Posted 17 Tháng 1, 2011 Di chỉ Vọng Kinh Lầu nằm ở thị trấn Tân Thôn , cách Trịnh Châu Mới 6 km về phía bắc, gần hồ chứa nước Vọng Kinh Lầu, cách tpTrịnh Châu 35 km về phía Bắc, thuộc tỉnh Hà Nam. Di chỉ được phát hiện vào những năm 60 thế kỷ 20 khi dân địa phương san mặt bằng đào được một lô khí cụ đồng thau và khí cụ ngọc, trong đó có rìu đồng thau 青 铜 钺 là loại lớn nhất ở TQ của thời Hạ Thương.(Do gần hồ chứa nước Vọng Kinh Lầu nên di chỉ mang tên là di chỉ Vọng Kinh Lầu. Vọng kinh lầu thật thì là tòa nhà “ngóng về kinh đô Bắc Kinh” , nó là một di tích lịch sử khác , ở thành phố Vệ Huy tỉnh Hà Nam, được xây dựng thời vua Vạn Lịch nhà Minh, do Lộ Giản Vương bị giáng chức đày tới Vệ Huy nhớ mẹ ở Bắc Kinh mà xây nên tòa nhà rất cao gọi là “vọng kinh lầu”, thời Thanh nhiều địa chủ lắm tiền của cũng xây nhà rất cao to cũng gọi là “vọng kinh lầu”). Năm 2006 di chỉ này được xếp hạng văn vật được bảo vệ của tỉnh Hà Nam, diện tích 12 ha. Tháng 9 năm 2010 được sự phê chuẩn của cục văn vật quốc gia, viện nghiên cứu văn vật khảo cổ thành phố Trịnh Châu đã tiến hành khai quật di chỉ này cho đến hiện nay, trên một diện tích 3000 mét vuông, phát lộ tường thành, kênh bao thành, cổng thành, đường đi, móng nhà, mộ táng v.v. khoảng hơn 200 di tích, trong đó phát hiện di tích thành đời Hạ và di tích thành đời Thương được cho là quan trọng nhất. Do qui hoạch đường cao tốc Trịnh Châu – Tân Thôn đi xuyên qua khu di chỉ nên các chuyên gia đã yêu cầu các cơ quan chức năng tp Trịnh Châu sửa lại qui hoạch đi vòng khu di chỉ để giữ nguyên được khu vực bảo tồn . Ngày 12 tháng 1 năm 2011 toàn bộ diện mạo hai thành Hạ và Thương đã được phát lộ trên khu diện tích 168 ha. Các chuyên gia cho rằng di chỉ thành đời Hạ có thể là một đô ấp của một nước địa phương nào đó thời nhà Hạ, còn di chỉ thành đời Thương có thể là một trấn quân sự trọng yếu thời nhà Thương. Thành đời Thương bảo tồn khá hoàn chỉnh, mặt bằng thành gần như hình vuông, diện tích khoảng 37 ha, cổng thành ở hướng Đông Nam, có đường đi, toàn bộ cổng thành chiếm diện tích 2000 mét vuông, là cổng thành lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất được khai quật từ trước đến nay. Cổng thành rộng 4,5 mét hình chữ U, hai bên cổng thành có các công trình kiến trúc phụ kiểu thành phòng ngự thời Chiến Quốc ngược về thời đầu Thương. Thành đời Hạ nằm ở cạnh ngoài thành đời Thương, mặt bằng hình vuông, gần mương bảo vệ thành đời Thương. Có chuyên gia cho rằng nó có thể là đô ấp của Cát Quốc 葛 国 hoặc Tăng Quốc 潧 国. Các chuyên gia của Đại Học Bắc Kinh cho rằng phát hiện hai thành này ở cùng một nơi, rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu văn hóa giai đoạn cuối Hạ đầu Thương. Di vật đào được có hài cốt, đồ gốm như chum, vại v.v. mà các chuyên gia gọi là “đồ gốm nguyên thủy”, trong đó có loại vại có ba chân cao như ba ông đầu rau hay ba chân kiềng (hình ảnh xem trên www.news.cn) trông rất giống cái vạc đồng. (Có nhà nghiên cứu người Việt đã viết, lịch sử đã đi từ đồ đá, rồi đồ gốm, rồi mới đến đồ đồng, thể hiện rất rõ trong ngôn từ Việt : “chum” gốm rồi mới đến “chuông”,”chung” bằng đồng, nhưng hình dáng thì giống nhau; “vại” gốm rồi mới đến “vạc” đồng, nhưng hình dáng thì giống nhau cũng có ba chân). Cái vại gốm có ba chân ở di chỉ Vọng Kinh Lầu này hình dáng nó di truyền lại cho hình dáng ở cái vạc đồng. Tại sao cư dân thời đó lại làm cái vại gốm có ba chân cao? Hẳn là họ đã phải chạy trận lụt kinh hoàng cùng vua Bàn Canh từ Trường Giang lên khai phá vùng Hoàng Hà? (mà bạn Minh Xuân có nêu là di chỉ này có thể là minh họa cho Sử thuyết Họ Hùng của Nhật Nguyên). 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2011 Anh Lãn Miên và quí vị thân mến. Vua Bàn Canh nhà Ân Thương sang cướp nước ta vào cuối đời Hùng Vương thứ VI - Niên đại tương đương các di chỉ nói trên. Chúng đánh vào tận kinh đô Văn Lang ở vùng hạ lưu sông Dương Tử. Vua Hùng thứ VI phải chạy ra đất Mân (Phúc Kiến ngày này) Trong bản văn kinh Dịch có nói rõ: "Vua chạy ra đất Mân". Những đồ đồng đào được ở khu vực gọi là Ân Thương kia chính là chiến lợi phẩm thu được từ cuộc chiến này. Khi chạy ra đất Mân - Vua Hùng thứ VI kêu gọi toàn dân cứu quốc - Đó chính là sự tích Thánh Gióng - xác định niên đại đầu thời đồ sắt của Việt tộc. Các nhà khảo cổ tìm thấy ở Đông Bắc Thái Lan tức là sát biên giới Văn Lang hoặc trong lãnh thổ Văn Lang xưa, những chiếc vòng sắt cổ tay có niên đại 1500 năm BC - tương đương niên đại với trận chiến Ân Thương giữa Việt tộc ở Nam Dương Tử. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 1, 2011 Trong số di chỉ thời Thương thì di chỉ xa nhất về phía Nam là mộ táng ở Tân Cán (Giang Tây), tức là Nam Dương Tử. Mộ táng này vì thế minh chứng rõ ràng hơn về việc văn hóa Thương là văn hóa Bách Việt. Trích tài liệu của các nhà khoa học Trung Quốc về Tân Cán: ...Trong ngôi mộ táng lớn này đã phát hiện được hơn 480 hiện vật đồng thau, hơn 100 hiện vật đá ngọc, hơn 300 đồ gốm. Trong đó nổi bật nhất là nhóm đồ đồng thau với số lượng lớn, loại hình nhiều, tạo hình đặc biệt, hoa văn tinh tế đẹp, công nghệ đúc tinh xảo, có thể nói là hàng đầu trong các mộ thời Thương ở Giang Nam, trong cả nước (Trung Quốc) đây cũng là những hiện vật lần đầu tiên nhìn thấy. Căn cứ vào đặc trưng của các hiện vật tìm đượcn, các chuyên gia suy đoán, thời đại của mộ táng tương đương với thời kỳ 2 của văn hóa Ngô Thành, tức tương đương với cuối thời nhà Thương ở Trung Nguyên, cách ngày nay hơn 3.000 năm. ...Ở Tân Cán có rất nhiều đồ vật lần đầu tiên được phát hiện. Điều rất đáng quí là chúng cùng được tìm thấy ở một chỗ, niên đại và quan hệ tổ hợp rất rõ ràng. Qua những đồ vật này có thể thấy không ít đồ cúng lễ, binh khí nhất trí với đồ vật cùng loại đào được ở Ân Khư, An Dương, phản ánh văn hóa đồng thau ở đây có mối quan hệ mật thiết với văn hóa Thương ở An Dương, rõ ràng là đã chịu ảnh hưởng và thẩm thấu mạnh của nền văn hóa đồng thau phát triển cao độ ở Trung Nguyên. Nhưng từ đó cũng có thể thấy đặc trưng địa phương rõ rệt chuông nhạc, đò vật hình hổ cùng một số binh khí và công cụ … Không chỉ có vậy, qua tạo hình, hoa văn, công nghệ đúc của rất nhiều đồ vật còn có thể thấy, như đỉnh chân dẹt trên quai có trang trí tượng hổ tròn, não bạt trên cánh có trang trí văn mây, bình hình hổ, cốc có chân thân giả… đều là những đồ đồng chỉ thấy ở vùng Giang Nam, hoặc lần đầu tiên đào được. Đây đều là những đồ vật do những người thợ địa phương đúc. Không thể gọi những gì tìm thấy ở Tân Cán, Bàn Long Thành cũng như Trịnh Châu là chiến lợi phẩm được vì chúng mang đặc trưng rõ rệt của văn hóa Thương như ở Ân Khư (An Dương). Vấn đề còn lại là hướng thiên di của nhà Ân. Ân Khư được biết rõ ràng (qua hiện vật cũng như chữ trên giáp cốt với đầy đủ tên các vị vua triều Ân Thương) là kinh đô cuối thời Ân. Như vậy các địa điểm phương Nam là những địa điểm sớm hơn. Nói cách khác nhà Thương bắt đầu từ vùng Giang Tây (Tân Cán) tiến qua Hà Nam (Bàn Long Thành và Trịnh Châu), tới An Dương. Văn hóa Thương là văn hóa Bách Việt, có những nét tương đồng từ thời kỳ trước đó ở Lương Chử (Chiết Giang). Nét "thao thiết" - mặt quỉ trên đồ ngọc Lương Chử rõ ràng là tiền thân cho hoa văn thao thiết trên đồng khí Thương. Đồ ngọc Lương Chử Thao thiết trên đỉnh đồng Thương Nhờ anh Lãn Miên có điều kiện tra cứu cung cấp thêm về các di tích Thương ở phương Nam (Tân Cán, Bàn Long Thành, Ngô Thành). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 1, 2011 Không thể gọi những gì tìm thấy ở Tân Cán, Bàn Long Thành cũng như Trịnh Châu là chiến lợi phẩm được vì chúng mang đặc trưng rõ rệt của văn hóa Thương như ở Ân Khư (An Dương). Vấn đề còn lại là hướng thiên di của nhà Ân. Ân Khư được biết rõ ràng (qua hiện vật cũng như chữ trên giáp cốt với đầy đủ tên các vị vua triều Ân Thương) là kinh đô cuối thời Ân. Như vậy các địa điểm phương Nam là những địa điểm sớm hơn. Nói cách khác nhà Thương bắt đầu từ vùng Giang Tây (Tân Cán) tiến qua Hà Nam (Bàn Long Thành và Trịnh Châu), tới An Dương.Những vật phẩm ở Ân Khư mang dấu ấn Bách Việt rất rõ. Đấy là hiện tượng khách quan. Nhưng có hai cách giải thích:1/ Chiến lợi phẩm của nhà Ân khi đánh phương nam. Bằng chứng trực tiếp: Ghi rõ trong Kinh Dịch và truyền thuyết Việt. Bằng chứng gián tiếp: Cổ vật sắt ở Đông Bắc Thái Lan, 2/ Văn hóa Thương là văn hóa Bách Việt. Nhưng đây chỉ là một cách giải thích. Một cách giải thich1 được coi là đúng phải có tính hợp lý trong sự phát triển giải thích các mối liên hệ tương quan. Nếu văn hóa Thương là văn hóa Bách Việt từ 1500 năm AC thì văn hóa Hán và Việt sẽ không có khác biệt sau đó như tục ăn trầu, y phục, phương vphap1 đúc đồng (Kỹ nghệ luyện kim), chữ Viết...vvv..... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 1, 2011 Những vật phẩm ở Ân Khư mang dấu ấn Bách Việt rất rõ. Đấy là hiện tượng khách quan. Nhưng có hai cách giải thích: 1/ Chiến lợi phẩm của nhà Ân khi đánh phương nam. Bằng chứng trực tiếp: Ghi rõ trong Kinh Dịch và truyền thuyết Việt. Bằng chứng gián tiếp: Cổ vật sắt ở Đông Bắc Thái Lan, 2/ Văn hóa Thương là văn hóa Bách Việt. Nhưng đây chỉ là một cách giải thích. Một cách giải thich1 được coi là đúng phải có tính hợp lý trong sự phát triển giải thích các mối liên hệ tương quan. Nếu văn hóa Thương là văn hóa Bách Việt từ 1500 năm AC thì văn hóa Hán và Việt sẽ không có khác biệt sau đó như tục ăn trầu, y phục, phương vphap1 đúc đồng (Kỹ nghệ luyện kim), chữ Viết...vvv..... Chiến lợi phẩm thì không ai lại mang bỏ vào mộ táng cả. Tục ăn trầu hiển nhiên chỉ có thể có ở những nơi cây trầu mọc được (phương Nam). Kỹ nghệ luyện kim cũng vậy. Tỷ lệ đồng thiếc tùy thuộc vào khu vực đó có nhiều mỏ thiếc hay mỏ đồng hay không. Chữ viết thì rõ ràng chữ Nho là chữ chung từ bao đời đến giờ.Văn hóa Hán không phải là nền văn hóa nối tiếp văn hóa Thương. Quá trình phân ly Bách Việt hình thành qua thời nhà Chu với các nước chư hầu Xuân Thu Chiến Quốc. Đó là truyền thuyết bà mẹ Âu Cơ (thiên tử Chu) sinh trăm trứng (Bách Việt). Các nước khi phân tách thành chư hầu thì văn hóa, kỹ nghệ, ngôn ngữ cũng phân tách theo. Tuy vẫn giữ được đặc điểm chung của dòng giống nhưng không thể không có sự khác nhau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 1, 2011 Chiến lợi phẩm thì không ai lại mang bỏ vào mộ táng cả. Tục ăn trầu hiển nhiên chỉ có thể có ở những nơi cây trầu mọc được (phương Nam). Kỹ nghệ luyện kim cũng vậy. Tỷ lệ đồng thiếc tùy thuộc vào khu vực đó có nhiều mỏ thiếc hay mỏ đồng hay không. Chữ viết thì rõ ràng chữ Nho là chữ chung từ bao đời đến giờ. Văn hóa Hán không phải là nền văn hóa nối tiếp văn hóa Thương. Quá trình phân ly Bách Việt hình thành qua thời nhà Chu với các nước chư hầu Xuân Thu Chiến Quốc. Đó là truyền thuyết bà mẹ Âu Cơ (thiên tử Chu) sinh trăm trứng (Bách Việt). Các nước khi phân tách thành chư hầu thì văn hóa, kỹ nghệ, ngôn ngữ cũng phân tách theo. Tuy vẫn giữ được đặc điểm chung của dòng giống nhưng không thể không có sự khác nhau. Chiến lợi phẩm vẫn có thể bỏ vào mộ táng, bởi nó có thể được chia cho các tướng lĩnh và khi chết vẫn có thể chôn theo. Chữ nho chưa bao giờ là chữ Việt vào thời Hùng Vương - mà là chữ Khoa Đẩu. Hiện nay dấu ấn của loại chữ này rải rác ở khắp nam Dương tử, các vùng dân tộc ít người và cả ở Đài Loan. Không có bằng chứng nào chứng minh truyền thuyết Trăm trứng liên quan đến thiên tử Chu 1000 năm BC cả.Tóm lại, một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Trước Tần Hán - văn hóa Hán và Bách Việt chẳng liên quan gì đến nhau. Sau Tần Hán - do chinh phục Bách Việt - thì văn minh Hán mới bị Việt Hóa về nội dung dưới hình thức ngôn ngữ Hán. Tôi không tranh luận. Anh cứ việc giữ quan điểm của mình. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 1, 2011 Tôi cũng không muốn tranh luận. Chỉ là theo dòng mà bàn thôi. Quan hệ Thương Chu với Bắc Việt được thể hiện từ rất sớm. Ít nhất ở Phùng Nguyên có những "nha chương" niên đại 3700-4000 năm. Nha chương được biết là một dạng "hổ phù" hay quyền trượng từ thời Thương. Chẳng nhẽ đây là chiến lợi phẩm hay cống vật của nhà Thương cho Hùng Vương? Về loại chữ gọi là Khoa đẩu như hiện nay (giống tiếng Thái 70%) có thể là một dạng chữ của nhóm người Việt ở phương Nam (Nôm), có thể là nhóm người Tày-Thái, không nhất thiết là chữ chung của Bách Việt. Chữ Hán có thể với nghĩa là chữ Bắc (như sao Hán là sao Bắc đẩu vậy), tức là của nhóm người Việt ở phương Bắc, chứ không phải chữ Hán là của nhà Hán, người Hán. Bách Việt cương vực rộng lớn như vậy chẳng nhẽ chỉ có 1 loại chữ? Chữ Hán có mặt ở Việt Nam cũng rất sớm như trên trống đồng và mũi tên đồng ở Cổ Loa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 1, 2011 Tôi cũng không muốn tranh luận. Chỉ là theo dòng mà bàn thôi. Quan hệ Thương Chu với Bắc Việt được thể hiện từ rất sớm. Ít nhất ở Phùng Nguyên có những "nha chương" niên đại 3700-4000 năm. Nha chương được biết là một dạng "hổ phù" hay quyền trượng từ thời Thương. Chẳng nhẽ đây là chiến lợi phẩm hay cống vật của nhà Thương cho Hùng Vương? Về loại chữ gọi là Khoa đẩu như hiện nay (giống tiếng Thái 70%) có thể là một dạng chữ của nhóm người Việt ở phương Nam (Nôm), có thể là nhóm người Tày-Thái, không nhất thiết là chữ chung của Bách Việt. Chữ Hán có thể với nghĩa là chữ Bắc (như sao Hán là sao Bắc đẩu vậy), tức là của nhóm người Việt ở phương Bắc, chứ không phải chữ Hán là của nhà Hán, người Hán. Bách Việt cương vực rộng lớn như vậy chẳng nhẽ chỉ có 1 loại chữ? Chữ Hán có mặt ở Việt Nam cũng rất sớm như trên trống đồng và mũi tên đồng ở Cổ Loa. Nha Chương thì không nhất thiết là của nhà Thương Chu - Ở mạn sông Lô , sông Đà có người tìm thấy Nha Chương lớn nhất từ trước đến nay (Kể cả so với Nha Trương tìm thấy ở Trung Quốc). Còn chữ Khoa Đẩu nếu chỉ ở dân tộc ít người Tày Thái, chứ không phải của Bách Việt thì nó không đang tồn tại ngay ở Đài Loan và cả Ân Khư - thủ đô của nhà Hạ. Nó cũng không thể được coi là "sách trời" (Thiên thư, như trong Thủy Hử - Thi Nại Am - đã viết). Đấy chính là lý do để một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích được hầu hết - chứ không muốn nói là tất cả - những vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lý. Sự xác định một giả thuyết khoa học được coi là đúng nằm ở chỗ nó có thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, hay một lý thuyết , hoặc một phương pháp khoa học hay không, chứ không có yêu cầu phải chứng minh với di vật khảo cổ. Thí dụ: Khi các nhà khoa học đặt vấn đề Hạt Của Chúa, tôi đã xác quyết ngay là họ đã sai - không có Hạt của Chúa - chính vì họ sai lầm ngay từ giả thuyết của họ. Nhưng rất tiếc, không phải ai cũng nhận thấy được điều này , dù họ là những nhà khoa học tầm cỡ. Tôi có thể chỉ ra cái sai trong lý thuyết của họ. Còn chứng minh về mặt lý thuyết thì họ phải hiểu được những kiến thức về Lý học Đông phương đã. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 1, 2011 Nha Chương thì không nhất thiết là của nhà Thương Chu - Ở mạn sông Lô , sông Đà có người tìm thấy Nha Chương lớn nhất từ trước đến nay (Kể cả so với Nha Trương tìm thấy ở Trung Quốc). Còn chữ Khoa Đẩu nếu chỉ ở dân tộc ít người Tày Thái, chứ không phải của Bách Việt thì nó không đang tồn tại ngay ở Đài Loan và cả Ân Khư - thủ đô của nhà Hạ. Nó cũng không thể được coi là "sách trời" (Thiên thư, như trong Thủy Hử - Thi Nại Am - đã viết). Nha chương còn được tìm thấy muộn hơn trong các quốc gia thời Chu (ở Sở). Như vậy chẳng nhẽ đây cũng là những chiến lợi phẩm của các nước này từ Hùng Vương? Việc ở Việt Nam tìm thấy những Nha chương đẹp nhất, to nhất, cổ nhất chứng tỏ rằng trung tâm văn hóa thời Chu có thể là ở Việt Nam. Những thứ chữ ở Đài Loan hay ở Việt Nam được những nhà nghiên cứu gọi là chữ Khoa đẩu, chứ không có gì chắc chắn đó là chữ Khoa đẩu được ghi trong sử sách (trong Thủy hử). Chữ ở Đài Loan hay ở Ân Khư liệu có giống như chữ "Khoa đẩu" ở Bắc Việt không mà lại gọi chung là Khoa đẩu? Bắc Việt, Lưỡng Quảng, Đài Loan chính là phân bố của nhóm dân Tày Thái. Chữ ở Ân Khư, kinh đô Ân Thương, mà là chữ Khoa đẩu thì Khoa đẩu phải là tiền thân của chữ Hán, tức là Khoa đẩu là chữ đại triện đời Chu, để sang thời Tần thống nhất thành chữ tiểu triện. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 1, 2011 Nha chương còn được tìm thấy muộn hơn trong các quốc gia thời Chu (ở Sở). Như vậy chẳng nhẽ đây cũng là những chiến lợi phẩm của các nước này từ Hùng Vương? Việc ở Việt Nam tìm thấy những Nha chương đẹp nhất, to nhất, cổ nhất chứng tỏ rằng trung tâm văn hóa thời Chu có thể là ở Việt Nam. Những thứ chữ ở Đài Loan hay ở Việt Nam được những nhà nghiên cứu gọi là chữ Khoa đẩu, chứ không có gì chắc chắn đó là chữ Khoa đẩu được ghi trong sử sách (trong Thủy hử). Chữ ở Đài Loan hay ở Ân Khư liệu có giống như chữ "Khoa đẩu" ở Bắc Việt không mà lại gọi chung là Khoa đẩu? Bắc Việt, Lưỡng Quảng, Đài Loan chính là phân bố của nhóm dân Tày Thái. Chữ ở Ân Khư, kinh đô Ân Thương, mà là chữ Khoa đẩu thì Khoa đẩu phải là tiền thân của chữ Hán, tức là Khoa đẩu là chữ đại triện đời Chu, để sang thời Tần thống nhất thành chữ tiểu triện. Nhưng nếu như cách giải thích của anh Minh Xuân thì chữ Khoa Đẩu Đài Loan ko phải Khoa Đẩu. Tôi tạm đồng ý. Các thứ chữ Khoa Đẩu khác không giống nhau. Tôi cũng tạm đồng ý. Nhưng như thế đủ chứng tỏ ở Nam Dương Tử có một thứ chữ không phải Hán. Về Nha Chương - tôi cũng xác định rằng chúng có niên đại khác nhau - vì trải qua nhiều triều đại. Nhưng riêng cổ vật mang dấu hiệu Bách Việt tìm thấy ở Ân Khư thì nó là chiến lợi phẩm trong cuộc xâm lăng của nhà Ân mà thôi.Cách giải thích này phù hợp với các vấn đề và hiện tượng liên quan. Tôi đã giải thích ở bài trước. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 1, 2011 Nhưng nếu như cách giải thích của anh Minh Xuân thì chữ Khoa Đẩu Đài Loan ko phải Khoa Đẩu. Tôi tạm đồng ý. Các thứ chữ Khoa Đẩu khác không giống nhau. Tôi cũng tạm đồng ý. Nhưng như thế đủ chứng tỏ ở Nam Dương Tử có một thứ chữ không phải Hán.Điều này thì rõ ràng anh Minh Xuân cũng đồng ý mà!Liệu có khả năng này không: Cộng đồng Bách Việt phát triển quá rộng lớn quá rộng lớn và đa dạng dẫn đến ngôn ngữ cũng dần dần trở nên phân hóa, kéo theo chữ viết (Khoa Đẩu) vì là chữ ký âm, cũng phải phân hóa theo trên cơ sở của một loại chữ Khoa Đẩu ban đầu (chữ Đại triện). Để thuận lợi cho giao lưu, cộng đồng Bách Việt sáng tạo thêm loại chữ tượng hình mà tất cả cùng có thể dùng được như một thứ "Quốc tế Tự" thành loại chữ Tiểu triện hay ngày nay gọi là chữ Hán, chữ Nho, đồng thời cũng xuất hiện cái mà ngày nay gọi là các từ Hán - Việt. Khi tộc Hán (Khiết Đan - Mông - Mãn) xâm lấn, do khác ngôn ngữ, họ phải xử dụng loại chữ tượng hình này, vì có thể giao tiếp với tất cả các nhóm Bách Việt, và ngày nay, ngừoi ta tưởng là thứ chữ của họ. Nếu như vậy thì văn minh Bách Việt lúc đó đã rất phát triển và hoàn thiện! Bàn góp vài câu về ý tưởng vừa mới lóe lên. Có gì sai mong các anh bỏ quá cho! Share this post Link to post Share on other sites