Thiên Đồng

Nhân Thể Dữ Tâm Kinh

7 bài viết trong chủ đề này

Nhân thể dữ tâm kinh

(人体与心泾)

Posted Image


Chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về thư pháp chữ Hán và thư pháp Á Đông nói chung, trước khi tìm hiểu về nghệ thuật Thư pháp “Nhân thể dữ tâm kinh”, là thư pháp được viết trên những vùng nhạy cảm của phụ nữ, mà là phụ nữ đẹp, lõa thể, có lẽ khởi nguồn từ Trung Hoa.

Thư pháp Á Đông (chữ Hán: 書法亞東) là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.

Người Trung Quốc cho rằng Lý Tư, thừa tướng của triều đình nhà Tần, là người khởi đầu cho nghệ thuật thư pháp vì ông là người được giao việc thực hiện cải cách và thống nhất văn tự sau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước để rồi đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất. Trải qua các triều đại sau đó, sử sách đều có ghi nhận về sự xuất hiện của những thư pháp gia nổi tiếng, như Vương Hy Chi đời Đông Tấn hay Tề Bạch Thạch đời nhà Thanh.

Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch là đường nét, kết thể là bố cục, thần vận là cái hồn của tác phẩm... Cùng với sự xâm lược và đồng hoá của văn hoá các triều đại Trung Quốc trong một khoảng thời gian dài, có giai đoạn hàng ngàn năm, môn nghệ thuật này cũng trở nên phổ biến tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Có lẽ cao siêu hơn mấy bậc lại là Tâm kinh và Thư pháp trên cơ thể phụ nữ đẹp lõa thể.

“Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh” là một trong những bộ kinh căn bản và phổ thông nhất của Phật giáo Đại thừa. Hầu như bất kỳ một buổi tụng kinh nào cũng được kết thúc bởi bài kinh này. Nó phổ biến đến nỗi hầu như ai đã từng đi chùa tụng kinh thì đều biết và thuộc, ít nhất là một đoạn.

Tâm kinh và Thư pháp trên cơ thể 1


Posted Image


Posted Image


Bài kinh này là một trong các bài kinh của bộ Bát nhã kết tập tại Ấn Độ từ năm 100 TCN. Ban đầu, bài kinh được ghi bằng tiếng Phạn, khi truyền qua Trung Quốc thì được dịch sang tiếng Hán. Bài thơ – hay đúng hơn là bài kinh – được viết trên cơ thể của cô gái chính là bài Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh được viết bằng Hán tự, theo bản dịch của ngài Huyền Trang.

Tâm kinh và Thư pháp trên cơ thể 2


Posted Image


Bài kinh chi vỏn vẹn có 260 chữ nhưng được xem là 1 trong những pháp môn tu quán chiếu để đi đến giác ngộ của những người tu học Phật.

Do đó, sự ảo diệu bên trong bài kinh thì không có gì để nghi ngờ. Tuy nhiên, sự ảo diệu ấy không phải ai cũng biết. Biết và hiểu thì lại càng ít. Hiểu rồi làm được lại càng ít hơn.

Trong tiểu thuyết Thiên long Bát bộ của Kim Dung, chàng Hư Trúc khi ở trong hầm băng cùng Thiên Sơn Đồng lão, bị bà ép ăn thịt, uống rượu rồi ngủ cùng ‘Mộng cô’, câu niệm cửa miệng của nhà sư trẻ này là câu “sắc bất dị không, không bất dị sắc ; sắc tức thị không, không tức thị sắc ; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị” (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành thức cũng là như vậy).

Tâm kinh và Thư pháp trên cơ thể 3


Posted Image


Hư Trúc đã đọc câu kinh được xem là thâm ảo nhất trong bài kinh Bát nhã này.

Theo quan niệm Phật giáo, sắc, thọ, tưởng, hành, thức được gọi là năm uẩn (ngũ uẩn). Năm uẩn tập họp lại mà thành thì gọi là chúng sanh, hay con người.

Tâm kinh và Thư pháp trên cơ thể 4


Posted Image


Nói dễ hiểu, theo ngôn ngữ hiện đại, sắc là cơ thể, thọ là cảm nhận, tưởng là mong muốn, hành là làm, thức là biết. Trong năm uẩn này, sắc thuộc về thực thể, là thân, là xác. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, là ý, là ham muốn. Vì vậy khi nằm kề ‘Mộng cô’, để tránh cám dỗ của thân xác phụ nữ, chàng Hư Trúc luôn tự nhủ rằng : sắc uẩn, hay thân xác cô nương kề bên, vốn là không thực, rồi sẽ khô cằn, già héo, tan biến theo quy luật thời gian. Biết là vậy, nhưng cảm nhận xác thịt thì lại khác, nó xui khiến chàng trai trẻ chưa biết gì có những hành động theo bản năng. Và sau đó …..

Nói dông dài chẳng qua chỉ muốn khẳng định : nói ‘sắc tức thị không’ thì dễ, nhưng gặp cảnh mà coi sắc cũng là không e rằng thì khó lắm.

Trở lại với người viết thư pháp trên cơ thể. Tôi phải công nhận là ý chí, tinh thần ông rất tuyệt vời. Đối với một người viết thư pháp, việc giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài là rất quan trọng. Có tịnh thì tâm mới an, nét chữ mới có thần, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực, tay đã ‘đề’ ‘án’ thì không thể dừng nữa chừng, vì dừng thì bút khí ngưng trệ, tác phẩm coi như bỏ đi. Đó là yêu cầu cơ bản khi chấp bút viết chữ trên giấy, trên vải, trên đá gỗ. Đây ông lại viết trên một thực thể sống, đầy sinh lực. Mỗi nét bút ông kéo lên hay đi xuống là đi cùng nhịp thở, cùng cảm xúc của cô gái. Quả là tâm không động. Người để cho viết tài, người viết lại càng tài. Có lẽ cả hai đều vượt qua cái giới hạn của hình sắc để đạt đến cái độ ‘sắc tức là không’ “vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời mọi cuồng xi mộng tưởng”.


Posted Image


Câu kinh “Quán tự tại bồ tát” mở đầu tác phẩm từ bên trái, gần tim (tâm kinh mà) xuống ngực rồi được viết dần sang bên phải, đến đùi phải rồi kết thúc bên đùi trái với câu chú “yết đế, yết đế …”

Và rồi cảm thấy như chưa đủ, ông lại khóa tất cả lại bằng một chữ “Phật” thật lớn ở sau lưng

Posted Image


Toàn triện phía trên, danh ấn phía dưới ; đề từ, lạc khoản ; chữ đen, da trắng, triện son đỏ, nhìn thực mà không tục, trần trụi mà không dâm dục, đúng thư pháp, đúng nghệ thuật.

Trong chữ có pháp, trong hình có ý đọc ‘sắc’ ‘không’ trên thân trần sắc mới thấy cái ảo diệu của Tâm kinh và cái đẹp của thư pháp vậy.

Đinh Quang Tỉnh
ST Theo nguồn live4vn.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân thể dữ tâm kinh (人体与心泾)

Posted Image

Nếu chỉ giới hạn như một hình tượng sáng tạo nghệ thuật thì không có vấn đề gì. Nếu coi như một biểu tượng minh triết thì đây là triết lý của "ma ba tuần".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin Sư Phụ giải nghĩa "ma ba tuần", đệ tử chưa được biết danh này. HicPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin Sư Phụ giải nghĩa "ma ba tuần", đệ tử chưa được biết danh này. HicPosted Image

Đại ý Đức Phật tổ nói:

Sau này sẽ có những kẻ nói giống như ta, nhưng xuyên tạc ý tưởng của ta. Đó là "ma" nói.

Nó giống như câu: "Nhiệt tình công dốt nát thành phá hoại". Tương tự thôi. Chịu khó xem kinh Phật sẽ hiểu. Tôi cũng không nhớ chính xác đức Phật nói trong kinh nào. Cái này nhờ Kim Cương tìm hộ. Xin cảm ơn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ nói bình thường mà sao nghe lùng bùng òi.Posted Image

Thôi, hong dám đọc kinh Phật, đọc Âm Dương Ngũ Hành an toàn hơn. Có rối loạn Âm dương thì cũng có người đỡ. hehePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm kinh và Thư pháp trên cơ thể 2

Posted Image

Bài kinh chi vỏn vẹn có 260 chữ nhưng được xem là 1 trong những pháp môn tu quán chiếu để đi đến giác ngộ của những người tu học Phật.

Do đó, sự ảo diệu bên trong bài kinh thì không có gì để nghi ngờ. Tuy nhiên, sự ảo diệu ấy không phải ai cũng biết. Biết và hiểu thì lại càng ít. Hiểu rồi làm được lại càng ít hơn.

Trong tiểu thuyết Thiên long Bát bộ của Kim Dung, chàng Hư Trúc khi ở trong hầm băng cùng Thiên Sơn Đồng lão, bị bà ép ăn thịt, uống rượu rồi ngủ cùng ‘Mộng cô’, câu niệm cửa miệng của nhà sư trẻ này là câu “sắc bất dị không, không bất dị sắc ; sắc tức thị không, không tức thị sắc ; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị” (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành thức cũng là như vậy).

Trong chữ có pháp, trong hình có ý đọc ‘sắc’ ‘không’ trên thân trần sắc mới thấy cái ảo diệu của Tâm kinh và cái đẹp của thư pháp vậy.

Đinh Quang Tỉnh

ST Theo nguồn live4vn.com

Nghệ sĩ nói riêng và mọi người nói chung có kiến giải về Bát nhã Tâm kinh có rất nhiều điểm sơ hở, có thể đối lập với chính ý tưởng nghệ thuật mà nói thật rằng kiến giải trần chuồng. Để chứng minh sự sơ hở, hay chứng minh sự trần chuồng kiến giải của nghệ sĩ thì đâu có khó:

-Sắc:

Sắc trong "sắc tức là không" không phải có ý nói đến riêng cái đẹp, nhưng mà người ta hay cho rằng, nhất là lời nói của các họa sĩ trong lý luận thường định ước đẹp là sắc, sắc là đẹp. Thấm ý rõ ràng về Sắc là Sắc Thân hay gọi là Sắc Ấm, gồm xấu đẹp béo gầy nam nữ già trẻ...tóm lại Sắc là đất nước gió lửa duyên hợp tạo thành thân thể.

Đã nói là Sắc Ấm thì tức là nói đến sự chướng ngại, ngăn che; và sự kiện khỏa lõa thân thể nữ sắc lại là chồng thêm, mặc thêm cho người ta các lớp kiến chấp về Cái Ta, chấp Ta là Thân này, Thân này là Ta. Manh nha thấy được sự đối đầu khi mà nghệ thuật chọn Bát nhã Tâm kinh làm nguyên liệu cho ý tưởng. Và dù cho có biện luận cho nó trở nên có triết lý thì cũng e là không tránh khỏi được sự thiên lệch, thế tức là có thêm một lớp chấp sai lầm, ngược với tinh thần của Tâm kinh. Điểm dở ở đây là:

'Đẹp là Sắc, Sắc là Đẹp' khác với 'Sắc là Không, Không là Sắc', và bị trộn lẫn với nhau do yếu tố con người không phân định được sáng suốt, trí tuệ Sắc Không bị che phủ bởi kiến chấp Sắc Đẹp. Mà Sắc Không tức là "Xấu là Không, Đẹp càng là Không". Đẹp và Xấu theo trí tuệ tâm kinh thì nó là duyên hợp, còn kiến chấp sai thì lại cho đẹp là đẹp, xấu là xấu, thế là đẹp, thế là xấu.

Nói chung tinh thần của Tâm kinh là muốn dẹp bỏ những định nghĩa sai lầm. Các định nghĩa sai là gì ? ví như định nghĩa Ta là...Thân này, Tâm này, những cái định nghĩa sai hướng tiếp đó là 'Ta sinh ra, Ta chết đi'; Sự thật các pháp là duyên hợp nên không có thật thể, không có thật thể mà cứ cố tình định nghĩa thì sẽ thành kiến chấp. Ví như chấp rằng như thế đó là Sinh, như thế đó là Diệt. Tâm kinh là để dẹp phá các Triết lý của các Triết gia, mà các Triết lý đó có sai thì mới cần phá dẹp, nếu Triết lý đúng thì nó đã là Trí Huệ rồi, nếu đã là Trí Huệ thì đâu có thể bị cái khác phá dẹp.

Lộ bày trong lý luận của nhà văn có rất nhiều lớp định nghĩa kiểu như thế, vì thế mà thành ra cái duyên để sinh ra sự kiến thấy rằng Tâm Kinh rất khó nhằn.

Cái anh Hư Trúc thấy mình lâm vào sự phạm giới luật nên khởi sự quán theo trí tuệ tâm kinh, nhưng đồng thời của "Sắc tức là Không" là Duyên sinh, chứ không như nhiều người nhận định cái tiếp theo Sắc Không là Không nhân quả; Sắc tức là Không so với Duyên Sinh thì Sắc Không là cấp độ Quán Chiếu của Tâm Kinh, còn Duyên Sinh là cấp độ Thật Tướng của Tâm Kinh. Cho nên trong sự duyên sinh của anh chàng Hư Trúc đó đó, trong cái động băng tăm tối lạnh nẽo đó, duyên với cái sự tương tác âm dương thì lại sinh ra sự thuận theo tự nhiên, thế tức là thay vì phải hành động phá sắc thì ngược lại lại phải phá giới. Nhưng cái sự đó cũng là duyên sinh để Hư Trúc tự biết sự phạm giới không xuất phát từ nội tâm, giới tuy phạm mà công đức không mất.

Lại yếu tố quan trọng của Tâm kinh là:

-Duyên Sinh tức là có nhân có quả

-Sắc Tướng tức là không có tự thể

Chứ không phải ngộ rằng các Sắc Tướng không có tự thể thì học giả lại ngộ nhận một lớp nữa là không có nhân quả. Vậy theo hiện tượng kiến giải như vậy thì cần khẳng định chính kiến tâm kinh là: mỗi pháp mỗi pháp đều bao gồm Không tự thể, Có nhân quả.

Nếu đã hiểu được tâm kinh như thế thì mới có đủ tầm tri kiến rộng lớn để ngoài thì lõa thể, trong thì vạch ra cốt tủy. Tâm kinh là chủ, nghệ thuật là khách, nếu không cẩn thận, khách lại độ chủ, chủ bị khách chuyển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng biết nói sao khi những hình ảnh này tồn tại dù chỉ để minh họa cho trường phái thư pháp hay tâm kinh nhân thể ! Vì xét thấy chẳng phù hợp với hoạt động Diễn Đàn nghiên cứu Lý Học !!!!http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/crying.gif http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/crying.gif http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/crying.gif .Liệu tôi có kỹ tính quá không? Thiển nghĩ đã là Kinh thì cần đặt để nơi trong sạch và tôn quý dù vẫn biết cơ thể con người cũng là vốn quý nhưng sự sáng tạo này có đảm bảo cho người xem thụ Kinh hay thụ thị giác qua phần nền của bản Kinh? người đọc có hiểu hết bài kinh không hay bị phân tán bởi cơ thể Cô gái? Từ đó mất đi giá trị cao quý của phẩm kinh? Liệu một viên ngọc quý ta đặt dưới đất có đảm bảo vùng đất đó không ô uế ? Có thể tác giả muốn thể hiện sự công phu của mình nhưng sao không chọn một bài thơ hay một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo nào đó mà lại chọn bài Kinh? Tôi lấy làm tiếc cho những tài năng thích đem sự đôc đáo của cá nhân mà vay mượn phần thiêng liêng đẻ tạo danh thế cho mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay