Thiên Sứ

Bí Ẩn Giếng Mắt Rồng Bên Dòng Tô Lịch

8 bài viết trong chủ đề này

Bí ẩn giếng Mắt Rồng bên dòng Tô Lịch

26/02/2011 18:29:17

Posted Image- Sau khi giếng Mắt Rồng (đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ) bị lấp, nhiều sự kiện lạ đã xảy ra khiến người địa phương liên tưởng đến câu chuyện lưu truyền từ nhiều thế hệ trước...

Chuyện xưa kể lại

Người dân sống xung quanh cho biết, đền Long Tỉnh thờ Đức Chúa Cả. Đền không to, giản dị trong một khuôn viên nhỏ nhưng nhiều người nhắc đến ngôi đền với vẻ thành kính lẫn sợ sệt. Hiện nay, vẫn còn một cây cổ thụ mọc chồi từ trong đền ra, một nửa thân cây ăn vào bên hữu đền, một nửa cây mọc lộ thân ra đường. Ngọn cây thì đội thẳng mái đền vươn lên hít không khí. Không ai dám ngắt lá cây trong đền chứ không nói gì đến dám phá cây.

Ngôi đền nằm gần một khúc sông Tô Lịch. Xa xưa có câu chuyện về, trong vùng có người đàn bà đẹp sinh hạ được đứa con trai thì bị băng huyết qua đời. Trước đó, bà đã sinh được một người con gái dung nhan cũng bội phần xinh đẹp. Trước khi qua đời, bà dặn lại người chồng: Con gái mình vào tuổi 16 sẽ lội ngược khúc sông Tô này mà chết, nó mà không chết, thì người làng sẽ lại có dịch đau mắt giống y như nhà vua thuở ông Dàu bà Dàu (vua bị đau mắt, ông Dàu lao mình xuống sông Tô hiến mình cho hà bá để cứu mắt vua theo lời chỉ dẫn của thầy phong thủy. Bà Dàu cũng trầm mình theo chồng, vua khỏi mắt lập tức phong tước và cho thờ hai vợ chồng ông bà Dàu ở đình Yên Thái, ngã ba Thụy Khuê - Lạc Long Quân hiện nay).

Posted Image

Các vị cao niên trong làng chỉ cho phóng viên vị trí của giếng Mắt Rồng.

Thời gian trôi qua, cô con gái đã 16 tuổi. Lúc này trong làng lại bắt đầu có vài người bỗng dưng mắt sưng đỏ như máu. Một hôm người cha sai con đội mâm lễ ra đền Long Tỉnh để ông cúng cầu bình an. Cô con gái đã bước chân ra khỏi cửa nhà, trên đầu đội mâm lễ, mà ông không sao cưỡng lại được cơn buồn ngủ ập đến giữa ban ngày. Trong cơn mơ nửa tỉnh nửa mê, một vị thần cao lớn hiện về phán rằng: "Nay thương gia cảnh neo đơn, ta chỉ lấy mâm lễ, dân làng sẽ không mắc dịch đau mắt nữa. Phải giữ cho nước trong giếng Mắt Rồng trong sạch, thì dân làng sẽ không bao giờ bị đau mắt". Bừng tỉnh giấc mơ, người cha chạy ra bờ sông Tô. Lúc này, trời đang nắng bỗng nổi mây giông đùng đùng, bóng con gái ông xiêu giữa chiếc cầu nhỏ bắc ngang khúc sông. Trong chốc lát, cả chiếc mâm đang đội trên đầu thiếu nữ tròng trành, rồi bay vèo xuống dòng sông. Mọi người kinh ngạc thấy trong cơn giông, nước chảy xuôi cuồn cuộn thì chiếc mâm lễ lại lững lờ trôi ngược dòng. Tất cả quỳ xuống vái lạy theo hướng mâm lễ trôi. Lời dạy của vị thần được nhân dân trong vùng tuân theo, lúc nào cũng giữ gìn vệ sinh xung quanh khu vực giếng làng có tên giếng Mắt Rồng rất cẩn thận.

Giếng Mắt Rồng

Ông Vũ Đình Khoa, tổ trưởng tổ dân phố 34 phường Bưởi cho biết: Điều lạ là vào mùa khô, các giếng ở làng khác đã trơ đáy thì giếng Mắt Rồng làng Yên Thái vẫn đầy ắp nước, phục vụ cả ba làng vừa ăn uống vừa sinh hoạt, làm nghề giấy. Giếng không bao giờ hết nước, dân làng lấy nước đến đâu, mạch nước lại cuộn lên đến đó.

Giếng Mắt Rồng này tương truyền là con mắt phải của Rồng, thân Rồng là đường Nam Thăng Long, con mắt trái cũng là một giếng Mắt Rồng bên làng Bái Ân (phường Nghĩa Đô), cạnh đền thờ em trai ông Dàu (chết cùng ngày với ông Dàu khi hay tin anh và chị dâu trầm mình cứu vua, ông cũng lao đầu từ trên cây xuống chết). Giếng Mắt Rồng được xây dựng bằng đá xanh, các lớp đá của giếng được xếp theo kiểu vòng tròn. Đá xanh được đẽo tròn, rồi lắp ghép xếp lại với nhau từng lớp một. Ông Khoa bảo: Người ta xếp đá không cần phụ gia gì. Các lớp đá liên kết với nhau bằng cạnh đá. Gia đình nhà ông Khoa hiện còn cái bể nước cổ, các cụ cũng xếp như thế, kết dính bằng một loại keo có màu đen. Dân làng Yên Thái rất quý giếng, coi chiếc giếng cổ như một báu vật của làng. Hằng năm, dân làng chọn một ngày đẹp trời tổ chức ngày hội nạo vét giếng. Trước khi xuống dưới đáy giếng vớt rác rưởi đọng lại dưới lòng giếng, khơi thông các mạch ngầm, mọi người phải vào đền Long Tỉnh để làm lễ xin phép Thánh.

Tiếc rằng sau năm 1954, một số cán bộ nơi đây lại bàn với dân làng đổ tấm đan bê tông hạ xuống dưới lòng giếng để cho giếng được sạch hơn. Tấm đan được đổ có bán kính 1,5m, đục khoảng 5 - 6 lỗ xung quanh để cho các mạch nước chảy lên. Họ cho rằng nếu đặt tấm đan đó xuống, dân làng sẽ đỡ đi khâu nạo vét giếng. Thời gian sau, nước giếng bỗng cạn dần và các mạch nước không còn lên nước nữa. Người dân cho rằng, giếng Mắt Rồng mất đi nguồn nước quý một phần là do đã đặt tấm bê tông xuống dưới đáy. Các mạch nước bị tắc ở dưới không dẫn lên trên mặt được...

Kỳ tới: Không ngày nào không có ít nhất vài ba vụ ngã xe ở bên hông ngôi đền Long Tỉnh và giếng Mắt Rồng (đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ). Mỗi lần như vậy, người không tin thì cho rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người mê tín thì bảo: "Các "ngài" bắt phải "xuống ngựa, khấu đầu" đấy. Ai bảo lấp giếng Mắt Rồng"...

Đức Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gia đình mù đối diện giếng Mắt Rồng bên dòng Tô Lịch

03/03/2011 07:27:02

Posted Image- Suốt thời gian chúng tôi tìm hiểu về giếng Mắt Rồng (phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội), những người dân nơi đây đều tỏ ra vô cùng quan tâm. Đặc biệt, họ còn bày tỏ ý nguyện xin được khơi thông lại giếng để bảo tồn một di tích quý.

Bí ẩn giếng Mắt Rồng bên dòng Tô Lịch

Đường hang

Cụ Vũ Đình Bảy năm nay đã hơn 85 tuổi nhưng còn rất minh mẫn cho biết, giếng Mắt Rồng trước đây sâu khoảng 40m, trong làng rất ít người xuống được giếng, bởi các mạch nước ngầm dưới đáy giếng đẩy nước lên rất mạnh. Kỳ lạ là dưới giếng lại có một đường hang thông ra phía hồ Tây. Đường hang này không biết ăn sâu vào tới đâu, có chạy dưới đường làng và ăn ra tới tận Hồ Tây không, vì lúc trước cụ chỉ lặn vào được một quãng, từ tâm giếng bơi được xuyên qua đường cái, chạm tới khoảng vị trí cổng làng là phải bơi bật trở ra vì nước trở nên lạnh giá vô cùng, trong khi nước giếng lại rất ấm mát.

Ai muốn xuống giếng làm việc gì, người đó phải tắm rửa sạch sẽ, vào đền Long Tỉnh làm lễ xin mới được xuống. Khi giếng Mắt Rồng bị lấp đi (năm 1985), dân làng như mất đi một thứ rất bình dị nhưng thiêng liêng. Đến bây giờ, người dân vẫn lao xao câu chuyện một số người tham gia lấp giếng đã gặp nhiều điều nghiệt ngã, dân làng làm ăn kém hơn, nhiều người bị nghi vấn là bị bệnh một cách bất thường như trường hợp một gia đình có tới 7 người đang bình thường bỗng nhiên lần lượt thay phiên nhau bị mù mắt.

Lấp giếng và chuyện mù mắt

Cụ Bảy bảo, giếng này "thiêng" lắm, nhiều người dân làng ngã xuống giếng nhưng chỉ bị thương nhẹ, không ai chết. Ông vẫn còn nhớ đã từng xuống giếng cứu sống một cô gái (bây giờ đã là bà lão) trong làng. Cô này cúi xuống lấy nước không may bị rơi xuống giếng. Ông lặn xuống, đặt cô gái lên lưng, hai tay, hai chân bấu vào thành giếng leo lên như con ếch.

Posted Image

Góc cua bên đền Long Tỉnh và giếng Mắt Rồng luôn xảy ra tai nạn.

Ông Đặng Duyên Hải, 50 tuổi nhà ở gần giếng Mắt Rồng cho biết: Từ ngày lấp giếng đi, mọi người trong làng tiếc lắm. Người dân xác nhận, đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra bên hông chiếc giếng Mắt Rồng và đền Long Tỉnh. Ông Hải nhớ lại: "Đợt trước có một chiếc xe ô tô đi ngang qua đoạn đường này, bị chết máy, trời đã về khuya không thể vào đâu để sửa được. Người lái xe đang loay hoay không biết xử lý thế nào thì được một người dân "mách nước" là cứ vào đền Long Tỉnh để vái lạy đức Thánh. Sau đó, người lái xe ngồi lên xe và đề máy, quả nhiên máy lại nổ được khiến nhiều người có mặt nơi đây không thể không tin. Nhiều vụ tai nạn xảy ra ở cung đường này, nhưng chưa từng thấy ai đổ máu. Anh Hưng, chủ một cơ sở tẩm quất của người mù ở làng Yên Thái là thành viên trong một gia đình có nhiều người bị bệnh về mắt. Tất cả đều đang lành lặn, tới tuổi ngoài 20, 30 mắt mới bắt đầu mờ dần đi rồi không nhìn thấy nữa. Bản thân anh Hưng đang là lái xe, lúc nhỏ mắt vẫn bình thường, chỉ đến tuổi gần ba mươi, mắt mới bắt đầu mờ dần đi. Đầu tiên, nhìn chiếc biển số xe ô tô cách chục mét còn thấy, còn đọc rõ từng số, sau dần dần, khoảng cách nhìn được cứ ngắn dần và mọi vật cứ nhòe dần đi trong mắt anh. Những thành viên khác trong gia đình anh cũng vậy, cứ lần lượt từng người, từng người, mắt đang sáng bỗng dưng lòa hết cả.

Giếng mắt Rồng ở bên kia đường, nhà anh Hưng ở trong làng phía bên này đường, cách giếng Mắt Rồng chưa đầy 20m. Anh Hưng cho biết, mắt anh bị bệnh nhiều khả năng là do di truyền, chứ không phải từ những câu chuyện giả định không có căn cứ liên quan đến việc mắt Rồng bị lấp nên người làng bị mù.

Chúng tôi cũng quan sát được khúc cua qua ngôi đền Long Tỉnh khá khuất tầm nhìn, lại là nút thắt cổ chai, nên rất khó khăn khi di chuyển qua đây. Đặc biệt, có một gờ viền miệng cống bằng sắt hình chữ nhật nhô lên khá cao so với cốt đường, trong khi miếng nắp cống bằng bê tông lại võng, nền đường xung quanh nắp cống lại sâu hoắm xuống gần chục centimet. Nắp cống vừa lồi, vừa lõm, vừa trồi, vừa sụt hình chữ nhật 1,2 x 1m này nằm bên phần đường cách tường nhà đền chừng 50cm. Xe cộ muốn lưu thông qua quãng đường này, không có cách nào khác là phải "phi thân" xuống cái nắp cống rồi lại ngóc đầu chật vật băng qua gờ sắt, nên việc "vấp" vào mà ngã chẳng có gì khó hiểu.

Lí giải chuyện không "đổ máu" khi có tai nạn, theo suy luận của chúng tôi, vận tốc của xe cộ khi qua lại nút thắt này không thể cao, người điều khiển phương tiện buộc phải giảm tốc để phi xuống rồi lại leo lên nên có sự cố thì cũng chỉ là sự cố nghiêng đổ xe nhẹ nhàng.

Đức Lợi - Việt Nga

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề trên nêu ra, tôi tin rằng nếu được quan tâm hay thị sát thực tế có thể khả năng can thiệp hiệu quả qua ứng dụng Phong Thủy. Trường khí ảnh hưởng hay những bế tắc của môi trường điều này trong tầm tay và chuyên môn của con người kết hợp giải trình khoa học sẽ mang lại thay đổi cho cuộc sống quanh vùng này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề trên nêu ra, tôi tin rằng nếu được quan tâm hay thị sát thực tế có thể khả năng can thiệp hiệu quả qua ứng dụng Phong Thủy. Trường khí ảnh hưởng hay những bế tắc của môi trường điều này trong tầm tay và chuyên môn của con người kết hợp giải trình khoa học sẽ mang lại thay đổi cho cuộc sống quanh vùng này.

Chắc chắn là như vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa 2 bác, vấn đề tai nạn quanh khu vực này đích thực là do Phong thủy đã bị biến đổi quá nhiều so với quá khứ (trước khi làm đường nhựa, tức trước cả năm 1945).

Xưa kia là đường Đất, người ta dễ dàng đi lại hơn, từ khi làm đường nhựa và đường tầu điện chạy đến đúng Đền Long Tỉnh thì dừng lại. Từ đó phía bên kia đền, người dân bắt đầu lấn chiếm bằng cách xây lán bán hàng, khi giải phóng thì họ bắt đầu xây nhà và hợp thức hóa đất Làng thành đất nhà mình (đất cổng làng) từ đó đến nay, người ta lấn nhiều nên con đường Thụy Khuê đến đoạn Đền Long TỈnh này bị hỏng hẳn phong thủy, nó trở thành 1 khúc ngoặt và bị thắt cổ chai. Người ta xây tường để ngăn sự xâm thực của các phương tiện giao thông. Vì thế cái khúc cua này càng thêm độ gấp và đoạn đường chỗ này thêm hẹp lại.

Hiện nay, nếu 1 chiếc xe Bus đi đến đây thì phần đường đi ngược lại chỉ vừa cho 1 chiếc xe máy, nếu 2 chiếc chen nhau vượt chỗ hẹp này thì 2 xe máy xẽ đổ va vào tường và xe Bus. Nếu là 1 chiếc ô tô 4 chỗ mà nằm đúng điểm chết chỗ cua nay thì cũng không khác gì xe Bus cả. Ngoài ra ai cũng thấy 2 cái nắp cống xát tường của Đền, nó được xây cao hẳn lên, vì thế xe gầm thấp (ô tô và xe máy) đều có thể bị va quệt. Đôi khi vì dật mình do va quệt này mà những người non tay lái hoặc không kịp phản ứng sẽ gây ra tai nạn cho người khác hoặc chính mình khi dừng xe đột ngột, bất ngờ bị treo xe mà về ga vô tình tắt máy khiến đổ xe do chống chân không kịp hoặc phóng qua nắp cống gây tiếng va quệt lớn, v.v...

Phong thủy ở đây sai ở 3 điểm:

1- Nắp cống quá cao so với mặt đường và nằm ở chỗ quá hiểm (khúc cua)

2- Đoạn đường thắt cổ chai

3- Góc cua hẹp

Vì thế không cần xét yếu tố mê tín, ta cũng thấy nó thiếu tính khoa học.

Còn về phần những người bị mù mắt, mờ mắt, chột mắt quanh đây chủ yếu là có tính di truyền.

Những người què cụt, phần nhiều là ngày trước nhảy tầu điện mà bị.

Đền Long Tỉnh và Đền Voi Phục là 2 đền rất thiêng trên đường Thụy Khuê, ngoài ra còn có cây Nhãn Cụt (Cây nhãn bị bom Mỹ đánh cụt) gần đền Voi Phục cũng là nơi vô cùng thiêng liêng. Dân ở đây tương truyền rằng những người có sự phỉ báng thần thánh nơi này bằng cách chỉ chỏ thường bị cụt què chân, tay do nhảy tầu điện, mù mắt do nhìn Ngài chằm chằm, méo mồm do nói những lời thô tục khi ở những nơi linh thiêng này.v.v... Tương truyền rằng có người còn trèo lên cây trong đền Voi Phục và tè vào đền, sau khi tè xong thì cứ đứng ở đó, chẳng nhúc nhích được. Đến khi ông Hộ Lại, Lý Trưởng làm lễ lên cầu xin thì tự dưng người đàn ông kia ngã xuống. Đưa về nhà, người này không tiểu tiện nổi dù rất muốn, mất 3 ngày liền, người nhà lại làm lễ lên đền thì mới bình thường được.

Ngày nay có thể thấy cây Nhãn cụt cũng có độ linh thiêng thế nào, khi cây này chẳng lớn hơn so với trước đây là bao. Cây trở thành mốc tường của 1 cơ quan nào đó. Qua đó mới thấy cái cây này linh thiêng đến độ người ta không dám chặt bỏ để xây nhà, dù rằng các cây quanh đó bị chặt hết cả rồi. Ngày trước ở đây là kho của 2 Cty Giấy Trúc Bạch và Giày vải Thụy Khuê có rất nhiều cây xanh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng! ai cũng biết ! Nhưng ai là người dám từ bỏ những suy nghĩ lạc hậu mang màu sắc mê tín đồn đãi để mở ra hướng nghiên cứu chính thống tìm căn nguyên của cái cũ tồn tại để cải tạo và thay đổi cũng như thừa nhận đó là hệ quả của Phong Thủy ảnh hưởng đến con người?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng! ai cũng biết ! Nhưng ai là người dám từ bỏ những suy nghĩ lạc hậu mang màu sắc mê tín đồn đãi để mở ra hướng nghiên cứu chính thống tìm căn nguyên của cái cũ tồn tại để cải tạo và thay đổi cũng như thừa nhận đó là hệ quả của Phong Thủy ảnh hưởng đến con người?

Họ không hiểu được bản chất của phong thủy, nên chập chờn vậy. Nếu chịu khó tư duy một chút thì thấy rằng:

Một kiến trúc sư phác thảo dự án một con đường so với bản phác thảo của một phong thủy gia thì lấy tiêu chí gì để cho rằng: Con đường của phong thủy gia phác thảo "mê tín dị đoan" hơn con đường của kiến trúc sư (Các yếu tố khác coi như tương đương: tính thẩm mỹ, giá thành...vv...)? Tương tự như vậy, cái cổng kiến trúc sư để bên trái và cái cổng phong thủy gia để bên phải thì không lẽ cái cổng bên phải "mê tín dị đoan" hơn cổng bên trái?

Toàn là những tư duy.....vớ vẩn khoác vỏ khoa học, hoặc cứ tưởng là khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở các chùa chiền cũng có giếng mắt rồng, có chùa thì thấy 1 mắt, có chùa lại thấy hai mắt (tham khảo bài viết chuyên đề của giả tác Dienbatn trong mục Phong Thủy).

Theo truyền thuyết các giếng này được tạo ra là do Cao Biền bắn các mũi tên từ trên không xuống khi cưỡi diều giấy đi tìm long mạch nước Nam để trấn yểm, không biết có thật không.

Ngoài ra chúng ta cũng thấy Đền giếng tại Đền Hùng ở trên núi Nghĩa Lĩnh cũng lại chỉ có một, đặc biệt nước lại luôn đầy mặc dù ở cao độ vượt trên mực nước ngầm hàng mấy chục mét.

Vật thì giếng mặt rồng tại đình, đền, chùa được giải thích theo bố cục phong thủy thế nào là hợp lý?. Thật khó khăn.

- Có 1 hay 2 giếng.

- Vị trí theo phong thủy? so với Đình, Đền, Chùa.

- Nguyên nhân có nước ở cao độ rất cao so với mực nước ngầm.

...

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay