Posted 30 Tháng 1, 2011 Lì xì một Đồng Chữ Đồng 同có cái vòng hở ở ngoài là một bộ thủ gọi là bộ “cung”, “cung” là từ lướt của hai từ “quay” “chung”= “cung”, lướt là một trong các qui tắc tạo từ của tiếng Việt. Cái vòng quay chung ấy hở để hễ có người nữa vào thì lại “nối vòng tay lớn” cho vòng chung càng được rộng ra nên bộ thủ “cung” có ý nghĩa là xa, càng thêm người nối tay tiếp vào thì cái vòng quay chung càng rộng ra tức càng “xa”, càng có nhiều người vào “cùng” thì ta càng đi được xa, cũng tức là càng có nhiều người đồng thuận thì sự nghiệp của ta càng thăng tiến xa . Cái vòng “quay chung”= “cung” ấy là một Vuông = Văn 文, Văn ở đây lại là Văn minh Lạc Việt 洛 越 vì nó là Văn minh mở cửa để cho càng nhiều người vào “nối vòng tay lớn”, ta thấy rõ điều đó qua hình thức cái Vuông ở đây không phải là một vuông kín mà hở. Vì Văn minh Lạc Việt là văn minh mở nên người Lạc Việt gọi là Văn hiến, tức là “Văn minh người LạcViệt hiến cho nhân loại”. Tôi dám chắc đây là Văn hiến vì tôi đã nhìn thấy bên trong cái vòng quay chung đang mở ấy là cặp bánh Dầy ở trên bánh Chưng : một nét ngang ở trên là cái gạch Dương của Dịch học Lạc Việt tức là mặt Trời, được tượng trưng bằng cái bánh Dầy, một ô vuông ở dưới là cái bánh Chưng tượng trưng cho Đất. Văn minh Việt mở cửa là để cho toàn nhân loại vào hưởng cái minh triết tỏa ra từ cái tượng đài vĩ đại độc đáo mà Lang Liêu con trai Vua Hùng đã ý tưởng và thi công: một chiếc bánh Dầy đặt trên một chiếc bánh Chưng. Từ 5000 năm trước mà Tổ Tiên ta đã đưa ra tư tưởng mở cửa và hội nhập toàn cầu chỉ bằng một chữ ĐỒNG. Chữ đồng ấy nó đã diễn ra trong đời sống dân Việt trong suốt 5000 năm qua và còn hiện diện ngày nay thể hiện ở chỗ điệu múa nắm tay quay chung quanh đống lửa, chỗ nào cũng có trên mảnh đất Việt: Cái vòng “quay chung”của chữ Đồng 同 là đoàn người già trẻ trai gái nắm vòng tay chung nối vòng tay lớn chung quanh đống Lửa là cái lõi của chữ Đồng 同,chính là Quẻ Ly của Lạc Việt được viết cách điệu thành một Kẻ và một Vuông tượng trưng bánh Dầy bánh Chưng, nhưng chính một Kẻ và một Vuông ấy cũng là năm_________ ____ ___ nét của Quẻ Ly _________ khi đổi sang như bên Cả cái "Tượng đài bánh Dầy bánh chưng mở cửa" vốn gốc của người Kinh, cả điệu múa "Nắm tay chung nối vòng tay lớn quay chung quanh đống lửa" vốn gốc của người Tây Nguyên, người Thái lại biểu hiện thành một chữ Đồng là trống Đồng, mà trên trống đồng có biết bao nhiêu là vòng của biết bao nhiêu là người, vật quay chung quanh một mặt Trời là Ly, là Lửa, là Lói, là Chói Lọi, lại là cái từ Blời nguyên gốc của người Mường. Mừng Xuân Tân Mão xin lì xì một Đồng 同 đến tất cả mọi người. 11 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 1, 2011 Cám ơn bài viết đã khẳng định và nâng cao giá trị truyền thống của một nền Văn Hiến Việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 2, 2011 Không phải ngẫu nhiên mà thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ có điệu múa vòng quanh đống lửa như ta vẫn thường thấy trong các bộ phim............ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 2, 2011 Không phải ngẫu nhiên mà thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ có điệu múa vòng quanh đống lửa như ta vẫn thường thấy trong các bộ phim............Nếu chỉ một hiện tượng này mà lý giải ko có sự liên hệ với các hiện tượng khác một cách có hệ thống thì họ sẽ bảo: Tại vì lạnh nên phải nhẩy quanh đống lửa, chứ ko lẽ nhảy trên tuyết?! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 2, 2011 Theo Rin86 được biết thì hầu hết mọi môn bói đều có nguồn gốc từ Kinh Dịch, người dân châu Mỹ cũng có những môn bói của họ và cả các loại bùa ngải..v..v.. Trong một bộ phim về người da đỏ Rin86 được xem thì có nhân vật một phù thủy da đỏ tàn ác chuyên bắt cóc con gái da trắng để bán sang Mexico làm gái lầu xanh, tên phù thủy này rất giỏi các loại bùa ngải, chỉ cần một sợi tóc hoặc một vệt máu (những gì liên quan đến thể xác của người đó) là tên phù thủy có thể ếm cho đối tượng đổ bệnh, phim của điện ảnh Mỹ. Tất nhiên ở đâu cũng có người xấu người tốt, tên phù thủy trong bộ phim đó chỉ là một người xấu còn đại đa số người da đỏ rất tốt bụng. Câu chuyện về lễ Tạ ơn sau đây rất thú vị: Vào khoảng thế kỉ 16-17, một tộc người thường được gọi là Pilgrims ở anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh. Những người Pilgrims rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế Giới sinh sống. Những người Pilgrims đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Massachusetts khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,... Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cám ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống. Cách đây vài năm, Rin86 tưởng rằng lễ Tạ ơn là một ngày lễ chung ở phương Tây, nhưng khi hỏi chuyện một người bạn Anh quốc thì mới biết lễ Tạ ơn chỉ có ở Châu Mỹ, một ngày lễ để tạ ơn người da đỏ. Share this post Link to post Share on other sites