wildlavender

Vì Tình Đồng Loại Hãy Chia Sẽ Đau Thương!

49 bài viết trong chủ đề này

Trưa mai, chính Ngọ, anh chị em nào có điều kiện hãy bắt đầu cùng cầu nguyện cho nước Nhật.

Nếu có hình ảnh, bản đồ nước Nhật để quán tưởng - sau đó nhập tâm là hay nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ACE hãy tranh thủ giờ khắc này (trưa nay 12 g) nhiếp tâm quán tưởng đến nước Nhật qua hình ảnh nào chúng ta biết, gởi đến họ 1 lời cầu nguyện bằng an, vượt qua thảm họa hồi phục mất mát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ, thưa chị Wild, Lan Anh xin có mặt cùng mọi người cầu nguyện cho Nhật Bản.

Mong mọi người nhiệt tình hưởng ứng!

Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một ngày nào đó, mặt trời sẽ lại mọc, rực rỡ hơn trên xứ sở hoa anh đào

Chắc chắn là như vậy, và sẽ sớm thôi.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wild rất mong nhận được ý kiến của ACE về nội dung đã đề nghị ở trên. "Chúng ta có nên tham gia ủng hộ số tiền còn lại hiện có trong Quỹ Từ Thiện để trao tặng cho nhân dân Nhật Bản thông qua Đại Lễ của Tổ chức Giáo Hội Phật giáo?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wild rất mong nhận được ý kiến của ACE về nội dung đã đề nghị ở trên. "Chúng ta có nên tham gia ủng hộ số tiền còn lại hiện có trong Quỹ Từ Thiện để trao tặng cho nhân dân Nhật Bản thông qua Đại Lễ của Tổ chức Giáo Hội Phật giáo?"

Tôi rất day dứt về đề nghị của Wildlavender. Vì từ trước đến nay chúng ta vẫn theo tôn chỉ là trực tiếp trao tận tay và không thông qua một tổ chức nào. Bởi vậy, nay chúng ta trao cho một tổ chức nào đó thì có phá lệ không? Chúng ta có thể trao cho chính đại sứ quán Nhật Bản, hoặc một tổ chức từ thiện, hay cá nhân một người Nhật nào đó mà chúng ta tin tưởng được không?

Về nguyên tắc, cá nhân tôi đồng ý dùng quỹ từ thiện hiện có để bày tỏ sự chia sẻ với nhân dân Nhật Bản và tôi cũng xin đóng góp thêm trong khả năng của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi rất day dứt về đề nghị của Wildlavender. Vì từ trước đến nay chúng ta vẫn theo tôn chỉ là trực tiếp trao tận tay và không thông qua một tổ chức nào. Bởi vậy, nay chúng ta trao cho một tổ chức nào đó thì có phá lệ không? Chúng ta có thể trao cho chính đại sứ quán Nhật Bản, hoặc một tổ chức từ thiện, hay cá nhân một người Nhật nào đó mà chúng ta tin tưởng được không?

Về nguyên tắc, cá nhân tôi đồng ý dùng quỹ từ thiện hiện có để bày tỏ sự chia sẻ với nhân dân Nhật Bản và tôi cũng xin đóng góp thêm trong khả năng của tôi.

Kính thưa Anh!

Đã là tôn chỉ chúng ta cần duy trì nhưng ở đây là trường hợp mà cả thế giới đồng quan tâm chia sẽ và cũng bởi vì đây là một tổ chức Phật Giáo, theo dõi những thông tin thường xuyên được cập nhật Em nghĩ Quý Thầy cũng sẽ có điều kiện và phương tiện chuyển giao đến một ngôi chùa có liên kết với Phật giáo VN, như Sư Cô Tâm Trí hiện đang ở Nhật.

Em rất muốn làm cái gì đó nhưng khả năng hạn hẹp, mong muốn rộng lớn, chỉ có tiếng nói truyền thông của Diễn Đàn là uy tín và hiệu quả, chẳng dám kêu gọi thêm bởi đời sống hiện còn quá nhiều khó khăn nên em đã đi đến đề xuất trên đây vấn đề còn lại là tùy tâm của những thành viên có quá trình đóng góp dịp này thông qua kế hoạch của Giáo Hội. Wild vẫn chờ những ý kiến thêm nữa cho đến cuối ngày thứ bảy chúng ta quyết định có trao tặng hay không ? Wild vẫn luôn luôn thực hiện theo những mong muốn của những nhà hảo tâm. Đủ Duyên nơi nào Wild sẽ gieo trồng nơi đó!

Con số 9,199 người thiệt mạng luôn là nỗi ám ảnh đau thương cho những thân nhân ở lại và cho tất cả những trái tim đồng loại.

Qua ý kiến cuối cùng của Anh, Wild chợt nhớ đến ntpt và Ban Mai ! 2 bạn ấy đang ở Nhật, cũng là Thành Viên có nhiều đóng góp và sinh hoạt học hỏi với chúng ta.

@ ntpt, Ban Mai! Cô chúc 2 con vững vàng, bình an và nếu có bất an hãy trở về. Cô nhờ ntpt gởi lời chia buồn sâu sắc đến nhân dân trong thảm họa và ở đây ACE vẫn đang nguyện cầu.

Cô Wildlavender.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân cháu cũng đồng ý như vậy,cô Wild ạ...

Và cũng nhất trí với câu nói này của cô : Wild vẫn luôn luôn thực hiện theo những mong muốn của những nhà hảo tâm. Đủ Duyên nơi nào Wild sẽ gieo trồng nơi đó!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân em đồng ý với đề xuất của chị Wild.

Posted ImageHoan hỷ đón nhận tính nhân ái của Thảo Nguyên và nhanqua !Posted Image

Cá nhân cháu cũng đồng ý như vậy,cô Wild ạ...

Và cũng nhất trí với câu nói này của cô : Wild vẫn luôn luôn thực hiện theo những mong muốn của những nhà hảo tâm. Đủ Duyên nơi nào Wild sẽ gieo trồng nơi đó!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc làm này của Giáo Hội Phật Giáo Việt nam thật rất có ý nghĩa!

Với Đức Phật, lòng thương xót cho tất cả chúng sinh trong cõi ta bà là giống nhau, không phân biệt màu da, biên giới...!

Bản thân tôi cũng cầu mong cho người dân Nhật sớm vượt qua những nỗi đau thưong này!

Rất trân trọng!

Achau

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc làm này của Giáo Hội Phật Giáo Việt nam thật rất có ý nghĩa!

Với Đức Phật, lòng thương xót cho tất cả chúng sinh trong cõi ta bà là giống nhau, không phân biệt màu da, biên giới...!

Bản thân tôi cũng cầu mong cho người dân Nhật sớm vượt qua những nỗi đau thưong này!

Rất trân trọng!

Achau

Con cũng ủng hộ đề xuất của cô Wild!

Thật khâm phục ý chí và trách nhiệm vì cộng đồng của người Nhật!

Hy vọng chút lòng thành của các nhà hảo tâm sẽ sớm đến với nhân dân nước mặt trời mọc!

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ và thưa cô Wildlavender,

Con nghĩ góp một chút tấm lòng của điễn đàn thì phước báu vô lượng. Trung tâm đã tổ chức cầu nguyện cho những người dân Nhật bị nguy khốn và tử nạn trong bão biển thì nay góp một chúc công đức thì phước thiện đó thật quý báu cho diễn đàn, trung tâm.

Con nghĩ đề xuất của cô Widl rất tốt.

Con kính chào.

An Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ và thưa cô Wildlavender,

Con nghĩ góp một chút tấm lòng của điễn đàn thì phước báu vô lượng. Trung tâm đã tổ chức cầu nguyện cho những người dân Nhật bị nguy khốn và tử nạn trong bão biển thì nay góp một chúc công đức thì phước thiện đó thật quý báu cho diễn đàn, trung tâm.

Con nghĩ đề xuất của cô Widl rất tốt.

Con kính chào.

An Thanh

Ghi nhận tình cảm và lòng nhân ái trọn vẹn của An Thanh & nhocchantrau, với những đóng góp của các Bạn, ngày mai Wild sẽ đến trao tặng một chút tài vật (Quỹ đang có) đến Ban Đại Diện của giáo hội tại Chùa Phổ Quang, một tổ chức uy tín và tin cậy. Chân thành cám ơn các bạn!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng nghĩ, người Việt Nam có câu "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao", nay thì mình cũng nên là "một cây" góp cùng tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam để làm "một hòn núi cao" chắn lại phần nào cơn sóng đau thương của người dân Nhật.

Xin Sư Phụ và cô Wildl nghĩ lại.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho đến giờ phút này thì sự ủng hộ tinh thần và tài vật của rất nhiều ACE đã tạo cho Wild niềm hân hoan khi được giao phó nhiệm vụ chuyển giao vào ngày mai đến Quý Vị Chư Tôn Hòa Thượng của Giáo Hội tại Phổ Quang. Sự tín nhiệm này sẽ được tường minh đầy đủ sau khi thực hiện. một lần nữa chân thành cám ơn tính chia sẽ đầy nhân ái của tất cả ACE.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại lễ Cầu Siêu được tổ chức sáng nay ngày 27/3/2011 tại Phổ Quang, TP HCM.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

HT Thích Trí Quảng và HT. Yoshimizu Daichi (Nhật)

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Wild ký nhận vào phiếu thu, mọi đóng góp đều được cập nhật kịp thời đến Ban tổ chức và công bố ngay buổi lễ.

Posted Image

Bên ngoài hàng rào tiếp đón được các sinh viên phật tử đứng dọc lối đi.

Posted Image

Posted Image

HT Thích Trí Quảng khai mạc buổi lễ.

Posted Image

Tham dự buổi lễ còn có sự hiện diện của HT. Yoshimizu Daichi - Trưởng lão Phật giáo đến từ Nhật Bản, lãnh đạo chính quyền thành phố, đại diện Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM và gần 2.000 Phật tử.

Posted Image

Các vị HT chư Đức Tôn hành lễ.

Posted Image

Thời Lễ cầu siêu được đăng đàn dưới sự chủ trì của HT Thích Trí Quảng và Đại Diện Giáo Hội Trung Ương.

Posted Image

Posted Image

Những biểu tượng được đưa lên tỏ lòng yêu mến và luôn bên cạnh nhân dân Nhật bản.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản, Posted Image

đất nước đầu sóng ngọn gió.

Trong trăm năm qua, các nhà khoa học liệt kê 10 thiên tai thảm khốc nhất của nhân loại. Năm lần xẩy ra tại Nhật Bản. Cuồng phong, bão tố, hạn hán, ngập lụt tất cả đều không thể so sánh với động đất và sóng thần.

Mười thiên tai kinh hoàng nhất đều là động đất và nếu động đất ngoài bờ biển thì tiếp theo là sóng thần. Nhật Bản trải qua bao lần thiên tai khủng khiếp, tất cả đều có cả động đất lẫn sóng thần. Lần này không phải niềm đau đã nhân đôi mà nạn động đất đi liền với sóng thần lại có thêm hậu quả địa chấn làm cho lò nguyên tử rạn nứt. Nhật Bản sẽ còn chịu ảnh hưởng ghê gớm của chất phóng xạ lan ra trên một vùng dân cư đông đảo. Người ta còn lo lắng các phóng xạ có thể lan tới các quốc gia lân cận.

Vì vậy trong số biết bao nhiêu là đất nước và sắc tộc trên địa cầu, nhưng đứng mũi chịu sào trước các thiên tai là Nhật Bản, một quốc gia đầu sóng ngọn gió của nhân loại. Cả đất nước là một hải đảo trên Thái Bình Dương. Gần như không có tài nguyên, chỉ với ý chí dân tộc đã nhiều lần vươn lên thành cường quốc. Đã từng tung hoành trên biển cả, bá chủ Châu Á cho đến khi bị đồng minh đánh quỵ cuối đệ nhị thế chiến. Rồi từ nước hùng cường về quân sự nhưng bại trận, đất nước tan hoang Nhật lại vùng lên thành cường quốc kinh tế.

Với sự dũng cảm đương đầu với thiên tai vào tháng 3 năm nay, quả thực dân Nhật một lần nữa trở thành biểu tượng dân tộc anh hùng. Thành tích này không phải vì có một chính quyền mạnh mẽ. Không phải vì khả năng quân sự mạnh mẽ, không phải vì nền kinh tế mạnh mẽ. Tất cả do tác phong của dân chúng thể hiện khi chịu đựng thiên tai thảm khốc nhất lịch sử. Quả thực đây là một dân tộc có ý chí đạo đức mạnh mẽ. Hoàn toàn không bị hoảng loạn, không bị hoàn cảnh làm mất nhân tính. Toàn thế giới cùng khâm phục.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Những gương anh hùng.

Nhờ hệ thống thông tin và Internet, nhân loại theo dõi tất cả mọi diễn tiến của thảm kịch từng ngày từng giờ và từng giây phút. Hàng chục ngàn tấm hình và những thước phim đã được chiếu ra. Vào hệ thống điện toán toàn cầu, đánh máy hàng chữ Japan, Heroes, Quake chúng ta sẽ tìm thấy hàng ngàn câu chuyện về những gương anh hùng trong thảm kịch Nhật Bản. Nếu chỉ nói đến câu chuyện của các nhân vật anh hùng thì biết bao nhiêu mà kể.Trong cơn nguy biến, hàng ngàn người chết và hàng trăm trường hợp được cấp cứu. Đó là những chuyện anh hùng rất thông thường. Ngay cả câu chuyện hơn cả trăm người gồm các giáo sư, chuyên viên cao cấp ghi danh tình nguyện ở lại điều hành các lò nguyên tử. Họ chấp nhận cái chết sẽ đến vì bị nhiễm phóng xạ rất cao. Hình ảnh các chuyên viên được lựa chọn kính cẩn cúi đầu chào viên chức nhà máy nguyên tử để đi nhận công tác. Nhưng bức hình đó vẫn chưa được coi là biểu tượng anh hùng hàng đầu. Người ta đang muốn chọn bức hình người dân xếp hàng rồng rắn bình thản để vào mua những nhu yếu phẩm còn lại rất ít tại một cửa hàng mà cửa kính đã tan hoang. Có thể đó là bức hình biểu hiện của sự dũng cảm. Hay là hình ảnh những giày dép vẫn còn xếp thứ tự trước cửa các trung tâm tạm cư. Một tấm hình khác chụp gia đình Nhật Bản ngồi ăn trước ngôi nhà tan nát. Chồng ngồi ăn bình tĩnh. Vợ vẫn cõng con trên vai và bình thản nướng cá. Người Nhật anh hùng chính là người dân thường, sau cơn hồng thủy bình tĩnh và từ tốn làm lại từ đầu. Các phóng viên ngoại quốc ghi nhận rằng không hề thấy có chuyện tranh nhau thực phẩm hay cướp phá các tiệm hàng hóa. Không những thế, cũng không có những cảnh xôn xao túm năm tụm ba ồn ào trò chuyện.Tất cả dân chúng, dù đang đi tìm thân nhân chưa biết sống chết ra sao nhưng cũng rất trật tự. Tưởng rằng dân Nhật đang nuốt vào trong lòng nỗi đau thương. Họ nghe lệnh qua những lời nói, qua Radio và những tờ thông cáo. Tuyệt đối không có một lời trách móc, tranh chấp, giận dữ giữa anh em, làng xóm hay chính quyền .

Posted Image Posted ImagePosted Image

Một anh cảnh sát Nhật gốc Việt, lấy vợ Nhật sanh con lai đã kể rằng anh hỏi vợ con xem có muốn về Việt Nam tạm lánh nạn một thời gian không.Vợ con đều nói rằng không thể bỏ nước Nhật mà đi vào lúc này. Anh cũng kể rằng đã cùng một nhà báo Trung Hoa đi ngang một ngôi nhà đổ nát và thấy cả tiền Nhật tung tóe nhưng chẳng ai nhặt. Anh phóng viên Tàu nói rằng vài năm nữa Trung Hoa sẽ có thể vượt qua Nhật Bản để thành cường quốc, nhưng cả trăm năm nữa về dân trí Trung Hoa vẫn không theo kịp nước Nhật. Anh than thở rằng hổ thẹn cho con cháu của Khổng Phu Tử.

Một nhà báo tây phương khi bình luận về thái độ chịu đựng rất kỷ luật của dân Nhật đã viết rằng. Không thể dựa trên một vài trường hợp ngoại lệ mà phải xét qua hệ thống, Ông nói rằng có 4 yếu tố xuất sắc trong thiên tai mà Nhật Bản đã chịu đựng.

Thứ nhất là sự chuẩn bị và thực tập chu đáo. Trên thế giới không có nước nào chuẩn bị như nước Nhật. Dọc theo bờ biển có các tường chắn sóng. Các dấu hiệu đề phòng sóng thần. Có các đường chỉ dẫn để chạy lên đồi núi cao. Tất cả các trẻ em đều được thực tập thường xuyên.

Thứ hai: Là sự điều hợp của chính quyền và cộng đồng địa phương. Thiên tai như đã xảy ra, việc đối phó cấp kỳ là ở địa phương. Chính quyền trung ương và quân đội không thể có phản ứng kịp thời. Tất cả là do nhân viên tại chỗ. Người ta nói rằng đài kiểm soát báo tin động đất, sóng thần nói liên tiếp qua Radio, TV và máy phóng thanh. Khi nước tràn vào chết hết nhưng xướng ngôn viên vẫn còn nói những lời cuối cùng: RUN.

Thứ ba: Thái độ của dân chúng. Quả thực đây là một sắc dân hết sức kỷ luật và tự trọng đã được dạy dỗ từ lúc còn nhỏ. Đứng trước một cửa hàng tan nát, không có cảnh sát, không có quân đội, người bán hàng chưa về kịp, mọi người đã tự động đứng xếp hàng chờ. Và hết sức tự trọng ở chổ người bán không tăng giá, người mua không vơ vét cho hết hàng.

Thứ tư: Tinh thần trách nhiệm.Thực vậy, những chuyên viên tình nguyện tiếp tục làm việc trong nhà máy nguyên tử chính là vì tinh thần trách nhiệm.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Trong hoàn cảnh hàng ngàn người chết, nhà cửa tan nát, đói khát và tuyệt vọng, ai còn lòng dạ nào mà bình tĩnh xếp hàng.Trên thế giới kể cả Hoa Kỳ, không có dân tộc nào hành xử được như vậy trong thiên tai.

Ảnh hưởng kinh tế.

Mặc dù hiện nay thiên tai tại Nhật vẫn còn là thảm kịch với xác người và hàng trăm ngàn dân không nhà, thiếu ăn nhưng các nhà quản trị đã tính đến ảnh hưởng toàn cầu và việc xây dựng tương lai. Nền công nghiệp căn bản của Nhật sẽ đình trệ. Mọi nỗ lực tương lai sẽ hướng về tái thiết. Trận thiên tai Kobé năm 1995 đã tổn thất 120 tỷ nhưng chỉ mới chiếm 2% tổng sản lượng quốc gia. Năm nay trận thiên tai tháng 3-2011 tổn thất 309 tỷ tức là 5.7% tổng tài sản quốc gia. Tổng sản lượng của toàn thế giới được tính là trên 60 ngàn tỷ thì Mỹ đứng đầu chiếm gần 15 ngàn tỷ. Thứ hai là Trung Hoa gần 6 ngàn tỷ mới vượt qua Nhật hiện có trên 5 ngàn tỷ.

Sau trận thiên tai Kobé, Nhật đã hồi phục sau 3 năm và lần này nếu giải quyết xong vụ nhà máy nguyên tử, nước Nhật có thể hồi phục sau 5 năm. Trong khi đó con đường tái thiết của Nhật sẽ kích thích kinh tế toàn cầu. Với hơn 1,000 tỷ trong quỹ dự trữ của quốc gia, Nhật sẽ mua vật liệu của toàn thế giới để xây dựng lại đất nước.

Cũng như hoàn cảnh của năm 1945, Nhật chịu đựng hai trái bom nguyên tử tàn phá 2 thành phố.150,000 dân bị hủy diệt trong khoảnh khắc. Nhưng chỉ 10 năm sau, nước Nhật lại đứng lên từ tro tàn và thảm bại.

Trận động đất Kobé 1995 và cơn hồng thủy năm nay 2011 đã chứng tỏ một lần nữa, dân tộc con cháu của Thiên Hoàng, dù sống đầu sóng ngọn gió vẫn luôn luôn làm nên lịch sử. Tinh thần đó rất đáng bái phục, nhưng….

Posted ImagePosted Image

Nhưng…

Dân Á châu vẫn còn nhớ cơn ác mộng Trung Hoa tại Nam Kinh 1937và nạn đói khủng khiếp tại Việt Nam năm Ất Dậu, 1945. Chuyện lịch sử trong mọi hoàn cảnh vẫn cần phải được nhắc lại. Trong kỳ đệ nhị thế chiến, quân đội của Thiên Hoàng là thủ phạm chính của trận đói Ất Dậu với 2 triệu người Việt chết tại miền Bắc. Quân Nhật cho phá tất cả các ruông lúa để trồng đay vì nhu cầu chiến tranh. Mùa màng lại tổn thất. Nông dân các tỉnh của miền đồng bằng sông Hồng chết đói cả làng, cả xã và cả huyện. Quân đội Nhật hoàn toàn không giúp đỡ gì cả cho việc điều hòa nhu cầu để chở gạo từ miền Nam ra cứu miền Bắc. Nhật thu tất cả thóc lúa để nuôi quân. Nông dân Việt Nam chết đói ngay cửa kho gạo của chính mình canh tác.

Thế giới Tây phương không ngó ngàng gì đến nạn chết đói Ất Dậu tại Việt Nam. Nhưng và năm 1937 quân đội Thiên Hoàng tiến vào Nam Kinh đã giết trên 200,000 thanh niên và hàng binh Trung Hoa. Hãm hiếp từ 50 đến 80 ngàn phụ nữ. Tội ác diễn ra trong 6 tuần lễ đầu tiên và chỉ chấm dứt khi có báo chí và phái đoàn quốc tế đến Nam Kinh.

Tội ác ghê gớm của lính Nhật đã chặt đầu, chôn sống và hãm hiếp dân Trung Hoa tương tự như Đức Quốc Xã tiêu diệt dân Do Thái. Tội ác đó đã được thi hành bởi 2 sắc dân Âu Á tự tôn và kỷ luật nhất của nhân loại. Đức Quốc và Nhật Bản. Cho đến ngày nay, lịch sử của các dân tộc siêu đẳng đó vẫn không hề nhắc đến một lần, tội ác diệt chủng mà Việt Nam,Trung Hoa. Do Thái là nạn nhân. Tài liệu lịch sử của Nhật không bao giờ đề cập đến khác hẳn Hoa Kỳ ghi lại đầy đủ về tội ác đối với da đen và do đỏ, vì vậy….

Cung đàn lạc điệu:

Trong lúc viết về thảm kịch thiên tai của xứ Mặt Trời Mọc, cả thế giới ca tụng dân Nhật đạo đức anh hùng, tôi nhắc đến chuyện cũ, e rằng đã làm cho cung đàn lạc điệu. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là lời nhắc nhở rất nhẹ nhàng. Bởi vì có người thấy dân Nhật quá ngon lành đã tự coi mình là rác rưởi. Xin chớ vì những gương sáng rực rỡ của thiên hạ mà quên đi sự thực. Chúng ta đang sống ở Hoa Kỳ. Chắc chắn rằng thiên tai ở Mỹ như xảy ra ở New Orlean, thì việc cướp của, giết người đã không thể tránh được. Không thể nào hàng trăm sắc dân Hiệp Chủng Quốc có được tinh thần kỷ luật và đạo đức thuần chủng như người Nhật. Tuy nhiên xin bà con nghĩ thêm một bước nữa. Nếu nước Mỹ có tinh thần tự tôn và ý chí sắt đá như dân tộc Nhật thì Hoa Kỳ làm gì có Mỹ đen, làm gì có dân Mễ, có bao nhiêu người trở thành người Nhật gốc Việt để sống với dân tộc anh hùng. Vì vậy nên dù chúng ta vẫn cảm phục tinh thần dân Nhật, đang đứng mũi chịu sào, đầu sóng ngọn gió. Trong tình nhân loại, hãy góp mối thương cảm và của ít lòng nhiều gửi cho Hồng Thập Tự Nhật Bản. Tuy nhiên không nên choáng ngợp với kỳ tích của thiên hạ mà rẻ rúng thân phận của chính chúng ta. Chỉ cần bình tĩnh xếp hàng tử tế trong khung cảnh bình yên cũng đủ là anh hùng.

Xin nhận nơi này là quê hương, nếu có gặp thiên tai mà lòng người không ổn định, không chịu xếp hàng trật tự thì ta cũng đành phải chịu mà thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tính cách Nhật Bản: Tự nhận biết số phận và được rèn luyện theo Phật giáo.

Giác Ngộ - Hòa thượng Yoshimizu Daichi (trụ trì chùa Nisshin Kustu, Tokyo, Nhật Bản) là một người bạn của Việt Nam, của Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng là người đã nhiệt thành ủng hộ cuộc vận động Phật giáo năm 1963, chủ trương chương trình tặng hoa anh đào cho Việt Nam, tham dự nhiều đại lễ quan trọng của Giáo hội.

Hòa thượng vừa có mặt ở Việt Nam vào chiều 21-3 để tham dự Lễ cầu nguyện cho các nạn nhân trong thảm họa thiên tai vừa qua tại Nhật Bản theo lời mời của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Thành hội PG TP. Ngôi chùa Hòa thượng đang trụ trì là nơi cưu mang gần 200 người Việt lánh nạn. Hòa thượng đã dành cho GN thời gian chia sẻ…

Posted Image

HT.Yoshimizu Daichi kể lại nỗi kinh hoàng của trận động đất - Ảnh: H.Diệu

Thưa Hòa thượng, tình hình ở Nhật hiện nay như thế nào? Qua các phương tiện truyền thông, thầy có nắm được nhiều thông tin về thảm họa ở một số tỉnh phía Đông bắc Nhật?

- Hòa thượng Yoshimizu Daichi: Thảm họa động đất, sóng thần ngày 11-3 vừa qua ở đất nước chúng tôi là một trong những sự kiện chấn động toàn thể nhân loại. Hình ảnh hung hãn của cơn sóng dữ cùng sự sụp đổ của hàng vạn ngôi nhà, hàng triệu công trình và đặc biệt là những vụ nổ hạt nhân, rò rỉ chất phóng xạ ở các nhà máy điện hạt nhân đã làm xáo trộn đời sống nhân dân. Theo tôi biết, hiện có khoảng 20.000 người đã chết và mất tích, con số này là chưa thống kê đầy đủ. Ngoài ra, báo chí và truyền hình loan tin có khoảng 400.000 người thuộc 4 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng của thảm họa đang trong tình cảnh thiếu thốn vì hàng cứu trợ chưa đến được. Cả nước có 1.350 địa điểm - trại lánh nạn được mọc lên để giúp những người mất hết nhà cửa, hoặc người dân ở trong vùng có khả năng bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ.

Tôi năm nay đã 71 tuổi, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến thảm họa thiên tai, động đất và sóng thần, to lớn đến vậy. Sự tàn phá của nó cũng khốc liệt, khôn lường. Tuy nhiên, nỗi lo về động đất đã tạm lắng. Nay người ta lo lắng về sự phóng xạ của các lò năng lượng nguyên tử hạt nhân ở Fukushima. Đây không còn là vấn đề của riêng Nhật Bản mà trở thành sự quan tâm của thế giới. Con người đã chế tạo ra các lò hạt nhân nguyên tử, nhưng lại không thể kiểm soát nó!

Thủ tướng Nhật Bản đã và đang kêu gọi sự chung tay góp sức của các nước có kinh nghiệm bằng cách cử các chuyên gia cũng như viện trợ về công nghệ để có giải pháp tốt nhất, an toàn nhất cho việc hạn chế, ngăn chặn tác hại của các lò hạt nhân sau khi phát nổ, rò rỉ chất phóng xạ. Hiện nay, theo chỗ tôi biết được, đã có 54 quốc gia hưởng ứng lời kêu gọi này và đã nhanh chóng cử người có chuyên môn cũng như các phương tiện khác, đặc biệt là thuốc men đến các vùng bị nạn.

Với Việt Nam, xin các bạn yên lòng. Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp người Việt đang du học, lao động tại Nhật, nhất là ở các vùng bị ảnh hưởng động đất, sóng thần được an toàn và yên ổn về tinh thần.

Hiện tại, tới thời điểm tôi sang Việt Nam thì đã có trên 200 dư chấn kể từ sau vụ động đất ngày 11-3 với cường độ rung lắc khác nhau.

Vậy ngôi chùa Nisshin Kustu có bị ảnh hưởng gì không, thưa Hòa thượng?

- Chùa Nisshin Kustu là một ngôi chùa cổ kính nằm ở thủ đô Tokyo, cách khá xa nơi diễn ra trận động đất sóng thần nên không ảnh hưởng gì nhiều. Hơn nữa, trong xây dựng chúng tôi đã sử dụng các thiết bị, máy móc bảo quản hiện đại, tự động hóa nên nếu có xảy ra sự cố cũng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Chỉ ít kệ sách bị đổ, vài bức tường ở công trình phụ bị nứt…

Được biết, ngôi chùa Nisshin Kustu là điểm đến bình yên của rất nhiều người tị nạn Việt Nam?

- Từ năm 1963 tôi đã có duyên với Việt Nam, thông qua mối thâm tình bạn hữu với Hòa thượng Tâm Giác, Hòa thượng Thanh Kiểm, Hòa thượng Trí Quảng… Và cách đây 4 năm tại chùa Nisshin Kustu tôi có làm lễ quy y cho 40 học sinh-sinh viên Việt Nam du học tại Nhật Bản. Khi ấy, các vị ở Đại sứ quán Việt Nam có đến dự và đã biết đến sinh hoạt của chùa có sự gắn bó với người Việt ở Nhật. Từ đó, hễ có duyên sự gì thì phía Đại sứ quán đều liên hệ với chúng tôi để kết hợp thực hiện.

Lần này cũng vậy, sau khi động đất, sóng thần xảy ra thì Ngài Đại sứ Nguyễn Phú Bình đã liên hệ với chúng tôi, thông qua Sư cô Tâm Trí (nghiên cứu sinh Phật học tại Nhật, trú xứ tại Nisshin Kustu) và đã cam kết sẽ hỗ trợ nơi ăn chốn ở cho người Việt tị nạn. Sau đó, Ngài Đại sứ đã làm việc với phía Nhật Bản để được đưa xe buýt lên vùng Đông bắc (trong tình hình hết sức khó khăn về nhiên liệu, đường sá ách tắc, thời tiết giá lạnh…) để đón các em về. Tại chùa, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để các em có thể yên tâm ổn định sau sự cố.

Hiện nay chùa là nơi lánh nạn của gần 200 người Việt Nam, đa số là sinh viên, học sinh, nghiên cứu sinh.

Trước đó nhà chùa đã có kinh nghiệm trong công tác cứu nạn, cứu hộ chưa, thưa Hòa thượng?

- Với ý thức về động đất thường xuyên xảy ra nên người dân Nhật lúc nào cũng có sự chuẩn bị cả về tâm lý lẫn phương tiện để ứng phó. Song, với những thảm họa lớn như động đất ở Kobe hồi năm 1995 hoặc thảm họa như vừa qua thì ngoài sức dự liệu. Tuy nhiên, Phật dạy về cách làm việc tùy duyên, cái gì tới thì mình tiếp nhận một cách bình tĩnh, xử lý nó theo những điều kiện cụ thể, theo hướng tốt nhất. Do vậy, ban đầu có một vài khó khăn như lo điện nước sẽ thiếu, không có nước nóng để các em sinh viên, người lao động lánh nạn tắm chúng tôi cũng khá băn khoăn. Nhưng ngay sau đó, nhà chùa đã linh động liên hệ được với nhà tắm công cộng gần chùa nên sau đó đã ổn định.

Nghĩ xa một chút, thì được trú tại chùa đã là hạnh phúc khi trong thực tế hàng vạn người đã chết và mất tích, hàng trăm nghìn người đang phải sống trong điều kiện giá lạnh, thiếu thốn…

Hiện tại, tinh thần và đời sống của người lánh nạn như thế nào?

- Bây giờ thì an tâm nhất rồi, có gì đâu lo khi được sống trong chùa, có Phật, có chư vị Bồ tát… Quan trọng là các em đã được hướng dẫn ngồi thiền, tụng kinh giúp an tâm, nhìn nhận sự thật để chấp nhận và bước qua.

Có khoảng một nửa số sinh viên đã được bố mẹ mua vé từ Việt Nam đưa về nước. Một số còn ở lại, trong đó chủ yếu là lao động chưa hết thời hạn nên cố gắng để vượt qua khó khăn, trở lại làm việc bình thường…

Trong hoàn cảnh khắc nghiệt vừa qua, người Nhật dường như vẫn rất bĩnh tĩnh giữa đau thương. Thế giới đã từng biết đến một tính cách Nhật Bản kiên cường, nay lại hết lời ca ngợi về sự bình tĩnh ấy. Giới truyền thông Việt Nam cũng đã đăng tải nhiều câu chuyện hết sức đẹp, cảm động về tinh thần đùm bọc, ý thức chia sẻ cộng đồng… của những người đang là nạn nhân của thảm họa thiên tai kinh hoàng nhất. Là người Nhật, Hòa thượng nhìn nhận điều gì đã làm nên tính cách ấy?

- (Trầm ngâm) Đất nước chúng tôi gồm nhiều đảo, nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Chúng tôi biết số phận của mình là phù du, là mong manh, có thể tan biến bất cứ lúc nào. Cũng giống như hoa anh đào, hoa rất đẹp nhưng lại rất mong manh.

Phật giáo du nhập vào Nhật Bản và đã ảnh hưởng rất sâu sắc lên tư duy, nhận thức, nói chung là ảnh hưởng sâu sắc vào văn hóa, lối sống của người Nhật. Người Nhật đã lấy từ Phật giáo những tinh hoa để đưa vào đời sống hàng ngày, phương pháp rèn luyện tâm thức trong thiền định Phật giáo đã được vận dụng thành Kiếm đạo, Hoa đạo, Trà đạo…, mà qua đó, người Nhật được giáo dục, được rèn luyện về tinh thần, về tâm tỉnh thức, sự chịu đựng trước mọi hoàn cảnh để rồi vượt lên hoàn cảnh.

Truyền thống Nhật Bản dạy cho chúng tôi ý thức về tổ tiên, luôn biết ơn, lúc nào cũng nhớ về công lao của các bậc tiền nhân, của người khác trong tương quan xã hội mà mình đang sống. Chính vì vậy mà người Nhật luôn có ý thức tôn trọng, nghĩ về lợi ích của người khác trước mình… Phật giáo đã du nhập, bổ sung thêm nhiều nội dung quan trọng về giáo lý Vô thường, duyên sinh, vô ngã… Tôi nghĩ chính điều đó đã làm nên tính cách của người Nhật Bản chúng tôi, trở thành chuẩn mực trong mọi ứng xử ở cuộc đời, lúc khoẻ mạnh cũng như lúc cận kề cái chết, với trẻ con cũng như người già…

Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần, đã được tham dự Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, qua những gì tôi chứng kiến, qua hình tượng Hồ Chí Minh được nhắc đến rất nhiều, tôi thấy văn hoá Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản, nhất là về lòng biết ơn, nhớ ơn với tiền nhân và về sự ảnh hưởng của Phật giáo.

Là công dân Nhật, Hòa thượng có niềm tin vào sự phục hồi của đất nước sau thảm hoạ được nhận định là đã đưa nước Nhật vào tình trạng khó khăn nhất kể từ sau thế chiến thứ hai?

- Đương nhiên là tôi hoàn toàn tin tưởng. Đây không phải là lần đầu tiên người Nhật đối mặt với khó khăn. Trong khó khăn thì tinh thần đoàn kết và niềm tin, sự mạnh mẽ của nhân dân Nhật càng được phát huy tối đa.

Posted Image

Một cậu bé Nhật ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagy bình tĩnh xếp hàng chờ nhận nước sôi trong giá rét, một văn hóa đẹp được thế giới ca tụng - Ảnh: AFP

Những ngày qua, ở Việt Nam cũng đang có một phong trào hướng đến Nhật Bản bằng nhiều việc làm thiết thực, cụ thể như cầu nguyện, quyên góp… Hòa thượng có cảm nghĩ gì trước nghĩa cử thấm đẫm tình người ấy?

- Tôi thật sự xúc động và cảm kích trước tấm lòng của các bạn Việt Nam và bạn bè thế giới. Trong mối tương quan rộng lớn, mang tính toàn cầu như hiện nay thì việc sẻ chia với nhân dân Nhật, nhân dân các nước bị tai ương, thảm hoạ là một việc làm thể hiện trách nhiệm và tình người. Dù bất cứ chia sẻ nào trong lúc này cũng sẽ tiếp thêm sức mạnh để cho Nhật Bản đứng dậy, thoát khỏi khó khăn, cùng hoà chung bước tiến với toàn thế giới.

Lần này sang đây, ngoài việc tham dự một vài Phật sự khác thì tôi còn đến vì lời mời của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN kiêm Trưởng Ban trị sự THPG TP.HCM trong Phật sự cầu siêu, cầu an cho nạn nhân động đất, sóng thần Nhật Bản vào ngày 27-3. Tôi đến để cùng hiệp tâm cầu nguyện cho đồng bào mình, dù đường xa xôi nhưng tôi vẫn đi, bởi tôi nghĩ tới thịnh tình của các bạn đồng tu Việt Nam…

"Ngày 17-3, khi trực tiếp nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã báo cáo sự giúp đỡ to lớn của Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi, Sư cô Tâm Trí cùng toàn thể Phật tử chùa Nisshin Kustu đối với các em sinh viên và tu nghiệp sinh Việt Nam. Thủ tướng hết sức cảm động, đánh giá cao và chuyển lời cảm ơn trân trọng nhất đối với tấm lòng, tình cảm của Đại lão Hòa thượng nói riêng, của Sư cô Thích nữ Tâm Trí và các Phật tử chùa Nisshin Kustu nói chung và mong muốn Đại lão hòa thượng sau này tiếp tục dành sự quan tâm, hỗ trợ những người dân Việt Nam nào còn gặp khó khăn tại Nhật Bản.

Một lần nữa, thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới Đại lão Hòa thượng cùng toàn thể Phật tử chùa Nisshin Kustu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng kính phục đối với nhân dân và đất nước Nhật Bản khi trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, người dân vẫn giữ được trật tự và kỷ cương xã hội, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua thử thách hiện nay. Xin kính chúc nhân dân và đất nước Nhật Bản sẽ sớm vượt qua được khó khăn, nhanh chóng khôi phục những khu vực bị thiệt hại để phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa".( Nguyễn Phú Bình Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN tại Nhật Bản (Trích thư gửi HT.Yoshimizu Daichi)

Posted Image

Từ đêm 11-3 vì mọi giao thông không hoạt động, nên có người đến chùa Nisshin Kustu trọ, có người vì tiệm 24 giờ bán hết thức ăn, bị đói 5, 6 tiếng đồng hồ, đến chùa an toàn, rồi có người ở gần Sinkiba, bị cúp nước cả 3 ngày không tắm rửa được, lên chùa được tắm, ăn no, ngủ ấm... họ nói thật hạnh phúc vô cùng. Nhờ trời Phật che chở.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản trong cảm nhận của riêng tôi.

Giác Ngộ - Với tôi, Nhật Bản đã ghi một dấu ấn không thể phai mờ trên bản đồ thế giới và trong trái tim tôi. Là một đảo quốc đông dân cư nhưng nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên lại thường xuyên bị thiên tai động đất.

Dù có thời gian dài chìm trong chiến tranh nhưng khi khép lại quá khứ đau thương, Nhật Bản đã từng bước, từng bước làm sống lại tinh thần thượng võ, phát huy những truyền thống, giá trị tốt đẹp của cha ông. Vươn lên từ đống đổ nát điêu tàn sau chiến tranh thế giới thứ II- 1945 bởi hai quả bom nguyên tử trút xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của đồng minh là Mỹ, chỉ sau chưa đầy năm thập niên; Nhật Bản đã trở thành siêu cường quốc, với bộ máy kinh tế thần kỳ đầy năng động. Sự thành công đó là do ý chí kiên cường, tính tự chủ, cộng với khuynh hướng thích tìm kiếm sự thỏa hiệp, biết suy xét và tôn trọng ý kiến của người khác…của người Nhật Bản. Chính đức tính quý báu này đã khiến cho các trào lưu tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật … đương thời khi tiếp cận với Nhật Bản đã được người dân Nhật chào đón một cách nhiệt liệt và đầy sáng tạo theo chủ kiến của mình.

Posted Image

Chư Tăng Nhật Bản cầu nguyện trước khi mai táng tập thể nạn nhân trận động đất vừa qua

Đặc biệt Phật giáo, dù không phải là hệ tư tưởng chính thống của người Nhật như Thần đạo- Shinto, nhưng khi du nhập, trải qua quá trình tồn tại, phát triển Phật giáo đã tự khẳng định được vị thế của mình trong ý thức hệ người dân Nhật. Không chỉ là đường lối luân lý, đạo đức và hệ thống học thuyết hoàn chỉnh giúp cho nhà nước Nhật trong việc an dân, trị nước những thế kỷ đầu sau Tây lịch, Phật giáo với tinh thần nhân bản, nhân văn đã bổ sung, đem đến một cách hài hòa, uyển chuyển những gì tinh mỹ nhất của mình trong nếp nghĩ, cách làm, đường lối tư duy cho người dân Nhật. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi nói đến Nhật Bản là nói đến sứ xở của Trà đạo, của cây cảnh Bon sai, của các trường phái cắm hoa nghệ thuật và tinh thần thượng võ của các kiếm khách Samurai…đã đi vào huyền thoại. Những giá trị thuộc về quá khứ luôn được người Nhật tôn trọng, gìn giữ cẩn thận như quốc bảo. Vì vậy, dù là đất nước của những Robot chuyên sản xuất xe hơi sang trọng Lexus, của sân bay Kansai trên biển… nhưng các công trình kiến trúc, các giá trị văn hóa cổ xưa, vẫn hiện tồn cùng nhịp sống đầy năng động hiện đại của người dân Nhật và họ coi đó là niềm kiêu hãnh, tự hào của chính mình.

Các công trình kiến trúc Phật giáo và các công trình nghiên cứu Phật học cũng như các nghi lễ đời sống thông thường trà, hoa, thư pháp...không chỉ là đạo lý, kim chỉ nam đem lại một đời sống tinh thần, tâm linh “ sạch”, cho đời sống xã hội Nhật Bản hiện đại, niềm tự hào về bản sắc văn hóa của người dân Nhật Bản, mà nó còn là kho tàng giá trị văn hóa vật chất, phi vật chất mang tầm vóc của thời đại, toàn cầu. Nó cho chúng ta thẩm định được chân lý vĩnh hằng rằng những vẻ đẹp thuộc về Chân – Thiện – Mỹ bao giờ cũng tồn tại trong đời sống tinh thần, tâm linh của nhân loại. Viện Bảo tàng Quốc gia hiện đang trưng bày hơn 90 ngàn hiện vật, trong đó những tác phẩm nghệ thuật phần lớn là mượn của của các chùa chiền, xem thế đủ biết văn hóa Phật giáo đã trở nên một bộ phận hữu cơ quan trọng cấu thành nên đời sống xã hội Nhật Bản hôm nay.

Có người ví hạt giống Thiền Tông được mang từ Ấn Ðộ qua Trung Hoa mọc thành cây tốt đẹp, nhưng cây đó đã nở hoa và sanh trái tại Nhật. Ảnh hưởng của Thiền trong xã hội Nhật rất là rõ rệt và sâu rộng, nó đã thăng hoa thành hội họa, thơ phú, trà đạo, võ thuật.

Posted Image

Vườn Thiền tại Nhật Bản

Ngày 11 tháng 03 vừa qua thảm họa kép động đất và sóng thần đã phá hủy mọi thành quả lao động, sáng tạo của người dân Nhật. Thế nhưng, ý chí vươn lên, vượt thoát, đè bẹp, nghiền nát mọi khổ đau đã khiến người dân Nhật không hề nao núng, hay chịu khuất phục trước nghịch cảnh, thách thức của vận mệnh. Cả thế giới một lần nữa lại nghiêng mình bái phục trước tính tự chủ, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, sự bình tĩnh, văn hóa ứng xử đầy nhân bản trước thiên tai của người dân xứ sở Phù Tang. Nó làm cho tôi chợt nhớ đến bài Haiku tuyệt bút của Basho mà trước khi chết Ông để lại :

Bị đau giữa cuộc hành trình

Trong mơ tôi vẫn thấy mình phiêu du

Đi trên cái chết êm ru...

Định luật vô thường đã in dấu ấn tang thương lên xứ sở hoa anh đào. Trong đau đớn tang tóc, trong đổ nát, điêu tàn; tưởng chừng như mọi mất mát, chia ly mọi cùng quẫn sẽ bị đẩy dồn đến bế tắc, tuyệt vọng; nhưng không Thiền đã làm sống lại tinh thần kham nhẫn, khả năng chịu đựng, giúp người dân đất nước mặt trời mọc luyện tôi nghị lực và định vị được mình đang ở đâu giữa cái chết và sự sống. Trước cái chết tất cả mọi phàm nhân đều hoảng sợ cũng như đứa bé lên ba la lên hoảng sợ với cái bóng của chính mình. Nhưng với người Nhật Thiền đã có công năng khai phóng giúp họ nhận rõ được thực tướng của các pháp; nhờ sự thể nhập này trước cái chết họ thấy mình “êm ru” không hề đau đớn. Chỉ khi nào nhận thức được sự buốt đau tận cùng của sự sống ta mới thấy mình tự tại và an nhiên, thấy cái chết chỉ là sự “phiêu du” sang một hình thức khác. Cả thế giới 6 tỷ người này thử hỏi có bao nhiêu người vui vẻ đón chờ sự đến đi như một định luật bất khả kháng. Điều này chúng ta, tôi và các bạn chỉ tìm thấy ở tâm hồn, tính cách của những người dân xứ sở Phù Tang.

Năm xưa nàng Lâm Đại Ngọc [1] từng xót xa cho kiếp người như thể kiếp hoa sớm nở, tối tàn, “bi hân giao tập” buồn, vui đan xen. Nàng thường nhặt từng cánh hoa đào rơi rồi vùi chôn trong lòng đất.

Bây giờ đang là mùa hoa anh đào nở rộ trên khắp xứ sở Phù Tang, những cánh hoa mong manh màu hồng phấn rung rinh đón gió. Cảnh nên thơ, hữu tình là thế vậy mà người dân Nhật chẳng còn lòng dạ nào cho việc thưởng ngoạn trọn vẹn một mùa hoa.

Nhưng tôi tin rằng với tính cách - Sống Thiền và hơi thở - tâm hồn Thiền như thế; một ngày nào đó không xa người dân xứ sở Phù Tang lại hưởng trọn những mùa hoa anh đào rực rỡ.

Linh Thuần

[1] Nhân vật trong tác phẩm văn học Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần – Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên tiếp động đất mạnh tấn công Nhật, Đài Loan.

(NLĐO)- Chỉ riêng trong sáng nay, hai trận động đất mạnh dồn dập xảy ra ở Kanto, Nhật Bản và đông bắc Đài Loan.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết 16-4, một trận động đất mạnh 5,9 độ Richter đã làm rung chuyển vùng Kanto, phía đông đảo Honsu.

Trận động đất xảy ra lúc 11 giờ 19 giờ địa phương (tức 02 giờ 19 GMT). Cư dân ở Tokyo và các khu vực lân cận cũng cảm thấy rõ rung lắc do trận động đất gây ra.

Tâm chấn của trận động đất này nằm ở độ sâu khoảng 70km thuộc phía Nam tỉnh Tochigi.

Hiện vẫn chưa thông tin về thương vong về người cũng như tài sản, và không có cảnh báo sóng thần.

Được biết, dịch vụ đường sắt cao tốc Shinkansen nối thủ đô Tokyo với Odawara, tỉnh Kanagawa, đã phải ngừng hoạt động sau trận động đất nhưng đã được mở lại không lâu sau đó.

Cùng ngày, Trung tâm mạng lưới động đất Trung Quốc cho biết lúc 9 giờ 11 giờ Bắc Kinh (tức 01 giờ 11 GMT) một trận động đất cường độ 6,0 độ Richter đã xảy ra trên vùng biển Đông Bắc đảo Đài Loan.

Tâm chấn của trận động đất nằm ở độ sâu 130km, ở vị trí 25,3 độ vĩ độ Bắc và 124,1 độ kinh độ Đông.

Bảo Quyên (Theo Tân Hoa Xã, Chinadaily)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người chết ám ảnh thành phố bị sóng thần ở Nhật

Sau một năm kể từ khi gần như toàn bộ thành phố Ishinomaki bị cuốn phăng ra biển bởi sóng thần, những câu chuyện về các hồn ma giờ đây ám ảnh những người còn sống trong khi họ phải vật lộn để xây dựng lại từ đầu.

> Cuộc sống ở vùng đất chết

> Ảnh Nhật Bản một năm sau sóng thần

Một dự án tái thiết dường như đang giậm chân tại chỗ bởi nỗi sợ hãi những hồn ma của những người thiệt mạng trong sóng thần.

"Tôi nghe người ta nói những người tham gia sửa khu siêu thị đó đã phát ốm vì ma", ông Satoshi Abe, 64 tuổi, nói về một dự án sửa khu thương mại trong thành phố.

"Người ta đã chết ở khắp nơi, chỗ nào cũng có. Thành phố này giờ đầy những câu chuyện như thế đấy"

Posted Image

Bức ảnh chụp ngày 21/3/2011 tại một nghĩa trang ở thành phố Oshinomaki, tỉnh Miyagy, cho thấy những xe hơi bị sóng thần quăng quật. Ảnh: AFP

Ishinomaki là thành phố thuộc tỉnh Miyagy miền đông bắc Nhật, nơi hứng chịu sóng thần tháng 3/2011. Một số chỗ ở nơi từng là thành phố cảng sầm uất này, dấu hiệu của sự sống đã trở lại, nhà cửa đang mọc lên, các cửa hiệu tái hoạt động và lũ trẻ lại đến trường.

Có đến một phần năm trong tống số 19.000 người chết trong sóng thần là cư dân của thành phố nhỏ Ishinomaki này, vì thế ít ai dám chắc rằng nó sẽ trở lại như xưa.

Anh Shinichi Sasaki, một cư dân ở đây, nói rằng những ký ức về ngày 11/3 khủng khiếp năm ngoái vẫn luôn ám ảnh, không bao giờ phai, và chúng tạo nên những "hồn ma". "Cái ngày định mệnh ấy ghi dấu trong tâm trí người ta mãi không thôi", anh nói.

"Nếu anh biết một người nào đó bị giết, và cái chết đến quá bất ngờ, anh sẽ cảm thấy dường như người đó vẫn còn đâu đây. Tôi không tin và ma, nhưng tôi có thể hiểu vì sao thành phố này đầy những câu chuyện về các vong hồn".

Một tài xế taxi không nêu tên kể rằng có một số điểm ở thành phố mà anh không muốn dừng xe, bởi nơi đó đã có rất nhiều người bị cuốn đi. Anh sợ rằng nếu dừng xe, anh sẽ gặp phải một hồn ma.

Một phụ nữ khác cũng là cư dân thành phố cho biết bà nghe nhiều câu chuyện về những bóng người xếp hàng chạy lên các ngọn đồi, họ cứ cố mãi cố mãi, mong thoát khỏi những con sóng, và cứ lặp đi lặp lại nỗ lực tuyệt vọng trong những phút cuối đời ấy.

Các nhà tư vấn và chuyên gia tâm lý cho hay tình trạng tin vào hồn ma là điều phổ biến ở những nơi phải trải qua các thảm họa lớn, và đó cũng là một phần trong cả tiến trình hàn gắn nỗi đau của một xã hội.

Posted Image

Những bức tượng trong nghĩa trang ở Ishinomaki, bên cạnh chúng là ô tô bị sóng thần đem đến. Ảnh: AFP

Nhà văn hóa và nhân chủng học Takeo Funabiki nói rằng việc những câu chuyện về ma lan ra khắp nơi là hiện tượng bình thường sau một biến động lớn như thế.

"Con người rất khó chấp nhận cái chết, cho dù đó là người duy tâm hay duy vật đi chăng nữa. Một cái chết đột ngột và bất thường luôn là điều khiến con người khó hiểu và chấp nhận".

"Khi có điều gì đó mà con người khó chấp nhận, họ có xu hướng tìm cách giải thích bằng các chuyện hoang đường hoặc làm những nghi lễ gì đó cho người đã khuất.

"Điều đáng quan tâm là những chuyện đó tạo một nhịp cầu để người ta chia sẻ với nhau trong xã hội", ông phân tích.

Với những người có thân nhân bị mất, thì những nghi lễ cổ truyền có thể giúp họ khuây khỏa phần nào. Các thầy tu của Thần đạo thường được mời đến để cầu siêu an ủi linh hồn người chết và giúp họ dễ được sang thế giới bên kia, một khi nơi họ qua đời được tẩy rửa.

Posted Image<br class="Apple-interchange-newline">

Vị trí thành phố cảng Ishinomaki. Đồ họa: Google.Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người phải vật lộn để có thể chấp nhận mất mát.

Koji Ikeda, một giảng viên và là nhà tâm lý trị liệu của Viện tư vấn Nhật Bản, cho hay "những người sống sót có rất nhiều dạng xúc cảm - sợ hãi, lo lắng, đau khổ và vật vã đòi người chết trở về".

"Có lẽ cả một khối cảm xúc đa dạng và mãnh liệt như thế đã khiến những người không thể chấp nhận thực tế phải tìm đến các câu chuyện về hồn ma.

"Xúc cảm mãnh liệt đó cần được giải tỏa để người ta có thể chấp nhận và thích nghi với thực tại mới, để tiếp tục sống với nỗi đau thương".

Dù nhiều người trong thành phố này không khẳng định chính mắt họ đã thấy ma, nhưng đa phần đều đồng ý rằng có lẽ các hồn ma đang vương vất trên những con phố vắng tanh.

Yuko Sugimoto, một cư dân, cho biết chị không thực sự duy tâm và cũng chưa từng thấy ma. Nhưng chị tin tưởng tuyệt đối rằng đâu đó có thể có những hồn ma trong bóng tối. "Rất nhiều người đang sống bình thường bỗng ra đi", chị nói. "Tôi chắc rằng họ khó mà chấp nhận thực tế ấy

"Sẽ rất kỳ lạ nếu ta không nghe ai nói gì về họ".

Mai Trang (theo AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản:

600 km, 150 lần tụng kinh và 20.000 bản kinh chép tay

GNO - Renjo Miura (ảnh), một nhà sư của giáo phái Nhật Liên, đã thực hiện một cuộc hành hương đi bộ 600km, bắt đầu từ ngày 18-6 năm ngoái, và sẽ kết thúc vào ngày 1-8 năm nay.

Posted Image

Mục đích của thầy là để an ủi vong linh của những người đã chết trong trận động đất và sóng thần năm ngoái (gần 16.000 người đã thiệt mạng và hơn 3.700 người còn mất tích). Thầy cũng đã mang sự bình an cho những người còn sống sót theo cách của riêng mình.

Thầy cho biết: "Sau trận động đất 100 ngày, tôi đã thực hiện chuyến đi về phía bắc trong vòng 44 ngày dọc theo bờ biển Thái Bình Dương qua các khu vực bị tàn phá và đi vong qua khu vực cấm quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Mười ba nhà sư khác đã tham gia cùng tôi trên các chặng đường mà tôi đã đi qua”.

"Bằng việc lắng nghe những trải nghiệm của những người còn sống sót, chúng tôi đã hiểu được sự khủng khiếp của trận sóng thần” - thầy Miura nói. "Nhiều người đã chắp tay thành kính khi gặp chúng tôi, và họ đã khóc khi nói với chúng tôi về những trải nghiệm của họ".

Các nhà sư đã thực hiện nghi thức tưởng niệm khi qua các khu vực bị tàn phá ở Tohoku, phát tán tờ rơi với câu "Tôi xin quy y Liên hoa” và ném xuống biển. Trong suốt chuyến đi, thầy Miura đã tụng câu nói trên 150 lần và đã viết trên 20.000 mẩu giấy.

"Lần đầu chúng tôi làm điều này, trời mưa rất nhiều" - thầy Miura nói. "Nhưng chúng tôi không ngừng cầu nguyện và tiếp tục tụng kinh. Khi đó mưa đột ngột dừng lại. Chúng tôi cảm thấy một sức mạnh vô hình và nghe thấy những lời mong cầu và thông điệp từ những người đã chết ở trong khu vực đó".

Trên hành trình của mình, thầy Miura đã nhặt một mảnh gỗ từ các mảnh vỡ trôi dạt vào bờ gần rừng thông Takata Matsubara, nơi 700.000 cây thông đã bị phá hủy bởi sóng thần. Thầy đã viết một đoạn kinh Phật trên miếng gỗ đó và tụng cho các linh hồn bị chôn vùi dưới đống đổ nát theo từng nhịp trống.

Thầy Miura nói thiên tai vừa qua và vấn đề hạt nhân ở Nhật Bản đã mang đến cho chúng tôi cơ hội để trở thành con người tốt hơn, biết quan tâm và từ bi đối với người khác.

Văn Công Hưng (Theo Majirox News)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay