Lãn Miên

Thời Giờ

8 bài viết trong chủ đề này

Ngày đầu Xuân Tân Mão khai bút viết bài

Thời Giờ

Ngày xưa cách nay 400 năm, người Việt gọi cái Thời phải sống chung với lắm cái gian là “Thời Gian”.

Tôi cứ vào cái “ ngàn năm “Bia Miệng” vẫn còn trơ trơ” của người Việt Nam để viết bài này chứ không cứ vào cái “bia mồm” của thiên hạ. Vì người Việt Nam đã nói rằng “Mặc ai nói ngả nói nghiêng, Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Trơ Trơ=Trôi Trôi= Trời Trời= Thời Thời=Đời Đời.

Người nông dân Việt Nam là người đầu tiên làm ra nền “Văn minh Lúa nước” đầu tiên cho nhân loại. Mọi khái niệm trừu tượng, người nông dân của nền “văn minh lúa nước” đều lấy tên những vật cụ thể mình mắt thấy tay sờ để đặt thành tên khái niệm. Vỏ là cái bao bọc tất cả những gì bên trong nó, bao bọc lâu gọi là “ấp ủ”. (Ai là người gọi mẹ là U đầu tiên và đến nay vẫn gọi?). Cái “VỎ bao la ấp Ủ hết thảy trong nó”, người Việt đã lướt thành “VỎ ấp Ủ”, rồi lướt nữa thành VŨ, là khái niệm để chỉ Bầu không gian. Người Việt cổ đại làm “nông nghiệp trồng trọt” là đã văn minh, biết rõ Trời luôn luôn ấp ủ một cái gọi là Thời. “Trời ấp Ủ”, người Việt lướt thành Trụ, là khái niệm để chỉ Thời. Chữ nho của người Việt viết là VŨ TRỤ 宇 宙, nghĩa là “không gian và thời gian”.

Người nông dân Việt Nam vẫn nói “Thời Giờ là vàng bạc”.

Người Việt cổ đại tính thời giờ căn cứ Trời. Vì Trời luôn Trôi trong dòng Thời cũng như Tuổi luôn Trôi trong dòng Đời.

Có Trời mới có Thời, có Thời mới có những khoảng Giữa của ngày đêm. Những khoảng Giữa để đo Thời đó người Việt chia ra gọi là khoảng Giữa Chờ vì nó đang chờ cho Thời đang Trôi đi. Giữa Chờ đã lướt thành Giờ. Vì Thời có trước là do Trời làm ra, còn Giờ có sau do người đặt ra, nên cái khái niệm Thời để dùng cho người khi tính toàn làm ăn, gọi bằng từ ghép Thời Giờ. Hai khái niệm Thời và Thời Giờ là hai khái niệm khác nhau trong tư duy Việt, Thời là của Trời, Thời Giờ là của người làm việc ( Nhưng Thời Giờ = Thai Mờ = “Time” cho thấy tư duy người Việt luôn đi đầu, vì tư duy tạo ra ngôn ngữ, ngôn ngữ lại là công cụ để tư duy. Chỉ mới một từ Thời Giờ này đã cho thấy người Việt cổ đại đã tiên đoán “hội nhập Đông Tây” như đang diến ra ngày nay. Cũng như “Không” tiếng Việt cố ở dòng Cả vùng Bản Cũ nói là “Nỏ”, tiếng Anh viết “No” đọc là “Nâu”).

Thời của Trăng là Thời Trăng, lướt thành Tháng. Người Việt là người đầu tiên làm ra Lịch Trăng dùng cho nông nghiệp, “ nhà Nông dùng Lịch ấy” lướt thành “Nông Lịch”. Từ “Lịch” cũng do lướt mà ra. Theo tư duy của người Việt thì Trôi là cách đi của Trời, cũng như dân Việt của văn minh lúa nước nói Lội là cách đi của Người (Lội bước, Lội bộ, có Lội mới tìm ra được Lối là hướng tư duy, và làm ra được Lộ là cái phương tiện cụ thể để đi). Thời mà người đ lấy để dùng cho tính toán thì nó cũng phải đi theo cách đi của người, tức nó cũng phải “Lội chầm chậm như Dịch từng bước”, lướt thành Lội Dịch, lướt nữa thành Lịch. Thời đã Qua lướt thành Thời Qua, lướt nữa thành Thưở. “ Thưở trời đất nổi cơn gió bụi…”. Người nông dân Việt hiểu “Thời Giờ là vàng bạc” vì phải luôn luôn nắm bắt cái mà Thời nó Tiết ra gọi là Thời Tiết để mà làm cho kịp mùa vụ.

Từ khi người Việt sáng tạo ra Thuyết Âm Dương Ngũ Hành, để lại cho nhân loại phát minh ấy, ghi trên một cái Bằng là cặp “Bánh Dấy Trên Trốc Bánh Chưng” tức Dầy/Chưng, mà Tôi gọi là cái Bằng Vô Ngôn, chẳng nói năng gì, nhưng là khi người Việt đã tiên đoán cho nhân loại biết rằng: Thiên niên kỷ thứ 3 là Thiên niên kỷ con Người (=Ngôn) hiểu biết tường tận Vũ trụ (=Vô). (Đó là khẳng định của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương tại Hội thảo quốc tế đầu tiên về Việt Nam học do Đại Tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì tại Hà Nội năm 1998). Nếu không hiểu minh triết Dầy/Chưng của người Việt thì Chưng sẽ thành Chẳng=0=zero và Dầy sẽ thành Dóc=0=zero. Muốn tránh được hậu quả đó thì phải bằng Người=Ngôn=Đối Thoại, để giữ được trái đất Xanh (cái bánh Chưng) và bầu trời Sạch (cái bánh Dầy). Nếu không thì tất cả sẽ Sạch Sành Sanh=0.Cái bánh Chưng Vuông là Đất phải Xanh để giữ cho cái bánh Dầy là Trời ở Trên được Sạch và Vững như Vuông, vì ở Vuông loài người đã có luật Lạc Hồng=Luật Rộng nhưng rất Nền Nếp( cái Nền bằng Nếp của bánh Chưng), vì Luật đó đã qua Luộc bánh , nên nó là Luộc Chín=Luật Chính. Dân tộc Việt Nam ngót vạn năm trước đã biết tế Thần bằng thực phẩm Chín là đã văn minh đến nhường nào rồi.( Chẳng thế mà chuyện cổ tich Việt Nam nói ,Vua Hùng đòi dâng cho Vua phải là “ voi Chín ngà, gà Chín cựa, ngựa Chín hồng mao” tức phải bằng sản phẩm của cái lao động Chính đáng của mình, chứ không phải là của ăn cướp của người khác, không phải là của “đạo văn” hay của “tầm chương trích cú”).

Người Việt Nam đã xưng mình là Việt từ thuở khai thiên lập địa. Tư tưởng Việt là tư tưởng văn minh đầu tiên của nhân loại, nảy sinh được do nền văn minh “nông nghiệp trồng trọt” xuất hiện đầu tiên trên thế giới ở Vuông đất ĐNÁ. (Chứ không phải từ nền “văn minh du mục”). “Trồng” mới là thuận “Trời”, bởi nó Vững mãi, như cấu thành ngữ của người Việt “Đứng như Trời Trồng”, chứ “Du” chỉ dẫn đến Mục, như những khái niệm “du côn”, “du đãng” trong ngôn ngữ Việt. Nền văn minh “nông nghiệp trồng trọt” trải qua hàng vạn năm , dẫn đến nền “văn minh lúa nước”. Duy nhất trên thế giới này chỉ có người Việt Nam gọi xứ sở mình là Nước.Vì người Việt Nam vẫn giữ nguyên cái Bằng Vô Ngôn=(lướt)=Bổn, do họ là hậu duệ đích tôn của tộc Việt cổ đại đã sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch. (Ở Việt Nam có biết bao nhiêu là chùa Ông Bổn). Nền văn minh “nông nghiệp lúa nước” của người Việt cổ đại trải ngót vạn năm là nền Văn minh Văn Lang Lạc Việt hiến cho nhân loại , nên người Việt gọi là Văn Hiến.Câu thơ của Vua Minh Mạng đề ở điện Thái Hòa: “Văn hiến thiên niên quốc. Xa thư vạn lý đồ. Hồng Bàng khai tịch hậu. Nam phục nhất Đường Ngu”, Tôi dịch là: “ Nước Văn hiến ngót vạn năm. Tinh hoa trải rộng khắp vùng gần xa. Hồng Bang xưa lập quốc gia. Dân Nam mở mặt con nhà Thuấn, Nghiêu”. Văn minh Văn Lang Lạc Việt đã từng rực rỡ 5000 năm trước ở bờ nam sông Dương Tử.

Tư tưởng của người Việt cổ đại là tư tưởng văn minh sớm nhất của nhân loại, thể hiện ở Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch của người Lạc Việt. Văn minh Văn Lang là “Người Ta là hoa của đất”, thể hiện trong tư duy ngôn ngữ của người Việt như sau:

Mẹ=Máu=Mạng(cũng là internet)=Mắt=Bắt=Biết=VIỆT=Viết=Biệt=Bút=Bụt=”Bít”=Bè=Bánh=Xanh=Mạnh=Minh=Mênh Mông=Mãi Mãi=Mẹ. Đó là cái BẦU bao la mà người Lạc Việt đã vẽ ra, là cái “Bầu biểu tượng Âm Dương”. Tư duy ngôn ngữ kiểu đó là theo trình tự hệ quả, logic Nhân-Quả: Có Mẹ mới có Máu, có Máu mới có Mạng, có Mạng mới có Mắt, có Mắt mới nắm Bắt, có Bắt mới có Biết, có Biết mới là người VIỆT, có Việt mới biết Viết, có biết Viết mới biết phân Biệt, có biết phân biệt mới thành cây Bút (trên mảnh đất Việt Nam chỗ nào mà chẳng có tháp bút), cây Bút chứa nặng tri thức thì thành Bụt, (Bút Viết mang nặng tri thức thì thành Bụt Việt, chuyện cổ tích nào của người Việt Nam mà chẳng có Bụt),nhưng Bụt chỉ là cái “Bit” của công nghệ thông tin ngày nay, sáng tạo ra mọi văn minh cho nhân loại tương lai, mà người Việt đã có cái “bít” ấy từ thời cổ đại ở hệ đếm nhị phân của người Lạc Việt với con số Mô/Một=0/1, nếu không thì làm sao có được “nhị nguyên sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh 64 quẻ dịch”), có “Bit” của công nghệ thông tin mới giúp nhân loại xích lại gần nhau kết thành cái Bè, cái Bè ấy mới thành cái Bánh chưng xanh , cái Bánh chưng là biểu tượng mong trái đất Xanh, trái đất có Xanh mới thành Mạnh, có Mạnh mới hiểu cái Minh của minh triết, cái Minh triết mới là Mênh Mông, cái Mênh Mông lại là như lòng Mẹ, chỉ có Mẹ mới còn Mãi Mãi, đó là cái đạo Mẫu của người Việt cổ đại (đã có ở người Việt Nam hàng ngót vạn năm trước Phật Giáo). Cùng khi với thờ Mẫu, người Việt Nam còn thờ Thần, Thần là ông tượng trưng tính nhân bản của người Việt, vì “Thần” là từ lướt của “ Thầy Thấy Dân” =(lướt)=Thần,( đâu phải ai cũng thấy được ở dân là muôn trí tuệ, câu của Hồ Chí Minh: “ Dễ trăm lần không dân, cũng chịu. Khó trăm lần, dân liệu cũng xong”); Và thờ Thánh, Thánh là ông tượng trưng cho đức tính người Việt luôn ngưỡng mộ tinh hoa của mọi dân tộc, “Thánh” là từ lướt “Thấy Thật Thành Mạnh”=(lướt)=Thánh. Bởi vậy một cá nhân nhưng là kết tinh tiêu biểu cho tinh hoa của bất cứ dân tộc nào, người Việt Nam đều tôn là Thánh: Thánh Khổng Tử, Thánh Găng Đi, Thánh Trần Hưng Đạo.

Chữ viết của người Việt xuất hiện từ thời cổ đại cũng theo qui luật chu kỳ Trôi của Trời : chữ tượng hình (có di tích) rồi đến chữ ký âm (chữ Nòng-Nọc. Thưở dùng chữ Nòng-Nọc, người Việt đã đánh vần y như ta đánh vần bây giờ, ví dụ : “Mẹ Âu Mâu Là Mẫu”. Bởi vậy chuyện cổ tích người Việt có mẹ Âu, bố Cơ ở dòng sông Cả, do tư duy đạo Mẫu nên ngôn ngữ Việt có kết cấu “ Mẹ Cha”, “Vợ Chồng”, nên “Âu Cơ” là “mẹ Âu, bố Cơ”, người Việt là người biết nói câu “Lady First” đầu tiên của nhân loại, và đã tiên đoán “hội nhập toàn cầu” vì người Việt cổ đại đã từng có mẹ Âu), rồi đến chữ tượng hình (chữ nho), rồi lại đến chữ ký âm (như ta dùng ngày nay). Cũng theo tư duy ngôn ngữ của người Việt, có:

Việt=Phiệt=Phật. Thời Đông Tấn (trước công nguyên), ông Hứa Thận trong sách “Thuyết văn giải tự” đã giải thích: Việt=Vương Phiệt, mà trong tư duy ngôn ngữ của người Việt Nam thì “Vương Phiệt”= “Vùng đất Phát triển minh Triết”.

Do đạo Mẫu của người Việt Nam có trước Phật Giáo nên khi đi đền chùa niệm Thần, Thánh hay Phật, câu niệm thầm đầu tiên vẫn là, như thứ tự các chữ sau:

“Nam (1) Mô (2) Hương (3) Vân (4) Cái (5) Bồ (6) Tát (7)”!

Nghĩa là: Người Việt Nam (1) khi Mở (2) Làng (3) vẫn Nói (4) tiếng Mẹ (5) đẻ nguyện giữ cái Bổn (6) để mà Phát (7) triển mãi mãi.

(4): “Vân” nghĩa là “nói”, nay hay dùng trong văn viết là “vân vân”. Người dòng Cả vẫn nói là “ Van” ví dụ: “ Ai van chi rứa hầy”. Người Lưỡng Quảng tức Quảng Tây, Quảng Đông nói là “Và”, đó là tiếng Pạc Và= Bạch Thoại.

(6) “Bổn” tức cái Bằng Vô Ngôn, là minh triết thể hiện qua biểu tượng cặp “bánh Dầy trên trốc bánh Chưng”, Dầy/Chưng=Vô/Ngôn=Trời/Người.

Tư tưởng của văn minh Văn Lang là: NGƯỜI TA HOA CỦA ĐẤT, câu đó chính là 5 chữ của tư duy ngôn ngữ của người Việt Nam là:

VIỆT=HIỆT=HIỆP=HÒA=HOA , thể hiện bằng 5 chữ nho của người Việt là:

Việt 越 = Dẫn đầu tư tưởng,

Hiệt 黠 = Tài giỏi xuất chúng,

Hiệp 協 = Đoàn kết giúp nhau,

Hòa 和 = Sống lành như lúa,

Hoa 華 = Tinh hoa nhân loại.

Đó là 20 chữ vàng (không hề đồng âm đồng chữ ) mà người Lạc Việt đã có từ cổ đại. Chính tư tưởng “Người là hoa của Đất” ấy của người Lạc Việt mới làm cho Văn Lang có được Vuông rộng mênh mông, với hàng trăm sắc tộc nối vòng tay lớn quay chung quanh một chữ Đồng là cái Trống Đống, chứ làm gì có chế độ nô lệ hay chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Bởi vậy dòng Cả mới sinh ra hàng trăm dòng Thứ tức lắm dòng Thứ Hai=Chư Hầu, gọi là Bách Việt.

Năm chữ nho trên thì “cứ Việt mà xài” tức phải cứ cái “bia miệng” Việt nói ra Tiếng Việt, vạn năm vẫn còn Trơ Trơ = Trôi = Trời = Thời = Đời Đời sẽ thấy đúng nghĩa của 20 Chữ Vàng là như trên, còn nếu cứ “bia mồm” thì không luận ra được mà lại trôi tuột hết.( Nghĩa của mỗi chữ biểu ý ấy đều có trong ca dao, đồng dao cổ của người Việt Nam, tôi không dẫn ra trong bài này).

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Bác Lãn Miên.

Bài viết quá tuyệt vời.

Nền văn minh “nông nghiệp lúa nước” của người Việt cổ đại trải ngót vạn năm là nền Văn minh Văn Lang Lạc Việt hiến cho nhân loại , nên người Việt gọi là Văn Hiến.

Câu thơ của Vua Minh Mạng đề ở điện Thái Hòa:

Văn hiến thiên niên quốc,

Xa thư vạn lý đồ,

Hồng Bàng khai tịch hậu,

Nam phục nhất Đường Ngu.

Tôi dịch là:

Nước Văn hiến ngót vạn năm,

Tinh hoa trải rộng khắp vùng gần xa,

Hồng Bang xưa lập quốc gia,

Dân Nam mở mặt con nhà Thuấn, Nghiêu.

Nếu câu "Nước Văn hiến ngót vạn năm" mà hợp âm vần với đoạn thơ 2 thì quá tuyệt.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Bác Lãn Miên.

Bài viết quá tuyệt vời.

Nền văn minh “nông nghiệp lúa nước” của người Việt cổ đại trải ngót vạn năm là nền Văn minh Văn Lang Lạc Việt hiến cho nhân loại , nên người Việt gọi là Văn Hiến.

Câu thơ của Vua Minh Mạng đề ở điện Thái Hòa:

Văn hiến thiên niên quốc,

Xa thư vạn lý đồ,

Hồng Bàng khai tịch hậu,

Nam phục nhất Đường Ngu.

Tôi dịch là:

Nước Văn hiến ngót vạn năm,

Tinh hoa trải rộng khắp vùng gần xa,

Hồng Bang xưa lập quốc gia,

Dân Nam mở mặt con nhà Thuấn, Nghiêu.

Nếu câu "Nước Văn hiến ngót vạn năm" mà hợp âm vần với đoạn thơ 2 thì quá tuyệt.

Kính.

Câu 2 : Tinh hoa trải tựa trăng rằm gần xa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu 2 : Tinh hoa trải tựa trăng rằm gần xa

Câu 2 thật linh diệu (đây là nguyên lý), còn:

Câu 1: Nước Văn hiến ngót vạn năm

Câu 1 nên sửa lại để phù hợp âm điệu với câu 2 luôn Bác.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu 2 : Tinh hoa trải tựa trăng rằm gần xa

Câu 2 thật linh diệu (đây là nguyên lý), còn:

Câu 1: Nước Văn hiến ngót vạn năm

Câu 1 nên sửa lại để phù hợp âm điệu với câu 2 luôn Bác.

Kính

Vạn Năm Văn Hiến Nước Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Bác Lãn Miên.

Bài viết quá tuyệt vời.

Nền văn minh “nông nghiệp lúa nước” của người Việt cổ đại trải ngót vạn năm là nền Văn minh Văn Lang Lạc Việt hiến cho nhân loại , nên người Việt gọi là Văn Hiến.

Câu thơ của Vua Minh Mạng đề ở điện Thái Hòa:

Văn hiến thiên niên quốc,

Xa thư vạn lý đồ,

Hồng Bàng khai tịch hậu,

Nam phục nhất Đường Ngu.

Tôi dịch là:

Nước Văn hiến ngót vạn năm,

Tinh hoa trải rộng khắp vùng gần xa,

Hồng Bang xưa lập quốc gia,

Dân Nam mở mặt con nhà Thuấn, Nghiêu.

Nếu câu "Nước Văn hiến ngót vạn năm" mà hợp âm vần với đoạn thơ 2 thì quá tuyệt.

Kính.

Câu cuối dịch sai nghĩa rồi! Câu này lấy ý từ Kinh Thư, Nghiêu điển: " ...mệnh Hy thúc trạch Nam Giao...".

Nên dịch:

Phương Nam khai phá nhất là Thuấn Nghiêu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Minh Xuân và Lãn Miên.

Theo HoangNT thì chữ phục chính là quẻ Phục trong Kinh dịch. Do vậy khổ thơ 4 của Bác Lãn Miên hợp lý cho toàn cục bài thơ. Câu đầu nên dùng đoạn thơ của bạn Nòng Nọc: Nước - Dân. Chữ Bàng có thể vẫn giữ nguyên, Bang là chính xác, tuy nhiên chữ Bàng có liên hệ đến Chim Đại Bàng, không rõ có thể hiện sức mạnh của nó trong hình ảnh chim Phượng (1 trong 4 linh) không?.

Đã ngừng đập một trái tim,

Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng.

(Thơ về Chủ tịch Hồ Chính Minh)

Xin được tóm tắt lại:

Vạn năm văn hiến nước Nam,

Tinh hoa trải tựa trăng rằm gần xa,

Hồng Bàng xưa lập quốc gia,

Dân ta mở mặt con nhà Thuấn Nghiêu.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vẫn cảm thấy chưa "sướng", xin được điều chỉnh lại từ "mở mặt" thành "rạng rỡ":

Vạn năm văn hiến nước Nam,

Tinh hoa trải tựa trăng rằm gần xa,

Hồng Bàng xưa lập quốc gia,

Dân ta rạng rỡ con nhà Thuấn Nghiêu.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites