hoangnt

Tâm Của Vũ Trụ

78 bài viết trong chủ đề này

Tôi xin trả lời mấy câu hỏi cùa NA

Câu 1:

- Vậy cái Bản Thể (Đạo của chú hay Thái Cực của thầy Thiên Sứ) nó nằm ở đâu trong chuỗi vận động này ? Nó hòa nhập vào từng sự vật trong giai đoạn Vũ Trụ, hay nó mất đi ?

Trong "Cơ sở học thuyết ADNH tôi viết":

"Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái cách hiển lộ) củanó"

"Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Bảnthể - Tướng – Lý của nó như thế. Bản thể(Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rờicủa Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì khôngthể thấy được chân tướng của nó."

Như vậy Bản thể của Thực tại (hay Thái cực của anh TS) không hề mất đi mà luôn, luôn tồn tại cùng với Thực tại. Bản thể là một mặt của thực tại chứ không là một phần, có cũng được, không có cũng được của Thực tại. Một đồng xu không thể mất đi một mặt sấp hay ngửa của nó. Đã có một cái gì gọi là thực tại cũng đương nhiên tồn tại cái Bản thể của nó là Đạo (Theo Vô Trước hay Thái cực theo TS).

Câu 2:

- Nếu theo chuỗi trên thì Thái Cực không xuất hiện ở khúc giữa (giai đoạn Vũ Trụ), vậy thì nó phân biết với Vũ Trụ, vậy lúc này gọi 2 thằng này là Âm Dương phân biệt, vậy Thái Cực có còn là Thái Cực không ?

Hai trạng thái của Thực tại ở hai thời kỳ kế tiếp nhau, không đồng thời, là Thái cực (Theo Vô Trước) và Vũ trụ (Theo Vô Trước) khác nhau, có phân biệt. Khi đối đãi với nhau, Thái cực mang tính dương vì chí tịnh, Vũ trụ mang tính âm vì vận động không ngừng.

Trên bình diện toàn bộ Thực tại, khi Vũ trụ chưa xuất hiện, Thực tại chưa phân âm dương, chưa có cả khái niệm âm dương, trạng thái Thực tại là Thái cực. Thái cực không âm cũng chẳng dương, chí tịnh và thuần khiết. Khi Vũ trụ (thuộc âm) xuất hiện mới phân âm dương. Cái mới xuất hiện đó đối đãi với cái đang tồn tại, thuộc dương thì phải thuộc âm. Thái cực là cái đã có, thuộc dương, chí tịnh thì cái đối đãi với nó phải mới có, thuộc âm, vận động. Vì thế nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương (vì cái tính dương được lấy làm đối tượng so sánh để cho âm đối đãi), dương tịnh âm động.

Trên bình diện toàn bộ của Thực tại, khi ta lấy thời kỳ Vũ trụ động để đối đãi ta mới thấy thời kỳ Thái cực là thời kỳ thuộc dương của Thực tại chứ bản thân Thái cực không phân âm dương. Cũng như sở dĩ ta nói Thái cực chí tịnh là do sau này có khái niệm động rồi mới thấy Thái cực chí tịnh chứ trong Tái cực thì tính "tịnh" hay "động" cũng chưa xuất hiện.

Như vậy, "thời kỳ Thái cực" là thời kỳ thuộc dương trong các thời kỳ của Thực tại (chứ bản thân Thái cực chưa phân âm dương) khi ta quán xét Thực tại (chứ không phải quán xét Thái cực) trong toàn bộ quá trình tồn tại của nó. Và như vậy, "thời kỳ Vũ trụ (Vạn tượng)" của Thực tại thuộc âm. Đó là lý do cổ nhân biều tượng Thái cực là hình tròn, đồng với dương (bánh dày) còn Vạn tượng (Vũ trụ) hình vuông (bánh Chưng) đồng với âm. Đó cũng là nguồn gốc của nguyên lý vật chất trong Vũ trụ vận động và biến đổi không ngừng trong khoa học vì Vũ trụ thuộc âm, động. Tôi không thấy mâu thuẫn nào ở đây cả.

Câu 3:

- Nếu theo mô tả Thái Cực (khái niệm của chú) như chuỗi trên, thì Thái Cực và Đạo khác nhau (cũng là theo khái niệm của chú), vậy Thái Cực là 1 thực tại, còn Đạo là 1 cái trừu tượng phải không ?

- Hay ý chú là: Thái Cực vẫn là Thái Cực, không mất đi đâu cả, chỉ đổi tên gọi thành Đạo (trong giai đoạn Vũ Trụ, nghĩa là không phải Thái Cực tinh khiết nữa) cho dễ miêu tả cái chu kỳ này, phải không ạ ?

Cái trìu tượng hay không trìu tượng cũng thuộc phạm trù Thực tại. Đương nhiên, theo cách quan niệm của tôi, Thái cực và Đạo không đồng nhất. Đạo chỉ là một mặt của Thực tại còn Thái cực là chính Thực tại. Vì vậy, ở thời kỳ Thái cực, Đạo vẩn là bàn thể của Thái cực, nhưng trong 3 mặt Thể Tướng Lý, mà Lý và Tướng chưa xuất hiện thì Đạo - Bản thể và Thái cực chỉ là một. Như vậy, ở thời kỳ Thái cực, Thái cực và Bản thể đồng nhất. Ờ thời kỳ Vũ trụ, Thái cực (theo Vô Trước) mất đi (hay được thay thế bằng Vũ Trụ) do trạng thái Thực tại đã có phân biệt âm dương, nhưng Đạo (theo Vo Trước hay Thái cực theo TS) vẫn tồn tại như một mặt hữu cơ của Thực tại là Bản thể trong 3 mặt Thể Tướng Lý.

Thân ái!

(Tôi thêm vài dòng (in đậm) cho rõ hơn, thế nào lại ra như này, một bài mới!!!

Các bạn thông cảm nhé!)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin mạn phép trả lời ý mình trước, đúng sai xin được thầy Thiên Sứ và chú chỉ bảo.

Theo NA, Thái Cực không phải là vật chất, mà gọi là vật chất cũng được. VÌ thực ra ở trạng thái Thái Cực (theo nghĩa của chú Vô Trước hay thầy Thiên Sứ) thì đều không có có, không có không, không có thời gian hay không gian, nói chung thậm chí không có cả định nghĩa Vật Chất và không có cả bất cứ câu hỏi nào, chỉ đơn giản là Thái Cực. Do đó muốn gọi nó là sao cũng được, mà gọi sao cũng không được.

Tuy nhiên nếu hiểu Vật Chất (theo định nghĩa của chú Vô Trước) là các trạng thái, sự vật, sự việc cụ thể tiếp theo sinh ra trong giai đoạn Vũ Trụ (Sau khởi nguyên, Thái Cực) thì rõ ràng Thái Cự không phải là vật chất, mà nó là thuộc tính của Vật Chất, bất cứ vật chất nào.

Kính mong được chỉ bảo của chú và thầy Thiên Sứ.

NA

Tôi xin có vài lời về câu trả lời của NA.

NA viết:

Tuy nhiên nếu hiểu Vật Chất (theo định nghĩa của chú Vô Trước) là các trạng thái, sự vật, sự việc cụ thể tiếp theo sinh ra trong giai đoạn Vũ Trụ (Sau khởi nguyên, Thái Cực) thì rõ ràng Thái Cự không phải là vật chất, mà nó là thuộc tính của Vật Chất, bất cứ vật chất nào.

Tôi cho rằng, theo định nghĩa của tôi, Thái cực tuy không phải là Vật chất nhưng cũng hoàn toàn không phải là thuộc tính của vật chất. Định nghĩa Thái cực của tôi chỉ rõ, Thái cực là một trạng thái của Thực tại khi âm dương chưa xuất hiện. Như vậy, Thái cực là một thực tại chứ không phải là thuộc tính.

NA viết:

Thái Cực không phải là vật chất, mà gọi là vật chất cũng được. VÌ thực ra ở trạng thái Thái Cực (theo nghĩa của chú Vô Trước hay thầy Thiên Sứ) thì đều không có có, không có không, không có thời gian hay không gian, nói chung thậm chí không có cả định nghĩa Vật Chất và không có cả bất cứ câu hỏi nào, chỉ đơn giản là Thái Cực. Do đó muốn gọi nó là sao cũng được, mà gọi sao cũng không được.

vậy cho tôi hỏi:

- Tại sao lại nói: "Vật chất tự nó không nhận thức được." ? Nguyên lý nào khẳng định như vậy? Hay đó là "tiên đề" tức là điều công nhận không cần lý do?

- Nếu Thái cực là Vật chất thì câu:"Vậy cái gì nhận thức được vật chất? Chính là Thái Cực - Tính thấy." lại mâu thuẫn với câu:"Vật chất tự nó không nhận thức được."

- Nếu Thái cực không phải là Vật chất thì khi Vật chất không nhận thức được chính nó thì Thái cực lại càng không nhận thức được vật chất! ("không ở trong chăn sao biết chăn có rận")

- Nếu Thái cực vừa là vật chất vừa không phải là vật chất thì cái gì làm cho ta khẳng định nó nhận thức được vật chất?

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin trả lời mấy câu hỏi cùa NA

Câu 1:

Trong "Cơ sở học thuyết ADNH tôi viết":

"Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái cách hiển lộ) củanó"

"Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Bảnthể - Tướng – Lý của nó như thế. Bản thể(Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rờicủa Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì khôngthể thấy được chân tướng của nó."

Như vậy Bản thể của Thực tại (hay Thái cực của anh TS) không hề mất đi mà luôn, luôn tồn tại cùng với Thực tại. Bản thể là một mặt của thực tại chứ không là một phần, có cũng được, không có cũng được của Thực tại. Một đồng xu không thể mất đi một mặt sấp hay ngửa của nó. Đã có một cái gì gọi là thực tại cũng đương nhiên tồn tại cái Bản thể của nó là Đạo (Theo Vô Trước hay Thái cực theo TS).

Câu 2:

Hai trạng thái của Thực tại ở hai thời kỳ kế tiếp nhau, không đồng thời, là Thái cực (Theo Vô Trước) và Vũ trụ (Theo Vô Trước) khác nhau, có phân biệt. Khi đối đãi với nhau, Thái cực mang tính dương vì chí tịnh, Vũ trụ mang tính âm vì vận động không ngừng.

Trên bình diện toàn bộ Thực tại, khi Vũ trụ chưa xuất hiện, Thực tại chưa phân âm dương, chưa có cả khái niệm âm dương, trạng thái Thực tại là Thái cực. Thái cực không âm cũng chẳng dương, chí tịnh và thuần khiết. Khi Vũ trụ (thuộc âm) xuất hiện mới phân âm dương. Cái mới xuất hiện đó đối đãi với cái đang tồn tại, thuộc dương thì phải thuộc âm. Thái cực là cái đã có, thuộc dương, chí tịnh thì cái đối đãi với nó phải mới có, thuộc âm, vận động. Vì thế nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương (vì cái tính dương được lấy làm đối tượng so sánh để cho âm đối đãi), dương tịnh âm động.

Trên bình diện toàn bộ của Thực tại, khi ta lấy thời kỳ Vũ trụ động để đối đãi ta mới thấy thời kỳ Thái cực là thời kỳ thuộc dương của Thực tại chứ bản thân Thái cực không phân âm dương. Cũng như sở dĩ ta nói Thái cực chí tịnh là do sau này có khái niệm động rồi mới thấy Thái cực chí tịnh chứ trong Tái cực thì tính "tịnh" hay "động" cũng chưa xuất hiện.

Như vậy, "thời kỳ Thái cực" là thời kỳ thuộc dương trong các thời kỳ của Thực tại (chứ bản thân Thái cực chưa phân âm dương) khi ta quán xét Thực tại (chứ không phải quán xét Thái cực) trong toàn bộ quá trình tồn tại của nó. Và như vậy, "thời kỳ Vũ trụ (Vạn tượng)" của Thực tại thuộc âm. Đó là lý do cổ nhân biều tượng Thái cực là hình tròn, đồng với dương (bánh dày) còn Vạn tượng (Vũ trụ) hình vuông (bánh Chưng) đồng với âm. Đó cũng là nguồn gốc của nguyên lý vật chất trong Vũ trụ vận động và biến đổi không ngừng trong khoa học vì Vũ trụ thuộc âm, động. Tôi không thấy mâu thuẫn nào ở đây cả.

Câu 3:

Cái trìu tượng hay không trìu tượng cũng thuộc phạm trù Thực tại. Đương nhiên, theo cách quan niệm của tôi, Thái cực và Đạo không đồng nhất. Đạo chỉ là một mặt của Thực tại còn Thái cực là chính Thực tại. Vì vậy, ở thời kỳ Thái cực, Đạo vẩn là bàn thể của Thái cực, nhưng trong 3 mặt Thể Tướng Lý, mà Lý và Tướng chưa xuất hiện thì Đạo - Bản thể và Thái cực chỉ là một. Như vậy, ở thời kỳ Thái cực, Thái cực và Bản thể đồng nhất. Ờ thời kỳ Vũ trụ, Thái cực (theo Vô Trước) mất đi (hay được thay thế bằng Vũ Trụ) do trạng thái Thực tại đã có phân biệt âm dương, nhưng Đạo (theo Vo Trước hay Thái cực theo TS) vẫn tồn tại như một mặt hữu cơ của Thực tại là Bản thể trong 3 mặt Thể Tướng Lý.

Thân ái!

(Tôi thêm vài dòng (in đậm) cho rõ hơn, thế nào lại ra như này, một bài mới!!!

Các bạn thông cảm nhé!)

Tôi xin bổ xung thêm dòng này trong trả lời câu 1:

"Như vậy, trong "chuỗi vận động" đó, cái Bản thể ( Đạo của tôi hay Thái cực của anh TS) hiện diện khắp nơi trong Thực tại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt hình dung từ phân tích của Bác Vô Trước không biết có đúng không, như sau:

- Thái cực (cái có trước - bắt đầu, chí tịnh, dương): khởi thủy của Vũ Trụ (theo định nghĩa của Thiên Sứ và Vô Trước). Thái cực là bản thể ban đầu.

- Vũ trụ (cái có sau, động, âm): bao hàm vật chất và tất cả những cái có thể nhận biết của con người. Vũ trụ là thực tại, một thể thống nhất, vận hành theo lý âm dương ngũ hành. Vật chất sau Thái cực đều có bản thể.

Thực tế: - Gen di truyền, người thành người, vượn thành vượn... (nên nghi ngờ thuyết Tiến hóa).

- Linh hồn giao tiếp với người và biết thực tại, tương lai...

Vậy ta thấy:

- Tất cả thành tố vũ trụ có chung bản thể và thông suốt với nhau, cho nên Vũ trụ là thể thống nhất.

- Ngoài bản thể, hầu hết các thành tố khác nhau có các thuộc tính khác như cơ, lý, hóa...

- Tất cả cùng vận động có quy luật, do tính thống nhất của Vũ trụ.

Như vậy:

Sau Thái cực, Vũ trụ vẫn tồn tại Bản thể của tất cả thành tố, chứng tỏ vẫn còn liên hệ đến Thái cực.

Vậy, Thái cực không tiêu biến mà vẫn hiện hữu hay Vụ Trụ vận động tới vô hạn.

Nếu Vũ Trụ sẽ tiêu biến: thuyết âm dương ngũ hành không chỉ ra điều này, mà chỉ nói chuyển hóa vận động của ngũ hành, vậy sẽ mâu thuẫn.

Cho nên, biểu tượng Thái Cực là vòng tròn chính là nói Vũ Trụ sau Thái Cực vận động tới vô tận và Thái cực hiểu là bao hàm tất cả từ Khởi thủy - Vô Tận = Vô thủy vô chung.

Thực tế: 1 con người mới được sinh ra chính là 1 Thái cực.

Nếu có nhận định tâm Vũ Trụ đang điểu khiển, có thể ta sẽ có mối liên hệ này (sẽ trình bày sau).

Vấn đề khác, Hoangnt hiểu như sau:

Đạo chính là Bản thể ---> nên không phải là con đường mà là mục tiêu cuối con đường.

Con đường là Pháp hay Phương pháp dẫn ta tới Đạo.

Ta chính là Hành giả đi trên con đường (dễ sa đọa lắm).

Thân.

Posted Image Phúc Lộc Thọ Mãn Đường Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VŨ TRỤ LÀ MỘT CHỈNH THỂ?

Các nhà khoa học đã khảo nghiệm nhiều hiện tượng mà dường như đều hướng vào điều sau đây: vũ trụ tồn tại như một chỉnh thể. Nói cách khác, có một nguồn lực bí ẩn nào đó liên kết mọi cơ cấu vật chất trong vũ trụ thành một thể thống nhất.

Con lắc Foucault

Sau đây là kết quả kỳ lạ của một thí nghiệm do nhà vật lý Leon Foucault (người Pháp) thực hiện vào năm 1851. Ông đã cho treo một con lắc (sợi dây dài buộc một vật nặng) vào mái vòm của ngôi đền Pantheon ở Paris. Khi thả cho con lắc chuyển động thì sợi dây quét qua lại trong không khí theo một mặt phẳng dường như hoàn toàn cố định so với tất cả các thiên thể. Nói cách khác, hành trang của con lắc được quyết định bởi toàn bộ vũ trụ. Vậy thì cái gì giữ vai trò liên kết tất cả các cơ cấu vật chất thành một chỉnh thể?

Nghịch lý EPR

Nếu như con lắc Foucault đã chứng tỏ về tính toàn bộ của vũ trụ ở thang bậc vĩ mô, thì nghịch lý sau đây là bằng chứng về điều đó nhưng ở thang bậc vi mô. Vào năm 1930, ba nhà khoa học là Einstein, Podolsky và Rosen (tiếp theo sẽ gọi tắt là EPR) đã đề xuất một thí nghiệm tưởng tượng nhằm mục đích chỉ ra điểm yếu của cơ học lượng tử trong cách lý giải xác suất về các sự vật của thực tại. Giả sử một hạt hạ nguyên tử bị phân rã tự phát thành hai lượng tử ánh sáng (photon) là A và B. Do tính đối xứng, điều chắc chắn là nếu photon A bay theo một hướng xác định nào đó - ví dụ hướng Đông - thì photon B sẽ bay theo hướng ngược lại - trong này là hướng Tây.

Nhưng cơ học lượng tử nói rằng trước khi được thu bởi dụng cụ đo thì photon A có biểu hiện sóng, nên lúc đó không thể có hướng xác định. Chỉ sau khi tương tác với máy dò thì photon A mới biến thành hạt và cho biết là nó bay về hướng Đông. Do hướng bay của photon A không xác định trước khi nó bị thu, nên làm thế nào mà photon B biết trước được hướng bay của A để định hướng quỹ đạo của mình theo hướng ngược lại khi bị thu ở cùng thời điểm với A, thậm chí khi hai photon ở cách xa nhau hàng tỷ năm ánh sáng? Điều này là hoàn toàn vô lý. Từ đó, ba tác giả EPR rút ra kết luận rằng, cơ học lượng tử đã chọn con đường sai lầm vì thực tại không thể được mô tả bằng xác suất.

Nhưng Einstein và các cộng sự đã nhầm. Thí nghiệm trên đây đã được tiến hành nhiều lần và luôn cho kết quả đúng như cơ học lượng tử đã dự đoán. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm EPR được gọi là nghịch lý EPR.

Nghịch lý EPR sẽ được sáng tỏ nếu chấp nhận ý tưởng rằng, hai photon A và B đều là bộ phận của cùng một chỉnh thể, chúng liên hệ thường xuyên với nhau thông qua một tương tác bí ẩn phi thời gian và phi không gian. Bởi vậy, mọi sự kiện có liên quan đến photon này đều được photon kia nhận biết ngay tức thời, dường như chúng không cần trao đổi thông tin với nhau. Như vậy, vũ trụ là một thể thống nhất. Cái gì đã tạo nên tính thống nhất đó?

Mối liên kết siêu sáng

Các nhà vật lý đang sử dụng cả toán học lẫn thực nghiệm để tìm hiểu sự hiện hữu mối liên kết “siêu sáng” phổ biến tức thì trong cơ cấu vật chất.

Năm 1964, nhà vật lý J.S. Bell đã cho công bố một bằng chứng toán học gọi là định lý Bell. Theo định lý này, các hạt hạ nguyên tử liên kết với nhau một cách phi thời gian và phi không gian, thể hiện ở chỗ bất kỳ điều gì xảy ra cho một hạt cũng tác động đến các hạt khác ngay lập tức. Hiện tại, định lý Bell đã được chứng minh bằng thực nghiệm.

Định lý Bell trái với thuyết tương đối của Einstein vì thuyết này khẳng định rằng, không có hạt nào chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Rõ ràng, hiệu ứng mà định lý Bell đề cập đến cũng có quan hệ với một dạng tương tác vật chất độc lập với thời gian và không gian.


Trần Văn (Theo tài liệu nước ngoài)





* Phúc Lộc Thọ Mãn Đường *


Share this post


Link to post
Share on other sites

VŨ TRỤ LÀ MỘT CHỈNH THỂ?

Các nhà khoa học đã khảo nghiệm nhiều hiện tượng mà dường như đều hướng vào điều sau đây: vũ trụ tồn tại như một chỉnh thể. Nói cách khác, có một nguồn lực bí ẩn nào đó liên kết mọi cơ cấu vật chất trong vũ trụ thành một thể thống nhất.

Con lắc Foucault

Sau đây là kết quả kỳ lạ của một thí nghiệm do nhà vật lý Leon Foucault (người Pháp) thực hiện vào năm 1851. Ông đã cho treo một con lắc (sợi dây dài buộc một vật nặng) vào mái vòm của ngôi đền Pantheon ở Paris. Khi thả cho con lắc chuyển động thì sợi dây quét qua lại trong không khí theo một mặt phẳng dường như hoàn toàn cố định so với tất cả các thiên thể. Nói cách khác, hành trang của con lắc được quyết định bởi toàn bộ vũ trụ. Vậy thì cái gì giữ vai trò liên kết tất cả các cơ cấu vật chất thành một chỉnh thể?

Nghịch lý EPR

Nếu như con lắc Foucault đã chứng tỏ về tính toàn bộ của vũ trụ ở thang bậc vĩ mô, thì nghịch lý sau đây là bằng chứng về điều đó nhưng ở thang bậc vi mô. Vào năm 1930, ba nhà khoa học là Einstein, Podolsky và Rosen (tiếp theo sẽ gọi tắt là EPR) đã đề xuất một thí nghiệm tưởng tượng nhằm mục đích chỉ ra điểm yếu của cơ học lượng tử trong cách lý giải xác suất về các sự vật của thực tại. Giả sử một hạt hạ nguyên tử bị phân rã tự phát thành hai lượng tử ánh sáng (photon) là A và B. Do tính đối xứng, điều chắc chắn là nếu photon A bay theo một hướng xác định nào đó - ví dụ hướng Đông - thì photon B sẽ bay theo hướng ngược lại - trong này là hướng Tây.

Nhưng cơ học lượng tử nói rằng trước khi được thu bởi dụng cụ đo thì photon A có biểu hiện sóng, nên lúc đó không thể có hướng xác định. Chỉ sau khi tương tác với máy dò thì photon A mới biến thành hạt và cho biết là nó bay về hướng Đông. Do hướng bay của photon A không xác định trước khi nó bị thu, nên làm thế nào mà photon B biết trước được hướng bay của A để định hướng quỹ đạo của mình theo hướng ngược lại khi bị thu ở cùng thời điểm với A, thậm chí khi hai photon ở cách xa nhau hàng tỷ năm ánh sáng? Điều này là hoàn toàn vô lý. Từ đó, ba tác giả EPR rút ra kết luận rằng, cơ học lượng tử đã chọn con đường sai lầm vì thực tại không thể được mô tả bằng xác suất.

Nhưng Einstein và các cộng sự đã nhầm. Thí nghiệm trên đây đã được tiến hành nhiều lần và luôn cho kết quả đúng như cơ học lượng tử đã dự đoán. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm EPR được gọi là nghịch lý EPR.

Nghịch lý EPR sẽ được sáng tỏ nếu chấp nhận ý tưởng rằng, hai photon A và B đều là bộ phận của cùng một chỉnh thể, chúng liên hệ thường xuyên với nhau thông qua một tương tác bí ẩn phi thời gian và phi không gian. Bởi vậy, mọi sự kiện có liên quan đến photon này đều được photon kia nhận biết ngay tức thời, dường như chúng không cần trao đổi thông tin với nhau. Như vậy, vũ trụ là một thể thống nhất. Cái gì đã tạo nên tính thống nhất đó?

Mối liên kết siêu sáng

Các nhà vật lý đang sử dụng cả toán học lẫn thực nghiệm để tìm hiểu sự hiện hữu mối liên kết “siêu sáng” phổ biến tức thì trong cơ cấu vật chất.

Năm 1964, nhà vật lý J.S. Bell đã cho công bố một bằng chứng toán học gọi là định lý Bell. Theo định lý này, các hạt hạ nguyên tử liên kết với nhau một cách phi thời gian và phi không gian, thể hiện ở chỗ bất kỳ điều gì xảy ra cho một hạt cũng tác động đến các hạt khác ngay lập tức. Hiện tại, định lý Bell đã được chứng minh bằng thực nghiệm.

Định lý Bell trái với thuyết tương đối của Einstein vì thuyết này khẳng định rằng, không có hạt nào chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Rõ ràng, hiệu ứng mà định lý Bell đề cập đến cũng có quan hệ với một dạng tương tác vật chất độc lập với thời gian và không gian.

Trần Văn (Theo tài liệu nước ngoài)

* Phúc Lộc Thọ Mãn Đường *

Cái đó lý học gọi là "Khí" đấy!

Thưa anh Thiên Sứ, vậy Thái cực có là vật chất hay không?

Gọi là vật chất cũng đúng - Theo định nghĩa về vật chất của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gọi là vật chất cũng đúng - Theo định nghĩa về vật chất của tôi.

Nhưng anh nói:

Vấn đề được đặt ra: Vật chất tự nó không nhận thức được.

Vậy cái gì nhận thức được vật chất?

Chính là Thái Cực - Tính thấy.

Như vậy có mâu thuẫn không?

Hơn nữa, anh định nghĩa:

Tất cả những thực tại có năng lương và tương tác đều la vật chất.

Vậy, Thái Cực có năng lượng và tương tác?

Tương tác như thế nào? Với cái gì? Cái tương tác với nó là cái khác nó hay chính nó?

Nếu với chính nó thì Thái cực vốn không có phân biệt, chí tịnh thì làm sao tương tác? Nó tương tác với chính nó thì hình dung thế nào đây?

Nếu với cái khác nó thì chẳng hóa là phân biệt âm dương rồi sao? Cái gì là dương? Cái gì là âm? Thái cực là dương hay âm?

Năng lượng của Thái cực là cái gì? Có đo được bằng Jun hay không?

Anh đừng hiểu là phản bác mà em muốn tìm hiểu quan điểm của anh thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng anh nói:

Như vậy có mâu thuẫn không?

Không! Vì nó hàm chứa thuộc tính vật chất, nhưng là cái tuyệt đối. Bởi vậy tôi mới nói là "Cũng đúng". Tức là xét về một phương diện nào đó thì không sai.

Chử Đồng Tử (Trong Đạo Đức Kinh gọi là Lão Tử - nhưng tôi muốn xác định gốc Việt của Đạo Đức Kinh, nên dùng danh từ Chử Đồng Tử) nói:

"Đạo có thật và đáng tin".

Tính minh triết cao cấp của Đạo Đức Kinh khiến không dễ gì nhận thức được. Lão nhà nho gàn Vương An Thạch - tể tướng thời Tống tự đắc khi sửa câu của Đạo Đức Kinh:

Vô danh thiên hạ chi thủy.

Hữu danh vạn vật chi mẫu

Bằng cách thêm dấu " phẩy" thành:

Vô - danh thiên hạ chi thủy.

Hữu - danh vạn vật chi mẫu.

Việc sửa chữa này hàng ngàn năm sau bao nhiêu kẻ vỗ tay khen hay. Nhưng nó làm cho người ta hiểu sai.

Ý nguyên thủy của câu trên là : Không thể đặt tên cho sự khởi nguyên của vũ trụ (Thái Cực). Bởi vậy khi cho nó là vật chất thì chính anh đã đặt tên cho nó. Thái Cực bản chất là một tính từ: Vượt ra ngoài sự giới hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chử Đồng Tử (Trong Đạo Đức Kinh gọi là Lão Tử - nhưng tôi muốn xác định gốc Việt của Đạo Đức Kinh, nên dùng danh từ Chử Đồng Tử) nói:

"Đạo có thật và đáng tin".

Em cũng tin như vậy. Nhưng, vấn đề là phải xác định khái niệm này như thế nào cho chặt chẽ trong một học thuyết. Nếu không, người ta sẽ đánh giá lý thuyết của mình là tùy tiện và ngụy biện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em cũng tin như vậy. Nhưng, vấn đề là phải xác định khái niệm này như thế nào cho chặt chẽ trong một học thuyết. Nếu không, người ta sẽ đánh giá lý thuyết của mình là tùy tiện và ngụy biện.

Anh Votruoc yên tâm đi. Chắc chắn là như vậy. Sau cuốn "Định mệnh" là cuốn" Đạo Đức Kinh nhìn từ văn minh Lạc Việt". Về nguyên tắc là thế này:

1/ Chính người Hán chẳng hiểu gì về Đạo Đức Kinh cả! Hàng ngàn năm nay chú giải mãi mà không hiểu nội dung nói về cái gì.

2/ Lịch sử Đạo Đức Kinh mơ hồ.

3/ Nội dung bản văn thì liên hệ với Việt sử, thí dụ: Đó chính là câu "chính sự dùng lối thắt nút" - chỉ có ba cuốn sách cổ nói về điều này là:

a/ Việt sử lược.

b/ Kinh Dịch.

c/ Đạo Đức Kinh.

Đại ý vậy. Thiên Sứ chẳng bao giờ tùy tiện cả. Trừ khi nhậu .....Hi.

Còn thiên hạ gán cho là tùy tiện và ngụy biện thì tùy theo cách hiểu của họ. Cái này chịu. Mọi khái niệm đều được định nghĩa và miêu tả với các mối liên hệ với nó. Như vậy là đủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy, Thái Cực có năng lượng và tương tác?

Tương tác như thế nào? Với cái gì? Cái tương tác với nó là cái khác nó hay chính nó?

Nếu với chính nó thì Thái cực vốn không có phân biệt, chí tịnh thì làm sao tương tác? Nó tương tác với chính nó thì hình dung thế nào đây?

Nếu với cái khác nó thì chẳng hóa là phân biệt âm dương rồi sao? Cái gì là dương? Cái gì là âm? Thái cực là dương hay âm?

Năng lượng của Thái cực là cái gì? Có đo được bằng Jun hay không?

Anh đừng hiểu là phản bác mà em muốn tìm hiểu quan điểm của anh thôi.

Xin lỗi! Vì sơ ý quên chưa giải thích đoạn này của Votruoc.

* Vậy, Thái Cực có năng lượng và tương tác?

Chính xác!Bởi vậy nó có thuộc tính vật chất! Nhưng khái niệm "vật chất" thuần túy chỉ là một thuộc tính của Thái Cực và không phải Thái Cực.

* Tương tác như thế nào? Với cái gì? Cái tương tác với nó là cái khác nó hay chính nó? Nó tương tác với chính nó thì hình dung thế nào đây?

Nếu với cái khác nó thì chẳng hóa là phân biệt âm dương rồi sao? Cái gì là dương? Cái gì là âm? Thái cực là dương hay âm?

Đã nói tương tác thì tất nhiên phải với cái khác nó và không phải nó. Cái này tôi đã giải thích rất kỹ rồi mà! Thái cực sinh Lưỡng nghi.....("Định mệnh có thật hay không?").

* Năng lượng của Thái cực là cái gì? Có đo được bằng Jun hay không?

Không thể đo được cái Tuyệt đối!

Còn thế nhân bảo là nguy biện, là quanh co, là chưa có cơ sở........

Tùy! Tôi sẽ không tranh luận. Ngay trong lời mở đầu của cuốn "Lược sử thời gian" nói về một nhà khoa học hàng đầu về vật lý thiên văn trình bày quan điểm khoa học về vũ trụ và Địa cầu. Một bà đứng dậy phản đối - đại ý: "Cái ông này nói cái gì lạ vậy? Vũ trụ này do Chúa sinh ra. Trái đất này đặt trên lưng bốn con voi và bốn con voi đứng trên lưng con rùa, Con rùa thì bơi trên biển cả.....". Đại ý vậy.

Nhưng tôi chỉ lưu ý những ai có ý tưởng cho rằng tôi ngụy biện, quanh co, siêu hình, chưa có cơ sở khoa học, cần chứng minh thêm, cần làm sáng tỏ thêm....vv.... và ....vv.... rằng: Tôi không tự ý nghĩ ra các khái niệm: "Thái Cực", Lưỡng Nghi", "Âm Dương" "Ngũ hành", sơn hướng tọa, Hà Đồ Lạc Thư Bát quái , càn khảm cấn chấn ....Tý sửu dần mão, Giáp Ất Bính Đinh. lục khí, ngũ vận, bát trạch, loan đầu, hình lý khí, "Tính thấy" trong Phật giáo, "Đạo" trong Đạo Đức kinh, Vật chất luôn vận đông và khái niệm Âm Dương.......vvv....vvvv....vvvvv.....vvvvvvv. Tất cả những cái đó tồn tại trước tất cả những nhà thông thái đang hiện hữu trên thế gian này hàng ngàn năm rồi. ....Nhưng tôi đã giải thích một cách nhất quán tất cả những khái niêm đó và có tính hệ thống.

Làm gì có chuyện ngụy biện cho cả một hệ thống như vậy nhỉ? Hình như họ phản đối vì nhiều nguyên nhân khác nhau đấy! Cho nên mới gọi là "Tùy!", tôi không có thời gian cho việc tranh luận vô bổ nữa. Ngoại trừ trao đổi trên tinh thần học thuật thì có thể. Cũng có thể thôi.

Nếu Votruoc nghe thấy ai nói là tôi ngụy biện thì hãy xem lại khả năng tư duy của họ. Bởi vì họ đã dùng khái niệm ngụy biện không đúng chỗ. Khái niệm "Ngụy biện" không mang tính hệ thống và không thể dùng trong việc miêu tả cả một hệ thống lý thuyết bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực liên quan từ vũ trụ đến con người được. So với thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chưa một lý thuyết khoa học nào, bây giờ và 100 năm nữa làm được điều này. Tôi chỉ giải thích trên cơ sở những khái niệm đã có và hệ thống một cách nhất quán. Thật là buồn cười khi khái niệm ngụy biện được sử dụng.

Tôi không buồn gì Votruoc cả. Chân lý không lệ thuộc vào số đông. Có thể chỉ mình tôi ứng dụng nếu ko ai chia sẻ. Vậy thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin mạn phép trả lời ý mình trước, đúng sai xin được thầy Thiên Sứ và chú chỉ bảo.

Theo NA, Thái Cực không phải là vật chất, mà gọi là vật chất cũng được. VÌ thực ra ở trạng thái Thái Cực (theo nghĩa của chú Vô Trước hay thầy Thiên Sứ) thì đều không có có, không có không, không có thời gian hay không gian, nói chung thậm chí không có cả định nghĩa Vật Chất và không có cả bất cứ câu hỏi nào, chỉ đơn giản là Thái Cực. Do đó muốn gọi nó là sao cũng được, mà gọi sao cũng không được.

Tuy nhiên nếu hiểu Vật Chất (theo định nghĩa của chú Vô Trước) là các trạng thái, sự vật, sự việc cụ thể tiếp theo sinh ra trong giai đoạn Vũ Trụ (Sau khởi nguyên, Thái Cực) thì rõ ràng Thái Cự không phải là vật chất, mà nó là thuộc tính của Vật Chất, bất cứ vật chất nào.

Kính mong được chỉ bảo của chú và thầy Thiên Sứ.

NA

Nguyen Anh giỏi.

Vật chất theo khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành là cái có sau Thái Cực thuộc Âm Động. Điều này phù hợp với ngay cả tri thức khoa học bởi bất cứ một nhà khoa học nào: "Vật chất luôn luôn vận động". Bởi vậy, lấy sự hiểu biết về một cái có sau để hỏi về một cái nguyên thủy của vũ trụ thì ngay cách đặt vấn đề đã sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết luận cuối cùng của tôi cho chủ để này:

Tâm vũ trụ tùy theo chúng ta quán xét cái gì?

Nếu quán xét sự vô tận của vũ trụ thì tâm vụ trụ là bất cứ điểm nào trong vũ trụ. Nếu quán xét khối lượng vật chất - cũng tùy theo định nghịa vật chất - thì chính là nơi cân bằng sự tương tác (Đây chính là phương pháp định tâm của phong thủy Lạc Việt). Quán xét hình vuông qui ước tâm là giao điểm qui ước hai đường chéo.......

Quí vị và anh chị em cho ý kiến trao đổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn chú đã trả lời,

Cháu có vài ý sau, chỉ muốn tranh luận để học hỏi, mong chú đừng hiểu lầm:

Tôi xin có vài lời về câu trả lời của NA.

Tôi cho rằng, theo định nghĩa của tôi, Thái cực tuy không phải là Vật chất nhưng cũng hoàn toàn không phải là thuộc tính của vật chất. Định nghĩa Thái cực của tôi chỉ rõ, Thái cực là một trạng thái của Thực tại khi âm dương chưa xuất hiện. Như vậy, Thái cực là một thực tại chứ không phải là thuộc tính.

Thái Cực cũng là Tính Thấy mà chú ? Nó là thuộc tính chứ ("Tính thấy")? Nhưng chính vì nó là thuộc tính chung nhật của vạn vật trong cái vũ trụ này, nên nó mới chính là bản thể đấy. Cái chung nhất cũng chính là cái Tâm Vũ Trụ, nếu hiểu 1 cách rộng rãi, không bắt bẻ câu chứ.

Cháu cũng đồng ý luôn nó là 1 trạng thái của thực tại.

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin trả lời mấy câu hỏi cùa NA

Câu 1:

Trong "Cơ sở học thuyết ADNH tôi viết":

"Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái cách hiển lộ) củanó"

"Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Bảnthể - Tướng – Lý của nó như thế. Bản thể(Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rờicủa Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì khôngthể thấy được chân tướng của nó."

Như vậy Bản thể của Thực tại (hay Thái cực của anh TS) không hề mất đi mà luôn, luôn tồn tại cùng với Thực tại. Bản thể là một mặt của thực tại chứ không là một phần, có cũng được, không có cũng được của Thực tại. Một đồng xu không thể mất đi một mặt sấp hay ngửa của nó. Đã có một cái gì gọi là thực tại cũng đương nhiên tồn tại cái Bản thể của nó là Đạo (Theo Vô Trước hay Thái cực theo TS).

Câu 2:

Hai trạng thái của Thực tại ở hai thời kỳ kế tiếp nhau, không đồng thời, là Thái cực (Theo Vô Trước) và Vũ trụ (Theo Vô Trước) khác nhau, có phân biệt. Khi đối đãi với nhau, Thái cực mang tính dương vì chí tịnh, Vũ trụ mang tính âm vì vận động không ngừng.

Trên bình diện toàn bộ Thực tại, khi Vũ trụ chưa xuất hiện, Thực tại chưa phân âm dương, chưa có cả khái niệm âm dương, trạng thái Thực tại là Thái cực. Thái cực không âm cũng chẳng dương, chí tịnh và thuần khiết. Khi Vũ trụ (thuộc âm) xuất hiện mới phân âm dương. Cái mới xuất hiện đó đối đãi với cái đang tồn tại, thuộc dương thì phải thuộc âm. Thái cực là cái đã có, thuộc dương, chí tịnh thì cái đối đãi với nó phải mới có, thuộc âm, vận động. Vì thế nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương (vì cái tính dương được lấy làm đối tượng so sánh để cho âm đối đãi), dương tịnh âm động.

Trên bình diện toàn bộ của Thực tại, khi ta lấy thời kỳ Vũ trụ động để đối đãi ta mới thấy thời kỳ Thái cực là thời kỳ thuộc dương của Thực tại chứ bản thân Thái cực không phân âm dương. Cũng như sở dĩ ta nói Thái cực chí tịnh là do sau này có khái niệm động rồi mới thấy Thái cực chí tịnh chứ trong Tái cực thì tính "tịnh" hay "động" cũng chưa xuất hiện.

Như vậy, "thời kỳ Thái cực" là thời kỳ thuộc dương trong các thời kỳ của Thực tại (chứ bản thân Thái cực chưa phân âm dương) khi ta quán xét Thực tại (chứ không phải quán xét Thái cực) trong toàn bộ quá trình tồn tại của nó. Và như vậy, "thời kỳ Vũ trụ (Vạn tượng)" của Thực tại thuộc âm. Đó là lý do cổ nhân biều tượng Thái cực là hình tròn, đồng với dương (bánh dày) còn Vạn tượng (Vũ trụ) hình vuông (bánh Chưng) đồng với âm. Đó cũng là nguồn gốc của nguyên lý vật chất trong Vũ trụ vận động và biến đổi không ngừng trong khoa học vì Vũ trụ thuộc âm, động. Tôi không thấy mâu thuẫn nào ở đây cả.

Câu 3:

Cái trìu tượng hay không trìu tượng cũng thuộc phạm trù Thực tại. Đương nhiên, theo cách quan niệm của tôi, Thái cực và Đạo không đồng nhất. Đạo chỉ là một mặt của Thực tại còn Thái cực là chính Thực tại. Vì vậy, ở thời kỳ Thái cực, Đạo vẩn là bàn thể của Thái cực, nhưng trong 3 mặt Thể Tướng Lý, mà Lý và Tướng chưa xuất hiện thì Đạo - Bản thể và Thái cực chỉ là một. Như vậy, ở thời kỳ Thái cực, Thái cực và Bản thể đồng nhất. Ờ thời kỳ Vũ trụ, Thái cực (theo Vô Trước) mất đi (hay được thay thế bằng Vũ Trụ) do trạng thái Thực tại đã có phân biệt âm dương, nhưng Đạo (theo Vo Trước hay Thái cực theo TS) vẫn tồn tại như một mặt hữu cơ của Thực tại là Bản thể trong 3 mặt Thể Tướng Lý.

Thân ái!

(Tôi thêm vài dòng (in đậm) cho rõ hơn, thế nào lại ra như này, một bài mới!!!

Các bạn thông cảm nhé!)

Cám ơn chú, cháu có 1 vài ý sau:

Cái trìu tượng hay không trìu tượng cũng thuộc phạm trù Thực tại. Đương nhiên, theo cách quan niệm của tôi, Thái cực và Đạo không đồng nhất. Đạo chỉ là một mặt của Thực tại còn Thái cực là chính Thực tại. Vì vậy, ở thời kỳ Thái cực, Đạo vẩn là bàn thể của Thái cực, nhưng trong 3 mặt Thể Tướng Lý, mà Lý và Tướng chưa xuất hiện thì Đạo - Bản thể và Thái cực chỉ là một. Như vậy, ở thời kỳ Thái cực, Thái cực và Bản thể đồng nhất. Ờ thời kỳ Vũ trụ, Thái cực (theo Vô Trước) mất đi (hay được thay thế bằng Vũ Trụ) do trạng thái Thực tại đã có phân biệt âm dương, nhưng Đạo (theo Vo Trước hay Thái cực theo TS) vẫn tồn tại như một mặt hữu cơ của Thực tại là Bản thể trong 3 mặt Thể Tướng Lý.

Thân ái!

Chú nói Thái Cực mất đi (Nghĩa là A trở thành A', Thái Cực trở thành Đạo, hay mất hẳn ?), đã mất đi rồi, mà Đạo vẫn là bản thể của Thái Cực, nghĩa là A vẫn còn đó, chỉ biến đổi thành A' thôi, chứ đâu mất hẳn đúng không chú ?

THeo quan điểm của cháu, cái Bản Thể (định nghĩa của chú) là cái chính, là cái Thực Tại. do đó nếu đặt tên cho nó tùy vào giai đoạn phát triển là Thái Cực hay Đạo thì sẽ vô tình làm phức tạp nó thêm, vì ta cũng chưa biết chắc nó có gia giảm lớn thêm hay nhỏ bớt đi hay không. Nếu không gia giảm, thì vô tình Thái Cực và Đạo (theo định nghĩa của chú) là bằng nhau, nghĩa là vẫn là Bản Thể, vậy là ta đang tranh luận ở phần ngọn, lúc này Thái Cực và Đạo chỉ đóng vai trò là 2 cách gọi khác nhau của 1 cái vẫn đang tồn tại.

Do đó cháu cũng muốn chú giải thích về điểm này, là bản thể có gia giảm từ trạng thái Thái Cực sang trạng thái Đạo không ạ ? Nghĩa là ta sẽ thử định lượng Bản Thể. Ý cháu thì là không thể.

Kính chú,

NA

Kết luận cuối cùng của tôi cho chủ để này:

Tâm vũ trụ tùy theo chúng ta quán xét cái gì?

Nếu quán xét sự vô tận của vũ trụ thì tâm vụ trụ là bất cứ điểm nào trong vũ trụ. Nếu quán xét khối lượng vật chất - cũng tùy theo định nghịa vật chất - thì chính là nơi cân bằng sự tương tác (Đây chính là phương pháp định tâm của phong thủy Lạc Việt). Quán xét hình vuông qui ước tâm là giao điểm qui ước hai đường chéo.......

Quí vị và anh chị em cho ý kiến trao đổi.

Vâng, cái gì đơn giản thì cứ để nó đơn giản.

Theo quan điểm riêng của mình: thì nếu anh HoangNT vẫn muốn tìm tâm vũ trụ, thì mình cho rằng, nó chính là miền giao chung nhất của vạn vật, chính là cái tính Thấy (cái tính chất mà giúp vạn vật được thấy, được nhận biết), nghe cho nó có vẻ Triết học, trừu tượng Posted Image

Thân, NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quan điểm riêng của mình: thì nếu anh HoangNT vẫn muốn tìm tâm vũ trụ, thì mình cho rằng, nó chính là miền giao chung nhất của vạn vật, chính là cái tính Thấy (cái tính chất mà giúp vạn vật được thấy, được nhận biết), nghe cho nó có vẻ Triết học, trừu tượng.

Thái Cực - Lưỡng Nghi - (Tứ Tượng - Bát Quái - Vạn Vật)

Thái Cực - Tiên Thiên (Lưỡng Nghi) - Hậu Thiên (Ngũ hành vận động)

Nếu chúng ta chưa thoả mãn về Thái Cực thì phải đi tiếp tới Tiên Thiên và Hậu Thiên nhằm xác định mối tương quan và các điểm đặc biệt nếu có, sau đó quay ngược lại.

Ta thấy: Miền giao không xuất hiện trong Tiên Thiên, mà xuất hiện trong Hậu Thiên. Vụ Trụ là thể thống nhất thì hành Thổ của Vũ Trụ chính là Miền giao này.

Thân.

* Phúc Lộc Thọ Mãn Đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người xưa, lấy trái đất làm tâm, trong trái đất lại lấy vùng đất miền nam Dương tử làm tâm, họ vẫn tìm ra được quy luật của vũ trụ và để lại hậu thế một lý thuyết "Huyền Vỹ".

Vậy bây giờ, có cần thiết phải tìm tâm thật sự của vũ trụ (nếu có) để tái xây dựng một học thuyết mới.

Ôn cố tri tân, học người xưa chưa đạt. Nên không dám mạo muội tham gia chủ đề này.

Nhưng đi thấy càng xa. "Xe nam chỉ bắc". Muốn về phương nam mà cứ cắm cổ hướng về sao Bắc đẩu mà đi.

Đành cố gắng quay về vậy (quay đầu là bờ mà).

Thanks.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người xưa, lấy trái đất làm tâm, trong trái đất lại lấy vùng đất miền nam Dương tử làm tâm, họ vẫn tìm ra được quy luật của vũ trụ và để lại hậu thế một lý thuyết "Huyền Vỹ".

Vậy bây giờ, có cần thiết phải tìm tâm thật sự của vũ trụ (nếu có) để tái xây dựng một học thuyết mới.

Ôn cố tri tân, học người xưa chưa đạt. Nên không dám mạo muội tham gia chủ đề này.

Nhưng đi thấy càng xa. "Xe nam chỉ bắc". Muốn về phương nam mà cứ cắm cổ hướng về sao Bắc đẩu mà đi.

Đành cố gắng quay về vậy (quay đầu là bờ mà).

Bạn phải chứng minh hay giải thích hợp lý, dù ít hay nhiều đây có phải là học thuyết thống nhất vũ trụ hay không?. Nên phải đi tìm Viên Ngọc quý này. Dĩ nhiên chúng ta không đi, sẽ có người khác đi, nhất là người Châu Âu rất khao khát nó.

Thậm chí, học thuyết này (bao hàm cả quy tắc cho con người, xã hội...) và Đạo (các đạo) phải cùng phối hợp nhằm xác định mục đích và con đường cho loài người (Chắc mất thời gian nhiều).

Thân.

* Phúc Lộc Thọ Mãn Đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói chung ở đây trao đổi thông tin thì bổ ích. Nhưng trao đổi học thuật thì mạch tư duy, phương pháp luận khác nhau đồng thời chưa có cái cơ sở chung nên cũng khó hiểu ý nhau!

Thôi vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người xưa đã tìm ra Tâm Vũ trụ rồi.

Với nhận định như đã viết, tâm vũ trụ ở vô cùng, hay còn gọi "hành Thổ vũ trụ".

- Theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, Lỗ đen có lực hấp dẫn vô cùng lớn, nếu một ngôi sao hay hệ thiên hà nào đi lại gần trong một giới hạn nhất định nào đấy, nó sẽ chộp lấy và nuốt chửng. Ánh sáng cũng không ngoại lệ và không vượt qua nó. Vũ trụ đang giãn nở với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng và tăng dần theo thời gian, các hành tinh chạy xa nhau...

- Vận tốc quay của các thiên hà càng lớn càng chậm dần. Một số thí nghiệm về các hạt nhỏ, thiết bị thí nghiệm không kiểm, soát được vị trí của chúng. Đồng thời cùng một thời gian, một hạt có thể ở một số vị trí khác nhau (chú ý: vận tốc ánh sáng được kiểm soát bởi các thiết bị đo).

Từ các dữ liệu trên, HoangNT nhận định:

- Tâm vũ trụ có tỷ trọng lớn vô cùng (đặc tuyệt đối).

- Vận tốc quay của tâm vũ trụ tiệm cận 0.

- Lực hấp dẫn lớn vô cùng.

- các vật chất ở biên vũ trụ (vô cùng) là quay nhanh nhất.

Đối với các hạt nhỏ nhất, là thành tố của vật chất như con người..., khi thí nghiệm sẽ không tìm ra hạt cơ bản cuối cùng (tiên tri của Bác Thiên Sứ).

- Càng thí nghiệm thì cần năng lượng? càng lớn tới vô cùng để phá vỡ nó thành hạt nhỏ nhất.

- Hạt cơ bản nhỏ nhất tiệm cận tới 0.

Như vậy mối quan hệ hạt con bản nhỏ nhất và vật chất tâm vũ trụ có thể được xem như nhau không khi mà vật chất tâm vũ trụ đặc tuyệt đối cần năng lượng vô vùng phá vỡ nó = năng lượng vô cùng phá vỡ thành hạt nhỏ nhất?.

Thân mến.

* Phúc Lộc Thọ Mãn Đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn chú đã trả lời,

Cháu có vài ý sau, chỉ muốn tranh luận để học hỏi, mong chú đừng hiểu lầm:

Thái Cực cũng là Tính Thấy mà chú ? Nó là thuộc tính chứ ("Tính thấy")? Nhưng chính vì nó là thuộc tính chung nhật của vạn vật trong cái vũ trụ này, nên nó mới chính là bản thể đấy. Cái chung nhất cũng chính là cái Tâm Vũ Trụ, nếu hiểu 1 cách rộng rãi, không bắt bẻ câu chứ.

Cháu cũng đồng ý luôn nó là 1 trạng thái của thực tại.

Thân,

NA

Tâm vũ trụ đang tranh luận hiểu là điểm giữa của vũ trụ, chứ không phải là cái cốt lõi của vũ trụ (Tâm tính).

Tâm vũ trụ không phải miến nam Dương Tử. Nhưng nếu quán xét từ Nam Dương tử thì lấy tâm ở đấy cũng được.

Tâm điểm của vũ trụ tùy theo hệ quán xét, quy chiếu.

Dịch viết: Ở xa thì tới cái vô cùng, ở gần thì quán xét bản thể tịnh mà chính.

Suy ra: Khi quán xét bản thể - gần - thì tâm vũ trụ chính là người quán xét. Suy luận gần:

Khi được hỏi phương Đông ở đâu? Anh trả lời thế nào? Từ chỗ anh đứng chỉ về phía mặt trời mọc. Vậy chính chỗ đứng của anh làm tâm của 8 hướng/ 4 phương.

Đó là lý do mà tôi xác định: Trong quẻ bói - xét phương vị sự kiện trong một thành phố thì người dự báo ở đâu xác định tâm ở đấy. Xem trong một quốc gia thì lấy thành phố có người dự báo ở đấy. Xem cả thế giới lấy thủ đô của nước có người dự báo làm tâm. Nhưng xem thiên văn thì lấy Tâm của các lục địa làm tâm. Cái này chỉ có thể thực hiện từ Phong Thủy Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm vũ trụ đang tranh luận hiểu là điểm giữa của vũ trụ, chứ không phải là cái cốt lõi của vũ trụ (Tâm tính).

Vâng, tâm vũ trụ đang tìm là điểm, hoặc trục, hình khối. Hoangnt nhận định tâm vũ trụ là trục, giống hình thoi không gian, hai đầu tới vô cùng.

Cây nêu với cái nón cho ta thấy sơ phác hình hài vũ trụ (hai cái nón úp lại) và trục tâm vũ trụ.

Quá trình luận bàn, có nhiều nhận định khác nhau nảy sinh:

- Tâm vũ trụ.

- Thái Cực.

- Tính thấy.

- Bản thể.

- Đạo.

- Tâm quán xét - người quán xét... (nhận định ảnh hưởng từ các tương tác có quy luật).

- Miền giao...

Hoangnt nhận định về tâm vũ trụ hầu như giống điểm kỳ dị của Bigbang, nhưng chỉ khác là nó đang tồn tại, còn thuyết Bigbang thì điểm kỳ dị đã tiêu biến.

Thân mến.

* Phúc Lộc Thọ Mãn Đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả sử ta tạm thống nhất như sau:

Thái Cực = Tính thấy = Bản thể = Đạo.

Thực tế có nhiều người đã đắc đạo, vậy hãy chứng minh rằng họ ĐÃ ĐẠT ĐẠO?

Thân mến.

* Phúc Lộc Thọ Mãn Đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả sử ta tạm thống nhất như sau:

Thái Cực = Tính thấy = Bản thể = Đạo.

Thực tế có nhiều người đã đắc đạo, vậy hãy chứng minh rằng họ ĐÃ ĐẠT ĐẠO?

Thân mến.

* Phúc Lộc Thọ Mãn Đường *

Đố!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ viết:

public/style_images/oceanblue/snapback.pngVo Truoc, on 24 Tháng hai 2011 - 10:51 PM, said:

Nhưng anh nói:

Như vậy có mâu thuẫn không?

Không! Vì nó hàm chứa thuộc tính vật chất, nhưng là cái tuyệt đối. Bởi vậy tôi mới nói là "Cũng đúng". Tức là xét về một phương diện nào đó thì không sai.

Chử Đồng Tử (Trong Đạo Đức Kinh gọi là Lão Tử - nhưng tôi muốn xác định gốc Việt của Đạo Đức Kinh, nên dùng danh từ Chử Đồng Tử) nói:

"Đạo có thật và đáng tin".

Như vậy, theo anh khái niệm "Đạo" và "Thái cực" là như nhau có phải không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay