thaochau

Dị Nhân Dự Đoán 3 Lần Mới Đưa Được Rùa Lên Bờ

196 bài viết trong chủ đề này

Theo quẻ của Thầy thì có tới 3 Cụ ở hồ Gươm sao?

Đâu có! Tức là một cụ đang dưỡng bệnh , một cụ chưa bắt lên là hai chứ! Còn một cụ nữa từ trần lâu rồi - 1968, đang là tiêu bản rùa bày trong Trấn Ba Đình ở đến Ngọc Sơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đâu có! Tức là một cụ đang dưỡng bệnh , một cụ chưa bắt lên là hai chứ! Còn một cụ nữa từ trần lâu rồi - 1968, đang là tiêu bản rùa bày trong Trấn Ba Đình ở đến Ngọc Sơn.

Ồ, con hiểu rồi. Tuy vậy, nếu quẻ đúng thì cũng hơi buồn, không lẽ rùa hồ Gươm sắp tuyệt tự rồi chăng? Lần đầu con mong quẻ Thầy sai. :-). Có ai có thông tin về giới tính Cụ ở trấn Ba Đình, đền Ngọc Sơn không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thông tin rằng ở Đồng Mô có rùa cùng giống với rùa Hồ Gươm, nhưng gs Đức bảo không phải.

Bác Thiên Sứ có ý kiến gì không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồ Gươm có ít nhất 2 “cụ” rùa

Theo nld.com.vn – 13 giờ trước

Nhiều thành viên ban chỉ huy “chiến dịch” cứu chữa rùa hồ Gươm khẳng định như vậy và cho biết việc trị bệnh cho “cụ” rùa được đưa lên bờ hôm 3-4 mất khoảng 2 tuần

Ngày 4-4, Hội đồng Chẩn trị chữa bệnh cho rùa hồ Gươm - Ban Chỉ đạo Khẩn cấp bảo vệ rùa hồ Gươm bắt đầu triển khai bước thứ hai của quá trình điều trị “cụ” rùa đưa lên bờ hôm 3-4. Theo một thành viên của hội đồng, kết quả sơ khám cho thấy “cụ” rùa bị loét mãn tính ngoài da ở 2 chi trước và không có dấu hiệu bề ngoài của những bệnh do nhiễm trùng máu, virus gây nên. Các nhà khoa học đã lấy mẫu bệnh phẩm và đưa về phòng thí nghiệm để tìm nguyên nhân gây nên những vết lở loét này. Dự kiến sau 5-7 ngày sẽ có kết quả và đây sẽ là căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị, quyết định chủng loại thuốc. Trước mắt, theo vị này, sức khoẻ của “cụ” rùa vẫn tốt, các vết thương đã thu gọn lại so với trước vì chất lượng nước hồ đã được cải thiện. Với tình trạng thương tích và sức khoẻ như hiện nay, thời gian điều trị cho “cụ” rùa được chia làm 2 giai đoạn và sẽ rút ngắn hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu, chỉ còn khoảng 2 tuần.

Posted Image

Bể thông minh hình tròn chứa nước sạch để phục vụ công tác chữa bệnh cho "cụ" rùa

Dự kiến, sau một tuần đầu điều trị, khi sức khoẻ khá hơn, “cụ” rùa sẽ được chuyển sang một bể lớn lắp đặt gần đó để chăm sóc. Ngoài ra, sau một tuần nữa, các nhà khoa học sẽ xác định ADN nguồn gốc của rùa hồ Gươm. Hiện, thức ăn ban đầu cho “cụ” rùa là cá được mang từ nơi khác đến và nằm trong phác đồ điều trị đã được vạch ra từ trước. Một thành viên của tổ chuyên môn cho hay vấn đề thức ăn cho “cụ” rùa vẫn còn nan giải và đang phải bàn thêm. Theo thông tin từ Hội đồng Chẩn trị chữa bệnh cho rùa hồ Gươm, “cụ” rùa vừa được đưa lên bờ ngày 3-4 có chiều dài mai 117cm, rộng 83cm. Một chuyên gia ngành thuỷ sản đã sống ở Hà Nội từ nhiều chục năm nay và là thành viên của hội đồng khẳng định qua 2 đợt bắt giữ “cụ” rùa vừa qua cho thấy có ít nhất 2 cá thể rùa lớn trong hồ Gươm. Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KAT - Đội trưởng Đội Lai dắt rùa Hồ Gươm, cũng cho rằng có ít nhất 3 “cụ” rùa. Theo ông Khôi, trong quá trình vây bắt “cụ” rùa lần thứ nhất, các thành viên đã phát hiện dưới hồ có từ 2 “cụ” rùa trở lên. Ông Khôi cho biết ngay trong ngày 4-4, Đội Lai dắt rùa hồ Gươm đã tính đến phương án đưa thêm ít nhất một “cụ” về khu vực “bệnh viện” dã chiến để điều trị và mở rộng nghiên cứu. Tuy nhiên, do chưa chuẩn bị được thiết bị nên phương án này tạm hoãn sau 2 tuần nữa. Theo ông Khôi, “cụ” rùa thứ hai còn khoẻ nên tạm thời ưu tiên chữa trị cho “cụ” vừa được bắt giữ. Rất nhiều cư dân sống xung quanh Hồ Gươm từ hàng chục năm nay cũng khẳng định có ít nhất 3 “cụ” rùa. Ông Nguyễn Văn Tiến, sống cạnh hồ Gươm lâu năm, cho biết nhiều thời điểm ở hồ Gươm có 3 “cụ” rùa cùng nổi lên mặt nước. Theo ông Tiến, cụ rùa có kích thước lớn nhất là “cụ đầu mốc” (đầu bị mốc), thường hay nổi vào sáng sớm ở khu vực Bưu điện Hà Nội (phố Đinh Tiên Hoàng); “cụ mép vàng” (mép màu vàng) có kích thước lớn thứ hai, thường nổi trước Nhà hàng Bốn Mùa (phố Lê Thái Tổ) và “cụ đầu sẹo” (vừa được bắt ngày 3-4) thường nổi ở nhiều khu vực.

Bảo Trân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ồ, con hiểu rồi. Tuy vậy, nếu quẻ đúng thì cũng hơi buồn, không lẽ rùa hồ Gươm sắp tuyệt tự rồi chăng? Lần đầu con mong quẻ Thầy sai. :-). Có ai có thông tin về giới tính Cụ ở trấn Ba Đình, đền Ngọc Sơn không?

Thông tin về giới tính cụ Rùa đang làm tiêu bản thì tôi thật sự không rành. Nhưng nếu quả là còn hai cụ đồng giới thì cũng sẽ không tuyệt chủng. Rồi xem. Cuộc đời vẫn có những bất ngờ thú vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai người là có chuyện, cho nên mới bị thương . Ha ha ha.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết quả sơ khám 'bệnh nhân" rùa Hồ Gươm

Cập nhật lúc 05/04/2011 10:43:34 AM (GMT+7)

7h30 sáng qua (4/4), tại khu vực Tháp Rùa - địa điểm được xác định là nơi chữa bệnh cho rùa Hồ Gươm - Hội đồng chẩn trị chữa bệnh cho rùa Hồ Gươm đã tiến hành những công việc đầu tiên trong nỗ lực chữa bệnh cho rùa.

Có mấy 'cụ rùa' Hồ Gươm?

Hình ảnh độc của cụ rùa trong 'bệnh viện'

Vây bắt thành công, đưa rùa vào 'bệnh viện'

Thông tin ban đầu cho thấy, cá thể rùa này có chiều dài mai là 117cm, rộng 83cm. So với hình ảnh mai rùa mốc trắng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông cách đây một tháng, đến nay những vết này đã không còn. Cá thể rùa lớn này vẫn còn đủ 3 móng mỗi bên chân chứ không phải mất móng như lời đồn đại. Kết quả sơ khám cho thấy, rùa bị loét mãn tính ngoài da ở hai chi trước và không có dấu hiệu bề ngoài của những bệnh do nhiễm trùng máu, virus gây nên.

Posted Image

Cụ rùa bệnh nhân - Ảnh: Hoàng Long

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lấy mẫu bệnh phẩm và đưa về phòng thí nghiệm để tìm nguyên nhân gây nên những vết lở loét trên mai, hai chi trước của rùa. Dự kiến, sau 5-7 ngày sẽ có kết quả và đây sẽ là căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị, quyết định chủng loại thuốc.

Ngoài chiếc bể đường kính 5m dùng trong quá trình chữa bệnh, hôm qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội hạ thủy thêm chiếc bể chăm sóc có đường kính 15m. Bể này dùng để chăm sóc rùa sau khi chữa bệnh với môi trường nước sạch, không gian rộng và nguồn thức ăn nhiều hơn, bảo đảm môi trường sống cho rùa. PGS Hà Đình Đức - người được giao trọng trách chính với tư cách là chuyên gia trong Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm cũng cho biết, qua kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết, Hội đồng chữa trị cho rùa Hồ Gươm đã đánh giá sức khỏe của cụ tốt hơn nhiều so với lo ngại ban đầu.

Posted Image

Cụ rùa khi chưa bị 'bắt' - Ảnh: Hoàng Long

Những vết thương trên cổ, mai là những vết thương hay nhìn thấy nhất khi cụ rùa nổi mà nhiều người cho rằng cụ bị vật sắc nhọn đâm vào thực ra là bị nấm. Nấm "ăn" sâu nhất ở những phần này trên người cụ. Hiện các bác sĩ thú y đã tiến hành bôi thuốc vào những vết thương này. Các thành viên trong Hội đồng chữa trị cũng đưa ra đánh giá, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, cụ rùa sẽ khỏi bệnh và được "xuất viện" sớm hơn dự kiến.

Về việc trước đây, mỗi lần cụ rùa nổi, trên mai có một vệt nham nhở, lốm đốm trắng nhưng khi Đội lai dắt "bắt" được cụ vào chiều 3-4, nhiều người không thấy những vệt trắng đó nữa, một thành viên Hội đồng chữa trị cho biết, vết thương này đã tự khỏi. Trong thời gian qua, việc nạo vét lòng hồ, bắt rùa tai đỏ, bổ cập nước sạch...khiến môi trường nước của Hồ Gươm đã được cải thiện đáng kể vì thế đã góp phần vào việc chữa lành vết thương của cụ rùa.

Trong khi đó, dư luận cũng đang rất "sốt" với nhiều ý kiến cho rằng có thể có 2 cụ rùa Hồ Gươm. Và cụ rùa hiện đang là "bệnh nhân" chỉ là cụ rùa ít bị thương hơn.

(Theo HNM, ĐĐK)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấy có lẽ do cháu nói tối nghĩa quá nên bác Thiên Sứ và bác Tuấn Diệp hiểu sai ý rồi ạ :)

Ý cháu là nếu có 2 cụ rùa thì công sức cụ Đức nghiên cứu hàng chục năm qua coi như lại cần phải bắt đầu lại. Vì cụ Đức đến bây giờ vẫn khẳng định là chỉ có 1 cụ rùa hồ Gươm duy nhất. Do đó nếu có 2, hoặc hơn, công trình nghiên cứu cũ sẽ bị ảnh hưởng 1 phần, chứ không phải là đổ bể toàn bộ. Cháu xin lỗi vì sự cạn nghĩ của mình khi sử dụng từ ngữ.

Kính bút!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấy có lẽ do cháu nói tối nghĩa quá nên bác Thiên Sứ và bác Tuấn Diệp hiểu sai ý rồi ạ :)

Ý cháu là nếu có 2 cụ rùa thì công sức cụ Đức nghiên cứu hàng chục năm qua coi như lại cần phải bắt đầu lại. Vì cụ Đức đến bây giờ vẫn khẳng định là chỉ có 1 cụ rùa hồ Gươm duy nhất. Do đó nếu có 2, hoặc hơn, công trình nghiên cứu cũ sẽ bị ảnh hưởng 1 phần, chứ không phải là đổ bể toàn bộ. Cháu xin lỗi vì sự cạn nghĩ của mình khi sử dụng từ ngữ.

Kính bút!

Ừ! Cũng chẳng có vấn đề gì! Tóm lại : "Không làm ảnh hưởng đến hòa bình thế giới".Posted Image. Tóm lại lúc rảnh, chúng ta tiếp tục...."bói rùa". Nếu chẳng may có chiện gì liên quan đến cụ Rùa mà khó khăn thì chú lại tham gia cho vui.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh luận sôi nổi về "cụ Rùa thứ hai"

Thứ Ba, 05/04/2011 - 10:56

(Dân trí) - Sau lời phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng ban chỉ đạo bắt Rùa Hồ Gươm với PV Dân trí về việc có hai cụ rùa, trái ngược với lời khẳng định của “nhà rùa học” Hà Đình Đức chỉ có 1 cụ rùa, rất nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi tranh luận.

Phát hiện thêm một cụ Rùa ở hồ Gươm?

Hồ Gươm có 2 cụ rùa?

Không ít bạn đọc đồng tình quan điểm với ông Nguyễn Ngọc Khôi rằng hồ Gươm có hai cụ Rùa. Bên cạnh đó họ còn chứng minh mình đã tận mắt trông thấy hai cụ rùa tại Hồ Gươm bằng cách miêu tả chi tiết những vết thương của hai cụ.

“Rõ ràng có hai cụ rùa, cụ chưa được lai dắt bị thương nặng hơn.Vì vậy nên khẩn trương lai dắt nốt cụ thứ hai về để chữa trị, đồng thời tiến hành nạo vét làm sạch hồ trước khi trả hai cụ về với hồ Gươm” - hong ha: ha010606@yahoo.com.

“Ở hồ Gươm vẫn có 2 cụ rùa mà, sao giờ mọi người mới biết. 1cụ bị thương ở mai trên, còn cụ còn lại thì bị thương ở chân sau trái và mu đuôi” - Đỗ mạnh đạt: dat_h@ymail.com.

“Vào những năm từ 1995 đến 1999, khi còn đi học chúng tôi thường hay ra hồ chơi, nhiều khi bắt gặp có 2 cụ rùa cùng nổi lên một lúc. Sau này đi làm rồi, ít ra hồ thì không rõ” – Minh: congtinhtram@gmai.com.

Posted Image

“Cụ rùa bắt được hôm nay rõ là không phải cụ bị bắt hụt hôm nọ. Cụ này nhỏ bé, hiền lành hơn và vết thương rộng trên lưng không phải khỏi rồi mà là chưa từng có. Tôi đã từng thấy cụ rùa có lưng to bằng cái nia lớn (cỡ ba người đàn ông), cụ hôm nay bắt được lưng chỉ bằng 2 người thôi” - Bich hang: hanguyenbich87@gmail.com.

“Tôi không phải là người Hà Nội, tôi sống trong Nam. Nhưng tôi theo dõi loạt bài viết về rùa hồ Gươm và xem hình ảnh trên nhiều báo đài khác nhau, thì tôi thấy rằng cụ rùa thật sự cần chữa bệnh gấp rút nhất không phải là cụ mà người ta bắt được. Bởi vì trên mai cụ rùa này không bị thương nặng. Hôm rồi có bức ảnh cho thấy trên mai cụ rùa (ở giữa mai) có một vết thương kéo dài từ trên gần đầu đến quá nửa mai. Đặc biệt, một bên mai có vết sẹo do lưỡi câu chùm gây ra, miệng bị lở loét và trông rất yếu ớt. Trong khi đó cụ rùa hiện bắt được hôm qua lại không có các vết tích này và trông nhỏ hơn là cụ rùa kia và khỏe hơn cụ rùa kia. Tôi cho rằng chính cụ rùa kia mới là cá thể đang cần chữa trị gấp rút nhất.

Việc xác định được có hai cá thể rùa là một tin đáng mừng, tôi không phải là “nhà rùa học”, tuy nhiên, thường thì ở các loài sinh vật giữa con đực và con cái có sự khác biệt về thể trọng và kích thước. Nếu việc này thể hiện đúng ở loài rùa thì quả là còn gì có thể vui hơn nữa?” Trần Bảo Thành: bennyleominster@gmail.com.

Posted Image

Việc trước đây “nhà rùa học” Hà Đình Đức đã một mực khẳng định hồ Gươm chỉ có duy nhất một cụ Rùa khiến rất nhiều độc giả muốn tranh luận với ông. “Không hiểu ông Hà Đình Đức sẽ nói gì nếu hồ Gươm có 2 con rùa bự thật nhỉ. Trước đây ông ấy cứ khăng khăng là chỉ có 1 con, 20 năm nghiên cứu rùa hồ Gươm ông khẳng định chỉ có 1 con” – Bạn đọc: ducdinh@yahoo.com.

“Bản thân tôi đã tận mắt nhìn thấy ít nhất là 2 cá thể rùa cách đây 6 năm. Khi nghe tin hồ chỉ có 1 cụ, tôi đã bàng hoàng khi sợ rằng một cụ đã yên nghỉ dưới hồ rồi. Giờ thì tôi thấy vui trở lại, cầu chúc cho các cụ sớm khỏe mạnh và tồn tại mãi cùng với thủ đô” -Đoàn Đức: taonon@yahoo.com.vn.

“PGS- TS Hà Đình Đức nhiều lần khẳng định rằng hồ Hoàn Kiếm chỉ có duy nhất một cụ Rùa. Thế mà giờ đây người ta lại phát hiện có ít nhất 2 cụ..!?”- nguyen viet long: wait_for_me_vn@yahoo.com.

Tuy việc này dù ai đúng, ai sai thì mục đích cuối cùng vẫn phải là việc chữa trị cho cụ Rùa và bảo vệ môi trường nước hồ Gươm trong sạch. Chúng tôi mượn lời nói của bạn Emeraldoc0306: emeraldoc0306@gmail.com để làm lời kết cho bài: “Việc chữa trị cho cụ Rùa dù tốn kinh phí nhưng dù sao cũng là 1 việc làm tốt, vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, không chỉ nên nghĩ đến việc chữa trị hiện nay, mà còn cần phải quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe của cụ sau khi được đưa lại hồ Gươm. Nếu hồ Gươm vẫn cứ ô nhiễm như hiện nay thì liệu sau khi quay về, chúng ta có phải thêm cơ số lần sau nữa để vây bắt để chữa trị tiếp cho cụ... Mỗi người cần nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sống cho cụ thì tốt hơn”.

Bách Linh

(tổng hợp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất ngờ vì hồ Gươm có 3 ‘cụ rùa’

Cập nhật lúc :4:48 PM, 05/04/2011

Đất Việt - Cụ rùa đen có đầu nhọn, miệng bé. Cụ rùa vàng đầu to, miệng rộng. Cụ khác có vết lõm giống sẹo ở lưng... rất giống cụ mới 'nhập viện'.

Chiến công ‘giải cứu’ rùa hồ Gươm trên báo quốc tế

'Nhân chứng' nói về ngày lịch sử 'đưa rùa hồ Gươm vào viện'

Rùa hồ Gươm bí ẩn trong mắt người nước ngoài

Lý giải sự quan tâm cộng đồng tới cụ Rùa Hồ Gươm

Chuyện ở hồ Gươm có bao nhiêu cụ rùa là vấn đề được dư luận quan tâm đặc biệt, đồng thời cùng là đề tài mà giới nghiên cứu tốn kém khá nhiều giấy mực để tranh cãi.

Nhiều nhân chứng...

Anh Cao Mạnh Tuấn, quản trị trang Xã Hội Mạng cũng chia sẻ trên website của mình một kỷ niệm đáng nhớ khi anh đã tận mắt chứng kiến ba cụ rùa nổi cùng một lúc ở hồ Gươm. Sự việc xảy ra cách đây hơn 10 năm (khoảng năm 1995-1995), khi nhà anh còn ở phố Lê Phụng Hiểu, cách hồ Gươm không xa.

Anh Tuấn thuật lại: “Tôi nhớ hôm đó là một buổi sáng tại Hồ Gươm, như thường lệ tôi đi dạo. Vừa tới gốc cây gạo lớn (đối diện tượng đài Lý Thái Tổ hiện nay) thì thấy vài người chỉ chỏ. Biết là rùa nổi, tôi ra xem. Ban đầu là hai cụ nổi bơi song song, khá chậm. Lúc đó, theo ước tính của tôi, cả hai cụ to không kém rùa trong đền Ngọc Sơn. Hồi đó, nước hồ khá sạch nhưng do đã quá quen với việc thấy các cụ nên tôi không chú ý các chi tiết. Chỉ nhớ là có một cụ nổi rõ cả mai và có một vết lõm giống sẹo bị đâm ở lưng giống như cụ rùa mới bị bắt. Cụ còn lại nhìn khỏe hơn và có vẻ nhỉnh hơn một chút. Không lâu sau khi thấy hai cụ rùa cùng nổi, một cụ rùa khác cũng xuất hiện phía sau. Cụ rùa thứ ba khá nhỏ, chỉ nổi phần đầu. Vụ nổi này của liền lúc ba cụ có sự chứng kiến chỉ khoảng hơn mười người. Từ đó tới nay, chưa từng ghi nhận có cụ nào chết, nên giờ thông tin còn nhiều cụ khác là chuyện thường tình”.

Posted Image

Theo ông Nguyễn Tấn Vinh, hồ Gươm có ít nhất hai cụ rùa rà cụ rùa đen (bên trái) và cụ rùa vàng (bên phải). Ảnh: Nguyễn Tấn Vinh.

Trong những năm gần đây, nhà giáo Lưu Đức Ngò là nhân chứng nổi tiếng nhất trong việc khẳng định ở hồ Gươm còn có nhiều cụ rùa. Bản thân ông Ngò đã dành nhiều năm “săn” ảnh rùa hồ Gươm, sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều góc độ, thời điểm khác nhau.

Dựa vào những tấm ảnh chụp được, ông Ngò khẳng định ở hồ Gươm có ít nhất năm cụ rùa với các đặc điểm nhận dạng khác nhau như một cụ mép bên phải có hai “múi”, một cụ khác chỉ có một “múi”, một cụ bị mất hàm dưới, một cụ có đốm trắng trên đầu và cụ thứ năm xuất hiện rất nhiều nếp nhăn từ trên xuống dưới.

Ông Ngò cũng khẳng định, vào ngày 10/10/2004, ông đã chứng kiến hai cụ rùa nổi cùng một lúc ở hồ Gươm.

Quan điểm trên dường như càng có cơ sở sau sự kiện vây bắt rùa hồ Gươm, khi ông Nguyễn Ngọc Khôi (trưởng ban chỉ đạo nhóm bắt rùa hồ Gươm) cho rằng, trong quá trình tìm kiếm và lai dắt rùa, ông đã phát hiện trong hồ Gươm không chỉ có một cá thể rùa khổng lồ. Theo ông Khôi, ngoài cá thể rùa đã bắt lên để chữa bệnh ngày 3/4, trong hồ còn khoảng hai cá thể to tương tự và một vài cá thể nhỏ hơn.

Ngoài ra, mới đây, ông Nguyễn Tấn Vinh, một nhiếp ảnh gia không chuyên ở Hà Nội đã công bố trên trang Xóm nhiếp ảnh hai bức ảnh thể hiện hai góc nhìn khác nhau về rùa hồ hồ Gươm và khẳng định đây là hai cụ rùa khác nhau, chứ không phải một cụ như mọi người vẫn nghĩ. Theo ông Vinh, đặc điểm nhận dạng chủ yếu của hai cụ rùa dựa vào màu sắc: một cụ có màu đen nhạt, cụ kia có màu vàng tươi ở khu vực quanh đầu.

Một số đặc điểm nhận dạng khác cũng có thể kể đến là cụ rùa đen dường như nhỏ hơn, đầu nhọn hơn, miệng bé và có vẻ chúm vào hơn. Còn cụ rùa vàng có đầu khá to, nhìn khỏe khoắn và đặc biệt là miệng rộng nên có cảm giác như cụ… rất hay cười.

Cụ rùa không “cô đơn”!

Thông tin về việc hồ Gươm có thể còn nhiều cụ rùa được lan truyền trên cộng đồng mạng khiến nhiều người vui mừng. Trên mạng xã hội Facebook, thành viên Dora chia sẻ: “Nghe tin hồ Gươm còn nhiều cụ rùa mà mình phấn khởi quá. Nếu đúng là như vậy thì cụ rùa không còn cô đơn nữa rồi”.

Nhiều người khấp khởi hy vọng cụ rùa hồ Gươm sẽ có “bạn đời” trăm năm. Thành viên có nick Keep_It_Stupid của diễn đàn Voz Forum bảy tỏ: “Giả mà một cụ “nam”, một cụ “nữ” thì còn có cơ nối dõi, chứ nhỡ hai cụ đều là nam, hoặc đều là nữ thì chán quá”.

Posted Image

Rất nhiều người mong chuyện hồ Gươm có nhiều cụ rùa là thật.

Thành viên mainguyenngoc tỏ ra ái ngại cho tình cảnh “chia ly” hiện tại của các cụ rùa. Thành viên này thổ lộ: “Hy vọng cụ rùa có bạn tri âm. Cả trăm năm sống vui vẻ với nhau giờ một cụ "nằm viện" thế thì buồn chết nhỉ”.

Tuy nhiên, vì chứng cứ vẫn chưa rõ ràng nên không ít người vẫn tỏ ra nghi ngại. Thành viên (Linkhay) phân tích: “Thực ra còn một, hai hay ba cụ rùa thì làm sao mà biết được nếu các cụ không đồng thời nổi. Hồ Gươm cứ bảo nhỏ nhưng to phết, một người đứng ở đấy quan sát mới thấy nhỏ nhoi làm sao. Làm sao mà bao quát được hết hồ mà biết có mấy cụ rùa được. Nước hồ lại mầu xanh, cụ rùa có nổi thì cũng chỉ mập mờ phần đầu, mấy khi nổi cả thân mà xác định được chính xác kích thước để so sánh. Nhưng tôi vẫn tin và mong Hồ Gươm hiện có nhiều hơn một cụ rùa”.

Quốc Lê
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Không biết bao giờ thì có kế hoạch đưa các cụ còn lại vào viện dưỡng lão bác Thiên Sứ nhỉ? Posted Image (Ý cháu là viện dưỡng lão với nghĩa đích thực của nó chứ không phải ý mà nhiều người hay hiểu sai đâu ạ!)

Edited by Tuấn Diệp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rùa hồ Gươm có 'khu điều dưỡng'

Các công nhân nhà máy đóng tàu sông Hồng đang thi công một chiếc bể lớn dùng để dưỡng bệnh cho cụ Rùa hồ Gươm, Hà Nội, sau giai đoạn chữa trị ban đầu.

Tiến sĩ Hà Đình Đức, thành viên ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa hồ Gươm, cho biết, chiếc bể tròn nhỏ hạ thủy ở giữa hồ hồi đầu tháng này chỉ là "giường bệnh" của cụ Rùa, còn chiếc bể rộng hàng trăm mét vuông đang lắp đặt ở hồ Gươm là "khu điều dưỡng".

Do kích thước của chiếc bể quá lớn, không thể vận chuyển bằng ô tô, nên các công nhân lắp ráp ngay trên bờ hồ phía phố Đinh Tiên Hoàng, bờ phía đông của hồ.

Posted Image

Toàn bộ khu vực thi công “khu điều dưỡng” được quây kín. Ảnh: Hương Thu.

Theo ông Hà Đình Đức, "khu điều dưỡng" là nơi lưu giữ cụ Rùa trong thời gian vài tháng sau giai đoạn chữa trị ban đầu. Thời gian điều dưỡng có thể kéo dài tới 3 tháng hoặc hơn phụ thuộc vào tiến triển trong sức khỏe của Rùa.

"Thời gian qua, thời tiết Hà Nội còn khá lạnh, không thuận tiện để đưa cụ lên dưỡng thương. Chiến dịch vây bắt rùa lần hai phải chờ quyết định từ thành phố, còn công tác chuẩn bị về nhân lực và lưới mới đã sẵn sàng", ông Đức nói.

Chiến dịch vây bắt Rùa lần hai dự kiến có sự tham gia của khoảng 70 người, trong đó có 20 lính đặc công quân khu thủ đô.

Posted Image

Hình ảnh chiếc bể lớn màu xanh sẽ dùng làm "khu điều dưỡng" cho Rùa, nhìn từ bờ phía tây. Ảnh: Hương Thu.

Hương Thu

==================================

Lần hai hay lần ba là do cụ đấy ah. Nhà em phát biểu là "ba lần mới bắt được", mà lần hai đã làm rồi, theo em biết.

Cháu có đọc trên Vietnamnet thấy có bài cụ rùa hồ gươm lần bắt này là lần thứ 3 đấy ạ, lần thứ 2 vào 2h sáng trước lần thứ 3 2 hay 3 ngày cháu không nhớ rõ lắm. Vậy là bác chính xác rồi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu có đọc trên Vietnamnet thấy có bài cụ rùa hồ gươm lần bắt này là lần thứ 3 đấy ạ, lần thứ 2 vào 2h sáng trước lần thứ 3 2 hay 3 ngày cháu không nhớ rõ lắm. Vậy là bác chính xác rồi

Rất cảm ơn Phạm Bá Tuấn có lời khen ngơi.

Khả năng tiên tri là một yếu tố cấn để xác định một lý thuyết được coi là khoa học. Bởi vậy, tôi sử dụng nó như là một phương tiện để minh chứng cho thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết khoa học và hơn thế nữa - chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.

Việc đoán đúng sai với tôi thực sự không phải mục đích mà tôi quan tâm. Tôi đã công khai trên báo - phương tiện thông tin công cộng - là: "Tôi vẫn có thể đoán sai".

Tôi nhận thấy rằng:

Lý học Đông phương mà nền tảng của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành đã hoàn hảo đến mức độ thành lập hẳn những phương pháp tiên tri cho tất cả mọi vấn đề liên quan đến thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và mọi hành vi của con người. Từ - Bốc Dịch, Mai Hoa Dịch, Tử Vi, Thái Ất, Lạc Việt độn toán .....cho đến các bộ môn khoa học khác hệ quả của lý thuyết này là: Đông Y, Kiến trúc (Phong thủy) đều có khả năng tiên tri trong phạm vi của nó. Những phương pháp tiên tri này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.

Trong khi đó, có thể nói: Tất cả các lý thuyết khoa học hiện đại nhất ngày nay - kể cả hàng trăm năm sau - chưa hề có một phương pháp tiên tri khả dĩ có thể đoán trước được một sự kiện xã hội dù lớn hay nhỏ. Để dự báo thì họ phải dùng khả năng phân tích, tổng hợp mọi sự kiện và cũng chỉ có thể là một ý kiến tham khảo có tính khả thí, nếu sự phân tích tỏ ra hợp lý. Nếu chúng ta coi những công thức Toán Lý của tri thức khoa học hiện đại là những công cụ của một phương pháp tiên tri - thì - có thế nói rằng: Đây chính là những phương pháp tiên tri của tri thức khoa học hiện đại. Nhưng nó chỉ thể hiện một giới hạn rất ít ỏi trong phạm vi cũng rất giới hạn của nó. Thí dụ: Những phương trình và công thức toán lý để tính toán đường đi của một con tàu vũ trụ lên một địa điểm đã định sẵn trên sao Hỏa chẳng hạn.

Đấy chính là phương pháp tiên tri và các phương trình , công thức toán lý là công cụ tiên tri của tri thức khoa học hiện đại. So với các phương pháp tiên tri của Lý Học Đông phương, như bốc Dịch, Tử Vi.....thì đấy cũng chính là phương pháp tiên tri của một lý thuyết thống nhất - Thuyết Âm Dương Ngũ hành mà Bát quái chính là ký hiệu siêu công thức của học thuyết này. Chính khả năng tiên tri của những phương pháp tiên tri này đã chứng tỏ tính vượt trôi của "một tri thức cổ xưa" sẽ quay trở về với nhân loại. Bởi vì thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là cơ sở lý thuyết để tạo ra những phương pháp tiên tri siêu việt đó.

Xác định được điều này là mục đích khám phá và minh chứng của tôi. Còn việc đoán đúng sai chỉ là phương tiện.

Có một số người cứ chăm chăm nhìn vào tôi xem tôi đoán sai không? Đúng là chuyện vớ vẩn. Nếu họ đoán giỏi hơn tôi thì chính họ làm ví dụ cho tôi và tôi đỡ mệt phải tự đoán để chứng minh. Lúc ấy, tôi sẽ xin phép họ cho tối lấy quẻ bói của họ vào nội dung cho những cuốn sách tôi viết về đề tài liên quan. Bởi vậy, tôi rất cảm ơn các cao thủ đã có những dự báo thần sầu, như Thiên Cơ, Dương Tường, hoặc những dự báo công khai của thầy Nguyễn Đoàn Tuân,khi biên soan Thái Ất......

Cái tôi cần xác định là phương pháp tiên tri và sự liên hệ với một học thuyết - nó phải phù hợp với tất cả các tiêu chí khoa học.

Đúng sai trong bói toán không phải mục đích của tôi. Nhưng tôi cảm ơn những lời chia sẻ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước thông tin Hồ Gươm có hai cụ Rùa, PGS Hà Đình Đức:

Chưa thể khẳng định có hai 'cụ' rùa

> Hồ Gươm có 2 'cụ' Rùa

TP - Là người nổi tiếng với việc bảo vệ Hồ Gươm cũng như Rùa Hồ Gươm, trước nay, PGS Hà Đình Đức đều khẳng định chỉ quan sát thấy một cụ Rùa duy nhất trong hồ. Trước thông tin có thể còn có cụ thứ hai, Tiền Phong có cuộc trao đổi với PGS Đức.

Posted Image

PGS Đức bên cụ Rùa.

Thưa PGS, xin ông bình luận về thông tin trong hồ Gươm khả năng có hai cụ Rùa chứ không phải là một? Nếu đúng vậy thì ông đánh giá sự kiện này như thế nào?

Qua trực tiếp quan sát, theo dõi, chụp hàng trăm tấm ảnh và hàng trăm phút ghi hình suốt 20 năm qua, tôi chỉ thấy một cụ Rùa duy nhất có đặc điểm nhận biết là bớt trắng hình sao trên đỉnh đầu hơi lệch về phía bên trái. Khi bơi, đầu cụ thường nghiêng về bên trái.

Vì vậy nếu ảnh chụp bên phải thì sẽ không thấy bớt trắng trên đỉnh đầu. Tôi cũng đã trao đổi với nhiều thợ có tuổi chụp ảnh quanh Hồ Gươm cũng đều xác định như vậy. Chưa có ai thấy 2 cụ rùa nổi trong cùng một thời điểm hoặc chụp được ảnh 2 cụ rùa cùng nổi trong cùng một thời điểm kể cả hai vị trí khác nhau trên hồ. Duy nhất một cụ Rùa có bớt trắng.

Trước đây, vào năm 2003 đã có người viết báo công bố Hồ Gươm có 2 cụ Rùa, sau đó khẳng định có 3 cụ, rồi 4, 5 và có thể 6 cụ. Ông trương ra nào cụ đầu vàng, đầu đen, mõm tù, mõm nhọn, có đốm trắng, không có đốm trắng… Sau đó mọi chuyện lại lắng xuống không ai bàn luận.

Chiều 30 Tết vừa rồi, tôi cùng ông Nguyễn Ngọc Khôi - Tổng Giám đốc Cty KAT đi thuyền trên Hồ Gươm thấy 2 vệt tăm sủi chạy song song, ông Khôi nói rằng Hồ Gươm có 2 cụ Rùa. Tại cuộc hội thảo ngày15-2-2011, ông Khôi đưa tấm ảnh 2 vệt tăm ấy và dựa vào đó khẳng định Hồ Gươm có 2 cụ Rùa. Tôi không tranh luận.

Còn nếu như Hồ Gươm có 2 cụ Rùa, thì cụ thứ hai chưa từng xuất hiện trên mặt nước! Nếu có ai chụp được ảnh cụ Rùa khác xuất hiện trên mặt nước Hồ Gươm thì mới khẳng định là có 2 cụ Rùa sống trong Hồ Gươm.

Chúng ta đã đưa được cụ Rùa lên khỏi hồ. Giờ các nhà nghiên cứu đã có thể tiếp xúc với cụ một cách chủ động. Vậy những điều mà dư luận quan tâm bấy nay và có nhiều đồn đoán được đưa ra như cụ thọ bao nhiêu, là cụ bà hay cụ ông... đã được giải đáp chưa?

Hiện nay Rùa Hoàn Kiếm đã nằm trong khung lưới điều trị và trong bể nước lấy từ nước Hồ Gươm và đã được xử lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể tiếp cận cụ. Nhưng không có nghĩa là tất cả mọi câu hỏi được giải đáp một cách đễ dàng như câu hỏi nêu ra.

Thứ nhất là về tuổi. Trước đây tôi đã hỏi TS. Peter Pritchard, Đồng Chủ tịch nhóm chuyên gia Rùa cạn và Rùa nước ngọt (Coo-Chairman Tortoises and Fresh Water Turtles Specialist Group), về cách xác định tuổi Rùa Hồ Gươm nhưng ông trả lời chưa có phương pháp xác định được tuổi rùa nước ngọt.

Tôi cũng đã hỏi GS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam về xác định tuổi Rùa Hồ Gươm. GS. Tín trả lời không xác định được. Còn hỏi chuyên gia về xác định niên đại bằng các-bon phóng xạ C14, thì được trả lời rằng chỉ xác định được thời gian kể từ sau khi mẫu vật chết. Như vậy câu hỏi “Rùa Hồ Gươm hiện nay bao nhiêu tuổi?” nghe thì đơn giản nhưng câu trả lời không hề đơn giản và nói thẳng là chưa có!

Thứ hai, đó là cụ ông hay cụ bà? Thông thường rùa đực thì yếm lõm lên trên và gốc đuôi tù. Còn rùa cái thì yếm phẳng hoặc hơi lồi, đuôi thuôn đều. Nhưng thực tế phải quan sát kỹ và nhận biết cũng không đơn giản như lý thuyết.

Posted Image

Cụ Rùa Hồ Gươm trong bể điều trị.

Được biết, khoảng 7 - 8 năm trước một cơ quan nghiên cứu của ta có tiến hành xác định gene của các loài rùa mai mềm kích thước lớn (trong đó có rùa Hồ Gươm với hy vọng sẽ phát hiện cho thế giới một loài rùa mới (và biết đâu giải quyết cả câu chuyện đau đầu về bảo tồn Rùa mãi mãi cho Hồ Gươm và truyền thuyết trả Gươm). Không rõ kết quả khi đó thế nào?

Năm 2003 - 2004, Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Quốc gia đã phân tích AND bộ xương rùa ở kho Bảo tàng Hà Nội. Họ cho biết kết quả hoàn toàn sai khác với loài Rafetus swinhoei mà vẫn gọi là Giải Thượng Hải. Lần này, Viện Công nghệ Sinh học và Viện Nuôi trồng Thủy sản I đều đã đến lấy mẫu trên Rùa sống để phân tích AND thì sẽ càng sáng tỏ Rùa Hồ Gươm có phải loài Rafetus swinhoei hay không.

Hình như PGS không tán thành cái cách một số chuyên gia quốc tế tham dự vào việc nghiên cứu và bảo tồn Rùa Hồ Gươm. PGS có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Theo tôi, về Hồ Gươm và cụ Rùa Hồ Gươm, các nhà khoa học Việt Nam đủ trình độ để giải quyết, không cần đến sự “giúp đỡ” theo kiểu “cố vấn” của chuyên gia nước ngoài. Mặt khác, Hồ Gươm và Rùa Hồ Gươm có đặc thù riêng, không chỉ là loài động vật quý hiếm đơn thuần mà được cả nước quan tâm lo lắng, lãnh đạo Hà Nội vào cuộc thật sự với quyết tâm cao bảo vệ bằng được. Chính bởi cụ là linh hồn của Hồ Gươm. Không thể để những người chỉ quan niệm đơn thuần đây là cá thể động vật quý hiếm mà “xử lý” như các con vật hoang dã khác!

Posted Image

Rùa Đồng Mô.

Tôi thấy phải lưu ý là Chương trình bảo tồn rùa châu Á đã tự tiện xuất bản Poster vẽ loài Giải Thượng Hải (Rafetus swinhoei) nhưng đề là Rùa Hoàn Kiếm Rafetus swinhoei và công bố hiện nay trên thế giới có 4 cá thể Rùa Hoàn Kiếm, 2 ở Trung Quốc, 1 ở Đồng Mô, Sơn Tây và 1 ở Hồ Gươm. Theo tôi, về hình thái 3 cá thể trên hoàn toàn sai khác cá thể rùa Hồ Gươm. Tôi đã mô tả rùa Hồ Gươm là loài rùa mới cho khoa học và công bố trên Tạp chí Khảo cổ học Việt Nam số 4-2000, đặt tên khoa học là Rafetus leloii.

Tôi cũng khẳng định Chương trình Bảo tồn rùa châu Á nghiên cứu Rùa Hoàn Kiếm ngoài Hồ Gươm, có nghĩa là nghiên cứu giống Rafetus swinhoei đem áp đặt vào Rùa Hoàn Kiếm.

Việc đưa Rùa khỏi Hồ là một cơ hội lớn để cải tạo căn bản môi trường hồ Gươm, điều trước đây khó làm vì sợ ảnh hưởng tiêu cực đến cụ. Vậy hiện nay công việc đó đang được tiến hành như thế nào?

Song song với việc đưa cụ Rùa vào khu điều trị, TP Hà Nội đã cho dọn dẹp bằng phương pháp thủ công và bán cơ giới các chướng ngại chung quanh hồ từ bờ ra bên ngoài khoảng 20m, vì khu vực này rất nhiều chướng ngại như gạch đá, bát hương và các dị vật khác. Cụ thể đã dọn dẹp từ cây Lộc vừng 9 gốc, vòng qua cầu Thê Húc, khu vực bãi đỗ xe Đinh Tiên Hoàng và nhà hàng Thủy Tạ, hiện đang làm khu vực trước Bưu điện Hà Nội. Trong khi làm, Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội theo dõi chặt các thông số diễn biến môi trường nước hồ.

Posted Image

Giải Thượng Hải.

PGS là người tham gia sâu vào cuộc thực nghiệm nổi tiếng vét bùn một diện tích nhỏ Hồ Gươm bằng công nghệ của Đức. Kết quả khi đó được đánh giá cao. Vì sao việc áp dụng công nghệ đó không được tiếp tục triển khai?

Theo tôi biết, thành phố đã quyết định mua bộ máy này, nhận chuyển giao công nghệ và sẽ tiếp tục thực hiện công nghệ này ở khu vực xa bờ.

Cảm ơn PGS.

Lê Xuân Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước thông tin Hồ Gươm có hai cụ Rùa, PGS Hà Đình Đức:

Chưa thể khẳng định có hai 'cụ' rùa

> Hồ Gươm có 2 'cụ' Rùa

Trong bài trên tôi xác định có hai cụ rùa. Nhưng với bài viết của Gs Hà Đình Đức thì tôi nói rõ hơn: Quẻ là Khai Xích khẩu. Theo quẻ này thì có "cãi nhau" (Xích khẩu) và cùng bơi trong nước (Khai - Thủy - trôi đi). Tất nhiên phải có hai cá thể cùng loài mới "cãi nhau" được. Nhưng không xác định được cùng giống hay không - tức là cùng một giống Rùa Hồ Gươm mà cụ Đức nói đến hay không, hay giồng này chỉ có một cụ, còn cụ kia thuộc giống khác. Do đó, nếu cụ Đức đã xác định chi tiết hơn: Chỉ có một cá thể rùa Hồ Gươm thì khả năng cụ Đức vẫn đúng.Còn dự đoán của tôi thì có hai cá thể loài rùa, nhưng có thể khác giống, cần phải chờ xem. Tóm lại, quẻ của tôi không phân loại chi tiết giống rùa.

Ngày xưa, hồi tôi còn thiếu niên, ở Hồ Gươm có rất nhiều rùa vàng con. Chính tôi nhìn thấy và cũng có những thiếu niên trạc tuổi tôi hay bắt rùa con và có lần họ gạ bán cho tôi chơi. Tất nhiên phải có ít nhất hai cụ mới sinh ra được. Sau này - sau năm 1967 - một cụ rùa chết và tôi lớn lên, không còn chú ý tới những chú rùa con nữa và cũng ly quê, nên không biết gì thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong bài trên tôi xác định có hai cụ rùa. Nhưng với bài viết của Gs Hà Đình Đức thì tôi nói rõ hơn: Quẻ là Khai Xích khẩu. Theo quẻ này thì có "cãi nhau" (Xích khẩu) và cùng bơi trong nước (Khai - Thủy - trôi đi). Tất nhiên phải có hai cá thể cùng loài mới "cãi nhau" được.

E rằng "xích khẩu" ở đây ứng với việc Gs HĐĐ và Anh TS "cãi nhau" thì đúng hơn, tôi nghĩ chuyện này nên chấm dứt ở đây thì tốt hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

E rằng "xích khẩu" ở đây ứng với việc Gs HĐĐ và Anh TS "cãi nhau" thì đúng hơn, tôi nghĩ chuyện này nên chấm dứt ở đây thì tốt hơn.

Nữa, lâu lâu lại có bác phán vài câu nghe vô duyên hết sức...Posted Image

Đây là quán "cafe lý học" mà. Chuyện đang bàn vui tự nhiên bác bảo thôi, sao vậy ? Đụng chạm chính trị hả ?Posted Image

"Xích khẩu" : bác sẽ có cãi nhau với người ta, mà nguyên nhân là do bác vào quán cafe cấm người ta nói chuyện. Cái rồi bị chủ quán đuổi !

Vài lời vui mong bác đừng giận !

Chúc bác bình an

Share this post


Link to post
Share on other sites

E rằng "xích khẩu" ở đây ứng với việc Gs HĐĐ và Anh TS "cãi nhau" thì đúng hơn, tôi nghĩ chuyện này nên chấm dứt ở đây thì tốt hơn.

Chuyện này có gì đâu mà cãi nhau. Cùng lắm thì tôi đoán sai! Hồ gươm duy nhất có một cụ rùa đã đưa lên bờ rồi. Nếu chẳng may tôi đoán đúng thì mọi việc nó sờ sở ra đấy không lẽ cụ Đức cứ nhất định là tôi sai. Tôi vẫn tôn trọng cụ Đức và xác định cụ vẫn có thể đúng mà - cho dù dưới Hồ Gươm có hai cụ rùa, nhưng chỉ có một cụ là rùa Hồ Gươm thì cụ Đức vẫn đúng. Trường hợp này - dù có hai cụ rùa trở lên thì cụ Đức vẫn đúng do tính chi tiết của phân loại rùa của cụ Đức.

Cá nhân tôi tôn trọng cụ Đức - vì một đời cụ nghiên cứu về rùa Hồ Gươm bất vụ lợi. Cụ lại lớn tuổi hơn tôi, nên cụ có mắng mấy mắng thì chắn chắn tôi im chứ không dám cãi nhau với cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nữa, lâu lâu lại có bác phán vài câu nghe vô duyên hết sức...Posted Image

Đây là quán "cafe lý học" mà. Chuyện đang bàn vui tự nhiên bác bảo thôi, sao vậy ? Đụng chạm chính trị hả ?Posted Image

"Xích khẩu" : bác sẽ có cãi nhau với người ta, mà nguyên nhân là do bác vào quán cafe cấm người ta nói chuyện. Cái rồi bị chủ quán đuổi !

Vài lời vui mong bác đừng giận !

Chúc bác bình an

2 THUMPS UP!!! :-)))))

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tin về giới tính cụ Rùa đang làm tiêu bản thì tôi thật sự không rành. Nhưng nếu quả là còn hai cụ đồng giới thì cũng sẽ không tuyệt chủng. Rồi xem. Cuộc đời vẫn có những bất ngờ thú vị.

Bắt được "hậu duệ" của Rùa Hồ Gươm?

07/04/201107:33:57

Posted Image- Theo thông tin ban đầu từ Hội đồng cứu chữa Rùa Hồ Gươm, hồ sơ chữa bệnh cho cá thể rùa vừa bắt khá đơn giản, thời gian chữa trị sẽ không kéo dài. Nhưng sự tồn tại của một cá thể rùa nặng khoảng 20kg và cá thể rùa khổng lồ trong hồ chưa bắt được khiến nhiều người phỏng đoán có thể đang tồn tại một "gia đình rùa" ở Hồ Gươm.<br style="font-weight: bold;"> 5-7 ngày nữa sẽ biết bệnh của cụ Rùa

TS Nguyễn Viết Vĩnh, thành viên Hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm cho biết, cá thể rùa vừa được dẫn dụ lên chữa trị vết thương tại Hồ Gươm có chiều dài mai 117cm, rộng 83cm. Kết quả sơ khám cho thấy, rùa bị loét mạn tính ngoài da ở hai chi trước và không có dấu hiệu bề ngoài của những bệnh do nhiễm trùng máu, virus gây nên. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lấy mẫu bệnh phẩm và đưa về phòng thí nghiệm để tìm nguyên nhân gây nên những vết lở loét trên mai, hai chi trước của rùa. Dự kiến, sau 5 - 7 ngày sẽ có kết quả. Đây sẽ là căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị, quyết định chủng loại thuốc.

Posted Image

Việc lấy mẫu ADN cụ Rùa Hồ Gươm đã được tiến hành.

Ông Nguyễn Văn Khôi, tổng giám đốc Tập đoàn KAT cho biết, bệnh tật không trầm trọng nên sẽ nhanh khỏi. Trọng lượng của cụ Rùa này khoảng từ 170 - 180kg. Vết thương trên lưng cụ Rùa hiện đã gần lành hẳn. Còn phần da đổi màu trên cổ được cho là bị động vật khác cắn thực chất không phải vết thương, có thể đó chỉ là vết "rỗ" đồi mồi do tuổi tác. Hiện tại, cụ chỉ còn một vết thương nhỏ ở vai, rộng khoảng 3cm. Các bác sĩ thú y đã tiến hành bôi thuốc vào những vết thương này.

Các thành viên trong Hội đồng chữa trị cũng đưa ra đánh giá, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, cụ Rùa sẽ khỏi bệnh và được "xuất viện" sớm hơn dự kiến. Vấn đề đặt ra lúc này là phải xác định chính xác Hồ Gươm có bao nhiêu cá thể rùa để có phương pháp bảo tồn hợp lý.

Đã bắt được "hậu duệ" của cụ Rùa?

Cũng theo ông Nguyễn Văn Khôi, vào thời điểm bắt, đội vây bắt cũng đã bắt được một cá thể rùa con nặng khoảng 20kg. Nhưng sau đó ông Khôi đã yêu cầu anh em thả rùa xuống dưới lòng hồ. Rất có thể đây là con cháu của rùa Hồ Gươm.

"Để xác định đó có phải "con cháu" của cụ Rùa hay không phải được các chuyên gia mang lên xét nghiệm ADN. Việc xét nghiệm ADN để khẳng định các cá thể này có họ hàng hay không rất đơn giản" - ông Khôi nói.

TS Nguyễn Viết Vĩnh cho rằng, nếu ở Hồ Gươm tồn tại một "gia đình rùa" thì việc nhân giống bảo tồn sẽ không phải vấn đề lớn. Bài toán đặt ra sau đó là cải thiện môi trường sinh thái Hồ Gươm giúp rùa tiếp tục cuộc sống hoang dã của mình. Nếu làm tốt, trong tương lại không xa, hình ảnh Hồ Gươm của những năm 60 với Tháp Rùa có đầy trứng rùa cũng sẽ không phải là chuyện viễn tưởng. Nếu quả thực Hồ Gươm hiện đang tồn tại một quần thể rùa thì có thể ví như là một "câu chuyện cổ tích" khi truyền thuyết đã trở thành hiện thực. Chắc hẳn khi đó, khách du lịch, người dân sẽ rất háo hức với việc rùa trong truyền thuyết đã có hậu duệ đến tận ngày nay.

GS Mai Đình Yên, phó chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam cho rằng, cũng như bất kỳ loài nào, duy trì nòi giống là việc nên làm, chưa kể rùa Hồ Gươm là rùa quý hiếm. Dù muốn hay không, cụ Rùa cũng như bao nhiêu sinh vật khác, một ngày nào đó sẽ chết, nên những nghiên cứu về giống loài của rùa tại Việt Nam là cần thiết để duy trì nòi giống của cụ Rùa, một loài vật còn mang giá trị tâm linh.

Ông Hoàng Văn Hà, cán bộ Chương trình bảo tồn rùa châu Á cho biết, độ tuổi sinh sản của rùa cũng có hạn, với một cá thể có tuổi đời trên 100 rất khó có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu thực sự đang tồn tại một cá thể rùa nhỏ là con của rùa lớn thì chắc chắn, việc bảo tồn loài sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Tô Hội

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người khẳng định “Hồ Gươm có 5 cụ rùa” lên tiếng

(TT&VH) - Hiện nay, có ý kiến cho rằng hồ Gươm có 1 cụ rùa, người cho rằng có 2, thậm chí có người cho rằng Hồ Gươm có tới 5 cụ rùa. Nhà giáo Nguyễn Đức Ngò, người từng cho rằng hồ Gươm có 5 cụ rùa đã có bài viết gửi TT&VH khẳng định: “Tình cờ, ngay từ lần đầu tiên trong ngót 60 năm trong đời, tôi được chiêm ngưỡng cụ rùa nổi ở hồ Gươm và chỉ bơi quanh quẩn dưới vòm cây me khoảng 20m2 suốt 45 phút sáng ngày 9/10/2002, ngay sát bờ phố Lê Thái Tổ, cách chỗ tôi đứng vài ba mét.

Posted Image

Ông Lưu Đức Ngò

Từ đó đến nay, do tính chất công việc riêng, ngày nào tôi cũng đi vòng quanh hồ Gươm ít nhất 2 lần nên rất nhiều lần cụ rùa nổi tôi đều gặp. Tôi đã có hàng trăm kiểu ảnh về cụ rùa ghi rõ ngày, giờ, vị trí, khoảng cách... Từng chứng kiến nhiều lần, tôi thấy cụ rất to, mai rộng phải bằng cái nong. Khi bơi, đầu cụ vươn dài ra, tính đến hết phía sau cũng dài gần 3 mét. Cụ bơi lúc sủi bọt, lúc động nước, lúc nhô đầu, lúc nổi cả mai, chậm rãi khoan thai... Có lúc, cụ nhô đầu lên to bằng mũ cối, màu xanh bóng lọng...

Nhiều người khẳng định hồ Gươm chỉ có 1 cụ rùa, song chỉ với 5 tấm ảnh, tôi khẳng định hồ Gươm có tới 5 cụ rùa”.

P.V

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quẻ Khái Xích khẩu. Độ số như sau: Ít nhất hai cụ. Nhiều tối đa: 6 cụ.

Tuy nhiên, quẻ chỉ nói chung là loài rùa. Cụ Đức sẽ không sai nếu chỉ có một cá thể duy nhất mà cụ gọi là Rùa Hồ Gươm.

Người khẳng định “Hồ Gươm có 5 cụ rùa” lên tiếng

(TT&VH) - Hiện nay, có ý kiến cho rằng hồ Gươm có 1 cụ rùa, người cho rằng có 2, thậm chí có người cho rằng Hồ Gươm có tới 5 cụ rùa. Nhà giáo Nguyễn Đức Ngò, người từng cho rằng hồ Gươm có 5 cụ rùa đã có bài viết gửi TT&VH khẳng định: “Tình cờ, ngay từ lần đầu tiên trong ngót 60 năm trong đời, tôi được chiêm ngưỡng cụ rùa nổi ở hồ Gươm và chỉ bơi quanh quẩn dưới vòm cây me khoảng 20m2 suốt 45 phút sáng ngày 9/10/2002, ngay sát bờ phố Lê Thái Tổ, cách chỗ tôi đứng vài ba mét.

Posted Image

Ông Lưu Đức Ngò

Từ đó đến nay, do tính chất công việc riêng, ngày nào tôi cũng đi vòng quanh hồ Gươm ít nhất 2 lần nên rất nhiều lần cụ rùa nổi tôi đều gặp. Tôi đã có hàng trăm kiểu ảnh về cụ rùa ghi rõ ngày, giờ, vị trí, khoảng cách... Từng chứng kiến nhiều lần, tôi thấy cụ rất to, mai rộng phải bằng cái nong. Khi bơi, đầu cụ vươn dài ra, tính đến hết phía sau cũng dài gần 3 mét. Cụ bơi lúc sủi bọt, lúc động nước, lúc nhô đầu, lúc nổi cả mai, chậm rãi khoan thai... Có lúc, cụ nhô đầu lên to bằng mũ cối, màu xanh bóng lọng...

Nhiều người khẳng định hồ Gươm chỉ có 1 cụ rùa, song chỉ với 5 tấm ảnh, tôi khẳng định hồ Gươm có tới 5 cụ rùa”.

P.V

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phoenix đoán mò sẽ có 3 cụ rùa (bao gồm cả "cụ rùa bé" mà BTC đã tiếp cận được trong lần vây bắt). Hai cụ lớn có thể đều là giống cái. Tám cụ chỉ còn ba.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căn cứ chứng minh Rùa Hồ Gươm là "hậu duệ" thần rùa

08/04/201107:45:09

Posted Image- Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.

GS Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cộng sự đã có một công trình nghiên cứu gần 10 năm về nguồn gốc Rùa Hồ Gươm.

Kết quả phân tích cho thấy, cụ Rùa hồ Gươm thuộc loài rùa lớn mai mềm nước ngọt ở Việt Nam, được phân bố tại nhiều điểm khác nhau trên sông Hồng, sông Mã, sông Đà... thuộc miền Bắc nước ta.

Posted Image Cảnh vây bắt Rùa Hồ Gươm ngày 1/4

Cụ Rùa Hồ Gươm thuộc loài giải Thượng Hải, 1 trong số 5 loài của họ ba ba (gồm giải Thượng Hải, giải khổng lồ, ba ba gai, ba ba trơn và cua đinh). Việc giải mã ADN 3 mẫu rùa khổng lồ ở đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm, Hà Nội (nặng 200kg), ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa (nặng 150kg) và Bảo tàng tỉnh Hòa Bình (nặng 121kg) đã cho kết quả là cùng một giống.

Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, trong tất cả những công trình nghiên cứu, rùa thọ nhất chỉ sống được 160 năm. Nhưng cũng có thể hiểu, cụ Rùa hồ Gươm dù không phải chính là cụ đã được vua Lê trả gươm, nhưng rất có thể đó là thế hệ con cháu của rùa thần trong tiểu thuyết.

Theo nhiều tài liệu, Tháp Rùa được xây năm 1884. Đến nay, ngọn tháp này mới chỉ khoảng 119 - 120 tuổi. Giả sử khi xây Tháp Rùa xong (1885), nếu rùa có tiếp tục được thả mới xuống hồ, đến nay là 119 năm. Nếu rùa lúc thả khoảng 30 - 40 tuổi, thì đến nay rùa Hồ Gươm ít nhất sẽ phải trên 150 tuổi. Nếu cụ Rùa hồ Gươm đã khoảng 150 tuổi thì chắc hẳn thời gian sống của rùa sẽ không còn nhiều.

Ông Lê Đức Minh, cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên - Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích thêm, sông Hồng chính là hành lang di chuyển của loài rùa Hồ Gươm. Hàng vài trăm năm nay, nó đã theo đường sông Hồng để phát tán vào các ao, đầm, hồ quanh đó.

Tháng 12/2008, Trung tâm đã lấy mẫu ADN của rùa Đồng Mô để tiến hành phân tích. Kết quả bước đầu cho thấy, cá thể này có khá nhiều điểm giống với cụ Rùa Hồ Gươm. Mặc dù vẫn có những sai khác nhưng chỉ khác ở mức độ quần thể chứ không ở mức loài.

Tô Hội

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay