Kim Cương

Kiến Giải Điên Quàng

11 bài viết trong chủ đề này

Thiền Sư Thích Thanh Từ khi chuyên tu nhập thất ở Thiền Viện Chơn Không, Thiền Sư liễu ngộ lý TÁNH KHÔNG. Sau đó một thời gian lâu khoảng vài chục năm, khi đang trụ ở Thiền Viện Trúc Lâm, Thiền Sư liễu ngộ lý TƯỚNG KHÔNG.

Kiến giải TƯỚNG KHÔNG khi được tuyên thuyết, Thiền Sư đã tự an tâm các Đệ Tử và Phật Tử bằng sự khẳng định: "ai khi nghe ngài giảng mà không hiểu không tin thì cũng không sao, và kiến giải về vấn đề này cũng xem như là điên quàng".

Lý TÁNH KHÔNG song song cùng lý TƯỚNG KHÔNG trong TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU KÍNH RỘNG LỚN, bản kinh này được xếp vào trọng tâm trong nghi thức các khóa tụng niệm. Nôm na mà nói lại kiến giải của Thiền Sư Thích Thanh Từ là:

-TÁNH KHÔNG dịch là KHÔNG TÁNH, không có tánh, không có cái gì có thật tính, mọi sự hiện hữu có hình có tướng thật nghĩa là KHÔNG TÁNH DUYÊN KHỞI. KHÔNG TÁNH tức là DUYÊN KHỞI, DUYÊN KHỞI tức là KHÔNG TÍNH (ví như nói, người sinh ra ta là mẹ ta, mẹ ta là người sinh ra ta), ví thế TÁNH KHÔNG và DUYÊN KHỞI không hai.

-TƯỚNG KHÔNG dịch là KHÔNG TƯỚNG, không có hình, không có tướng, bản thể thường chiếu thật nghĩa là KHÔNG TƯỚNG THƯỜNG BIẾT. KHÔNG TƯỚNG tức là THƯỜNG BIẾT, THƯỜNG BIẾT tức là KHÔNG TƯỚNG.

Tóm lại, Tính Biết thì Không Tướng, còn Sắc Thân cùng Tâm Thức thì Không Tính. Như vậy thì bất kể là Thừa nào, từ Tối thượng thừa, Kim cang thừa, Đại thừa, cho đến Tiều thừa Phật giáo thì trọng tâm của tất cả giáo pháp của Phật giáo là TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU KÍNH RỘNG LỚN; Tối thượng thừa Phật giáo thì chỉ thẳng ngay từ đầu, ngược lại Kim cang thừa Phật giáo thì sau cùng mới nói.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tối thượng thừa Phật giáo thì chỉ thẳng ngay từ đầu, ngược lại Kim cang thừa Phật giáo thì sau cùng mới nói.

Làm gì có trước có sau?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU KÍNH RỘNG LỚN

Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.
Này Xá-lợi-phất ! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.
Này Xá-lợi-phất ! Tướng Không của các pháp, không sanh, không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Cho nên trong tướng Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.
Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kíùnh Niết-bàn.
Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã Ba-la-đa được đạo quả Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác.
Nên biết, Bát-nhã Ba-la-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối. Vì vậy nói chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng: “Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha”

Âm Hán:


Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh



“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”.

Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử! thị chư pháp không tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn-giới nãi chí vô ý-thức giới; vô Vô-minh diệc vô Vô-minh tận nãi chí vô lão-tử diệc vô lão-tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô Trí diệc vô Đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn.

Tam thế chư Phật y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc a-nậu đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa, thị đại thần-chú, thị đại minh-chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng-đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết:

“Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha”.


Chữ Hán:

般若波羅蜜多心經


]觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識亦復如是。舍利子。是諸法空相。 不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦 無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若 波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛故。說般若波羅蜜多咒即說咒曰 揭帝揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝菩提僧莎訶


MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM CHÚ
गते गते Gate gate [gəteː gəteː] Yết đế, yết đế Vượt qua, vượt qua
पारगते Pàragate [pɑːɾə gəteː] Ba la yết đế Vượt qua bờ bên kia
पारसंगते Pàrasaṃgate [pɑːɾəsəm gəteː] Ba la tăng yết đế Vượt qua hoàn toàn
बोधि स्वाहा Bodhi svàhà [boːdɦɪ sʋɑːhɑː] Bồ đề tát bà ha Tuệ giác Thành tựu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm gì có trước có sau?Posted Image

Mật tông Kim cang thừa nói những thứ vi diệu trước để dẫn hành giả tới chỗ có thể tin được Tính Biết là Phật, thế tức là trước Tiệm tu, sau Đốn ngộ.

Thiền Tông Tối Thượng Thừa gạt sạch những thứ phương tiện, chỉ thẳng cho hành giả Trực Nhận Tính Biết là Phật, thế tức là trước Đốn ngộ, sau Tiệm tu.

Cái trọng tâm, cái thật tướng trong Đốn ngộ thì mới là không có trước có sau, còn khi đặt ra tông ra thừa thì sự thiện xảo của Phật nên vẫn có trước sau. Vì thế mà khi đạt đến bản chất thì lời nói và cách dùng mới thật chắc chắn, tức là thấy rõ cái gì không trước không sau, cái gì có trước có sau.

Như nói Niết Bàn là Thường, là không sinh không diệt,

Nhưng cũng có thể nói

Niết Bàn là Vô Thường, là sinh là diệt.

Vì nói cho Phàm phu thì phải nói Niết bàn là Thường, là không sinh không diệt. Nói theo cái sự phân biệt của chúng sinh, ứng cơ thuyết pháp nên nói Niết Bàn Tiểu Thừa. Vì nói cho Bồ tát thì phải nói Niết bàn là Vô Thường, là sinh là diệt. Nói theo cái tác dụng của hành giả đã chứng đạo nên nói Niết Bàn Đại Thừa. Cái sự phân biệt của chúng sinh mà nghe thấy rằng Niết bàn là Vô thường thì hẳn là phi lý, bởi vì chúng sinh bị trói buộc về thân lẫn tâm cho nên phải thuyết pháp theo cách ngược với lúc thuyết cho hàng Đại Bồ Tát. Niết bàn là Vô thường tức là tự tại trong vô thường nhưng không rời sự tỉnh giác, không mất đi tác dụng, không bị thoái chuyển ngay trong sự nhập thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì nói cho Phàm phu thì phải nói Niết bàn là Thường, là không sinh không diệt. Nói theo cái sự phân biệt của chúng sinh, ứng cơ thuyết pháp nên nói Niết Bàn Tiểu Thừa. Vì nói cho Bồ tát thì phải nói Niết bàn là Vô Thường, là sinh là diệt. Nói theo cái tác dụng của hành giả đã chứng đạo nên nói Niết Bàn Đại Thừa. Cái sự phân biệt của chúng sinh mà nghe thấy rằng Niết bàn là Vô thường thì hẳn là phi lý, bởi vì chúng sinh bị trói buộc về thân lẫn tâm cho nên phải thuyết pháp theo cách ngược với lúc thuyết cho hàng Đại Bồ Tát. Niết bàn là Vô thường tức là tự tại trong vô thường nhưng không rời sự tỉnh giác, không mất đi tác dụng, không bị thoái chuyển ngay trong sự nhập thế.

Kim cương đang giảng đạo cho những người phàm phu ở diễn đàn nghe hả ?

Tưởng sang năm mới bớt lảm nhảm chứ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lìa kinh thuyết pháp thì đồng ma thuyết.

Y kinh thuyết pháp thì đau lòng chư Bồ tát, chư Phật.

Chỉ có hàng A La Hán mới được thuyết kinh. Kim Cương đã ngộ quả A La Hán chứ?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Kim cương đang giảng đạo cho những người phàm phu ở diễn đàn nghe hả ?

Tưởng sang năm mới bớt lảm nhảm chứ

Thứ nhất Phàm phu là dùng đúng chỗ

Thứ hai nói giảng đạo cũng được, nói không giảng cũng được.

Yeuphunu hay lảm nhám cái từ lảm nhảm nhỉ.

Lìa kinh thuyết pháp thì đồng ma thuyết.

Y kinh thuyết pháp thì đau lòng chư Bồ tát, chư Phật.

Chỉ có hàng A La Hán mới được thuyết kinh. Kim Cương đã ngộ quả A La Hán chứ?Posted Image

Trong Kinh Duy Ma Cật, các ý cũng tương tự. Tiến trình Mật tông và tiến trình Thiền tông phải có sự khác nhau chứ và đã được nêu ra đó, mỗi một ý bình luận thì sẽ thấy được trình độ kiến giải Phật học của người bình luận.

Cần phải thấy:

-Theo kinh Liễu nghĩa thì có thể y kinh giải nghĩa. Như kinh Lăng nghiêm là ...tu chứng liễu nghĩa cho nên phải y kinh mà thuyết.

-Theo kinh Bất liễu nghĩa thì có thể lìa kinh để thuyết cái liễu nghĩa. Ví dụ đối với Kinh A Di Đà, đó là kinh Bất liễu nghĩa vậy thì có thể lìa kinh để mà nói rằng A Di Đà là Tự Tính nơi Chúng Sinh.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU KÍNH RỘNG LỚN

Tâm Kinh, có người dịch là Kinh Trái Tim, cách dịch này không được cho lắm.

Để thấy rõ nghĩa chữ Tâm này là gì thì phải xem nó trong ngữ TÂM KINH RỘNG LỚN, nghĩa là TRỌNG TÂM của BỘ KINH LỚN, lớn tới mức 600 quyển. Bộ kinh này thuộc thể loại nào ? muốn thấy được thì phải hiểu ngữ TRÍ TUỆ CỨU CÁNH.

TRÍ TUỆ đối với CHÍNH TÍN. CỨU KÍNH đối với PHƯƠNG TIỆN.

TRÍ TUỆ và CỨU KÍNH thuộc thể loại LIỄU NGHĨA. CHÍNH TÍN và PHƯƠNG TIỆN thuộc thể loại BẤT LIỄU NGHĨA. Liễu nghĩa là các kinh mà hành giả có đầu óc thì có thể nghiên cứu, tức là tiếp cận con đường bắt đầu từ TRÍ TUỆ; bất liễu nghĩa là các kinh mà hành giả tin theo và thực hành, tức là tiếp cận con đường bắt đầu từ CHÍNH TÍN, niềm tin.

Phật nói kinh Bất Liễu Nghĩa với tư cách Thân Miệng Ý đều thanh tịnh, cho nên có đủ tư cách để khiến người tu đặt lòng tin, tin theo những lời Phật chỉ dạy. Phật nói kinh Liễu Nghĩa với tư cách chứng ngộ TRÍ TUỆ CỨU KÍNH, phần này rất bao la rộng lớn cho nên cần phải nắm bắt được trọng tâm để tiếp cận, để nghiên cứu. Vậy thì chữ TÂM nghĩa là TRỌNG TÂM chứ không nên hiểu và dịch là TRÁI TIM.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.

Này Xá-lợi-phất ! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Trọng tâm này là KHÔNG TÍNH

Này Xá-lợi-phất ! Tướng Không của các pháp, không sanh, không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Cho nên trong tướng Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.

Trọng tâm này là KHÔNG TƯỚNG

Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kính Niết-bàn.

Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã Ba-la-đa được đạo quả Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác.

Trọng tâm này là CHÍNH QUẢ

Nên biết, Bát-nhã Ba-la-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối. Vì vậy nói chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng: “Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha”

Trọng tâm này là CHÍNH NHÂN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.

Này Xá-lợi-phất ! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Trọng tâm này là KHÔNG TÍNH

TÍNH nghĩa là chủ thể của đối tượng, bất kỳ đối tượng nào.

KHÔNG nghĩa là không có.

KHÔNG TÍNH thường âm hán đọc là TÍNH KHÔNG. Không Tính nghĩa là đối tượng không có chủ thể. Soi thấy các đối tượng đều không, tức là quan sát bất kỳ đối tượng nào và soi xét phân tích về đối tượng đó, kết quả phân tích thì thấy mọi đối tượng đều không có chủ thể, không có đặc tính tồn tại vĩnh cửu, nên nói KHÔNG TÍNH hay TÍNH KHÔNG nghĩa cơ bản là như vậy.

Đối tượng bị quan sát và soi xét phân tích trong đây là: CON NGƯỜI

Quan sát cấp 1: Mình và Người đều giống nhau, đều có Thân sắc và Tâm thức.

Quan sát cấp 2: Tâm thức lại có bốn phần là Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Bốn phần ứng với Tâm thức cộng với Thân sắc là Năm ( Gọi chúng là Ngũ uẩn vì nó ngăn che, làm ra sự nhận thức có giới hạn)

Quan sát cấp 3: Sắc thân không tồn tại mãi, tinh cha huyết mẹ chung hợp nên hình, tóc lông da móng cùng nhau kết hợp. Không có cái nào trong Sắc tướng Thân hình là bất tử để mà đại diện làm chủ thể của nó, đồng thời thấy Sắc Thân chỉ là do Duyên kết hợp mà Khởi động vận hành tạm có theo sự vô thường sinh già bệnh chết. Vì quan sát Sắc uẩn như thế, mặt thứ nhất thấy nó KHÔNG TÍNH, mặt thứ hai thấy nó DUYÊN KHỞI nên nói "Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc". Đối tượng Sắc thân bị thấy rõ khía cạnh Không có chủ thể. "Sắc tức là không, không tức là sắc", đối tượng bị định nghĩa là Sắc, và cũng bị định nghĩa là Không, một đối tượng bị định nghĩa theo hai cách đối lập và đồng thời, có và không đối lập và đồng thời, Có là Giả Có đồng thời với Không là Không Thật. Có đối đãi với Không, Giả đối đãi với Thật đó là đối lập nhưng Giả Có đồng nghĩa với Không Thật, bèn "Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc."

Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Này Xá-lợi-phất ! Tướng Không của các pháp, không sanh, không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Cho nên trong tướng Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.

Trọng tâm này là KHÔNG TƯỚNG.

Trọng tâm của cái RỘNG LỚN.

RỘNG LỚN nghĩa rõ ràng là thế nào ? có lẽ là học hết Tam Tạng Kinh Điển rồi mới được đến chỗ này để thâu tóm và tháo đinh nhổ chốt. Một đoạn chỉ có hai câu, riêng câu sau đã động đến Tam Tạng Kinh Điển thì quả nhiên chứng tỏ bài kinh này là TRỌNG TÂM của TAM TẠNG.

-CĂN: sắc, thọ, tưởng, hành, thức

-TRẦN: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp

-THỨC: nhãn giới, nhĩ giới, tị giới, thiệt giới, thân giới, ý thức giới

-DUYÊN GIÁC: pháp 12 nhân duyên từ vô minh cho đến già chết

-THANH VĂN: pháp tứ diệu đế khổ tập diệt đạo

-BỒ TÁT: pháp lục độ trí tuệ, thiền định, nhẫn nhục .v.v..

Đó chính là các pháp phương tiện trong Tam Tạng Kinh Điển. Chỗ này được tháo đinh nhổ chốt bằng sự chỉ ra rằng TƯỚNG KHÔNG-KHÔNG TƯỚNG không có/ vượt ngoài CĂN, TRẦN, THỨC, DUYÊN GIÁC, THANH VĂN, BỒ TÁT, tức là vượt ra ngoài kinh điển, không có trong kinh điển, cũng tức là Phật chưa hề nói đến Pháp này, Pháp này tức là Pháp gốc, tức là cái KHÔNG TƯỚNG, TÍNH BIẾT KHÔNG TƯỚNG

TÍNH BIẾT không sanh, không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Người chưa ngộ đạo mà đọc đến phần này thì không thể nào phân tích Tướng Không là gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.