thaochau

Dị Nhân Dự Đoán 3 Lần Mới Đưa Được Rùa Lên Bờ

196 bài viết trong chủ đề này

GiadinhNet-Theo tính toán của “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì phải tới 3 lần mới hầu mong đưa được rùa lên để chữa trị.

Sau “cuộc rước” rùa Hồ Gươm lên chữa trị lần thứ nhất bất thành, đã xuất hiện nhiều luồng dư luận trái chiều. Dù mỗi người có cách nhìn khác nhau, nhưng hầu như ai cũng ngóng trông và đặt kỳ vọng vào cuộc “rước” rùa vào cuối tuần này. Tuy nhiên, theo những tính toán của “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì phải tới 3 lần mới hầu mong đưa được rùa lên để chữa trị. Việc cần làm và phải làm

PV: Thời gian qua, những vấn đề liên quan đến sức khỏe rùa Hồ Gươm trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Ông có thường xuyên theo dõi thông tin này?

- Có thể nói là tôi rất quan tâm chứ không phải thường xuyên theo dõi nữa. Không dám nói: Tất cả các bài viết liên quan đến rùa Hồ Gươm tôi đều xem hết nhưng tôi biết trong sự việc này hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều.

Posted Image

Dù scandal “đuổi mưa” khiến ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh gặp khá nhiều phiền phức nhưng ông vẫn rất tự tin mỗi khi xuất hiện.

Việc một số người đặt vấn đề: Rùa Hồ Gươm có phải là “rùa thần” ngày xưa nhận kiếm của vua Lê hay không? Có đáng gọi bằng cụ hay không? Có nên quá quan tâm đến cụ hay không? Hoặc cụ rùa chết thì có nên đem chôn hay không?... tôi không tán thành những cách đặt vấn đề như vậy. Bởi vì, xét về mặt khoa học thì rùa Hồ Gươm hiện nay là cá thể rùa mai mềm duy nhất còn sót lại trên thế giới – chỉ tính riêng giá trị này đã đáng để cho người ta phải bảo vệ rồi. Ở đây, tôi còn chưa nói đến trong cổ sử ngàn xưa, ông cha ta đã dùng mai rùa làm phương tiện truyền tải chữ viết. Cụ thể là vào thời vua Nghiêu có xứ Việt Thường dâng con rùa lớn, trên mai có viết chữ Khoa Đẩu nói về trời đất mở mang. Chưa kể, hình ảnh con rùa còn gắn liền với tất cả lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt. Ví dụ: những con rùa trong Văn Miếu, những con hạc đứng trên lưng con rùa trong các đình chùa miếu mạo. Trong văn hóa Đông phương nói chung, rùa là một loài vật rất linh thiêng. Chính vì tính chất duy nhất của cá thể này nằm ở Hồ Gươm (trước đây có một cá thể nữa nhưng đã chết rồi) và lại gắn liền với một truyền thuyết, thành ra rùa trở thành một biểu tượng văn hóa sống động. Mà đã là biểu tượng văn hóa thì chúng ta không thể thờ ơ được. Bởi thờ ơ với điều này chính là chúng ta đang bỏ qua những giá trị văn hóa không dễ gì có được.

Tôi nghĩ, chỉ cần học đến lớp 12 thôi thì người ta cũng có thể biết rằng không có cơ sở nào để nói cụ rùa này ngậm thanh gươm của vua Lê cả! Rất nhiều người hiểu điều đó. Nhưng không phải vì cụ không ngậm thanh gươm mà không cứu cụ. Và đương nhiên, ai chẳng biết cụ rùa chết thì đem chôn hoặc giữ làm tiêu bản, nhưng chúng ta vẫn cố công cứu cụ là chứng tỏ chúng ta đang trân trọng một giá trị văn hóa ngàn đời, thể hiện qua hình ảnh rùa Hồ Gươm. Từ những vấn đề đó tôi nghĩ bằng mọi giá phải cứu rùa Hồ Gươm. Đó là việc cần làm và phải làm. Tất nhiên, xã hội đang có nhiều việc cần phải giải quyết gấp nhưng việc gì cần kíp thì nên ưu tiên trước. Và việc bảo tồn một giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là việc cần làm ngay.

Posted Image

Dù đã cố hết sức nhưng công cuộc vây bắt cụ rùa lần thứ nhất vẫn không thành. Ảnh: Chí Cường

PV: Việc để rùa tự lên tháp là rất khó Vậy theo ông, nguyên nhân khách quan và chủ quan nào khiến việc đưa rùa Hồ Gươm lên bờ vừa qua bị thất bại?

- Vừa rồi người ta mất rất nhiều thời gian cho một Hội thảo cứu rùa - Tôi thấy việc này là không cần thiết lắm. Chúng ta nên giao cho một tổ chức nào đó làm việc này, tổ chức đó không làm được thì phạt, thế thôi. Tất nhiên, chúng ta có rất nhiều chuyên gia về rùa và cả những người có kinh nghiệm về việc chăm sóc, chữa trị cho rùa... và có thể tham khảo ý kiến của họ. Tôi nghĩ việc này rất chi là đơn giản.

“Tôi nghĩ đối với một cá thể sinh vật như rùa Hồ Gươm nếu chúng ta quyết tâm bắt thì sẽ bắt được thôi. Còn nếu để biết bắt tới mấy lần mới thành công thì phải bấm quẻ thôi… (bấm đốt tay, tính toán – PV).

Tôi không biết đến lúc này họ đã tiến hành mấy lần đưa rùa lên, nhưng ít nhất phải tới ba lần. Nếu vừa rồi là lần thứ nhất thì phải hai lần nữa mới thành công”. Về nguyên nhân dẫn đến việc đưa rùa lên bờ bất thành hoàn toàn không có gì thần bí cả. Theo tôi là do sự chuẩn bị chưa được chu đáo. Chúng ta không định lượng được sức khỏe của rùa đến đâu. Không biết được quy luật sinh học của đời sống loài rùa nói chung, cho nên việc rùa “lọt lưới” là chuyện bình thường. Suy từ con người mà ra, khi bị một ai đó đuổi đến đường cùng thì họ cũng phải tìm mọi cách để thoát thân thôi và rùa Hồ Gươm cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó. Nếu rùa Hồ Gươm có “sức mạnh thần bí” nào đó thì đã có thể tự chữa lành vết thương cho mình hoặc nếu không thì khi nghe mọi người bàn cách cứu chữa rùa đã tự leo lên Tháp Rùa nằm chờ rồi. Thực ra, khi rùa Hồ Gươm chưa có “mệnh hệ” gì, tôi đã từng nghĩ đến việc nên đổ cát lên Tháp Rùa để làm nơi cho rùa đẻ trứng, nghỉ ngơi và phơi nắng. Nhắc đến rùa, nhân tiện tôi nhắc đến một bài báo mà tôi đã đọc được. Chuyện này lâu lắm rồi, mấy chục năm về trước. Hồi đó, hai cụ rùa có đẻ một ổ trứng ở gần đền Ngọc Sơn, khi sửa chữa lại đền thì người ta phát hiện ra ổ trứng đó. Khi hai cụ phát hiện ra có người tìm ra ổ trứng của mình thì các cụ quay vòng vòng. Thấy thế, có người cầm một cái cuốc, cuốc vào đúng mai của cụ rùa kia (cụ rùa đã chết, có tiêu bản thờ trong đền Ngọc Sơn – PV) khiến cụ bị yếu sức mà chết. Bây giờ người ta mới đặt ra vấn đề này, nhưng tôi nghĩ việc để rùa tự lên Tháp Rùa, xác xuất rất thấp. Cho nên cần phải có biện pháp hợp lý để “ép” rùa phải tự lên. Có thể không bắt nhưng mình có thể chặn tất cả các lối thì con đường duy nhất là bơi lên tháp thôi. Mình có thể giăng lưới đưa rùa vào gần tháp rồi xiết chặt “vòng vây” lại là phải lên thôi. Nếu được chăm sóc tốt, ít nhất rùa Hồ Gươm sống thêm hơn 20 năm nữa.

Posted Image

Rùa Hồ Gươm với những vết thương nhói lòng. Ảnh: TL

PV: Ông có dự cảm gì về lần “bắt” rùa sẽ diễn ra vào cuối tuần tới?

- Tôi nghĩ đối với một cá thể sinh vật như rùa Hồ Gươm nếu chúng ta quyết tâm bắt thì sẽ bắt được thôi. Còn nếu để biết bắt tới mấy lần mới thành công thì phải bấm quẻ thôi... (bấm đốt tay, tính toán – PV). Tôi không biết đến lúc này họ đã tiến hành mấy lần đưa cụ lên, nhưng ít nhất phải tới ba lần. Nếu vừa rồi là lần thứ nhất thì phải hai lần nữa mới thành công.

PV: Dựa vào thực trạng sức khỏe hiện nay, ông có dự đoán gì về tuổi thọ của rùa Hồ Gươm?

- Theo tôi hiểu, tuổi thọ tối đa của loài rùa là 300 năm. Rùa Hồ Gươm sống được như vậy là đã già lắm rồi. Có thể cụ đã sống đến thời gian tối đa, nhưng nếu chúng ta cứu chữa tốt thì ít nhất rùa Hồ Gươm cũng sống được một thế hệ nữa (tương đương 20 năm – PV). Có nhiều người đặt vấn đề có nên gọi rùa Hồ Gươm bằng “cụ” hay không thì theo tôi phải gọi cụ bằng “kỵ” mới đúng. Bởi tính nếu theo cuộc sống sinh học của con người, cứ một thế hệ là 20 năm thì chỉ cần trên 100 năm là cụ đáng được gọi bằng “kỵ” rồi. Chưa tính cụ đã sống tới mấy trăm năm thì chúng ta cũng nên tôn trọng mà gọi bằng “cụ”. Tôn trọng ở đây là tôn trọng một giá trị văn hóa đã gắn liền với đời sống tinh thần của con người qua hàng trăm năm. Mặc dù cụ cũng chỉ là một sinh vật, nhưng nó là biểu tượng văn hóa cho nên không thể gọi là “con” được. Gọi cụ bằng “con” là một việc không thể chấp nhận được.

“Dị nhân” là ai?

Năm 2010, ngay sau khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đồng ý với đề xuất không “bắn mây ngăn mưa” dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng thời đưa ra ý kiến sẽ tổ chức Đại lễ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia nếu thời tiết không thuận lợi, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - một nhà nghiên cứu Lý học Đông phương - đã “mạnh dạn” tuyên bố sẽ “ngăn” được mưa bão nếu có 7 tỷ 150 triệu đồng. Sau đó, chính ông đã cam kết không lấy một đồng tiền nào cho việc thực hiện ngăn mưa, đuổi bão. Ông Tuấn Anh khẳng định, về mặt lý thuyết ông hoàn toàn có thể dùng ý thức để xác định việc mưa hay nắng... Cũng theo nhà nghiên cứu này,trước đây, ông đã áp dụng khả năng dự báo với nhiều hiệu quả bất ngờ. Năm nào ông cũng có những dự báo với kết quả đáng ngạc nhiên cho những sự kiện nổi bật trên thế giới. Năm 2004, ông là người đã dự báo trước trận sóng thần ở Ấn Độ Dương sẽ gây thiệt hại to lớn cho các nước ven vùng biển này, đặc biệt là Indonesia và Philipines. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã được ông dự báo từ cuối 2007. Trả lời trên Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã từng nói: “Sang năm (2008) sẽ có một cú sốc khá lớn về mặt kinh tế mang tính toàn cầu. Việt Nam rất có thể bị ảnh hưởng, nhưng so với các nước khác là nhẹ nhất. Chuyện này sẽ xảy ra vào giữa năm (từ tháng 5 - tháng 8). Cụ thể là vấn đề tiền tệ và xăng dầu. Sẽ có một số hãng kinh doanh lớn trên thế giới có nguy cơ phá sản hoặc phá sản”. Ông Tuấn Anh khẳng định: “Bằng chứng của những dự báo chính xác này có thể kiểm chứng rất dễ dàng nếu các cơ quan chức năng quan tâm đến khả năng của ông”. Cuối tháng 12/2009, ông Tuấn Anh đã tổ chức và chủ trì Hội thảo khoa học với tiêu đề: “Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại” do Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thực hiện tại Hà Nội. Ngoài ra, ông còn là tác giả của gần chục đầu sách về Lý học Đông phương như: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, “Hà Đồ trong Văn minh Lạc Việt”.... và khoảng nhiều nghìn bài viết trên các diễn đàn về Lý học Đông phương với bút danh Thiên Sứ.

T.L

Hà Tùng Long- Báo Gia đình & Xã hội

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hy vọng bác Thiên Sứ không để tâm đến chuyện ngày nay báo chí cứ gọi bác là "dị nhân" để câu khách!

Ít ra lần này báo chí cũng đã đưa lên những luận điểm của bác về lịch sử, văn hóa một cách nghiêm túc, chứ không phải như hồi Đại lễ vừa rồi.

Edited by Quét rác đêm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hix hix phản biện thật là nhanh :(

"Dị nhân" phán chưa bắt được rùa, giáo sư rùa bảo: nhảm!

Cập nhật lúc 10:46, Thứ Sáu, 18/03/2011 (GMT+7)

Dư luận nóng lòng chờ kết quả cuộc vây bắt rùa lần thứ hai này. Trong khi đó, “Dị nhân đuổi mưa” đoán phải ba lần mới bắt được cụ rùa, còn “Giáo sư rùa” tức giận bảo “đừng tin lời nói nhảm!”.

>> Toàn cảnh cứu cụ Rùa Hồ Gươm

Ngồi trên bờ đoán, ai chẳng làm được!

Hôm qua, “dị nhân đuổi mưa” Vũ Tuấn Anh đã khẳng định chắc nịch trên báo Giadinh.net rằng, ít nhất cũng phải ba lần mới có thể đưa cụ rùa lên bờ chữa trị.

Đôi nét về nhân vật “dị nhân” này, tiếng tăm của ông nổi như cồn sau việc dự đoán mưa dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long và yêu cầu hơn 7 tỷ đồng để ngăn mưa. Mặc dù sau đó ông đã tự “hạ giá” xuống thành “miễn phí” nhưng cũng không được chấp nhận.

Trước đó, ông Tuấn Anh khẳng định, mình hoàn toàn có thể dùng ý thức để xác định việc mưa hay nắng... Trước đây, ông đã áp dụng khả năng dự báo với nhiều hiệu quả bất ngờ. Năm nào ông cũng có những dự báo với kết quả đáng ngạc nhiên với những sự kiện nổi bật trên thế giới, như trận sóng thần năm 2004 ở Indonexia, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008…

Posted Image

Dị nhân Vũ Tuấn Anh: "Ít cũng phải ba lần mới bắt được cụ rùa"

Dự đoán “ít nhất phải ba lần mới bắt được cụ rùa” của ông Tuấn Anh xảy ra trong bối cảnh người ta đang nóng lòng chờ đợi cuộc vây bắt lần thứ hai, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này.

“Tôi nghĩ đối với một cá thể sinh vật như rùa Hồ Gươm nếu chúng ta quyết tâm bắt thì sẽ bắt được thôi. Còn nếu để biết bắt tới mấy lần mới thành công thì phải bấm quẻ...”. Sau một hồi lẩm nhẩm tính toán, bấm đốt ngón tay, ông Tuấn Anh đã đưa ra dự đoán như trên.

Trước thông tin trên, PGS.TS Hà Đình Đức, nhà “rùa học”, thành viên Ban Tổ chức cứu chữa cho cụ rùa khẳng định: “Những lời dự đoán đó là hoàn toàn thiếu cơ sở. Đừng tin những lời nói nhảm. Việc ngồi trên bờ dự đoán thì ai chẳng làm được. Ông ấy giỏi thế, sao không dự báo sóng thần, động đất ở Nhật Bản vừa rồi đi? Tại sao trong khi người ta đang cố gắng, nỗ lực để lai dắt cụ lên càng sớm càng tốt, thì lại đưa ra thông tin thiếu cơ sở như vậy?”

Ông Đức cũng chia sẻ thêm, vây bắt cụ rùa là việc làm hết sức khó khăn. “Có người ngồi trên bờ, nhìn cụ nổi lên, bơi từ từ, chậm chạp và phán một câu xanh rờn là: “Chỉ cần 2 tiếng là vớt được cụ lên chứ mấy?”. Nhưng có trực tiếp làm thì mới thấy đó là việc không dễ dàng gì. Rùa là loài rất khỏe, trong khi lại thương tích đầy mình như vậy. Vừa sợ không bắt nổi cụ, lại sợ làm tổn thương cụ”.

"Cụ rùa rất bình tĩnh và khôn khéo"

Mặc dù khẳng định dự đoán của ông Vũ Tuấn Anh là thiếu cơ sở và không đáng tin cậy, nhưng PGS Hà Đình Đức lại khá thận trọng khi nói về khả năng thành công của lần lai dắt này.

“Cũng không thể nói trước được điều gì. Chúng ta không bắt cụ bằng mọi giá. Chỉ có thể nói là cố gắng hết sức mà thôi”.

Ông Đức cho biết, lần vây bắt thứ hai này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn lần 1, bởi cụ đã trở nên nhút nhát hơn. Gần đây, ngày nào cụ cũng nổi đến 4-5 lần, thế mà hai ngày nay cụ chỉ nổi có một lần, thậm chí còn không nổi lần nào.

Lần trước, sau khi cụ rùa “phá lưới” ra ngoài, ông đã bình luận “không bắt được có khi lại may cho Hà Nội không xảy ra cảnh giẫm đạp. Nghìn nghịt người xem như thế, chỉ cần người đằng sau đẩy nhẹ thì người đằng trước ngã nhào xuống nước. Rồi nếu vớt được cụ lên, ai cũng muốn chen vào nhìn cho được thì xảy ra giẫm đạp là cái chắc”.

Trao đổi với phóng viên PGS.TS Hà Đình Đức cũng cho hay, lần này, thay vì kéo lưới lên bờ như lần trước, đội lai dắt sẽ đưa cụ lên chân Tháp Rùa. Việc làm này là nhằm tránh sự tập trung quá đông người, lộn xộn như lần trước nữa.

Về khả năng cụ rùa tấn công người khi “bị dồn vào đường cùng”, ông cho hay: “Lần bắt hụt trước đã cho thấy cụ rất bình tĩnh, khôn khéo, khỏe mạnh và rất là hiền lành. Với sức khỏe của loài rùa, cụ chỉ cần khua tay một cái thì cũng có anh … “ngỏm” ấy chứ. Thế mà cụ chỉ nhẹ nhàng xé lưới và thoát ra ngoài”.

Posted Image

Lưới vừa nặng vừa ...rách, liệu lần này có bắt được cụ rùa? (Ảnh: nld)

Tuy nhiên, ở lần vây bắt thứ hai này, ông lại không đưa ra một khẳng định chắc chắn nào về khả năng thành công. Ông cũng miễn bình luận về những hạn chế của lần tập dượt hôm 15/3 vừa qua.

Trong quá trình diễn tập hôm 15/3, một số điểm yếu đã bộc lộ. Về thao tác vây bắt, các chiến sỹ đặc công cho rằng lưới quá nặng nên khi chụp được rùa sẽ rất khó khăn để co nhỏ lưới. Còn chiếc lưới được cho là rất “đặc chủng” thì đã bị rách ngay từ khi còn chưa thả xuống hồ. Nhiều chỗ mắt lưới bị rách toạc, một vài chỗ khác bị vá.

Ông Nguyễn Ngọc Khôi, đội trưởng đội lai dắt rùa, Tổng giám đốc tâp đoàn KAT, đơn vị chịu trách nhiệm về lưới, cho rằng lưới rách một vài chỗ không đáng kể và không mấy quan ngại.

Theo Đỗ Văn

PN & ĐS

http://megafun.vn/ch...ao-nham-122848/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc đuổi mưa hoăc ít nhất dự đoán mưa cho cả 10 ngày Đại lễ đã diễn ra chính xác. Vậy mà vẫn có kẻ hoài nghi và nói xuôi nói ngược. Thật là dởm.

Nếu mà nói sai nữa thì chắc đám ấy sẽ té nước theo mưa tha hồ nói lung tung kiểu như ông Sở Khanh (Vũ Thế Khanh) nhỉ.

Việc cứu rùa đến lần thứ 3 hay lần thứ 4 thì đó là việc dự đoán. Còn việc bắt cứ bắt, ảnh hưởng gì tới ai và cũng chưa thể khẳng định rằng "đó là nói nhảm".GS rùa Hà Đình Đức cũng hơi nóng nhỉ. Posted Image

Dù sao cũng mong người ta có biện pháp thích hợp với cụ để cụ khỏe mạnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tốt nhất là nhà báo có mời thì cáo bệnh, khỏe.Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông ấy giỏi thế, sao không dự báo sóng thần, động đất ở Nhật Bản vừa rồi đi? Tại sao trong khi người ta đang cố gắng, nỗ lực để lai dắt cụ lên càng sớm càng tốt, thì lại đưa ra thông tin thiếu cơ sở như vậy?”

Hi. Xin mời cụ Hà Đình Đức vào xem "Lời tiên tri 2011". Cũng có nói đến động đất đấy chứ! Chỉ khác là trong hơn 100 quốc gia ở Lục Địa Á Âu , tôi trừ Việt Nam và Nhật Bản thì chẳng may nó lại rơi đúng vào Nhật Bản thôi. Tôi hy vọng nó xảy ra ngoài biển sâu.

Cụ Đức kính mến ah. Tôi sẵn sàng giúp cụ. Nhưng cụ nói thế làm tôi ngại quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hy vọng bác Thiên Sứ không để tâm đến chuyện ngày nay báo chí cứ gọi bác là "dị nhân" để câu khách!

Ít ra lần này báo chí cũng đã đưa lên những luận điểm của bác về lịch sử, văn hóa một cách nghiêm túc, chứ không phải như hồi Đại lễ vừa rồi.

hihi, mình lại thấy cái nick "dị nhân" nghe mãi lại thấy thân thương Posted Image

Chả sao cả, cũng là 1 cách người ta nhớ đến mình, mà lại ngầu nữa chứ, nó gắn với 1 thời điểm và sự kiện lịch sử.

Còn cụ rùa hả, chuyện dài tập của xã hội, kể cả cái bài báo này cũng là chuyện xã hội. Ý kiến riêng: cứu cụ gấp. Góp thêm vào câu chuyện xã hội.

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hy vọng bác Thiên Sứ không để tâm đến chuyện ngày nay báo chí cứ gọi bác là "dị nhân" để câu khách!

Ít ra lần này báo chí cũng đã đưa lên những luận điểm của bác về lịch sử, văn hóa một cách nghiêm túc, chứ không phải như hồi Đại lễ vừa rồi.

Cảm ơn Quét Rác Đêm chia sẻ.

Bây giờ tôi lại khoái họ gọi tôi là dị nhân mới chết chứ! Cho nó vui mà. Thật tình tôi chẳng buồn gì cả! Tôi chỉ ngạc nhiên là cá nhân tôi rất ủng hộ việc đưa cụ rùa lên chữa trị nghiêm túc dù tốn kém. Thì cụ Đức lại không ủng hộ đồng minh. Trong khi việc thời tiết Đại Lễ khó hơn nhiều thì lại được cụ Đức (Đào Vọng Đức) khoa học Vật lý ủng hộ. Cá nhân tôi cũng rất muốn đưa cụ rủa lên càng sớm càng tốt. Nhưng quẻ nó nói thế biết làm sao bây giờ. Hay là ngày mai xuống bắt đại cụ lên, không bắt được kể là hai lần. Nếu cụ Đức muốn bắt một lần nữa (là Hai) được ngay thì tôi hy vọng mình đoán sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Đức hãy chờ thời gian sẽ trả lời. Cũng nhanh thôi màPosted Image. Không nên oánh giá một vấn đề kiểu đó GS rùa ah. Lạc Việt Độn Toán là môn dự đoán có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri đồng thời nó là hệ quả của một hệ thống lý luận nhất quán đó là thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Như vậy đây là một môn dự báo phù hợp với tiêu chí khoa học cho một phương pháp hoặc một lý thuyết khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ rùa bị thanh niên sờ đầu khi nổi

Cập nhật lúc 19/03/2011 12:15:00 PM (GMT+7)

Posted Image - Sáng nay, 19/3, trời Hà Nội nắng ấm, dễ chịu sau mấy ngày mưa rét. Có lẽ, do thời tiết đẹp nên cụ rùa Hồ Gươm nổi từ rất sớm, thu hút hàng nghìn người dân hiếu kỳ đến xem.

Những “tâm thư” gửi Ban cứu rùa Hồ Gươm

“Bắt” cụ rùa theo cách dân gian?

Ngụp lặn giữa giá rét tập 'bắt' cụ rùa

Cụ rùa vẫn khỏe, vây bắt thế nào?

Video: Phẫn nộ cảnh ném đá cụ rùa

Cụ rùa nổi từ 7h sáng đến 11h trưa mới lặn. Rất lâu rồi, cụ rùa mới nổi nhiều đến như vậy. Khác với biểu hiện cách đây vài ngày, lần này cụ không bơi ra giữa hồ nhiều mà đi vào sát bờ, thời gian lâu nhất là 2 tiếng.

Lúc 7h sáng, cụ rùa nổi ở khu vực gần đường Đinh Tiên Hoàng rồi chầm chậm bơi tiến sát bờ phía đền Bà Kiệu, chân cầu Thê Húc. Cụ rùa bơi đến đâu thu hút một lượng người hiếu kỳ đông đến đó.

Gần 11h trưa, cụ rùa quay lại khu vực đường Đinh Tiên Hoàng, tiến sát gần bờ như định bò lên khu vực kè quanh hồ thì có một thanh niên thò tay chạm vào đầu cụ rùa.

Dường như quá hốt hoảng trước hành động này, cụ rùa vội vàng lặn xuống hồ trước sự ồ lên tiếc nuối, phản đối của người dân rồi nhất định không chịu nổi lên nữa.

Đặc biệt, so với các ảnh trước, lần này không thấy móng của cụ rùa nữa. Các vết thương trên mai cụ xuất hiện nhiều hơn, dày hơn và loang rộng hơn. Đáng lưu ý là cụ bơi rất yếu và chưa bao giờ tiến sát vào bờ lâu như hôm nay .

Chùm ảnh do PV VietNamNet vừa ghi lại tại Hồ Gươm sáng 19/3:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Cụ rùa nổi từ 7h sáng đến 11h trưa mới lặn.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Đặc biệt, so với các ảnh trước, lần này không thấy móng của cụ rùa nữa.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Gần 11h trưa, cụ rùa quay lại khu vực đường Đinh Tiên Hoàng, tiến sát gần bờ như định bò lên khu vực kè quanh hồ thì có một thanh niên thò tay chạm vào đầu cụ rùa.

Posted Image

Việc chữa trị cho cụ rùa Hồ Gươm đang được nhiều người dân quan tâm, theo dõi

Long Anh – Thu Lý

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Mặc dù khẳng định dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là thiếu cơ sở và không đáng tin cậy, nhưng PGS Hà Đình Đức lại khá thận trọng khi nói về khả năng thành công của lần lai dắt này.

“Cũng không thể nói trước được điều gì. Chúng ta không bắt cụ bằng mọi giá. Chỉ có thể nói là cố gắng hết sức mà thôi”".

Hey za, nghe nói cuối tuấn đưa cụ Rùa lên mà nay chủ nhật gòi vẫn chưa có tin tức gì hếtPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu trả lời về zụ "Dị nhân" dự đoán 3 lần Cụ Rùa mới lên đã ứng nghiệm:

Nghe một người bạn nói, tối qua (vào lúc 02h giờ) ban tổ chức lai dắt cụ Rùa lên tháp điều trị bằng cách dụ cụ Rùa tới gần Tháp Rùa. Nhưng lúc đó không có người trực ở lưới và cụ đụng phải lưới to nặng làm cụ bật ra té ngửa. Thế là cụ lặn mất. Hà hà điều này chứng tỏ "dị nhân" đã dự đoán chính xác. Đây là lần thứ Hai. heheee... Chúng ta coi lần thứ ba sẽ như thế nào và để đến lúc đó cụ Giáo sư Rùa sẽ định đoạt về quẻ bói của "Dị Nhận". He he. Biết đâu bốn lần mới bắt được thì Dị Nhân đoán sai. He he. Nhưng chắc Cụ Đức lúc này mong dị nhân đúng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo dõi những dự đoán của Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhiều mình thấy dự đoán nào cũng đúng. Tin rằng lần thứ 3 sẽ rước được Cụ Rùa lên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu trả lời về zụ "Dị nhân" dự đoán 3 lần Cụ Rùa mới lên đã ứng nghiệm:

Nghe một người bạn nói, tối qua (vào lúc 02h giờ) ban tổ chức lai dắt cụ Rùa lên tháp điều trị bằng cách dụ cụ Rùa tới gần Tháp Rùa. Nhưng lúc đó không có người trực ở lưới và cụ đụng phải lưới to nặng làm cụ bật ra té ngửa. Thế là cụ lặn mất. Hà hà điều này chứng tỏ "dị nhân" đã dự đoán chính xác. Đây là lần thứ Hai. heheee... Chúng ta coi lần thứ ba sẽ như thế nào và để đến lúc đó cụ Giáo sư Rùa sẽ định đoạt về quẻ bói của "Dị Nhận". He he. Biết đâu bốn lần mới bắt được thì Dị Nhân đoán sai. He he. Nhưng chắc Cụ Đức lúc này mong dị nhân đúng.

Thaochau thân mến!

Vẫn biết là Sư phụ đã luôn đúng nhưng bạn cần có thông tin thật chính xác để còn gửi cho Cụ Đức chứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Phamhung: bác ah zụ này những người trong ban tố chức điều trị bệnh cho cụ đều biêt mờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Phamhung: bác ah zụ này những người trong ban tố chức điều trị bệnh cho cụ đều biêt mờ.

Thông tin này khả tín đấy Phạm Hùng ah.

Nhìn hình cụ rùa lở loét thấy tội cho cụ quá - Biểu tượng văn hóa sống của Hanoi - Thôi, Thiên Sứ tôi có lời thỉnh cầu cụ Rùa thế này:

Mọi người đều thật tâm yêu quý cụ và mong chữa bệnh cho cụ để cụ sống khỏe mạnh. Nếu cụ có linh thiêng thì

trong vòng năm ngày - tính hôm nay là ngày thứ nhất. cụ tự động bò lên tháp Rủa và nghỉ ngơi ở đấy để mọi người có điều kiện chữa bệnh cho cụ. Bây giờ là giờ Sửu 20. 2 . Tân Mão Việt lịch.

Thỉnh Cụ.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lập Khu bảo tồn rùa Hồ Gươm?

Cập nhật lúc 28/03/2011 07:30:00 AM (GMT+7)

Posted Image - "Đây sẽ là điểm nhấn có một không hai của Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế, các du khách thập phương, mà thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay đối với lịch sử, nét đẹp truyền thống của cha ông để lại..." - bài viết của TS Nguyễn Văn Tài và Ths. Phan Tuấn Hùng (Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường) gửi cho VietNamNet với tâm huyết bảo vệ rùa Hồ Gươm.

Hành trình chữa trị rùa Hồ Gươm

Thời gian gần đây, rùa Hồ Gươm được báo chí trong nước, quốc tế và người dân đặc biệt quan tâm. Các cơ quan chức năng của Hà Nội cũng đã vào cuộc quyết liệt và nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chữa trị, bảo vệ rùa.

Tuy nhiên, các giải pháp được đưa ra chỉ mới có tác dụng trong ngắn hạn, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và thiếu bền vững. Để bảo vệ rùa Hồ Gươm trong dài hạn nhằm bảo tồn, phát huy giá trị có một không hai của Hà Nội nghìn năm văn hiến, chúng tôi xin đưa ra một số cơ sở pháp lý và định hướng bảo tồn rùa Hồ Gươm.

Lập khu bảo tồn?

Rùa Hồ Gươm được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) công bố là một trong 10 loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới. Trong đó, rùa Hồ Gươm được xếp ở vị trí báo động nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất. Hiện trên thế giới chỉ còn 4 cá thể rùa giống rùa Hồ Gươm. Ngoài ra, rùa Hồ Gươm còn là di sản vô giá, mang ý nghĩa lịch sử, tâm linh đặc biệt đối với dân tộc.

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 37 của Luật Đa dạng sinh học (được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009) và Điều 12 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học, thì rùa Hồ Gươm là loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Posted Image

Lập khu bảo tồn rùa Hồ Gươm sẽ là điểm nhấn có một không hai của Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế, các du khách thập phương, mà thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay đối với lịch sử, nét đẹp truyền thống của cha ông để lại - Ảnh: Long Anh

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được điều tra, đánh giá tình trạng nơi sinh sống, lập hồ sơ theo dõi và được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm bảo tồn. Về kinh phí đầu tư bảo tồn rùa Hồ Gươm được quy định rõ tại điểm c khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học. Theo đó, đầu tư bảo tồn rùa Hồ Gươm được lấy từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước.

Như vậy, trên thực tế cũng như về mặt pháp lý thì rùa Hồ Gươm là loài nguy cấp, quy hiếm, di sản vô giá phải được ưu tiên bảo vệ rất cao và theo chế độ bảo vệ, chăm sóc đặc biệt.

Điểm nhấn thu hút du khách?

Tại Trung Quốc, gấu trúc là con vật được biết đến như biểu trưng quốc gia, đồng thời cũng là loài có nguy cơ tuyệt chung cao nhất trên thế giới. Với mục tiêu bảo tồn loài vật quý hiếm này, Chính phủ Trung Quốc đã cho khoanh vùng các khu vực sinh sống tự nhiên của chúng để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo tồn gấu trúc không chỉ dưới góc độ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học mà còn là bảo vệ biểu trưng của quốc gia.

Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Đa dạng sinh học thì khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quy hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Khu vực Hồ Gươm xét về mặt pháp lý hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên để bảo tồn rùa Hồ gươm (Khu bảo tồn loài-sinh cảnh).

Bên cạnh đó, Luật Đa dạng sinh học và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ (Điều 8 và Điều 9) cũng đã quy định rõ trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn và trách nhiệm quản lý khu bảo tồn rùa Hồ Gươm. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan có trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn. Ban Quản lý khu bảo tồn cũng theo đó được thành lập và có trách nhiệm quản lý, bảo tồn, chăm sóc, chữa trị cho rùa Hồ Gươm.

Như vậy, trách nhiệm pháp lý, mô hình bảo tồn, nguồn vốn đầu tư, sự quan tâm, đồng thuận cao trong xã hội và các điều kiện cần thiết khác để thành lập khu bảo tồn rùa Hồ Gươm đã được hội tụ. Điều cần thiết, quan trọng lúc này là sự quyết tâm, phối hợp của các cơ quan chức năng để sớm thành lập khu bảo tồn.

Chứng kiến sự quan tâm của xã hội, người dân và các phương tiện truyền thông, báo chí, với trách nhiệm trước một vấn đề tâm linh, lịch sử, môi trường lớn, quan trọng của đất nước, chúng tôi tin rằng, trong thời gian không xa, khu bảo tồn loài – sinh cảnh rùa Hồ Gươm sẽ được thành lập. Việc hình thành khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Gươm là giải pháp lâu dài và bền vững để bảo vệ rùa Hồ Gươm, giữ gìn nét đẹp lịch sử, tâm linh đặc biệt của Hà Nội.

Đây sẽ là điểm nhấn có một không hai của Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế, các du khách thập phương, mà thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay đối với lịch sử, nét đẹp truyền thống của cha ông để lại.

TS Nguyễn Văn Tài - Ths. Phan Tuấn Hùng (Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường)

>> Hành trình chữa trị rùa Hồ Gươm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thaochau thân mến!

Vẫn biết là Sư phụ đã luôn đúng nhưng bạn cần có thông tin thật chính xác để còn gửi cho Cụ Đức chứ?

Cái quan trọng ở đây không phải đúng hay không đúng, mà cũng chả phải gửi lên Cụ Đức để làm gì, quan trọng là làm sao cứu được Cụ Rùa mà thôi, Chính Chú Thiên Sứ cũng mong là mình đoán sai, cái quan trọng cái đại sự các ông chả thèm quan tâm, chỉ chăm chăm chạy sau vuốt đuôi là nhanh, trong thâm tâm tôi, tôi cầu mong chỉ lần 2 là đưa được cụ lên, Nếu cụ tự động bò lên tháp rùa để mọi người chữa trị thì càng tốt, còn đoán đúng hay không thì không quan trọng, ở đời mà vẫn cứ mang nặng tư tưởng hơn thua thì làm được cái gì chứ

Edited by Vi Tiểu Bảo
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn cụ Rùa đúng là không phải ngẫu nhiên mà người dân gọi là cụ. Cụ không phải là rùa thường, đó là rùa thiêng. Một báu vật sống của đất nước đi cùng năm tháng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rùa hồ Gươm có 'khu điều dưỡng'

Các công nhân nhà máy đóng tàu sông Hồng đang thi công một chiếc bể lớn dùng để dưỡng bệnh cho cụ Rùa hồ Gươm, Hà Nội, sau giai đoạn chữa trị ban đầu.

Tiến sĩ Hà Đình Đức, thành viên ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa hồ Gươm, cho biết, chiếc bể tròn nhỏ hạ thủy ở giữa hồ hồi đầu tháng này chỉ là "giường bệnh" của cụ Rùa, còn chiếc bể rộng hàng trăm mét vuông đang lắp đặt ở hồ Gươm là "khu điều dưỡng".

Do kích thước của chiếc bể quá lớn, không thể vận chuyển bằng ô tô, nên các công nhân lắp ráp ngay trên bờ hồ phía phố Đinh Tiên Hoàng, bờ phía đông của hồ.

Posted Image

Toàn bộ khu vực thi công “khu điều dưỡng” được quây kín. Ảnh: Hương Thu.

Theo ông Hà Đình Đức, "khu điều dưỡng" là nơi lưu giữ cụ Rùa trong thời gian vài tháng sau giai đoạn chữa trị ban đầu. Thời gian điều dưỡng có thể kéo dài tới 3 tháng hoặc hơn phụ thuộc vào tiến triển trong sức khỏe của Rùa.

"Thời gian qua, thời tiết Hà Nội còn khá lạnh, không thuận tiện để đưa cụ lên dưỡng thương. Chiến dịch vây bắt rùa lần hai phải chờ quyết định từ thành phố, còn công tác chuẩn bị về nhân lực và lưới mới đã sẵn sàng", ông Đức nói.

Chiến dịch vây bắt Rùa lần hai dự kiến có sự tham gia của khoảng 70 người, trong đó có 20 lính đặc công quân khu thủ đô.

Posted Image

Hình ảnh chiếc bể lớn màu xanh sẽ dùng làm "khu điều dưỡng" cho Rùa, nhìn từ bờ phía tây. Ảnh: Hương Thu.

Hương Thu

==================================

"Thời gian qua, thời tiết Hà Nội còn khá lạnh, không thuận tiện để đưa cụ lên dưỡng thương. Chiến dịch vây bắt rùa lần hai phải chờ quyết định từ thành phố, còn công tác chuẩn bị về nhân lực và lưới mới đã sẵn sàng", ông Đức nói.

Lần hai hay lần ba là do cụ đấy ah. Nhà em phát biểu là "ba lần mới bắt được", mà lần hai đã làm rồi, theo em biết.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nắng ấm, cụ rùa cố bò lên bờ
Thứ Năm, 31/03/2011 - 14:45


Sáng 31/3, cụ rùa Hồ Gươm - Hà Nội đã khiến tất cả những người có mặt xung quanh hồ phải ngạc nhiên khi cố gắng leo lên bờ.
Khẩn cấp cứu cụ Rùa Hồ Gươm

Cụ rùa nổi đoạn Lê Thái Tổ lúc 8h sáng rồi bơi lững lờ đến phía đường Đinh Tiên Hoàng. Như thường lệ, rùa nổi đến đâu thì người dân hiếu kỳ lại chạy theo đến đó để xem cho rõ.


Posted Image

Cụ rùa tiến đến gần bờ

Posted Image
... và lấy hết sức bình sinh leo lên.
Lúc 11h30, đang bơi gần mép hồ, cụ rùa bỗng nhiên tiến đến sát bờ rồi cố gắng hết sức leo thẳng lên bờ. Cụ rùa đặt thẳng cả 2 chân lên trên bờ rồi lấy hết sức bò lên.

Posted Image

Nắng ấm làm cho vết thương của cụ rùa có vẻ như khó chịu hơn

Posted Image

Do thân thể nặng và sức yếu, cụ rùa lại bị tụt xuống nước


Tuy nhiên, mặc dù cụ đã hết sức cố gắng nhưng có lẽ do sức quá yếu, cơ thể lại cồng kềnh nên cụ rùa vẫn không thể nào trèo được lên bờ trong sự hò reo của người dân đứng xung quanh.
Không từ bỏ mong muốn được lên bờ sưởi nắng, cụ rùa lại tiếp tục ngoi lên, để lộ phần móng đã bị tuột gần hết vuốt.

Posted Image

Phần móng đã tuột gần hết vuốt

Nhiều người dân sống quanh hồ cho rằng, hôm nay trời nắng đẹp nên cụ rùa có lẽ cũng muốn được lên bờ phơi nắng một chút. Nhìn thấy những móng vuốt đã tuột và lở của rùa, không ít người cảm thấy xót xa. Trong khi đó, kế hoạch lai dẫn cụ rùa về chân Tháp Rùa để chữa bệnh vẫn chưa biết khi nào tiếp tục được tiến hành sau lần bắt hụt hôm 8/3.

Theo Long Anh - Thu Lý
VietNamnet

==============================================

Nhìn hình cụ rùa lở loét thấy tội cho cụ quá - Biểu tượng văn hóa sống của Hanoi - Thôi, Thiên Sứ tôi có lời thỉnh cầu cụ Rùa thế này:
Mọi người đều thật tâm yêu quý cụ và mong chữa bệnh cho cụ để cụ sống khỏe mạnh. Nếu cụ có linh thiêng thì
trong vòng năm ngày - tính hôm nay là ngày thứ nhất. cụ tự động bò lên tháp Rủa và nghỉ ngơi ở đấy để mọi người có điều kiện chữa bệnh cho cụ. Bây giờ là giờ Sửu 20. 2 . Tân Mão Việt lịch.
Thỉnh Cụ.

Hôm nay cụ mới lên, mà lại leo lên bờ chứ không leo lên Tháp Rùa. Tội cụ quá! Một lần nữa thỉnh cụ leo lên Tháp Rùa!
Thành tâm thỉnh cụ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền thuyết đã có Cụ hơn mấy trăm năm, mà không nâng niu Cụ e rằng Cụ cũng tủi phận lắm!

Share this post


Link to post
Share on other sites

==============================================

Hôm nay cụ mới lên, mà lại leo lên bờ chứ không leo lên Tháp Rùa. Tội cụ quá! Một lần nữa thỉnh cụ leo lên Tháp Rùa!

Thành tâm thỉnh cụ!

Thế mới thấy, trình của tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay thua rất xa so với nền văn minh của nhân loại đã bị hủy diệt trước đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay