jimsy

Tử Vi đẩu số tân biên

28 bài viết trong chủ đề này

Đây là bản pdf của quyển Tử vi đẩu số tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang.

ACE có thể dowload từ link này :http://www.mediafire.com/?scbpape00ns

Jimsy đã convert sang word và sẽ đưa trực tiếp lên đây, vì bản có nhiều hình ảnh được chụp từ sách mà không thể copy hình trực tiếp lên diễn đàn nên đang phải chỉnh sửa và đưa lên từ từ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI NÓI ĐẦU

Tử vi đẩu số có thể tìm hiểu được một phần nào cuộc sống trước sau mà Định Mệnh đã an bài cho mỗi người. Nghiên cứu Tử Vi đẩu số là để “biết mình” và cũng là để “biết người”! Môn cổ học này do một nhà Lý học uyên thâm đời Tống là Trần Đoàn tức là Hi Di Tử lập ra. Sau lại được nhiều nhà Lý học khác bổ sung, diễn dịch, triển khai và xếp đặt thành một môn học có hệ thống rành mạch.

Ở nước ta, từ xưa đến nay, đã có nhiều người nghiên cứu Tử Vi đẩu số. Nhưng mỗi người hiểu một cách khác. Thậm chí có người lại coi mỗi vị sao như một “ông thần” có quyền ban phúc, giáng họa xuống trần gian. Rồi khi gặp cơn đen vận túng, hay khi mắc hoạn nạn, người ta lập đàn cúng bái, viết tên vị sao vào sớ biểu để kêu van. Nực cười thay! Người ta còn đốt vàng, đốt mã bày ra chuyện đút lót cho vị sao để cầu yên thân hưởng phúc, tiêu tai giải nạn và dĩ nhiên là để cầu sống lâu giàu bền.

Bởi vậy Tử Vi đẩu số đã bị hạ xuống ngang hàng với người tà thuật của bọn “thầy bùa” quỷ quái chuyên nghề mê hoặc người đời.

Đây, tôi thấy cần phải thuyết minh nguyên lý của Tử Vi đẩu số. Nhưng tôi sẽ trình bày một vài kiến giải về môn cổ học này trong cuốn “Khảo luận về Chiêm Tinh học Đẩu số học” sắp xuất bản.

Tử Vi đẩu số tân biên” chỉ là một cuốn sách ghi chép va hợp những điều hiểu biết của tôi về tv đẩu số, cùng với những kinh nghiệm mà tôi đã thây được trong nhiều năm gần đây.

Nó chia làm ba phần:

Phần I – Lập thành

Phần II – Luận đoán tổng quát

Phần III – Luận đoán vận hạn

Trong phần II và phần III, tôi có phụ giải những lời lý đoán của các “bậc thầy”. Đây là những câu trích trong các bài: Trần Đoàn, Thái Vi Phú và Hoàng Kim Phú.

*** Tôi học ít. Sự suy xét còn nông cạn.

Tôi chưa dám tự hào đã thấu hiểu tường tận môn học của đức Hi Di Tổ Sư.

Nhưng với tấm lòng chân thành muốn góp một phần nhỏ mọn vào công việc phổ biển Tử Vi đẩu số, tôi mạo muội biên soạn và đưa xuất bản cuốn sách này.

Nơi đây, tôi xin cảm tạ các bạn hữu xa gần đã hiểu tôi và đã khuyến khích tôi cầm bút.

Tôi tin chắc, trong “Tử Vi đẩu số tân biên” còn có nhiều điều sai lầm và thiếu sót. Vậy cho nên, tôi hằng trông đợi những lời chỉ giáo của các bậc bác nhã, cao minh.

Lâm viên, đầu mua Thu, năm Bính Thân.

Biên giả

Văn Đằng Thái Thứ Lang

TỬ VI ĐẨU SỐ TÂN BIÊN

(Lập thành và Luận đoán)

Phần I

A – Lập thành

I – ĐỊNH CUNG

II – TÌM BẢN MỆNH

III – PHÂN ÂM DƯƠNG IV – ĐỊNH GIỜ

V – AN MỆNH

VI – AN THÂN VII – LẬP CỤC VIII – AN SẮC

1 – Tử Vi tinh hệ

2 – Thiên phủ tinh

3 – Thái Tuế tinh hệ

4 – Lộc Tồn tinh hệ

5 – Trường Sinh tinh hệ

6 – Bộ sao Lục Sát

7 − − Tả, Hữu

8 − − Xương, Khúc

9 − − Long, Phượng

10 − − Khôi, Việt

11 − − Khốc, Hư

12 − − Thai, Tọa

13 − − Quang, Quí

14 − − Thiên, Nguyệt Đức 15 − − Hình, Riêu, Y

16 − − Hồng, Hỉ

17 − − Ấn, Phù

18 − − Thiên, Địa, Giải Thần

19 − Bộ sao Cáo, Phụ

20 − − Tài, Thọ

21 − − Thương, Sứ

22 − − La, Võng

23 − − Tứ, Hóa

24 − − Cô, Quả

25 − − Quan, Phúc

26 − Sao Đào Hoa

27 − − Thiên Mã

28 − − Phá Toái

29 − − Kiếp Sát

30 − − Hoa Cái

31 − − Lưu Hà

32 − − Thiên trù 33 − − Lưu niên văn tinh

34 − − Bác Sĩ

35 − − Đẩu quân

36 − − Thiên không

37 − − Bộ Nhị Không

XI – ĐỊNH HƯỚNG CHIẾU

1 – Tam hợp chiếu

2 – Xung chiếu

3 – Nhị hợp

X – KHỞI HẠN

1 – Đại hạn 10 năm

2 – Lưu đại hạn

3 – Lưu niên tiểu hạn

4 – Lưu nguyệt hạn

5 – Lưu nhật hạn

6 – Lưu thời hạn

B – Lý giải Ngũ hành, Can, Chi

I – NGŨ HÀNH

1 – Tương sinh

2 – Tương khắc

II – THẬP CAN

1 – Hợp

2 – Phá

3 – Phân âm dương và phối hợp ngũ hành

III – THẬP NHỊ CHI

1 – Tượng hình

2 – Chia nhóm

3 – Hợp

4 – Xung

5 – Phân âm dương, phối hợp ngũ hành, ngũ sắc định bát quái và phương hướng.

6. Qui định trên bản đồ 12 cung

IV – 12 THÁNG

1 – Phối hợp với 12 Chi, phân ra bốn mùa và qui định vào ngũ hành

2 – Phối hợp với 10 Can.

V – NGÀY VÀ GIỜ

Share this post


Link to post
Share on other sites

TỬ VI ĐẨU SỐ TÂN BIÊN

(lập thành và luận đoán)

PHẦN I

A – Lập thành

I – ĐỊNH CUNG

Trên một tờ giấy chia làm 12 ô như dưới đây.

Posted Image

Mỗi ô là một cung. Bắt đầu từ 1 là cung thứ nhất, gọi là cung Tý, đếm theo chiều thuận.(thuận chiều kim đồng hồ) lần lượt Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi chữ trên đây là tên riêng của một cung: 12 chữ này gọi là Thập nhị Địa chi. Vị trí và tên của mỗi cung ở trên bản đồ không bao giờ thay đổi. Khoảng trống ở giữa bản đồ là cung Thiên bà, cỗ để ghi năm, tháng, ngày và giờ sinh.

II – TÌM BẢN MỆNH

Khi lập thành một lá số, nên biết Bản mệnh thuộc một trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy,Hỏa, Thổ). Người muốn xem số phải nhớ cả hàng Can của tuổi mình. Tất cả có Thập Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Thí dụ: Nói tuổi Tý là chưa đủ, cần phải biết rõ là tuổi Giáp Tý hay Bính Tý, vân vân…

Khi đã rõ tuổi của hai hàng Can, Chi, muốn tìm xem Bản mệnh thuộc Kim, thuộc Mộc, thuộc Thủy, thuộc Hỏa hay thuộc Thổ, hay coi bảng dưới đây.

Kim mệnh : Giáp Tý - Ất Sửu - Giáp Ngọ - Ất Mùi - NhâmThân - Quý Dậu - Nhâm Dần - Quý Mão - Canh Thìn - Tân Tỵ - Canh Tuất - Tân Hợi

Mộc mệnh: Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Mậu Tuất - Kỷ Hợi - Nhâm Ngọ - Quý Mùi - Nhâm Tý - Quý Sửu -Canh Dần -Tân Mão - Canh Thân - Tân Dậu

Thủy mệnh: Bính Tý - Đinh Sửu - Bính Ngọ - Đinh Mùi - Giáp Thân - Ất Dậu - Giáp Dần - Ất Mão - Nhâm Thìn - Quý Tỵ - Nhâm Tuất - Quý Hợi

Hỏa mệnh: Bính Dần - Đinh Mão - Bính Thân - Đinh Dậu - Giáp Tuất - Ất Hợi - Giáp Thìn - Ất Tỵ -Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Mậu Tý - Kỷ Sửu

Thổ mệnh: Canh Ngọ - Tân Mùi - Canh Tý - Tân Sửu - Mậu Dần - Kỷ Mão - Mậu Thân - Kỷ Dậu - Bính Tuất - Đinh Hợi - Bính Thìn - Đinh Tỵ

III – PHÂN ÂM DƯƠNG

Nam hay nữ đều có thể hoặc âm nam, dương nam, hoặc âm nữ, dương nữ, tùy theo hàng Can Chi của tuổi. Như vậy, đã biết tuổi, lại cần phải phân định âm dương cho rõ rệt. Có hai cách:

a) Phân âm dương theo hàng Can

DƯƠNG: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm

ÂM : Ất Đinh Kỷ Tân Quý

Thí dụ: Con trai tuổi Giáp Tý, gọi là dương nam: tuổi Đinh Mão, gọi là âm nam.

Con gái tuổi Giáp Tý, gọi là dương nữ: tuổi Đinh Mão, gọi là âm nữ.

Phân âm dương theo hàng Chi :

DƯƠNG: Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất

ÂM : Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi

Thí dụ: Con trai tuổi Mậu Thìn gọi là dương nam: tuổi Kỷ Tỵ gọi là âm nam.

Con gái tuổi Mậu Thìn, gọi là dương nữ: tuổi Kỷ Tỵ gọi là âm nữ.

IV – ĐỊNH GIỜ

Lập thành một lá số, điều quan trọng nhất la phải định đúng giờ sinh. Phải đổi giờ đồng hồ ra giờ hàng Chi. Một ngày có 24 giờ đồng hồ. Hai giờ đồng hồ bằng một giờ hàng Chi. Muốn định đúng giờ sinh, có bảng dưới đây.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

V – AN MỆNH

Bắt đầu từ cung Dần là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, rồi từ cung ấy, gọi là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Mệnh ở cung đó. Sau khi đã an Mệnh, bắt đầu theo chiều thuận, thứ tự an các cung: Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Tử tức, Thê thiếp (hay Phu Quân nếu là số đàn bà), huynh đệ.

VI – AN THÂN

Bắt đầu từ cung Dần, là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, rồi từ cung ấy gọi là giờ Tý, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thân ở cung đó. Thân chỉ có thể an vào Phúc Đức, Quan lộc, Thiên di, Tài bạch, Thê thiếp (hay Phu Quân).Nếu khi an Thân, thấy Thân lạc vào những cung khác 5 cung kể trên, như vậy là đã nhầm lẫn, cần phải soát lại ngay.

Thân an vào Phúc đức thì gọi là Thân cư Phúc đức, an vào Quan lộc, thì gọi là Tân cư Quan lộc, vân vân …

VII – LẬP CỤC

Trước khi an Tử Vi tinh hệ, cần phải căn cứ và Can của tuổi và cung an Mệnh để lập Cục. Coi những bảng dưới đây.

Posted Image

Posted Image

VIII – AN SAO

1 – TỬ VI TINH HỆ – Chùm sao này gồm có Tử Vi, Liêm Trinh, Thiên đồng, Thái Dương, Vũ khúc và Thiên cơ.

Trước hết phải an Tử Vi, tùy theo cục va ngày sinh. Coi bảng kê dưới đây, thấy ngày sinh ở cung nào, an Tử Vi ở cung đó.

Posted Image

Posted Image

Sau khi an Tử Vi, đếm theo chiều thuận cách Tử Vi 3 cung: an Liêm Trinh: cách Liêm Trinh 2 cung, an Thiên đồng: tiếp theo Thiên đồng là Vũ khúc: sau Vũ khúc là Thái dương: cách Thái dương 1 cung, an Thiên cơ.

2 - THIÊN PHỦ TINH HỆ Chùm sao này gồm có: Thiên phủ, Thái âm, Tham Lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân. Trước hết an Thiên phủ, phải tùy theo vị trí của Tử Vi ở trên bản đồ 12 cung. Coi 2 bản đồ dưới đây:

Posted Image

Thí dụ: An Tử Vi ở Tỵ, thì Thiên phủ ở Hợi: Tử Vi ở Ngọ, thì Thiên phủ ở Tuất, Tử Vi ở Dần hay Thân, Thiên phủ ở đồng cung với Tử Vi.

Sau khi an Thiên phủ, theo chiều thuận, lần lượt mỗi cung an một sao, theo thứ tự: Thái âm, Tham lang, Cự môm, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát. Cách Thất sát 3 cung, an Phá Quân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

3 – Thái Tuế TINH HỆ – Trước hết phải an Thái tuế ở cung có tên hàng Chi của năm sinh.

Thí dụ: Sinh năm Tý, an Thái tuế ở cung Tý.

Sau khi an Thái tuế dù là nam số hay nữ số, cứ theo chiều thuận lần lượt mỗi cung an một sao theo thứ tự: Thiếu dương, Tang môn, Thiếu am, Quan phù, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch tố, Phúc đức, Điếu khách, Trực phù.

4 – LỘC TỒN TINH HỆ Trước hết phải an Lộc tồn, theo hàng Can của năm sinh. Coi bảng dưới đây:

Thí dụ: Sinh năm Kỷ Hợi, phải an Lộc tồn ở Ngọ.

Sau khi an Lộc tồn - dương nam, âm nữ theo chiều thuận âm nam, dương nữ theo chiều nghịch – lần lượt mỗi cung an một sao theo thứ tự: Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân,*** thơ, Phi liêm, Hi thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phù.

5 – TRƯỜNG SINH TINH HỆ – Trước hết phải an Trường sinh tùy theo Cục. Coi bảng dưới

Kim tứ cục: Trường sinh tại cung Tỵ

Mộc tam cục: Hợi

Hỏa lục cục: Dần

Thủy nhị cục: Thân

Thổ ngũ cục: Thân

Thí dụ: Số thuộc Mộc tam Cục, phải an trường sinh ở Hợi.

Sau khi an Trường sinh – dương nam, âm nữ, theo chiều thuận âm nam, dương nữ theo chiều nghịch – lần lượt mỗi *** an một sao, theo thứ tự: Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, ĐếVượng, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.

6 – BỘ SAO LỤC SÁT: (Kình Dương (Dương nhận), Đa la, Địa kiếp, Địa không, Hỏa tinh, Linh tinh)

A – Kình dương, Đà la – An Kình dương ở cung đằng trước cung đã an Lộc tồn. An Đà La ở cung đằng sau cung đã an Lộc tồn.

Thí dụ: Lộc tồn ở Tý, Kình Dương an ở Sửu, Đà La an ở Hợi.

B – Địa kiếp, Địa không – Bắt đầu từ cung Hợi, kể là giờ Tý, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Địa kiếp ở cung đó. Cũng như trên, nhưng đếm theo chiều nghịch, đến giờ sinh ngừng lại ở cung nào, là an Địa không ở cung đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

C – Hỏa tinh, Linh tinh – Phải tùy theo nam nữ và âm dương.

ADƯƠNG NAM, ÂM NỮ

Hỏa tinh − Bắt đầu từ một cung đã định trước, kể là giờ Tý, đếm theo chiều thuận, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Hỏa tinh ở cung đó.

Linh tinh – Bắt đầu từ một cung đa định trước, kể là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Linh tinh ở cung đó.

B ÂM NAM, DƯƠNG NỮ

Hỏa tinh − Bắt đầu từ một cung đa định trước, kể là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Hỏa tinh ở cung đó.

Linh tinh − Bắt đầu từ một cung đã định trước, kể là giờ Tý, đếm theo chiều thuận, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Linh tinh ở cung đó.

Những cung đã định trước để khởi từ đấy, đếm theo giờ sinh, an hai sao Hỏa, Linh được ghi trong bảng dưới đây:

Phải tùy theo năm sinh.

Posted Image

Thí dụ: Con trai sinh năm Dần là dương nam, muốn an Hỏa tinh phải khởi từ cung Sửu, gọi là giờ Tý, đến đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Hỏa tinh ở cung đó. Muốn an Linh tinh, phải khởi từ cung Mão, gọi là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Linh tinh ở cung đó.

7 – BỘ SAO TẢ HỮU − (Tả Phụ, Hữu Bật)

A Tả Phụ − Bắt đầu từ cung Thìn, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận, đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Tả Phụ ở cung đó.

B Hữu Bật − Bắt đầu từ cung Tuất, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch, đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Hữu Bật ở cung đó.

8 – BỘ SAO XƯƠNG KHÚC (Văn Xương, Văn Khúc)

A Văn Xương − Bắt đầu từ cung Tuất, kể là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch, đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Văn Xương ở cung đó.

B Văn Khúc − Bắt đầu từ cung Thìn, kể là giờ Tý, đếm theo chiều thuận, đến giờ sinh ngừng lại ở cung nào, an Văn Khúc ở cung đó.

9 – BỘ SAO LONG PHƯỢNG (Long Trì, Phượng Các)

A Long Trì − Bắt đầu từ cung Thìn, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào an Long Trì ở cung đó.

B Phượng Các − Bắt đầu từ cung Tuất, kể là năm Tý, đếm theo chiều nghịch, đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Phượng Các ở cung đó.

10 – BỘ SAO KHÔI VIỆT (Thiên Khôi, Thiên Việt)

An bộ sao Khôi Việt, phải tùy theo hàng Can của năm sinh. Coi bảng dưới đây:

Posted Image

Thí dụ: Tuổi Ất Mùi, an Thiên Khôi ở cung Tý, an Thiên Việt ở cung Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

11 – BỘ SAO KHỐC HƯ (Thiên Khốc, Thiên Hư)

A Thiên Khốc − Bắt đầu từ cung Ngọ, kể là năm Tý, đếm theo chiều nghịch đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Khốc ở cung đó.

(Thiên Hư bao giờ cũng đồng cung với Tuế Phá).

Thiên Khốc, Thiên Hư cùng với Đại Hao, Tiểu Hao, Tang môn, Bạch hổ Hợp thành bộ Lục Bại).

12 – BỘ SAO THAI TỌA (Tam Thai, Bát Tọa)

A Tam Thai − Xem Tả Phủ ở cung nào, kể cung ấy là mồng một, bắt đầu đếm theo chiều thuận đến ngày sinh, ngừng lại ở cung nào, an Tam Thai ở cung đó.

Bát Tọa − Xem Hữu Bật ở cung nào, kể cung ấy là mồng một, bắt đầu đếm theo chiều nghịch đến ngày sinh, ngừng lại ở cung nào, an Bát Tọa ở cung đó.

13 – BỘ SAO QUANG QUÍ: (Ân Quang, Thiên Quí)

A Ân Quang − Xem Văn Xương ở cung nào, kể cung ấy là mồng một, bắt đầu đếm thoe chiều thuận đến ngày sinh, lùi lại một cung, an Ân Quang.

B Thiên Quí − Xem Văn Khúc ở cung nào, kể cung ấy là mồng một, bắt đầu đếm theo chiều nghịch đến ngày sinh, lùi lại một cung, an Thiên Quí.

14 – BỘ SAO THIÊN, NGUYỆT ĐỨC (Thiên Đức, Nguyệt Đức)

A – Thiên Đức − Bắt đầu từ Dậu, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Đức ở cung đó.

B Nguyệt Đức − Bắt đầu từ cung Tỵ, kể cả năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Nguyệt Đức ở cung đó.

15 – BỘ SAO HÌNH, RIÊU, Y (Thiên Hình, Thiên Riêu, Thiên Y)

A Thiên Hình − Bắt đầu từ cung Dậu, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Hình ở cung đó.

B – Thiên Y − Thiên Riêu ở cung nào, an Thiên Y ngay ở cung đó.

16 – BỘ SAO HỒNG HÌ: (Hồng Loan, Thiên hỉ)

A Hồng Loan − Bắt đầu từ cung Mão, kể là năm sinh, đếm theo chiều nghịch đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Hồng Loan ở cung đó.

B Thiên Hỉ − Thiên Hỉ an ở cung đối với cung an Hồng Loan. Thí dụ: Hồng Loan an ở Tỵ, an Thiên Hỉ ở Hợi.

17 – BỘ SAO ẤN PHÙ: (Quốc Ấn, Đường Phù)

A Quốc Ấn − Bắt đầu từ cung an Lộc tồn, kể là cung thứ nhất, đếm theo chiều thuận đến cung thứ chín, ngừng lại, an Quốc Ấn.

B Đường Phù − Bắt đầu từ cung an Lộc tồn kể là cung thứ nhất, đếm theo chiều nghịch, đến cung thứ tám, ngừng lại, an Đường Phù.

18 – BỘ SAO THIÊN ĐỊA, GIẢI THẦN (Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần)

A Thiên Giải − Bắt đầu từ Thân, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Giải ở cung đó.

B Địa Giải − Bắt đầu từ cung Mùi, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Địa Giải ở cung đó.

C – Giải Thần − Phượng Các ở cung nào, an Giải Thần ở cung đó.

19 – BỘ SAO PHỤ CÁO: (Thai Phụ, Phong Cáo)

A – Thai Phụ − Cách trước can an Văn Khúc một cung, an Thai Phụ.

Thí dụ: Văn Khúc ở Thìn, Thai Phụ an ở Ngọ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

20 – BỘ SAO PHỤ TÀI THỌ: (Thiên Tài, Thiên Thọ)

A Thiên Tài − Bắt đầu từ cung an Mệnh, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Tài ở cung đó.

B Thiên Thọ − Bắt đầu từ cung an Thân, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Thọ ở cung đó.

21 – BỘ SAO THƯƠNG SỨ (Thiên Thương, Thiên Sứ)

A – Thiên Thương − Bao giờ cũng an ở cung Nô bộc. B – Thiên Sứ − Bao giờ cũng an ở cung Tật ách.

22 – BỘ SAO LA VÕNG: (Thiên La, Địa Võng) A – Thiên La − Bao giờ cũng an ở cung Thìn.

B – Địa Võng − Bao giờ cũng an ở cung Tuất.

23 – BỘ SAO TỨ HÓA (Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kỵ)

Theo hàng Can của năm sinh, an Tứ Hóa theo thứ tự: Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ, vào những cung đã an sao kê trong bảng dưới đây:

Posted Image

Thí dụ: Sinh năm Đinh Mão, an Hóa Lộc ở cung đã an Thái âm, Hóa Quyền ở cung đã an Thiên đồng, Hóa Khoa ở cung đã an Thiên cơ, Hóa kỵ ở cung đã an Cự môn.

24 – BỘ SAO CÔ QUẢ: (Cô Thần, Quả Tú)

Tùy theo năm sinh, coi bảng dưới đây:

Posted Image

Thí dụ: Sinh năm Hợi, an Cô Thần ở cung Dần, Quả Tú ở cung Tuất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

26 – SAO ĐÀO HOA

Tùy theo năm sinh coi bảng dưới đây:

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

29. Sao kiếp sát

Tùy theo hàng Chi của năm sinh coi bảng dưới đây :

Năm sinh----- Kiếp sát

Tỵ ,Dậu, Sửu - Dần

Hợi, Mão, Mùi - Thân

Dần, Ngọ,Tuất - Hợi

Thân, Tí, Thìn - Tỵ

Thí dụ : Sinh năm mùi an Kiếp Sát ở cung Thân

30. Sao Hoa Cái

Tùy theo hàng Chi của năm sinh coi bảng dưới đây :

Năm sinh ----- Hoa Cái

Tỵ ,Dậu, Sửu ----Sửu

Hợi, Mão, Mùi ---- Mùi

Dần, Ngọ,Tuất-----Tuất

Thân, Tí, Thìn -----Thìn

Thí dụ : Sinh năm Ngọ an Hoa Cái ở cung Tuất

30. Sao Lưu Hà

Tùy theo hàng Can của năm sinh an theo bảng dưới đây :

Hàng Can ------Lưu Hà

Giáp -------------Dậu

Ất-------------- Tuất

Bính-------------- Mùi

Đinh-------------- Thìn

Mậu--------------- Tỵ

Kỷ----------------- Ngọ

Canh--------------- Thân

Tân----------------- Mão

Nhâm----------------- Hợi

Quý------------------- Dần

Thí dụ : Sinh năm Đinh Tý an Lưu Hà ở Thìn.

32. Sao Thiên Trù

Tùy theo hàng Can của năm sinh coi bảng dưới đây :

Hàng Can------ Thiên Trù

Giáp---------------- -Tỵ

Ất----------------- --Ngọ

Bính---------------- --Tý

Đinh----------------- -Tỵ

Mậu------------------ Ngọ

Kỷ --------------------Thân

Canh------------------- Dần

Tân-------------------- Ngọ

Nhâm-------------------- Dậu

Quy---------------------́ Tuất

Thí dụ : Sinh năm Kỷ Hợi an Thiên Trù ở Thân

33. Sao Lưu Niên Văn Tinh

Tùy theo hàng Can của năm sinh coi bảng dưới đây :

Hàng Can---- Lưu niên Văn Tinh

Giáp------------- ----Tỵ

Ất--------------- ----Ngọ

Bính--------------- --Thân

Đinh---------------- --Dậụ

Mậu------------------ Thân

Kỷ--------------------̉-Dậu

Canh------------------ Hợi

Tân-------------------- Tý

Nhâm------------------- Dần

Quy---------------------́ Mão

Thí dụ : Sinh năm Bính Ngọ an Lưu Niên Văn Tinh ở cung Thân

34 – SAO BÁC SĨ

An Lộc Tồn ở cung nào, an Bác Sĩ ở cung đó.

35 – SAO ĐẨU QUÂN (Nguyệt Tướng)

Bắt đầu từ cung đã an Thái Tuế, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại, rồi bắt đầu từ cung đó, kể là giờ tý, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh ngừng lại, an Đẩu Quân.

36 – SAO THIÊN KHÔNG

An Thiên Không ở cung đằng trước cung đã an Thái tuế.

Thí dụ: Thái tuế ở cung Mùi, an Thiên Không ở cung Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

37 – BỘ NHỊ KHÔNG

Tuần Trung Không Vong, Triệt Lộ Không Vong (Tuần, Triệt)

A Tuần − Tùy theo năm sinh, trong khoảng 10 năm đã được giới hạn theo Can từ Giáp đến Quý. Coi bảng dưới đây:

Posted Image

Thí dụ: Sinh năm Bính Dần, tức là trong khoảng từ Giáp Tý đến Quí Dậu, vậy phải an Tuần ở giữa cung Tuất và cung Hợi.

Vị trí của Tuần trên bản đồ 12 cung, tùy theo năm sinh trong khoảng 10 năm từ Giáp đến Quí.

Posted Image

B – Triệt − Tùy theo hàng Cang của năm sinh, coi bảng nơi đây:

Posted Image

Thí dụ: Sinh năm Canh Ngọ, an Triệt ở giữa cung Thân và cung Dậu.

Vị trí của Triệt ở trên bảng đồ 12 cung, tùy theo hàng Can của năm sinh.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

IX – ĐỊNH HƯỚNG CHIẾU

Sau khi an sao, phải định hướng chiếu của các cung số. Xem một cung, phải xem cả cung chiếu của nó.

A – Tam hợp chiếu − Ba cung chiếu lẫn nhau. Xem một cung này phải xem cả hai cung kia. Coi bảng dưới đây:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Tóm tắt − Muốn xem cung số, phải xem cả hai cung Tam hợp chiếu của nó, cùng với một cung xung chiếu là một cung nhị hợp.

Thí dụ: Xem cung Sửu, phải xem cả cung Tý (xung chiếu), cung Dậu, cung Mùi (tam hợp chiếu) và cung Tý (nhị hợp).

Trên bản đồ 12 cung, những vị trí của các cung xung hợp chiếu nhau, không bao giờ thay đổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

X – KHỞI HẠN

1 – ĐẠI HẠN 10 NĂM

Có hai cách:

A – Bắt đầu ghi số Cục ở cung an Mệnh, đoạn dương nam, âm nữ theo chiều thuận, âm nam, dương nữ theo chiều nghịch, lần lượt ghi số tiếp theo, từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm 10.

Thí dụ: Dương nam, Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh, rồi ghi số 16 ở cung Phụ Mẫu, 26 ở cung Phúc đức, vân vân …

B – Không ghi số Cục ở cung an Mệnh, Dương nam, âm nữ theo chiều thuận, ghi liên tiếp, từ cung này chuyển sang cung khách phải cộng theo 10. Âm nam, Dương nữ theo chiều nghịch, ghi số Cục ở cung Huynh đệ, đoạn ghi liên tiếp, từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm 10.

Thí dụ: Âm nam, thổ ngũ cục, bắt đầu ghi số 5 ở cung Huynh đệ, rồi ghi số 15 ở cung Thiên Thiếp, 25 ở cung Tử Tức, vân vân…

Đây là hai cách khởi đại hạn. Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất vì nó chính xác hơn.

Một cung đã được ghi đại hạn, tức là vận hạn trong 10 năm phải được xem trong cung đó.

Thí dụ: Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh. Như vậy: trong khoảng từ 6 tuổi đến 15 tuổi phải xem vận hạn ở cung Mệnh. Đến năm 16 tuổi, đại hạn mới chuyển sang cung bên cạnh.

2 - LƯU ĐẠI HẠN

Cung đã ghi đại hạn, gọi là cung gốc của đại hạn 10 năm. Muốn xem vận hạn tường tận hơn, phải lưu đại hạn hàng năm. Muốn lưu đại hạn, phải xem số ghi ở cung gốc, rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu, đoạn:

Dương nam, âm nữ lùi lại một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, tiến lên theo chiều thuận, mỗi cung một năm.

Dương nữ, âm nam, tiến lên một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, lùi xuống chiều nghịch, mỗi cung là một năm.

Thí dụ: A – Dương nam, Mộc tam cục, muốn xem Lưu đại hạn năm 27 tuổi, phải tính cẩn thận trên bản đồ 12 cung như sau đây:

Posted Image

Bắt đầu từ cung gốc của đại hạn từ 23 tuổi đến 32 tuổi, chuyển sang cung xung chiếu 24, lùi lại một cung là 25, trở lại cung xung chiếu là 26, tiến lên một cung theo chiều thuận là 26. Vậy lưu đại hạn năm 27 tuổi ở cung Hợi.

Thí dụ: B − Âm nam, Kim tứ cục, muốn xem lưu đại hạn năm 38 tuổi, phải tính cẩn thận trên bản đồ 12 cung như sau đây:

Posted Image

Bắt đầu từ cung gốc của đại hạn từ 34 tuổi đến 43 tuổi, chuyển sang cung xung chiếu là 35, tiến lên một cung là 36, trở lại cung xung chiếu là 35, tiến lên một cung là 36, trở lại cung xung chiếu là 37, lùi xuống một cung theo chiều nghịch là 38. Vậy lưu đại hạn năm 38 tuổi ở cung Dần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

3 – LƯU NIÊN TIỂU HẠN

Sau khi khởi đại hạn lưu đại hạn, lại phải tính lưu niên tiểu hạn để xem vận hạn từng năm một.

Muốn tính lưu niên tiểu hạn, trước hết phải khởi lưu niên, tùy theo nam nữ và năm sinh.

Nam khởi lưu theo chiều thuận. Nữ khởi lưu theo chiều nghịch.

Coi bảng dưới đây:

Năm sinh------Cung khởi lưu niên

Dần,Ngọ,Tuất----Thìn

Thân,Tý,Thìn----Tuất

Tỵ,Dậu,Sửu-----Mùi

Hợi,Mão,Mùi-----Sửu

Thí dụ: A – Con trai sinh năm Tý, vậy phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi theo chiều thuận, ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, đoạn lần lượt ghi vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.

Posted Image

Thí dụ: B – Con gái, sinh năm Ngọ, vậy phải khởi Ngọ từ năm Thìn, ghi chữ Ngọ bên cung Thìn, rồi theo chiều nghịch, ghi chữ Mùi bên cung Mão, chữ Thân bên cung Dần, đoạn lần lượt giang hồ vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

4 – LƯU NGUYỆT HẠN

Sau khi tính lưu niên tiểu hạn, người ta còn có thể tính lưu nguyệt hạn, tức là hạn từng tháng một.

Muốn tính lưu nguyệt hạn, phải khởi hạn, có ba cách:

A – Bắt đầu từ cung đã ghi được lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoạn lần lượt lại theo chiều thuận, đếm tháng 2, tháng 3, tháng 4, v.v… mỗi cung là một tháng.

B − Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoan lần lượt lại như trên, đếm tháng 2, tháng 3, tháng 4, v.v… mỗi cung là một tháng.

C − Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, rồi chuyển theo chiều thuận, đếm tháng 2, tháng 3, tháng tư, v.v… mỗi cung là một tháng.

Trên đây lả khởi lưu nguyệt hạn.

Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất. Biên giả mong các vị nghiên cứu Đẩu số thử nghiệm cả 3 cách để xem cách nào chính xác hơn.

5 – LƯU NHẬT HẠN

Sau khi đã biết lưu nguyệt hạn của tháng định xem ở cung nào. Bắt đầu kể ngay cung đó là mồng một, rồi lần lượt theo chiều thuận, đến mồng 3, mồng 3, mồng 4, vân vân … mỗi cung là một ngày.

6– LƯU THỜI HẠN

Sau khi đã biết lưu nhật hạn của tháng định xem ở cung nào bắt đau kể ngay cung đó là giờ Tý, rồi lần lượt theo chiều thuận, đếm Tý, Sửu, Dần, Mão, vân vân… mỗi cung là một giờ theo hàng Chi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẦN I

B – Lý giải Ngũ Hành, Can, Chi

I – NGŨ HÀNH – (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)

Kim : Vàng, hay nói chung tất cả những kim loại như: sắt, đồng, bạc, chì,…

Mộc : Gỗ, hay nói chung tất cả những loại cây.

Thủy : Nước, hay nói chung tất cả những chất lỏ

Hỏa: Lửa hay hơi nóng

Thổ: Đất, hay nói chung tất cả những khoáng vật.

Theo Đông phương lý học thì mọi vật chất ở xung quanh ta đều tạo nên bởi một phần của Ngũ hành hay cấu kết bởi 2, 3 phần của Ngũ hành, hoặc còn nguyên thể, hoặc đã biến thể. Ngũ hành có tương sinh và tương khắc.

Posted Image

Posted Image

II – THẬP CAN − Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Jimsy.

Chú đang soạn Tử Vi Lạc Việt trên cơ sở này.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

4 – LỘC TỒN TINH HỆ Trước hết phải an Lộc tồn, theo hàng Can của năm sinh. Coi bảng dưới đây:

Thí dụ: Sinh năm Kỷ Hợi, phải an Lộc tồn ở Ngọ.

Sau khi an Lộc tồn - dương nam, âm nữ theo chiều thuận âm nam, dương nữ theo chiều nghịch – lần lượt mỗi cung an một sao theo thứ tự: Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân,*** thơ, Phi liêm, Hi thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phù.

Chào bạn Jimsy,

MC đang lập bảng tử vi theo hướng dẫn của bạn, rất dễ hiểu. Tuy nhiên có 1 vài điểm nhờ jimsy hoàn chỉnh thêm:

1- Bảng năm sinh để an Lộc tồn.

2- Hướng dẫn cách an sao Thiên riêu

Thí dụ: B − Âm nam, Kim tứ cục, muốn xem lưu đại hạn năm 38 tuổi, phải tính cẩn thận trên bản đồ 12 cung như sau đây:

Bắt đầu từ cung gốc của đại hạn từ 34 tuổi đến 43 tuổi, chuyển sang cung xung chiếu là 35, tiến lên một cung là 36, trở lại cung xung chiếu là 35, tiến lên một cung là 36, trở lại cung xung chiếu là 37, lùi xuống một cung theo chiều nghịch là 38. Vậy lưu đại hạn năm 38 tuổi ở cung Dần.

3- Phần ví dụ trên: phải chăng từ cung đại hạn 34 chuyển sang cung xung chiếu 35, tiến lên 1 cung 36, trở lại cung xung chiếu 37, lùi xuống 1 cung theo chiều nghịch là 38 (cung Dần), tương tự 39 (Sửu), 40 (Tí)?

Cám ơn bạn.

MC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh Châu thân mến.

Theo như tôi được biết thì cách tính cung đại hạn như sau:

Thí dụ Hỏa Nhị cực (Theo Lạc Thư hoa giáp). Đại hạn từ 42 đến 51. Cách tính cung đại hạn như sau:

42 tại cung. 43 cung xung chiếu. 44 lùi lại một cung. 45 trở lại cung xung chiếu. 46 theo chiều tiếp tục mỗi năm một cung.

Xin xem hình minh họa sau đây:

Posted Image

Phương pháp lưu đại hạn này chính là sự mô phỏng đường chuyển động đảo biểu kiến của các vì sao chuyển động trên bầu trời quan sát từ trái Đất. Xin xem hình minh họa sau:

Posted Image

Đây chính là cơ sở khoa học của Tử Vi Lạc Việt minh chứng cho nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến và nó sẽ phát triển theo chiều hướng tìm những hiệu ứng vũ trụ tương tác có quy luật với trái đất và con người. Đây là việc cực kỳ khó khăn vì phương tiện của con người hiện đại chưa thể thực hiện được, nhưng nó sẽ phải là xu hướng tất yếu của sự phát triển văn minh nhân loại trong tương lai.

Posted Image

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn sư phụ đã hướng dẫn, ví dụ của Jimsy bị lặp 2 lần nên MC hơi khó hiểu thôi ạ.

MC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đó là do jimsy copy từ file sách lên nên hơi thiếu, bạn có thể down file pdf về đọc thì nhanh hơn và đủ hơn, mình chưa có thời gian để đưa lên thẳng diễn đàn bản đủ của cuốn này bạn thông cảm.( mình vừa kiểm tra thì chỗ file pdf người soạn cũng thiếu mất an Lộc tồn ).Mình xin bổ sung như sau :

An Lộc tồn theo hàng can của năm sinh :

Hàng Can : Giáp - Ất - Bính/Mậu - Đinh/Kỷ - Canh - Tân - Nhâm - Quý

Cung : Dần - Mão - Tỵ - Ngọ - Thân- Dậu - Hợi - Tý

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ!

Cháu có một thắc mắc nhỏ trong phần Phân cục của quyển Tử vi đẩu số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang như sau:

"Tài ấm, giáp ấn : Cung mệnh hay điền, tài có Tướng sáng sủa tốt đẹp tọa thủ, có Lương giáp cung ấm tinh là tên riêng của Thiên Lương, cũng như Thiên Ấn là tên riêng của Thiên Tướng";

Cháu thắc mắc là Tài ấm ( Ấm: thiên Lương tọa cung tài), Giáp ấn (giáp ấn : giáp Thiên Tướng) có vẻ như ngược với phần giải thích trên.

Mong chú giải đáp thắc mắc này giúp cháu! Cảm ơn chú!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em trong diễn đàn xin cho Vo Truoc hỏi, có tài liệu nào lý giải cơ sở cách an sao Tử vi không. Sao Tử vi là gì ? và tại sao lại an như thế ? Những sách tôi đọc chỉ mô tả cách an sao Tử vi thôi, hoàn toàn không lý giải tại sao lại an như thế.

Cám ơn nhiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ!

Cháu có một thắc mắc nhỏ trong phần Phân cục của quyển Tử vi đẩu số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang như sau:

"Tài ấm, giáp ấn : Cung mệnh hay điền, tài có Tướng sáng sủa tốt đẹp tọa thủ, có Lương giáp cung ấm tinh là tên riêng của Thiên Lương, cũng như Thiên Ấn là tên riêng của Thiên Tướng";

Cháu thắc mắc là Tài ấm ( Ấm: thiên Lương tọa cung tài), Giáp ấn (giáp ấn : giáp Thiên Tướng) có vẻ như ngược với phần giải thích trên.

Mong chú giải đáp thắc mắc này giúp cháu! Cảm ơn chú!

Thiên Tướng và Thiên Lương luôn cạnh nhau. Nên có thể hiểu câu này là: Thiên tướng sáng sủa tọa thủ tại Mệnh, Điền giáp Thiên Lương là tốt. Tài có Thiên Lương giáp Thiên Tướng là tốt.

Nhưng tốt xấu là do quan niệm của con người: Sao Thiên Lương sáng sủa tốt đẹp chủ người làm ăn và giàu chính đáng. Nhưng cũng có kẻ sao xấu tọa thủ làm ăn bất chính vào vận vẫn giàu.

Share this post


Link to post
Share on other sites