có lẽ nó mới được người dân thả phóng sinh trước đó ít ngày.

Liên quan đến việc xác định giới tính Cụ Rùa, TS. Tề khẳng định là Cụ bà. Ông giải thích: “Thường thì chỉ cần sờ vào mai, da của Cụ là biết được ông hay bà, nếu là Cụ ông thì da sẽ ráp ráp, còn Cụ bà thì da nhẵn. Có hôm cậu học trò, sau khi sờ Cụ xong, nó chạy lên báo cáo “thầy ơi, Cụ quá đẹp”, đấy là một đặc điểm quan trọng để phân biệt Cụ ông hay Cụ bà”. Tuy nhiên, vì ở đây chỉ có một Cụ, nên việc so sánh để khẳng định chắc chắn cũng khó.

Còn về những tranh cãi hồ Gươm có bao nhiêu Cụ Rùa, TS. Tề cũng không dám khẳng định, nhưng ông cho rằng chắc chắn Cụ khi xưa thường nổi mà mọi người thấy đích xác là Cụ đang được chữa trị. Nếu còn Cụ khác, Cụ đó sẽ còn rất khỏe. Vì môi trường hồ quá xấu, nên Cụ nào yếu sẽ phải nổi lên.

Hơn nữa, theo đặc tính sinh học, mùa này đang là mùa sinh sản, nếu còn Cụ nữa Cụ đó sẽ tới lởn vởn quanh đền, nơi Cụ này đang được chữa trị, nhưng tới nay chưa thấy động tĩnh gì.

“Mọi người nói là thấy 2 Cụ, hoặc bắt được hậu duệ của Cụ thì tôi cho rằng chưa thể tin được, vì đấy chỉ là “nghe nói”, còn không ai đưa ra được ảnh để chứng minh, khoa học phải có bằng chứng, nếu bắt được sao không chụp ảnh?” TS. Tề thẳng thắn.

Hơn nữa, từ ngày đưa Cụ này lên, cũng chưa thấy bất kể Cụ nào nổi lên. Nếu cứ bắt mò, xem ra không khả thi, vì hồ quá rộng. Có nhiều trường hợp nuôi rùa, tát cạn cả ao còn không bắt hết được. Tất nhiên, có Cụ nữa sẽ rất tốt.

Ngoài những vấn đề sức khỏe, và câu hỏi Hồ Gươm có bao nhiêu Cụ Rùa, việc duy trì nòi giống của Cụ cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo TS. Tề nghiên về quan điểm tìm kiếm một cá thể khác để lai tạo, hoặc các hậu duệ cùng loài, rồi thả cùng nhau.

Để biện luận cho quan điểm này, TS. Tề lấy dẫn chứng vài năm trước ở Hòa Bình người ta có bắt được một cá thể, nhưng vì cho vào bể nuôi nhốt để làm du lịch, làm môi trường thay đổi. Nên cá thể đó chỉ sống được một thời gian ngắn, sau khi chết được cho vào lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hòa Bình. “Nếu chịu khó tìm, chắc chắn sẽ tìm được” TS. Tề khẳng định lại.

Theo Phạm Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay