Thiên Luân

Ý Nghĩa Ngày Lễ Hai Bà Trưng

9 bài viết trong chủ đề này

Ý NGHĨA NGÀY LỄ HAI BÀ TRƯNG

Bác sỹ Nguyễn Xuân Quang
Nguyễn Xuân Quang's blog

Hàng năm cứ tới ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch người Việt, nhất là phái nữ, con cháu hai Bà Trưng, tổ chức lễ tưởng nhớ hai Bà. Có thể là ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch này không phải là ngày hai Bà Trưng trầm mình xuống sông Hát. Ngày này cũng không phải là ngày sinh nhật của hai Bà và cũng không phải là ngày hai Bà lên ngôi vua. Vậy thì tại sao, tổ tiên chúng ta lại chọn ngày này để làm lễ tưởng nhớ hai Bà? Tại sao trong một năm có 360 ngày (tính theo âm lịch) tổ tiên ta lại chọn ngày này? Hiển nhiên ngày này phải liên hệ tới hai Bà. Vậy trước hết ta hãy tìm hiểu sơ qua một chút về dòng dõi hai Bà. Theo lịch sử, hai Bà Trưng là con cháu, dòng dõi vua Hùng Vương. Hùng Vương đóng đô ở Phong châu. Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, đã ghi lại rành rành trong Đại Nam quốc sử diễn ca:

Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân…


Như thế hai Bà Trưng quê ở châu Phong thuộc dòng dõi Hùng Vương. Hai Bà khi lên ngôi đóng đô ở đất Mê Linh. Về ngôn ngữ học Mê-Linh là một từ phát gốc từ một từ cổ Việt. Theo tác giả Trần Quốc Vượng, ông dựa vào các nghiên cứu tổng hợp các tài liệu lịch sử, ngôn ngữ và truyền thuyết dân gian, Mê (Ma, Minh, Mi) Linh là Mling. Mling, mlang (cặp tên có tính chất lấp láy) theo tiếng của các dân tộc Tây nguyên có nghĩa là một loài chim… Mọi tài liệu đều nói lên một cách thống nhất huyện đó, bộ lạc đó, khi xưa mang tên một loài chim Mling với một thị tộc (bào tộc) gốc thờ chim làm vật tổ. Đó là bộ lạc gốc thời Hùng Vương dựng nước (Hùng Vương Dựng Nước, tập I, tr.154). Đúng như giáo sư Trần Quốc Vượng nói, trong dân ca Ê-Đê có bài hát nhắc đến tên loài chim này:

Anh đến từ nơi xa,
Anh mang theo chim mơ-linh từ nhà,
Chim mơ-lang từ buôn.
Anh nghĩ rằng em là con gái chưa tơ vương…

(Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ, Cao Dao, Dân Ca, Việt Nam).

Nhưng giáo sư Trần Quốc Vượng và các tác giả viết về ca dao này không biết rõ chim mơ-linh, mơ-lang là chim gì, chỉ giải thích một cách tổng quát là một loài chim to, lông đen, phía dưới cánh trắng hay lông nâu. Vậy chúng ta thử nhận diện xem thứ chim mling mlang này là chim gì? Tên chim có trong ngôn ngữ các tộc Tây nguyên mà ta đã biết rằng một số tộc Tây nguyên có liên hệ mật thiết với một số tộc ở Mã Lai, Nam Dương và ngôn ngữ Việt Nam liên hệ với ngôn ngữ Mã Lai, Nam Dương, như vậy ta hãy tìm tung tích chim mling, mlang này trong ngôn ngữ Mã Lai xem sao? Trong từ điển Malay-English Dictionary của R.J. Wilkinson có từ lang: a generic name for hauks, kites and eagles (một tên chủng loại chỉ diều hâu và ó, ưng). Như thế chim lang, chim linh chỉ chung loài mãnh cầm, loài chim mang hùng tính biểu tượng cho đực, dương, phái nam, mặt trời. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với hai từ langlinh trong Việt ngữ. Việt ngữ langchàng, con trai. Chàng còn có nghĩa là chiếc chàng, chiếc đục (chisel). Chàng, đục là vật nhọn biểu tượng cho bộ phận sinh dục phái nam, cho đực, dương. Linh ruột thịt với Ấn ngữ linga (bộ phận sinh dục nam). Linh biến âm với đinh theo kiểu linh đinh. Đinh là con trai, thanh niên như tráng đinh, lễ thành đinh. Rõ ràng chim mlang, mling là chim lang, chim chàng, loài chim mang biểu tượng cho đực, dương, hùng tính, mặt trời. Ta thấy rất rõ tổ Hùng Vương gọi là quan lang (tiếng nôm Tầy quan có nghĩa là chàng), theo qui luật từ đôi có nghĩa như nhau (Tiếng Việt Huyền Diệu), ta có quan = lang = chàng. Như thế chim lang là chim chàng (trai, đục) chim biểu của các lang Hùng Vương. Ngoài ra từ hùng có một nghĩa chỉ chim đực (thư hùng). Lang Hùng có chim biểu là chim lang, chim hùng. Chim lang, chim hùng theo nghĩa tổng quát như đã thấy ở trên là loài mãnh cầm biểu tượng cho nọc, đực, dương, mặt trời. Theo ngày nay đó là loài diều hầu, ưng ó. Nhiều quốc gia hiện nay dùng loài mãnh cầm này làm chim biểu tượng cho quốc gia, ví dụ Hoa Kỳ lấy loài chim bald eagle làm quốc biểu. Tuy nhiên đối với Đại tộc Việt dòng dõi thần mặt trời Viêm Đế có vua tổ Hùng Vương, tức Vua Mặt Trời Hừng Rạng (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt) thì chim Lang, chim Hùng (thuộc loài mãnh cầm) là chim tổ tất phải là chim Việt. Việt có nghĩa là vọt (que, nọc), vớt (dao dài), vác (mác), Việt biến âm với viết (que nhọn dùng để vạch, vẽ, viết trên đất sét, đá, vỏ cây, giấy), Hán Việt Việt có một nghĩa là rìu, búa nhọn. Tổng quát Việt là vật nhọn biểu tượng cho đực, dương, măt trời. Vậy chim lang, chim hùng là chim Việt, chim rìu. Chim có mỏ to như chiếc rìu là chim mỏ cắt (bồ các). Vì vậy trong Việt ngữ chim cắt còn gọi là chim rìu. Anh ngữ chim cắt gọi là “chim mỏ sừng” hornbill” trên đầu có mũ sừng. Mường ngữ gọi chim cắt là chim khướng. Khướng biến âm với Khương (Sừng). Chim cắt chim khường là chim khương, chim sừng.
Theo truyền thuyết thần mặt trời Viêm Đế thủy tổ của Viêm Việt (Đế Minh là cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế) có họ Khương (sừng) nên có chim biểu là chim (mỏ) sừng hornbill, chim cắt. Hùng Vương có khuôn mặt tạo hóa đội lốt Viêm Đế nên cũng có chim biểu là chim Rìu, chim Việt, chim Cắt Hornbill thuộc loài chim lang, khoang trắng, sặc sỡ (lang có một nghĩa là trắng).
Ta thấy rất rõ chim lang (chim hùng, chim Việt) là chim chàng (có một nghĩa là chisel) là chim đục, chim rìu, chim Việt, chim cắt (bồ các), chim tổ của Viêm Việt, của Đại tộc Việt. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với Mã Lai ngữ langling: the Southern pied hornbill (chim cắt có lông sặc sỡ, nhiều màu ở miền Nam).
Tóm lại chim Mê Linh, mling, mlang, chim lang, chim chàng, tổng quát là chim mang hùng tính biểu tượng cho ngành, tộc dương, lửa, mặt trời. Đối với Đại tộc Việt là chim Lang, chim Chàng, chim Hùng, Chim Rìu, Chim Việt, chim Cắt, chim tổ của người Việt mặt trời rạng ngời Hừng Việt, là chim biểu của vua tổ mặt trời hừng rạng Hùng Vương ngành Lửa, thần mặt trời Viêm Đế. Hai Bà Trưng thuộc dòng ngoại Lửa Âu Cơ, nhánh Hùng Lửa, Hùng Kì thuộc dòng dõi ngành Hùng Vương-Viêm Đế vì thế mới đóng đô ở Mê Linh. Do đó ngày lễ mồng 6 tháng 2 âm lịch bắt buộc phải liên hệ với Hùng Vương. Bắt buộc. Bắt buộc. Và bắt buộc.
Trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt và nhiều lần khác, tôi đã chứng minh những ngày giỗ Tết, vía, kỷ niệm trong văn hóa Việt Nam như ngày lễ Lạc Long Quân, Hùng Vương, Thánh Dóng vân vân… đều chọn ngày tháng theo Dịch lý. Vì vậy ngày lễ hai Bà Trưng bắt buộc cũng phải chọn theo Dịch lý. Vì hai Bà là dòng dõi Hùng Vương nên ngày này tính theo Dịch phải dựa vào bản thể của Hùng Vương. Hùng Vương đẻ ra từ một cái bọc trứng mang hình ảnh bọc Trứng Vũ Trụ nên có bản thể là bọc, bầu vũ trụ, bầu trời, khí gió ứng với Đoài. Ở cõi tạo hóa, Đoài là bọc khí gió và ở cõi thế gian là bọc nước ấm, ao đầm (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Như vậy ngày 6 tháng 2 phải liên hệ với bản thể Đoài của Hùng Vương.
Theo Dịch, những giỗ,Tết, vía, kỷ niệm thường có ngày tháng là một kết hợp âm (số chẵn) dương (số lẻ) ví dụ ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày 10 (âm) tháng 3 (dương). Nhưng ở đây ngày 6 tháng 2, cả hai số đều là số chẵn tức số âm. Tại sao? Xin thưa, vì hai Bà Trưng là phái nữ nên ngày lễ hai Bà đều là hai số âm. Hai số âm cũng cho biết hai Bà thuộc dòng ngoại Âu Cơ của Hùng Vương. Thật vậy, ngày 6 theo Dịch số 6 là số Tốn, OII (gió âm). Âu Cơ, theo dòng Lửa, có một dòng máu Tốn nên có một khuôn mặt là chim vì thế bà mới đẻ ra một bọc trứng chim nở ra trăm Lang Hùng. Tốn OII là khuôn mặt âm ngược của Đoài, IIO, theo dương Dịch, Tốn hôn phối với Đoài. Tháng 2 với số 2 là số Khảm. Khảm 2 là một số chẵn, số âm nằm ngay phía bên tay trái của số 3 (Đoài) nên số 2 là khuôn mặt âm của số 3 (Đoài) (Đoài 3 là Đoài vũ trụ có một khuôn mặt tạo hóa là bầu khí gió vũ trụ). Kiểm chứng lại, ta cũng thấy rất rõ số 2 mang khuôn mặt Đoài qua ma phương Đoài 3/18:

Posted Image

Ma phương 3/18 (lưu ý trong ma phương này số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11).

Xin nhắc qua một chút về ma phương (magic square). Ma phương là gì? Nói nôm na giản dị là hình vuông thần kì có 9 ô, trong mỗi ô có một con số. Đọc theo tất cả các chiều, 3 con số cộng lại đều bằng nhau. Ma phương 3/18 có con số 3 là con số trục nằm ở ô giữa hình vuông và cộng các con số theo các chiều lại bằng 18 (lưu ý trong ma phương này số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11). Như đã biết trăm Lang Hùng đẻ ra từ bọc Trứng Vũ Trụ nên có mạng Đoài vũ trụ. Số 3 là số Đoài vũ trụ ứng với ma phương 3/18. Ma phương này cho thấy rõ mồn một là số 2 = 11. Số 11 là số Đoài thế gian (theo Dịch, số 3 là số Đoài tầng 1 tức Đoài vũ trụ và số 11 = 3+8 là số Đoài tầng 2 tức Đoài thế gian, nên nhớ là cộng 8 vì các tầng cách nhau 8 quẻ). Đoài thế gian số 11 là khuôn mặt âm tức số 2 của Đoài vũ trụ số 3. Ngày 6 (Tốn) hôn phối với Đoài và tháng 2 (Khảm) là khuôn mặt âm của Đoài vũ trụ 3 và tương đương với Đoài thế gian 11. Rõ như hai năm là mười là ngày lễ hai Bà liên hệ với bản thể Đoài của Hùng Vương.
Một lần nữa cho thấy muốn hiểu thông suốt văn hóa Việt ta phải dựa vào Dịch lý để tìm hiểu. Không nhìn dưới lăng kính Dịch học thì không bao giờ hiểu thấu triệt được văn hóa Việt.
Tóm lại hai Bà Trưng dòng dõi Hùng Vương nên ngày lễ hai Bà mồng 6 tháng 2 âm lịch là ngày tháng liên hệ với hai khuôn mặt tạo hóa (hay truyền thuyết) và thế gian (hay lịch sử) của bản thể Đoài Trứng Vũ Trụ của Tổ Hùng Vương.

Tài Liệu Tham Khảo
.Trần Quốc Vượng, Hùng Vương Dựng Nước, NXB KHXH, Hà Nội, 1972, tập I, tr.154).
.Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca.
.Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ, Cao Dao, Dân Ca, Việt Nam.
.R.J. Wilkinson Malay-English Dictionary.
.Hoàng Triều Ân, Từ Điển Chữ Nôm Tầy, NXB KHXH, Hà Nội 2003.
.Nguyễn Xuân Quang:
-Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức, 1999).
-Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt (Y Học Thường Thức, 2002).
-Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt, 2004).
-Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (Hừng Việt, 2006).
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ Mê Linh đồng âm với (chim) Mơ Lang thì có thể Mê Linh nghĩa là Mệ (Mẹ) Lang. Lang là từ người Việt gọi vua của mình. Mệ Lang nghĩa là Vua Bà. Trưng Vương cũng có nghĩa như vậy (Trưng = Trăng, tức là vua nữ).

Như vậy Mê Linh đây không phải là địa danh mà ám chỉ nơi Vua Bà đóng quân (đóng đô) mà thôi. Việc tìm Mê Linh nằm ở đâu như thế là vô ích vì đây không phải địa danh mà là tên gọi của Trưng Vương

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ Mê Linh đồng âm với (chim) Mơ Lang thì có thể Mê Linh nghĩa là Mệ (Mẹ) Lang. Lang là từ người Việt gọi vua của mình. Mệ Lang nghĩa là Vua Bà. Trưng Vương cũng có nghĩa như vậy (Trưng = Trăng, tức là vua nữ).

Như vậy Mê Linh đây không phải là địa danh mà ám chỉ nơi Vua Bà đóng quân (đóng đô) mà thôi. Việc tìm Mê Linh nằm ở đâu như thế là vô ích vì đây không phải địa danh mà là tên gọi của Trưng Vương

Cảm ơn anh Minh Xuân.

Đây là một khả năng có thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Luân làm ơn cho em xin link nguồn bài viết này! Em có điều cần hỏi tác giả!

Cảm ơn anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Minh Xuân.

Đây là một khả năng có thể.

Đất “Mê Linh” chính tên gọi của nó là đất “Mế Lành”, là cái tên dân gian đặt ra gọi vùng đất rộng lớn và giàu có mà bà mẹ của Hai Bà Trưng, thuộc dòng dõi nhà Hùng, cai quản; vùng ấy gọi là Kẻ Lói, ở Sơn Tây thuộc Hà Nội ngày nay. Theo gia phả dấu kín trong chùa vùng Sơn Tây có ghi họ tên thật của Bà. Nhưng do Bà là người cai quản vùng, rất hiền hậu, hay đem gạo cho người cơ nhỡ thập phương , nên dân gian gọi vùng đất ấy của Bà cai quản là đất Mế Lành và có câu tục ngữ : “Đói thì vào Kẻ Lói mà xin”. Về sau chữ dịch nghĩa gọi bà Mế Lành là bà Man Thiện. Chữ Phong Châu cũng là nguyên gốc Việt, chỉ vùng đất Sơn Tây thuộc Hà Nội ngày nay. Phong có nghĩa là vùng rộng lớn, Phong Châu=Vùng Chậu=Vùng Chúa=Vùng của Vua ( Phong =Động =Đùng= Vùng, Chậu= Chúa= Chủ= =Chu=Châu). Về sau do Hán hóa nên người ta cứ nghĩ Phong Châu là “Huyện đất đá Ong”, người đời sau bị mờ lịch sử , mới “Việt hóa” lại , đặt thành vè: “Bà Trưng quê ở Châu Phong; Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên; Chị em nặng một lời nguyền; Đuổi phường Tô Định thay quyền tướng quân…”. Vùng Lĩnh Nam thuộc Trung Quốc ngày nay còn hàng ngàn tên địa danh các vùng rộng lớn có chữ đầu là “Phong”, đó là những cái tên Lạc Việt. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lan rộng khắp Văn Lang xưa, bao gồm Việt Nam và Giang Nam nay thuộc Trung Quốc, di tích và cứ liệu mà bác sĩ Trần Đại Sĩ đã sưu tầm được bên Trung Quốc chứng minh rõ điều đó, chứ không phải cuộc khởi nghĩa Hai Bà xưa chỉ lan rộng đến Hữu Nghị Quan là hết.

Người Choang ngày nay sống chủ yếu ở Quảng Tây và bộ phận ở Quảng Đông , Qúi Châu và Vân Nam, dân số 17 triệu người, là một bộ phận còn lại của dân Nam Việt, còn giữ khá nguyên vẹn bản sắc. Ngôn ngữ của họ là do phát triển từ ngôn ngữ Việt cổ. Tên các địa danh đều là tên Lạc Việt, đều cấu trúc xuôi như tiếng Việt Nam, trái với cấu trúc ngược của Hán ngữ, tiếng đầu của các địa danh thường biểu hiện thực thể địa lý tự nhiên hoặc khu vực, như sau:

1.“Nà 那” nghĩa là ruộng nước. ( Vùng Giang Nam từ vĩ tuyến 24 vào vĩ tuyến 21 có đến 90% tên các địa danh bắt đầu bằng chữ “Nà”, chủ yếu nằm ở vùng thung lũng có sông và vùng đồng bằng lưu vực như ở các vùng 廣 西 廣 泛, 粤 西,瓊 雷)

2.“Động 洞,峒,垌” nghĩa là Vùng, chỉ nơi thung lũng hẹp có sông nhỏ, sau nghĩa mở rộng hơn chỉ quần thể dân cư cùng huyết thống (như ở Việt Nam thì ở Quảng Bình có Đồng Hới=Động Hới=Vùng Hời là nơi người Hời xưa, cũng thuộc tộc Việt sinh sống). Chữ Động 洞này không phải là Hang như giới sử học Việt Nam giải thích. Chữ Hang là bộ thủ gọi là bộ “Hãn厈”, một trong các nét cấu trúc cơ bản của chữ nho của người Lạc Việt.

3.“Phong 封” nghĩa là Vùng lớn. Nếu theo nghĩa này như của tiếng Choang, thì phủ Khai Phong ở Trung Nguyên vốn nguyên thủy nó phải là phủ “Phong Khơi”, tức “Vùng lớn Mới” , vì so lịch sử thì nó vẫn là mới hơn Phong Châu ở Việt Nam hay Phiên Ngung ở Quảng Đông. Khai Mới=(lướt)=Khơi , đi biển khi ra Khơi thì càng ra càng Mới.

4.“Phu 夫,扶” nghĩa là Núi

5.“La 羅” nghĩa là Lúa

6.“Xung 冲” nghĩa là Sông

7.“Lại 瀨” nghĩa là Bãi

8.“Mãnh 猛” nghĩa là Mảnh

9.“Bằng 馮” nghĩa là Bằng

10. “Bộ 步” nghĩa là Bờ. Cũng giống như Chợ Bờ ở Hòa Bình.

11. “Biên 邊” nghĩa là Bến. Chợ Kim Biên là chợ Bến Vàng, chữ Biên ấy dù là mượn chữ Biên nghĩa là ranh giới nhưng nghĩa của nó là ở cái âm chứ không phải ở biểu ý của chữ, nó đồng bộ với chợ Bến Thành.

12. “Lan 欄” nghĩa là Lán, Lều, chỉ nơi có chợ.

13. “Vân 雲” nghĩa là Vạn, tức vạn chài, Vân tiếng Choang còn có nghĩa là Dân tức người.

Còn hàng trăm chữ nữa, làm tên đầu địa danh, đều là tên Lạc Việt.

(Những chữ ấy là do thư lại người Hán đời sau mượn chữ nho để ghi âm lại tên địa danh Lạc Việt, chứ theo biểu ý của chữ thì nhiều chữ chẳng khớp gì với nghĩa của âm tiếng Choang tức tiếng Việt cả) . Hàng vạn tên làng ở Quảng Đông , Hồ Nam, Qúi Châu, Quảng Tây đều có tên Lạc Việt, vẫn tồn tại đến tận ngày nay bắt đầu bằng chữ Kẻ (chứ không bị đổi thành tên khác như ở Việt Nam, vì cho rằng Kẻ là tên Nôm, từ tục tĩu, xấu). Chữ Kẻ ấy được ghi bằng âm chữ nho là chữ Cổ 古 hoặc chữ Kê 鷄 ( học giả Trung Quốc cho rằng dùng chữ Kê 鷄 gọi tên làng vì người Quảng Phủ nước Nam Việt xưa, mà ngày nay vẫn nói Việt ngữ 粤 语 ,có tục coi bói bằng chân gà, không phải như vậy, Kê 鷄 là phiên âm chữ Kẻ, còn tục coi bói bằng chân gà thì người Việt Nam vẫn có từ cổ đại đến tận ngày nay)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Luân làm ơn cho em xin link nguồn bài viết này! Em có điều cần hỏi tác giả!

Cảm ơn anh!

Lên google gõ bác sĩ Nguyễn Xuân Quang blog là nó ra ngay!

Share this post


Link to post
Share on other sites

LĨNH ĐỊA THỜI VUA TRƯNG

Nghiên cứu của Trần Đại Sỹ

6.1. Vua Bà của Trung-quốc là vua Trưng,

Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên... tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp năm tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà.

Bấy giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ , tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau:

« Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầụVì sơ ý hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng Thượng-đế nổi giận đầy hai công chúa xuống hạ giớị Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày thì Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa. Ngọc-hoàng Thượng-đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-y đồng tử đầu thai để theo dẹp loạn. Thanh-y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đị Ngọc-hoàng Thượng-đế truyền Nhị thập bát tú đầu thai theo.

Thanh-y đồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng đời Ðông-Hán.

Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, thông minh quán chúng, có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, được gả cho Ðặng Thi-Sách.

Thi-Sách làm phản, bị Thái-thú Tô Ðịnh giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-quốc ở phía Nam sông Trường-giang: Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hảị Chư tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.

Quang-Vũ nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mã Viện. Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng-đình. Mã Viện, Lưu Long bị bạịVua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường-giang, hồ Ðộng-đình, oán khí bốc lên tới trời.

Ngọc-hoàng Thượng-đế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị bạị Ngài phải sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Như Lai. Ðức Phật sai mười tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị bạị Cuối cùng ngài truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quán Thế Âm thuyết pháp nữ vương Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu.

Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:

Tích trù Ðộng-đình uy trấn Hán,

Phương lưu thanh sử lực phù Trưng

(Một trận Ðộng-đình uy trấn Hán

Tên còn trong sử sức phù Trưng).

Bỏ ra ngoài những huyền hoặc về Nữ-vương Phật-Nguyệt, tài liệu chứng minh: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng.

Kết luận:

« Khi đã có nữ tướng Phật Nguyệt đánh trận Trường-sa, hồ Động-đình. Mà có trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam, phía Bắc quả tới phía Nam sông Trường-giang ».

6.2. Quả có trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình năm 39 sau Tây-lịch,

Huyền sử (những cuốn phổ) nói rằng: Khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đoạn chép:

« Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ».

Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.(9)

Kết luận:

« Thời Lĩnh-Nam quả có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh trận Trường-sa. Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh-Nam quả gồm có hồ Trường-sa, hồ Động-đình ».

6.3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch,

Huyền sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được vua Trưng trao cho trấn tại Tượng-quận (Vân-nam) . Nhưng vì quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông đã tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối:

Tượng-quận dương uy nhiêu tướng lược,

Bồ-lăng tuẫn tiết tận thần trung.

Nghĩa là:

Trận Tượng-quận dương oai, rõ tài tướng giỏi.

Bến Bồ-lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung.

Hầu hết các sử gia đều cho rằng: Bồ-lăng tức là bến Bồ-đề, ngoại ô Thăng-long. Vả lãnh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậy?

Tôi không tin lý luận này. Tôi quyết có trận Tượng-quận. Vì sao? Vì ba ngài chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long).

Vì vậy, trong dịp hè năm 1982, tôi cầm đầu phái đoàn CMFC sang Vân-Nam, Trung-quốc, để nghiên cứu về một giống trà có khả năng trị tuyệt chứng Cholestérol, Triglycéride... Lợi dụng dịp nhầy, tôi quyết tìm cho ra sự thực.

Ghi chú của Tăng Hồng Minh:

Phái đoàn gồm:

Trưởng-đoàn: Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ,

Thành viên: Bác-sĩ Pascale Vareilla (Biologie), Claude Tarentino (Anatomie), Antonio Fernandes (Cardiologie.) Các dược sĩ: Valérie Cordinante, Jean Marie Limager. Kỹ sư canh nông Antoine Reynault, và một diễn viên điện ảnh Hương-cảng.

Trong chương trình phái đoàn chỉ công tác tại các vùng thuộc Vân-Nam như: Chiêu-dương, Đông-xuyên, Khâu-bắc, Nguyên-dương, Bảo-sơn, Điền-Bắc, Côn-minh; rồi dùng phi cơ từ Côn-minh trở vềParis. Nhưng khi tới Đông-xuyên, giáo sư Trần Đại-Sỹ tìm ra dấu vết cuộc chiến giữa quân vua Trưng và quân Hán, mà không rõ ràng cho lắm. Ông dẫn phái đoàn trở lại Côn-minh, sau khi thảo luận với giáo-sư sử học Đoàn Dương của đại học Văn-sử, được giáo sư Đoàn cho biết: "Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ-lăng. Nay Bồ-lăng nằm trên lãnh thổ Tứ-xuyên, chỗ ngã ba sông Trường-giang và Ô-giang."Thế là giáo sư Trần Đại-Sỹ đề nghị phái đoàn dùng đường thủy về Hồ-Nam, sau đó đáp phi cơ từ Hồ-Nam ra Hương-cảng, rồi đi Paris.

Trên đường từ Độ-khẩu (Vân-Nam) đi Hồ-Nam, sẽ qua... Bồ-lăng. Được đi chơi, dĩ nhiên phái đoàn mừng không sao tả siết!!!. Dĩ nhiên túi tiền của CMFC vơi đi 53.074 dollars nữa để chi cho phái đoàn.

Theo tôi, với số tiền ấy, mà kết quả tìm được Tây-biên của Lĩnh-Nam, cũng rẻ chán. Thế nhưng khi trở về Paris, vụ này đồn đại ra ngoài, một Bác-sĩ Việt-Nam tên Trần L. (từng là bộ trưởng Y-tế hồi VNCH), viết thư cho ông bộ trưởng Văn-hóa Pháp, tố cáo Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ lợi dụng chức vụ trưởng đoàn công tác y khoa, để tìm di tích cổ sử viết sách. Ông Bộ-trưởng trả lời đại ý: "Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ không dùng một xu (centimes) nào của chính phủ Pháp, nên bộ không có thẩm quyền."

Cuối thư ông Bộ-trưởng hạ một câu: "Ví dù Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ có lợi dụng chức vụ, có dùng tiền của bộ Văn-hóa, mà tìm tư liệu làm giầu cho thư viện Pháp thì là điều đáng khuyến khích. Hơn nữa tài liệu đó làm lợi cho Việt-Nam, Ông (Trần L.) phải vui mừng mới phải chứ."

Tăng Hồng Minh tôi là người Việt gốc Hoa, tôi xin tiết lộ một chi tiết này, để các vị độc giả Việt-Nam suy nghĩ!!!

Thế là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu. Miếu khá lớn, chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.

Trước miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất:

Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,

Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết... can vân.

Nghĩa là:

Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.

Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.

Tôi xin vào trong miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi câu đối.

Giang-thượng tam anh phù nữ chúa,

Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.

Nghĩa là:

Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa.

Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.

Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị vạc mất. Ông đề nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du lịch mua giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng. Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết bằng sơn thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-động, huyện Gia-lâm, Hà-nội:

Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định,

Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.

Nghĩa là:

Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định.

Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng.

Kết luận:

Như vậy thì quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận thì biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-xuyên ngày nay.

7. Nghiên cứu những khai quật

Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soạn các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu « Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở đầu «Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (10). Bấy giờ tôi còn trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫu. Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó.

Triều đại Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam, Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau.

Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (Thanh hóa). Sự thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam-dương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau.

  • Ðồng 53%,
  • Thíếc 15-16%,
  • Chì 17-19%,
  • Sắt 4%.
  • Một ít vàng bạc.
Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đã biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc.

Kết luận,

« Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Ðộng-đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói ».

8. Tổng kết,

Sáu vấn đề tôi nêu ra ở trên, rồi đi tìm, tất cả đều còn đầy đủ di tích.

Như vậy: Biên giới cổ của nước Việt-Nam, với các triều đại Hồng-bàng, Âu-lạc, Lĩnh-Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng-đình, phía Tây giáp Tứ-xuyên.

V. KẾT LUẬN:

Thưa Quý-vị

Quý-vị đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, cho tới tin học, y học để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, về biên giới cổ của tộc Việt.

Trong chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán.

Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc.

Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà Nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên Âu-Việt, Lạc-Việt, Đông-Việt, Nam-Việt, Việt-Thường đều thuộc Bách-Việt cả. Cái tên trăm họ hay trăm Việt (Bách-Việt) phát xuất từ huyền thọai vua Lạc-Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14).

Các vị cổ học, học cổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang lấy mốc là hồ Động-đình với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 13-14 tuổi, tôi chỉ được học vài trang ngắn ngủi về nguồn gốc tộc Việt, trong khi đó gia đình cho tôi đọc mấy bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của Hoa, của Việt (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn số trang gấp năm sáu). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Nay tôi mới chứng minh được.

Phải chờ cho đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ Văn-Mẫu thạc-sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến-sỹ Nguyễn Sỹ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học theo lối cổ, không biết những phương pháp quy nạp, tổng hợp nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi. Ngay từ lần đầu gặp nhau, mà một già, một trẻ đã có hai cái nhìn khác biệt. Giáo sư Mẫu trên 50 tuổi mà lại có một cái nhìn rất trẻ, tôi mới có 25 tuổi lại có cái nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa-Việt đưa ra. Vì vậy tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Mẫu đem viết thành tài liệu giảng dạy. Nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, vì chỉ căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết có quá nhiều sai lầm, tôi xin lỗi các đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi Quý-vị.

Hồi bấy giờ tôi sống ở Sài-gòn, thuộc Việt-Nam cộng-hòa đang là nước chống Cộng, nên tôi không thể sang Trung-Quốc, cũng như về Bắc tìm kiếm thêm tài liệu. Phải chờ đến năm 1976 làm việc cho CMFC, hàng năm dẫn các đồng nghiệp sang Trung-Quốc nghiên cứu, trao đổi y học, tôi mới có dịp tìm kiếm lại di tích xưa trong thư viện, trong bảo tàng viện, trên bia đá cùng miếu mạo, đền chùa và nhất là đến tại chỗ nghiên cứụ Gần đây nhờ các đồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt được nguồn gốc tộc Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt.

Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng:

* Người Trung-hoa không phải là con trời như những văn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ còn nghĩ như vậy.

Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản đi tứ phương.

* Không hề có việc người Trung-hoa trốn lạnh hay vì lý do chính trị di cư xuống vùng đất hoang, tạo thành nước Việt. Trong lịch sử quả có một số người Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay người Việt di cư đi sống khắp thế giới.

Lại càng không có việc người Việt gốc từ dòng giống Mã-lai như một vài người ngố ngếch đưa ra.

Theo sự nghiên cứu bắng hệ thống ADN, từ cổ, giống người Trung-hoa, do giống người từ Ðông Nam-á di lên. Những người Ðông Nam-á lại đến từ châu Phi qua ngả Nam-á vào thời gian hơn 20.000 năm trước.

* Người châu Phi đến BắcTrung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 năm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoa.

* Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan.

Biên giới nước Việt thủa lập quốc gồm từ Nam sông Trường giang đến vịnh Thái-lan, Ðông tới biển. Tây tới Tứ-xuyên của Trung-quốc ngày nay.

Ðến đây tôi xin phép các vị giáo sư, quý khách, các sinh viên cho tôi ngừng lời. Xin hẹn lại quý vị đến tháng 11-92 tôi sẽ trình bày trước quý vị về nguồn gốc triết Việt.

Trân trọng kính chào quý vị.

Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ,

Giám đốc Trung-quốc sự vụ

Chú giải của Tăng Hồng Minh,

(1) Tiêu biểu mới nhất là một nhóm thức giả do nhà văn Vương Kỳ Sơn đứng chủ biên, đã xuất bản cuốn Việt-Nam đệ ngũ thiên niên kỷ vào năm 1994 tại Hoa-kỳ.

(2) Sau này được tôn thụy hiệu là Lục-Dương.

(3). Như vậy vua Lạc-Long lấy con gái của anh con bác.

(4). Độc giả có thể tìm đọc tài liệu nghiên cứu này bạt quyển 1. Anh-hùng Lĩnh-nam do Nam-Á Parisxuất bản 1987 mang tên « Bản phụ chú nghiên cứu về nỏ thần ».

(5). Phương pháp mà các giáo sư Tarentino, Vareilla Pascale dùng để biện biệt những bộ xương khai quật trong cổ mộ vùng Hồ-nam, Vân-nam, Quảng-châu, Quý-châu không khác các chuyên viên Hoa-kỳ trong ủy ban tìm kiếm tử sĩ Hoa-kỳ tại Việt-nam đã xử dụng. Có điều, các chuyên viên Hoa-kỳ gặp nhiều khó khăn hơn, vì phải đi vào chi tiết từng cá nhân, còn IFA chỉ phân chủng loại.

(6). Xin xem Cẩm-khê-di-hận do Nam-Á Paris xuất bản 1992, để biết hai trận hồ Ðộng-đình. Một trận do Chu Tái-Kênh, Ðinh Xuân-Hoa, Phật-Nguyệt, Ðinh Bạch- Nương, Ðinh Tĩnh-Nương, Quách-Lãng đánh với Lưu-Long, Mã-Viện. Một trận do Hoàng Thiều-Hoa cùng với các tướng trên đánh với mười hai đại tướng quân Hán.

(7). Tư-mã Thiên, Sử-ký, quyển 1, Ngũ-đế bản-kỷ, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959 trang 3-6.

(8). Ðộc giả muốn biết chi tiết trận đánh lịch sử này, xin đọc Ðộng-đình hồ ngoại-sử, cùng tác giả, do Nam-Á Paris xuất bản (1990).

(9). Xin đọc « Mùa xuân trên hồ Động-đình tưởng nhớ Trưng-Vương » trong phần bạt Anh-hùng Lĩnh-nam, do Nam-Á xuất bản 1987.

(10) Vũ Văn-Mẫu, Cổ luật Việt-nam và tư-pháp sử, quyển thứ nhất, tập thứ nhất, trang 9-51.

(11). Chữ văn hóa Bắc-sơn ở đây chỉ có ý nghĩa rằng cuộc khai quật ở núi Bắc-sơn (Lạng-sơn), đã tìm thấy những cổ vật đồ đá. (Thời kỳ đồ đá)

(12). Chữ văn hóa Ðông-sơn chỉ cuộc khai quật ở Ðông-sơn, đã tìm thấy đồ đồng (thời đồ đồng).

(13). Hè 1992 sau khi cùng phái đoàn IFA du khảo về loại cây trị cholestérol ở Vân-nam, thời gian còn lại, Giáo-sư Trab Ðại-Sỹ đi khảo cứu xương người cùng các khai quật ở Vân-nam, Quảng Ðông (Trung-quốc), các tỉnh Bắc-thái như Nùng-khai, Thanon, U-bon, U-don Tha-ni. Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ đã tìm lại được hai trống đồng thời vua Trưng, ở Quảng-đông, để trong bảo tàng viện địa phương. Ông đã mất rất nhiều tiền, cùng trăm ngàn khó khăn mới mua và đưa lọt về Paris.

(14). Chữ trăm trong ngôn ngữ Việt có nhiều nghĩa.

Có nghĩa là đời người như:

Trăm năm trong cõi người ta.

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau

(Kiều)

Trăm năm xe sợi chỉ hồng,

Bắt người tài sắc buộc trong khung trời

Trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng,

Hễ ai có bạc tôi bồng trên tay.

(ca dao)

Có nghĩa là chết:

Khi nào cụ tôi trăm năm đi rồi.

Nhân sinh bách tuế vi kỳ

(Người ta sinh ra lấy trăm năm làm hẹn)

Trăm năm như cõi trời chung,

Có nghề cũng phải có công mới thành.

(ca dao)

Có nghĩa là tất cả:

Trăm họ, hay trăm bệnh,

Trăm hoa đua nở mùa xuân,

Cớ sao cúc lại muộn buồn thế kia ?

(ca dao)

Trăm dâu đổ đầu tằm.

(Tục ngữ)

Trăm con trong huyền sử Việt hay Bách-Việt có nghĩa này.

Tài liệu nghiên cứu chính:

SÁCH CHỮ HÁN

Tư Mã-Thiên, Sử ký, Trung-hoa thư cục Thượng-hải xuất bản 1959

Ban-Cố, Tiền Hán thư, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959

Phạm Việp, Hậu Hán thư, Trung hoa thư cục xuất bản 1959.

Hoài Nam Tử, quyển 18, Trùng Hoa thư cục Ðài Bắc xuất bản, 1959.

Cố Dã-Vương, Ðịa-dư chí, Cẩm-chương thư cục xuất bản 1920.

Trần Luân-Quýnh, Hải quốc kiến văn lục, cổ bản, thư viện Paris.

Lê Quý-Ðôn, Phu-biên tạp lục, cổ bản của thư viện Paris.

Lê Quý-Ðôn, Ðại-Việt thông sử, cổ bản của thư viện Paris.

Phan huy-Ích, Lịch triều biến chương loại chí, cổ bản của thư viện Paris.

Quốc-sử quán, Hoàng-Việt địa dư chí, bản của thư viện Paris.

Quốc-sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản của thư viện Paris.

Ðịa đồ xuất bản xã, Trung-hoa nhân dân cộng hòa quốc phân tỉnh địa đồ tập, Bắc-kinh 1974.

Ðại học văn khoa Hồ-nam, Hồ-nam lịch đại khảo chứng 1980.

 Cùng rất nhiều tài liệu không tác giả, lưu trữ tại thư viện, bảo tàng viện Hồ-nam, Quý-châu, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-Nam.

SÁCH CHỮ PHÁP

Léonard Aurouseau. La première conquête chinoise des pays anamites, BEFEO XXIII

Claude Madrolle, Le Tonkin Ancien, BEFEO, XXXVII.

SÁCH CHỮ VIỆT

Ðào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, Hà-nội 1946.

=====================================================

Miếu thờ Trưng Vương trên đất Hồ Nam

Trên đất Trung Quốc mà lại có đền thờ Bà Trưng ? Lạ, nhưng có thật. Vì nguồn thông tin này do hai nho sỹ Việt Nam từng đi sứ sang Trung Quốc, từng nhìn thấy ngôi đền và ghi chép lại trong thơ văn của họ. Đó là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm.

Nguyễn Thực (1554 - 1637) người làng Vân Điềm (tên nôm là làng Đóm), nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Ông đỗ tiến sĩ nhị giáp khoa thi đình đầu tiên của nhà Lê Trung hưng mở tại Thăng Long (năm 1595). Nguyễn Thực là vị quan thanh liêm, chính trực, được người đương thời trọng vọng. Trong thời gian được cử đi sứ sang Trung Quốc, ông có làm một số thơ, nhưng sau đó bị thất lạc. Tới thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn sưu tầm được 10 bài, trong đó có 4 bài làm trong thời gian đi sứ. Trong 4 bài này, có một bài cho biết là ở Trung Quốc, phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh có đền thờ Trưng vương. Đó là bài Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh (về Nam đến rặng núi Ngũ Lĩnh):

Ngũ Lĩnh điêu nghiêu trấn Việt thùy

Hứa đa cảnh trí chiếm thanh kỳ

Uất thông đông hậu thùy thiên cán

Nùng diễm xuân tiền mai nhất chi

Đồng trụ Trưng vương lưu cựu tích

Thạch nhai Trưng tướng phục tùng từ

Phong cương tự cổ phân trung ngoại

Thậm tiễn thiên công xảo thiết thi

Dịch:

Núi Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt

Biết bao cảnh trí tươi tắn kỳ lạ

Sau mùa đông ngàn cây tùng xanh um

Trước mùa xuân một nhành mai diễm lệ

Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương

Đường đá nghiêng bên ngôi đền Trưng tướng

Chốn biên cương từ xưa phân rõ trong, ngoài

Rất phục thợ trời sao khéo đặt bày

Tác giả viết bài này khi về tới dãy núi Ngũ Lĩnh ở Trung Quốc, tức dãy núi làm ranh giới hai nước Sở, Việt thời cổ. Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam (phía Nam hồ Động Đình) và Việt là khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. Về tứ thì đây là bài thơ đẹp một cách hồn hậu. Có thể, khi đó là cuối mùa đông nhưng gió xuân đã thổi nên tùng bách vẫn xanh um, mà một bông hoa mai trắng đã nở chào mùa xuân mới đang tới.

Song, chúng tôi lại lưu ý tới một chi tiết về lịch sử ở câu thứ 5 - Cột đồng lưu dấu cũ Trưng Vương. Trưng Vương ở đây chính là vua bà Trưng Trắc của chúng ta, người đã giành lại độc lập cho đất nước và làm vua trong 3 năm, từ năm 40 đến 43. Cột đồng là muốn nhắc lại việc Mã Viện cướp các trống đồng đất Việt, đúc thành cột dựng ở một số nơi để ghi chiến công (cũng như đem về Trường An đúc ngựa đồng đặt ở cung vua). Còn dấu cũ Trưng Vương, hẳn là dùng để chỉ ngôi đền đã được dựng lên để thờ vị nữ anh hùng của dân Việt. Nói rằng đó là ngôi đền thờ bà Trưng vì còn một chứng cứ nữa. Đó là điều mà hai thế kỷ sau Ngô Thì Nhậm có dịp nhắc lại khi ông đi sứ.

Ngô Thì Nhậm (1746- 1803) quê ở Tả Thanh Oai (tên nôm là làng Tó) nay thuộc huyện Thanh Trì. Năm 1793, ông có đi sứ nhà Thanh, có sáng tác tập Hoàng Hoa đồ phả - một tập thơ có cả những bức vẽ. Trong tập đó có một bài nhan đề Phân Mao lĩnh (Núi Phân Mao):Nhất đái thanh sơn Sở, Việt giao

Hoàng Mao dịch lộ nhận Phân Mao

Thiên thư bất tận Hành Sơn Lĩnh

Địa khí hoàng phù Nhạn Trạch Mao

Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ

Uy đà quế đố lạc sơn sào

Phong lai giải uấn tay nam lợi

Vị ứng Hùng Bi vạn nhận cao

Nghĩa là:

Một dải núi xanh ở nơi giáp giới với Sở và Việt

Trên đường đến trạm Hoàng Mai nhận ra đó là núi Phân Mao

(Ranh giới của Trung Hoa là do) Sách trời định ra không quá núi Hành Sơn (1)

Khí đất làm trôi ngược lông chim nhạn ở Nhạn Trạch (về phía nam)

Lưỡi kiếm của bà Trưng mở ra động phủ

Sâu quế của Triệu Đà còn đầy trong hang núi

Gió từ tây nam làm nguôi cơn nồng

Coi thường núi Hùng Bi dù cao tới muôn sải (2)

Ngô Thì Nhậm có lời chú thích rằng: “Núi Phân Mao ở địa giới Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam, có cỏ mao rẽ hai ngả Nam Bắc, trên đường đi có biển đề Phân Mao lĩnh”.

Như vậy thì núi này là chỗ ranh giới hai nước Sở, Việt. Như đã nêu ở trên, Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam và Việt là khu vực hai tỉnh Lưỡng Quảng ngày nay. Và vậy là, theo bài thơ này, tại Hồ Nam có đền thờ bà Trưng Trắc.

Không rõ về sự kiện này thì Ngô Thì Nhậm rút từ tư liệu nào? Chính sử Việt Nam và Trung Quốc không có ghi chép gì về sự kiện đó. Có thể đó chỉ là truyền thuyết ? Nhưng cơ sở để hình thành truyền thuyết này thì có thể giải thích được. Các sách chính sử có ghi là sau khi Mã Viện hoàn thành công việc xâm lăng đã bắt trên 300 cừ suý (có thể hiểu là “tướng lĩnh cừ khôi”) người Việt đưa về Trung Quốc, an trí tại Linh Lăng. Linh Lăng chính là phần đất phía Nam tỉnh Hồ Nam. Số ba trăm cừ suý đó, tất phải là các thủ lĩnh nghĩa quân, tướng lĩnh của Hai Bà và các lạc hầu, lạc tướng, đã kiên quyết chống lại quân Mã Viện. Những người dân Việt yêu nước này, tuy bị đầy ải xa quê hương nhưng vẫn hướng về đất Tổ, lập “miếu Bà Trắc” để tưởng nhớ thủ lĩnh của mình, thể hiện ý chí bất khuất của người Việt. Những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa kháng chiến ngày đó tất cũng được lưu truyền trong cộng đồng đó, nhưng rồi trải qua bao đời, chuyện bị “khúc xạ”, trở thành truyền thuyết Hai Bà Trưng đánh Mã Viện trên đất Hồ Nam.

Miếu Bà Trắc ở bên hồ Động Đình đúng là biểu tượng hiên ngang bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng, dù bị tách khỏi quê hương. Còn về cột đồng được nhắc tới trong thơ Nguyễn Thực thì có thể hiểu là Mã Viện sau khi an trí các cừ suý Việt ở Linh Lăng thuộc Hồ Nam, Ngũ Lĩnh thì cho dựng một (hoặc nhiều) cột đồng để tự biểu dương chiến công. Nhưng các cừ suý Việt đã xây ngay đền thờ Hai Bà ở chỗ có cột đồng nọ để khẳng định bản lĩnh của cộng đồng mình.

Dù sao, “Miếu thờ Trưng Vương” ở đất Hồ Nam là có thật.

Nguyễn Vinh Phúc

Báo hanoimoi.com.vn

------------------------

(1) Hành Sơn: tên dãy núi trùng điệp trên địa bàn huyện Hành Dương.

(2) Hùng Bi là một dãy núi ở huyện Kỳ Dương, huyện cực Nam của tỉnh Hồ Nam.

Dị bản của bài thơ

Đây là dị bản của bài thơ :

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

Ba thu gánh vác sơn hà

Một là báo phục hai là Bá Vương

Uy thanh động đến Bắc phương

Hán sai Mã Viện lên đường tấn công

Hồ Tây đua sức vẫy vùng

Nữ nhi địch với anh hùng được sao!

Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo

Hai Bà thất thế cùng liều với sông!

Phục Ba mới dựng cột đồng

Ải quan truyền dấu biên cương cõi ngoài

Trưng Vương vắng mặt còn ai

Đi về thay đổi mặc bầy Hán quan ./..

(Trước là nghĩa, sau là trung

Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.?/.)

=====================================================

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sách sử Trung Quốc

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau Công nguyên) là một sự kiện trọng đại của lịch sử Việt Nam, được coi là biểu tượng cho ý chí độc lập của dân tộc Việt Nam. Hai Bà Trưng được coi là những người anh hùng đầu tiên của sự nghiệp giữ nước, hàng trăm nơi trên đất nước ta có đền thờ Hai Bà và các vị tướng theo Hai Bà đánh giặc. Phạm vi hoạt động của cuộc khởi nghĩa lan rộng tới nhiều vùng đất nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc, ở một số địa phương bên Trung Quốc cũng có đền thờ Hai Bà và dấu tích cuộc khởi nghĩa này. Do vậy, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng được những người viết sử Trung Quốc đề cập tới. Xin điểm lại một số ý kiến đánh giá về cuộc khởi nghĩa này qua các ấn phẩm được xuất bản công khai ở Trung Quốc từ năm 1950 đến những năm gần đây để bạn đọc tham khảo.

file:///C:/Users/THIENSU/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image005.jpg

Tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định (Tranh dân gian Đông Hồ).

1. Vào những năm 50, sách Trung Quốc thông sử giản biên của Phạm Văn Lan viết:

“Khi Tô Định làm Thái thú Giao Chỉ, y là một tên quan tham tàn ác, mở mắt chỉ nhìn thấy tiền, nhắm mắt làm việc. Năm 40, con gái lạc tướng huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ là Trưng Trắc, cùng với em gái là Trưng Nhị khởi binh phản kháng, quần chúng nhân dân người Việt, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố… nổi dậy hưởng ứng. Trưng Trắc lấy được 65 huyện thành, tự lập làm vua. Sách Hậu Hán thư viết: “Trưng Trắc rất hùng dũng, bị Tô Định trừng phạt, phẫn nộ khởi binh”, do đó là cách nói sai lầm. Nếu Trưng Trắc chỉ vì phẫn nộ cá nhân thì tại sao người Việt người Lý ở 4 quận lại đứng dậy hưởng ứng? Tại sao thứ sử thái thú bị vây hãm ở trong thành, không nhận được sự viện trợ của cư dân? Đủ thấy những tên Thứ sử, Thái thú ấy đều là bọn quan lại tham lam tàn ác giống như Tô Định, từ lâu đã bị cư dân chán ghét. Thắng lợi của Trưng Trắc chính là vì hành động của bà thuận theo ý muốn chung là đánh đuổi bọn quan lại tham lam tàn ác.

Song Trưng Trắc tách khỏi triều Hán, tự lập làm vua, trong điều kiện thời bấy giờ vẫn chưa phù hợp với lợi ích chung của người Việt người Lý. Về kinh tế vẫn cần thiết giữ mối liên hệ với triều Hán, không có quan hệ về chính trị lại muốn duy trì những mối liên hệ kinh tế ấy đương nhiên là rất khó khăn… Lúc bấy giờ người Việt người Lý về kinh tế giữ mối liên hệ với triều Hán là có lợi, điều đó là quyết định Mã Viện là người chiến thắng còn Trưng Trắc là kẻ chiến bại…

Tại Quận Giao Chỉ, Mã Viện đã xây dựng thành quách, củng cố địa vị của quan lại Hán; đào mương dẫn nước đem lại lợi ích cho nông nghiệp của người Việt. Lại tâu với triều đình (nhà Đông Hán) huỷ bỏ hơn mười điều luật của người Việt không phù hợp với luật của người hán. Có thể thấy được là, trong xã hội văn hoá còn thấp kém, luật pháp thường là rất tàn khốc. Mã Viện huỷ bỏ hơn 10 điều luật của người Việt đã giúp đỡ lạc dân giảm nhẹ được áp bức của Lạc Vương” (1).

2. Vào những năm 60, sách Thống sử thế giới của Chu Nhất Lương chủ biên viết: “Trong thời kỳ nhà Hán thống trị Việt Nam, nhân dân Việt Nam bị bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc ngày càng trầm trọng, giữa bọn bóc lột mới xuất hiện là Lạc tướng với chính quyền nhà Hán cũng tồn tại mâu thuẫn, ra sức muốn thoát khỏi sự thống trị của triều đình nhà Hán. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đan xen vào nhau, và ngày càng gay gắt, cuối cùng đã dẫn đến khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam do Hai Bà Trưng lãnh đạo.

Vào đầu thời nhà Đông Hán, Thái thú Giao Chỉ là Tô Định vừa tuỳ tiện nâng cao mức bóc lột với nhân dân, vừa ra sức áp chế Lạc tướng, năm 40 giết chết Lạc tướng Thi Sách, vợ Thi Sách là Trưng Trắc đầu tiên khởi nghĩa chống lại, cùng với em là Trưng Nhị trở thành lãnh tụ của nghĩa quân, sử sách gọi là khởi nghĩa đánh bại quân chiếm đóng của triều đình nhà Hán, đánh chiếm được 65 thành ấp, Trưng Trắc tự lập làm vua.

Khởi nghĩa ở Giao Chỉ rất nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của nhân dân ở hai quận Cửu Chân và Nhật Nam, thanh thế rất mạnh mẽ. Năm 42, Mã Viện nhận được lệnh đem quân sang trấn áp. Cuối cùng quân khởi nghĩa đã thất bại. Năm 43 Hai Bà Trưng bị giết hại.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh với quy mô rộng lớn đầu tiên chống lại áp bức dân tộc và áp bức giai cấp của vương triều phong kiến Trung Quốc. Mục đích trực tiếp của khởi nghĩa là tranh thủ độc lập. Vì triều đình nhà Hán lớn mạnh, so sánh lực lượng quá mạnh - yếu cho nên chưa thể thực hiện được độc lập.

Nhưng khởi nghĩa đã giáng mạnh vào bọn thống trị buộc chúng phải đưa ra một số nhượng bộ khôi phục lại một số tập quán của Việt Nam, hạn chế bóc lột quá nặng, làm thuỷ lợi đào mương dẫn nước… Những biện pháp nhượng bộ đó, chính là kết quả của đấu tranh khởi nghĩa của Hai Bà Trưng” (2).

3. Vào đầu những năm 80, sách Cổ Đại Trung - Việt quan hệ sử tư liệu tuyển biên viết: “Cai trị của Đông Hán ở Giao Chỉ giống như thời Tây Hán. Vì sự áp bức và bóc lột tàn bạo của vương triều Đông Hán và bọn quan lại địa phương (Thứ sử và Thái thú người Hán), dã dẫn đến phản kháng mãnh liệt và khởi nghĩa liên tục của nhân dân các dân tộc ở vùng Giao Chỉ, trong đó quy mô lớn nhất là khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40. Cuộc khởi nghĩa này lan rộng ra cả 4 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố (Quảng Tây - Trung Quốc), nhân dân các dân tộc đã tham gia vào, kéo dài được 3 năm”.

4. Thời gian gần đây, trong bài viết nhan đề Nghiên cứu đối với việc Mã Viện chinh phục Giao Chỉ (Đối Mã Viện chinh phục Giao Chỉ đích tham thảo) trong tập bài nghiên cứu về lịch sử quan hệ Trung - Việt được xuất bản tại Quảng Tây, 1992, tác giả Hoàng Tranh viết: “Vùng Giao Chỉ trước khi vương triều phong kiến Trung Quốc đặt thành quận huyện, chưa xuất hiện chính quyền nhà nước độc lập” (trang 4). Do vậy, “Khởi sự của Hai Bà Trưng nổ ra vào thế kỷ thứ nhất, thì lúc bấy giờ, rõ ràng Giao Chỉ nằm trong bản đồ của Trung Quốc, là một quận của vương triều Đông Hán… Do đó việc Mã Viện chinh Giao Chỉ chỉ thuộc vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc thời bấy giờ, chứ không mang tính chất xâm lược của một quốc gia có chủ quyền đối với một quốc gia có chủ quyền khác” (trang 4).

Khi bàn về tính chất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tác giả viết: “Giao Chỉ là quận huyện của vương triều phong kiến, các Thái thú của quận do chính quyền trung ương phái đến, họ tiến hành thống trị theo phương thức của chủ nghĩa phong kiến, ra sức làm cho chế độ phong kiến thấm sâu vào toàn bộ vùng Giao Chỉ…” (trang 6). Thế là ở vùng Giao Chỉ, “bắt đầu xuất hiện chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến. Chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến đó cũng như chế độ phu thuế phong kiến gắn liền với chế độ ruộng đất phong kiến đó, vào thời kỳ đầu của xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ, là một quan hệ sản xuất tiến bộ” (trang 7).

Các huyện thuộc quận, trong thực tế vẫn còn Lạc tướng chủ nô tương đương với huyện lệnh, nắm giữ. Lạc tướng làm việc căn cứ theo những cái của chế độ nô lệ, có ý đồ muốn duy trì chế độ nô lệ lạc hậu. Như thế xoay quanh vấn đề phong kiến hóa và chống lại phong kiến hoá, giữa giai cấp địa chủ phong kiến mà đại biểu là giới thống trị nhà Đông Hán với quí tộc chủ nô ở Giao Chỉ mà đại biểu là các Lạc tướng đã nảy sinh mâu thuẫn và đấu tranh không thể điều hoà được (trang 6). Cuộc đấu tranh này cũng diễn ra trong lĩnh vực hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, thể hiện qua “bọn Thái thú Đông Hán ra sức thi hành luật pháp phong kiến nhằm thay thế cho luật pháp của quí tộc chủ nô… đã vấp phải sự thù địch và chống lại của các Lạc tướng” (trang 7).

Trưng Trắc là hậu duệ của Lạc Vương con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, do đó là một nhân vật đại biểu rất có ảnh hưởng trong tầng lớp quí tộc chủ nô ở Giao Chỉ. Mê Linh là quận trị của quận Giao Chỉ thời bấy giờ, cũng là trung tâm diễn ra phong kiến hoá của vương triều Đông Hán ở Giao Chỉ. Trưng Trắc đã nhận thấy sự nguy hại của chế độ phong kiến mà quan lại Đông Hán thi hành gây ra cho quí tộc chủ nô mà Bà là đại biểu. Trưng Trắc “hùng dũng” không chịu sự trói buộc, dám coi thường và chống lại pháp lệnh phong kiến, bị Tô Định ràng buộc theo luật pháp lại càng căm phẫn. Trưng Trắc cùng với chồng là Thi Sách, con trai của một Lạc tướng khác, đã nổi dậy, gây rối. Bọn quí tộc chủ nô liên kết thành liên minh với nhau, công khai chống lại chính quyền phong kiến Đông Hán. Thái thú Tô Định thẳng tay đàn áp Thi Sách. Trưng Trắc lập chí báo thù, cùng em gái là Trưng Nhị tập hợp bọn Lạc tướng ở các nơi “khởi binh phản loạn” chống lại chính quyền nhà Đông Hán. Hai Bà Trưng được sự ủng hộ của quí tộc chủ nô, đứng dưới cờ đánh đuổi Tô Định, chiếm được một số thành ấp ở Giao Chỉ và Cửu Châu là những nơi vốn bị các Lạc tướng khống chế, tự lập làm vua.

“Khởi sự của Hai Bà Trưng nổ ra ở Giao Chỉ vào thế kỷ thứ nhất, không phải là cuộc khởi nghĩa nhân dân, mà là một cuộc bạo loạn chống lại phong kiến hoá do quí tộc chủ nô phát động. Chính quyền mà Hai Bà Trưng lập ra không phải là chính quyền của nhân dân khởi nghĩa, mà là chính quyền cát cứ phân liệt của quí tộc chủ nô. Trong thời kỳ đang lên của xã hội phong kiến Trung Quốc, khi quan hệ sản xuất phong kiến ở Giao Chỉ vẫn là một loại quan hệ sản xuất mới được hình thành, trong tình hình Trung Quốc xây dựng nhà nước phong kiến mới ra đời nhằm duy trì chế độ nô lệ lạc hậu, bất cứ hành động điên cuồng nào muốn xây dựng chính quyền cát cứ tạo ra phân liệt ở trong nước, thì đều là hành động đi ngược lại phương hướng phát triển của lịch sử xã hội. Vì thế, khởi nghĩa của Hai Bà trưng, xét về bản chất, không phải là tiến bộ mà là sự thụt lùi” (trang 8 - 9), tính chất của nó là “bạo loạn phản cách mạng” (trang 10).

“Mã Viện chinh phục Giao Chỉ hoàn toàn là sự nghiệp tiến bộ thích ứng với trào lưu lịch sử, Mã Viện quyết không phải là một người có tội đối với lịch sử, mà là một nhân vật lịch sử có đóng góp một sự phát triển của xã hội” (trang 14).

Giới thiệu một số ý kiến được nêu lên trong một số ấn phẩm sử học của Trung Quốc qua các thời kỳ khác nhau, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bạn đọc có thể thấy được những biến đổi theo các đánh giá của mỗi thời kỳ. Khỏi phải bình luận nhiều khi thấy những đánh giá từ những năm 60 về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ chỗ “là cuộc đấu tranh chống áp bức, tranh thủ độc lập của nhân dân Việt Nam”, đến những năm gần đây chỉ coi là cuộc “khởi binh phản loạn”…

Sự xuyên tạc ấy không chỉ là sự bóp méo lịch sử mà còn là sự xúc phạm đến những tình cảm thiêng liêng không chỉ của nhân dân và giới sử học Việt Nam.

Chú thích

1. Phạm Văn Lan: Trung Quốc thông sử giải biên. Tập 2. Trung văn, Bắc Kinh, Nxb Nhân dân, in lần thứ 3, 1961, tr 195 - 196.

2. Thông sử thế giới do Chu Nhất Lượng… chủ biên. tập 2. Bắc Kinh, Nxb Nhân dân, 1962, tr 395.

* Những chữ viết nghiêng do chúng tôi nhấn mạnh. V.P.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích Sử thuyết họ Hùng:

Ở quận Cự Lộc có 3 anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bảo (chữ Giác – Lương – Bảo chỉ có nghĩa là Thứ 1, Thứ 2, Thứ 3). Trương Giác tinh thông y thuật, tự coi là truyền nhân của Trương Đạo Lang đã lập nên Thái Bình Giáo vừa giúp dân vừa cứu đời , sau 10 năm hoạt động Thái Bình Giáo đã truyền ra khắp nước, Hán Linh Đế và bọn tham quan ô lại vẫn vùi đầu ăn chơi. Đệ tử Thái Bình Giáo được tổ chức chặt chẽ thành 36 phương, ước hẹn vào ngày 5-3- giáp tý (184 ) sẽ đồng loạt khởi nghĩa phục quốc. Nhưng có kẻ phản bội kế hoạch bị lộ, Trương Giác quyết định khởi nghĩa sớm 1 tháng tức 6-2-Giáp tý -184. Trương Giác xưng là Thiên Công Tướng Quân, Trương Lương là Nhân Công Tướng Quân và Trương Bảo là Địa Công Tướng Quân, vì quân khởi nghĩa dùng khăn vàng quấn lên đầu làm ám hiệu nên được gọi là Quân khăn vàng. Hãn quân do Hà Tiến và Tào Tháo chỉ huy đã đàn áp đẫm máu quân khởi nghĩa, sau 9 tháng chiến đấu ngoan cường không may thủ lãnh Trương Giác bị bệnh đột ngột từ trần, các em Trương Lương, cũng lần lượt hy sinh. Quân chủ lực khăn vàng bị đánh bại nhưng những cánh quân lẻ tẻ tiếp tục kháng chiến đến cả chục năm sau, Hãn quân vẫn chưa diệt hẳn được.

Thực là 1 trang sử bi hùng, được sử Việt Nam lưu giữ dưới truyền tích khởi nghĩa của 2 bà Trưng : Trương Giác là bà Trưng Trắc, Trương Lương là Trưng Nhị.

Trích Lãn Miên:

Đất “Mê Linh” chính tên gọi của nó là đất “Mế Lành”, là cái tên dân gian đặt ra gọi vùng đất rộng lớn và giàu có mà bà mẹ của Hai Bà Trưng, thuộc dòng dõi nhà Hùng, cai quản; vùng ấy gọi là Kẻ Lói, ở Sơn Tây thuộc Hà Nội ngày nay. Theo gia phả dấu kín trong chùa vùng Sơn Tây có ghi họ tên thật của Bà. Nhưng do Bà là người cai quản vùng, rất hiền hậu, hay đem gạo cho người cơ nhỡ thập phương , nên dân gian gọi vùng đất ấy của Bà cai quản là đất Mế Lành và có câu tục ngữ : “Đói thì vào Kẻ Lói mà xin”. Về sau chữ dịch nghĩa gọi bà Mế Lành là bà Man Thiện.

Phần bắt đầu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng như trên trùng khớp với khởi nghĩa Khăn Vàng khi thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa "cứu dân độ thế", cứu đói cho dân. Có thể cũng vì vậy mà khi Bà Trưng khởi nghĩa người dân ở khắp nơi mới hưởng ứng sâu rộng như vậy. Nghĩ xa hơn có thể chính Mế Lành (Man Thiện) là Bà Trưng thì hợp lý hơn vì Mế Lành nhờ cứu đói nên mới có uy tín trong dân mà có điều kiện khởi nghĩa.

Phần cuối của cuộc khởi nghĩa theo chính sử Việt là Hai Bà nhảy xuống sông tự tử. Nhưng trong Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ 17) thì kết cục này có khác. Hai Bà không chết trận mà giảng hòa với Mã Viện, rồi bị nhiễm bệnh chết:

Chị em nhiễm tật yên hà

Nửa đêm bỏ đất ruổi xa lên trời

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là sự "phóng tác" của Thiên Nam ngữ lục, nhưng nay nếu so với khởi nghĩa Hoàng Cân thì có thể thấy đây là một tư liệu chính xác hơn. Kết cục khởi nghĩa Hai Bà hoàn toàn trùng với kết cục của khởi nghĩa Khăn Vàng khi thủ lãnh Trương Giác đột ngột qua đời làm quân khởi nghĩa tan rã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay xem mục này:

http://diendan.lyhoc...o-hai-ba-trung/

Thấy có một số câu đối lạ về Hai Bà Trưng, xin nêu lại:

1/ Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại,

Tam chiến can qua hậu, nữ trung hào kiệt cổ lai vô.

Xin tạm dịch:

- Cửu Chân biên cương vạch rõ Bắc Nam hai nước riêng hai,

Sau mấy cuộc chiến chinh nữ anh hùng trước sau có một.

Tại sao khởi nghĩa Hai Bà lại có chỗ lấy Cửu Chân để phân chia biên giới Nam Bắc? Khởi nghĩa của Hai Bà có gì liên quan đến Cửu Chân (Thanh Hóa?) đâu? Và việc hòa hoãn, phân chia biên giới đâu có thấy ghi chép gì trong chính sử?

2/ Cung kiếm thất tu mi, nữ chủ uy thanh lưu thất quận,

Bình Mông phổ bào dư, thần vương phúc tỉ vĩnh thiên thu.

Xin tạm dịch:

- Cung kiếm vượt nam nhi, Nữ Vương uy danh lưu bảy quận,

Vì đồng bào diệt Mông, Thần linh công đức mãi muôn năm.

"Diệt Mông" là diệt ai đây? Hai Bà đánh nhau với giặc "Mông" hồi nào? "Thất quận" là những quận nào?

Nhờ mọi người thử nghĩ, giải đáp giúp.

Share this post


Link to post
Share on other sites