nguoivosu

Chuyện Nồi Cơm Của Khổng Tử

8 bài viết trong chủ đề này

Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật.

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

sưu tầm!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đến cả 'Vạn thế sư biểu" cũng còn bị vướn trong huyễn vọng thì nói chi người thường. Cũng là lẽ thường mà. Vậy phải làm sao đừng vướn?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 3/9/2011 at 02:56, 'Thiên Đồng' said:

Đến cả 'Vạn thế sư biểu" cũng còn bị vướng trong huyễn vọng thì nói chi người thường. Cũng là lẽ thường mà. Vậy phải làm sao đừng vướng?Posted Image

Tại vì ông ta không chịu suy luận. Ông ta chỉ nhìn hiện tượng và kết luận với chính hiện tượng mà ông ta nhìn thấy.

Có một danh nhân đã viết:

Kẻ không chịu suy luận là người cuồng tín.

Kẻ không dám suy luận là người nộ lệ.

Kẻ không thể suy luận là người ngu đần.

Đây là đề bài tập làm văn của học sinh lớp 7/ 10 thời Bảo Đại làm Quốc trưởng, tôi không nhớ tác giả câu nói này.

Một suy luận được coi là đúng nếu nó hợp lý với tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó. Trong trường hợp này - Nhan Hồi là một người giỏi và có lương tâm - hành vi ăn vụng mà Khổng tử nhìn thấy mâu thuẫn với tính cách của ông ta. Đáng nhẽ ra Khổng Tử phải hỏi Nhan Hồi trước khi kết luận. Câu hỏi nên là thế này: "Điều gì làm con phải ăn cơm hớt trên mặt nồi?". Khổng Tử thì không thể nói ông ta không có khả năng suy luận. Nhưng người ta không phải mọi nhận xét đều bắt đầu từ sự tư duy suy luận sâu sắc.

Còn một điều không liên quan đến câu chuyện trên, nhưng đáng để suy ngẫm: Tại sao Khổng Tử lại ăn cơm chứ không ăn "Mỳ vằn thắn"? Trong khi đó, người Hán xác định họ đã "khảo cổ" được nồi mỳ có cách đấy hơn 5000 năm với những sợi mỳ còn nguyên(?). Bởi vậy, nếu muốn Khổng Tử gốc Hán và ở tận Sơn Đông thì nên đổi lại là Nhan Hồi nấu mỳ.Nhưng nếu Nhan Hồi nầu mỳ thì không thể ăn mỳ dính tro than, vì có thể hớt nước bề mặt bỏ đi. Có lẽ câu chuyện này không thật, hoặc nó được sáng tác sau khi văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương tử và chỉ mang tính hình tượng.....Đại ý vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học trò lớp 7 mà ra đề bình luận 3 câu nói trên quả là khó cho các em. Hồi ấy bác Thiên Sứ có biết các bài làm như thế nào không?

Trong chuyện này thì tôi lại nghĩ Khổng Tử là người dám và chịu suy luận. Khổng Tử cũng thắc mắc như bác Thiên Sứ nói, vì sao học trò ta tin tưởng lại có hành động như vậy. Nhưng Khổng Tử không muốn đặt thẳng câu hỏi như thế cho Nhan Hồi mà có ý muốn đưa ra một cơ hội tình cờ để Nhan Hồi có lời giải thích, vì vậy mới có cuộc đàm đạo trên.

Tuy nhiên cơ hội mà Khổng Tử đưa ra cũng không dễ nhằn chút nào. Nhan Hồi phải lên tiếng giải thích trước rất nhiều anh em đồng môn. Nếu Nhan Hồi nhận lỗi trước tất cả mọi người thì thật khó khăn. Do đó cũng không có gì bảo đảm Nhan Hồi "bịa chuyện" để khỏi mang tiếng phạm lỗi với thầy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuốn tự điển đầu tiên của cuộc đời

Cha của Tom đã qua đời khi anh mới 10 tuổi .Trong khi những đứa trẻ khác được vui chơi thì anh phải gánh vác công việc gia đình cùng mẹ .Anh biết việc này không đơn giản,nhưng anh phải làm

vì là con một trong gia đình .

Mọi việc anh đều được biết qua lời dạy của mẹ,nhưng lần này anh quyết tâm phải tìm cho mình cuốn từ điển để đến trường học Anh không biết phải xin tền mẹ như thế nào ?,Nói chuyện với

mẹ cả buối nhưng anh không hề đề cập đến việc đó.Anh muốn tự mình kiếm tiền,nhưng sẽ khó có thể có được số tiền lớn như vậy Anh liền chạy đến những nhà bên cạnh đề nghị được quét dọn tuyết cho họ.Khi làm xong nhất định sẽ có thù lao .

Thế là suốt cả ngày cậu đi dọn tuyết cho họ ,cuối cùng cậu cũng để dành đủ món tiền mua từ điển ."Mệt quá rồi .À không được nghỉ vì tuyết nhà mình còn chưa được quét dọn",thế là cậu chạy nhanh về nhà .Khi về đến nhà cậu thấy tuyết trước cửa đã được dọn sạch ,mẹ đang làm cơm đợi cậu trong nhà .Sao mẹ làm thế ,chắc là mẹ muốn khích lệ cậu .Hiểu được điều đó cậu tự nhủ mình phải có thành tựu sau này

*ý nghĩa :

Mọi người đều nói,con nhà nghèo là tài sản trong nhà,thật không

sai chút nào.Người nghèo chứ không cùng,tin tưởng rằng vượt qua

khó khăn thì nhất định sẽ có thành tựu

Những điều nghịch lý

Chúng ta xây dựng xa lộ rộng lớn nhưng chúng ta nhìn nhau bằng con mắt hẹp hòi.

Chúng ta mua nhiều đồ hơn nhưng sử dụng chúng ít hơn.

Những ngôi nhà ngày càng to hơn nhưng gia đình ngày một thu nhỏ lại. Nhà đẹp nhiều hơn, gia đình yên ấm ít hơn.

Chúng ta có nhiều tiện nghi nhưng có ít thời gian dành cho nhau.

Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn trước nhưng trí khôn kém đi, biết nhiều hơn nhưng óc phán xét suy giảm.

Chúng ta tích cóp của cải nhưng đồng thời làm rơi vụng những giá trị của con người. Với nhiều người, thu nhập đi lên, đạo đức đi xuống.

Chúng ta nói quá nhiều, nghe quá ít.

Chúng ta đang cố học cánh kiếm sống chứ không học cách sống. Chúng ta kéo dài được tuổi thọ nhưng cuộc sống vẫn ngắn ngủi.

Chúng ta vượt được vạn dặm để lên tới mặt trăng và trở về, nhưng không ít người cả đời không bước qua nổi bức giậu sang thăm người hàng xóm. Chúng ta chinh phục được vũ trụ nhưng bức lực với chính mình.

Chúng ta xây dựng những công trình lớn nhưng chưa chắc đã là công trình tốt.

Chúng ta cố gắng làm sạch không khí trong lúc tự là ô nhiễm tâm hồn bản thân.

Chúng ta viết nhiều nhưng đọc ít. Chúng ta học cách hối hả nhưng không học được cách đợi chờ.

Chúng ta chế được những máy tính công xuất lớn và tốc độ nhanh đễ lưu trữ và xử lý thông tin trong vài phần tỷ của cái nháy mắt nhưng các dân tộc vẫn không hiểu nhau.

Chúng ta chia nhỏ được các nguyên tử nhưng bất lực trước thói quen định kiến.

Chúng ta có nhiều thứ để giải trí nhưng ngày càng ít được thư thả.

o tưởng, lý tưởng và hoài cảm

Trẻ con nhìn ngắm các vì sao, nói đó là những chiếc đèn lồng nhỏ lấp lánh, đưa tay ra có thể gỡ xuống.

Thanh niên nhìn ngắm các vì sao, nói đó là hàng tỉ tinh cầu, một ngày nào đó sẽ được con người chinh phục.

Người già nhìn ngắm các vì sao, nói đó là kiệt tác của Thượng Đế, vũ trụ huyền bí không thể nhìn thấu.

Trẻ con nhiều ảo tưởng;

Thanh niên nhiều lý tưởng;

Người già nhiều hoài cảm.

Người vô tri thường ảo tưởng;

Người khỏe mạnh thường lý tưởng;

Người suy thoái thường hoài cảm.

Ảo tưởng, lý tưởng, hoài cảm đại biểu cho ba giai đoạn của cuộc sống con người

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy vậy nhưng… không phải vậy

Hai thiên thần trên đường đi chu du đây đó đã dừng lại xin tá túc qua đêm tại một gia đình giàu có. Gia đình này đã để hai thiên thần nghỉ trong một không gian nhỏ hẹp dưới tầng hầm lạnh lẽo thay vì tại phòng khách của ngôi nhà lớn. Khi đặt lưng xuống nền nhà thô ráp, thiên thần lớn tuổi nhìn thấy một lỗ hổng trên tường. Ông ngồi dậy vá nó lại. Thiên thần bé nhỏ hỏi tại sao ông phải làm như vậy. Ông mỉn cười trả lời: “Sự việc không phải lúc nào cũng như ta nhìn thấy”.

Đêm hôm sau họ đến trọ tại một gia đình nông dân nghèo khổ. Sau khi chia sẻ phần thức ăn ít ỏi của gia đình, hai vợ chồng nông dân đã nhường chiếc giường ngủ của họ cho các thiên thần. Sáng hôm sau, khi mặt trời lên cao, hai thiên thần nhìn thấy vợ chồng người nông dân đang ngồi khóc. Con bò, nguồn thu nhập duy nhất của gia đình đã nằm chết trên cánh đồng.

Thiên thần bé nhỏ vô cùng phẫn nộ và hỏi thiên thần lớn tuổi: “Tại sao ông lại để chuyện này xảy ra? - Gia đình thứ nhất có tất cả mọi thứ nhưng không muốn chia sẻ với người khác thì ông lại giúp đỡ họ. Còn gia đình thứ hai, chẳng có gì nhưng sẵn sàng chia sẻ mọi thứ thì ông lại để cho con bò của họ chết”. Thiên thần lớn tuổi vẫn chỉ trả lời; “Sự việc không phải lúc nào cũng như những gì ta nhìn thấy”. Sau đó, ông nói: “Khi chúng ta ở trong tầng hầm của toà nhà lớn, ta nhìn thấy vàng được cất giữ trong lỗ hổng trên tường. Chính vì người chủ nhà quá ích kỷ nên ta đã vá bức tường ấy lại để họ không thể tìm thấy vàng. Còn đêm hôm sau, khi chúng ta ngủ trên giường của vợ chồng người nông dân, thần chết đã đến bắt vợ chồng họ đi. Và ta đã cho con bò thế mạng. Sự việc không phải lúc nào cũng như những gì ta thấy”.!

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 3/10/2011 at 01:44, 'AThao' said:

Học trò lớp 7 mà ra đề bình luận 3 câu nói trên quả là khó cho các em. Hồi ấy bác Thiên Sứ có biết các bài làm như thế nào không?

Trong chuyện này thì tôi lại nghĩ Khổng Tử là người dám và chịu suy luận. Khổng Tử cũng thắc mắc như bác Thiên Sứ nói, vì sao học trò ta tin tưởng lại có hành động như vậy. Nhưng Khổng Tử không muốn đặt thẳng câu hỏi như thế cho Nhan Hồi mà có ý muốn đưa ra một cơ hội tình cờ để Nhan Hồi có lời giải thích, vì vậy mới có cuộc đàm đạo trên.

Tuy nhiên cơ hội mà Khổng Tử đưa ra cũng không dễ nhằn chút nào. Nhan Hồi phải lên tiếng giải thích trước rất nhiều anh em đồng môn. Nếu Nhan Hồi nhận lỗi trước tất cả mọi người thì thật khó khăn. Do đó cũng không có gì bảo đảm Nhan Hồi "bịa chuyện" để khỏi mang tiếng phạm lỗi với thầy.

Vâng! Tôi cũng đồng ý là với học sinh lớp 9/12 bây giờ khó mà làm một luận văn với một chủ đề như vậy. Những cũng trong cuốn sách nói trên còn một tựa nữa mà tôi nhớ như sau: "Hãy bình luận tính bất công của câu thành ngữ "Không có lửa sao có khỏi". Tôi xem lâu quá, nên cũng không nhớ lắm bài văn mẫu như thế nào. Nhưng vào thời cách đó vài chục năm, ngay cả học giả Dương Quảng Hàm nổi tiếng mới học hết tú tài thì tôi nghĩ họ làm được.

Còn với câu chuyện trên thì ngay cái tựa đã xác định chủ để của câu chuyện:

  Quote

Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật.

Tất nhiên nội dung của nó xác định chính Khổng Tử đã có những nhận xét trực quan mà không chịu suy luận.

Nên tôi mới lạm bàn như vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

  On 3/9/2011 at 23:35, 'Thiên Sứ' said:

Còn một điều không liên quan đến câu chuyện trên, nhưng đáng để suy ngẫm: Tại sao Khổng Tử lại ăn cơm chứ không ăn "Mỳ vằn thắn"? Trong khi đó, người Hán xác định họ đã "khảo cổ" được nồi mỳ có cách đấy hơn 5000 năm với những sợi mỳ còn nguyên(?). Bởi vậy, nếu muốn Khổng Tử gốc Hán và ở tận Sơn Đông thì nên đổi lại là Nhan Hồi nấu mỳ.Nhưng nếu Nhan Hồi nầu mỳ thì không thể ăn mỳ dính tro than, vì có thể hớt nước bề mặt bỏ đi. Có lẽ câu chuyện này không thật, hoặc nó được sáng tác sau khi văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương tử và chỉ mang tính hình tượng.....Đại ý vậy.

Nếu đổi "Nồi cơm" thành "Nồi kê" thì có lẻ danh chính ngôn thuận hơn. Cơm là Bách Việt, Kê là Hoa Hạ như câu chuyện sau:

“Năm Khai nguyên đời Đường Huyền Tông, có ông đạo sĩ họ Lã. Ông ta có một chiếc gối sứ mầu xanh. Một hôm đạo sĩ đi du ngoạn vào trọ cùng lữ điếm với một người thanh niên tên là Lư Sinh. Trong lúc hai người chờ chủ quán nấu cháo hoàng lương (loại mễ hạt nhỏ mầu vàng), thời gian đến bữa còn lâu, bèn ngồi tán gẫu. Trong lúc nói chuyện, Lư Sinh cứ luôn than, phận mình nghèo khổ, không biết làm sao thoát nhanh ra khỏi. Đạo sĩ cười mà rằng, để thoát nhanh khỏi cảnh nghèo khổ cũng không khó. Sau đó, đạo sĩ lấy từ trong tay nải ra chiếc gối sứ mầu xanh đưa cho Lư Sinh bảo, cậu nằm gối lên chiếc gối này ngủ một giấc thì có thể được vinh hoa phú quí! Chiếc gối hai đầu có hai lỗ nhỏ. Lư Sinh gối lên thì thấy chiếc lỗ cứ to dần lên, bèn đi vào. Thoạt đầu đập vào mắt Lư Sinh là quang cảnh một ngôi làng trù phú giầu có. Bước đến đầu làng, anh ta được một a-hoàn xinh đẹp nghênh đón, đưa vào ở trong một tòa nhà lộng lẫy. Lư Sinh bắt đầu sống một cuộc sống sung sướng, phù hoa. Sau đó anh ta lấy con gái một nhà giầu có ở bên sông Thanh Hà, vợ chồng tràn ngập ân ái. Năm thứ hai anh ta thi đỗ tiến sĩ, từ đó hoạn lộ hanh thông, chức lên như diều gặp gió, từ “tiết độ sứ” lên “ngự sử đại phu” rồi “tể tướng đương triều”, cuối cùng được phong là “Yên quốc công”. Lư Sinh sinh được 5 người con đều kết sui gia với những nhà danh gia vọng tộc. Lư Sinh có 10 đứa cháu thật hoạt bát đáng yêu. Làm quan 50 năm, ruộng đất, giáp đệ, người đẹp, ngựa tốt Lư Sinh không gì không có. Đến năm 80 tuổi, do bệnh tật nên dâng biểu xin từ quan. Huyền Tông đích thân hạ chiếu tuyên dương công đức… Lúc đó chắc vì gió máy, đạo sĩ họ Lã bật ho, làm Lư Sinh tỉnh giấc. Anh ta nhận ra rằng mình đang nằm trong lữ điếm, mọi thứ xung quanh vẫn y như cũ, nồi cháo hoàng lương vẫn chưa nhừ. Lư Sinh cảm thấy tiếc nuối, hóa ra mấy chục năm vinh hoa phú quí chỉ là một giấc mộng. Lã đạo sĩ cười: Cuộc đời là vậy đấy!”

ST

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay