Thiên Luân

XuÂn VỀ GiẢi MÃ PhƯƠng VỊ HÀ ĐỒ PhỤc Hy

44 bài viết trong chủ đề này

Bát Môn, Lục Nhâm và Lạc Việt Độn Toán

dưới lăng kính Việt Dịch Hà Hưng Quốc

Trong tác phẩm Lạc Việt Độn Toán, học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã viết “Một phương pháp hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì phải có tính hệ thống, tính nhất quán, tính quy luật, tính khách quan và có khả năng tiên tri. [Đây là] Tiêu chí khoa học. Tri thức khoa học hiện đại thừa nhận tiêu chí khoa học này. . . Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách hoàn chỉnh, nhất quán, thể hiện được tính khách quan, tính qui luật và khả năng tiên tri. . . . Một lý thuyết khoa học mới phải dung nạp được những lý thuyết khoa học trước đó phản ánh những qui luật thực tại đã được thừa nhận.” Tựa trên cơ sở này để xét toàn bộ nội dung của Việt Dịch thì có thể nói rằng rõ ràng là Việt Dịch đã cho thấy khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách hoàn chỉnh, nhất quán, thể hiện được tính khách quan, tính qui luật và khả năng dự đoán. Việt Dịch cũng cho thấy nó có khả năng dung nạp những lý thuyết có trước nó. Thí dụ như thuyết âm dương, bát quái và ngũ hành. Điều này không lạ vì Việt Dịch vốn được cấu thành trên nên tảng tổng hợp của những lý thuyết này. Đi xa hơn một chút, Việt Dịch có thể dung nạp Chu Dịch. Điều này cũng không có chi lạ. Sáu mươi bốn quẻ của Chu Dịch chỉ nằm ở tầng thứ hai của Việt Dịch, còn Việt Dịch là một hệ thống bao hàm từ tầng thứ nhất cho tới tầng thứ tám.[1] Khả năng tiên tri của Chu Dịch được thừa nhận từ nhiều năm. Nhưng, Chu Dịch có phải là một lý thuyết khoa học hay không thì không dám nói. Việt Dịch cũng có khả năng dự đoán rất cao nhưng nó có phải là một lý thuyết khoa học hay không thì không phải là điều tác giả quan tâm. Điều mà tác giả quan tâm là muốn nghiệm chứng sâu rộng hơn khả năng dung nạp của Việt Dịch đối với những môn khác của lý học đông phương, như học giả NVTA đưa ra “khả năng tiên tri của các phương pháp dự báo thuộc Lý học Đông phương cổ phải phản ánh một qui luật nào đó của vũ trụ, tính khái quát càng lớn chứng tỏ tính quy luật càng rất bao trùm.” Chính vì động lực muốn biết về khả năng dung nạp của Việt Dịch cho nên lần này tác giả nhắm vào những bộ môn mà khả năng tiên tri của chúng đã được xác định, ít ra là thỏa đáng theo cách đánh giá của học giả NVTA. Và một bộ môn được nói đến nhiều nhất trong cộng đồng nghiên cứu Lý Học Đông Phương là môn Lạc Việt Độn Toán, một công trình được cho là “phục hồi di sản cổ Việt” của học giả NVTA. Tại sao lại chọn Lạc Việt Độn Toán? Vì nó là con đẻ của học giả NVTA. Thực tình mà nói thì tác giả chọn Lạc Việt Độn Toán làm đối tượng nghiên cứu không ngoài hai lý do. Thứ nhất là vì tác giả thấy có hứng thú với những công trình của vị học giả này cũng như với tất cả những gì liên quan đến nguồn gốc cổ Việt. Và, thứ hai, vì dự cảm là Bát Môn và Lục Nhâm có một sự liên hệ mật thiết với Việt Dịch. Liên hệ thế nào với Việt Dịch là điều mà chúng ta đang hướng tới trong bài viết này. Nhưng trên tiến trình hướng tới sự khám phá đó thì chúng ta cần phải điểm qua một số thông tin về Lạc Việt Độn Toán để rồi từ nền tảng này chúng ta sẽ đặt Việt Dịch cạnh bên để thử xem Việt Dịch có giải thích được Bát Môn, Lục Nhâm, và Lạc Việt Độn Toán. Để tránh những lỗi lầm không cần thiết, tác giả sẽ cố gắng trích nguyên văn của học giả NVTA trong việc cung cấp thông tin về Lạc Việt Độn Toán.[2]

LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN: KHÁI LƯỢC

Nói về công trình của mình, học giả NVTA đã viết: “Tôi không tự cho mình là người sáng tạo ra môn Lạc Việt độn toán. Mà chỉ là người phục hồi lại môn này và những nguyên lý của nó từ những di sản còn lại lưu truyền trong văn hoá phương Đông. Hay nói cách khác: Nội dung của Lạc Việt độn toán đã tồn tại trên thực tế từ hàng thiên niên kỷ trước. Nó đã bị thất truyền khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử. Nay được phục hồi lại nhân danh nền văn hiến Lạc Việt. . . . Sự phục hồi môn Lạc Việt độn toán từ những di sản văn hoá phi vật thể lưu truyền trong dân gian chính là một bằng chứng sắc sảo không chỉ minh chứng cho sự hoàn chỉnh nhất quán và tính khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Lạc Việt mà còn là một bằng chứng cho thấy một nền văn minh đã thất truyền vì lịch sử bị vùi lấp. Đó chính là nền văn hiến của người Lạc Việt trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ ở miền nam Dương Tử. . . . Hiện nay, nếu coi hệ thống những luận điểm nhân danh nền văn hiến Việt là đúng thì chúng ta mới chỉ dừng lại ở mối liên hệ hợp lý và nhất quán giữa các vấn đề liên quan trên một nguyên lý nhất quán. Nhưng chưa xác định được định lượng các mối liên hệ thực tại nào làm nên lý thuyết này. Đây sẽ là quá trình lâu dài, gian khổ và tốn nhiều tâm huyết của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, căn cứ vào những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một phương pháp hay giả thiết khoa học, chúng ta đủ cơ sở để ứng dụng một cách nhất quán nguyên lý được phục hồi để phục chế lại những giá trị văn hoá khoa học cổ đại, mà một trong những giá trị này chính là phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán.”

Nói về Lạc Việt Độn Toán, học giả NVTA đã viết: “Phương pháp dự báo của Lạc Việt độn toán ứng dụng trên thực tế từ nhiều năm qua trên mọi phương diện do tác giả và những anh chị em nghiên cứu tham khảo thực hiện đã cho thấy khả năng dự báo rất hiệu quả của môn này. . . . [K]hả năng tiên tri của các phương pháp dự báo thuộc Lý học Đông phương cổ phải phản ánh một qui luật nào đó của vũ trụ, tính khái quát càng lớn chứng tỏ tính quy luật càng rất bao trùm. Vấn đề là chúng ta hiểu gì về thực tại vận động của những qui luật đó qua những phương pháp dự đoán thuộc Lý học Đông phương. Lạc Việt độn toán đã thoả mãn yêu cầu đó bởi tính khái quát cao: chỉ có 48 quẻ để dự báo cho tất cả sự vật sự việc từ nhỏ đến lớn so với quẻ Dịch có 64 quẻ và tính chi tiết hoàn hảo cho từng hào. Điều này chứng tỏ Bốc Dịch với 64 quẻ là sản phẩm được hoàn hảo ở một giá trị nhận thức về vũ trụ, trái đất và con người sâu hơn Lạc Việt độn toán. Chúng ta có thể nhận xét rằng Lạc Việt độn toán trên thực tế ra đời trước khi có phương pháp Bốc Dịch. Nói một cách khác: Lạc Việt độn toán có tính khái quát và gần với những nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tuy không sâu và chi tiết bằng Bốc Dịch. Nhưng vì tính thất truyền của một nguyên lý lý thuyết phản ánh một thực tại đã tạo dựng ra nó và sự sai lệch do thất truyền nên phương pháp Bốc Dịch trở nên huyền bí và có những sai lệch và đây cũng là tình trạng chung của các phương pháp tiên tri phương Đông . Trên đây cũng chỉ là ý tưởng ban đầu về sự suy luận tính lịch sử thời gian của sự ra đời hai phương pháp Bốc Dịch và Lạc Việt độn toán. Hy vọng đó sẽ là những ý tưởng để sau này có ai nghiên cứu về lịch sử hình thành các phương pháp tiên tri của Lý Học Đông phương sẽ tiếp tục tìm hiểu và tìm ra những lời giải cho các hiện tượng từ hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn năm trước.

Và làm thế nào nào để phục hồi Bát Môn và Lục Nhâm để từ đó kết hợp chúng thành một trong cái gọi là Lạc Việt Độn Toán, học giả NVTA đã giải thích:

Lạc Việt độn toán lấy ‘Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt’ làm nguyên lý căn để về nguyên lý lý thuyết. Điều này thể hiện tính nhất quán trong nguyên lý học thuật cổ Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt, có khả năng lý giải một cách hợp lý những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó. Nguyên lý này ứng dụng một cách nhất quán trong việc lý giải mọi phương pháp và hiện tượng liên quan đến Lý học Đông phương từ Tử Vi, bốc Dịch, phong thuỷ..vv... Là cơ sở cho sự hiệu chỉnh và phục hồi những giá trị của học thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền. Tính nhất quán là một trong yếu tố cần chứng tỏ một lý thuyết được coi là khoa học. Bởi vậy sự trùng khớp giữa đồ hình Bát Môn và Hà Đồ một lần nữa chứng tỏ tính hoàn chỉnh và nhất quán của nguyên lý ‘Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt’. So sánh hai hình sau đây, chúng ta sẽ nhận thấy điều này.

Posted Image

Posted Image

Chứng tỏ rõ hơn nguyên lý này, chúng ta nghiệm lý như sau: trên Cửu cung Hà Đồ và Cửu Cung Lạc thư đều có từng cặp Ngũ hành cho tám cung (Bát Môn) - Hà Đồ tính thuận theo chiều kim đồng hồ theo chiều Ngũ hành tương sinh và Lạc Thư tính nghịch theo chiều kim đồng hồ theo chiều Ngũ hành tương khắc. Điều này được minh hoạ bằng hình dưới đây:

Posted Image

Posted Image

So sánh hai đồ hình trên chúng ta thấy hai cụm: Thuỷ (Hiển thị màu xanh Dương) - Càn (Tây Bắc), độ số 6, Khảm (Chính Bắc) độ số 1 và Mộc (Hiển thị màu xanh lá cây) – Cấn (Đông Bắc) độ số 8, Chấn (Chính Đông) độ số 3 có vị trí và phương vị hoàn toàn giống nhau. Nhưng đến hai cụm Hoả và Kim thì có những khác biệt sau đây:

* Ở Lạc Thư: Phía Đông Nam và chính Nam là độ số của Âm Dương Kim số 4 – 9 phối quái Ly Hoả và quái Tốn Mộc (Theo sách Hán). Ở Hà Đồ: Phía Đông Nam và chính Nam là độ số của Âm Dương Hoả số 2 – 7 phối quái Ly Hoả và quái Khôn Thổ.

* Ở Lạc Thư: Phía Tây Nam và chính Tây là độ số của Âm Dương Hoả, số 2 – 7 phối quái Khôn Thổ và quái Đoài Kim. Ở Hà Đồ: Phía Tây Nam và chính Tây là độ số của Âm Dương Kim số 4 – 9 phối quái Tốn Âm Kim và quái Đoài Dương Kim.

Về nguyên tắc (Về lý): Bát môn chỉ có thể hoặc phối Lạc Thư hoặc phối Hà Đồ. Và dù phối với đồ hình nào thì trên Bát môn độn giáp cũng phải có hai cặp cùng hành tương ứng. Đây là tiền đề thứ nhất. Từ đó cho chúng ta một hệ quả là sự nghiệm suy sau:

Chúng ta nhận thấy rằng:

* Khai - sự trôi chảy, sự dẫn hướng hành Thuỷ. Như vậy cặp cùng hành với Khai là Hưu trên Bát Môn cũng phải thuộc Thuỷ (Hưu: Thuỷ Tù - sự ngưng trệ). Trong các sách cổ như Thái Ất, Kỳ Môn đều coi Khai Hưu thuộc Thuỷ.

* Khai Hưu thuộc Thuỷ thì Sinh Thương tiếp theo phải thuộc Mộc dù phối Bát Môn với Lạc Thư hay Hà Đồ (xem hình trên).

Nếu chúng ta sắp Bát môn với bất cứ Lạc Thư hoặc Hà Đồ thì cũng sẽ có hai hành hợp lý tiếp nối là:

* Lạc thư: Đỗ Cảnh thuộc Kim, độ số 4 - 9.

Hà Đồ : Đỗ Cảnh thuộc Hoả, độ số 2 - 7.

* Lạc thư: Tử Kinh thuộc Hoả, độ số 2 – 7Hà Đồ: Tử Kinh thuộc Kim, độ số 4 - 9.

Theo suy lý về khái niệm trực tiếp của danh từ thì tôi thấy Đỗ Cảnh : Sự thành đạt, vẻ đẹp thì đây chính là nội dung gần gũi của quẻ Ly thuộc Hoả. Do đó hai cung Đỗ Cảnh hoàn toàn phù hợp với Hà Đồ nằm ở phươngNam tương ứng với quái Ly. Tương tự, sự chứng nghiệm cho thấy hai cung Tử Kinh phù hợp với hành Kim, có tính sát phạt, đồng nghĩa với khái niệm trực tiếp của hai danh từ này. Sự phối Bát môn với Hà Đồ còn cho chúng ta phương vị của Bát Môn cũng chính là phương vị của Hà Đồ. Tính hợp lý của sự phối hợp này còn cho chúng ta sự hợp lý của mọi vần đề liên quan. Bởi vậy: Đồ hình căn bản và là nguyên lý của Bát Môn chính là Hà Đồ.

Ta cũng dễ dàng nhận thấy: Trong Bát môn độn giáp lưu truyền trong dân gian, các quẻ không có ngũ hành và phương vị từng quẻ riêng biệt chỉ có khái niệm của quẻ đó qua tên quẻ. Đồ hình Lạc thư nếu không phối Hậu Thiên, cũng không thể xác định phương vị qua độ số. Bởi vì, nếu xét riêng Lạc Thư gọi 1 Thuỷ là phương Bắc thì không thể độ số 9 - độ số của - Kim lại ở phương Nam. Nhưng ngược lại, Hà Đồ nếu đứng riêng một mình thì tự nó có phương vị tương ứng với Hậu Thiên qua độ số 1 Chính Bắc hợp với Khảm Thủy, 7 chính Nam hợp với Ly Hoả, 9 chính Tây hợp với Đoài Kim và 3 Mộc chính Đông hợp với Chấn Mộc. Bởi vây: Hậu Thiên phối với Hà Đồ thì phương vị và ngũ hành của Tứ chính (Khảm - Chấn - Lý - Đoài), hoàn toàn phù hợp với phương vị ngũ hành của Hà Đồ và tính chất của các quái thuộc tứ chinh. Do đó: Bát Môn khi phối với Hà Đồ thì tám cung Bát môn sẽ có phương vị của Hà Đồ và đuợc ứng dụng trong Lạc Việt Độn Toán.

Kết luận:

Hà Đồ phối Hậu Thiện Lạc Việt chính là nguyên lý căn để của phương pháp ứng dụng Bát Môn độn giáp trong phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán.. . .Tôi đưa các dị bản khác nhau của Lục Nhâm tiểu độn nhằm chứng tỏ những nguyên lý lý thuyết căn bản của các phương pháp độn toán Đông phương (bao gồm cả Tử Vi; Tử Bình....) và sự nhận thức về một thực tại là tiền đề của nó đã bị thất truyền , mà trong trường hợp này đó chính là những dị bản của Lục Nhâm tiểu độn. Phương pháp lưu truyền ở miền Bắc có tính năm, giống cách tính trong bài viết của Thái Tuế bắt đầu năm Tý ở cung Đại An. Phương pháp ở miền Nam toán từ tháng 1 bắt đầu ở cung Đại An và không toán năm. Còn một dị bản thứ ba khác là các cung Đại An , Tốc hỷ, Tiểu cát bị lệch sang phải và thay chỗ cho nhau, dị bản này cũng tính tháng Giêng từ cung Đại an và không tính năm. Về cách gọi thì miền Bắc gọi môn này là Lục Nhâm đại độn, ở miền Nam gọi là Lục Nhâm tiểu độn. Dù với cách gọi nào thì cả ba phương pháp này đều có một nền tảng đồ hình giống nhau và đều không có sự liên hệ với Ngũ Hành. Lục Nhâm đại độn có 6 cung, có sự liên hệ với Lục khí và tương quan thực tại với chu kỳ của sao Thái tuế và chỉ có Hậu thiên bát quái Lạc Việt mới có khả năng kết hợp hai cặp quái Điên đảo dịch thành 2 cặp bất dịch và tạo thành 6 cực như sau:

Posted Image

Hậu Thiên Lạc Việt đổi chổ Tốn Khôn mới tạo được cặp bất dịch này. Trên cơ sở này mới tạo thành 6 cực liên hệ với 6 quẻ Lục Nhâm như sau:

Từ cơ sở này, tính chất của 6 cung Lục Nhâm như sau:

Lưu Niên: Giữ lại thời gian. Biểu tương cho sự ngăn trở hiểm ác, âm mưu… Đây chính là hành thuỷ, vậy liên hệ với quẻ Khảm.Tốc Hỷ: Niềm vui đến nhanh. Biểu tượng cho sáng sủa, vẻ đẹp…Đây chính là hành Hoả,vậy liên hệ với quẻ Ly.

Xích khẩu: Tranh chấp, cự cãi, lý luận, xung sát … Đây là thuộc tính của hành Kim, vậy liên hệ với Tốn – Đoài.

Như vậy tứ hành đã an vị. Còn hai quẻ nữa khởi đầu của vạn sự chính là Càn Khôn…liên hệ với: Càn – Đại An và Khôn – Vô vong. Từ đó ta thấy Lục Nhâm chính là sự sắp xếp theo những cặp đối xứng và xung sát nhau như:

Khảm Thuỷ - Ly Hoả;Tốn Đoài Kim - Cấn Chấn Mộc;Khôn Âm Hỏa đới Thổ - Càn Âm Kim đới Thủy.

theo chiều tương khắc của Ngũ Hành. Xin xem sự mô tả dưới đây:

Khảm------------------Ly------------------Tốn và Đoài

Thuỷ----------------- Hoả-----------------Kim

Lưu niên------------Tốc Hỷ--------------Xích Khẩu

Càn--------------------Khôn---------------Cấn và Chấn

Dương Thổ----------Âm Thổ-------------Mộc

Đại an----------------Vô Vong------------Tiểu Cát

Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy có sự liên hệ của Hà Đồ với Bát môn và Hà Đồ - Hậu thiên Lạc Việt với Lục Nhâm. Cả hai, Bát Môn và Lục Nhâm đều có gốc từ Hà Đồ. từ đó suy luận ra chúng phải có liên hệ với nhau. Bát Môn trực tiếp từ Hà Đồ - cái có trước - thuộc Dương sẽ Tĩnh. Lục Nhâm có sau từ Hậu thiên Lạc Việt - hệ quả của hệ quả - thuộc Âm sẽ động. Xin lưu ý Dương Tịnh - Âm Động là lý thuyết căn bản được phục hồi từ Văn hiến Lạc Việt còn sách Hán thì ngược lại Dương Động - Âm Tịnh.

Đến đây ta đã thấy hai phương pháp độn Lục Nhâm và Bát Môn phải có một sự liên hệ với nhau trong một phương pháp tiên tri hoàn chỉnh. Xét hai phương pháp ta thấy 6 cung trong Lục Nhâm chính là tượng của lục khí tương tác và là một nửa chu kỳ Âm Dương của vòng Thái Tuế. Chu kỳ sao Thái Tuế - Sao Mộc quay quanh mặt trời là 12 năm, phân Âm Dương mỗi chu kỳ là 6 năm. Trong Lạc Thư Hoa Giáp thì 6 năm vừa đúng một vận có tính qui luât. 10 vận vừa đúng một hoa giáp 60 năm; phân Âm Dương thành 2 kỷ, mỗi kỷ 30 năm, khác với Lục thập hoa giáp từ sách Hán, không thể hiện được một vận là 6 năm. Đối chiếu với các hiện tượng liên quan thì việc tính thêm năm vào phương pháp độn Lục Nhâm là hợp lý.

Phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ của Bát Môn và Lục Nhâm trong cùng một thời điểm toán quẻ.

* Bát môn thuộc Dương – theo nguyên lý Dương trước Âm sau và Dương tịnh Âm Động. Nến quẻ Lạc Việt độn toán lấy Bát Môn làm quẻ ngoại thể hiện hoàn cảnh, điều kiện bên ngoài của sự việc, sự vật cần luận đoán.* Lục Nhâm có sau thuộc Âm. Nến quẻ Lạc Việt độn toán lấy Lục Nhâm thể hiện bản chất sự việc sự vật cần luận đoán.

Tóm lại Lạc Việt độn toán hoàn toàn dựa trên sự phục hồi của Thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn minh Lạc Việt, trong đó lấy Hà Đồ làm đồ hình là nguyên lý và Lục Nhâm Đại độn và Bát môn độn giáp là những mảnh còn sót lại của một phương pháp độn toán rất kỳ vĩ từ ngàn xưa. Đó là lý do môn độn toán này tồn tại hàng ngàn năm, cùng các phương pháp rất trí tuệ khác mà sự thất truyền không lớn là Thái Ất, Tử vi. Lạc Việt độn toán có tính qui luật, tính minh triết về những giá trị căn bản liên quan đến con người. Hay nói một cách khác: nó mang dấu ấn của một tri thức Hàn lâm. Lạc Việt độn toán là một phương pháp không hề tồn tại trong cổ thư chữ Hán. Do đó nó khẳng định tính nhất quán, tính hệ thống và khả năng tiên tri theo tiếu chí khoa học mình chứng cho nền văn hiến Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bớ Nam sông Dương Tử với lịch sử trải gần 5000 năm.

Kết Luận: Bát Môn độn giáp và Lục Nhâm đại độn là hai nội dung căn bản của phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán. Quẻ Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ Bát Môn và Lục Nhâm trong cùng một thời điểm toán quẻ.”

Giải thích về cách độn Bát Môn và Lục Nhâm và ý nghĩa, học giả NVTA viết:

Posted Image

Độn Bát Môn Đại Độn dùng 8 đốt ngón tay trên bàn tay [1] Bắt đầu từ cung Sinh ở đốt thứ nhất ngón trỏ là tháng thứ nhất trong năm, tính thuận theo chiều kim đồng hồ - mỗi tháng một cung - đến tháng cần toán. [2] Tiến 1 cung là ngày mùng 1 của tháng đó, tính thuận mỗi ngày một cung - đến ngày cần toán. [3] Tiến 1 cung là giờ Tí của ngày đó, tính thuận - mỗi giờ một cung - đến giờ cần toán trong ngày, dừng tại cung nào ra quẻ tên cung đó. Thí dụ: Giờ Tuất, ngày 19 tháng 5. Bắt đầu từ cung Sinh là tháng 1 đếm thuận chiều kim đồng hồ đến tháng 5, dừng ở cung Tử. Tiến 1 cung là cung Kinh, đếm thuận đến 19 là cung Hưu. Tiến 1 cung là cung Sinh giờ Tí đếm đến giờ Tuất, toán được là cung Đỗ, tức quẻ Đỗ. . . .Sinh nghĩa là: Sống, là sự bắt đầu (cho một việc, một cái gì đó), là ý tưởng ban đầu, là mầm cây, là cỏ, là cây nhỏ, là loại cây mềm yếu (cây Liễu chẳng hạn), là mùa xuân, là sự hứa hẹn, là hy vọng… Cung Sinh là Âm Mộc, nhưng nghĩa Sinh thuộc Dương Mộc. Độ số là 3. Về phương vị là chính Đông. Về màu sắc là xanh lá mạ, xanh non. . . Thương nghĩa là: Buồn, là thuộc trạng thái tình cảm, là cây lớn, là sự phát triền sung mãn sắp chuyển sang giai đoạn suy vi. Cung Thương là Dương Mộc, nhưng nghĩa của Thương thuộc Âm Mộc. Độ số là 8. Về phương vị là Đông Bắc. Về màu sắc là xanh lá cây sậm. . . Đỗ nghĩa là: Đạt, là sự thành đạt, là kết quả tốt đẹp, là được việc, là quí nhân phù trợ. Cung Đỗ là Âm Hoả, nhưng nghĩa của Đỗ thuộc Dương Hoả. Độ số là 7. Về Phương vị là chính Nam. Về màu sắc là màu đỏ. . . Cảnh nghĩa là: Đi chơi ở trong sự nhàn hạ, phong lưu.Là từ xa tới, là du lịch, là đi xa, là vẻ đẹp, là nhà đẹp, cao rộng có vườn cây hoặc nội thất rực rỡ. Cung Cảnh thuộc Dương Hoả, nhưng nghĩa của Cảnh thuộc Âm Hoả. Độ số là 2. Về phương vị là Đông Nam. Về màu sắc là màu đỏ nâu. Cảnh, vì là Âm Hỏa – chính vị Khôn Thổ (Theo Hậu thiên Lạc Việt) – nên còn có ý nghĩa là Âm Thổ: miếng đất đẹp. . . . Tử nghĩa là: Chết, sự chấm dứt, kết thúc, là cắt đứt, là sát phạt, là tiền bạc tài sản lưu động, là người làm nghề cơ khí, kim khí, là võ nghiệp, nếu là bác sĩ thì liên quan đến mổ xẻ, là nghe… Cung Tử thuộc Âm Kim, nhưng nghĩa của Tử thuộc Dương Kim. Độ số là 9. Về phương vị là chính Tây. Về màu sắc là màu trắng. Tử, cũng còn có nghĩa là con cái. . . . Kinh nghĩa là: Kinh sợ, đột ngột, sự bất ngờ, là giật gân, là người làm việc táo bạo, mạo hiểm … Cung Kinh thuộc Dương Kim, nhưng nghĩa của Kinh thuộc Âm Kim. Độ số là 4. Về màu sắc là trắng xám. . . Khai nghĩa là dòng nước chảy, là sự khai thông, là trôi đi, là thoát khỏi sự bế tắc, là đi xa thuận lợi, … Cung Khai thuộc Âm Thuỷ, nhưng nghĩa của Khai thuộc Dương Thuỷ. Độ số là 1. Về màu sắc là xanh dương, là đen bóng. . . Hưu nghĩa là: Nghỉ, sự ngưng trệ, sự nghỉ ngơi do bất lực, kiệt sức, là bế tắc. Cung Hưu thuộc Dương Thuỷ, nhưng nghĩa của Hưu thuộc Âm Thuỷ. Độ số là 6. Về màu là màu đen xỉn, xanh đen.

Posted Image

Độn Lục Nhâm dùng 8 đốt ngón tay trên bàn tay. [1] Năm Tí từ cung Đại An, trên đốt thứ nhất ngón trỏ, chiều thuận kim đồng hồ - mỗi năm một cung - đến năm cần toán, dừng ở cung nào là tháng 1 của năm đó. [2] Từ tháng 1 tính thuận - mỗi tháng một cung - đến tháng cần toán, dừng ở cung nào là ngày 1 của tháng đó. [3] Từ ngày 1 tính thuận mỗi ngày một cung – đến ngày cần toán dừng lại ở cung nào là giờ Tí của ngày đó. Từ giờ Tí tính thuận đến giờ cần toán, ta sẽ được quẻ Lục Nhâm cần toán. Thí dụ: Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 năm Tỵ. Bắt đầu từ cung Đại an là năm Tí, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến năm Tỵ là cung Không vong. Từ cung Không vong là tháng 1, đếm thuận đến tháng 5 là cung Xích khẩu. Từ cung Xích khẩu là ngày 1, đếm thuận đến ngày 19 là cung Xích khẩu. Từ cung Xích khẩu là giờ Tí, đếm thuận đến giờ Tuất là cung Lưu niên, toán được cung Lưu Niên. . . Đại an thuộc Dương Thổ, nghĩa là bình yên lớn. Tính chất chậm chạp nhưng chắc chắn, thuộc về tài sản là nhà đất lớn, là miếng đất hoặc vùng đất lớn, là nguồn lợi ổn định, chắc chắn. Về người là bậc quân tử chín chắn, nữ hiền hậu tính cách điềm đạm, là người đầy đặn, béo tốt. Về công việc là sự ổn định, là người làm tại nơi trung tâm, có quyền chức địa vị. Về nơi làm việc là cơ quan hoặc bộ phận quan trọng. Về bệnh liên quan đến dạ dày hoặc tỳ.Về phương vị là nơi trung tâm. Về màu sắc là màu vàng thổ. Độ số là 5. . . Lưu niên thuộc Thuỷ, nghĩa là giữ lại thời gian. Có tính hiểm độc, lừa dối, âm mưu, là mưu toan, là sự do dự, lo lắng. Thuộc về tài sản là thất thoát, phá sản. Thuộc về sự việc là trì trệ. Là công việc không chính danh, có tính phiêu lưu mạo hiểm, là phi pháp, phi đạo đức. Là chết chóc tai nạn. Về bệnh thì liên quan đến máu huyết hoặc thận. Về phương vị là phương Bắc hoặc Tây Bắc. Về màu là màu đen hoặc xanh dương. Về độ số là 1 và 6. . . Tốc hỷ thuộc Hoả, nghĩa là sự vui vẻ, may mắn, là nhanh chóng, là tốt đẹp sáng sủa. Về người là quí nhân hay giúp đỡ người khác, là người thông minh, tài cao học rộng. Về công việc là chính danh, về học vấn là sự thành đạt, có học vị cao, là những dịch vụ phục vụ cho vẻ đẹp, cho nhu cầu tinh thần. Về hiện tượng là thuộc về văn hóa, giáo dục. Là người mang những giá trị tinh thần cao quí. Về bệnh liên quan đến tim hoặc tinh thần. Về màu sắc là màu đỏ, về phương vị là hướng Nam hoặc Đông Nam. Về độ số là 2 và 7. . . Xích khẩu thuộc Kim. Nghĩa là sự tranh luận, cãi nhau, tiếng ồn ào, tiếng động. Về sự việc là tranh chấp kiện tụng. Về nghề nghiệp là nghề liên quan đến kim khí, máy móc; liên quan đến miệng như: dạy học, luật sư, quảng cáo, thông tin… Về người là người hay nói, lý luận khúc chiết, là người thấp, đầy đặn, nhiều lý trí. Về bệnh tật là bệnh liên quan đến phổi, tai, xương cốt. Về hướng là hướng Tây hoặc Tây Nam. Về màu sắc là màu trắng hoặc xám trắng. Về độ số là 4 và 9. . . Tiểu cát thuộc Mộc. Nghĩa là niềm vui nhỏ, là tin tức vui, là tình cảm, tình yêu, sự quí mến. Về sự vật là sách vở, là tri thức, học hành, là cây cối. Về người là người giàu tình cảm, là hôn nhân, tình duyên. Về nghề nghiệp là người buôn bán nhỏ, có tiểu lợi, là người làm ăn liên quan đến gỗ cây, sách vở, tri thức… Về hình thể là người yểu điệu, mình dây, duyên dáng; đàn ông cao gầy có tính hiền, ham học hỏi. Về bệnh liên quan đến gan.Về hướng là hướng Đông hoặc Đông Bắc. Về màu sắc là màu xanh lá cây. Về độ số là 3 và 8. . . Vô vong thuộc Âm Thổ. Nghĩa là không được việc gì, hoặc không sao cả; là đất bỏ hoang. Về người là người vô tích sự, thất nghiệp. Gặp hạn thì hoá giải. Về màu sắc là màu vàng đất xỉn. Về phương vị là ở cạnh nơi trung tâm, ở phía dưới, là nền nhà. Về độ số là 10. . .Quẻ Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ Lục Nhâm và Bát môn lấy trong cùng một không thời gian toán quẻ. . . . Như vậy, kết hợp hai cung của Bát môn và Lục Nhâm trong cùng đơn vị thời gian luận quẻ trong bài trên là:* 1 – 3: Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 - Quẻ Bát Môn = Đỗ.

* 2 – 3: Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 - Quẻ Lục Nhâm = Lưu Niên.Ta có quẻ của Lạc Việt độn toán là: Đỗ - Lưu Niên - năm âm

Quẻ Bát môn trong Lạc Việt độn toán tương ứng hoàn cảnh, điều kiện môi trường của sự vật sự việc, với quẻ Thượng trong bốc Dịch. Quẻ Lục Nhâm trong Lạc Việt độn toán tương ứng với hiện trạng, bản chất sự vật, sự việc, với tương ứng với quẻ Hạ trong Bốc Dịch. . . Bát môn thuộc Dương – theo nguyên lý Dương trước Âm sau và Dương tịnh Âm Động. Nên quẻ Lạc Việt độn toán lấy Bát Môn làm quẻ ngoại thể hiện hoàn cảnh, điều kiện bên ngoài của sự việc, sự vật cần luận đoán. Lục Nhâm có sau thuộc Âm. Nên quẻ Lạc Việt độn toán lấy Lục Nhâm thể hiện bản chất sự việc sự vật cần luận đoán.” Đến đây chúng ta đã có khá đầy đủ thông tin về môn Lạc Việt Độn Toán. Dĩ nhiên những trích đoạn như vậy không thể nào đại diện được cho công trình của học giả NVTA mà chỉ đủ để làm cơ sở cho những điều mà chúng ta muốn cứu xét. Và bây giờ thì đã đến lúc chúng ta có thể đi vào công việc triển khai sự so sánh để thử xem Việt Dịch có thể giải thích được Bát Môn và Lục Nhâm như đã nêu ra.

Bát Môn, Lục Nhâm Và Lạc Việt Độn Toán Dưới Lăng Kính Việt Dịch - Của Hà Hưng Quốc

VIỆT DỊCH ĐỒ

Tinh yếu của Việt Dịch nằm ở một đồ hình H1 bên dưới, tạm gọi là Việt Dịch Đồ, trong đó sự kết hợp giữa Hậu Thiên Bát Quái với Hà Đồ cho ra hai phiên bản nằm chồng lên nhau nhưng một nằm ở bên trong với sự vận hành nghịch chiều kim đồng hồ và một nằm ở vòng ngoài với sự vận hành theo chiều kim đồng hồ. Vòng bên ngoài đại diện cho sự thể hiện, hành khí dương, ngoại giới, thiên nhiên, hoặc khách thể. Vòng bên trong đại diện cho sự tiềm ẩn, hành khí âm, nội giới, con người, hoặc chủ thể.

Posted Image

H1: Việt Dịch Đồ

Việt Dịch Đồ thoát thai từ hai hai vế [2 cụm chữ] chứa đựng huyền nghĩa thâm sâu. Vế thứ nhất là “Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh càn khôn vạn vật.” Vế thứ hai là “Thiên Nhất sanh Thủy, Địa Lục thành chi, Địa Nhị sanh Hỏa, Thiên Thất thành chi, Thiên Tam sanh Mộc, Địa Bát thành chi, Địa Tứ sanh Kim, Thiên Cửu thành chi, Thiên Ngũ sanh thổ, Địa Thập thành chi.” Hai vế tổng cộng có tất cả 67 lời. Và sáu mươi bảy lời đó là “tổng trì” của Việt Dịch.

Nhìn sâu vào Việt Dịch Đồ chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra ba điểm quan trọng:

  • Điểm thứ nhất là Hậu Thiên Bát Quái (HTBQ) trong Việt Dịch Đồ không giống với bất cứ phiên bản nào từ trước đến nay. So với những phiên bản của người Hoa thì khác rất xa. HTBQ của Văn Vương chỉ có được 3 quái Càn, Khảm, Cấn là trùng vị trí với các quái trong Việt Dịch Đồ còn 5 quái kia đều sai chỗ. So với HTBQ của Lạc Việt thì thấy có phần gần nhau. Có đến 5 quái trong HTBQ của Lạc Việt là Càn, Khảm, Cấn, Khôn, Ly trùng vị trí với các quái trong Việt Dịch Đồ còn 3 quái kia thì sai chỗ.
  • Điểm thứ hai là quái, độ số, thiên can, ngũ hành và âm dương trong Việt Dịch Đồ luôn luôn đi chung nhau thành 8 tập hợp, dầu là vận hành thuận chiều kim đồng hồ hay nghịch chiều kim đồng hồ, dầu là phối vào 9 cung bàn hay phối vào 12 cung bàn. Nhìn vào hình Việt Dịch Đồ là chúng ta đã có thể nhận ra “sự kết hợp bất khả ly” giữa những yếu tố này. Và vì vậy, khi đã nhận ra điều này trên Việt Dịch Đồ thì chúng ta cũng sẽ nhận ra là, HTBQ vòng ngoài thật ra không khác HTBQ vòng trong.
  • Điểm thứ ba là Hà Đồ không phối với HTBQ [theo ý nghĩa thông thường phối là kết hợp chúng lại với nhau] mà Hà Đồ và Hậu Thiên Bát Quái thực ra là một đôi song sinh [do đó nếu muốn thì có thể tách chúng ra làm hai chứ tự bản thân thì chúng đã được “đẻ ra trong cùng một bọc” không cần phải phối].
Việt Dịch Đồ là tinh yếu của Việt Dịch. Và như trong sách Việt Dịch đã viết:

Đồ hình [H1] [tức Việt Dịch Đồ] được cho là ‘một kết hợp trọn vẹn và kỳ ảo’ là vì việc trời, việc đất, việc người đồng thể hiện. Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý của trời, lý của đất, lý của người đồng thể hiện. Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý sự của cá nhân, lý sự của tập thể, lý sự của nhân loại đồng thể hiện. Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý sự vô hình, lý sự hữu hình, lý sự qui ước đồng thể hiện. Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì nó hàm chứa minh triết của Đông Phương. Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì nó vạch ra phạm trù đồng quy và hiệp nhất của các giáo lý Đông-Tây.”

Kỳ ảo của Việt Dịch Đồ thể hiện tùy theo góc độ của từng vấn đề, khi đưa một số chú giải vào hình, thí dụ như H2 phía dưới. Posted Image

Nhìn vào vòng trong, vòng ngược chiều kim đồng hồ, của Việt Dịch Đồ chúng ta thấy ngay hai vị trí SINH và TỬ. TỬ nằm ở phía Tây, Chấn +9 Canh Kim, còn SINH nằm ở phía Đông, Tốn +3 Giáp Mộc. Nhìn vào vòng ngoài của Việt Dịch Đồ, vòng thuận chiều kim đồng hồ, chúng ta cũng thấy hai vị trí SINH và TỬ. TỬ cũng nằm hướng Tây, Chấn +9 Canh Kim, đóng ở Thân vị. SINH cũng nằm ở hướng Đông, Tốn +3 Giáp Mộc, đóng ở Dần vị.

Trước hết chúng ta hãy suy nghiệm về cái vòng tròn sinh hoá của con người, vòng tròn chỉ sự chuyển dịch ngược chiều kim đồng hồ trên Việt Dịch Đồ. Với vòng tròn bên trong này của Việt Dịch Đồ này chúng ta thấy chỉ có hai chữ SINH và TỬ ở hai đầu Đông và Tây. Nhưng phải coi chừng vì ẩn trong vòng tròn sinh hóa c ủa con người thực ra có đến hai chu kỳ. Một chu kỳ gồm một nửa là từ TỬ tới SINH và một nửa còn lại là từ SINH tới TỬ [nhìn vào hai đường vẽ màu xanh lá]. SINH ở đây có nghĩa là được ĐẺ RA và TỬ ở đây là lúc HẾT THỞ. Tạm gọi nó là chu kỳ ĐẺ RA – HẾT THỞ. Còn chu kỳ thứ hai là một chu kỳ khác [nhìn vào đường vẽ màu tím], một chu kỳ chỉ về sự hiện hữu của một con người, mà nơi bắt đầu và nơi chấm dứt của sự hiện hữu đó đều nằm ngay chữ TỬ. Chấm dứt một chu kỳ cũ và bắt đầu một chu kỳ mới. Sinh tử liền nhau thành vòng tròn bất tận. Ở chỗ chữ TỬ đó là cái mốc đánh dấu nơi chấm dứt và cũng là nơi bắt đầu của một chu kỳ hiện hữu của con người. Ở chỗ chữ TỬ đó là cái mốc đánh dấu nơi ĐẾN với thế gian và cũng là nơi ĐI khỏi thế gian. Tạm gọi nó là chu kỳ ĐẾN/ĐI để dễ phân biệt. Và cái chu kỳ ĐẾN/ĐI là một vòng tròn bất tận. Như vậy thì đã quá rõ ràng là chỗ chữ SINH không phải là nơi bắt đầu của sự sống, sự hiện hữu, sự có mặt trong thế gian này. SINH chỉ là nơi “ló mặt ra” để “nhập cuộc” vào dòng sinh động của thế gian này mà thôi chứ còn sự sống, sự hiện hữu, sự có mặt trong thế gian này đã bắt đầu từ chỗ của chữ TỬ. Có nhìn thấy rõ được hai vòng tròn này trên Việt Dịch Đồ thì mới thấy hết cái bí ảo và diệu dụng của Việt Dịch Đồ và cái minh triết của Đông Phương. Khái niệm có hai vòng chu kỳ không phải là khó hiểu nhưng rất khó thấy nếu không được chỉ vạch ra và cũng dễ lầm vì cả hai đều được gọi là “chu kỳ sinh tử” của con người.

Chúng ta hãy suy nghiệm về cái vòng tròn sinh hóa của vạn vật, vòng tròn màu đen bên ngoài vẽ theo khuôn vuông có những mũi tên chỉ hướng chuyển dịch thuận chiều kim đồng hồ, trên Việt Dịch Đồ. Cũng có hai chữ SINH và TỬ nằm trong vòng tròn đó. Chữ SINH nằm ở Dần vị là chỗ “chui ra khỏi đất” của cây cỏ. Chữ TỬ nằm ở Thân vị là chỗ “tàn tạ, héo úa” của cây cỏ. Từ chỗ SINH tới chỗ TỬ là một nửa chu kỳ của vạn vật và một nửa này “bộc lộ ra bên ngoài” sức sống của vạn vật. Từ chỗ TỬ tới chỗ SINH là một nửa còn lại chu kỳ của vạn vật và một nửa này “thu về lại bên trong” sức sống của vạn vật. SINH là chỗ bắt đầu của giai đoạn “bộc lộ ra ngoài” và cũng là chỗ chấm dứt giai đoạn “thu về lại bên trong.” TỬ là chỗ chấm dứt giai đoạn “bộc lộ ra ngoài” và cũng là chỗ bắt đầu của giai đoạn “thu về lại bên trong.” Bên cạnh cái chu kỳ SINH-TỬ vừa mô tả còn có một chu kỳ khác cũng vận hành cùng lúc. Đó là chu kỳ KHAI/BẾ. Trên Việt Dịch Đồ có chữ KHAI ở Tí, chữ TỊCH ở Sữu nằm cạnh chữ SINH ở Dần. Chúng đại diện cho câu nói “Thiên khai ư Tí, Địa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần 天開於 子, 地闢於丑, 人生於寅.” Theo cách dịch của người khác thì “Thiên khai ư Tí ” có nghĩa là “Trời khai triển từ Hội Tí.” Ở đây thì chúng ta không đủ khả năng để quyết đoán chuyện khai thiên lập địa cho nên chỉ muốn bàn luận trên cơ sở có thể nắm bắt được và theo đó chúng ta hiểu Thiên là Càn, là Dương và Khai 開 là mới, là bắt đầu, hàm ý chỗ bắt đầu của một chu kỳ mới. “Thiên khai ư Tí” có nghĩa là khí Dương bắt đầu ở Càn Tí. Mà đã là chỗ bắt đầu của một chu kỳ mới thì cũng là chỗ chấm dứt của một chu kỳ cũ trong vòng tròn sinh hoá không ngừng nghĩ. Như vậy thì chỗ KHAI mở ra chu kỳ mới phải được hiểu ngầm cũng là chỗ BẾ 閉 tức đóng lại chu kỳ cũ. Tại cái mốc KHAI/BẾ đó trong chu kỳ vận hành của khí thì đó là điểm cực âm. Mà âm cực thì dương sinh. “Địa tịch ư Sửu được người khác hiểu là “Đất mở từ Hội Sửu.” Ở đây chúng ta hiểu Tịch là lặng lẽ. Và “Địa tịch ư Sửu có nghĩa là Đất lặng lẽ ở Sửu. Tại sao lặng lẽ ở Sửu? Vì thời tiết cực lạnh của mùa Đông. Địa ở đây là Hàn Thổ, là đất nằm ở vị trí Quí Sửu thời điểm mà tiết khí Tiểu Hàn và Đại Hàn bao trùm mặt đất, lúc mà tất cả sinh vật đều đi vào đông miên. Vì không còn thấy được cái sinh động của sự sống nên nói là lặng lẽ. Tịch 寂 ở đây phải là lặng lẽ. Vì nếu Tịch 闢 là mở, là vỡ đất ra làm ruộng thì thử hỏi làm sao làm ruộng ở tiết khí Đại Hàn? Địa ỡ đây không phải là Khôn như có người lầm tưởng để rồi cho rằng Khôn nằm cạnh Càn là hợp lý và dùng đó để triển khai hý luận, điên đảo qui luật căn bản Càn-Khôn. Tuy thể hiện của thiên nhiên lúc này là sự lặng lẽ bao trùm trên mặt đất, nhưng bên dưới sự lặng lẽ đó khí Dương vẫn tiếp tục âm thầm tăng trưởng để rồi đến Dần thì bộc lộ ra bên ngoài thành sự sống tưng bừng. “Nhân sinh ư Dần” được người khác hiểu là “Người sinh ra ở Hội Dần.” “Nhân” cũng là một phần tử của cộng đồng “vạn vật.” Chỉ vì người có tánh linh hơn hết nên được chọn làm đại biểu của vạn vật. Vì thế chúng ta hiểu “Nhân sinh ư Dần” có nghĩa là “người và vạn vật đều sinh ra ở Dần,” tức là tại vị trí Tốn +3 Giáp trên Việt Dịch Đồ. Và tương quan này thể hiện rất rõ ở mốc SINH trong vòng tròn sinh hóa của vạn vật với mốc SINH trong vòng tròn sinh hóa của con người. Tương quan đó được đại diện qua cụm “Tốn +3 Giáp.” Trở lại với chu kỳ KHAI/BẾ, chúng ta đừng quên SINH rất khác với KHAI. SINH là chỗ sự sống của vạn vật bộc lộ ra bên ngoài, là chỗ cây cỏ chui ra khỏi đất, là chỗ con người chui ra khỏi bụng mẹ. KHAI là chỗ khí Dương bắt đầu, là chỗ khí Âm cực thịnh trong chu kỳ chuyển dịch của khí. Chu kỳ KHAI/BẾ của vạn vận cũng giống như chu kỳ ĐẾN/ĐI của con người. Còn chu kỳ SINH-TỬ của vạn vật cũng giống với chu kỳ ĐẺ RA - HẾT THỞ của con người.

VIỆT DỊCH ĐỒ VÀ BÁT MÔN, LỤC NHÂMVới Việt Dịch Đồ thì chúng ta có thể xếp tám chữ của Bát Môn và sáu chữ của Lục Nhâm vào cùng một đồ hình. Tám chữ Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai, Hưu được phối vào HTBQ vòng ngoài với thứ tự trước sau theo chiều kim đồng hồ và chữ Sinh nằm ở “Tốn +3 Giáp.” Lý do tại sao khởi từ chữ Sinh sẽ được giải thích sau. Sáu chữ Đại An, Xích Khẩu, Tốc Hỉ, Vô Vong, Tiểu cát, Lưu Niên được phối vào HTBQ vòng trong với thứ tự trước sau theo chiều nghịch kim đồng hồ và chữ Đại An nằm ở “Càn -6 Quý.” Hai cung “Chấn +9 Canh” và “Đoài -4 tân” kết hợp thành một cung để an Xích Khẩu vào đó. Hai cung “Cấn -8 Ất” và “Tốn +3 Giáp” kết hợp thành một cung để an Tiểu Cát vào đó. Kết quả cho thấy trong đồ hình H3A và H3B bên dưới:Posted Image

H3A: Phối 8 Chữ Bát Môn và 6 chữ Lục Nhâm lên Việt Dịch Đồ

Posted Image

H3B: Phối 8 Chữ Bát Môn và 6 chữ Lục Nhâm lên Việt Dịch Đồ (Bỏ Chú Thích)

Hai đồ hình H3A và H3B hoàn toàn giống nhau, chỉ là H3B đơn giản hơn vì không còn những chú thích.

XÉT VIỆT DỊCH ĐỒ VÀ LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN

TRONG TƯƠNG QUAN VỚI BÁT MÔN LỤC NHÂM

Từ đồ hình trên chúng ta có thể trình bày một cách khác. Đem vòng ngoài của hình H3B phối vào 9 cung chúng ta sẽ được cái Bánh Chưng Bát Môn. So hình Bánh Chưng Bát Môn với hình Bàn Tay Bát Môn của Lạc Việt Độn Toán thì không khác. So hình Bánh Chưng Bát Môn với hình Hà Đồ Bát Môn của LVĐT --nếu tạm quên các quái mà chỉ xét một cách tổng quát các tập hợp của âm dương, độ số và ngũ hành-- thì cũng có thể nói là giống nhau gần như hoàn toàn, ngoại trừ một khác biệt nhỏ.

Posted Image

Khác biệt đó là, với hình Hà Đồ Bát Môn, nhìn vào nhóm Khai Hưu hành Thủy, thì “Khai độ số 1” nằm ở cung độ số 6 còn “Hưu độ số 6” lại nằm ở cung độ số 1. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao đã xác định Khai có độ số 1 Dương Thủy lại nằm ở cung có độ số 6 Âm Thủy và xác định Hưu có có độ số 6 Âm Thủy lại nằm ở cung có độ số 1 Dương Thủy? Với hình cái Bánh Chưng Bát Môn, cũng nhìn vào nhóm Khai Hưu, thì Khai độ số 1 Dương Thủy nằm chính xác ở cung độ số 1 Dương Thủy [cung +1 Nhâm Khảm] và Hưu độ số 6 Âm Thủy nằm chính xác ở cung độ số 6 Âm Thủy [-6 Quý Càn]. Tình trạng này đều thấy ở các hành còn lại, ngoại trừ hành Thổ.

Như chúng ta đã biết, Bánh Chưng Bát Môn là sản phẩm lấy ra từ Việt Dịch Đồ. Còn Hà Đồ Bát Môn là sản phẩm làm ra từ HTBQ của Lạc Việt. Chỉ dựa trên sự thật này, trên căn bản giải thích sự hợp lý trong việc phân bố độ số và ngũ hành của Bát Môn, liệu chúng ta có dám nói Việt Dịch Đồ đã có phần hợp lý hơn HTBQ-LạcViệt???

Xét đến ý nghĩa từng cửa của Bát Môn và ý nghĩa của từng quái chúng ta thấy:

SINH –Lạc Việt Độn Toán giải thích “Sinh nghĩa là Sống, là sự bắt đầu (cho một việc, một cái gì đó), là ý tưởng ban đầu, là mầm cây, là cỏ, là cây nhỏ, là loại cây mềm yếu (cây Liễu chẳng hạn), là mùa xuân, là sự hứa hẹn, là hy vọng… Cung Sinh là Âm Mộc, nhưng nghĩa Sinh thuộc Dương Mộc. Độ số là 3. Về phương vị là chính Đông. Về màu sắc là xanh lá mạ, xanh non.” Giải thích này cho thấy ý nghĩa của chữ Sinh hoàn toàn thuộc về “Tốn +3 Giáp” của Việt Dịch Đồ và được LVĐT xác nhận rõ với cụm “. . . nghĩa Sinh thuộc Dương Mộc. Độ số là 3. Về phương vị là chính Đông. .” và vị trí của chữ Sinh lạị nằm ở “Dần vị” của Việt Dịch Đồ cũng là vị trí “+3 Giáp Tốn” trên hình chiếc Bánh Chưng Bát Môn. Cần để ý một điều là “Tốn +3 Giáp” của Việt Dịch Đồ thuộc hướng chánh Đông [phương vị trên HTBQ] dầu là có đóng ở vị trí Dần của vòng ngoài [vị trí trên 9 cung hoặc 12 cung] và đó cũng chính là lý do tại sao tác giả nói là ở Dần vị mà không nói là ở hướng ĐB. Như vậy thì Hà Đồ Bát Môn của LVĐT và Việt Dịch Đồ thống nhất với nhau trong vấn đề “chỗ và hướng” của chữ Sinh. Việt Dịch giải thích “Tốn là tượng vật chất vô hình âm tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘vật chất vô hình âm tính’ có nghĩa là ‘không khí, từ trường, hoá âm, làm cho phát ra âm thanh, làm cho nghe tiếng.’ Nguyên thủy của những từ ngữ này dùng để mô tả dạng-tính-thể-trạng-hành của vũ trụ vật lý Tiên Thiên Bát Quái Đồ. Trong thế giới vi diệu sinh hoá Hậu Thiên Bát Quái Đồ, những từ ngữ này vượt ngoài giới hạn vật chất vô hình của vũ trụ vật lý. Chúng có khả năng mô tả dạng-tính-thể-trạng-hành của vật chất vô hình trong thế giới sống. Do đó, Tốn không những là vật chất vô hình vật lý mà còn là vật chất vô hình theo qui ước xã hội, là tài sản vô hình (intangible asset), là bản quyền (copyright), là thương hiệu (name brand), là giá trị của thương hiệu (goodwill); không những là từ trường mà còn là sức hút của trái đất, là trọng lực, là nam châm, là từ hóa, là làm cho có từ trường, là từ trường của vật thể, không những là từ trường vật lý mà còn là từ trường của con người, là sức thu hút, là sức hấp dẫn [không do nhan sắc như ở ly]; không những là không khí mà còn là gió, là nhập vào, là len vào, là thâm nhập, là len lén, là nhè nhẹ, là rụt rè, là thập thò, là e lệ, là nhún nhường, là bâng khuâng, là lãng đãng, là dìu dịu, là bềnh bồng, là quấn quít, là ngây ngất, là choáng váng, là vấn vương, là nhớ nhung; không những là không khí, là gió mà còn là hơi thở, là mây trời, là phiêu bồng, là lan tỏa, là bay, là lay động, là mềm mại, là mỏng manh; không những là không khí, là hơi thở, là nhập vào mà còn là hơi thở đầu đời nhập vào dòng sống, là chào đời, là nứt mộng, là đâm chồi, là nhú ra, là lú ra, là giai đoạn sơ sinh, là vô tư, là ngây thơ, là nhân hậu, là nhu hòa, là nguyên tánh [nguyên tánh là gốc của nhu hoà, nhân hậu], là tạng can; không những là âm thanh, là làm phát ra âm thanh mà còn là tiếng nói, là nhạc, là dư luận, là truyền thông, là phát sóng, là truyền tải thông tin, là tuyên truyền; không những là làm cho nghe tiếng mà còn là làm cho nghe thấy ước muốn, làm cho nghe thấy ý kiến, là đệ đạt nguyện vọng, là đề nghị yêu sách, là trình bày ý kiến, là đưa ra quan điểm, là thố lộ ý nghĩ, là tiết lộ nội tâm, là tâm sự với người khác; không những là làm cho nghe tiếng mà còn là làm cho nghe thấy sự thật, là bàn bạc, là hội thảo, là nghiên cứu, là điều tra, là tường trình, là báo cáo, là phản hồi tin tức; Tốn nằm sau Khôn vừa đối lập với Chấn tức là vừa nằm sau giai đoạn làm mẹ, vừa nằm cạnh mẹ, vừa nằm ở vị trí đối lập với lão nam, trưởng nam nên là lão nữ, là trưởng nữ, là trưởng bối bên mẹ.” (trang 133-136) và “Xét về mặt thiên nhiên sinh hoá, bên trong vòng đai [xanh] của đồ hình mô tả chu kỳ sinh hóa của con người qua tám giai đoạn là (1) thụ thai ở Đoài, (2) thai nhi phát triển nhanh ở Ly, (3) thai nhi chiếm đầy bụng mẹ ở Khôn, (4) hài nhi chào đời ở Tốn, (5) thiếu niên háo ăn mau lớn ở Cấn, (6) thanh xuân sung mãn ở Khảm, (7) lập gia đình ở Càn, (8) già nua và chết ở Chấn.”(trang 138) và “Mở mắt chào đời, nhập vào dòng sống với tất cả trong sạch không tranh không chấp nên nói là hoà nhập, nhún nhường ở Tốn” (trang 139) hoặc “Vạn vật [vòng ngoài] bừng dậy ở xuân-mộc khởi động một nửa chu kỳ sống động của vòng sinh hoá. Cây cỏ mọc mầm, vỡ đất thập thò lú ra ở Giáp [Tốn +3 Giáp], mong manh mềm mại ở Ất [Cấn -8 Ất]. Con người nhú đầu chui ra khỏi bụng mẹ, hít thở không khí lần đầu nhập vào dòng sống sinh động ở Tốn [Tốn +3 Giáp], mong manh tuổi thơ ở Cấn [Cấn -8 1 Ât]” (trang 138). Những giải thích này cho thấy quá rõ là nội hàm của “Tốn +3 Giáp” trong Việt Dịch dung nạp ý nghĩa chữ Sinh của Bát Môn đến mức độ cao nhất.

Như vậy, chữ Sinh của Bát Môn nằm ở cung “+3 Giáp Tốn” của Việt Dịch Đồ đã rõ ràng là một điều vô cùng hợp lý.

TỬ --Lạc Việt Độn Toán giải thích “Tử nghĩa là: Chết, sự chấm dứt, kết thúc, là cắt đứt, là sát phạt, là tiền bạc tài sản lưu động, là người làm nghề cơ khí, kim khí, là võ nghiệp, nếu là bác sĩ thì liên quan đến mổ xẻ, là nghe… Cung Tử thuộc Âm Kim, nhưng nghĩa của Tử thuộc Dương Kim. Độ số là 9. Về phương vị là chính Tây. Về màu sắc là màu trắng. Tử, cũng còn có nghĩa là con cái.” Giải thích này cho thấy ý nghĩa của chữ Tử hoàn toàn thuộc về “Chấn +9 Canh” của Việt Dịch Đồ và được LVĐT xác nhận rõ với cụm “. . . nghĩa của Tử thuộc Dương Kim. Độ số là 9. Về phương vị là chính Tây. ” và vị trí của chữ Tử lạị nằm ở Thân vị của Việt Dịch Đồ cũng là vị trí “+9 Canh Chấn” trên hình Bánh Chưng Bát Môn. Cần để ý một điều là “Chấn +9 Canh” của Việt Dịch Đồ thuộc hướng chánh Tây [phương vị trên HTBQ) dầu là có đóng ở vị trí Thân của vòng ngoài [vị trí trên 9 cung hoặc 12 cung] và đó cũng chính là lý do tại sao tác giả nói là ở Thân vị mà không nói là ở hướng TN. Như vậy thì Hà Đồ Bát Môn của LVĐT và Việt Dịch Đồ thống nhất với nhau trong vấn đề “chỗ và hướng” của chữ Tử.

Việt Dịch giải thích “Chấn là tượng vật chất vô hình dương tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘vật chất vô hình dương tính’ có nghĩa là ‘quang khí, ánh chớp, lóe sáng, làm cho hóa quang, làm cho nổ.’ Nguyên thủy của những từ ngữ này dùng để mô tả dạng-tính-thể-trạng-hành của vũ trụ vật lý Tiên Thiên Bát Quái Đồ. Trong thế giới vi diệu sinh hoá Hậu Thiên Bát Quái Đồ, những từ ngữ này vượt ngoài giới hạn vật chất vô hình của vũ trụ vật lý. Chúng có khả năng mô tả cả dạng-tính-thể-trạng-hành của vật chất vô hình trong thế giới sống. Do đó, Chấn không phải chỉ là làm cho nổ mà còn là làm cho chấn động, là trạng thái lúc đạt tới tột đỉnh khoái cảm và xuất tinh, là trạng thái của tứ đại phân rã lúc chết, là chết, là rơi rụng, là chấm dứt; không phải chỉ là chấn động mà còn là rung động, là phập phều, là phồng ra thóp vào, là phồng lên xẹp xuống, là mũi, là phổi, là tạng phế, là hóa táo, là ứng vào da; không phải chỉ là chấn động mà còn là phập phồng, là hồi hộp, là run rẩy, là co giật, là nẩy giật, là co thắt của cơ bắp; không phải chỉ làm chấn động trong ý nghĩa vật lý mà còn là chấn động trong ý nghĩa dư luận xã hội, là tai tiếng, là tiếng đồn, là nổ ra những sự kiện ô nhục, là xì-căn-đăng; không phải chỉ là làm cho nổ trong ý nghĩa vật lý mà còn là làm cho nổ ra trong ý nghĩa dư luận xã hội, là tố cáo, là tố giác, là bôi nhọ công khai, là gây ra hiểu lầm; không phải chỉ là lóe sáng mà còn là sự bừng tỉnh của tâm thức, sự phản tỉnh của thái độ, sự xét lại của tư duy, sự hồi tưởng, sự hoài niệm, là giai đoạn già lão, là tàn phai, là héo úa, là lão hóa; không phải chỉ là hóa quang trong ý nghĩa vật lý mà còn là trải nghiệm lúc hồn phách thoát ra, là trở về cõi sáng, là tiếp điển, là nhận lấy điển quang; không phải chỉ hoá quang trong ý nghĩa vật lý mà còn là làm cho thấy trong ý nghĩa dư luận xã hội, là giải thích, là biện minh, là trưng ra bằng chứng; không phải chỉ là ánh chớp mà còn là thần tốc, là tốc độ, là thật nhanh chóng; không phải chỉ là quang khí trong ý nghĩa vật lý mà còn là quang khí trong tánh cách của con người, là uy nghi, là can liệt, là nghĩa khí, là nguyên tình [nguyên tình là gốc của uy nghi, can liệt, nghĩa khí]; nằm ở giai đoạn già lão lại nằm sau giai đoạn làm cha và cạnh cha nên là lão nam, là trưởng nam, là trưởng bối bên cha.” (trang 130-133) và “Xét về mặt thiên nhiên sinh hoá, bên trong vòng đai [xanh] của đồ hình mô tả chu kỳ sinh hóa của con người qua tám giai đoạn là (1) thụ thai ở Đoài, (2) thai nhi phát triển nhanh ở Ly, (3) thai nhi chiếm đầy bụng mẹ ở Khôn, (4) hài nhi chào đời ở Tốn, (5) thiếu niên háo ăn mau lớn ở Cấn, (6) thanh xuân sung mãn ở Khảm, (7) lập gia đình ở Càn, (8) già nua và chết ở Chấn.. . . Từ Tốn tới Chấn [4-8] là một nửa dương của vòng tròn chu kỳ sinh hoá. Một nửa đó mô tả trạng thái sống động của một đời người. Từ Chấn tới Tốn [8-4] là một nửa âm của vòng tròn chu kỳ sinh hóa. Một nửa này mô tả trạng thái tiềm ẩn của một đời người. Chào đời ở Tốn [4] và vĩnh biệt cõi đời ở Chấn [8]. Ra khỏi bụng mẹ [thân mẫu] ở Tốn [4] và trở về bụng mẹ [địa mẫu] ở Chấn [8]. Tử sinh đối đãi. Tử rồi sinh, sinh rồi tử quay tròn không dứt. Chết ở Chấn [8] nên không còn thấy mặt ở Đoài [1] và thụ thai cũng ở Đoài [1]. Một sinh mạng cũ chấm dứt ở Chấn [8], một sinh mạng mới bắt đầu ở Đoài [1], chấm dứt và bắt đầu nằm liền nhau trong vòng tròn sinh hoá. Khởi hiện một sinh mạng mới nơi Đoài [1], vắng mặt một sinh mạng cũ cũng ở Đoài [1]. Nơi khởi hiện và nơi biến mất không hai không khác trong vòng tròn sinh hoá. . .” (trang 138-139). Những giải thích này cho thấy quá rõ là nội hàm của “Chấn +9 Canh” trong Việt Dịch dung nạp ý nghĩa “chết” trong chữ Tử của Bát Môn đến mức độ cao nhất. Giữa LVĐT và Việt Dịch thống nhất nhau trong phần diễn giải “Tử nghĩa là: Chết, sự chấm dứt, kết thúc, là cắt đứt”

Như vậy, chữ Tử của Bát Môn nằm ở cung “Chấn +9 Canh” của Việt Dịch Đồ đã rõ ràng là một điều vô cùng hợp lý. Nghiệm tương quan sinh tử trong câu nói của Việt Dịch “Chào đời ở Tốn [4] và vĩnh biệt cõi đời ở Chấn [8]. Ra khỏi bụng mẹ [thân mẫu] ở Tốn [4] và trở về bụng mẹ [địa mẫu] ở Chấn [8]. Tử sinh đối đãi. Tử rồi sinh, sinh rồi tử quay tròn không dứt.” rồi nhìn vào trục Sinh-Tử trên Bàn Tay Bát Môn, trên hình chiếc Bánh Chưng Bát Môn và trên hình Việt Dịch Đồ chúng ta sẽ thấy cả một sự khế hợp kỳ diệu. Từ đó chúng ta có thể nói là hai chữ Sinh và Tử của Bát Môn nằm ở hai cung “Tốn +3 Giáp” và “Chấn +9 Canh” không phải chỉ là “vô cùng hợp lý” mà là “cực kỳ hợp lý.”

Và trong cách độn Bát Môn thì toàn bộ tiến trình khởi đầu nơi chữ Sinh. Đây không thể nói là một sự ngẫu nhiên mà người ta chọn gốc ngón tay trỏ tức cung Dần để khởi độn. “Hội Dần là nơi khởi đầu của vạn vật” (trích Hải Thượng Lãng Ông). Như vậy mốc Sinh-Dần và chỗ khởi độn nằm chung một chỗ không phải là điều hợp lý lắm sao? Rồi nhìn lại Việt Dịch Đồ vị trí của “Tốn + 3 Giáp” và Sinh môn nằm ở Dần vị trên vòng quay của thiên nhiên và là nơi khởi đầu của vạn vật cũng là nơi khởi đầu của độn toán Bát Môn. Đây không phải là một thể hiện rất thuyết phục hay sao?

Tuy là Hà Đồ Bát Môn của LVĐT với Việt Dịch Đồ [và Bánh Chưng Bát Môn] của Việt Dịch đồng ý với nhau gần như hoàn toàn về vị trí và ý nghĩa của hai quẻ Sinh và Tử của Bát Môn nhưng có một điều khác biệt rất lớn. Với Hà Đồ Bát Môn của Lạc Việt Độn Toán thì chữ Tử nằm vào quẻ Tốn còn chữ Sinh nằm vào quẻ Cấn. Sinh và Tử là vấn đề hoàn toàn đối lập và cũng là hai quẻ hoàn toàn đối lập trong Bát Môn. Còn Tốn và Cấn thì không phải là hai quái hoàn toàn đối lập dầu là phiên bản HTBQ-LạcViệt cho thấy Tốn-Cấn có đối xứng nhau qua trục. Chỉ đối xứng nhau qua trục thì không có thể nói là “hoàn toàn đối lập” được. Hai quái chỉ hoàn toàn đối lập khi chúng đối lập nhau từng hào một và đối xứng qua trục. Nhìn vào cấu trúc của mỗi quái trên Tiên Thiên Bát Quái (TTBQ) sẽ thấy rõ tiêu chuẩn này. Nhìn vào cấu trúc hào của hai quái Tốn-Cấn sẽ không khó để nhận ra là hai quái đối xứng này chưa đủ tiêu chuẩn để gọi là hoàn toàn đối lập nhau. Còn với Việt Dịch Đồ của Việt Dịch thì chữ Tử nằm ở quẻ Chấn và chữ Sinh lại nằm vào quẻ Tốn. Tốn và Chấn là hai quẻ hoàn toàn đối lập. Nhìn vào cấu trúc hào của mỗi quái sẽ thấy điều này. Vị trí của Tốn-Chấn đối xứng nhau qua trục lại là chỗ xác định mốc then chốt Sinh-Tử của chu kỳ sinh tử trong Việt Dịch. Ý nghĩa của hai quẻ Tốn và Chấn trong Việt Dịch thì đã được tác giả trích giải rất rõ. Chỉ bằng vào những bằng chứng này, không phải là Việt Dịch Đồ đã khế hợp khít khao hơn và giải thích hợp lý hơn hai quẻ Tử và Sinh của Bát Môn? Hay nói một cách khác là liệu chúng ta có dám nói cấu trúc của HTBQ trong Việt Dịch Đồ có phần chính xác hơn là cấu trúc của HTBQ của Lạc Việt?

Vấn đề được đặt ra ở đây là với sự khác biệt quan trọng như vậy mà làm sau cuối cùng rồi hai bên vẫn đạt đến chỗ đồng thuận gần như hoàn toàn? Có thể nào “Tốn = Tử” và “Sinh = Cấn” như là hình Hậu Thiên Và Bát Môn của LVĐT đã cho thấy?

Với câu hỏi thứ nhất có lẽ chúng ta có thể tạm giải thích là LVĐT đã dùng âm dương, ngũ hành và độ số chứ không vận dụng những quẻ trong HTBQ-LạcViệt để diễn giải ý nghĩa 8 chữ của Bát Môn, dầu rằng cấu trúc của HTBQ-LạcViệt đã được vận dụng để an vị 8 chữ của Bát Môn. Nếu đúng là như vậy thì ý nghĩa của (a) nhóm “độ số-âm dương-ngũ hành” mà LVĐT vận dụng để diễn giải chữ Sinh của Bát Môn khế hợp hoàn toàn với nội hàm quẻ Tốn của Việt Dịch và (B) nhóm “độ số-âm dương-ngũ hành” mà LVĐT vận dụng để diễn giải chữ Tử của Bát Môn khế hợp hoàn toàn với nội hàm quẻ Chấn của Việt Dịch, như đã cho thấy trong phần phân tích vừa qua. Điều này không có gì lạ vì tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của chữ Tử [điển hình là “nghĩa của Tử thuộc Dương Kim. Độ số là 9. Về phương vị là chính Tây”] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Tử cùng quẻ Chấn trong Việt Dịch Đồ [điển hình là “Tử thuộc Chấn +9 Canh Kim hướng chánh Tây, đóng ở Thân vị”]. Và tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của chữ Sinh [điển hình là “nghĩa Sinh thuộc Dương Mộc. Độ số là 3. Về phương vị là chính Đông.”] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Sinh cùng quẻ Tốn trong Việt Dịch Đồ [điển hình là “Sinh thuộc Tốn +3 Giáp Mộc hướng chánh Đông, đóng ở Dần vị”]. Như vậy, chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận “+9 Canh, hành Kim, hướng chánh Tây” chính là chỗ đứng của quẻ Chấn hay sao? Như vậy chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận “+3 Giáp, hành Mộc, hướng chánh Đông” chính là chỗ đứng của quẻ Tốn hay sao? Và như vậy thì, chẳng phải luận điểm của Việt Dịch về “tính bất khả ly giữa những phần tử trong một tập hợp “độ số- âm dương-ngũ hành-quái” lại càng thêm khả tín hay sao?[1]

Tuy những câu hỏi đã được đặt ra, và tuy là Việt Dịch Đồ đã xác định chỗ đứng và sự nghiêm túc của nó cũng như cuốn sách Việt Dịch đã là xong nhiệm vụ giải thích và chứng minh để cho thấy sự nghiêm túc đó, nhưng tinh thần của những câu hỏi vừa rồi [và tất cả những câu hỏi khác trong bài viết này] không phải là để buộc hoặc để dẫn đến kết luận có lợi cho Việt Dịch mà chỉ là sự gợi ý để mở ra những nghiên cứu sâu hơn cho những người quan tâm dầu là đứng về bên lập trường nào.

THƯƠNG –Lạc Việt Độn Toán nói, “Thương nghĩa là: Buồn, là thuộc trạng thái tình cảm, là cây lớn, là sự phát triển sung mãn sắp chuyển sang giai đoạn suy vi. Cung Thương là Dương Mộc, nhưng nghĩa của Thương thuộc Âm Mộc. Độ số là 8. Về phương vị là Đông Bắc. Về màu sắc là xanh lá cây sậm.” Cây lớn ở ở đây có nghĩa là “lớn hơn” trong tương quan so sánh giữa dương mộc và âm mộc là đúng. Còn “sự phát triển sung mãn sắp chuyển sang giai đoạn suy vi” thì cần xét lại vì khi đã nói tới chu kỳ thì không thể nào từ chỗ vừa sinh ở Mộc mà đã sắp vào suy vi cũng ở Mộc trong khi còn tới 6 bước nữa trong chu kỳ sinh hóa. Loại trừ cụm chữ này ra thì chúng ta thấy giải thích trên cho thấy nội dung của chữ Thương hoàn toàn thuộc về “Cấn -8 Ất” nằm ở phương vị ĐB của Việt Dịch Đồ và được LVĐT xác định rõ với cụm “. . . nghĩa của Thương thuộc Âm Mộc. Độ số là 8. Về phương vị là Đông Bắc” và vị trí của chữ Thương lại nằm ở Mão vị của Việt Dịch Đồ cũng là vị trí “-8 Ất Cấn” trên hình Bánh Chưng Bát Môn. Cần chú ý một điều là “Cấn -8 Ất” của Việt Dịch Đồ thuộc hướng ĐB [phương vị trên HTBQ] dầu là có đóng ở vị trí Mão của vòng ngoài [vị trí trên 9 cung hoặc 12 cung] và đó cũng chính là lý do tại sao tác giả nói là “ở Mão vị” mà không nói là “ở hướng chánh Đông.” Như vậy thì Hà Đồ Bát Môn của LVĐT và Việt Dịch Đồ thống nhất với nhau trong vấn đề “chỗ và hướng” của chữ Thương.

Việt Dịch giải thích “Cấn là tượng vật chất hữu hình dương tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘vật chất hữu hình dương tính” có nghĩa là “đặc, cứng, ngưng kết, làm cho vững vàng, làm cho nặng hơn.’ Nguyên thủy của những từ ngữ này dùng để mô tả dạng-tính-thể-trạng-hành của vũ trụ vật lý Tiên Thiên Bát Quái Đồ. Trong thế giới vi diệu sinh hoá Hậu Thiên Bát Quái Đồ, những từ ngữ này vượt ngoài giới hạn vật chất hữu hình của vũ trụ vật lý. Chúng có khả năng mô tả cả dạng-tính-thể-trạng-hành của vật chất hữu hình trong thế giới sống. Do đó, Cấn không những là đặc, là cứng mà còn là thô, là xốp, là vật liệu lấy ra từ quặng mõ, là nguyên liệu, là chưa tinh chế, là chưa mài giũa, là chưa hữu dụng, là chưa thành nhân; không những là cứng mà còn là cứng cáp, là vươn lên, là ngóc lên, là trổ mã, là dậy thì, là đứng sừng sững, là núi đồi, là trụ cột, là tháp, là chầy, là cán, là vật để cắm vào, là dương vật, là người nam; không những là vật chất hữu hình trong ý nghĩa vật lý mà còn là vật chất hữu hình theo qui ước xã hội, là tài sản hữu hình (tangible assets), là bất động sản không những là cứng trong ý nghĩa vật lý [vật chất hữu hình có tính cứng vật lý] mà còn là cứng theo qui ước xã hội [vật chất hữu hình có tính cứng qui ước], là tài sản cứng (hard assets), là công cụ sản xuất, là vật dụng cứng (hardwares); không những là cứng trong ý nghĩa vật lý mà còn là cứng trong thái độ hay trong quyết sách, là thẳng tay trừng trị, là đánh trực diện, là không kiêng nể, là nhổ tận gốc, là tiêu diệt, là không nhượng bộ; không những là ngưng kết mà còn là dừng lại, là chựng lại, là khựng lại, là đậu lại, là chựng lại sự hồn nhiên, là không còn vâng lời cha mẹ, là ương ngạnh, là giai đoạn hướng ngoại, là giai đoạn định hình cá tính, là hình thành kiến chấp; không những là ngưng kết của vật chất mà còn là ngưng đọng của vị, là nếm; không những là ngưng, là chựng mà còn là trì trệ, là đình hoãn, là đình chỉ, là bị ngăn trở, là bị chận đứng, là chưa thể tiến hành, là cần giải tỏa, là đình công; không những là làm cho nặng hơn mà còn là làm cho nặng hơn giá trị của bản thân và của sự liên hệ với người khác, là chân tình, là tánh thiện, là mừng [hỉ], là du hồn [du hồn là chủ của mừng]; không những là làm cho nặng hơn mà còn là làm nặng [tăng] áp lực cho xã hội, còn là làm nặng nề hơn tình hình đôi co giữa hai thế lực, là chống đối, là phản kháng, là đấu tranh, là đối đầu, là đối kháng, là chống cự, là biểu tình, là xuống đường; không những là nặng, là làm cho nặng hơn mà còn là làm cho chìm, là làm cho đắm, là làm cho sụp, là làm cho bị chôn vùi, là rớt xuống, là chìm, là suy thoái, là rớt vào khủng hoảng; vừa nằm ở giai đoạn trước khi thành trung nam vừa nằm gần cha cho nên là giai đoạn thiếu niên, là thiếu nam, là con trai út, là tiểu bối bên cha.” (trang 122-126) và “Vạn vật [vòng ngoài] bừng dậy ở xuân-mộc khởi động một nửa chu kỳ sống động của vòng sinh hoá. Cây cỏ mọc mầm, vỡ đất thập thò lú ra ở Giáp [Tốn +3 Giáp], mong manh mềm mại ở Ất [Cấn -8 Ất]. Con người nhú đầu chui ra khỏi bụng mẹ, hít thở không khí lần đầu nhập vào dòng sống sinh động ở Tốn [Tốn +3 Giáp], mong manh tuổi thơ ở Cấn [Cấn -8 Ât]” (trang 138). Với những giải thích này không khó để chúng ta nhận ra là có hàng lố chữ trong đó đều là nguyên ủy gây ra chuyện Buồn, ý nghĩa cốt lõi của chữ Thương. Ngay cả những chữ rất thi vị như “mong manh, mềm mại” cũng vậy vì mong manh, mềm mại cũng có nghĩa là dễ là bị tổn hại hay chết non, tức là những nguyên ủy gây ra chuyện Buồn-Thương. Mà tự điển Hán Nôm cũng có nói Thương là chết non, là tổn hại. Cụm chữ “mong manh, mềm mại” trong Việt Dịch giải thíchvề giai đoạn đầu trong chu kỳ sinh hoá của vạn vật và con người, mà chu kỳ này thì phân bố trên trọn 8 cung, cho nên không thể đem so sánh với “cây lớn” chỉ phân bố trong 2 cung hành Mộc, ở phần giải thích của LVĐT, để kết luận là “chỏi nhau.”

Như vậy, chữ Thương của Bát Môn nằm ở cung “Cấn -8 Ất” của Việt Dịch Đồ đã rõ ràng là một điều hợp lý.

Cũng giống như lập luận vừa qua trong phần phân tích hai chữ Sinh và Tử, tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của chữ Thương [điển hình là “nghĩa của Thương thuộc Âm Mộc. Độ số là 8. Về phương vị là Đông Bắc.”] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Thương cùng quẻ Cấn trong Việt Dịch Đồ [điển hình là “Thương thuộc Cấn -8 Ất Mộc hướng ĐB, đóng ở Mão vị”]. Như vậy chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận “-8 Ất, hành Mộc, hướng ĐB” chính là chỗ đứng của quẻ Cấn hay sao? Thêm vào đó vị trí của quẻ Cấn trong HTBQ-LạcViệt hoàn toàn trùng lập với vị trí của quẻ Cấn trong Việt Dịch Đồ chẳng phải càng xác quyết thêm tính khả tín của Việt Dịch Đồ đó hay sao?

ĐỖ --Lạc Việt Độn Toán giải thích “Đỗ nghĩa là: Đạt, là sự thành đạt, là kết quả tốt đẹp, là được việc, là quí nhân phù trợ. Cung Đỗ là Âm Hoả, nhưng nghĩa của Đỗ thuộc Dương Hoả. Độ số là 7. Về Phương vị là chính Nam. Về màu sắc là màu đỏ.” Giải thích này cho thấy ý nghĩa của chữ Đỗ hoàn toàn thuộc về “Ly +7 Bính” của Việt Dịch Đồ và được LVĐT xác nhận rõ với cụm “. . . nghĩa của Đỗ thuộc Dương Hoả. Độ số là 7. Về Phương vị là chính Nam.” và vị trí của chữ Đỗ lại nằm ở “Tỵ vị” của Việt Dịch Đồ cũng là vị trí “+7 Bính Ly” trên hình chiếc Bánh Chưng Bát Môn. Cần để ý một điều là “Ly +7 Bính” của Việt Dịch Đồ thuộc hướng chánh Nam [phương vị trên HTBQ] dầu là có đóng ở vị trí Tỵ của vòng ngoài [vị trí trên 9 cung hoặc 12 cung] và đó cũng chính là lý do tại sao tác giả nói là ở Tỵ vị mà không nói là ở hướng ĐN. Như vậy thì Hà Đồ Bát Môn của LVĐT và Việt Dịch Đồ thống nhất với nhau trong vấn đề “chỗ và hướng” của chữ Đỗ.

Việt Dịch giải thích “Ly là tượng năng lượng dương tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘năng lượng dương tính’ có nghĩa là ‘nóng, tỏa sáng, cháy bùng, nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của môi trường, bốc lên, có thể làm tăng nhiệt, có thể hóa nhiệt, có thể đốt cháy.’ Nguyên thủy của những từ ngữ này dùng để mô tả dạng-tính-thể-trạng-hành của vũ trụ vật lý Tiên Thiên Bát Quái Đồ. Trong thế giới vi diệu sinh hoá Hậu Thiên Bát Quái Đồ, những từ ngữ này vượt ngoài giới hạn năng lượng vật lý. Chúng mô tả năng lượng sống, loại năng lượng tiêu thụ và thể hiện, của thế giới vi diệu sinh hóa. Do đó, Ly không những là năng lượng dương tính mà còn là sinh lực dương tính, là sức sống thể hiện, là giai đoạn thai nhi lớn nhanh trong bụng mẹ, là giai đoạn con gái lớn nhanh trong vòng tay mẹ, là giai đoạn trước khi làm mẹ, là trung nữ, là con gái giữa, là hậu bối bên mẹ, là tánh khí sôi nổi, là sự hưng phấn, là bồng bột, là nhiệt tình, là hăng hái, là chân tình, là hiến dâng, là con tim, là tạng tâm; không những là năng lượng dương tính mà còn là năng lượng thanh nhẹ, là nguyên thần, là lễ nghi [nguyên thần là gốc của của lễ nghi, nhiệt tình]; không những là nóng, là tỏa sáng mà còn là nhan sắc đẹp sáng, là phong cách nóng bỏng, là gợi cảm, là hấp dẫn, là quyến rũ; không những là nóng, là tỏa sáng mà còn là mặt trời, là mắt; không những là nóng mà còn là nóng tính, là cộc cằn; không những là nóng, là có thể hóa nhiệt mà còn là bị bệnh nhiệt, bị bệnh cuồng; không những là năng lượng sống mà còn là năng lượng sát phạt, là tranh đoạt, là tranh dành, là tranh thủ, là chiếm lĩnh, là thu tóm; không những là năng lượng sát phạt mà còn là năng lượng hủy diệt là súng, là đạn, là bom, là đầu đạn nguyên tử, là chiến tranh; không những là năng lượng sát phạt và hủy diệt mà còn là năng lượng tiêu thụ, là tiêu thụ, là mua sắm, là xài, là dùng, là nhu cầu; không những là lửa, là nóng trong ý nghĩa vật lý mà còn là lửa, là nóng theo qui ước xã hội, là vùng nóng (hot zone), là vùng chiến, và hỏa lực (fire power), là vũ khí (fire-arm)” (trang 116-119). Hai cách diễn giải tuy khác nhau nhưng ý nghĩa của chữ Đỗ trong phần giải thích của LVĐT không khác với nội hàm của chữ Ly trong Việt Dịch mô tả dạng-thể-tính-trạng-hành của “năng lượng dương tính” trong thế giới vi diệu sinh hóa. Hay nói một cách khác, nếu áp dụng nội hàm của quẻ Ly trong Việt Dịch để diễn giải chữ Đỗ của LVĐT thì Việt Dịch cũng sẽ nói “Đỗ là thành, là đạt, là được quới nhân phù trợ, là điều vui, là sự tốt đẹp.”

Như vậy, chữ Đỗ của Bát Môn nằm ở cung “Ly +7 Bính” của Việt Dịch Đồ đã rõ ràng là một điều hợp lý.

Cũng giống như lập luận vừa qua trong phần phân tích hai chữ Sinh và Tử, tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của chữ Đỗ [điển hình là “nghĩa của Đỗ thuộc Dương Hoả. Độ số là 7. Về Phương vị là chính Nam.”] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Đỗ cùng quẻ Ly trong Việt Dịch Đồ [điển hình là “Đỗ thuộc Ly +7 Bính Hỏa hướng chánh Nam, đóng ở Tỵ vị”]. Như vậy chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận “+7 Bính, hành Hỏa, hướng chánh Nam” chính là chỗ đứng của quẻ Ly hay sao? Thêm vào đó vị trí của quẻ Ly trong HTBQ-LạcViệt hoàn toàn trùng lập với vị trí của quẻ Ly trong Việt Dịch Đồ chẳng phải càng xác quyết thêm tính khả tín của Việt Dịch Đồ đó hay sao?

CẢNH –Lạc Việt Độn Toán giải thích “Cảnh nghĩa là: Đi chơi ở trong sự nhàn hạ, phong lưu. Là từ xa tới, là du lịch, là đi xa, là vẻ đẹp, là nhà đẹp, cao rộng có vườn cây hoặc nội thất rực rỡ. Cung Cảnh thuộc Dương Hoả, nhưng nghĩa của Cảnh thuộc Âm Hoả. Độ số là 2. Về phương vị là Đông Nam. Về màu sắc là màu đỏ nâu. Cảnh, vì là Âm Hỏa – chính vị Khôn Thổ (Theo Hậu thiên Lạc Việt) – nên còn có ý nghĩa là Âm Thổ: miếng đất đẹp.” Giải thích này cho thấy ý nghĩa của chữ Cảnh hoàn toàn thuộc về “Khôn -2 Đinh” của Việt Dịch Đồ và được LVĐT xác nhận rõ với cụm “. . .nghĩa của Cảnh thuộc Âm Hoả. Độ số là 2. Về phương vị là Đông Nam.” và vị trí của chữ Cảnh lại nằm ở “Ngọ vị” của Việt Dịch Đồ cũng là vị trí “-2 Đinh Khôn” trên hình chiếc Bánh Chưng Bát Môn. Cần để ý một điều là “Khôn -2 Đinh” của Việt Dịch Đồ thuộc hướng ĐN [phương vị trên HTBQ] dầu là có đóng ở vị trí Ngọ của vòng ngoài [vị trí trên 9 cung hoặc 12 cung] và đó cũng chính là lý do tại sao tác giả nói là ở Ngọ vị mà không nói là ở chánh Nam. Như vậy thì Hà Đồ Bát Môn của LVĐT và Việt Dịch Đồ thống nhất với nhau trong vấn đề “chỗ và hướng” của chữ Cảnh. Việt Dịch giải thích “Khôn là không gian âm tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘không gian âm tính’ có nghĩa là ‘không gian đóng,’ là ‘khép kín, chắn,’ là ‘đã chiếm dụng, không chứa thêm,’ là ‘có thể nâng đỡ, chở,’ là ‘có thể làm tăng áp suất.’ Nguyên thủy của những từ ngữ này dùng để mô tả thể-dạng-tính-trạng-hành của vũ trụ vật lý Tiên Thiên Bát Quái Đồ. Trong thế giới vi diệu sinh hoá Hậu Thiên Bát Quái Đồ, những từ ngữ này vượt ngoài giới hạn không gian vật lý. Chúng còn mô tả cả thể-dạng-tính-trạng-hành của không gian sống, không gian của thế giới vi diệu sinh hóa. Do đó, Khôn không những là không gian đóng, là không gian khép kín mà còn là hệ thống đóng, là hệ thống khép kín, là thể chế độc tài, là chế độ áp bức, là xã hội thiếu tự do, là nhà nước khống trị, là kinh tế trung ương quy hoạch, là cơ chế tập quyền [vì những hệ thống/ cơ chế chính trị, kinh tế, xã hội quyết định không gian sống của con người]; không những là đóng, là khép kín mà còn là thiếu tự do, là phi dân chủ, là đơn cực, là độc tôn, là áp bức, là độc tài, là khống trị, là tập quyền, là bịt kín thông tin, là che dấu sự thật, là chèn ép dân, là chuyên quyền, là độc đoán; không những là không gian khép kín mà còn có nghĩa là thế giới bên trong, là thế giới gia đình, là thế giới nội tâm, là thế giới âm thầm chịu đựng, thế giới thần bí, thế giới cô độc, thế giới cô đơn; không những là khép kín mà còn là âm thầm, là câm nín, là giấu giếm, là kín đáo, là giữ trong lòng, là sự bảo mật, là cái bụng; không những làm tăng áp suất mà còn là làm tăng áp lực tâm lý, là nhẫn nhục, là thuận tùng, là chiều lòn, là cam chịu, là làm vợ, là làm dân, là người tiêu thụ, là người cấp dưới; không những làm tăng áp suất mà còn là làm tăng áp lực sinh lý, là giai đoạn thai to bụng nặng, là lao động quá sức; không những là làm tăng áp suất mà còn là làm tăng áp lực xã hội là áp chế, là cai trị, là cưỡng bách, là bắt phải làm theo, là bắt phải phục tùng, là đàn áp, là vi phạm nhân quyền, là sách nhiễu; không những là nâng đỡ, là chở mà còn là làm mẹ, là vượt biển [sinh con], là chiếc bè chở con qua bể khổ, là sự hy sinh trọn vẹn cho con và chồng, là tình thương không bến bờ dành cho con, là niềm vui [lạc], là thức thần; không những là nâng đỡ mà còn là nâng đỡ sự sống, là nuôi sống, là thị trường, là nơi giao dịch mua bán, là cơ quan tạo cốc khí nuôi thân, là lá lách, là ứng vào thịt, là hóa thấp; không những là đã chiếm dụng mà còn là giai đoạn thai nhi chiếm đầy bụng mẹ sẵn sàng chào đời; không những là không chỗ để chứa thêm mà còn là tâm hẹp hòi [tâm địa hẹp hòi], là óc bảo thủ, là ngoan cố; không những là chắn mà còn là thành lũy, là ngăn chận hiểm họa, là đón ngừa biến cố, là liệu phòng đói no, là tích lũy tài sản, là lo xa nhưng khi tích lũy mà tới chỗ thái quá thì thành ra là bỏn sẻn, là tham lam và khi lo xa tới chỗ thái quá thì thành ra là ích kỷ, là tiểu nhơn.” (trang 112-116). Nếu áp dụng nội hàm của “Khôn -2 Đinh” trong Việt Dịch để diễn giải thì chữ Cảnh sẽ được giải thích “là cõi, là bờ, là thành, là lũy, là nhà, là đất đai, là cảnh vật, là cảnh giác, là phòng bị.” Và dĩ nhiên là ý nghĩa của nó không phải chỉ nằm trong giới hạn của bao nhiêu chữ đó. Còn một điều chưa có thể giải thích ổn thỏa là cụm chữ “Đi chơi ở trong sự nhàn hạ, phong lưu. Là từ xa tới, là du lịch, là đi xa” trong giải thích của LVĐT. Có lẽ Việt Dịch sẽ khó có thể dung nạp đoạn lý giải này của LVĐT vì tính chất khép kín, phong tỏa và hướng nội của quẻ Khôn, nhưng Việt Dịch có thể chấp nhận được lý giải “ước mơ được du ngoạn, được đi chơi xa, nghĩ về người ở phương xa.” Nếu loại trừ cụm chữ trên của LVĐT, thì tuy là cách diễn giải có khác nhau nhưng ý nghĩa chữ Cảnh của LVĐT không khác với nội hàm của quẻ Khôn trong Việt Dịch mô tả dạng-thể-tính-trạng-hành của “không gian âm tính” trong thế giới vi diệu sinh hóa.

Như vậy, chữ Cảnh của Bát Môn nằm ở cung “Khôn -2 Đinh” của Việt Dịch Đồ đã rõ ràng là một điều hợp lý.

Cũng giống như lập luận vừa qua trong phần phân tích hai chữ Sinh và Tử, tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của chữ Cảnh [điển hình là “nghĩa của Cảnh thuộc Âm Hoả. Độ số là 2. Về phương vị là Đông Nam.”] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Cảnh cùng quẻ Khôn trong Việt Dịch Đồ [điển hình là “Cảnh thuộc Khôn -2 Đinh Hỏa hướng ĐN, đóng ở Ngọ vị”]. Như vậy chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận “-2 Đinh, hành Hỏa, hướng ĐN” chính là chỗ đứng của quẻ Khôn hay sao? Thêm vào đó vị trí của quẻ Khôn trong HTBQ-LạcViệt hoàn toàn trùng lập với vị trí của quẻ Khôn trong Việt Dịch Đồ chẳng phải càng xác quyết thêm tính khả tín của Việt Dịch Đồ đó hay sao?

KHAI –Lạc Việt Độn Toán giải thích “Khai nghĩa là dòng nước chảy, là sự khai thông, là trôi đi, là thoát khỏi sự bế tắc, là đi xa thuận lợi, … Cung Khai thuộc Âm Thuỷ, nhưng nghĩa của Khai thuộc Dương Thuỷ. Độ số là 1. Về màu sắc là xanh dương, là đen bóng.” Giải thích này cho thấy ý nghĩa của chữ Khai hoàn toàn thuộc về “Khảm +1 Nhâm” của Việt Dịch Đồ và được LVĐT xác nhận rõ với cụm “. . . nghĩa của Khai thuộc Dương Thuỷ. Độ số là 1.” và vị trí của chữ Khai lạị nằm ở “Hợi vị” của Việt Dịch Đồ cũng là vị trí “+1 Nhâm Khảm” trên hình chiếc Bánh Chưng Bát Môn. Cần để ý một điều là “Khảm +1 Nhâm” của Việt Dịch Đồ thuộc hướng chánh Bắc [phương vị trên HTBQ] dầu là có đóng ở vị trí Hợi của vòng ngoài [vị trí trên cung bàn] và đó cũng chính là lý do tại sao tác giả nói là ở Hợi vị mà không nói là ở TB. Như vậy thì Hà Đồ Bát Môn của LVĐT và Việt Dịch Đồ thống nhất với nhau trong vấn đề “chỗ và hướng” của chữ Khai nhưng Việt Dịch Đồ.

Việt Dịch giải thích “Khảm là tượng năng lượng âm tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘năng lượng âm tính’ có nghĩa là ‘lạnh, trầm xuống, chảy tràn vào chỗ thấp, rung chuyển khi bên ngoài xúc chạm vào, tối tăm, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của môi trường, có thể làm giảm nhiệt, có thể hóa hàn, có thể làm đông lạnh, có thể làm tắt.’ Nguyên thủy của những từ ngữ này dùng để mô tả dạng-tính-thể-trạng-hành của vũ trụ vật lý Tiên Thiên Bát Quái Đồ. Trong thế giới vi diệu sinh hoá Hậu Thiên Bát Quái Đồ, những từ ngữ này vượt ngoài giới hạn năng lượng vật lý. Chúng mô tả năng lượng sống, loại năng lượng sáng tạo và tiềm phục, của thế giới vi diệu sinh hóa. Do đó, Khảm không những là năng lượng âm tính mà còn là sinh lực âm tính, là sức sống tàng ẩn, là nguyên tinh, là tinh trùng, là mầm trong hạt, là ngòi sống của chu kỳ kế tiếp, là quả thận; không những là năng lượng âm tính, là tính rung chuyển khi có vật ngoài xúc chạm mà còn là động dục, là năng lượng nặng trược, là năng lượng nhục dục, là giai đoạn thanh xuân trước khi lập gia đình, là giai đoạn sung mãn dục tình, là dục tình; không những thấm xuống, là chảy tràn vào chỗ thấp mà còn là nước, là dòng chảy; không những là nhiệt độ thấp, là có thể làm cho tắt lửa nóng mà còn là “sắc đẹp thủy tinh,” là “nhan sắc nõn giá,” là thuần khiết; không những là lạnh mà còn là tánh khí trầm lặng, là lãnh đạm, là hờ hững, là thờ ơ, là phong cách lạnh lùng; không những là lạnh, là có thể hóa hàn mà còn là bị bệnh trầm cảm, là bị bệnh hàn; không những là năng lượng âm tính, là tối tăm mà còn là thâm hiểm, là ưu lự, là toan tính, là bày mưu, là nghĩ kế, là trí, là mưu trí, là làm kế hoạch, là đưa ra quyết sách, là thâm sâu, là cái vực, là uyên, là hiểu biết đến cùng cực, là lãm; không những là năng lượng sống mà còn là năng lượng sáng tạo, là sáng tác, là sáng chế, là tạo ra cái mới, là sản xuất; không những là năng lượng sáng tạo mà còn là năng lượng tái tạo, là phục hồi, là phục sinh, là phục hoạt; không những là năng lượng tái tạo mà còn là năng lượng đáp ứng, là cung, là cung cấp dịch vụ, là phân phối hàng hóa, là bán ra thị trường; Khảm vừa nằm ở giai đoạn trước khi làm cha vừa nằm cạnh vị trí của cha vừa đối lập với vị trí trung nữ cho nên là trung nam, là con trai giữa, là hậu bối bên cha.” (trang 119-122). Những giải thích này cho thấy rõ là nội hàm của quẻ Khảm trong Việt Dịch dung nạp ý nghĩa của chữ Khai ở mức độ rất cao. Nếu áp dụng nội hàm của “Khảm + 1 Nhâm” trong Việt Dịch để giải nghĩa chữ Khai của Bát Môn thì có lẽ nó sẽ được giải thích “Khai là mở ra, là đào ra, là khui ra, là bới ra, là nới rộng ra, là bắt đầu tiến hành, là làm cho thông, là làm cho mới.” Và, dĩ nhiên là nó không bị giới hạn chỉ trong bao nhiêu chữ đó. Nội hàm của quẻ Khảm trong Việt Dịch có thể là một kho thông tin cung cấp ý nghĩa cho chữ Khai của Bát Môn dưới những hoàn cảnh khác nhau chưa kịp nghĩ đến.

Như vậy, chữ Khai của Bát Môn nằm ở cung “Khảm +1 Nhâm” của Việt Dịch Đồ đã rõ ràng là một điều vô cùng hợp lý. Cũng giống như lập luận vừa qua trong phần phân tích hai chữ Sinh và Tử, tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của chữ Khai [điển hình là “nghĩa của Khai thuộc Dương Thuỷ. Độ số là 1. Về màu sắc là xanh dương, là đen bóng.”] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Khai cùng quẻ Khảm trong Việt Dịch Đồ [điển hình là “Khai thuộc Khảm +1 Nhâm Thủy hướng chánh Bắc, đóng ở Hợi vị”]. Như vậy chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận “+1 Nhâm, hành Hỏa, hướng chánh Bắc” chính là chỗ đứng của quẻ Khảm hay sao? Thêm vào đó vị trí của quẻ Khảm trong HTBQ-LạcViệt hoàn toàn trùng lập với vị trí của quẻ Khảm trong Việt Dịch Đồ chẳng phải càng xác quyết thêm tính khả tín của Việt Dịch Đồ đó hay sao?

HƯU -- Lạc Việt Độn Toán giải thích “Hưu nghĩa là: Nghỉ, sự ngưng trệ, sự nghỉ ngơi do bất lực, kiệt sức, là bế tắc. Cung Hưu thuộc Dương Thuỷ, nhưng nghĩa của Hưu thuộc Âm Thuỷ. Độ số là 6. Về màu là màu đen xỉn, xanh đen.” Giải thích này cho thấy ý nghĩa của chữ Hưu hoàn toàn thuộc về “Càn -6 Quý” của Việt Dịch Đồ và được LVĐT xác nhận rõ với cụm “. . .nghĩa của Hưu thuộc Âm Thủy. Độ số là 6.” và vị trí của chữ Hưu lại nằm ở “Tí vị” của Việt Dịch Đồ cũng là vị trí “-6 Quý Càn” trên hình chiếc Bánh Chưng Bát Môn. Cần để ý một điều là “Càn -6 Quý” của Việt Dịch Đồ thuộc hướng TB [phương vị trên HTBQ] dầu là có đóng ở vị trí Tí của vòng ngoài [vị trí trên cung bàn] và đó cũng chính là lý do tại sao tác giả nói là ở Tí vị mà không nói là ở hướng chánh Bắc. Như vậy thì Hà Đồ Bát Môn của LVĐT và Việt Dịch Đồ thống nhất với nhau trong vấn đề “chỗ và hướng” của chữ Hưu. Việt Dịch giải thích “Càn là tượng không gian dương tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘không gian dương tính’ có nghĩa là ‘không gian mở,’ là ‘trống rỗng, thông thoáng,’ là ‘có thể chứa đựng,’ là ‘có thể làm giảm áp suất,’ là ‘có thể che.’ Nguyên thủy của những từ ngữ này dùng để mô tả thể-dạng-tính-trạng-hành của vũ trụ vật lý Tiên Thiên Bát Quái Đồ. Trong thế giới vi diệu sinh hoá Hậu Thiên Bát Quái Đồ, những từ ngữ này vượt ngoài giới hạn không gian vật lý. Chúng còn mô tả cả thể-dạng-tính-trạng-hành của không gian sống, không gian của thế giới vi diệu sinh hóa. Do đó, Càn không những là không gian mở, là không gian thông thoáng mà còn là thể chế tự do, là chế độ dân chủ, là xã hội đa nguyên, là nhà nước pháp trị, là kinh tế thị trường, là cơ chế phân quyền [vì những hệ thống/ cơ chế chính trị, kinh tế, xã hội quyết định không gian sống của con người]; không những là mở, là thông thoáng mà còn là tự do, là dân chủ, là đa nguyên, là đa chiều, là pháp trị, là phân quyền, là tản quyền, là minh bạch; không những là mở, là thông thoáng mà còn là thế giới bên ngoài, là ý chí cao xa, là hay lo việc lớn, là bày tỏ, là hiển lộ; không những là rộng, là thông thoáng mà khi rộng và thông thoáng nhưng không thấy rõ thì thành là mông lung, là mất định hướng, là lạc lối, là si, là yêu [ái là bản chất của tánh si]; không những là làm giảm áp suất mà còn là làm giảm áp lực tâm lý, là làm giảm sự ngộp ngạt tù túng tâm lý, là thoát ra bên ngoài, là hướng ngoại, là làm việc bên ngoài; không những là làm giảm áp suất mà còn là làm giảm áp lực sinh lý, là trược tinh tẩu lậu [tinh khí thoát ra ngoài], là lập gia đình; không những là có thể chứa đựng mà còn là bao dung, là mở vòng tay để đón người, là tâm rộng lượng, là lòng quảng đại, là quân tử; không những là che mà còn là hứng lấy áp lực, là tàng cây, là dù, là lộng, là cha, là chồng, là người lãnh đạo, là cái đầu, là người trên, là xếp, là chính quyền.” (trang 110-112) và “Bên ngoài vòng đai đỏ của đồ hình mô tả chu kỳ sinh hoá của thiên nhiên qua 8 giai đoạn là (a) biến mất ở Tân, (B) im lìm ở Nhâm, © ngủ vùi ở Quý, (d) bừng dậy thập thò ở Giáp, (e) mềm mại mong manh ở Ất, (f) vươn ra lớn mạnh ở Bính, (g) vững chắc đầy đủ ở Đinh, (h) tàn lụi rũ chết ở Canh.” (trang 141) và “Vạn vật quy tàng ở đông thủy, im lìm ở Nhâm [b = Nhâm +1 Khảm] ngủ vùi ở Quý [c = Quý -6 Càn] . . . Giai đoạn quy tàng trong chu kỳ sinh hóa của thiên nhiên thì vạn vật đi vào đông miên để tiết kiệm năng lượng.” (trang 144). Những giải thích này cho thấy nội hàm của “Càn -6 Quý” trong Việt Dịch hoàn toàn dung nạp ý nghĩa “Hưu là Nghĩ ngơi” nhưng không chắc sẽ dung nạp ý nghĩa “Hưu là bế tắc hay bất lực” như LVĐT đã diễn giải bởi vì theo Việt Dịch tính chất của Càn là mở ra, là thông thoáng. Thêm vào đó là lý giải truyền bá trong nhân gian cũng cho rằng Hưu là cát môn. Mà đã là cát môn thì khó có thể nói dung nạp cụm chữ “bế tắc hay bất lực.” Suy ra cũng thấy là điều này có sự hữu lý của nó vì đây chỉ mới là Hưu chứ chưa phải là Tù thì làm sau nói là bế tắc. Nếu áp dụng nội hàm của quẻ “Càn +6 Quý Thủy” trong Việt Dịch để giải nghĩa chữ Hưu của Bát Môn thì có lẽ nó sẽ được giải thích “Hưu là nghĩ ngơi, là thôi, là buông bỏ, là thoái ẩn, là có thể hưởng nhàn, là có thể ngao du bên ngoài, là thong dong, là tự do tự tại, là dẹp bỏ hết phiền não động, là an lạc, là bình yên.” Và, dĩ nhiên là nó không bị giới hạn chỉ trong bao nhiêu chữ đó. Nội hàm của quẻ Càn trong Việt Dịch có thể là một kho thông tin cung cấp ý nghĩa cho chữ Hưu của Bát Môn dưới những hoàn cảnh khác nhau.

Như vậy, chữ Hưu của Bát Môn nằm ở cung “Càn -6 Quý” của Việt Dịch Đồ rõ ràng là có sự hợp lý, dầu rằng những lời giải thích của LVĐT có một nữa không cùng nhịp với giải thích của Việt Dịch.

Cũng giống như lập luận vừa qua trong phần phân tích hai chữ Sinh và Tử, tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của chữ Hưu [điển hình là “nghĩa của Hưu thuộc Âm Thuỷ. Độ số là 6.”] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Hưu cùng quẻ Càn trong Việt Dịch Đồ [điển hình là “Hưu thuộc Càn -6 Quý Thủy hướng TB, đóng ở Tí vị”]. Như vậy chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận “-6 Quý, hành Thủy, hướng TB” chính là chỗ đứng của quẻ Càn hay sao? Thêm vào đó vị trí của quẻ Càn trong HTBQ-LạcViệt hoàn toàn trùng lập với vị trí của quẻ Càn trong Việt Dịch Đồ chẳng phải càng xác quyết thêm tính khả tín của Việt Dịch Đồ đó hay sao?

KINH –Lạc Việt Độn Toán giải thích “Kinh nghĩa là: Kinh sợ, đột ngột, sự bất ngờ, là giật gân, là người làm việc táo bạo, mạo hiểm … Cung Kinh thuộc Dương Kim, nhưng nghĩa của Kinh thuộc Âm Kim. Độ số là 4. Về màu sắc là trắng xám.” Giải thích này cho thấy ý nghĩa của chữ Kinh hoàn toàn thuộc về “Đoài -4 Tân” của Việt Dịch Đồ và được LVĐT xác nhận rõ với cụm “. . . nghĩa của Kinh thuộc Âm Kim. Độ số là 4.” và vị trí của chữ Kinh lại nằm ở “Dậu vị” của Việt Dịch Đồ cũng là vị trí “-4 Tân Đoài” trên hình chiếc Bánh Chưng Bát Môn. Cần để ý một điều là “Đoài -4 Tân” của Việt Dịch Đồ thuộc hướng TN [phương vị trên HTBQ] dầu là có đóng ở vị trí Dậu của vòng ngoài [vị trí trên cung bàn] và đó cũng chính là lý do tại sao tác giả nói là ở Dậu vị mà không nói là ở hướng chánh Tây. Như vậy thì Hà Đồ Bát Môn của LVĐT và Việt Dịch Đồ thống nhất với nhau trong vấn đề “chỗ và hướng” của chữ Kinh.

Việt Dịch giải thích “Đoài là tượng vật chất hữu hình âm tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì “vật chất hữu hình âm tính” có nghĩa là “mềm, lỏng, nhỏ, có thể bốc hơi, làm cho nhẹ hơn.” Nguyên thủy của những từ ngữ này dùng để mô tả dạng-tính-thể-trạng-hành của vũ trụ vật lý Tiên Thiên Bát Quái Đồ. Trong thế giới vi diệu sinh hoá Hậu Thiên Bát Quái Đồ, những từ ngữ này vượt ngoài giới hạn vật chất hữu hình của vũ trụ vật lý. Chúng có khả năng mô tả dạng-tính-thể-trạng-hành của cả vật chất hữu hình trong thế giới sống. Do đó, Đoài không những là mềm, là lỏng mà còn là nơi mềm lỏng tụ hội, là ao đầm, là bọc nước chứa thai nhi, là giai đoạn thụ thai, là trứng, là âm hộ, là miệng, là vật ngậm lấy, là người nữ; không những là mềm, là lỏng mà còn trạng thái mềm lỏng hòa vào nhau, là nhuyễn, là sệt, là dễ thẩm thấu, là dễ nắn, là chất bùn, là chất bã, là cream, là lotion, là gel, là paste, là thức ăn nhuyễn, là ruột non, là ruột già; không những là mềm mà còn là dẻo, là dễ cột, là dây, là sợi, là chỉ, là tóc, là trói, là buộc; không những là mềm trong ý nghĩa vật lý [vật chất hữu hình có tính mềm vật lý] mà còn là mềm trong ý nghĩa định tính do qui ước xã hội [vật chất hữu hình có tính mềm qui ước], là phần mềm (software), là tiền tệ (soft power), là chứng khoán, là tài sản mềm (soft assets), là công sức lao động, là kiến thức, là trình độ, là kỹ năng nghề nghiệp, là kinh nghiệm làm việc; không những lỏng trong ý nghĩa vật lý mà còn là lỏng trong ý nghĩa định tính theo qui ước xã hội, là sự lưu hoạt của tiền tệ (credit liquidity), là sự lưu hoạt của chứng khoán (security liquidity), là có thể biến thành tiền, là biến thành tiền (liquidation); không những là lỏng mà còn là làm cho nổi lên, là làm cho đi lên, là làm cho thoát khỏi suy thoái, là ra khỏi khủng hoảng, là đi lên, là kinh tế phục hồi; không những là lỏng trong ý nghĩa vật lý mà còn là lỏng lẻo trong quy củ và sự vận hành, là nới lỏng kiểm soát, là bớt siết chặt ngân sách, là bơm thêm dự trữ trong chính sách tiền tệ, là hạ lãi suất, là giảm bớt yêu cầu; không những là nhỏ mà còn là vi tế, là tinh vi, là khéo léo, là biến hóa không chừng, là mầu nhiệm, là diệu, là vi diệu; không những là làm cho nhẹ hơn mà còn là làm cho nhẹ hơn áp lực tâm lý, là hòa duyệt, là cùng nhịp, là không trái ý nhau, là không thái quá, là không bất cập, là đẹp lòng, là ưa thích; không những là làm cho nhẹ hơn mà còn là làm cho nhẹ áp lực cho xã hội, là làm cho tình hình giữa hai thế lực đang đôi co bớt căng thẳng, là đàm phán, là điều đình, là thương lượng, là thương thuyết, là hòa giải, là xét xử, là giải quyết, là thông qua, là biểu quyết xong, là có thể tiến hành, là lưu thông, là luân chuyển, là ký kết, là hợp đồng; không những là làm cho nhẹ hơn mà còn là làm cho nhẹ hơn giá trị của bản thân và của sự liên hệ với người khác, là giận dữ, là phẫn nộ, là tánh hung, là quỷ phách [quỷ phách là chủ của hung, của nộ]; vừa nằm ở giai đoạn trước khi thành trung nữ vừa nằm gần mẹ cho nên là giai đoạn của thiếu nữ, là thiếu nữ, là con gái út, là tiểu bối bên mẹ.” Giải thích này cho thấy nội hàm của quẻ Đoài thoạt nhìn vào dường không dung nạp diễn giải của LVĐT. Nhưng khi Việt Dịch triển khai nội hàm “không những là nhẹ mà còn là nhẹ bóng vía, là hay sợ, hay giật mình, hay hốt hoảng, là dễ bị kinh hãi.” Thì thấy ngay nó hoàn toàn dung nạp diễn giải “Kinh là Sợ” của LVĐT. Hàng lố chữ trong nội hàm của quẻ Đoài cũng cho thấy nó liên quan đến vấn đề thương mãi. Và nếu cho rằng người làm kinh doanh là “người làm việc táo bạo, mạo hiểm” thì sự dung nạp của quẻ Đoài đối với giải thích của LVĐT coi như trọn vẹn. Tìm kiếm ý nghĩa chữ Kinh trong tự điển Hán và Nôm chúng ta thấy “Kinh là (a) 巠 mạch nước; (B) 溼 ướt, thấp ẩm; © 經 经 thường [là đạo đức đã định không thể đổi được], sửa [như kinh lý là sửa trị, kinh doanh là sửa sang hay mở mang việc mua bán], thắt cổ [như tự kinh là tự thắt cổ chết]; (d) 驚 sợ hãi. Và tất cả những định nghĩa này trong tự điển đều có trong nội hàm của quẻ Đoài.

Như vậy, chữ Kinh của Bát Môn nằm ở cung “Đoài -4 Tân” của Việt Dịch Đồ rõ ràng là rất hợp lý.

Cũng giống như lập luận trước, tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của chữ Kinh [điển hình là “nghĩa của Kinh thuộc Âm Kim. Độ số là 4.”] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Kinh cùng quẻ Đoài trong Việt Dịch Đồ. Như vậy chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận ““Đoài -4 Tân, Âm Kim, hướng TN.” chính là chỗ đứng của quẻ Đoài hay sao?

Vị trí của quái Đoài trong HTBQ-LạcViệt không trùng lập với vị trí của quái Đoài trong Việt Dịch Đồ. Và đây là một trong 3 quái tạo khoảng cách giữa HTBQ-LạcViệt với HTBQ -ViệtDịchĐồ. Hai quái kia đã được nói đến nhiều trong phần phân tích chữ Sinh và chữ Tử. Và nếu như lập luận Tốn-Chấn trong phần phân tích hai chữ Sinh-Tử có sức thuyết phục và được chấp nhận thì quái Đoài chỉ còn có một chỗ phải nằm vào là ở góc TN. Nói một cách khác, trục Sinh-Tử chính là chỗ để suy nghiệm cho thật thấu đáo nếu muốn “to reconcile” sự khác biệt giữa HTBQ của LạcViệt và HTBQ của Việt Dịch.

Tóm lại, qua những phân tích vừa rồi chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Dịch Đồ sẵn sàng và hoàn toàn dung nạp 8 chữ của Bát Môn cũng như dung nạp diễn giải của LVĐT về 8 chữ đó. Cũng không khó để chúng ta nhận thấy Việt Dịch Đồ khế hợp với cấu trúc của Bát Môn một cách hoàn hảo, và có lẽ hoàn hảo hơn là Hà Đồ Bát Môn của Lạc Việt theo chủ quan của tác giả.

XÉT VIỆT DỊCH ĐỒ VÀ LẠC VIỆT ĐỘN TOÁNTRONG TƯƠNG QUAN VỚI LỤC NHÂM

Tương tự như đã làm với Bát Môn, bây giờ chúng ta đem vòng trong của Việt Dịch Đồ phối vào 9 cung chúng ta sẽ có được cái hình Bánh Chưng Lục Nhâm. So hình Bánh Chưng Lục Nhâm với hình ngôi sao Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt [xoay 180 độ], nếu tạm quên quái mà chỉ nhìn vào 6 chữ của Lục Nhâm và vị trí của chúng trên cả hai hình thì có thể nói là không khác nhau. Đem hình Bàn Tay Lục Nhâm Lạc Việt ra so với hình ngôi sao Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt và với hình Bánh Chưng Lục Nhâm thì có một sự khác biệt rất lớn.

Posted Image

Trước hết chúng ta hãy xét cấu trúc của hình Bánh Chưng Lục Nhâm theo tinh yếu Việt Dịch và hình ngôi sao HTBQ-LạcViệt. Trong hai hình này có đến 4 cung hoàn toàn giống nhau. Đó là cung Đại An (Càn), cung Vô Vong (Khôn), cung Tốc Hỉ (Ly) và cung Lưu Niên (Khảm). Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì như đã nói trước đây là HTBQ của Lạc Việt và HTBQ của Việt Dịch trùng nhau tới 5 quái. Và 5 quái đó là Càn, Khôn, Khảm, Ly, Cấn. Hai cung còn lại trong số 6 cung của Lục Nhâm, tức là cung Tiểu Cát và cung Xích Khẩu thì chỉ giống nhau về vị trí trên cung bàn nhưng không giống nhau về quái nằm trong cung bàn.

Trước hết chúng ta hãy xét hai cung không giống nhau này:

XÍCH KHẨU --Với hình ngôi sao HTBQ-LạcViệt thì quẻ Xích Khẩu an ngay cung của cặp Tốn-Đoài, là cặp quái bất dịch do kết hợp những quái điên đảo dịch theo ngôn ngữ của LVĐT.

Học giả NVTA đã nói “chỉ có Hậu thiên bát quái Lạc Việt mới có khả năng kết hợp hai cặp quái Điên đảo dịch thành 2 cặp bất dịch và tạo thành 6 cực.” Phát biểu này chỉ chính xác có một nửa. Đúng là chỉ có Lạc Việt Độn Toán mới có hai cặp điên đảo dịch nhưng không phải chỉ có LVĐT mới có khả năng tạo thành 6 cực. Kết hợp hai quái để làm thành một quẻ là một điều không có gì mới mẻ hay lạ lùng. Chu Dịch đã làm điều đó và Việt Dịch cũng có khả năng đó. Việt Dịch không những có khả năng kết hợp hai quái làm thành một quẻ mà còn có khả năng kết hợp tối đa đến 8 quái để làm thành một quẻ. Chính vì khả năng này mà Việt Dịch không cần viết lời cho từng hào.

Với Việt Dịch Đồ, hai quái Chấn và Đoài được kết hợp làm nên quẻ “Chấn +9 Canh” + “Đoài -4 Tân” nằm ở hướng chánh Tây tới Tây Nam, hành Kim, và là cung an quẻ Xích Khẩu của Lục Nhâm. Chấn là quái gốc [nội quái] còn Đoài là quái ngọn [ngoại quái] tính theo vòng vận hành ngược kim đồng hồ. Như vậy, Việt Dịch Đồ và hình ngôi sao của LVĐT thống nhất về vị trí, phương hướng và ngũ hành của quẻ Xích Khẩu nhưng khác nhau về cặp quái nằm trong cung Xích Khẩu.

LVĐT diễn giải “Xích Khẩu: tranh chấp, cự cãi, lý luận, xung sát. . . Đây là thuộc tính của hành Kim, vậy liên hệ với Tốn – Đoài.” và “Xích khẩu thuộc Kim. Nghĩa là sự tranh luận, cãi nhau, tiếng ồn ào, tiếng động. Về sự việc là tranh chấp kiện tụng. Về nghề nghiệp là nghề liên quan đến kim khí, máy móc; liên quan đến miệng như: dạy học, luật sư, quảng cáo, thông tin… Về người là người hay nói, lý luận khúc chiết, là người thấp, đầy đặn, nhiều lý trí. Về bệnh tật là bệnh liên quan đến phổi, tai, xương cốt. Về hướng là hướng Tây hoặc Tây Nam. Về màu sắc là màu trắng hoặc xám trắng. Về độ số là 4 và 9.

Việt Dịch giải thích “Chấn . . . không phải chỉ làm chấn động trong ý nghĩa vật lý mà còn là chấn động trong ý nghĩa dư luận xã hội, là tai tiếng, là tiếng đồn, là nổ ra những sự kiện ô nhục, là xì-căn-đăng; không phải chỉ là làm cho nổ trong ý nghĩa vật lý mà còn là làm cho nổ ra trong ý nghĩa dư luận xã hội, là tố cáo, là tố giác, là bôi nhọ công khai, là gây ra hiểu lầm; . . . không phải chỉ hoá quang trong ý nghĩa vật lý mà còn là làm cho thấy trong ý nghĩa dư luận xã hội, là giải thích, là biện minh, là trưng ra bằng chứng. . .” và “Đoài không những là mềm, là lỏng mà còn là nơi mềm lỏng tụ hội, là ao đầm, là bọc nước chứa thai nhi, là giai đoạn thụ thai, là trứng, là âm hộ, là miệng, là vật ngậm lấy, là người nữ; không những là mềm, là lỏng mà còn trạng thái mềm lỏng hòa vào nhau, là nhuyễn, là sệt, là dễ thẩm thấu, là dễ nắn, là chất bùn, là chất bã, là cream, là lotion, là gel, là paste, là thức ăn nhuyễn, là ruột non, là ruột già. . .” Những giải thích trên cho thấy quá rõ ý nghĩa Chấn là tranh chấp và Đoài là cái miệng.

Như vậy, sự kết hợp hai quái Chấn-Đoài không phải là quẻ nói về những tranh chấp liên quan đến cái miệng hay sao? Không phải là quẻ Xích Khẩu hay sao? LVĐT cũng xác nhận “Xích Khẩu: tranh chấp, cự cãi, lý luận, xung sát. . . Đây là thuộc tính của hành Kim, vậy liên hệ với Tốn – Đoài.” và “Xích khẩu thuộc Kim. Nghĩa là sự tranh luận, cãi nhau, tiếng ồn ào, tiếng động. Về sự việc là tranh chấp kiện tụng.”

Vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao mà hai bên thống nhất với nhau từ vị trí của Xích Khẩu, cho đến ý nghĩa của quẻ Xích Khẩu, cho đến phương hướng, ngũ hành và độ số của cung Xích Khẩu mà lại có thể hoàn toàn khác nhau về cặp quái nằm trong cung Xích Khẩu???

Cũng giống như lập luận trước đây trong phần lý giải Bát Môn, có lẽ chúng ta có thể bàn là LVĐT đã dùng âm dương, ngũ hành và độ số chứ không vận dụng những quẻ trong HTBQ-LạcViệt để diễn giải ý nghĩa những chữ của Lục Nhâm, dầu rằng cấu trúc của HTBQ-LạcViệt đã được vận dụng để an vị 6 chữ của Lục Nhâm. Và như vậy thì ý nghĩa của nhóm “độ số-âm dương-ngũ hành” mà LVĐT vận dụng để diễn giải chữ Xích Khẩu của Lục Nhâm khế hợp hoàn toàn với quẻ Chấn-Đoài của Việt Dịch như đã cho thấy trong phần phân tích vừa qua. Điều này không có gì lạ vì tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của Xích Khẩu [điển hình là “Xích Khẩu: tranh chấp, cự cãi, lý luận, xung sát. . . Đây là thuộc tính của hành Kim . . . Về hướng là hướng Tây hoặc Tây Nam. Về màu sắc là màu trắng hoặc xám trắng. Về độ số là 4 và 9. . .] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Xích Khẩu cùng quẻ Chấn-Đoài trong Việt Dịch Đồ [điển hình là “Xích Khẩu thuộc “Chấn +9 Canh” + “Đoài -4 Tân” hành Kim hướng chánh Tây tới TN đóng ở Dậu + Thân vị”]. Mà Việt Dịch thì dùng thuần nội hàm của 8 quái để giải. Như vậy chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận “+9 Canh, hành Kim, hướng chánh Tây” chính là chỗ đứng của quẻ Chấn và “-4 Tân, hành Kim, hướng TN” chính là chỗ đứng của quái Đoài hay sao? Nếu là như vậy thì chẳng phải luận điểm của Việt Dịch về “tính bất khả ly giữa những phần tử trong một tập hợp “độ số- âm dương-ngũ hành-quái” lại càng thêm khả tín hay sao?

TIỂU CÁT --Với hình HTBQ-LạcViệt thì quẻ Tiểu Cát an ngay cung của cặp Cấn-Chấn, là một cặp quái điên đảo thứ hai của LVĐT.

Với hình HTBQ-LạcViệt thì quẻ Tiểu Cát an ngay cung của cặp Cấn-Chấn, là cặp quáiđiên đảo dịch theo ngôn ngữ của LVĐT.

Với Việt Dịch Đồ, hai quái Tốn và Cấn được kết hợp làm nên quẻ “Tốn +3 Giáp” + “Cấn -8 Ất” nằm ở hướng chánh Đông tới Đông Bắc, hành Mộc và là cung an quẻ Tiểu Cát của Lục Nhâm. Tốn là quái gốc [nội quái] còn Cấn là quái ngọn [ngoại quái] tính theo vòng vận hành ngược kim đồng hồ. Như vậy, Việt Dịch Đồ và LVĐT thống nhất về vị trí, phương hướng và ngũ hành của quẻ Xích Khẩu nhưng khác nhau về cặp quái nằm trong cung Tiểu Cát.

LVĐT diễn giải “Tiểu cát thuộc Mộc. Nghĩa là niềm vui nhỏ, là tin tức vui, là tình cảm, tình yêu, sự quí mến. Về sự vật là sách vở, là tri thức, học hành, là cây cối. Về người là người giàu tình cảm, là hôn nhân, tình duyên. Về nghề nghiệp là người buôn bán nhỏ, có tiểu lợi, là người làm ăn liên quan đến gỗ cây, sách vở, tri thức… Về hình thể là người yểu điệu, mình dây, duyên dáng; đàn ông cao gầy có tính hiền, ham học hỏi. Về bệnh liên quan đến gan. Về hướng là hướng Đông hoặc Đông Bắc. Về màu sắc là màu xanh lá cây. Về độ số là 3 và 8.” Và “Niềm vui nhỏ, dịu dàng, mềm mỏng, vươn lên….Đây là thuộc tính của hành Mộc.”

Việt Dịch giải thích “Tốn . . . không những là không khí mà còn là gió, là nhập vào, là len vào, là thâm nhập, là len lén, là nhè nhẹ, là rụt rè, là thập thò, là e lệ, là nhún nhường, là bâng khuâng, là lãng đãng, là dìu dịu, là bềnh bồng, là quấn quít, là ngây ngất, là choáng váng, là vấn vương, là nhớ nhung; không những là không khí, là gió mà còn là hơi thở, là mây trời, là phiêu bồng, là lan tỏa, là bay, là lay động, là mềm mại, là mỏng manh; không những là không khí, là hơi thở, là nhập vào mà còn là hơi thở đầu đời nhập vào dòng sống, là chào đời, là nứt mộng, là đâm chồi, là nhú ra, là lú ra, là giai đoạn sơ sinh, là vô tư, là ngây thơ, là nhân hậu, là nhu hòa, là nguyên tánh [nguyên tánh là gốc của nhu hoà, nhân hậu], là tạng can; không những là âm thanh, là làm phát ra âm thanh mà còn là tiếng nói, là nhạc, là dư luận, là truyền thông, là phát sóng, là truyền tải thông tin, là tuyên truyền; không những là làm cho nghe tiếng mà còn là làm cho nghe thấy ước muốn, làm cho nghe thấy ý kiến, là đệ đạt nguyện vọng, là đề nghị yêu sách, là trình bày ý kiến, là đưa ra quan điểm, là thố lộ ý nghĩ, là tiết lộ nội tâm, là tâm sự với người khác; không những là làm cho nghe tiếng mà còn là làm cho nghe thấy sự thật, là bàn bạc, là hội thảo, là nghiên cứu, là điều tra, là tường trình, là báo cáo, là phản hồi tin tức. . .” và “Cấn không những là đặc, là cứng mà còn là thô, là xốp, là vật liệu lấy ra từ quặng mõ, là nguyên liệu, là chưa tinh chế, là chưa mài giũa, là chưa hữu dụng, là chưa thành nhân; không những là cứng mà còn là cứng cáp, là vươn lên, là ngóc lên, là trổ mã, là dậy thì, là đứng sừng sững, là núi đồi, là trụ cột, là tháp, là chầy, là cán, là vật để cắm vào, là dương vật, là người nam; không những là vật chất hữu hình trong ý nghĩa vật lý mà còn là vật chất hữu hình theo qui ước xã hội, là tài sản hữu hình (tangible assets), là bất động sản không những là cứng trong ý nghĩa vật lý [vật chất hữu hình có tính cứng vật lý] mà còn là cứng theo qui ước xã hội [vật chất hữu hình có tính cứng qui ước], là tài sản cứng (hard assets), là công cụ sản xuất, là vật dụng cứng (hardwares).

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những giải thích trên của Việt Dịch không phải cho thấy nội hàm của quẻ Tốn-Cấn dung nạp ý nghĩa “niềm vui nhỏ, là tin tức vui, là tình cảm, tình yêu, sự quí mến” hoặc “Niềm vui nhỏ, dịu dàng, mềm mỏng, vươn lên” mà LVĐT diễn giải về ý nghĩa của quẻ Tiểu Cát đó hay sao? Không phải những chữ “là tài sản hữu hình (tangible assets), là bất động sản. . . là tài sản cứng, . . là công cụ sản xuất, là vật dụng cứng (hardwares).” phản ảnh“nghề nghiệp. . . buôn bán . . . tiểu lợi . . . làm ăn” mà LVĐT diễn giải đó hay sao?

Vấn đề được đặt ra là với sự thống nhất với nhau của hai bên từ vị trí của Tiểu Cát, cho đến ý nghĩa của quẻ Tiểu Cát, cho đến phương hướng, ngũ hành và độ số của cung Tiểu Cát nhưng lại hoàn toàn khác nhau về cặp quái nằm trong cung Tiểu Cát thì phải giải thích thế nào đây ???

Cũng giống như lập luận trước đây trong phần lý giải Bát Môn, có lẽ chúng ta có thể bàn là LVĐT đã dùng âm dương, ngũ hành và độ số chứ không vận dụng những quẻ trong HTBQ-LạcViệt để diễn giải ý nghĩa những chữ của Lục Nhâm, dầu rằng cấu trúc của HTBQ-LạcViệt đã được vận dụng để an vị 6 chữ của Lục Nhâm. Nếu đúng là như vậy thì ý nghĩa của nhóm “độ số-âm dương-ngũ hành” mà LVĐT vận dụng để diễn giải chữ Tiểu Cát của Lục Nhâm khế hợp hoàn toàn với quẻ Tốn-Cấn của Việt Dịch như đã cho thấy trong phần phân tích vừa qua. Điều này không có gì lạ vì tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành mà LVĐT cung cấp trong phần diễn giải ý nghĩa của Tiểu Cát [điển hình là “Tiểu cát thuộc Mộc . . . về hướng là hướng Đông hoặc Đông Bắc. Về màu sắc là màu xanh lá cây. Về độ số là 3 và 8.”] hoàn toàn trùng lập với tập hợp của độ số, âm dương, ngũ hành ở vị trí chữ Tiểu Cát cùng quẻ Tốn-Cấn trong Việt Dịch Đồ [điển hình là “Tiểu Cát thuộc “Tốn +3 Giáp” + “Cấn -8 Ất” hành Mộc hướng chánh Đông tới ĐB đóng ở Dần + Mão vị”]. Mà Việt Dịch thì dùng thuần 8 quái để giải. Như vậy chẳng phải là LVĐT đã gián tiếp chứng minh và xác nhận “+3 Giáp, hành Mộc, hướng chánh Đông” chính là chỗ đứng của quái Tốn và “-8 Ất, hành Mộc, hướng ĐB” chính là chỗ đứng của quái Cấn hay sao? Và nếu đúng là như vậy thì chẳng phải luận điểm của Việt Dịch về “tính bất khả ly giữa những phần tử trong một tập hợp “độ số- âm dương-ngũ hành-quái” lại càng thêm khả tín hay sao?

Chưa hết, kết hợp phần luận giải hai quẻ Xích Khẩu và Tiểu Cát với phần luận hai quẻ chữ Sinh và Tử của Bát Môn chúng ta dễ dàng nhận ra là không có một khe hở nhỏ và từ đó mới thấy vị trí của hai quái Tốn và Chấn trong Việt Dịch Đồ quả thật là vô cùng thuyết phục.

Bây giờ thì chúng ta có thể tuần tự xét đến 4 cung có sự thống nhất giữa ngôi sao 6 cánh của LVĐT và Việt Dịch Đồ: Đại An, Vô Vong, Tốc Hỉ và Lưu Niên. Cũng là sự thống nhất giữa HTBQ-LạcViệt và Việt Dịch Đồ về vị trí của 4 quái Càn, Khôn, Khảm, Ly.

ĐẠI AN & VÔ VONG –Lạc Việt Độn Toán diễn giải “Đại an thuộc Dương Thổ, nghĩa là bình yên lớn. Tính chất chậm chạp nhưng chắc chắn, thuộc về tài sản là nhà đất lớn, là miếng đất hoặc vùng đất lớn, là nguồn lợi ổn định, chắc chắn. Về người là bậc quân tử chín chắn, nữ hiền hậu tính cách điềm đạm, là người đầy đặn, béo tốt. Về công việc là sự ổn định, là người làm tại nơi trung tâm, có quyền chức địa vị. Về nơi làm việc là cơ quan hoặc bộ phận quan trọng. Về bệnh liên quan đến dạ dày hoặc tỳ. Về phương vị là nơi trung tâm. Về màu sắc là màu vàng thổ. Độ số là 5.” Và “Vô vong thuộc Âm Thổ. Nghĩa là không được việc gì, hoặc không sao cả; là đất bỏ hoang. Về người là người vô tích sự, thất nghiệp. Gặp hạn thì hoá giải. Về màu sắc là màu vàng đất xỉn. Về phương vị là ở cạnh nơi trung tâm, ở phía dưới, là nền nhà. Về độ số là 10.” Giải thích này của LVĐT rõ ràng là qui hai quẻ Đại An và Vô Vong vào vị trí trung ương Mậu Kỷ, xác định bởi cụm chữ “dương thổ . . . độ số 5” và “âm thổ . . . độ số 10.”

Làm sao LVĐT có thể qui hai quẻ Đại An và Vô Vong vào vị trí trung ương Mậu Kỷ??? Không phải điều này sẽ hoàn toàn phá vở chính cái nền tảng mà LVĐT đã dùng nó để chứng minh sự hợp lý trong việc phối 6 quẻ Lục Nhâm vào ngôi sao 6 cánh [cũng là HTBQ-Lạc Việt] hay sao? Không phải điều này sẽ hoàn toàn phá vở chính cái nền tảng mà LVĐT đã dùng nó để chứng minh sự hợp lý trong việc phối hợp Lục Nhâm với Bát Môn hay sao? Không phải điều này cũng sẽ phá vở luôn cả yếu tính nhất quán cần có trong sự thiết lập lý thuyết mà học giả NVTA đã nói tới hay sao?Trong một đoạn khác khi cứu xét 6 quẻ Lục Nhâm thì LVĐT có giải thích “Lưu Niên: Giữ lại thời gian. Biểu tương cho sự ngăn trở hiểm ác, âm mưu… Đây chính là hành thuỷ, vậy liên hệ với quẻ Khảm. Tốc Hỷ: Niềm vui đến nhanh. Biểu tượng cho sáng sủa, vẻ đẹp…Đây chính là hành Hoả,vậy liên hệ với quẻ Ly. Xích khẩu: Tranh chấp, cự cãi, lý luận, xung sát … Đây là thuộc tính của hành Kim, vậy liên hệ với Tốn – Đoài Tiểu Cát: Niềm vui nhỏ, dịu dàng, mềm mỏng, vươn lên….Đây là thuộc tính của hành Mộc. Vậy liên hệ với Cấn - Chấn. Như vậy tứ hành đã an vị . Còn hai quẻ nữa khởi đầu của vạn sự chính là Càn Khôn…liên hệ với: Càn – Đại An và Khôn – Vô vong.” Không phải đoạn giải thích này xác nhận là Đại An nằm ở Càn và Vô Vong nằm ở Khôn với cụm chữ “Càn - Đại An và Khôn – Vô Vong” hay sao? Mà khi đã xác nhận hai quẻ nằm trên trục Càn-Khôn thì độ số phải là 2 và 6 chứ làm sao có thể là 5 và 10 được? Rõ ràng là ở đây đã có một vướng mắc lớn!!. Và cũng rõ ràng là LVĐT đã chỉ sử dụng lý lẽ ngũ hành để mà phối vị trí của Lục Nhâm. Không có gì sai với việc vận dụng lý thuyết ngũ hành. Tuy nhiên, chỉ vận dụng ngũ hành mà bỏ đi tinh yếu của HTBQ-LạcViệt, theo nhận xét riêng của tác giả, thì đây là một sự việc rất đáng tiếc vì nó chính là lý do gây ra tất cả “lạng quạng” trong phần lập luận cho Lục Nhâm của LVĐT mà tác giả sẽ từ từ chứng minh cho thấy.

Việt Dịch thì giải thích một cách khác. Đại An và Vô Vong chắc chắn là phải nằm trên trục Càn-Khôn vì tự ý nghĩa của hai chữ Đại An và Vô Vong đã đặt trên cơ sở luận lý “Trời tịnh thì yên [an]; Đất tịnh thì chết [vong]” của Dịch. Đúng như LVĐT đã nói, nó là hai quẻ khởi đầu của vạn sự. Và, đó không phải là lý do tại sao Lục Nhâm lại khởi độn từ vị trí của quẻ Đại An hay sao? Mà quẻ Đại An thì thuộc “Càn -6 Quý.” Trên Việt Dịch Đồ thì “Càn -6 Quý” lại nằm ở Tí vị của vòng ngoại giới, như cho thấy trong hình bên dưới. Tí vị không phải là nơi khởi đầu của vạn sự trong trời đất hay sao? Posted Image

LVĐT có nói “Xin lưu ý Dương Tịnh - Âm Động là lý thuyết căn bản được phục hồi từ Văn hiến Lạc Việt. Còn sách Hán thì ngược lại Dương Động - Âm Tịnh.” Theo Việt Dịch thì “Dương tịnh là an, Âm động là sống” và ngược lại “Dương động là nguy, Âm tịnh là chết.” Dương ở đây chỉ về trời, tức là ngôi Càn. Âm ở đây là chỉ về mặt đất, tức là ngôi Khôn. Dịch lý này vốn là ở cấp độ đại thể/ tổng thể trỏ vào môi trường tổng quát hay điều kiện vĩ mô. Dương “tịnh” có nghĩa là những hoạt động diễn ra trong “trạng thái bình thường” hay quân bình. Tịnh của ngôi Trời có nghĩa là vận hành trong điều kiện ổn cố, điều độ, hài hoà, an bình chứ không có nghĩa là không có cái gì xê dịch, động đậy. Như vậy, nó là sự tịnh trong ý nghĩa so sánh tương đối chứ không phải là vắng bặt, im lìm. Với Âm tịnh thì nghĩa chữ tịnh hoàn toàn khác với nghĩa chữ tịnh vừa nói. Tịnh của ngôi Đất có nghĩa là vắng bặt những hoạt động thể hiện sự sống, không thấy sự hiện hữu của những hoạt động có tính cách sống. Hay nói một cách khác là ngôi Đất đang vận hành trong điều kiện không hổ trợ cho sự sống, trong trạng thái đã hủy diệt hết sự sống, trong tình trạng đánh mất sự quân bình cần thiết cho sự sống và rớt vào bất ổn cao độ chứ không có nghĩa là không có cái gì xê dịch hay động đậy. Còn khi nói về những tiểu thể/ cá thể nằm bên trong tổng thể đó, tức là lý lẽ ở cấp độ vi mô, và trỏ vào hoạt động của những tiểu thể/ cá thể, tức hiện tượng vi diệu sinh hoá trên mặt đất, thì động là dương còn tịnh là âm. Cả dương và âm tức cả động và tịnh của tiểu thể/ cá thể đều là những biến dịch liên tục bên trong cái âm động và dương tịnh của đại thể/ tổng thể. Sự động tịnh của đại thể/ tổng thể không là cái chết sống của chính đại thể/ tổng thể, không gây ra cái chết sống cho chính đại thể/ tổng thể mà là gây ra cái chết sống của những tiểu thể/ cá thể nằm bên trong đại thể/ tổng thể đó. Và chính là cái Dịch lý trỏ vào đại thể đã được cổ nhân áp vào trục Càn-Khôn cho ra hai quẻ Đại An và Vô Vong. Việt Dịch giải thích “Càn là tượng không gian dương tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘không gian dương tính’ có nghĩa là ‘không gian mở,’ là ‘trống rỗng, thông thoáng,’ là ‘có thể chứa đựng,’ là ‘có thể làm giảm áp suất,’ là ‘có thể che’.” Chỉ cần bao nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy là nội hàm của quẻ “Càn -6 Quý” hoàn toàn dung nạp ý nghĩa Đại An của Lục Nhâm. Nói một cách khác, nếu mở rộng diễn giải thì Việt Dịch sẽ giải thích thêm “Càn không những là không gian mở, thông thoáng mà còn là không gian quân bình, ổn cố, điều độ, hài hòa, an bình.”

Như vậy cũng có nghĩa là quẻ Đại An và ý nghĩa quẻ Đại An của Lục Nhâm có tương quan chặt chẽ với quẻ Hưu và ý nghĩa quẻ Hưu của Bát Môn. Điều này cũng dễ hiểu vì cả hai đều thuộc quẻ “Càn -6 Quý” trên HTBQ của Việt Dịch và được giải thích bởi nội hàm của quẻ Càn. Và quẻ Đại An của Lục Nhâm lẫn quẻ Hưu của Bát Môn đều là quẻ cát tường.

Việt Dịch cũng giải thích “Khôn là không gian âm tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘không gian âm tính’ có nghĩa là ‘không gian đóng,’ là ‘khép kín, chắn,’ là ‘đã chiếm dụng, không chứa thêm,’ là ‘có thể nâng đỡ, chở,’ là ‘có thể làm tăng áp suất’.” Chỉ cần bao nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy là nội hàm của quẻ “Khôn -2 Đinh” hoàn toàn dung nạp ý nghĩa “Nguy” tức Vô Vong của Lục Nhâm. Nói một cách khác, nếu mở rộng diễn giải thì Việt Dịch sẽ giải thích thêm “không những là không gian đóng, khép kín, không chứa thêm, làm tăng áp suất mà còn là không hổ trợ sự sống, là đánh mất tính cách hài hòa, là rớt vào bất ổn cao độ, là hủy diệt sự sống, là nguy, là không xong, là đưa đường dẫn lối đến cái chết.”

Quẻ Vô Vong của Lục Nhâm có liên hệ với quẻ Cảnh của Bát Môn vì cả hai đều là “Khôn -2 Đinh” trên HTBQ của Việt Dịch và ý nghĩa của chúng cùng được giải thích bởi nội hàm của quẻ Khôn. Nhưng quẻ Cảnh không phải là một quẻ xấu mà là một quẻ trung tính trong khi đó quẻ Vô Vong lại là một quẻ hoàn toàn xấu. Điều này không có gì là không hợp lý. Vì đối với Việt Dịch, bất cứ quẻ nào của Bát Quái cũng có đủ cả hai mặt tốt và xấu. Nếu không có đủ cả âm dương thì nó đã không là lý của dịch.

Như vậy, quẻ Đại An của Lục Nhâm và quẻ Hưu của Bát Môn là hai quẻ rớt vào trường hợp vừa “cùng” vừa “đồng.” Còn quẻ Vô Vong của Lục Nhâm và quẻ Cảnh của Bát Môn thì rớt vào trường hợp tuy “cùng” mà “dị.” Hai cặp này lại nằm trên cùng một trục và đối xứng nhau qua trục. Đây cũng là nằm trong lý âm dương của dịch.

Nếu nhìn sâu thêm một chút nữa thì chúng ta cũng sẽ nhận ra là trục Càn-Khôn trong Lục Nhâm mang đặc tính là một trục thuần tịnh. Vì Càn tịnh nên mới Đại An và vì Khôn tịnh nên mới Vô Vong.

LƯU NIÊN & TỐC HỈ –Lạc Việt Độn Toán diễn giải “Lưu niên thuộc Thuỷ, nghĩa là giữ lại thời gian. Có tính hiểm độc, lừa dối, âm mưu, là mưu toan, là sự do dự, lo lắng. Thuộc về tài sản là thất thoát, phá sản. Thuộc về sự việc là trì trệ. Là công việc không chính danh, có tính phiêu lưu mạo hiểm, là phi pháp, phi đạo đức. Là chết chóc tai nạn. Về bệnh thì liên quan đến máu huyết hoặc thận. Về phương vị là phương Bắc hoặc Tây Bắc. Về màu là màu đen hoặc xanh dương. Về độ số là 1 và 6.” và “Tốc hỷ thuộc Hoả, nghĩa là sự vui vẻ, may mắn, là nhanh chóng, là tốt đẹp sáng sủa. Về người là quí nhân hay giúp đỡ người khác, là người thông minh, tài cao học rộng. Về công việc là chính danh, về học vấn là sự thành đạt, có học vị cao, là những dịch vụ phục vụ cho vẻ đẹp, cho nhu cầu tinh thần. Về hiện tượng là thuộc về văn hóa, giáo dục. Là người mang những giá trị tinh thần cao quí. Về bệnh liên quan đến tim hoặc tinh thần. Về màu sắc là màu đỏ, về phương vị là hướng Nam hoặc Đông Nam. Về độ số là 2 và 7.” Những giải thích này cho thấy Lưu Niên được quy vào hành Thủy với cả hai độ số 1 và 6 còn Tốc Hỉ thì được quy vào hành Hỏa với cả hai độ số 2 và 7.

Làm sao LVĐT lại có thể gom cả hai quái Khảm và Càn vào cho Lưu Liên, xác nhận qua cụm “Về phương vị là phương Bắc hoặc Tây Bắc. Về màu là màu đen hoặc xanh dương. Về độ số là 1 và 6” ??? Làm sao LVĐT lại có thể gom cả hai quái Khôn và Ly vào cho Tốc Hỉ, xác nhận qua cụm “Về màu sắc là màu đỏ, về phương vị là hướng Nam hoặc Đông Nam. Về độ số là 2 và 7.” ??? Không phải là sự xác nhập như thế này sẽ phá vở cấu trúc của ngôi sao 6 cánh [cũng là HTBQ-LạcViệt] mà LVĐT đã nhờ vào nó để thiết lập chỗ đứng cho bộ môn độn toán của Lạc Việt hay sao? Hay nói một cách khác là nếu chấp nhận lý giải “có tất cả 2 độ số” cho mỗi quẻ của Lục Nhâm thì cái hình ngôi sao 6 cánh sẽ không còn đúng nữa mà phải đổi qua hình cái thánh giá 4 cánh cho 4 quẻ Xích Khẩu, Tiểu Cát, Lưu Liên, Tốc Hỉ còn trung tâm thì cho hai quẻ Đại An và Vô Vong. Rồi giữa Lục Nhâm và Bát Môn sẽ không còn sự liên hệ khắng khít nữa, mà sự khắng khít đó chỉ có thể thành lập qua HTBQ-LạcViệt. Có thật sự đây là chủ ý của học giả NVTA? Không thể nào! Vì nếu là chủ ý thì tại sao còn đưa ra hình ngôi sao 6 cánh? Như tác giả đã từng nói, lìa bỏ tinh yếu HTBQ của Lạc Việt để rồi chỉ dùng lý thuyết ngũ hành mà phân bố 6 quẻ của Lục Nhâm là một sai lầm. Nếu học giả NVTA không cố ý làm điều đó mà lại tự trói vào điều đó thì quả thật là có một sự “xẩy chân” trong tiến trình thiết lập lý thuyết cho LVĐT. Nó phá mất cái gọi là “khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách hoàn chỉnh, nhất quán . . .”

Việt Dịch giải thích “Khảm là tượng năng lượng âm tính. Lý giải ở một tầng thấp hơn thì ‘năng lượng âm tính’ có nghĩa là ‘lạnh, trầm xuống, chảy tràn vào chỗ thấp, rung chuyển khi bên ngoài xúc chạm vào, tối tăm, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của môi trường, có thể làm giảm nhiệt, có thể hóa hàn, có thể làm đông lạnh, có thể làm tắt.’ . . . không những là thấm xuống, là chảy tràn vào chỗ thấp mà còn là nước, là dòng chảy . . . không những là năng lượng âm tính, là tối tăm mà còn là thâm hiểm, là ưu lự, là toan tính, là bày mưu, là nghĩ kế, là trí, là mưu trí, là làm kế hoạch, là đưa ra quyết sách, là thâm sâu, là cái vực, là uyên, là hiểu biết đến cùng cực, là lãm.” Nếu áp dụng nội hàm của “Khảm + 1 Nhâm” trong Việt Dịch để giải nghĩa chữ Lưu Liên của Bát Môn thì có lẽ nó sẽ được giải thích “Khảm không những là dòng chảy mà còn là trôi dạt, là lưu đày, là lưu nhậm, là đi xa; không những là dòng chảy mà còn là miên man, là liên tục, là miệt mài, là không dứt được, là quyến luyến, là giữ lại không cho đi, là ngăn trở; không những là thấm xuống, là chảy tràn xuống chỗ thấp mà còn là ứ đọng, là đình trệ, là trể nải. Tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ Lưu Liên trong từ điển chữ Hán thì thấy Lưu Liên (a) 留連 là quyến luyến; (B) 留 còn lại, đợi dịp, lưu giữ, đình trệ; © 流 trôi dạt, lưu đày, dòng chảy. Còn trong từ điển chữ Nôm thì Lưu file:///C:/Users/User/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image007.jpg Liên (a) là miệt mài, mê mết, không dứt được; (B) là dính chặt, không rời được (nói về tình cảm). Những giải thích nàycho thấy là nội hàm của quẻ Khảm trong Việt Dịch dung nạp ý nghĩa của chữ Lưu Niên ở mức độ rất cao.

Quẻ Lưu Liên của Lục Nhâm và quẻ Khai của Bát Môn có liên hệ khắng khít vì cùng ở vị trí “Khảm +1 Nhâm” và cùng được giải thích bởi nội hàm của quẻ Khảm. Tuy nhiên Khai là quẻ cát tường trong khi Lưu Liên lại là quẻ xấu. Điều này không có gì lạ, vì như đã từng nói, trong Việt Dịch không có một quẻ nào trong Bát Quái có nội hàm hoàn toàn xấu hoặc hoàn toàn tốt. Thêm một lần nữa chúng ta thấy sự thể hiện của cái gọi là “cùng mà không đồng” trong dịch lý.

KẾT HỢP BÁT MÔN LỤC NHÂM TRÊN CƠ SỞ VIỆT DỊCH ĐỒ

VÀ CƠ SỞ BÁT QUÁI LẠC VIỆT

Sự khác biệt căn bản giữa Việt Dịch và LVĐT không nằm ở cấu trúc tổng quát, cũng không nằm ở lý giải ý nghĩa của các cung, mà nằm ở sự khác biệt giữa HTBQ-LạcViệt và HTBQ trong Việt Dịch Đồ của Việt Dịch. Sự khác biệt đó chỉ nằm vỏn vẹn trong 3 quái Tốn, Đoài và Chấn. Đúng sai, sâu cạn đã được phân tích rồi và cần được đánh giá bởi những học giả khác.

Theo ý kiến riêng của tác giả, khái niệm điên đảo dịch của LVĐT là một khái niệm rất sáng tạo và độc đáo. Nhưng có phải chăng chính sự sáng tạo và độc đáo đó mà nó đã che khuất những bất cập còn ẩn ở bên trong một lý thuyết??

Khái niệm kết hợp Bát Môn và Lục Nhâm để thành lập phương pháp độn toán Lạc Việt mang tên LVĐT là một khái niệm tuyệt vời và là một khám phá không thể coi thường. Việt Dịch Đồ của Việt Dịch, với hai vòng vận hành ngược chiều nhau, đã chứng minh sự kết hợp như vậy là có cơ sở [quý vị có thể tìm đọc cuốn Việt Dịch của Hà Hưng Quốc để phối kiểm lại giá trị của câu phát biểu này]. Tác giả tuyên dương công lao này của học giả NVTA. Không có LVĐT của ông chưa chắc đã có bài viết này và những khám phá bổ ích ngày hôm nay.

Và, dưới ánh sáng của những gì đã được phân tích thì chúng ta có thể khẳng định là Việt Dịch Đồ nói riêng và Việt Dịch nói chung có một khả năng dung nạp cao độ đối với Bát Môn và Lục Nhâm.

Không phải chỉ có vậy mà thôi, qua nghiên cứu này chúng ta còn thấy Việt Dịch Đồ dường như có khả năng giải quyết những bất cập trong nhiều lãnh vực lý học mà từ lâu rồi chưa thể giải quyết được. Chỉ là dường như thôi.

Nếu đã chấp nhận sự kết hợp của Bát Môn và Lục Nhâm là có cơ sở và được hổ trợ bởi tinh yếu của Việt Dịch thì, trên cơ sở của Việt Dịch Đồ, vòng vận hành của Bát Môn và Lục Nhâm phải tuân thủ quy luật vận hành của Việt Dịch Đồ. Nói một cách khác là 8 cửa của Bát Môn phải được an và bấm độn thứ tự trước sau theo vòng của chiều kim đồng hồ, khởi từ Sinh môn nằm ở Dần vị, còn 6 quẻ của Lục Nhâm phải được an và bấm độn thứ tự trước sau theo chiều ngược kim đồng hồ, khởi từ Đại An nằm ở Tí vị, như đã được trình bày trên Việt Dịch Đồ. Còn tại sao Bát Môn khởi từ Sinh môn và ở Dần vị và tại sao Lục Nhâm khởi từ quẻ Đại An ở Tí vị thì đã được giải thích tường tận ở trên.

Xin lưu ý một điều là tuy một cái thì theo chiều kim đồng hồ còn một cái theo chiều ngược kim đồng hồ nhưng cả hai đều là thuận hành cả. Hãy thử dùng bàn tay trái để bấm độn Bát Môn. Chỗ khởi đầu là ngay lóng gốc của ngón trỏ [Dần vị] rồi từ đó đi lên lóng giữa của ngón trỏ -> lóng ngọn của ngón trỏ -> qua lóng ngọn của ngón giữa -> qua lóng ngọn của ngón đeo nhẫn -> xuống lóng giữa của ngón đeo nhẫn -> xuống lóng gốc của ngón đeo nhẫn -> rồi qua lóng gốc của ngón giữa, tức là đi vòng theo chiều kim đồng hồ. Thử dùng bàn tay phải để bấm độn Lục Nhâm. Chỗ khởi đầu là ngay lóng gốc của ngón trỏ rồi từ đó đi lên lóng ngọn của ngón trỏ -> qua lóng ngọn của ngón giữa -> qua lóng ngọn của ngón đeo nhẫn -> xuống lóng gốc của ngón đeo nhẫn -> rồi qua lóng gốc của ngón giữa, tức là đi vòng theo chiều ngược kim đồng hồ. Nó không khó để chúng ta nhận ra là cả hai đều là thuận hành phải không?

Bây giờ hãy đặt bàn tay phải lên trên bàn tay trái và trong đầu hãy “chuyển” những vị trí của Lục Nhâm từ bàn tay phải qua bàn tay trái.

Rồi thì, thử dùng duy nhất bàn tay trái để bấm độn cho cả hai. Bát Môn thì vẫn y như cũ còn Lục Nhâm thì cần điều chỉnh, có đúng không? Chỗ khởi đầu cho Lục Nhâm là ngay lóng gốc của ngón đeo nhẫn rồi từ đó đi lên lóng ngọn của ngón đeo nhẫn -> qua lóng ngọn của ngón giữa -> qua lóng ngọn của ngón cái ->xuống lóng gốc của ngón cái -> rồi qua lóng gốc của ngón giữa, tức là đi vòng theo chiều ngược kim đồng hồ. Sự điều chỉnh này không khác nào đem bàn tay phải đặt trên bàn tay trái [cả hai đều lật ngửa] để nhập Bát Môn và Lục Nhâm lại trên cùng một bàn tay.

Như vậy thì Đại An sẽ nằm ở lóng gốc của ngón đeo nhẫn [Tí vị], Xích Khẩu nằm ở lóng ngọn của ngón đeo nhẫn, Tốc Hỉ nằm ở lóng ngọn của ngón giữa, Vô Vong nằm ở lóng ngọn của ngón trỏ, Tiểu Cát nằm ở lóng gốc của ngón trỏ, và Lưu Niên nằm ở lóng gốc của ngón giữa, giống như hình Bàn Tay Lục Nhâm theo Việt Dịch Đồ cho thấy bên dưới.

Vị trí của 6 quẻ trên hình Bàn Tay Lục Nhâm an theo Việt Dịch Đồ hoàn toàn giống với vị trí của 6 quẻ trên ngôi sao 6 cánh Lục Nhâm của LVĐT. Hay nói một cách khác là Việt Dịch Đồ hoàn toàn dung nạp cách an Lục Nhâm của LVĐT. Việt Dịch giải thích “Ly là tượng năng lượng dương tính. . . . không những là năng lượng dương tính mà còn là sinh lực dương tính, là sức sống thể hiện, là giai đoạn thai nhi lớn nhanh trong bụng mẹ, là giai đoạn con gái lớn nhanh trong vòng tay mẹ, là giai đoạn trước khi làm mẹ, là trung nữ, là con gái giữa, là hậu bối bên mẹ, là tánh khí sôi nổi, là sự hưng phấn, là bồng bột, là nhiệt tình, là hăng hái, là chân tình, là hiến dâng, là con tim, là tạng tâm; không những là năng lượng dương tính mà còn là năng lượng thanh nhẹ, là nguyên thần, là lễ nghi [nguyên thần là gốc của của lễ nghi, nhiệt tình]; không những là nóng, là tỏa sáng mà còn là nhan sắc đẹp sáng, là phong cách nóng bỏng, là gợi cảm, là hấp dẫn, là quyến rũ. . .” Nội hàm của chữ Ly trong Việt Dịch mô tả dạng-thể-tính-trạng-hành của “năng lượng dương tính” trong thế giới vi diệu sinh hóa. Nếu áp dụng nội hàm của quẻ Ly để diễn giải chữ Tốc Hỉ của Lục Nhâm thì Việt Dịch cũng sẽ nói “Tốc Hỉ là nhanh chóng, là điều vui, là sự sáng, là quới nhân giúp đỡ, là việc tốt lành.” Những giải thích này cho thấy là nội hàm của quẻ Ly trong Việt Dịch dung nạp ý nghĩa của chữ Tốc Hỉ ở mức độ rất cao. Quẻ Tốc Hỉ của Lục Nhâm và quẻ Đỗ của Bát Môn có liên hệ khắng khít vì cùng ở vị trí “Ly +7 Bính” và cùng được giải thích bởi nội hàm của quẻ Ly. Quẻ Tốc Hỉ của Lục Nhâm lẫn quẻ Đổ của Bát Môn đều là quẻ cát tường.

Như vậy, quẻ Tốc Hỉ của Lục Nhâm và quẻ Đỗ của Bát Môn là hai quẻ rớt vào trường hợp vừa “cùng” vừa “đồng.” Còn quẻ Lưu Liên của Lục Nhâm và quẻ Khai của Bát Môn thì rớt vào trường hợp tuy “cùng” mà “không đồng.” Hai cặp này lại nằm trên cùng một trục và đối xứng nhau qua trục. Đây cũng là nằm trong lý âm dương của dịch.

Tóm lại, qua những phân tích vừa rồi chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Dịch Đồ sẵn sàng và hoàn toàn dung nạp 6 chữ của Lục Nhâm cũng như dung nạp diễn giải của LVĐT về 6 chữ đó. Cũng không khó để chúng ta nhận thấy Việt Dịch Đồ khế hợp với cấu trúc của Lục Nhâm một cách hoàn hảo, và có thể khẳng định là hoàn hảo hơn Hà Đồ Bát Môn của Lạc Việt.

Posted Image

Tuy nhiên có một điều tác giả vẫn không thể hiểu là vì sao mà vị trí của 6 quẻ trên hình Bàn Tay Lục Nhâm theo tinh yếu của LVĐT lại không khế hợp với chính ngôi sao 6 cánh Lục Nhâm [Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt] cũng là tinh yếu của LVĐT. Xem hai hình bên dưới.

Posted Image

Có phải chăng vì muốn giữ nguyên cách bấm độn được lưu hành ngoài nhân gian??? Chính học giả NVTA đã xác nhận là đã có nhiều phiên bản lưu hành. Mà khi đã có nhiều phiên bản lưu hành thì độ khả tín của tất cả phiên bản cần được cứu xét thật kỷ để gạn lọc. Lấy gì để cứu xét và gạn lọc, nếu không phải là dựa vào những tinh yếu của LVĐT? Lìa bỏ tinh yếu để chấp nhận một phương pháp bấm độn lưu hành thiếu khả tín mà không có sự giải thích thoả đáng chẳng phải là một sự dễ duôi có thể gây sai lầm nghiêm trọng hay sao?

Học giả NVTA cũng có nói là “còn một dị bản thứ ba khác là các cung Đại An, Tốc hỷ, Tiểu cát bị lệch sang phải và thay chỗ cho nhau.” Dòng chữ ngắn ngủi này có thể là một đầu mối quan trọng cho thấy cái “lệch sang bên phải” của quẻ Đại An rất có thể là bằng chứng cho thấy cách an quẻ và bấm độn của phiên bản đó là có cơ sở vì nó giống với cách an và bấm độn theo tinh yếu của Việt Dịch Đồ.

Sự lọng cọng, bất nhất giữa ngôi sao 6 cánh Lục Nhâm của LVĐT và Bàn Tay Lục Nhâm của LVĐT là vấn đề của Lạc Việt Độn Toán. Sự bất cập này của LVĐT chỉ làm suy yếu chính luận thuyết của LVĐT chứ không làm suy yếu những bằng chứng về khả năng dung nạp của Việt Dịch đối với LVĐT.

KẾT LUẬN

Với Việt Dịch thì vấn đề truy cứu khả năng dung nạp của nó đối với Bát Môn và Lục Nhâm một cách riêng lẽ hay một cách tổng hợp đã được xác định rất rõ ràng. Đó là, Việt Dịch không những có khả năng dung nạp Bát Môn và Lục Nhâm một cách toàn vẹn mà còn có khả năng kết hợp Bát Môn và Lục Nhâm thành một, một cách khít khao, dựa trên tinh yếu của Việt Dịch Đồ.

Posted Image

Và, chỉ có Việt Dịch Đồ mới có thể cho được một sự giải thích thực sự hợp lý vì sao Bát Môn và Lục Nhâm có thể kết hợp với nhau.

Không những vậy, tinh yếu của Việt Dịch Đồ còn chứng minh cho thấy sự hợp lý trong cách bấm độn Bát Môn và Lục Nhâm. Bát Môn khởi từ Sinh môn, ở Dần vị, và chuyển dịch theo chiều kim đồng hồ. Lục Nhâm khởi từ Đại An, ở Tí vị, và chuyển dịch theo chiều ngược kim đồng hồ.

Posted Image

Sau cùng, như bài viết này cho thấy, tinh yếu của Việt Dịch Đồ dường như còn có khả năng giải quyết những bất cập trong nhiều lãnh vực lý học đông phương mà từ lâu rồi chưa thể giải quyết được. Có đúng như vậy hay không thì còn phải chờ xem.

Hết.

Lấy quẻ theo Hậu Thiên.

Lấy quẻ theo Hậu Thiên tức là căn cứ vào vạn vật đã được qui l‎y theo Biều tượng Bát quái. Nghĩa là dựa vào hình tướng cụ thể của sự vật, sự việc hay hiện tượng đã được qui nạp vào quái Tượng, khác với lấy quẻ theo Tiên Thiên là dựa vào số năm tháng ngày giờ tự nhiên.

Phương vị để xác định Quái Tượng không phụ thuộc theo phương vị từ trường trái đất. Con người là trung tâm để xác định phương vị. Chính vì vậy mà tiền nhân đã qui ước họa đồ Hậu Thiên Bát Quái : quái Ly luôn ở phía trên, là hướng trước mặt người độn quẻ; quái Khảm luôn ở phía dưới, là hướng sau lưng người độn quẻ; quái Chấn luôn ở phía trái, là hướng từ tay trái lại; quái Đòai luôn ở phía phải, là hướng từ tay mặt lại.

Vậy là người độn quẻ luôn ở cung trung, là chiếc la bàn di động. Sau này có nhiều người chưa hiểu vì sao tiền nhân lại an quái Ly lên trên, còn quái Khảm ở dưới. và họ liền đổi lại cho tiện theo phương vị cố định trái đất đã được các nhà khoa học thống nhất hướng Bắc lên trên. Gia nhân tôi không đồng tình với cách an Quái tượng theo bản đồ hiện đại.

Mỗi một người là một tiểu vũ trụ có đầy đủ Bát quái, đủ âm dương ngũ hành.

Ưu điểm của độn quẻ theo Hậu thiên không bị phụ thuộc vào thời gian và không gian.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên:

Một quẻ Dịch luôn có 7 hào. Hào thứ Bảy luôn ẩn, mà không được nhắc tới, được gọi là Thần tàng, hay là Quy viêm, hay được gọi là Quy tàng . Tại sao lại được cấu tạo như vậy ?

Từ hào Một cho tới hào Sáu, luôn có một hào động, được gọi là hào Chủ, đồng thời với hào Bảy, là hào Quy tàng, cũng luôn luôn động. Như vậy, một quẻ Dịch sẽ có 2 động 5 tĩnh. Kinh Dịch gọi mối quan hệ này là "Hàm tam vi nhất" (5 - 2 = 3 Một Tĩnh ba Động, một chân Tĩnh, chân còn lại và hai tay Động => đạp một đội chín, đạp một đội ba, ... ,). Đây là nguyên lý: một tĩnh thì có ba động, hai Tĩnh thì có sáu Động, ba Tĩnh thì có chín Động, ... , => bỏ một dùng ba (360 thì chỉ dùng 270) => bỏ hai dùng sáu (bố mẹ thân lùi mà sáu con tiến, hai lùi sáu tiến) => bỏ ba dùng chín (12 địa chi thì dùng 9, chỉ dùng từ Trường Sinh tới Mộ, bỏ không dùng Tuyệt, Thai, Dưỡng)

Trong 5 hào tĩnh này, dùng để phản ánh mối quan hệ với 2 hào động. Trong hai hào động này, thì một hào là Quy tàng (Thần tàng), còn một Hào động là hào làm Chủ. Hai Động một Tĩnh, Âm một Dương hai, một tối hai sáng, là để tìm hiểu về xu hướng phát triển của vạn vật trong thế giới Tự nhiên của Người xưa.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Bố trí phương vị của Bát quái sai rồi. Chỉ khi nào hiểu rõ mối tương quan Tiên Thiên và Hậu Thiên và Khí... thì mới rõ được.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hậu thiên Bát quái và hệ thống 64 quẻ Chu Dịch

Theo truyền thuyết Trung Hoa: vua Đại Vũ đi trị thủy ở sông Lạc bắt được một con rùa thần trên mai có ghi đồ hình Lạc thư, như đã trình bày ở phần trên. Sau vua Phục Hy khoảng gần 3000 năm, đến đời Chu Văn Vương – theo cổ thư chữ Hán thì vua Chu Văn Vương bị giam ở ngục Dữu Lý 7 năm (có sách chép 3 năm). Trong thời gian bị giam, ông đã sửa lại vị trí các quẻ trong Bát quái của Phục Hy thành một đồ hình Bát quái mới gọi là Hậu thiên Bát quái, căn cứ theo đồ hình Lạc thư. Vị trí phương vị của Hậu thiên Bát quái phối hợp với đồ hình Lạc thư theo cổ thư chữ Hán được công bố vào đời Tống như sau:

Đồ hình tương quan Lạc thư và Hậu Thiên bát quái

(Vẽ theo Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương)

Posted Image

Để bạn đọc tiện theo dõi, xin được trình bày sự kết hợp Tiên thiên Bát quái với Hà đồ và Hậu thiên Bát với Lạc thư theo cổ thư chữ Hán qua đồ hình cửu cung như sau:

Cửu cung Hà đồ và Tiên thiên bát quái

(Đã xoay 180o cho phù hợp với phương vị bản đồ hiện đại)

Posted Image

Cửu cung Lạc thư và Hậu thiên bát quái

(Đã xoay 180o cho phù hợp với phương vị bản đồ hiện đại)

Posted Image

Trên cơ sở đồ hình Hậu thiên Bát quái, vua Chu Văn Vương đã sắp xếp một hệ thống mới 64 quẻ gọi là Chu Dịch. Bảng kinh Dịch nổi tiếng hiện còn lưu hành, chính là bản Chu Dịch được coi là của Chu Văn Vương. Dưới đây là đồ hình thứ tự 64 quẻ của Chu Văn Vương.

Posted Image

Posted Image

Trước hết, bạn đọc làm quen với một sự phân định sau: Các nhà nghiên cứu Dịch học chia Bát quái làm 2 nhóm là:

1) Nhóm Bất Dịch gồm các Quái:

Posted Image

Bốn quái này có tính chất chung là: Nếu lật lên hay lật xuống 1800 thì tính chất của nó không thay đổi.

2) Nhóm Điên Đảo Dịch gồm các quái đi cặp với nhau là:

ĐOÀI – TỐN; CẤN – CHẤN

Mỗi cặp trong nhóm này có đặc tính là: Nếu lật lên hay lật xuống thì chúng đổi tính chất cho nhau.

Posted Image

Mỗi cặp như vậy chúng ta tạm gọi là: cặp “Điên đảo dịch cùng tính chất”.

Xét hình Bát quái Hậu thiên sau khi đổi chỗ hai quẻ Tốn Khôn (Từ nay thuật ngữ: “Bát quái Hậu thiên sau khi đổi chỗ hai quẻ Tốn – Khôn” sẽ gọi tắt là “Bát quái Hậu thiên nguyên thủy”; còn đồ hình Hậu thiên cũ vẫn gọi là Hậu thiên Bát quái), bạn đọc sẽ thấy một sự đối xứng Âm - Dương được diễn tả như sau.

Đồ hình minh họa tính đối xứng

của Hậu thiên bát quái nguyên thủy

Posted Image

Với sự sắp hình như trên, bạn đọc nhận xét thấy ngay rằng:

Cặp ĐOÀI & TỐN, CẤN & CHẤN khi kết hợp với nhau chúng sẽ có tính chất của một quái Bất dịch; nghĩa là lật 180o không thay đổi tính chất.

ĐOÀI & TỐN là cặp Điên đảo Dịch thuộc Kim.

CẤN & CHẤN là cặp Điên đảo Dịch thuộc Mộc.

Posted Image Trên cơ sở này chúng ta xét đến thứ tự 64 quẻ thuộc hệ thống Hậu thiên Bát quái để so sánh sự tương quan hợp lý với phương vị của Hậu thiên Bát quái nguyên thủy.

Trước hết chúng ta xếp 64 quẻ thành 32 cặp, mỗi cặp gồm 2 quẻ lẻ chẵn kế tiếp, bắt đầu từ cặp thứ nhất gồm 2 quẻ là: 1 – Thuần Càn và 2 – thuần Khôn;… cho đến hết 64 quẻ. Chúng ta sẽ được bảng sau.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Trên cơ sở đồ hình 32 cặp quẻ đã trình bày ở trên, bạn đọc sẽ nhận thấy ngay rằng: mỗi một cặp là một đồ hình đối xứng nhau. Trong đó có 4 cặp đối xứng Âm - Dương và 28 cặp đối xứng nghịch đảo, được cấu tạo bằng 56 quẻ có vị trí chẵn lẻ liên tiếp. Để có được tính đối xứng đó, cấu tạo của 28 cặp đối xứng nghịch đảo có 3 phương thức tạo cặp đối xứng sau đây:

Phương thức thứ 1) – Mỗi cặp đều do 2 Quái bất dịch đổi chỗ cho nhau. Thí dụ:

Cặp KHẢM & LY

Posted Image

Phương thức thứ 2) – Mỗi cặp đều do 2 Quái điên đảo dịch thuộc hai cặp đối xứng Đoài Tốn & Cấn Chấn đổi chỗ cho nhau. Thí dụ:

Cặp ĐOÀI TỐN & CẤN CHẤN

Posted Image

Phương thức thứ 3) – Điều đáng lưu ý vì sự liên quan đến vấn đề đặt ra là: trong những cặp đối xứng thuộc phương thức này, thì mỗi cặp đều do một “Quái bất dịch” kết hợp với một cặp điên đảo dịch cùng tính chất. Thí dụ:

Cặp ĐOÀI TỐN & CÀN

Posted Image

Như vậy, để tạo ra cặp đối xứng thì:

Một cặp điên đảo dịch cùng tính chất sẽ tương ứng một “Quái bất dịch”.

Điều này được mô tả như sau:

CẤN & CHẤN = ĐOÀI & TỐN = CÀN = KHẢM = LY = KHÔN

Như vậy, khi một cặp điên đảo dịch cùng tính chất kết hợp với nhau, chúng sẽ có tính chất của một “Quái bất dịch” trong việc tạo cặp đối xứng. Hay nói một cách khác: khi kết hợp một cặp Điên đảo dịch sẽ chính là một quái bất dịch trong việc tạo ra đối xứng. Điều này được chứng tỏ trong những cặp đối xứng được tạo trong phương thức 2 và 3, chúng ta có:

# 4 cặp đối xứng được tạo ra bởi 2 cặp Điên đảo dịch Cấn Chấn & Đoài Tốn (Phương thức 2).

# 4 cặp đối xứng được tạo ra bởi cặp Điên đảo dịch Cấn – Chấn kết hợp với 4 Quái bất dịch (Phương thức 3).

# 4 cặp đối xứng được tạo ra bởi cặp Điên đảo dịch Đoài – Tốn kết hợp với 4 Quái bất dịch (Phương thưc 3).

Trong cấu trúc phương vị Bát quái Hậu thiên, cặp Cấn Chấn có vị trí cạnh nhau, cùng đặc tính Mộc (Âm - Dương Mộc) khi kết hợp tính chất tương đương một Quái bất dịch. Vì vậy, cặp Đoài – Tốn không thể ở vị trí cách nhau như đồ hình Hậu thiên Bát quái mà cổ thư chữ Hán truyền lại – nhưng lại có thể tạo ra cấu trúc đã trình bày – thể hiện ở 32 cặp đối xứng.

Do đó, sự tương quan hợp lý trong việc tạo ra 32 cặp đối xứng theo đúng thuận tự 64 quẻ Hậu thiên bát quái được bảo chứng bằng Tự quái truyện. Điều này chỉ có thể thực hiện được với cấu trúc tiền đề căn bản của nó là phương vị BÁT QUÁI HẬU THIÊN NGUYÊN THỦY; tức là Quái Tốn phải nằm ở vị trí Âm Kim trên Hà đồ (*) (đổi chỗ cho quái Khôn), để tạo thành một cặp tương ứng một quái bất dịch cùng tính chất Kim (Âm - Dương Kim).

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích: Tìm về cội nguồn Kinh dịch - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Posted Image

Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 9

Thứ hai 23/06/2008 12:00:00 (GMT +7)

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Bạn đọc sẽ nhận ra đây chính là biểu tượng trên quốc kỳ của nước Israel hiện đại. Biểu tượng này xuất hiện vào một thời kỳ rất xa xôi trong cổ sử. Đó chính là dấu ấn kỳ bí của vua Salomon – một vị hoàng đế vĩ đại của dân tộc Do Thái. Dấu ấn này đã được lưu truyền qua hàng thiên niên kỷ và được nhắc đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu, trong văn học nghệ thuật liên quan đến thế giới cổ đại.

Dấu ấn huyền bí này theo truyền thuyết là sức mạnh vũ trụ có khả năng huỷ diệt, phát triển và tiên tri. Cho đến nay vẫn chưa có sự khám phá nội dung của nó. Nhưng với kết cấu của đồ hình của Hậu thiên bát quái nguyên thủy – siêu công thức vũ trụ quan của người Lạc Việt đã chứng minh ở trên – thì giữa dấu ấn của Salomon và Hậu thiên bát quái nguyên thủy có một sự liên hệ sau đây:

Posted Image Đồ hình trên chứng tỏ với bạn đọc những vấn đề sau:

@ Chỉ với kết cấu đồ hình Hậu thiên bát quái nguyên thủy (để tạo thành 6 cực gồm 4 quái bất dịch và 2 cụm bất dịch được tạo nên bởi 2 quái cùng hành Đoài & Tốn, Cấn & Chấn) mới có khả năng liên hệ tương ứng với dấu ấn huyền bí của vua Salomon.

@ Sự trùng khớp về nội dung giữa Bát quái Hậu thiên nguyên thủy với dấu ấn của vua Salomon đều là biểu tượng thể hiện sự tổng hợp những qui luật vận động của vũ trụ chi phối tất cả mọi hiện tượng tự nhiên, cuộc sống và con người. Hay nói một cách khác theo ngôn ngữ cổ điển như truyền thuyết về dấu ấn của vua Salomôn là: khả năng huỷ diệt, phát triển và tiên tri.

Bộ phim “Tam giác Thủy tinh” và bức thông điệp của CHÚA (CRYSTAL TRIANGLE - the forbidden revelation)

Đây thực ra chỉ là một bộ phim hoạt họa do hãng Sonny Video Software International and Movic thực hiện. Nhưng lời giới thiệu bộ phim lại mang tính tư liệu về một sự bí ẩn liên quan đến một nền văn hóa cổ và một hình tượng trong phim lại liên quan đến nội dung được trình bày trong sách này. Lời giới thiệu của bộ phim nói:

Kinh Cựu ước đã ghi nhận rằng: “Chúa đã cho Moses 10 điều răn”. Tuy nhiên, có nhiều huyền thoại ở khắp thế giới và ngay cả những sách vở cổ của Nhật Bản cũng đã nói về một bức thông điệp rất quan trọng: Một bức thông điệp khác của Chúa, hình như đã mang những lời khải minh liên quan đến tương lai của nhân loại. Bức thông điệp đó đã được đóng kín và dấu đi. Nghe nói rằng: “Kẻ nào nắm được những thông tin trong bức thông điệp đó sẽ nắm được tương lai”.

Bộ phim có nội dung về cuộc truy tìm bức thông điệp của một nhà khảo cổ Nhật Bản. Tất nhiên là gay cấn, hấp dẫn với nhiều tình tiết ly kỳ đầy tính hư cấu. Kết quả cuối cùng là người ta tìm được một cái đĩa bay (?). Nhưng sau đó cái đĩa bay nổ tung. Hết phim. Một sự kết thúc hợp lý, vì cho đến nay người ta vẫn chưa biết gì về bức thông điệp đó, mà chỉ dựa trên những thư tịch cổ nói về nó rồi dựng thành phim cho vui. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là: chiếc chìa khóa mở kho tàng bí ẩn để lấy bức thông điệp đó lại chính là biểu tượng của hai tam giác trên dấu ấn của vua Salomon. Nếu quả là dấu ấn của vua Salomon chính là chiếc chìa khóa đi tìm bí ẩn cho tương lai của nhân loại, thì chiếc chìa khóa này không nằm ở vùng Trung Đông như bộ phim đã nói đến, mà nằm ở trong nền văn minh Lạc Việt với Hậu thiên Bát quái nguyên thủy.

Đây cũng là một yếu tố nữa làm sáng tỏ hơn về tính hợp lý của đồ hình Hậu thiên bát quái nguyên thủy trong việc lý giải các hiện tượng liên quan.

Kim tự tháp & tam hợp Âm dương của Hậu thiên bát quái nguyên thủy

Từ sự liên hệ trên đây, chúng ta tiếp tục liên hệ một hiện tượng được thừa nhận tính kỳ bí trong thế giới cổ đại đó chính là Kim tự tháp của nền văn minh Ai Cập.

Trước khi đi vào sự liên hệ này, xin được trình bày với bạn đọc sự phân tích tổ hợp đồ hình Hậu thiên bát quái nguyên thủy và dấu ấn của vua Salomon thành hai phần Âm dương như sau:

@ Phần Dương gồm: Càn, Cấn – Chấn. Ly & tam giác ngược.

Posted Image Trong hình này thì tổng số vạch Dương = 7; tổng số vạch âm = 5

@ Phần Âm gồm: Khôn, Đoài – Tốn, Khảm & tam giác thuận.

Posted Image Trong hình này thì tổng số vạch Âm là7; tổng số vạch Dương = 5

Từ đồ hình phần Âm ở trên, liên hệ bất kỳ vào mặt chiếu đứng nào của Kim tự tháp bạn sẽ có một sự liên hệ sau đây:

Qua hình vẽ trên bạn sẽ nhận thấy ngay rằng ba đỉnh góc của Kim tự tháp nằm ở ba cực tam hợp chiếu thuộc Âm của Hậu thiên bát quái nguyên thủy gồm: Khôn, Đoài – Tốn, Khảm. Trong thuyết Âm dương Ngũ hành thì Âm thuộc hình thể. Phải chăng có sự liên quan gần gũi nào đó giữa bố cục Âm của Hậu thiên Bát quái nguyên thủy với cấu trúc hình tam giác của Kim tự tháp?

Cấu trúc 32 quẻ kép thuộc hệ thống Hậu thiên bát quái nguyên thủy và 32 lá bài Tây huyền bí.

Ngoài những hiện tượng kỳ bí được liên hệ ở trên, bố cục 32 quẻ kép có tính đối xứng của Hậu thiên bát quái nguyên thủy được trình bày ở trên còn gợi ý cho chúng ta một sự liên hệ với một hiện tượng huyền bí khác tồn tại từ lâu trong nền văn minh cổ nhân loại. Đó chính là hiện tượng sử dụng 32 lá bài Tây trong việc dự đoán tương lai. Hiện tượng bói bài Tây tồn tại từ lâu trong nền văn minh cổ Tây phương. Hiệu quả của những dự đoán do phương pháp bói bài thuyết minh đã bảo đảm cho sự tồn tại của nó hàng thiên niên kỷ trong văn minh nhân loại (hiệu quả này còn phụ thuộc vào khả năng của người dự đoán). Trong phần này chưa thể bàn đến tính khoa học hoặc phi khoa học của phương pháp bói bài. Nhưng, so sánh một trong những công dụng của Dịch là dùng để coi bói và phương pháp bói bài Tây thì chúng có một sự liên hệ trùng khớp kỳ lạ sau đây:

@ Số lượng 32 lá bài dùng để bói với 32 cặp quẻ của Hậu thiên bát quái nguyên thủy.

@ Trong một bộ bài Tây 52 lá (không tính 2 con Phăng) khi sử dụng để bói, người ta bỏ những lá bài có số từ 2 đến 6. Đây chính là độ số Cục của khoa Tử vi ( Từ Hỏa 2 cục, Mộc 3 cục, Kim 4 cục, Thổ 5 cục đến Thủy 6 cục)

@ Bát quái hậu thiên nguyên thủy liên hệ với 4 hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa; trong 32 lá bài Tây cũng gồm 4 chất là Cơ, Rô, Chuồn, Bích. Xin xem hình minh họa sau đây.

@ Nếu bạn đọc đã một lần sử dụng bài Tây để giải trí thì bạn sẽ nhận thấy sự liên hệ tính đối xứng ngược trong một lá bài Tây với tính đối xứng ngược trong cặp quẻ.

Posted Image @ 4 chất Bích, Chuồn, Cơ, Rô với những thuộc tính của nó trong bói bài Tây, còn có sự trùng hợp với tính chất của các quẻ chính trong Hậu thiên bát quái nguyên thủy như sau:

Posted Image Hình minh họa sự liên hệ giữa 4 hành của Hà đồ với Hậu thiên bát quái nguyên thủy & 4 chất trong bài tây

* Thuộc tính của quẻ Khảm: là ngăn trở, hiểm ác, sự âm mưu, sự thất bại và chết chóc. Đây cũng là thuộc tính của chất Bích trong bài Tây.

Trong thuyết Ngũ hành thì Thủy là hành đầu tiên sinh (Thiên nhất sinh Thủy), so với biểu tượng của con Át Bích cũng là con Át được trang trí công phu hơn cả.

* Thuộc tính của quẻ Chấn thuộc Mộc: biểu tượng của mùa xuân, sự phát triển dồi dào, may mắn. Đây cũng là thuộc tính của chất Chuồn trong bài Tây. Biểu tượng của chất Chuồn cũng là biểu tượng của cây, hoa.

* Thuộc tính của Đoài, hành Kim: sự vui vẻ, may mắn và tin tức. Đây cũng là thuộc tính của chất Rô trong bài Tây.

* Thuộc tính của chất Cơ: mang tính tình cảm, những quan hệ xã hội cũng trùng hợp với tính chất của quẻ Ly. Cơ mang hình tượng của trái tim. Trong Đông y, Ly cũng là biểu tượng của trái tim (quân Hỏa).

* Sự sắp xếp của Hậu thiên Bát quái nguyên thủy với trục Càn Khôn gần trùng khớp hoàn toàn với trục địa cầu chia đồ hình Hậu thiên Bát quái nguyên thủy thành hai phần Âm dương là: Càn, Đoài - Tốn, Ly (Dương) và Khảm, Cấn - Chấn, Khôn (Âm) thì trong cách sắp xếp tương ứng trùng hợp của 4 chất bài Tây ở trên cũng thành hai phần đỏ đen tương ứng (Âm dương) rõ rệt.

@ Ngoài sự trùng khớp về hình thức trình bày ở trên thì còn là sự trùng hợp về mục đích sử dụng của 32 lá bài Tây với một trong những công dụng của Hậu thiên bát quái nguyên thủy là dùng để dự đoán tương lai.

@ Trong phần phụ chương “Dấu ấn Hà đồ trong cổ thư chữ Hán trước Tần” đã lưu ý bạn đọc về sự ứng dụng độ số Âm trong hành Thủy và Mộc (Thủy 6 - mùa đông; Mộc 8 - mùa xuân) và độ số Dương trong hành Hỏa và Kim (Hỏa 7 - mùa hạ, Kim 9 - mùa thu) trong các cổ thư trước Tần là: Hoàng đế nội kinh, Lã Thị Xuân Thu, Lễ Ký. Liên hệ với chất Bích và Chuồn màu đen (thuộc Âm) thuộc hai hành Thủy và Mộc; Rô và Cơ màu đỏ (thuộc Dương) thuộc hai hành Kim và Hỏa, ta lại thấy một sự trùng khớp nữa trong sự liên hệ giữa các chất trong bài tây liên quan đến thuyết Âm dương - Ngũ hành, cụ thể là Hà đồ và Hậu thiên Bát quái nguyên thủy.

Sự trùng hợp về hình thức, số lượng và mục đích chỉ khác nhau về phương pháp thực hiện trong việc dự đoán tương lai của bói bài Tây và kinh Dịch, có khả năng dẫn đến một ý tưởng trong sự liên hệ bổ sung lẫn nhau về mặt nội dung của các quẻ trong kinh Dịch với những hiện tượng liên quan đến con người trong việc dự đoán tương lai.

Như vậy, với đồ hình Hậu thiên Bát quái nguyên thủy được minh chứng từ nền văn minh Văn Lang, không những lý giải được những vấn đề liên quan thuộc phạm trù kinh Dịch mà còn có khả năng liên hệ lý giải với những nền văn minh cổ đại khác đồng thời. Phụ chương này bổ sung cho tính hợp lý và nhất quán của đồ hình Hậu thiên Bát quái nguyên thủy.

Nền văn minh cổ Sumer & Hậu thiên Bát quái nguyên thủy

Ngành khảo cổ đã phát hiện di tích của một nền văn minh tối cổ so với các nền văn minh được biết đến từ trước đến nay. Đó là nền văn minh Sumer ở khu vực Lưỡng hà, có niên đại ước tính khoảng 4000 năm trước CN. Tại đây, người ta đã tìm thấy những bản văn bằng đất sét, trên đó ghi nhận những hiện tượng rất đáng chú ý. Một trong những nội dung của nó, ghi nhận một hiện tượng bí ẩn liên quan đến vấn đề được đặt ra như sau:

Ai là kẻ thanh cao trên trời?

Chỉ có ba.

Ai là kẻ thanh cao dưới đất?

Chỉ có ba.(*)

* Chú thích: đoạn thơ trên trích lại trong sách “Lịch sử triết học Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại”, Tiến sĩ Vũ Quang Hà, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ bản văn này, liên hệ với các hiện tượng trong kinh Dịch & Hậu thiên Bát quái nguyên thủy, chúng ta sẽ thấy những sự trùng khớp như sau:

@ Ý niệm về Trời – Đất là những biểu tượng bao trùm và là những thuộc tính của Âm dương khi vũ trụ đã hình thành. Trời & Đất được nhắc đến nhiều lần trong kinh văn của kinh Dịch.

@ Với câu “Trên trời chỉ có 3”, “dưới đất chỉ có 3”, có thể hiểu là con số có giá trị biểu tượng cho ý nghĩa căn nguyên bao trùm của một hệ tư tưởng vũ trụ quan. Điều này cũng có sự liên hệ với đồ hình Hậu thiên Bát quái nguyên thủy như sau:

Posted Image Con số “ba” huyền bí không phải chỉ duy nhất có trong bản văn của nền văn minh Sumer. Chúng ta còn có thể tìm thấy ở nhiều bản văn cổ khác, hoặc ở cả những hình tượng thuộc các nền văn minh cổ đại khác nhau, như: Chúa ba ngôi, ba cạnh của một mặt Kim tự tháp, tượng Phật ba mặt… Ngay cả trên một số di vật đồng tìm thấy thuộc nền văn minh Lạc Việt cũng có hình tượng liên quan đến con số “ba”, như hình ảnh ba con hươu trên trống đồng. Trong Nam Hoa kinh của Trang tử, chúng ta cũng tìm thấy ý tưởng thoát tục để tiêu dao “sáu cõi”. Tất cả những hiện tượng đó đều có thể giải thích bằng biểu tượng của Hậu thiên Bát quái nguyên thủy, tức là biểu tượng của sự vận động vũ trụ, sau khi trời đất đã hình thành và con người đã xuất hiện để nhận thức nó.

Còn một nền văn minh cổ đại được phát hiện gần đây có liên quan đến những tri kiến vũ trụ kỳ vĩ, đó là nền văn minh Maya. Do chưa có tư liệu về nền văn minh này nên chỉ xin đặt vấn đề một cách chung nhất về khả năng lý giải liên hệ. Bởi vì, cho đến ngày nay (nếu chưa có phát hiện nào mới) thì những nền văn minh cổ đại lớn trên thế giới đều để lại những dấu ấn về những tri kiến vũ trụ kỳ vĩ. Nhưng duy nhất có nền văn minh Văn Lang có hẳn một hệ thống lý thuyết vũ trụ quan lý giải những bí ẩn của vũ trụ theo cái nhìn của thuyết Âm dương – Ngũ hành.

Do đó, nếu chân lý là sự tồn tại khách quan và duy nhất, thì thuyết Âm dương Ngũ hành và siêu công thức Bát quái nguyên thủy – thuộc về văn minh Văn Lang kỳ vĩ, dưới thời trị vì của các vua Hùng, tổ tiên người Việt Nam hiện nay – là học thuyết vũ trụ quan duy nhất còn lại từ thời cổ đại trong văn minh nhân loại sẽ lý giải tất cả; hoặc là nó chẳng có nói lên được điều gì.

Trên đây chỉ là sự liên hệ trùng khớp những hiện tượng thuộc các nền văn minh cổ đại lớn trên thế giới. Những vấn đề thuộc thuyết Âm dương Ngũ hành và siêu công thức Hậu thiên bát quái nguyên thủy chưa phải là một sự minh chứng về những mối liên hệ bản chất của những hiện tượng trùng khớp đã trình bày. Tuy nhiên, những hiện tượng trùng khớp trên đã dẫn đến một ý tưởng về sự tồn tại trong quá khứ xa xôi:

Phải chăng đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ của nhân loại. Nền văn minh đó đã bị huỷ diệt và những bộ phận khác nhau còn sống sót của nhân loại đã giữ lại những mảnh vụn khác nhau về một thời hoàng kim của loài người?

Phải chăng, điều này đã được ghi lại trong thần thoại, cổ tích của hầu hết những dân tộc có nền văn minh lâu đời vàtrong kinh Cựu ước. Trong bản văn cổ của nền văn minh Sumer (được coi là bản văn cổ nhất, có trước kinh Cựu ước) cũng ghi nhận như sau:

Cơn mưa lớn bảy ngày bảy đêm.

Cầy xới trên mặt đất.

Một quá khứ chìm sâu.

Sự im lặng bao trùm tất cả

Mọi người thành đất sét.(*)

* Chú thích: đoạn thơ trên trích lại trong sách “Lịch sử triết học Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại”, sách đã dẫn.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

lịch pháp bách yiệt Cộng đồng các dân tộc Việt ( Diệt , Yiệt ) đã có Lịch.

Cổ sử Trung hoa đã nhiều lần xác nhận qua việc dân Việt thường đem Lịch Rùa biếu cho vua Nghiêu khoảng 2357 năm trước công nguyên mà ai cũng biết, nên hôm nay chúng ta cùng nhau phát hoạ lại nó để xiển dương công đức của tổ tiên là một việc đáng làm vậy !

Về lịch thì có Lịch năm, Lịch tháng, Lịch ngày, Lịch giờ nhất quán trong cùng một hệ thống, nhưng ở đây chỉ trình bày riêng về Lịch năm vì trong một bài viết ngắn gọn thì không thể ôm đồm hết tất cả được….

1) CÁCH ĐẶT TÊN :

Nói tới Lịch thì trước tiên là việc đặt tên gọi cho những quãng thời gian nào đó, nhưng như ta đã biết Thời gian và Không gian luôn là một Thái cực tượng, luôn là hợp nhất, không thể phân ly được, nên khác với các Lịch của những dân tộc khác thường lấy số hoặc tên các vị thần làm tên gọi, cộng đồng Bách Việt đã luôn dùng 2 từ đi liền: một không gian và một thời gian để làm tên gọi như : Giáp Tý, Ât Sửu …v.v…

Không gian dương thì được chia làm 10 Trường : Giáp, Ât, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Con số 10 là con số nhân đôi của con số Tâm 5 trong bảng Lạc thư hợp nhất Không -Thời gian về số ( và quẻ ) mà số 5 với số 6 là một cặp Dương –Âm nên Thời gian âm phải được chia làm 12 quãng ( nhân đôi của số 6 ) tương ứng để hợp nhất với 10 trường không gian vừa nêu trên. Chúng là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Hợp nhất các tên gọi Không- Thời gian theo thứ tự lần lượt ta sẽ có được 60 tên kép từ Giáp Tý, Ât Sửu, Bính Dần ..cho đến Quý Hợi mà đời sau gọi là Lục thập Hoa giáp dùng làm tên gọi cho các quãng thời gian đều nhau của Năm , Tháng, Ngày, Gìơ như Năm này Giáp Tý thì năm sau là Ât Sửu, năm thứ 60 là Quý Hợi và quay trở lại tiếp tục năm thứ 61 là Giáp Tý …v.v…

( Dân tộc ta ngày xưa chia 1 ngày-đêm làm 11 quãng : “Đêm 5 canh, Ngày 6 khắc” hoặc ngày nay vẫn còn tồn tại cách tính “12 ăn 1 chục” tức là 12 đơn vị thì chỉ tính bằng 10 đối với các vật phẩm thuộc Âm như trái cây, hoa quả v.v…là đã đưa các con số trên vào thực tế đời sống hằng ngày ! )

Tới đây một thắc mắc được đưa ra là : Tại sao với Bảng Lạc thư ( về số ) thì số 10 của Không gian hợp nhất với số 0 của Thời gian , còn với Lịch pháp thì 10 trường không gian lại hợp nhất với 12 quãng của Thời gian ? Có mâu thuẫn gì không ? Đào sâu vào học thuyết Thái cực ta tìm được câu trả lời sau : Bảng Lạc thư là bảng nguyên lý gốc của dương - âm Không-Thời gian nên người xưa đã lấy số hiện tượng của Không gian là 10 với số bản chất của Thời gian là 0 để hợp nhất tức là họ đã vận dụng tính hợp nhất 2 Nghi ( tính thống nhất của 2 mặt đối lập trong Biện chứng học ) dương – âm của một Thái cực hoàn toàn chuẩn xác vậy, còn với Lịch pháp thì chỉ thuộc về Hiện tượng nên họ đã dùng 10 Trường không gian thuộc về hiện tượng hợp nhất với 12 Quãng thời gian cũng thuộc về hiện tượng thì cũng là chuẩn xác vậy ! ( Cách thành lập bảng số Lạc thư xin xem ở bài trước ! )

Câu hỏi tiếp theo là tại sao Không gian thì luôn đứng trước Thời gian trong cách hợp nhất ? Bảng Lạc thư được hình thành với mục đích là phục vụ sự sống của con người mà Không gian là cái Có, sự sống của muôn loài cũng là cái Có nên khi vận dụng nguyên lý bảng Lac thư vào Lịch pháp thì Không gian thuộc Dương phải được làm chính đứng trước Thời gian là phù hợp và chỉ với cách hợp nhất này thì người xưa mới dễ dàng tính toán được các dạng năng lượng từ 10 trường không gian tác động đến sự sống muôn loài theo thời gian như trong các thuật số Lạc thư : Kỳ môn độn giáp và Thái ất thần kinh sau này…

(Nếu hợp nhất ngược lại như Tý Giáp, Sửu Ât, Dần Bính…v.v…thì không biết có cách nào để họ tính toán được chăng ?.... )

2) MỐC KHỞI ĐẦU ( Lịch Năm ) :

Theo sách vở người Trung hoa sau này thì mốc khởi đầu cho Lịch năm, tháng, ngày, giờ đều lấy thời điểm Thất tinh hợp bích hay còn gọi là Thất diệu tề nguyên cách nay ( năm Tân mão ) là 10.155.928 năm ( con số Tích tuế trong Thuật số Thái ất ) vậy hiện tượng này là thế nào, có phải người Việt xưa đã chọn nó làm điểm khởi đầu cho Lịch pháp hay không ?

Thất tinh hợp bích là hiện tượng nhìn từ mặt đất lên bầu trời thấy 7 tinh gồm: Mặt trời, Mặt trăng và 5 hành tinh mang tên ngũ hành là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ xếp thẳng hàng cách nay 10155928 năm. Lúc hiện tượng này xảy ra cho tới khi Mặt trời quay đủ 1 vòng Hoàng đạo thì được tính là năm thứ nhất : Giáp Tý 00.000.001 của Lịch năm và cứ thế tiếp tục cho đến năm Tân Mão 10.155.928 này…

Ta thấy rằng các hành tinh quay xung quanh Mặt trời mỗi cái nằm trên một mặt phẳng quỹ đạo riêng với một bán kính riêng, nên không có một thời điểm nào mà chúng có thể thẳng hàng được ( tức là chúng cùng nằm thẳng hàng trên một mặt phẳng mới khác với các mặt phẳng quỹ đạo của chúng.) Còn với Mặt trời thì cũng không thể nào cùng nằm trên đường thẳng hàng ấy nếu có, mà từ nó đến Sao Thuỷ ( hành tinh đầu tiên ) phải là một đường gãy vì nếu nó cũng nằm trên đường thẳng hàng của các hành tinh thì các hành tinh phải có cùng một mặt phẳng quỹ đạo mà Tâm là Mặt trời thì mới được, nên khi đứng từ mặt đất ta nhìn thấy 7 tinh xếp thẳng hàng thì chỉ là một thẳng hàng ảo không có trong thực tế. dù ta chưa cần bàn thêm về vệ tinh Mặt trăng nữa !

Hơn nữa ngoài 5 hành tinh ngũ hành ra, thì Hệ Mặt trời còn nhiều hành tinh khác, nên 5 hành tinh trên chưa thể đại diện cho cả phần Âm của Hệ Mặt trời được . Lúc này Hệ Mặt trời và đặc biệt là Quả đất là nơi chứa sự sống đang ở trong tình trạng như thế nào ? Lịch là để phục vụ sự sống con người vì rõ ràng người xưa đã đưa tính hợp nhất của không - thời gian vào nó như đã biết. Chẳng có câu trả lời nào cho rõ ràng và hợp lý ở đây. Rồi thì dùng phương pháp nào, căn cứ vào gì, để tính ra con số cách đây tới 10.155.928 năm là thời gian 7 tinh hợp bích vì lúc ấy chưa có loài người thì lấy ai quan sát thấy hiện tượng chúng hợp bích.?

Tóm lại là người VIỆT xưa không thể chọn hiện tượng Thất tinh hợp bích ảo ( có thể do các nhà ngũ hành đời sau dựng lên ) để làm Mốc khởi đầu cho Lịch pháp được,mà họ phải có cách hiểu khác về thời điểm cách nay 10.155.928 năm như suy luận dưới đây :

Thái cực tượng Không-Thời gian với 2 phần dương –âm là không gian và thời gian, vậy Tâm của lưỡng Nghi này là gì ? Theo người xưa thì Sự Sống muôn loài chính là Tâm của thái cực tượng không thời gian trên (* xin được không chứng minh điều này ở đây ) còn sự sống thì chỉ có mặt tại quả đất ( thuộc trường không gian Giáp ) nên ta có thể nói nó là nơi tiếp thụ các dạng năng lượng âm dương tương đối cân bằng nhất từ 9 trường không gian còn lại mà gần nhất là của 3 trường Ât, Bính, Đinh thuộc 2 Nghi dương – âm của Hệ mặt trời. Vào thời điểm quả đất tiếp thu các dang năng lượng vào mình nó cân bằng nhất thì chắc chắn quỹ đạo quay quanh mặt trời của nó phải là tròn nhất, tức là quỹ đạo biểu kiến của mặt trời quay quanh quả đất khi ta coi quả đất là đứng yên ( gọi là vòng Hoàng đạo ) cũng phải tròn nhất và đây cũng phải là thời điểm sự sống bắt đầu tiến lên để hình thành con người vì con người là sinh vật hội tụ âm dương của vũ trụ cân bằng nhất, vậy nên thời điểm “tròn nhất” chắc chắn phải được chọn làm Mốc khởi đầu cho Lịch pháp ( nói chung ) mà thôi, không thể khác được !

Thế còn làm thế nào họ đã tính được cách nay 10.155.928 năm là thời điểm 2 quỹ đạo trên là tròn nhất ? Có thể họ đã tìm ra nó bằng cách sau : Quan sát vòng Hoàng đạo hằng năm họ luôn thấy nó luôn chuyển sang hình bầu dục nhiều hơn từng năm một, rồi lấy độ chênh lệch hằng năm này tính lui dần cho đến khi vòng hoàng đạo tròn nhất thì họ sẽ tìm ra con số trên ngay. Điều chú ý là nếu độ chênh lện này có gia tốc mang số dương thì cũng không mấy khó khăn trong tính toán là mấy, họ vẫn có thể tìm ra con số cách đây 10.155.928 năm thôi !

Kết luận :Người Việt xưa đã tạo ra Lịch Không - Thời gian với chu kỳ từng 60 hoa giáp…..mà mốc khởi đầu là Giáp tý 00.000.001 cách nay 10.155.928 năm theo nguyên lý Thài cực hoàn toàn khoa học của họ, không dính dáng gì với hiện tượng Thất tinh hợp bích có xen ngũ hành của người Trung hoa đời sao cà !

Nguyễn thiện Nhơn

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế còn làm thế nào họ đã tính được cách nay 10.155.928 năm là thời điểm 2 quỹ đạo trên là tròn nhất ? Có thể họ đã tìm ra nó bằng cách sau : Quan sát vòng Hoàng đạo hằng năm họ luôn thấy nó luôn chuyển sang hình bầu dục nhiều hơn từng năm một, rồi lấy độ chênh lệch hằng năm này tính lui dần cho đến khi vòng hoàng đạo tròn nhất thì họ sẽ tìm ra con số trên ngay. Điều chú ý là nếu độ chênh lện này có gia tốc mang số dương thì cũng không mấy khó khăn trong tính toán là mấy, họ vẫn có thể tìm ra con số cách đây 10.155.928 năm thôi !

Hiểu được Tích Tuế quá khó, đây là 1 thách đố kinh khủng.

Nhận định rằng: bài toán đang sử dụng cho quy luật vận động của Hệ Mặt trời quay quanh tâm Ngân Hà.

Tại sao Điểm bắt đầu Tích Tuế cách đây: 10.155.928 năm? Khả năng người xưa cân nhắc độ chênh "Tiết Khí" của Trái đất quay quanh Mặt trời và Hệ Mặt trời quay quanh sao Tiểu Hùng Tinh.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế còn làm thế nào họ đã tính được cách nay 10.155.928 năm là thời điểm 2 quỹ đạo trên là tròn nhất ? Có thể họ đã tìm ra nó bằng cách sau : Quan sát vòng Hoàng đạo hằng năm họ luôn thấy nó luôn chuyển sang hình bầu dục nhiều hơn từng năm một, rồi lấy độ chênh lệch hằng năm này tính lui dần cho đến khi vòng hoàng đạo tròn nhất thì họ sẽ tìm ra con số trên ngay. Điều chú ý là nếu độ chênh lện này có gia tốc mang số dương thì cũng không mấy khó khăn trong tính toán là mấy, họ vẫn có thể tìm ra con số cách đây 10.155.928 năm thôi !

Hiểu được Tích Tuế quá khó, đây là 1 thách đố kinh khủng.

Nhận định rằng: bài toán đang sử dụng cho quy luật vận động của Hệ Mặt trời quay quanh tâm Ngân Hà.

Tại sao Điểm bắt đầu Tích Tuế cách đây: 10.155.928 năm? Khả năng người xưa cân nhắc độ chênh "Tiết Khí" của Trái đất quay quanh Mặt trời và Hệ Mặt trời quay quanh sao Tiểu Hùng Tinh.

"Trời sinh Hội Tý - Đất sinh Hội Sửu - Người sinh Hội Dần": OK - bài toán gốc thời gian người xưa tính cho một chu kỳ Hệ Mặt trời quay quanh tâm Ngân Hà và chúng ta đang ở Đại Nguyên Dần.

Tuyệt cú mèo.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

Điều kiện cần tiếp theo để chứng tỏ tính hợp lý của những luận điểm đã trình bày là: sự lý giải mục đích ra đời của kinh Dịch. Đây cũng là một đề tài tranh luận kéo dài nhưng chưa đi đến một kết luận thỏa đáng, như đã trình bày ở trên. Vì nền văn minh Văn Lang là chủ nhân của sự sáng tạo ra kinh Dịch nên phải biết được mục đích việc làm của mình.

Sự tương quan hợp lý giữa các vấn đề đã chứng tỏ rằng: mục đích ra đời của kinh Dịch đã được diễn tả một cách chu đáo ngay trong phần Thập dực. Nhưng sự lý giải này chỉ hợp lý với một tiền đề là: kinh Dịch là siêu công thức vũ trụ quan. Nếu không xuất phát từ tiền đề này, thì những đoạn trích dẫn trong Hệ từ của phần Thập dực dưới đây sẽ rất khó hiểu – và không có cơ sở để cho rằng: nội dung của nó nói về mục đích xuất hiện của kinh Dịch. Trong những đoạn trích dẫn từ Hệ từ của Thập dực dưới đây đã được sắp xếp lại; thứ tự cũ được ghi ở đầu mỗi đoạn trích dẫn để bạn đọc tiện việc tham khảo, đối chiếu; sau mỗi đoạn trích dẫn là phần trình bày từ quan niệm nhất quán cho rằng: kinh Dịch là siêu công thức vũ trụ quan của thuyết Âm dương Ngũ hành.

Hệ từ thượng truyện

Chương V – Tiết 2: Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố; nguyên thủy phản chung, cố tri tử sanh chi thuyết; tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỷ thần chi tình trạng.

Ngưỡng lên xem thiên văn, cúi xuống xét địa lý, cho nên biết cái cớ của sáng tối. Quay về nguyên thủy của vạn vật, theo dõi đến cuối cùng, nên biết được bài học về sống chết. Tinh khí hợp lại sinh ra vạn vật, hồn thoát ra tạo nên biến hóa, nên biết được tình trạng của quỷ thần.

Bắt đầu từ sự tổng hợp nhận thức về qui luật tự nhiên, phát hiện ra Âm dương là nguyên lý căn bản của mọi hiện tượng (cái cớ của sáng tối); từ đó suy ra từ sự hình thành khởi nguyên của vũ trụ (quay về nguyên thủy của vạn vật) cho đến sự huỷ diệt (bài học về sống chết); phát hiện nguyên lý hình thành vạn vật và chu kỳ vận động của mọi hiện tượng.

Chương V – Tiết 1: Dịch, dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên địa chi đạo.

Kinh Dịch chứa đựng mức thước của trời đất, nên cho ta hiểu đạo và trật tự của trời đất.

Kinh Dịch là hệ quả của sự tổng hợp những nhận thức về mọi sự vận động trong vũ trụ; do đó, kinh Dịch phản ánh mọi qui luật vận động của vũ trụ.

Chương IV – Tiết 4: phạm vi thiên địa chi hóa, nhi bất quá; khúc thành vạn vật, nhi bất di; thông hồ trú dạ chi đạo, nhi tri; cố thần vô phương, nhi Dịch vô thể.

Gồm cả khuôn khổ biến hóa của trời đất nên không có gì thoát khỏi. Hoàn thành mọi vật mà không bỏ sót vật gì. Thâm nhập vào đạo, ngày đêm mà biết hết, cho nên cái thần không bị hạn chế nơi nào cả, kinh Dịch cũng không bị giới hạn trong bất cứ hình thể nào.

Kinh Dịch là một siêu công thức vũ trụ quan, cho nên có một giá trị tổng hợp (thần không bị hạn chế nơi nào cả) và cũng không thể giới hạn kinh Dịch vào một giá trị cụ thể (Tức là không phải là sách sử, sách đạo đức, sách bói…).

Chương I – Tiết 8: Dị giản, nhi thiên hạ chi lý đắc hỹ, thiên hạ chi lý đắc, nhi thành vị hồ kỳ trung hỹ.

Nhờ giản dị mà biết được cái lẽ của thiên hạ. Biết được cái lẽ của thiên hạ mà trọn vẹn cái ngôi của người trong trời đất vậy.

Do đó, những ký hiệu (giản dị) của Bát quái (nguyên thủy) trong kinh Dịch, không chỉ phản ánh sự vận động của vũ trụ mà còn phản ánh sự vận động của xã hội (Thiên ha) và con người. Bởi vì sự xuất hiện của loài người, cũng chỉ là một hiện tượng trong giai đoạn vận động của vũ trụ (cái ngôi của người trong trời đất).

Chương I – Tiết 1: Thiên tôn địa ty, Kiền Khôn định hỹ; ty cao dĩ trần, quý tiện vị hỹ; động tịnh hữu thường, cương nhu đoán hỹ; phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hỹ; tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, biến hóa hiện hỹ.

Trời cao đất thấp thì Kiền, Khôn đã định. Thấp cao bày ra thì sang hèn chia thành ngôi. Định tĩnh có thường thì cứng mềm phân biệt. Các loại tự từng phương, các vật chia thành bầy thì tốt xấu sinh ra. Trên trời biến thành tượng; dưới đất hóa thành hình thì biến hóa hiện ra vậy.

Những ký hiệu (Bát quái và hệ thống quẻ) của kinh Dịch là những biểu tượng, mà trong đó sự vật, sự việc và những hiện tượng cũng như bản chất của nó đều đã được phân loại.

Chương II – Tiết 1: Thánh nhân thiết quái, quan tượng, hệ từ yên; nhi minh cát hung.

Thánh nhân đặt ra quẻ để xem xét các hiện tượng, kèm theo lời để chỉ sự xấu tốt.

Trên cơ sở tương quan của sự vật, sự việc và những vấn đề liên quan – qua ký hiệu biểu tượng của nó trong kinh Dịch – bậc trí giả đã phân định sự tốt, xấu cho con người.

Chương III – Tiết 5: Thị cố, quái hữu tiểu đại, từ hữu hiểm dị, từ dã giả, các chỉ kỳ sở chi.

Đó là tại sao có lớn nhỏ trong các quẻ; lời có hiểm hóc dễ dàng. Lời chỉ xu hướng tiến triển.

Bởi vậy, đó là nguyên nhân để trong lời quẻ có lúc thể hiện sự khó khăn, mạo hiểm; có lúc thể hiện sự hanh thông. Nhưng dù là sự hanh thông hay không – thì trong kinh Dịch cũng chỉ ra những nguyên lý cho sự vận động của nó (Lời chỉ xu hướng tiến triển).

Chương II –Tiết 6: Thị cố, quân tử, cư, tắc quan kỳ tượng, nhi ngoạn kỳ từ, động, tắc quan kỳ biến, nhi ngoạn kỳ chiêm; thị dĩ tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi.

Cho nên, quân tử khi vô sự mà tinh thì xem tượng và ngẫm nghĩ đến lời đoán, do đó, được trời giúp cho. Tốt, không có gì mà không lợi.

Vì kinh Dịch phản ánh qui luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người; cho nên cần phải tìm hiểu, học hỏi để biết lẽ tiến hóa, thịnh suy; từ đó có những ứng sử phù hợp với qui luật tự nhiên nên mọi việc hanh thông (trời giúp cho).

Chương II –Tiết 5: Thị cố, quân tử sở cư nhi an giả, dịch chi tự dã; sở lạc nhi ngoạn giả, hào chi từ dã.

Cho nên, quân tử theo thứ tự của Dịch mà được yên, suy gẫm hào mà được vui.

Vì biết và ứng sử thuận theo qui luật của tự nhiên (theo thứ tự của Dịch), cho nên luôn được bình yên và vui vẻ.

Chương V –Tiết 3: Dữ thiên địa tương tự, cố bất vi; tri chu hồ vạn vật nhi đạo tề thiên hạ, cố bất quá; bàng hành, nhi bất lưu; lạc thiên tri mệnh, cố bất ưu; an thổ đôn hồ nhân, cố năng ái.

Như thế, người đi đến chỗ giống như trời đất, không có gì trái. Trí tuệ bao trùm vạn vật, đạo nhân giúp đỡ cả thiên hạ, cho nên chẳng sai lầm. Quyền biến mà không bị lôi cuốn. Vui lẽ trời, thấu mệnh trời, cho nên chẳng có gì lo ngại. An tâm với cảnh ngộ, chân thật với điều nhân, cho nên có thể thực hành điều bác ái.

Do thuận theo qui luật tự nhiên, nên sự ứng xử sẽ phù hợp với tự nhiên (giống như trời đất). Vì hiểu biết qui luật tự nhiên (Trí tuệ bao trùm vạn vật), cho nên có thể đem sự hiểu biết đó để giúp ích cho đời mà chẳng sai lầm. Chính vì biết qui luật của tự nhiên, nên sự ứng xử sẽ không rơi vào trạng thái chủ quan, hoặc bị tác động (không bị lôi cuốn); chấp nhận cảnh ngộ do sự hiểu biết (chứ không phải do định mệnh đã an bài). Đó là cơ sở để con người luôn giữ được lòng nhân ái, mà không thể hiện những tính xấu trong hoàn cảnh bất thường.

Chương I – Tiết 7: Dị, tắc dị tri; giản tắc dị tòng; dị tri, tắc hữu thân, dị tòng tắc hữu công; hữu thân tắc khả cửu, hữu công tắc khả đại; khả cửu tắc hiền nhân chi đức, khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp.

Dễ dãi thì dễ biết, đơn giản thì dễ theo. Dễ biết tất được thân thiết, dễ theo tất có công. Thân thiết thì lâu bền, có công thì trở nên lớn lao. Lâu bền là đức của người hiền, lớn lao là nghiệp của người hiền.

Bởi vậy, những nguyên lý của Dịch (tức sự nhận thức thể hiện trong vũ trụ quan Âm dương Ngũ hành) được thể hiện bằng những ký hiệu đơn giản để mọi người dễ hiểu, dễ học. Vì dễ hiểu (so với cả một học thuyết vũ trụ quan và những ứng dụng đồ sộ của nó) nên mọi người dễ gần với Dịch (thân thiết). Khi dễ học thì dễ biết, khi đã biết tất sự hiểu biết đó sẽ giúp con người thành đạt. Còn muốn sự nghiệp lâu bền thì phải tích đức; muốn sự nghiệp to lớn thì phải có tích lũy (nghiệp).

Tiết 3: Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi tri, bách tính nhật dụng nhi bất tri, cố quân tử chi đạo, tiển hỹ.

Người nhân thấy đạo ấy, gọi là nhân. Người trí thấy đạo ấy, gọi là trí. Trăm họ đều dùng hàng ngày mà chẳng biết, vì đạo quân tử hiếm có vậy.

Qui luật tự nhiên thường hằng trong cuộc sống, nhưng ít ai để ý, cũng như hơi thở vậy. Bởi vậy, trăm họ dùng hàng ngày mà chẳng biết, những người hiểu được nó thật hiếm hoi.

Chương V –Tiết 4: Hiển chư nhân, tàng chư dụng, cổ vạn vật, nhi bất dữ thánh nhân đồng ưu, thịnh đức đại nghiệp chí hỹ tai.

Hiển lộ đức nhân, nhưng dấu kín cái dụng của nó. Ban đời sống cho vạn vật, nhưng không chia sẻ cái lo lắng của thánh nhân. Đức thịnh, nghiệp lớn, đạt tới cực điểm.

Tự nhiên vận động sinh hóa không ngừng (sinh sinh vị chi Dịch), sự vật phát triển cũng từ đấy (Hiển lộ đức nhân. Ban đời sống cho vạn vật). Vì là sự vận động khách quan, nên – không chia sẻ cái lo lắng của thánh nhân. Nhưng con người biết thuận theo thì có thể đạt tới sự hoà nhập với Tạo hóa.

Chương VI – Tiết 1: Phù Dịch quảng hỹ; dĩ ngôn hồ viễn tắc bất ngữ; dĩ ngôn hồ nhĩ tắc tĩnh nhi chính; dĩ ngôn hồ thiên địa chi gian tắc bị hỹ.

Dịch lớn thay! Rộng thay! Nói về xa mà không giới hạn; nói về gần thì tĩnh mà chính; nói về khoảng giữa trời đất thì bao trùm tất cả.

Kinh Dịch và những ký hiệu của nó là siêu công thức của siêu lý thuyết vũ trụ quan Âm dương Ngũ hành. Bởi vậy, ở ngoài khi nói đến cái xa nhất thì đạt tới tính vô biên của vũ trụ; ở trong con người thì nói về cái chí tịnh của tâm linh (Nói về gần thì tĩnh mà chính – câu này có thể hiểu rằng: cái gần nhất không phải ở bên cạnh con người, cũng không phải ở bên trong cơ thể con người; mà chính là giá trị tâm linh của con người. Người xưa quan niệm giá trị tột cùng của tâm linh là sự chí tịnh, trống rỗng; vì vậy, xin được mạn phép lý giải như trên). Tri kiến của Dịch bao trùm từ sự chí tịnh trong cõi tâm linh của con người cho đến sự vận động trong vũ trụ.

Chương VII – Tiết 1: Tử viết: Dịch kỳ chí hỹ hồ. Phù dịch, thánh nhân sở dĩ sùng đức nhi quảng nghiệp dã. Tri sùng lễ ti, sùng hiệu thiên, ti pháp địa.

Thầy nói (*): Kinh Dịch không cực kỳ tinh diệu sao? Nhờ đó mà thánh nhân sùng cao đức, mở rộng nghiệp. Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất.

* Chú thích : Trong nguyên văn sách đã dẫn dịch chữ “Tử“ là Khổng Tử; trong sách này theo giáo sư Bùi Văn Nguyên đổi là “Thầy“

Chương VII – Tiết 2: Thiên địa thiết vị nhi Dịch hành hồ kỳ trung hỹ. Thành tính tồn tồn, đạo nghĩa chi môn.

Trời đất định ngôi mà dịch lưu hành ở trong. Chí tính đã hoàn thành vẫn còn mãi mãi, đó là cái cửa của đạo nghĩa.

Chương VIII –Tiết 3: Ngôn thiên hạ chi chí trách nhi bất khả ố dã. Ngôn thiên hạ chi chí động nhi bất khả loạn dã.

Nói cái phức tạp nhất mà không chán, nói cái động nhất mà không loạn.

Sở dĩ như vậy vì kinh Dịch diễn tả qui luật vận động của tự nhiên.

Chương VIII –Tiết 4: Nghĩ chi nhi hậu ngôn. Nghị chi nhi hậu động. Nghĩ nghị dĩ thành kỳ biến hóa.

So sánh rồi mới nói, bàn bạc rồi mới hành động; so sánh và bàn bạc để hoàn thành công việc biến hóa.

Trên cơ sở hiểu biết qui luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người; so sánh, bàn bạc để tìm một biện pháp thích hợp cho sự tồn tại hoặc phát triển của công việc (hoàn thành sự biến hóa).

Chương IX –Tiết 10: Tử viết: tri biến hóa chi đạo giả, kỳ tri thần chi sở vi hồ.

Thầy nói: “Ai biết được đạo biến hóa thì biết cả việc làm của thần linh”.

Khi đã biết được qui luật vận động từ cái chí tịnh gần nhất đến sự vô biên của vũ trụ thì sẽ biết được cả sự suy nghĩ, tinh thần của con người (kỳ tri thần chi sở vi hồ)

Chương X –Tiết 1: Dịch hữu thánh nhân chi đạo tứ yên, dĩ ngôn giả thượng kỳ từ, dĩ động giả thượng kỳ biến, dĩ chế khí giả thượng kỳ tượng, dĩ bốc phệ giả thượng kỳ chiêm.

Kinh Dịch có bốn điều về đạo thánh nhân: về lời nói, các lời quẻ hướng dẫn ta; về hành động, các biến hóa hướng dẫn ta; về chế tạo vật dụng, các hình tượng hướng dẫn ta; về bói toán các dự đoán hướng dẫn ta.

Với quan niệm cho rằng kinh Dịch là siêu công thức vũ trụ, có khả năng diễn đạt mọi qui luật vận động trong vũ trụ, từ cái lớn nhất đến cái nhỏ nhất. Bởi vậy, có thể căn cứ vào hiện tượng để tìm sự diễn biến cụ thể của sự vật, sự việc đó, rồi dựa trên sự hướng dẫn của Dịch – là sự tổng hợp những qui luật vận động của sự vật, sự việc (đã thể hiện bằng những ký hiệu) để dự đoán tương lai. Đó chính là nguyên nhân những ký hiệu của Dịch có thể dùng để “Bói”. Nhưng khi chưa tìm hiểu được bản chất của Dịch, thì việc bói toán mang tính siêu hình. Bói là một trong những công dụng của Dịch, chứ không phải mục đích của Dịch. Việc các nhà nghiên cứu dù chỉ là tạm thống nhất cho rằng Dịch dùng để “bói” là sai lầm; sai lầm này có nguồn gốc trên hai thiên niên kỷ, bắt đầu từ sự thất truyền của nền văn minh Văn Lang.

Chương X –Tiết 2: Thị dĩ quân tử tương hữu vi dã, tương hữu hành dã, vấn yên nhi dĩ ngôn, kỳ thụ mệnh dã như hướng, vô hữu viễn cận u thâm, toại tri lai vật, phi thiên hạ chi chí tinh, kỳ thục năng dữ ư thử.

Cho nên người quân tử sắp làm việc gì, sắp tiến hành điều chi cần tham khảo kinh Dịch mà lấy lời. Chịu mệnh như tiếng vang, không có xa gần sâu kín, mà biết được việc tương lai. Nếu không phải là vật tinh vi nhất trong thiên hạ thì làm sao được như thế?

Chương X –Tiết 5: Phù dịch, thánh nhân chi sở dĩ cực thâm nhi nghiên cơ dã.

Ôi đạo dịch, thánh nhân nhờ đó mà biết rất sâu và xét rất tinh vi.

Chương X –Tiết 6: tuy thâm dã, cố năng thông thiên hạ chi chí, tuy cơ dã, cố năng thành thiên hạ chi vụ, tuy thần dã, cố bất tật nhi tốc, bất hành nhi chí.

Chỉ có sâu thẳm mới hiểu được cái chí của thiên hạ; chỉ có tinh vi mới hoàn thành được việc của thiên hạ; chỉ có thần diệu mới không vội vàng mà lại mau chóng, chẳng đi mà lại đến được đích.

Chương XI –Tiết 1: Tử viết: phù dịch hà vi giả dã, phù dịch khai vật thành vụ, mạo thiên hạ chi đạo, như tư nhi dĩ giả dã.

Thầy nói: “Có Dịch để làm gì? Ôi Dịch mở mang mọi vật, làm nên mọi việc, bao trùm mọi đạo trong thiên hạ, chỉ có như thế mà thôi! Cho nên thánh nhân dùng để thông cái chí thiên hạ, định cái nghiệp thiên hạ và quyết đoán cái ngờ vực của thiên hạ”.

Những đọan trích dẫn trên đây từ trong sách Kinh Dịch và đời sống (sách đã dẫn bắt đầu từ trang 54).

Qua những đọan trích dẫn trên đây và những chú giải kèm theo đã chứng tỏ với bạn đọc về mục đích ra đời của kinh Dịch - một đề tài tranh luận sôi nổi của các nhà nghiên cứu có nguồn gốc đã trải hàng thiên niên kỷ.

Số lượng sách viết về Dịch tại trung Hoa là trên 3000 cuốn.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

KINH DIỆC VĂN LANG (KINH DỊCH)

I

KINH DIỆC VĂN LANG, giống Lạc Hồng,

Kho tàng trí tuệ của cha ông.

Hai ngàn năm măi thiên Hoa tộc,

Một phút giây bừng ngộ Việt tông.

Nghiệp trước đă đành xa cách núi,

Kiếp này may lại gặp nguồn sông.

Hởi ai có thấu ḷng tiên tổ,

Xin giải oan cho Giọt- máu- Rồng.

II

Xin giải oan cho Giọt –máu - Rồng,

Ǵn vàng giữ báu của non sông.

Bút Tiên đă khắc thân nồi gốm,

Dấu Thánh c̣n lưu mặt trống đồng.

Tam vị thiên đồ chuyên bảo mật.

Lưỡng nghi thần trượng mặc truyền thông.

Tác quyền Kinh Dịch hoàn tay chủ,

Rạng rỡ năm châu DỊCH LẠC HỒNG.

Ghi chú:

1-

Kinh Diệc tức Kinh Dịch (chỉ phần kinh văn Dịch kinh, không bao gồm Dịch truyện). Diệc thư của Văn Lang truyền sang Trung Quốc v́ Diệc đồng âm với Dịch nên người Trung Quốc chuyển sang gọi là Kinh Dịch. Diệc là một loại với C̣.Dịch lại trùng tên với tích dịch là con thằn lằn biến sắc nên Trung Hoa lấy h́nh tượng con vật này để giảng chữ Dịch là biến dịch.

Diệc là loài chim nên Diệc Thư c̣n gọi là Điểu Thư. Điểu Thư người Tráng (ở Vân Nam,Quảng Tây) đọc thành Lạc Thư.Theo lối tam sao thất bản Lạc Đồ (đi cặp với Hà Đồ) biến thành Lạc thư (mặc dầu chỉ là đồ chứ không có thư).Từ đó Hà Đồ và Lạc Thư được nâng lên thành khởi nguồn của Kinh Dịch,thật ra với Kinh Dịch chỉ là biểu lư ,về nguyên lư cấu trúc hoàn toàn khác nhau,một bên từ số đổi sang tượng (Hà Đồ,Lạc Thư),một bên từ tượng cho ra số (Dịch).

Văn Lang tam sao thất bản thành Văn Vương.Trước thời Tiên Tần không có sách nào nói chuyện Văn Vương làm Dịch ,chỉ đến đời Hán lợi dụng việc Tần Thuỷ Hoàng đốt sách,Tư Mă Thiên,nhà Sử Học lừng danh của Trung Quốc bằng tài năng và uy tín của ḿnh đă phù phép đưa Văn Vương vào thay Văn Lang.Mới đầu trong sách Sử Kư ở phần Chu Bản Kỷ,Tư Mă Thiên c̣n ngần ngại chưa dám khẳng định Văn Vương diễn Dịch nên viết “Tây Bá cái tại vị ngũ thập niên,kỳ tù Dữu Lư,cái ích Dịch chi bát quái vi lục thập tứ quái” (Tây Bá có lẽ ở ngôi năm mươi năm,bị giam ở Dữu Lư,có lẽ đă gia thêm tám quẻ của Dịch thành 64 quẻ),nhưng đến phần Thái sử công tự tự ở cuối sách lại ngang nhiên khẳng định “Tích Tây Bá câu Dữu Lư,diễn Chu Dịch”( Xưa Tây Bá bị tù ở Dữu Lư diễn Chu Dịch).Tư Mă Thiên chỉ nói như vậy chứ không có dựa vào tài liệu nào cả,mọi việc ông biết về Dịch đều do cha ông là Tư Mă Đàm truyền lại,suy cho đến cùng th́ Tư Mă Đàm là đồ đệ của đồ đệ Khổng Tử,mà Không Tử th́ không nói ǵ về việc Văn Vương làm Dịch.

2-

Tam vị Thiên đồ tức ba đồ Tiên Thiên Bát quái,Hậu Thiên Bát quái và Trung Thiên Bát quái.Nếu cho tám quẻ đơn di chuyển trên ṿng bát quái,mỗi quái lần lượt chiếm những vị trí tương quan với những quái khác ta sẽ có hơn 40.000 đồ h́nh bát quái nghĩa là có trên 40.000 thiên đồ.Các Thiên đồ này vận hành một cách tự nhiên như nó dă có và phải có như vậy,không ai có thể và có quyền xếp đặt chúng cả,một Thiên Đồ này nếu bị dời đổi một vị trí của một quẻ th́ sẽ lập tức thành thiên đồ khác và không c̣n là nó nữa,không c̣n tính cách của nó nữa.Trong số 40.000 Thiên Đồ đó chỉ duy nhất có ba đồ được gọi đúng bản chất của nó là Tiên Thiên ,Hậu thiên và Trung Thiên,không có Thiên đồ nào khác thay thế nó.Tôi nhấn mạnh là tuyệt đối duy nhất.Thế nhưng hiện nay Trung Quốc chỉ mới biết có Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, khuyết Trung Thiên Bát Quái;mà chỉ có Trung Thiên Bát Quái mới là la bàn để viết kinh văn. Trung Quốc không có Trung Thiên Đồ th́ phải nói rơ là Trung Quốc không phải là cha đẻ Kinh Dịch quyền đó thuộc về Văn Lang mà hậu duệ là Việt Nam đă cất dấu hết sức bí mật Trung Thiên Bát quái đồ. ( Gần đây ở Trung Quốc có đưa ra một Trung Thiên Đồ nhưng không phải là chính danh Trung Thiên Đồ họ gọi là Trung Thiên Đồ Thiên văn. Đời Nguyên Bảo Ba có Trung Thiên Đồ nhưng đó chỉ là trùng danh chứ bản chất th́ không đúng Trung Thiên Đồ).

Tác giả Nguyễn Thiếu Dũng

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chương XI –Tiết 1: Tử viết: phù dịch hà vi giả dã, phù dịch khai vật thành vụ, mạo thiên hạ chi đạo, như tư nhi dĩ giả dã.

Thầy nói: “Có Dịch để làm gì? Ôi Dịch mở mang mọi vật, làm nên mọi việc, bao trùm mọi Đạo trong thiên hạ, chỉ có như thế mà thôi! Cho nên thánh nhân dùng để thông cái chí thiên hạ, định cái nghiệp thiên hạ và quyết đoán cái ngờ vực của thiên hạ”.

Số lượng sách viết về Dịch tại trung Hoa là trên 3000 cuốn.

Dịch là siêu công thức vũ trụ quan.

Phải chăng Dịch mô tả sự vận động của một vũ trụ thống nhất hay nói về sự vận động của Âm dương Ngũ hành Vũ trụ thống nhất - tương đương Tiểu vũ trụ là con người tức cũng có nghĩa sự vận động của một vũ trụ thống nhất "bắt" con người "chạy" theo theo quy luật vận động của Hậu thiên Bát quái "Chu dịch". Một cân nhắc quan trọng khác đó là khả năng "tiên tri - bói" của Dịch hay tại một không thời gian bất kỳ người hỏi sẽ "cảm ứng" và nhận được câu trả lời từ Dịch từ dòng vận động vũ trụ hay nhận thông tin ngay lập tức qua "Tâm vũ trụ - Tính thấy", như vậy hàm ý phải có sự tương đương khi nhận được câu trả lời từ "Lạc Việt độn toán" hay "Mai hoa dịch số"...

Cũng tương tự như vậy nếu dùng Thái Ất hay Độn Giáp. Trong một chừng mực các giai đoạn của đời người < 120 năm - hai chu kỳ hoa giáp (thời gian quá nhỏ so với sự vận động của sự vật, hiện tượng khác trong vũ trụ) đều được xác định qua Tử vi, điều này có nghĩa sự tương tác của Ngũ vận - Lục khí tới các "thuộc tính" biểu hiện ra của mỗi con người qua Lá số tử vi.

Bởi vì người xưa xây dựng được Lá số tử vi với các tiêu chí khác nhau, điều này dẫn tới một chuyển đổi tương đương là các tiêu chí này tương ứng với một trạng Âm dương Ngũ hành qua Năm - Tháng - Ngày - Giờ sinh. Mặt khác nếu nhận định chúng ta "không chết" thì từ khái niệm Tinh Khí Thần hay Xác Phách Hồn (Thần) thì Dịch cũng sẽ phải bao hàm luôn. Như vậy "thuộc tính của Hồn" hay "trí tuệ của Thần" vẫn bị tương tác quy luật mạnh, yếu từ vũ trụ - người ta hay gọi là "luân hồi" nhưng thực chất chỉ là sự biến đổi của Trí tuệ mà thôi.

Từ đó ta thấy Lục thập hoa giáp có thể sẽ bao gồm đặc trưng của hai trạng thái: thể xác và phách (vỏ của Hồn hay Tâm vũ trụ hay...) hiểu từ ý nghĩa Can Chi. Xác - phách - hồn trong sự liên hệ với nhau qua sự vận động của dòng khí âm dương theo luật mạnh - trọng - quý.

Vậy thì Dịch sẽ phải được tổng hợp từ tất cả các phương pháp cổ Đông Phương, bao gồm luôn cả Đông Y.

Người xưa đã tổng hợp một cách siêu đẳng như thế nào qua Hào - Quái - Quẻ???.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên:

Khảo sát từ LỤC CANH

Dịch - Hệ từ thượng - Chương 9 - Tiết 1 viết: "Thiên nhất địa nhị. Thiên tam địa tứ. Thiên ngũ địa lục. Thiên thất địa bát. Thiên cửu địa thập." Như vậy trong hệ chu kỳ số đếm 10, thì can Canh ở vị trí thứ 7.

Dịch - Hệ từ thượng - Chương 9 - Tiết 5 viết: "Nhị thiên chi sách, vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã" (Số trong hai thiên của Kinh Dịch là 11520, tương đương với số chỉ vạn vật."

Dịch viết: số 11.520 là số tương đương chỉ vạn vật (!), như một di ngôn "mật khẩu" được mật truyền trong Kinh, ta nhận thức như thế nào về lời di ngôn này ?

Từng bước tiếp cận, khởi đầu từ lời Dịch viết: " Vạn vật xuất hồ Chấn ".

Sử dụng 3 chu kỳ: đó là chu kỳ 10, chu kỳ 12, và chu kỳ 14 làm phương tiện nhận thức về Thiên đạo (đường vận hành trời). Chu kỳ 10 được gọi là chu kỳ Thiên can, gồm thứ tự số đếm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Chu kỳ 12 được gọi là chu kỳ Địa chi, gồm thứ tự số đếm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Chu kỳ 10 và 12 cho chúng ta một hệ chu kỳ số đếm 60, khởi nguyên từ Giáp phối ứng với Tí, kết thúc khi Quý phối ứng với Hợi, thường gọi là một Giáp Tí.

Khi tổ hợp phối ứng với chu kỳ 14, có nghĩa là khởi nguyên đồng thời cả ba chu kỳ, thì ta được một hệ chu kỳ số đếm 420, thường được gọi là một Đại Giáp Tí (7 x 60).

Một Đại Giáp Tí là một chu kỳ gồm 420 năm (ngày).

Chu kỳ 14: ngôi sao trên trống đồng.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sơ lược về Thái Ất Thái Ất thần kinh hay Thái Ất là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn).

Thái Ất tức là Thái Nhất, tên gọi khác của Thần Bắc cực.

Trong tam thức, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người.

Theo một số sách bói kinh điển, Thái Ất là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần. Sao Thái Ất chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán lụt lội, chiến tranh đói rét bệnh tật, xem tình hình trong nước, sao Thái Ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn.

Mục lục [giấu]

1 Ðối tượng dự trắc

2 Cách lập quẻ

2.1 Số niên cục

2.2 Số nguyệt cục

2.3 Số nhật cục

2.4 Số thời cục

3 An các sao chính

4 Cách đoán quẻ

5 Lưu ý

6 Tham khảo

[sửa]

Ðối tượng dự trắc

Theo Lê Quý Ðôn (1726-1784), xem Thái Ất có bốn cách:

Tuế kế (kể năm) để xem sự lành hay dữ của quốc gia. Ðó là việc của các vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hoá, sửa đức giáo, xét cơ động, tĩnh.

Nguyệt kế (kể tháng), để xem lành hay dữ. Ðó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất, mà điều hoà sự hoà hay trị.

Nhật kế (kể ngày), để đo lường hoạ phúc trong nhân gian, sử dụng cho mọi người để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy.

Thời kế (kể giờ), để vận trù mưu kế sách lược, xác định về chủ, khách, thắng, thua. Phàm thiên văn đổi khác, các nước lân bang động hay tĩnh, thế trận hai bên có tương đương hay không, xã hội bình yên hay có giặc cướp, đều dùng Thời kế mà xem.

Lê Quý Ðôn viết:

"Thuyết ấy (Thái Ất) phần nhiều nói về binh pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng thua, yên hay nguy, không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ, vời phúc thì, mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy...Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng; không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến; làm tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn cho triều đình..."

(Bài tựa cho sách Thái Ất Dị giản lục - bản dịch của Ðặng Ðức Lương, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, Việt Nam năm 2001).

Sách Thái Ất Thần kinh tương truyền là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), (bản dịch của Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt – Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc – 2002) cũng viết:

"...Thái Ất kể ngày luận về mệnh hạn người đời. Ðo biết hoạ phúc, định luận không sai. Suy rõ mấu chốt, nên cẩn thận tinh tường, diệu ở huyền vi tỏ biết.

...Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường hoạ phúc cho mình, vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy, biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp với đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Ðạo Người."

và:

"...Xem Thái Ất kể giờ chú trọng vào con toán nhất, rồi xem xét các chướng ngại (tù, giam, cấp...) được sử dụng cho công việc hàng ngày, nhất là xem cho việc binh bị, chủ khách thắng thua, nước ngoài động tĩnh, vận trù kế sách; đặc biệt xem thiên văn đổi thay, xã hội bị ảnh hưởng vì mưa nắng, bão gió, giặc cướp không."

[sửa]

Cách lập quẻ

Tính số cục bao gồm niên cục, nguyệt cục, nhật cục và thời cục.

[sửa]

Số niên cục

Mỗi nguyên tý có 72 năm. Niên cục là số từ 1 đến 72 trong mỗi nguyên tý. Người ta dùng mốc tính tích niên từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng, cách năm CN 10.153.917 năm. Để tính số niên cục của một năm, sử dụng công thức:

Tính Tích niên (Tuế tích) = (số của năm xem) + 10.153.917

Tích niên chia 3.600

Phần dư của phép chia trên chia 360

Phần dư của phép thứ 2 chia 72 số dư của phép chia này chính là số niên cục.

Có một số thuyết tính mốc tích niên từ Trung cổ, năm Giáp Dần đến năm tuổi Việt (tuổi Việt lấy năm dương lịch là năm 2879 TCN cộng với năm xem)

Từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng đến Trung cổ, năm Giáp Dần cách nhau 10.141.310 năm.

Nếu dùng mốc Trung cổ, năm Giáp Dần, những vì sao xuất phát từ Thượng cổ, năm Giáp Tý thì phải thêm số doanh sai, tính toán phiền phức.

Ví dụ năm 2006 (Bính Tuất), dương cục là: Tích niên = 2006 + 10.153.917 = 10.155.923, chia tích niên cho 3.600 được số dư 323, phần dư lại chia tiếp 360 dư 323, phần dư này chia tiếp cho 72 được số dư 35. Vậy được số niên cục dương 35.

[sửa]

Số nguyệt cục

Cục tương ứng với tháng gọi là nguyệt cục. Cách tính là lấy số tích tháng từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đến tháng xem, cộng thêm hai tháng Tý, Sửu vì người ta dùng lịch kiến Dần; hai tháng này gọi là Thiên Chính, Ðịa Chính.

Công thức tính:

Tính số tích tháng từ định tính so với mốc = (10.153.917 + [năm trước năm có tháng xem])*12 + 2 + [số của tháng xem]

Chia số Tích tháng tính được cho 360

Phần dư của phép chia trên chia tiếp cho 72, số dư là nguyệt cục.

Ví dụ: Tính nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)

Từ Thượng cổ Giáp Tý đến năm trước năm có tháng xem (năm 1999) có: 10.153.917 + 1999 = 10.155.916 năm, 10.155.916 * 12 = 121.870.992 tháng. Số tháng Thiên Chính, Ðịa Chính và tháng cần xem (1) là 3, nghĩa là phải cộng thêm 3 được tổng số tháng = 121.870.992 + 3 = 121.870.995. Lấy số này : 360 dư 195, 195 : 72 dư 51. Như vậy tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, có Nguyệt cục dương 51.

Một số thuyết tính gốc Nguyệt cục là ngày mồng một (Mậu Ngọ) tháng 11 (Bính Tý), năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Nguyên Gia, vua Tống Văn Ðế nhà Tống (420-479) ở Trung Quốc thời kỳ Nam-Bắc triều (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424). Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.

Ví dụ: Tính Nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)

Từ tháng Bính Tý năm Giáp Tý (năm 424) đến tháng Ất Hợi (tháng trước tháng Bính Tý) năm Kỷ Mão (năm 1999) có: (2000-1) – 423 = 1.576 năm. Lấy số năm (1.576) * 12 được 18.912 tháng (mỗi năm 12 tháng). Từ tháng tháng Bính Tý năm Kỷ Mão (1999) đến tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) có 3 tháng. Vậy số Tích tháng = 18.912 + 3 = 18.915. Lấy số này chia cho 360 dư 195. Lấy dư số chia cho 72 dư 51. Như thế tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, dương có Nguyệt cục dương 51.

Nguyên tắc: niên cục dương thì nguyệt cục cũng dương; niên cục âm thì nguyệt cục cũng âm.

[sửa]

Số nhật cục

Phương pháp tính:

Sau tiết Đông chí, tìm ngày Giáp Tý đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước, lấy đó làm gốc đếm trở đi, tích cho đến ngày xem, được bao nhiêu là số tích ngày.

Chia số tích ngày đó cho 360 phần dư lại tiếp tục chia cho 72, còn dư lại bao nhiêu chính là nhật cục.

Theo sách Thái Ất thần kinh, chỉ có thời kế là có phân biệt âm cục, dương cục.

Một số thuyết áp dụng cục âm dương trong Thái Ất kể ngày. Cục âm, dương tính như sau: Từ Đông chí đến trước ngày Hạ chí, là dương cục; từ Hạ chí đến trước ngày Đông chí, thuộc âm cục (chú ý tính ngày phải xét đến cả giờ chuyển tiết, khí)

Thí dụ: Tính nhật cục ngày 14 tháng 12 năm 1992 dương lịch.

Tính Nhật cục theo Thái Ất thần kinh:

Ngày Ðông chí năm trước: 22 tháng 12 năm 1991

Ngày Giáp Tí đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước là ngày 18 tháng 02 năm 1992 (Ngày Giáp Tí (15) tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Thân)

Số ngày tích lại: 14/12/1992 - 18/02/1992 + 1 = 301 đem chia cho 360 được số dư 301. Số dư chia tiếp cho 72 được số dư là 13.

Vậy ngày 14/12/1992 có Nhật cục 13.

Có thuyết tính mốc tích ngày là ngày Giáp Tí (01) tháng Giáp Tí (11), năm Quý Hợi thuộc niên hiệu Cảnh Bình đời Tống tương ứng với ngày 19 tháng 12 năm 423 theo dương lịch.

Trước hết tính số ngày từ gốc là ngày 19 tháng 2 năm 423 tới ngày 18 tháng 2 trước ngày xét và tính được tròn số từ năm 423 tới năm xét.

Tiếp đó người ta sử dụng công thức tính làm tròn ngày tích 365,2425 ngày/năm với số năm.

Bước tiếp theo tính số ngày lẻ từ ngày 19 tháng 2 tới ngày xét.

Lấy tổng số ngày (số tích ngày) chia 360 lấy dư. Lại chia tiếp 72 lấy dư làm số Nhật cục.

Có thuyết quy định tính Tích Nhật dựa vào Tích Nguyệt. Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.

[sửa]

Số thời cục

Cách tính:

Cục âm dương của thời cục cũng tính như Nhật cục

Số giờ từ ngày Giáp Tí hoặc Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí năm trước đến ngày, giờ muốn tính

Chia số giờ đó cho 360, số dư lại chia tiếp 72 số dư chính là Thời cục.

Ví dụ: Tính thời cục giờ Nhâm Tý, ngày Mậu Tuất (23 tháng 1 năm 1992)

Ngày Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí là 19 tháng 1 năm 1992. Số ngày tích lại = 23/01/1992 - 19/01/1992 = 4. Số tích giờ 4*12 = 48 giờ. Cộng thêm 1 giờ của ngày Mậu Tuất là 49 giờ. 49 chia 360 dư 49, lại chia 49 cho 72 dư 49. Ngày 23 tháng 1 năm 1992 sau Đông chí thuộc dương cục. Vậy tính được Thời cục 49 Dương.

Cách tính số Niên cục, Nguyệt cục, Nhật cục, Thời cục gọi là Tứ kế (Tuế kế, Nguyệt kế, Nhật kế, Thời kế)

[sửa]

An các sao chính

Thái Ất

Tiểu Du Thái Ất, Tiểu Du Thiên Mục và Đại Du.

Thái Tuế

Thần Hợp

Kể Định (Kể Mục) và Toán Định

Kể Thần

Thái Âm

Văn Xương

Thủy Kích

Toán Chủ - Toán Khách

Đại Tướng Chủ

Đại Tướng Khách

Tham Tướng (Tiểu Tướng) Chủ và Khách

Ngũ Phúc

Quân Cơ

Thần Cơ

Dân Cơ

Tứ Thần

Thiên Ất

Địa Ất

Trực Phù (Phép Tôn)

Phi Phù

Phi Lộc Phi Mã

Hạn Dương Cửu

Hạn Bách Lục – Vào quẻ

[sửa]

Cách đoán quẻ

Sau khi an được quẻ Ất, căn cứ vào tính lý các cung, sao, căn cứ thuyết âm dương, ngũ hành sinh khắc, quy luật sinh vượng, chú ý các trạng thái vô thường của Thái Ất, nếu có và tùy theo lập quẻ Ất kể năm, kể tháng, kể ngày hay kể giờ mà tiến hành luận đoán.

Trong trường hợp lập quẻ Ất kể ngày xem mệnh, còn phải hạn Dương cửu, hạn Bách Lục, căn cứ quẻ, hào Kiếp Sống tìm được, để dự đoán đời sống tiến lui lành dữ; căn cứ quẻ, hào Thái Tuế lưu niên tìm được, để dự đoán các việc và khi nào xảy ra trong năm ấy.

[sửa]

Lưu ý

Cũng mang tên môn Thái Ất còn có Thái Ất thần quẻ, là phương pháp ứng dụng Dịch lý để lập quẻ dự đoán bằng hình thức lắc hào. Quẻ gồm có năm hào, mỗi lần gieo một đồng tiền để xin Âm Dương cho từng hào, khác với môn Thái Ất này, không trình bày ở đây.

[sửa]

Tham khảo

Bằng tiếng Việt: Truyền lại đến ngày nay có hai bộ Thái Ất do hai soạn giả đồng thời vào thế kỷ 18:

Một bộ là Huyền Phạm tiết yếu của Phạm Ðình Hổ (1768-1840) sửa lại bộ Huyền Phạm của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Cuốn này được Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt dịch sang quốc âm năm 1972; Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc phát hành với tên gọi Thái Ất Thần kinh ghi tên tác giả là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 2002, Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc cho tái bản sách Thái Ất Thần kinh được sửa chữa, bổ sung thêm những phần thiếu sót.

Bộ thứ hai là Thái Ất Dị giản lục của Lê Quý Ðôn (1726-1784). Sách này được Ðặng Ðức Lương dịch, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin in năm 2002.

Có người còn có Thái Ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang, nhưng ít thấy bán trên các hiệu sách tại Việt Nam.

Bằng tiếng Trung:

Thái Ất kim kính thức kinh

Thái Ất thống tông bảo giám

Thái Ất thống tông đại toàn

Những sách này ít thấy bán trong các cửa hiệu sách ở Việt Nam.

Tính Tích niên (Tuế tích) = (số của năm xem) + 10.153.917

OK - Lấy năm Giáp Dần 2879 TCN kiểm tra lại với năm Tân Mão 2011 là biết ngay chính xác theo Lạc thư hoa giáp hay không.

Bản chất của Tích tuế? Nếu thất tinh hợp bích thì người vẫn tính được, thực chất không quá khó vì đã biết bị trí góc tương đối và chu kỳ quay của các hành tinh và hiện tượng tuế sai.

Vậy thì người nhận đã có thể nhận định như tác giả Nguyễn Thiện Nhơn tức sự sống xuất hiện ở Thiên Can Giáp (Mộc) của Đại Nguyên hàm ý sau Can Quý. Vậy thì OK - Ta phải kiểm tra can Giáp chi Tý hay Giáp Tý ban đầu. Hoàn toàn logic.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương khẳng định rằng:

" Bài toán giải mã số thứ tự các quẻ (tự quái) là một trong những bài toán hóc búa nhất, hiểm trở nhất của Dịch lý trên cả toàn cầu và toàn lịch sử loài người, mãi cho đến nay mới bắt đầu thực hiện rõ ràng, cụ thể được. Những giải mã này cho phép khôi phục lại vị trí học thuyết siêu thống nhất phổ quát nhất về nhân văn học, và hơn nữa vị trí giao lưu văn minh vũ trụ, hội nhập vũ trụ nay mai ".

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo sách Chu Lễ thì Dịch gồm có 3 bộ là :

1- Liên Sơn

2- Quy tàng

3- Chu Dịch

Hai bộ Liên Sơn và Quy tàng đã bị lạc mất, chỉ còn lưu lại Bộ Chu Dịch mà thôi. Nay chúng ta thường gọi là Kinh Dịch.

Theo Hồ văn Phong, thì Liên Sơn là của nhà Hạ, bắt đầu bằng quẻ CẤN, Quy tàng là của nhà Thương bắt đầu bằng quẻ KHÔN, và Chu Dịch là của nhà Chu bắt đầu bằng quẻ KIỀN.

Đỗ Tử Xuân thì cho rằng: Liên Sơn là của Phục Hy; Quy tàng là của Hoàng đế.

Theo Trịnh Huyền trong Dịch luận cũng viết: Đời Hạ thì có Liên Sơn; Đời Ân thì có Quy tàng; Đời Chu thì có Chu Dịch.

Theo sách Chu Lễ thì: Liên Sơn Dịch lấy quẻ Thuần Cấn làm đầu mối. Cấn là núi, núi trên, núi dưới nên gọi là Liên Sơn. Quy tàng Dịch lấy quẻ Thuần Khôn làm đầu mối; Khôn là đất, vạn vật không vật nào không trở về tàng ẩn nơi trong đất, bởi vậy nên gọi là Quy tàng. Chu Dịch lấy quẻ Thuần Kiền làm đầu mối. Kiền là Trời thì hay chu hành bốn phương nên gọi là Chu.

Không thể giải nổi nếu có 3 bộ Dịch như thế này.

Liên Sơn dịch: sách nói về Nhân.

Quy tàng dịch: sách nói về Địa.

Chu Dịch: Nói về vận động của Thiên và tổng hợp.

Quá khó khi tổ hợp thành Chu dịch.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

DỊCH KINH GIẢN LƯỢC



Nhược Thủy

Trước khi vào các quẻ, để cho dễ hiểu tôi xin nói về:

1) Ít nhiều nhận định về Quẻ, Thoán, Hào.

2) Áp dụng những nguyên tắc của Dịch Kinh vào cuộc đời.

I. ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ QUẺ, THOÁN, HÀO


1) Nhận định về quẻ

Quẻ có quẻ đơn và quẻ kép.

Quẻ Đơn. Quẻ Đơn gồm 8 quẻ; mỗi quẻ có 3 vạch (Hào):

Kiền (Càn) , Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài

Quẻ Đơn tượng trưng cho Vạn Vật, Vạn Hữu

Quẻ Kép. Quẻ Kép gồm 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 Hào.

Quẻ Kép tượng trưng cho hết mọi biến hóa, mọi tình trạng, mọi hoàn cảnh mà Vạn hữu và Nhân quần gây nên trong khi giao tiếp với nhau. Thượng Kinh và Hạ Kinh viết lại 64 quẻ , tức là đưa ra 64 hoàn cảnh tượng trưng, để dạy con người phương pháp xử sự cho khéo léo, tùy theo mỗi hoàn cảnh mình gặp.

Quẻ Kép gồm 2 quẻ đơn, ta gọi:

-Quẻ phía dưới là Nội Quái

-Quẻ phía trên là Ngoại Quái

Vì mỗi hoàn cảnh có nhiều khía cạnh, nhiều giai đoạn, nhiều nhân vật bị dính dấp ảnh hưởng, nên mỗi quẻ lại có 6 Hào. Sáu Hào cốt là để nói lên cho rõ ràng:

*Mọi khía cạnh, mọi trạng thái biến thiên của hoàn cảnh.

*Mọi giai đọan của một công trình.

*Mọi tầng lớp trong xã hội, đang cùng chia xẻ một hoàn cảnh

*Những trường hợp khác nhau, có thể xảy ra cho từng hạng người sống cùng chung một hoàn cảnh..

Bàn về mỗi quẻ Kép có:

A) Tự Quái. B) Thoán Từ. C) Thoán Truyện. D) Tượng Truyện. E) Hào Từ và Tiểu Tượng Truyện.


Muốn hiểu rõ mỗi quẻ, phải nghiên cứu tận tường:

A) Tự Quái có mục đích dạy ta khi gặp mỗi quẻ, tức là mỗi hoàn cảnh, phải xét xem nó duyên do tự đâu

B) Thoán bàn luận tổng quát về sự hay dở của mỗi quẻ, tức là của mỗi hoàn cảnh.

Dịch Kinh dùng 11 chữ để xét đoán hay dở:

1) Nguyên = chí thiện,

= nguyên thủy (gốc gác vạn hữu)

= lớn, mạnh, hào hùng, cao đại.

2) Hanh = Thông suốt (hanh thông)

= Chí mỹ (Gia chi hội - Văn ngôn)

3) Lợi = Lợi, thuận nhân tâm, thích nghi, thích đáng.

4) Trinh = Chính, bền, thành đạt, bền vững, hằng cửu, chủ chốt, chủ đích của mọi việc.

5) Cát = Tốt, được, thành công.

6) Hung = Xấu, mất, thất bại.

7) Hối = Hối lận, ưu lự, băn khoăn.

8) Lận = Xấu hổ.

9) Lệ = Nguy hiểm.

10 & 11) Vô cữu là không có lỗi.

Tóm lại, một hoàn cảnh, một công tác hay, hay dở tùy ở chỗ thành hay bại, đắc hay thất, có làm cho mình phải hối hận, phàn nàn, xấu hổ hay không? Việc xấu mà không, hay chưa hối hận thời nguy hại, đã phàn nàn, cải quá thì không lỗi gì. Nhiều khi Dịch cũng dùng 2 chữ Trinh hung đi đôi với nhau. Chữ Vô Cữu nhiều khi phải giải là Không trách cứ ai được.

Thoán có Thoán Từ, Thoán Truyện

*Thoán Từ là của Văn Vương. Thoán Từ rất vắn tắt, cô đọng, nói đại ý toàn quẻ & sự hay dở tổng quát của toàn quẻ

*Thoán Truyện là lời của Khổng Tử, dùng để giải thích Thoán Từ. Thoán Truyện nhiều khi viết có âm vận, và thường theo phương pháp sau đây :-

1) Giải thích tên quẻ mỗi khi cần.

2) Phân tích quẻ thành 2 quẻ Đơn (Quái Thể), rồi lấy 2 quẻ đơn ấy mà phân tích Thoán Từ (Dĩ Quái Thể thích Quái Danh, Quái Nghĩa)

3) Lấy đức tính của 2 quẻ đơn ấy để cắt nghĩa Thoán Từ (Dĩ Quái Đức thích Quái Từ)

4) Dùng những hình ảnh do 2 quẻ đơn ấy gợi nên để cắt nghĩa Thoán Từ (Dĩ Quái Tượng thích Thoán Từ)

5) Xem quẻ đương cuộc đã do quẻ nào sinh ra, là biến thể của quẻ nào, rồi lấy đó mà giải thích Quái Từ (Dĩ Quái Biến thích Quái Từ)

6) Xem 2 quẻ đơn là Âm hay Dương, Cương hay Nhu, giao nhau hay không giao nhau để giải thích Quái Từ (Dĩ Quái Tài thích Quái Từ)

7) Tìm hào chủ chốt của quẻ ( Chủ Hào), rồi nhân đó cắt nghĩa Quái Từ, Quái Nghĩa. Hào chủ chốt thường là hào 2 và 5, nhưng cũng có khi là hào 1 như ở quẻ Truân, là hào 3 như ở quẻ Khiêm, hào 4 như ở quẻ Dự.

Có nhiều khi lời Thoán giống lời Hào chủ chốt.

Ví dụ: Thoán quẻ Truân có chữ Lợi kiến hầu, thì hào Sơ Cửu cũng có chữ Lợi kiến hầu.

8) Thoán Truyện thường nhắc lại để giải thích từng câu trong Thoán Từ.

9) Ngoài công việc chú giải Thoán Từ, Thoán Truyện còn đưa ra những nhận định tổng quát, những định luật của Trời Đất. Ví dụ:

*Nơi quẻ Hàm, thì đề cập đến định luật cảm thông trong Trời đất

*Nơi quẻ Khuê, thời nói về Âm Dương lưỡng dụng để đi tới đại thành.

* Nơi quẻ Phong, thì bàn về lẽ Doanh, Hư, Tiêu tức của Trời đất.

* Nơi quẻ Hằng thì bàn về sự bền vững là điều kiện để tiến tới vĩnh cửu, bất biến...

Vì vậy, hiểu được Thoán Từ là hiểu được quá 1/2 quẻ Dịch rồi (Trí giả quan kỳ Thoán Từ tắc tư quá bán hỹ - Hệ Từ hạ, Chương 9)

C) Hào

Trong 1 hoàn cảnh có nhiều khía cạnh, nhiều nhân vật liên hệ, quẻ là một hoàn cảnh, nên cũng lấy các Hào mà tượng trưng cho sự diễn biến của hoàn cảnh, những khía cạnh khác nhau của hoàn cảnh, những nhân vật liên hệ đến hoàn cảnh. Hào có Hào Tài & Hào Vị.

*Hào Tài là bản chất của từng Hào, tài đức của từng Hào. Hào Tài được diễn tả bằng Âm và Dương.

Âm Hào



Posted Image

tượng trưng cho những kẻ tiểu nhân, hoặc những người bất tài, nhu nhược.

Dương Hào



Posted Image

tượng trưng cho quân tử, người tài cán, cương nghị.

*Hào Vị . Mỗi quẻ Kép có 6 vị ngôi, tức là 6 Hào

Mỗi một hào mang một số thứ tự tính từ dưới lên trên : 1, 2, 3, 4, 5, 6 có tên là Hào Sơ, Hào Nhị, Hào Tam, Hào Tứ, Hào Ngũ và Hào Thượng. Số lẻ 1, 3, 5 là vị Dương. Số chẵn 2, 4, 6 là vị Âm. Tùy Hào tài là Dương hay Âm, ta dùng thêm chữ Cửu hay Lục. Từ dưới lên trên ta xưng danh như sau:

Nếu là Dương Hào ta có: Sơ Cửu, Cửu Nhị, Cửu Tam, Cửu Tứ, Cửu Ngũ, Thượng Cửu.

Nếu là Âm Hào ta có: Sơ Lục, Lục Nhị, Lục Tam, Lục Tứ, Lục Ngũ, Thượng Lục.

Hào Vị có nhiều công dụng:

a) Nó biểu dương không gian TRÊN, DƯỚI, GIỮA.

B) Thời gian: ĐẦU, GIỮA, CUỐI.

c) Các tầng lớp xã hội từ lê thứ, đến quan, vua, đến miếu mạo, triều ca.

d) Nó xác định ngôi vị của từng nhân vật.

e) Các giá trị tinh thần từ thấp đến cao.

f) Chiều hướng biến hóa từ trong ra ngoài, hoặc từ ngoài vào trong. Từ dưới lên trên là biến chuyển từ trong ra ngoài. Gặp trường hợp ấy nơi Thoán Truyện, dùng chữ Vãng. Biến chuyển từ trên xuống dưới là biến từ ngoài vào trong. Trường hợp này Thoán Truyện dùng chữ Lai.

Như trên đã nói, lối tính các Hào bao giờ cũng tính từ dưới lên trên, cho nên:

-Hào dưới là thấp, Hào trên là cao.

-Hào dưới thì là hạ tiện, là lê dân, Hào trên thời là tôn quí, là quan, là vua.

Đối với thân thể con người, thì dưới là chân, trên là mặt, là miệng, là đầu.

Đối với con vật, thì hào Sơ là đuôi, hào trên cùng là đầu, là sừng vv...

Đối với quá trình một công việc, thì dưới là khởi điểm công việc, khó biết, khó làm. Giữa là giai đoạn gian một vài qui ước đã được chấp thuận cho mỗi một Hào.

*Hào Thượng: Thái miếu, Thái thượng hoàng, Thượng phu, ẩn sĩ thoát trần. Đó là hào hưu tức, ngoại vị, vô vị.

*Hào Ngũ: Thiên tử, Quân vương.

*Hào Tứ: Đại thần, cận thần, chư hầu.

*Hào Tam: Công khanh, Tam công, là những người có thế lực trong nước.

*Hào Nhị: Công thần, Đại phu.

*Hào Sơ: Nguyên sĩ, là vạn dân, thứ dân. (Xem thêm nơi Hệ Từ hạ , Chương 9 )

TRUNG CHÍNH & BẤT TRUNG BẤT CHÍNH


- Hào 2 và 5 là Trung Hào, nên gọi là Trung.

- Hào 3, 4 chẳng hạn, không phải Hào giữa nên gọi là Bất trung.

- Hào Dương cư Dương vị, hào Âm cư Âm vị gọi là Chính.

- Hào Dương cư Âm vị, hào Âm cư Dương vị gọi là Bất chính.


Trung chính & Bất trung chính cốt để chỉ 2 sự kiện:

1) Trung là những người thành khẩn, trung thực, có lương tâm chức nghiệp, tận tụy vì công vụ.

2) Chính là những người được dùng vào những ngôi vị, những công việc xứng với tài đức của mình.


Bất trung chỉ những người gian ngoan, không thành khẩn.

Bất chính chỉ những người sống trong những địa vị bất xứng, không thích hợp với tài đức của mình, ví như dốt nát, bất tài mà lại ở địa vị cao (Âm cư Dương vị); hoặc có tài, có đức mà không được trọng dụng, không được đặt vào những chức vị xứng đáng (Dương cư Âm vị) Nhân đó ta suy ra được tình trạng hay dở rất nhiều.

ỨNG & TỈ


Mỗi người trong xã hội lại có một số người hỗ trợ, hay không hỗ trợ, Dịch kinh diễn tả sự kiện này bằng ỨNG HÀO . ỨNG HÀO thì

1 ứng với 4

2 ứng với 5

3 ứng với 6

*Âm ở dưới ứng Dương ở trên thì phải hiểu là tiểu nhân dựa thế quân tử, tiểu nhân dựa thế lực người có quyền thế ở trên, như vậy đâu có hay.

*Dương ở trên ứng với Âm ở dưới thì phải hiểu là người trên hay, mà người dưới dở, không giúp ích được bao lâu.

*Âm lại gặp Âm, Dương lại gặp Dương thì thường phải hiểu là một người hoạt động đơn độc, không người hỗ trợ.

*Nhưng ở Hào ngũ, Hào nhị, nếu Cửu Ngũ mà lại gặp Cửu Nhị thì có thể hiểu là Minh quân lại gặp Hiền thần. (Xem Kiền)

TỈ : là thân cận, là sống kế cận nhau.

ỨNG là nói 2 Hào cách xa nhau, TỈ là nói 2 Hào kề cận nhau. Phàm gần nhau phải giống tính, giống nết nhau mới tốt. Vì thế Âm cận Hào Âm mới tốt, Dương cận Hào Dương mới hay. Còn như Âm bên Dương, Dương bên Âm, vì một đằng Cương, một đằng Nhu, một đằng quân tử, một đằng tiểu nhân, một đằng hữu tài, một đằng vô tài, nên thường khủng khiểng, kèn cựa.

Nếu Âm ở dưới Dương, tức là kẻ bất tài nhường nhịn người có tài.

Nếu Âm ở trên Dương, tức kẻ vô tài mà lại trèo đầu, cưỡi cổ người có tài thì sẽ sinh lắm chuyện.

- Trường hợp quị lụy, nhường nhịn, Dịch gọi là THỪA

-Trường hợp đè đầu, cưỡi cổ, Dịch cũng gọi là THỪA.

Như vậy, để đoán định CÁT, HUNG, Dịch theo những tiêu chuẩn sau đây:

1) Địa vị phải xứng kỳ đức mới hay.

2) Làm việc gì phải có người hỗ trợ, hưởng ứng, phụ bật mới hay.

3) Không hợp nhau, mà xa nhau thì còn khả trợ, vì không giao tiếp với nhau. Nhưng đã không hợp nhau mà phải sống bên nhau, thật là căn cớ mọi hung họa.

4) Thành khẩn mà đối đãi nhau mới hay. Giả dối mà đối đãi với nhau thật là điều tai hại.

5) Và như vậy, cả bộ Dịch khuyên ta phải ở những nơi, giữ những công việc thích hợp với tài đức mình, giao thiệp với những người đồng tâm, đồng chí với mình.vv...

ÍT NHIỀU VÍ DỤ ĐỂ HIỂU VỀ 6 HÀO

(Ta đi từ Hào Sơ cho tới Hào Thượng)

1) Ví dụ Quẻ Tỉnh:


Posted Image

Sáu Hào ở đây mô tả các loại giếng, và các công dụng khác nhau của những giếng.

Hào 1) Đáy giếng bùn = Tiểu nhân không nên dùng.

Hào 2) Giếng có ngách ngang hông, để mất hết nước.= Người không lý tưởng, không ích lợi gì.

Hào 3) Giếng tốt bỏ hoang không ai dùng = Người tài đức không được trọng dụng.

Hào 4) Giếng được xây sửa lại, tạm thời không dùng được = Công bộc Quốc Gia nhiều khi phải ngưng phục vụ để tu nghiệp lại.

Hào 5) Giếng trong có người ăn = Vị quốc quân có tài đức, thực ích lợi cho quốc dân.

Hào 6) Giếng nước ngon, có nắp đậy, lại đầy nước = Ở trên càng làm ích cho đời, càng nhiều cái hay.

2. Quẻ Đỉnh.

Posted Image



(Mô tả các phần và công dụng của cái đỉnh, cái vạc dùng để nấu thức ăn)

Hào 1) Đỉnh chổng chân (để rửa bụi bậm bên trong: bất kỳ hoàn cảnh nào, nhân vật nào mà ta biết lợi dụng vẫn hay)

Hào 2) Vạc đầy thức ăn (Không nên thân cận tiểu nhân)

Hào 3) Tai đỉnh (Vạc thay tai: Quân tử lúc đầu không được trọng dụng, sau sẽ được hòa hợp với vua)

Hào 4) Đỉnh gãy chân: (Dùng tiểu nhân vào chức trọng, sẽ hỏng việc.

Hào 6) Khoen đỉnh (Ở đời mà cương nhu hòa hợp, trên đưới một lòng, thì hay biết mấy)

3. Quẻ Hàm.

Posted Image

(Dùng các phần mình trong người để diễn tả sự cảm xúc, cảm

thông)

Hào 1) Cảm bằng ngón cái chân (Sức cảm hóa còn yếu ớt)

Hào 2) Cảm bằng bắp chân (Muốn cảm hóa người trên rất khó)

Hào 3) Cảm bằng vế đùi (Cảm hóa không phải là xu phụ quần chúng)

Hào 4) Cảm bằng tâm (Cảm hóa bằng cả tâm hồn mới tốt, không nên dùng thủ đoạn)

Hào 5) Cảm hóa bằng gáy vai (Cảm hóa mà hờn hợt sẽ không bền )

Hào 6) Cảm hóa bằng mép môi (Cảm hóa người bằng cửa miệng không hay)

II. ÁP DỤNG NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA DỊCH KINH VÀO CUỘC ĐỜI


Áp dụng nguyên tắc Dịch kinh để đoán định công việc ta làm hay, hay dở

Phàm một công việc ta làm, muốn biết là dở, hay hay, ta sẽ phân tách nó theo những tiêu chuẩn sau đây:

-: Minh chính hay tà khuất.

-Tình: Thành khẩn hay giả dối, đắc ý hay không đắc ý. Ta thích làm hay làm miễn cưỡng.

-Tài: Ta là người có chân tài hay không?

-Đức: Ta là người có đức hay không?

-Thời: Công việc ta làm có hợp thời hay không?. Có hợp với tuổi ta không?.

-Vị: Địa vị và hoàn cảnh của ta chính đáng, hay không?, thích hợp với ta hay không?

-Sự hiểu biết của ta về công việc: Ta có am tường công việc này hay không?

-Sự chuẩn bị của ta: Làm công việc này ta có chuẩn bị chu đáo hay không?

-Ứng: Ta làm công việc này có người giúp hay không, có người hưởng ứng hay không? Có bị ai phá phách, gàng quải hay không?

-Cát Hung: Ta làm công việc này để thành công, hay là để thất bại?

-Hối lận: Ta làm công việc này có bị lương tâm phiền trách hay không? Có bị người đời đàm tiếu hay không. Ta sung sướng, hãnh diện mỗi khi nghĩ đến công việc ta làm, hay trái lại nó làm ta xấu hổ.

-Lệ, Vô Cữu: Khi làm công việc này, mỗi khi ta thấy ta sai đường, lạc lối, mỗi khi ta thấy ta lầm lẫn, ta sẽ có thực tình sửa đổi đường lối hay không?

Nếu xét từng tiêu chuẩn, mà ta thấy phải trả lời là không, thì việc của ta là không hay, đừng có làm. Như vậy, là ta theo đúng đường lối của Trời Đất, theo đúng Mệnh Trời.

MỖI KHI TA TÍNH TOÁN MỘT CÔNG VIỆC GÌ, MỖI KHI TA LÂM VÀO MỘT HOÀN CẢNH NÀO, ta phải:


1) Nghiên cứu, tìm hiểu công việc hay hoàn cảnh ta cho tận tường.

-Tìm xem những yếu tố nào đã gây nên hoàn cảnh này.

-Xem ai làm chủ chốt, ai làm chốt, làm nọc trong hoàn cảnh này.

- Ta có can dự nào đối với hoàn cảnh. Trực tiếp bị ảnh hưởng, gián tiếp bị ảnh hưởng, hay không bị ảnh hưởng?

2) Nghiên cứu các lực lượng bạn và thù.

3) Nghiên cứu các vấn đề cần phải giải quyết.

4) Nghiên cứu xem các khó khăn vấp phải.

-Vượt tầm giải quyết của ta.

-Vừa tầm giải quyết của ta.

-Ta có thể giải quyết dễ dàng với tài sức ta.

5) Hoàn cảnh ta gặp, công việc ta tìm đang ở vào thời kỳ nào: đầu hay đuôi.

6) Hoàn cảnh ta đang gặp, thuận lợi hay không thuận lợi đối với ta.

Tóm lại, Dịch Kinh muốn dạy ta những điều chính yếu sau đây trong cuộc sống hàng ngày:


- Muốn làm việc gì phải thông suốt vấn đề, nghiên cứu tỉ mỉ, phân tách công việc ra thành từng giai đoạn, phải biết tiên liệu những đường đi, nước bước của mình, tiên đoán những trường hợp mình sẽ gặp phải, chương trình hoạt động của mình phải có mục phiêu sáng suốt rõ ràng, những phương thế để đạt mục phiêu ấy phải được hoạch định, nghiên cứu tỉ mỉ. Phải chọn người cộng tác có tài đức, khả dĩ thi hành được công việc cho đến thành công.

-Muốn đối phó hoàn cảnh cho xuôi xắn, phải biết tùy thời xử thế. Lúc cương, lúc nhu, khi mạnh thì cương, khi yếu thời nhu, phải luôn luôn theo đường lối tự nhiên, công chính và phổ quát.

-Trong khi hành sự, phải bình tĩnh, sáng suốt, bình dị, đừng có rối rắm, đừng có phức tạp cầu kỳ.

-Đừng làm gì để cho lương tâm, người đời chê trách. Đừng làm gì để di hại đến tinh thần, thể xác, hoàn cảnh, sự nghiệp, danh giá của mình.

-Gặp nguy biến, phải ẩn lánh để bảo toàn tấm thân.

-Gặp lúc thuận tiện, phải đem tài năng, đức độ ra giúp nước, giúp dân.


-Không cộng tác với bạo chúa, cường quyền.

-Chỉ cộng tác với người tài đức, vì dân, vì nước.

-Không thân cận với kẻ tiểu nhân, với người ác đức. Khi cần giao thiệp với họ, phải giữ gìn cho lắm.

-Phải tránh những sự giao thiệp giả dối.

-Đối với mọi người, cần sự thành khẩn.

-Không có tài, đừng ham địa vị cao.

-Không phải việc mình, đừng rây vào. Những nguy hiểm có thể tránh được thì nên tránh, đừng có dấn thân vào. Nếu chúng ta giữ được như vậy, thì công việc chúng ta thi hành thường được trôi chẩy, cuộc đời chúng ta luôn được vui tươi như ý.

Dịch Kinh đã dạy chúng ta những tôn chỉ chính xác, để hướng dẫn hành động chúng ta cho chúng ta trở nên hoàn bị. Có những tư tưởng sáng suốt, những tôn chỉ chính xác, mục phiêu cao cả, những hành vi, cử chỉ, tác phong hợp lý hợp nghĩa, tức là có những phương tiện để tiến tới hoàn thiện, trở thành Thánh Hiền.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

2) Thái Ât Thần Kinh .

Theo cách hiểu thông thường thì TATK có nghĩa là : Cuốn kinh thần diệu về Thái Ât, còn Thái Ât là một thiên thể quan trọng (!) nằm gần sao Bắc Cực nên nội dung sách này là tính toán tác động năng lượng của Thái Ât cùng một số thiên thể phụ thuộc khác xuống quả đất chúng ta. Các sách còn lại hiện nay luôn viết : Thái Ât là tôn thần của Thiên đế ở trước sao Bắc cực, chủ sai khiến 16 Thần, (xem đó) mà biết gió mưa, hạn-lụt, binh cách, bệnh tật. Trong nước thì chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn..v.v…Với cách hiểu nhân hoá vì chính trị trên thì Sao bắc cực là nơi ở của Thiên đế (tức Ngọc hoàng thượng đế), còn Sao Thái ất là nơi ở của một bề tôi Thiên đế đang lo công việc điều hành Thời khí cho nhân gian, nhưng thực tế thì năng lượng từ Hệ bặc cực cùng các thiên thể khác ở xa gần chung quanh tác động tới quả đất là không đáng kể nên cũng có ý kiến cho rằng lúc ban đầu các nhà sưu tập đã hiểu đúng theo nguyên bản gốc rồi do tam sao thất bản mà sai đi : Thái Ât là Ât cả, Ât lớn tức là từ chỉ HỆ MẶT TRỜI lúc bấy giờ còn 2 từ Thần Kinh thì nghĩa là “ Thời điểm thẳng hàng” theo như lý thuyết ngũ hành của họ : “ Thời gian vũ trụ được tính từ mốc 7 hành tinh xếp thẳng hàng với nhau.” Như vậy 4 chữ TATK có nghĩa: “Thời điểm 7 hành tinh của HMT xếp thẳng hàng” vì hiểu như vậy thì mới ăn khớp với thời gian tính toán bên trong nó là từ năm Giáp Tý 00.000.001 cho đến nay. Nhưng tại sao họ không dùng ngữ pháp Hán là “ Kinh Thần” mà lại là Thần Kinh ? Điều này thì được giải thích : Thuở mới tiếp thu ban đầu các nhà sưu tập cũng như dân chúng của họ do bị đồng hoá từ dân bản địa nên cách dùng từ ngữ phần nhiều đã theo lối của dân bản địa như : Bào Hy, Phục Hy, Thần Nông, Trung Cung,Thần Kinh ..…mà không là : Hy Bào, Hy Phục, Nông Thần, Cung Trung, Kinh Thần..v.v…

Nghĩa ngữ TATK thì có 2 cách hiểu như thế nhưng với dân (Việt) bản địa thì không phải Thời Gian Vũ Trụ khởi đầu lúc 7 hành tinh xếp thẳng hàng ( thất diệu tề nguyên ) mà là lúc Qủa đất quay quanh mặt trời với quỹ đạo tròn nhất nên điều này chứng tỏ rằng nội dung sưu tầm được chắc chắn là chẳng có bao nhiêu. Đa phần là họ phải chế tác thêm theo học thuyết ngũ hành thì mới hoàn chỉnh nên đấy chỉ là cách làm lấy có của kẻ làm chính trị chứ không phải là của người trí tuệ muốn tìm chân lý ! Chúng ta sẽ thấy rõ qua phần tìm hiểu nội dung dưới đây :

Vì với Kỳ Môn Độn Giáp thì không thể tính toán được năng lượng trực tiếp của Hệ mặt trời (3 trường Ât, Bính, Đinh ) xuống quả đất mà năng lượng này là chủ lực của sự sống và cho cuộc sống nên người xưa cũng với Bảng Lạc Thư đã phải tìm cách giải quyết nan đề này :

(Theo ý kiến riêng thì đây là lý do ra đời của sách TATK !)

Bảng Lạc Thư thì căn cứ vào Hệ mặt trời quay quanh Tâm thiên hà chúng ta tức là Phần Dương quay quanh Phần Âm, còn với Hệ mặt trời thì tất cả các hành tinh (thuộc trường Đinh ) là Phần Âm lại quay quanh Mặt trời ( thuộc trường Ât ) là Phần Dương nên khi dùng bảng Lạc thư để tính năng lượng từ Hệ mặt trời thì người xưa đã phải đổi ngược 2 quỹ đạo Thời gian cửu cung và Không gian bát quái hậu thiên với nhau, tức là năng lượng của trường Ât (được chia làm 9 sao khí) và năng lượng của trường Đinh (cũng được chia làm 9 sao khí) tác động vào Địa Bàn Lạc Thư theo Thời gian cửu cung là theo vòng tròn Bát quái hậu thiên chứ không theo 2 bảng cửu cung thuận nghịch đã có xưa nay. Mỗi loại năng lượng trên đều có tính chất riêng của nó, nhưng mạnh hay yếu ở mức độ nào thì tuỳ thuộc vào chủ thể phát ra nó là trường Ât hoặc trường Đinh đang ở quẻ nào trong bảng Lạc thư. Hai chủ thể này thì theo quy luật “ Dẫn 1 cực 3” nên Ât thì cứ 3 năm (…) chuyển 1 quẻ, Đinh thì cứ 36 năm (…) chuyển 1 quẻ . Như thế tại địa bàn ta sẽ biết vùng nào tại thời gian nào chịu tác động của loại năng lượng nào.

Sau đó họ tìm cách tính toán năng lượng của trường Bính ( chứa mặt trăng ), sao Mộc, và 4 sao phụ là Thuỷ, Hoả, Kim, Thổ.

Cuối cùng họ tính toán năng lượng tổng hợp của 6 trường bên ngoài Hệ mặt trời Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý theo như cách của Kỳ Môn Độn Giáp đã có từ trước.( Điều này chứng tỏ sách này ra đời sau KMDG )

Như vậy là sách TATK cũng tính toán năng lượng từ 9 trường bên ngoài tác động vào quả đất, nhưng chú trọng vào năng lượng từ Hệ mặt trời hơn vì thực tế là chủ lực hơn bởi gần gũi hơn.

(Trình bày sơ lược là như thế, các bạn cần tham khảo chi tiết thì có thể xem thêm biện giải ở chủ đề : Tìm Hiểu Thuật Số Thái Ât Thần Kinh đã đăng trong diễn đàn trang web tuvilyso.net của cùng tác giả)

Các sách TATK còn lại hiện nay của người Trung hoa hay của ta sưu tập lại hầu hết đều theo quan điểm 1 : Thái Ât là 1 thiên thế nằm trước sao Bắc cực rồi họ cố gắng lý giải theo đấy, nhưng càng giải thích thì càng đi vào bế tắc không lối thoát nên đầy dẫy các yếu tố thần linh mê tín đã được đưa vào hổ trợ làm cho không một ai đọc hiểu được tí nào cả, ta bỏ đi không bàn tới ở đây !

Với cách hiểu thứ 2 về đại thể thì tuy đúng, nhưng không có bản sưu tập nào mới khác ngoài các bản hiện còn nên cũng chẳng ai lý giải gì. Ở đây ta chỉ phân tích về yếu tố ngũ hành được lồng ghép bên trong là nguyên nhân chính làm cho thuật số này mất gốc và sai lạc cho tới mãi hôm nay. Mất gốc và sai trật đối với các nhà ngũ hành sưu tập ban đầu thì chắc chẳng thành vấn đề miễn sao là đạt được hiệu quả chính trị : “Tất cả là của tổ tiên ta” mà thôi ! Sơ lược như sau :

Theo sách vở thì trường Ât (họ cho là sao Thái Ât ở trước sao Bắc cực) thuộc hành Mộc là đúng theo cách quy thuộc 10 trường vào 5 hành của họ trong bảng Lạc thư, nhưng trường Đinh (họ gọi là Đại du, là Kim Thần) thì lại quy vào hành Kim là chính họ mâu thuẫn với họ vì ai cũng biết theo lý thuyết ngũ hành thì Bính Đinh thuộc Hoả. Rồi Mặt trời thuộc trường Ât phát ra 9 sao khí thì 9 sao khí này cũng bị quy thuộc vào 5 hành, vậy tại sao riêng hành Mộc mà lại sanh ra cả 5 hành được ? Phần Âm của hệ Mặt trời thuộc trường Đinh phát ra 9 sao khí thì cũng như thế, tại sao riêng hành Kim lại sanh ra cả 5 hành được ? Điều này chứng tỏ khi quy thuộc 10 trường ( tức 10 can ) vào 5 hành thì họ chẳng hiểu chúng là gì cả :

Giáp là trường không gian chứa quả đất thì họ cho là Giai đoạn manh nha bắt đầu của mọi vật (vạn vật phẩu phù).

Ât là trường không gian chứa mặt trời thì họ cho là Giai đoạn tượng xuân của mọi vật ( vạn vật sinh ác ác)

Hai trường này bị quy thuộc hành Mộc !

Bính là trường không gian chứa mặt trăng thì họ cho là Giai đoạn mọi vật bắt đầu hiển lộ rõ ràng ( dương đạo thử minh )

Đinh là trường không gian chứa tất cả các hành tinh thuộc Hệ mặt trời (tức là phần Âm của Hệ mặt trời) thì họ cho là Giai đoạn mọi vật trưởng thành (vạn vật đinh tráng )

Hai trường này bị quy thuộc hành Hoả vì Mộc sanh Hoả !

Mậu và Kỷ là 2 trường không gian hợp thành 1 trục ( mà trung điểm của chúng là Hệ Bắc Cực ) phân chia bên này là hệ Mặt trời và bên kia là không gian bên thiên hà, thì họ cho là Giai đoạn mọi vật đứng vững tồn tại ( theo Sử ký và Luật thư thì không thấy ghi gì nhưng theo Hán thư thì ghi là: phong mậu vu mậu, lý kỷ vu kỷ )

Hai trường này bị quy thuộc hành Thổ vì Hoả sanh Thổ ! Canh là trường không gian đối ứng lại với trường Đinh qua Tâm là Hệ Bắc Cực thì họ cho là Giai đoạn vạn vật thay đổi ( dương khí canh vạn vật )

Tân là trường không gian đối ứng lại với trường Bính cũng qua Tâm Bắc cực thì họ cho là Giai đoạn mọi vật bắt đầu sinh cái mới ( vạn vật chi tân sinh )

Hai trường này bị quy thuộc hành Kim vì Thổ sanh Kim !

Nhâm là trường không gian đối ứng lại trường Ât cũng qua Tâm Bắc Cực thì họ cho là Giai đoạn cái mới sinh từ mọi vật đang được nuôi dưỡng (dương khí hoá dưỡng ). Trường này đối lại với trường Ât chứa mặt trời nên nó chính là Tâm thiên hà chúng ta.

Quý là trường không gian đối ứng lại với trường Giáp cũng qua Tâm Bắc Cực thì họ cho là Giai đoạn cái mới sinh từ mọi vật chờ cơ phát triển, còn vật mẹ chuẩn bị hư mất. ( vạn vật khả quy độ )

Hai trường này bị quy thuộc hành Thuỷ vì Kim sinh Thuỷ !

TỐN LY KHÔN

Ât Bính- Đinh Kỷ

(Âm Mộc) (Âm Dương Hoả) (Âm Thổ)

CHẤN TC ĐOÀI

Giáp Canh

(Dương Mộc) (Dương Kim)

CẤN KHẢM CÀN

Mậu Quý-Nhâm Tân

(Dương Thổ)( Âm Dương Thuỷ) (Âm Kim)

( Qua cách quy thuộc 10 trường này thì ta lại thấy thêm một mâu thuãn nữa là : Về quẻ thì Càn thuộc Dương Kim, Đoài thuộc Âm Kim.Nhưng với 10 Trường họ chia mỗi cặp làm dương trước âm sau thì Canh thuộc dương lại nằm ở Đoài, còn Tân thuộc âm lại nằm ở Càn, chẳng nhất quán chút nào cả)

10 Can là những trường không gian thì họ “bịa” ra là những giai đoạn thời gian của sự phát triển mọi vật rồi đem quy chúng vào 5 hành hoàn toàn sai lạc như thế mà đem giải thích cho những sách tính toán năng lượng của chúng thì làm sao mà đúng được ! Như vậy là đã rõ : Sách TATK là của Việt tộc, được viết bằng chữ Việt cũng đã bị thất truyền cho mãi đến khi có sự sưu tập lại, chế tác thêm của các nhà ngũ hành sau này nên mới có chuyện : Dốt chân lý thì nguỵ biện lấy được để phục vụ chính trị như trên.

Thêm : Trong nước ta còn lưu lại 2 cuốn TATK : Một của Phạm đình Hổ sưu tầm, lượm lặc từ các sách của người Trung hoa đời sau theo quan điểm : Thái Ât là Tôn thần của Thiên Dế, còn từ ngữ được dùng bên trong thì vẫn theo lối gọi quan chức Trung hoa không sai một mảy may. Nhưng lại ghi là ; Soạn lại từ cuốn Huyền Phạm Tiết Yếu của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu cụ Trạng có soạn sách này thì sao các học trò của ông như Trạng Phùng, Trạng Bùng …cũng như các dòng tộc học giả lớn của nước ta không một ai biết cả, chỉ duy nhất một PDH có mà thôi ? Hơn nữa một bậc Trạng sáng suốt thì không thể viết một cuốn sách mang đầy tính cách mê tín như thế ! Chúng ta không thể vội tin được !

Một của học giả Lê Quý Đôn cũng sưu tầm theo các sách Trung hoa : Thái Ât là tôn thần Thiên đế, nhưng khách quan hơn, không lý giải theo ý riêng gì cả chỉ ghi lại như thế như thế để làm tài liệu cho đời sau tham khảo. Các bạn cần thì có thể đọc thêm.

nguyennhon.nhon@gmail.com

Theo cách hiểu thông thường thì TATK có nghĩa là : Cuốn kinh thần diệu về Thái Ât, còn Thái Ât là một thiên thể quan trọng (!) nằm gần sao Bắc Cực nên nội dung sách này là tính toán tác động năng lượng của Thái Ât cùng một số thiên thể phụ thuộc khác xuống quả đất chúng ta. Các sách còn lại hiện nay luôn viết : Thái Ât là tôn thần của Thiên đế ở trước sao Bắc cực, chủ sai khiến 16 Thần, (xem đó) mà biết gió mưa, hạn-lụt, binh cách, bệnh tật. Trong nước thì chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn..v.v…Với cách hiểu nhân hoá vì chính trị trên thì Sao bắc cực là nơi ở của Thiên đế (tức Ngọc hoàng thượng đế), còn Sao Thái ất là nơi ở của một bề tôi Thiên đế đang lo công việc điều hành Thời khí cho nhân gian, nhưng thực tế thì năng lượng từ Hệ bặc cực cùng các thiên thể khác ở xa gần chung quanh tác động tới quả đất là không đáng kể nên cũng có ý kiến cho rằng lúc ban đầu các nhà sưu tập đã hiểu đúng theo nguyên bản gốc rồi do tam sao thất bản mà sai đi : Thái Ât là Ât cả, Ât lớn tức là từ chỉ HỆ MẶT TRỜI lúc bấy giờ còn 2 từ Thần Kinh thì nghĩa là “ Thời điểm thẳng hàng” theo như lý thuyết ngũ hành của họ : “ Thời gian vũ trụ được tính từ mốc 7 hành tinh xếp thẳng hàng với nhau.” Như vậy 4 chữ TATK có nghĩa: “Thời điểm 7 hành tinh của HMT xếp thẳng hàng” vì hiểu như vậy thì mới ăn khớp với thời gian tính toán bên trong nó là từ năm Giáp Tý 00.000.001 cho đến nay. Nhưng tại sao họ không dùng ngữ pháp Hán là “ Kinh Thần” mà lại là Thần Kinh ? Điều này thì được giải thích : Thuở mới tiếp thu ban đầu các nhà sưu tập cũng như dân chúng của họ do bị đồng hoá từ dân bản địa nên cách dùng từ ngữ phần nhiều đã theo lối của dân bản địa như : Bào Hy, Phục Hy, Thần Nông, Trung Cung,Thần Kinh ..…mà không là : Hy Bào, Hy Phục, Nông Thần, Cung Trung, Kinh Thần..v.v…

Nghĩa ngữ TATK thì có 2 cách hiểu như thế nhưng với dân (Việt) bản địa thì không phải Thời Gian Vũ Trụ khởi đầu lúc 7 hành tinh xếp thẳng hàng ( thất diệu tề nguyên ) mà là lúc Qủa đất quay quanh mặt trời với quỹ đạo tròn nhất nên điều này chứng tỏ rằng nội dung sưu tầm được chắc chắn là chẳng có bao nhiêu. Đa phần là họ phải chế tác thêm theo học thuyết ngũ hành thì mới hoàn chỉnh nên đấy chỉ là cách làm lấy có của kẻ làm chính trị chứ không phải là của người trí tuệ muốn tìm chân lý ! Chúng ta sẽ thấy rõ qua phần tìm hiểu nội dung dưới đây :

Vì với Kỳ Môn Độn Giáp thì không thể tính toán được năng lượng trực tiếp của Hệ mặt trời (3 trường Ât, Bính, Đinh ) xuống quả đất mà năng lượng này là chủ lực của sự sống và cho cuộc sống nên người xưa cũng với Bảng Lạc Thư đã phải tìm cách giải quyết nan đề này :

(Theo ý kiến riêng thì đây là lý do ra đời của sách TATK !)

Bảng Lạc Thư thì căn cứ vào Hệ mặt trời quay quanh Tâm thiên hà chúng ta tức là Phần Dương quay quanh Phần Âm, còn với Hệ mặt trời thì tất cả các hành tinh (thuộc trường Đinh ) là Phần Âm lại quay quanh Mặt trời ( thuộc trường Ât ) là Phần Dương nên khi dùng bảng Lạc thư để tính năng lượng từ Hệ mặt trời thì người xưa đã phải đổi ngược 2 quỹ đạo Thời gian cửu cung và Không gian bát quái hậu thiên với nhau, tức là năng lượng của trường Ât (được chia làm 9 sao khí) và năng lượng của trường Đinh (cũng được chia làm 9 sao khí) tác động vào Địa Bàn Lạc Thư theo Thời gian cửu cung là theo vòng tròn Bát quái hậu thiên chứ không theo 2 bảng cửu cung thuận nghịch đã có xưa nay. Mỗi loại năng lượng trên đều có tính chất riêng của nó, nhưng mạnh hay yếu ở mức độ nào thì tuỳ thuộc vào chủ thể phát ra nó là trường Ât hoặc trường Đinh đang ở quẻ nào trong bảng Lạc thư. Hai chủ thể này thì theo quy luật “ Dẫn 1 cực 3” nên Ât thì cứ 3 năm (…) chuyển 1 quẻ, Đinh thì cứ 36 năm (…) chuyển 1 quẻ . Như thế tại địa bàn ta sẽ biết vùng nào tại thời gian nào chịu tác động của loại năng lượng nào.

Sau đó họ tìm cách tính toán năng lượng của trường Bính ( chứa mặt trăng ), sao Mộc, và 4 sao phụ là Thuỷ, Hoả, Kim, Thổ.

Cuối cùng họ tính toán năng lượng tổng hợp của 6 trường bên ngoài Hệ mặt trời Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý theo như cách của Kỳ Môn Độn Giáp đã có từ trước.( Điều này chứng tỏ sách này ra đời sau KMDG )

Như vậy là sách TATK cũng tính toán năng lượng từ 9 trường bên ngoài tác động vào quả đất, nhưng chú trọng vào năng lượng từ Hệ mặt trời hơn vì thực tế là chủ lực hơn bởi gần gũi hơn.

(Trình bày sơ lược là như thế, các bạn cần tham khảo chi tiết thì có thể xem thêm biện giải ở chủ đề : Tìm Hiểu Thuật Số Thái Ât Thần Kinh đã đăng trong diễn đàn trang web tuvilyso.net của cùng tác giả)

Các sách TATK còn lại hiện nay của người Trung hoa hay của ta sưu tập lại hầu hết đều theo quan điểm 1 : Thái Ât là 1 thiên thế nằm trước sao Bắc cực rồi họ cố gắng lý giải theo đấy, nhưng càng giải thích thì càng đi vào bế tắc không lối thoát nên đầy dẫy các yếu tố thần linh mê tín đã được đưa vào hổ trợ làm cho không một ai đọc hiểu được tí nào cả, ta bỏ đi không bàn tới ở đây !

Với cách hiểu thứ 2 về đại thể thì tuy đúng, nhưng không có bản sưu tập nào mới khác ngoài các bản hiện còn nên cũng chẳng ai lý giải gì. Ở đây ta chỉ phân tích về yếu tố ngũ hành được lồng ghép bên trong là nguyên nhân chính làm cho thuật số này mất gốc và sai lạc cho tới mãi hôm nay. Mất gốc và sai trật đối với các nhà ngũ hành sưu tập ban đầu thì chắc chẳng thành vấn đề miễn sao là đạt được hiệu quả chính trị : “Tất cả là của tổ tiên ta” mà thôi ! Sơ lược như sau :

Theo sách vở thì trường Ât (họ cho là sao Thái Ât ở trước sao Bắc cực) thuộc hành Mộc là đúng theo cách quy thuộc 10 trường vào 5 hành của họ trong bảng Lạc thư, nhưng trường Đinh (họ gọi là Đại du, là Kim Thần) thì lại quy vào hành Kim là chính họ mâu thuẫn với họ vì ai cũng biết theo lý thuyết ngũ hành thì Bính Đinh thuộc Hoả. Rồi Mặt trời thuộc trường Ât phát ra 9 sao khí thì 9 sao khí này cũng bị quy thuộc vào 5 hành, vậy tại sao riêng hành Mộc mà lại sanh ra cả 5 hành được ? Phần Âm của hệ Mặt trời thuộc trường Đinh phát ra 9 sao khí thì cũng như thế, tại sao riêng hành Kim lại sanh ra cả 5 hành được ? Điều này chứng tỏ khi quy thuộc 10 trường ( tức 10 can ) vào 5 hành thì họ chẳng hiểu chúng là gì cả :

Giáp là trường không gian chứa quả đất thì họ cho là Giai đoạn manh nha bắt đầu của mọi vật (vạn vật phẩu phù).

Ât là trường không gian chứa mặt trời thì họ cho là Giai đoạn tượng xuân của mọi vật ( vạn vật sinh ác ác)

Hai trường này bị quy thuộc hành Mộc !

Bính là trường không gian chứa mặt trăng thì họ cho là Giai đoạn mọi vật bắt đầu hiển lộ rõ ràng ( dương đạo thử minh )

Đinh là trường không gian chứa tất cả các hành tinh thuộc Hệ mặt trời (tức là phần Âm của Hệ mặt trời) thì họ cho là Giai đoạn mọi vật trưởng thành (vạn vật đinh tráng )

Hai trường này bị quy thuộc hành Hoả vì Mộc sanh Hoả !

Mậu và Kỷ là 2 trường không gian hợp thành 1 trục ( mà trung điểm của chúng là Hệ Bắc Cực ) phân chia bên này là hệ Mặt trời và bên kia là không gian bên thiên hà, thì họ cho là Giai đoạn mọi vật đứng vững tồn tại ( theo Sử ký và Luật thư thì không thấy ghi gì nhưng theo Hán thư thì ghi là: phong mậu vu mậu, lý kỷ vu kỷ )

Hai trường này bị quy thuộc hành Thổ vì Hoả sanh Thổ ! Canh là trường không gian đối ứng lại với trường Đinh qua Tâm là Hệ Bắc Cực thì họ cho là Giai đoạn vạn vật thay đổi ( dương khí canh vạn vật )

Tân là trường không gian đối ứng lại với trường Bính cũng qua Tâm Bắc cực thì họ cho là Giai đoạn mọi vật bắt đầu sinh cái mới ( vạn vật chi tân sinh )

Hai trường này bị quy thuộc hành Kim vì Thổ sanh Kim !

Nhâm là trường không gian đối ứng lại trường Ât cũng qua Tâm Bắc Cực thì họ cho là Giai đoạn cái mới sinh từ mọi vật đang được nuôi dưỡng (dương khí hoá dưỡng ). Trường này đối lại với trường Ât chứa mặt trời nên nó chính là Tâm thiên hà chúng ta.

Quý là trường không gian đối ứng lại với trường Giáp cũng qua Tâm Bắc Cực thì họ cho là Giai đoạn cái mới sinh từ mọi vật chờ cơ phát triển, còn vật mẹ chuẩn bị hư mất. ( vạn vật khả quy độ )

Hai trường này bị quy thuộc hành Thuỷ vì Kim sinh Thuỷ !

TỐN LY KHÔN

Ât Bính- Đinh Kỷ

(Âm Mộc) (Âm Dương Hoả) (Âm Thổ)

CHẤN TC ĐOÀI

Giáp Canh

(Dương Mộc) (Dương Kim)

CẤN KHẢM CÀN

Mậu Quý-Nhâm Tân

(Dương Thổ)( Âm Dương Thuỷ) (Âm Kim)

( Qua cách quy thuộc 10 trường này thì ta lại thấy thêm một mâu thuãn nữa là : Về quẻ thì Càn thuộc Dương Kim, Đoài thuộc Âm Kim.Nhưng với 10 Trường họ chia mỗi cặp làm dương trước âm sau thì Canh thuộc dương lại nằm ở Đoài, còn Tân thuộc âm lại nằm ở Càn, chẳng nhất quán chút nào cả)

10 Can là những trường không gian thì họ “bịa” ra là những giai đoạn thời gian của sự phát triển mọi vật rồi đem quy chúng vào 5 hành hoàn toàn sai lạc như thế mà đem giải thích cho những sách tính toán năng lượng của chúng thì làm sao mà đúng được ! Như vậy là đã rõ : Sách TATK là của Việt tộc, được viết bằng chữ Việt cũng đã bị thất truyền cho mãi đến khi có sự sưu tập lại, chế tác thêm của các nhà ngũ hành sau này nên mới có chuyện : Dốt chân lý thì nguỵ biện lấy được để phục vụ chính trị như trên.

Thêm : Trong nước ta còn lưu lại 2 cuốn TATK : Một của Phạm đình Hổ sưu tầm, lượm lặc từ các sách của người Trung hoa đời sau theo quan điểm : Thái Ât là Tôn thần của Thiên Dế, còn từ ngữ được dùng bên trong thì vẫn theo lối gọi quan chức Trung hoa không sai một mảy may. Nhưng lại ghi là ; Soạn lại từ cuốn Huyền Phạm Tiết Yếu của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu cụ Trạng có soạn sách này thì sao các học trò của ông như Trạng Phùng, Trạng Bùng …cũng như các dòng tộc học giả lớn của nước ta không một ai biết cả, chỉ duy nhất một PDH có mà thôi ? Hơn nữa một bậc Trạng sáng suốt thì không thể viết một cuốn sách mang đầy tính cách mê tín như thế ! Chúng ta không thể vội tin được !

Một của học giả Lê Quý Đôn cũng sưu tầm theo các sách Trung hoa : Thái Ât là tôn thần Thiên đế, nhưng khách quan hơn, không lý giải theo ý riêng gì cả chỉ ghi lại như thế như thế để làm tài liệu cho đời sau tham khảo. Các bạn cần thì có thể đọc thêm.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

nguyễn thiện nhơn quan hệ bát biến của các quẻ Posted Image Posted Image Posted Image Ứng dụng từ quan hệ bát biến của các quẻ thì khá nhiều như :

· Con người với con người : Dùng quan hệ 2 quẻ bản mệnh cửu cung của 2 người để xem có phù hợp với nhau không ?

· Con người với không gian : Dùng quẻ bản mệnh cửu cung đối chiếu với hướng nhà ở quy theo quẻ hậu thiên để xem có phù hợp không ?

· Con người với thời gian : Dùng quẻ bản mệnh cửu cung đối chiếu với quẻ thời gian quy theo hậu thiên để xem ảnh hưởng tốt xấu thế nào ?

· Công việc với thời gian : Công việc được xem là chủ thể, thời gian là khách thể nên cũng đã được đối chiếu như trên để xem xét có thích hợp với nhau không ?

Và còn nhiều nữa trong các thuật số …v.v…

Ứng dụng tuy nhiều nhưng lý giải các mối quan hệ này thì mãi cho đến nay vẫn rất mù mờ, nên chúng ta lại

cùng nhau bàn về chủ đề này một lần nữa dưới đây :

Quan hệ bát biến của các quẻ xưa nay thường được trính bày theo quy tắc sau :

Nhất biến thượng - Sanh khí.

Nhị biến trung - Ngũ quỷ.

Tam biến hạ - Diên niên.

Tứ biến trung - Tiểu sát.

Ngũ biến thượng - Hoạ hại.

Lục biến trung – Thiên y.

Thất biến hạ - Tuyệt mệnh.

Bát biến trung - Phục vị.

file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CVUKHAN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_image001.gif

<br style="mso-ignore:vglayout" clear="ALL"> ( Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn )

Ví dụ với quẻ Càn thì :

* Nhất biến thượng - Sanh khí : Có nghĩa là biến đổi hào thượng của quẻ Càn từ Dương thành Âm thì ta được quẻ Đoài và quan hệ giữa 2 quẻ Càn - Đoài là Sanh khí.

* Nhị biến trung – Ngũ quỷ : Có nghĩa là biến đổi hào trung của quẻ vừa tạo ra từ lần biến đổi trước là Đoài ( chứ không phải của quẻ Càn ) từ Dương thành Âm thì ta được quẻ Chấn và quan hệ giữa 2 quẻ Càn - Chấn ( chứ không phải 2 quẻ Đoài - Chấn ) là Ngũ quỷ.

Tương tự tiếp tục :

* Tam biến hạ - Diên niên : Biến đổi hào hạ quẻ Chấn từ Dương thành Âm thì Chấn thành Khôn và quan hệ Càn – Khôn là Diên niên.

* Tứ biến trung - Tiểu sát : Biến đổi hào trung quẻ Khôn từ Âm thành Dương thì Khôn thành Khảm và quan hệ Càn - Khảm là Tiểu sát.

* Ngũ biến thượng - Hoạ hại : Biến đổi hào thượng quẻ Khảm từ Âm thành Dương thì Khảm thành Tốn và quan hệ Càn - Tốn là Hoạ hại.

* Lục biến trung – Thiên y : Biến đổi hào trung quẻ Tốn từ Dương thành Âm thì Tốn thành Cấn và quan hệ Càn - Cấn là Thiên y.

* Thất biến hạ - Tuyệt mệnh : Biến đổi hào hạ quẻ Cấn từ Âm thành Dương thì Cấn thành Ly và quan hệ Càn – Ly là tuyệt mệnh

* Bát biến trung - Phục vị : Biến đổi hào trung quẻ Ly từ Âm thành Dương thì Ly thành Càn và quan hệ Càn – Càn là Phục vị.

Với 7 quẻ còn lại thì cũng thế khi biến đổi theo trình tự như trên ta vẫn được kết quả quan hệ như trên không có sai khác gì…..nên có thể tổng hợp lại như sau :

*1) Quan hệ Sanh khí : Càn – Đoài , Đoài – Càn.

Ly - Chấn , Chấn – Ly.

Tốn – Khàm , Khảm - Tốn.

Cấn – Khôn , Khôn - Cấn.

*2) Quan hệ Ngũ quỷ : Càn - Chấn , Chấn – Càn.

Đoài – Ly , Ly – Đoài.

Tốn – Khôn , Khôn - Tốn.

Khảm - Cấn , Cấn - Khảm.

*3)Quan hệ Diên niên : Càn – Khôn , Khôn – Càn.

Đoài - Cấn , Cấn – Đoài.

Ly - Khảm , Khảm – Ly.

Chấn - Tốn , Tốn - Chấn.

*4)Quan hệ Tiểu sát : Càn - Khảm , Khảm – Càn

Đoài - Tốn , Tốn – Đoài.

Ly – Khôn , Khôn – Ly.

Chấn - Cấn , Cấn - Chấn.

*5)Quan hệ Hoạ hại : Càn - Tốn , Tốn – Càn.

Đoài - Khảm , Khảm – Đoài.

Ly - Cấn , Cấn Ly.

Chấn – Khôn , Khôn - Chấn.

file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CVUKHAN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_image003.gif

<br style="mso-ignore:vglayout" clear="ALL">

*6) Quan hệ Thiên y : Càn - Cấn , Cấn – Càn.

Đoài – Khôn , Khôn – Đoài.

Ly - Tốn , Tốn – Ly.

Chấn - Khảm , Khảm - Chấn.

*7) Quan hệ Tuyệt mệnh : Càn – Ly , Ly – Càn.

Đoài – Chấn , Chấn – Đoài.

Tốn - Cấn , Cấn - Tốn.

Khảm – Khôn , Khôn - Khảm.

*8)Quan hệ Phục vị : Càn – Càn.

Đoài – Đoài.

Ly – Ly.

Chấn - Chấn.

Tốn - Tốn.

Khảm - Khảm.

Cấn - Cấn.

Khôn – Khôn.

Tới đây thì câu hỏi đặt ra là : Quy tắc biến đổi và các kết quả quan hệ trên do đâu mà có ? Xét 8 quẻ đơn trên ta thấy :

* Có 4 cặp khác nhau hào trên, nhưng giống nhau 2 hào dưới ( quan hệ 1 )

*Có 4 cặp khác nhau 2 hào trên nhưng giống nhau hào dưới ( quan hệ 2 )

*Có 4 cặp khác nhau cả 3 hào ( quan hệ 3 )

*Có 4 cặp khác nhau hào dưới, nhưng giống nhau 2 hào trên ( quan hệ 5 )

*Có 4 cặp khác nhau 2 hào dưới nhưng giống nhau hào trên ( quan hệ 6 )

*Có 4 cặp khác nhau 2 hào trên và dưới, nhưng giống nhau hào giữa ( quan hệ 4 )

*Có 4 cặp giống nhau 2 hào trên và dưới, nhưng khác nhau hào giữa ( quan hệ 7 )

*Riêng quan hệ thứ 8 thì 2 quẻ cùng tên phải giống nhau là đương nhiên, nhưng ta vẫn có thể coi như có 8 cặp quẻ giống nhau cả 3 hào.

Từ các trường hợp giống nhau và khác nhau của các hào 8 quẻ vừa xét thì chúng ta dễ dàng sắp xếp chúng thành quy tắc biến đổi liên tiếp ngay dù khởi đầu từ hào nào đi nữa.

Ví dụ : Ta cũng có thể sắp xếp khởi từ hào dưới lên như sau :

Nhất biến hạ - Hoạ hại.

Nhị biến trung – Thiên y.

Tam biến thượng – Diên niên.

Tứ biến trung - Tiểu sát.

Ngũ biến hạ - Sanh khí.

Lục biến trung – Ngũ quỷ.

Thất biến thượng - Tuyệt mệnh.

Bát biến trung - Phục vị.

Qua đây ta thấy quy tắc trên chỉ là để cho dễ nhớ chứ không phải do sự biến đổi từng hào mà tạo nên các quan hệ giữa các quẻ. Biến đổi từng hào thì quẻ này chỉ thành quẻ kia, còn mối quan hệ giữa chúng với nhau là vấn đề hoàn toàn riêng khác !

Còn với các nhà ngũ hành thì sao ?

Căn cứ vào cách quy 8 quẻ Hậu thiên vào 5 hành :

Đoài, Càn thuộc Kim, Khảm thuộc Thuỷ, Cấn, Khôn thuộc Thổ, Chấn, Tốn thuộc Mộc, Ly thuộc Hoả, họ lý giải các quan hệ trên theo quy luật sanh khắc nhưng lại có rất nhiều vô lý như vài ví dụ sau :

* Quan hệ Sanh khí là vì 2 quẻ mang hành Tương sanh ( 2 cặp Ly - Chấn và Tốn - Khảm ) hoặc Tỷ hoà ( 2 cặp Càn – Đoài và Cấn Khôn ).

Tại sao Tương sanh và Tỷ hoà đều cho quan hệ là Sanh khí cả ?

Tương sanh phải khác với Tỷ hoà chứ ? Còn riêng trong Tương sanh thì ví dụ : Chấn mộc sanh Ly hoả chứ Ly hoả đâu có sanh Chấn mộc ? Lối giải thích quan hệ này nghe qua thì có vẻ hợp lý nhưng khi phân tích kỹ thì rõ ràng là còn rất nhiều bế tắc !

* Quan hệ Diên niên : thì có 2 cặp Tương sanh ( Càn – Khôn và Đoài - Cấn ). 1 cặp Tỷ hoà ( Chấn - Tốn ) và 1 cặp Tương khắc ( Ly - Khảm ) Hỏi tại sao Tương sanh thì Diên niên mà Tương khắc cũng Diên niên thì sẽ được trả lời theo lối nói lấy được rằng : Tuy Khảm – Ly là Thuỷ - Hoả tương khắc nhưng chúng luôn cần nhau như kiểu “ Thuỷ - Hoả KÝ TẾ vậy !

* Giống như 2 quan hệ này không cần phải phân tích dài dòng 6 quan hệ còn lại làm gì vì cái sai căn bản là Lý thuyết ngũ hành không thể nào hợp nhất với học thuyết Âm Dương

Thái Cực được. Hợp nhất thì chỉ như một cây nhỏ khác loài vươn lên vũ trụ không - thời gian là nhờ bám vào cây đại thụ bên cạnh mà thôi Hơn nữa ở đây lại đem cách quy các Hành cho 8 quẻ hậu thiên để giải thích những quan hệ chung nhất của các quẻ là lệch lạc vì 8 quẻ hậu thiên chỉ là sự vận dụng của 8 quẻ tiên thiên vào Không - Thời gian thiên hà chúng ta chứ không phải là 8 quẻ căn bản . Để lý giải được chúng chúng ta phải quay trở lại quá trình hình thành và vận động của 8 quẻ tiên thiên thì mới có hy vọng :

Tám quẻ tiên thiên của Khí được hính thành theo quy luật Dẫn Một Cực Ba ( xin xem lại bài Kinh Diệt : Khơi Nguồn Mạch đã đăng vào thang 8 năm 2011 cùng tác giả ) tóm tắc sơ lược như sau :

Khối khí Thái cực do Âm Dương trao đổi cho nhau nên phải tự quay quanh mình sau 3 vòng thì hình thành 8 quẻ giống như một quả cam đã lột vỏ có 8 múi mà ta có thể hình dung theo hình vẻ :

file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CVUKHAN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_image004.gif Càn Tốn

Đoài Khảm

Ly Cấn

Chấn Khôn

*1) Tám quẻ này hút nhau từng cặp một do lực Âm Dương đối xứng là: Càn – Khôn , Đoài - Cấn , Ly - Khảm , Chấn - Tốn nên quan hệ của từng cặp trong chúng là Tốt mà người đời sau gọi là Diên niên.( Không thể truy tìm người Việt cổ gọi là gì vì thất truyền đã quá lâu xa ! )

*2) Nhưng mỗi cặp thì lại bị Khí Trường của cặp vuông góc với nó cản trở : Cặp Càn – Khôn thì bị cặp Ly - Khảm cản trở và ngược lại câp Ly - Khảm thì bị cặp Càn – Khôn cản trở, mà cùng bên thì cản trở mạnh hơn khác bên nên :

Càn – Ly là Tuyệt mệnh mà Càn - Khảm là Tiểu sát.

Ly – Càn là Tuyệt mệnh mà Ly – Khôn là Tiểu sát

Khôn - Khảm là Tuyệt mệnh mà Khôn – Ly là Tiểu sát

Khảm – Khôn là Tuyệt mệnh mà Khảm – Càn là Tiểu sát Tương tự 2 cặp Đoài - Cấn và Chấn - Tốn cũng thế nên ta lại có thêm 2 quan hệ nữa là Tuyệt mệnh và Tiểu sát .

*3) Từ vòng quay thứ 4 của Thái cực thì vận tốc quay là Chậm dần đều do lực hút nhau của 8 quẻ qua trục Tâm nên 2 phần Dương và Âm của mỗi bên có khuynh hướng kết hợp lại với nhau do lực hướng tâm ( vận tốc quay Nhanh dần đều thì các quẻ có khuynh hướng tách rời nhau do lực Ly tâm ). Sự kết hợp này thì theo thứ tự từng cặp trong mỗi phần trước ở cả 2 bên, rồi mới đến 2 phần ở từng bên nên vào thời kỳ các quẻ còn riêng lẻ thì ta lại có thêm quan hệ Sanh Khí của từng cặp như sau :

Càn – Đoài, Ly - Chấn, Tốn - Khảm, Cấn – Khôn.

Đoài – Càn, Chấn – Ly, Khảm - Tốn, Khôn - Cấn.

Đến đây thì cho ra 2 hệ quả là : *4) Mỗi cặp Diên niên ( trường hợp 1 ) bây giờ lại bị cản trở không những bởi cặp vuông góc ( trường hợp 2 ) mà còn bởi cặp kết hợp với cặp vuông góc ( trường hợp 3 ) nữa.

Sự cản trở này sẽ làm cho quan hệ của 2 quẻ Diên niên với cặp kết hợp trở nên xấu đi và ta lại có thêm 2 quan hệ tiếp, đó là : Ngũ quỷ và Hoạ hại.

Ví dụ : Cặp Diên niên Càn – Khôn bị cặp vuông góc Ly - Khảm cản trở thì chúng quan hệ với cặp Chấn - Tốn kết hợp của Khảm – Ly là :

Càn - Chấn : Ngũ quỷ , Càn - Tốn : Hoạ hại.

Khôn - Tốn : Ngũ quỷ , Khôn - Chấn : Hoạ hại.

( Ở đây cần chú ý là : Theo tính chất cùng bên thì dù quan hệ tốt hay xấu đều mạnh hơn khác bên nên 2 cặp từ ngữ Ngũ quỷ và Hoạ hại có thể người sưu tập đã dùng lộn nhau nếu hiểu Hoạ hại là xấu hơn Ngũ quỷ, nhưng với người xưa thì các quan hệ chỉ là sự hút nhau hay sự đẩy nhau ở mức độ mạnh yếu thế nào chứ không phải là tốt hay xấu )

Các cặp Diên niên khác thì cũng suy ra tương tự….

*5) Quan hệ giữa cặp Diên niên và cặp Sanh khí :

Ví dụ : Cặp Diên niên là Càn – Khôn mà Càn – Đoài và Khôn - Cấn là Sanh khí thì quan hệ Càn - Cấn và Khôn – Đoài là thế nào ? Càn với Khôn là Diên niên mà Khôn với Cấn là Sanh khí thì đương nhiên Càn với Cấn phải hút nhau rồi tuy lực có yếu đi ít nhiều nên ta lại có thêm quan hệ thứ 7 là Thiên y. Quan hệ Khôn – Đoài thì cũng thế .

Các cặp khác cũng thế, cứ suy ra tương tự…..

*6) Thực tế thì khối Khí thái cực khi tự chuyển hoá chỉ tạo thành 8 quẻ nên mỗi quẻ chỉ quan hệ với 7 quẻ còn lại, không có trường hợp nó quan hệ với chính nó, nhưng trong vận dụng tính toán cho các sự các vật thì có rất nhiều loại cùng chung một quẻ tượng lại tương tác, kết hợp hay chống đẩy nhau nên người xưa không thể không xét tới trường hợp này…

Hơn nữa theo quy tắc biến đổi từng hào để quẻ này thành quẻ kia thì luôn luôn có trường hợp mỗi quẻ trở về chính nó nên để dễ dàng cho sự vận dụng tính toán họ đã đưa vào quan hệ thứ 8 mà người đời sau gọi là Phục vị. Từ ngữ Phục vị này tự nó đã không nói lên mối quan hệ nào cả, nó chỉ cho ta biết biến đổi đến đấy thì mỗi quẻ sẽ trở về nguyên gốc thế thôi. Thế nên tuỳ vào mỗi trường hợp trong tính toán mà ta sẽ suy ra nó là tốt hay xấu chứ không cố định.

Nhưng đến đây thì cũng có thể có thêm thắc mắc :Quan hệ bát biến là của các quẻ trong khối khí thái cực sao lại có thể đem vận dung cho các tính toán cụ thể được ?

Như ta đã biết mọi vật mọi sự đều là Tượng của một quẻ nào đấy (quẻ tượng hay quái tượng ), mà đã là Tượng của một quẻ thì phải nằm trong Tượng của một Thái cực tượng chứa quẻ đó nên ta vẫn có 1 Thái cực tượng với 8 quẻ đầy đủ để tính toán quan hệ của chúng với nhau không có gì sai trái cả .

Ví dụ : Người xưa xem Gia đình là một Thái cực tượng với Người chồng là tượng của quẻ Càn, người vợ là tượng của quẻ Khôn và các con trai gái là ……. Thì quan hệ căn bản của Chồng -Vợ vẫn phải là Diên niên, nếu vì ngoại cảnh nào đó thân thể hay cuộc sống người chồng biến đổi không còn là Tượng của quẻ Càn nữa mà chuyển sang là Tượng của quẻ khác thì lúc bấy giờ chúng ta mới xét tới quan hệ khácsau….

Tóm lại là :

Người đời sau dùng từ ngữ Quan hệ bát biến là không chuẩn xác vì không phải do biến đổi các hào theo thứ tự mà tạo ra các quan hệ, hơn nữa thực chất thì chỉ có 7 quan hệ mà thôi.

Những quan hệ này thì phải xét nơi các quẻ tiên thiên chứ không thể xét tứ các quẻ hậu thiên dược.

Xét từ 8 quẻ tiên thiên thì phải căn cứ vào sự hình thành và vận động của chúng chứ không thể xem chúng đứng im cố định rồi suy luận lung tung thiếu nền tảng hình thành nên chúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites