phoenix

Số Phận Cụ Rùa Hoàn Kiếm Ra Sao Hỡi Lạc Việt Độn Toán?!

9 bài viết trong chủ đề này

Mấy ngày nay cả Hà Nội và các địa phương trong nước canh tin cụ Rùa. Tính truyền thống xì xầm, to nhỏ rất ư là truyền thống dân tộc nó trỗi dậy ở mọi ngóc ngách chợ búa đến các công sở. Từ bác xe ôm, cô hàng rau, bà hàng nước đến nhân viên văn phòng và cả ... sir.

Ngẫm chuyện này thấy thương mà cũng mừng cho cụ Rùa. May mà cụ còn biết show mấy vết thương để người ta hiểu là cụ cầu cứu chứ không thiên hạ cứ tưởng cụ "lên" là để mừng sự kiện của đất nước. Cũng được phước cho "Lục Thủy", nhờ cái ân của cụ "thăng" khỏi mặt nước mà được săn sóc dọn dẹp cho sạch sẽ. Nhưng không biết đến năm Bộ tham gia thì sau khi dọn người ta sẽ xả ra cái gì. Giờ thì năm Bộ chia nhau mỗi người làm một việc thấy "tình thương mến thương" vì dân tộc, quốc gia ra phết.

Chẳng biết được bao lâu nhưng cũng quý rồi. Ít ra thì phong thủy Hà nội cũng được hưởng chút ích lợi vì hồ Lục Thủy xanh sạch, sinh khí sẽ thêm tăng. Xét về nguyên lý trời đất thì cứ cân bằng âm dương, ngũ hành là mọi thứ suy rồi lại thịnh thôi. Mong lần này cấm ra cấm, phạt ra phạt để giữ cho phong thủy của thủ đô thêm phần giá trị.

Trở lại sinh mệnh cụ Rùa thấy bao người lo lắng đâm ra cũng lo lắng theo. Lỡ ra với cụ một cái thì tinh thần "mất mát" đi cũng ít nhiều. Lần nào ra Hà Nội cũng đi qua hồ và cũng gặp cụ cả. Ngẫm ra Hà nội có không gian tâm linh văn hóa cũng thiêng liêng lắm chứ. Vắng cụ rồi thì tiếc nuối biết bao. Đến đời con mình chỉ còn biết giở báo ra đọc cái ngày người ra lo cứu cụ Rùa mà xót xa.

Thương cụ là thế, nên lấy Lạc Việt Độn Toán ra mà ngẫm xem con đường hồi sinh của Cụ thế nào? Mong là vạn sự bình yên cho Cụ. Vốn dĩ tính hay cắc cớ nên hỏi một tràng cho thỏa lòng xem sao:

0 giờ 32 phút ngày 05/03/2011 (DL)

Cụ Rùa có lên gò không? Cảnh Tiểu Cát (Ngóng trông với cả tấm lòng)

Có tiếp cận được Cụ không? (Tử - Vô Vong) (Hy vọng thì quá mong manh)

Có bắt bệnh được cho Cụ không? (Kinh - Đại An) (Làm được cũng còn lâu lắm - hic, không còn muốn lấy quẻ tiếp nữa)

Có chữa bệnh được cho Cụ không? (Khai - Lưu Niên) (Thật là khó khăn khôn lường)

Có tìm được Cụ nào ngoài Cụ không? (Hưu - Tốc Hỷ) (Mong đợi ngờ đâu bế tắc)

Có cải thiện được hoàn toàn "nhà ở" cho Cụ không? (thôi tới đây thì tạm ngưng - mai lấy quẻ tiếp)

Có phát triển được hậu duệ cho Cụ không?

Cụ đã bao nhiêu tuổi rồi?

Cụ còn ở với dân ta bao lâu?

Người ta tranh cãi cụ là một loài mới hay là loài giống Trung Quốc. Sự thật thì cụ có phải là loài mới khác biệt không?

Còn câu cuối cùng - để dành cho cụ: Cụ có hài lòng với việc dân Việt đang làm cho Cụ không vậy? (Cụ mà trả lời biết đâu có khối người sân si).

Tình hình có vẻ rất là "tình hình". Mong cụ Rùa an lành!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong vòng ba ngày nữa thì cụ rùa sẽ xuất hiện và được đưa đi cứu chữa. Nhanh thì sau khi tôi gõ xong hàng chữ này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Cụ" rùa già, cụ chết là chuyện bình thường!

SGTT.VN - "Rùa chết thì chôn hay đem cho bảo tàng lưu giữ để mọi nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Đó là chuyện bình thường. Có gì mà phải sợ?”, tiến sĩ Vũ Thế Long nêu quan điểm.

ImageID_133836.jpg

“Cụ" rùa già, cụ chết là chuyện bình thường!

Xung quanh câu chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm đã và đang tạo nhiều luồng dư luận. Tiến sĩ Vũ Thế Long, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam trả lời phỏng vấn TTXVN về cách nhìn của một nhà khoa học với chuyện rùa Hoàn Kiếm. Chúng tôi xin đăng lại bài viết này.

Xin ông cho biết việc "đánh đồng" rùa truyền thuyết trong lịch sử và "cụ" rùa ở hồ Hoàn Kiếm hiện nay có sai lệch thế nào?

Tiến sĩ Vũ Thế Long: Truyền thuyết là những câu chuyện mà người ta đồn đại, đó không hẳn là một sự thật khoa học. Ta có thể tham khảo truyền thuyết để hiểu được tiền nhân gửi gắm lại điều gì cho mai sau qua cái truyền thuyết ấy.

Chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm mà truyền thuyết lưu lại xét về mặt sinh học hoàn toàn là không có thật. Đừng mơ hồ chuyện đó.

Quan niệm "cụ" rùa đang thỉnh thoảng hiện hữu ở hồ Hoàn Kiếm là rùa thiêng huyền thoại có thể đem đến nguy hại vì rất có thể "cụ" rùa sinh học rồi cũng có thể chết đi theo quy luật tự nhiên mà cụ rùa trong tâm thức, tình cảm của người dân thì cần sống mãi, ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Tâm thức dân ta là một chuyện còn sự có mặt của một con vật đang tồn tại lại là chuyện khác. Đừng lẫn lộn. Vật chất tồn tại theo quy luật của tự nhiên. Sinh vật có sinh có tử là chuyện thường tình. Có gì mà phải làm rùm beng lên! Đừng tự huyễn hoặc mình và chớ thổi to những chuyện mê tín dị đoan lên.

Rùa chết thì chôn hay đem cho bảo tàng lưu giữ để mọi nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Đó là chuyện bình thường. Có gì mà phải sợ?

Chuyện truyền thuyết dị đoan thể hiện cái tâm thức của con người và có thể chỉ là gửi gấm của tiền nhân đến mai sau về ý chí gìn giữ độc lập dân tộc thôi. Nó chỉ có giá trị về tinh thần, hoàn toàn không có thật.

Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho biết về loài rùa, theo ông, đâu là điểm nổi bật cần lưu ý về loài sống lâu đặc biệt và rất gắn với văn hóa, sử sáchViệt Nam ta này?

Đây là loài động vật hiếm quý theo tôi cần bảo tồn như mọi động vật hiếm quý khác. Làm sao cho loài này trường tồn, không bị tuyệt chủng. Cần dùng mọi biện pháp kĩ thuật để theo dõi, bảo tồn và nhân giống nếu có thể.

Lời khuyên của tiến sĩ với những người dân đang sa vào mê tín rồi suy luận từ việc "cụ" rùa nổi lên?

Rùa nổi lên là vì nó có nhu cầu lấy dưỡng khí hay chỉ là tập tính sinh học bình thường của nó mà thôi. Không có dính líu đến bất cứ sự kiện văn hóa xã hội nào cả. Đừng có tin vào những chuyện dị đoan. Nó nổi lên lúc nào là do nhu cầu cá nhân của nó với môi trường. Ai lợi dụng gắn chuyện rùa nổi với những ngày kỉ niệm lịch sử là kẻ bịp bợm, cơ hội. Không có chuyện đó.

Người ta từng đặt ra câu hỏi, nếu "cụ" rùa chết thì trách nhiệm thuộc về ai? Ông nghĩ sao xung quanh cách nhìn nhận này?

Rùa già, chết là lẽ thường. Nếu có thể chăm sóc vật quý cho nó sống đến tuổi tối đa của nó thì nên làm. Gây bẩn môi trường thì không chỉ rùa và nhiều sinh vật khác cũng bị xâm lại là lỗi của các nhà quản lí môi trường. Đừng tự huyễn hoặc và tạo ra những áp lực không cần thiết.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Khai mạc, bế mạc Đại hội Đảng, "cụ" Rùa đều lên

Trả lời phỏng vấn báo VietNamNet ngày 2.3.11, phó giáo sư, tiến sĩ Hà Đình Đức - người có 20 năm theo dõi "cụ" Rùa - cho biết: "Thành phố đã quyết định đưa "cụ" lên bờ chữa trị. Phải cố gắng hết sức thôi, không thể chần chừ nữa".

Trước đây mỗi lần "cụ" nổi lên đều liên quan đến những sự kiện trọng đại của đất nước. Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu nói rằng: "Mỗi lần có nguyên thủ các nước đến, "cụ" đều xuất hiện; có nước là bạn của ta, có nước không phải là bạn của ta, "cụ" nổi lên là muốn nhắn nhủ chúng ta một điều gì đó. Tôi cũng thống kê, ngay cả Đại hội Đảng 10, khai mạc "cụ" lên, bế mạc "cụ" lên. Trước đại hội 10, Dạ Cách Lâm sang "cụ" lên, Hồ Cẩm Đào sang "cụ" lên, năm 2002 Giang Trạch Dân sang "cụ" lên".

Nhưng giờ "cụ" nổi lên liên tục đúng là chuyện không bình thường chút nào. Tổng cộng cả năm 2010, "cụ" nổi 134 lần, riêng tháng 12/2010 là 23 lần; tháng 1/2011 là 14 lần. Mỗi lần "cụ" nổi lên đều thấy xuất hiện nhiều vết thương. Vừa qua có ngày "cụ" nổi lên đến 5 lần, ví dụ như ngày 20/2 vừa qua...

Việc duy nhất chúng ta nên tính đến bây giờ là khẩn trương tìm mọi cách cứu "cụ". Nếu không hậu quả sẽ khôn lường.

Theo VietNamNet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đợt cứu cụ Rùa lần này dở quá. Họp lên họp xuống tìm 3, 4 nơi chả biết nơi nào chịu trách nhiệm cuối cùng lại không bằng 1 nơi chịu trách nhiệm.

Cụ có thể được người ta đưa lên bờ nhưng rồi người ta cũng vẫn loay hoay tìm cách chữa trị mà có thể chẳng hữu hiệu và thống nhất. Thời gian quyết định đến khi chữa xong có khi cụ tự khỏi rồi. (Hưu Xích Khẩu).

Nhưng rồi cụ sẽ phục hồi cho dù không bằng ban đầu (Khai Tiểu Cát).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tất nhiên ai chẳng biết cụ rùa chết thì chôn. Chứ không lẽ quăng xác cụ cho ....chó nhá! Cái này không cần bằng tiến sĩ nhận định. Còn cụ rùa Hồ Gươm thì chỉ cần "chình độ" lớp chín cũng chẳng tin là cụ chính là Rùa Thần đã từng nổi lên lấy lại kiếm của vua Lê . Cái này cũng chưa cần đến tiến sĩ. Vậy thì tại sao phải cứu cụ Rùa?

Vì cụ là một sinh vật quý hiếm - nếu không muốn nói là duy nhất còn lại - cái này cần giáo sư trở lên ah - nên bắt buộc phải cứu chữa để bảo tồn. Sau đó tìm cách phối giống lưu lại giống rùa quý hiếm này. Khoa học chưa?

Chưa nói đến giống rùa như vậy lại sống tại chính nơi có truyền thuyết nổi tiếng trong lịch sử văn hóa Việt. Người Trung Quốc bỏ ra ba triệu dol để mua lại một cái mũ của vị quan đời Đường. Tất nhiên không thể nói mua đại cái nón có 10.000 VND cũng đội được rồi. Thật chán quá!

Nếu không ai nhận lời chữa cụ Rùa thì Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương nhận lời và chịu trách nhiệm chữa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học chưa?

Nếu không ai nhận lời chữa cụ Rùa thì Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương nhận lời và chịu trách nhiệm chữa.

Thưa Thầy...

Hãy để "Cộng đồng các nhà khoa học" đảm trách đi ạ...

Thầy chữa...lành hay không lành...

Đều sẽ là..."Dị nhân" hồi II...

Mệt chết...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Thầy...

Hãy để "Cộng đồng các nhà khoa học" đảm trách đi ạ...

Thầy chữa...lành hay không lành...

Đều sẽ là..."Dị nhân" hồi II...

Mệt chết...

Uh. Lần này thì chẳng ai bảo di nhân nữa đâu. Nhưng ý kiến của nongnoc cũng rất có lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Link: Mời CỤ lên bờ

Quẻ Tử Vô Vong đúng là làm lòng người thất vọng. Dưng mà hết sức có lý. Để nôn nóng "mời Cụ" nhằm thể hiện rõ quyết tâm như "Nam bộ kháng chiến" nhà ta huy động lực lượng hùng hậu quá. "Cụ nhà" không hoảng mới là lạ. Cái kiểu hành động "dô hò" không cần nghĩ (Vô Vong), không cần biết chỉ cần hướng tới mục tiêu đã nhanh chóng thất bại (Tử). Vậy nên vẫn là "Cảnh Tiểu Cát" cho sự trông ngóng. Để đúng lúc, đúng dịp cụ mới "ngự".

Thiên hạ bàn thêm chuyên cụ sống - chết mới đau lòng. Dân "sĩ" nhà ta cứ "tiến" mà không biết mình là "sĩ" nên mới nói tỉnh queo :

“Cụ" rùa già, cụ chết là chuyện bình thường!".

Không bình thường thì ông Tiến sĩ mới là sự kiện lạ. Không lẽ rùa sống mãi muôn đời.

Văn hóa có sự thiêng liêng nhất định với các dân tộc, nhất là khi nó gắn với đời sống tâm linh của người dân một quốc gia. Trên thế giới, Singapore có Sư tử nhưng không có con sư tử nào được đích danh gọi là "Cụ Sư tử" để cả dân tộc thương mến; Kaguru ai cũng biết là hình ảnh biểu trưng cho nước Úc nhưng con Kanguru nào cũng là Kaguru...

Còn cụ Rùa nhà mình, mặc dù đáng tiếc chưa tìm được họ hàng hay hậu duệ thực sự của Cụ nhưng cũng thật may mắn và tự hào về sự linh thiêng mà hiếm dân tộc nào sánh được bởi cụ "là Một, là Riêng, là Thứ Nhất" (Xuân Diệu). Cụ đã không còn là một sinh vật sống thông thường mà đã "đồng nghĩa" với ý nghĩa "linh thú" thiêng liêng. Một "linh thú" hiện hữu, có thật và vẫn đang hòa cùng nhịp thở của Trái đất chúng ta trong mỗi ngày. Một biểu tượng văn hóa, lịch sử truyền thuyết nhưng lại sống" là một giá trị vô giá mà không có thể thay thế. Biểu tượng của truyền thống, của sự trường tồn và an định của dân tộc (Đại An)

Điều đó cũng đồng nghĩa mọi cư xử, mọi phát ngôn, mọi nhận định và quyết định về Cụ đã thuộc về cộng đồng của dân Việt. Mỗi người, mỗi tổ chức đều cần ý thức về sự tôn nghiêm đó. Thật buồn bởi ai đó cho rằng mình có quyền nói về cụ Rùa như những sinh linh thông thường chịu sự chi phối của quy luật sống. Có thể chỉ là sự vô ý. Nhưng sự vô ý gây tổn thương thật nhiều cho văn hóa và văn minh. Nhưng chắc cụ Rùa sẽ lượng thứ. Bởi Cụ là sự an lành, trường tồn mà chẳng có "tiến sĩ" nào thay đổi được.

Tiếp tục dùng lưới đưa Rùa hồ Gươm lên cạn

Posted Image

Các thanh niên giăng lưới để bắt rùa hôm qua. Ảnh: Hoàng Hà.

Giới chức Hà Nội quyết định tiếp tục dùng lưới để bắt cụ Rùa đưa lên cạn chữa thương, sau vụ quây bắt ồn ào bất thành hôm qua.

> Những phút nghẹt thở bắt Rùa

Trong cuộc họp rút kinh nghiệm về việc để rùa hồ Gươm thoát ra khỏi lưới, ông Lê Xuân Rao, giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội, cho biết thành phố đã họp và rút kinh nghiệm từ khâu chuẩn bị phương tiện, tổ chức vây bắt, đến việc rùa làm rách lưới.

“Mặc dù lần dùng lưới này không thành công, thành phố vẫn theo phương án dùng lưới mềm để bắt Rùa lên cạn”, ông Rao khẳng định.

Bên cạnh đó, phương án tự nhiên - tức là chờ Rùa tự bò lên gò đất theo tập tính của loài này - cũng được chờ đợi. Hàng rào quây quanh gò Rùa hiện nay có bốn đoạn mở, dẫn đến các dốc thoải làm bằng bao cát, tạo điều kiện cho cụ bò lên.

Ban chỉ đạo cứu Rùa của thành phố chưa quyết định thời điểm cho cuộc vây bắt tiếp theo. Theo ông Rao, thời điểm đó phụ thuộc tiến độ làm lưới mới.

Việc làm lưới thay thế cho tấm rách hôm qua đã được \giao cho Tập đoàn Thương mại Hà Nội Khanh Anh Trang (KAT), từng có kinh nghiệm nuôi và chăm sóc loài rùa.

Nguyễn Ngọc Khôi, giám đốc KAT cho biết từ hôm nay, công ty này bắt tay vào làm lưới, dự kiến cần 3-4 ngày để hoàn thành. Sau cuộc họp rút kinh nghiệm chiều qua, ông Khôi cho biết tấm lưới bị rách có chất lượng kém, chứ không phải lưới đặc biệt như dự kiến lúc đầu.

Phản ứng trước nhận xét này, đại diện cơ quan phụ trách lưới bắt Rùa nói không phải do lưới kém chất lượng, mà sự cố thủng lưới là "ngoài ý muốn".

Trần Xuân Việt, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông, đơn vị phụ trách lưới, nói khi trả lời phỏng vấn VnExpress qua điện thoại: "Chúng tôi đã nhận khuyết điểm".

"Tuy nhiên Sở chỉ là cơ quan nhà nước, lần đầu được giao phụ trách lưới nên không tránh khỏi những thiếu sót", ông Việt nói thêm.

Để có tấm lưới quây Rùa hôm qua, Sở Nông nghiệp Hà Nội đã đề ra yêu cầu cụ thể về chất lượng và kích thước, giao lại cho Chi cục Thủy sản thiết kế lưới. Tiếp đó Chi cục đề nghị cơ quan nghiên cứu thủy sản Hải Phòng chế tạo.

Ông Việt cho biết theo tính toán của các chuyên gia thủy sản, tấm lưới đó được thiết kế để bắt con vích nặng 500 kg, trong khi ước tính trọng lượng của cụ Rùa hồ Gươm chỉ 200-300 kg. "Sự óố đó là ngoài ý muốn", ông kết luận.

Hương Thu

http://vnexpress.net...o-guom-len-can/

-----------------------------------

Rõ chán, đến cái lưới cũng cái nhau về "trách nhiệm". Ai làm tệ cũng được. Quan trọng nhất là giúp cụ vào bờ. Thế mà cũng ỏm tỏi cả lên.

Văn hóa đồng quê Việt Nam đậm đặc, mong CỤ "lượng thứ", nó hơi tệ nhưng có "lòng" với Cụ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ban chỉ đạo cứu Rùa của thành phố chưa quyết định thời điểm cho cuộc vây bắt tiếp theo. Theo ông Rao, thời điểm đó phụ thuộc tiến độ làm lưới mới.

Việc làm lưới thay thế cho tấm rách hôm qua đã được \giao cho Tập đoàn Thương mại Hà Nội Khanh Anh Trang (KAT), từng có kinh nghiệm nuôi và chăm sóc loài rùa.

Nguyễn Ngọc Khôi, giám đốc KAT cho biết từ hôm nay, công ty này bắt tay vào làm lưới, dự kiến cần 3-4 ngày để hoàn thành. Sau cuộc họp rút kinh nghiệm chiều qua, ông Khôi cho biết tấm lưới bị rách có chất lượng kém, chứ không phải lưới đặc biệt như dự kiến lúc đầu.

Phản ứng trước nhận xét này, đại diện cơ quan phụ trách lưới bắt Rùa nói không phải do lưới kém chất lượng, mà sự cố thủng lưới là "ngoài ý muốn".

Trần Xuân Việt, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông, đơn vị phụ trách lưới, nói khi trả lời phỏng vấn VnExpress qua điện thoại: "Chúng tôi đã nhận khuyết điểm".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites