phoenix

Năm Mèo - Góp Nhặt Những Thứ Về "meo... Meo"

8 bài viết trong chủ đề này

Đầu năm đi làm, chủ bảo: "năm nay là năm Mèo mới, thôi chúc anh em ....".

"Mèo mới" là sao??? Vẫn là con mèo nhưng là con mèo mới rồi, không còn là con mèo cũ hay là con mèo này phải mới hơn mèo cũ.??? Phát sinh ra khái niệm "cũ" - "mới" cho Mèo năm nay nữa. Phức tạp thật!

Nhớ ra "Mèo" là giống thú linh hình như ít được nói đến nhất trong 12 con giáp. Chuột, Rồng, Rắn ..... có đủ các câu chuyện mà mèo lại không có bao nhiều. Cái kho sưu tầm của mình cũng hẹp. Lục thử để đọc lại xem sao, nhân tiện pót vài bài cho anh/em đọc chơi.

Con thỏ Trung Quốc trở thành con mèo Việt Nam ra sao

DailyVNews

Nguồn: AFP - Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

-

Trong khi hầu hết châu Á ăn mừng năm con Thỏ, Việt Nam đã tạo ra một âm hưởng độc lập trước nền văn hoá thống lĩnh của Trung Quốc bằng cách đánh dấu năm mới là năm con Mèo. Hai quốc gia cộng sản vẫn là đồng minh về ý thức hệ và đã đều đi theo quá trình chuyển đổi tương tự sang một nền kinh tế mang tính thị trường.

Nhưng mối quan hệ giữa hai bên đang tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ và mâu thuẫn tại Việt Nam, nơi nhiều người vẫn đau đớn nhớ lại quá trình chiếm đóng dài cả 1000 năm của Trung Quốc và gần đây hơn là cuộc chiến tranh biên giới 1979.

Trong khi quốc gia nhỏ hơn này vẫn nắm giữ nhiều từ ngữ, phong tục và tập quán Trung Quốc, nó cũng cảm thấy rất cần thiết để tự tách mình ra khỏi người láng giềng khổng lồ.

Hai quốc gia cùng sử dụng lịch hoàng đạo với biểu tượng của 12 con vật — chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn. Nhưng người Việt lại thay con thỏ với con mèo và con bò bằng con trâu. Lý do chính xác tại sao họ lại thay thế những con vật này thì vẫn không được rõ, nhưng một vài học giả nói rằng sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ nhữnng huyền thoại khi kiến tạo lịch hoàng đạo.

Một trong câu chuyện này là Đức Phật mời các con vật đến để cùng thi bơi sang một con sông và 12 con vật nào đến bờ trước sẽ được vinh dự có tên trong cuốn lịch.

Vì không biết bơi, hai người bạn thân chuột và mèo bèn quyết định quá giang bằng cách cưỡi trên lưng trâu. Nhưng khi chúng gần đến đích, loài gặm nhấm này đã trở mặt đẩy mèo xuống nước — và hai loài này từ đấy đã trở thành kẻ thù không đội trời chung. Câu chuyện của người Việt thì khác một tí. Theo họ, Ngọc hoàng Thượng đế đã tổ chức cuộc đua. Và trong phiên bản của mình, con mèo thì biết bơi. “Có những giải thích về nhân chủng và văn hoá,” Philippe Papin, một chuyên gia về lịch sử Việt Nam tại Ecole

Pratique des Hautes Etudes ở Paris nói. Nhưng vì có nhiều người Việt mang gốc gác Trung Quốc, cách giải thích tốt nhất là về phương diện ngôn ngữ, ông nói.

“Tiếng Trung Quốc gọi thỏ là ‘mao’, phát âm nghe giống như ‘mèo’ trong tiếng Việt (Có lẽ ông Philippe Papin đã nhầm thỏ, phát âm Trung Quốc là “thố”, và mèo, phát âm Trung Quốc là “miêu”. Nếu thế thì suy luận của ông không có ý nghĩa về sự trại âm – ND). Khi ngữ âm thay đổi, ý nghĩa cũng thay đổi theo,” Papin nói.

Cho dù nguyên nhân của sự tách biệt này là gì, người Việt ngày nay không quan tâm đến việc đưa những biểu tượng hoàng đạo của mình đi đúng với cách dùng của Trung Quốc. “Đối với người Việt, không bắt chước hoàn toàn Trung Quốc là một vấn đề danh dự quốc gia,” theo Benoit de Treglode thuộc Học viên Nghiên cứu Đông nam Á Đương đại ở Bangkok. “Hình thức khác biệt trong mô phỏng này có thể được tìm thấy trong suốt nền văn hoá Việt Nam,” ông nói thêm.

Chính trị cũng đóng một vai trò trong mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đối với một số tranh chấp lãnh thổ kéo dài. “Chúng tôi không biết chính xác việc lựa chọn mươi hai con giáp này xảy ra như thế nào,” Đào Thanh Huyền, một nhà báo độc lập tại Hà Nội nói. Nhưng “giờ đây những từ “Trung Quốc” và “người Trung Quốc” có thể trở thành nguồn gốc của những nghi ngại và thậm chí dẫn đến tranh cãi, nhiều người Việt không muốn giống người láng giềng của mình, mặc dù đúng là ngớ ngẩn khi quan trọng hoá vấn đề này.” Hoàng Phát Triệu, một diễn viên về hưu người Việt, nói rằng đồng bào của ông chỉ đơn giản thích mèo hơn là thỏ.”

“Đa số người Việt là nông dân,” diễn viên 76 tuổi này nói. “Thỏ chẳng liên quan gì đến nông dân Việt Nam, trong khi mèo luôn là người bạn tốt của nông dân, cố gắng bắt chuột phá hoại mùa màng.”

Khi Việt Nam đánh dấu Tết Nguyên Đán của mình vào thứ Năm, những ai sinh vào năm con Mèo, Ngựa hoặc Gà sẽ cẩn thận để không là người đầu tiên xông đất vào nhà — vì bị cho là xui xẻo.

“Theo lời thầy bói thì năm nay là năm trung bình,” cô Huyền nói. Tuy nhiên cô hy vọng rằng chồng và con trai mình, cả hai đều mang tuổi con Chó, sẽ làm cho năm nay trở nên lý thú hơn là lời dự đoán buồn tẻ và đầy thất vọng. “Mọi người đều biết chó và mèo đối nghịch ra sao,” cô nói, cho thấy mọi người đều ước vọng lời tiên đoán tử vi đi theo hướng mình mong muốn.Ít nhất về mặt này thì người Trung Quốc và người Việt đều giống nhau.

(Hết)

Hiện thực trong thế giới lượng tử - Con mèo Schrodinger

I- Dẫn nhập:

Trong bài này chúng tôi bàn đến triết lý "nhất thiết duy tâm tạo" qua khía cạnh khoa học. Triết lý này cho rằng cá nhân quyết định (hay sáng tạo ra) hiện thực. Tỉ dụ như có một số người tin vào Thượng Đế vì cái "tâm" của họ tạo ra Thượng Đế. Có người khác không tin vào Thượng Đế vì cái tâm họ quyết định không có Thượng Đế. Vì vậy, Thượng Đế không tồn tại tuyệt đối và khách quan. Hay nói rộng ra là không có một chân lý tuyệt đối; tất cả "sự thật" chỉ tuỳ thuộc vào niềm tin của mỗi người.

Triết lý này được các nhà vô thần biện minh bằng nhiều lý lẽ. Trong bài này chúng tôi bàn tới sự biện minh (hay nói đúng hơn - ngụy biện) bằng khoa học, điển hình là vật lý lượng tử. Nhánh vật lý học này nghiên cứu về thế giới vi mô, tức là thế giới có kích thước bằng kích thước của phân tử. Trong thế giới vi mô, một vật tồn tại trong nhiều trạng thái, và chỉ qui về một trạng thái khi có quan sát viên hiện hữu. Như vậy, quan sát viên đó quyết định "hiện thực" vì thế mà có "nhất thiết duy tâm tạo." Vì triết lý này dùng vật lý lượng tử để biện minh, chúng tôi cũng sẽ bắt đầu từ đây, cụ thể là tính lượng tử của ánh sáng, để phô bày ra cho độc giả tính ngụy biện của nó.

II- Bản chất của ánh sáng:

Lý luận về hiện thực vi mô bắt nguồn từ lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng. Bản chất này là điều kỳ lạ thứ nhất của ánh sáng, vì mỗi khi nó đã là hạt thì khó có thể tin nó lại là sóng. Tuy nhiên, người ta phải chấp nhận lý thuyết sóng-hạt của ánh sáng vì cả hai bản chất này đều quan sát được trong các thí nghiệm sau đây:

Posted Image

Hình 1.- Thí nghiệm quang điện biện minh cho tính hạt của ánh sáng

1- Bản chất hạt của ánh sáng - hiện tượng quang điện:

Einstein là khoa học gia được giải Nobel về khoa học (1921) khi ông xác minh được ánh sáng có bản chất hạt trong thí nghiệm quang điện. Ánh sáng được rọi vào một tấm kim loại, là vật liệu giàu điện tử. Khi Einstein thay đổi tần số của ánh sáng tới (tức là thay đổi màu ánh sáng) đến một giá trị nào đó thì cây kim trên máy đo bắt đầu chuyển động, chỉ dấu cho một dòng điện chạy. Thay đổi cường độ ánh sáng không thay đổ cường độ dòng điện, nhưng thay đổi tần số giao động của ánh sáng, thay đổi cường độ dòng quang điện. Từ đó, Einstein mới lập ra lý thuyết quang điện cho rằng ánh sáng được cấu thành bởi những hạt cơ bản; một hạt có năng lượng bằng tần số giao động của ánh sáng tới nhân với một hằng số gọi là hằng số Planck. Hạt cơ bản này gọi là quang tử. Khi tần số của ánh sáng tới lớn hơn một giá trị nào đó thì năng lượng của quang tử đủ lớn để đánh rời hạt điện tử đang liên kết với các nguyên tử trên bề mặt kim loại để chúng tự do bay từ mặt kim loại bên phải (được rọi sáng) qua mặt kim loại bên trái (Xem hình 1). Sự chuyển động của các hạt điện tử, theo định nghĩa, chính là dòng điện, gọi là quang điện.

Mặc dù thí nghiệm quang điện chủ yếu xác minh tính hạt của ánh sáng, nó cũng hàm chứa tính sóng vì năng lượng của quang tử tỉ lệ với tần số giao động - tức là một đặc điểm của tính sóng. Tuy nhiên, cần phải có thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa thì người ta mới biết chắc chắn ánh sáng có tính sóng nữa.

2- Bản chất sóng của ánh sáng - hiện tượng giao thoa:

Posted ImageHình 2.- Thí nghiệm giao thoa của ánh sáng qua hai kẻ hở sát nhau: quan sát được vân sáng tối - bằng chứng tính sóng của ánh sá

Trong thí nghiệm Young một chùm ánh sáng (bao gồm nhiều quang tử) được bắn qua hai kẻ hở sát nhau trên màn chắn (Xem hình 2). Trên màn hình phía sau, xuất hiện ra những vân sáng và tối xen kẻ nhau. Hiện tượng này được là gọi hiện tượng giao thoa. Giao thoa là bằng chứng của tính sóng (như sóng biển) của ánh sáng. Các vạch sáng tối là do sự cộng hưởng của hai hàm số sóng. Các vạch tối là do sự khử nhau của hai hàm số sóng Schrodinger. Hàm số sóng là gì? Theo thuyết lượng tử, chúng ta không thể biết chính xác vị trí của hạt vi mô (nguyên lý bất định Heinsenberg) nhưng biết được xác xuất có thể tìm thấy nó ở đâu. Giá trị bình phương của hàm số sóng chính là xác xuất tìm thấy của hạt vi mô đó. Do vậy, các vạch sáng là những nơi tìm thấy được các quang tử; các vạch tối là các vùng "cấm điạ," là nơi quang tử không thể tới được. Do vậy, ánh sáng giao thoa là sự giao thoa của các hàm số sóng của những quang tử.

Tuy nhiên, khi người ta bắn từng quang tử một, mổi lần chỉ một hạt, qua hai khe hở thì các vạch sáng và tối vẫn xuất hiện. Đối với một chùm ánh sáng bao gồm nhiều quang tử, thật là dể giải thích về hiện tượng giao thoa. Đó là các hàm số sóng của các hạt khi thì cộng hưởng với nhau, tạo nên các vạch sáng, khi thì khử nhau tạo nên những vạch tối. Nhưng khi bắn từng quang tử một, thì quang tử đó giao thoa với cái gì? Theo lời giải thích của Schrodinger, là cha đẻ của phương trình hàm số sóng, quang tử được bắn ra đó giao thoa với chính nó! [1] Làm sao nó có thể giao thoa với chính nó, khi nó chỉ có thể lọt qua một trong hai kẻ hở mà thôi? Theo lời giải thích này, đạn đạo của quang tử đó bao gồm nhiều đường khác nhau, qua cả hai khe hở, chứ không phải là một đường, qua một khe hở. Đây là điều kỳ cục thứ hai về bản chất của ánh sáng. Nói cách khác, quang tử đó có nhiều trạng thái khác nhau, và hiện hữu cùng một lúc, cho tới khi....

Posted Image

Hình 3.- (A) Khi đậy một khe, mở một khe, vân sáng tối biến mất: không có hiện tượng giao thoa. (B) Khi mở cả hai khe, quan sát được vân sáng tối: có hiện tượng giao thoa.

Khi người ta bịt khe hở bên phải thì hiện tượng giao thoa của một quang tử biến mất. Khi mở nó ra và che khe hở bên trái thì hiện tượng giao thoa cũng biến mất (Xem hình 3-A). Hiện tượng giao thoa của một quang tử chỉ xuất hiện khi cả hai khe cùng mở (Hình 3-B). Tuy nhiện, khi người ta gắn một khí cụ quan sát gần khe hở bên trái thì hiện tượng giao thoa biến mất. Làm lại điều này với khe hở bên phải cũng quan sát được điều tương tự. Đây là điều kỳ cục thứ ba. Nói một cách khác, khi có quan sát viên (khí cụ quan sát) đứng nhìn, thì tất cả các trạng thái khả dĩ của quang tử biến mất hết chỉ trừ có một trạng thái còn lại mà thôi. Người ta gọi đây là sự sụp đổ của các trạng thái lượng tử. Thí nghiệm Young cho ánh sáng cũng áp dụng cho điện tử, nghĩa là người ta cũng quan sát được hiện tượng giao thoa trong trường hợp một chùm điện tử và cả trường hợp chỉ có một điện tử mà thôi. Từ đây, Schrodinger đưa ra thí nghiệm tư tưởng, gọi là Con Mèo Schrodinger, để biểu lộ sự kỳ cục trong thuyết lượng tử của ông.

III- Con mèo Schrodinger:

Thí nghiệm tư tưởng Con Mèo Schrodinger như sau. Có một con mèo bị nhốt trong một hộp kín, đừng ngoài không thấy bên trong. Trong hộp này, có một cây súng mà cái cò được nối vào một vật liệu phóng xạ. Khi vật liệu này tan rã tới mức nào đó thì súng lãy cò, và con mèo chết.

Một quan sát viên đứng phía ngoài hộp không thể biết con mèo này chết hay sống. Theo thuyết lượng tử, con mèo này tồn tại trong tất cả trạng thái khả dĩ. Nghĩa là, nó vừa sống và vừa chết. Sống và chết là hai thể của con mèo, cũng như bay qua khe hở bên trái hay bên phải là hai thể của quang tử theo thí nghiệm giao thoa của một quang tử bên trên. Hai trạng thái này hiện hữu cùng thời cho tới khi quan sát viên mở nắp hộp ra và nhận biết con mèo chết hay sống. Tương tự như vậy, quang tử trong thí nghiệm giao thoa trên có tất cả đạn đạo khả dĩ, cho tới khi có quan sát viên "nhòm" qua một trong hai khe hở và quyết định nó bay qua khe hở đó. Từ đây, có người rút ra kết luận: Không có hiện thực khách quan mà chỉ có hiện thực chủ quan xác định bởi quan sát viên.

IV- Mạn bàn:

Người ta quan sát được lưỡng tính sóng và hạt của ánh sáng riêng rẽ trong các thí nghiệm riêng lẻ, nhưng chính ánh sáng là gì thì nhân loại chưa hiểu hết. Do đó có người cho rằng ánh sáng là những giao động trong một chiều thứ năm ngoài vũ trụ của loài người [1]. Lý luận chiều thứ năm được minh hoạ như sau:

Posted ImageHình 4.- (a) Theo anh Hai, cái nón bài thơ có hình tam giác và (B) có hình tròn.

Có một sinh vật (gọi là anh Hai) sống trong thế giới hai chiều: rộng và cao. Sinh vật này không thể hình dung ra chiếc nón bài thơ (ba chiều) như thế nào. Đối với anh Hai, chiếc nón bài thơ khi thì có hình tròn (hai chiều), khi thì có hình tam giác (cũng hai chiều) tùy thuộc vào góc độ mà anh Hai nhìn vào cái nón. Nếu anh nhìn dưới đáy (hay từ trên đỉnh), thì chiếc nón có hình tròn, nếu nhìn ngang thì chiếc nón có hình tam giác, nếu nhìn xéo thì chiếc nón có hình parabole (Hình 4). Hình tròn, hình tam giác và hình parabole là hình chiếu của chiếc nón (ba chiều) trên thế giới hai chiều. Nhưng trong thế giới hai chiều của anh Hai, chúng "mâu thuẫn" lẫn nhau. Đã là hình tròn thì không thể hình tam giác hay hình parabole. Nhưng anh Hai cần cả ba hình mâu thuẫn này để diễn tả một vật trong ba chiều, điều mà một sinh vật hai chiều không thể nào hình dung ra được.

Nếu thật sự ánh sáng là một hiện thực tồn tại trong chiều thứ năm thì nó sẽ có những biểu hiện trông có vẻ mâu thuẫn trong thế giới của chúng ta nhưng hữu lý trong thế giới cao hơn. Trong thế giới vi mô, chúng ta quan sát được hiện tượng đa trạng thái của quang tử cho tới khi có quan sát viên nhìn vào. Nhưng người ta không quan sát được hiện tượng đa trạng thái trong thế giới vĩ mô. Qui luật của thế giới này (vĩ mô) bị khống chế bởi luật Newton, điển hình là đạn đạo của một trái pháo đạn được người ta tiên đoán một cách chính xác, vì chỉ tồn tại một đạn đạo mà thôi. Đây là nguyên tắc của pháo binh. Trong thế giới rộng lớn hơn, là thế giới của các vì sao, mà chuyển dịch của nó được khống chế bởi thuyết Tương Đối Rộng của Einstein, người ta có thể tính ra được chính xác quĩ đạo bị bẻ cong của ánh sáng khi đi ngang qua một hành tinh. Trong thế giới vĩ mô mọi chuyễn dịch không "mờ mịt" như quĩ đạo của quang tử trong thế giới lượng tử. Cả hai thuyết lượng tử và tương đối rộng, là hai cột trụ của nền khoa học đương thời đều đúng trong pham vi riêng lẻ của nó nhưng chúng có không có sự thống nhất. Hai thuyết này giống như hình tròn và hình tam giác (hình 4), là hai hình chiếu của chiếc nón trong thế giới hai chiều. Trong thế giới hai chiều, hình tròn và hình tam giác là hai thực thể đúng, riêng biệt, và có vẽ mâu thuẩn, nhưng chúng kết hợp lại thành một thực thể duy nhất trong thế giới nhiều chiều hơn. Từ sự suy nghĩ này nên người ta có nổ lực đi tìm một thuyết tổng hợp của cả thuyết lượng tử và tương đối rộng, gọi là thuyết Dây (String Theory) [2].

Dùng lượng tử học, là luật khống chế thế giới vi mô, ngoại suy rằng con mèo (trong thế giới vĩ mô) đồng thời đang sống và chết là đã sai rồi. (Thật ra, Schrodinger lập nên thí nghiệm tư tưởng này để minh họa sự kỳ cục của thuyết lượng tử trong thế giới vĩ mô.) Càng sai hơn nữa khi dùng luật của thế giới vật chất để ngoại suy vào thế giới tâm linh; để tuyên bố rằng không có Thượng Đế. Thật sự người vô thần không tin vào Thượng Đế Tự Hữu Hằng Hữu, là thực thể khách quan và tuyệt đối. Họ tin rằng cả vũ trụ này, một là tự tồn, hai là tiến hoá từ một vũ trụ khác. Trong vũ trụ đó, bụi đất tiến hoá thành con người. Nhờ vào nổ lực học tập và tu hành, con người tiến hoá lên mức cao hơn thành một thượng đế làm chủ lấy "kiếp số" của mình. Đây là điều cực kỳ kiêu ngạo của một sinh vật mà sự sống cách sự chết chỉ một hơi thở mà thôi.

Trong thế giới vật chất, cơm ăn, nước uống, quần áo mặc... đã là những thực thể khách quan. Sự thực hữu của những thứ đó không tùy thuộc vào sự xác định của bất kỳ một quan sát viên nào, không tùy thuộc vào cái "tâm" của ai sáng tạo ra chúng. Dù phủ nhận hay xác nhận tính thực hữu khách quan của những nhu yếu phẩm đó, quan sát viên không thể sống còn nếu không tiếp nhận chúng. Trong thế giới tâm linh, Thượng Đế là Hữu Thể Khách Quan Tuyệt Đối và Duy Nhất, là Nguồn Sự Sống, là Đấng Tạo Hóa. Thánh Kinh là lời của Thượng Đế tự bày tỏ chính Ngài cho loài người, đã khẳng định:

"Ta là đầu tiên và cuối cùng. Ngoài Ta, không có Đức Chúa Trời nào khác. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã được làm nên mà không bởi Ngài. Ðức Chúa Trời Hằng Sống, là Ðấng đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật trong đó. Ngài là Ðấng ban sự sống, hơi sống, muôn vật cho mọi loài. Vì chính trong Ngài mà chúng ta được sống, động, và có. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài." (Ê-sai, Isaiah 44:6; Giăng, John 1:3; Công Vụ, Acts 14:15, 17:25, 28; Cô-lô-se, Colossians 1:16,17).

Nếu mọi "sự thật" đều có tính tương đối, nghĩa là do "tâm" con người sáng tạo ra thì làm sao biết ai đúng ai sai? Một người chủ trương không phá thai, và người kia chủ trương phá thai, làm sao biết ai đúng ai sai? Một Thái Tử Tất Đạt Đa, là người cấm sát sinh (ngay cả không được giết cả con vi trùng) và Hitler là người đã giết hơn sáu triệu sinh mạng Do Thái trong các lò hơi ngạt, làm sao biết ai đúng ai sai? Một người cưỡng dâm một đứa bé gái 10 tuổi và một người cưới hỏi đàng hoàng một thiếu nữ 20 tuổi về làm vợ, làm sao biết ai đúng ai sai?. .. "Nhất thiết duy tâm tạo" là một chủ nghĩa để lật đổ sự thực hữu của Đức Chúa Trời, nhưng chưa làm được điều này thì nó đã biến người sáng tạo ra nó thành loài thú.

Đức Chúa Trời phán rằng: "Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu." Ngài đã đặt để sự đời đời vào trong lòng loài người để ấn chứng sự thực hữu và hằng sống của Ngài: "Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người. Dầu vậy, công việc Đức Chúa Trời làm từ ban đầu đến cuối cùng, người không thể hiểu được" (Truyền Đạo, Ecclesiastes 3:11). Vì sự ấn chứng đó mà loài người, dù chỉ tồn tại trong thể xác này chừng trăm năm, nhưng lại có những khái niệm về "đời đời", "vĩnh cửu", "hằng sống"... Vì sự ấn chứng đó, mà người mới có khái niệm về số đếm, và có thể dùng chính hệ thống số đếm để chứng minh "vĩnh cửu" là bản tính của một Hữu Thể Khách Quan Tuyệt Đối, vượt ngoài phạm trù thời gian: Thượng Đế. Người có thể đếm, nhưng không thể đếm đến tận cùng của các con số, dù âm hay dương. Người có khái niệm về "vĩnh cửu" nhưng người không thể hiểu được Đấng Vĩnh Cửu và công việc của Ngài. Có người không hoặc chưa biết đến Ngài không phải vì cái "tâm" của họ quyết định không có Ngài, nhưng vì tội lỗi chưa được tha của họ ngăn cản họ đến với Ngài. Còn người tin có Đức Chúa Jesus Christ, là Thượng Đế trong hình hài của người, không phải vì cái tâm của họ sáng tạo ra một đấng thượng đế, mà là họ đã tìm kiếm được Đấng Tuyệt Đối, nắm Chân Lý Tuyệt Đối. Đấng Thượng Đế tồn tại không vì cái "tâm" của loài người đã sáng tạo ra Ngài, nhưng sự chối bỏ Ngài đi từ tấm lòng đã bị thui chột vì tội lỗi chưa được tha.

V- Kết luận:

"Nhất thiết duy tâm tạo" là một triết lý cực kỳ kiêu ngạo, chẳng những nó phủ nhận sự thực hữu khách quan tuyệt đối của Đức Chúa Trời mà còn vô hình chung biến cái "tâm" thành một thực thể khách quan tuyệt đối. Và như vậy, trong thế giới ngày nay có hơn sáu tỉ người, nghĩa là có hơn sáu tỉ "thượng đế" muốn tạo ra cái gì thì tạo. Trong một thế giới như vậy, chẳng có một tiêu chuẩn khách quan nào để phán xét và trừng phạt những kẻ ác cả.

Mời bạn, là người đang đọc những dòng chữ này, đến với chân lý và sự sống. Chúa Jesus phán rằng: "Những kẻ đến cùng Ta, Ta sẽ chẳng bỏ ra ngoài đâu!" (Giăng, John 6:37).

Lê Anh Huy, Tiến sỹ (http://www.psy-che.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa, mèo và…

Báo Nông nghiệp VN

Posted Image

Năm 2010 là năm con hổ, nhưng lại là một năm thống trị của loài hoa. Hoa không chỉ nở từng bừng khắp mọi nơi để đón chào Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hoa còn ám ảnh suy nghĩ của bao người trong hứng khởi đi tìm Quốc hoa cho nước Việt. Năm nay, liệu có phải là năm loài mèo ám ảnh suy nghĩ và tâm tư của toàn xã hội, khiến người viết nảy ra ý nghĩ sao không ai đưa mèo lên ngôi… Quốc thú?

Hổ dữ bị loài hoa lấn áp?

Trong phép Độn Mai Hoa của Thiệu Khang Tiết ngày xưa, hoa là dấu hiệu của sự mong manh, tạm bợ. Khi đang lập quẻ và giải đoán mà thấy có hoa xuất hiện trước mặt thì phải đoán đó là công việc hay quan hệ ngắn ngủi, sớm nở tối tàn. Thế nhưng, hoa là một biểu tượng ám ảnh rất sâu, rất bền trong tâm thức và trong ngôn ngữ. Những gì tốt đẹp nhất, sáng láng nhất trong cuộc đời đều gắn với hoa: thăng hoa, tinh hoa, anh hoa, vinh hoa, tài hoa, pháo hoa... Trong Từ điển biểu tượng, hoa được coi là biểu tượng của phái yếu, là mẫu gốc phản ánh cái thụ động trong mọi nền văn hóa. Ở khắp mọi nơi, hoa được coi là thứ dịu dàng mềm mại nhất, đến nỗi người ta nói: "Không nên đánh phụ nữ dù chỉ đánh bằng một bông hoa". Ấy vậy mà hai cường quốc lớn nhất thế giới với uy lực “khủng” nhất là Mỹ và Trung Quốc đều có tên gọi khác gắn liền với hoa: nước Trung Hoa, xứ cờ hoa - Hoa Kỳ, lạ thật!

Hoa có mặt trong cả ngày sinh và ngày chết của con người như một đại diện phúc hậu và hiền dịu. Nói chung hoa là thiện. Hoa ác trước đây chỉ có trong thơ của của Charles Baudelaire (1821 - 1867) và trong bộ phim Hoa ăn thịt người của Tiệp Khắc thập kỷ 70. Điều thú vị là tập thơ Những bông hoa ác là tập thơ đạt kỷ lục thế giới cho giá mua một tập thơ từ trước tới nay. Trong một cuộc đấu giá, bản in lần đầu của tập này đã được mua với 603.000 euro. Trong dịp Cộng hòa Pháp long trọng kỷ niệm 150 năm ngày ra mắt Những bông hoa ác, tập thơ này được đa số độc giả Pháp suy tôn là tập thơ hay nhất mọi thời đại.

Có lẽ từ khi có loài người đến giờ, hoa chỉ có một tội lỗi duy nhất là đã có lúc giúp cho loài người chán đời, tuyệt vọng rời bỏ thế giới này. Tự tử bằng hoa là cách tự tử êm ả nhất. Người ta chất đầy hoa và nằm ngủ, thế là hương hoa sẽ rước linh hồn kẻ tội nghiệp bay nhẹ nhàng sang thế giới bên kia. Ngay cả trong tình huống gọi là ác này, hoa cũng làm điều kiện giúp con người chạy trốn cuộc sống một cách không đau đớn.

Thế mà, ở thời buổi này hoa có lúc bỗng nhiên trở thành kẻ đâm thuê chém mướn đem những mầu sắc tươi tắn, lộng lẫy của mình làm vũ khí khủng bố tiếp tay cho lưu manh. Những vụ gửi vòng hoa đến viếng người còn sống xuất hiện gần đây quả là những trò man rợ chưa từng thấy trong lịch sử dùng hoa của toàn nhân loại. Trước đây, hoa đã nhiều khi đặt người ta lên những ngôi vị cao hơn vàng bạc tiền của, để làm chứng cho giá trị thơ ca và danh dự thi nhân. Trong một cuộc thi thơ quốc tế người ta đã trao cho người được giải Nhì một bông hoa bằng vàng, trao cho người đoạt giải Nhất một bông hoa thật. Vậy mà giờ đây hoa bỗng trở thành nô lệ diêm dúa của đồng tiền, thật đáng tiếc lắm thay!

Có lẽ cái quyền lực mong manh tinh khiết của hoa ám ảnh trong chiều sâu tâm thức đã nhắc nhở con người biết trân trọng nó, nên năm con hổ bỗng nhiên loài hoa lại lên ngôi bề thế và lộng lẫy. Đi đâu cũng gặp hoa hón hở mừng Đại lễ. Đến giây phút cuối cùng của đêm Đại lễ, hàng triệu người vẫn say mê chăm chú ngắm nhìn từng đốm lửa trong lăng hoa ánh sáng bừng nở trên trời đêm. Dường như, hoa chọn năm hổ dữ để lên ngôi là nhằm nhắc khéo nhân loại rằng quyền lực tối thượng của cái đẹp thánh thiện, mong manh còn lớn hơn quyền lực của Chúa tể rừng xanh! Năm 2010 hoa được tâng bốc tôn vinh theo nhiều cách mà xưa nay chưa thấy. Đến nỗi, những thứ hoa đồng cỏ nội tầm thường như hoa mào gà cũng được hào phóng tiến cử làm Quốc hoa, chẳng khác gì ngày xưa người ta đi tìm những đứa trẻ thò lò mũi xanh ở đồng quê để đặt lên ngai vàng chỉ vì đó là chính là con rơi của Hoàng đế vậy!

Loài hổ có quyền uy lớn hơn loài mèo gấp vạn lần vậy mà còn bị loài hoa đè bẹp uy danh trong chính cái năm mang tên mình, thế thì danh phận loài mèo bé bỏng sẽ ra sao trong năm con mèo này? Mèo sẽ bị quên lãng như hổ năm vừa qua, mèo sẽ bị lên án theo nhiều cách, hay ngược lại, mèo sẽ được toàn xã hội tôn vinh?

Mèo có thể được chọn làm… Quốc thú?

Năm con mèo, liệu có giáo sư nào đề xuất lấy con mèo là Quốc thú, giống như đã có người đề xuất hoa mào gà là Quốc hoa không đây? Nếu đặt vấn đề Quốc thú ra trước bàn dân thiên hạ để bàn thì chắc người ta cũng đề xuất nhiều con vật hay lắm đấy. Thế là lại rôm rả chuyện tranh luận tràng giang đại hải dẫn các sách Tây, Tàu, Mỹ, Nhật kéo dài vài ba tháng, cho đến khi các cấp có thẩm quyền đề nghị khép lại! Thế nào mà các chú chó chú mèo chẳng được dẫn ra trong cuộc tỉ thí chữ nghĩa ấy. Khi đó, con mèo, con chó, con trâu, cùng lắm có thêm con gà chắc chắn sẽ lọt vào nhóm được nhắn tin ủng hộ nhiều nhất. Con mèo con chó có tính quốc tế hơn, thời thượng hơn nên các cháu tuổi teen nhắn tin ủng hộ nhiều hơn.

Công bằng mà nói, con mèo là một ứng viên nặng ký cho danh hiệu Quốc thú vì nó nổi tiếng thế giới trong cả lĩnh vực tâm linh và nghệ thuật. Người ta sợ ra ngõ gặp mèo giống như ở ta ngại ra ngõ gặp gái vậy! Trong nghệ thuật thì chú mèo nổi tiếng bậc nhất trong các loài cầm thú với các nhân vật mèo máy Doremon trong seri phim hoạt hình Nhật Bản cùng tên và con mèo Tom trong seri phim hoạt hình nổi tiếng Tom và Jerry của Hollywood.

Doremon là một sản phẩm của công nghệ, luôn tỏ ra dũng cảm, thông minh trong nhũng tình huống nguy hiểm nhất, nhưng chú không phải là thứ anh hùng hoàn hảo theo kiểu lên gân mà cũng rất “đời”, rất gần gũi, dễ thương, dễ bị dụ dỗ bằng món bánh rán (dorayaki), mê mẩn những cô mèo đỏm dáng và luôn luôn…sợ chuột. Còn chú mèo Tom ngờ ngệch với sự cuộc đuổi bắt vô vọng với chú chuột Jerry là sự giễu cợt thú vị với thiên chức, là một ẩn dụ hấp dẫn về sự mất quyền lực của tầng lớp thống trị trước đời sống sinh động và trí tuệ dân gian. Mặc dù con mèo đã nổi tiếng như một nhân vật có tầm quốc tế, mang những bản tính phổ quát của nhân loại như vậy, nhưng vẫn có nhiều cơ hội trở thành Quốc thú ở Việt Nam. Vì con mèo có những phẩm chất uyển chuyển linh hoạt rất gần với văn hóa Việt. Hơn thế nữa, mèo đã đi vào tâm thức dân tộc như một biểu tượng của một quyền lực gần gũi, một tai họa thân tình gắn liền với kiếp sống lầm than nô lệ của người nông dân bao thế kỷ nay. Không phải ngẫu nhiên mà ca dao có câu:

Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo

Cũng không phải vô tình mà các nghệ nhân làng tranh Đông Hồ lại truyền đời bức tranh Đám cưới chuột lừng danh. Con mèo trong tranh dân gian Đông Hồ và trong ca dao đều là những hình tượng độc đáo của quyền lực mềm kiểu Việt Nam, một quyền lực thân tình có phần sàm sỡ, với những hành vi tham nhũng và cận - tham nhũng mang tính gia đình. Hình ảnh con mèo trèo cây cau hỏi thăm chú chuột trong lúc chú chuột đi chợ mua đồ làm giỗ cho cha mèo mang một nghịch lý thú vị, hài hước: các thế lực thù địch một mất một còn lại chung sống hòa bình theo kiểu gia đình, hàng xóm.

Hình ảnh ấy phát lộ một phương thức cộng sinh mang tính tham nhũng - đạo đức giả, quyền lực tuyệt đối được che đậy dưới vẻ gần gũi, quan tâm, gợi lên hình ảnh các quan “phụ mẫu chi dân” la cà, mò mẫm đến tận nhà dân để đe dọa và vòi vĩnh. Đám cưới chuột là sự thể hiện một phía khác của sự cộng sinh ấy: Trong khi con chuột phải lo lắng tất bật lo việc nhà cho mèo như một thành viên gia đình đích thực, thì khi chuột có việc nhà, mèo ta lại chễm chệ ngồi trên ghế quyền lực để ăn hối lộ một cách chân tình. Ghép hai con mèo trong ca dao và trong tranh dân gian, ta thấy được chân tướng của văn hóa cầm quyền thời phong kiến ở Việt Nam, một văn hóa cai trị kiểu giáp lá cà, đưa quyền lực thẩm thấu trong quan hệ gia đình, dưới cái vỏ thân tình, gần gũi.

Con mèo vừa là biểu tượng của gia đình, vừa là biểu tượng của quyền lực, vừa ám ảnh sâu sắc trong tâm thức Việt, vừa mềm mại linh hoạt như đặc điểm của văn hóa Việt Nam. Vậy thì có lý gì mà con mèo không thể trở thành Quốc thú của nước Việt ta?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạy chúa, quốc thú e tưởng có rồi, ko phải tự dưng mà mình xưng là con rồng cháu tiên, có hạc có rồng...

Ai thích mèo thường tính tình khéo léo, cẩn thận, ướt át...

Cơ bản e ko khoái nuoi mèo bằng nuôi chó, người thích chó thật thà, sống tình cảm, còn khéo như mèo đôi khi ko có độ chân thực cao trong lời nói lắm

:))

hí hí hí

Nhưng cơ bản, e vẫn thích có con mèo chui vào chăn vào mùa đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trần Hữu Chí - khoahocsaigonds.com

Posted Image

Posted Image

MÃO hay MẸO / THỎ hay MÈO

A / Theo lịch Tàu thì các năm được sắp xếp theo một chu-kỳ 12 năm, một con giáp, mang tên 12 con thú, gọi là địa-chi (nhánh ở dưới đất) theo thứ-tự:

ZI : TÍ (chuột), TCHEN : THÌN (rồng) SHEN : THÂN (khỉ)

CHOU : SỬU (trâu), SI : TỊ (rắn) YEOU : DẬU (gà trống)

YIN : DẦN (cọp), WU : NGỌ (ngựa) XU : TUẤT (chó)

MAO : MÃO (thỏ), WEI : MÙI (dê) HEY : HỢI (heo)

Mỗi năm kết hợp với một chữ trong 10 thiên-can hay thiên-canh (thân cây trên trời) theo thứ-tự :

GIÁP, ẤT, BÍNH, ĐINH, MẬU, KỶ, CANH, TÂN, NHÂM, QUÍ

Sau 12 năm thì con thú (địa-chi) sẽ đáo lại nhưng kết-hợp với một chữ (thiên- can) khác.

Thí dụ : Tết nầy là Tết TÂN MÃO thì 12 năm sau sẽ là Tết QUÍ MÃO.

B / 12 tháng trong năm cũng được xếp theo thứ tự của 12 chi :

Tháng Giêng : Tí

Tháng Hai : Sửu

……

Tháng Mão là tháng Tư

C / Về giờ, vì dùng 12 chi để chỉ giờ nên mỗi chi ứng với 2 giờ mặt trời.

Giờ Tí : Từ 11 giờ khuya đến 1 giờ sáng

Giờ Sửu : Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng

Giờ Dần : Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng

Giờ Mão : Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng

……

Cái thắc mắc lớn là tại sao theo lịch Tàu thì MÃO là con thỏ nhưng ta gán cho nó là con MÈO. Có thể vì cách đọc trại ra hay vì khi xưa con thỏ rất ít được dân ta biết đến, ngay cả chuyện nuôi và ăn thịt thỏ cũng là hiếm. Vậy thì ta nên gọi Xuân Tân Mão hay Tân Mẹo?

CON MÈO QUA CA-DAO

Con MÈO là con thú quá gần-gũi với cuộc sống nên bao nhiêu ca-dao, phong-dao đã nói đến mèo hay dùng mèo để ghép với các câu thi phú bình-dân.

Mèo già hóa cáo, Không có chó bắt mèo ăn c…

Mèo mả gà đồng Đối xử nhau như mèo với chó

Đồ chó chê mèo mửa Ăn như mèo hửi

Mèo lành chẳng ở mả Mèo khen mèo dài đuôi

Ả lành chả ngóng trai Bắt chuột thì dở, đuổi ruồi thì hay

Mèo lành ở mả bao giờ Mèo hoang lại gặp chó hoang

Của yêu ai có dại khờ khoe ra Anh đi ăn trộm gặp nàng bứt khoai

Mèo tha miếng thịt xôn-xao Mèo tha miếng thịt thì la

Hổ tha con lợn ai nào nói chi Kênh kênh tha lợn ai mà dám kêu

Con mèo leo cây dò cá Con mèo nhắm mắt, vểnh râu

Lũ chuột ở nhà ăn cả thúng ngô Để cho lũ chuột trên đầu trèo leo

Muốn mèo bắt được chuột Mèo già hóa cáo, táo già càng ngon

Thì chớ nên ràng buộc xích dây Ham chi cái thứ trẻ non chua lè

Mua cua xem càng, mua cá xem mang Mèo già mà lại thua gan chuột lắt

Anh cưới nàng như gông mang vào cổ Bó tay nhìn lũ cắc ké kỳ nhông

Đi thấy “mèo” anh làm bộ giả lơ Phép vua chẳng sợ trông chi lệ làng

Ai ơi chớ có ham trèo Mèo mù mà vớ được cá rán

Cây cao gảy nhánh, lộn mèo như chơi Đồ khù-khờ mà cáng được nàng tiên

Con mèo mà trèo cây cau Con mèo,con mẽo,con meo

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Ai dạy mầy trèo

Chú chuột đi chợ đường xa Mầy chẳng dạy tao leo

Mua mắm mua muối, giỗ cha chú mèo

Mèo ngao cắn cổ ông thầy Mèo nhỏ bắt con chuột lắt

Thuốc đâu mà chạy cho lành cổ ông Anh có tài gì mà lọt mắt em

Con mèo ngủ cạnh thúng khoai Thương yêu gì, thứ mèo chuột

Chuột ơi chớ đợi chỉ hoài công thôi Chẳng ràng, chẳng buộc, chỉ chơi thôi

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyễn Châu - Năm Mão, Nói Chuyện Mèo

dankeu.com

MÃO là “chi” thứ tư trong thập nhị Địa Chi (tức 12 nhánh hoặc giòng thuộc đất). TÂN là “can” thứ tám trong thập Thiên Can ( tức là 10 khu vực thuộc trời). Năm TÂN Mão thuộc Thủy vận, nhưng là “Thủy bất cập”(không đầy đủ), thủy hư nên Thổ khí thừa thế vượng lên lất át, cùng với Hỏa khí hóa thành Thấp. Sách Đông Y gọi là “Hỏa Khí Dụng Sự” biến hóa không ngừng và nhanh chóng. Về thời tiết thì vừa nắng nóng vừa mưa lũ, các núi lửa bừng tỉnh dậy làm rung động địa cầu; về nông nghiệp, giống lúa đen lỗ nhưng không thành hạt (bị xép), các loại đậu và hao quả sinh trưởng muộn, trái mùa, lúa vàng cũng bị mất mùa, vũ trụ và vain vật không tươi nhuận, có phần thiếu sinh khí.

Về phương diện bệnh lý thì thấp nhiệt lan tràn, dễ sinh các bệnh phong lở, đau ở phần hạ thể (lưng, thận, đầu gối, gót chân); chứng phong chẩn (nổi mày đay, dị ứng) lạm vào trong làm đau bụng, đau vùng ngực, tim. Thủy suy, nên thổ vượng. Khi Thổ mạnh quá, thì Mộc phục thù gió to, bão lớn đột ngột phát sinh... Với thời khí này, con người đễ bị chứng mình nặng, phù thũng nhẹ, bụng đầy, da thịt máy giật (thủy chứng), tính khí hay giận...

Tóm lại:

Năm Tân Mão là năm Thổ thịnh, cây cỏ tốt tươi, nhưng vì thủy suy, thủy khí không đầy đủ (bất túc) nên trái, quả không nhiều, phẩm chất không ngon. Năm Tân Mão, Mộc khí sẽ tranh đấu với Thổ khí gây rung chuyển và trôi giạt... có gió to vào cuối các mùa trong năm. Mão thuộc âm Mộc, phương Đông, màu Xanh. Dần là tháng Giêng, đầu xuân, phối với Giáp, dương Mộc, Mão là tháng Hai, trực ở trọng xuân, phối ở Ất là âm mộc. Tân thuộc Mộc. Về số mạng, người tuổi Mão hợp với các tuổi Hợi và Mùi (trong Tam hạp: Hợi/Mão/Mùi); Xung đối với tuổi Sửu (trong Tứ Hành Xung: Thìn<->Tuất, Sửu<->Mùi). Riêng tuổi Tân Mão, mạng tùng bách Mộc, không bị ảnh hưởng bởi vận khí thủy bất cập.

NGÀY ĐẦU NĂM TÂN MÃO

(mồng Một Tết), thuộc Hành HỎA, nhiều Hung Thần như: Hoang Vu, Địa Tặc,Hỏa Tai, Nguyệt Sát, Tứ Thời Cô Quả... là một ngày không thuận lợi đối với Việc Xuất Hành Cầu Phúc, Cầu Tài, Khai Trương, chỉ nên đi Chùa, nhà Thờ để cầu nguyện.

Năm Mão và Con Vật Biểu Tượng: Mèo hay Thỏ?

Tử vi Đông phương phát xuất từ Trung Hoa, 12 địa chi có 12 hai con vật tượng trưng: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp, hổ), Thố (thỏ), Thìn (rồng), Tị (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo). Theo sách “A DICTIONARY OF CHINESE SYMBOLS” của Wolfram Eberhard, nhà xuất bản Routledge, thì con vật thứ tư trong Chu

kỳ Hoàng Đạo (Chinese Zodiac) là con Thỏ rừng (Hare) chứ không phải là con mèo: “The hare is the fourth creature in the Chinese Zodiac. It is resident in the moon, juest as a raven is in the sun, and it is there still for everyone to see...”(trg 139). Chữ viết là:(), phát âm là “tu-z”, âm Hán Việt là “thố” Việt hóa thành “thỏ”. Chữ Mão của Việt Nam (có khi đọc là “Mẹo”) bắt nguồn từ tiếng “Mao” của Trung Hoa chỉ con mèo. Trung Hoa đọc là “mao”, tiếng Hán Việt đọc là “miêu”. Theo sách đã dẫn trên đây, thì con thỏ được xem như con mèo ở núi “The “mountain cat” is the hare” (sđd, trg 59). Phải chăng đây là nguồn mạch đưa đến sự thay thế con thỏ bằng con mèo trong tử vi đông phương tại Việt Nam? Sự khác nhau giữa hai con vật biểu tượng Thỏ và Mèo trong tử vi Tàu và Việt cần phải đặt ra và tìm hiểu, vì khi căn cứ vào tính tình và cuộc sống của con vật tượng trưng

cho tuổi để luận đoán về con người, theo phương pháp loại suy (analogie-analogy) thì thỏ và mèo rất khác nhau về tính chất và về vị trí trong khu vực văn hóa.

Chẳng hạn, đối với người Việt, thỏ là biểu tượng của nhát gan (nhát như thỏ), nói dối (thỏ láo) còn mèo là biểu tượng của ung dung, dịu dàng, sung sướng, nhưng là điềm nghèo khó... vân vân. Trong lúc đó người Tàu rất trân trọng biểu tượng thỏ, xem nó là cư dân của cung trăng... Vấn đề Mèo hay Thỏ này thật khó quyết đoán ngay được, vì hiện chưa có tài liệu nào rõ rệt. Vậy thì tạm gác lại để cứ nói chuyện mèo trong năm Mão xem sao. Trước hết cũng nên tìm xem họ hàng nhà mèo đã xuất hiện từ lúc nào trên trái đất, có những đặc điểm và sinh hoạt ra sao, sau đó mới tìm hiểu sự liên quan giữa mèo với đời sống loài người...

Họ Nhà Mèo

Theo sử sách thì những con mèo đầu tiên đã xuất hiện trên địa cầu vào cuối Nguyên đại Eocene, khoảng 38 triệu năm trước, tại vùng Bắc Mỹ và Eurasia, hình như đã tiến hóa từ loài chồn sơ thủy và giống xạ miêu... (mèo có mùi hôi). Hầu hết loài mèo đều cô độc và dạ hành. Trừ loài sư tử thường được xếp vào các nhóm gọi là đàn (hùng mạnh) và loài báo đốm Châu Phi là đi tìm mồi vào ban ngày. Con mồi của họ mèo nói chung, là những động vật khác nhau từ nhỏ như chuột đến những loài ăn cỏ, ăn lá lớn nhất, như trâu, nai... Chúng thường bắt mồi bằng cách đứng hay nằm chờ và tấn công một cách nhanh chóng, chớp nhoáng. Các con mồi thường bị giết chết bởi một cú cắn vào phía sau cổ, những con lớn như trâu thì bị cắn vào cuống họng hoặc mũi làm cho ngộp thở. Loài mèo thường có khả năng nghe rõ những âm thanh có tần số cao lên tới 50,000 chu kỳ/một giây hay nhiều hơn thính độ của loài người hai lần. Về thị giác, một thời người ta đã nghĩ rằng loài mèo không có khả năng nhìn màu sắc, nhưng các nghiên cứu từ thập niên 1950 đã cho thấy rằng mèo nuôi trong nhà, ít nhất cũng có một khả năng tri giác nào đó về mầu sắc, có khả năng tri giác mầu đỏ và mầu xanh.

Đời sống sinh dục của loài mèo

Các họ mèo thân hình nhỏ có thể trưởng thành về mặt sinh dục vào tuổi dưới một năm, còn các họ mèo lớn hơn thì thường không sinh sản hoặc gây giống cho đến khi chúng đạt đến lúc được vài ba tuổi. Nơi họ mèo bé nhỏ, thời gian mang thai là hai tháng và nơi họ mèo lớn là khoảng ba tháng. Mèo đẻ trung bình mỗi ổ hai hoặc ba mèo con, với số giới hạn trong vòng từ một đến tám. Hầu hết các họ mèo đều sống lâu khoảng 15 năm tuổi, nhưng tuổi thọ này cũng thay đổi tùy theo chủng loại và tùy thuộc vào hoàn cảnh sống riêng của mỗi con. Có Bao Nhiêu Loại Mèo? Các nhà sinh vật học đã đưa ra nhiều bảng phân loại về họ mèo khác nhau và hiện đang được sử dụng, nhưng qua một bảng phân loạiđược chấp thuận rộng rãi, thì họ nhà mèo được xem như gồm có 37 chủng loại hiện đang sống tập hợp thành bốn loài (genera) chính; Felis, Panthera, Neofelis và Acinomyx. Theo truyền thống thì giống Felis bao gồm các giống mèo nhỏ có bộ răng 30 cái. (Giống sơn miêu haymèo rừng (lynx) chỉ có 28 răng nên thường xếp riêng cho loài Lynx). Một giống thuộc họ mèo mà nhiều người biết đến đó là cọp. Có khoảng chín giống mèo được tìm thấy trên địa cầu:

1/ Mèo hoang Âu Châu (F. Silvestris) sinh sống tại Âu Châu từ Tô Cách Lan đến vùng Tiểu Á ( Asia Minor) và lan tàn đến Bắc Á, giống này không thuần hóa được..

2.- Mèo rừng (Jungle Cat, F. chaus) cũng có thân hình lớn như mèo hoang Âu Châu chỉ khác ở chòm lông dài dọc theo đoạn chính giữa lưng. Giống này tìm thấy ở các rừng cây khô ráo và nương rẫy ở Đông Bắc Phi Châu và lan tràn đến Á Châu và Trung Hoa. Cả hai giống mèo này đều được tin là tổ tiên của giống mèo nhà.

3.- Mèo Kaffir (F. lybica) giống mèo hoang thông thường ở Phi Châu, sống khắp nơi trên lục địa, nhất là tại các vùng có nương rẫn và cỏ cao.

4.- Mèo Pallas (F. manul), tai ngắn, lông xám bạc, có vài sọc đen hai bên vùng lưng, sống ở vùng thảo nguyên Siberia, sa mạc Mông cổ, và các vùng đá sỏi khô cằn của Tây Tạng.

5.- Mèo Beo (F. bengalensis): là giống mèo đốm thông thường tại Đông Á châu, rải rác trong các vùng từ phía Đông Tây Bá Lợi Á xuống Nam Mã Lai và Nam Dương (Indonesia), Tây Bangal, đến phía Đông Đài Loan và quần đảo Phi Luật Tân. Giống mèo này cả thân và đầu chỉ dài khoảng 25 inches tức 65 cm. Người Tàu gọi giống mèo này là”Mèo đồng tiền” (Chin oh ien mao) vì những đốm tròn trên thân mèo giống với đồng tiền Trung Hoa...

6.- Mèo bắt cá (Fishing cat) thuộc giống F. viverrina, gốc gác từ Ấn Độ đến Đài Loan và Nam Dương. Chúng thường lui tới trên những bờ kênh, lạch, khe suối, ao hồ để kiếm mồi nuôi sống. Các nhà quan sát nhận thấy rằng giống mèo này sông bằng những thịt của loài thủy tộc có vỏ cứng (loài giáp xác) chứ không phải loài cá theo nghĩa thông thường, đôi khi chúng cũng ăn thịt những con chim nhỏ và một số động vật khác. Loại này lớn, cân năng 25 pounds (11 kilô).

7.- Kim miêu hay Kim Mao (golden cat) thuộc giống F. temminckii, là một loại mèo to lớn tìm thấy ở Nam Á Châu từ Trung Cộng đến Mã Lai, Nepal và Nam Dương. Giống mèo này thân dài trên dưới 4 feet tức 1 mét 20 kể cả đuôi (18 in. = 45 cm) bộ lông màu vàng kim pha hồng sẩm, đôi khi có những chấm đặc biệt. Giống kim mao sống trong những vùng núi đá và rừng. Mồi của chúng là nai nhỏ, cừu, dê thỉnh thoảng là trâu nghé.

8.- Mèo mướp hay mèo cẩm thạch (marbled cat) thuộc giống F. marmorata, là loại mèo đẹp nhất và nhỏ bé của Á châu, sinh sản trong vùng từ Hi Mã Lạp Sơn (Himalayas) đến Mã Lai và Boeneo. Con vật này có thân dài khoảng 3 feet tức 90 cm kể cả cái đuôi lông xù dài bằng than hình (18 in. = 45 cm). Với bộ lông như cẩm thạch, giống mèo này dễ núp lén trong các khu rừng mà chúnh sing sống.

9.- Mèo hoang Nam Mỹ (Pampas cat) thuộc giống F. Colocolo, cũng còn gọi là mèo rơm, mèo cỏ... tìm thấy ở Nam Mỹ từ phía Nam Patagonia đến Ba Tây và Bolovia. Nó có bộ lông dài, dày và thô cứng, có cái bờm nổi cộm trên sống lưng, cái đầu có vẻ nặng nề, mặt tròn và ngắn, chân cũng thấp, sống ở các vùng đồng bằng nhiều cỏ, lông màu vàng nâu. Những giống mèo kể ra trên đây đều sống tại những nơi hoang dã của thiên nhiên như núi, rừng... Ngoài chín giống trên, còn có một giống mèo thứ mười đó là mèo nhà hoặc đúng hơn “mèo nuôi trong nhà.”Mèo Nuôi Trong Nhà (The Domestic Cat).- Mèo nhà là tiếng thường dùng đểchỉ một động vật thuộc loài có vú, nhỏ bé, linh hoạt (agile) và là một trong những con vật được nuôi trong gia đình như là bạn của con người. Mèo nhà đã thích ứng để sống chung với loài người và lệ thuộc con người,nhưng nếu vì một lý do nào đó nó không thể sống cùng con người thì mèo vẫn có thể tồn sinh trong thế giới riêng của loài mèo nghĩa là như mèo hoang, tự tìm lấy cái ăn để sống. Mèo nhà là thành viên nhỏ bé nhất trong họ nhà mèo gồm những thành viên như sư tử, cọp, beo (leopard) và báo đốm Mỹchâu (jaguar). Sở dĩ mèo nhà được liệt vào một họ với sư tử, cọp, beo, mà Mỹ thường gọi là Big Cat, là vì tuy nhỏ bé về thân hình, nhưng về căn bản, các đặc điểm cơ thể và tập tính, mèo nhà đều giống vớicác thành viên khác trong họ mèo. Người ta ước lượng có khoảng chừng 50triệu con mèo nhà trên toàn nước Mỹ. Dĩ nhiên là không phải tất cả đều thật sự đang được nuôi trong nhà. Một số nhà nghiên cứu cho rằng không có một giống mèo nào được hoàn toàn thuần hóa cả, mèo có thể trở thành mèo hoang (feral cats) cũng như đã trở thành thú vật nuôi trong nhà sốngchung bên cạnh con người. Khi còn ở với người mèo hiền lành nhưng sau khi xa người, trở thành mèo hoang một thời gian, sẽ rất hung dữ.

Con Người Nuôi Mèo Từ Lúc Nào?

Nguồn gốc của mèo nhà được quy chiếu về với thời thượng cổ. Căn cứ vào những cuộc khai quật, các nghiên cứu về các hang động và những nét khắc họa cũng nét viết từ Trung Hoa, Á-rập (Arabia), Ai-cập và Ấn độ... thì mèo được nuôi trong nhà như bạn của con người (pet) đã ít nhất từ 5,000 năm về trước. Tại Ai-cập, mèo được xem là vật thiêng liêng và đượcbảo vệ bởi luật pháp, do đó tại đây có nhiều mèo hơn bất cứ một nền vănminh nào trước đó haytừ đó. Đã có rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết liên quan đến loài mèo. Chẳng hạn, người Ai Cập đồng hóa mèo với nữ thần mặt trăng. Có lẽ là vì mèo có con mắt phản chiếu những hình ảnh kỳ bí...Vào thời Trung cổ, thời điểm mà sự tin tưởng vào ma thuật (witchcraft) đã trở thành phổthông tại Âu Châu, thì nhiều người tin rằng mèo đen là bạn đồng hành của những tay phù thủy. Hậu quả là mèo thường bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn hoặc bị đốt trong các đống lửa lớn ở ngoài trời... Những tin tưởng dị đoan về mèo vẫn tiếp tục tồn tại một thời gian sau khi mèo được nhữngngười đi chinh phục thuộc địa đem theo đến Bắc Mỹ. Kho

a học đã dần dần đào thải các tin tưởng dị đoan. Mèo được nuôi trong nhà và năng khiếu bắt chuột, giết chuột của mèo ngày càng được nhìn nhận là hữu ích, cho nên số lượng mèo đã gia tăng nhanh chóng trong quần chúng. Tuy thế, vết tích của mê tín dị đoan liên quan đến mèo ngày nay vẫn còn trong quan niệm rằng trên đường ta đang đi nếu có một con mèo đen chạy ngang qua làđiềm xấu. Tại Hoa Kỳ, đa số những người nuôi mèo đều xem như nuôi con vật bạn hữu (pets), nhưng thực tế, mèo có một giá trị kinh tế rất lớn trong việc ngăn chặn được chuột phá hoại mùa màng. Nhiều nông dân và nhiều người chỉ nuôi mèo nhằm mục đích duy nhất là để trị chuột. Và để phục vụ số lượng mèo nuôi trong nhà, tại Mỹ đã có những cơ sở sản xuất thức ăn cho mèo thu hút khá nhiều nhân công. Trị giá thức ăn của mèo tính vào cuối thập niên 1980 là hơn hai tỉ Mỹ kim/mỗi năm. Ngoài ra còn bao nhiêu thứ cần cho sự chăm sóc mèo cũng đòi hỏi có xí nghiệp sản

xuất.

Đặc điểm và Tính Tình của Mèo.- Mèo nhà

khi đúng độ lớn trọnglượng trung bình từ 4 pounds (tức 1.8 kg) đến nhiều nhất là 18 pounds (tức 8.2 kg). Về cấu tạo cơ thể có nhiều sự khác biệtnhau rất rõ. Chẳng hạn, chiều dài của chân, của thân, của đuôi và kích thước của tai. Ngoài ra còn có sự khác biệt tổng hợp như mèo chân lùn với đuôi dài, chân dài đuôi cụt và nhiều thứ khác nữa. Về phân loại các giống mèo thường căn cứ trên những khác biệt này cũng như trên màu sắc và phẩm chất của bộ lông. Những đặc điểm của đầu và mặt cũng thay đổi rất nhiều. Có những con mèo với cái mặt lộn ngược hoặc lõm vào đến nỗi giống như loài chó Bắc Kinh; những con mèo này thường gọi là mang mặt chó Nhật Bản. Trong nhiều loài khác thì khuôn mặt dài và hẹp. Nơi mèo đực (tomcat) trưởng thành cái đầu phát triển rộng hơn nơi mèo cái (cattas) do đó đực hay cái đã phân biệt sẵn rồi. Đời sống trung bình của mèo là từ 10 đến 15 năm nếu không chết yểu vì thươngtích haybệnh tật. Thỉnh thoảng cũng có một số mèo sống tới trên 20 năm. Bộ Xương và Bắp Thịt.- Một trong những phương tiện tốt nhất giúp mèo tồn tại là cấu trúc của bộ xương và bắp thịt. Cách cấu trúc này đã làm cho con vật vô cùng uyển chuyển và mềm dẽo trong các cử động. Cái xương sốngrất linh động và hai chân trước có thể xoay một cách tự do ra phía ngoài khớp vai, cho phép mèo chui qua những chỗ rất hẹp và lượn vòng nhờ trên cao. Điều cần nói ở đây là người ta thường nghĩ rằng chính cái đuôi dài của mèo đã điều khiển khả năng đứng thẳng khi rơi xuống đất. Quan điểm này không được chấp nhận vì sự kiện rằng những con mèo cụt đuôi nhưloài mèo của đảo Manx cũng có cùng khả năng này. Nhờ khả năng này mà loài mèo đã có thể sống sót khi rơi từ các cao độ lớn. Hiện nay, mèo đang là đối tuợng của một số cuộc khảo cứu liên quan đến tình trạng vô trọng lượng (weightlessness). Một cách khá kỳ qúai, các khảo cứu này đã chứng minh rằng dưới những điều kiện vô trọng lượng một con mèo sẽ không thể tự nó điều chỉnh hướng mà sẽ nổi trôi khắp mọi vị trí; trái lại, một con người sẽ tự điều chỉnh hướng của mình bằng phương tiện của thị giác.

Bộ Lông và Màu Sắc

Bộ lông mèo có nhiều dạng: có thể có sọc, một màu hoặc tổng hợp nhiều màu, nhiều đường nét hay đốm khoang... Những màu căn bản thường là: mèo mướp (tabby), mèo mun (black), da cam, mai rùa, trắng và mèo Xiêm (Thái Lan). Mèo tam thể là mèo có bộ lông tổng hợp bởi ba màu. Màu sắc của lông mèo đều được quyết định bởi “Gene” và sự di truyền. Mèo mướp thường gọi là “mèo cọp”. Có nhiều loại mèo mướp sọc đen trắng khác nhau: sọc rõ, hẹp và gần nhau, sọc đen có bề rộng trung bình phân biệt với sọc trắng và một loại thứ ba có ít sọc với nhiều đốm vòng. Mèo có lông xanh hoặc màu kem có thể là mèo mướp hay một màu thôi. Bộ lông “mai rùa” còn gọi là mèo hoa (calico) với một tổ hợp những mãng đỏ và đen. Kinh nghiệm cho thấy rằng hầu hết những mèo hoa với lông trắng hoặc không, đều là mèo cái.

Màu Lông và Màu Mắt của Mèo

Mắt mèo trong và thường có màu hồng vì ánh sáng phản chiếu từ những mạch máu trong mắt. Nơi một loại mèo khác thì bộ lông trắng, nhưng mắt màu đen lánh. Mắt mèo cũng còn có màu xanh hay lục và thỉnh thoảng một mắt xanh một mắt lục... Mèo trắng, mắt xanh thường là mèo điếc! Chân Mèo.- Mèo bình thường chân có bốn ngón xếp

quanh bàn chân hơi tròn, có lông mọc giữa các ngón chân. Móng và vuốt của chân mèo có khả năng thu lại và bung ra, được điều khiển bằng các gân. Khi mèo đùa giỡn thì các móng vuốt sắc bén thu lại nhưng khi mèo chiến đấu thì giương móng vuốt ra. Trên mỗi cẳng chân trước của mèo có một cái ngón phụ, gọi là cái “đeo” một loại móng giả, móng này không đụng mặt đất. Nó có ích trong việc leo trèo. Một số ít mèo có nhiều ngón chân hơn bình thường, tuy vậy không thể gấp đôi số ngón chân trung bình.

Răng Mèo

Một đời sống, mèo có hai bộ răng. Bộ thứ nhất, răng tạm (deciduous), 26 cái, mọc ra vào lúc mèo con được hai hay ba tuần tuổi. Khi được ba tháng rưỡi hoặc bốn tháng tuổi, bộ răng tạm rụng hết ra dần dần được thay thế bởi 30 cái răng vĩnh viễn. Bố trí như sau: hàm trên gồm 6 răng cửa (incisors), 2 răng nanh (canines), 6 răng hàm ngoài (premolars) và 2 răng hàm (molars) trong; hàm dưới cũng giống hàm trên chỉ không có hai răng hàm trong mà thôi. Răng nanh mèo nhọn và sắc để có thể cắn xuyên da thịt của loài gậm nhắm tạo nên cái chết nhanh chóng. Răng mèo có cạnh sắc để cắt thịt ra thành miếng nhỏ trước khi nuốt.

Tiếng Kêu

Các nhà nghiên cứu đã phân ra ba thứ tiếng mèo kêu: tiếng gừ gừ (purring), tiếng mi-ao và tiếng rít xì dài (hisses). Tiếng Gừ gừ gồm những âm rì rầm và rung chuyển tạo nên khi miệng khép lại. Đây là những tiếng kêu khi mèo thích thú, hưng phấn thần kinh.Tri thức thông thường cho rằng khi mèo kêu gừ gừ là đang thỏa mãn, sự thật thì khi sợ hải chúng cũng gừ gừ... Tiếng Mi-ao là âm thanh căn bản của mèo, khi kêu “mi-ao, mi-ao” miệng mèo mở ra rồi khép lại ngay. Tiếng rít xì dài tạo nên khi miệng mèo há ra và giữ nguyên vị thế. Nói chung, mèo có thể thay đổi các tiếng kêu này như thay đổi ngôn ngữ nơi người (khi nói chuyện). Những tiếng kêu mang âm hưởng than vãn, kêu xin hay

gào réo chỉ phát ra từ mèo cái khi các nàng sẵn sàng giao hợp. Mèo đực đáp ứng tiếng kêu, khi nó được lặp lại nhiều lần. Người Âu, Mỹ phiên âm tiếng mèo kêu là “mi-ao, mi-ao”; người Việt thì nghe là “meo... meo”.

Về Cảm Quan

Trên nguyên tắc căn bản, mèo là một động vật sống về đêm. Do đó, mắt mèo nhìn rất rõ trong bóng tối. Cấu taọ của mắt mèo với võng mô (retinas) có một số lượng dồi dào những tế bào hình roi là những tế bào cảm quang hoạt động trong ánh sáng mờ nhạt. Trong tối tăm hoàn toàn mèo cũng như các sinh vật khác đều sẽ không thấy được gì cả. Mặc dù bẩm sinh mèo sống trong bóng tối, nhưng mèo vẫn có thể nhìn rõ trong ánh sáng ban ngày. Đồng tử mắt mèo tự điều chỉnh theo ánh sáng nhiều hay ít: trong ánh sáng rực rỡ, đồng tử mắt nhỏ lại và trong ánh sáng lờ mờ, đồngtử mắt nở lớn ra để nhận nhiều hơn. Mèo có thể nhìn rõ trong ánh sáng ban ngày nhưng tầm nhìn chỉ bằng một phần năm tầm nhìn của con người. Mèo có thể phân biệt các hình dạng và có thể nhìn nhận được vài màu sắc chứ không hoàn toàn mù về màu như người ta đã nghĩ trước đây. Tai mèo rất thính, nhạy. Mèo có thể nghe tiếng sột soạt nhẹ của một con chuột trong đám cỏ dày. Sự thính tai này căn bản trên khả năng cảm nhận những sóng âm thanh. Mèo có thể nghe âm thanh cao đến 60,000 chu kỳ trong một giây trong lúc tai người không thể nghe âm thanh trên 20,000 chu kỳ. Mèocó khả năng định vị trí nguồn phát ra âm thanh giỏi hơn chó và người.

Ria hay Râu Mèo

Những sợi lông cứng và dài mọc từ môi trên chĩa ngang ra từ hai bên mép gọi là ria mèo. Ria (whirkers) mèo là một bộ phận rất nhậy cảm thuốc xúc giác (touch) giúp cho mèo nhận phản xạ âm thanh và có chức năng giống như cần ăng-ten của mèo. Bằng chứng lànhững con mèo bị mù với bộ ria toàn vẹn có thể đi qua giữa các đồ vật chướng ngại mà không va vấp vào chúng. Nếu cắt hết ria mép của mèo thì ban đêm nó không có gì giúp để tránh va chạm vào đồ vật. Ngoài ra mèo còn có khứu giác (sense of smell) nhạy bén dùng để săn mồi và tìm đồ ăn.

Về vị giác (taste)mèo cũng tương đương với người.

Về Thông Minh

Hình như mèo được xem như cũng thông minh như chó và một số thú vật nuôi trong nhà nhưng không bằng khỉ và vượn. Ngày nay người ta đã có thể dạy cho mèo một số việc như đã huấn luyện cho chó. Mèo được dạy nhào lộn, múa, sử dụng keyboard computer, đàn Piano vân vân.

Tập Tính và Cách Hành Xử

Mèo sống lang thang khắp nơi. Không giốngnhư các loài thú khác, loài mèo không chiếm lấy riêng một lãnh địa nào,và do đó không chiến đấu để bảo vệ. Nuôi chung trong nhà với chó từ nhỏ, nếu không do người tập tính ác cảm, mèo và chó sẽ đi đôi với nhau rất thích thú và thân thiết. Dường như mèo thích thú được chó đuổi rồi đuổi ngược lại... Người Việt có thành ngữ “sống với nhau như chó với mèo” chỉ những cuộc sống chung không hòa thuận của một số người trong một số gia đình. Khái niệm này bắt nguồn từ chuyện chó với mèo ghét nhau vì sự phân biệt đối xử của chủ nhà, đặc biệt là trong bữa ăn, chó phải ở dưới đất còn mèo thì ngồi trên sạp, trên bàn ăn với chủ. Mèo Và Chuột,

Phải Chăng Kẻ Thù Truyền Kiếp?

Mèo khởi sự bắt chuột tự lúc nào? Tại sao?

Đó là câu hỏi mà nhiều người đã và đang đặt ra nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng. Người ta thường nghĩ một cách đơn giản mèo và chuột có lẽ là kẻ thù của nhau trong vũ trụ thiên nhiên. Một vài nhà tâm lý học cho rằng trong thiên nhiên, mèo có thể yêu cũng như có thể ghét chuột. Chẳng hạn, trong một số thí nghiêm, khi được nuôi chung từ bé, lớn lên mèo và chuột rất thân thiện, có lẽ vì chuột đã quen một số mùi của mèo. Trong một số thí nghiệm khác, mèo nuôi chung với chuột trắng sẽchỉ không ăn thịt chuột trắng mà lại bắt chuột đen. Sự đói không có ảnhhưởng gì đến chuyện mèo bắt chuột. Ngoài ra, những con mèo “ăn chay” không ăn thịt những con chuột mà nó bắt được, bản năng bắt chuột không bị ảnh hưởng bởi “ăn chay”. Người ta cũng đã chứng kiến cảnh mèo mẹ đi tha chuột về để dạy cho con tập bắt chuột. Một thí nghiệm khác cho thấy khi nuôi những con mèo con cô lập từ nhỏ đến trưởng thành, một nửa trongsố chúng đã biết bắt chuột không cần học tập. Vậy phải chăng mèo sinh ra để bắt chuột?

Tại Hoa Kỳ, đôi khi người ta thấy mèo nhìn chuột một cách thanh bình, không có ý thù hận hoặc muốn bắt chuột. Chưa tìm thấy một thoại haymột truyền thuyết nào giải thích sự kiện này cả. Mèo Trong Văn Hóa và Đời Sống Loài Người Mèo và chó là hai con vật được nuôi và được sống chung dưới cùng một mái nhà với người. Trong xã hội Việt Nam, mèo xem như được nuông chiều hơn chó mặc dầu chủ nhà thường thừa nhận là chó có nhiều công lao và trung thành hơn mèo. Mèo đã đi vào cuộc sống con ngườitrong các lãnh vực văn chương, tín ngưỡng, biểu tượng vân vân. Mèo đượcsống chung trong nhà với người, nhưng Mèo không có mặt trong cuộc “tranh công của lục súc”. Trong tác phẩm “Lục Súc Tranh Công” (Khuyết danh) chỉ có Trâu, Chó, Ngựa, Dê, Gà và Heo. Tại sao cùng là vật nuôi trong nhà mà Mèo không được liệt vào hàng “Súc”?

Muốn hiểu vấn đề cần tìm xem chữ “súc” nghĩa là gì? Từ Điển Hán Việt của Thiều Chửu định nghĩa: Súc là “Giống muông nuôi trong nhà, như: ngựa, trâu, dê, gà, chó, lợn, gọi là lục súc”...(trang 406 sđd). Định nghĩa này không soi sáng được gì mà còn tạo thêm hiểu lầm, vì mèo cũng được nuôi trong nhà! Trong phần mở đầu của “Lục Súc Tranh Công” tác giả đã viết: “Trời hóa sinh muôn vật Đất dung dưỡng mọi loài Giống nào là giốngchẳng tài; Người đâu dễ không người nhờ vật. Long chức quản bổ thiên, dục nhật Lân quyền tư giúp thánh, phò thần Quy thông hay thành bại, kiết hung Phụng lảu biết thạnh suy, bỉ thái. Trong trời đất ba ngàn thế giái Đều xưng rằng tứ vật chí linh Nhẫn đến loài lục súc hi sinh Trời cho xuống hộ người dương thế.”

Căn cứ vào câu “Nhẫn đến loài lục súc hi sinh” tôi thấy rằng sở dĩ Mèo không liệt vào danh sách Lục Súc là vì mèo không phải là con vật nuôi để ăn thịt. Sáu con vật kia đều có thể dùng thịt để ăn khi cần cho nên mới nói “lục súc hi sinh” trong đó có ba con thường dùng trong việc tế lễ, cúng kiến gọi là “tam sanh” gồm heo, gà, dê. Tam sanh có nghĩa là ba con vật phải hi sinh để cho người tế thánh thần. “Lục súc hi sinh” thường gọi tắt là “súc sinh” tức vật nuôi để làm việc và ăn thịt. Về nghĩa bóng “Súc sinh” trở thành từ ngữ hàm ý miệt thị, hóa kiếp con người trong hiện tiền thành con vật.

(còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyễn Châu - Năm Mão, Nói Chuyện Mèo (tiếp)

Mèo Trong Văn Chương

Văn chương bình dân và văn chương bác học đều có một số đề tài liên quan đến Mèo. 1/ Trong Ca Dao: có khá nhiều câu rất dí dỏm: Nói về xích mích giữa chó với mèo: -Con mèo trèo lên cây vông,

Con chó đứng dưới ngó mông con mèo

Mèo rằng: ”Sao chó chẳng theo?

Lên đây mèo sẽ dạy leo cho mà!”

(Vì vậy mà Mèo hay bị chó rượt, do chó tìm cách trả đũa).

Nói về mối thù giữa mèo với chuột:

- “Con mèo mà trèo cây cau,

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.

Chú chuột đi chợ đàng xa,

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo!”

Nói về tính khí tự đắc:

- ”Mèo nằm bồ lúa vỉnh râu,

Thấy con chuột chạy ngóc đầu kêu ngao...”

Nói bóng gió về nỗi oan tình thường xẩy ra trong đời:

-“Con mèo đập bể nồi rang,

Con chó chạy lại phải mang lấy đòn.”

Những câu hát vui, chuyên chở một sự đương nhiên:

- “Con mèo, con mẻo, con meo,

Muốn ăn thịt chuột, phải leo xà nhà.”

hoặc nói về nếp sống hằng ngày của mèo: - “Con mèo nằm bếp ro ro (+co ro?) Ít ăn, nên mới ít lo,

ít làm...”

Về tính nết : - “Tuổi Mẹo là con mèo ngao, Hay quấu hay cào, ăn vụng quá tinh”.

Hoặc mỉa mai: “Mèo nào mèo lại ăn than. Bởi chưng có mỡ đổ tràn lên trên”.

2/ Trong Sấm Trạng Trình:

“Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi,

Trâu cày ngóc lại chào đời bước ra.

Hùm gầm khắp nẻo gần xa,

Mèo kêu rộn tiếng quỷ ma tơi bời.

Rồng bay năm vẻ sáng ngời,

Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng.

Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng....”

Câu sấm trên đây, thiền sư Đại Lãng đã phiếm luận như sau: “Năm Tý (2008) là năm kinh tế dồi dào, chuột rơi vào gạo tức là no ấm, sung túc. Năm Sửu (2009) trâu cày lại bước ra chào đời chỉ sự vất vả lamlủ của năm mà kinh tế Á châu bị khủng hoảng trầm trọng, vì chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế khắp toàn cầu! Riêng Á châu là nơi có nhiều trâuđã phải cày cấy rất nhọc nhằn. Trâu làm việc nhiều mà không đủ cỏ, rơm để ăn, nên bị bệnh lỡ mồm, long móng.

Năm Dần (2010) ........ tiền nhân hộ trì. (lược bỏ nội dung liên quan đến quan điểm chính trị - Phoenix)

3/ Mèo Trong Chuyện Trạng Quỳnh.

- Chuyện: “Đánh Cắp Mèo Của Vua” “Vua Lê có một con mèo rất quý. Vua cho làm một cái xích bằng vàng để buộc mèo. Hằng ngày mèo vua thườngăn toàn cao lương mỹ vị. Một hôm vào cung vua, nhân lúc vắng người, Quỳnh liền ôm con mèo ấy về nhà. Quỳnh bỏ cái xích bằng vàng đi, thay bằng một sợi giây chuối. Đến bữa ăn, Quỳnh đặt trước con mèo, một bên làbát cơm rau muối, một bên là bát thịt cá. Hễ con mèo bước đến bát thịt cá là Quỳnh cầm roi vụt. Ngày nào cũng thế, bữa nào cũng thế, mèo đói quá đành phải ăn bát cơm rau muối. Được rèn luyện như thế chừng mươi hôm, thì khi mèo đứng trước hai bát cơm rau muối và thịt cá, con mèo cứ cơm rau muối mà ăn. Một hôm, vua Lê cho gọi Quỳnh vào cung và phán rằng:- “Ta nghe nói nhà ngươi có con mèo giống như con mèo của ta đã mất, vậy ngươi mang con mèo đó vào cho ta xem thử có phải mèo của ta không?” Quỳnh về mang mèo vào cho vua xem. Vua nhận ra đó là con mèo mà vua đã mất. Quỳnh tâu rằng: “Tâu bệ hạ, nếu bệ hạ muốn biết con mèo là của bệ

hạ hay của hạ thần, xin bệ hạ cho thử. Mèo của hạ thầmn là mèo của nhà nghèo, nó chỉ quen ăn cơm rau, cơm muối. Mèo của bệ hạ là mèo của nơi tôn quý, quenă cao lương mỹ vị. Bệ hạ cho đặt trước con mèo này một bát cơm rau muối và một bát cơm thịt cá, nếu mèo ăn bát thịt cá thì đó là mèo của bệ hạ, trái lại nó ăn bát cơm rau muối, thì đó làmèo của thần”. Vua Lê nghe lời, cho để hai bát thức ăn như thế ở trước con mèo. Quả nhiên con mèo chỉ ăn bát cơm rau. Quỳnh cười chỉ vào mèo, nói: - “Tâu bệ hạ, đó là mèo của nhà nghèo.” Thế là vua đành phải để Quỳnh ôm con mèo quý về nhà. (theo Việt Nam Văn Học Toàn Thư - Hoàng Trọng Miên).

Các nhà phân tích cho rằng câu chuyện trên đây mượn cớ con mèo để nói lên ý thức phản kháng đối với chế độ quân chủ, nói lên sự tranh chấp đấu trí của hai lớp người trong xã hội. Thật ra, không phải chỉ có khía cạnh xã hội được bao hàm trong câu chuyện này. Nó còn một khía cạnh khoa học nữa. Đó là kinh nghiệm về “hành động theo phản xạ có điều kiện”(réflexe conditionné) như trong thí nghiệm sinh vật học của nhà khoa học người Nga, thế kỷ 19, ông Pavlov. Pavlov đã thí nghiệm với con chó: cứ mỗi lần cho ăn, đánh một tiếng chuông, sau nhiều ngày, phản ứng của chó khi ăn liên kết với tiếng chuông. Do đó, sau này, mỗi lần nghe tiếng chuông là dịch vị trong miệngvà dạ dày chó tiết ra, dù không có đồ ăn trước mặt. Trường hợp con mèo mà Trạng Quỳnh luyện tập cũng vậy: việc bước tới bát cá cơm liên kết với sự đau đớn do roi vụt, cho nên cứ nghe tiếng roi vụt là phải tránh xa bát cơm có cá thịt. Như thế là vào thế kỷ thứ 18, trạng Quỳnh của Việt Nam đã có kinh nghiệm về “phản xạ có điều kiện” để áp dụng mà huấn luyệncon mèo của vua thành mèo nhà nghèo. Chỉ tiếc là sự kiện này vẫn nằm trong tri thức thường nghiệm (connaissance empirique), không có công trình hay sáng kiến để biến nó thành khoa học thực nghiệm (expérimentale) như tại Âu Mỹ!

4/ Mèo Trong Truyện Kiều.- Chữ “mèo” chỉ xuất hiện một lần trong thành ngữ “mèo mả gà đồng” “Con này chẳng phải thiện nhân Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng Ra tuồng mèo mả gà đồng...” (cc 1729-1731) “Mèo mả gà đồng” ám chỉ những mèo hoang, lang thang trong nghĩa địa, sống quanh các mồ mả, gà rừng sống ở ngoài đồng, ý chỉ những người khôngcó nơi ăn, chốn ở đàng hoàng, con gái, đàn bà bất chính...

5/ Mèo và Người: - Người Mèo: Là một trong các sắc dân thiểu số tại vùng thượng dumiền Bắc Việt Nam từ biên giới Trung Cộng xuống gần lưu vực phía bắc sông Gianh, như: Nùng, Thổ, Mán, Lô Lô, Mèo, Khả, Lư, Phủ-nội, Thái, Mường...

- Mèo hai chân

Một người đàn bà tự trang điểm làm cho mình trở nên hấp dẫn để quyến rũ những người đàn ông hiếu sắc, tỏ ra khao khát yêu đương, thích được vuốt ve, âu yếm... thường bị xem như một “con mèo đen” ma mảnh, có sức thu hút kỳ diệu. “Có mèo” hay“theo mèo” là từ ngữ chỉ một người đàn ông có gia đình bị rơi vào vòng tình ái với một người nữ đầy sức quyến rũ. Đây chính là loại “mèo hai chân” Người đàn bà có sức quyến rũ về thể xác và tâm hồn, bằng lòng ăn ở không chính thức với một người đàn ông có gia đình, được gọi là “mèo.”

Nguyên do từ đâu? Về mặt phân tích tâm lý, có thể tạm giải thích bằng những nguyên cớ sau đây: a/ Về cử chỉ và cung cách: “Cô Mèo” thường dịu dàng, ngoan ngoản, thuần phục... như dáng điệu con mèo khi được vuốt ve,âu yếm... mắt nhìn “tình tứ” xuyên suốt, tiếng kêu nhỏ nũng nịu, rên rỉ, khi được vuốt ve, thân hình mềm ra... đây là những yếu tố tâm lý có khả năng lôi cuốn lòng ái dục nơi nam giới... nhất là những người đầy “anh hùng tính,” ưa chiều chuộng... b/ Tính cách hấp dẫn của sự vụng trộm, thầm lén và sự đuổi bắt (mèo-chuột), “mèo” là đối tượng, tuy có thể chiếm hữu, nhưng vẫn không thể sở hữu vô điều kiện như vợ ở nhà được, cho nên vẫn phải cần sự chinh phục... Vợ thì khó mất, vì người vợ chỉ bỏ chồng khi đã cố gắng hết sức mà vô phương cứu chữa. Trái lại, “mèo” thay “kép”, đổi chủ là chuyện có thể xẩy ra trong giây phút và rấtnhanh chóng, nhẹ nhàng! Đây chính là tác động ma quái làm cho nhiều người đàn ông bị hóa thân biến thành con chuột thú vị và tội nghiệp

trước móng vuốt nhung êm của loại mèo hai chân này...Đây là loài mèo không bắt chuột nhưng lại thường gây đổ vỡ cho bao trong gia đình... chẳng may gặp người chồng ưa mèo-mỡ.

6/ Mèo Trong Ngôn Ngữ.-

Hình tượng “mèo” đã xuất hiện trong ngôn ngữ loài người có lẽ vì mèo sống gầngũi với người nhiều hơn các vật khác. Trong các thành ngữ người ta đã nhân cách hoá mèo để qua mèo nói về những hành vi cử chỉ của con người. Chẳng hạn: ”mèo khen mèo dài đuôi” là ám chỉ những người khoe khoang khoác lác về bản thân mình; “mèo nào cắn mĩu nào” ý nói chưa biết ai sẽ thiệt hại trong một cuộc tranh chấp; ”như mèo thấy mỡ” chỉ sự khao khát thèm thuồng biểu lộ rõ rệt của con trai khi thấy con gái đẹp; “mèo mỡ” là từ ngữ chỉ sự ham thích tình dục ngoài hôn nhân...; “trò mèo chuột” chỉ cuộc đuổi bắt, trốn tìm trong đó có sự thiếu sòng phẳng... ”Như Mèo giấu cứt” chỉ sự kín đáo về chuyện riêng tư.

Mèo Mà Chẳng Phải Mèo! Đó là những đồ vật haysinh vật có tên ghép với Mèo. Chẳng hạn: cú Mèo, nấm Mèo, mắt Mèo... Trong tiếng Anh có rất nhiều tiếng ghép với chữ “cat” như: Cat-block (dây kéo neo tàu thủy); Cat-burglar (trộm leo tường); Cat-eyed; Cat-fish; Cat-harpings (thừng buộc buồm với nhau); Cat-head (bộ phận mócneo tàu);Cat-hole (lỗ thả neo); Cat-lap (Rượu nhạt, trà loãng); Catnap (giấc ngủ trưa ngắn)...v...v...

Thành Ngữ có chữ “mèo”:

“Mèo già hóa cáo

Mèo khen mèo dài đuôi

Mèo mù vớ cá rán

Trò mèo chuột

Chuột khóc mèo

Chó treo, mèo đậy

Chó chết, mèo le lưỡi

Mèo mả gà đồng

Nam thực như hổ, nữ thực như miêu

Như mèo thấy mỡ

“Chưa biết mèo nào cắn miểu nào”

Đem chuông đi buộc cổ mèo (Ngụ ngôn Lafontaine “Hội Đồng Chuột”).

Mèo Vạc (địa danh) tên một huyện ở tỉnh Hà Giang, Bắc Việt Nam.

Râu Mèo: một loại dược thảo, còn gọi là “bông bạc” tên khoa học là Orthsiphon Stamineus. Tính mát, vị ngọt (hơi ngọt thôi), có tác dụng: lợi tiểu, giải độc, làm mát huyết,

thông tiểu tiện trong bệnh sỏi túi mật, chữa sốt phát ban, cúm, tê thấp,phù thũng, viêm gan vàng da. Dùng lá, ngọn và hoa khô hãm với nước sôi.Mỗi ngày dùng từ 16 tới 40 gam, hãm trong 1/2 lít nước sôi khoảng 10 phút. Chia làm hai, uống trước bữa ăn 20 hoặc 30 phút, uống nóng.

7/ Một vài tin tưởng dân gian liên quan đến Mèo:

a/.- Mèo đem lại điềm xấu: Mèo lạ đem theo bầy con vào nhà mình là một dấu hiệu rất xấu: dù là chúng chỉ vào nhà mà thôi cũng là một điềm báo trước sự nghèo khó. Tại sao? Người ta giải thích rằng: vì con mèo biết rằng có nhiều chuột đang xâm nhập vào nhà đó để ăn, để cắn làm cho gia đình đó phải tan gia bại sản (out of house and home). Nhà nghèo thường nhiều chuột. Dân gian Việt Nam cũng tin rằng “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang!”.

b/.- Mèo là con vật mà các bà mẹ dùng để dọa trẻ con: “Nếu không đi ngủ mèo sẽ đến tha đi.” Và thường giả làm tiếng mèo kêu “ngao ngao” để hù trẻ không chịu ngủ.

c/.- Mèo linh (Linh miêu): Người Trung Hoa cho rằng, mèo có cặp mắt rất tinh nên nó có thể thấy được các linh hồn trong bóng tối. Tại tỉnh Zhejiang, mèo trắng không bao giờ được nuôi, là vì chúng trèo lên mái nhà vào ban đêm và trộm hết ánh trăng; chúng cũng có thể biến thành những hồn ma tinh quá, tai hại. Chính vì lý do này mà người ta không bao giờ chôn những con mèo chết, sợ chúng sẽ hóa thành những con quỷ. Để bảo đảm sự an toàn, người ta treo xác mèo chết lên cành cây. Tại Đài Loan, hiện nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn thấy những cây có treo từng dãi xác mèo chết lủng lẳng trên các cành...

d/.- Mèo làm người chết sống lại: Ngườita cũng tin rằng, nếu một con mèo, nhất là mèo đen (mèo mực) nhảy ngangqua quan tài (hòm người chết) thi thể sẽ sống lại và trở thành quỷ ám ảnh trong vùng...Dân gian Việt Nam thường gọi hiện tượng này là “quỷ nhập tràng.” Để trừ “quỷ nhập tràng” ngoài việc tìm cách ngăn chặn mèo ngảy qua cơ thể người mới chết, người ta còn để một con dao phay dưới gối người chết. Hiện tượng mèo mực nhảy qua xác người mới chết làm cho xác đứng bật dậy được một số người giải thích bằng hấp lực của điện từ nơi mèo và nơi người. Mèo mực được xem là có điện từ mạnh có thể hút làm xác chết chuyển động. Do đó, con dao là vật bằng thép sẽ thu hết từ điện mà cơ thể mèo phát ra để không còn sức tác dụng vào người chết(?). Tại Âu, Mỹ, con mèo mực thường đi đôi với các mụ phù thủy hung ác. Nó là tay sai của phù thủy.

e/.- Mèo mực đối với Người Ai Cập và Người Anh Cát Lợi.- Tại Ai Cập, từ xưa, tất cả các loại mèo đều rất được quí trọng, nhất là mèomực. Mèo lông đen tuyền được xem là biểu tượng thiêng liêng của Chúa JSIS qua huyền thoại kể rằng: mèo mực là tướng tinh của nàng BEST ái nữ cưng quý của JSIS. Nếu ai vô tình giết chết một con mèo bị coi như xúc phạm đến sự thiêng liêng cao quý, kẻ đó phải đền tội, bị phạt khổ hình cho đến khi tắt thở. Người Ai Cập tin rằng gặp được mèo mực ở bất cứ nơinào họ đều được may mắn. Khi được mèo đen đem nhau đến cho, họ tưởng hư sống thêm trăm tuổi. Người Ai Cập lấy nhau mèo sấy khô trộn với trầmhương đem đến nghĩa địa Mèo và dâng cúng trước bàn thờ của BEST. Nhau mèo sẽ đem lại cho họ sự may mắn về tiền bạc và tình ái. Chuyện nhau mèođem lại giầu sang cũng được một số ít người Việt tin là có thật. Trái với người Ai Cập, người Anh Cát Lợi xem mèo mực là điềm xui xẻo. Họ cho rằng mèo mực là biểu tượng của ác độc nham hiểm vì nó là phù thủy hóa thân. Quan niệm này có từ thời trung cổ, nhưng ngày nay nhiều người vẫn ghê sợ mèo đen. Người ta đã truyền tụng câu chuyện ở tỉnh Lincolshire kể rằng có hai cha con một nhà nọ thấy một con mèo đen to lớn và kỳ dị, cho đó là mụ phù thủy độc ác hóa ra, liền hô hoán mọi người giết chết nó. Quả nhiên sau khi mèo bị đập chết, mụ phù thủy hung tợn đã hiện nguyên hình mắt lộ như mắt mèo, răng nanh nhọn hoắt...

f/.- Mèo Tam Thể đem lại may mắn, thịnh vượng Nói tóm lại, từ xưa nhiều người đã tin rằng loài mèo có một năng lực quỷ quái (demoniac), biến hóa (demonic). Loài người đã thuần hóa Mèo và nuôi trong nhà, lúc đầu có lẽ là nhằm mụcđích dùng vào việc bắt chuột, dần dần vì “tính tình dễ thương” mèo được xem như bạn, được nuông chiều... và từ đó nhiều người nuôi mèo để cho có bạn những lúc cô quạnh. Mèo dễ thương, hiền lành nhưng bản chất của mèo thuộc loài ăn thịt nên khi mèo tức giận thì móng sắc vuốt nhọn sẽ dương ra. Cho nên chơi với mèo, nên nhớ lời nhắn nhủ của thi sĩ Jane Taylor trong bài thơ “I Like Little Pussy”: “I like little Pussy, her coat is so warm, And if I don't hurt her, she'll do no harm.” Trong cuộc sống chắc loại mèo nào cũng như thế chỉ hiền với người tử tế... Chuyện Mèo thì nói mấy cho vừa, cho nên một vài điều bàn bạc tổng quát để quý vị đọc cho vui nhân đầu năm Mão.

(hết)

Mão: Mèo hay thỏ?

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ - http://tgpsaigon.net

Posted ImageTrên trang web của wikipedia người ta viết: “Dựa vào nghiên cứu ngữ âm học lịch sử,… đã chứng minh rất thuyết phục rằng tên 12 con giáp thuộc "tác quyền" của người Việt cổ”. “Khi được du nhập vào Trung Quốc, qua nhiều lần biến cải, những con giáp này vừa biến dạng cả chữ viết và hình tượng, cùng với ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa làm cho mất dần đi nguồn gốc ban đầu của nó.” [1] Có phải như vậy không?

Trước khi giải thích rõ, chúng ta xem thử truyện thần thoại:

Truyển kể: Năm nọ, Ngọc Vương mừng sinh nhật, ra lệnh tất cả động vật phải đến chúc thọ, và quyết định 12 thứ động vật đến chúc thọ trước sẽ là 12 vệ sĩ canh đường lên thiên đình, sẽ luân phiên trực theo năm.

Lúc đó chuột và mèo là láng giềng với nhau. Mèo ỷ mình to lớn hơn nên thường ăn hiếp chuột, chuột oán giận mà không dám nói. Mèo lại ham ngủ. Khi được lệnh của Ngọc Vương, mèo nói với chuột, nếu đi chúc thọ thì gọi mèo dậy cùng đi, chuột giả vờ đồng ý. Để trả thù, sáng sớm ngày mùng chín tháng Giêng, chuột âm thầm xuất phát. Chuột khởi hành rất sớm, chạy cũng rất nhanh, nhưng khi đến bờ sông to lớn, nước chảy cuồn cuộn, không tài nào qua sông được. Chuột buồn rầu ngồi bên bờ sông, một hồi, trâu cũng đi rất sớm, từ từ tiến về bờ sông, chờ khi trâu xuống nước, chuột nhanh chóng chui vào tai trâu. Bình thường trâu rất tốt bụng, thích giúp người khác, nên không quan tâm. Sau khi qua sông, chuột thấy nằm trong tai trâu rất thoải mái, lại không tốn sức, nên nằm lì đó luôn. Chiều, đến cổng Ngọc Vương, trâu định vào cổng, bất ngờ, chuột chui ra khỏi tai trâu và nhảy đến trước mặt Ngọc Vương. Như thế, chuột là thứ nhất, trâu chỉ được vị trí thứ nhì, rồi kế đó hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, cừu, khỉ, gà, chó cũng lần lượt đến. Heo đến cuối cùng, đứng thứ 12. Ngọc Vương theo thứ tự phong cho mỗi con vật phiên trực một năm. Như thế 12 con giáp được quyết định. Sáng sớm ngày mùng 10 tháng Giêng mèo mới thức dậy, lập tức lên đường. Trên đường đi vắng tanh, không có ai, mèo rất mừng, tưởng những động vật khác chưa xuất phát. Đến cổng Ngọc Vương, mèo vừa gõ cửa vừa kêu lớn tiếng: “Tâu Ngọc Vương, mèo đến rồi.” Vệ sĩ mới cười mèo và nói: “Con mèo ngu và mê ngủ kia, ngươi đến trễ một ngày rồi”. Mèo tức giận cùng cực và thề ăn thịt con chuột [2].

Đó là thần thoại. Trong sách sử thì khác.

Thời xa xưa bên Trung Quốc, chưa có lịch pháp, sau dùng thiên can địa chi để tính giờ, ngày, tháng, năm. Sáng chế thiên can địa chi cũng như những con số của Ả Rập, hay là ngôi vị dùng để đếm và định hướng, chúng hoàn toàn không có ý nghĩa, dù sau này có người cố gán thêm ý nghĩa cho chúng.

10 thiên can là : Giáp (甲), ất (乙), bính (丙), đinh (丁), mậu (戊), kỷ (己), canh (庚), tân (辛), nhâm (壬), quý (癸).

12 địa chi là: Tý (子, còn đọc tử, là ngôi đầu của 12 con giáp) , sửu (丑), dần (寅), mão (卯, còn đọc là mẹo), thìn (辰), tỵ (巳), ngọ (午), mùi (未), thân (申), dậu (酉), tuất (戌), hợi (亥).

Thiên can địa chi liên quan đến thuyết âm dương và ngũ hành. Dương can là giáp, bính, mậu, canh, nhâm. Âm can là ất, đinh, kỷ, tân, quý. Còn dương chi là tý (tử), dần, thìn, ngọ, thân, tuất. Âm chi là sửu, mão (mẹo), tỵ, mùi, dậu, hợi (xem H.1)

Posted ImageH.1: Thiên can địa chi liên quan đến thuyết âm dương

Quan hệ giữa địa chi và phương vị ngũ hành:

Tý (tự, chuột) thuộc dương thuỷ, phương Bắc; Sửu (trâu) thuộc âm thổ, phương Trung (giữa); Dần (hổ) thuộc dương mộc, phương Đông; Mão (mẹo, thỏ) thuộc âm mộc, phương Đông; Thìn (rồng), thuộc dương thổ, phương Trung (giữa); Tỵ (rắn) thuộc âm hoả, phương Nam; Ngọ (ngưa) thuộc dương hoả, phương Nam; Mùi (cừu) thuộc âm thổ, phương Trung (giữa); Thân (khỉ) thuộc dương kim, phương Tây; Dậu (gà) thuộc âm kim, phương Tây; Tuất (chó) thuộc dương thổ, phương Trung (giữa); Hợi (heo) thuộc âm thuỷ, phương Bắc (x. H.2)

Posted ImageH.2: Quan hệ giữa 12 địa chi và phương vị ngũ hành.

Theo truyền thuyết, 2700 TCN, Hoàng đế Hiên Viên, tổ tiên dân tộc Hoa ra lệnh cho Nạo Thị [3] xem xét khí thế của trời đất, nghiên cứu ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ), rồi sáng chế ra thiên can địa chi, phối hợp thành 60 giáp tử làm ký hiệu của niên lịch. Nạo Thị phân chia giáp, ất là mộc; bính, đinh là hoả; mậu, kỷ là thổ; canh, tân là kim; nhâm, quý là thuỷ (x. H.3). Rồi ông cũng chia loại cho địa chi. Dần, mão thuộc mộc; tỵ, ngọ thuộc hoả; tân, dậu thuộc kim; hợi, tử thuộc thuỷ; thìn, tuất, sửu, mùi thuộc thổ (x. H.4)

Posted ImageH.3: 10 Thiên can và Ngũ hành

Posted ImageH.4:12 Địa chi và Ngũ hành

Người xưa còn vận dụng thiên can địa chi cho bản đồ, phương vị và thời gian. Họ sắp xếp 10 thiên can thành hình tròn, 12 địa chi thành hình vuông, cho nên sau này có thuyết trời tròn đất vuông (x. H.5)

Posted ImageH.5: Chu kỳ đồ thị của thập Thiên can và thập nhị Địa chi

12 địa chi là ký hiệu chỉ thứ tự. Tử không có nghĩa là chuột, sửu không có nghĩa là trâu, dần không có nghĩa là hổ,… Vì 12 địa chi tương ứng có 12 con giáp, người Việt hầu như cứ tưởng là 12 địa chi là 12 con giáp, chỉ vì 12 địa chi tương ứng 12 con giáp là:

Địa chi TÝ(TỦ) SỬU DẦN MÃO THÌN TỴ NGỌ MÙI THÂN DẬU TUẤT HỢI

Con giáp CHUỘT TRÂU HỔ MÈO

(THỎ) RỒNG RẮN NGỰA DÊ

(CỪU) KHỈ GÀ CHÓ HEO

Thời xưa, tại trung nguyên Trung Quốc chỉ dùng can chi để tính năm, nhưng những dân tộc thiểu số tây bắc Trung Quốc thì dùng tên các con vật để ghi năm. Đường Thư [4] có ghi: “Nước Hiệt Kiết Tư [5] dùng tên 12 con vật để ghi năm, như năm dần thì gọi là năm hổ”. Và Tống Sử [6] (Thổ Phồn truyện) cũng nói rõ thủ lãnh Thổ Phồn [7] khi ghi chép thì dùng động vật để ghi năm. Sau này Trung Quốc giao lưu với các dân tộc thiểu số này nhiều, hai cách ghi năm dung hoà với nhau, trở thành vừa có can chi, vừa có con giáp như hiện nay [8].

Văn hoá Việt Nam và Trung Hoa rất gần nhau. Hai nước đều có 12 địa chi và 12 con giáp. Nhưng 12 con giáp lại có khác biệt, Việt Nam không có con thỏ, mà có con mèo. Tại sao có những khác biệt đó, cần phải có thời gian nghiên cứu. Có người cho rằng khi âm lịch du nhập Việt Nam, chữ mão còn đọc là mẹo, âm đọc chữ mẹo gần giống chữ mèo, người Việt thường hiểu lầm tên gọi địa chi là tên con giáp, nên hiểu là mèo. Còn có người nói là khi đó Việt Nam chưa có thỏ, nên dùng mèo thay thế.

Nhiều dân tộc Đông Á và Đông Âu sử dụng 12 con giáp để chỉ năm [9]:

*****************

12 Trung Hoa Cổ

Địa Việt Bulgary Nhật Ấn Độ Ai Cập Cổ

chi Nam Hungary Hy Lạp Babylon

Turkestan

TÝ Chuột Chuột Chuột Chuột Trâu đực Mèo

SỬU Trâu Bò Trâu Trâu Dê /cừu Chó

DẦN Hổ Hổ Hổ Sư tử Sư tử /vượn Rắn

MÃO Mèo Thỏ Thỏ Thỏ Lừa Bọ hung

THÌN Rồng Rồng Rồng Rồng Cua Lừa

TỴ Rắn Rắn Rắn Rắn nāga Rắn Sư tử

NGỌ Ngựa Ngựa Ngựa Ngựa Chó Dê đực

MÙI Dê Cừu Cừu Cừu Chuột/mèo Trâu đực

THÂN Khỉ Khỉ Khỉ Khỉ macác Cá sấu Chim cắt

DẬU Gà Gà Gà Gà Hồng hạc Khỉ

TUẤT Chó Chó Chó Chó Vượn/sư tử Hồng hạc

HỢI Lợn Lợn rừng Lợn rừng Lợn / Voi Chim ưng Cá sấu

*****************

Việt Nam lấy con mèo chỉ chi Mão, theo âm dương thì không đúng lắm, nhưng cũng có ý nghĩa. Vì mèo là động vật hữu nhủ, ăn thịt, sống từ 14 - 20 năm tuỳ theo sức khỏe và sự chăm sóc tốt của con người, có loại không đuôi và có đuôi; bộ lông một màu (nếu đen thì còn gọi là mèo mun) hay nhiều màu; nếu có ba màu thì gọi là mèo tam thể,... Mèo cũng “sáng dạ” nhờ con người luyện tập mà mèo có thể làm các động tác làm xiếc đơn giản và giật nước nhà vệ sinh, mở tay nắm cửa,…

Mèo tượng trưng cho những người ăn nói nhẹ nhàng, nhiều tài năng, nhiều tham vọng và sẽ thành công trên con đường học vấn. Người tuổi mão có tinh thần mềm dẻo, tính kiên nhẫn và biết chờ thời cơ trước khi hành động. Giờ mão bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ sáng “khi mèo bắt đầu đi kiếm ăn.” [10]

Theo Wikipedia thì mèo hay đúng hơn là “mèo nhà” là con vật sống chung đụng, gần gủi với loài người. Với tài bắt chuột, làm xiếc; với bộ dạng nhanh nhẹn, yễu điệu, gương mặt đáng yêu; nhờ tiếng kêu nhỏ nhẹ, nũng nịu “meo, meo”.

Có rất nhiều tục ngữ và ca dao nói về mèo, như:

- “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu”.

- “Chó giữ nhà, mèo bắt chuột”.

- “Không biết mèo nào cắn miêu nào”.

- “Chó treo, mèo đậy”.

- “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”.

Tóm lại: Việc ghép 12 địa chi với 12 con giáp là sự pha trộn giữa các nền văn hóa mà nguồn gốc cho tới nay chưa được sáng tỏ.

Một số tác giả cho đó là việc ghép của thú lịch (lịch động vật) của các dân tộc thiểu số tại tây bắc Trung Quốc với 12 địa chi trong nông lịch.

Một số tác giả Việt Nam như Lê Mạnh Thát, Nguyễn Thiếu Dũng thì lại cố gắng chứng minh nguồn gốc của “can chi” có từ nền văn minh Bách Việt. Gần đây, nhà ngôn ngữ Nguyễn Cung Thông đã cho rằng nguồn gốc tên 12 con giáp xuất phát từ người Việt cổ.

Tuy nhiên, luận theo các tài liệu cổ của Trung Hoa như Luận Hành (Q.14 và 66) của Vương Sung (王充, 27-97) thì 12 con giáp hoàn chỉnh phải có ít nhất là từ thời Đông Hán và căn cứ theo Bắc Sử (Vũ Văn Hộ pháp), Đường Thư (đoạn viết về nước Hiệt Kiết Tư), Tống sử (Thổ Phồn truyện) thì việc dùng 12 con vật để tính toán năm, tháng, ngày, giờ đã được sử dụng trong số các dân tộc thiểu số Trung Quốc.

Năm Mão sắp đến, khi xem sơ qua thiên can địa chi và con giáp, chúng ta thấy con giáp không phải phát minh của Trung Hoa hay Việt Nam, mà là các dân tộc thiểu số ở tây bắc Trung Quốc. Văn hoá thế giới qua giao lưu mà ảnh hưởng với nhau, cho thấy loài người cả thế giới vẫn là anh em một nhà.

Chúc mọi người năm Mão phát huy được tài năng của mình, mà thành công trong mọi lãnh vực, đặc biệt là trong lãnh vực truyền giảng Phúc Âm.

*****************

Ghi chú:

[1] http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0%E1%BB%9Di_hai_con_gi%C3%A1p

[2] http://zh.wikipedia.org/zh/%E7%94%9F%E8%82%96

[3] Nạo Thị có lẽ không phải là một người, mà là một nhóm người ở chức vụ soạn lịch, hiểu biết về âm dương và ngũ hành.

[4] Sách do Lưu Hu (劉昫) chủ biên, được viết từ năm 941 - 945, gồm 200 quyển, bao quát một số sự kiện chính từ Đường Cao Tổ tới Đường Ai Đế (từ 618-907). Bên cạnh đó còn cung cấp một số tài liệu về các dân tộc ngoài Trung Hoa khi đó như Khiết Đan, Thổ Phồn, Đột Quyết, Hồi Hột và Tây Tạng. Đường thư được coi là một kiệt tác lịch sử trong “Nhị thập tứ sử”.

[5] Hiện nay là Kyrgyzstan, quốc gia vùng Trung Á, giáp với phía tây Tân Cương, Trung Quốc.

[6] Tống sử (宋史): Một bộ sử trong Nhị thập tứ sử của Trung Hoa. Sách này kể lịch sử thời nhà Tống (Bắc Tống và Nam Tống); sách do Thoát Thoát biên soạn hoàn thành năm 1345.

[7] Thổ Phồn (hay Thổ Phiên 吐蕃hoặc Thổ Phiền吐藩) là tên mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc từng thống trị Tây Tạng. Vương quốc này khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa suốt từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 9. Nay là Tân Cương thuộc Trung Quốc.

[8] http://zh.wikipedia.org/zh/%E7%94%9F%E8%82%96.

[9] Tổng hợp từ: http://www.petruskylhp.org/concho.htm; http://japanest.com/forum/showthread.php?t=5210&page=1; http://why.vn2z.net/linh-vuc-khac/742-vi-sao-la-12-con-giap

[10] http://japanest.com/forum/showthread.php?t=11864&pagenumber=

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHÚ MÈO ĐI HIA

CHARLES PERRAULT - 1697

Nguyên tác: Le Chat Botté của Charles Perrault

Nguồn: Perrault, Les Plus Beaux Contes (Editions Lito)

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

http://tambut.wordpress.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan Hệ Giữa Người Và Mèo Qua Lịch Sử Ở Vài Nơi Trên Thế Giới

Posted Image

Con Mèo - MAU

EGYPTIAN Cat

Mèo là con vật được nuôi trong nhà chỉ có gần 5000 năm nay. Do đó nó được xem là một trong những gia-súc được thuần-hoá cận-đại nhất sau con thỏ ở các xứ như PERSE (IRAN hiện nay) và EGYPTE (AI CẬP).

Ở Ai Cập, bên trong các lăng tẩm của các Pharaons (Pharaohs) có khắc hình con mèo. Mèo được nuôi để bắt chuột ăn thóc lúa trong các kho, phá hoại mùa màng và để săn đuổi rắn.

Mèo còn là một trong những con thú biểu tượng cho nền văn minh Ai Cập. Nữ thần BASTET đầu mèo là nữ thần của tình yêu và gia-đình. Trong mỗi gia-đình đều có nuôi mèo và khi có một con mèo chết thì gia-đình để tang bằng cách cạo lông mày. Có khi vì mèo mà dân Ai Cập thà chịu bại trận còn hơn là phải giết mèo khi đánh nhau. Lịch sử thuật lại khi CAMBYSE, vua xứ PERSE, tấn công thành PELUSE của Ai Cập, ở phía đông châu-thổ sông NIL, đã nghĩ ra một mưu kế là dùng mèo làm tấm khiên. Mỗi người lính mang một con mèo trước ngực và quân Ai Cập đã bỏ thành đầu hàng vì sợ phải sát hại nữ thần tình yêu.

Nhưng sự tôn thờ và thần thánh hoá con mèo đã dẫn đến sự cấm chỉ giao thương với các xứ “man rợ” ngược đãi con mèo, và cũng đã làm cho nước Ai Cập đi đến chỗ lụn bại vì sự trao đổi mậu dịch với các nước chung quanh không còn nữa. Người Ai Cập gọi con mèo là MAU, tương tợ như khi ta hay Tàu kêu con mèo là MÃO, cách đọc giống như thế.

Ở Châu Âu thì ngược lại, các nền văn minh Hi Lạp và La Mã xem mèo như một gia-súc có ích nhưng không thân thiện lắm, nhiều nơi còn khinh-bỉ con mèo. Tệ hại nhất là cuối thế-kỷ thứ XII, con mèo bị coi như là ma quỉ, hóa thân thành mụ phù-thủy và còn tượng trưng cho tội lỗi. Một số tập-tục dã man xuất hiện, như ở Pháp, ngay cả tại Paris,vào ngày lễ thánh JEAN (27 Decembre), dân chúng có tục lệ đốt một đống lửa thật to và họ quăng mèo vào lửa thiêu sống. Sau đó, vua Louis thứ 14 đã cấm chỉ trò chơi dã man nầy. Vào thời đó, ở vùng FLANDRES, giữa Bĩ và Pháp có tục lệ ném mèo từ trên một cái tháp cao xuống đất và bên dưới mọi người xúm nhau dùng gậy đập chết con mèo để xả xui. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, dân Paris quá đói nên người ta có món « xi-vê » mèo thay vì « xi-vê » thỏ.

Hiện nay mèo là con thú được mến chuộng và nuôi làm bạn nhiều nhất ở nước Pháp.

TRẦN HỮU- CHÍ

Xuân Tân Mão 2011

khoahocsaigonds.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay