Thiên Luân

Tại Sao Tân Mão Thuộc Hành Mộc? Không Phải Hành Khác?

1 bài viết trong chủ đề này

TẠI SAO TÂN MÃO THUỘC HÀNH MỘC MÀ KHÔNG PHẢI
HÀNH THỦY ? HÀNH HỎA ? HAY HÀNH NÀO KHÁC ?


(Tặng bạn đọc vốn yêu thích triết luận phương Đông)
Lê Hưng VKD
( Lê Hưng VKD là con trai cả cụ Thiên Lương, từng tham gia viết bài trên tập san Khoa Học Huyền Bí trước 1975 với bút danh GS Lê Trung Hưng)




I/ Hệ thống can – chi :

Trong các triết luận của văn hóa phương Đông châu Á, khái niệm thời gian dịch chuyển được diễn tả bằng thuật danh Can & Chi:

Can là hệ đếm thời gian theo chu kỳ 10 giai đoạn, gọi là thập thiên can (Gíáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúi) tương thích với vận động của thế giới vũ trụ (được qui chiếu vào phương vị của trái đất theo tư duy của người trần gian).
Chi là hệ đếm thời gian theo chu kỳ 12 giai đoạn, gọi là thập nhị địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) tương thích với vận động của trái đất (được qui chiếu theo vị trí sinh sống của người trần gian).
Khi ghép nối Can & Chi gọi là “nạp âm Can Chi” và bản chất vận động của tổ hợp thời gian này (tức: nạp âm Can Chi – NÂCC) chính là việc làm của một hành trong hệ 5 hành (ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)

Ngày nay mọi người đều đã hiểu :

1/ Cốt tủy tinh hoa minh triết phương Đông, là cổ thư Kinh Dịch
2/ Cốt tủy nội dung của Kinh Dịch, là luận bàn của học thuyết Âm Dương
3/ Cốt tủy vận động của Âm Dương, là lý giải (biện chứng) của học thuyết Ngũ hành

Thế nên, việc kết hợp hệ đếm Can – Chi ( tức NÂCC ) chính là một “ hình thái ma trận” (10 hàng 12 cột), để có 60 số đếm thời gian (thuật ngữ cổ gọi là lục thập hoa giáp) theo tiêu chí “âm cư âm vị - dương cư dương vị = can âm đi với chi âm; can dương đi với chi dương” được người xưa áp dụng vào lịch biểu xác định cho 4 thời điểm của mọi sự việc : thời dụng (giờ) – nhật dụng (ngày) - nguyệt dụng (tháng) và niên dụng (năm)….Khởi đầu cho một hoa giáp (tức 60 đơn vị NÂCC) là Giáp Tý (can khởi đầu của 10 can & chi khởi đầu của 12 chi) kết thúc một hoa giáp là Qúi Hợi (can cuối cùng của 10 can & chi cuối cùng của 12 chi)

II/ Hệ thống ngũ hành:

Vạn vật có sự sống ở trần gian này, được người xưa tích lũy trải nghiệm bằng luận thuyết Ngũ hành ( Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ) tức là 5 cách vận động – dịch chuyển – biến thái – chuyển hóa… của mọi quá trình phát triển & hủy diệt sự vật (cũng có thể khái quát hơn : số lượng & chất lượng sự vật luôn tiếp biến cho nhau !)

- Hành vi “bản năng” là động thái hành Mộc (sinh sôi, nẩy nở…)
- Hành vi “hành động” là động thái hành Hỏa (phát huy, phát triển...)
- Hành vi “kinh nghiệm” là động thái hành Thổ (thu gọn, qui nạp…)
- Hành vi “phương pháp” là động thái hành Kim (chắt lọc, chọn lựa…)
- Hành vi “phản xạ” là động thái hành Thủy (phát tán, thanh lý,đối phó…)

Posted Image


Các bộ môn xã hội – nhân văn cổ (như : đông y học, phong thủy, thiên văn, nông lịch khí tượng, tử vi, dịch lý…) đều đã sử dụng “ nạp âm can chi” (NÂCC) qui đổi ra “ ngũ hành” để giải thích “ ngưỡng vô thường” của mọi cấu trúc sự vật luôn biến & hóa ở thế giới này (théorie des changements d’ici- bas). Bảng qui đổi 60 số đếm thời gian Can + Chi ra ngũ hành đã được người xưa công bố rộng rãi (và người đời nay đã nhuần nhuyễn thuộc lòng như định đề hiển nhiên – postulatum – của toán học phổ thông !).Thí dụ : Tân Mão thuộc bản chất hành Mộc, Ất Mão thuộc bản chất hành Thủy , Kỷ Mão là hành Thổ
Nhưng một thực tế nghịch lý đang hiện có (trong các đầu sách đã xuất bản bấy lâu nay) là:

