Thiên Đồng

"tiến Sĩ Giáo Dục"?

4 bài viết trong chủ đề này

Nữ quyền trên thiệp cưới

Sài Gòn Tiếp Thị - Thứ Hai, 7/3

SGTT.VN - Ngày trước, mỗi tấm thiệp cưới thường được mở đầu như sau: “Ông bà Nguyễn Văn Ất – Ông bà Trần Trọng Giáp trân trọng báo tin lễ thành hôn của các con chúng tôi…” Tấm thiệp cưới là sản phẩm của một dạng thức văn hoá thể hiện phong tục hôn nhân và gia đình của người Việt. Nhưng giờ đây người ta không viết như thế nữa, báo hiệu dạng thức văn hoá ấy đã đổi thay.

Xưa: xuất giá, tên cũng tòng phu

Theo truyền thống, sau khi kết hôn người phụ nữ về “làm dâu” và trở thành một thành viên trong gia đình nhà chồng, do đó được gọi theo họ, tên, thứ bậc, chức tước, học vị của chồng: chị Mùi (khi chồng tên là Mùi), chị Cả (nếu chồng là con cả), bà Huyện (khi chồng làm tri huyện), bà Đốc (khi chồng làm bác sĩ)… Điều đó có nghĩa cuộc hôn nhân đã gắn kết người đàn ông với người đàn bà thành một gia đình theo họ tên người chồng, và con cái sinh ra đều lấy họ của bố. Tên khai sinh của người nữ trở thành “nhũ danh” và chỉ được dùng khi cần thiết. Chẳng hạn, khi một goá phụ qua đời, bản cáo phó sẽ viết: “Bà quả phụ Lê Văn Bính, nhũ danh Phạm Thị Tý, đã từ trần lúc…”

Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, mọi người Việt Nam đều mặc nhiên chấp nhận dạng thức này, bởi vì theo truyền thống, người chồng là gia trưởng có bổn phận gánh vác đảm bảo đời sống kinh tế của gia đình, còn người vợ lo việc nội trợ, nuôi con và “nâng khăn sửa túi” cho chồng. Nhiều nữ trí thức có tiếng tăm trong xã hội vẫn theo dạng thức truyền thống để xưng danh: bà Huyện Thanh Quan, bà Nguyễn An Ninh, bà Ngô Bá Thành… Dạng thức này không phải của riêng người Việt, mà là chung của các dân tộc Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên…), và cũng tương tự dạng thức của các nước Âu – Mỹ. Tại Hoa Kỳ, khi Hillary Diane Rodham thành đệ nhất phu nhân, thành thượng nghị sĩ hay ứng viên tổng thống rồi ngoại trưởng Hoa Kỳ, người phụ nữ đầy quyền lực này vẫn được gọi là bà Hillary Clinton!

Nay: rạch ròi quá có nên không?

Phụ nữ ngày nay có thể học hành để trở thành tú tài, cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ không khác gì nam giới, cũng đảm nhiệm công tác xã hội trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục… như đàn ông. Từ đó, vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình cũng thay đổi theo. Những danh xưng “bà chủ tịch”, “bà bộ trưởng” “bà giám đốc”, “bà hiệu trưởng”, “bà bác sĩ”, “bà luật sư”, “bà giáo”… không còn là sự chia sẻ địa vị của chồng, mà là chức vụ hay chức danh của chính các bà! Khi báo chí viết về sự nghiệp của bà luật sư Ngô Bá Thành (nguyên chủ nhiệm uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, đã từ trần năm 2004), trên mạng Wikipedia dấy lên một cuộc tranh luận về tên của bà. Một số người phê phán: viết tên bà như trên là sai, phải viết là “bà luật sư Phạm Thị Thanh Vân” (theo tên khai sinh của bà) mới đúng. Có người bênh vực tên Ngô Bá Thành của bà với lý do coi đó là một “bút danh”. Người thì bảo: vì đã sống lâu ở nước ngoài nên bà đã gọi tên mình bằng tên chồng “theo kiểu Tây”. Cuộc tranh luận chỉ tạm kết thúc khi một bạn đọc viết rằng: “Bà Ngô Bá Thành chả phải tên Tây đâu, mà là kiểu “đặc sệt Việt Nam” thì có. Trong họ hàng nhà tôi, và cả hàng xóm nữa, đa số các bà cỡ 70 – 80 trở lên đều chỉ được mọi người gọi bằng tên chồng”.

Ngày nay, đa số các thiệp cưới viết rằng: “Ông bà Nguyễn Văn Đinh – Trịnh Thị Sửu, Ông bà Quách Văn Mậu – Phạm Thị Dần trân trọng báo tin…”. Thậm chí, để rạch ròi hơn, nhiều tấm thiệp viết: “Ông Lê Văn Kỷ – Bà Bùi Thị Mão, Ông Phan Quang Canh – Bà Tôn Nữ Thị Thìn trân trọng báo tin…”. Ngày nay một quả phụ qua đời thường được cáo phó hay chia buồn bằng chính tên thật mà không dùng tên chồng kèm theo nhũ danh như trước, chẳng hạn: “Bà quả phụ Trần Thị Minh Tỵ, phu nhân của ông Nguyễn Văn Tân quá cố, thân mẫu của anh Nguyễn Văn Nhâm, đã từ trần lúc…”

Cách gọi tên các gia đình và các quý bà như vậy mặc nhiên gạt bỏ dạng thức gia đình đồng nhất trong họ tên của người chồng theo truyền thống, để khẳng định dạng thức văn hoá mới về gia đình bình đẳng giữa hai vợ chồng. Dạng thức mới này thể hiện thành quả to lớn của trào lưu bình đẳng giới ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xem xét theo giá trị bền vững của gia đình, thì dạng thức mới này dường như không có ý nghĩa tích cực, nên ở nước ngoài có rất ít người theo và không được xã hội chấp nhận. Khi kết hôn với Bill Clinton, phu nhân của ông này không muốn theo truyền thống nên vẫn giữ nguyên tên gọi thời con gái với sự chấp thuận của phu quân. Nhưng khi đã trở thành phu nhân của thống đốc bang Arkansas, bà đã gặp sự chống đối của xã hội về cách gọi tên của mình. Người ta không muốn nhận những bức thư mời ký tên “Thống đốc Bill Clinton và Hillary Rodham”. Rốt cuộc, bà phải thêm vào tên mình chữ “Clinton”.

Ở Việt Nam, dạng thức văn hoá mới hình thành đã được chấp nhận và ngày càng phổ biến, nhưng người ta vẫn phải tự hỏi: dạng thức này có tác động tích cực đối với giá trị bền vững của gia đình hay không?

Tiến sĩ giáo dục Lê Vinh Quốc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này của một tiến sĩ thì đúng cụ Nguyễn Khuyến ngày xưa gọi là tiến sĩ giấy thật.

Hóa ra nhiều người không có chức danh "gà sống thiến sót" (GSTS) họ còn giáo sư tiến sĩ gấp nhiều lần những người có chức danh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phàm phê phán một ý tưởng thì ít nhất phải đưa ra một ý tưởng mới và chứng minh ý tưởng mới hợp lý hơn. Thiên Đồng không có chỉ trích phong long như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀ BA ĐỀ THÁM

Posted Image

Bà Ba Đề Thám (tục gọi là Ba Cẩn),

Tên đầy đủ là Đặng Thị Nhu hay Đặng Thị Nho - Ảnh TL

Bà Ba Đề Thám là tên gọi dân gian của bà Bà Đặng Thị Nhu hay Đặng Thị Nho, không rõ năm sinh, bà mất năm 1910, tục gọi bà Ba Cẩn, là vợ thứ ba và là cộng sự ttaanj tâm, đắc lực của Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa kháng Pháp ở Yên Thế (Bắc Giang) vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Bà Đặng Thị Nhu sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Phú Khê, huyện Yên Thế. Sớm mồ côi mẹ, bà sống với cha, là một thầy mo ở làng. Lúc nhỏ, bà được học chữ Nho và học nghề của cha. Thời trẻ, bà Đặng Thị Nhu có nhan sắc nên bị một nhà giàu ép buộc làm vợ. Bất mãn, bà lấy Đề Thám và công khai chống lại bọn cường quyền.

Trong một bài viết, Thái Gia Thư đã kể cuộc tình duyên đó như sau: Một buổi chiều nọ, khi đi đến làng Vạn Vân lánh nạn, Đề Thám bỗng gặp một cô gái xinh đẹp, ông đã nói dối với cô rằng, ông là người đi buôn, bị kẻ cướp lấy hết vốn liếng. Sẵn lòng thương người, cô gái đưa khách về nhà gặp cha. Ở đây, bất ngờ Đề Thám gặp Thông Luận, là một cộng sự của mình. Thông Luận lại là con nuôi của cha cô gái. Nhờ mối quan hệ này, mà gia đình cô gái trở thành cơ sở của nghĩa quân và cô cũng trở thành người giúp việc đắc lực cho Đề Thám. Tâm đồng ý hợp, nên chẳng bao lâu sau, Đề Thám cưới cô gái làm vợ thứ ba. Cô gái đó chính là Đặng Thị Nhu.

Posted Image

Đặng Thị Nhu và con gái - Ảnh TL

Là vợ và là cộng sự, bà Ba Cẩn đã sát cánh cùng chồng bàn định nhiều kế hoạch cho công cuộc kháng chiến lâu dài và gian khó. Bà đã cùng với Cả Rinh (Cả Kinh), Cả Huỳnh và Cả Trọng, hợp thành ban tham mưu đắc lực, đồng thời cũng là những người chỉ huy giỏi. Ngoài vai trò ấy, bà Ba còn lo việc hậu cần, đảm bảo sinh hoạt, mua sắm đạn dược cho nghĩa quân. Khi có chiến trận, bà ở bên Đề Thám cùng chiến đấu...Vào vụ gặt, bà Ba thường ra chợ Nhã Nam thuê thợ công nhật. Đối với họ, bà trả tiền công theo thời giá, có khi còn hậu hơn một chút[1]. Theo sử Việt, vào năm 1907, Đề Thám cùng bà đã tổ chức ra đảng Nghĩa Hưng, Trung Chân ứng nghĩa đạo ở Hà Nội; và đề ra kế hoạch đầu độc lính Pháp (sử gọi là vụ Hà Thành đầu độc) ngày 27 tháng 6 năm 1908 tại nơi đó. Tuy việc không thành, nhưng cũng đã làm quân Pháp rất hoang mang, lo sợ.

Năm 1909, sau gần một tháng trời lăn lộn vào ra sinh tử ở Vĩnh Yên, Đề Thám mới thoát khỏi vòng vây trở về Yên Thế vào tháng 11, thì lại bị quân Pháp kéo theo bao vây lần nữa. Đề Thám, bà Ba Cẩn cùng nghĩa quân ở đồn Phồn Xương đã đánh trả kịch liệt... Sáng 1 tháng 12 năm 1909, thì bà Ba Cẩn và con gái tên Hoàng Thị Thế (1903, có tài liệu ghi 1901-1988) bị đối phương bắt được. Nhắc lại những ngày chiến đấu cuối cùng của bà, Phạm Văn Sơn kể như sau: Ngày 17 tháng 11 năm 1909, Hoàng Hoa Thám cùng tàn quân về đến Yên Thế, thì quân của Tiểu đoàn trưởng Bonifacy cũng kéo đến bao vây Nhã Nam. Quân Pháp cùng các cộng sự người Việt tăng cường khủng bố, làm cho sự tiếp tế bị tê liệt...Ngày 1 tháng 12 cùng năm, thì bà Ba Cẩn bị trung đội Coucron đi tuần bắt được gần đồn chợ Gồ (Yên Thế). Hôm sau, ông Thám dẫn 5 nghĩa quân đi cứu bà, thì lọt vào ổ phục kích lúc 1 giờ 30 khuya. Một nghĩa quân hy sinh, nhưng ông Hoàng chạy thoát được.

Ngày 24 tháng 2 năm 1910, 78 nghĩa quân, trong đó có bà Ba Cẩn bị đối phương mang hết về giam ở Hỏa Lò (Hà Nội) rồi bị án đày sang Guyane (Nam Mỹ). Dọc đường, thừa lúc quân canh sơ ý, bà nhảy xuống biển tự tử ngày 25 tháng 12 năm 1910.

Đêm 18 rạng 19 tháng 2 năm 1913, tức khoảng hơn 2 năm sau ngày bà Ba Cẩn mất, Hoàng Hoa Thám đã bị thuộc hạ dùng cuốc bổ chết, khi ông đang ngủ ở Hố Lầy trong rừng, cách đồn Phồn Xương không xa.

Posted Image

Bà Đặng Thị Nhu căn dặn con gái - Ảnh TL

Chung sống với Đề Thám bà Ba Cẩn sinh được hai người con là Hoàng Thị Thế và Hoàng Văn Vi.

Khi cô Thế bị bắt, lúc ấy độ chừng 7, 8 tuổi. Theo Nguyễn Văn Kiệm, vì thương con gái bé bỏng của chủ tướng mà Cai Mễ, một nghĩa quân già, đã đến gặp Đại lý Nhã Nam là Bouchet xin hàng chỉ với một điều kiện là được trông nom cô Thế. Sau, chính quyền thực dân đưa cô Thế qua Pháp nuôi dưỡng. Năm 1965, bà Hoàng Thị Thế xin về nước, sống ở Hà Nội, và mất ngày 9 tháng 12 năm 1988, được an táng tại khu di tích Yên Thế (Bắc Giang).

Riêng người con trai tên là Hoàng Văn Vi (còn được gọi là Phồn), sinh tại đại bản doanh Phồn Xương, bị quân Pháp bắt khi lên 7 tuổi, tức sau khi cha ông chết khoảng 2 năm (1915). Năm 1935, báo Ngày Nay của nhóm Tự lực Văn đoàn có cử Việt Sinh lên tận làng Trũng (Bắc Giang) Và theo tường thuật của người phóng viên này, thì sau khi sai bắt Hoàng Văn Vi, nhà cầm quyền Pháp giao ông cho Án Giáp Bắc Ninh nuôi, nhưng "mỗi bước đi tới trường đều có hai người lính đi kèm"...Khi ông 15 tuổi, người Pháp cho ông lên Hà Nội học trường bách nghệ. Ông mê nghề máy móc, nhưng họ chỉ cho học nghề mộc. Ba năm sau, ông xin về quê nhà làm ăn, lấy vợ là con gái ông Thống Luận, một bộ tướng cũ của Đề Thám và sống cuộc sống bình lặng nơi tỉnh lẻ Bắc Giang.

Ghi nhận công lao của bà, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam có đoạn:

Đặng Thị Nhu là người có trí dũng, từng xông pha trận mạc, giúp chồng đắc lực trong cuộc kháng Pháp. Khoảng đầu năm 1909 dù binh cùn thế kiệt, bà vẫn cùng chồng oanh liệt chỉ huy nghĩa quân chống địch trong trận đánh ở chợ Gồ, khiến các lực lượng do viên Đại tá Bataille đốc suất phải nể vì...Bà là một tấm gương sáng của phụ nữ nước Việt.

Để ghi nhớ công ơn của bà Ba Cẩn đối với đất nước, tên bà đã được đặt cho một số đường phố trong nước như: Đường Đặng Thị Nho ở thành phố Bắc Giang, Đường Đặng Thị Nhu ở phường Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM…

BTV.Vũ Thanh Nhàn ST & GT

------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thông qua bài trích này, thấy rằng ông tiến sĩ giáo dục Lê Vinh Quốc đã có sự nhầm lẫn hay ngộ nhận rằng trong quá khứ ở Việt Nam có sự thay tên đổi họ đối với người phụ nữ Việt khi đã kết hôn với một người đàn ông. Trên thực tế là không phải vậy. Và rỏ ràng khi sách vở ghi lại lai lịch của một bà vợ nào của từ vua quan đến thứ dân đều ghi rỏ Họ tên thật và tên tục gọi

Ví như bà Ba vợ của ông Đề Thám có

tên nhủ là Đặng Thị Nhu

tên tục là Ba Cẩn

Nhưng vì là vợ của ông Thám nên dân làng hay nhà chồng hay...tác giả viết bài về bà gọi thêm một cái tên tục nữa là "Bà Ba Đề Thám".

Cũng giống như trường hợp bà vợ của ông Lê Bá Thành được gọi hay tự gọi là bà luật sư Lê Bá Thành cũng là do nhà chồng gọi, xóm làng gọi hay dân gọi hay đó là mượn danh của ông chồng để làm thương hiệu trong nghề nghiệp mà thôi. Giống có ông luật sư Nguyễn Phước Đại nổi danh thì bà vợ của ông ấy cũng hành nghề luật sư, cũng lấy danh chồng là bà Nguyễn Phước Đại hay Bà Đại.

Sự thực chỉ có thế chứ không phải trong quá khứ hay truyền thống Việt Nam người phụ nữ khi lấy chồng phải đổi họ hay thay tên.

Nhưng việc một người phụ nữ Việt xưa sau khi lấy chồng thường hay đôi khi không được gọi đúng tên mà "ăn theo" tên chồng là một hiện tượng phản ánh tư duy

-nôm na: kiểu như: "ừ, con đó, bà đó là vợ thằng đó, ông đó...biết rồi! khỏi hỏi, khỏi nói tên"

-lấy chồng phải theo chồng, phải phụ thuộc chồng, chồng là trụ cột...xét đi xét lại là vẫn là phụ thuộc về kinh tế. Nhìn lại xã hội xưa, chỉ là nông nghiệp, người phụ nữ bước ra xã hội không có cơ hội tự chủ về kinh tế và các quan niệm cổ hũ khác liên quan vay chặt.

Còn ngày nay Người phụ nữ được giải phóng trong mối quan hệ xã hội bình đẳng bình quyền, có thể tự chủ về kinh tế, tự chủ về mọi vấn đề, tự khẳng định mình trên mọi lĩnh vực...thì tại sao cứ khư khư ôm cái ý tưởng giống Mỹ giống Tây?

Còn nếu nói người phụ nữ ở Mỹ ở Tây vẫn tự chủ mọi thứ vẫn tự do...mà sao vẫn đổi họ theo chồng? Đơn giản tại truyền thống của họ là vậy. Ta bắt chước cái của họ thì hóa ra là...tư duy con khỉ

Chính cái hay của người Việt là phụ nữ không thay tên thay họ theo chồng mới là một yếu tố đáng trân trọng cho một dân tộc có tinh thần bình đẳng xứng với giá trị văn hiến lâu đời.

Bản thân Thiên Đồng từng nói chuyện với nhiều người nước ngoài chủ yếu là Pháp họ đều bày tỏ quan niệm không muốn người nữ thay họ theo họ chồng, bởi mất sự độc lập và tự do. Họ khoái chí và ngạc nhiên khi được Thiên Đồng cho biết là ở Việt Nam từ xưa đến nay người phụ nữ không thay tên đổi họ theo chồng, họ ồ lên "Ồ, thật là bình đẳng". Câu chuyện này cũng chỉ phản ánh có thể tư duy của một nhóm người phương tây, ít ra có một số người còn tiên tiến hơn một ông tiến sĩ dở hơi.

Lại thêm một tư duy dở hơi, sai lầm rằng:

Ở Việt Nam, dạng thức văn hoá mới hình thành đã được chấp nhận và ngày càng phổ biến, nhưng người ta vẫn phải tự hỏi: dạng thức này có tác động tích cực đối với giá trị bền vững của gia đình hay không?

Như vậy ý muốn nói rằng việc Thay họ theo chồng là yếu tố quyết định hay góp phần hay "tác động tích cực" đối với "giá trị bền vững của gia đình". Xin thưa vị tiến sĩ, ông bị nhầm! cả châu Âu, cả Mỹ, Anh, cả phương Tây...tỉ lệ ly dị, ly hôn là cao nhất, mà ngay chính những nước đó, người dân đó, đương nhiên đã và đang thay đổi họ của người nữ theo chồng thì ông tiến sĩ giải thích ra sao về "giá trị bền vững của gia đình" của các nước này?

Và ở Việt Nam, nhất quyết thay đổi họ theo họ chồng là "có tác động tích cực đối với giá trị bền vững của gia đình"? Hôn nhân, với những lễ thành hôn nhỏ hay lớn, bình thường hay rình rang, bản thân nó cũng không đảm bảo cho sự toàn vẹn cuộc sống lứa đôi, cuộc sống vợ chồng hay cuộc sống hôn nhân thì khó lòng mà nói việc đổi họ của người vợ theo họ người chồng là "có tác động tích cực đối với giá trị bền vững của gia đình".

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay