Thiên Sứ

Chọn Quốc Phục Nam Là áo Dài, Khăn Xếp Sẽ đi Vào Ngõ Cụt'.

8 bài viết trong chủ đề này

'Chọn quốc phục nam là áo dài, khăn xếp sẽ đi vào ngõ cụt'.

VnExpress

Thứ hai, 24/1/2011, 12:00 GMT+7

"Nếu nam giới mặc áo dài, đội khăn xếp sẽ phong kiến, cổ lỗ. Quốc phục không phải là khôi phục lại những cái cũ", ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội mỹ thuật Việt Nam trao đổi với VnExpress.net về việc lựa chọn quốc phục.

- Từng ở trong Hội đồng bình chọn quốc phục cách đây 10 năm, ông đề xuất như thế nào cho bộ quốc phục hiện nay?

- Trước hết phải định hướng quốc phục, trước đây vẫn hướng là áo dài. Áo của nữ thì đẹp song áo dài của nam thì cổ lỗ, không còn phù hợp. Theo tôi, quốc phục phải làm kiểu Âu phục song được Việt hóa, như áo comple của nam đi với áo dài của nữ rất đẹp. Song ve viền như thế nào, màu gì, vải nào, cavat như thế nào thì cần phải nghiên cứu.

Tôi từng trong hội đồng chọn quốc phục cách đây 10 năm. Khi đó, chúng ta đã đi vào ngõ cụt là tìm hướng theo áo dài, mặc dù đã tổ chức thi mấy lần song đều thất bại. Nếu nam giới mặc áo dài, đội khăn xếp sẽ trông phong kiến, cổ lỗ, theo tôi phải đi theo hướng thế giới. Quốc phục không phải là khôi phục lại những cái cũ. Quốc phục dạng comple thì có thể đi ngoài đường được, chứ nam giới mặc áo dài không thể đi ngoài đường.

- Theo ông, có nên lấy ý kiến người dân hay tổ chức cuộc thi thiết kế quốc phục?

- Không cần lấy ý kiến người dân về quốc phục, như quân phục do Bộ Quốc phòng tự đưa ra, người dân phải công nhận. Chúng ta cần quyết đoán, không nên lấy ý kiến người dân.

Riêng về thiết kế, có thể tổ chức cuộc thi, cần những người có chuyên môn và lãnh đạo mặc thử, bởi họ là những người hay mặc quốc phục nên họ phải thích. Rồi nhân rộng, nếu người dân cảm thấy hợp.

Áo dài của nữ cũng phải quy định rõ, cổ, màu, hoa văn như thế nào. Không cần thiết phải có riêng một bộ mùa đông mà có thể thiết kế thêm một áo nữa thích hợp cho mùa lạnh.

- Theo tôi, sen là loại hoa văn minh lúa nước, từ xưa đến nay, ở đâu cũng có hoa sen, làng xã nào cũng có đầm sen. Hoa sen rất gần với người dân Việt Nam, gần gũi nhất là hoa sen hồng.

Có người đề xuất hoa dâm bụt, hoa mào gà hay hoa nhài thì có thể liên tưởng những gì không hay. Còn hoa sen thì luôn gắn với những gì thanh khiết, có hình khối đẹp từ khi nụ tới hoa. Nhìn thẳng xuống thì có thể gợi cho ta màu quốc kỳ Việt Nam, hay đài sen cũng rất đẹp, giống hoa văn trống đồng, nhị như hạt cườm. Hoa sen là một trong năm loại hoa được sử dụng nhiều trong cung đình, đền chùa và dân gian.

- Nhiều người đề xuất các loài hoa rau muống, hoa tre biểu tượng cho tính dân tộc, ý kiến của ông thế nào?

- Có hoa tre song mấy ai biết hoa tre là gì, không có hình, hương thơm. Hoa rau muống không ai dùng để cắm và cũng có rất ít. Đây là loại hoa không tồn tại cho sự tiếp nối.

- Nếu hoa sen được lựa chọn làm quốc hoa, theo ông cần bảo tồn loài hoa này thế nào?

- Theo tôi phải làm cuốn sách giới thiệu hoa sen mỗi thời kỳ một khác, có những cuốn ảnh giới thiệu loại hoa này ra nước ngoài. Ngoài ra, phải quy hoạch khu vực trồng sen, yêu cầu mỗi địa phương ít nhất phải có một hồ sen.

- Với quốc tửu, ông có đề xuất gì?

- Quốc tửu cũng là văn hóa, phải coi là những biểu tượng văn hóa, phải chọn được loại rượu nổi tiếng nhất và giữ được hương vị, chất lượng tốt nhất. Bây giờ chúng ta có nhiều loại rượu, song nhiều loại nổi tiếng không còn giữ được chất lượng. Quốc tửu phải sang trọng, như Trung Quốc có rượu Mao Đài có đặc trưng riêng, không phải nơi nào cũng nấu được.

Trước hết, các cơ sở sản xuất rượu phải trở lại cách làm truyền thống, các vùng rượu khác nhau cùng ứng cử, chuyên gia sẽ chấm loại nào tốt nhất. Tôi không lựa chọn được quốc tửu vì tôi không thích rượu.

Đoàn Loan thực hiện

Ý kiến bạn đọc

Quốc phục, quốc hoa và quốc tửu

Là một người Việt đang định cư tại nước ngoài tôi hoàn toàn nhất trí với ông Trần Khánh Chương về việc chọn quốc phục cho Việt Nam thời nay. Áo dài cho nữ giới và áo sơ mi với quần âu phục và áo vest cho phái nam, vì như vậy sẽ thể hiện được sự văn minh và hiện đại của đất nước Việt Nam ngày nay.

Hoa sen nên được chọn là quốc hoa vì hoa sen mang nhiều ý nghĩa cao quý đối với người Việt và cũng là niềm tự hào cho người Việt khi giới thiệu với bạn bè quốc tế về loài hoa này.

Quốc tửu có nên chăng là loại rượu nhẹ, nhưng cần có công thức nấu đặc biệt để có hương vị đặc sắc, khó quên và quyến rũ đối với cả người trong nước và quốc tế, loại rượu cả nam và nữ đều uống được. Nên tổ chức cuộc thi về hương vị rượu nấu trong nước và bằng nguyên liệu trong nước để tìm ra loại rượu thơm nhất làm quốc tửu. Có thể trong dân gian vẫn có những gia đình có bí quyết nấu rượu lâu đời có hương vị đặc biệt mà công chúng chưa được biết đến.

========================================

Bộ Comple nghiễm nhiên trở thành y phục ngoại giao quốc tế và nó mặc nhiên được quốc tế hóa. Bất cứ một quốc gia nào từ những cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ cho đến các giám đốc Cty trong những buổi gặp quan trọng đều có thể mặc comple. Bây giờ được chọn là quốc phục Việt Nam thì tôi e rằng rất khó xử khi các phái đoàn quốc tế sang Việt Nam, hoặc ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không lẽ họ cũng đang mặc quốc phục Việt?

Trong trường hợp này khái niệm quốc phục và quốc tế rõ ràng là không có sự phân biệt. Lý học Đông phương từ trong cổ thư đã ghi nhận tính chính danh trong các hoạt động xã hội và con người.

Tử Trong hỏi:

- Nếu thày ra làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?

Tử viết:

- Ta cần chính danh!

Vậy chúng ta cần chính danh khái niệm " Quốc phục" là gì đã thì mới bàn chuyện hình thức của quốc phục được. Cá nhân tôi đặt vấn đề cho rằng:

Y phục của một dân tộc chính là y phục trang trọng phổ biến mang tính truyền thống của dân tộc đó trong các mối quan hệ xã hội và thể hiện tính đặc thù của dân tộc đó qua y phục và phân biệt với y phục truyền thống phổ biến của dân tộc khác. Bây giờ chúng ta xem một số y phục của các dân tộc:

Người Ả Rập.

Hàn Quốc

Belarus

Nga

Người Lolo (Dân tộc ít người ở Việt Nam

Nhật Bản

Như vậy chúng ta thấy rằng: Mỗi dân tộc đều có y phục truyền thống phổ biến của họ. Qua y phục người ta có thể nhận ra bản sắc và con người của dân tộc đó. Bộ comple không phản ánh được điều này. Mặc comple sẽ không phân biệt được Người Nhật, người Việt, Trung quốc và Triều tiên.....vv...... Đó là lý do để tôi cho rằng không thể lấy comple làm quốc phục.

Vậy để chính danh khái niệm quốc phục. Trên thực tế ở một quốc gia đa dân tộc như Hoa Kỳ sẽ rất khó chọn Quốc phục. Bởi vì - theo quan niệm của tôi về định nghĩa trên cho y phục dân tộc thì Hoa Kỳ không có một dân tộc nào là dân tộc chủ đạo đông nhất trong quốc gia Hoa Kỳ. Mặc dù người da trắng đông nhất, nhưng cũng gồm nhiều dân tộc. Nhưng ở các nước - hầu hết đều có nhiều dân tộc trong một quốc gia - thì nên chọn y phục dân tộc đông dân nhất là quốc phục.

Bởi vậy, chẳng có gì gọi là bế tắc trong chuyện chọn quốc phục cho Việt Nam. Bản thân quốc hiệu đã xác định dân tộc Việt là dân tộc đông nhất trong cộng đồng quốc gia Việt Nam - thì - y phục truyền thống của dân tộc Việt chọn làm quốc phục. Điều này đã được mặc nhiên giới thiệu với quốc tế khi trong hội nghị nguyên thủ các quốc gia họp tại Hanoi. Khi ấy tất cả các nguyên thủ đã mặc những bộ quần áo truyền thống của người Việt và họ đã chấp nhận mặc những bộ quần áo này với tư cách y phục truyền thống và là quốc phục của Việt Nam so với các nước khác.Tuy nhiên, nếu cá nhân tôi được quyền đề nghị thì y phục nam nên cái vạt áo bên trái. Đây chính là dấu ấn còn lại từ thời Hùng Vương dựng nước.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải chăng họ đã phong kiến, cổ lỗ như thế này ở "Hội nghị APEC 14"?

Posted Image

TD ^_^

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này, theo con thì mới chỉ là ý kiến của một người thôi Sư phụ ạ. Nhưng ông Chủ tịch Hội mỹ thuật Việt Nam lại đưa ra một cái ý kiến mà "không có tí tính chất lịch sử nào" như thế thì quả thật không thể hiểu nổi.

Áo dài của người phụ nữ được chọn là quốc phục thì không có gì để bàn cãi cả. Nhưng việc chọn Comple làm quốc phục thì phải bàn lại. Người Việt ta từ Bắc, Trung, Nam bao đời nay đã "áo dài khăn đóng". Cả trong các lễ hội lớn, đâng hương tiên tổ, các đấng Thánh thần, Thành hoàng... đều mặc lễ phục là "Áo dài khăn đóng", nó không chỉ đơn giản là vấn đề tôn giáo mà còn là vấn đề lịch sử, văn hóa, truyền thống. Chẳng thế mà từ bao đời nay, từ Vua, Quan đến anh học trò nghèo đã sử dụng "áo dài khăn đóng" trong các sự kiện đặc biệt và kể cả thường phục hằng ngày.

Tất nhiên không thể chọn bộ quần áo nâu sồng (xồng ??) - loại quần áo làm bằng vải thô, nhuộm bằng củ mài - làm quốc phục được.

Quan khách ngoại giao nước ngoài, khi đến Việt nam, cũng "áo dài khăn đóng", họ khen bộ lễ phục đẹp, giàu truyền thống, tính nhân văn, dân tộc...

Bây giờ chọn Comple làm quốc phục mà cho là đi vào ngõ cụt thì thật không thể nào hiểu nổi, quê con, nông dân mặc comple, đi chân đất chăn bò đầy đồng !!!

Không biết Sư phụ và các anh chị có ý kiến gì về việc chọn Quốc Tửu không ạ?

Theo con thì việc này không cần thiết, Đâu phải cứ Trung quốc chọn Mao đài làm quốc tửu thì Viêt nam phải chọn một loại nào đó để làm quốc tửu? Rượu sắn, rượu gạo, quốc lủi, rượu chuối hột, rượu tắc kè, rượu bìm bịp... chọn loại nào cho phù hợp ạh. Trong khi riêng chuyện ăn nhậu hàng năm tốn cả ngàn tỷ đồng phung phí, rồi tai nạn, chết người, bao tệ nạn nảy sinh, bao gia đình tan nát cũng bởi bia rượu, thì không biết chọn Quốc tửu để làm gì ạ? Chọn rồi để khuyên khích sản xuất, và sử dụng?

Nếu giống chọn quốc phục và bắt buộc phải chọn Quốc tửu, con đề nghị chọn Vodka, hoặc Whisky hay Martel cho nó hợp thời ah, chứ chọn Rượu Chuối hột hay tắc kè, e nó lại đi vào ngõ cụt mất.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác ấy là sếp mình hi hi hi :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác ấy là sếp mình hi hi hi :unsure:

Ối giờ ơi! Ông ấy là sếp của Rin86 ah? Thôi chết! Thế thì hoặc là Rin86 phải rút lui, hoặc bác phải rút lui ý kiến. Ấy là cái tính bác vỗn "Di hòa vi quái".

Bài viết của Thiên Đồng với Bá Kiến thấy buồn cười quá! :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. cháu thấy áo dài khăn xếp có problem gì đâu nhỉ, xem phim thấy dân Nhật nam mặc kimono, Hàn thì hanbok. cũng được đấy chứ ạ, có ai phàn nàn gì đâu, problem duy nhất là thế này: phụ nữ áo dài ko ngại lắm, do tính chất công việc, do đặc điểm giới tính. phụ nữ càng cồng kềnh , tha thướt càng hay càng đẹp, còn nam giới thì.... hơi khác ạ. :D

Chọn cái áo dân tộc, đồng nghĩa với nhiều việc đi kèm để quảng bá quảng cáo, đồng nghĩa với việc cứ họp mặt nhau là phải mặc... mà dân mình thì... bác ạ, thời xưa thân Nga học tiếng Nga, sau mở cửa học tiếng Anh, pháp, rồi giờ lại quay về Nhật, Hàn, hết nhật hàn thì lại học tiếng Trung. Cứ tiện là mặc thôi, nhiều cái nó là trào lưu, như các năm trước, người ta ko nấu bánh chưng, năm nay tự dưng nhà nhà bánh chưng người người bánh chưng... :)) Sẽ có năm cứ ra đường là gặp áo the khăn xếp mất. :))

Sự thật là nếu chọn quần áo cho đám cưới, cháu cũng chọn mấy bộ truyền thống thôi ạ, nhưng bộ của con gái sẽ dễ cách tân hơn, chứ cháu nghĩ mãi mà chả hiểu làm thế nào cho bộ áo the khăn xếp dễ chịu hơn với các bạn nam: có khi vạt phải ngắn đi tí, cúc phải cài kiểu khác... mà thế thì lại thành cái áo Tàu rồi. Giờ nghĩ tới việc mùa hè khăn xếp áo the, tung tẩy đi kí hợp đồng thấy cũng hơi Nóng.

2. Có vẻ như hoa sen cháu sợ hơi ko ổn, vì giờ ko biết cái này có đăng kí bản quyền không, chứ về văn hóa, thì việc nhận hoa sen làm quốc hoa, dân Trung, Ấn, ... và các dân tộc khác ở châu Á, cũng sẽ có mong muốn tương tự. Mình chọn làm quốc hoa thì người ta chọn cái gì làm quốc hoa. :D súng chăng.

Dù biết sen nghìn loại, sen Hà nỘi khác sen Hồ Chí Minh (thề với các bác là khác đấy ạ, lá khác, sen khác...) nhưng việc chọn sen nếu có, sẽ phải nhanh lên kẻo mất bản quyền

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay