Đại Bàng

Cột Đá Thề Ở Đền Hùng

8 bài viết trong chủ đề này

Chán quá không past được bài

Không past được, vậy xin đưa đường link vây. Mong các bác thông cảm

http://tintuc.xalo.v...Nghia_Linh.html

Hay quá ,nhưng họ định khắc loại chữ gì nhỉ : Khoa đẩu , hán hay quốc ngữ nhỉ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay quá ,nhưng họ định khắc loại chữ gì nhỉ : Khoa đẩu , hán hay quốc ngữ nhỉ ?

Chẳng có chữ gì cả, tảng đá đường kính chừng 40, cao 2 mét, chỉ thấy giống như tảng đá phong thủy người ta hay bán thôi. Tôi cũng mới đến nhìn tận mắt. Dù đúng sai thế nào cũng chưa biết, nhưng nhìn cái cũ có vẻ ăn vào tiềm thức rồi, nên thấy trang nghiêm.

Mà hình như trong Đền Thượng, có tảng đá cũng chép Hà đồ thì phải, cũng có 7 chấm như trên lưng ông Cóc.

Có chup ảnh nhưng chẳng dám đưa lên đây để nạm bàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng có chữ gì cả, tảng đá đường kính chừng 40, cao 2 mét, chỉ thấy giống như tảng đá phong thủy người ta hay bán thôi. Tôi cũng mới đến nhìn tận mắt. Dù đúng sai thế nào cũng chưa biết, nhưng nhìn cái cũ có vẻ ăn vào tiềm thức rồi, nên thấy trang nghiêm.

Mà hình như trong Đền Thượng, có tảng đá cũng chép Hà đồ thì phải, cũng có 7 chấm như trên lưng ông Cóc.

Có chup ảnh nhưng chẳng dám đưa lên đây để nạm bàn

Chào bác !

Năm ngoái tôi cùng gia đình cũng đã lên viếng ở đền Hùng và có biết cột đá thề cũ ,năm nay cũng đang định cùng gia đình lên viếng lại đền Hùng xem sự thể ra sao mà chưa đi được ,tôi cũng có một vài điều băn khoăn về bố cục và cách tổ chức của khu vực này nên vẫn áy náy chưa nguôi bác ạ !

Hôm nào lên đó về chắc tôi sẽ lại vào đây bàn luận với bác !

Thôi chào bác nhé !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng có chữ gì cả, tảng đá đường kính chừng 40, cao 2 mét, chỉ thấy giống như tảng đá phong thủy người ta hay bán thôi. Tôi cũng mới đến nhìn tận mắt. Dù đúng sai thế nào cũng chưa biết, nhưng nhìn cái cũ có vẻ ăn vào tiềm thức rồi, nên thấy trang nghiêm.

Mà hình như trong Đền Thượng, có tảng đá cũng chép Hà đồ thì phải, cũng có 7 chấm như trên lưng ông Cóc.

Có chup ảnh nhưng chẳng dám đưa lên đây để nạm bàn

Tại sao họ lại thay cột đá thề. Cột cũ dù có xấu, nhỏ, cũ nhưng là cột của Thục phán An Dương Vương nó có ý nghĩa lịch sử. Bây giờ thay cột mới to, cao, đẹp nhưng không phải của Thục Phán An Dương Vương dựng nên thì có ý nghĩa gì, mà cái cột mới này lấy ở Tây Nguyên thời đó nước ta chưa rộng tới đó

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Đại Bàng không đưa được bài lên vì cái ảnh/ hình không tương thích với diễn đàn. Bởi vậy, trong trường hợp này phải xóa ảnh trong bài viết. Sau đó, bấm chuột phải vào ảnh/ hình của bài gốc, tiếp theo click vào View image, ảnh/ hình sẽ hiện độc lập. Copi ảnh/ hình và đưa trở lại vào bài viết, lúc đó mới đưa lên được.

Có một số bào mạng không tương thích về hình ảnh của diễn đàn.,

=================================================

Chiêm bái Cột đá thề trên đỉnh Nghĩa Lĩnh

Theo www.anninhthudo.vn – 1 tháng trước

(ANTĐ) - Ngay từ năm 1998, khi đền Thượng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ được tu bổ tôn tạo, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã đề xuất việc phục dựng lại cột đá thề tại đây… Mãi đến năm 2007 việc phục dựng này mới được khởi động và Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2011 này, Cột đá thề đã chính thức hoàn thành …

Posted Image

Cột đá thề bằng ngọc mã não được phục dựng trên đỉnh Nghĩa LĩnhTruyền thuyết kể rằng…

Cột đá thề nằm phía trái đền Thượng, tương truyền, sau khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, Thục Phán An Dương Vương đã cho dựng cây cột này tại đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước và đời đời hương khói thờ tự các vua Hùng. Cây cột này cao 1,3m, rộng 0,3m, hình vuông… Tuy nhiên, sau khi thành Cổ Loa bị rơi vào tay giặc, tiếp sau đó là 1.000 năm Bắc thuộc, hình ảnh về cột đá thề chỉ còn lưu lại trong truyền thuyết…

Mãi đến khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, ngành Văn hoá mới bắt tay vào tìm dấu vết cột đá để dựng lại, khẳng định biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc và ngưỡng vọng tổ tiên. Tuy nhiên, thời điểm ấy, đất nước vẫn còn chiến tranh, thêm nữa, việc tìm lại dấu vết của cây cột đá từ nghìn năm trước là không dễ. Và khi đó, người ta đã lấy hình mẫu của một trong 4 cột đá của ngôi miếu thờ trên đỉnh núi làm cột đá thề. Đến năm 1968, cột được tôn tạo lên bệ và hiện diện tại Khu di tích lịch sử đền Hùng mãi đến khi Dự án tôn tạo lại cột đá thề mới được triển khai vào tháng 5-2010.

Phục dựng

Kỹ sư Lê Mạnh Tuấn - Hội Di sản Văn hoá Việt Nam người trực tiếp chủ trì việc xây dựng và hoàn thiện Cột đá thề kể lại, cách đây vài năm, ông được các thành viên của Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia, Bộ VHTT&DL và BQL Khu di tích lịch sử đền Hùng giao trọng trách tìm đá. Bài toán được các nhà quản lý đưa ra khi đó là: Khối đá để dựng Cột đá thề phải hội đủ các tiêu chí như có giá trị thẩm mỹ, hình dáng đá tự nhiên, ít có sự can thiệp của bàn tay con người, bên cạnh đó khối đá phải có giá trị địa chất (kỳ thạch).

“Đề bài” này quả là khó, bởi trong cả nghìn khối đá mà kỹ sư Lê Mạnh Tuấn đang sở hữu, không có khối nào có hình dạng đạt chuẩn như mong muốn. Rồi cũng như là duyên may, trong một chuyến công tác tại Tây Nguyên, ông tình cờ “ngắm” được khối đá mã não nguyên bản với chiều cao 2,51m, đoạn rộng nhất 1,1m. Bài toán “tìm đá quý” đã có lời giải…. Ngay sau đó, khối đá này đã được Trung tâm Ngọc học - Hội Đá quý Việt Nam cấp chứng chỉ đá quý. Theo giám định của Trung tâm Ngọc học, “khối đá mã não (Chalsedon) có nhiều màu từ trắng xám, vàng nhạt đến xám xanh, phớt tím uốn lượn xen kẽ nhau tạo nên nhiều hình thù lạ mắt. Là khối đá hiếm gặp trong tự nhiên do giữ nguyên được cấu trúc ban đầu, không bị rỗ và gặm mòn…”.

Trước khi quyết định lựa chọn khối ngọc mã não để phục dựng cột đá thề, đã từng có nhiều phương án được đưa ra, ví như, phương án tạo hình cột đá thề trên cơ sở các khối đá xanh Thanh Hoá. Mặt trước cột đá dành khắc lời thề của Thục Phán “ Nguyện có trời cao lồng lộng soi xét, Nước Nam được trường tồn, lưu ở miếu tổ Hùng Vương. Nếu vua sau nối trị mà trái ước, nhạt thề sẽ bị trời dập đất vùi”…

Tuy nhiên, sau nhiều vòng thẩm định. Phương án dùng khối đá mã não của Kỹ sư Lê Mạnh Tuấn được các thành viên Hội đồng thẩm định bỏ phiếu tín nhiệm. Bài toán thứ 2 được đặt ra ngay sau khi phương án được phê duyệt là thi công thế nào? Ai cũng biết, đền Hùng là một trong những di tích linh thiêng bậc nhất, việc đưa một khối đá nặng tới 7 tấn với chiều cao hơn 2m lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh với độ cao hơn 200m so với mực nước biển không phải chuyện đơn giản.

Công việc này hoàn toàn phải thực hiện bằng thủ công, tức là vận chuyển bằng ròng rọc, phía sau sườn núi. Theo Kỹ sư Lê Mạnh Tuấn, độ dốc của sườn núi là 53 độ, việc vận chuyển bằng ròng rọc tuyệt đối không được sai sót, bởi nếu sai một lần, không còn cơ hội để làm lại. Và nhờ sự cẩn trọng đó, ngay từ lần đầu tiên, cả khối đá lẫn bệ đá đều được đưa lên an toàn, được dựng trên chính tâm của cột cũ. Toàn bộ các hạng mục tháo dỡ cột cũ chuyển lưu trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương.

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Cột đá thề bằng ngọc mã não này có khả năng trường tồn với thời gian, thể hiện quyết tâm bảo vệ non sông đất nước… Không chỉ có thế, đây còn là một công trình nghệ thuật điêu khắc, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên trong khu vực đền Thượng. Và mùa lễ hội năm 2011 sắp tới, du khách đến với đền Hùng sẽ được thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật mang tính tâm linh, tôn nghiêm nơi đất tổ thiêng liêng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có cái cột mà ăn nhằm gì. Nguyên cái thành cổ xưa giờ thành cái lò gạch thì mới máu chứ. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay