laviedt

THƠ NGỤ NGÔN !

18 bài viết trong chủ đề này

SÁO MƯỢN LÔNG CÔNG.

Công đổi lông, Sáo liền nhặt lấy

Đem lên mà cắm bậy vào mình

Cùng Công đi diện vung vinh

Coi trong bộ tịch có tình khoe khoang

Đàn công thật biết hàng giả mạo

Xúm nhau vào nhạo báng một phen

Đánh cho một trận huyên thuyên

Mổ cho trụi đến lông đen của mình.

Sáo bấ̀y giờ nghĩ tình đồng loại

Về bọn nhà, chúng lại đuổi đi.

Ngẫm xem trong bọn văn - thi

Biết bao tài mượn, thiếu chi tá gà.

Dầu thế vậy, đây ta mặc sức

Nói làm chi cho cực lòng người.

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

THẦN CHẾT VÀ LÃO TIỀU PHU !

Lão tiều vác củi cành một bó,

Củi đã nhiều, niên số lại cao,

Lặc lè chân đá, chân xiêu,

Lom khom về chốn thảo mao khói mù.

Tủi thân phận, kỳ khu khó nhọc,

Đặt bó sài ở dọc lối đi,

Than rằng :

-Sung sướng nỗi gì,

Khắp trong thế giới , ai thì khổ hơn ?

Bữa no đói luôn cơn buồn bã,

Vợ nào con vất vả trăm chiều,

Hết thuế lính lại thuế sưu,

Quanh năm khách nợ còn điều gì vinh ?

Hỡi thần Chết thương tình chăng tá,

Đến lôi đi cho đã một đời !

Chết đâu dẫn lại tức thời,

-Hỏi già khi nãy kêu vời lão chi ?

Lão tiều thấy cơ nguy cuống sợ :

-Nhờ tay Ngài nhấc đỡ lên vai.

Thơ rằng :

Đành chết là hết nợ,

Sao mà ai cũng sợ,

Mới hay bụng thế gian:

"Khổ mà sống vẫn ham".

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHÓ SÓI VÀ DÀN NHO !

Chó sói kia ở nơi rừng ấy,

Đương đói lòng, nhìn thấy dàn nho,

Mấy chùm vừa chín vừa to,

Nước da đỏ thắm, thơm tho ngọt ngào.

Cậu sói cũng ước ao được bữa,

Nhưng dàn cao không với tới nơi,

Chê bai sói lại được lời :

-Nho xanh chẳng xứng miệng người phong lưu.

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON LỪA VÀ CON CHÓ CON !

Tài tự nhiên, xin ai chớ ép

Gượng nên công có đẹp mẽ gì !

Mấy đời những đứa ngu si,

Làm ra mặt thiệp nó thì nên duyên.

Ai cũng mến là "thiên chi phó",

Bẩm sinh ra sẵn có mấy người,

Ai tài thì cũng mặc ai

Lừa ngu chuyện nọ là bài dậy khôn:

Gã lừa ấy đến hôn ông chủ,

Nghĩ thầy ta há phụ không yêu!

Chó kia phỏng lớn bao nhiêu,

Ông bà bữa sớm bữa chiều cho ăn,

Lại có lúc quá thân hôn hít,

Lại có khi quấn quýt xoa đầu,

Trò vè phỏng có chi đâu,

Chỉ giơ chiếc vó,gâu gâu một hồi,

Đùa bỡn có thế thôi mà quý.

Còn ta đây động tí thì đòn,

Rầy ta há lại không khôn,

Cũng làm như rứa phỏng còn khó chi.

Nhân thấy chủ đang khi đắc ý,

Lừa ta bèn rủ rỉ đến bên:

Móng chân cùn cụt đưa lên,

Vuốt cằm ông chủ mà rên một hồi..

Chủ vội thét: Lừa toi, Quái lạ!

Đem gậy đây, sửa gã một phen.

Nói rồi cầm gậy đả liền,

Để lừa rối rít như điên như cuồng.

Thế là thôi hết tấn tuồng.

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÁC THÀY LANG

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch.

Thầy lang Lắc đến thăm người ốm,

Thầy lang Gật hàng xóm cũng sang.

Gật rằng:

-Bệnh cũng thường thường.

Lắc rằng:

-Người ốm thiên đường sắp lên.

Việc thang thuốc mỗi bên một trái,

Để người đau đến phải qua đời.

Lắc ta, quả đã như lời,

Hai thầy vẫn tấc đến trời lên câu.

Bên rằng : Có sai đâu mà bảo !

Bên rằng: Theo thuốc lão, can gì ?

Lời bàn bên lề: thật giống như thầy bói nói dựa quá nhỉ...hi :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON SƯ TỬ VÀ CON MUỖI MẮT !

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Sư tử một hôm mắng con muỗi:

-Bước đi đồ hôi thối nhỏ nhen!

Muỗi ta đâu có chịu hèn,

Tức cùng sư tử trao liền chiến thư:

-Mi chớ tưởng vua mà ta sợ,

Đừng làm cao. Mi chớ hợm đời.

Con bò to gấp mấy ngươi,

Ta còn kéo nổi như chơi đi cùng.

Nói vừa đoạn muỗi xông lên trước

Rúc tù và, rồi vượt trận tiền.

Vừa làm tướng, vừa thổi kèn.

Trước còn bay vọt lên trên tít mù,

Sau nhào xuống, nhảy xô vào cổ.

Sư tử ta xấu hổ phát điên.

Mép sầu bọt, mắt quắc lên.

Miệng gầm, chân nhảy sợ rên một vùng,

Việc kinh hãi khắp trong thế giới,

Ai hay đâu bởi cái muỗi con.

Đuổi sư khắp núi cùng non,

Khi thì đốt gáy, lúc bon cắn đầu.

Khi bay lọt vào đầu lỗ mũi,

Sư tử ta hậm hụi phát khùng.

Ngụy ranh quay cổ lại trông,

Thấy nanh cùng vuốt cũng không làm gì.

Muỗi nhoét miệng cừoi khì mấy tiếng,

Sư tức mình lại nghiến hàm răng,

Đuôi thì ngoe nguẩy vung văng.

Mà ra phải chịu một thằng muỗi ranh.

Anh giận lắm thì anh thêm nhọc,

Cậy hùng cường làm cóc gì tôi !

Muỗi ta thắng trận phản hồi,

Khải hoàn một trận vang trời vo vo,

Chạy cùng xứ báo cho chúng biết.

Mạng nhện đâu lại kết ngang đường.

Muỗi ta vướng phải ai thương.

Ta nên lấy chuyện làm gương hai điều :

Cuộc cạnh tranh có nhiều thù nghịch.

Kẻ nhỏ thường nên kệch kẻ to,

Nhiều khi việc lớn chẳng lo,

Mà ra chút việc nhỏ nhò chẳng xong .

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON CHUỘT NHẮT, CON MÈO VÀ CON GÀ TRỐNG NON !

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Chuột nhắt xưa nay quanh xó cửa

Ra khỏi nhà bỡ ngỡ một phen

Về khoe với mẹ huyên thuyên:

-Con qua rặng núi đến miền biên cương

Con chạy nhặng khác dường chuột lớn

Đi dong chơi hung tợn khắp đường.

Nơi kia con gặp hai chàng:

Một chàng phúc hậu đường đường khôi ngô

Chàng kia thì tiếng to mà dữ

Bộ hung hăng nghiêng ngửa mặt mày:

Trên đầu cục thịt đỏ gay

Hai tay vùng vẫy như bay lên trời

Xòe nan quạt đuôi thời to tướng

Khiếp, khiếp chưa hình dáng kỳ khôi !

Chuột con kể chuyện lôi thôi

Tưởng chừng vât lạ xa xôi đâu về !

Ai ngờ chú Hùng-kê chính đấy

Chuột nhắt ta nom thấy hãi hùng.

Hai tay phành phạch vẫy vùng,

Con xưa nay vốn thị hùng mà ghê.

Đuôi quắp đít chạy về một mạch,

Miệng chửi thầm, thề kệch đến già.

Ví chăng không gặp hắn ta,

Thì con hẳn tiếp được nhà hiền kia.

Lông bóng nhoáng,râu ria đường bệ

Đuôi lại dài, tam thể trên mình.

Lừ đừ coi bộ hiền lành

Duy đôi mắt liếc long lanh khác thường

Cùng giống chuột nghe dường ái mộ,

Y như ta cũng có hai tai,

Lại gần con đã kiếm bài,

Làm quen với hắn, một hai thân tình,

Thằng nọ bất thình lình lên giọng:

Kéc ke ke ! Trong họng kêu ra.

Vội vàng con phải lánh xa.

Thử bà nghe nói nghĩ mà sởn lông:

-Chết con ạ ! Chớ trông ngoãi mã,

Bộ hiền lành chính gã Miêu nhi,

Xưa nay độc ác gian phi,

Cùng nòi nhà chuột, nó thì hại luôn,

Còn gà nọ thì con há sợ:

Hắn cùng ta có nợ xưa nay,

Đã không làm hại nhà này,

Mà thường giống chuột lại hay ăn gà !

Thằng mèo nó coi ta như gỏi,

Hại loài mình mòn mỏi bấy lâu.

Đỏ lòng, xanh vỏ có câu,

Con nên ghi lấy về sau đừng lầm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÒ, DÊ, CỪU CÁI LẬP HỘI VỚI SƯ TỬ .

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Con bò, con dê, con cừu cái

Cùng Mãnh sư quí đại lân ông

Xưa nay lập hội buôn chung

Hẹn rằng lỗ lãi đổ đồng chia nhau.

Dê đánh bẫy được hươu một chú

Mời cổ đông đến đủ hội đồng

Khi đà khắp mặt đến đông

Sư rằng:

-Bốn đứa chia chung bốn phần.

Nói vừa đoạn liền phân bốn góc

Rồi nhận ngay lấy góc to cao :

Đứa nào muốn biết lẽ sao ?

Bởi vì Sư tử là tao chứ gì !

Lẽ phảỉ ấy ai thì dám cãi.

Còn phần nhì cũng lại nhận luôn,

Rằng là cường giả chi quyền.

Phần ba nhận nữa vì khôn nhất đàn.

Đến phần tư thì quan chiếm nốt

Con nào vơ, ông bóp chết tươi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Tham thì thâm, cổ nhân dạy thế

Lấy chuyện gà ra để răn đời.

Đem câu bịa đặt kể chơi :

Mỗi hôm gà nọ đẻ rơi trứng vàng.

Chủ ngỡ có bảo tàng trong bụng

Mổ phăng ra chắc cũng mau giàu.

Ai ngờ có cóc chi đâu

Gà thường cũng vậy, khác nhau chút nào.

Chủ biết dại, kêu gào tiếc của

Làm gương soi cho đứa tham tâm.

Mới đây có kẻ nghĩ lầm,

Được mười lại muốn có ngay trăm nghìn .

Trơ ra hết nhẵn ngồi nhìn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HAI NGƯỜI TRANH NHAU CON SÒ

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Hai ngừoi đi trẩy hội chùa

Qua nơi bãi cát, gặp sò nổi lên.

Tay cùng trỏ, mắt cùng nhìn

Mồm cùng muốn lẩm, cùng vin lý già.

Người cúi nhặt, kẻ liền la :

-Khoan, khoan ! Hãy hỏi ai là đáng ăn ?

Cứ theo như lẽ công bình,

Ai mà thấy trước thì ăn đỡ thèm

Người kia phải đứng mà xem.

Đáp rằng :

-Nếu vậy mà nên công bình,

Nhờ trời tôi mắt cũng tinh.

Cãi rằng:

-Mắt tớ còn nhanh gấp mười,

Tớ thề tớ thấy trước rồi.

- Nhưng mà tao ngửi thấy mùi đã lâu !

Trong khi cãi cọ cùng nhau

Xẩy Quan Án nọ đi đâu qua đường.

Đôi bên đem chuyện thân tường,

Xin quan phán xử đôi đường trắng đen.

Cầm sò quan đứng quan nhìn,

Tách đôi mảnh vỏ hút liền ruột trong.

Khi quan vừa nuốt trôi xong,

Ngài bèn lên giọng Bao Công phán truyền:

-Xử cho bên bị bên nguyên,

Quan phân đôi vỏ hai bên xử hòa,

Còn tiền phí tổn thì tha.

Thơ rằng:

Kiện tụng xưa nay tốn kém to,

Chẳng qua đục nước chỉ béo cò

Mới hay gan ruột quan moi hết,

Trơ lại còn đôi cái vỏ sò.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON LỪA ĐỘI LỐT CON SƯ TỬ

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Con lừa kia đội da sư tử

Khắp một vùng tưởng dữ đều kinh.

Tuy rằng là vật đáng khinh

Mà ai cũng sợ oai linh con lừa.

Rủi phải khi tai thò một mẩu,

Lòi ngay ra điên đảo khi man.

Chó kia chạy đuổi sủa ran,

Làm cho ai nấy nổi cơn tức cười.

Cách giả hình mấy người đã biết,

Thấy mãnh sư chạy riết trong đồng.

Thì ai cũng lấy lạ lùng,

Mãnh sư để chó đuổi cùng thế nhưng ?

Xét lắm kẻ lẫy lừng trong cõi,

Cũng chẳng qua giả dối như lừa.

Nghênh ngang hống hách gió mưa,

Chỉ là đội lốt để lừa người ngây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON LỪA MANG HÒM SẮC !

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Một con lừa lưng mang hòm sắc

Thấy người tôn đã chắc tôn ta.

Vênh vang bộ mặt giở ra,

Chấp lễ chấp bái như là thần đây.

Có người kia lầm này biết ý,

Bảo lừa:

-Đừng nghĩ thế mà sai.

Hợm đâu có hợm lạ đời,

Ai tôn đâu chú, chú đòi lên câu.

Người lễ bái là cầu ông thánh,

Sự anh linh uy mãnh của ngài.

Quan mà dốt đặc vô tài,

Thì dân lạy cái áo ngoài mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON NHÁI MUỐN TO BẰNG CON BÒ.

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Con nhái nom thấy con bò

Hình dung đẹp đẽ, mình to béo tròn.

Nhái bằng quả trứng tí hon

Lại toan cố sức bằng con bò vàng.

Ngậm hơi, cổ bạnh, bụng trương,

Kêu: -Chị em đến xem tường cho ta.

Đã bằng chưa, chị trông, nà !

Bạn rằng: -Còn kém. Nhái đà phồng thêm.

Hỏi rằng: -Được chửa, chị em ?

Bạn rằng: -Chưa được ,phồng thêm ít nhiều .

- Chị ơi ! Còn kém bao nhiêu ?

Bạn rằng : -Còn phải phồng nhiều . Kém xa !

Tức mình, chú nhái oắt ta,

Lại phồng bụng quá vỡ ra chết liền.

Ở đời lắm kẻ thật điên,

Sức hèn lại muốn tranh tiên với người.

Dại thay những thói đua đòi

Vinh gì cuộc rựou trận cười mà ganh.

Để cho cơ nghiệp tan tành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÒ, DÊ, CỪU CÁI LẬP HỘI VỚI SƯ TỬ .

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Con bò, con dê, con cừu cái

Cùng Mãnh sư quí đại lân ông

Xưa nay lập hội buôn chung

Hẹn rằng lỗ lãi đổ đồng chia nhau.

Dê đánh bẫy được hươu một chú

Mời cổ đông đến đủ hội đồng

Khi đà khắp mặt đến đông

Sư rằng:

-Bốn đứa chia chung bốn phần.

Nói vừa đoạn liền phân bốn góc

Rồi nhận ngay lấy góc to cao :

Đứa nào muốn biết lẽ sao ?

Bởi vì Sư tử là tao chứ gì !

Lẽ phảỉ ấy ai thì dám cãi.

Còn phần nhì cũng lại nhận luôn,

Rằng là cường giả chi quyền.

Phần ba nhận nữa vì khôn nhất đàn.

Đến phần tư thì quan chiếm nốt

Con nào vơ, ông bóp chết tươi.

Nhời bàn của Sư Thiến:

Thực ra con sư tử này làm quan mà ngu wá hết bít số quân. Bây giờ xét lại đám thảo dân gồm những ai: Nào là Bò, nào là Dê, nào là Cừu. Toàn loài ăn cỏ. Chỉ có Sư tử là loài ăn thịt. Thế thì dù có công bằng chia tư thì ba cái con ăn cỏ kia cũng khóc tiếng Ả Rập Xê Út để nhịn đói với phần thịt hươu được chia mà thôi. Bởi vậy Sư Tử cần gì phải tranh hơn thua mà mang tiếng với đời bị cái nhà ông Tây "La Vòi nước" viết thành nhời như thế. Híc! Đúng là ngu wá thật.

Sao không dẫn mấy thằng ăn cỏ - thảo dân - đến một vùng cỏ non, như là một ân huệ với chúng và hy sinh một mình ăn con hươu cho chúng khỏi đau bụng do ngộ độc thức ăn vì không quen ăn thịt. Như thế có phải tử tế hơn không nhẩy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON NHÁI MUỐN TO BẰNG CON BÒ.

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Con nhái nom thấy con bò

Hình dung đẹp đẽ, mình to béo tròn.

Nhái bằng quả trứng tí hon

Lại toan cố sức bằng con bò vàng.

Ngậm hơi, cổ bạnh, bụng trương,

Kêu: -Chị em đến xem tường cho ta.

Đã bằng chưa, chị trông, nà !

Bạn rằng: -Còn kém. Nhái đà phồng thêm.

Hỏi rằng: -Được chửa, chị em ?

Bạn rằng: -Chưa được ,phồng thêm ít nhiều .

- Chị ơi ! Còn kém bao nhiêu ?

Bạn rằng : -Còn phải phồng nhiều . Kém xa !

Tức mình, chú nhái oắt ta,

Lại phồng bụng quá vỡ ra chết liền.

Ở đời lắm kẻ thật điên,

Sức hèn lại muốn tranh tiên với người.

Dại thay những thói đua đòi

Vinh gì cuộc rựou trận cười mà ganh.

Để cho cơ nghiệp tan tành.

Nhời bàn của Sư Thiến:

Sư Thiến vốn cũng chỉ là Nhái thôi. Nên thấy đồng loại lên văn chương bị chê cũng tự ái. Thực ra thấy con bò đâu bằng ta, mà ta phải bắt chước làm gì! Này nhá! Đầu thì đầu bò - nổi tiếng ngu xưa nay. Cổ nhân có ai nói "Ngu như Nhái" đâu? Chỉ có "Ngu như bò" mà thôi. Gớm cái bụng vòng hai thì như bánh mì cặp chả - đâu có mi nhon như ta! Cái mông thì tóp lại có đuôi - đúng là giống súc vật. Việc quái gì phải phình bụng ra cho mất eo đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HAI NGƯỜI TRANH NHAU CON SÒ

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Hai ngừoi đi trẩy hội chùa

Qua nơi bãi cát, gặp sò nổi lên.

Tay cùng trỏ, mắt cùng nhìn

Mồm cùng muốn lẩm, cùng vin lý già.

Người cúi nhặt, kẻ liền la :

-Khoan, khoan ! Hãy hỏi ai là đáng ăn ?

Cứ theo như lẽ công bình,

Ai mà thấy trước thì ăn đỡ thèm

Người kia phải đứng mà xem.

Đáp rằng :

-Nếu vậy mà nên công bình,

Nhờ trời tôi mắt cũng tinh.

Cãi rằng:

-Mắt tớ còn nhanh gấp mười,

Tớ thề tớ thấy trước rồi.

- Nhưng mà tao ngửi thấy mùi đã lâu !

Trong khi cãi cọ cùng nhau

Xẩy Quan Án nọ đi đâu qua đường.

Đôi bên đem chuyện thân tường,

Xin quan phán xử đôi đường trắng đen.

Cầm sò quan đứng quan nhìn,

Tách đôi mảnh vỏ hút liền ruột trong.

Khi quan vừa nuốt trôi xong,

Ngài bèn lên giọng Bao Công phán truyền:

-Xử cho bên bị bên nguyên,

Quan phân đôi vỏ hai bên xử hòa,

Còn tiền phí tổn thì tha.

Thơ rằng:

Kiện tụng xưa nay tốn kém to,

Chẳng qua đục nước chỉ béo cò

Mới hay gan ruột quan moi hết,

Trơ lại còn đôi cái vỏ sò.

Nhời bàn của Sư Thiến.

Lại thêm một thằng quan ngu xuất hiện ở bên ....Tây. Nên ông Tây "Cái vòi nước" mới viết thành chiện. Cần quái gì phải ăn bẩn như thế! Chỉ việc bảo lục sự kêu đóng án phí! Thế là tụi tham lam kia phải đưa quan cái ruột sò chứ nhẩy. Chứ không lẽ nó đưa quan một cái vỏ sò, thế thì làm sao mà chia?

Share this post


Link to post
Share on other sites

GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Tham thì thâm, cổ nhân dạy thế

Lấy chuyện gà ra để răn đời.

Đem câu bịa đặt kể chơi :

Mỗi hôm gà nọ đẻ rơi trứng vàng.

Chủ ngỡ có bảo tàng trong bụng

Mổ phăng ra chắc cũng mau giàu.

Ai ngờ có cóc chi đâu

Gà thường cũng vậy, khác nhau chút nào.

Chủ biết dại, kêu gào tiếc của

Làm gương soi cho đứa tham tâm.

Mới đây có kẻ nghĩ lầm,

Được mười lại muốn có ngay trăm nghìn .

Trơ ra hết nhẵn ngồi nhìn.

Nhời bàn của Sư Thiến;

Ơ! Cái nhà ông Tây La cái Fông Ten này lạ nhể? Ông chê nó ngu khi biết nó ngu thì nói làm quái gì chứ? Chứ ở đời này có thằng nào nhận mình ngu đâu. Đấy chỉ nà chiện của quá khứ thui. Còn bi wờ thằng nào cũng thấy mình khôn như...rận mà chưa thèm nói ra. Không tin ông cứ đi hỏi cả thế giới này xem. Cái thằng ngu nó ở chỗ khác, chứ thằng này không ngu. Kể cả Sư Thiến mỗ đây. Ngay cả cái thằng mổ gà kia, trước khi nó mổ gà để biết nó ngu, nó cũng tính toán cần thận rồi chứ. Híc! Nếu nó bẩu nó mổ ra mà có kho vàng thì chia mỗi thằng vài chỉ, chắc cũng ối thằng vỗ tay ủng hộ! Có thể có cả ông La Phông ten và Sư Thiến Mỗ đây nhiệt liệt hoan nghênh. Hê! Hê!

Share this post


Link to post
Share on other sites

CON LỪA MANG HÒM SẮC !

Thơ Lafontaine

Nguyễn Văn Vĩnh dịch

Một con lừa lưng mang hòm sắc

Thấy người tôn đã chắc tôn ta.

Vênh vang bộ mặt giở ra,

Chấp lễ chấp bái như là thần đây.

Có người kia lầm này biết ý,

Bảo lừa:

-Đừng nghĩ thế mà sai.

Hợm đâu có hợm lạ đời,

Ai tôn đâu chú, chú đòi lên câu.

Người lễ bái là cầu ông thánh,

Sự anh linh uy mãnh của ngài.

Quan mà dốt đặc vô tài,

Thì dân lạy cái áo ngoài mà thôi.

Nhời bàn của Sư Thiến:

Ơ hay nhể! Thế gian này hơn nhau ở cái tâm thì bố thằng nào nhìn thấy cái tâm, nếu anh không khoe ra. Bởi vậy nó mí ăn nhau ở cái mẽ. Bởi vậy con lừa nào mà chẳng vênh lên khi mang hòm sắc mà cái nhà ông Tây lại chê mí lạ chứ. Đã thân còn lừa không khoe hòm sắc thì khoe cái gì. Nếu Sư Thiến đây có bằng giáo sư chắc cũng giống con lừa kia thôi. Khoe ngay cái bằng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay