Posted 16 Tháng 3, 2011 Địa danh Lạc Việt trên đất Lĩnh Nam Người Choang ngày nay sống chủ yếu ở Quảng Tây và bộ phận ở Quảng Đông , Qúi Châu và Vân Nam, dân số 17 triệu người, là một bộ phận còn lại của dân Nam Việt, còn giữ khá nguyên vẹn bản sắc. Ngôn ngữ của họ là do phát triển từ ngôn ngữ Việt cổ. Tên các địa danh đều là tên Lạc Việt, đều cấu trúc xuôi như tiếng Việt Nam, trái với cấu trúc ngược của Hán ngữ, tiếng đầu của các địa danh thường biểu hiện thực thể địa lý tự nhiên hoặc khu vực. Có đến hàng chục chữ , làm tên đầu địa danh ở vùng Lĩnh Nam xưa, đều là tên Lạc Việt, mà phải chú vào cái phát âm mới nhận được ra. (Những chữ ấy là do thư lại người Hán đời sau mượn chữ nho để ghi âm lại tên địa danh Lạc Việt, chứ theo biểu ý của chữ thì nhiều chữ chẳng khớp gì với nghĩa của âm tiếng Choang và tiếng Việt cả) ,nếu cứ đọc và hiểu chữ theo Hán ngữ hiện đại thì không thấy được và ý nghĩa của nhiều địa danh theo Hán ngữ lại thành ra vô lý. Ví dụ như sau: 1.“Nà 那” nghĩa là ruộng nước. ( Vùng Giang Nam từ vĩ tuyến 24 vào vĩ tuyến 21 có đến 90% tên các địa danh bắt đầu bằng chữ “Nà”, chủ yếu nằm ở vùng thung lũng có sông và vùng đồng bằng lưu vực như ở các vùng Quảng Tây 廣 西Quảng Phiếm 廣 泛,Việt Tây 粤 西,Quỳnh Lôi 瓊 雷) 2.“Động洞,峒,垌” nghĩa là Vùng, chỉ nơi thung lũng hẹp có sông nhỏ, sau nghĩa mở rộng hơn chỉ quần thể dân cư cùng huyết thống (như ở Việt Nam thì ở Quảng Bình có Đồng Hới=Động Hới=Vùng Hời là nơi người Hời xưa, cũng thuộc tộc Việt sinh sống). Chữ Động 洞 này không phải là Hang như giới sử học Việt Nam có người giải thích. Chữ Hang là bộ thủ gọi là bộ “Hãn 厈”, một trong các nét cấu trúc cơ bản của chữ nho của người Lạc Việt. Ví dụ vùng Quảng Phủ tại Đài Sơn có Động Mỹ 洞 美, tại Tân Hội có Động Giác 洞 角; tại các nơi khác chữ đã đổi ngược theo Hán hóa như ở Dương Xuân có Đại Động 大 洞, ở Dương Giang có Cao Động 高 洞, Tùy Động 隋 洞, Nho Động 儒 洞, Dương Động 陽 洞(xưa chữ Dương 陽 này đọc là Việt), ở Thẩm Quyến có Nam Động 南 洞, Bạch Hoa Động 白 花 洞, ở Trung Sơn có Mai Hoa Động 梅 花 洞 v. v. 3.“Phong 封” nghĩa là Vùng lớn. Nếu theo nghĩa này như của tiếng Choang, thì phủ Khai Phong ở Trung Nguyên vốn nguyên thủy nó phải là phủ “Phong Khơi”, tức “Vùng lớn Mới” , vì so lịch sử thì nó vẫn là mới hơn Phong Châu ở Việt Nam hay Phiên Ngung ở Quảng Đông. Khai Mới=(lướt)=Khơi , đi biển khi ra Khơi thì càng ra càng Mới. Ví dụ ở phía bắc Hợp Phố thuộc Quảng Tây có Phong Xuyên 封 川, Phong Khê 封 溪 ( Phong Xuyên nghĩa là “Vùng lớn của Sông”, Phong Khê nghĩa là “Vùng lớn của Khe”, còn giải nghĩa theo cấu trúc Hán ngữ và biểu ý chữ là “Sông bịt Kín” và “Khe bịt Kín” thì vô lý), Phong Sơn 封 山, Phong Khai 封 開; ở đông Khai Bình cũng có Phong Khai 封 開; ở tây nam huyện Nhữ Nam có Phong Môn Sở 封門 所; ở bắc Tân Hội có Phong Lạc 封 樂; ở đông bắc huyện Phong Khai có Phong Hưng 封 興,v.v. 4.“Phu 夫,扶” nghĩa là Núi. Từ thời Tam Quốc đến thời Đường, Tống thì “Phu” là đơn vị hành chính, ví dụ thời Tống ở quận Tấn Khang có huyện Phu Nguyễn 夫 阮 nay thuộc La Định 羅 定, thời Đông Tấn có huyện Phu Ninh 夫 寧 nay thuộc bắc Thắng Huyện 藤 縣 Quảng Tây, v.v. 5.“La 羅” nghĩa là Lưới, hay Lụa dệt thưa. Ví dụ ở Dương Xuân có La Ngân 羅 銀; ở Dương Giang có La Cầm Sơn 羅 琴 山, La Dẫn Sơn 羅 引 山; ở Việt Trung có La Cương 羅 崗, La Lâm 羅 林, La Khê 羅 溪, La Kháng 羅 坑, La Tế 羅 仔, La Tú 羅 秀, v. v.; ở lưu vực Tây Giang (xưa là Châu Giang, đến thời nhà Thanh đổi tên thành Tây Giang nhằm xóa hết dấu vết nhà Chu) có La Định 羅 定, La Kính 羅 鏡, La Bình 羅 坪, La Phùng 羅 逢, La Khổng 羅 孔, La Hiệp 羅 荔, La Sa 羅 沙, La Cầu 羅 求, La Xung 羅 冲, v.v.; tại Việt Đông thì ở Nhiêu Bình có La Kháng 羅 坑. 6.“Xung 冲” nghĩa là Sông nhỏ, cũng hàm ý Động, mở rộng nghĩa là bổn khu. Ví dụ Thuận Đức có Xung Hạc 冲 鶴; tân hội có Xung Đường 冲 塘, Xung Liêm 冲 廉, Xung Hoa 冲 花, Xung Trà 冲 茶; Tùng Hoa có Xung Lĩnh 冲 嶺; Đài Sơn có Xunng Dương 冲洋, Xung Hoa 冲 華, Xung Sài 冲 柴, Xung Vân 冲 雲; Phong Khai có Xung Đẳng 冲 等, Xung Lăng 冲 陵,v.v. 7.“Lai 瀨” nghĩa là con Lạch. Sách “Hán thư. Vũ Đế kỷ 漢 書.武 帝 紀” viết: “Lai, thoan dã, Ngô Việt vị chi Lai, Trung Quốc vị chi Thích 瀨,湍 也,吴 越 謂 之 瀨,中 國謂 之 磧, ý là tiếng Ngô Việt gọi Lai là dòng nước xiết, tiếng Trung Quốc gọi Lai là bãi đá sỏi”. Lai là địa danh tiếng Choang nghĩa là Lạch. Các tên đã bị Hán hóa đổi ngược như ở vùng Dương Giang có Thượng Lai 上 瀨, Hạ Lai下 瀨, Tây Lai 西 瀨, v.v. 8.“Mãnh 猛” nghĩa là Mảnh 9.“Bằng 馮” nghĩa là Bằng 10. “Bộ 步, 埗,埔,甫” nghĩa là Bờ. Cũng giống như Chợ Bờ ở Hòa Bình. Thời Tống có Ngô Hậu Sở 吴 厚 處viết cuốn “Thanh hương tạp ký 青 箱 雜 記” nói: “ Lĩnh Nam vị thủy tân vi Bộ 嶺 南 謂 水 津 為 步 ý là người Lĩnh Nam gọi cảng là Bờ”. Dấu vết địa danh là “Bờ” này ở phương bắc thì đã tuyệt tích, nhưng ở vùng Lĩnh Nam thì vẫn còn không ít. Như Quảng Châu có Thập Bát Bồ 十 八 甫, Hoàng Bộ 黄 埔, Tăng Bộ 增 步, Diêm Bộ 鹽 步; Hoa Đô có Quan Lộc Bộ 官 禄 埗; Thẩm Quyến có Thượng Bộ 上 步. 11. “Biên 邊” nghĩa là Bến. Cũng có chỗ thì Biên nghĩa là Bản, cũng viết bằng chữ Bản 板 . Quảng Đông có vô vàn tên làng có chữ sau là Biên邊hay Bản 板. Giáo sư Trung Quốc Từ Tùng Thạch徐松石 nói, nếu đảo lại cấu trúc xuôi theo như thổ ngữ xưa thì Biên hay Bản phải đứng trước, có nghĩa là “Bản” tức làng. Ở Nam Hải, thành phố Phật Sơn, có đến 80 địa danh là “Biên”, như Tạ Biên 謝 邊, Đàm Biên 潭 邊, Âu Biên 歐 邊, Cao Biên 高 邊, Quảng Biên 鄺 邊v.v. Ở Tam Thủy có Mạch Biên 麥 邊, La Biên 羅 邊, Sát Biên 蔡 邊 v.v.Dương Giang có Cát Biên 葛 邊. Chợ Kim Biên ở tp HCM là chợ Bến Vàng, chữ Biên ấy dù là mượn chữ Biên nghĩa là ranh giới, nhưng nghĩa của nó là ở cái âm chứ không phải ở biểu ý của chữ, nó đồng bộ với chợ Bến Thành. 12. “Lan 欄” nghĩa là Lán, Lều. Tiếng Choang thì Lan nghĩa là phòng ốc.Quảng Châu có Đậu Lan, Kiến Lan, Tương Lan v.v.Dương Giang có Ngư Lan; Hương Cảng có Quả Lan v.v.Ngoài ra Quảng Châu có các chợ, các phố, các hẻm, các hãng chuyên một mặt hàng, mang tên mặt hàng đó. 13. “Vân 雲” nghĩa là Vạn, tức vạn chài, Vân tiếng Choang còn có nghĩa là Dân tức người. Ví dụ ở Cao Yếu có Vân Giải Sơn 雲 解 山; Đức Khánh 德 慶có Vân Trinh 雲 貞; Phong Khai có Vân Kính 雲 鏡; Nhữ Nam có Vân Lệ Đường 雲 霄 塘;La Định có Vân La Phụng 雲 羅 鳳,nghĩa là “dân lưới chim”; Hoài Tập có Vân Điền 雲 田,nghĩa là “dân ruộng” chứ không phải là “ruộng trên mây” v.v.Vùng đồng bằng Châu Giang tại Thuận Đức có Vân Lộ 雲 路, Bác La có Vân Bộ 雲 步,nghĩa là “dân cảng” chữ không phải là “bước trên mây”, Phổ Ninh có Vân Lộ 雲 路, Hải Phong có Vân Lộ 雲 路v.v. 14. “Đô 都” nghĩa là làng qui mô lớn, đây là do từ Đông Họ=(lướt)=Đô, là làng lớn , dân cư có nhiều họ tộc sinh sống. Như Thuận Đức có Đô Ninh 都 寧, Tân Hội có Đô Hội都 會, Cao Minh có Đô Quyền 都 權, Tân Hưng có Đô Hộc 都 斛, Đức Khánh có Đô Hồng 都 洪, Vân Phù có Đô Kỵ 都 騎, La định có Đô Môn 都 門, Phong Khai có Đô Lũ 都 縷, Hoài Tập có Đô Khẩu 都 口 v.v. 15. “ Tư 思” nghĩa là Tụ=Trù=Chù=Chợ, là làng có mật độ dân cư lớn, trong tiếng Choang thì Tư= Tứ =Hư 虚=Khư 墟 , đều có nghĩa là chợ , mức độ lớn tăng dần. Hán thư giải thích “ Việt vị dã thị viết Hư 粤 謂 野 市 曰 虚 ý là người Việt gọi chợ ngoài trời là Hư” . Như ở Phong Khai có Tư Lục 思 六; Tân Hưng có Tư Lai 思 來; Vân Phù có Tư Lao 思 勞, Cao Yếu có Tư Lâm 思 霖v.v. 16. “Lương 良, 俍” nghĩa là Làng. Tiếng Choang chữ Lương nghĩa là đất bằng có quần cư đông dân (vậy nó giống như Làng ở miền đồng bằng Việt Nam, còn ở miền núi gọi là Bản), cũng còn có nghĩa là màu vàng, rồi sau dùng để chỉ đất hoàng tộc. Ví dụ Đại Lương ở huyện Thuận Đức từng là cứ địa của Hoàng tộc. 17. “Cổ 古” hay “Kê 鷄” nghĩa là Kẻ Hàng ngàn tên làng ở Quảng Đông , Hồ Nam, Qúi Châu, Quảng Tây đều có tên Lạc Việt, vẫn tồn tại đến tận ngày nay, bắt đầu bằng chữ Kẻ (chứ không bị đổi thành tên khác như ở Việt Nam, vì cho rằng Kẻ là tên Nôm, từ tục tĩu, xấu). Chữ Kẻ ấy được ghi bằng âm chữ nho là chữ Cổ古hoặc chữ Kê鷄 ( học giả Trung Quốc Từ Tùng Thạch 徐 松 石cho rằng dùng chữ Kê 鷄gọi tên làng vì người Quảng Phủ nước Nam Việt xưa, mà ngày nay vẫn nói Việt ngữ 粤 語,có tục coi bói bằng chân gà, thực ra không phải như vậy, Kê 鷄là phiên âm chữ Kẻ, còn tục coi bói bằng chân gà thì người Việt Nam vẫn có từ cổ đại đến tận ngày nay. Như tên làng thì chỉ lấy một đặc điểm nổi trội nhất của cư dân kèm sau chữ Kẻ thành tên làng chứ không bao giờ lấy tới hai đặc trưng, ví dụ Kê Phụng là “Kẻ Phụng” chứ không thể là Gà Phụng được, làm gì lấy đến hai con vật làm đặc trưng; hay Kê Tâm Lĩnh nguyên phải là “núi Kẻ Tằm”, Kẻ Tàm là Dân nuôi tằm, chứ không thể là Núi Tim Gà được, vì quả tim con gà nó nằm trong mình con gà thì ai hình dung ra được mà đặt tên cho núi; hoặc Kê Ma Địa là “đất Kẻ Vừng” chứ không thể là Đất Gà Vừng được, tên làng không lấy hai đặc trưng !). Ví dụ Quảng Châu có Cổ Điền 古田, Phật Sơn có Cổ Qui 古 竈, Phiên Ngung có Cổ Bá 古 壩, Thuận Đức có Cổ Lầu 古 樓, Trung Sơn có Cổ Trấn 古 鎭, Đài Sơn có Cổ Đấu 古斗, Hạc Sơn có Cổ Lao 古勞, Cao Yếu có Cổ Bàng 古旁, Tân Hưng có Cổ Luân 古倫, Đức Khánh 德慶có Cổ Hạnh 古杏, Phong Khai có Cổ Kim 古 今, Nhữ Nam có Cổ Phiên v.v. Quảng Châu có Kê Tâm Lĩnh 鷄 心 嶺, Kê Tâm Nham 鷄 心 岩; Trung Sơn có Kê Trường Khiếu 鷄 腸 滘; Đông Hoàn có Kê Lĩnh 鷄 嶺, Kê Lồng Sơn 鷄 籠 山; Thẩm Quyến có Kê Miếu 鷄 廟; Tăng Thành có Kê Phụng 鷄 鳳; Bác La có Kê Ma Địa 鷄麻地; Tân Hưng có Kê Điền 鷄田, Nhữ Nam có Kê Lâm 鷄林; Vân Phù có Kê Sơn 鷄山v.v. 18. “Hạc 鶴” là tên làng bằng totem chim Hạc, là loài chim mà người Việt cổ sùng bái nhất. Quảng Châu có các làng Hạc Biên, Hạc Lâm, Bạch Hạc Động; Thuận Đức có Xung Hạc; Trung Sơn có Cổ Hạc; Phiên Ngung có Hạc Châu, Hạc Trang; Đấu Môn có Hạc Thả; Thâm Quyến có Hạc Đấu; Đông Hoàn có Hạc Điền; Ân Bình có Hạc Bình; Dương Giang có Bạch Hạc; Đức Ái có Điền Hạc v. v. Các khu vực người Khách Gia và người Phước Lào sinh sống ở Quảng Phủ cũng có các địa danh “Hạc”. 19. “ Dõng 湧” (冲)nghĩa là Dòng, Sông con. Trong thành Quảng Phủ có Tây Quan Dõng 西 關 湧, Đông Hào Dõng 東 濠 湧; Hoa Đô có Lô Bao Dõng 蘆 包 湧; Phật Sơn có Phật Sơn Dõng 佛 山 湧v.v. 20. “ Khiếu 滘” nghĩa là nhánh sông nhỏ, chữ KheTiểu=(lướt)=Khiếu. Hán thư giải thích: “thủy câu viết Khiếu”. Không chỉ đồng bằng Châu Giang mà nhiều vùng khác ở Quảng Đông đều có tên này. Như gần Quảng Châu có Lịch Khiếu 瀝 滘, Tân Khiếu 新 滘, Hoành Khiếu 横 滘, Tăng Khiếu 增 滘; Thuận Đức có Bắc Khiếu 北 滘 v.v. 21. “Quyến 圳” là mương con dẫn nước vào ruộng, do từ “cuốn” hay “cún” là mương dẫn nước từ cọn vào ruộng, sau thành từ “câu” là “thủy câu”. Hán thư giải thích “điền biên thủy câu viết Quyến”. Như Đức Khánh 德 慶 có Quyến Biên 圳 邊; Tam Thủy có Quyến Đông 圳 東, Phong Khai có Quyến Điền 圳 田, Quyến Trúc 圳竹 v.v.Krông=Sông=Sóng=Súng=Xung=Xuyên=Quyến. Thâm Quyến 深 圳 nghĩa là “mương sâu” là tên một xóm nghèo xưa hẻo lánh vùng “chó ăn đá gà ăn sỏi”, nay sau 40 năm đã thành một thành phố công nghiệp công nghệ cao hiện đại 8 triệu dân. Nhưng các bà buôn hàng phụ tùng điện, máy ở chợ Sắt Hải Phòng lại gọi nó là “Xóm Trăng”, vì: “Nghe người ta gọi thành phố ấy là Sấn Trân nên tụi em gọi là Xóm Trăng cho dễ gọi”. 22. “Lãng 朗, 塱” nghĩa là Lắng, chỉ vùng đất bồi lắng ở cửa sông ven biển. Như Quảng Châu có Lãng Khẩu 塱 口, Lãng Biên塱 邊, Lãng Đầu 塱 頭, Lãng Khê 塱 溪, Quách Lãng 郭 塱, Hoàng Trúc Lãng 黄 竹 塱, Tùng Bá Lãng 松 柏 塱; Đông Hoàn có Đại Lãng 大 塱; Dương Giang có Tân Lãng 新 塱, Nguyễn Lãng 阮 塱, Tư Lãng 司 塱v.v. 23. “ Đàm 鐔, 談” nghĩa là Đầm và “Trung 中” nghĩa là Trũng là tiếng Bách Việt ở vùng Lĩnh Nam cổ, sau Đàm biến thành Đường 塘 nghĩa là cái hồ. Như Quảng Châu có Kiến Đường 蜆 塘, Khẩu Đường 塘, Lăng Dụng Đường 菱 角 塘 v. v. Ở vùng Tây Giang thì tiếng Choang gọi là “ Điền 榃” nghĩa là Đầm. Như huyện Phong Khai có Điền Cẩu 榃 狗, Điền Điền 榃 田, Điền Cát榃 吉, Điền Lộng 榃 弄, Điền Vũ 榃 武v.v. 24. “Đê” nghĩa là Đê. Như Quảng Châu có Trường Đê 長 堤, Đông Đê 東 堤, Tây Đê 西 堤. 25. “Vi 圍” là đê quây, Quây=Vây=Vi. Như đồng bằng Châu Giang có Tàm Viên Vi 桑 園 圍, Trường Lợi Vi 長 利 圍, Xích Hạng Vi 赤 項 圍, La Cách Vi 羅 格 圍, Long Lợi Vi 龍 利 圍, Đại Hữu Vi 大 有 圍v.v. 25. “Cơ 基” là đê quai, Quai=Cơ. Như Quảng Châu có Lê Gia Cơ 黎 家 基, Thủy Tùng Cơ 水 松 基v.v. Đến đời Đường, ở Trung Nguyên, mà Võ Tắc Thiên vẫn còn lưu luyến tiếng Việt: Võ Tắc Thiên là tên đời sau gọi nữ hoàng đế họ Võ. Tên đó lần đầu tiên xuất hiện là trong cuốn “Tắc Thiên thực lục” biên soạn năm 721, đời Đường Khai Nguyên năm thứ 9. Nguyên do là khi đang chấp chính, hoàng đế họ Võ đã từng đứng trên Tắc Thiên Môn tuyên bố rằng đổi lại quốc hiệu Đường 唐 thành quốc hiệu Chu 周, tự lập là Võ Chu Hoàng Đế (năm 690-705), định đô ở Lạc Dương kèm tên là Thần Đô. Bà tên thật là Minh Không “曌”, là pháp danh của Bà, vì Bà rất sùng đạo Phật.( Chữ Minh Không gồm Trời ,Trăng và Không, có nghĩa là chiếu sáng trên trời, cũng có thể đọc là Chiếu, sau Bà ngự triều tự xưng là Chế). Chữ Minh Không 曌này là một trong 19 chữ cổ, đương thời không dùng nữa, gọi là chữ chết, khi Võ Tắc Thiên xưng đế Bà đã đem phục hồi lại rồi dùng, sau khi Bà mất, những chữ đó đời sau lại không dùng nữa, cũng dần dần quên lãng. Ví dụ chữ cổ mà Bà đem dùng lại như: Minh Không 曌 (nghĩa là Chiế u照), Nguyệt 月(là Vuông Con 囝 ), Địa (là Đất Nước Non 埊 ), Quốc 国(đổi là Vuông trong có Tám Hướng 圀,hay là ý muốn nói Vùng có Bát Quái?) , Nhân 人 ( đổi là 玍 , chữ này từ điển Hán ngữ đọc là “Cả” , giải thích là phương ngữ, nghĩa là “tính khí không ra gì”, nhưng Việt ngữ thì Cả=Kẻ=Ca=Con tức con người), Chính 正(đổi là 缶 ) v.v. Ngoài ra , sách “Cựu Đường Thư” còn ghi rõ, khi Võ Tắc Thiên đổi Đường thành Chu thì đồng thời các địa danh có “Hoa” như Hoa Nguyên 华 原, Hoa Châu Thượng Phố 华 州 上 辅, Hoa Âm 华 阴, Hoa Đình 华 亭, Hoa Dung 华 容, Giang Hoa 江 华v.v. đều bị gạch bỏ chữ “Hoa”, đến khi Đường Trung Tông phục vị mới lại đổi về có “Hoa” như tên cũ . Học giả Trần Dương 陈 洋khi tra sử liệu còn phát hiện, thậm chí như Hoa Sơn 华 山 Tây Nhạc 西 岳 thời Võ Chu cũng bị đổi thành Thái Sơn 太 山. Võ Tắc Thiên còn tự lập bia cho mộ của mình, gọi là “Vô Tự Bi”. Đến thời Tống, Kim về sau nhiều người vì thấy tên là “Vô Tự Bi” nên đề chữ nhằng nhịt lên đó. Người đời sau không đoán được dụng ý của Bà lập “Vô Tự Bi” là gì, cho rằng Bà để cho hậu thế tự luận công tội của Bà, có người lại cho rằng Bà kiêu ngạo ngầm ý không văn tự nào diễn tả được về bà. Nhưng điều đáng nói nhất là trên “Vô Tự Bi” không phải là không có chữ, mà là có khắc một loại chữ dân tộc thiểu số mà ngày nay thứ chữ ấy đã tuyệt diệt, chỉ còn “Vô Tự Bi” của Võ Chu là đang bảo tồn được văn tự ấy( theo mạng Trung Quốc, không có hình ảnh, không biết thứ chữ ấy là thuộc văn tự gì). Võ Tắc Thiên sinh tại Lợi Châu (nay là tp Quảng Nguyên tỉnh Tứ Xuyên) ngày 17-2-624 ( năm Đường Cao Tổ Võ Đức thứ 7), mất ngày 16-12-705, thọ 82 tuổi. Bà là Hoàng Hậu đời Đường Cao Tông (655-683), là Hoàng Thái Hậu đời Đường Trung Tông (683-690), là Võ Chu Hoàng Đế (690-705). Võ Tắc Thiên là con gái thứ của Võ Sĩ Hộ 武 士 彠, là công thần khai quốc của nhà Đường, tuy là công thần khai quốc nhưng cũng chỉ được xếp hạng thứ tộc là hàng thấp chứ không phải là thế tộc. Tên thật của bà không rõ là gì. Năm Bà 14 tuổi được vào cung làm Tài Nhân (Chánh ngũ phẩm, cũng là hàng thấp), Đường Thái Tông đặt tên cho là Mị, gọi là Võ Mị Nương 武 媚 娘. Đời Cao Tông, Bà có tôn hiệu là “Thiên Hậu”. Đời Trung Tông, Bà là Hoàng Thái Hậu, khi lâm triều xưng là Chế, sau đổi là Minh Không. Sau khi xưng đế thì lấy tôn hiệu là “Thánh Thần Hoàng Đế”, sau khi thoái vị đổi tôn hiệu là “Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng Hậu”. Sau khi Bà mất, thụy hiệucủa Bà được thay đổi nhiều: Thiên Hậu (710), Đại Thánh Thiên Hậu (710), Thiên Hậu Thánh Đế, Thánh Hậu (712), Tắc Thiên Hoàng Hậu (716), Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu (749),Thánh Mẫu Thần Hoàng, Thánh Thần Hoàng Đế, Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Đế, Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Hậu. Tên thường gọi nhất mà đời sau gọi Bà là Võ Tắc Thiên hay Võ Hậu. Cống hiến của Võ Tắc Thiên đối với lịch sử được đời sau đánh giá như sau: Đánh tan cái cửa van quí tộc trong tuyển dụng nhân tài; Phát triển mạnh kinh tế; Giữ ổn định đất nước bằng chính sách dân tộc ôn hòa; Phát triển văn hóa. Các tác phẩm của Võ Tắc Thiên: “Thùy Củng Tập” 100 quyển, “Kim Luân Tập” 10 quyển, đã thất tán, thơ 46 bài, biên trong “Kim Đường Văn”. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 3, 2011 Địa danh Lạc Việt trên đất Lĩnh Nam. Bài viết hay quá. Bác Lãn Miên có thể nhận định thêm các địa danh tỉnh Hồ Nam cho mọi người cùng tham khảo ạ. Ý nghĩa Hồ Nam phải chăng chính từ địa danh Hồ Động Đình và nước Nam. Hoangnt đang nhận định Hồ Nam là trung tâm hành chính của Văn Lang và Việt Nam hiện nay là Thánh địa chứ không phải trung tâm, là nơi đất tổ. Ngũ Lĩnh theo nghiên cứu của tác giả Nhatnguyet52 mang ý nghĩa Thủ lĩnh, độ số 5 hành Thổ, Hoàng Cực, trung tâm?. Kính. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2011 DƯƠNG TỬ GIANG Khói trầm bên giấc mơ tiên Bâng khuâng... trăng rải qua miền quạnh hiu Tô Châu lớp lớp phù kiều Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam (NCTG) Ấy là những lời của cố thi sĩ Hồ Dzếnh trong thi phẩm "Khúc linh cầu" khi nhớ về quê nội của ông, mảnh đất Trung Hoa. Trong số những địa danh mà ông nêu ra trong nỗi nhung nhớ, có Dương Tử Giang, con sông "mẹ" của tất cả sông hồ trên xứ sở Trung Quốc, đồng thời, cũng là con sông dài nhất ở Châu Á. Đến mức, người ta đã dùng một tên chung là Trường Giang (con sông dài) để chỉ về nó. Dương Tử Giang, đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam Dương Tử Giang dài chừng 6.300 cây số, là con sông dài thứ tư trên thế giới sau sông Nile (châu Phi), sông Amazon (Nam Mỹ) và sông Mississippi - Missouri ở (Bắc Mỹ), có cội nguồn ở tỉnh Thanh Hải phía Tây Trung Quốc và chảy về phía Đông đổ ra Đông Hải. Thực ra, thoạt đầu, Dương Tử là tên gọi của người dân sống tại hạ lưu sông này để chỉ khúc sông chảy qua đó; tuy nhiên, thông qua những nhà nhà truyền giáo châu Âu, tên "Dương Tử" đã được dùng trong tiếng Anh để chỉ toàn bộ con sông (Yangtze).Là con sông lớn nhất Trung Quốc xét cả về chiều dài, lượng nước chảy, diện tích, lưu vực và ảnh hưởng kinh tế, Dương Tử Giang là đầu mối giao thông quan trọng của đất nước này, nối liền Trung Hoa lục địa với bờ biển. Càng ngày, các chuyến tàu thủy du ngoạn trên sông trong vài ngày - hay thậm chí vài tuần - đưa du khách qua các khu vực có phong cảnh đẹp, càng trở nên phổ thông hơn, khiến du lịch Trung Quốc thêm thu hút và ngày một phát triển. Đập Tam Hiệp, phía thượng lưu có mức nước cao (ảnh chụp ngày 26-7-2004) Tuy nhiên, trong lịch sử, con sông hùng vĩ Dương Tử Giang cũng gây nên nhiều trận ngập lụt hãi hùng cho cư dân sống hai bên bờ, khiến chính quyền Trung Quốc phải đau đầu ngẫm nghĩ về phương thức giải quyết. Để rồi, dự án thủy lợi Tam Hiệp - giúp người dân khỏi cảnh ngập lụt, đồng thời, cung cấp cho họ điện năng và vận tải đường thủy - đã được thông qua và khởi đầu từ mùa hạ 1994, sẽ khánh thành năm 2009 và trở thành hệ thống đê điều và thủy lợi kỳ vĩ nhất hành tinh. Được gọi bằng cái tên "Vạn Lý Trường Thành" trên Dương Tử Giang, công trình đập Tam Hiệp cũng là một điểm đến không thể thiếu đối với du khách thăm dòng sông này; cho dù, để được nó, Trung Quốc phải chấp nhận một giá rất đắt là hy sinh vĩnh viễn một số thành phố, một số vùng dân cư, nhiều kỳ quan thiên nhiên vô giá và không ít công trình khảo cổ quan trọng. Dương Tử Giang cũng phải chịu một sự thay đổi lớn trong hệ sinh thái, khiến một số động vật trong danh sách báo động nguy hiểm - như cá heo sông Trung Quốc hay cá kiếm Trung Quốc - nay đã coi như tuyệt diệt.*Du ngoạn dọc Dương Tử Giang, người lữ khách có dịp "mục sở thị" vô vàn những địa danh nổi tiếng dọc bờ sông, đã đi vào lịch sử, văn hóa và tâm thức người dân Trung Hoa từ ngàn đời nay. Đơn cử như: Nơi diễn ra trận Xích Bích giữa Ngụy và liên minh Ngô - Thục - Những sự tích thời Tam Quốc của Ngụy - Thục - Ngô thế chân vạc, của những điển tích hào hùng không mấy ai không biết như ba anh em Lưu - Quan - Trương kết nghĩa vườn đào, Ngô và Thục (Chu Du và Khổng Minh) hợp lực kháng Tào trong trận Xích Bích nổi danh trên dòng Dương Tử Giang, Lưu Bị sau khi thu trận trước quân Ngô, trước khi mất phó thác con trai là Lưu Hậu Chủ cho thừa tướng Khổng Minh Gia Cát Lượng tại Bạch Ðế Thành, v.v...- Thành Đô (Tứ Xuyên), vùng đồng bằng màu mỡ từng được gọi là "Thiên Phủ Chi Quốc" (đất nước thiên đường), cố đô của nhà Thục Hán Lưu Bị cách đây 18 thế kỷ. Thành Đô cũng còn là vùng đất của nhiều văn nhân mạc khách nổi tiếng, như "Thi Thánh" Đỗ Phủ, thi hào Tô Đông Pha, và là quê hương của Ba Kim, nhà văn kiệt xuất Trung Quốc thế kỷ XX. Hiện nay, đây là đô thị đông dân thứ 5, đồng thời, được xem như "thủ đô thuốc Bắc của Trung Hoa". Thành Đô có tới 172 di tích lịch sử văn hóa, trong đó nổi tiếng nhất là: Võ Hậu Từ, Thảo Đường Đỗ Phủ, Lăng Vua Thục Vương Kiến, Tam Hiệp... Khu bảo tồn gấu trúc Thành Đô với loại gấu Panda quý hiếm rất nổi tiếng, Di sản thế giới từ năm 2006, cũng là đích của nhiều tour du ngoạn của khách ngoại quốc. Nga Mi Sơn, đạo tràng của Phổ Hiền bồ tát - Nga Mi Sơn, một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn (bốn núi Phật Giáo lớn nhất Trung Hoa), địa thế cao chót vót, phong cảnh hữu tình, được ví như "Nga Mi thiên hạ tú". Sách "Thủy Kinh chú" nói về Nga Mi Sơn như sau: "Cách Thành Đô trăm dặm, dưới bầu trời thu xanh trong, ở phía xa hai dãy núi đối nhau như mày ngài". Thời gian đầu, Nga Mi Sơn là vùng đất của Đạo giáo, nhưng về sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc thì cả Đạo giáo và Phật giáo đồng tồn tại ở đây. Cho đến thời Tùy - Đường, Nga Mi Sơn đã trở thành nơi tụ tập của Phật giáo. Lạc Sơn Đại Phật Được xem như là đạo tràng của Phổ Hiền bồ tát, Nga Mi Sơn cùng bức tượng Lạc Sơn Đại Phật cao 71 mét, là tượng Phật ngồi tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, bên ngã ba của các dòng sông Mân Giang, Đại Độ Giang và Thanh Y Giang, được công nhận là Di sản thế giới năm 1996. Thăm Nga Mi Sơn, du khách sẽ có dịp thưởng ngoạn những ngôi chùa cổ kính, nổi bật là Vạn Niên Tự có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo, nhưng lại có vẻ tương tự lăng mộ Thành Cát Tư Hãn. Trong Vạn Niên Tự, có tượng đồng Phổ Hiền bồ tát uy nghiêm cưỡi voi, cao 7,35 m, nặng 62 tấn. Thanh Thành Sơn, cái nôi của Đạo giáo Trung Quốc - Thanh Thành Sơn, một trong những cái nôi của Đạo giáo Trung Quốc, đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000 cùng công trình thủy lợi Đô Giang Yển. Thanh Thành Sơn và Nga Mi Sơn còn vang bóng trong các pho truyện kiếm hiệp và thư tịch cổ Trung Hoa, như những môn phái võ thuật lừng danh của xứ sở này một thuở. Tượng khắc đá Đại Túc trên núi Bảo Đỉnh - Quần thể tượng khắc đá Đại Túc tại Trùng Khánh, đa phần tập trung trên núi Bảo Đỉnh (một trong những vùng đất linh thiêng của Phật giáo với câu truyền tụng trong dân gian "Thượng triều Nga Mi, hạ triều Bảo Đỉnh") và vách núi Bắc Sơn, quy mô lớn và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, hình thức vô cùng phong phú. Với hơn 5 vạn pho tượng được chạm khắc bằng đá, phân bố ở hơn 40 địa điểm, trong đó chủ yếu là các pho tượng của đạo Phật, sau đó là Đạo giáo và Nho giáo, và tượng một số ít nhân vật lịch sử, đây là quần thể tượng thể hiện rất điển hình nghệ thuật tạc tượng Phật của Trung Quốc. Tượng khắc đá Đại Túc đã được công nhận Di sản văn hóa Thế giới năm 1999.- Thành phố Kinh Châu, tọa lạc ở trung độ của Dương Tử Giang, một nơi có tầm quan trọng chiến lược về mặt quân sự, kinh tế và phân phối hàng hóa từ thời xa xưa. Là kinh đô của 20 vị vua trong 411 năm của nước Sở trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc (thuộc nhà Chu), của Tề Hòa Đế nhà Nam Tề, Lương Nguyên Đế, và Hậu Lương; của quốc gia Nam Bình thời kỳ Ngũ đại thập quốc, nhưng cái tên Kinh Châu được người Việt biết đến nhiều nhất trong lịch sử thời Tam Quốc, là nơi trấn thủ của danh tướng Quan Vân Trường, và cũng là nơi ông từ giã cõi trần.- Vũ Hán, thành phố đông dân nhất miền Trung Trung Quốc nằm ở ngã ba Dương Tử Giang và Hán Thủy, từ lâu được xem là trung tâm của thi họa và học thuật, nổi tiếng với tòa lầu Hoàng Hạc "hạc vàng mây trắng" được dựng trên một gò cao bên bờ Dương Tử Giang. Đứng trên lầu có thể bao quát cả một vùng sông Dương Tử - gồm bãi Hán Dương, Châu Anh Vũ, Quy Sơn, Hạc Sơn -, lầu Hoàng Hạc được nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường khắc họa "thần sầu" trong thi phẩm "Hoàng Hạc Lâu": "Nhật mộ hương quan hà xứ thị - Yên ba giang thượng sử nhân sầu", mà thi hào Tản Đà đã dịch một cách hết sức tài hoa, thể hiện cái buồn man mác mà có người cho là còn hơn cả nguyên bản: "Quê hương khuất bóng hoàng hôn - Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai".- Cổ Cầm Đài tại Hán Dương, với tích Bá Nha - Tử Kỳ, biểu tượng của sự hiểu biết, tâm đắc, chia sẻ nỗi niềm trong tình cảm, quan niệm, trong nhận thức thế sự cuộc đời. Đây là nơi mà, theo sách "Lã Thị Xuân Thu" của Lã Bất Vi, "Bá Nha gảy đàn, Chung Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm, khen rằng: ngun ngút như núi Thái Sơn, cuồn cuộn như dòng nước chảy". Thi hào Nguyễn Du, trong "Truyện Kiều", đã có câu:Rằng nghe nỗi tiếng cầm đài Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ - Động Đình Hồ, hồ lớn thứ hai của Trung Quốc, có diện tịch xê dịch từ 2.820-20.000 km² phụ thuộc vào từng mùa. Có tới 9 dòng sông lịch sử đổ vào Động Đình Hồ, trong đó ngoài Dương Tử Giang, còn hai con sông Tiêu Giang, Tương Giang rất nổi tiếng trong văn thơ và hội họa sơn thủy Trung Quốc. "Ai có về bên bến sông Tương - Nhắn người duyên dáng tôi thương - Bao ngày ôm mối tơ vương…" của nhạc sĩ Thông Đạt, hay "Kiều" của Nguyễn Du, “Sông Tương một giải nông sờ - Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia” cũng là nói về dòng sông Tương chảy vào Động Đình Hồ. Động Đình Hồ, nơi được coi là cội nguồn của các tộc Bách Việt Tuy nhiên, quan trọng nhất với dân Việt, Động Đình Hồ còn được coi như nguồn cội của tộc Việt (Bách Việt), như theo "Đại Việt sử ký toàn thư": Động Đình Hồ là ranh giới phía Bắc của nước Xích Quỷ, nơi Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình là Long Nữ đẻ ra thái tử Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết hôn với công chúa Âu Cơ, sau lên thay Kinh Dương Vương đổi tên nước là Văn Lang... Nước Việt khởi nguồn từ đó!- Hai ngọn núi Vu Sơn, Vu Giáp, gắn liền với sự tích yêu đương cùng nữ thần núi "sớm đi làm mây - chiều đi làm mưa" của vua Sở Trang Vương thời Chiến Quốc, để rồi văn học Trung - Việt có những điển tích "mây mưa", "giấc Vu Sơn", "đỉnh Giáp non Thần" hay "Vu Giáp", "giấc mộng Dương Đài"... để chỉ cảnh yêu đương của nam nữ, chẳng hạn, trong bài "Thanh Bình điệu" nổi tiếng của thi hào Lý Bạch đời nhà Đường:Đầu cành sương đọng ngát hương đông. Mây mưa Vu Giáp nỗi đau lòng. Hay trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du, đoạn tả cảnh Kim Trọng đang thiu thiu ngủ thì nàng Kiều lén song thân sang thăm chàng:Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng. - Thành phố Nhạc Dương, nằm ở phía Đông Bắc Hồ Nam, nơi một nửa Động Đình Hồ đổ vào Dương Tử Giang. Đó là một đô thành có lịch sử lâu đời, nổi tiếng thiên hạ với câu "Động Đình thiên hạ thủy - Nhạc Dương thiên hạ lâu". Trong hàng ngàn năm, Nhạc Dương là nơi tụ hội của các thi hào văn nhân, là đất tranh hùng của các nhà cầm quân lỗi lạc. Nhạc Dương còn có sông Mịch La, một nhánh của sông Tương, nơi đại thần nước Sở Khuất Nguyên trẫm mình. Nhạc Dương lâu Danh thắng lừng lẫy nhất của Nhạc Dương là Nhạc Dương lâu sừng sững ở phía Tây thành, quay mặt ra Động Đình Hồ. Là một trong "Giang Nam tam đại danh lâu" (Đằng Vương các, Hoàng Hạc lâu, Nhạc Dương lâu), lầu Nhạc Dương vốn là lầu duyệt binh do danh tướng Lỗ Túc của Đông Ngô thời Tạm Quốc xây dựng và đến thời nhà Đường mới có tên Nhạc Dương lâu. Tòa lầu xây toàn bằng gỗ, lầu chính có 3 tầng, đặc biệt là không dùng đinh ốc. Các thi hào như Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ... đều đã đến đây ngâm vịnh, đề thơ. Thi sĩ, nhà chính trị nổi tiếng Phạm Trọng Yêm đời Bắc Tống có tác phẩm "Nhạc Dương lâu ký", để đời với tư tưởng người làm chính trị phải "tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Thi hào Nguyễn Du của Việt Nam cũng có bài "Đăng Nhạc Dương Lâu", tức "Lên lầu Nhạc Dương":Lầu cao sừng sững bờ cao Lên cao hùng tráng biết bao cảnh trời Mây tràn Tam Sở khắp nơi Chín sông thu đổ nước vời mênh mông Ba lần say Lã Đồng Tân Cố hương khuất áng mây Tần xa xa Hắt hiu gió thổi mình ta Chim hồng, chim nhạn bóng tà kêu thương * Như thế, có thể thấy rằng, du ngoạn Dương Tử Giang đồng thời cũng là một cuộc hành trình thú vị và văn hóa, ngược chiều thời gian và xuôi theo một không gian kỳ vĩ, để tìm hiểu và có thêm ý niệm về Trung Quốc, một quốc gia từng có lịch sử văn minh chói lọi và đến nay vẫn là một đại cường có ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện thế giới!Trần Lê tổng hợp theo các tư liệu báo chí 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 3, 2011 Ngũ Lĩnh Sơn Vùng đất đầu tiên của nước Nam được Thiên Nam ngữ lục mô tả như sau: Cõi xa ngoài Ngũ Lĩnh Sơn Hiệu Xích Quỷ quốc, tuyệt ngàn Bắc Sơn. Dị bản chép: Cõi xa chốn Ngũ Lĩnh Sơn Nỗi ngoài Nam Hải, tuyệt ngàn Bắc phương. Những câu này làm người ta hiểu vùng đất đầu tiên của người Việt ở tận núi Ngũ Lĩnh ở Hồ Nam Trung Quốc, phía Bắc. Nhưng những tên Xích Quỷ quốc và Nam Hải cho thấy không hẳn như vậy vì vùng Hồ Nam làm gì có Nam Hải và tên nước ở phương xích đạo như vậy.Khi xem tiếp xuống phần Lộc Tục xưng Kinh Dương Vương và được Đế Minh phong làm vua Nam quốc thì vị trí của Ngũ Lĩnh Sơn càng phải xem xét lại: Đế Minh bèn lập Đế Nghi Làm vua Bắc quốc thay vì Thần Nông Lộc Tục phong làm ngôi công Mở mang quê ngoại, giữ dòng phiên bang Hiệu xưng là Kinh Dương Vương Đất vuông nghìn dặm, nước càng lâu xa Mặc làm thiên tử vệ nghi Lễ chầu thượng quốc, phẩm y chư hầu Cõi bờ nam bắc phân nhau Tây đông chí tự Ải Lào, Hải thanh Nam thời suốt đến Chiêm Thành Bắc qua Quế Lĩnh, chân thành Bắc Man Kinh Dương đến Ngũ Lĩnh Sơn Xưa lên ngôi báu, được yên lòng người. Như vậy vùng Ngũ Lĩnh Sơn này nằm ở trong phạm vi lãnh thổ nước Nam của Kinh Dương Vương và ở phía Nam chứ không phải Bắc. Đặc biệt vị trí lãnh thổ nước Nam này được xác định:- Phía Tây là Ải Lào. Thường ta hiểu Ai Lao là Lào ngày nay. Nay có thể thấy Ai tức là Ải, hay vùng đất. Ải Lào là vùng đất phía Tây của nước ta. - Phía Đông là Hải Thanh. Rõ ràng Hải Thanh là biển Đông. Thanh là màu của phương Đông. - Phía Nam đến Chiêm Thành, tương ứng với nước Hồ Tôn trong Đại Việt sử ký. - Phía Bắc tới Quế Lĩnh, chắc là Quế Lâm, ở bắc Quảng Tây, giáp Quí Châu. Thông tin về cương vực quốc gia này một lần nữa khẳng định những gì ghi trong Đại Việt sử ký cho nước Văn Lang: «đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Động Đình, nam giáp Hồ Tôn». Tuy nước Văn Lang như vậy có phần rộng hơn về phía Bắc. Có thể thấy Ngũ Lĩnh Sơn của Kinh Dương Vương như vậy không phải là ở Hồ Nam mà chính là phần đất trung tâm của người Việt ở Bắc Việt, Quảng Tây. «Ngàn Bắc Sơn» hay «ngàn Bắc phương» của nước Xích Quỷ thực ra là ở phương Nam, chính là đất Nam Giao. Tức là phương Nam Bắc có thể đã bị hoán chuyển, mới làm thông tin địa lý lịch sử trở nên lẫn lộn như vậy. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 3, 2011 Thông tin về cương vực quốc gia này một lần nữa khẳng định những gì ghi trong Đại Việt sử ký cho nước Văn Lang: «đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Động Đình, nam giáp Hồ Tôn». Tuy nước Văn Lang như vậy có phần rộng hơn về phía Bắc. Có thể thấy Ngũ Lĩnh Sơn của Kinh Dương Vương như vậy không phải là ở Hồ Nam mà chính là phần đất trung tâm của người Việt ở Bắc Việt, Quảng Tây. «Ngàn Bắc Sơn» hay «ngàn Bắc phương» của nước Xích Quỷ thực ra là ở phương Nam, chính là đất Nam Giao. Tức là phương Nam Bắc có thể đã bị hoán chuyển, mới làm thông tin địa lý lịch sử trở nên lẫn lộn như vậy. Kim chỉ nam định hướng trục Bắc Nam. Sao Bắc đẩu định hướng Bắc (người đi rừng hay đi biển xưa hay dùng). Hướng Bắc Nam không chỉ là phương hướng mà còn tương ứng các thuộc tính trong các phương pháp phong thủy, kinh dịch, địa lý... Nếu thay đổi thì sẽ gây tình trạng náo loạn mọi thứ, cho nên theo em vẫn nó y nguyên. Chúng ta cũng chú ý về việc khi chầu vua thì quay mặt về hướng Nam cũng là một thông tin khá lý thú, có thể chỉ ra kinh thành xưa được xây dựng với cổng chính theo hướng nào. Kinh thành Huế có cổng Ngọ Môn. Thăng Long Tứ trấn vẫn chính xác theo hướng Bắc Nam. Do chúng ta không có đủ dữ liệu (đa số chắc nằm ở Trung Hoa, khu vực đất Việt cũ) nên thiếu cơ sở. Trong Ký sự hỏa xa tập 7 - Hồ Nam: thì người dân ở đây trông giống hoàn toàn dân Việt, không nhận ra sự khác biệt qua dáng vẻ bên ngoài. Thật đặc biệt. Kính. * Phúc Lộc Thọ mãn đường * Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 3, 2011 Ngoài chiếc la bàn dùng trong việc định hướng di chuyển, trong phong thủy Lạc Việt còn có chiếc la bàn phong thủy - hay còn gọi là La kinh. Bề mặt La kinh chia 360 độ thành 24 sơn hướng: bằng việc kết hợp 12 địa chi + 10 thiên can + hướng Càn + hướng Khôn = 24 góc (15 độ). Hiện tại, chưa có sách nào giải thích tại sao người xưa lại xây dựng được 24 sơn hướng này? Đây là một câu hỏi vô cùng hóc búa. Mọi người hãy cùng nhau thảo luận chứ. Kính. * Phúc Lộc Thọ mãn đường * Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 3, 2011 Ở Hồ Nam có một thứ không có là... trống đồng, nên không thể là đất gốc, cũng như kinh đô chính của Văn Lang. Về vị trí của Động Đình trong truyền thuyết: Thiên Nam ngữ lục kể về việc kết hôn của Kinh Dương Vương: Kinh Dương ngày ấy đi chơi Thuyền trăng buồm gió tếch vời Nam minh. Ở chốn Nam minh ấy Kinh Dương Vương gặp con gái Thần Long: Nàng rằng: thiếp con Động Đình Thần Long là hiệu, Nam minh là nhà. Nam minh được chú dẫn là «bể rộng ở phía Nam». Sách Trang Tử có câu «Bằng chi tỉ ư Nam minh đã, đoàn phù dạo nhi thường giả cửu vạn lý». Dịch nghĩa: Chim bằng khi rời biển Nam, vỗ cánh trong làn gió cuốn mà bay lên chín vạn dặm tầng không. Như vậy Nam minh chính là biển Nam. Trong lịch sử Hoa Việt thì rõ ràng đây là vùng biển Đông ngày nay. Theo Thiên Nam ngữ lục như trên thì Nam minh là nơi gặp gỡ của Kinh Dương Vương và con gái Thần Long Động Đình. Hay Động Đình chính là biển Đông, là biển chứ không phải hồ Vân Mộng ở Hồ Nam. TNNL tả cảnh con gái Thần Long khi xuất hiện ở Nam minh: Nhơn nhơn có khí tự nhiên Ngỡ nhìn Tinh vệ lại lên chơi bời. Liên hệ với câu chuyện Tinh Vệ điền hải (Tinh Vệ lấp biển), có xuất xứ từ thiên Bắc Sơn Kinh thuộc sách Nam Hải Kinh, là một bộ cổ tịch thời Tiên Tần của Trung Quốc : «Núi Phát Cưu có nhiều cây dâu chá. Có loài chim đậu trên đó, trông như con quạ, đầu có hoa văn sặc sỡ, mỏ trắng, chân đỏ, tên là Tinh Vệ, tiếng kêu như gọi tên nó. Đó là người con gái trẻ của vua Viêm đế, tên là Nữ Oa. Nữ Oa đi chơi ở biển Đông, bị chết đuối không về được, hóa thành chim Tinh Vệ, thường ngậm gỗ đá ở núi Tây để lấp biển Đông». Thần thoại Trung Hoa thời Viêm Đế Thần Nông mà lại có biển Đông thì Viêm Đế phải ở chỗ nào? Chắc chắn Viêm Đế không thể ở tận Hoàng Hà. Thậm chí Viêm Đế cũng không ở vùng sông Dương Tử, để có dòng «Thần Nông Bắc» là người Hoa, «Thần Nông Nam» là người Việt như ý kiến của một số nhà nghiên cứu. Viêm Đế Thần Nông ở ngay trên vùng «đất thiêng Khương Thủy chính tông», giáp với biển Đông, tức là vùng Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Đây đúng là đất gốc tổ của người Hoa Việt từ thời thần thoại. Con của Kinh Dương Vương và Thần Long Động Đình là Lạc Long Quân, lấy nàng Âu Cơ sinh trăm trứng, nở trăm con trai: Làm tổ Bách Việt từ đây Đã gồm phúc thọ lại rày đa nam. Cũng như các sách sử khác ở đây khẳng định Lạc Long Quân và Âu Cơ là quốc tổ của chung cộng đồng Bách Việt. Diễn giải cách khác thì dòng Lạc Việt là suối nguồn của cả Bách Việt. Khi Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay, 50 người con theo cha xuống biển: Cha con xuống ở thủy cung Mở mang chế độ, quan phòng đông nam. Câu này cho thấy Lạc Long Quân đã mở mang đất nước theo hướng Đông Nam, chính là vùng thủy cung Nam minh, quê mẫu Thần Long Động Đình. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Lạc Long Quân đã mở nước theo vùng ven biển Đông lên phía Nam (phía Bắc ngày nay). Việc này trùng khớp với khu vực của văn hóa khảo cổ Hạ Long từ quanh vịnh Bắc Bộ sang Quảng Đông, Phúc Kiến, tới cả Philippin. Còn 50 người con theo mẹ lên núi : Mẹ đem lên ở Tản Viên Sửa sang giếng mối, giữ gìn qui mô. Sau đó con trai cả lên ngôi Hùng Vương ở Phong Châu: Thốt sự Hùng Vương là anh Thay cha lên trị cung xanh cửu trùng Làm đô ở đất Phong Châu Việt Trì thế khỏe muôn thu nước nhà. Tản Viên – Phong Châu là vùng Tây thổ trong truyền thuyết Hùng Vương, hay là núi Tây trong chuyện Tinh vệ lấp biển ở trên. Việt Trì có thể không phải là Ao Việt như vẫn dịch, mà Trì có nghĩa là «thế khỏe muôn thu». Việt Trì là nước Việt vững bền. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 3, 2011 Ngũ Lĩnh: Chỉ 5 đèo lớn Đại Dữu 大庾, Kị Điền 騎田, Đô Bàng 都龐, Manh Chử 萌渚, Việt Thành 越城. Ở Hồ Nam 湖南, giữa khoảng Giang Tây 江西 và Quảng Đông 廣東. (1) Ban trúc: Vua Thuấn đi tuần phương Nam, chết ở Thương Ngô. Hai phi Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm, khóc nước mắt nhỏ xuống những cây trúc thành vết lốm đốm. (2) Thương Ngô: Đất thuộc tỉnh Hồ Nam 湖南 ngày nay. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 3, 2011 Sắt đã bắt đầu được gia công vào cuối thời đại đồ đồng tại Anatolia. Sự chuyển tiếp thành thời đại đồ sắt vào khoảng năm 1200 TCN chủ yếu là do các thay đổi chính trị tại Cận Đông hơn là do các phát triển trong kỹ thuật luyện kim. Dưới đây là giai đoạn của thời đại đồ đồng tại Cận Đông: Thời đại đồ đồng (3300–1200 TCN) Thời đại đồ đồng sớm (3300–2200 TCN) Thời đại đồ đồng sớm I 3300–3000 TCN Thời đại đồ đồng sớm II 3000–2700 TCN Thời đại đồ đồng sớm III 2700–2200 TCN Thời đại đồ đồng giữa (2200–1550 TCN) Thời đại đồ đồng giữa I 2200–2000 TCN Thời đại đồ đồng giữa II A 2000–1750 TCN Thời đại đồ đồng giữa II B 1750–1650 TCN Thời đại đồ đồng giữa II C 1650–1550 TCN Thời đại đồ đồng muộn (1550–1200 TCN) Thời đại đồ đồng muộn I 1550–1400 TCN Thời đại đồ đồng muộn II A 1400–1300 TCN Thời đại đồ đồng muộn II B 1300–1200 TCN Ấn Độ Thời đại đồ đồng tại tiểu lục địa Ấn Độ đã bắt đầu khoảng năm 3300 TCN với sự bắt đầu của văn minh sông Ấn. Các dân cư cổ đại của thung lũng sông Ấn (Indus), người Harappa, đã phát triển các kỹ thuật mới trong luyện kim và sản xuất đồng, đồng đỏ, chì và thiếc. Đông Á Trung Quốc Bài chi tiết: Văn hóa Nhị Lý Đầu Các cổ vật từ đồng đỏ đã được phát hiện tại khu vực khảo cổ của nền văn hóa Mã Gia Diêu (3100 TCN tới 2700 TCN) tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nói chung người ta hay chấp nhận là thời kỳ đồ đồng của Trung Quốc đã bắt đầu vào khoảng năm 2100 TCN, trong thời kỳ nhà Hạ. Văn hóa Nhị Lý Đầu, nhà Thương và văn hóa Tam Tinh Đôi của Trung Quốc sơ kì đã sử dụng đồng đỏ để làm các bình, chai, lọ từ đồng đỏ cho các lễ nghi cũng như các công cụ nông nghiệp và vũ khí [1]. Đông Nam Á Tại Ban Chiang, Thái Lan,Việt Nam[2] (Đông Nam Á) các cổ vật đồng đỏ đã được phát hiện có niên đại vào khoảng năm 2100 TCN [3]. Tại Nyaunggan, Myanmar, các công cụ bằng đồng đỏ đã được khai quật cùng với các cổ vật bằng đá và gốm sứ. Niên đại của chúng hiện nay còn khá rộng (3500 TCN - 500 TCN) [4]. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 3, 2011 Kính nhờ Bác Lãn Miên dịch giùm đôi câu đối: Ở Tây Hồ - Hàng Châu - Trung Hoa, có am Bạch Vân, trong có miếu thờ Nguyệt Lão. Nơi đây có đôi câu liễn đối: Nguyện thiên hạ hữu tình nhân, đô thành liễu quyến thuộc, Thị tiền sanh chú định sự, mạc thác quá nhân duyên. Trân trọng cảm ơn. Share this post Link to post Share on other sites