hoangnt

Tâm Của Vũ Trụ

78 bài viết trong chủ đề này

Hoangnt mở mục này đề cùng mọi người thảo luận.

Vũ trụ rộng lớn tới vô cùng nhưng là một hiện thực. Thực tại nhận thấy các hành tinh quay quanh mặt trời; mặt trời và các hệ hành tinh khác quanh quay Sao Bắc Đẩu!, .... quay quanh Ngân Hà... cũng như có các hiện tượng khác như các hạt điện tử quay quay nhân.... Do vậy một câu hỏi có khả năng xảy ra là: Vũ trụ có tâm không? đề cùng thảo luận.

Trích nội dung từ Thiên Sứ:

Vũ trụ có tâm không nhỉ? Tâm vũ trụ nằm ở đâu? Hôm qua, một học viên lớp Phong thủy đặt vấn đề như vậy.

Tôi trả lời:

Vũ trụ vô tận, vậy người quán sát ở đâu thì tâm vũ trụ ở đấy. Nếu có hình thể giới hạn thì chính là nới cân bằng các lực tương tác theo phong thủy Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc chủ đề tâm vũ trụ em thấy có vẻ hơi mông lung

Em chỉ liên tưởng đến vũ trụ như quả cam vậy trong quả cam này thi có các phân tử,ví như trái đất nhỏ hơn phân tử là nguyên tử nhỏ hơn nguyên tử là các hạt nano...

cho lên em nghĩ nếu vũ trụ là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ thì vũ trụ có tâm

ví như một quả cam trên cành cam do tác dụng của lực hấp dẫn lớn nhất là trái đất sẽ sinh ra một lực đi qua tâm.

vậy tâm của vũ trụ so với đại vũ trụ có thể sẽ là nơi mà sản sinh ra nhiều lực nhất có thể là lỗ đen chẳng hạn

một giả thiết đơn giản vậyPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đặt vấn đề đơn giản thế này, anh chị em và các bạn cùng suy ngẫm, chia sẻ:

Chúng ta có thể tìm tâm quy ước của một hình kỷ hà cân đối và có giới hạn. Thí dụ như: Hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình bình hành...vv...kể cả hình tròn. Chúng ta có thể tìm điểm giữa quy ước của một đoạn thẳng. Nhưng bây giờ, chúng ta có một đường thẳng thì tâm qui ước của nó ở đâu là chính xác nhất? Nói vũ trụ nó to quá! Khó tưởng tượng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

nếu như một đường thẳng xác định được điểm đầu và điểm cuối thì có thể xác định được tâm

nhưng khi đường thẳng dài tâm của nó cũng chạy vô hạn trên đường thẳng đó

vậy theo cháu lên quy ước tâm của một đường thẳng là chính nó cho tổng quátPosted Image

vd

nếu xác định tâm của 1 đoạn thẳng bằng lực thì ta có thể buộc sợi dây vào đầu đoạn thẳng ,xác định được tậm chính xác của đoạn thẳng nằm trên đoạn thẳng

lại muốn biết chính xác nó nằm ở đâu trên đoạn thẳng ta phải biết điểm nào khác nằm trên đoạn thẳng ,có thể đưa đoạn thẳng về trạng thái cân bằng. Và khi ta buộc dây vào điểm giữa của đoạn thẳng thì nó cân bằng.Trong vd này ta xác định được điểm giữa là tâm của đoạn thẳng.

Nhưng trong trường hợp đoạn thẳng dài vô tận thì không có đoạn dây nào đủ to để có thể xác định được tâm thật,mà chỉ có thể xác định một cách tổng quátPosted Image

Edited by VuiSong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đặt vấn đề đơn giản thế này, anh chị em và các bạn cùng suy ngẫm, chia sẻ:

Chúng ta có thể tìm tâm quy ước của một hình kỷ hà cân đối và có giới hạn. Thí dụ như: Hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình bình hành...vv...kể cả hình tròn. Chúng ta có thể tìm điểm giữa quy ước của một đoạn thẳng. Nhưng bây giờ, chúng ta có một đường thẳng thì tâm qui ước của nó ở đâu là chính xác nhất? Nói vũ trụ nó to quá! Khó tưởng tượng.

Chúng ta có thể tạm thời quy định: Hai đường đoạn thẳng vô hạn thi bằng nhau (1 điểm xác định và một điểm ở vô hạn - thực tại).

Từ đây, giả sử chọn 1 điểm A thì bất kỳ trên đường thẳng vô hạn, A ở đâu đều là tâm.

Ta chọn tiếp một điểm B cách A một khoảng L thì B cũng là tâm.

Như vậy không thể có 2 tâm một lúc hoặc chính đoạn AB là tâm.

Từ đây có thể phát triển: nếu AB là tâm thì đường thẳng vô cùng cũng chính nó là tâm.

Vậy: tâm của vũ trụ chính là vũ trụ?

Tuy nhiên vũ trụ lại khác đường thẳng vì nó có các thuộc tính vật chất, thời gian, không gian... thì cũng có thể quán xét tâm bao gồm luôn các đặc tính trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

nếu xét theo tổng quát thì tâm vũ trụ đúng là vũ trụ

nhưng nếu vũ trụ chỉ là tiểu vũ trụ thì so với đại vụ trụ tâm của vũ trụ chính là điểm cân bằng các lực đi qua nó

theo vật lý về vật chất.

còn theo không gian thời gian thì cháu chưa được biết khái niệm tâm của không gian và thời gian là gìPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ các anh Hoangnt và vuisong sai rồi. Bởi vậy tôi mới viết là điểm quy ước và tâm quy ước. Nếu tâm vũ trụ chính là vũ trụ và tâm đường thẳng chính là đường thẳng thì tìm tâm làm gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

nếu xét theo tổng quát thì tâm vũ trụ đúng là vũ trụ

nhưng nếu vũ trụ chỉ là tiểu vũ trụ thì so với đại vụ trụ tâm của vũ trụ chính là điểm cân bằng các lực đi qua nó

theo vật lý về vật chất.còn theo không gian thời gian thì cháu chưa được biết khái niệm tâm của không gian và thời gian là gìPosted Image

Không gian và thời gian là thuộc tính của vũ trụ. Lịch Tây lấy điểm quy ước - tâm thời gian - là năm Chúa sinh ra đời. Lịch Việt lấy mốc là 150. 000. 000 năm trước (Chính xác đến con số lẻ .Nhưng tối quá tôi không lục tài liệu được). Tùy! Tính ngày Tây thì lấy thời gian quy ước của Tây lịch. Tính Thái Ất thì tạm dùng con số đó vậy. Bởi vậy! Ly bia trước mặt tôi vào thời điểm nhậu 8g ngày 17. 2 Tân Mão tại GoldMalt beer là tâm vũ trụ - theo hệ quy chiếu nhậu bấy giờPosted Image. Còn bây giờ thì tùy ai đó thích tâm vũ trụ nằm ở đâu. Nó tùy thuộc vào hệ quy chiếu hoàn toàn mang tính quy ước cho Tâm vũ trụ với mục đích nhận thức. Xác định đúng thì nhận thức đúng. Xác định sai thì nhận thức sai.

Trong độ nhậu ngày hôm đó - vuisongs có đi ko nhỉ - tôi đề nghị anh chị em hãy suy nghiệm Thiên Sứ vẫn có thể sai. Nhờ những cuộc tranh luận nghiêm túc của các bậc trí giả và của anh chị em, nên cá nhân tôi mới tích lũy được thêm kiến thức và tự thẩm định tri kiến của minh. Chúng ta bàn v/v này cũng vỡ ra nhiều cái đấy!

"Người quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý" mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếc quá cháu không được tham gia bữa nhậu đó,,mà chỗ cháu xa chỗ đó lắm cháu chỉ là thành viên diễn đàn ,thỉnh thoảng vào nói leo,theo các bác chút cho đỡ buồn thôi ạPosted Image

Chứ cháu còn phải học hỏi các bác nhiều ạ!

đây cũng là 1 trong nhiều câu hỏi mà hồi nhỏ cháu hay suy nghĩ thôi

vd như câu này là hay nghĩ nhất "tại sao mình lại là mình?.....Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tại sao mình lại là mình?"

Đây là câu hỏi trăn trở muôn đời của mỗi người, bởi tới lúc nào đó nó sẽ phải được trả lời, giống như câu mà Hoangnt đọc thoáng đâu đó mà các bậc cao minh hay nói: "Nó chính là nó".

Tâm của vũ trụ chính là vũ trụ hay vũ trụ là duy nhất hay bạn là duy nhất - khác với tất cả - hay trái đất có phải là duy nhất?

Vì vũ trụ là duy nhất và vô tận nên nó bao hàm tất cả: điều này nói lên bất kỳ cái gì đã đang và sẽ biết hay định nghĩa của con người đều bị giới hạn nhưng: ta nhận biết được mội vài quy luật của vũ trụ bởi tính duy nhất đó (thống nhất).

Giả sử rằng nhận biết của chúng ta tiệm cận sự vô hạn của vũ trụ: rõ ràng vũ trụ có tâm theo quy luật như mô tảng của các hệ hành tinh cũng như các hạt nhỏ nhất mà con người nhận biết được nếu có thể. Vậy thì, quy nạp tới vô hạn thì vũ trụ có tâm và tâm sẽ di động tới bất kỳ hệ thiên hà nào nếu con người có thể nhận biết.

Vậy việc tìm tâm vũ trụ là tiệm cận vô cùng, tuy nhiên thuộc tính nào đó của tâm vũ trụ ta có thể nhận biết?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếc quá cháu không được tham gia bữa nhậu đó,,mà chỗ cháu xa chỗ đó lắm cháu chỉ là thành viên diễn đàn ,thỉnh thoảng vào nói leo,theo các bác chút cho đỡ buồn thôi ạPosted Image

Chứ cháu còn phải học hỏi các bác nhiều ạ!

đây cũng là 1 trong nhiều câu hỏi mà hồi nhỏ cháu hay suy nghĩ thôi

vd như câu này là hay nghĩ nhất "tại sao mình lại là mình?.....Posted Image

Vuisong thử quán xét xem: Tất cả những cái cấu thành nên "mình/ Tôi" cái nào đích thực là "mình/ Tôi"?. Hình như toàn là "của tôi" cả, chứ không xác định được cái tôi ở đâu hết. Kể cả ý thức!

Share this post


Link to post
Share on other sites

câu hỏi khos nhiều lúc trong nghĩ thật chất con người mình có lẽ chỉ có phần hồn là bản chất cơ bản điều khiển tư tưởng ,khiến mình là mình trong thế giới thực"ở đây .nhưng lại có câu hỏi muôn thủa xuất hiện theo hệ quả của câu hỏi trên là "trước đó mình thế nào sao lại không nhớ được" thì đúng là chỉ có lý thiết tiền kiếp nhân quả mới lý giải được.

phần hồn ví như là dạng sóng khi phát ra cái ở cái loa(phần chât) tốt thì tốt ,ở cái loa tồi thì khó nghe

cùng một cái sóng đó nhưng ở 2 cái loa khác nhau chứ bản chất nó vẫn là sóng

Vậy nguồn phát ra của dạng sóng đó chắc là ở bộ máy tinh vi nào đó

cũng như bác nói con người chỉ là một bộ máy sinh học được chế tạo bởi bàn tay khoa học siêu tưởng của thượng đế.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

câu hỏi khos nhiều lúc trong nghĩ thật chất con người mình có lẽ chỉ có phần hồn là bản chất cơ bản điều khiển tư tưởng ,khiến mình là mình trong thế giới thực"ở đây .nhưng lại có câu hỏi muôn thủa xuất hiện theo hệ quả của câu hỏi trên là "trước đó mình thế nào sao lại không nhớ được" thì đúng là chỉ có lý thiết tiền kiếp nhân quả mới lý giải được.

phần hồn ví như là dạng sóng khi phát ra cái ở cái loa(phần chât) tốt thì tốt ,ở cái loa tồi thì khó nghe

cùng một cái sóng đó nhưng ở 2 cái loa khác nhau chứ bản chất nó vẫn là sóng

Vậy nguồn phát ra của dạng sóng đó chắc là ở bộ máy tinh vi nào đó

cũng như bác nói con người chỉ là một bộ máy sinh học được chế tạo bởi bàn tay khoa học siêu tưởng của thượng đế.Posted Image

Hình như vuisong chỉ hỏi cho có và không suy ngẫm gì cả. Nếu hồn chính là bản thể thì vấn đề đặt ra là hồn đó của ai. Nếu còn gọi là "hồn của tôi/mình" thì hồn là thuộc tính của tôi chứ không phải chính cái tôi/ mình. Nếu con người chỉ là robot sinh học thì cái gì nhận thức được điều đó?

Share this post


Link to post
Share on other sites

ở đây cháu hiểu ý bác là cái tôi bao gồm cả phần hồn và phần chất,Hây phần hồn và phần chất chính là thuộc tính của cái mình/tôi không biết đúng không ạ?

những suy nghĩ của cháu thì cháu quan tâm đến khái niệm cái mình/tôi về phần hồn quan trọng hơn vì nó điều khiển phần chất

Nếu con người chỉ là robot sinh học thì cái gì nhận thức được điều đó?

con người là do bô sinh học bị điều khiển bởi những điều tốt xấu của phần hồn

phần hồn lại bị điều khiển bởi quy luật nào đó.

cái gì nhận thức được điều đó? con người nhiều khi muốn thoát khỏi những quy luật đó nhưng không thành,nhiều lúc tưởng như thoát ra được nhưng ngẫm lại vẫn không thể thoát nổi.như những quy luật tự nhiên...Giống như con robo bị điều khiển vậy.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

ở đây cháu hiểu ý bác là cái tôi bao gồm cả phần hồn và phần chất,Hây phần hồn và phần chất chính là thuộc tính của cái mình/tôi không biết đúng không ạ?

những suy nghĩ của cháu thì cháu quan tâm đến khái niệm cái mình/tôi về phần hồn quan trọng hơn vì nó điều khiển phần chất

Nếu con người chỉ là robot sinh học thì cái gì nhận thức được điều đó?

con người là do bô sinh học bị điều khiển bởi những điều tốt xấu của phần hồn

phần hồn lại bị điều khiển bởi quy luật nào đó.

cái gì nhận thức được điều đó? con người nhiều khi muốn thoát khỏi những quy luật đó nhưng không thành,nhiều lúc tưởng như thoát ra được nhưng ngẫm lại vẫn không thể thoát nổi.như những quy luật tự nhiên...Giống như con robo bị điều khiển vậy.Posted Image

Con người điều khiển robot vì nhận thức được robot. Phần hồn - theo vuisong - điều khiển phần xác thì nó phải hiểu phần xác. Vậy cái gì biết phần hồn là thuộc tính của "Tôi/ mình". Nếu vuisong muốn tìm hiểu về vấn đề này hãy xem "Định mệnh có thật hay không?" và "Lý học Đông phương và những bí ẩn của vũ trụ".

Share this post


Link to post
Share on other sites

ở đây cháu hiểu ý bác là cái tôi bao gồm cả phần hồn và phần chất,Hay phần hồn và phần chất chính là thuộc tính của cái mình/tôi không biết đúng không ạ?khái niệm mình/tôi(phần hồn+phần chất)

Vậy cái gì biết phần hồn là thuộc tính của "Tôi/ mình".khái niệm mình/tôi(phần hồn)

những suy nghĩ của cháu thì cháu quan tâm đến khái niệm cái mình/tôi về phần hồn

Vì vậy nói phần hồn là thuộc tính của "tôi/mình" là không được đúng từ ngữ lắm mà cháu theo quan niệm về cái mình/tôi (phần hồn) thì phần

hồn là bản chất của cái mình/tôi (phần hồn)

Phần hồn - theo vuisong - điều khiển phần xác thì nó phải hiểu phần xác

đúng là như vậy thưa bác.mức độ điều khiển cái xác như thế nào ,thì phải xem khả năng của phần hồn đến đâu.

Nếu vuisong muốn tìm hiểu về vấn đề này hãy xem "Định mệnh có thật hay không?" và "Lý học Đông phương và những bí ẩn của vũ trụ".

Cảm ơn bac cháu sẽ nghiền ngẫm thêm ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sp!

Theo con hiểu, Bản thể của chúng ta chính là tính Nhận biết hay còn gọi là Tính thấy. Nhờ đó mà chúng ta biết được phần Hồn và phần xác (Thân thể).

-Phần hồn được hiểu ở đây là ý thức và cảm xúc. Những cảm xúc là do sự tương tác của ý thức và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Phần hồn và phần xác đều có thuộc tính vật chất, chính vì vậy cuộc sống của con người bình thường là một quy luật phản ánh sự tương tác của con người và môi trường xung quanh.

Mong được sự chỉ bảo của Sư Phụ và sự chia sẻ của ACE

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sp!

Theo con hiểu, Bản thể của chúng ta chính là tính Nhận biết hay còn gọi là Tính thấy. Nhờ đó mà chúng ta biết được phần Hồn và phần xác (Thân thể).

-Phần hồn được hiểu ở đây là ý thức và cảm xúc. Những cảm xúc là do sự tương tác của ý thức và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Phần hồn và phần xác đều có thuộc tính vật chất, chính vì vậy cuộc sống của con người bình thường là một quy luật phản ánh sự tương tác của con người và môi trường xung quanh.

Mong được sự chỉ bảo của Sư Phụ và sự chia sẻ của ACE

Đúng vậy!

Vật chất là gì?

Tôi định nghĩa rằng:

Tất cả những thực tại có năng lương và tương tác đều la vật chất.

Trên cơ sở này thì Thượng Đế cũng có thuộc tính vật chất. Tất nhiên mấy cái còn lại như tâm linh, linh hồn.....vv..... nếu có thật thì đều có thuộc tính vật chất.

Vấn đề được đặt ra: Vật chất tự nó không nhận thức được. Vậy cái gì nhận thức được vật chất?

Chính là Thái Cực - Tính thấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta thấy sau Thái Cực là Lưỡng nghi... và ta thấy vũ trụ hiện nay, nếu theo quy luật thì vũ trụ sẽ bị tiêu biến và quay lại trạng thái khởi đầu mới theo quy luận vận động nhưng không giống lần trước, như vậy ta sẽ thấy có 2 Thái Cực?.

Điều này có tạo ra sự mâu thuẫn chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta thấy sau Thái Cực là Lưỡng nghi... và ta thấy vũ trụ hiện nay, nếu theo quy luật thì vũ trụ sẽ bị tiêu biến và quay lại trạng thái khởi đầu mới theo quy luận vận động nhưng không giống lần trước, như vậy ta sẽ thấy có 2 Thái Cực?.

Điều này có tạo ra sự mâu thuẫn chăng?

Hoangnt không hiểu ý tôi đã viết ở topic Định nghĩa Chiều là gì. Rõ ràng tôii đã viết:

Nhưng những trạng thái Thái cực thì phải giống nhau vì chúng đều là trạng thái đồng nhất, vô sai biệt.

Nghĩa là chỉ có một.

Ở đây tôi cũng thấy rõ, khái niệm Thái cực của tôi và anh Thiên Sứ không giống nhau. Cái anh Thiên Sứ gọi lả Thái cực chính là cái trong Topic "Cơ sở học thuyết ADNH" tôi gọi là Đạo - bản thể của Thực tại. Như vậy, đó là chỉ lẫn lộn cách gọi hay cách đặt tên khái niệm của chúng tôi thôi, còn không thay đổi về bản chất của khái niệm. Nếu các bạn thay từ Đạo của tôi bằng từ Thái cực của anh Thiên Sứ thì nội dung của chúng, tôi thấy không sai biệt.

Tất nhiên, không phải tự nhiên mà tôi đặt ra cách gọi khác như thế mà do nó cần thiết cho những khai triển tiếp theo trong sự diễn giải vận động phát triển kế tiếp của Vũ trụ. Trong khai triển của mình về Thực tại, cái trạng thái của Thực tại đầu tiên khi âm dương chưa phân biệt, cái Lý chưa xuất lộ, cái tướng đồng với bản thể là Đạo tôi gọi là Thái cực. Như vậy, Thái cực (của tôi) là trạng thái Thực tại khi nó đồng với Bản thể (Đạo của tôi hay Thái cực của anh Thiên Sứ). Sau khi âm dương xuất hiện, cái Tướng xuất lộ, Thực tại không còn đồng với Bản thể (Thái cực của anh Thiên Sứ) của nó nữa thì trạng thái của Thực tại là Tháí cực (của Vô Trước) cũng mất đi, thay vào đó là Vũ trụ. Vũ trụ lần lượt qua các thời kỳ Tiên thiên, Hậu Thiên, Suy đồi, Tiêu biến lại trở về trạng thái không có âm dương, vô sai biệt, đồng với Bản thể (Thái cực của anh Thiên Sứ) là Thái cực (của Vô trước). Các chu kỳ đó cứ tiếp diễn liên tục ...

Bản thể của Thực tại: Đạo (là Thái cực của anh Thiên Sứ)

Trạng thái củaThực tại:

... Thái cực (Vô trước) ---> Vũ trụ (Tiên thiên ---> Hậu Thiên ---> Suy đồi ---> Tiêu hủy) ---> Thái cực (Vô trước)...

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề được đặt ra: Vật chất tự nó không nhận thức được. Vậy cái gì nhận thức được vật chất?

Chính là Thái Cực - Tính thấy.

Thưa anh Thiên Sứ, vậy Thái cực có là vật chất hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt không hiểu ý tôi đã viết ở topic Định nghĩa Chiều là gì. Rõ ràng tôii đã viết:

Nghĩa là chỉ có một.

Ở đây tôi cũng thấy rõ, khái niệm Thái cực của tôi và anh Thiên Sứ không giống nhau. Cái anh Thiên Sứ gọi lả Thái cực chính là cái trong Topic "Cơ sở học thuyết ADNH" tôi gọi là Đạo - bản thể của Thực tại. Như vậy, đó là chỉ lẫn lộn cách gọi hay cách đặt tên khái niệm của chúng tôi thôi, còn không thay đổi về bản chất của khái niệm. Nếu các bạn thay từ Đạo của tôi bằng từ Thái cực của anh Thiên Sứ thì nội dung của chúng, tôi thấy không sai biệt.

Tất nhiên, không phải tự nhiên mà tôi đặt ra cách gọi khác như thế mà do nó cần thiết cho những khai triển tiếp theo trong sự diễn giải vận động phát triển kế tiếp của Vũ trụ. Trong khai triển của mình về Thực tại, cái trạng thái của Thực tại đầu tiên khi âm dương chưa phân biệt, cái Lý chưa xuất lộ, cái tướng đồng với bản thể là Đạo tôi gọi là Thái cực. Như vậy, Thái cực (của tôi) là trạng thái Thực tại khi nó đồng với Bản thể (Đạo của tôi hay Thái cực của anh Thiên Sứ). Sau khi âm dương xuất hiện, cái Tướng xuất lộ, Thực tại không còn đồng với Bản thể (Thái cực của anh Thiên Sứ) của nó nữa thì trạng thái của Thực tại là Tháí cực (của Vô Trước) cũng mất đi, thay vào đó là Vũ trụ. Vũ trụ lần lượt qua các thời kỳ Tiên thiên, Hậu Thiên, Suy đồi, Tiêu biến lại trở về trạng thái không có âm dương, vô sai biệt, đồng với Bản thể (Thái cực của anh Thiên Sứ) là Thái cực (của Vô trước). Các chu kỳ đó cứ tiếp diễn liên tục ...

Bản thể của Thực tại: Đạo (là Thái cực của anh Thiên Sứ)

Trạng thái củaThực tại:

... Thái cực (Vô trước) ---> Vũ trụ (Tiên thiên ---> Hậu Thiên ---> Suy đồi ---> Tiêu hủy) ---> Thái cực (Vô trước)...

Thân mến!

Chú Vô Trước cho cháu hỏi 1 vài câu ạ:

- Vậy cái Bản Thể (Đạo của chú hay Thái Cực của thầy Thiên Sứ) nó nằm ở đâu trong chuỗi vận động này ? Nó hòa nhập vào từng sự vật trong giai đoạn Vũ Trụ, hay nó mất đi ?

- Nếu theo chuỗi trên thì Thái Cực không xuất hiện ở khúc giữa (giai đoạn Vũ Trụ), vậy thì nó phân biết với Vũ Trụ, vậy lúc này gọi 2 thằng này là Âm Dương phân biệt, vậy Thái Cực có còn là Thái Cực không ?

- Nếu theo mô tả Thái Cực (khái niệm của chú) như chuỗi trên, thì Thái Cực và Đạo khác nhau (cũng là theo khái niệm của chú), vậy Thái Cực là 1 thực tại, còn Đạo là 1 cái trừu tượng phải không ?

- Hay ý chú là: Thái Cực vẫn là Thái Cực, không mất đi đâu cả, chỉ đổi tên gọi thành Đạo (trong giai đoạn Vũ Trụ, nghĩa là không phải Thái Cực tinh khiết nữa) cho dễ miêu tả cái chu kỳ này, phải không ạ ?

NA,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Thiên Sứ, vậy Thái cực có là vật chất hay không?

Cháu xin mạn phép trả lời ý mình trước, đúng sai xin được thầy Thiên Sứ và chú chỉ bảo.

Theo NA, Thái Cực không phải là vật chất, mà gọi là vật chất cũng được. VÌ thực ra ở trạng thái Thái Cực (theo nghĩa của chú Vô Trước hay thầy Thiên Sứ) thì đều không có có, không có không, không có thời gian hay không gian, nói chung thậm chí không có cả định nghĩa Vật Chất và không có cả bất cứ câu hỏi nào, chỉ đơn giản là Thái Cực. Do đó muốn gọi nó là sao cũng được, mà gọi sao cũng không được.

Tuy nhiên nếu hiểu Vật Chất (theo định nghĩa của chú Vô Trước) là các trạng thái, sự vật, sự việc cụ thể tiếp theo sinh ra trong giai đoạn Vũ Trụ (Sau khởi nguyên, Thái Cực) thì rõ ràng Thái Cự không phải là vật chất, mà nó là thuộc tính của Vật Chất, bất cứ vật chất nào.

Kính mong được chỉ bảo của chú và thầy Thiên Sứ.

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta thấy sau Thái Cực là Lưỡng nghi... và ta thấy vũ trụ hiện nay, nếu theo quy luật thì vũ trụ sẽ bị tiêu biến và quay lại trạng thái khởi đầu mới theo quy luận vận động nhưng không giống lần trước, như vậy ta sẽ thấy có 2 Thái Cực?.

Điều này có tạo ra sự mâu thuẫn chăng?

Sao lại hai Thái Cực?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Vô Trước cho cháu hỏi 1 vài câu ạ:

- Vậy cái Bản Thể (Đạo của chú hay Thái Cực của thầy Thiên Sứ) nó nằm ở đâu trong chuỗi vận động này ? Nó hòa nhập vào từng sự vật trong giai đoạn Vũ Trụ, hay nó mất đi ?

- Nếu theo chuỗi trên thì Thái Cực không xuất hiện ở khúc giữa (giai đoạn Vũ Trụ), vậy thì nó phân biết với Vũ Trụ, vậy lúc này gọi 2 thằng này là Âm Dương phân biệt, vậy Thái Cực có còn là Thái Cực không ?

- Nếu theo mô tả Thái Cực (khái niệm của chú) như chuỗi trên, thì Thái Cực và Đạo khác nhau (cũng là theo khái niệm của chú), vậy Thái Cực là 1 thực tại, còn Đạo là 1 cái trừu tượng phải không ?

- Hay ý chú là: Thái Cực vẫn là Thái Cực, không mất đi đâu cả, chỉ đổi tên gọi thành Đạo (trong giai đoạn Vũ Trụ, nghĩa là không phải Thái Cực tinh khiết nữa) cho dễ miêu tả cái chu kỳ này, phải không ạ ?

NA,

Tôi xin trả lời mấy câu hỏi cùa NA

Câu 1:

- Vậy cái Bản Thể (Đạo của chú hay Thái Cực của thầy Thiên Sứ) nó nằm ở đâu trong chuỗi vận động này ? Nó hòa nhập vào từng sự vật trong giai đoạn Vũ Trụ, hay nó mất đi ?

Trong "Cơ sở học thuyết ADNH tôi viết":

"Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhấtkhông thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái cách hiển lộ) củanó"

"Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Bảnthể - Tướng – Lý của nó như thế. Bản thể(Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rờicủa Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì khôngthể thấy được chân tướng của nó."

Như vậy Bản thể của Thực tại (hay Thái cực của anh TS) không hề mất đi mà luôn, luôn tồn tại cùng với Thực tại. Bản thể là một mặt của thực tại chứ không là một phần, có cũng được, không có cũng được của Thực tại. Một đồng xu không thể mất đi một mặt sấp hay ngửa của nó. Đã có một cái gì gọi là thực tại cũng đương nhiên tồn tại cái Bản thể của nó là Đạo.

Câu 2:

- Nếu theo chuỗi trên thì Thái Cực không xuất hiện ở khúc giữa (giai đoạn Vũ Trụ), vậy thì nó phân biết với Vũ Trụ, vậy lúc này gọi 2 thằng này là Âm Dương phân biệt, vậy Thái Cực có còn là Thái Cực không ?

Hai trạng thái của Thực tại ở hai thời kỳ kế tiếp nhau, không đồng thời là Thái cực (Theo Vô Trước) và Vũ trụ (Theo Vô Trước) khác nhau, có phân biệt. Khi đối đãi với nhau, Thái cực mang tính dương vì chí tịnh, Vũ trụ mang tính âm vì vận động không ngừng.

Trên bình diện toàn bộ Thực tại, khi Vũ trụ chưa xuất hiện, Thực tại chưa phân âm dương, chưa có cả khái niệm âm dương, trạng thái Thực tại là Thái cực. Thái cực không âm cũng chẳng dương, chí tịnh và thuần khiết. Khi Vũ trụ (thuộc âm) xuất hiện mới phân âm dương. Cái mới xuất hiện đó đối đãi với cái đang tồn tại, thuộc dương thì phải thuộc âm. Thái cực đã có, thuộc dương, chí tịnh thì cái đối đãi với nó phải mới có, thuộc âm, động. Vì thế nên nói, dương trước âm sau, âm thuận tùng dương, dương tịnh âm động.

Trên bình diện toàn bộ của Thực tại, khi ta lấy thời kỳ Vũ trụ động để đối đãi ta mới thấy thời kỳ Thái cực là thời kỳ thuộc dương của Thực tại chứ bản thân Thái cực không phân âm dương. Cũng như sở dĩ ta nói Thái cực chí tịnh là do sau này có khái niệm động rồi mới thấy Thái cực chí tịnh.

Câu 3:

- Nếu theo mô tả Thái Cực (khái niệm của chú) như chuỗi trên, thì Thái Cực và Đạo khác nhau (cũng là theo khái niệm của chú), vậy Thái Cực là 1 thực tại, còn Đạo là 1 cái trừu tượng phải không ?

- Hay ý chú là: Thái Cực vẫn là Thái Cực, không mất đi đâu cả, chỉ đổi tên gọi thành Đạo (trong giai đoạn Vũ Trụ, nghĩa là không phải Thái Cực tinh khiết nữa) cho dễ miêu tả cái chu kỳ này, phải không ạ ?

Cái trìu tượng hay không trìu tượng cũng thuộc phạm trù Thực tại. Đương nhiên, theo cách quan niệm của tôi, Thái cực và Đạo không đồng nhất. Đạo chỉ là một mặt của Thực tại còn Thái cực là chính Thực tại. Vì vậy, ở thời kỳ Thái cực, Đạo vẩn là bàn thể của Thái cực, nhưng trong 3 mặt Thể Tướng Lý, mà Lý và Tướng chưa xuất hiện thì Đạo - Bản thể và Thái cực chỉ là một. Như vậy, ở thời kỳ Thái cực, Thái cực và Bản thể đồng nhất. Ờ thời kỳ Vũ trụ, Thái cực mất đi do trạng thái Thực tại đã có phân biệt âm dương, chỉ còn Đạo tồn tại như một mặt hữu cơ của Thực tại là Bản thể trong 3 mặt Thể Tướng Lý.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay