phoenix

Lạc Việt Độn Toán Và Hành Trình Tìm Kiếm Một Ngôn Ngữ Thất Truyền

7 bài viết trong chủ đề này

Mới đây xuất hiện một thông tin được share đến Việt Nam là lâu nay người ta lưu giữ một cuốn sách với ngôn ngữ lạ lẫm mà ngày nay không có ai biết chữ để đọc. Tò mò thì đặt câu hỏi:

Ngôn ngữ này thuộc nguồn gốc dân tộc nào?

Tộc người này còn tồn tại không?

Bản thảo này nói về cái gì?

Có thể khôi phục lại ngôn ngữ này không?

Có giải mã bản thảo này được không?

Phải viện đến Lạc việt độn toán để đi tìm bí ẩn. Với mong muốn văn hóa cổ xưa của nhân loại được khai mở nên giờ này chưa đủ tốt để khai quẻ.

Bà con đọc tạm bài viết dưới đây để tham khảo:

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Posted Image Những hình vẽ và mẫu tự trong một trang của "Bản thảo Voynich". Ảnh: typepad.com. Livescience cho biết, “Bản thảo Voynich”, tên của một trong những cuốn sách bí ẩn nhất hành tinh, được viết bằng ngôn ngữ mà không ai có thể đọc và tìm thấy ở bất kỳ nơi nào. Nhiều nghiên cứu cho thấy những ký tự trong sách thực sự thuộc về một ngôn ngữ, chứ không phải là những ký tự tùy tiện. Một số chuyên gia cho rằng cuốn sách được viết dưới dạng mật mã để che giấu nội dung thật. Đây là một thủ thuật khá phổ biến trong những năm đầu thế kỷ 17.

Cuốn sách, gồm 250 trang bằng da thuộc, cũng chứa rất nhiều hình vẽ vật thể như cây cối, thiết bị thí nghiệm cổ xưa, ký hiệu chiêm tinh. Thậm chí người ta còn thấy nhiều hình minh họa phụ nữ trong bồn tắm. Tất cả cây được vẽ trong cuốn sách dường như không tồn tại trên địa cầu, bởi giới khoa học chưa xác định được danh tính của bất kỳ cây nào trong số chúng. Một số cây có lá và rễ rất kỳ lạ.

“Chẳng ai biết nội dung bản thảo Voynich, song có vẻ như nó bao gồm nhiều chủ đề liên quan tới hóa học”, Greg Hodgins, một chuyên gia về hóa học và khảo cổ của Đại học Arizona tại Mỹ, phát biểu.

Do cuốn sách được làm bằng da thuộc nên phương pháp đo phóng xạ carbon -14 (C-14) có thể nói lên tuổi của nó. Phương pháp này đạt độ chính xác gần như tuyệt đối khi áp dụng với những vật thể có niên đại dưới 60 nghìn năm.

Khi động vật và thực vật chết, lượng C-14 phân rã theo một tốc độ nhất định. Các nhà khoa học có thể căn cứ vào tốc độ phân rã của C-14 để tính toán thời gian đã trôi qua kể từ khi chúng chết.

Nhóm của Hodgins lấy 4 dải da mỏng và có chiều dài khoảng 2,5 cm từ một số trang trong sách rồi rửa sạch bụi, chất béo (trong mồ hôi của tay người). Sau đó họ đốt chúng để loại bỏ mọi thứ, trừ C và các đồng vị của nó. Cuối cùng họ đo nồng độ C14 trong tro. Kết quả cho thấy cuốn sách được viết từ đầu thế kỷ 15, sớm hơn một thế kỷ so với dự đoán của nhiều nhà khoa học.

"Bản thảo Voynich" xuất hiện lần đầu tiên vào những năm cuối thế kỷ 16. Hoàng đế La Mã Rudolph II, người rất mê sưu tập đồ cổ, đã mua Voynich tại Prague (Cộng hòa Czech ngày nay). Sau khi Rudolph II chết, nhiều nhà quý tộc và học giả lần lượt sở hữu cuốn sách. Sau đó, bản thảo Voynich biến mất vào cuối thế kỷ 17. Năm 1912, cuốn sách xuất hiện trở lại và thuộc quyền sở hữu của tay buôn sách người Mỹ Wilfrid Voynich. Từ đấy, cái tên "Bản thảo Voynich" bắt đầu được đặt cho cuốn sách. Sau khi Voynich chết, cuốn sách được đem tặng cho Đại học Yale tại Mỹ.

Tuổi của “Bản thảo Voynich” có thể giúp giới khoa học tìm thêm được manh mối trong quá trình nghiên cứu cuốn sách. Tuy nhiên, rất có thể nội dung của nó sẽ không bao giờ được tìm ra. Những chương trình máy tính mới nhất và các chuyên gia mật mã giỏi nhất thế giới đều bất lực khi giải mã cuốn sách. Có lẽ “chìa khóa” để các chuyên gia giải mã cuốn sách đã bị phá hủy từ lâu. Mặc dù vậy, giới khoa học hy vọng những công nghệ tương lai có thể giúp những thế hệ sau đưa bí mật của “Bản thảo Voynich” ra ánh sáng.

Minh Long (vnexpress.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngôn ngữ này thuộc nguồn gốc dân tộc nào? Cảnh - Tốc Hỷ

Tộc người này còn tồn tại không? Tử - Xích Khẩu

Bản thảo này nói về cái gì? Kinh - Tiểu Cát

Có thể khôi phục lại ngôn ngữ này không? Khai- Vô Vong

Có giải mã bản thảo này được không? Hưu - Đại An

Phù......... Cái gì thuộc về tự nhiên thì thật khó cưỡng cầu.

Để mai rảnh luận quẻ.

Bản thảo Voynich - Quyển sách bí ẩn nhất trên thế giới

NTO - Bản thảo viết tay Voynich có lẽ là quyển sách khó đọc nhất trên thế giới. Di vật 500 tuổi này được phát hiện vào năm 1912 ở một thư viện ở Rome, bao gồm 240 trang chữ viết và tranh minh họa hoàn toàn xa lạ. Các nhà mật mã đã ra sức giải mã chữ viết lạ lùng này nhưng chưa ai thành công. Thậm chí một số người còn cho đây chỉ là một trò đùa của người xưa.

Tuy nhiên, phân tích quyển sách cho thấy bản viết tay này dường như tuân theo các cấu trúc và quy luật của một ngôn ngữ thật sự. Cuốn sách khổ 14,6cm x 21,6cm, gồm 232 trang giấy da cừu. Nét chữ đều chằn chặn, không tẩy xóa, kể cả các hình minh họa. Hẳn người viết đã cân nhắc rất kỹ trước khi đặt bút. Có điều, đó là một kiểu chữ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, còn những hình vẽ thực vật và động vật lại không hề giống với những gì chúng ta thấy trên mặt đất.

Posted Image

Bản thảo Voynich

Nguồn gốc của cuốn sách cũng không rõ ràng. Một tài liệu lịch sử viết năm 1666 cho hay, nó được Hoàng đế Rudolf II (1552 - 1612) của Đức mua với giá cao khủng khiếp: 600 thùng vàng. Vị vua này đoán rằng cuốn sách bí hiểm được nhà bác học và tiên tri Roger Bacon (1220 - 1292) viết ra và trong đó hẳn chứa những kiến thức kỳ lạ, những lời sấm về tương lai. Cuốn sách được viết bằng bút lông với nét chữ đều đặn, chính xác và sạch sẽ kỳ lạ. Ký tự thoáng nhìn như chữ Latin, nhưng kỳ thực đó là một kiểu chữ chưa từng có trong lịch sử chữ viết nhân loại. Một số hình vẽ trông giống người và cây cỏ, nhưng lại không phải vậy.

Posted Image

Cuốn sách nổi tiếng này hiện được giữ như một báu vật tại Đại học Yale (Mỹ). Nó còn có tên là "Bản cảo Voynich" . Các nhà nghiên cứu ký tự cổ hàng đầu thế giới đã vắt óc để tìm ra những "điểm yếu" của văn bản. Điểm yếu ở đây được hiểu là các đoạn chữ mà những ký tự xuất hiện có quy luật. Trong kỹ thuật giải mã chữ, những điểm yếu này là chìa khóa để mở bí mật của một ngôn ngữ. Cũng bằng cách này, nhà ngôn ngữ học Mỹ Herbert Yardley đã giải được nhiều đoạn mã trong các công hàm ngoại giao mật của Nhật Bản, dù ông không giỏi tiếng Nhật. Tuy nhiên lần này, Yardley không tìm ra được những tín hiệu lặp lại thường thấy ở một ngôn ngữ trong Bản cảo Voynich.

Theo Yardley, cái được viết trong bản cảo này có thể không phải ngôn ngữ mà chúng ta biết, hoặc nó đã được mã hóa nhiều lần một cách tài tình đến nỗi không thể lần ra được nữa. Sự việc không dừng lại ở đó. Ở trang cuối của cuốn sách, có một đoạn được viết bởi chữ của một người khác, có lẽ là một lời nhận xét. Nét chữ mờ mịt, rối rắm, hầu như không thể đọc được. Nhưng sau nhiều năm mày mò, Giáo sư William R. Newbold, Đại học California (Mỹ), tin rằng trong đó có một đoạn tiếng latinh: A mihi dabas multas portas. Newbold khẳng định, nội dung cuốn sách đã được mã hóa nhiều lần. Có thể tác giả đã ghép hai hoặc ba chữ cái latinh thành một chữ cái theo cách nào đó. Tuy nhiên, ông cũng chỉ dừng lại ở đây mà không thể giải thêm được gì nữa.

Posted Image

đây nhất, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng tại Đại học Yale, Giáo sư Brumbaugh, cho rằng Bản cảo Voynich được viết bằng một bảng mã gồm 26 ký tự. Con số này trùng lặp với số chữ cái latinh (liệu đây có phải là một sự ngẫu nhiên ?). Có điều, mọi giải pháp latinh hóa những ký tự này, rồi thay vào các dòng chữ viết tay trong bản cảo, đều tạo ra các đoạn chạy không theo quy luật và có vẻ không mang một ý nghĩa gì. Brumbaugh cho rằng, có lẽ nội dung cuốn sách đã được mã hóa theo hệ ngôn ngữ khác latinh. Đến nay, Bản cảo Voynich vẫn còn là một bí ẩn.

(NTO.vn tổng hợp)

http://nto.com.vn/?m=kt&idn=1285

Cuốn sách cổ bí ẩn

Từ đầu thế kỷ XX, những nhà thông thái vẫn chưa "phiên dịch" được bản "Mật mã Voynich" mà họ cho là có từ thời Trung Cổ. Ngay cả các chuyên gia về mật mã cho đến nay cũng bó tay.

Nhìn bên ngoài, quyển sách chẳng có gì đặc biệt. Không có nhan đề và cũng chẳng có tên tác giả, cái bìa không trang trí, héo úa vì thời gian, chỉ được kết lại bằng dây da. Năm 1912, tại thư viện của biệt thự Mondragone, một trường học dòng Jésuite gần Rome, viên quản thư Wilfrid Voynich nhận ra quyển sách giữa chồng bản thảo mà các thầy tu định bán cho ông để có tiền trùng tu lại ngôi trường.

Posted Image

Một trang trong cuốn sách (Ảnh: Sulinet.hu)

Ngay từ các trang đầu tiên, một thế giới cây cỏ lạ kỳ gợi ông nhớ đến những quyển dược điển cổ nói về các dược tính của thảo mộc. Nhưng khi nhìn kỹ thì ông chẳng nhận ra loại cây nào cả. Những bộ rễ to tướng làm biến dạng cây cối, các vòm lá cuốn vào nhau tựa hồ như một tay làm vườn ranh ma nào đấy đã thử nghiệm ghép cây hay gây đột biến trước thời đại. Voynich cũng tìm thấy một chương nói về thiên văn - chiêm tinh - vũ trụ học với các vũ trụ tinh tú, mặt trời và mặt trăng, một mặt hoàng đạo khá lạ lùng, những nàng tiên với cái bụng to và gương mặt vô hồn tắm trong các hồ nước xanh được nối với nhau bằng những cái ống tựa như sự sắp xếp bên trong cơ thể một sinh vật...

Bản văn cũng chẳng giúp được gì: nó được viết bằng mực nâu theo một thứ ngôn ngữ lạ. Có vẻ như bản văn được viết từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Có những chữ giống như mẫu tự Latinh, có chữ lại giống chữ số Arập và các ký hiệu lạ. Có những khoảng trống nhưng không hề có dấu ngắt. Wilfrid Voynich tin rằng đấy là một bản mật mã và ông đã mua nó, hy vọng sẽ biến nó thành vàng.

Ông dự tính như thế là dựa vào một lá thư viết bằng tiếng Latinh từ năm 1666 đính kèm theo bản văn. Tác giả là một người tên Johannes Marcus Marci, đã gửi bản văn cho Athanasius Kircher, một thầy tu dòng Tên, người đã từng giải mã các bản văn tượng hình của Ai Cập. Có thể đây là người lý tưởng để “phá vỡ” mật mã sử dụng trong bản văn mà Marci cho là nó thuộc về Hoàng đế Đức Rodolphe II và cũng có thể do Roger Bacon (thầy tu dòng Francisco) thảo ra. Ông này là một trong các nhân vật khoa học tầm cỡ của thời Trung cổ.

Có quá nhiều cái “có thể”, nhưng Voynich không có được tính chặt chẽ của một sử gia. Và dường như ông tin chắc rằng Bacon chính là tác giả của bản văn bởi vì thầy tu người Anh này có đủ lý do và phương tiện để mã hóa. Ông là người ủng hộ phương pháp thực nghiệm khoa học và bài xích chủ nghĩa kinh viện, đã từng bị giam trong 25 năm vì tư tưởng của mình, và Voynich tin rằng Bacon đã sử dụng mật mã cho tác phẩm cuối cùng của mình mà chỉ mình ông hiểu được.

Tuy nhiên, giả thuyết Bacon dù rất hấp dẫn nhưng vẫn chỉ là giả thuyết. Voynich cần phải có một sự xác nhận khách quan. Mà có bằng chứng nào tốt hơn là bản giải mã chứ? Năm 1914, Voynich chuyển sang cư ngụ tại New York và cho photo bản văn cổ đó thành nhiều bản để gửi cho các nhà thông thái. Thật lạ lùng là những cố gắng giải mã tiếp theo đó chỉ càng làm u ám hơn màn bí ẩn bao quanh bản văn cổ.

Năm 1919, đến lượt Giáo sư triết học William Romaine Newbold ở Đại học Pennsylvania nhận được bản copy của 3 trang bản văn. Trang cuối cùng chỉ có 2 dòng rưỡi nhưng lại rất đặc biệt vì một phần được viết theo “mẫu tự Voynich”, một phần giống như mẫu tự Latinh. Vốn chẳng có mấy kinh nghiệm trong việc giải mã nên Newbold ngỡ rằng đã nắm được chìa khóa và lao vào một cuộc phiêu lưu trí tuệ mệt phờ. Vị giáo sư này cũng tin rằng bản văn là của Bacon và thầy tu này đã đưa vào đấy rất nhiều phương pháp mã hóa. Thế là ông soạn ra một hệ thống giải mã cực kỳ phức tạp và sau 1 năm miệt mài, Newbold đã điện thoại cho Voynich để thông báo kết quả: tác giả bản văn đúng là Roger Bacon và bản văn đó đã làm một cuộc cách mạng trong lịch sử khoa học. Theo Newbold, Bacon đã chế ra được chiếc kính viễn vọng đầu tiên - đi trước Galilée và Newton nhiều thế kỷ - và đã quan sát được thiên hà Andromède. Hơn nữa, Bacon cũng đã chế được kính hiển vi.

Bản văn còn cho thấy các nghiên cứu về cơ quan sinh dục, bởi vì nhiều hình minh họa bí ẩn không gì khác hơn là các hình vẽ buồng trứng, tinh trùng và cấu trúc bên trong của tinh hoàn... Phấn khởi vì những kết quả phi thường đó, Voynich ước tính giá trị của bản văn cổ khoảng 160.000USD. Nhưng Newbold qua đời vào năm 1926 và Voynich vào năm 1930, cả hai vẫn còn tin tưởng vào giả thuyết tác giả là Bacon.

Posted Image

Trang viết về cơ quan sinh dục (Ảnh: Sulinet.hu)

Vào năm 1931, Giáo sư John Manly ở Đại học Chicago chứng minh rằng kỹ thuật của Newbold hoàn toàn tùy thuộc vào cách suy diễn chủ quan nên người ta có thể thu được kết quả mà người ta muốn. Nói rõ hơn là Newbold đã đọc được trong bản văn của Voynich những gì mà ông ta mong muốn thấy.

Qua năm tháng, nhiều tay giải mã nghiệp dư khác cũng cố thử vận may. Vào năm 1945, Leonell Strong đưa ra nhận xét rằng tác giả là một người Anh ở thế kỷ XVI, tên là Anthony Ascham, và ông này mô tả một ca sinh nở, đồng thời đưa ra một phương thuốc ngừa thai trích từ cây cỏ. Năm 1978, John Stojko quả quyết rằng bản văn đó là bản sao của nhiều lá thư viết bằng tiếng Ukraina cổ nói về một cuộc nội chiến hay xung đột tại Ukraina. Đến năm 1987, Leo Levitov lại cho rằng bản văn mô tả một nghi lễ của người Cathare.

Từ vài thập niên qua, giả thuyết Bacon đã bị bác bỏ vì tự dạng và cách minh họa cho thấy rằng bản văn đã được viết trong khoảng giữa năm 1450 và 1600, rất lâu sau khi thầy tu người Anh đó qua đời. Thế thì ai là tác giả? Bí ẩn, câu hỏi vẫn chưa có lời đáp.

Sau khi Wilfrid Voynich qua đời, bà vợ Ethel thừa hưởng bản văn cổ nhưng vẫn không bán được theo giá mà chồng bà mong muốn. Trong suốt 30 năm, bản văn đó đã nằm im trong một tủ sắt ngân hàng. Khi Ethel mất năm 1960, cô thư ký của Wilfrid đã bán bản văn đó cho một nhà buôn ở New York là Hans Kraus với giá 24.500USD. Ông này cũng không tìm được người mua nên đến năm 1969 ông đã tặng bản văn cho thư viện của Đại học Yale.

Hiện nay, nó vẫn còn được lưu trữ tại đấy với ký hiệu MS 408, bản thảo Voynich bí ẩn nhất thế giới. Minh Luân

Theo Historia, CAND.com.vn

Cuốn sách bí ẩn nhất thế giới chỉ là... trò bịp

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Cuon-sach-bi-an-nhat-the-gioi-chi-la-tro-bip/20040694/188/

Bức màn che phủ cuốn sách bí ẩn nhất thế giới vừa được vén lên nhờ nhà khoa học máy tính người Anh Gordon Rugg. Đây là cuốn sách làm đau đầu giới nghiên cứu mật mã và ngôn ngữ học trong suốt gần một thế kỷ qua.

Với cái tên "Bản thảo Voynich", cuốn sách được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới. Cuốn sách dày 250 trang, với đầy chữ viết tay theo một kiểu mẫu tự rất lạ. Ngoài ra, bản thảo Voynich còn có nhiều bức tranh về những loài hoa kỳ lạ,nữ thần khỏa thân và ký hiệu chiêm tinh học.

Posted Image

Những mẫu tự thường thấy trong tập bản thảo.

Cuốn sách xuất hiện lần đầu tiên vào những năm cuối thế kỷ 16. Hoàng đế La Mã Rudolph II, người rất mê sưu tập đồ cổ, đã mua Voynich tại Prague (CH Séc ngày nay) với giá 600 đồng ducat - tương đương 3,5kg vàng hoặc 50.000 USD. Sau khi Rudolph II chết, giới quý tộc và học giả thay nhau sở hữu cuốn sách. Sau đó, bản thảo Voynich biến mất vào cuối thế kỷ 17. Năm 1912, cuốn sách xuất hiện trở lại, thuộc quyền sở hữu của tay buôn sách người Mỹ Wilfrid Voynich. Từ đấy, cái tên Voynich bắt đầu được đặt cho cuốn sách. Sau khi Voynich chết, cuốn sách được đem tặng cho ĐH Yale (Mỹ).

Cho đến nay, chưa ai xác định được các ký tự trên "Bản thảo Voynich" là một dạng mật mã, một kiểu viết phóng từ ngôn ngữ mà chúng ta đã biết, hay chỉ là những ký hiệu vô nghĩa. Chúng mang những đặc điểm chưa từng xuất hiện trong bất cứ thứ ngôn ngữ nào trên trái đất. Một số từ thông dụng thường được lặp đi lặp lại 2-3 lần, tương tự như khi chúng ta viết "và và và" trong tiếng Việt. Điều này khiến cho cuốn sách càng trở nên khó hiểu. Tuy nhiên, những yếu tố khác như độ dài của từ hay tần suất xuất hiện của chữ cái và âm tiết lại tương đối giống với ngôn ngữ thực.

Để nghiên cứu bản chất của cuốn sách, Gordon Rugg đã vận dụng cả kỹ thuật tình báo thời nữ hoàng Elizabeth. Anh phát hiện ra rằng, những điều tưởng chừng như phức tạp trong cuốn sách lại rất dễ tạo ra, nhờ một thiết bị mã hóa chế tạo vào khoảng năm 1550, có tên là bảng chữ Cardan. Chỉ cần cất một mảnh bìa trên bảng đi sẽ tạo nên một từ, và lỗ hổng trên bảng sẽ quyết định độ dài của từ. Áp dụng bảng chữ Cardan với các âm tiết có trong "Bản thảo Voynich", Rugg đã tạo ra một thứ ngôn ngữ với rất nhiều đặc điểm trùng với ngôn ngữ trên cuốn sách. Theo Rugg, chỉ cần 3 tháng là anh có thể tạo ra một cuốn sách hoàn chỉnh như Voynich.

Rugg tuyên bố: "Chắc chắn là tác giả cuốn sách đã dùng bảng chữ Cardan để chơi khăm Rudolph II. Tôi cho rằng đấy chính là Edward Kelley, thợ rèn, nhà ảo thuật, giả kim thuật người Anh. Năm 1584, ông ta đã đến Prague để gặp Rudolph, và có lẽ không ngoài mục đích bán cuốn sách. Với một tay bịp bợm vào tù ra tội như Kelly, chẳng có gì khó khăn khi tạo ra cuốn sách như thế. Hơn nữa, Rudolph lại là người tương đối cả tin, nên việc Kelly phát tài là điều dễ hiểu".

(Khánh Hà - Theo Nature)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng định đưa bài này lên nhưng Phoenix đưa trước rồi. Đỡ thiệt! Hehe.

Thử luận quẻ của Phô thử xem sao?

Ngôn ngữ này thuộc nguồn gốc dân tộc nào? Cảnh - Tốc Hỷ

Giả thuyết: Có thể là có nguồn gốc từ một dân tộc có nền văn hóa, văn hiến rực rỡ trong quá khứ với một xã hội có trình độ tư duy vượt xa trình độ tri thức hiện nay. Cũng có thể ngôn ngữ này đến từ ngoài trái đất.

Tộc người này còn tồn tại không? Tử - Xích Khẩu

Có thể tộc người này đã bị tuyệt diệt không còn một cá thể nào tồn tại, nhưng cũng có thể vẫn còn nhưng họ đã không thể nhớ gì hay biết gì về những mảnh vụn còn tồn tại xung quanh hay đôi khi được phát hiện lại bằng sư bất ngờ hay tìm thức. Tuy vậy, với một tư liệu nêu trên thì có thể rất hiếm người có thể hiểu được những gì ghi lại, nhưng họ cũng chưa kịp dịch ra bằng một ngôn ngữ nào đó của thời nay.

Bản thảo này nói về cái gì? Kinh - Tiểu Cát

Nói về một tri thức có thể nhận thức được, tương đồng trong những vấn đề phổ thông, nhưng có những thứ khác hẳn tri thức hiện nay mà không thể hiểu được. Những khác biệt đó được nhìn thấy thông qua những hình minh họa như những phim khoa học viễn tưởng mà sự liên hệ về nó thì không thể hiểu nổi.

Có thể khôi phục lại ngôn ngữ này không? Khai- Vô Vong

Có thể đi vào bế tắt.

Có giải mã bản thảo này được không? Hưu - Đại An

Vẫn chưa giải mã được. Cần một nghiên cứu dài hơi thì may ra có thể được. Bởi người hiểu được nó đã đi vào thiên cổ rồi.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Thiên Đồng:

Em cũng đã tự lên quẻ cho câu hỏi 2,4,5 (nhưng không đưa lên đây) thì cũng gần trùng hợp với anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

mượn quẻ của chị phoenix ,tuấn dương thử chút xem sao :

Ngôn ngữ này thuộc nguồn gốc dân tộc nào? Cảnh - Tốc Hỷ

có lẽ ngôn ngữ này thuộc 1 dân tộc lớn ở đông Âu

Tộc người này còn tồn tại không? Tử - Xích Khẩu

đã chết hết do nội chiến ,tự giết mình

Bản thảo này nói về cái gì? Kinh - Tiểu Cát

có thể là những ảnh hưởng của vũ trụ tới sự phát triển thực vật trên trái đất .(đại loại các vì sao,các hành tinh tác động thế nào lên thực vật)

từ những ảnh hưởng đó sẽ hiểu được phần nào sự tương tác giữa vũ trụ với con người

1 số chất hóa học lạ dùng để kích thích phát triển trên thực vật

Có thể khôi phục lại ngôn ngữ này không? Khai- Vô Vong

mất rất nhiều thời gian cũng chỉ khôi phục được 1 phần nhỏ .

Có giải mã bản thảo này được không? Hưu - Đại An

sẽ giải mã được 15% bản thảo này _ thật ra là giải mã 1 cách rất rời rạc ,ko liền mạch ,chắp vá .khiến mọi việc trở lên mơ hồ

thân ái

tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều nét giống chữ Khoa Đẩu mà cụ Đỗ Văn Xuyền phát hiện. Hình mặt trời này chia vòng tròn làm 24 cung. Đây là 24 sơn hướng của khoa phong thủy Đông phương.

Posted Image

Những ngôi sao cách khoảng của 24 sơn hương này - tạm gọi như vậy - giống như cách bố trí trên trống đồng Lạc Việt về các họa tiết lặp lại giữa các cánh sao. Ba vòng chữ bên ngoài giống như chú thích trên La Kinh Phong thủy về vòng trời có các sao phân định trên bầu trời của La Kinh. Phía trên của hình này có ba sơn chỉ có một sao (các sơn khác hai sao) - đấy lại là một chi tiết trùng hợp cho tính đối xứng không cân bằng trên trống đồng Lạc Việt.

Còn hình dưới đây, mô tả nơi thiêng liêng - tương tự dấu ấn trên các hình Mandala và trên trống đồng - mà các nhà nghiên cứu coi là nhà sàn.

Posted Image

Còn những hình ảnh sau đây mô tả sự tiến hóa và phát triển của một nền văn minh.

Posted Image

Posted Image

Hình ảnh dưới đây mô tả một mặt sinh hoạt, cuộc sống của những con người trong nền văn minh đó: Sự dụng thảo dược, chế biến làm thức ăn và bảo vệ sức khỏe.

Posted Image

Nhưng đó là cái nhìn chủ quan của tôi.

Xin để tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngôn ngữ này thuộc nguồn gốc dân tộc nào? Cảnh - Tốc Hỷ : Ngôn ngữ và quyển sách này thuộc về 1 dân tộc xa xôi ở Phương Nam.

Tộc người này còn tồn tại không? Tử - Xích Khẩu : tộc người này gần như đã tuyệt diệt, tuy nhiên Tử - cũng có nghĩa là con, xích khẩu là tượng về tranh chấp. Hậu duệ của tộc người này vẫn còn mơ hồ về nguồn gốc của mình, và họ vẫn đang đấu tranh với nhau để tìm ra nguồn gốc.

Bản thảo này nói về cái gì? Kinh - Tiểu Cát, những người tìm được bản văn này có thể nghĩ đây là 1 văn bản huyền bí chứa đựng nhiều bí mật, nhưng thật ra nó chỉ là 1 quyển sách bình thường ghi chép về sinh hoạt của con người.

Có thể khôi phục lại ngôn ngữ này không? Khai- Vô Vong, tưởng chừng sẽ được nhưng rốt cuộc chưa thể khôi phục ở thời điểm hiện tại.

Có giải mã bản thảo này được không? Hưu - Đại An, sẽ còn rất lâu mới giải mã được, kiên trì sẽ thành công.

Share this post


Link to post
Share on other sites