Posted 29 Tháng 9, 2008 Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Trong học thuyết ADNH, các Thiên can được nạp Ngũ hành như sau: Giáp, Ất thuộc Mộc Bính, Đinh thuộc Hỏa Mậu, Kỷ thuộc Thổ Canh, Tân thuộc Kim Nhâm, Quí thuộc Thủy Theo thuyết ADNH, vạn sự khởi từ yếu tố dương nhất (Bát quái khởi từ Càn, Địa chi khởi từ Tý), đáng lẽ là Nhâm - dương Thủy, tại sao lại từ Giáp - dương Mộc. Mong anh chị em lý giải dùm. Cám ơn! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 10, 2008 Vô Trước hỏi về vấn để này cũng đã lâu, sao không ai trả lời nhỉ? Phải chăng đây cũng còn là điều bí ẩn? Ngoài ra, tại sao từ Khảm tới Khôn, từ Tý đến Ngọ, Mậu đến Quí các sao vận hành trong Độn giáp vận hành thuận, từ Ly đến Càn, từ Mùi đến Hợi, Ất đến Đinh vận hành nghịch... Anh chị em nào biết, xin chia sẻ! Cám ơn! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 10, 2008 Chào chú Vo Truoc, Theo VinhL nghỉ, lý do Thiên Can khỡi từ Giáp cũng chính là lý do tại sao tháng giêng khỡi ở Dần Mộc. Trong Kỳ Môn, Khảm là quẻ Khảm của Hậu Thiên (Văn Vương : chắc nên sửa tên thành Hậu Thiên Lạc Thư), độ số Lạc Thư là 1, là tiết Đông Chí nhất dương sinh. Từ Đông chí đến Mang Chủng là Dương (là thời Dương trưỡng mà Âm suy), từ Hạ Chí đến Đại Tuyết là Âm (là thời Âm tăng trưởng mà Dương suy). Nếu vòng hoàng đạo được chia hai bằng trục Đông chí và Hạ Chí, thì đường vận hành của Trái Đất đối nhau. Khỡi điểm từ Đông Chí đi đến Hạ Chí thì từ trái sang phải, từ Hạ Chí đi đến điểm Đông Chí thì đi từ phải sang trái (hoặc ngược lại, từ phải sang trái, và từ trái sang phải tùy theo điểm gốc ở đâu) Đấy là sự suy luận của VinhL. Xin chú Vo Truoc gom tất cả các bài rời rạc trong các mục vào mục Học Thuyết ADNH để tiện cho việc đọc và nghiên cứu vấn đề. Vì lâu lắm rồi mục đó chưa được cập nhật. Cám ơn chú Vo Truoc nhiều. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 10, 2008 VinhL thân mến! Theo VinhL nghỉ, lý do Thiên Can khỡi từ Giáp cũng chính là lý do tại sao tháng giêng khỡi ở Dần Mộc. Trong Kỳ Môn, Khảm là quẻ Khảm của Hậu Thiên (Văn Vương : chắc nên sửa tên thành Hậu Thiên Lạc Thư), độ số Lạc Thư là 1, là tiết Đông Chí nhất dương sinh. Từ Đông chí đến Mang Chủng là Dương (là thời Dương trưỡng mà Âm suy), từ Hạ Chí đến Đại Tuyết là Âm (là thời Âm tăng trưởng mà Dương suy). Nếu vòng hoàng đạo được chia hai bằng trục Đông chí và Hạ Chí, thì đường vận hành của Trái Đất đối nhau. Khỡi điểm từ Đông Chí đi đến Hạ Chí thì từ trái sang phải, từ Hạ Chí đi đến điểm Đông Chí thì đi từ phải sang trái (hoặc ngược lại, từ phải sang trái, và từ trái sang phải tùy theo điểm gốc ở đâu) Đây mới chỉ là "nghĩ " chứ chưa là câu trả lời có căn cứ, logic cho câu hỏi của tôi.Những vấn đề này là hết sức cơ bản, làm cơ sở cho các môn dự đoán lý học của thuyết ADNH. Vậy mà bao lâu nay người ta cứ áp dụng mà chẳng cần lý giải hay không lý giải nổi! Đó không phải là những tiên đề vì rất phức tạp và có rất nhều cái tương tự. Có thể chúng do cổ thư truyền lại, nhưng sau hàng ngàn năm, chúng có thể bị sai lệch lắm chứ. Có nhiều cái được các nhà nghiên cứu cho là sai lệch rồi mà. Mà giả sử không sai lệch thì khi không hiểu rõ ý nghĩa, nội dung thì sự ứng dụng chỉ là máy móc, sẽ có nhiều điều không đoán đúng, và đặc biệt, học thuật không thể phát triển lên được dù đã trải qua hàng ngàn năm vì những lý do này. Quả là một điều đáng buồn! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2008 VinhL thân mến! Đây mới chỉ là "nghĩ " chứ chưa là câu trả lời có căn cứ, logic cho câu hỏi của tôi. Những vấn đề này là hết sức cơ bản, làm cơ sở cho các môn dự đoán lý học của thuyết ADNH. Vậy mà bao lâu nay người ta cứ áp dụng mà chẳng cần lý giải hay không lý giải nổi! Đó không phải là những tiên đề vì rất phức tạp và có rất nhều cái tương tự. Có thể chúng do cổ thư truyền lại, nhưng sau hàng ngàn năm, chúng có thể bị sai lệch lắm chứ. Có nhiều cái được các nhà nghiên cứu cho là sai lệch rồi mà. Mà giả sử không sai lệch thì khi không hiểu rõ ý nghĩa, nội dung thì sự ứng dụng chỉ là máy móc, sẽ có nhiều điều không đoán đúng, và đặc biệt, học thuật không thể phát triển lên được dù đã trải qua hàng ngàn năm vì những lý do này. Quả là một điều đáng buồn! Chào chú Vo Truoc, Cái “nghĩ” ở đây là có căn cứ đàng hoàng, bỡi chú chưa đọc nhiều sách Lý Học Đông Phương nên cho đó là không logic. Xin trích Hiệp Kỷ Biện Phương Thư trang 55 Thái Ung “Độc đoán” nói: “Can – Cán (Thân) vậy, tên nó có mười ấy là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý. Chi là cành nhánh. Tên nó có mười hai ấy là Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi” “Lể ký - Nguyệt lệnh”: “Tháng Xuân, nhật (can) của nó là Giáp Ất Tháng Hạ, Nhật (Can) của nó là Bính Đinh. Trung ương thổ, nhật (can) của nó là Mậu Kỷ, Tháng Thu, nhật (can) của nó là Cánh Tân, Tháng Đông, nhật (can) của nó là Nhâm Quý” Trích Tý Ngọ Lưu Chú Sách Thuyết-văn viết : Giáp giải là: Dương khí tháng xuân ở phương Đông đang làm cho vật mọc mầm, khởi động, tượng trưng cho đầu người. Hình âm nghĩa đại tự điển giải: Giáp có nghĩa là da cây bị nứt ra. Quẻ Giải của kinh Dịch viết: Bách quả thảo mộc giai giáp trạch: Trăm loại trái, thảo mộc đang nứt da, mọc rệ Trịnh Huyền chú: “gọi bì là giáp, gọi rễ là trạch.” Trương Trọng Cảnh tác giả của Thương Hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược nói: “Ôi! Ngũ vận gồm Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Lục khí gồm Phong Hỏa Thử Thấp Táo Hàn. Thiên can dùng để tính vận, Địa chi dùng để tính khí. Thiên can gồm có 10, phối hợp thành “Ngũ Vận”. Địa chi gồm 12, đối xung lại thành “Lục Khí”. Thiên khí bắt đầu từ Giáp, Địa khí bắt đầu từ Tý. Nguyễn Đình Chiểu viết: Dẫn rằng mười chữ Thiên Can Anh em thứ lớp, rõ ràng chẳng sai Anh em, một gái một trai, Âm Dương chia khác, lầu đài năm phương. Qua các dẫn chứng trên, chứng tỏ cái không logic của VinhL này cũng là có căn cứ lắm. Thưa chú Vo Truoc, vấn đều dùng Giáp khỡi đầu chỉ có vậy thôi, tại sao nó lại phải có nguyên do nào khác. Nếu nói Giáp khỡi đầu là sai, không logic, thế thì Đông Y mấy ngàn năm nay lại vẫn được ứng dụng. Hệ thống Can Chi vẫn được coi là những nguyên lý căn bản của Đông Y. Cùng với sự khởi đầu bằng Giáp là sự khởi đầu của một năm Âm Lịch là Dần, tiết Lập Xuân, như vậy theo lý luận của chú thì phải bắt đầu ở Tý, như vậy hệ thống Lịch âm cũng không có logic, vô căng cứ? Cho nên VinhL nói “lý do Thiên Can khỡi từ Giáp cũng chính là lý do tại sao tháng giêng khỡi ở Dần Mộc” Vấn đề các sao vận hành thuận nghịch trong Độn Giáp, VinhL đã giải thích, nếu chú thấy không hợp lý, thì hy vọng tự chú tìm tòi nghiên cứu và tìm ra một nguyên lý thích hợp hơn (và từ đây VinhL xin miễn bàn về Kỳ Môn) Còn vấn đề tại sao tháng giêng ỡ Dần, thì Thầy (Thiên Sứ) đã có giải thích. Thân Mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2008 Đi ngang qua đây thấy câu hỏi này, lấy Nguyên Không Pháp Giám ra dòm lại thì có đồ hình bát quái cho thấy rõ tại sao mà Giáp đứng đầu bảng thiên can. Như bạn VinhL trả lời cũng phải, đó là do tên gọi đặt ra cho từng mốc thời gian quy định ra bốn mùa, 24 tiết khí, còn nói theo biến dịch của bát quái thì như sau: - Quẻ Khôn phân ra 3 khí Nhâm, Tý, Quý Nhâm là do quẻ Khôn đổi thượng hảo thành Cấn Tý là do quẻ Khôn đổi trung hào thành Khảm Quý là do quẻ Khôn đổi sơ hào thành Chấn - Quẻ Ly phân ra 3 khí Giáp, Mão, Ất Giáp là do quẻ Ly đổi thượng hào thành Chấn Mão là do quẻ Ly đổi trung hào thành Khảm Ất là do quẻ Ly đổi sơ hảo thành Cấn Qua đó, thấy là Giáp / Chấn (1 hào dương bắt đầu) nên đứng đầu thiên can là phải, đặt tên cho nó là Giáp nghĩa là "khai giáp", là vạn vật phá vỏ cứng mà đi ra, còn Nhâm duơng thủy nghĩa là "dương khí tiềm phục trong đất, muôn vật mang thai" thì làm sao đứng đầu bảng thiên can được? Tựu chung thì tên gọi Hán Việt ít ra cũng đã cho thấy lý do tại sao là Giáp rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2008 Chào bạn Fujisu, Xin cho hỏi quyển “Nguyên Không Pháp Giám” mà bạn nói có bản tiếng Việt không? Nếu không có bản tiếng việt xin cho biết tựa tiếng Hán là gì. Thành thật cám ơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2008 VinhL thân mến! Tôi không biết nên mới hỏi. VinhL viết: Nếu nói Giáp khỡi đầu là sai, không logic, thế thì Đông Y mấy ngàn năm nay lại vẫn được ứng dụng. Hệ thống Can Chi vẫn được coi là những nguyên lý căn bản của Đông Y. Cùng với sự khởi đầu bằng Giáp là sự khởi đầu của một năm Âm Lịch là Dần, tiết Lập Xuân, như vậy theo lý luận của chú thì phải bắt đầu ở Tý, như vậy hệ thống Lịch âm cũng không có logic, vô căng cứ?VinhL xem lại, tôi hoàn toàn không nói Giáp khởi đầu Thiên can là sai. Tôi chỉ hỏi lý do thôi. Xin trích Hiệp Kỷ Biện Phương Thư trang 55 Thái Ung “Độc đoán” nói: “Can – Cán (Thân) vậy, tên nó có mười ấy là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý. Chi là cành nhánh. Tên nó có mười hai ấy là Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi” “Lể ký - Nguyệt lệnh”: “Tháng Xuân, nhật (can) của nó là Giáp Ất Tháng Hạ, Nhật (Can) của nó là Bính Đinh. Trung ương thổ, nhật (can) của nó là Mậu Kỷ, Tháng Thu, nhật (can) của nó là Cánh Tân, Tháng Đông, nhật (can) của nó là Nhâm Quý” Trích Tý Ngọ Lưu Chú Sách Thuyết-văn viết : Giáp giải là: Dương khí tháng xuân ở phương Đông đang làm cho vật mọc mầm, khởi động, tượng trưng cho đầu người. Hình âm nghĩa đại tự điển giải: Giáp có nghĩa là da cây bị nứt ra. Quẻ Giải của kinh Dịch viết: Bách quả thảo mộc giai giáp trạch: Trăm loại trái, thảo mộc đang nứt da, mọc rệ Trịnh Huyền chú: “gọi bì là giáp, gọi rễ là trạch.” Trương Trọng Cảnh tác giả của Thương Hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược nói: “Ôi! Ngũ vận gồm Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Lục khí gồm Phong Hỏa Thử Thấp Táo Hàn. Thiên can dùng để tính vận, Địa chi dùng để tính khí. Thiên can gồm có 10, phối hợp thành “Ngũ Vận”. Địa chi gồm 12, đối xung lại thành “Lục Khí”. Thiên khí bắt đầu từ Giáp, Địa khí bắt đầu từ Tý. Nguyễn Đình Chiểu viết: Dẫn rằng mười chữ Thiên Can Anh em thứ lớp, rõ ràng chẳng sai Anh em, một gái một trai, Âm Dương chia khác, lầu đài năm phương. Tôi nghĩ, những dẫn giải trên không thể nào là logic để Giáp đứng đầu Thiên can mà chỉ là thông tin cho biết rằng các cụ đặt Giáp đứng đầu Thiên can thôi, còn tại sao thì rõ ràng không đủ logic. Tôi cũng không cho rẳng Thiên can phải khởi đầu ở Nhâm (Thủy) mà chỉ nêu một thắc mắc có tính logic thôi. Tóm lại, lý do Giáp đứng đầu Thiên can vẫn chưa được giải quyết, cùng lắm là "Các cụ bảo thế" theo sách cổ.Giáp đứng đầu Thiên can, so với những vấn đề khác mà tôi đã hỏi thì cơ bản, đơn giản hơn nhiều mà còn mơ hồ như vậy thì khó có hy vọng lời giải đáp thỏa đáng cho những vấn đề khác. Do không hiểu nên tôi hỏi, đồng thời phải tự mình nghiên cứu tìm câu trả lời. Đến nay thì tôi khẳng định Giáp đứng đầu Thiên can và những điều khác mà tôi hỏi là đúng. Nhưng tôi có lý giải đàng hoàng mà chẳng phải dựa vào lời khẳng định nào không đủ logic của sách cổ. Cám ơn VinhL trả lời! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2008 VinhL thân mến! Các ACE trên diễn đàn thân mến! Tôi xin trình bày nghiên cứu của tôi về vấn đề này như là một sự tiếp tục của chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" để mọi người tham khảo. Vì để mạch văn khỏi gián đoạn khó theo dõi, tôi xin pót thêm một đoạn đã pót trong chuyên mục đó nên hơi dài, mong thông cảm. IX./ TRƯỜNG KHÍ 1. Khái niệm trường khí: Các yếu tố của sự vật tương tác nhau thông qua một môi trường xung quanh nó của sự vật. Môi trường đó có những đặc tính do sự vật quyết định, gọi là trường khí của sự vật. Cơ chế của sự tương tác là sự hỗ trợ những mầm mống vốn tiềm ẩn trong Đạo, bản thể của Vũ trụ và do đó là bản thể của mọi sự vật, phát triển, làm suy yếu, biến mất đi (trở về dạng mầm mống) những thành phần không còn phù hợp của sự vật. Quan sát vận động, tương tác của Vạn tượng, căn cứ vào cấu trúc Âm dương Ngũ hành của sự vật, người ta nhận thấy rằng, ở một thời gian, không gian nhất định, tuy rằng mọi yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái …) của một sự vật đều tương tác với nhau và tương tác với các sự vật khác, nhưng do vận động của dòng Vượng khí, các yếu tố đó mạnh yếu khác nhau làm cho đặc tính những tương tác đó của sự vật tuy mang bản chất của mọi yếu tố đó nhưng đặc tính của yếu tố đang trong thời kỳ hưng vượng vượt trội hơn so với đặc tính của các yếu tố khác trong sự vật. Ta nói, sự vật đang ở trong thời kỳ của yếu tố hưng vượng đó. Đối với môi trường xung quanh, tương tác của sự vật với sự vật khác mang đặc tính do yếu tố hưng vượng qui định là chủ yếu (đặc tính của các yếu tố khác có, nhưng mờ nhạt hơn nhiều). Như vậy, trường khí của một sự vật là môi trường đặc trưng bằng các đặc tính tương tác của các yếu tố cũa sự vật, do tính chất của một yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái …) hưng vượng nhất của sự vật quyết định. Tính chất của trường khí chính là tính chất tương tác của mọi yếu tố của sự vật nhưng mạnh nhất là tính chất của yếu tố hưng vượng nhất. Cơ chế tác động của trường khí là sự hỗ trợ, nảy sinh hay làm tiêu biến, ngăn trở sự phát triển của các yếu tố phù hợp hay không phù hợp với đặc tính của trường khí. Các yếu tố đó vốn tiềm ẩn trong Đạo hay đã hiện hữu trong sự vật. 2. Trường khí cảm ứng Sự vật này tác động tới sự vật khác thông qua trường khí của nó, hay trường khí là phương tiện tương tác của các sự vật, làm nảy sinh trong sự vật khác một cảm ứng, hay một trường khí cảm ứng. Trường khí cảm ứng là một môi trường do sự vật cảm ứng nên khi chịu sự tác động của trường khí của sự vật khác. Trường khí cảm ứng này tồn tại, vận động trong sự vật cảm ứng, gây ra trong sự vật đó một hiệu ứng tương tác giữa các yếu tố của nó. Hiệu ứng này lan tỏa, vận động trong sự vật theo một trật tự, hình thành dòng khí mang đặc trưng của trường khí cảm ứng, là kết quả của sự tương tác giữa sự vật và trường khí. Các dòng Khí dương, Khí âm, Vượng khí, Hóa khí, … ta đã khảo sát ở trên là dòng di chuyển của các hiệu ứng tương tác dương , âm, vượng, hủy, … chính là những vận động khác nhau trong trường khí cảm ứng. Như vậy, trường khí của sự vật này gây ra trong sự vật khác một trường khí cảm ứng. Trường khí cảm ứng đó chi phối tương tác của các yếu tố trong sự vật hình thành các dòng khí mang đặc trưng của nó. Trường khí cũng như trường khí cảm ứng của những sự vật khác nhau thì khác nhau. Trường khí cảm ứng không chỉ phụ thuộc vào trường khí nguồn mà còn phụ thuộc vào sự vật được cảm ứng. Một sư vật vận động và phát triển được quyết định bởi trường khí của bản thân nó và trường khí của các sự vật khác cảm ứng lên nó. Tổng hợp tất cả các trường khí và trường khí cảm ứng của mọi sự vật hình thành trường khí của toàn vũ trụ. Sự vận động, tương tác của các sự vật chịu sự chi phối của trường khí vũ trụ đó, hình thành các hiệu ứng tương tác lan toả giũa các yếu tố trong một sự vật theo một trật tự nhất định gọi là các dòng khí. Có nhiều loại dòng khí sinh ra trong sự vật khi nó bị trường khí tác động.Trước tiên ta hãy khảo sát 3 loại dòng khí cơ bản sau: + Dòng khí Âm: Dòng khí này có xu hướng thúc đẩy sự vật biến đổi, phát triển, phá vỡ trạng thái cũ, nó có tính âm và vận động trong sự vật theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh. + Dòng khí Dương: Dòng khí này có xu hướng bảo tồn trạng thái của sự vật, nó có tính Dương và vận động trong sự vật theo đồ hình Hậu thiên Bát quái. + Dòng Vượng khí: Dòng khí này có xu hướng làm phát triển hưng vượng các thành phần của sự vật và vận động trong sự vật theo đồ hình dòng Vượng khí. Dòng Khí dương, âm hoặc vượng, xuất hiện trong sự vật do trường khí của một sự vật khác gây (cảm ứng) nên, phải vận động theo đồ hình Hậu thiên Bát quái, Hậu thiên Huyền không Phi tinh hoặc dòng Vượng khí, là 3 đồ hình mô tả vận động của khí dương, âm hoặc vượng khí trong sự vật. Tuy nhiên, các thành phần âm, dương của sự vật phản ứng với các tác động bên ngoài khác nhau do bản chất của chúng qui định, do đó, dòng khí này vận động trong phần dương của sự vật theo đồ hình Hậu thiên Bát quái, Huyền không Phi tinh hoặc dòng Vượng khí thuận, nhưng trong phần âm, nó vận động ngược chiều với đồ hình này. Sự tương tác của trường khí với một sự vật được hình thành bằng cơ chế cảm ứng của các yếu tố sự vật với trường khí. Tuy nhiên, chỉ có các yếu tố âm, dương trong sự vật mới có thể cảm ứng được trường khí. Các yếu tố trung tính (hành Thổ) không thể cảm ứng được trường khí do tính không thiên vị âm dương của chúng. Khi dòng khí vận động đến thời kỳ hành Thổ theo các đồ hình Hậu thiên Bát quái hay Hậu thiên Huyền không Phi tinh thì: + Nếu dòng khí là âm, vận động theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, thì chỉ có các yếu tố âm nhất của sự vật (hành Hỏa thuộc Thái âm) mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Khôn (Thái Hỏa thuộc Thái âm) mới cảm ứng được mạnh nhất. Dòng khí tương tác vận động tới quái Khôn. Nếu sự vật âm tính, thì quái Cấn (Thiếu Hỏa thuộc Thiếu âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Cấn. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Khôn, Nữ - Cấn của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành mà cổ thư truyền lại. + Nếu dòng khí là dương, vận động theo đồ hình Hậu thiên Bát Quái, thì chỉ có các yếu tố dương nhất của sự vật (hành Thuỷ thuộc Thái Dương) mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Càn (Thái Thuỷ thuộc Thái dương) mới cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Càn. Nếu sự vất âm tính, thì quái Đoài (Thiếu Thuỷ thuộc Thiếu âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Đoài. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Càn, Nữ - Đoài của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành. + Nếu dòng khí là Vượng, vận động theo đồ hình dòng Vượng khí, thì chỉ có các yếu tố chủ yếu nhất của sự vật mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Càn (Thái Thuỷ thuộc Thái dương) mới cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Càn. Nếu sự vất âm tính, thì quái Khôn (Thái Hoả thuộc Thái âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Khôn. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Càn, Nữ - Khôn của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành. Tóm lại, một sự vật vận động phát triển trong một trường khí sẽ cảm ứng được những ảnh hưởng của các yếu tố của trường khí đó, hình thành trường khí cảm ứng, thể hiện ra ở những hiệu ứng xuất hiện trong tất cả các yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái, …) của sự vật. Trong đó, hiệu ứng của yếu tố hưng vượng của trường khí là mạnh mẽ nhất, di chuyển giữa các yếu tố theo nguyên tắc: + Nếu tương tác Âm, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh ở phần dương và nghịch chiều Huyền không phi tinh ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Khôn, Nữ - Cấn”. + Nếu tương tác Dương, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình Hậu thiên Bát quái ở phần dương và nghịch chiều Hậu thiên Bát quái ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Càn, Nữ - Đoài”. + Nếu tương tác Vượng, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình dòng Vượng khí ở phần dương và nghịch chiều dòng Vượng khí ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Càn, Nữ - Khôn”. 3. Chiều vận động của trường khí cảm ứng trong sự vật a. Nguyên lý chung: Giả sử có một trường khí (gọi là chủ thể) chịu tác động của trường khí khác (gọi là khách thể) thông qua một trường khí cảm ứng, từ khách thể lên chủ thể, và vận động trong chủ thể. Trường khí khách thể vận hành theo dòng Vượng khí nên trường khí cảm ứng cũng vận động theo dòng khí này. Tuy nhiên, như trên đã biết, khi khách thể vận động tới yếu tố trung tính (Thổ), do các yếu tố trung tính trong chủ thể không cảm ứng được nên các yếu tố dương nhất hay âm nhất trong chủ thể sẽ cảm ứng theo nguyên tắc nam Khôn nữ Cấn hay nam Càn nữ Đoài hay nam Càn nữ Khôn tùy vào dòng khí khảo sát. Như vậy, trường khí cảm ứng chỉ vận động trong Bát quái của chủ thể, không đi vào hành Thổ mặc dù trường khí của khách thể có vận động tới hành Thổ. Do đó, khi mô tả trường khí cảm ứng vận động trong chủ thể chỉ cần mô tả trong Tứ tượng hoặc Bát quái. Trường khí cảm ứng vận động thuận trong sự vật bắt đầu từ yếu tố dương nhất, nơi thể hiện rõ nhất bản chất ban đầu của sự vật (Đạo) qua các yếu tố có dương tính giảm dần, âm tính tăng dần tới yếu tố âm nhất (dương tiêu, âm trưởng), sau đó vận động ngược lại, vận động nghịch từ yếu tố âm nhất tới yếu tố dương nhất (âm tiêu, dương trưởng). Trong phần dương, trường khí cảm ứng vận động thuận, trong phần âm, trường khí cảm ứng vận động nghịch. Tương ứng với vận động đó của trường khí cảm ứng, trường khí của khách thể cũng bắt đầu từ yếu tố dương nhất. b. Vận động của trường khí cảm ứng trong sự vật: Áp dụng nguyên lý vận động trên, ta khảo sát một số mô hình vận động của trường khí cảm ứng trong chủ thể. Xét mô hình ADNH của sự vật như hình vẽ sau: Trong mô hình này, hình elip ngoài biểu diễn mức độ âm hay dương của các yếu tố trong sự vật, màu trắng chỉ dương, màu đen chỉ âm. *. Đối với chủ thể: Ở hình h1, h2, h3 là mô tả trường khí cảm ứng trong chủ thề. Ta thấy rõ, theo nguyên lý đã phân tích ở trên, vận động của trường khí cảm ứng trong sự vật chủ thể bắt đầu từ yếu tố dương nhất là: - Trong Ngũ hành (Bắt đầu từ Mộc): Mộc -> Hỏa -> Kim -> Thủy. Từ Mộc đến Hỏa là vận động thuận, từ Kim đến Thủy là vận động nghịch. - Trong Bát Quái (Bắt đầu từ Khảm): Khảm -> Chấn-> Cấn -> Khôn -> Ly-> Tốn-> Đoài -> Càn. Từ Khảm tới Khôn là vận động theo chiều thuận, từ Ly tới Càn lả vận động theo chiều nghịch. * Đối với khách thể: Trong khách thể, tương ứng với yếu tố đầu tiên là dương nhất, vận động trường khí trong khách thể là: - Trong Ngũ hành (Bắt đầu từ Mộc):: Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim -> Thủy. Từ đây ta suy ra chiều vận hành của Thiên can là: Giáp -> Ất-> Bính -> Đinh -> Mậu -> Kỷ -> Canh -> Tân -> Nhâm -> Quí - Trong Bát quái (Bắt đầu từ Khảm): Khảm -> Chấn-> Cấn -> Khôn -> Ly-> Thổ dương ->Thổ âm -> Tốn-> Đoài -> Càn. Hình h4 mô tả sự vật khách thể theo mô hình Địa chi. Dể dàng nhận thấy Tý mở đầu cho yếu tố dương nhất trong sự vật. Do đó, vận hành của Địa chi là: Tý -> Sửu -> Dần -> Mão -> Thìn -> Tỵ -> Ngọ -> Mùi -> Thân -> Dậu -> Tuất -> Hợi. Trong Chủ thể, do hành thổ không cảm ứng nên, vận hành của trường khí cảm ứng trong chủ thể là Tý -> Dần -> Mão -> Tỵ -> Ngọ -> Thân -> Dậu -> Hợi c. Trường khí cảm ứng gián tiếp: Trong trường hợp, khách thể là một thành phần con của chủ thể, trường khí cảm ứng của khách thể lên chủ thể không có. Điều đó không có nghĩa là khách thể không tác động lên chủ thể mà tác động của khách thể hình thành những hiệu ứng vận động trong chủ thể. Ở phần dương của chủ thể, vận động này thuận theo các đồ hình chi phối. Ở phần âm của chủ thể, vận động này theo chiều ngược lại. Một sự vật khách thể tác động tới một chủ thể, ngoài tác động thông qua trường khí cảm ứng trực tiếp từ khách thể tới chủ thể mà còn gián tiếp thông qua một khách thể khác lên chủ thể khi khách thể này tương tác với chủ thể. Trong trường hợp khách thể thứ hai này là toàn vũ trụ (mà tác động tới chủ thể được biểu diễn bằng các Thiên can), thì tác động gián tiếp của khách thể thứ nhất lên chủ thể được mô tả bằng biểu tượng là các sao vận động theo vòng Thiên can. Các sao này chính là hiệu ứng mà khách thể tác động tới vũ trụ và sau đó các tác động này ảnh hưởng tới chủ thể khi vũ trụ tương tác với chủ thể. Mặt khác, vũ trụ vô cùng to lớn, bao trùm tất cả nên khách thể chỉ là thành phần con của vũ trụ. Vì vậy các sao của khách thể vận động thuận chiều trong các thiên can dương (Canh, Tân, Nhâm, Quí) và nghịch chiều trong các Thiên can âm (Giáp, Ất, Bính, Đinh). Trong các Thiên can thuộc hành Thổ (Mậu, Kỷ), do toàn Vũ trụ đang ở thời kỳ dương nên các sao này vận hành theo chiều thuận. Như vậy, vận hành của các sao, biểu tượng yếu tố âm dương của trường khí cảm ứng gián tiếp thông qua các Thiên can (Vũ trụ) như sau: Đây chính là cơ sở của nguyên lý lập bảng Nghi Kỳ trong môn Độn giáp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2008 Bạn đã nhận được 2 pm của tôi rồi à? Không có chi, chẳng là vì hộp thư "send items" không có dấu hiệu gì nên tôi gửi đi gửi lại lần nữa cho chắc ăn vậy mà. Còn đoạn này rất chi là thắc mắc: Vì vậy các sao của khách thể vận động thuận chiều trong các thiên can dương (Canh, Tân, Nhâm, Quí) và nghịch chiều trong các Thiên can âm (Giáp, Ất, Bính, Đinh).Hồi nào đến giờ tôi học nằm lòng là thiên can dương Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm mà Vo Truoc nói khác, nên không nắm được luôn tinh thần bài viết trên...! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2008 Fujisu thân mến! Hồi nào đến giờ tôi học nằm lòng là thiên can dương Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm mà Vo Truoc nói khác, nên không nắm được luôn tinh thần bài viết trên...!Để theo dõi được những logic của tôi trong các bài viết thì phải đọc chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH", bởi vì như tôi đã có lời trước là đây là sự nghiên cứu tiếp tục chuyên mục đó.Theo chuyên mục này thì Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là những Thiên can "Thái" cón Ất, Đinh, Kỷ,Tân, Quí là những Thiên can "Thiếu" nạp quái cho các Thiên can là: - Nhâm, Quí tương ứng Càn (Thái Thái dương), Khảm (Thiếu Thiếu âm) thuộc Thủy (Dương) - Giáp, Ất tương ứng Chấn (Thái Thiếu dương) , Cấn (Thiếu Thái âm) thuộc Mộc (Âm) - Bính, Đinh tương ứng Khôn (Thái Thái âm), Ly (Thiếu Thiếu dương) thuộc Hỏa (Âm) - Mậu, Kỷ tương ứng Thổ dương, Thổ âm thuộc Thổ - Canh, Tân tương ứng Tốn (Thái Thiếu âm), Đoài (Thiếu Thái dương) thuộc Kim (Dương) Vì vậy, tôi nói: Vì vậy các sao của khách thể vận động thuận chiều trong các thiên can dương (Canh, Tân, Nhâm, Quí) và nghịch chiều trong các Thiên can âm (Giáp, Ất, Bính, Đinh).là nói theo tính chất của hành các Thiên can (Thủy, Kim dương; Mộc, Hỏa âm)Tôi biết, những nghiên cứu của tôi khó theo dõi đối với các bạn đã nghiên cứu ADNH theo cách cổ truyền. Nhưng nếu đọc nghiên cứu của tôi theo tinh thần vô trước, không câu chấp, chỉ thuận theo logic từ thấp tới cao thì rất dễ, dễ hơn nhiều so với sách cổ. Thân mến! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 10, 2008 Có lẽ viết thế này thoát ý hơn: "Vì vậy các sao của khách thể vận động thuận chiều trong các thiên can thuộc hành dương (Canh, Tân, Nhâm, Quí) và nghịch chiều trong các Thiên can thuộc hành âm (Giáp, Ất, Bính, Đinh)." Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2009 Vô Trước hỏi về vấn để này cũng đã lâu, sao không ai trả lời nhỉ? Phải chăng đây cũng còn là điều bí ẩn? Ngoài ra, tại sao từ Khảm tới Khôn, từ Tý đến Ngọ, Mậu đến Quí các sao vận hành trong Độn giáp vận hành thuận, từ Ly đến Càn, từ Mùi đến Hợi, Ất đến Đinh vận hành nghịch... Anh chị em nào biết, xin chia sẻ! Cám ơn! anh vo truoc thân mến !cảm ơn câu hỏi rất hay của anh ! sẽ nghiên cứu và trả lời gần đây Share this post Link to post Share on other sites