- Chưa sách nào giới thiệu được cách qui đổi từ nạp âm Can Chi ra hệ ngũ hành ?
- Trình tự nào, căn cứ nguyên do nào mà người xưa đã biến hóa số đếm Can Chi (số lượng ) thành ra 1 hành trong 5 hành ( chất lượng) ?
- Tại sao Giáp Ngọ phải là hành Kim? mà không phải là hành Hỏa?...v…v

III/ Đề xuất kỹ thuật lượng hóa hệ đếm Can Chi thành hệ ngũ hành :


Trước các thắc mắc khái quát nêu trên, gia tộc của học phái Thiên Lương – Đẩu Sơn xin phép đề xuất một qui trình nhỏ chuyển đổi nạp âm Can+ Chi ra ngũ hành, như sau :

Bước 1 (Bảng A)
Lượng hóa cho mỗi Can (trong 10 Can) bằng ký tự số đếm thập phân (numération décimale) từ số 0 (zéro) rồi tiếp theo 1, 2, 3, …

Posted Image


Bước 2 (Bảng :(
Lượng hóa cơ chế tam phân của lưỡng nghi Âm - Dương:
* 3 phân nghi âm: Thiếu âm, Quyết âm, Thái âm
* 3 phân nghi dương: Thiếu dương, Dương minh, Thái dương cũng bằng ký tự số đếm thập phân (0, 1, 2, 3…)

Posted Image


Bước 3 (Bảng C)

Lượng hóa cho mỗi chi ( trong 12 chi ) phân phối theo trình tự cơ chế 3 phân của Âm Dương:
- Từ Tý đến Tỵ thuộc nghi Dương, từ Ngọ dến Hợi thuộc nghi Âm, cùng ra ký tự số đếm hệ thập phân ( 0, 1, 2, 3…)

Posted Image


Bước 4 (Bảng D)

Căn cứ tín hiệu “ nạp âm” của hệ ngũ âm trong nhạc lý cổ phương Đông (cung, thương, giốc, chủy, vũ ) được ghi trong sách Nội Kinh ( bộ y thư cổ nhất của y học cổ truyền Trung Hoa ) :
tại âm vi giốc, khí hóa vi Mộc
tại âm vi chủy, khí hóa vi Hỏa
tại âm vi cung, khí hóa vi Thổ
tại âm vi thương, khí hóa vi Kim
tại âm vi vũ, khí hóa vi Thủy

chuyển đổi ra ký tự số đếm hệ thập phân ( 0,1,2,3…)

Posted Image


Ghi chú: hành gốc (biến) căn cứ theo sách Nội Kinh, còn hành ngọn (hóa) thì theo luật sinh xuất ngũ hành (Thổ sinh Kim, Thủy sinh Mộc….)

Bước 5 (Bảng E)

Đây là bảng tổng hợp tất cả số đếm của mỗi Can + Chi (gọi là “nạp âm” Can Chi – NÂCC): chuyển đổi ra ký tự số thập phân ( 0, 1, 2, 3…)

Thí dụ 1: Nạp âm Tân Mão có số ký tự :
* Can Tân là 3 (theo bảng A)
* Chi Mão là 1 (theo bảng C)
═> NÂCC “Tân Mão” = 3+1 = 4
Thí dụ 2: nạp âm Qúi Hợi = 4 (bảng A) + 2 (bảng C) = 6

Posted Image


Bước 6 (Bảng F)

Vì hệ ngũ âm nhạc lý cổ chỉ vận hành từ ký tự 0 (zéro) đến 4 (tức là nhịp 5), nên số đếm của nạp âm Can Chi (NÂCC) ở bảng E cũng chỉ sử dụng nhịp 5 (từ 0 đến 4),
do đó nếu nạp âm Can Chi có ký tự 5 hoặc ký tự 6 , ta làm phép trừ cho 5 để tìm số dư (là số còn lại sau phép tính trừ) và lấy số dư này làm ký tự cho hành ngọn (hóa) theo bảng D;
Thí dụ 1 : * nạp âm Canh Thìn (theo bảng E) có ký tự 5; ta có số dư: 5 - 5 = 0
═> Canh Thìn hành Kim (theo bảng D)
Thí dụ 2 : * nạp âm Nhâm Tuất (theo bảng E) có ký tự 6; ta có số dư: 6 - 5 = 1
═> Nhâm Tuất hành Thủy (theo bảng D)
Toàn bộ ngũ hành của lục thập hoa giáp như sau :

Posted Image


Tạm kết: ngày xuân “nhàn lãm” hệ đếm Can Chi của người xưa, ta không thể không “kính nhi viễn chi” (dù nhìn từ xa, mà đã bái phục) tầm cao “huệ & tuệ”(1) của học thuật và văn hóa dân gian cổ đại Đông phương !

Ghi chú:
(1) Huệ là vô tư trong sáng
Tuệ là thấu đáo mọi hiểu biết

Lê Hưng VKD
(Bình Dương)

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites