Trần Phương

Câu Hỏi Bất Ngờ

3 bài viết trong chủ đề này

Hôm nay vô tình lướt web đọc được bài viết này, thấy cũng vui vui (mà theo lời bình trên blog của anh Trương Thái Du thì : "Nổ văng miểng..."), nhưng tôi chỉ post lên diễn đàn đọc chơi chứ cũng chưa có ý kiến gì, nay mai rảnh rỗi sẽ có bình luận sau, hì... ^_^

-------------------------------------------------

Câu hỏi bất ngờ

23/01/2011 1:07

Mười mấy năm trước, có đoàn khách Bắc Âu đi Xuyên Việt 10 ngày từ TP.HCM ra Hà Nội. Nghe tôi giới thiệu về lịch sử Việt Nam, vừa đi qua Nha Trang, có vị khách thắc mắc: “Không hiểu tại sao một dân tộc có bề dày oai hùng như Việt Nam lại không có công trình nào tầm cỡ để lại cho đời?

Bên cạnh các bạn, Trung Quốc có Vạn Lý Trường Thành, Campuchia có Angkor?...”. Quá bất ngờ vì lâu nay chưa ai hỏi như vậy, cũng chưa có sách nào dạy, tôi chỉ biết cười (để kéo dài thời gian suy nghĩ) rồi chống chế: “Các bạn cứ tự tìm hiểu xem sao. Trước khi các bạn rời Việt Nam sẽ có câu trả lời”. Tôi lập tức điện thoại trao đổi với các đồng nghiệp. Người thì bảo: “Do Việt Nam thường xuyên có chiến tranh”. Người lại nói: “Bởi phong kiến nước ta chưa đủ mạnh”... Ý kiến nào cũng vô lý. Hồi xưa, nước nào chẳng chiến tranh liên miên mà Trung Quốc là số 1. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời Xuân Thu sang Chiến Quốc đến Thập Quốc và nhà Minh. Các nước khác cũng vậy. Đừng đổ tội cho chiến tranh, nhất là khi nó đã đi qua mấy chục năm! Nếu phong kiến Việt Nam chưa đủ mạnh làm sao có thể là dân tộc duy nhất 3 lần đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào năm 1258, 1285 và 1288; góp phần buộc chúng suy vong. Nên nhớ dân số Đại Việt lúc đó khoảng 3 triệu người phải chống lại nửa triệu quân thiện chiến Mông Cổ. Đạo quân của Thành Cát Tư Hãn làm bá chủ từ Âu sang Á, đi tới đâu thì cỏ không mọc nổi nhưng 3 lần đến Việt Nam, cả 3 lần đại bại. Đang rối bời khi qua Huế, vào viếng lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Lăng hay Vạn Niên Thành, nghe lại phần giới thiệu của bạn An Hòa - hướng dẫn viên ở Huế, tôi mừng hơn trúng số. “Lăng Tự Đức dự kiến xây trong 8 năm nhưng để lấy lòng vua, mấy viên quản lý rút ngắn thời gian một nửa còn 4 năm. Hậu quả của việc tăng cường độ lao động, thiếu ăn, bệnh tật, đói rét là chết chóc. Những người phu xây lăng nổi dậy. Họ lấy chày giã vôi đập chết các quan lại rồi liên minh với cuộc khởi nghĩa từ bên ngoài của anh em Đoàn Trưng định kéo về lật đổ triều đình. Như châu chấu đá voi, cuộc nổi dậy bị dập tắt trong biển máu”. Gần 150 năm sau, hậu duệ của những người xây Khiêm Lăng còn ca thán:

Vạn Niên là Vạn Niên nào

Thành xây xương lính, hào đào máu dân!

(Ca dao)

Khiêm Lăng rộng chưa tới 1 km2 mà còn ai oán vậy! Giữ đúng lời hứa, khi đoàn từ Hà Nội ra sân bay Nội Bài, tôi đã trả lời: “Hôm trước, khi qua thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, có bạn trong đoàn đã hỏi tôi là nước Việt Nam có lịch sử oanh liệt lâu đời sao không có công trình nào để lại cho đời ngưỡng mộ. Với những người lần đầu tiên đến đây như các bạn thì đó là câu hỏi khó, nhưng với mỗi người dân Việt Nam chúng tôi thì ai cũng có thể trả lời (điều này hơi nói quá). Bởi một lẽ giản đơn là tổ tiên chúng tôi không đủ ác, lấy xương máu của nhân dân làm nên những công trình chỉ có tính chất khoe mẽ và phục vụ cho một thiểu số thống trị. Tổ tiên chúng tôi không để lại Vạn Lý Trường Thành hay Angkor nhưng hệ thống đê điều chống lụt ở miền Bắc và hệ thống kênh rạch chống lũ ở miền Nam của chúng tôi dài gấp mấy lần Vạn Lý Trường Thành. Nhờ công trình giản đơn, thiết thực, hiệu quả, phục vụ cho quốc kế dân sinh này; cha ông chúng tôi vượt qua được những thử thách hết sức ác liệt, nghiệt ngã và dữ dội của thiên nhiên, tồn tại cho tới ngày hôm nay để đưa các bạn đi chơi, bằng không, chúng tôi đã trôi ra biển!”

Nghe vậy, đoàn tròn xoe mắt ngạc nghiên và vỗ tay. Tôi nói đại, cũng hơi run, chẳng biết đúng sai thế nào, chỉ sợ mất quan điểm. Ai có câu nào hay hơn xin chỉ dùm. Nếu đúng thì cũng cần kết luận để anh em hướng dẫn viên chúng tôi còn mạnh miệng trả lời.

Nguyễn Văn Mỹ

Báo Thanh Niên

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay vô tình lướt web đọc được bài viết này, thấy cũng vui vui (mà theo lời bình trên blog của anh Trương Thái Du thì : "Nổ văng miểng..."), nhưng tôi chỉ post lên diễn đàn đọc chơi chứ cũng chưa có ý kiến gì, nay mai rảnh rỗi sẽ có bình luận sau, hì... ^_^

-------------------------------------------------

Câu hỏi bất ngờ

23/01/2011 1:07

Mười mấy năm trước, có đoàn khách Bắc Âu đi Xuyên Việt 10 ngày từ TP.HCM ra Hà Nội. Nghe tôi giới thiệu về lịch sử Việt Nam, vừa đi qua Nha Trang, có vị khách thắc mắc: “Không hiểu tại sao một dân tộc có bề dày oai hùng như Việt Nam lại không có công trình nào tầm cỡ để lại cho đời?

Bên cạnh các bạn, Trung Quốc có Vạn Lý Trường Thành, Campuchia có Angkor?...”. Quá bất ngờ vì lâu nay chưa ai hỏi như vậy, cũng chưa có sách nào dạy, tôi chỉ biết cười (để kéo dài thời gian suy nghĩ) rồi chống chế: “Các bạn cứ tự tìm hiểu xem sao. Trước khi các bạn rời Việt Nam sẽ có câu trả lời”. Tôi lập tức điện thoại trao đổi với các đồng nghiệp. Người thì bảo: “Do Việt Nam thường xuyên có chiến tranh”. Người lại nói: “Bởi phong kiến nước ta chưa đủ mạnh”... Ý kiến nào cũng vô lý. Hồi xưa, nước nào chẳng chiến tranh liên miên mà Trung Quốc là số 1. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời Xuân Thu sang Chiến Quốc đến Thập Quốc và nhà Minh. Các nước khác cũng vậy. Đừng đổ tội cho chiến tranh, nhất là khi nó đã đi qua mấy chục năm! Nếu phong kiến Việt Nam chưa đủ mạnh làm sao có thể là dân tộc duy nhất 3 lần đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào năm 1258, 1285 và 1288; góp phần buộc chúng suy vong. Nên nhớ dân số Đại Việt lúc đó khoảng 3 triệu người phải chống lại nửa triệu quân thiện chiến Mông Cổ. Đạo quân của Thành Cát Tư Hãn làm bá chủ từ Âu sang Á, đi tới đâu thì cỏ không mọc nổi nhưng 3 lần đến Việt Nam, cả 3 lần đại bại. Đang rối bời khi qua Huế, vào viếng lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Lăng hay Vạn Niên Thành, nghe lại phần giới thiệu của bạn An Hòa - hướng dẫn viên ở Huế, tôi mừng hơn trúng số. “Lăng Tự Đức dự kiến xây trong 8 năm nhưng để lấy lòng vua, mấy viên quản lý rút ngắn thời gian một nửa còn 4 năm. Hậu quả của việc tăng cường độ lao động, thiếu ăn, bệnh tật, đói rét là chết chóc. Những người phu xây lăng nổi dậy. Họ lấy chày giã vôi đập chết các quan lại rồi liên minh với cuộc khởi nghĩa từ bên ngoài của anh em Đoàn Trưng định kéo về lật đổ triều đình. Như châu chấu đá voi, cuộc nổi dậy bị dập tắt trong biển máu”. Gần 150 năm sau, hậu duệ của những người xây Khiêm Lăng còn ca thán:

Vạn Niên là Vạn Niên nào

Thành xây xương lính, hào đào máu dân!

(Ca dao)

Khiêm Lăng rộng chưa tới 1 km2 mà còn ai oán vậy! Giữ đúng lời hứa, khi đoàn từ Hà Nội ra sân bay Nội Bài, tôi đã trả lời: “Hôm trước, khi qua thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, có bạn trong đoàn đã hỏi tôi là nước Việt Nam có lịch sử oanh liệt lâu đời sao không có công trình nào để lại cho đời ngưỡng mộ. Với những người lần đầu tiên đến đây như các bạn thì đó là câu hỏi khó, nhưng với mỗi người dân Việt Nam chúng tôi thì ai cũng có thể trả lời (điều này hơi nói quá). Bởi một lẽ giản đơn là tổ tiên chúng tôi không đủ ác, lấy xương máu của nhân dân làm nên những công trình chỉ có tính chất khoe mẽ và phục vụ cho một thiểu số thống trị. Tổ tiên chúng tôi không để lại Vạn Lý Trường Thành hay Angkor nhưng hệ thống đê điều chống lụt ở miền Bắc và hệ thống kênh rạch chống lũ ở miền Nam của chúng tôi dài gấp mấy lần Vạn Lý Trường Thành. Nhờ công trình giản đơn, thiết thực, hiệu quả, phục vụ cho quốc kế dân sinh này; cha ông chúng tôi vượt qua được những thử thách hết sức ác liệt, nghiệt ngã và dữ dội của thiên nhiên, tồn tại cho tới ngày hôm nay để đưa các bạn đi chơi, bằng không, chúng tôi đã trôi ra biển!”

Nghe vậy, đoàn tròn xoe mắt ngạc nghiên và vỗ tay. Tôi nói đại, cũng hơi run, chẳng biết đúng sai thế nào, chỉ sợ mất quan điểm. Ai có câu nào hay hơn xin chỉ dùm. Nếu đúng thì cũng cần kết luận để anh em hướng dẫn viên chúng tôi còn mạnh miệng trả lời.

Nguyễn Văn Mỹ

Báo Thanh Niên

Một câu trả lời hay và sáng tạo đó chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thì lại thấy rất đồng ý vớ câu trả lời của bạn hướng dẫn viên du lịch này!

Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn phải thấy được nguồn gốc của nó là triết lý nhân sinh trung dung, hài hòa âm dương thấm nhuần đến mức không còn nhận ra của dân tộc ta từ thời thượng cổ. Sau này những cái ác có tăng lên do ảnh hưởng giao lưu với nhiều dân tộc chuộng sức mạnh khác, nhưng dù sao cũng được triết lý đó kiềm chế trong một mức độ nào đó.

Thú thực, tôi cũng đã từng được tham quan nhiều công trình đồ sộ từ thời thượng cổ của một số nước. Trong khi hướng dẫn viên hùng hồn giới thiệu, du khách trầm trồ thán phục thì riêng tôi chỉ thấy thương sót cho những dân tộc bất hạnh đó và cảm thấy thật may mắn mà Việt Nam mình không có những cái như thế.

Tôi nghĩ, ngay cả đa phần những du khách đang suýt xoa thán phục, nếu chỉ cần biết rõ 1/10 cái giá phải trả từ sự đau khổ của người dân cho những công trình "vĩ đại" đó thì họ, thay vì ngưỡng mộ, cũng sẽ nguyền rủa nó! Những cái vỗ tay của đoàn du khách trong bài viết chứng minh cho điều đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay