ntpt

Sóng Thần

36 bài viết trong chủ đề này

Tokyo rung chuyển, cả nước Nhật rung chuyển


Vài hình ảnh ghi nhanh về trận động đất và sóng thần.

Posted Image



Vị trí, thời gian và cường độ của các tâm chấn gây nên trận động đất chiều ngày 11/3.

Posted Image


Mặc dù động đất có cường độ lớn, nhưng tâm chấn ở xa ngoài khơi nên không gây phá hoại đáng kể. Thảm họa là do sóng thần sau đó gây ra. Sóng thần đã tràn vào toàn bộ rìa phía đông của Nhật Bản, ngoài ra một phần rìa phía tây cũng chịu ảnh hưởng của sóng thần.


Posted Image



Chiều cao sóng thần lớn nhất được dự báo là 10 m. Khả năng tràn sâu vào bờ là 5 km. Những con số tuy nhỏ bé nhưng có chứng kiến tận mắt mới thấy sức công phá kinh hoàng của thiên nhiên.

Posted Image



Từ thời điểm xảy ra cơn chấn động đầu tiên (khoảng 14h45, giờ địa phương) tất cả các kênh truyền hình đều tạm dừng các chương trình thường lệ để liên tục đưa tin trực tiếp về trận động đất. Không khí làm việc và đưa tin rất khẩn trương, cập nhật từng phút. Hình ảnh phát thanh viên ngồi trong trường quay đội mũ bảo hộ để lên sóng thế này chỉ có thể nhìn thây ở Nhật Bản.

Posted Image


Sóng thần tràn vào, càn quét tất cả mọi thứ trên đường. Nhà cửa, xe cộ, mùa màng và cả những mạng người vô tội đều không thể thoát khỏi con sóng.

Posted Image


Nhật Bản từng chịu nhiều đợt sóng thần lớn nhỏ khác nhau. Song đây là đợt sóng thần có mức độ tàn phá nặng nề nhất và diện ảnh hưởng trải rộng nhất cho đến nay. (Ảnh: Asahi Shimbun)

Posted Image


Một nhà máy lọc dầu bị bốc cháy. Thiệt hại kinh tế cho vùng Đông Bắc nước Nhật lần này được dự báo vô cùng lớn, và cần thời gian dài để hồi phục. (Ảnh: Asahi Shimbun)

Posted Image


Khu vực Tokyo không chịu nhiều ảnh hưởng của sóng thần. Tuy nhiên thiệt hại vô hình về kinh tế là vô cùng khổng lồ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, toàn bộ hệ thống đường sắt và metro đồng loạt ngừng hoạt động trong nhiều giờ liền, giao thông tắc nghẽn, hỏa hoạn xảy ra tại một số tòa nhà văn phòng. Có thể nói, lần đầu tiên kể từ sau trận động đất Kanto kinh hoàng năm 1923, cả Tokyo lại rung chuyển. (Ảnh: Asahi Shimbun)

Sau cùng là vài cảm nhận cá nhân:

Hơn 2 năm qua, người viết đã từng cảm nhận nhiều lần động đất với cường độ nhỏ và thời gian ngắn. Và đây là lần đầu tiên, không chỉ với riêng người nước ngoài mà ngay cả với phần lớn người Nhật, được tận mắt chứng kiến và trải qua cảm giác đầy đủ của một trận động đất mạnh. Gọi là đầy đủ, bởi vì được nếm trải cảm giác phản ứng nhanh để thoát hiểm, vốn đã được thực hành trong các đợt diễn tập, nhờ đó biết vượt qua cảm giác hoảng loạn để bình tĩnh đối phó với hoàn cảnh. Gọi là đầy đủ, vì được chứng kiến không khí phối hợp, xử lý khẩn trương và bài bản của chính quyền, truyền thông và người dân trong việc ứng phó thảm họa. Không có cảnh la lối, tranh giành. Mọi người đều bình tĩnh, trật tự, trước và sau khi động đất xảy ra. Người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt lên xe bus (lúc này, xe bus là phương tiện công cộng duy nhất còn có thể hoạt động), kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng (vì hệ thống thông tin di động bị tắc nghẽn hoàn toàn). Với những người dân không về nhà được, họ vẫn bình tĩnh vào trú tạm tại các địa điểm công cộng được chính quyền bố trí (như trường học, nhà thi đấu...) trong trật tự và bình thản. Không khí sơ tán tại các trường học, bệnh viện... rất gọn gàng, khẩn trương và hiệu quả.

Ngoài ra, cũng cần kể đến những chuyện bên lề, như: lần đầu tiên nhiều khu vực ở Tokyo mất điện nhiều giờ liền (bình thường, người viết có thể khẳng định, suốt 2 năm qua chưa mất điện dù chỉ một phút!), lần đầu tiên thấy mọi nhà cửa đều tối om một màu, hiếm hoi vài ánh nến, không có người tụ tập tám chuyện(!), phần vì những người đi làm chưa về, phần vì những phụ nữ nội trợ và trẻ em chỉ ở yên trong nhà, không la cà bàn tán xôn xao.

Hiện tại, dư chấn vẫn tiếp tục diễn ra. Cảm giác rung lắc vẫn kéo dài liên tục đến tận nửa đêm. Thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật và phản ánh trong vài ngày tới.

Ngoài ra, những bài viết sau sẽ đi sâu hơn về "chuyên môn", về kết quả ghi nhận thực tế của các tòa nhà "chống động đất" trong campus của trường sau trận động đất vừa qua.

Trần Tuấn Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sóng thần

Hôm nay, một ngày sau cơn chấn động kinh hoàng ảnh hưởng trực tiếp nửa phía đông nước Nhật trong đó có thủ đô Tokyo, mọi dư luận trong nước đều đổ dồn lo lắng cho khu vực Tokyo. Tuy nhiên, như đã nói trong bài trước, Tokyo chỉ phải hứng chịu những đợt dư chấn gây rung lắc, và nó không trực tiếp gây phá hoại nhà cửa, đường sá, hay cướp đi tính mạng của người dân. Mà hậu quả nặng nề là do cơn sóng thần sau đó gây nên. Khu vực chịu thiệt hại lớn nhất trong mấy ngày qua là toàn bộ rìa ven biển các tỉnh Aomori, Miyagi, Fukushima và Ibaraki (vùng đông bắc nước Nhật, tiếp giáp trực tiếp với tâm chấn). Hình ảnh cơn sóng thần kéo đến như trong xi-nê là ở ven biển khu vực này.

Bài này sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về sóng thần và một vài hình ảnh ghi nhận thiệt hại do đợt sóng thần này gây ra.

Posted Image

"Sóng thần" là hiện tượng một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Có thể hình dung như ta đặt tay dưới đáy chậu nước rồi hất mạnh lên để tạo sóng. Sóng thần được hình thành dựa trên cùng một nguyên tắc như vậy.

Posted Image

Sóng cao hoặc thấp tùy thuộc vào tay ta hất mạnh hay nhẹ, hay chính là cường độ của chấn động dưới đáy đại dương. Và sóng thần khác với sóng bình thường ở điểm này, tức là nó mang theo năng lượng, trải suốt từ lúc hình thành cho đến khi tràn vào bờ.

Posted Image

Mặc dù sóng thần chỉ "lững thững" từ từ lan đi, nhưng với năng lượng khổng lồ nhận được, sóng thần vẫn "đủ sức" lao vào bờ một cách hung hãn.

Tâm chấn càng gần bờ thì mức độ tàn phá của sóng thần càng mạnh mẽ.

Posted Image

Đó là lý do vì sao toàn bộ bờ biển tiếp giáp trực tiếp với tâm chấn lần này đã "ôm trọn" sức công phá mãnh liệt của đợt địa chấn!

Posted Image

Người dân chỉ biết sơ tán lên cao, và đứng nhìn sóng cuốn trôi nhà cửa và tài sản ngay dưới chân mình.

Posted Image

Sóng cuốn tất cả những gì gặp phải trên đường. Sóng có thể "bưng" nhà đặt lên giữa cầu(!).

Posted Image

Với độ cao gần 10 m, sóng đủ sức "chạm" tới những tòa nhà 2,3 tầng.

Posted Image

Sóng không "ngán" gì xe cộ...

Posted Image

hay tàu điện, nhà cửa...

Posted Image

...kể cả những con tàu thủy thế này cũng được "bưng" dễ dàng lên bờ. (Cảnh tượng này gợi nhớ hình ảnh tương tự từng gặp ở bãi biển Đà Nẵng trong cơn bão số 9 năm 2009).

Posted Image

Một ngôi trường bị cô lập, những người ở đây phải dùng vải trắng xếp thành chữ SOS cầu cứu với hy vọng được nhìn thấy từ những chiếc trực thăng cứu hộ trên cao.

Posted Image

Người ta tìm mọi cách để ra hiệu cầu cứu.

Posted Image

2 ngày qua, rất hiếm khi truyền hình bắt được hình ảnh những giọt nước mắt của người dân vô tội.

Posted Image

Họ không khóc nức nở, không kêu than thảm thiết. Họ - người Nhật - cứ bình thản và cứng cỏi vượt qua thảm họa thiên nhiên.

Thiên tai ở đâu cũng tàn khốc và tang thương như nhau. Mong cho trái đất không thường xuyên "nổi giận" nữa, để con người được sống an vui.

Trần Tuấn Nam

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thông tin dự báo về thiên tai năm 2011 của chú Thiên Sứ đã có ứng nghiệm. Tuy nhiên thảm họa này xảy ra quá bất ngờ và tàn khốc khiến cho nước Nhật không kịp trở tay.

Những thiên tai liên quan đến động đất, sụt lở nghiêm trọng sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trọng điểm là vùng thuộc Nam Á, vùng Châu phi kế cận và cả Đông Á. Ngoài ra còn ở vùng đất giáp biển phía Tây của châu Mỹ cũng không thoát những thiên tai liên quan. Những quốc gia thường xuyên hứng chịu động đất, năm này cũng cần đề phòng như Nhật Bản, Phi Luật Tân, Indonesia ....và chuẩn bị trước khi thiên tai xảy ra.

Cháu có một điều băn khoăn và mong muốn được lắng nghe ý kiến của chú Thiên Sứ và các anh chị có kinh nghiệm - kiến thức trong lĩnh vực phong thủy: Theo suy luận cá nhân của cháu thì "hành trình" của sao Thái Tuế hiện nay đang ở sơn Giáp-Mão ( theo phương pháp định tâm bản đồ thế giới của Phong thủy Lạc Việt). Đến những tháng cuối năm nay Thái Tuế sẽ " di chuyến" đến sơn Ất, Lúc này Hongkong, Đài Loan, Philippines, Miền nam Trung Quốc, Thái lan, Indonesia, Việt Nam...sẽ năm trong tầm ảnh hưởng của sao Thái Tuế. Đặc biệt đối với Việt Nam giai đoạn này đang vào mùa bão lũ. Như vậy thì ảnh hưởng của thiên tai đối với nước ta sẽ như thế nào?

Kính chú Thiên Sứ, cảm ơn chú và các anh chị đã quan tâm.

Edited by fengshui enjoy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tin dự báo về thiên tai năm 2011 của chú Thiên Sứ đã có ứng nghiệm. Tuy nhiên thảm họa này xảy ra quá bất ngờ và tàn khốc khiến cho nước Nhật không kịp trở tay.

Cháu có một điều băn khoăn và mong muốn được lắng nghe ý kiến của chú Thiên Sứ và các anh chị có kinh nghiệm - kiến thức trong lĩnh vực phong thủy: Theo suy luận cá nhân của cháu thì "hành trình" của sao Thái Tuế hiện nay đang ở sơn Giáp-Mão ( theo phương pháp định tâm bản đồ thế giới của Phong thủy Lạc Việt). Đến những tháng cuối năm nay Thái Tuế sẽ " di chuyến" đến sơn Ất, Lúc này Hongkong, Đài Loan, Philippines, Miền nam Trung Quốc, Thái lan, Indonesia, Việt Nam...sẽ năm trong tầm ảnh hưởng của sao Thái Tuế. Đặc biệt đối với Việt Nam giai đoạn này đang vào mùa bão lũ. Như vậy thì ảnh hưởng của thiên tai đối với nước ta sẽ như thế nào?

Kính chú Thiên Sứ, cảm ơn chú và các anh chị đã quan tâm.

Yên tâm đi. Đến Mão thôi. Còn Ất Thìn để sang năm tính.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ntpt:

Biết T vẫn khỏe và làm việc bình thường, P rất mừng. Một số bạn bè của P bên đó cũng được an toàn. Điện sang thì được biết, mọi người rất trật tự và phối hợp nhịp nhàng, không có cảnh chen lấn xô đẩy khi thảm họa xảy ra giống như ở một số quốc gia khác. Trẻ em ở trường ko về được, nhưng bố mẹ vẫn an tâm vì vẫn có ng chăm sóc chúng khi giao thông tắc nghẽn.

Trưa nay đọc báo thì thấy Bloomberg đưa tin, Nhật sẽ bơm ra thị trường 183 tỷ đô la để phục hồi nền kinh tế. ECB sẽ tăng lãi suất cơ bản. Anh vẫn giữ nguyên lãi suất. Mong sao một năm yên bình sẽ đến.

Giữ gìn nha T.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh VinhL hình như cũng ở Nhật Bản. Không biết anh ra sao nhỉ ? Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh VinhL hình như cũng ở Nhật Bản. Không biết anh ra sao nhỉ ? Posted Image

VinhL ở Hoa Kỳ mà?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ đã báo trước thế mà "Nhật Bản" không biết đường mà "phòng bị gậy" nhỉ? Giá như các nước nằm trong Thái tuế này mà biết đến và nhờ Sư phụ áp dụng Phong thủy lạc việt để giảm bớt tai họa nhỉ? http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/excl.gif nếu thế thì Sư phụ Giầu to. :o hihiiii

Việt nam sẽ thế nào? các nhà lãnh đạo đất nước sẽ làm gì? Họ có biết đến và tin những dự báo của Sư phụ không nhỉ?

Còn như Sư phụ nói sang năm tính tiếp thì Hổng biết các nhà lãnh đạo các tỉnh ven biển sẽ phản ứng thế nào nhỉ? nếu không thì bà con sống ven biển lại gặp tai họa thì có mà ..... huhuuuuu.

Hỡi các AEC có ai sống ven biển hoặc có người nhà sống ven biển hãy theo dõi chặt chẽ những dự báo tiếp theo của Sư phụ mà bảo họ tránh nhé.

Sư phụ dự báo chính xác như vậy thì không ai giám nói "DỊ NHÂN" ăn may nữa rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ đã báo trước thế mà "Nhật Bản" không biết đường mà "phòng bị gậy" nhỉ? Giá như các nước nằm trong Thái tuế này mà biết đến và nhờ Sư phụ áp dụng Phong thủy lạc việt để giảm bớt tai họa nhỉ? http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/excl.gif nếu thế thì Sư phụ Giầu to. :o hihiiii

Việt nam sẽ thế nào? các nhà lãnh đạo đất nước sẽ làm gì? Họ có biết đến và tin những dự báo của Sư phụ không nhỉ?

Còn như Sư phụ nói sang năm tính tiếp thì Hổng biết các nhà lãnh đạo các tỉnh ven biển sẽ phản ứng thế nào nhỉ? nếu không thì bà con sống ven biển lại gặp tai họa thì có mà ..... huhuuuuu.

Hỡi các AEC có ai sống ven biển hoặc có người nhà sống ven biển hãy theo dõi chặt chẽ những dự báo tiếp theo của Sư phụ mà bảo họ tránh nhé.

Sư phụ dự báo chính xác như vậy thì không ai giám nói "DỊ NHÂN" ăn may nữa rồi.

Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt lưu ý:

Năm nào cũng có sao Thái Tuế chiếu luân chuyển khắp 12 cung Hoàng Đạo. Nhưng nó chỉ phát tác khi tất cả các yếu tố xấu cùng nhập hạn. Năm tới Thái Tuết chiếu cung Ất Thìn, Nhưng lại không có Nhị Ngũ Giao trì và sao quản vận cũng khác. Chưa nói đến các yếu tố khác phức tạp hơn. Không nên chỉ xét một sao Thái Tuế. Bởi vậy cứ việc nhậu lai rai. Có chiền thì bia hơi Tiệp với heo mọi giả chồn, ít thì rựou đế với chuối xanh muối ớt. Posted ImageHi.

Anh chị em cũng nên lưu ý: Sự tính toán phân cung điểm hướng hoàn toàn mang tính quy ước của con người. Vũ trụ sinh động hơn nhiều.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này LP post bên kia rồi, thấy bên đây hợp lý hơn nên post lại:

Tìm hiểu hiện tượng “siêu trăng” và dự báo sắp tới

Giả thuyết “siêu trăng” do nhà chiêm tinh Richard Nolle đề xuất năm 1979, được đặt tên lại từ hiện tượng cận điểm giữa trái đất và mặt trăng, mà giới thiên văn học hay gọi là cận điểm sóc vọng (perigee-syzygy). Trong một bài viết xuất bản vào tháng 01/2007 trên tạp chí The Mountain Astrologer, Nolle đã trình bày lại phương pháp tính quỹ đạo tiếp cận của trái đất với mặt trăng và sự ảnh hưởng của nó tới hoạt động địa chất, kinh tế, chính trị… của địa cầu.

Sau trận động đất lớn vừa qua tại Nhật Bản, mặc dù đã được Nolle dự đoán từ trước, song một số nhà khoa học đã phản bác giả thuyết “siêu trăng” của ông, và nói rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Tuy bị bác bỏ, song giả thuyết của Richard Nolle được nhiều người quan tâm vì có cơ sở của nó. Theo nhà chiêm tinh này sự biến động của một chu kỳ “siêu trăng” thường xuất hiện trước hoặc sau 3 ngày trong thời điểm chính, và nếu trùng với sự kiện nhật thực thì nó kéo dài đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này lớp vỏ của trái đất, tầng không khí và cả con người đều bị ảnh hưởng.

Ví dụ như hồi cơn bão Katrina năm 2005, nó rơi vào đợt “siêu trăng” tháng tám và nhà chiêm tinh đã gửi lời cảnh báo ngày xảy ra thiên tai, thậm chí còn chỉ rõ vịnh Mexico là nơi sẽ hứng chịu thiệt hại nhiều nhất trong thời gian này.

Vào các thời điểm “siêu trăng” khác trong quá khứ như năm 1991, 1948, 1992 và 1900, người ta đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường khác diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Năm 1991 hiện tượng “siêu trăng” rơi vào tháng 6 và trong thời điểm này (15/06) núi lửa Mt. Pinatubo phun trào. Hay vào ngày 06/10/1948 trận động đất 7,3 độ đã làm chết 110.000 người ở Turkmenistan cũng nằm trong thời điểm “siêu trăng”. Xa hơn nữa vào ngày 08/09/1900 sóng thần đã tấn công vào Galveston, Texas, và giết chết hơn 8.000 người cũng vào lúc cận điểm.

Riêng trong năm nay Richard Nolle dự đoán “siêu trăng” ảnh hưởng mạnh ba lần vào các tháng hai, tháng ba và tháng tư. Ở lần đầu tiên “siêu trăng” rơi vào ngày 28/02/2010, và bắt đầu từ 25/03 đã có nhiều tín hiệu tai họa giáng xuống như trận động đất mạnh 8,8 độ tại Chile, một cơn sóng thần nhỏ tại Thái Bình Dương, bão tuyết tại vùng Đông Bắc Mỹ, bão lớn ở Pháp… cùng xuất hiện vào ngày 27/02.

Tuy nhiên “siêu trăng” không gây biến động địa chất một cách toàn diện trên địa cầu, mà chỉ một vài khu vực nào đó bị ảnh hưởng và điều này có thể tính toán được.

Giống như nhật thực có bốn năm một lần, “siêu trăng” xuất hiện hàng năm và trong năm 2011 nó xuất hiện 6 lần. Tuy nhiên điều kiện để một “siêu trăng” tác động mạnh lên địa cầu nó phải có sự đồng chi phối của các ngôi sao khác.

Ví dụ ngày 18/02, mặt trăng đối diện với bộ tứ mặt trời, sao Hải Vương (Neptune), sao Hỏa (Mars) và sao Thủy (Mercury). Ngày 19/03 nó đối diện với mặt trời và sao Thiên Vương (Uranus). Ngày 18/04 nó đối diện với mặt trời – sao Mộc (Jupiter).

Ngày 18/02 tại cung Leo 29 ​​° 20 ‘, mặt trăng đối diện với bộ tứ mặt trời, sao Hải Vương (Neptune), sao Hỏa (Mars) và sao Thủy (Mercury). Điều này chứng tỏ dấu hiệu về cuộc khủng hoảng nợ và chính sách thắt lưng buộc bụng tại một số quốc gia; và vấn đề vũ khí hạt nhân gây căng thẳng chính trị, sự sợ hãi bị tấn công khủng bố.

Liên quan đến vấn đề địa chất thì có sự hoạt động trong lớp võ trái đất, đại dương, khí quyển…và các tai nạn liên quan đến thời tiết, cơ sở hạ tầng, giao thông…

Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất dọc theo đường bắc nam tới phía đông châu Phi, trung Đông, Nga, các bờ biển Thái Bình Dương, trung tâm Bắc Mỹ…

Ngày 19/03 mặt trăng đối diện với mặt trời và sao Thiên Vương (Uranus) tại cung Virgo 28° 48′, và được xem là thời điểm có nhiều tác hại nhất trong năm. Điều này dự báo sự gia tăng tác động liên quan tới địa chất từ ngày 16 đến ngày 22. Thời gian này có sóng thần cao dọc theo bờ biển, rung động địa chấn từ trung bình đến nặng (trên 5 độ), và cháy rừng.

Các khu vực bị tác động trong “siêu trăng” tháng ba bao gồm đường kinh tuyến từ phía bắc và trung tâm nước Mỹ, từ phía rìa phía đông thành phố Winnipeg và thành phố Mexico; một đường cắt khác nằm ở châu Á qua Siberia, miền đông Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, phía tây Trung Quốc và Mông Cổ. Ngoài ra còn vòng cung quét từ New Zealand dọc theo Thái Bình Dương chạy lên phía trên nước Nga, tới eo biển Bering; và chạy xuống từ phía bắc đến phía tây châu Âu và phía tây châu Phi.

Ngày 18/04 mặt trăng đối diện với mặt trời – sao Mộc (Jupiter) tại cung Libra 27 ° 44 ‘ và đây là một sự phức tạp trên bầu trời trong năm nay. Điều này dự báo sự căng thẳng từ chính trị cho đến đại lý xảy ra với địa cầu.

Với lĩnh vực chính trị sẽ cho biết có hành động liên quan đến quân sự, bán quân sự, hoặc thấp hơn là sự đe dọa…làm ảnh hưởng đến nền kinh tế một thời gian.

Về địa lý sẽ có bão lớn, động đất cấp độ lớn (trên cấp 5), núi lửa phun, thủy triều dâng (gồm cả sóng thần).

Dự đoán khu vực bị ảnh hưởng gồm Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Philippines, Indonesia và trung tâm nước Úc. Vòng ảnh hưởng khác phía đông Canada và phía đông Nam Mỹ. Đặc biệt rủi ro lớn nằm bờ biển California, Alaska, Đông Âu, Trung Đông và phía đông châu Phi.

Bản đầy đủ bằng tiếng Anh có tại: http://www.astropro.com/forecast/predict/2011-all.html#58

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi cho rằng hiện tượng siêu trăng có tác động đến địa cầu. Nhưng tính phát tác hại cho con người hay không còn phải có nhiều ảnh hưởng tương tác khác và tùy theo nó ảnh hưởng mạnh ở vùng nào của địa cầu (Cái này tác giả cũng đã nói tới). Những dự đoán của tôi trong năm nay - về đại thể - không có yếu tố siêu trăng. Nhưng yếu tố siêu trăng cho những dự đoán chỉ tiết hơn. Nếu như khoa Thiên Văn học hiện đại có thể tính chính xác mặt trăng chiếu vào đâu trên bề mặt địa cầu vào thời điểm siêu trăng và kết hợp với Lý học Đông phương thì tôi tin rằng dự đoán sẽ chính xác hơn nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá di chuyển ồ ạt ở Mexico, dấu hiệu của đợt sóng thần mới?

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

(Dân trí) – Hiện tượng hàng nghìn con cá nhuộm đen nước biển trông giống như vệt dầu loang nhìn từ trên cao đã xuất hiện tại bờ biển thành phố nghỉ dưỡng Acapulco của Mexico. Các ngư dân cho rằng hiện tượng này có liên quan tới trận sóng thần ở Nhật Bản.

Một số lượng lớn cá mòi, cá trồng, cá hanh sọc và cá thu đã “xâm lấn” bờ biển Acapulco hôm 11/3. Đàn cá đông tới nỗi nước biển biến thành màu đen kịt và nhìn từ trên cao đàn cá giống một vệt dầu loang.

Cá ngư dân đã đổ xô tới bãi biển và dễ dàng bắt cá với những chiếc vợt mà không cần dùng đến cần câu hay lưới.

“Thật thú vị. Khoảng 20-30 ngư dân đã tới bắt cá. Thậm chí có người còn đưa con cái họ tới để đánh bắt”, ngư dân Carlos Morales nói.

Các ngư dân cho rằng nguyên nhân của hiện tượng lạ này là do các dòng chảy bất thường gây ra bởi trận sóng thần tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, các chuyên gia chưa chắc chắn về giả thuyết trên.

“Mọi người thích tìm mối liên quan giữa các hiện tượng nhưng ai dám chắc về điều này? Các trận sóng thần có thể thay đổi các dòng chảy nhưng rất khó để khẳng định sự liên hệ chắc chắn”, Rich Briggs, nhà địa chất từ Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) nói.

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

Posted ImageCá di chuyển hàng loạt ở bờ biển Mexico

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra mà nói thì nhận xét Nhật không phòng bị thì không đúng. Nhật Bản là đất nước nằm trên vành đai núi lửa, địa tầng hoạt động mạnh, thường xuyên hứng chịu những cơn địa chấn ( động đất ) - thịnh nộ của Thiên nhiên. Nếu so với trận động đất ở Haiti làm hơn 200 ngàn người thiệt mạng, Nhật Bản đã phải chịu trận động đất thuộc loại kinh hoàng nhất. Tất nhiên tổn thất về cơ sở hạ tầng là điều không thể tránh khỏi, nhưng thiệt hại về con người, phải nói là được giảm đến mức tối thiểu. Thế mới biết Nhật Bản đã "Chuẩn bị" thế nào để đối phó với động đất. Các công trình dân dụng và công nghiệp của Nhật Bản đều bắt buộc phải tuân theo các quy chuẩn khắt khe về chống động đất.

Nhật Bản cũng có hệ thống cảnh báo động đất, sóng thần với các công nghệ hiện đại, cực kỳ tiên tiến và thuộc loại tối tân bậc nhất thế giới, Và có thể đưa ra dự báo trước 3 Phút - Một thành tựu không nhỏ.

Quay lại vấn đề về Dự đoán - Chứng nghiệm của SP. Chuyện báo chí gọi là Dị nhân hay ăn may này nọ, chúng ta không bàn đến nữa, Những Dự đoán của SP đưa ra đã được chứng nghiệm bằng tính xác thực của các hiện tượng.

Vấn đề đặt ra là: Chúng ta có thể làm gì, tác động gì để ngăn cản hoặc giảm thiểu những tổn thất?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện động đất và sóng thần, núi lửa thức dậy là chuyện xảy ra như cơm bữa ở Nhật. Nên mỗi năm cứ dự đoán có động đất hay sóng thần ở Nhật chắc chắn sẽ đúng 100%. Nếu các bạn quan tâm, tìm hiểu về vòng đai núi lửa Thái Bình Dương, màu đỏ phủ đầy nước Nhật đến độ không còn thấy nước Nhật nằm ở đâu.

Lần này là lớn so với những lần trước nên thu hút sự quan tâm của mọi người và báo chí khá nhiều. Nhưng ntpt đọc tin tức được đưa từ các báo thật thấy thất vọng khi họ không phản ánh đúng sự thật. Ở đây rồi mới thấy nể phục họ - người Nhật - well organized thế nào, và cách họ đối mặt vấn đề hay như thế nào. HỌ KHÔNG NÓI MÀ CHỈ HÀNH ĐỘNG, cũng không bàn tán xôn xao, tinh thần tự giác rất cao. Chưa có lời kêu gọi mọi người nên tiết kiệm điện. Mà ntpt đã thấy 1 đứa trẻ và nhiều người khác, họ tắt điện khi không thật cần thiết dùng. Phía Nhật người ta chưa công bố gì nhiều về hậu quả, mà báo chí ở nước ngoài đã loan những tin khá "giật gân". Đúng là thảm họa khá lớn, nhưng vẫn chưa thấy họ hoảng loạn...

Trong lab của ntpt có dán đầy câu slogan "KEEP CALM AND ACTION" . Rất hay!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề đặt ra là: Chúng ta có thể làm gì, tác động gì để ngăn cản hoặc giảm thiểu những tổn thất?

Tôi cũng nghĩ vậy. Biết trước nhưng vấn đề làm gì để thay đổi, hoặc ít nhất là hạn chế đươc thiệt hại lại là vấn đề khác. Và liệu có làm được hay không?

Thiết nghĩ, chú Thiên Sứ cảnh báo đúng, thì cũng đưa lên cách phương tiện thông tin đại chúng để loan tin, bằng không chỉ mình ta với ta.

Nếu thế thì thật là tốt biết mấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân sự việc này, chợt nhớ bài báo sau, mong chú Thiên Sứ cho ý kiến và dự báo, vì nếu Sơn La dính động đất mà vỡ đập thì chú cháu mình chỉ còn cách nhậu trên bè hoặc cành cây, vì Hà Nội sẽ ngập đến hàng chục mét, không khác sóng thần.

http://bee.net.vn/ch...t-manh-1785723/

Động đất ở Sơn La có là “điềm báo” động đất mạnh?

08/01/2011 06:54:59

Posted Image- Những ngày cuối cùng của năm 2010, một trận động đất mạnh 5,1 độ richter đã xảy ra ở Sơn La. Liệu đây có phải là "điềm báo" cho một năm đầy bất thường về động đất trong năm 2011?

KH&ĐS đã liên hệ với GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện KH&CN Việt Nam, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực động đất để tìm hiểu về vấn đề này.

Có nguy cơ động đất mạnh

GS.TS Nguyễn Đình Xuyên cho biết, khó có thể dựa vào trận động đất ngày 31/12/2010 tại Sơn La để có thể tiên đoán về động đất trong năm 2011 ở Việt Nam. Tuy nhiên, trận động đất này cùng với một số trận động đất nhỏ diễn ra trong năm qua khẳng định một điều, các đới đứt gãy ở Việt Nam vẫn đang hoạt động và hoạt động mạnh. Vùng Tây Bắc là nơi có nguy cơ động đất cao nhất, mạnh nhất Việt Nam trong đó đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên chỉ cách thủy điện Sơn La vài cây số.

Posted Image

Bản đồ địa chấn kiến tạo Việt Nam.

Bản đồ phân vùng động đất Việt Nam thể hiện, hiện có nhiều đới đứt gãy đang hoạt động mạnh như Lai Châu - Điện Biên, Sơn La, sông Mã, sông Hồng - Chảy, hệ thống đứt gãy sông Cả, Thuận Hải, Minh Hải... Những trận động đất nhỏ trong năm 2010 vừa qua ở Thanh Hóa, Cao Bằng, xét ở khía cạnh hẹp nó là động đất nhỏ, không đáng ngại, nhưng ở bình diện lớn nó chứng tỏ, các đới đứt gãy đang hoạt động mạnh. Dù vậy, chu kỳ lặp lại của những trận động đất này lên đến hàng nghìn năm.

"Hằng năm, ở Việt Nam có hàng ngàn trận động đất nhỏ dưới 3 độ richter, trên 3 độ richter cũng có đến hàng trăm trận. Ở Trung Quốc, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên bắt buộc phải tính đến kháng chấn. Sẽ có một bộ phận cấp phép. Phải có được giấy phép kháng chấn, các công trình từ 9 tầng trở lên mới được phép xây dựng. Ở Việt Nam cũng có tiêu chuẩn, nhưng không bị bắt buộc".

GS.TS Nguyễn Đình Xuyên

Cũng cần lưu ý một điểm, so với các nước trong khu vực, động đất ở Việt Nam thuộc loại trung bình yếu. Ngoài ra, những trận động đất mạnh từ Trung Quốc, Indonesia cũng không quá ảnh hưởng tới Việt Nam. Hơn thế, chu kỳ của động đất khá dài, phải mất khoảng gần 1.000 năm.

Thống kê cho thấy, Việt Nam đã từng xảy ra nhiều trận động đất mạnh như ở Hà Nội làm gãy bia đá chùa Báo Thiên vào năm 1285 (mạnh 6 độ richter). Năm 1958 là trận động đất mạnh 5,3 độ richter ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), năm 1961 là 1 trận mạnh 5,9 độ richter ở Bắc Giang nằm trong đới đứt gãy sông Lô.

Trận động đất Tuần Giáo năm 1983 gây hư hại nhà cửa (30% bị hư hại nặng) sụt lở lớn trong các dãy núi trong vùng chấn tâm vùi lấp tới 200ha ruộng lúa trong các thung lũng và nhiều đoạn đường giao thông; nứt đất rộng 10 - 15cm. Trận động đất Điện Biên năm 2001 cũng mạnh 5,3 độ richter.

Hơn thế, 1.000 năm tưởng như là quá dài, nhưng phải nhớ rằng, động đất mạnh ở Hà Nội xảy ra vào năm 1285. Đến nay đã gần 800 năm. Thời gian 800 năm có thể đủ cho tần suất lặp lại của trận động đất năm 1285.

Lập hệ thống quan sát dự báo động đất ở Thủy điện Sơn La

Điều đặc biệt, nhiều nhà khoa học cho rằng, động đất là không thể dự báo được. Nhưng nếu biết cách vẫn có thể dự báo được. Thực tế, có nhiều dấu hiệu báo trước cho việc xuất hiện động đất.

Ví dụ, trước khi động đất mạnh xảy ra thì khoảng 15 năm trước sẽ xuất hiện hàng loạt các trận động đất nhỏ (gọi là tiền chấn). Ngoài ra, có thể quan sát các dấu hiệu thay đổi của trường địa vật lý, nhiệt độ, mực nước, sự biến dạng của vỏ Trái Đất. Đặc biệt, có thể dựa vào dấu hiệu động vật để biết được khả năng xảy ra động đất (trăn, rắn chui ra khỏi hang, cóc, nhái, chuột, ếch chui ra ngoài...). Ở Trung Quốc, đã từng biết được thời điểm xảy ra động đất nhờ vào các dấu hiệu trên.

Tuy nhiên, để biết được các dấu hiệu trên thì phải có hệ thống quan trắc. GS.TS Nguyễn Đình Xuyên và các cộng sự đang đề nghị thiết lập hệ thống quan sát để dự báo động đất ở Thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Hà Nội (chi phí đầu tư ban đầu cho Hà Nội khoảng 10 tỷ đồng và chi phí vận hành là 1 tỷ đồng/năm).

Tô Lan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thời đại của "nổi loạn" đã bắt đầu

Bắt đầu từ ngày 11/03/2011, sao Thiên Vương (Uranus) đi vào cung Bạch Dương (Aries) và nằm ở đây đến năm 2019 để hoàn thành hết chu kỳ tám năm của nó. Trong chiêm tinh học, sao Thiên Vương biểu hiện sự thay đổi đột ngột và cách mạng; Aries còn là dấu hiệu của chiến tranh đột ngột bất ngờ, do bởi hành động nóng nảy mà không xem xét tới hậu quả. Đây chính là sự hội ngộ giữa Lửa (Aries) – Không Khí (Uranus) mà thiếu yếu tố giữ cân bằng của Đất hay Nước.

Và như chúng ta đã biết, trong vài tuần gần đây nhiều núi lửa trên địa cầu đã trở mình thức dậy hoặc phun trào dung nham. Cũng hôm thứ sáu vừa qua, nước Nhật đã hứng chịu cơn động đất lớn 8,9 độ và cơn sóng thần gây hậu quả nghiêm trọng với nước này. Dư chấn của trận động đất này còn mang sóng thần đến tận Hawaii – gây chút ít thiệt hại, và một loạt khu vực ven biển Hoa Kỳ, Alaska, Canada, và Nam Mỹ đã phải phát tín hiệu cảnh báo.

Giới chiêm tinh học đã dự đoán những thay đổi lớn đến với thế giới, khi ba ngôi sao Diêm Vương, sao Thổ, sao Thiên Vương đang ở vào vị trí xung chiếu với nhau. Sự thay đổi này bắt đầu vào tháng 01/2008, khi sao Thiên Vương đi vào cung Nam Dương (Capricorn), kế đó sao Thổ đi vào cung Thiên Xứng (Libra), và gần đây sao sao Thiên Vương đi vào cung Aries.

Trái đất không chỉ chịu bất lợi từ ba hành tinh nêu trên, nó còn gặp phải sự gia tăng hoạt động của mặt trời, khi gần đâyông lùn màu vàng nhả một lượng lửa lớn về phía địa cầu vào ngày 09/03.

Ngoài việc các ngôi sao ở vào vị trí xung chiếu, năng lượng mặt trời gia tăng hoạt động, thì vào ngày 19/03 mặt trăng sẽ ở gần trái đất nhất trong 18 năm qua.

Trong các tài liệu thôi miên của Cayce, ông nói cung Aries chỉ sự cố chấp, và sao Thiên Vương là nổi loạn.

Sao Thiên Vương có ý nghĩa đặc biệt, nó đại diện cho lực lượng cực đoan, những kẻ mang nặng một tư duy của đời sống vật chất. Và nhiều khả năng cả trái đất phải rung rẩy dưới ảnh hưởng của nó… các mối quan hệ kinh tế, xã hội, tài chính, bị ảnh hưởng không thể tưởng tượng nỗi. Nó sẽ thúc giục các cuộc nổi loạn, và đây là thời kỳ của sự nổi loạn.

Phía sau những lời tiên tri Cayce hay nhắc nhở rằng sự lụi tàn của một cái cũ sẽ là điều kiện cho cái mới đâm chồi, và thời kỳ hỗn loạn chắc chắn là có ý nghĩa riêng của nó.

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân sự việc này, chợt nhớ bài báo sau, mong chú Thiên Sứ cho ý kiến và dự báo, vì nếu Sơn La dính động đất mà vỡ đập thì chú cháu mình chỉ còn cách nhậu trên bè hoặc cành cây, vì Hà Nội sẽ ngập đến hàng chục mét, không khác sóng thần.

http://bee.net.vn/ch...t-manh-1785723/

Động đất ở Sơn La có là “điềm báo” động đất mạnh?

08/01/2011 06:54:59

Posted Image- Những ngày cuối cùng của năm 2010, một trận động đất mạnh 5,1 độ richter đã xảy ra ở Sơn La. Liệu đây có phải là "điềm báo" cho một năm đầy bất thường về động đất trong năm 2011?

KH&ĐS đã liên hệ với GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện KH&CN Việt Nam, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực động đất để tìm hiểu về vấn đề này.

Có nguy cơ động đất mạnh

GS.TS Nguyễn Đình Xuyên cho biết, khó có thể dựa vào trận động đất ngày 31/12/2010 tại Sơn La để có thể tiên đoán về động đất trong năm 2011 ở Việt Nam. Tuy nhiên, trận động đất này cùng với một số trận động đất nhỏ diễn ra trong năm qua khẳng định một điều, các đới đứt gãy ở Việt Nam vẫn đang hoạt động và hoạt động mạnh. Vùng Tây Bắc là nơi có nguy cơ động đất cao nhất, mạnh nhất Việt Nam trong đó đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên chỉ cách thủy điện Sơn La vài cây số.

Posted Image

Bản đồ địa chấn kiến tạo Việt Nam.

Bản đồ phân vùng động đất Việt Nam thể hiện, hiện có nhiều đới đứt gãy đang hoạt động mạnh như Lai Châu - Điện Biên, Sơn La, sông Mã, sông Hồng - Chảy, hệ thống đứt gãy sông Cả, Thuận Hải, Minh Hải... Những trận động đất nhỏ trong năm 2010 vừa qua ở Thanh Hóa, Cao Bằng, xét ở khía cạnh hẹp nó là động đất nhỏ, không đáng ngại, nhưng ở bình diện lớn nó chứng tỏ, các đới đứt gãy đang hoạt động mạnh. Dù vậy, chu kỳ lặp lại của những trận động đất này lên đến hàng nghìn năm.

"Hằng năm, ở Việt Nam có hàng ngàn trận động đất nhỏ dưới 3 độ richter, trên 3 độ richter cũng có đến hàng trăm trận. Ở Trung Quốc, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên bắt buộc phải tính đến kháng chấn. Sẽ có một bộ phận cấp phép. Phải có được giấy phép kháng chấn, các công trình từ 9 tầng trở lên mới được phép xây dựng. Ở Việt Nam cũng có tiêu chuẩn, nhưng không bị bắt buộc".

GS.TS Nguyễn Đình Xuyên

Cũng cần lưu ý một điểm, so với các nước trong khu vực, động đất ở Việt Nam thuộc loại trung bình yếu. Ngoài ra, những trận động đất mạnh từ Trung Quốc, Indonesia cũng không quá ảnh hưởng tới Việt Nam. Hơn thế, chu kỳ của động đất khá dài, phải mất khoảng gần 1.000 năm.

Thống kê cho thấy, Việt Nam đã từng xảy ra nhiều trận động đất mạnh như ở Hà Nội làm gãy bia đá chùa Báo Thiên vào năm 1285 (mạnh 6 độ richter). Năm 1958 là trận động đất mạnh 5,3 độ richter ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), năm 1961 là 1 trận mạnh 5,9 độ richter ở Bắc Giang nằm trong đới đứt gãy sông Lô.

Trận động đất Tuần Giáo năm 1983 gây hư hại nhà cửa (30% bị hư hại nặng) sụt lở lớn trong các dãy núi trong vùng chấn tâm vùi lấp tới 200ha ruộng lúa trong các thung lũng và nhiều đoạn đường giao thông; nứt đất rộng 10 - 15cm. Trận động đất Điện Biên năm 2001 cũng mạnh 5,3 độ richter.

Hơn thế, 1.000 năm tưởng như là quá dài, nhưng phải nhớ rằng, động đất mạnh ở Hà Nội xảy ra vào năm 1285. Đến nay đã gần 800 năm. Thời gian 800 năm có thể đủ cho tần suất lặp lại của trận động đất năm 1285.

Lập hệ thống quan sát dự báo động đất ở Thủy điện Sơn La

Điều đặc biệt, nhiều nhà khoa học cho rằng, động đất là không thể dự báo được. Nhưng nếu biết cách vẫn có thể dự báo được. Thực tế, có nhiều dấu hiệu báo trước cho việc xuất hiện động đất.

Ví dụ, trước khi động đất mạnh xảy ra thì khoảng 15 năm trước sẽ xuất hiện hàng loạt các trận động đất nhỏ (gọi là tiền chấn). Ngoài ra, có thể quan sát các dấu hiệu thay đổi của trường địa vật lý, nhiệt độ, mực nước, sự biến dạng của vỏ Trái Đất. Đặc biệt, có thể dựa vào dấu hiệu động vật để biết được khả năng xảy ra động đất (trăn, rắn chui ra khỏi hang, cóc, nhái, chuột, ếch chui ra ngoài...). Ở Trung Quốc, đã từng biết được thời điểm xảy ra động đất nhờ vào các dấu hiệu trên.

Tuy nhiên, để biết được các dấu hiệu trên thì phải có hệ thống quan trắc. GS.TS Nguyễn Đình Xuyên và các cộng sự đang đề nghị thiết lập hệ thống quan sát để dự báo động đất ở Thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Hà Nội (chi phí đầu tư ban đầu cho Hà Nội khoảng 10 tỷ đồng và chi phí vận hành là 1 tỷ đồng/năm).

Tô Lan

Chẳng biết nói thế nào. Nhưng siêu cường khoa học và kinh tế như Nhật Bản cũng không chông được động đất thì có thể nói rằng khoa hoc hiện đại đã bất lực. Vậy hy vọng khoa phong thủy của Lý Học Đông phương có thể giúp gì được chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Isaac Newton và lời tiên tri tận thế

Khi ở vào tuổi gần đất xa trời, nhà khoa học vĩ đại nhất nước Anh, Isaac Newton, đã đặt bút vẽ nguệch ngoạc lên quyển bản thảo dày 4.500 trang những ký hiệu và phương trình toán học kỳ lạ hòng nỗ lực tìm ra ngày tận thế.

Bản thảo viết tay có mục đích giải mã Kinh Thánh có ít người biết đến này được tìm thấy ở một thư viện tại Jerusalem và được đem phổ biến trước công chúng vào năm 2003.

Nhà khoa học Stephen D. Snobelen, Đại học King’s College (Halifax), đã nghiên cứu lời tiên tri này và ông từng trả lời phỏng vấn trên nhiều hãng tin lớn trên thế giới về lời tiên tri của Newton. (Bài viết chi tiết đăng tại đây)

Sir Newton đã quá nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học, nhưng việc ông để lại một quyển sách tiên tri đã làm nhiều người phải bật ngữa. Dù không phải là một tín đồ độc thần giáo mê muội nhưng việc ông dành thời gian cuối đời để giải mã lời tiên tri trong Kinh Thánh là một điều bí ẩn.

Trong quyển sách này, Newton đưa ra dần dần các chi tiết trong sách tiên tri Daniel về việc hình thành quyền lực của Giáo hội và sự cai trị của Đức Giáo Hoàng có “sức mạnh vượt trên tất cả nền tư pháp của nhân loại”, và thời gian tồn tại của tôn giáo này.

Ông đưa ra nhiều con số xác định thời điểm hình thành quyền lực Giáo hội (năm 609, 774, 788 và 841), và thời gian tồn tại của họ (1260, 1290, 1335, 1869, 1899 và 1944); nhưng không có kết luận nào với các con số này và chỉ trong những dòng chữ run rẩy cuối đời, Newton mới miễn cưỡng viết ra con số 2060.

Điều đáng chú ý là Newton không nói trái đất bị hủy diệt hoàn toàn, mà sau những biến động (trước hoặc sau 2060), một thiên đường mới, một trái đất mới sẽ hình thành và tồn tại đến một ngàn năm. Một thánh địa Jerusalem thứ hai đến từ thiên đường xinh đẹp như cô dâu sắp về nhà chồng. Cuộc hôn nhân thần thánh. Thượng Đế ngự trên cao lau những giọt nước mắt của con người, ban cho họ đời sống hòa bình, và tạo ra thứ tinh khiết nhất. Sự vinh quang và hạnh phúc của tân Jerusalem hiện diện trong một ngôi đền có sự giác ngộ của các vị Thánh. Và trong thành phố của những vị vua ở trái đất, ân huệ của các Ngài được ban rãi ở khắp nơi.

Không giống như những nhà tiên tri trước đó đặt mốc thời gian tận thế vào năm 2000, giả thuyết của Newton chậm trễ hơn và chắc là nằm trong sự phát hiện đặc biệt nào đó của ông.

Khi Newton tiên tri thời điểm tận thế vào năm 2060, người viết nhớ đến một bài luận giải Sấm Trạng Trình từng đọc được trên Internet cũng có mốc thời gian gần đúng như ông đưa ra. Trong sấm có câu xác định mốc thời gian: “Ngã bát thế chi hậu” (tám đời sau ta).

Theo lục thập hoa giáp, một đời người có 60 năm.

- 8 đời * 60 năm = 480 năm

- Trạng Trình sinh năm (1491-1585) + 480 năm = (1971-2065)

Vậy liệu có phải Trạng Trình và Newton có ý tưởng tương đồng khi tìm được đáp án nan giải của nhân loại hàng thế kỷ qua?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều nước kêu gọi công dân rời vùng nguy hiểm ở Nhật


Lo ngại nguy cơ leo thang của cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, nhiều chính phủ nước ngoài kêu gọi công dân rời các khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi phóng xạ ở Nhật, hoặc về nước.


Hành khách Trung Quốc tại sân bay quốc tế Bắc Kinh sau khi bay từ thành phố Tokyo hôm 16/3. Ảnh: AFP.
AFP đưa tin, trong lúc các kỹ sư chạy đua với thời gian để ngăn chặn một thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, nhiều chính phủ nước ngoài hối thúc công dân của họ rời khỏi vùng đông bắc của Nhật Bản – nơi từng hứng chịu động đất, sóng thần – và cả thủ đô Tokyo.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản điều ba xe buýt làm nhiệm vụ đưa công dân Việt Nam ra khỏi những vùng chịu ảnh hưởng của thảm họa, cung cấp thực phẩm và những thứ cần thiết.

Hãng hàng không Việt Nam Airlines thông báo họ sẽ sử dụng những máy bay lớn trên tuyến Tokyo – Hà Nội và giảm mạnh giá vé cho những người Việt Nam muốn hồi hương.

Bộ ngoại giao Nga thông báo Matxcơva sẽ bắt đầu sơ tán quan chức ngoại giao, thương mại và thân nhân của họ từ ngày 18/3.

Đích thân Ngoại trưởng Australia, ông Kevin Rudd, kêu gọi công dân Australia rời xứ sở hoa anh đào.

“Nếu các bạn ở Tokyohay bất kỳ tỉnh nào chịu tác động của thảm họa, chúng tôi khuyên các bạn nên rời khỏi đó. Các bạn chỉ nên ở lại nếu thực sự cần thiết. Hãng hàng không quốc gia Qantas luôn sẵn sàng đón các bạn”, ông Rudd nói.

Anh khuyên công dân của họ xem xét việc rời Tokyo và vùng đông bắc Nhật Bản, mặc dù giới chức Anh khẳng định rằng bụi phóng xạ từ nhà máy hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản chưa gây nên bất kỳ nguy cơ nào đối với sức khỏe.

Chính phủ Pháp thông báo hai máy bay của họ sẽ hỗ trợ những người Pháp muốn rời khỏi Nhật Bản. Hôm qua 180 người Pháp đã về nước bằng phi cơ chở nhân viên cứu hộ sang Nhật Bản.

Đức, Italy và Hà Lan khuyên công dân của họ rời hoặc không tới vùng đông bắc nước này.

Algeria và Colombia tuyên bố họ sẽ điều các máy bay sang Nhật Bản để sơ tán công dân. Thậm chí Colombia còn tính tới việc chuyển đại sứ quán tại Tokyo sang thủ đô Seoul của Hàn Quốc, còn Croatia tạm thời chuyển đại sứ quán tới thành phố Osaka của Nhật. Croatia và Serbia cũng kêu gọi công dân của họ rời Nhật Bản.

Hôm qua Bộ Ngoại giao Mỹ ra lệnh di tản gia đình của các quan chức ngoại giao tại Nhật Bản tới những nơi an toàn.

“Chúng tôi không bắt buộc, mà chỉ tạo cơ hội cho họ rời khỏi nơi họ đang sống”, Patrick Kennedy, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu.

Lệnh di tản tình nguyện được áp dụng với 600 thân nhân của các nhà ngoại giao thuộc sứ quán Mỹ ở Tokyo, lãnh sự quán ở thành phố Nagoya và một trường ngôn ngữ ở thành phố Yokohama.

Trước đó chính quyền Mỹ yêu cầu mọi công dân Mỹ sống trong khu vực có bán kính 80 km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sơ tán.

Kennedy nói Bộ Ngoại giao Mỹ đã thuê máy bay tới Nhật Bản để hỗ trợ những người Mỹ muốn rời khỏi đây. Washington cũng cử nhân viên tới các sân bay tại Nhật Bản để giúp những người muốn di tản.

Giới chức Thụy Sĩ giục công dân của họ rời khỏi khu vực có nguy cơ nhiễm phóng xạ, đồng thời cam kết cung cấp thêm máy bay nếu các hãng hàng không thương mại không thể đáp ứng nhu cầu di chuyển của công dân Thụy Sĩ.

Cảnh sát thông báo con số chính thức về người chết và mất tích vì động đất, sóng thần tại Nhật Bản tăng lên 13.000, trong đó số người chết được xác nhận là 5.178. Những bài báo về sự đổ nát tại các thành phố ven biển cho thấy con số thương vong cuối cùng có thể cao hơn rất nhiều.

Theo vnexpress.net


Thực tế như thế nào, mỗi năm giá vé máy bay mùa này từ Tokyo về VN khoảng 60.000 yên, nhưng bây giờ ai muốn đặt vé phải là 120.000 yên
:lol: :lol: :lol: :lol:


Lại tiếp tục dư chấn ở Tokyo vừa mới xảy ra...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực tế như thế nào, mỗi năm giá vé máy bay mùa này từ Tokyo về VN khoảng 60.000 yên, nhưng bây giờ ai muốn đặt vé phải là 120.000 yên

:lol: :lol: :lol: :lol:

Lại tiếp tục dư chấn ở Tokyo vừa mới xảy ra...

@ntpt:

Vé VNA đặt tại VN cho chuyến đi từ Tokyo hôm nay là 600$, tương đương 13.000.000 tính theo giá đô chợ đen. Vẫn còn rất nhiều chỗ cho m đặt và giá này được áp dụng tới hết ngày 31.3.

Bình thường vé 60.000 yên, tính ra tiền Việt là 16.200.000VND T à. Có lẽ đặt bên Nhật sẽ bị giá cao và hiếm vé, phải ko?

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ntpt:

Vé VNA đặt tại VN cho chuyến đi từ Tokyo hôm nay là 600$, tương đương 13.000.000 tính theo giá đô chợ đen. Vẫn còn rất nhiều chỗ cho m đặt và giá này được áp dụng tới hết ngày 31.3.

Bình thường vé 60.000 yên, tính ra tiền Việt là 16.200.000VND T à. Có lẽ đặt bên Nhật sẽ bị giá cao và hiếm vé, phải ko?

Giá bây giờ bạn của ntpt mới mua là 1700 USD của VNA, mặc dù ghi giá là 6 măng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá bây giờ bạn của ntpt mới mua là 1700 USD của VNA, mặc dù ghi giá là 6 măng...

Sáng nay có nghe 1 đồng chí bên đó đặt vé về là 1800USD, tương đương 38.200.000 VND. P có đi hỏi và ngồi ở đại lý vé máy bay của VNA, mặc dù báo chí đưa tin bán vé là 430$ nhưng thực tế mua 600$ T à. Giá này áp dụng tới hết 31.3.

Nhưng phải đặt ở VN. T có về ko thế?

6 man, tương đương 16.200.000 nhỉ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng biết nói thế nào. Nhưng siêu cường khoa học và kinh tế như Nhật Bản cũng không chông được động đất thì có thể nói rằng khoa hoc hiện đại đã bất lực. Vậy hy vọng khoa phong thủy của Lý Học Đông phương có thể giúp gì được chăng?

Albert Einstein đã nói " KHOA HỌC mà không có TÂM LINH là MÙ QUÁNG, TÂM LINH mà không có KHOA HỌC là QUÈ QUẶT"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay