VinhL

Quy luật Tượng của Trùng Quái và Cách Tính Nhanh

14 bài viết trong chủ đề này

Chào chú Gia Nhân, các bạn,

Cám ơn chú đã chỉ điểm. Sẳn đây VinhL xin viết ra khám phá của mình về quy luật tượng của các trùng quái. Dựa vào quy luật này, VinhL có lập ra phương pháp để tính tượng bằng cách bấm trên tay và cách biến hào.

Theo cuốn “Moving with Change” của tác giả Rowena Pattee, có nói qua phương pháp biến dịch the “Golden Hexagram” tức phương pháp quy nạp 2 hào thành 1 hào, tức trong một trùng quái chia ba là Thiên Địa Nhân, mỗi địa vị 2 hào quy nạp thành một theo như sau :

---

--- biến thành ---

- -

- - biến thành - -

---

- - biến thành -o-

- -

--- biến thành -x-

Theo phương pháp này thì tất cả 64 quáy đều có thể quy nạp lại thành quái gốc đơn, quái gốc đơn này có 3 hào tượng trưng cho Thiên Địa Nhân, mỗi hào có bốn giá trị tượng trung cho tứ tượng ---, - -, -o-, -x-. Tức một ra hai, hai ra ba, và ba là Thiên Địa Nhân tam tài.

Để tiện cho việc đăng tãi VinhL xin viết --- thành |, - - thành :, -o- thành o, và -x- thành x. o thì biến thành |:, và x thì biến thành :|.

VinhL dùng phương pháp biến dịch này để lấy tám quẻ bát quái theo như sau

|

| ..................................... o

|| .................................... |:

|| .......... o| ..................... |: .......... o:

||| ......... |:| ..................... ||: ......... |::

Càn ..... Ly ................... Tốn ..... Cấn

:

: ..................................... x

:: .................................... :|

:: .......... x: ..................... :| .......... x|

::: ......... :|: ..................... ::| ......... :||

Khôn .... Khảm .............. Chấn ... Đoài

Khi so sánh 8 trùng quái được sắp xếp vào các tượng thì VinhL thấy 8 quái đơn được chia thành 2 nhóm. Nhóm Càn là Càn Tốn Cấn Ly, Nhóm Khôn là Khôn Chấn Đoài Khảm. Trong mỗi nhóm các quái đều kết hợp theo chiều thuận hoặc nghịch. Trong nhóm Càn thì quái đơn dương kết hợp theo chiều thuận, quái âm thì kết hợp theo chiều nghịch (kim đồng hồ). Trong nhóm Khôn thì quái đơn âm kết hợp theo chiều thuận, quái dương kết hợp theo chiều nghịch. Ta có nhóm Càn thì Càn thuận, Tốn nghịch, Cấn thuận, Ly nghịch, nhóm Khôn thì Khôn thuận, Chấn nghịch, Đoài thuận, Khảm nghịch, theo như hình vẻ như sau:

Posted Image

Dựa trên phân tích sự kết hợp của các đơn quái trong 2 nhóm Càn Khôn này để lập tượng cho các trùng quái, VinhL đúc kết quy luật như sau:

Bất cử trùng quái nào, chọn một trong hai đơn quái, dùng đơn quái ngoại, hay đơn quái nội củng được, gọi quái đơn đó là đơn gốc, sau đó tra xét xem quá đơn đó nằm trong nhóm nào, và thuộc cung thuận hay nghịch,

Tượng 1: kết hợp quái đơn gốc với quái tới trong nhóm theo chiều thuận hay nghịch đã định.

Tượng 2: kết hợp quái đơn gốc với quái tiếp tục trong vòng của nhóm theo chiều thuận hay nghịch đã định

Tượng 3: kết hợp quái đơn gốc với quái đơn đối (trong Tiên Thiên Bát Quái), chú ý là quái đơn đối không còn trong nhóm củ nửa, tức là sự kết hợp đã nhảy sang vòng của nhóm thứ hai.

Tượng 4: kết hợp quái gốc với quái đơn tới trong nhóm thứ hai vẫn theo chiều đã định.

Tượng 5: kết hợp quái gốc với quái đơn tới trong nhóm thứ hai theo chiều đã định.

Tượng 6: là bát thuần của quẻ đơn gốc

Tượng 7: kết hợp quái đơn gốc với quái cuối của nhóm thứ hai.

Tượng 8: kết hợp quái đơn gốc với quái cuối của nhóm một. Quái cuối của nhóm một là quái đối của quái cuối nhóm hai.

Bất luận dùng quái đơn nội hay quái đơn ngoại để làm gốc;

Tượng 1, Tượng 2, Tượng 3 dùng quái đơn ngoại làm tượng cho trùng quái

Tượng 4, Tượng 5, Tượng 7 dùng quái đối của quái nội làm tượng cho trùng quái

Tượng 6 là Bát Thuần, dùng quái gốc làm tượng của trùng quái

Tượng 8 dùng quái đơn nội làm tượng cho trùng quái

Thí dụ: quẻ :|: ||| Thủy Thiên Nhu

Lấy quẻ đơn ngoại, :|: Khảm để làm gốc để tìm tượng. Quẻ Khảm là trong nhóm Khôn (Khôn, Chấn, Đoài Khảm), cung đi nghịch (cho nên quẻ đơn tới trong nhóm theo chiều nghịch sau Khảm là Đoài, xin xem hình trên)

Ta có các tượng như sau:

Tượng 1, :|: :|| , Khảm ngoại phối Đoài nội, là Tượng Khảm 1

Tượng 2, :|: ::| , Khảm ngoại phối Chấn nội, là Tượng Khảm 2

Tượng 3, :|: |:| , Khảm ngoại phối quẻ đối là Ly làm nội, Tượng Khảm 3, quẻ Ly thuộc về nhóm Càn, nên các quẻ phối hợp tới sẻ nhảy sang nhóm Càn.

Tượng 4, :|: |:: , Khảm ngoại phối Cấn nội, là Tượng Đoài 4. Chú ý vì tượng 3 là phối quẻ Ly, quẻ tới sau Ly theo chiều nghịch là Cấn trong nhóm Càn. Quẻ đối của Cấn là Đoài nên lấy tượng là Đoài vậy.

Tượng 5, :|: ||: , Khảm ngoại phối Tốn nội, là Tượng Chấn 5.

Tượng 6, :|: :|: , Bát Thuần Khảm là tượng Khảm 6

Tượng 7, :|: ||| , Khảm ngoại phối Càn nội, là Tượng Khôn 7

Tượng 8, :|: :::, Khảm ngoại phối Khôn nội là Tượng Khôn 8. Chú ý quẻ đơn nội Khôn đối với quẻ Kiền nội của Tượng 7.

Vậy quẻ Thủy Thiên Nhu là Tượng là Khôn 7, là Lục Sát, hào Tứ ứng Sơ.

Thí dụ: quẻ ||| :|: , Thiên Thủy Tụng, nhưng nay lấy quẻ đơn Nội làm gốc.

Tượng 1, :|| :|:, Khảm nội phối Đoài ngoại, là Tượng Đoài 1

Tượng 2, ::| :|:, Khảm nội phối Chấn ngoại là Tượng Chấn 2

Tượng 3, |:| :|:, Khảm nội phối quẻ đối là ngoại Ly, Tượng Ly 3

Tượng 4, |:: :|:, Khảm nội phối Cấn ngoại là Tượng Ly 4

Tượng 5, ||: :|:, Khảm nội phối Tốn ngoại là Tượng Ly 5

Tượng 6, :|: :|:, Bát Thuần Tượng Khảm 6

Tượng 7, ||| :|:, Khảm nội phối Càn ngoại là Tượng Ly 7

Tượng 8, ::: :|:, Khảm nội phối Khôn ngoại là Tượng Khảm 8

Vậy quẻ Thiên Thủy Tụng Tượng là Ly 7

Các bạn nên nhớ Công Thức là

Tượng 1, Tượng 2, Tượng 3 dùng quái đơn ngoại làm tượng cho trùng quái

Tượng 4, Tượng 5, Tượng 7 dùng quái đối của quái nội làm tượng cho trùng quái

Tượng 6 là Bát Thuần, dùng quái gốc làm tượng của trùng quái

Tượng 8 dùng quái đơn nội làm tượng cho trùng quái

Theo phương pháp này, thì có thể bấm trên bàn tay để tìm tượng quẻ, lấy hào Thế Ứng, tính 8 biến của Bát Trạch phong thủy.

Sau đinh xin viết tiếp về phương pháp tìm tượng bằng cách biến hào.

Phương pháp biến hào như sau (dùng quẻ đơn Càn là thí dụ):

||| , quẻ gốc

Biến 1, ||: , hào sơ, Tượng 1, Họa Hại

Biến 2, |:: , hào 2, Tượng 2, Thiên Y

Biến 3, ::: , hào 3, Tượng 3, Diên Niên. (biến thành quẻ đơn đối)

Biến 4, ::| , biến lại hào sơ, Ngủ Quỷ (ở đây không giống như cách biến của sách Tàu)

Biến 5, :|| , biến lại hào 2, Sinh Khí

Biến 6, ||| , biến lại hào 3, Phục Vị (các biến hào này hợp lý hơn cách của các sách Tàu và Việt hiện nay, vì biến thứ 6 là phục vị là bát thuần nên các quẻ bát thuần đều là tượng 6. Theo cách biến hào của các sách Tàu và Việt thì biến 6 không phải là Phục Vị, mà là biến 8 mới Phục Vị)

Biến 7, :|:, biến hào sơ và tam, Tượng 7, Lục Sát

Biến 8, |:|, biến cả 3 hào, Tượng 8, Tuyệt Mạng. (Chú ý là khi biến 3 hào sẻ trở thành quẻ đơn đối).

Bạn có thể dùng quẻ đơn nội hay quẻ đơn ngoại làm quẻ đơn gốc để biến, nhưng quy luật lấy tượng vẫn như trên là

Tượng 1, Tượng 2, Tượng 3 dùng quái đơn ngoại làm tượng cho trùng quái

Tượng 4, Tượng 5, Tượng 7 dùng quái đối của quái nội làm tượng cho trùng quái

Tượng 6 là Bát Thuần, dùng quái gốc làm tượng của trùng quái

Tượng 8 dùng quái đơn nội làm tượng cho trùng quái

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL và anh chị em thân mến. Để tiện cho việc nghiên cứu của VinhL và quí vị. Tôi sẽ đưa lên đây hình vẽ các hào đơn và các quái để VinhL và quí vị có thể chép vào các bài viết có hình liên quan cho dễ xem.

Lát nữa tôi sẽ đưa vào đây và VinhL có thể chép lại trong bài của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL, anh chị em và các bạn

Cám ơn VinhL đã sáng tạo thêm một cách tính mới.

Cổ nhân đặt danh tự cũng có ‎y nghĩa là kết quả của việc biến quái theo quy luật sau :

Ví dụ quái Càn

1. Càn nhất biến thành Tốn Họa họai

2. Càn nhị biến thành Ly Tuyệt mệnh

3. Càn tam biến thành Đòai Sinh khí

4. Càn tứ biến thành Chấn Ngũ quỷ

5. Càn ngũ biến thành Khôn Phước đức

6. Càn lục biến thành Khảm Lục sát

7. Càn thất biến thành Cấn Diên Niên (thiên y)

8. Càn bát thuần Càn phục vị.

Lưu y : Chấn Ngũ quỷ nghịch đảo thành Diên niên.

Ví dụ quái Khảm

1. Khảm nhất biến thành Đòai Họa họai

2. Khảm nhị biến thành Khôn Tuyệt mạng

3. Khảm tam biến thành Tốn Sanh khí

4. Khảm tứ biến thành Cấn Ngũ quỷ

5. Khảm ngũ biến thành Ly Phước Đức

6. Khảm lục biến thành Càn Lục sát

7. Khảm thất biến thành Chấn Diên Niên (thiên y)

8. Khảm bát thuần Khảm Phục vị

Lưu y: Cấn ngũ quỷ nghịch đảo thành Diên niên.

( Sáu quái còn lại cách biến tương tự vậy)

Dựa vào đâu mà cổ nhân lại đặt ra tên: họa họai; tuyệt mệnh; sinh khí; ngũ quỷ; phước đức; lục sát; diên niên; phục vị. Và y nghĩa của những danh tự đó ?

Cần phân biệt biến Tiên Thiên và biến Hậu thiên.

Chúc vui

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Gia Nhân,

Dựa vào đâu mà cổ nhân lại đặt ra tên: họa họai; tuyệt mệnh; sinh khí; ngũ quỷ; phước đức; lục sát; diên niên; phục vị. Và y nghĩa của những danh tự đó ?

Cần phân biệt biến Tiên Thiên và biến Hậu thiên.

Xin mời chú tiếp tục giải nghỉa.

Thật ra bài phía trên VinhL đã liệt kê ra 2 cách:

1) Ghi nhớ 2 vòng Càn Tốn Cấn Ly, và Khôn Chấn Đoài Khảm trên ngón tay, lấy tượng bằng cách đi theo thứ tự các đơn quái trong vòng.

2) Dùng cách biến hào. Cách biến này VinhL thấy hợp lý hơn cách của các sách bát trạch Hán và Việt

Còn thêm một cách cao siêu hơn không cần đếm, không cần biến hào, nhưng đợi khi nào chú giải thích tại sao cổ nhân đặt tên cho 8 biến là họa hại, tuyệt mệnh, vv..., thì VinhL sẻ tiếp tục.

Theo cách biến của cổ nhân mà chú kiến giải thì không phù hợp với thứ tứ của các quẻ trùng trong tượng.

Theo phương pháp VinhL kiến giải thì phù hợp hơn:-)

Thí dụ

Phương pháp của cổ nhân:

Càn Biến 2 thành Ly, Tượng Thiên Hỏa Đồng Nhân không đứng thứ 2 theo thứ tự của tượng.

Khảm Biến 3 thành Tốn, Thủy Phong Tỉnh, Tượng không phải tượng thứ 3 trong thứ tự của tượng

Vì vậy phương pháp không được quán nhất

Phương pháp VinhL:

Càn biến Ly là biến 8, Thiên Hỏa Đồng Nhân là tượng đứng thứ 8 trong tượng Ly, và theo đó có thể nạp thế ứng, tượng 8, Thế Tam Ứng Lục, thuộc Tuyệt Mạng

Khảm biến Tốn là biến 5, Thủy Phong Tỉnh, tượng đứng thứ năm trong tượng Chấn, cho nên Thế 5 ứng 2, thuộc Sinh Khí.

Cho nên phương pháp nói trên có thể dùng để tìm 8 biến của Bát Trạch, mà còn có thể dùng để lấy tượng, nạp hào Thế và hào Ứng.

Kính Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn thêm một cách cao siêu hơn không cần đếm, không cần biến hào, nhưng đợi khi nào chú giải thích tại sao cổ nhân đặt tên cho 8 biến là họa hại, tuyệt mệnh, vv..., thì VinhL sẻ tiếp tục.

Chào VinhL,

Tôi đặt vấn đề : dựa vào đâu mà cổ nhân lại đặt ra tên: họa họai; tuyệt mệnh; sinh khí; ngũ quỷ; phước đức; lục sát; diên niên; phục vị. Và y nghĩa của những danh tự đó ?

Cần phân biệt biến Tiên Thiên và biến Hậu thiên.

Lời giải ra được hai vấn đề trên thì rất thiết thực cho những bạn đam mê nghiên cứu kinh Dịch và đang bị loay hoay trong Trận Đồ Bát Quái chưa thoát ra ngoài được. Vì thế tôi rất mong muốn những bạn như vậy tự tìm ra lời giải (tất nhiên tôi sẽ hộ trợ những bạn thực tâm). Nếu VinhL đã có chủ kiến và có những cách cao siêu hơn xin chúc mừng cho VinhL.

Do bài viết của Tôi mà VinhL ngừng lại, xin phép VinL tôi di chuyển qua topic khác.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Gia Nhân,

Cho VinhL xin rút lại hai chữ “cao siêu” vì tự nghỉ hơi quá đáng. Thật ra phương pháp thứ ba là dùng số Lạc Thư và Hà Đồ để lấy tượng vào 8 biến của Bát Trạch. Phương pháp này có liên quan đến vấn đề giải mã nguyên lý tại sao lại có 4 biến xấu Họa Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Tuyệt Mạng, và 4 biến tốt Thiên Y, Diên Niên, Sinh Khí, và Phục Vị. VinhL ngừng viết là thật tình mong chú giải nghĩa cho vấn đề này để có thêm được sự hiểu biết từ một khía cạnh khác.

Theo VinhL nghỉ, phương pháp học và truyền đạt của người Đông Phương chúng ta là lấy dụng làm đầu, cho nên rất nhiều Nguyên Lý của các môn Lý Học Đông Phương ít được truyền bá hoặc bị giấu giếm, vì vậy mà đã thất truyền. Thầy truyền dạy cho trò, thì chỉ cách sử dụng, không chỉ dẫn các nguyên lý tại sao như vậy. Trò thì Thầy truyền sao học vậy, không hiểu nguyên lý tại sao cũng không giám đặt các câu hỏi, sợ phạm thượng mích lòng bậc trên. Vì vậy áp dụng thì nhiều người biết, biết nguyên lý thì ít, dần dần mà bị mai một thất truyền.

Có lẻ vì vậy mà nền Văn Minh cổ, nhất là về các khoa Lý Số, đều dậm chân tại chổ, hoặc biến mất trong quá khứ, không phát triển mà còn bị thụt lùi lại. Bất cứ môn học nào, một ngành nào, muốn được phát triển, thì điều cần thiết nhất là các Nguyên Lý Căn Bản phải được truyền đạt, sau đó các khám phá mới trong môn đó phải được trao đổi để được tiếp tục nghiên cứu và phát huy. Từ sự phát huy và trao đổi các khám phá này dẫn đến nhiều khám phá mới mà môn hoặc nghành học đó mới có các bước nhảy vọt. Nhờ có Gaileo, mới có những định luật Vật Lý căn bản của Newton, nhờ có Newton mới có Hàm Số, Tích Phân, mới có các môn khoa học khác, mới có Einsten, Stephen Hawking, vv...., vì vậy mà trong vòng 300 năm, khoa học đã có thể gữi người đến Cung Trăng, có máy Vi Tính, vv.... Thế VinhL xin hỏi, Lý Học Đông Phương đã trải qua bao nhiêu ngàn năm, đã phát triễn tới đâu?? Nguyên do cái thất truyền của nên Lý Học Đông Phương cũng vì sự giấu giếm, không chịu công khai để trao đổi và cùng nhau nghiên cứu.

Cho nên VinhL nghỉ rằng, để bồi dưỡng và phát huy nền Lý Học Đông Phương, thì mong các tiền bối, các bác, nếu đã nắm được nguyên lý thì xin chia sẻ đễ các hậu học tiểu bối có thể dùng cái hiểu biết, thông đạt của các tiền bối làm một bật thang để bước lên, và phát huy nền Lý Học Đông Phương của đất Việt.

Trên tinh thần đó, VinhL mong chú Gia Nhân tiếp tục giải thích cái nguyên lý của Họa Hại, Ngũ Quỷ, vv..., trong Bát Trạch. Sau đó VinhL sẽ đăng lên những gì mình hiểu để tất cả cùng nghiên cứu vậy.

Kính Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Thí dụ bái viết của VinhL như sau:

Chào chú Gia Nhân, các bạn,

Cám ơn chú đã chỉ điểm. Sẳn đây VinhL xin viết ra khám phá của mình về quy luật tượng của các trùng quái. Dựa vào quy luật này, VinhL có lập ra phương pháp để tính tượng bằng cách bấm trên tay và cách biến hào.

Theo cuốn “Moving with Change” của tác giả Rowena Pattee, có nói qua phương pháp biến dịch the “Golden Hexagram” tức phương pháp quy nạp 2 hào thành 1 hào, tức trong một trùng quái chia ba là Thiên Địa Nhân, mỗi địa vị 2 hào quy nạp thành một theo như sau :

---

--- biến thành ---

Nay dùng các quái và vạch ở trên ghép vào sửa thành như sau:

Chào chú Gia Nhân, các bạn,

Cám ơn chú đã chỉ điểm. Sẳn đây VinhL xin viết ra khám phá của mình về quy luật tượng của các trùng quái. Dựa vào quy luật này, VinhL có lập ra phương pháp để tính tượng bằng cách bấm trên tay và cách biến hào.

Theo cuốn “Moving with Change” của tác giả Rowena Pattee, có nói qua phương pháp biến dịch the “Golden Hexagram” tức phương pháp quy nạp 2 hào thành 1 hào, tức trong một trùng quái chia ba là Thiên Địa Nhân, mỗi địa vị 2 hào quy nạp thành một theo như sau :

Posted Image biến thành Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL,

Cổ nhân truyền lại cho hậu học chúng ta ngày nay chẳng giấu gì cả, đều được ghi lại đủ cả trong kinh sách. Những ai có duyên may được gặp Thiện tri thức điểm hóa thì vỡ lẽ ra. Còn nếu tự chúng ta đốt đuốc đi tìm trong mấy đồ hình Bát quái để đạt ít phần “tuyệt học vô ưu” thì có nghĩa tấm lòng phải trong sáng. Người ta đã gọi Đạo Dịch, nghĩa đã Tự Nhiên.

Trái đất vốn dĩ luôn có hai nửa đen trắng. To như Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng cũng chỉ Nhật Nguyệt thực được trong ít phút. Văn minh Đông Tây cũng là sự thiên định cân bằng âm dương. Nửa sáng của ngày là hiện sinh nửa tối của ngày. Nửa tối di dưỡng sức sống cho nửa sáng.

Các bậc Minh Sư Phong Thủy xưa muốn hủy họai một vùng đất, một quận, một tỉnh thậm chí một nước cũng không kém gì sức tàn phá của một trái bom nguyên tử (lọai bỏ sự ích kỷ thì đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân mà ngày nay đa phần mọi người cho Cổ nhân ích kỷ giấu giếm). Đông Tây đồng mà dị, dị mà đồng. Văn minh của nhân lọai cũng không ra ngòai thành trụ họai diệt, vẫn theo quy luật âm dương ngũ hành.

Vì vậy Lời giải ra được hai vấn đề trên thì rất thiết thực cho những bạn đam mê nghiên cứu kinh Dịch và đang bị loay hoay trong Trận Đồ Bát Quái chưa thoát ra ngoài được. Vì thế tôi rất mong muốn những bạn như vậy tự tìm ra lời giải (tất nhiên tôi sẽ hộ trợ những bạn thực tâm).

Chúc VinhL đạt được thành tựu nghiên cứu.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Thiên Sứ đã giúp công cụ hình vẽ cho anh chị em .

Kính anh

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thầy, chú VoTruoc,

Rất cám Thầy đã bỏ công đăng các hình để mọi người có thể sử dụng.

Thưa chú VoTruoc,

Theo chú thì Cổ Nhân chẳng giấu gì cả, vậy xin hỏi chú có cuốn sách Tử Vi Hán Việt nào nói đến tại sao Tử Vi an theo cục, mỗi cục mỗi khác?, nếu Tử Vi là một ngôi sao trong Tử Vi Viên, làm thể nào có thể di chuyển vào cung tùy theo cục được? Và củng xin hỏi cách thức lập quẻ làm Sấm của cụ Trạng Trình là dùng quẻ Thái Ất hay quẻ Kỳ Môn, quẻ Lục Nhâm, quẻ Dịch, hay quẻ Mai Hoa, và làm sao tính cái ứng kỳ của sự việc đang đoán???

Thưa chú, còn rất nhiều, rất nhiều đều mà trong sách cổ nhân không truyền đạt, cho nên các hậu bối như VinhL, muốn học các môn của Lý Học Đông Phương đều tốn công sức nghiên cứu tự tìm tòi để mà thông đạt, thay vì cái công sức đó có thể dùng để phát huy các môn học, nay lại phải bỏ vào nghiên cứu từ đầu. Cho nên cứ lẫn quẫn trong cái vòng đen tối mò mẫn mà bò từng phân từng ly, quả thật là đáng thương cho nền Lý Học Đông Phương, cứ được chóp sáng trong khoảng khắc lại tắt lịm, cứ như thế mà mấy trăm năm, hay ngàn năm cũng vậy!!!

Trong xã hội tây phương, đối với một người thích học, thích nghiên cứu tìm hiểu, thì họ có thể học hỏi được tất cả các nguyên lý, các khám phá mới nhất trong môn mà họ thích học, không ai giấu giếm gì cả, chỉ cần họ có ý trí thì sẻ đạt được. Ngược lại trong xã hội đông phương, tất cả đều tùy vào cái duyên, cái may mắn gặp được Thầy để mà học hỏi. Nhưng chưa chắc sẻ được truyền thụ tất cả. Thử hỏi hiện nay có bao nhiêu người thông đạt dịch và huyền cơ như cụ Trạng Trình xưa? Thử hỏi có bao nhiêu người biết sử dụng Kỳ Môn, Thái Ất, trên hiểu Thiên Văn, dưới rành Địa Lý, như Khổng Minh, như Trương Lương, vv...

Nhưng trong xã hội tây phương, các nhà khoa học gia, vật lý, thiên văn, đếm không hết. Đó chính là cái nguyên do của sự suy thối của nền Lý Học Đông Phương.

Đã hai lần cầu xin chú giải thích vấn đề 8 biến của Bát Trạch, chú đã từ chối, thì VinhL cũng cám ơn chú đã cho lời khuyến khích tự tìm lời giải.

Kính Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thầy, chú VoTruoc,

Rất cám Thầy đã bỏ công đăng các hình để mọi người có thể sử dụng.

VinhL nhầm rồi, chú Gia Nhân chứ. Tôi có tham gia gì đâu? Tôi cũng như VinhL thôi, đang cố tìm tòi nghiên cứu mà!

Tôi rất mến nhiệt huyết của VinhL, nhưng phương pháp nghiên cứu của tôi khác nên khi trao đổi đôi khi khó nắm được mạch tư duy của nhau. Đó cũng là lẽ thường tình. Nhưng tôi luôn cổ vũ VinhL trong khả năng của mình.

Tôi chỉ thắc mắc là: Giả sử VinhL tìm ra được qui luật sắp xếp các quẻ VV một cách hình thức tượng số thì liệu có ích gì khi không chỉ ra được ý nghĩa, logíc, bản chất, ứng dụng của cách sắp xếp đó. Còn nếu qua qui luật hìng thức tượng số ấy mà có thể suy ra được một cách logic ý nghĩa, bản chất, ứng dụng của cách sắp xếp đó thì quá tuyệt vời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú, còn rất nhiều, rất nhiều đều mà trong sách cổ nhân không truyền đạt, cho nên các hậu bối như VinhL, muốn học các môn của Lý Học Đông Phương đều tốn công sức nghiên cứu tự tìm tòi để mà thông đạt, thay vì cái công sức đó có thể dùng để phát huy các môn học, nay lại phải bỏ vào nghiên cứu từ đầu. Cho nên cứ lẫn quẫn trong cái vòng đen tối mò mẫn mà bò từng phân từng ly, quả thật là đáng thương cho nền Lý Học Đông Phương, cứ được chóp sáng trong khoảng khắc lại tắt lịm, cứ như thế mà mấy trăm năm, hay ngàn năm cũng vậy!!!

Trong xã hội tây phương, đối với một người thích học, thích nghiên cứu tìm hiểu, thì họ có thể học hỏi được tất cả các nguyên lý, các khám phá mới nhất trong môn mà họ thích học, không ai giấu giếm gì cả, chỉ cần họ có ý trí thì sẻ đạt được. Ngược lại trong xã hội đông phương, tất cả đều tùy vào cái duyên, cái may mắn gặp được Thầy để mà học hỏi. Nhưng chưa chắc sẻ được truyền thụ tất cả. Thử hỏi hiện nay có bao nhiêu người thông đạt dịch và huyền cơ như cụ Trạng Trình xưa? Thử hỏi có bao nhiêu người biết sử dụng Kỳ Môn, Thái Ất, trên hiểu Thiên Văn, dưới rành Địa Lý, như Khổng Minh, như Trương Lương, vv...

Nhưng trong xã hội tây phương, các nhà khoa học gia, vật lý, thiên văn, đếm không hết. Đó chính là cái nguyên do của sự suy thối của nền Lý Học Đông Phương.

Tôi cũng đồng cảm như VinhL vậy, nhưng tôi cho rằng nguyên nhân là do bị thất truyền trong cuộc xâm lăng của người phương Bắc hủy hoại "nền văn hiến Văn Lang một thời huyền vĩ ở nam sông Dương tử", như cách diễn đạt của anh Thiên Sứ, nên bây giờ hậu sinh như VinhL và tôi ... mới vất vả như vậy mà thành công chẳng được bao nhiêu.

Tôi nghĩ rằng, một khi anh Thiên Sứ đã chứng minh khá nhiều những sai lầm do cổ thư chữ Hán truyền lại thì chúng ta phải cảnh giác, chắc chắn còn có không ít những sai lầm khác nữa đang giăng bẫy chúng ta. Do đó, một lần tôi đã nói với VinhL rằng, tôi sẽ rất tiếc khi một công trình tốn bao tâm huyết của VinhL bị bác bỏ chỉ vì một sai lầm trong cổ thư truyền lại mà VinhL không nhận ra.

Đã hai lần cầu xin chú giải thích vấn đề 8 biến của Bát Trạch, chú đã từ chối, thì VinhL cũng cám ơn chú đã cho lời khuyến khích tự tìm lời giải.

Tôi có hiểu gì về bát trạch đâu mà chỉ điểm cho VinhL. VinhL lộn tôi với ai rồi. Tôi cũng có ý tưởng về Phong thủy, Bát trạch nhưng chưa nghiên cứu xong nên chưa thể phát biểu gì. Nhưng chắc chắn có nhiều điểm khác với cổ thư. Khi nào xong tôi rất muốn trao đổi với VinhL.

Tôi là người rất thích chia sẻ kiến thức, mình biết thêm và người khác cũng biết thêm, thật là tốt đẹp. Do đó tôi cũng chúa ghét những người cứ ỡm ỡm ờ ờ, nói là tùy duyên, thực ra là lòe thiên hạ, dấu dốt đó thôi. Biết được chút xíu, chưa rõ đúng sai thế nào mà tưởng là ta đã biết nhiều lắm, đã nắm được huyền cơ vũ trụ rồi không bằng. Tôi kính trọng anh Thiên Sứ vì anh ấy tài giỏi, kiến thức sâu sắc đã đành mà chủ yếu vì tấm lòng của anh ấy với cái chung, sẵn sàng chia sẻ hiểu biết để cùng tiến bộ là chính.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú VoTruoc, chú GiaNhân,

Trược hết VinhL xin thành thật xin lỗi vì sự lầm lẫn. Quả thật là ngượng vô cùng:-((

Lý do vì vừa đọc bài của chú Vo Truoc, vừa viết trả lời chú GiaNhân, vừa có công việc bận làm, nên đã đánh nhầm tên mà chính mình cũng không hay, thật là ngại quá. VinhL thành thật xin lỗi.

Tôi cũng có ý tưởng về Phong thủy, Bát trạch nhưng chưa nghiên cứu xong nên chưa thể phát biểu gì. Nhưng chắc chắn có nhiều điểm khác với cổ thư. Khi nào xong tôi rất muốn trao đổi với VinhL.

Tôi là người rất thích chia sẻ kiến thức, mình biết thêm và người khác cũng biết thêm, thật là tốt đẹp. Do đó tôi cũng chúa ghét những người cứ ỡm ỡm ờ ờ, nói là tùy duyên, thực ra là lòe thiên hạ, dấu dốt đó thôi. Biết được chút xíu, chưa rõ đúng sai thế nào mà tưởng là ta đã biết nhiều lắm, đã nắm được huyền cơ vũ trụ rồi không bằng. Tôi kính trọng anh Thiên Sứ vì anh ấy tài giỏi, kiến thức sâu sắc đã đành mà chủ yếu vì tấm lòng của anh ấy với cái chung, sẵn sàng chia sẻ hiểu biết để cùng tiến bộ là chính.

Thân mến! </FONT></FONT>

VinhL đồng ý với chú Vo Truoc 100%. VinhL rất kính phục thầy là vì sự cương quyết và cố gắng của thầy đễ khôi phục nền Văn Hiến Lạc Việt, trong khi rất nhiều người vẫn quay mặt làm ngơ. VinhL cũng rất mến chú Vo Truoc, vì những công sức nghiên cứu và chia sẽ các kiến thức về ADNH.

Kính Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn VinhL và anh Vo Truoc có lời thẳng thắn.

Gia Nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites