Thiên Luân

XuÂn VỀ GiẢi MÃ PhƯƠng VỊ HÀ ĐỒ PhỤc Hy

44 bài viết trong chủ đề này

Tản mạn vui

XUÂN VỀ GIẢI MÃ PHƯƠNG VỊ HÀ ĐỒ PHỤC HY

Hậu Duệ Thiên Lương - Lê Hưng VKD

BBT: Đây là bài viết của con trai cả cụ Thiên Lương, đã từng đăng trên diễn đàn Khoa Học Huyền Bí trước năm 1975, bút danh Lê Hưng VKD, đã xuất bản sách " Nghiệm Lý Phong Hòa Thủy Tú " và sách " Tâm Thiền lẽ Dịch Xôn Xao " và Sách tử vi " Nghiệm Lý Linh Khu Thời Mệnh Học " do nhà XB Tổng Hợp TP.HCM xuất bản vào các năm 2007, 2008, 2010

I/ Huyền thoại về Hà đồ Phục Hy:

Mỗi độ Tết đến Xuân về, mọi người đều có ít nhiều thời khắc hồi hướng và mong cầu điều may mắn – hanh thông sẽ đến với mình & gia đình mình! Thực tế hiển nhiên này đã phát sinh nét văn hóa tâm linh từ nhiều đời nay ở Á Châu nói chung (và ở Việt Nam ta nói riêng) đó là vận dụng các “khả năng tiên tri” để dự đoán các sự việc sẽ xảy ra…

Người tích cực thì tìm cách phòng ngừa – hạn chế điều xui rủi (bằng nỗ lực tự thân điều chỉnh cách hành sử hằng ngày của mình), còn người tiêu cực thì cố công cầu cạnh “tha lực” ban cho mình điều may mắn (bằng nỗ lực cung phụng – cúng bái thần linh….). Trong số các “kiểu bói toán” cổ truyền được đông đảo người tín nhiệm là bốc Dịch!

Bốc Dịch dựa trên sự ngẫu nhiên về thời gian cảm hứng, tương thích với 64 kênh thông tin cận tâm lý (trong bộ sách luận giải về quan hệ nhị phân Âm Dương của người Trung Hoa cổ); sách này được nhiều thế hệ nho gia vùng khí hậu Châu Á gió mùa (tức các nước Đông – Nam Á ngày nay) tôn trọng là minh thư và đặt tên là Kinh Dịch (1). Cụ học giả Nguyễn Hiến Lê khi sinh tiền (trước 1984) đã quan niệm về bộ sách Kinh Dịch như sau :

- Triết lý trong Kinh Dịch tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan: cách xử thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là Đạo Dịch, đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa..

(lời nói đầu của sách “ Kinh Dịch đạo của người quân tử” - NXB.Văn Học năm 1994)

Theo như nhiều đầu sách đã xuất bản từ trước đến nay (nhất là các tác giả Trung Quốc viết về Kinh Dịch) chỉ cho biết nét chính về truyền thuyết xuất xứ của 8 quẻ đơn và 64 quẻ kép trong Kinh Dịch là do ông vua Phục Hy ( tộc họ Bào Hy, cầm quyền được 115 năm ở miền Sơn Tây – Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ 43 trước Tây lịch) nhìn thấy trên lưng ngựa thần (Long Mã) ở sông Hoàng Hà có một bản đồ minh triết, dạy ông cách cai trị thiên hạ, gọi là Hà Đồ. Nhờ đó mà vua huyền thoại Phục Hy đã “thần khải” theo Hà Đồ (một cách nghĩ được, là do thần linh mách bảo) mà vạch ra tám ký hiệu tương tác của hai chủ thể Âm & Dương, đặt tên là bát quái tiên thiên (plan cosmique à priori ) theo thứ tự quĩ đạo tiên thiên :

Posted Image

Ghi chú ( ký hiệu của bát quái Phục Hy):

Càn ═> Posted Image (ba gạch không đứt đoạn )

Khôn ═> Posted Image(ba gạch đứt đoạn )

Ly ═> Posted Image(2 gạch không đứt đoạn ở trên và ở dưới, giữa là gạch bị đứt đoạn)

Khảm ═> Posted Image (2 gạch bị đứt đoạn ở trên và ở dưới, giữa là gạch không bị đứt đoạn)

Tốn ═> Posted Image (2 gạch trên không đứt đoạn, gạch dưới cùng bị đứt đoạn)

Chấn ═> Posted Image (2 gạch trên bị đứt đoạn, gạch dưới cùng không đứt đoạn)

Đoài ═> Posted Image (gạch trên cùng đứt đoạn, hai gạch dươi không đứt đoạn)

Cấn ═> Posted Image (gạch trên cùng không đứt đoạn, hai gạch dưới bị đứt đoạn)

Ngoài nguồn truyền thuyết (thuộc phạm vi huyền sử thần thoại) nêu trên, không ai hiểu được lý do và căn cứ vào đâu (trên cơ sở nào ?) mà ông vua Phục Hy (Trung Hoa cổ đại) đã bố cục được mô hình phương vị của Tiên thiên bát quái ? Nhiều tác giả nghiên cứu văn hóa triết nhị phân Âm Dương mỗi khi lý giải Dịch Lý (của Kinh Dịch) đã mặc nhiên công nhận cấu trúc tiên thiên bát quái như là chân lý (không chứng minh ) của một tiên đề (sách toán học gọi là Định đề - postulatum). Còn như các “ thầy bói dân gian” từ lâu đều đã tâm phục khẩu phục (thần linh hóa nhân vật Phục Hy) như một vị thánh sư mầu nhiệm, mỗi khi đoán quẻ cho ai thì phải lâm râm cầu nguyện Phục Hy, để được “ngài” ban cho quẻ bói….dị đoan!

II/ Giải mã cấu trúc tiên thiên bát quái:

Giới học giả nghiên cứu Kinh Dịch ở Châu Âu (như Regis – 1834 : Meclatchie – 1876: De Harley – 1889 : Raymond de Becker – 1870 : Legge – 1899: Wilhem – 1950: Blofeld – 1965: Alfred Douglas – 1972, nhất là Z.D.Sung năm 1934…) đều đã biết cấu trúc toán học của Bát Quái (nền tảng của Dịch Lý) là “ hằng đẳng thức bậc 3 của Âm & Dương” hòa hợp như sau :

Posted Image

Nhưng vẫn chưa ai hiểu được cấu trúc phương vị tuần tự trên vòng tròn tiên thiên của Phục Hy ?

Tại sao từ đất thấp “Khôn” lên trời cao “Càn” lại có 2 lối đi:

- lối đi âm phải là Khôn - Cấn - Khảm - Tốn ?

- lối đi dương phải là Chấn – Ly – Đoài – Càn ?

hoặc là tại sao từ Trời (cao) xuống đến Đất (thấp) bắt buộc phải trải qua hành trình:

- lối đi âm là chiều lượng giác ?

- lối đi dương là chiều kim đồng hồ ?

Posted Image

Năm nay Tân Mão 2011, các thế hệ thừa kế học phái Đẩu Sơn – Thiên Lương (dòng họ Lê Lã tỉnh Hưng Yên năm xưa....) đã nghiệm lý được cách sắp đặt vòng tròn tiên thiên bát quái của Phục Hy bằng cơ chế nhị phân (numération binaire) xếp chồng lên nhau đến lần thứ ba, theo toán học đại số phổ thông ngày nay, với tiến trình 4 bước như sau :

Bước 1: (chẻ đôi thái cực thành lưỡng nghi)

Tạm giả thiết Thái cực có tham số là số nguyên 1 (số đầu tiên phát sinh “Có” của khái niệm vạn vật Khả Hữu)

Posted Image

Bước 2: (Chẻ đôi lưỡng nghi thành tứ tượng)

Posted Image

Bước 3: (Chẻ đôi tứ tượng thành bát quái)

Posted Image

Bước 4 : (Vòng tròn bát quái tiên thiên)

Tôn trọng nguyên lý vạn vật đồng nhất thể (vòng tròn Thái cực khả Hữu sinh lưỡng nghi – tứ tượng – bát quái – trùng quái …) và qui tắc âm dương dạng “lưỡng cực đối xứng”, ta luận lý được phương vị của các quẻ (quái) căn cứ vào số đại số của mỗi quẻ:

- 7/8 đối xứng với + 7/8 -> Khôn đối xứng với Càn

- 5/8 đối xứng với + 5/8 -> Cấn đối xứng với Đoài

- 3/8 đối xứng với + 3/8 -> Khảm đối xứng với Ly

- 1/8 đối xứng với + 1/8 -> Tốn đối xứng với Chấn

Ta có ngay vòng tròn phương vị 8 quái Phục Hy (tiên thiên)

Posted Image

Posted Image

Ghi chú: vì Khôn quan niệm là đất (thấp nên ở phiá dưới) và Càn quan niệm là Trời (Cao nên phải ở phía trên) nên Càn – Khôn là trục tung (dọc) và ly - Khảm là trục hoành (ngang), trong hệ thống tọa độ “tiên thiên bát quái” của vua Phục Hy cổ đại.

Kết luận tạm

Người viết cống hiến tản văn này đến bạn đọc, cũng là muốn : ngày Xuân của thế kỷ văn minh hiện đại 21 này, mỗi chúng ta khi thư giãn & nhàn lãm bộ sách minh triết Kinh Dịch của người xưa, nên chăng cần hiểu hơn cho các thế hệ tổ tiên : các cụ cũng đã biết trải nghiệm cuộc sống thường ngày qua lập trình toán học như chúng ta bây giờ ! Kính nhi viễn chi (nhìn từ xa mà kính trọng) trí tuệ khôn ngoan đã có từ thời cổ đại vậy !

Lê Hưng VKD

(Bình Dương)

==========================

Chú thích : Bác Hồ đã nói với cụ Nguyễn Thế Đoàn (nhiếp ảnh gia miền Nam tại chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thập kỷ 50 của thế kỷ 20):

- Nếu các chú có thời gian đi sâu tìm hiểu về Kinh Dịch, sẽ biết được nhiều điều thú vị và bổ ích, mà người xưa đã đúc kết được trong lãnh vực này của nền văn hóa phương Đông.

(sách “ Nghiệm Lý Hệ Điều Hành Âm Dương

NXB Tổng Hợp Tp HCM – 2010, trang 7)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt vẫn chưa hiểu cách chồng quái và tại sao định vị được tam tài: Địa - Nhân - Thiên trong 6 quẻ dịch.

Thuyết âm dương ngũ hành bao quát quy luật vũ trụ, vậy thì vũ trụ vận động được định vị và 8 quái phải đặc trưng nguyên tắc định vị này. Nếu nói Tiên thiên thì phải liên quan đến Hậu thiên hay còn có Trung thiên?.

Nếu Lạc việt độn toán dùng thiên địa nhân cảm ứng thì việc sử dụng công thức của bài viết hoàn toàn bị giới hạn về mặt lý thuyết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt vẫn chưa hiểu cách chồng quái và tại sao định vị được tam tài: Địa - Nhân - Thiên trong 6 quẻ dịch.

Thuyết âm dương ngũ hành bao quát quy luật vũ trụ, vậy thì vũ trụ vận động được định vị và 8 quái phải đặc trưng nguyên tắc định vị này. Nếu nói Tiên thiên thì phải liên quan đến Hậu thiên hay còn có Trung thiên?.

Nếu Lạc việt độn toán dùng thiên địa nhân cảm ứng thì việc sử dụng công thức của bài viết hoàn toàn bị giới hạn về mặt lý thuyết.

Bài này chỉ mang tính tham khảo thôi anh Hoangnt, ko phải quan điểm của TTNc-LHĐP.

Share this post


Link to post
Share on other sites

file:///C:/DOCUME%7E1/MINHPH%7E1/LOCALS%7E1/Temp/moz-screenshot-4.pngKèm theo đây là Tiên thiên và Hậu Thiên Bát quái: sự khác nhau về vị trí quái giữa hai đồ hình nói lên điều gì - ACE hãy cùng xem xét và thảo luận.

Hậu thiên Bát quái phối Hà Đồ là nền tảng áp dụng cho các phương pháp ứng dụng như Phong thủy... Vậy Tiên thiên có được ứng dụng hay không?.

file:///C:/DOCUME%7E1/MINHPH%7E1/LOCALS%7E1/Temp/moz-screenshot-6.pngPosted Image

file:///C:/DOCUME%7E1/MINHPH%7E1/LOCALS%7E1/Temp/moz-screenshot-5.png

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta cũng đã biết "Hậu thiên Bát quái phối Hà đồ sau khi đổi chỗ cung Tốn Khôn" là cơ sở cho các phương pháp ứng dụng như phong thủy...

Sự vận động của âm dương ngũ hành theo chiều kim đồng hồ là quy tắc đã được đặt ra trên Hậu thiên Bát quái và Hà đồ, trong khi đó Lạc thư là đồ hình chỉ ra sự tương khắc của Ngũ hành. Vậy, khi người xưa đặt ra các quy tắc trên, rõ ràng phải có chủ thể và khách thể trong mối tương quan: đó là trái đất hoặc và/ con người là chủ thể - còn như bốn mùa, sự vận động riêng của mặt trăng, mặt trời hay của thất tinh, cửu diệu... và toàn vũ trụ chính là khách thể hay có nghĩa sự vận động theo quy luật của chúng tác động lên con người/ trái đất được chúng ta quán xét.

Trong khi đó trái đất/ con người cũng đang nằm trong quy luật vận động của toàn thể vũ trụ và chính chúng - trái đất/ đã được con người cố định, xem như chính là gốc 1 hệ quy chiếu, vậy thì ta có thể nhận định rằng: Nếu chúng ta không cố định hệ quy chiếu thì sự vận động của vũ trụ là ngược lại với chiều hiện hữu đã được quy định hay Vũ trụ đang quay ngược chiều kim đồng hồ.

Từ đây, tạm thấy hệ quả sau: sự vận động nội tại của cơ thể con người một cách tự nhiên là cùng với quy luật vận động của vũ trụ, thế thì kinh mạch/ huyệt vị/ các bộ phận nội tạng... sẽ phải được đảo ngược thuộc tính và quy tắc phân loại do ta không xem xét nó là chủ thể trong các tương tác mà chỉ xem nó đang vận động theo quy luật mà thôi, ví dụ: Nguyên lý dương trước, âm sau áp dụng trong phong thủy thì nay âm trước dương sau áp dụng trong Đông Y.

Quay lại Tiên Thiên Bát quái, theo tôi chính là sự vận động của Khí âm dương vũ trụ, các trạng thái hành khí vẫn vận động theo quy tắc xoay và đối xứng qua trục Càn Khôn nhưng rõ ràng chúng chưa tương tác với nhau để tạo sự vật - khí tụ xuống thành hình. Phối hợp nhận định trên, thì Tiên thiên Bát quái phải đảo lại Quái tức lật đối xứng gương qua trục Khảm Ly tạo ra sự vận động ngược chiều kim đồng hồ mới hợp lý.

Vậy rõ ràng, nguồn khí trong cơ thể phát xuất từ 1 Bộ phận gốc nào đấy phải đang vận động ngược chiều kim đồng hồ.

Đây cũng có thể là nguyên do các tác giả Nhatnguyet52, Minh Xuân, Lãn Miên nghi ngờ sử sách Trung Hoa đảo ngược hướng Nam thành Bắc: có thể sách sử lập dựa trên Tiên Thiên Bát quái chứ không phải Hậu thiên Bát quái nên có tình trạng này.

ACE. nào hiểu Đông Y - châm cứu góp ý cùng.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người xưa xây dựng Hậu thiên phối Hà đồ dựa trên quan sát thiên văn, bốn mùa... và tìm ra được độ nghiêng của trục trái đất so với mặt phẳng Hoàng đạo. Hệ quả cung Càn Khôn Ly Khảm trong Hậu thiên dĩ nhiên phải khác cung Càn Khôn Ly Khảm trong Tiên thiên.

Ngoài ra còn một số các đồ hình khác như: Phục Hy bát quái đồ, Bát quái dân gian và Trung thiên đồ. Với nhận định trên, ta thấy dễ dàng loại bỏ các đồ hình này ngoại trừ Trung thiên đồ của Nguyễn Thiếu Dũng. Do Đông Y - quy định phân loại âm dương ngũ hành nội tạng, Khí, huyệt vị... trong cơ thể: có thể suy luận mục tiêu của Trung thiên đồ là liên quan đến Nhân???.

Từ nhận định trên, 64 quẻ dịch phải được xây dựng từ Hậu thiên chứ không từ Tiên thiên do ta dùng nó để quán xét sự vật, hiện tượng trên trái đất hoặc/ và trái đất (có chủ thể - khách thể).

Trong Đông Y thì nguyên tắc đảo ngược so với phong thủy là Dương động Âm tịnh.

Trong phong thủy âm trạch: lúc này phải xem thêm yếu tố khác nữa đó là: trái đất là khách thể và con người là chủ thể. Một cách tương đương, điều này dẫn đến khi xem xét phong thủy cho người sống (căn nhà...) cũng phải cân nhắc tương tác của trái đất tới ngôi nhà bằng việc nhận định Khí (có lợi cho người sống) từ trái đất tác động qua thuộc tính Lạc thư hoa giáp của người chủ gia đình. Tương tự nội ngoại thất cũng phải tương tác hoặc ngăn cản các tương tác khác... tới ngôi nhà này vậy.

Vậy, về Dịch, nguyên tắc và cơ sở nào nào chồng quái từ 8 quái gốc và có nhận định Địa Nhân Thiên của 6 hào quẻ dịch: 2 hào dưới là Địa - 2 hào giữa là Nhân - 2 hào trên cùng là Thiên?.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÁC GIẢ HÀ UYÊN:

Thiệu Ung với Hoàng cực Kinh Thế

Thiệu Ung 1011 – 1077, người đất Cung Thành, nước Tống, tự là Nghiêu Phu, Ông là Dịch học gia nổi tiếng thời Bắc Tống, có nhiều thành tựu về Dịch học, về mặt tượng số thì đặc biệt xuất sắc. Cống hiến chủ yếu của Thiệu Ung là sự đề xuất Tiên thiên Dịch học, học thuyết này đã khẳng định được vai trò của Dự trắc học, và có những phát triển quan trọng.

Thiệu Ung ở đất Lạc Dương 30 năm, tên đất nơi đây là An Lạc Oa, do vậy ông lấy tên hiệu là An Lạc tiên sinh. Năm Nguyên Hựu, ông được ban tên thuỵ là Khang Tiết, nên còn gọi là Thiệu Khang Tiết.

Sáng tác chủ yếu của ông là : Hoàng Cực Kinh Thế.

Thiệu Ung đã lập riêng ra một trường phái, chủ yếu là phát triển tượng số học Kinh Dịch, bao gồm sự phát triển đối với Quái đồ của Kinh dịch và Dự trắc học. Ông sáng tạo ra: “Thái cực bát quái vũ trụ sinh thành đồ thức”, dẫn giải sâu sắc về bản nguyên Vũ trụ Thái cực Kinh Dịch. Đối với hệ thống tượng số, Ông đã suy tính được sự hưng suy trị loạn của Xã hội, của Lịch sử nhân loại, đây là một sự sáng tạo độc lập của Thiệu Ung, đã để lại những ảnh hưởng rất lớn trong dân gian, Ông chế định niên biểu Lịch sử Vũ trụ, Dự trắc được quy luật sinh - diệt, thịnh – suy của thiên nhiên vũ trụ.

Tiên thiên Dịch học là môn phái do Thiệu Ung khai sáng, theo phương pháp tư duy của mình, Ông cho rằng Tiên thiên đồ là do Phục Hy vẽ ra, tuy chỉ có Quẻ dịch, nhưng đã gồm đủ mọi lý về Trời Đất vạn vật trong thiên hạ, từ thuyết “tam tài” của Kinh Dịch, Thiệu Ung xây dựng mối quan hệ:

Thiên Địa - Người – Xã hội

Thiệu Ung cho rằng, lời của Quẻ dịch, và lời của Hào từ, đều do Văn vương làm ra, nó thuộc về Hậu thiên Dịch học. Nên, Thiệu Ung đã dốc sức vào Tiên thiên Dịch học, lập ra 14 bức Tiên thiên đồ, trong đó có: “Phục Hy Bát quái thứ tự đồ”, “Phục Hy Bát quái phương vị đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái thứ tự đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ”, ...Chu Hy đều chép và bảo tồn trong trước tác: “Chu Dịch bản nghĩa”.

Tiên thiên đồ của Thiệu Ung bắt nguồn từ lý luận Thái cực của Kinh Dịch, thông qua sự khởi nguyên và diễn biến của Bát quái, mà Quái thứ tự đồ đã tượng trưng cho sự khởi nguyên và sinh-thành của Vũ trụ vạn vật. Thiệu Ung dẫn giải trong trước tác HOÀNG CỰC KINH THẾ của mình:

“Thái cực đã chia, hai nghi lập nên, Dương xuống giao với Âm, Âm lên giao với Dương, bốn tượng sinh ra. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương, mà sinh ra bốn tượng của Trời ; Cứng giao với Mềm, Mềm giao với Cứng, mà sinh ra bốn tượng của Đất. Do vậy, Bát quái đã thành. Bát quái đan xen, sau đó sinh ra vạn vật. Do vậy, một phân thành hai, hai phân thành bốn, bốn phân thành tám, tám phân thành mười sáu, ..., Mười phân thành trăm, Trăm phân thành nghìn, ...,” (Hoàng cực kinh thế - Quan vật ngoại thiên – Tiên thiên tượng số đệ nhị).

Ý nghĩa có giá trị lớn nhất của Hoàng cực kinh thế, là nguyên lý vũ trụ “vô hạn khả phân”. Trong đó, Tiên thiên phương vị đồ, và Hậu thiên phương vị đồ, đã minh giải được thuyết “quái khí” Kinh Dịch và thúc đẩy được học thuyết này mang tính thực tiễn rất cao.

“Lục thập tứ quái viên đồ” và “Phục Hy bát quái phương vị đồ” đều lấy Càn - Khôn cư Nam - Bắc, còn Khảm-Ly nằm ở Tây – Đông, mục đích xây dựng hai đồ này để tượng trưng cho quá trình tiêu trưởng chuyển hoá Âm Dương, bốn mùa trong một năm. Đối với “Phục Hy bát quái phương vị đồ”, thì: từ quẻ Chấn đến quẻ Càn, là quá trình dương trưởng âm tiêu, từ quẻ Tốn đến quẻ Khôn là quá trình âm trưởng dương tiêu, tượng trưng cho thời tiết trong một năm, chuyển biến từ mùa Đông sang mùa Hạ, rồi từ mùa Hạ sang mùa Đông. Đối với “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ” thì: từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, là giai đoạn dương trưởng âm tiêu ; từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Thuần Khôn, lại là thời kỳ âm trưởng dương tiêu.

Thông qua phương vị đồ, đã giải thích quy luật “quái khí” âm dương tiêu trưởng. Thiệu Ung đã viết:

“Dương ở trong Âm, Dương đi ngược. Âm ở trong Dương, Âm đi ngược. Dương ở trong Dương, Âm ở trong Âm, đều là đi thuận (xuôi). điều này thật là chí cái lý, nhìn hình vẽ là ta có thể thấy được.” (Sách đã dẫn).

“Từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, tất cả đều là 112 hào dương. Từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Khôn, tất cả là 112 hào âm. Từ quẻ Cấu đến Khôn, tất cả là 80 hào dương. Từ quẻ Phục đến quẻ Càn, tất cả là 80 hào âm. Càn 36, Khôn 24, Ly Đoài Tốn 32, Khảm Cấn Chấn 28.”

HOÀNG CỰC KINH THẾ lấy chu kỳ: Nguyên - Hội - Vận - Thế phối hợp với Năm – Tháng – Ngày - Giờ làm một đơn nguyên (đơn vị):

- Nguyên căn cứ vào sự vận hành của mặ Trời, xác định vòng quay của mặt Trời là một năm, do vậy lấy mặt Trời để phối với Nguyên.

- Hội: trong một Năm, thì mặt Trời mặt Trăng giao hội 12 lần, do vậy lấy mặt Trăng để phối với Hội.

- Vận: là sự vận hành của Sao trong một Năm là 360 độ, do vậy lấy sao phối với Vận.

- Thế: một ngày có 12 canh giờ, cho nên lấy “thần” (chỉ hằng tinh) để phối với Thế.

Phương pháp tính là: lấy Nguyên là 1, lấy Hội là 12, lấy Vận là 360, lấy Thế là 4320. Khối hợp với thời gian (số năm) thì một Nguyên bằng 12 hội, một Hội bằng 30 vận, một Vận bằng 12 thế, một Thế bằng 30 năm.

Khi đổi ra Giờ-Ngày-Tháng-Năm thì: một Nguyên là 1 năm, 12 Hội là 12 tháng, 360 vận là 360 ngày, do vậy 1 nguyên = 4320 thế.

Theo hệ thống học thuyết của Thiệu Ung, thì một đơn vị tính là 129600, (một Nguyên),Ông căn cứ vào Lục thập hoa giáp làm đơn vị cơ sở:

60 x 60 x 60 x 60 = 12 960 000

Khi người xưa phân một canh giờ là 100 khắc, tức là một giờ âm lịch bằng 100 khắc, theo cách phân định thời gian của ngày hôm nay là 120 phút tương đương với100 khắc, nên Thiệu Ung lấy 12960000 chia 100 = 129600, tương tương với

4320 x 30 = 128600. Ví dụ, cụ thể như Biểu suy đoán chu kỳ trong trời đất của quẻ Thuần Càn: “Càn cung nhất nguyên” như sau:

- Thuần Càn = 1 x 1 = 1 (Nguyên kinh Nguyên)

- Trạch Thiên Quải = 12 x 1 = 12 (Nguyên kinh Hội)

- Hoả Thiên Đại Hữu = 12 x 30 = 360 (Nguyên kinh Vận)

- Lôi Thiên Đại tráng = 360 x 12 = 4320 (Nguyên kinh Thế)

- Phong Thiên Tiểu súc = 4320 x 30 = 129600 (Nguyên kinh Năm)

- Thuỷ Thiên Nhu = 129600 x 12 = 1555200 (Nguyên kinh Tháng)

- Sơn Thiên đại súc = 1555200 x 30 = 46656000 (Nguyên kinh Ngày)

- Địa Thiên Thái = 46656000 x 12 = 559872000 ((Nguyên kinh Giờ).

Thiệu Ung với phương pháp “tư duy số” của mình, ông lấy “số” làm cơ sở khởi Quái trên nguyên lý “Vạn vật giai số”. Bao gồm: quái số, thời số, vật số, âm số, can chi số, niên nguyệt nhật thời số, tự số, sinh thần số, xích số, độ số, nhân số, phương vị cửu cung số, ngũ hành sinh thành số, thập nhị sinh tiêu số. Nền tảng để Thiệu Ung hình thành phương pháp “tư duy số”, là Thiệu Ung coi mặt Trời là một chu kỳ vận động của một Ngày. Có nghĩa là một Hào của quẻ Dịch, luôn luôn tiệm tiến trải qua 12 quá trình (12 quẻ), tương đương với 60 này (Lục thập hoa giáp), do vậy một quẻ Dịch có 6 hào thì tương đương với 6 x 60 = 360 ngày. Đây là điều mà, khi các Nhà xuất bản tại Trung quốc không đề cập tới trong quá trình phát hành.

Hoàng cực kinh thế là sản phẩm của phương pháp “tư duy số” mà Thiệu Ung đã sáng tạo nên, cụ thể để Dự trắc Vũ trụ và Xã hội loài người, lấy chu kỳ tăng giảm Âm – Dương để giải thích các hiện tượng tự nhiên của Vũ trụ, phù hợp với nguyên lý Âm – Dương của Kinh Dịch. Nhưng Kinh Dịch lại “nhấn mạnh tính năng động chủ quan, coi trọng năng lực con Người”. Do vậy, khi tham khảo Hoàng cực kinh thế, ta cần chú ý tôn trọng sự thật khách quan của Lịch sử, trên tinh thần thực sự cầu thị.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

KINH DỊCH VỚI THIỀN CAO ĐÀI

Đã đăng tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ.

Huế: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên - Huế, số 3(25).1999.

LÊ ANH DŨNG

SUMMARY:

YIJING AND CAODAI MEDITATION

A miraculous classic of both Confucian and Taoist learning, Yijing today still provides its mystic theories for Caodai meditation practice. This essay surveys the most fundamental understanding of some Caodai meditation concepts. It also explains a few daily and seasonal schedules followed by Caodai meditation practitioners.

SOMMAIRE:

LA MÉDITATION CAODAÏQUE ET LE YI JING

Ce chapitre traite de la relation entre certains concepts de base du Yi jing ( livre sacré du Confucianisme et du Taoĩsme (et la méditation pratiquée par les adeptes du Caodai en vue de la libération spirituelle.

*

I. KINH DỊCH KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ SÁCH BÓI TOÁN, TRIẾT LÝ HAY Y THUẬT

Thông thường, kinh Dịch vẫn được xem là sách bói toán, hoặc là sách triết lý, trong đó bao gồm vũ trụ quan, nhân sinh quan, sử quan... Ngoài ra, còn một xu hướng nữa là ứng dụng kinh Dịch vào phép dưỡng sinh hay trị bịnh theo y thuật cổ truyền phương đông.

Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của kinh Dịch vào đời sống không chỉ dừng lại ở bao nhiêu đó. Kinh Dịch còn một ứng dụng khác, không được phổ biến rộng rãi. Đó là ứng dụng kinh Dịch vào việc tu tập thiền định để giải thoát luân hồi sinh tử.

Những người đi theo con đường tu luyện này gọi là hành giả. Theo truyền thống có từ lâu đời, những gì hành giả được truyền thụ, đã thực hành và thực chứng trong đời sống thiền đều phải giữ kín, với nguyên tắc pháp môn tu luyện không được dễ duôi, khinh suất truyền cho người khác (đạo pháp bất khinh truyền).

Nói cách khác, có một pháp môn được giữ kín, gọi là bí pháp và chỉ được truyền thụ hạn chế, cẩn mật trong một số người tuyển chọn thu hẹp. Bí pháp này phương tây gọi là esoterism, đạo Nho gọi là hình nhi thượng học và Cao Đài gọi là nội giáo tâm truyền.

Ngoài phương diện nội giáo tâm truyền, các ứng dụng của kinh Dịch vào bói toán, triết lý và y thuật thường được nhiều người biết tới chính là phương diện được phương tây gọi là exoterism, đạo Nho gọi là hình nhi hạ học và Cao Đài gọi là ngoại giáo công truyền.

II. KHÁI NIỆM VỀ THIỀN CAO ĐÀI

Việc thực hành thiền với ứng dụng kinh Dịch tạo ra một dòng thiền khác biệt với các dòng thiền có nguồn gốc Tây Tạng như Mật tông, hoặc có nguồn gốc Ấn Độ như yoga và thiền nhà Phật...

Các đạo sĩ Lão giáo ở Trung Quốc chính là những người nắm được bí quyết ứng dụng lý thuyết âm dương, ngũ hành và các quẻ Dịch để tu luyện ngõ hầu biến cải con người từ phàm phu chịu sự chi phối của luật sinh tử luân hồi trở thành bậc chân nhân siêu sinh thoát tử. Họ tạo thành một trường phái thanh tĩnh vô vi, chuyên luyện nội đan, tức là phái tu tiên, tu chân.

Phái này chủ trương bên trong thân người đã sẵn có những yếu tố thần minh và nếu biết khai phóng đúng phương pháp, con người sẽ đạt được trường sinh bất tử.

Để luyện thuốc trường sinh bất tử [1], họ chỉ sử dụng những vị thuốc, dược liệu tạo hóa đã dành cho mỗi người, ai ai cũng sẵn có trong thân (nội dược). Đối lập với họ là phái ngoại đan, chủ trương tìm kiếm các dược liệu ở ngoài thân (ngoại dược) để luyện thuốc trường sinh bất tử; như từng dùng các chất độc là chì (diên), thủy ngân (hống), chu sa (thần sa)... [2]

Ngoài kinh Dịch, phái nội đan còn ứng dụng Đạo đức kinh trong tu luyện. Đối với các hành giả này, Đạo đức kinh không phải chỉ là sách triết; tám mươi mốt (9x9) chương của Đạo đức kinh cũng là tượng số, liên quan đến thuật ngữ cửu chuyển công thành hay cửu chuyển đan [đơn] thành của các đạo sĩ. [3]

Các hành giả quan niệm rằng có hai bộ kinh Dịch: (1) Chu dịch là bộ Dịch với sáu mươi bốn quẻ; (2) Đạo đức kinh là bộ Dịch không mang quẻ.

Cao Đài kế thừa một phần thiền của đạo Lão, canh tân cho phù hợp với hoàn cảnh sinh sống và tâm sinh lý của con người trong thời đại ngày nay. Cao Đài gọi tên thiền pháp thời đại Tam kỳ Phổ độ là tân pháp Cao Đài. [4]

Dòng thiền Cao Đài khởi từ đầu năm Tân dậu (tháng 02-1921), trên đảo Phú Quốc với ông Ngô Văn Chiêu (1878-1932), đến nay đã trải qua gần tám mươi năm. [5] Dòng thiền Cao Đài phát triển và lần lần hình thành nhiều tịnh trường (nơi mở khóa tu thiền tập thể) tại nhiều địa phương khác nhau, chủ yếu ở miền Nam; trong đó có thể kể Cao Đài Tiên thiên, Cơ quan Phổ thông Giáo lý, và nhất là Cao Đài Chiếu minh...

Mỗi tịnh trường phân thành các cấp tu luyện với những bài khóa tương ứng. Phương thức truyền thụ pháp môn tuy có một số điều khác nhau, nhưng nguyên tắc chung của hành giả vẫn là thực hiện nếp sống của người tu tại gia (cư sĩ), hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của con người đối với gia đình, xã hội, đồng bào, đồng loại. [6]

III. KHÁI QUÁT VỀ BA ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA KINH DỊCH TRONG THIỀN CAO ĐÀI

Ứng dụng kinh Dịch vào nội giáo tâm truyền trong tân pháp Cao Đài đương nhiên vẫn là những điều không được công truyền, theo đúng truyền thống đạo học phương đông; và như đã chép ở Đạo đức kinh -- Người biết không nói, người nói không biết [7] -- nên ngay cả những người trong cuộc là chính các hành giả cũng không dễ dàng tùy tiện thổ lộ cho nhau các bí quyết ấy.

Tuy nhiên, để minh họa rất khái quát về ứng dụng của kinh Dịch trong thiền Cao Đài, có thể nêu ra đây ba ứng dụng cơ bản. Nói cơ bản vì những khái niệm đầu tiên này người mới học thiền Cao Đài, mới tập sự làm hành giả, đều phải biết qua về phương diện lý thuyết. Nói cơ bản vì đây chính là những kiến thức khá sơ đẳng và phổ thông trong kinh Dịch có thể dễ dàng tìm thấy trong các quyển kinh Dịch đã được công truyền từ lâu.

Ba khái niệm cơ bản của kinh Dịch được ứng dụng trong thiền Cao Đài là:

(1) bát quái tiên thiên và bát quái hậu thiên;

(2) tương ứng giữa các quẻ Dịch với tuổi con người;

(3) tương ứng giữa các quẻ Dịch với giờ, tháng và tiết.

1. Khái niệm về bát quái tiên thiên, hậu thiên

Theo truyền thuyết, Phục Hy tạo ra bát quái tiên thiên, các quẻ theo thứ tự: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn (Hình 1). Văn vương tạo ra bát quái hậu thiên, các quẻ theo thứ tự: Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Kiền, Khảm, Cấn (Hình 2).

Theo các hành giả, bát quái tiên thiên với “trục” nam bắc là Càn-Khôn chính vị, diễn tả bản thể con người, theo đó tâm con người là tâm trời đất (thiên địa chi tâm) không bị điên đảo thị phi hay ô nhiễm kết tập.

Posted Image

Hình 1: Bát quái tiên thiên

Posted Image

Hình 2: Bát quái hậu thiên

Bát quái hậu thiên cho thấy Càn bị lệch về hướng tây bắc, Khôn bị lệch về hướng tây nam. “Trục” nam bắc là Ly-Khảm. Ly (hỏa) là tâm còn Khảm (thủy) là thận, diễn tả hiện tướng con người, theo đó tâm người là phàm tâm, bị thị phi điên đảo chi phối, có xu thế gần vật dục mà xa tâm linh.

Bát quái hậu thiên diễn tả cái dụng của con người. Tuy con người hậu thiên không phải là tiên phật nhưng trong bản thể con người đã sẵn tiềm ẩn một giá trị thiêng liêng, nếu biết tu bổ, trau giồi cái tiềm ẩn ấy thì con người sẽ từ phàm nhân trở nên tiên phật.

Cái sẵn có trong con người, đó là âm dương. Không biết luyện thì âm dương theo sự vận động hậu thiên, nam nữ giao hợp, tinh huyết kết thành thai nhi, rồi cứ thế tạo hoài những chu kỳ sinh lão bệnh tử hay thành thịnh suy hủy. Biết tu luyện, chuyển âm dương hậu thiên (Khảm, Ly) trở lại âm dương tiên thiên (Khôn, Càn), thì con người đắc đạo, thoát vòng luân hồi sanh tử, trở thành tiên phật.

Posted ImageHình 3: Chiết Khảm điền Ly(Khảm Ly đổi lại Khôn Càn)

Posted ImageHình 4 &5: Hỏa thủy vị tế - Thủy hỏa ký tế

Diễn tả khái niệm này, các hành giả có thuật ngữ chiết Khảm điền Ly, nghĩa là hoán đổi vị trí hào hai dương (cửu nhị) ở quẻ Khảm với vị trí hào hai âm (lục nhị) ở quẻ Ly (trong bát quái hậu thiên) để có được kết quả mà các hành giả gọi là Khảm Ly đổi lại Khôn Càn, chính vị như trong bát quái tiên thiên (Hình 3).

Vị trí “trục” nam bắc của Ly, Khảm ở bát quái hậu thiên gợi ý về lý do cấu tạo quẻ sáu mươi bốn, quẻ chót hết của kinh Dịch, là quẻ Hỏa thủy vị tế (Hình 4). Vị tế nghĩa là chưa xong, chưa hoàn tất.

Tại sao kết thúc kinh Dịch lại bày ra chuyện “dở dang”? Vì sao quẻ Vị tế lại phải nối tiếp Ký tế (đã xong, Hình 5)? Theo Cao Đài, một điểm tiểu linh quang từ Thượng đế (Đại linh quang) phóng phát, làm loài kim thạch (khoáng chất) rồi tiến hóa dần lên làm thảo mộc, thú cầm, trải qua biết bao nhiêu kiếp mới được mang thân làm kiếp con người (hóa nhân).

Posted Image">

Hình 6: Nhơn vật tiến hóa [Đại thừa chơn giáo 1950

Tuy vậy vẫn chưa phải là đỉnh cao của quá trình tiến hóa, mà mới chỉ là tạm xong cái hiện tướng con người với tấm thân huyết nhục cấu thành từ âm dương và ngũ hành, để có đủ điều kiện lập công, bồi đức, bền chí tu luyện cho đạt được cái “chưa xong” của sứ mạng làm người là tiến hóa lên làm tiên phật,[8] điểm tiểu linh quang (con người) trở về hiệp nhất với Đại linh quang (Trời, Thầy), hoàn tất chu trình tiến hóa (Hình 6).

Các hành giả Cao Đài vì thế coi ba cặp quẻ (1) Càn-Khôn, (2) Ly-Khảm, và (3) Ký tế - Vị tế là những cặp có quan hệ với nhau. Thuật ngữ chiết Khảm điền Ly còn diễn tả chỗ dụng công của hành giả là chuyển hóa âm thành dương. Muốn nắm được bí quyết này con người phải tu. Trong quãng đời ngắn ngủi của kiếp người ở cõi thế, tu lúc nào là tốt nhất? Câu trả lời đặt trên cơ sở cho rằng con người theo tuổi tác tháng năm bị hao mòn dần, bị “âm hóa” từ chỗ thuần dương trở thành thuần âm, như một bình điện (ắc quy) cứ dùng mãi, không bồi bổ thì sẽ đến ngày hết điện, cạn bình.

Có sáu quẻ Dịch minh họa quá trình con người bị âm hóa dần dần theo tuổi tác mà thuật ngữ kinh Dịch gọi là dương tiêu âm trưởng.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

VoTruoc: Kính Bác Hà Uyên!

Theo thiển ý cùa tôi thì nếu chúng ta cứ theo phương pháp nghiên cứu cũ, căn cứ vào hình tướng bề ngoài của hiện tượng cùng những ghi chép không rõ ràng của cổ thư mà tư duy, cảm nhận và suy luận thì chẳng bao giờ chúng ta vén được bức màn đen che phủ bản chất của học thuyết ADNH được. Có chăng chỉ hé lộ được một vài điều thú vị có tính hình thức, cón rất xa mới tới được chân lý. Bằng chứng là hàng ngàn năm qua, biết bao thế hệ tài trí của cả Ta lẫn Tàu đã lao động cật lực mà bản chất thực của học thuyết ADNH càng ngày càng mịt mờ hơn. Chẳng nhẽ trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuất ngày nay chúng ta định tiêu tốn thêm vài ngàn năm nữa như vừa qua hay sao? Ngay cả khi ấy đi chăng nữa liệu chúng ta có chắc chắn thành công hay không, hay lại càng mịt mờ hơn? Rõ ràng câu trả lời đã có qua sự mơ hồ ngày càng tăng về học thuyết ADNH từ hàng ngàn năm nay.

Vì vậy, chúng ta phải tìm con đường khác.

Với suy nghĩ đó, tôi cũng thử một phương pháp nghiên cứu khác và trình bày một số kết quả nghiên cứu còn sơ lược, chưa hoàn chỉnh của mình trong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” trên diễn đàn. Theo những kết quả đó, có thể trả lời được trong một hệ thống logic và nhất quán những câu hỏi của bài báo trên như sau:

- Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ Âm và Dương còn thống nhất, chưa bộc lộ rõ mâu thuẫn trong sự vật, Vũ trụ.

- Thời kỳ Hậu thiên là thời kỳ mâu thuẫn âm dương đã bộc lộ rõ trong quá trình phát triển của sự vật, Vũ trụ.

- Tiên thiên Bát quái là đồ hình chỉ rõ chiều vận động chủa Khí dương qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Tiên Thiên

- Hậu thiên bát quái là đồ hình chỉ rõ chiều vận động của Khí dương qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Hậu Thiên.

- Đồ hình Huyền không phi tinh là đồ hình mô tả vận động của Khí âm qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Hậu Thiên.

- Hà Đồ là mô hình cấu trúc ADNH của không gian.

- Lạc Thư là đồ hình cấu trúc ảnh hưởng ADNH của Mặt trời tới không gian Trái đất.

Tôi đang từng bước hoàn chỉnh các nghiên cứu trên và hy vọng một ngày nào đó được giới thiệu cùng ACE trên diễn đàn.

Kính Bác!

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích từ Hành lang HTADNH - VoTruoc:

4. Phân bố các Sao trong các cung bát quái của sự vật

Một sự vật tồn tại, phát triển trong một trường khí, luôn chịu sự tác động của trường khí đó. Tác động của trường khí lên sự vật rất đa dạng, phức tạp, biến thiên theo cả không gian và thời gian. Tuy nhiên, với phương pháp tương tự lý thuyết tín hiệu trong khoa học, ta có thể phân tích các tác động của trường khí lên sự vật như tổng hợp một phổ trường khí điều hòa (hình sin) gồm vô số các tín hiệu hình sin với những chu kỳ khác nhau. Điều đó có nghĩa là, một trường khí tác động lên một sự vật giống như là tập hợp các tác động trường khí hình sin với những chu kỳ khác nhau lên sự vật. Ở đây, biên độ hình sin thể hiện cường độ tác động của trường khí.

Tương tự như vậy, sự vận động của các yếu tố trong sự vật cũng được phân tích thành một phổ những vận động điều hòa (hình sin) có những chu kỳ khác nhau trong sự vật. Những yếu tố của sự vật có tần số vận động nào đó sẽ cảm ứng tốt nhất đối với các yếu tố tương ứng có tần số hoạt đông như thế.

Vì vậy, khi nghiên cứu tác động của một trường khí vào một sự vật, ta khảo sát nó như những yếu tố trường khí hình sin có chu kỳ xác định, tương ứng với chu kỳ cơ bản của vận động mà ta nghiên cứu.

Khi một sự vật vận động và phát triển trong một trường khí, những yếu tố của sự vật cảm ứng những yếu tố tương ứng của trường khí thành những hiệu ứng được biểu tượng hóa thành các vì sao đóng tại cung tương ứng trong mô hình các yếu tố của sự vật đó. Mô hình mô tả như sau (lấy đồ hình Hà đồ trên vòng tròn làm cơ sở):

Resized to 84% (was 888 x 888) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Ở đó, các thành phần bát quái của truờng khí ảnh hưởng tới sự vật đuợc biểu tượng thành các sao Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích, Cửu tử như sau:

+ Khảm (độ số 1): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhât bạch

+ Khôn (độ số 2): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhị hắc

+ Cấn (độ số 3): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tam bích

+ Tốn (độ số 4): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tứ lục

+ Thổ (độ số 5): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Ngũ hoàng

+ Càn (độ số 6): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Lục bạch

+ Ly (độ số 7): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Thất xích

+ Chấn (độ số 8): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Bát bạch

+ Đoài (độ số 9): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Cửu tử

Với những mô hình khác nhau của sự vật ta có những mô hình thể hiện ảnh hưởng khác nhau của trường khí lên các yếu tố của sự vật theo nguyên tắc: ở thời điểm mốc chọn đầu tiên, các sao biểu tượng cho yếu tố nào của trường khí cảm ứng mạnh nhất lên yếu tố tương ứng của sự vật (Đóng ở các cung tương ứng). Ví dụ như mô hình Lạc thư, mô hình Hà đồ, … Ở những thời điểm khác, các Sao di chuyển tới các vị trí khác theo đồ hình quỹ đạo của chúng tùy theo bản chất của sự tương tác là âm, dương hay vượng, … Như vậy, qua mỗi một chu kỳ khảo sát, các sao lại được phân bố lại trong các cung yếu tố của sự vật.

Resized to 39% (was 1903 x 811) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Mặt khác, như trên đã phân tích, những hiệu ứng tương tác của truờng khí với sự vât có nhiều loại là tương tác hiệu ứng Dương, Âm, Vượng, …

* Đối với tương tác Dương: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Khí dương, có tác dụng làm cho sự vật ổn định, trở về với bản chất ban đầu. Dòng Khí dương vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình Hậu thiên Bát quái thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều Hậu thiên Bát quái. Chiều thuận của Hậu thiên Bát quái là:

CÀN -> KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> TỐN -> ĐOÀI -> LY -> KHÔN

theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau:

6 ->1 -> 3 -> 8 -> 4 -> 9 -> 7 -> 2 -> 5 -> 6 -> … .

Các độ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 được dùng ký hiệu cho các yếu tố Quái trong đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, chỉ rõ thứ tự vận động của Khí âm qua các Quái trong sự vật là: Khảm (1), Khôn (2), Cấn (3), Tốn (4), Thổ (5), Càn (6), Ly (7), Chấn (8), Đoài (9). Mỗi bước nhảy tương ứng với một chu kỳ phổ trường khí mà ta khảo sát.

Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau:

+ Đối với sự vât dương tính:

Resized to 43% (was 1755 x 1944) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

+ Đối với sự vât âm tính:

Resized to 43% (was 1755 x 1944) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Các đồ hình này là cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các Sao, khi vận động của dòng Khí dương qua các yếu tố của sự vật ở những thời điểm khác nhau như sau (mô hình dùng Hà đồ làm cơ sở):

Resized to 47% (was 1598 x 1338) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

* Đối với tương tác Âm: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Khí âm, có tác dụng làm cho sự vật biến đổi, phá vỡ trạng thái ban đầu, sinh ra và phát triển cái mới. Dòng Khí âm vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều Hậu thiên Huyền không Phi tinh. Chiều thuận của Hậu thiên Huyền không Phi tinh là:

KHẢM -> KHÔN -> CẤN -> TỐN -> THỔ -> CÀN -> LY -> CHẤN -> ĐOÀI

theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau: 1 ->2 -> 3 -> 4 -> 5 -> 6 -> 7 -> 8 -> 9 -> 1 -> 2 -> … .Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau:

+ Đối với sự vât dương tính:

Resized to 43% (was 1755 x 1944) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

+ Đối với sự vât âm tính:

Resized to 43% (was 1755 x 1944) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Các đồ hình này là cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các Sao, khi vận động của dòng Khí âm qua các yếu tố của sự vật ở những thời điểm khác nhau như sau (mô hình dùng Hà đồ làm cơ sở):

Resized to 47% (was 1598 x 1238) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

.* Đối với tương tác Vượng: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Vượng khí, có tác dụng làm cho sự vật hưng thịnh, phát triển về mọi mặt. Dòng Vượng khí vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình dòng Vượng khí thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều dòng Vượng khí . Chiều thuận của dòng Vượng khí :

TỐN -> ĐOÀI -> CÀN -> KHẢM -> CHẤN -> CẤN -> KHÔN -> LY -> THỔ

theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau: 4 -> 9 -> 6 -> 1 -> 8 -> 3 -> 2 -> 7 -> 5 -> 4 -> … .Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau:

+ Đối với sự vât dương tính:

Resized to 43% (was 1755 x 1944) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

+ Đối với sự vât âm tính:

Resized to 43% (was 1755 x 1944) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Các đồ hình này là cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các Sao, khi vận động của dòng Vượng khí qua các yếu tố của sự vật ở những thời điểm khác nhau như sau (mô hình dùng Hà đồ làm cơ sở):

Resized to 47% (was 1598 x 1338) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả HÀ UYÊN:

Ý NGHĨA CỦA SỰ KẾT HỢP

CẶP SÔ KÊT HƠP

16, 27, 38, 49 là sao Tham lang, thần là Sinh khí (hào 3 biến)

12, 34, 67, 89 là sao Liêm trinh, thần là Ngũ quỷ (hào 2 – 3 biến)

19, 28, 37, 46 là sao Vũ khúc, thần là Diên niên (3 hào đều biến)

13, 24, 68, 79 là sao Văn khúc, thần là Lục sát (hào 1 – 3 biến)

18, 29, 36, 47 là sao Lộc tồn, thần là Họa hại (hào 1 biến)

14, 23, 69, 78 là sao Cự môn, thần là Thiên y (hào 1 – 2 biến)

17, 26, 39, 48 là sao Phá quân, thần là Tuyệt mệnh (hào 2 biến)

1- Sinh khí – Tham lang: phát sinh sự quan hệ về vật chất hay tinh thần, như có tiền, có tiền để trả nợ,… hay gặp gỡ đồng nghiệp, bạn cũ, chiêu đãi, …Sức khỏe tốt , sinh tài thêm đinh. Là những điều kiện sinh sôi, nảy nở, tiến hành thuận lợi, cây côi tươi tốt, chăn nuôi phát triển,…

2- Ngũ quỷ - Liêm trinh: là 5 thứ tà khí quấy rối sự sống, quấy rối quan hệ con người với con người, thường gây ra sự bực mình, rắc rối (do bị tai nan, mất mát, kiện thưa, cãi vã, vạ miệng,…), đi họp đi công tác, công việc bận rộn. Hay bị tai nạn nếu gặp thêm Ngũ hoàng (số 5)

3- Diên niên – Vũ khúc: là chủ về sự bền vững dài lâu, sức khỏa vững vàng, trường thọ, sự may mắn trong các mối quan hệ tình cảm gia đình và xã hội có tính bất ngờ (như trúng số, hay bị tai nạn mà người thì không bị sao,…) {chỉ Chấn và Tốn kết hợp mới được trường thọ bách niên}

4- Lục sát – Văn khúc: là sự thiệt hại những gì thuộc phạm vi chủ thể có trách nhiệm chăm sóc: như con cái, gia súc, cây trái,…là sự cản trở, công việc trái với ý định ban đầu, quan hệ bị xấu đi do tác động của bên ngoài. Tâm trạng thường bất an, công việc khó có kết quả (va chạm xe cộ).

5- Họa hại - Lộc tồn: là sự thiệt hại, hao tán tài vật thuộc quyền chủ thể quản lý sử dụng. Thiệt hại về vật chất hay tinh thần (trả tiền, mất tiền, đồ đạc đang sử dụng tự nhiên bị hư hỏng, cãi vã về đồ đạc, thị phi điều tiếng,…), phải đi xa, tổn tài, dễ mắc bệnh tật.

6- Thiên y - Cự môn: là sự giải thoát những vướng mắc trong đời sống mọi mặt. Người xưa cho rằng Thiên y như là một lực âm phù đã theo sát để cứu nguy. Giả thoát khỏi sự bế tắc. Đúng lúc gay go nhất, bí nhất, nan nguy nhất thì lại có cơ hội để vượt được qua như vật chất hay tinh thần. Có lợi cho sức khỏe, ít bệnh hay nếu có bệnh thì mau khỏi. Tâm lý ổn định, đạo đức lành mạnh.

7- Tuyệt mệnh – Phá quân: sức khỏe suy giảm, sự nghiệp trở ngại, tai nan, tình cảm hay các mối quan hệ bị xấu đi, bị người trở mặt, gặp sự chia lìa, gặp khách không mời mà đến,…, nhưng những việc lớn trong đời lại thường đến vào thời điểm này, tùy theo mệnh cục của mỗi người mà gặp hung hay cát.

8- Phục vị: là khí chất sinh học theo tự nhiên, mọi việc diễn tiến bình thường, nếu gặp tốt thì sẽ tốt, nếu gặp xấu thì sẽ xấu, căn cứ phụ thuộc vào các mối quan hệ và tại thời gian, thời điểm ảnh hưởng vào lúc đó. Ví như ngày là Phục vị, mà gặp tháng hay năm là Thiên y, thì sẽ thuộc về Thiên y, còn nếu gặp năm, tháng hay giờ là Ngũ quỷ, thì sẽ là Ngũ quỷ. Tuổi Khôn Cấn hay có sự va chạm nhất về xe cộ.

Đất và Trời giao nhau thì thái bình (Địa Thiên Thái), Sấm (lôi) và Gió (phong) giao nhau thì lâu dài (Lôi Phong Hằng), Thủy và Hỏa giao nhau thì vượt qua (Thủy Hỏa Ký tế), Đầm (trạch) và Núi (sơn) giao nhau thì trai gái cảm nhau (Trạch Sơn Hàm). Cứ một âm một dương gọi là Đạo, là con đường của sự điều chỉnh.

Dương sinh ở Đông mà thịnh ở Nam ; Âm sinh ở Tây mà thịnh ở Bắc ; trong Dương có Âm, trong Âm có Dương, rồi Lưỡng nghi, rồi Tứ tượng, rồi Bát quái, đều là tự nhiên mà có.

Hà đồ giải thích sự sinh thành của Ngũ hành: “Thiên 1 sinh Thủy, địa 6 đã thành ; Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 đã thành ; Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 đã thành ; Địa 4 sinh Kim, Thiên 9 đã thành ; Thiên 5 sinh Thổ, Địa 10 đã thành”.

Lạc thư: “Dọc ngang đều là 15, mà 7, 8, 9, 6 lặp lại là giảm đi. Hư 5 chia 10, mà 1 hàm 9, 2 hàm 8, 3 hàm 7, 4 hàm 6, như vậy tham ngũ tổng hợp. Đan xen không thích hợp thì không gặp số hợp của nó.

Vạn vật sinh – thành đều có số và môi trường tồn tại, sinh - tử tồn vong, đủ số thì sinh, số tăng thì trưởng, số giảm thì suy, số hết thì mất. Thịnh suy được mất tất cả đều ở số.

Thiên thời, tức là sắp xếp sử dụng thời gian Năm – Tháng – Ngày - Giờ

Mô hình “từ trong ra” là mô hình mở, đi ngược chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Khác với chiều vặn đi vào, đi thuận chiều kim đồng hồ, từ trái sang phải, là mô hình đóng.

Khi xét việc đã qua phải theo trật tự thuận, đi theo các con số lớn dần, (tức là chiều từ âm đến dương). Còn khi xét việc sắp tới thì phải theo trật tự nghịch của các con số, đi theo các con số nhỏ dần.(tức là chiều từ dương sang âm)

Theo nguyên tắc cơ chế tâm truyền, mọi thông tin đều phải từ giữa phát ra, đây là thời điểm xẩy ra sự việc. Nếu lấy thời điểm này mà xét, thì việc trở về quá khứ của sự việc, là trở về những quẻ đã sinh, tức là những quẻ ta đã biết trước. Như vậy phải là những quẻ ở miền dương, tức là từ Chấn-4 đến Ly-5, đến Đoài-6, rồi đến Càn-7. Đi từ Chấn đến Càn là miền Dương, là đi theo chiều thuận của các con số 4-5-6-7 là chiều các con số lớn dần.

Khi muốn xét tương lai của sự việc đang xẩy ra thì phải theo hướng các quẻ chưa sinh, tức là những quẻ chưa biết. Như vậy phải là những quẻ ở miền âm, tức là từ Tốn-3 đến Khảm-2, rồi đến Cấn-1, và đến Khôn-0, tức là đi theo chiều ngược của các con số (chiều các con số nhỏ dần 3-2-1-0), như người kể ngược bốn mùa vậy !

Càn-7, Đoài-6, Ly-5, Chấn-4, Tốn-3, Khảm-2, Cấn-1, Khôn-0.

<-- <-- <-- <-- --> - - -> - - -> - - ->

Khi ta cho rằng Chấn-Tốn là thời điểm hiện tại của sự việc thì, muốn biết tương lai phải đi theo chiều nghịch của các con số, tức là chiều các con số giảm dần cùng với các quẻ tương ứng của chúng. Cũng có thể tìm hiểu quá khứ của sự việc để đoán biết tương lai thông qua các quẻ đối xứng, là các quẻ biến dịch hay “quẻ đối” phản của chúng, vì quy luật sinh-thành của các con số là đối xứng từng cặp một, các con số đều có hai miền đối xứng: quá khứ và tương lai so với thời điểm xẩy ra. Tìm hiểu quá khứ để biết được tương lai, đây chính là chìa khóa của Dịch.

Mặt trời mọc từ Đông sang Tây, là quy luật của tạo hóa, là từ tối đến sáng, là từ âm đến dương, từ “không” đến “có”; giai đoạn này được gọi là “ quẻ đã sinh”, đây là trật tự thuận. Ngũ hành thuận bắt đầu từ : Thổ - Thủy - Mộc - Hỏa – Kim. Giai đoạn quẻ chưa sinh bắt đầu bằng trật tự từ Tây sang Đông, từ sáng đến tối, ngũ hành ngược lại là : Kim-Hỏa-Mộc-Thủy-Thổ. Nên nói Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8 thì đều được các quẻ chưa sinh, như người kể ngược thứ tự bốn mùa vậy. Đây là thứ tự của quẻ chưa sinh.

Quy luật của tự nhiên tiến từ “không” đến “có”, cái “không” thuộc âm, cái “có” thuộc dương. Âm Dương cũng là trạng thái “đóng - mở” của tạo hóa. Tạo hóa tiến từ trạng thái “đóng” sang trạng thái “mở”, từ không đến có, từ thế giới vô hình sang thế giới hữu hình. Cái “có” đầu tiên thuộc về Dương, nó tương ứng với số 1, là số lẻ, số cơ.

Vạn vật hiện hữu quanh ta thì muôn hình vạn trạng theo từng chủng loại, theo từng loài. Tất cả, đều xuất phát từ sự “sinh-thành” và vị trí ban đầu của các con số trong không gian, cũng như quy luật biến hóa theo “tượng âm dương” của chúng.

Biến Dịch là vòng tuần hoàn lớn của Tạo hóa, Càn Khôn đóng vai trò mở đầu và kết thúc những quá trình lâu dài. Đối với đời người cũng như vạn loại sinh giới, sự biến dịch từ Càn tới Khôn, đồng nghĩa với sự kết thúc chu trình sống này, để chuyển sang một chu trình sống khác. Sự biến dịch từ Âm sang Dương hay từ Dương sang Âm, là sự biến đổi về bản thể các tượng số, luôn luôm tiệm tiến trải qua 10 giai đoạn.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Đối với tương tác Dương: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Khí dương, có tác dụng làm cho sự vật ổn định, trở về với bản chất ban đầu. Dòng Khí dương vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình Hậu thiên Bát quái thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều Hậu thiên Bát quái. Chiều thuận của Hậu thiên Bát quái là:

CÀN -> KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> TỐN -> ĐOÀI -> LY -> KHÔN

theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau:

6 ->1 -> 3 -> 8 -> 4 -> 9 -> 7 -> 2 -> 5 -> 6 -> … .

Các độ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 được dùng ký hiệu cho các yếu tố Quái trong đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, chỉ rõ thứ tự vận động của Khí âm qua các Quái trong sự vật là: Khảm (1), Khôn (2), Cấn (3), Tốn (4), Thổ (5), Càn (6), Ly (7), Chấn (8), Đoài (9). Mỗi bước nhảy tương ứng với một chu kỳ phổ trường khí mà ta khảo sát.

Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau:

+ Đối với sự vât dương tính:

Resized to 43% (was 1755 x 1944) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtResized to 43% (was 1755 x 1944) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Chào Bác Vô Trước.

Bác có thể làm rõ được nguyên lý vận động của các sao dựa trên cơ sở nào hay không.

Nếu nguyên lý vận động cùng theo 2 mô hình Hà đồ và Lạc Thư thì có mâu thuẫn không? Theo cả hai mô hình hay chỉ theo Hà đồ hay chỉ theo Lạc thư.

Theo Hoangnt thì chỉ có một nguyên lý vận động mà thôi, tức theo mô hình Hà Đồ. Các trường khí tạo ra theo nguyên lý này sẽ tác động đến sự vật (âm hoặc dương).

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước.

Bác có thể làm rõ được nguyên lý vận động của các sao dựa trên cơ sở nào hay không.

Nếu nguyên lý vận động cùng theo 2 mô hình Hà đồ và Lạc Thư thì có mâu thuẫn không? Theo cả hai mô hình hay chỉ theo Hà đồ hay chỉ theo Lạc thư.

Theo Hoangnt thì chỉ có một nguyên lý vận động mà thôi, tức theo mô hình Hà Đồ. Các trường khí tạo ra theo nguyên lý này sẽ tác động đến sự vật (âm hoặc dương).

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Nguyên lý vận động, ý nghĩa các đồ hình tôi đã trình bày khá kỹ trong chuyên mục rồi. Khá dài. Bạn hãy chịu khó đọc vậy.

Tuy nhiên, tôi đã phát triển và hoàn thiện thêm nhiều. Khi có dịp thuận tiện xin trình bày cùng các bạn.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Từ Điển Dịch Học thì lịch sử đã tồn tại cả hai danh phái dịch học, đó là Dịch Học Phục Hy và Dịch Học Trần Đoàn. Thực thế, dấu vết của Dịch Học Phục Hy thì dễ tìm thấy trong các sách đã được phiên dịch, so với dấu vết hơi khó tìm, khó gặp đối với người Việt, đó là Dịch Học Trần Đoàn. Vì sao lại như vậy, chỗ này thì được Việt dịch, chỗ kia lại không được Việt dịch ? Bởi vì Dịch Học Phục Hy được xem là Dịch Học Chính Tông còn Dịch Học Trần Đoàn thì khác hẳn Dịch Học Phục Hy.

Hiện nay có cuốn Chu Dịch và Kinh dịch Phục Hy tồn tại song song. Các nội dung quẻ hào hình như giống nhau nhưng thứ tự quẻ lại khác nhau.

Kinh dịch Phục Hy phát triển từ Tiên thiên Bát quái và Chu Dịch phát triển từ Hậu thiên Bát quái, vậy thì:

Áp dụng cái nào? Rõ ràng không thể cả hai là hợp lý?. Chưa ai trả lời chính xác?.

Bác Vô Trước/ Bạn Rubi có ý kiến gì không?. có thể nó liên quan đến Hành lang học thuyết âm dương ngũ hành.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Từ Điển Dịch Học thì lịch sử đã tồn tại cả hai danh phái dịch học, đó là Dịch Học Phục Hy và Dịch Học Trần Đoàn. Thực thế, dấu vết của Dịch Học Phục Hy thì dễ tìm thấy trong các sách đã được phiên dịch, so với dấu vết hơi khó tìm, khó gặp đối với người Việt, đó là Dịch Học Trần Đoàn. Vì sao lại như vậy, chỗ này thì được Việt dịch, chỗ kia lại không được Việt dịch ? Bởi vì Dịch Học Phục Hy được xem là Dịch Học Chính Tông còn Dịch Học Trần Đoàn thì khác hẳn Dịch Học Phục Hy.

Rõ ràng phải áp dụng Chu Dịch.

Tra cứu "Tìm về cội nguồn kinh dịch", Kinh Thư, Giáp cốt văn... ta thấy rằng Chu Dịch không thể ra đời vào thời Nhà Chu được mà phải ra đời cùng thời với Dịch Phục Hy là vì Tiên Thiên Bát quái và Hậu Thiên Bát quái cùng thời với nhau.

Nhận định: Chu Dịch chính là Hy Dịch.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Từ Điển Dịch Học thì lịch sử đã tồn tại cả hai danh phái dịch học, đó là Dịch Học Phục Hy và Dịch Học Trần Đoàn. Thực thế, dấu vết của Dịch Học Phục Hy thì dễ tìm thấy trong các sách đã được phiên dịch, so với dấu vết hơi khó tìm, khó gặp đối với người Việt, đó là Dịch Học Trần Đoàn. Vì sao lại như vậy, chỗ này thì được Việt dịch, chỗ kia lại không được Việt dịch ? Bởi vì Dịch Học Phục Hy được xem là Dịch Học Chính Tông còn Dịch Học Trần Đoàn thì khác hẳn Dịch Học Phục Hy.

Nhận định: Chu Dịch chính là Hy Dịch.

Câu hỏi tiếp theo là trong quá trình phối quái từ Bát quái để tạo ra 64 quẻ của Kinh Dịch thì tại sao người xưa lại đặt Quẻ Bát Thuần Khôn vào vị trí quẻ số 2?. Sự khởi đâu từ quẻ Bát Thuần Càn là OK.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi nghiên cứu thêm Kinh Dịch, nhận thấy rằng có vẻ 64 quẻ chưa chắc là phát triển 100% từ Hậu Thiên hoặc Tiên Thiên.

Người hỏi Dịch tại thời điểm hiện tại, hỏi về kết quả cho tương lai từ những dữ liệu đã có của quá khứ. Vậy sự chồng Quái đặc trưng cho kết quả từ sự tương tác hay hòa nhập của chủ thể tới khách thể chứ không phải từ khách thể tới chủ thể: vậy thì phải lý luận ngược rồi.

Quái thượng: Khách = Vũ trụ?.

Quái hạ: Chủ = Ta?.

6 hào: Thiên Địa Nhân = 2-2-2 Tại sao?

Thuộc tính: gán 6 hào cho các thuộc tính. Từ đâu?.

Biến của hào:_____?

Tại sao quan trọng ở hào 2 và 5?.

...

Cơ sở:

Thuyết ADNH.

Vạn vật đồng nhất thể - vũ trụ thống nhất là một.

VÔ TRƯỚC:

Theo thiển ý cùa tôi thì nếu chúng ta cứ theo phương pháp nghiên cứu cũ, căn cứ vào hình tướng bề ngoài của hiện tượng cùng những ghi chép không rõ ràng của cổ thư mà tư duy, cảm nhận và suy luận thì chẳng bao giờ chúng ta vén được bức màn đen che phủ bản chất của học thuyết ADNH được. Có chăng chỉ hé lộ được một vài điều thú vị có tính hình thức, cón rất xa mới tới được chân lý. Bằng chứng là hàng ngàn năm qua, biết bao thế hệ tài trí của cả Ta lẫn Tàu đã lao động cật lực mà bản chất thực của học thuyết ADNH càng ngày càng mịt mờ hơn. Chẳng nhẽ trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuất ngày nay chúng ta định tiêu tốn thêm vài ngàn năm nữa như vừa qua hay sao? Ngay cả khi ấy đi chăng nữa liệu chúng ta có chắc chắn thành công hay không, hay lại càng mịt mờ hơn? Rõ ràng câu trả lời đã có qua sự mơ hồ ngày càng tăng về học thuyết ADNH từ hàng ngàn năm nay.

Vì vậy, chúng ta phải tìm con đường khác.

Với suy nghĩ đó, tôi cũng thử một phương pháp nghiên cứu khác và trình bày một số kết quả nghiên cứu còn sơ lược, chưa hoàn chỉnh của mình trong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” trên diễn đàn. Theo những kết quả đó, có thể trả lời được trong một hệ thống logic và nhất quán những câu hỏi của bài báo trên như sau:

- Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ Âm và Dương còn thống nhất, chưa bộc lộ rõ mâu thuẫn trong sự vật, Vũ trụ.

- Thời kỳ Hậu thiên là thời kỳ mâu thuẫn âm dương đã bộc lộ rõ trong quá trình phát triển của sự vật, Vũ trụ.

- Tiên thiên Bát quái là đồ hình chỉ rõ chiều vận động chủa Khí dương qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Tiên Thiên

- Hậu thiên bát quái là đồ hình chỉ rõ chiều vận động của Khí dương qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Hậu Thiên.

- Đồ hình Huyền không phi tinh là đồ hình mô tả vận động của Khí âm qua các yếu tố của sự vật trong thời kỳ Hậu Thiên.

- Hà Đồ là mô hình cấu trúc ADNH của không gian.

- Lạc Thư là đồ hình cấu trúc ảnh hưởng ADNH của Mặt trời tới không gian Trái đất.

Tôi đang từng bước hoàn chỉnh các nghiên cứu trên và hy vọng một ngày nào đó được giới thiệu cùng ACE trên diễn đàn.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm nghĩ nhân đọc bài “Kinh dịch có nguồn gốc từ đâu” của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng

Posted ImageTôi là một người đam mê kinh dịch nhưng kiến thức có hạn, nhân được đọc bài viết của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng cùng một số bài phản hồi của các học giả quan tâm, tôi rất hâm mộ và khâm phục những tìm tòi công phu của tác giả.

Nói đến chủ đề bài viết, tác giả muốn chứng minh nguồn gốc Kinh dịch là của người Việt Nam ta. Bản thân tôi không có được kiến thức như tác giả nên không dám mạo muội mạn đàm. Tuy nhiên, với mong muốn được kết giao và học hỏi với các học giả nghiên cứu kinh dịch, Hoạt tôi nhân đây xin nêu một nhãn quan mới về Kinh dịch – Đó là sự quy nạp của 64 quẻ Dịch.

Tôi có viết về vấn đề này trong cuốn “Nhân mệnh trong kinh Dịch”, cuốn sách mà một số bạn bè tôi đang động viên và tìm cách phát hành. Vấn đề tôi quan tâm và viết ra đó là:

Kinh dịch truyền thống từ trước tới nay theo như những tác phẩm mà tôi từng được biết thì 64 quẻ dịch là sự diễn giải cho mọi sự, sự diễn giải từ 64 quẻ dịch ra hằng hà bộ môn… trong đó có các bộ môn nói về con người như: Tử Vi; Bát tự hà lạc của Việt Nam…; Bốc phệ của Trung Quốc… nhưng con đường đi về thì chưa thấy có sách nào nói tới (hoặc có mà tôi chưa từng được biết tới). Đó là sự quy nạp của 64 quẻ dịch. Đây cũng chính là con đường HOÀN VŨ – tất cả rồi đều quay về trời. 64 quẻ rồi đều quy về quẻ Càn – Quẻ thuần Càn hay quẻ thuần long – có thể thấy được cùng đồng ý với thuyết CON RỒNG CHÁU TIÊN của dân tộc Việt Nam ta chăng? Sơ bộ tôi trình bày con đường này như sau:

Trong quẻ trùng quái có 06 hào, trong 6 hào này có 02 tính chất cơ bản – tính đối xứng và tính trùng cặp.

+ Tính đối xứng: hào 6 đối với hào 1 như trời với đất… hào 5 đối với hào 2, hảo 4 đối với hào 3… tính chất thì như chúng ta đã biết.

+ Tính trùng cặp đi đôi là: Hào 1 cặp với hào 4, hào 2 cặp với hào 5, hảo 3 cặp với hào 6, tính chất từng cặp thì như chúng ta đã biết.

Trên nền tảng Âm – Dương kết hợp: Như trong toán học khi 2 hào kết hợp sẽ có các đáp số là: Âm kết hợp với Âm = Dương; Dương với Dương thành Dương; Âm với Dương sẽ thành Âm. Như vậy, trong mỗi quẻ trùng quái đã có sẵn con đường quy nạp khi các hào trên gặp nhau. Tính chất đối xứng thuộc TIÊN THIÊN – dành cho ngoại quái (vì là sự kết hợp của trời và Đất); Tính trùng cặp thuộc hậu thiên – dành cho nội quái. Sự biến hào thì ngoại quái phải từ trên xuống – từ hào 6 xuống hào 4. Biến nội quái thì từ dưới lên – từ hào 1 lên hào 3.

Như vậy, 64 quẻ khi ta biến sẽ có 04 quẽ biến MỘT lần thì về quẻ Càn đó là 4 quẽ: Thuần Càn, thuần Ly, thuần Khảm, Thuần Khôn (Trời – Lửa – nước Đất); có 12 quẻ biến HAI lần, có 16 quẽ biến BA lần và tới 32 quẻ biến BỐN lần thì quay về quẻ Càn. Từ đây nếu dùng để tu học, để luận giải… như với mỗi con người thì những quẻ nào quay về quẻ Khảm trước rồi mới về quẻ Càn thì thường là đầu thai chứ không thể siêu thoát… Vì Kinh Dịch đã cho là mọi sự sống đều xuất phát từ nước nóng, do vậy các sinh vật đầu thai đều trong dạ con cả… những quẻ khác thì dành cho những người Đặc Biệt. Nói điều nà thì quá dại ở đây tôi chỉ muốn viết lên 01 ý gửi tới tác giả và các bạn để tham khảo vì quả thật con đường này của KINH DỊCH tôi chưa được thấy đề cập tới trong các sách về KINH DỊCH. Chi tiết để diễn tả cho từng hào từ, cho từng thời của mỗi quẻ tôi không thể viết hết ở đây được nhưng tôi có một niềm tin chủ quan rằng: Chúng ta đã tìm được con đường quay về của KINH DỊCH.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào Anh Chị Em trên diễn đàn.

Kinh Phòng đặt ra cách giải Dịch Kinh của ông, những quy định mà Kinh Phòng áp đặt cho 8 quẻ Bát thuần là "Thống suất", 7 quẻ còn lại phụ thuộc Ngũ hành của quẻ "Thống xuất". Rồi tới áp đặt Địa chi vào Hào Dịch. Rồi tới áp đặt Thiên can vào quẻ Dịch., ..., có lẽ, cũng bắt nguồn từ Cửu cung khi an định Bát quái.

Chúng ta có đồ hình Cửu cung:

........4..........9..........2......

........3..........5..........7......

........8..........1..........6......

Một giả thiết, khi chúng ta lấy cơ sở: Trục Bắc - Nam, nói về Khí. Trục Đông - Tây, nói về Vật. Hình thành nên thuyết: "Khí - Vật tương ứng".

Chúng ta chấp thuận dùng ngôn ngữ chuyên ngành của ngành Kết cấu: trục Trung hoà, là trục luôn đi qua điểm giữa.

- Phương Bắc: tương ứng với số 1 của Cửu cung, giả thiết ta an định quái Khảm: Âm ngoài Dương trong, trục Trung hòa là hào Dương 2.

- Phương Nam: tương ứng với số 9 của Cửu cung, giả thiết ta an định quái Ly: Dương ngoài Âm trong, trục Trung hòa là hào Âm 2.

- Thuận tự 10 Thiên can, Kinh Phòng lấy vị trí thứ 5 là can Mậu áp đặt vào phương Bắc - quẻ Khảm, lấy vị trí thứ 6 là can Kỷ áp đặt vào phương Nam - quẻ Ly.

- Khi ta lấy số 1 là vị trí thứ nhất của 10 Thiên can, tương ứng là can Giáp, đặt vào vị trí của số 5 Trung cung, vị trí thứ Hai của can Giáp là số 6 tương ứng với Cửu cung, vị trí thứ Ba của can Giáp là số 7, vị trí thứ Tư của can Giáp là số 8, vị trí thứ Năm của can Giáp là số 9. Theo Kinh Phòng, vị trí số 9 trong Cửu cung, tương ứng với quái Ly, mà Kinh Phòng áp đặt cho can Kỷ. Như vậy, thuận tự theo Lưỡng thiên xích, tới vị trí thứ Năm có thể gọi là Giáp gặp Kỷ, rồi có thể dẫn tới Giáp hợp Kỷ, rồi có thể dẫn tới hóa Thổ.

- V//đ được đặt ra, tại sao lấy thứ tự số của 10 Thiên can là số 5 (Mậu) và số 6 (Kỷ) đặt vào trục Bắc - Năm, được tạm coi là trục Khí biến thịnh. (?)

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

KINH THỊ DỊCH TRUYỆN

Kinh Phòng (77 – 37 tr.CN) người Tây Hán, là người khai sáng ra Kinh thị Dịch học kim văn. Người đất Đốn Khâu Đông quận, tự là Quân Minh, ông họ Lý. Cống hiến chủ yếu về Dịch học của ông là phát triển tượng số học Chu Dịch. Ông học Dịch ở Tiêu Diên Thọ người nước Lương, sau ông lại học thêm Dịch từ một ẩn sĩ, ông rất thích âm luật, sau đắc tội và chết trong tay Trung thư lệnh Thạch Hiển.

Đặc trưng của Dịch học Kinh Phòng là chiêm nghiệm, Kinh thị Dịch học mở đầu cho phái tượng số, là gốc của tượng số, gốc của thuật số. Bốn cống hiến lớn của Kinh Phòng là: Bát cung quái thuyết; Nạp Giáp thuyết; Quái khí thuyết; Âm dương ngũ hành thuyết. Do làm rõ được về tai dị nên được nhà Vua ban thưởng. Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”.

Bát cung quái thuyết lấy cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.

Căn cứ vào sự phân vạch của quẻ, 8 quẻ thuần là quẻ “thống suất” gọi là quẻ mẹ, các hào của quẻ “thống suất” đều cố định không biến, 7 quẻ bị “thống suất” đều gọi là “kiến quái”, gọi là quẻ con, vì những hào của chúng đều có biến đổi. Kinh Phòng căn cứ vào Dịch nói: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Quy luật biến đổi là hào Dương biến đổi thành hào Âm, hào Âm biến đổi thành hào Dương.

Quẻ Đời 1 lấy hào 6 là hào bất biến.

Gọi là quẻ Đời 2, là từ 8 quẻ mẹ mà Dịch gọi là “Bát thuần”, do hào đầu tiên biến đổi mà thành.

Quẻ đời 3 là do sự niến đổi của 2 hào đầu của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 1 biến đổi hào 2 mà thành.

Quẻ Đời 4 là do sự biến đổi của hào 1-2-3 của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 2 biến đổi hào 3 mà thành.

Quẻ Đời 5 là do sự biến đổi của hào 1-2-3-4 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 3 biến đổi hào 4 mà thành.

Quẻ Đời 6 là do sự biến đổi của các hào 1-2-3-4-5 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 4 biến đổi hào 5 mà thành.

Quẻ Đời 7 được gọi là quẻ Du hồn, căn cứ từ quẻ Đời 6 mà biến đổi hào 4

Quẻ Đời 8 được gọi là quẻ Quy hồn, căn cứ từ quẻ Đời 7, biến đổi cả 3 hào hạ quái quẻ Du hồn mà thành.

Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi.

Chữ “đời” ở đây là gọi là Thế là do hào biến đổi làm chủ của quẻ biến, gọi là hào “cư Thế”. Quẻ Đời 1-2 gọi là Địa dịch, quẻ Đời 3-4 gọi là Nhân dịch, quẻ Đời 5-6 gọi là Thiên dịch. Quẻ Du hồn và Quy hồn gọi là Quỷ dịch. Quẻ Đời 1 ở đây lấy hào bất biến làm chủ, tức là hào 6 của quẻ “bát thuần”.

Về phương diện ngôi vị hào, hào đầu gọi là Nguyên sĩ, hào 2 gọi là Đại phu, hào 3 gọi là Tam công, hào 4 gọi là Chư hầu, hào 5 gọi là Thiên tử, hào 6 gọi là Tông miếu, gọi như vậy với mục đích để phân rõ đẳng cấp tôn ti.

Gọi là Thế - Ứng, tức là chỉ sự tương ứng của 3 hào dưới với 3 hào trên trong mỗi cung, tức là hào đầu tương ứng với hào 4, hào 2 tương ứng với hào 5, hào 3 tương ứng với hào trên. Trong đó, hào làm chủ là hào “cư thế”, thì khi chiêm nghiệm, hào Ứng phải theo hào làm chủ, đó là hào Thế, hào Ứng (để phán đoán) là hào có quan hệ mật thiết với đối tượng chiêm nghiệm, ví như giữa vợ chồng, giữa anh em, vì giữa họ có tình cảm tương ứng với nhau. Định cát hung thì lấy hào cư Thế làm chủ.

THUY ẾT NẠP GIÁP

Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước.

THUYẾT NẠP ĐỊA CHI

“Định cát hung chỉ lấy tượng của một hào”.

Kinh Phòng lần lượt cho 6 hào của 64 quẻ đối ứng với 12 địa chi, với quy luật phân theo Chi âm và Chi dương tương ứng với số chẵn lẻ rồi cho đối ứng với 384 hào. Chi dương đi thuận chiều vì dương chủ tiến, Chi âm đi ngược chiều vì Âm chủ lùi, vì 8 quẻ thì có 4 quẻ thuộc dương, 4 quẻ thuộc âm, mà 12 Chi lại có những 6 chi dương và 6 chi âm. Âm theo Ngọ, Dương theo Tý, Tý-Ngọ phân đường đi, Tý đi phía trái, Ngọ đi phía phải. Tháng 11 tháng 5 là tháng Tý Ngọ lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 quẻ Càn. Tháng 12 và tháng 6 là tháng Sửu Mùi lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 của quẻ Khôn, vì căn cứ theo “thuyết quái” nói Càn Khôn là quẻ Cha Mẹ. Thể của quẻ Dịch phải đủ 6 vạch mới thành, 6 vạch lại phân chia ngôi âm ngôi dương mới thành quẻ, mới phản ánh cụ thể mối quan hệ sinh khắc giữa Bố Mẹ và Con của 8 cung quái với vị trí 6 hào. Như quẻ Càn thuộc Kim là quẻ Bố Mẹ, hào Sơ thuộc Thủy, Kim sinh Thủy, mẹ sinh con, cho nên là cát, hào 4 thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, con khắc mẹ là hung. Như vậy có nghĩa là tương sinh là thuận, tương khắc là hung, mẹ sinh con là đại cát, con khắc mẹ là đại hung. Kinh Phòng nói: Quỷ bát quái là hào “học”, tài là hào “chế”, trời đất là hào “nghĩa”, phúc đức là hào “bảo”, đồng khí là hào “chuyển”.

THUYẾT QUÁI KHÍ

Kinh Phòng lấy 64 quẻ 384 hào ứng với 1 năm, nói “ hào đầu trên, hào hai giữa, hào ba dưới, số của tháng 3 thành ra tháng 1. Hào đầu 3 ngày, hào hai 3 ngày, hào ba 3 ngày, tất cả là 9 ngày, còn dư ra một ngày gọi là ngày nhuận. Mười ngày của hào đầu là Thượng tuần, mười ngày của hào hai là Trung tuần, mười ngày của hào ba là Hạ tuần, 3 tuần là 30 tích tuần”.

“ Thành tháng, tích tháng thành năm, 8 lần 8 là 64 quẻ, chia ra 64 quẻ phối với 384 hào thành 32 x 360 = 11520 thẻ. Khí dịch 24 tiết khí phối hợp với Ngũ hành, thì mọi việc từ đạo Trời, đến vận mệnh con người, đến Trăng, Sao, ta đều có thể thấy được mọi chuyện cát hung rõ ràng”.

Âm sinh dương tiêu, dương sing âm diệt, hai khí giao nhau, thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào âm, âm nhập vào dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “sinh”. Dương trong âm, âm trong dương, hai khí âm dương hòa vào nhau mà thành “tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào âm dương khí hóa, âm dương thăng giáng và âm dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ ẩn - hiện, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Ví như quẻ Càn có tượng thuộc dương, phối Thiên thuộc Kim, nó với quẻ Khôn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Quẻ Khôn có tượng thuộc âm, phối hợp với Địa thuộc Thổ, khi phối với quẻ Càn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Nguyên lý “ẩn - hiện” trong tượng hào của quẻ vốn “ngụ hàm” với nhau, như hào Sáu đầu của quẻ Khôn nói “ lý sương kiên băng chí” thích là “ rồng đánh nhau ở cánh đồng, máu chúng chảy ra đen vàng”. Rồng tính dương là đặc tính của Càn dương, nói nên mối quan hệ “ẩn - hiện” của hai quẻ Càn – Khôn, cấu thành cặp quẻ đối ứng với nhau. Không những hai quẻ Càn Khôn đối ứng với nhau, mà giữa 64 quẻ cũng cấu thành từng cặp “ẩn - hiện” với nhau. Khi chiêm nghiệm theo “ẩn - hiện”, ta có thể từ hai mặt chính - phản, tăng lượng thông tin về chiêm nghiệm được nhiều hơn, đó là mối quan hệ giữa hai mặt chính - phản của âm – dương. Theo Kinh Phòng, sự biến hóa âm dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, âm dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa âm dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ âm dương.

Kinh Phòng nhấn mạnh rất nhiều vào sự chiêm nghiệm, ông cho rằng mục đích của sự nghiên cứu Dịch quái là ở chỗ “định cát hung, rõ được mất”, do đó ông sáng tạo ra quẻ 8 cung, phát huy mối quan hệ ngang dọc, là cốt để “định dự cát hung”. Ông nói “ Nghĩa về cát hung, bắt đầu ở Ngũ hành, kết thúc ở Bát quái. Nghĩa lý về âm dương là sự phân định về Năm, Tháng. Một khi Năm, Tháng đã phân định thì sẽ đoán định được cát hung”. Phần lớn vật chất dương là “hư”, vật chất âm là “thực”, “hư” là bề ngoài của dương, “thực” là bên trong của âm, “hư” là bề gnoài của “thực”, “thực” là phần bên trong của “hư”.

Thuyết Quái khí là sự đối ứng giữa 64 quẻ và 34 tiết khí, bao gồm Tứ thời và 24 khí, thuyết này bắt nguồn thuyết quái khí của Mạnh Hỷ, bao gồm ba nội dung sau:

- Thuyết quái khí Tứ chính quái: lấy bốn quẻ Khảm - Chấn – Ly – Đoài làm tượng ứng với 24 tiết khí, mỗi quẻ có 6 hào ứng với 6 tiết khí. Trong đó, quẻ Khảm ứng với 6 tiết khí từ tiết Đồng chí đến tiết Kinh trập. Quẻ Chấn ứng với 6 tiết khí từ tiết Xuân phân đến tiết Mang chủng. Quẻ Ly ứng với 6 tiết khí từ tiết Hạ chí đến tiết Bạch lộ. Quẻ Đoài ứng với 6 tiết khí từ tiết Thu phân đến tiết Đại tuyết. Trong bốn quẻ này, 6 hào của mỗi quẻ, từ hào Đầu đến hào Trên, lại phân ra làm chủ 6 tiết, như hào Đầu quẻ Khảm, làm chủ việc của tiết Đông chí, hào 2 tiêt Tiểu hàn, hào 3 tiết Đại hàn, hào 4 tiết Lập xuân, hào 5 tiết Vũ thủy, hào Trên tiết Kinh trập.

- Thuyết Thập nhị bích quái (nguyệt quái): là thuyết 12 quẻ ứng với 12 tháng. Mỗi một quẻ ứng với 2 tiết khí, 12 quẻ ứng với 24 tiết khí.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi rất vui khi được cùng Anh tâm sự.

Trước hết, tôi phải tự thú nhận rằng: tôi còn rất yếu kém về những "khái niệm cơ bản".

Chính vì vậy, để tìm cho nhau có cùng một tiếng nói chung (thanh - âm) khi tìm hiểu về Học thuyết của Thiệu Ung, ông là người đã đưa "chính trị" - các đời Vua thịnh - suy vào Học thuyết Hoàng cực của mình. Từ nguyên nhân này, việc không hiểu biết dư luận của người dân, tất yếu dẫn tới kết thúc sự gặp gỡ, giữa quy luật Xã hội và quy luật của Tự nhiên. Tại sao vậy ? Ngũ Hành - cái bị khắc, thì thường không có khả năng tự biểu hiện mình, tự khẳng định được mình về mặt "thể" của nó (chính trị), do vậy cái bị khắc sẽ nhanh tróng hướng tới, đi tìm kiếm một sự đồng nhất khác (chất- lượng - kinh tế). Thông qua đây, trở lại (tri lai), để khẳng định cái "thể" của mình (chính trị). Đó chính là cái chúng ta gọi là "biến - hóa", sự giải phóng cái "thể" (chính trị), sẽ dẫn đến hội nhập (giao - hội) về kinh tế (dụng - chất - lượng).

Ngày hôm nay, chúng ta có tự phát minh ra lịch sử của mình, tương lai của mình được không ?

- Bàn về điểm xuất phát: (khởi nguyên)

1/- Theo Thiệu Ung, hội Ngọ bắt đầu từ năm 2217 tiền công nguyên, như vậy:

- Hội Tị bắt đầu từ:...... 13017

- Hội Thìn bắt đầu từ:...23817

- Hội Mão bắt đầu từ:...34617

- Hội Dần bắt đầu từ:....45417

- Hội Sửu bắt đầu từ:....56217

- Hội Tý bắt đầu từ:......67017

2/- Trường phái của đa số: lấy năm Giáp tý 2697 tiền công nguyên, là năm Hoàng đế nguyên niên làm năm gốc cho Lịch Can chi.

3/- Theo Thái Ất bí thư thì "hợp bích - liên châu", xẩy ra vào năm 10 153 916.

5/- Phương trời Tây kiểm nghiệm bằng điện toán: Thất tinh tụ hội: ngày 5/3/1953 tiền công nguyên, mà không phải là ngày 28/2/2449 tiền công nguyên.

6/- Cùng một sách Cổ thư, hai cách tính cho kết quẻ khác nhau: thứ nhất là ngày 5/3/1953 tiền công nguyên. Thứ hai là ngày 21/12/2251 tiền công nguyên.

Vậy thì, Thiệu Ung xây dựng hệ thống Thời gian của mình như thế nào ?

- Nguyên ở Nguyên là.............. 1 (năm)

- Nguyên ở Hội là...................... 12 (tháng)

- Nguyên ở Vận...................... 360 (ngày)

- Nguyên ở Thế là ................4320 (giờ)

- Hội ở Nguyên là..................... 12

- Hội ở Hội là.......................... 144

- Hội ở Vận là...................... 4320

- Hội ở Thế là.................... 51840.

- Vận ở Nguyên là............. ...360

- Vận ở Vận là..................129600

- Vận ở Thế là..................1555200

- Thế ở Nguyên là..................4320

- Thế ở Hội là.......................51840

- Thế ở Vận là....................1555200

- Thế ở Thế là..................18662400.

Từ đây, số "sinh ra vật" là số 256 được căn cứ theo mốc Thời gian nào ? Số 104 và 108 quan hệ với nhau không ?

Khi chúng ta đặt lòng tin vào Dịch, khả năng Quái danh có đúng với những điều mà Thiệu Ung minh giải về Lịch sử: thịnh trị của các đời Vua không ? Tại thời điểm này, cái Lý của Pháp gia với ý nghĩa chính là "lý trị loạn", lấy sự phân biệt thưởng phạt làm cốt yếu, nếu vứt bỏ Pháp để lấy Trí, mà chọn lựa Trí thì thất bại vậy.

Hà Uyên.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

[Trong mối tương quan của Thiên Can liên quan đến Ngũ Hành sinh khắc, có hai đang:

1 - Theo Tiên Thiên:

Trên cơ sở này thì Bính Hỏa khắc Canh Kim.....vv....Tức là vẫn theo lý tương sinh, tương khắc bình thường.

2 - Theo Hậu Thiên:

Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim.

Nhưng lý tương khắc của Tiên Thiên vẫn là mạnh nhất khi cân nhắc tính toán sự khắc hợp của Ngũ Hành trong Thiên Can. Tức là khi ứng dụng thì căn cứ vào - tạm gọi là "hệ Qui chiếu" - Nếu là xem xét chuyện đất trời thì theo Tiên thiên, Sự khắc hợp của con người thì theo Hậu Thiên.

TIÊN THIÊN NỘI TĨNH NGOẠI ĐỘNG

Vị trí thứ nhất là Thuần Càn, số là 99, trong và ngoài đều là số “thành”, nội tĩnh ngoại tĩnh

Vị trí thứ 2 là Trạch Thiên Quải, số là 49, trong là số “thành”, ngoài là số “sinh”, do quẻ Càn hào 6 biến. Ngoại động nội tĩnh.

Vị trí thứ 3 là Hỏa Thiên Đại hữu, số là 39, ngoài “sinh” trong “thành”, ngoaì do quẻ Càn hào 5 biến.

Vị trí thứ 4 là Lôi Thiên Đại tráng, số là 89, cả trong và ngoài đều là số “thành”, ngoài do quẻ Khôn hào 4 biến.

Vị trí thứ 5 là Phong Thiên Tiểu súc, số là 29, nội tĩnh ngoại động, ngoại động do quẻ Càn hào 4 biến.

Vị trí thứ 6 là Thủy Thiên Nhu, số là 79, nội và ngoại đều là số “thành”, ngoại do quẻ Khôn hào 5 biến.

Vị trí thứ 7 là Sơn Thiên Đại súc, số là 69, nội và ngoại đều là số “thành", ngoại do quẻ Khôn hào 6 biến.

Vị trí thứ 8 là Địa Thiên Thái, số là 19, nội “thành” ngoại “sinh”.

Vị trí thứ 9 là Thiên Trạch Lý, số là 94.

Vị trí thứ 10 là Thuần Đoài, số là 44.

Vị trí thứ 11 là Hỏa Trạch Khuê, số là 34 .

Vị trí thứ 12 là Lôi Trạch Quy muội, số là 84

Vị trí thứ 13 là Phong Trạch Trung phu, số là 24.

Vị trí thứ 14 là Thủy Trạch Tiết, số là 74.

Vị trí thứ 15 là Sơn Trạch Tổn, số là 64

Vị trí thứ 16 là Địa Trạch Lâm, số là 14.

Vị trí thứ 17 là Thiên Hỏa Đồng nhân, số là 93.

Vị trí thứ 18 là Trạch Hỏa Cách, số là 43.

Vị trí thứ 19 là Thuần Ly (10 + 9), số là 33.

Vị trí thứ 20 là Lôi Hỏa Phong, số là 83.

Vị trí thứ 21 là Phong Hỏa Gia nhân, số là 23.

Vị trí thứ 22 là Thủy Hỏa Ký tế, số là 73.

Vị trí thứ 23 là Sơn Hỏa Bí, số là 63.

Vị trí thứ 24 là Địa Hỏa Minh di số là 13.

Vị trí thứ 25 là Thiên Lôi Vô vọng, số 98

Vị trí thứ 26 là Trạch Lôi Tùy, số là 48.

Vị trí thứ 27 là Hỏa Lôi Phệ hạp, số là 38.

Vị trí thứ 28 là Thuần Chấn, số là 88.

Vị trí thứ 29 là Phong Lôi Ích, số là 28

Vị trí thứ 30 là Thủy Lôi Truân, số là 78.

Vị trí thứ 31 là Sơn Lôi Di, số là 68.

Vị trí thứ 32 là Địa Lôi Phục, số là 18.

Vị trí thứ 33 là Thiên Phong Cấu, số là 92.

Vị trí thứ 34 là Trạch Phong Đại quá, số là 42.

Vị trí thứ 35 là Hỏa Phong Đỉnh, số 32.

Vị trí thứ 36 là Lôi Phong Hằng, số là 82.

Vị trí thứ 37 là Thuần Tốn, số là 22.

Vị trí thứ 38 là Thủy Phong Tỉnh, số là 72.

Vị trí thứ 39 là Sơn Phong Cổ, số là 62.

Vị trí thứ 40 là Địa Phong Thăng, số là 12.

Vị trí thứ 41 là Thiên Thủy Tụng, số là 97.

Vị trí thứ 42 là Trạch Thủy Khốn, số là 47.

Vị trí thứ 43 là Hỏa Thủy Vị tế, số là 37.

Vị trí thứ 44 là Lôi Thủy Giải, số là 82

Vị trí thứ 45 là Phong Thủy Hoán, số là 27.

Vị trí thứ 46 là Thuần Khảm, số là 77.

Vị trí thứ 47 là Sơn Thủy Mông, số là 67.

Vị trí thứ 48 là Địa Thủy Sư, số là 17.

Vị trí thứ 49 là Thiên Sơn Độn, số là 96.

Vị trí thứ 50 là Trạch Sơn Hàm, số là 46.

Vị trí thứ 51 là Hỏa Sơn Lữ, số là 36.

Vị trí thứ 52 là Lôi Sơn Tiểu quá, số là 86.

Vị trí thứ 53 là Phong Sơn Tiệm, số là 26.

Vị trí thứ 54 là Thủy Sơn Kiển, số là 76.

Vị trí thứ 55 là Thuần Cấn, số là 66.

Vị trí thứ 56 là Địa Sơn Khiêm, số là 16

Vị trí thứ 57 là Thiên Địa Bĩ, số là 91.

Vị trí thứ 58 là Trạch Địa Tụy, số là 41.

Vị trí thứ 59 là Hỏa Địa Tấn, số là 31.

Vị trí thứ 60 là Lôi Địa Dự, số là 81.

Vị trí thứ 61 là Phong Địa Quan, số là 21.

Vị trí thứ 62 là Thủy Địa Tỷ, số là 71.

Vị trí thứ 63 là Sơn Địa Bác, số là 61.

Vị trí thứ 64 là Thuần Khôn, số là 11.

HẬU THIÊN NỘI ĐỘNG NGOẠI TĨNH

1- Càn ngoại:

- Vị trí thứ nhất là Thuần Càn, số thực dụng là 99

- Vị trí thứ 9 (1 +8) là Thiên Trạch Lý, số là 94.

- Vị trí thứ 17 (9 + 8) là Thiên Hỏa Đồng nhân, số là 93.

- Vị trí thứ 25 (17 +8) là Thiên Lôi Vô vọng, sô là 98

- Vị trí thứ 33 (25 +8) là Thiên Phong Cấu, số là 92.

- Vị trí thứ 41 (33 +8) là Thiên Thủy Tụng, số là 97.

- Vị trí thứ 49 (41 + 8) là Thiên Sơn Độn, số là 96.

- Vị trí thứ 57 (49 + 8) là Thiên Địa Bĩ (bế tắc), số là 91

2- Đoài ngoại:

- Vị trí thứ 2 là Trạch Thiên Quải, số là 49,(58 + 8 = 66 – 64 = 2)

- Vị trí thứ 10 là Thuần Đoài (vui vẻ), số là 44

- Vị trí thứ 18 là Trạch Hỏa Cách (cải cách), số là 43.

- Vị trí thứ 26 là Trạch Lôi Tùy (theo), số là 48.

- Vị trí thứ 34 là Trạch Phong Đại quá (quá lớn), số là 42.

- Vị trí thứ 42 là Trạch Thủy Khốn, số là 47.

- Vị trí thứ 50 là Trạch Sơn Hàm (trai gái cảm nhau), số là 46.

- Vị trí thứ 58 là Trạch Địa Tụy (nhóm họp), số là 41.

3- Ly ngoại:

- Vị trí thứ 3 là Hỏa Thiên Đại hữu, số là 39, (59 + 8 = 67 – 64 = 3)

- Vị trí thứ 11 là Hỏa Trạch Khuê (chia lìa), số là 34.

- Vị trí thứ 19 là Thuần Ly, số là 33.

- Vị trí thứ 27 là Hỏa Lôi Phệ hạp (cắn để hợp), số là 38.

- Vị trí thứ 35 là Hỏa Phong Đỉnh, số 32.

- Vị trí thứ 43 là Hỏa Thủy Vị tế, số là 37.

- Vị trí thứ 51 là Hỏa Sơn Lữ (bỏ nhà đi tha hương), số là 36.

- Vị trí thứ 59 là Hỏa Địa Tấn (tiến lên), số là 31.

4- Chấn ngoại:

- Vị trí thứ 4 là Lôi Thiên Đại tráng, số là 89,(60 + 8 = 68 – 64 = 4)

- Vị trí thứ 12 là Lôi Trạch Quy muội (em gái về nhà chồng), số là 84.

- Vị trí thứ 20 là Lôi Hỏa Phong (thịnh, lớn) số là 83.

- Vị trí thứ 28 là Thuần Chấn, số là 88.

- Vị trí thứ 36 là Lôi Phong Hằng (lâu dài), số là 82

- Vị trí thứ 44 là Lôi Thủy Giải, số là 87.

- Vị trí thứ 52 là Lôi Sơn Tiểu quá (quá chút ít), số là 86.

- Vị trí thứ 60 là Lôi Địa Dự (vui sướng), số là 81.

5- Tốn ngoại:

- Vị trí thứ 5 là Phong Thiên Tiểu súc, số là 29 (61 + 8 = 69 – 64 = 5)

- Vị trí thứ 13 là Phong Trạch Trung phu (có đức tin trong lòng), số là 24.

- Vị trí thứ 21 là Phong Hỏa Gia nhân, số là 23.

- Vị trí thứ 29 là Phong Lôi Ích (tăng lên), số là 28.

- - Vị trí thứ 37 là Thuần Tốn, số là 22.

- Vị trí thứ 45 là Phong Thủy Hoán (chia lìa, tan tác), số là 27.

- Vị trí thứ 53 là Phong Sơn Tiệm (tiến dần), số là 26.

- Vị trí thứ 61 là Phong Địa Quan (xem xét), số là 21.

6- Khảm ngoại:

- Vị trí thứ 6 là Thủy Thiên Nhu (chờ đợi), số là 79 (62 + 8 = 70 – 64 = 6)

- Vị trí thứ 14 là Thủy Trạch Tiết (tiết chế lại), số là 74.

- Vị trí thứ 22 là Thủy Hỏa Ký tế, số là 73, nạp Mậu Thìn, hành 9 vận.

- Vị trí thứ 30 là Thủy Lôi Truân (đầy và khó khăn), số là 78.

- Vị trí thứ 38 là Thủy Phong Tỉnh, số là 72.

- Vị trí thứ 46 là Thuần Khảm, số là 77.

- Vị trí thứ 54 là Thủy Sơn Kiển, số là 76.

- Vị trí thứ 62 là Thủy Địa Tỷ, số là 71.

7- Cấn ngoại:

- Vị trí thứ 7 là Sơn Thiên Đại súc, số là 69 (63 + 8 = 71 – 64 = 7)

- Vị trí thứ 15 là Sơn Trạch Tổn, số là 64.

- Vị trí thứ 23 là Sơn Hỏa Bí (rực rỡ, sáng sủa), số là 63.

- Vị trí thứ 31 là Sơn Lôi Di (nuôi nấng), số là 68

- Vị trí thứ 39 là Sơn Phong Cổ, (đổ nát, công việc), số là 62.

- Vị trí thứ 47 là Sơn Thủy Mông (non yếu, mù mờ), số là 67.

- Vị trí thứ 55 là Thuần Cấn, số là 66 (46), Cấn nạp Bính Dần, hành 1 vận.

- Vị trí thứ 63 là Sơn Địa Bác (tiêu mòn, bóc lột), số là 61

8- Khôn ngoại:

- Vị trí thứ 8 là Địa Thiên Thái (hanh thông), số là 19.

- Vị trí thứ 16 là Địa Trạch Lâm (lớn tới), số là 14.

- Vị trí thứ 24 là Địa Hỏa Minh di số là 13.

- Vị trí thứ 32 là Địa Lôi Phục (trở lại), số là 18.

- Vị trí thứ 40 là Địa Phong Thăng, số là 12.

- Vị trí thứ 48 là Địa Thủy Sư (đám đông), số là 17.

- Vị trí thứ 56 là Địa Sơn Khiêm (nhún nhường), số là 16.

- Vị trí thứ 64 là Thuần Khôn, số là 11.

Mô hình “từ trong ra” là mô hình mở, đi ngược chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Khác với chiều vặn đi vào, đi thuận chiều kim đồng hồ, từ trái sang phải, là mô hình đóng.

Khi xét việc đã qua phải theo trật tự thuận, đi theo các con số lớn dần, (tức là chiều từ âm đến dương). Còn khi xét việc sắp tới thì phải theo trật tự nghịch của các con số, đi theo các con số nhỏ dần.(tức là chiều từ dương sang âm)

Theo nguyên tắc cơ chế tâm truyền, mọi thông tin đều phải từ giữa phát ra, đây là thời điểm xẩy ra sự việc. Nếu lấy thời điểm này mà xét, thì việc trở về quá khứ của sự việc, là trở về những quẻ đã sinh, tức là những quẻ ta đã biết trước. Như vậy phải là những quẻ ở miền dương, tức là từ Chấn-4 đến Ly-5, đến Đoài-6, rồi đến Càn-7. Đi từ Chấn đến Càn là miền Dương, là đi theo chiều thuận của các con số 4-5-6-7 là chiều các con số lớn dần.

Khi muốn xét tương lai của sự việc đang xẩy ra thì phải theo hướng các quẻ chưa sinh, tức là những quẻ chưa biết. Như vậy phải là những quẻ ở miền âm, tức là từ Tốn-3 đến Khảm-2, rồi đến Cấn-1, và đến Khôn-0, tức là đi theo chiều ngược của các con số (chiều các con số nhỏ dần 3-2-1-0), như người kể ngược bốn mùa vậy !

Càn-7, Đoài-6, Ly-5, Chấn-4, Tốn-3, Khảm-2, Cấn-1, Khôn-0.

<-- <-- <-- <-- --> - - -> - - -> - - ->

Khi ta cho rằng Chấn-Tốn là thời điểm hiện tại của sự việc thì, muốn biết tương lai phải đi theo chiều nghịch của các con số, tức là chiều các con số giảm dần cùng với các quẻ tương ứng của chúng. Cũng có thể tìm hiểu quá khứ của sự việc để đoán biết tương lai thông qua các quẻ đối xứng, là các quẻ biến dịch hay “quẻ đối” phản của chúng, vì quy luật sinh-thành của các con số là đối xứng từng cặp một, các con số đều có hai miền đối xứng: quá khứ và tương lai so với thời điểm xẩy ra. Tìm hiểu quá khứ để biết được tương lai, đây chính là chìa khóa của Dịch.

Mặt trời mọc từ Đông sang Tây, là quy luật của tạo hóa, là từ tối đến sáng, là từ âm đến dương, từ “không” đến “có”; giai đoạn này được gọi là “ quẻ đã sinh”, đây là trật tự thuận. Ngũ hành thuận bắt đầu từ : Thổ - Thủy - Mộc - Hỏa – Kim. Giai đoạn quẻ chưa sinh bắt đầu bằng trật tự từ Tây sang Đông, từ sáng đến tối, ngũ hành ngược lại là : Kim-Hỏa-Mộc-Thủy-Thổ. Nên nói Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8 thì đều được các quẻ chưa sinh, như người kể ngược thứ tự bốn mùa vậy. Đây là thứ tự của quẻ chưa sinh.

Quy luật của tự nhiên tiến từ “không” đến “có”, cái “không” thuộc âm, cái “có” thuộc dương. Âm Dương cũng là trạng thái “đóng - mở” của tạo hóa. Tạo hóa tiến từ trạng thái “đóng” sang trạng thái “mở”, từ không đến có, từ thế giới vô hình sang thế giới hữu hình. Cái “có” đầu tiên thuộc về Dương, nó tương ứng với số 1, là số lẻ, số cơ.

Vạn vật hiện hữu quanh ta thì muôn hình vạn trạng theo từng chủng loại, theo từng loài. Tất cả, đều xuất phát từ sự “sinh-thành” và vị trí ban đầu của các con số trong không gian, cũng như quy luật biến hóa theo “tượng âm dương” của chúng.

Biến Dịch là vòng tuần hoàn lớn của Tạo hóa, Càn Khôn đóng vai trò mở đầu và kết thúc những quá trình lâu dài. Đối với đời người cũng như vạn loại sinh giới, sự biến dịch từ Càn tới Khôn, đồng nghĩa với sự kết thúc chu trình sống này, để chuyển sang một chu trình sống khác. Sự biến dịch từ Âm sang Dương hay từ Dương sang Âm, là sự biến đổi về bản thể các tượng số, luôn luôm tiệm tiến trải qua 10 giai đoạn.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL nhớ là có truyền thuyết là Thiệu Ung thấy được tấm đồ thái cực của một đạo sỉ nào đó (không nhớ rõ là đã đọc ở đâu), nghỉ chính là đồ Thái Cực 64 quẻ này đây.

Posted Image

Đây là phương pháp đo bóng xào, và củng chính là 12 quái trong dịch. Vì vậy mà có thể nói Thái Cực Đồ, và Trùng Quái đều khởi xuất từ phương pháp đo bóng xào. Thế thì dân tộc nào biết sử dụng bóng xào đầu tiên, có thể là chủ nhân của Dịch vậy.

Tháng 10 HợI, Tiểu Tuyết, Solar Longitude = 240 độ, quẻ Khôn

Posted Image

Tháng 11 Tý, Đông Chí, Solar Longitude = 270 độ, quẻ Phục

Posted Image

Tháng 12 Sửu, Đại Hàn, Solar Longitude = 300 độ, quẻ Lâm

Posted Image

Tháng Giêng Dần, Vũ Thủy, Solar Longitude = 330 độ, quẻ Thái

Posted Image

Tháng 2 Mão, Xuân Phân, Solar Longitude = 0 độ, quẻ ĐạI Tráng

Posted Image

Tháng 3 Thìn, Cốc Vũ, Solar Longitude = 30 độ, quẻ Quải

Posted Image

Tháng 4 Tỵ, Tiểu Mãng, Solar Longitude = 60 độ, quẻ Kiền

Posted Image

Tháng 5 Ngọ, Hạ Chí, Solar Longitude = 90 độ, quẻ Cấu

Posted Image

Tháng 6 Mùi, ĐạI Thử, Solar Longitude = 120 độ, quẻ Độn

Posted Image

Tháng 7 Thân, Sử Thử, Solar Longitude = 150 độ, quẻ Bĩ

Posted Image

Tháng 8 Dậu, Thu Phân (Autumal Equinox), Solar Longitude = 180 độ, quẻ Quán

Posted Image

Tháng 9 Tuất, Sương Giáng, Solar Longitude = 210 độ, quẻ Bác

Posted Image

Theo các hình trên thì tháng 10 Hợi, tiết Tiểu Tuyết khi solar longitude = 240 độ, thì bóng dài nhất, tháng 4 Tỵ, tiết Tiểu Mãng khi solar longitude = 60 độ thì bóng ngắn nhất.

Từ hai điểm trên nếu ta có thể tìm được vĩ tuyến nào vào hai tiết này có bóng mặt trờI dài nhất và ngắn nhất thì ta có thể phỏng đoán được nơi khởi xướng của học thuyết Âm Dương và Dịch.

Vài vòng suy luận lung tung, chưa dám cho là đúng, mong các bạn tham gia bàn luận.

Thiệu Ung với Hoàng cực Kinh Thế

Thiệu Ung 1011 – 1077, người đất Cung Thành, nước Tống, tự là Nghiêu Phu, Ông là Dịch học gia nổi tiếng thời Bắc Tống, có nhiều thành tựu về Dịch học, về mặt tượng số thì đặc biệt xuất sắc. Cống hiến chủ yếu của Thiệu Ung là sự đề xuất Tiên thiên Dịch học, học thuyết này đã khẳng định được vai trò của Dự trắc học, và có những phát triển quan trọng.

Thiệu Ung ở đất Lạc Dương 30 năm, tên đất nơi đây là An Lạc Oa, do vậy ông lấy tên hiệu là An Lạc tiên sinh. Năm Nguyên Hựu, ông được ban tên thuỵ là Khang Tiết, nên còn gọi là Thiệu Khang Tiết.

Sáng tác chủ yếu của ông là : Hoàng Cực Kinh Thế.

Thiệu Ung đã lập riêng ra một trường phái, chủ yếu là phát triển tượng số học Kinh Dịch, bao gồm sự phát triển đối với Quái đồ của Kinh dịch và Dự trắc học. Ông sáng tạo ra: “Thái cực bát quái vũ trụ sinh thành đồ thức”, dẫn giải sâu sắc về bản nguyên Vũ trụ Thái cực Kinh Dịch. Đối với hệ thống tượng số, Ông đã suy tính được sự hưng suy trị loạn của Xã hội, của Lịch sử nhân loại, đây là một sự sáng tạo độc lập của Thiệu Ung, đã để lại những ảnh hưởng rất lớn trong dân gian, Ông chế định niên biểu Lịch sử Vũ trụ, Dự trắc được quy luật sinh - diệt, thịnh – suy của thiên nhiên vũ trụ.

Tiên thiên Dịch học là môn phái do Thiệu Ung khai sáng, theo phương pháp tư duy của mình, Ông cho rằng Tiên thiên đồ là do Phục Hy vẽ ra, tuy chỉ có Quẻ dịch, nhưng đã gồm đủ mọi lý về Trời Đất vạn vật trong thiên hạ, từ thuyết “tam tài” của Kinh Dịch, Thiệu Ung xây dựng mối quan hệ:

Thiên Địa - Người – Xã hội

Thiệu Ung cho rằng, lời của Quẻ dịch, và lời của Hào từ, đều do Văn vương làm ra, nó thuộc về Hậu thiên Dịch học. Nên, Thiệu Ung đã dốc sức vào Tiên thiên Dịch học, lập ra 14 bức Tiên thiên đồ, trong đó có: “Phục Hy Bát quái thứ tự đồ”, “Phục Hy Bát quái phương vị đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái thứ tự đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ”, ...Chu Hy đều chép và bảo tồn trong trước tác: “Chu Dịch bản nghĩa”.

Tiên thiên đồ của Thiệu Ung bắt nguồn từ lý luận Thái cực của Kinh Dịch, thông qua sự khởi nguyên và diễn biến của Bát quái, mà Quái thứ tự đồ đã tượng trưng cho sự khởi nguyên và sinh-thành của Vũ trụ vạn vật. Thiệu Ung dẫn giải trong trước tác HOÀNG CỰC KINH THẾ của mình:

“Thái cực đã chia, hai nghi lập nên, Dương xuống giao với Âm, Âm lên giao với Dương, bốn tượng sinh ra. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương, mà sinh ra bốn tượng của Trời ; Cứng giao với Mềm, Mềm giao với Cứng, mà sinh ra bốn tượng của Đất. Do vậy, Bát quái đã thành. Bát quái đan xen, sau đó sinh ra vạn vật. Do vậy, một phân thành hai, hai phân thành bốn, bốn phân thành tám, tám phân thành mười sáu, ..., Mười phân thành trăm, Trăm phân thành nghìn, ...,” (Hoàng cực kinh thế - Quan vật ngoại thiên – Tiên thiên tượng số đệ nhị).

Ý nghĩa có giá trị lớn nhất của Hoàng cực kinh thế, là nguyên lý vũ trụ “vô hạn khả phân”. Trong đó, Tiên thiên phương vị đồ, và Hậu thiên phương vị đồ, đã minh giải được thuyết “quái khí” Kinh Dịch và thúc đẩy được học thuyết này mang tính thực tiễn rất cao.

“Lục thập tứ quái viên đồ” và “Phục Hy bát quái phương vị đồ” đều lấy Càn - Khôn cư Nam - Bắc, còn Khảm-Ly nằm ở Tây – Đông, mục đích xây dựng hai đồ này để tượng trưng cho quá trình tiêu trưởng chuyển hoá Âm Dương, bốn mùa trong một năm. Đối với “Phục Hy bát quái phương vị đồ”, thì: từ quẻ Chấn đến quẻ Càn, là quá trình dương trưởng âm tiêu, từ quẻ Tốn đến quẻ Khôn là quá trình âm trưởng dương tiêu, tượng trưng cho thời tiết trong một năm, chuyển biến từ mùa Đông sang mùa Hạ, rồi từ mùa Hạ sang mùa Đông. Đối với “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ” thì: từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, là giai đoạn dương trưởng âm tiêu ; từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Thuần Khôn, lại là thời kỳ âm trưởng dương tiêu.

Thông qua phương vị đồ, đã giải thích quy luật “quái khí” âm dương tiêu trưởng. Thiệu Ung đã viết:

“Dương ở trong Âm, Dương đi ngược. Âm ở trong Dương, Âm đi ngược. Dương ở trong Dương, Âm ở trong Âm, đều là đi thuận (xuôi). điều này thật là chí cái lý, nhìn hình vẽ là ta có thể thấy được.” (Sách đã dẫn).

“Từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, tất cả đều là 112 hào dương. Từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Khôn, tất cả là 112 hào âm. Từ quẻ Cấu đến Khôn, tất cả là 80 hào dương. Từ quẻ Phục đến quẻ Càn, tất cả là 80 hào âm. Càn 36, Khôn 24, Ly Đoài Tốn 32, Khảm Cấn Chấn 28.”

HOÀNG CỰC KINH THẾ lấy chu kỳ: Nguyên - Hội - Vận - Thế phối hợp với Năm – Tháng – Ngày - Giờ làm một đơn nguyên (đơn vị):

- Nguyên căn cứ vào sự vận hành của mặ Trời, xác định vòng quay của mặt Trời là một năm, do vậy lấy mặt Trời để phối với Nguyên.

- Hội: trong một Năm, thì mặt Trời mặt Trăng giao hội 12 lần, do vậy lấy mặt Trăng để phối với Hội.

- Vận: là sự vận hành của Sao trong một Năm là 360 độ, do vậy lấy sao phối với Vận.

- Thế: một ngày có 12 canh giờ, cho nên lấy “thần” (chỉ hằng tinh) để phối với Thế.

Phương pháp tính là: lấy Nguyên là 1, lấy Hội là 12, lấy Vận là 360, lấy Thế là 4320. Khối hợp với thời gian (số năm) thì một Nguyên bằng 12 hội, một Hội bằng 30 vận, một Vận bằng 12 thế, một Thế bằng 30 năm.

Khi đổi ra Giờ-Ngày-Tháng-Năm thì: một Nguyên là 1 năm, 12 Hội là 12 tháng, 360 vận là 360 ngày, do vậy 1 nguyên = 4320 thế.

Theo hệ thống học thuyết của Thiệu Ung, thì một đơn vị tính là 129600, (một Nguyên),Ông căn cứ vào Lục thập hoa giáp làm đơn vị cơ sở:

60 x 60 x 60 x 60 = 12 960 000

Khi người xưa phân một canh giờ là 100 khắc, tức là một giờ âm lịch bằng 100 khắc, theo cách phân định thời gian của ngày hôm nay là 120 phút tương đương với100 khắc, nên Thiệu Ung lấy 12960000 chia 100 = 129600, tương tương với

4320 x 30 = 128600. Ví dụ, cụ thể như Biểu suy đoán chu kỳ trong trời đất của quẻ Thuần Càn: “Càn cung nhất nguyên” như sau:

- Thuần Càn = 1 x 1 = 1 (Nguyên kinh Nguyên)

- Trạch Thiên Quải = 12 x 1 = 12 (Nguyên kinh Hội)

- Hoả Thiên Đại Hữu = 12 x 30 = 360 (Nguyên kinh Vận)

- Lôi Thiên Đại tráng = 360 x 12 = 4320 (Nguyên kinh Thế)

- Phong Thiên Tiểu súc = 4320 x 30 = 129600 (Nguyên kinh Năm)

- Thuỷ Thiên Nhu = 129600 x 12 = 1555200 (Nguyên kinh Tháng)

- Sơn Thiên đại súc = 1555200 x 30 = 46656000 (Nguyên kinh Ngày)

- Địa Thiên Thái = 46656000 x 12 = 559872000 ((Nguyên kinh Giờ).

Thiệu Ung với phương pháp “tư duy số” của mình, ông lấy “số” làm cơ sở khởi Quái trên nguyên lý “Vạn vật giai số”. Bao gồm: quái số, thời số, vật số, âm số, can chi số, niên nguyệt nhật thời số, tự số, sinh thần số, xích số, độ số, nhân số, phương vị cửu cung số, ngũ hành sinh thành số, thập nhị sinh tiêu số. Nền tảng để Thiệu Ung hình thành phương pháp “tư duy số”, là Thiệu Ung coi mặt Trời là một chu kỳ vận động của một Ngày. Có nghĩa là một Hào của quẻ Dịch, luôn luôn tiệm tiến trải qua 12 quá trình (12 quẻ), tương đương với 60 này (Lục thập hoa giáp), do vậy một quẻ Dịch có 6 hào thì tương đương với 6 x 60 = 360 ngày. Đây là điều mà, khi các Nhà xuất bản tại Trung quốc không đề cập tới trong quá trình phát hành.

Hoàng cực kinh thế là sản phẩm của phương pháp “tư duy số” mà Thiệu Ung đã sáng tạo nên, cụ thể để Dự trắc Vũ trụ và Xã hội loài người, lấy chu kỳ tăng giảm Âm – Dương để giải thích các hiện tượng tự nhiên của Vũ trụ, phù hợp với nguyên lý Âm – Dương của Kinh Dịch. Nhưng Kinh Dịch lại “nhấn mạnh tính năng động chủ quan, coi trọng năng lực con Người”. Do vậy, khi tham khảo Hoàng cực kinh thế, ta cần chú ý tôn trọng sự thật khách quan của Lịch sử, trên tinh thần thực sự cầu thị.

Trích từ quyển “Địa Lý Toàn Thư” do Lê Khánh Trường và Lê Việt Anh dịch, Văn Lang xuất bản 1997.

NGUYÊN NGŨ HÀNH NẠP GIÁP CHI NGHĨA

Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái cùng sự tiêu diệt của 24 sơn và sự phát sáng của Bát quái, tất cả đều được nói rõ trong cuốn sách này.

Trương Cửu Nghi nói:

“ Ý chỉ của nạp giáp bắt nguồn từ Thái Âm; mà Thái Âm tròn đầy lại bắt nguồn từ Thái Cực; nguồn gốc của Thái Cực là Vô Cực”.

Không có lời nói nào, hình tượng nào có thể diễn tả được Vô Cực. Vô Cực bao hàm hết thảy, nên mới nói Thái Cực bắt nguồn từ Vô Cực. Trong Vô Cực, khí vận động cọ sát, khí nhẹ và trong là Dương, biểu thị bằng phần trắng trong Thái Cực đồ; khí nặng và đục là Âm, biểu thị bằng phần đen trong Thái Cực đồ, đây là Lưỡng Nghi. Khí vận động cọ sát trong Dương nghi mà có được khí thuần dương, đó chính là Thái Dương ở góc Càn, Đoài phương Đông Nam của Thái Cực đồ; có được khí Âm bảy Dương ba chính là Thiếu Âm ở góc Chấn, Ly phương Đông Bắc của Thái Cực đồ. Khí vận động cọ sát trong Âm nghi sinh ra khí Thuần Âm, đây là Thái Âm ở góc Khôn, Cấn phương Tây Bắc trong Thái Cực đồ; có được khí Dương bảy Âm ba chính là Thiếu Dương ở góc Tốn, Khảm phương Tây Nam của Thái Cực đồ. Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm được gọi là Tứ Tượng. Mà đạo lý của Âm Dương là Âm Dương cùng phối hợp trong thuần dương có Âm, trong thuần Âm có Dương. Khí vận động cọ sát trong Thái Dương, mà toàn thể đều là Dương đó chính là Càn; khí có được hai dương một âm là Đoài. Khí vận động trong Thiếu Dương mà có được khí trong âm ngoài dương là chính là Ly; Khí có được một dương hai âm là Chấn. Khí vận động trong Thiếu Âm có được khí một âm hai dương là Tốn; có được khí trong dương ngoài âm là Khảm. Khí vận động trong Thái Âm mà có được hai âm một dương là Cấn; có được toàn thể là Âm, là Khôn. Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn được gọi là Bát quái. Người ta đều cho rằng ngoài Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, ngoài lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, ngoài Tứ Tương sinh Bát Quái, mà không biết rằng Lưỡng Nghi ở trong Thái Cực, Tứ Tượng ở trong Lưỡng Nghi, Bát quái ở trong Tư Tượng, hiểu rỏ điều này thì mới có thể biết được ý nghĩa của Nạp Giáp.

Ly là Nhật thể, Khãm là Nguyệt thể, 6 quái còn lại chiếu theo thứ tự nhất định mà xuất hiện trong bát quái, đều lấy Càn làm cha, Khôn làm Mẹ, Chấn là Trưởng Nam, kế thừa bản thể của Càn Cha, nhờ vào Khôn mẹ xuất hiện ở Phương Bắc, cho nên Thái Âm từ ngày 28 mỗi tháng đến ngày mùng 2 tháng sau toàn thể đen tuyền mà thành quẻ Khôn; mặt trăng ban đầu sáng có ba phần, đó là một dương vừa sinh, hào sơ lục (hào Ất Mùi) của tiêu Khôn là hình tượng của Chấn Tam là sơ cửu (hào Canh Tí, nên Khôn Ất sơn kỵ dùng ngày Canh Tí và ngày Mão). Ngày mùng 8 mặt trăng ở phương Canh nên Chấn nạp Canh mà Hợi Mùi Chấn cũng nạp tam hợp, quái này có 6 hào đó là: sơ cửu Canh Tí (phụ mẩu); lục nhị Canh Dần (huynh đệ); lục tam Canh Thìn (thê tài); cửu tứ Canh Ngọ (tử tôn); lục ngũ Canh Thân (quan quỉ), thượng lục Canh Tuất (thê tài). Lấy hào quan trong quái làm sát diệu nên quẻ Chấn kỵ Thân thủy ngày Thân, dùng nó để xem Tử, Phụ, Tài, Quan thì cũng dễ dàng luận đoán. Quẻ này tựa Mão Long, nhập thủ (Canh Hợi Mùi đồng), hướng Đoài (Tí Tị Sửu đồng) là Tam Tam Trạch Lôi Tùy. Cung Chấn thuộc Mộc, hào sơ cửu là Canh Tí (phụ mẫu); hào lục nhị là Canh Dần (huynh đệ); hào lục tam Canh Thìn (thê tài); cửu tứ là Đinh Hợi (phụ mẫu); cửu ngũ là Đinh Dậu (quan quỉ); thượng lục Đinh Mùi (thê tài). Long là nội quái, cần có Sa, đóng tại phương vị Dần Thìn; sơn phóng cần Triều sơn cao vút lại là ngoại quái, cần có Thủy đóng ở phương Hợi Dậu Mùi; Thủy cần lưu động, vì Long quản Sa nên hướng quản thủy, đây là tựu Chấn Cát Chấn.

Mùng 8 là thượng huyền, mặt trăng sáng 6 phần, thế là hia dương sinh, lục nhị (hào Canh Dần) tiêu Chấn là Cửu nhị (hào Đinh Mão, nên Chấn Canh sơn và Hợi Mùi sơn kỵ dùng ngày Mão tháng Dậu, là tượng của Đoài Tam). Ngày mùng 8, trăng ở phương Đinh nên Đoài nạp Đinh mà Tị Sửu cũng nạp tam hợp với Đoài. Quẻ này có 6 hào: sơ cửu là Đinh Tỵ (quan quỉ), cửu nhị là Đinh Mão (thê tài); lục tam Đinh Sửu (phụ mẫu); cửu tứ là Đinh Hợi (tử tôn), cửu ngũ là Đinh Dậu (huynh đệ); thượng lục là Đinh Mùi (phụ mẫu), hào Quan trong quẻ là sát diệu nên Đoài kỵ Tị thủy, ngày Tỵ. Đến ngày 15 mặt trăng tròn đầy, đây là biểu hiện của Thuần Âm, lục tam (hào Đinh Sửu) của tiêu Đoài, là cửu tam (hào Giáp Thìn, vì thế Đoài, Đinh Tị, Sửu sơn kỵ ngày Giáp) đây là tượng của Càn Tam. Khi Nhật sơ bát thì Nguyệt sinh ở phương Giáp, nên Càn nạp Giáp Nhâm là Thiên Can thứ chín. Bát quái nạp Bát Can, còn lại cửu và thập, phân làm Càn và Khôn, nên Càn nạp Giáp và Nhâm; Khôn nạp Ất và Quí. La Kinh không có Tuất Tị, sở dĩ Ly nạp Tị là vì Hậu Thiên đóng ở cung Càn, phân ra Nhâm của Càn nạp trong Ly; Khảm nạp Tuất là vì Hậu Thiên đóng ở Khôn, là phân ra Quí của Khôn, nạp trong Khảm. Quẻ Càn có 6 hào: sơ cửu Giáp Tí (tử tôn); cửu nhị Giáp Dần (thê tài); Cửu tam Giáp Thìn (phụ mẫu); cửu tứ Nhâm Ngọ (quan quỉ); cửu ngũ Nhâm Thân (huynh đệ); thượng cửu Nhâm Tuất (phụ mẫu), Hào quan lấy chúng làm sát diệu trong quẻ, nên Càn (cùng Giáp) kỵ Ngọ Thủy, này Ngọ.

Ba quẻ trên lấy mặt trời mọc là chuẩn, Nhật Nguyệt tròn đầy mà dưới thiếu 3 phần, đây là một Âm vừa sinh ra. Sơ cửu (hào Giáp Tí) của tiêu Càn là sơ lục (hào Tân Sửu, nên Càn Giáp sơn kỵ dùng ngày Tân và Tân Sửu), nó là tượng của Tốn Tam (đây là ý của câu: “Càn gặp Tốn thời nguyệt khuất”). Khi mặt trời (nhật) mọc thì mặt trăng (nguyệt) đóng ơ phương Tân, nên Tốn nạp Tân, quẻ này có 6 hào: Sơ lục Tân Sửu (thê tài); Cửu nhị Tân Hợi (phụ mẫu); Cửu tam Tân Dậu (quan quỉ); Lục tứ Tân Mùi (thê tài); Cửu ngũ Tân Tị (tử tôn); Thượng cửu Tân Mão (huynh đệ), hào Quan trong quái lấy đó làm sát diệu, nên Tốn (cùng Tân) kỵ Dậu Thủy, kỵ ngày Dậu.

Đến ngày 23 là hạ huyền, trăng khuyết 6 phần là hai âm sinh, Cửu nhị (hào Tân Hợi) của diệt Tốn là Lục nhị (hào Bính Ngọ, nên Tốn, Tân Sơn kỵ ngày Bính và Bính Ngọ), nó là tượng của Cấn tam. Khi mặt trời mọc thì mặt trăng ở phương Bính, vì vậy Cấn nạp Bính, quẻ này có 6 hào: Sơ lục Bính Thìn (huynh đệ); Lục nhị Bính Ngọ (phụ mẫu); Cửu tam Bính Thân (tử tôn); Lục tứ Bính Tuất (huynh đệ); Lục ngũ Bính Tí (thê tài); Thượng cửu Bính Dần (quan quỉ), hào Quan trong quái lấy đó làm sát diệu, nên Cấn (cùng Bính) kỵ Dần Thủy và ngày Dần.

Đến ngày 28 thì mặt trăng hoàn toàn biến mất, Cửu tam (hào Bính Thân) của tiêu Cấn là Lục Tam (hào Ất mão, nên Cấn, Bính sơn kỵ ngày Ất và Ất Mão) đây là tượng của Thuần Âm Khôn tam. Khi mặt trời mọc thì mặt trăng ở phương Ất nên Khôn nạp Ất và Quí, quẻ này có 6 hào: Sơ lục Ất Mùi (huynh đệ); Lục nhị Ất Tị (phụ mẫu); Lục tam Ất Mão (quan quỉ); Lục tứ Quí Sửu (huynh đệ); Lục ngũ Quí Hợi (thê tài); Thượng lục Quí Dậu (tử tôn); hào Quan trong quái lấy đó làm sát diệu nên Khôn, Ất kỵ Mão Thủy, ngày Mão.

Sáu quẻ vừa nêu trên đều có sinh diệt, chỉ có Khảm Ly có được nhật nguyệt chính thể là không bị tiêu diệt. Trong Tiên Thiên chúng là một Đông một Tây, trong Hậu Thiên chúng là một Nam một Bắc. Lấy Tuất Tị của trung tâm Lạc Thư hình thành kinh vĩ, vì vậy hào trong Khảm Tam nạp Tuất Thổ; hào trong Ly tam nạp Tị Hỏa. Mà Địa lí phong thủy lấy Tuất nhận Cấn, Ất nhận Khôn, do đó Ly phân ra Nhâm của Càn, tam hợp với Dần Tuất mà nạp Nhâm Dần Tuất, Khảm phân làm Quí của Khôn, tam hợp với Thân Thìn mà nạp Quí Thân Thìn. Quẻ Ly có 6 hào: Sơ cửu Kỷ Mão (phụ mẫu), Lục nhị Ất Sửu (tử tôn); Cửu tam Kỷ Hợi (quan quỉ); Cửu tứ Kỷ Dậu (thê tài); Lục ngũ Ất Mùi (tử tôn); Thượng cửu Ất Tị (huynh đệ), hào Quan lấy đó làm sát diệu nên Ly (Nhâm Dần Tuất) kỵ Hợi Thủy, này Hợi. Khảm có 6 hào: Sơ lục Mậu Dần (tử tôn); Cửu nhị Mậu Thìn (quan quỷ); Lục tam Mậu Ngọ (thê tài); Lục tứ Mậu Thân (phụ mẫu); Cửu ngũ Mậu Tuất (quan quỉ); Thượng lục Mậu Tí (huynh đệ), hào Quan trong quái lấy đó làm sát diệu, nên Khảm (Quý Thân Thìn) kỵ Thìn, Mậu (Mậu Thìn, Mậu Ất).

Nay lại lấy các loại Long mạch, nạp vào các quẻ để xem vận khí của tử, phụ, tài, quan, Long là nội quái, cai quản sa nên cần Sa sơn cao vút; Hướng là ngoại quái, cai quản thủy nên cần thủy đón chào.

Đoạn sau đây trích từ quyển Chu Dịch với Dự Đoán Học của Thiệu Vĩ Hoa, Mạnh Hà Dịch

Trong phương pháp nạp chi vì sao quẻ Càn lại nạp: tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất? Vì sao quẻ Khôn lại nạp: mùi, tỵ, mão, sửu, hợi, dậu? Người xưa khi bàn về hào đã lấy 12 hào của hai quẻ “Càn, Khôn” ứng với 12 tháng trong 1 năm. Điều này trong các sách đã nói rất rõ: cái gọi là “hào thời” là chỉ 12 hào trong hai quẻ Càn và Khôn tương đương 12 thời, lại đem 12 thời này chia làm 12 thán. Tức hào chín đầu của Càn làm “tý” là tháng 11, hào chín hai làm “dần” là tháng giêng; hào chín ba làm “thìn” là tháng 3; hào chín bốn làm “ngọ” là tháng 5; hào chín năm làm “thân” là tháng 7; hào chín trên làm “tuất” là tháng 9. Hào sáu đầu của quẻ Khôn làm “mùi” là tháng 6; hào sáu hai làm “dậu” là tháng 8; hào sáu ba làm “hợi” là tháng 10; hào sáu bốn làm “sửu” là tháng 12; hào sáu năm làm “mão” là tháng 2; hào sáu trên làm “tỵ” là tháng 4. Căn cứ nguyên tắc thời của 12 hào cho nên hào đầu cua Càn lấy là tý, rồi cách ngôi mà định hào tiếp theo; Hào đầu của quẻ Khôn bắt đầu từ Mùi, rồi cách ngôi mà định tiếp hào sau. Nhưng cách sắp xếp các hào tiếp theo hào đầu không phù hợp với cách sắp trước kia đó là vì quẻ Khôn là quẻ âm, cách sắp xếp hào đầu của nó là đi ngược lên.

Đối với 6 quẻ khác: chấn, khảm, tốn, cấn, ly, đoài, thứ tự địa chi các hào của nó cũng được sắp xếp tuần tự theo một quy luật nhất định. Vì: Chấn, Khảm, Cấn là quẻ dương nên sắp xếp theo chiều thuận. Do đó hào chín đầu cua quẻ Chấn bắt đầu từ Tý, hào sáu đầu của quẻ Khảm bắt đầu từ Dần; hào sáu đầu của quẻ Cấn bắt đầu từ Thìn. Theo cách sắp xếp hào đầu của 3 quẻ ấy chính là tý, dần, thìn là cua ba hào trong quẻ Càn. Cho nên quẻ Chấn là trưởng nam, lấy hào đầu của Càn làm hào đầu của nó; quẻ Khảm là trung nam lấy hào hai của Càn làm hào đầu; Cấn là thiếu nam lấy hào ba của Càn làm hào đầu.

Thứ tự sắp xếp hào đầu của 3 quẻ âm Tốn, Ly, Đoài khá phức tạp. Nó không những đi ngược của các hào thứ mà thứ tự của ngôi hào và quẻ cũng hoàn toàn ngược lại. Hào đầu của quẻ ấy thứ tự là: Đoài, Ly, Tốn. doài là thiếu nử, theo quy tắc đếm ngược của quẻ âm thì lấy hào đầu của quẻ Khôn al`m hào trên của quẻ Đoài, nên hào sáu trên của quẻ Đoài bắt đầu ở Mùi - Thổ; Ly là trung nữ lấy hào hai của Khôn làm hào sáu trên của Ly là Tỵ - Hỏa; Tốn là trưởng nữ lấy hào ba của Khôn làm hào sáu trên nên hào trên của Tốn là Mão - Mộc. Thứ tự của các hào là từ trên xuống dưới sắp xếp cách ngôi.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

nguyễn quang Nhật quẻ trùng

Ở đây vẫn gọi là quẻ trùng vì đã quen như thế đúng tiếng Việt phải gọi là “Quả chồng” vì 64 quả được tạo thành bằng cách chồng đôi 8 quả đơn hay 8 nguyên tố đơn. 2 quẻ 3 vạch chồng lên nhau tạo thành quẻ 6 vạch kết quả hình thành tổng số 64 quẻ chồng hay 64 nguyên tố kép của Dịch học.

Tới tận ngày nay các nhà Dịch học còn chưa xác quyết được bản thân quẻ trùng đã là quẻ 6 vạch từ đầu hay là chồng 2 quẻ đơn mà thành.

Theo Dịch học họ Hùng thì 8 quẻ đơn là 8 tượng tin nền, thông tin nó mang là thông tin khởi đầu. Sự chồng 2 quẻ thực ra là sự “ghép từ” tạo chữ mới mà nghĩa của nó tạo thành từ sự liên kết nghĩa của 2 tượng tin nền; chỉ cần đảo vị trí trên dưới khi xếp 2 quẻ đơn là nghĩa quẻ trùng hoàn toàn khác.

Ở phần Dịch học tổng quát nếu so sánh Dịch học họ Hùng và Dịch học của người Tàu hiện nay thấy đã có các khác biệt cơ bản.

-Phương hướng Bắc Nam đảo ngược.

-Ý nghĩa âm dương đảo ngược

-Vạch đứt vạch liền đảo ngược

-Ngũ hành đảo 2 hành Kim và Thổ

-Các đồ hình Bát Quái hoàn toàn khác.

tới phần 64 quẻ trùng thì khác biệt giữa 2 nền Dịch học trở nên xa lắm:

1 - khác hẳn nhiều tên quẻ.

2 - nhiều tên quẻ đồng âm hay cận âm, nhưng nghĩa hoàn toàn khác

3 - đại lượng tức sự mô tả quẻ bị xáo trộn rất nhiều.

Khi soạn Dịch lý họ Hùng người soạn đã cố ý né tránh sự so sánh và kết luận đúng sai vì công việc tìm hiểu Dịch học còn mênh mông lắm sớm sa vào những tranh cãi là vô ích, ngày rộng tháng dài từ từ mọi việc sẽ rõ ràng, nhưng tới đoạn này phải nêu ra vài sự khác biệt cơ bản để người đọc dễ chấp nhận các ý tưởng mới mẻ, mạnh bạo, quyết liệt mà không cảm thấy choáng váng, vì những đảo lộn.

64 quẻ trùng được thiết lập dựa trên các nguyên tắc chặt chẽ:

- Luật – Tầng sâu và độ số

-Luật thay đổi: một tăng một giảm tạo thành sự tuần tự biến đổi độ số âm dương từ cực này tới cực kia.

- Tổng số 64 quẻ.

Từ quẻ thuần Kiền 63 __, 00 _ _

Tới thuần Khôn 00 __ , 63 _ _

Ta có 64 quẻ hữu danh và một quẻ ẩn mà độ số âm dương cân bằng:

31,5 __

31,5 _ _

Posted Image

64 Nguyên tố Dịch lý theo thứ tự Chu Dịch và Dịch họ Hùng.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

<br style="mso-special-character:line-break"> <br style="mso-special-character:line-break">

Posted Image

<br style="mso-special-character:line-break"> <br style="mso-special-character:line-break">

Posted Image

Chu Dịch và Dịch học họ Hùng sắp xếp các quẻ theo nguyên tắc khác:

64 nguyên tố được tổ hợp thành 32 cặp quẻ

28 cặp quẻ đảo: tức quẻ này lật ngược thì thành quẻ kia.

4 cặp quẻ đối: với những cặp không có quẻ đảo thì dùng cách đối nghịch âm dương để tạo thành.

Việc hình thành 32 cặp quẻ mang ý nghĩa chính của Dịch học họ Hùng.

Về mặt lý luận mỗi cặp quẻ :

- là sự sinh đôi: nghĩa là luôn có 2 sự việc cùng xảy ra một lúc

Thí dụ: ký tế – vị tế

Việc đã xong – việc chưa xong – chu kỳ hay vòng tuần hoàn này kết thúc tức là khởi đầu vòng khác

-Hoặc là sự sinh thành

Thí dụ cặp truân – Mông

Mờ tối thì gian nan vất vả, ý nói trình độ dân trí thấp thì việc tổ chức và thực hiện kế hoạch phát triển rất khó khăn mệt mỏi.

-Hoặc là một cặp nhân quả

Thí dụ: cặp tụ + thăng, tựu – thành

Tụ là tụ tập, ý của Dịch học rất rõ: tích tiểu dĩ cao đại, tích dần đến nhỏ để thành cái lớn, vinh quang danh vọng đến không phải tự nhiên đến, mà do sự đều đặn tích đức, làm điều nhân nghĩa có thể từ đời ông đời cha không phải chỉ đời mình mà thôi.

32 cặp quẻ chính là 32 vấn đề và giải pháp trong sự vận hành, phát triển xã hội

Phát triển là điều tất yếu của xã hội loài người cứ lần mò, vấp ngã gánh chịu tổn thất, rồi lại đứng dậy sữa sai tìm phương hướng và đi , ngay bây giờ dù đã là thế kỷ 21 rồi nhưng về mặt quy luật phát triển xã hội vẫn là sự lần mò mù lòa; từ cổ chí kim duy nhất có một dân tộc bước đi trong ánh sáng đó là dân họ Hùng , ánh đuốc soi đường chính là Dịch lý. Đại nạn đã đến với dân tộc này vào khoảng đầu công nguyên, Trọng Thủy tên “sở khanh” đã gạt vợ là Mỵ Châu để tráo nỏ thần đem về phương Nam (Bắc ngày nay). Linh Qui thần trảo hay nỏ thần Rùa Vàng chỉ là hóa thân của “Quy Tàng Dịch” mà thôi, đó là lời nhắn gửi cho con cháu của tiền nhân họ Hùng, mơ hồ nhưng vô cùng rõ rệt, rời rạc nhưng vô cùng chắc chắn và đặc biệt chỉ con cháu họ Hùng mới hiểu biết điều linh thiêng ấy, để cùng nhau lấy nước mà rửa cho ngọc châu ngày càng sáng, rửa tức bóc gỡ lớp bụi bặm đất cát bẩn thỉu tà ma bói toán đang vây bọc Dịch lý, viên ngọc ngày càng sáng ra tức ý nghĩa khoa học cao minh, ý nghĩa triết học cao siêu hàm chứa trong Dịch học được phát lộ trở thành Kim chỉ nam cho con cháu nhà Hùng trên hành trình đến hạnh phúc.

Dịch lý thực bao la, đầu óc ta quá nhỏ bé nên không dám nghĩ đến sự quán thông chỉ xin góp với đời tất cả những gì mình nhận thấy hoặc cảm thấy mà thôi.

Nói về thứ tự hình thành tôi không dám bàn tới nhưng cái thứ tự này dùng làm gì thì tôi có biết. 64 quẻ hậu thiên chỉ sự lưu thông vận khí chịu ảnh hưởng chi phối của bảng lục thập hoa giáp. Vì vậy có thể lấy quẻ cho từng người cụ thể từng năm-tháng-ngày-giờ. Dĩ nhiên ắt hẳn sẽ có nhiều người trùng quẻ nhau nhưng vấn đề này lại ít nhiều đụng tới thập ứng nên tôi không bàn tới. Cách luận của phương pháp này tôi thấy tương tự như Mai Hoa Dịch Số nhưng cách lập quẻ thì lại rất phức tạp gần giống như quẻ Hà Lạc.

VinhL nghỉ chắc bạn muốn nói đến Bát Tự Hà Lạc thì phải. Nhân dịp này xin cho VinhL hỏi, theo sự sắp xếp của 64 quẻ hậu thiên theo vận khí lưu thông, 12 quái Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quải, Càn, Cấn, Độn, Bỉ, Quan, Bác và Khôn được xếp vào thứ tự Tý, Sửu, Dần, Mão, .... Hợi, nhưng theo quy tắc nào để xếp 52 quái còn lại vào 12 cung địa chi? (tức là tại sao các quẻ Trung Phu, Di, Kiển, và Vị Tế lại xếp theo quẻ Phục ở Tý?)

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

KINH DỊCH, DI SẢN SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM?16:40:40, 06/07/2004báo Thanh NienĐã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề " tác quyền" của bộ Kinh này. Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam. Với sự thận trọng cần thiết, Thanhnien Online xin giới thiệu bài viết sau đây của học giả Nguyễn Thiếu Dũng để rộng đường tham khảo.

Từ hai nghìn năm trước khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta ở thời đại Hùng Vương đã sáng tạo Kinh Dịch và dùng học thuyết này xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hoá Việt Nam, nhờ thế trong suốt một nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, chúng ta vẫn đứng vững không bị đồng hoá như các dân tộc ở Hoa Nam.

Người Trung Hoa không biết từ thời điểm nào đã tiếp thu được Kinh Dịch của Việt Nam và họ cũng đã dùng Kinh Dịch để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá của họ. Cho nên trong sinh hoạt, chúng ta có nhiều điểm giống họ, sau một nghìn năm mất chủ quyền, ta mất luôn tác quyền Kinh Dịch và những gì ta nghĩ, ta làm thấy giống Trung Hoa ta đều tự nhận mình học của Trung Hoa. Kỳ thật không phải như vậy. Người Trung Hoa rất trọng hướng Đông, khi họ tiếp khách, chủ nhà ngồi quay mặt về hướng Đông để tỏ chủ quyền. Trong thời lập quốc họ luôn luôn hướng về biển Đông, không kể Nam Kinh những Kinh đô danh tiếng của Trung Quốc đều lần lượt nối nhau tiến dần từ Tây Bắc sang Đông. Ngày nay những thành phố lớn của họ cũng đều tập trung ở bờ Đông. Thế mà trong Kinh Dịch họ phải công nhận hướng Nam là hướng văn minh, mặc dầu trong sử sách họ vẫn cho Hoa Nam là xứ man di. Mỗi khi cần bói Dịch họ đặt Kinh Dịch trên bàn thờ cho quay mặt về hướng Nam như hướng ngồi của Hoàng đế, rồi lạy bái cầu xin. Cử chỉ này cho thấy trong tiềm thức họ không quên nguồn gốc Kinh Dịch đến từ phương Nam, từ đất nước của các vua Hùng.

Trong vòng 60 năm trở lại đây một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã trực giác thấy rằng Kinh Dịch là tài sản của Việt Nam nhưng khi nói như thế họ vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của truyền thuyết nên vẫn thừa nhận Phục Hy là nhân vật sáng tạo Kinh Dịch. Cho nên không tránh được mâu thuẫn.

Ngày nay chúng ta có đầy đủ chứng lý để nói ngay rằng Kinh Dịch là sản phẩm của Việt Nam, do chính tổ tiên người Việt sáng tạo, trên chính quê hương Việt Nam với nhiều bằng chứng vật thể còn lưu dấu trên đồ gốm Phùng Nguyên, đồ đồng Đông Sơn. Phục Hy, Văn Vương chưa từng làm ra Dịch.

1) Chứng lý vật thể: Kinh Dịch xuất hiện tại Việt Nam một nghìn năm trước khi có mặt tại Trung Quốc:

Tại di chỉ xóm Rền, thuộc nền Văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã đào được một chiếc nồi bằng đất nung (11, tr 642) trên có trang trí bốn băng hoa văn, mỗi băng nầy tương đương với một hào trong quẻ Dịch, theo phép đọc Hổ thể thì đây chính là hình khắc của quẻ Lôi Thuỷ Giải. Đây có thể xem là chứng tích xưa nhất trên toàn thế giới hiện chúng ta đang có được về Kinh Dịch. Chiếc nồi báu vật vô giá này mang trên mình nó lời cầu nguyện của tổ tiên chúng ta về cảnh mưa thuận gió hòa, mong sao được sống một đời an bình không có họa thuỷ tai. Lôi Thuỷ Giải là mong được giải nạn nước quá tràn ngập (lũ lụt), hay nước quá khô cạn (hạn hán). Niên đại của Văn hoá Phùng Nguyên được Hà Văn Tấn xác định: ”Phùng Nguyên và Xóm Rền đều là các di chỉ thuộc giai đoạn giữa của văn hoá Phùng Nguyên. Hiện tại chưa có niên đại C14 cho giai đoạn này. Nhưng hiện nay chúng ta đã có một niên đại C14 của di chỉ Đồng Chỗ là di chỉ mà tôi cho là thuộc giai đoạn sớm của Văn hoá Phùng Nguyên: 3800 + 60 BP (Bln-3081) tức 1850 + 60BC (Hà Văn Tấn 1986: 181-182). Như vậy, các di chỉ Phùng Nguyên và Xóm Rền phải muộn hơn niên đại này. Nhưng Phùng Nguyên và Xóm Rền lại sớm hơn các niên đại C14 của lớp dưới di chỉ Đồng Đậu. Hiện nay lớp này có các niên đại: 3330 + 100BP (Bln-830), 3050 + 80BP (Bln-3711); 3015 + 65BP (HCMV 05/93); 3100 + 50BP (HCMV 06/93).

Nếu tin vào các niên đại C14 này thì giai đoạn giữa của văn hoá Phùng Nguyên nằm vào khoảng giữa thế kỷ 17 và thế kỷ 14 trước Công Nguyên... tương đương với văn hoá Thương ở Trung Quốc, thậm chí với giai đoạn sớm của văn hoá này (1, tr 578-579).

Về phía Trung Quốc, tuy theo truyền thuyết cho là Kinh Dịch do Phục Hy thời đại tối cổ Trung Quốc tạo ra nhưng trên thực tế không có chứng cứ nào để xác nhận chuyện này. Triết gia đầy uy tín của Trung Quốc Phùng Hữu Lan đã khẳng định trong Trung Quốc Triết học sử: ’’Suốt thời nhà Thương chưa có Bát Quái” (bản Hồng Kông 1950, tr 457). Chưa có Bát Quái nghĩa là chưa có Kinh Dịch. Quẻ Dịch xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc là trên sách Tả Truyện thời Xuân Thu-Chiến Quốc (772-221 BC). Vào thời kỳ này trên một số lớn các trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam đã có khắc hình quẻ Lôi Thuỷ Giải bằng 6 dải băng nghĩa là đầy đủ 6 hào. Vậy là rõ ràng Kinh Dịch đã có ở Việt Nam từ thời các Vua Hùng, so với chứng cứ cụ thể của Trung Quốc Kinh Dịch đã có ở nước ta trước Trung Quốc cả nghìn năm. Chuyện này chẳng khác chi chuyện tổ tiên ta đã biết trồng lúa nước nghìn năm trước Trung Hoa mà Trần Trọng Kim vẫn viết trong Việt Nam sử lược là người Trung Hoa có công dạy dân ta làm ruộng.

2) Chứng lý ngôn ngữ học: Một số tên quẻ Dịch là tên tiếng Việt không phải tiếng Trung Quốc:

Người ta thường gọi Kinh Dịch hay Kinh Diệc và cứ đinh ninh Diệc là do Dịch đọc chệch đi, kỳ thật tổ tiên ta nói Kinh Diệc và người Trung Hoa đã đọc chệch đi thành Dịch. Tiếng Trung Hoa Dịch còn có thể đọc là Diệc(Xem Khang Hy Từ Điển). Diệc là một loài chim nước, có họ với loài cò. Đây là những loài chim quen thuộc với đồng ruộng, với văn minh nông nghiệp, văn minh Văn Lang. Kinh Dịch là kết tinh của văn minh nông nghiệp, các nhà sáng tạo kinh Dịch Việt Nam lấy hình ảnh con diệc, con cò làm tiêu biểu cho hệ thống triết học của mình là hợp lý, nhưng người Trung Quốc muốn làm biến dạng cho khác đi, cho rằng chữ Dịch là hình ảnh con tích dịch - một loại thằn lằn hay biến đổi màu sắc theo thời gian chẳng thân thiết gần gũi gì với người nông dân cả. Điều này đã được ghi chú rất rõ trên trống đồng Đông Sơn về sau sẽ giải rõ.

Tên tám quẻ đơn Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài đều là tiếng Việt không phải là tiếng Trung Quốc. Các học giả Trung Hoa rất lúng túng khi giải nghĩa nguồn gốc tên những quẻ này vì họ cứ cho đó là tiếng Hoa nên tìm mãi vẫn không lý giải được. Ở đây chỉ dẫn một quẻ để minh chứng. Quẻ Ly không có nguồn gốc Trung Hoa, đây chỉ là chữ ghi âm tiếng Việt, một dạng chữ Nôm loại giả tá. Kinh Dịch bản thông hành ghi là Ly, âm Bắc Kinh đọc là Lĩ, nhưng bản Bạch Thư Chu Dịch đào được ở Mã Vương Đôi thì lại ghi là La, âm Bắc Kinh đọc là lúo (đọc như lủa). Rõ ràng đây là cách ghi của hai người Trung Hoa ở hai nơi hoặc hai thời điểm nghe người Việt Nam nói là quẻ Lửa, một người bèn ghi là lĩ (Ly), một người lại ghi là lủa (La). Còn người Việt Nam viết chữ Nôm Lửa thì lại dùng chữ lã làm âm. Cả ba âm Ly, La, Lã đều là cận âm với âm lửa, dùng để ghi âm âm lửa. Như vậy quẻ Ly không phải là quẻ có nghĩa là lìa hay là dựa như người Trung Hoa nghĩ mà chính là quẻ Lửa tức là quẻ Hoả như về sau họ đã dịch đúng nghĩa của nó.

3) Chứng lý đồ tượng: Kinh Dịch Trung Hoa thiếu một hình đồ trọng yếu, trong khi hình đồ này đang được cất giấu tại Việt Nam. Chứng tỏ Việt Nam mới là nước sáng tạo Kinh Dịch.

Đồ tượng và quái tượng (quẻ) là những hình tượng cơ bản cấu tạo nên Kinh Dịch. Cả hai đều có những giá trị bổ túc cho nhau để hình thành Kinh Dịch. Đọc Dịch mà chỉ chú trọng đến quẻ không chú ý đến Đồ là một thiếu sót đáng tiếc vì như thế là đã bỏ qua quá nửa phần tinh tuý của Dịch. Những ứng dụng quan trọng của Dịch đa phần đều căn cứ trên đồ, như thuyết trọng nam khinh nữ chi phối sâu đậm nhân sinh quan Trung Quốc thời kỳ phong kiến là ảnh hưởng Càn trọng Khôn khinh của Tiên Thiên Đồ, xem phong thuỷ, coi tử vi, học thuyết Độn Giáp, Thái Ất phát sinh ở Trung Hoa là do ảnh hưởng của Hậu Thiên Đồ. Y học, Võ thuật, Binh Thư Đồ trận lừng danh của Trung Quốc đều từ các Thiên Đồ mà ra. Theo thuyết Tam tài, cơ sở để xây nên toà lâu đài Kinh Dịch thì phải có ba Đồ chính là Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ và Trung Thiên Đồ nhưng suốt cả hai nghìn năm nay, Trung Quốc chỉ lưu hành hai Đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên. Người Trung Hoa tuyệt nhiên không tìm ra Trung Thiên Đồ, cuối cùng họ đành bó tay, rồi thản nhiên kết luận, không cần có Trung Thiên Đồ. Đã có Tiên Thiên Đồ làm thể và Hậu Thiên Đồ làm dụng là đủ lắm rồi. Đây chính là khuyết điểm lớn nhất của Dịch học Trung Quốc mà cũng là cái may lớn nhất cho ta để từ chỗ sơ hở này ta tìm ra chứng lý quan trọng nhất, quyết định nhất để xác nhận tác quyền của Việt Nam. Trung Quốc không có Trung Thiên Đồ, một Đồ quan trọng bậc nhất dùng làm la bàn để viết nên kinh văn các lời hào, Việt Nam lại cất giữ Trung Thiên Đồ! Vậy thì ai là chủ nhân Kinh Dịch? Câu hỏi đã được trả lời, bí ẩn hai nghìn năm đã được trưng ra ánh sáng.

Tác giả bài này có may mắn là đã thiết lập được Trung Thiên Đồ. Đồ này quẻ Càn ở phương Nam, quẻ Đoài ở phương Đông Nam, quẻ Tốn ở phương Đông, quẻ Khảm ở phương Đông Bắc, quẻ Ly ở phương Bắc, quẻ Cấn ở Tây Bắc, quẻ Chấn ở Tây và quẻ Khôn ở phương Tây Nam.

Đây chính là Đồ thứ ba trong số ba Thiên Đồ trọng yếu của Kinh Dịch mà người Trung Hoa không tìm ra. Nếu Tiên Thiên Đồ là Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ là Địa Đồ thì Trung Thiên Đồ là Nhân Đồ nghĩa là Đồ nói về con người. Có một danh hoạ tài ba nào chỉ trong một hình vẽ có thể biểu đạt ba hình thái khác nhau về con người? Điều này chưa ai làm được, ngay cả máy móc tân tiến nhất, hiện đại nhất cũng không thể làm việc này. Thế mà Trung Thiên Đồ cùng một lúc có thể diễn tả ba trạng thái khác nhau đó: Trung Thiên Đồ có mục đích nói về những vấn đề liên quan đến con người cho nên hình đồ Trung Thiên có thể biểu thị ba khía cạnh khác nhau của con người về mặt sinh lý, về mặt siêu lý và về mặt đạo lý:

a) Con người sinh lý: Quẻ Càn tượng cho bán cầu não phải, Quẻ Khôn tượng cho bán cầu não trái. Khi một người bị tai biến mạch máu não ở bán cầu phải thì tay chân bên trái thường bị liệt, ngược lại cũng thế. Vì Càn thuộc dương nên liên quan đến tay trái gồm hai quẻ Chấn dương và Cấn dương và vì tay trái đã dương thì chân trái lại thuộc về âm nên chân có quẻ Ly âm. Trái lại, bán cầu não trái Khôn âm sẽ ảnh hưởng đến tay phải Trạch âm và Tốn âm cùng với chân Khảm dương. Điều này tương đồng với kết quả thực nghiệm của Leokadia Podhorecka (1986), trình bày năm 1986 tại hội nghị quốc tế về Trường sinh học tại Zagrev về tính bất đối xứng phải - trái trong nhân thể (2, tr 117). Hình đồ cũng thể hiện được y lý Đông Phương cho rằng Thiên khí tả truyền: Dương khí đi từ bên phải (Càn dương) sang bên trái (Cấn, Chấn dương), Địa khí hữu truyền: Âm khí đi từ bên trái (Khôn âm) sang bên phải (Đoài, Tốn âm). Con người muốn sống cần phải thở (Càn phế, chủ khí), sau đó phải được nuôi dưỡng bằng thức ăn (Khôn, tỳ vị). Con người khoẻ mạnh khi tâm (Ly) giao hoà với thận (Khảm), nếu tâm thận bất giao sẽ sinh tật bệnh, vị y tổ Việt Nam Lê Hữu Trác đã phát triển học thuyết này để chữa bệnh rất hiệu quả.

Posted ImageCon người siêu lý

:wacko: Con người siêu lý: Theo trãi nghiệm của các hành giả Yoga hoặc Khí công, Thiền, thì cơ thể có bảy trung tâm năng lượng tác động chi phối sự sống của con người, gọi là bảy đại huyệt hay là bảy luân xa. Trung Thiên Đồ chính là biểu đồ hệ thống bảy luân xa đó, theo thứ tự từ dưới lên: luân xa 1 là Hoả xà Kundalinê chính là quẻ Ly hoả, Luân xa 2 là Mệnh môn quan chính là quẻ Khảm (thận thuỷ), Luân xa 3 là Đơn điền Ngũ Hành Sơn chính là quẻ Cấn sơn, Luân xa 4 là Luân xa tâm gồm hai quẻ Tốn (tâm âm) và Chấn (tâm dương), luân xa 5 là trung tâm Ấn đường chính là quẻ Đoài, luân xa 6 nằm ở chân mi tóc hay huyệt Thượng tinh mà Đạo giáo thường gọi là Kim mẫu chính là quẻ Khôn (Địa mẫu), Luân xa 7 là huyệt Thiên môn Bách hội chính là quẻ Càn Thiên.

Con người đạo lý

c) Con người đạo lý: Trung Thiên Đồ còn biểu đạt một mẫu người đạo lý tâm linh: quẻ Sơn Tượng cho tính người tham lam muốn tích luỹ như núi (Tham), quẻ Ly Hoả tượng cho người có tính sân như lửa (Sân), quẻ Khảm Thuỷ tượng cho người có tính si như nước đổ dồn về chỗ thấp (Si), ba thói xấu đó sẽ dẫn con người đến chỗ ác tượng trưng bằng quẻ Tốn (tâm âm, nhục tâm, vọng tâm), (như thuyết Tam Độc của Phật Giáo). Nhưng nếu con người biết phát triển tâm từ bi như tình yêu của mẹ tượng bằng quẻ Khôn (Địa Mẫu - Từ Bi), khiến tâm thanh tịnh an lạc tượng bằng quẻ Đoài (Vui, Hỉ), lúc nào cũng sẵn lòng cảm thông tha thứ cho người, tượng bằng quẻ Càn (Xả) thì con người sẽ đạt được cõi phúc, tượng bằng quẻ Chấn (Tâm dương, Chân tâm, Đạo tâm), (như thuyết Tứ vô lượng tâm của Phật giáo).

4) Phát hiện Trung Thiên Đồ trong truyền thuyết

Kinh Dịch có tám quẻ đơn: Càn còn gọi là Thiên có tượng là trời, là vua, là cha. Khôn còn gọi là Địa có tượng là đất, là hoàng hậu, là mẹ. Khảm còn gọi là Thuỷ có tượng là nước, là cá (ngư). Ly còn gọi là Hoả có tượng là lửa. Cấn còn gọi là Sơn có tượng là núi. Đoài còn gọi là Trạch có tượng là đầm (hồ). Chấn còn gọi là Lôi có tượng là sấm, là con trai trưởng. Tốn còn gọi là Phong có tuợng là gió, là cây (mộc).

Khi tám quẻ đơn chồng lên nhau ta được 64 quẻ kép, nhưng khi tám quẻ đơn được đặt trên vòng tròn ta sẽ được ba thiên đồ căn bản: Tiên Thiên Đồ thường được người Trung Hoa gọi là Tiên Thiên Đồ Phục Hy vì cho là do Phục Hy chế ra, Hậu Thiên Đồ cũng được người Trung Hoa gọi là Hậu Thiên Đồ Văn Vương vì cho là do Văn Vương thiết lập, ở đây chúng tôi chỉ gọi là Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ vì đã chứng minh được Kinh Dịch do người Việt Nam sáng chế nên Phục Hy, Văn Vương chẳng can dự gì vào việc sáng tạo các thiên đồ. Dịch đồ thứ ba chính là Trung Thiên Đồ đã được tổ tiên Việt Nam cất giấu trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ.

Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ không chỉ là một huyền sử về nguồn gốc dân tộc "Con Rồng cháu Tiên", một thông điệp về tình đoàn kết, nghĩa yêu thương giữa các dân tộc anh em, đồng bào mà còn chứa đựng một thông tin về di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam đã được tổ tiên chúng ta bí mật cất giữ trong đó: tôi muốn nói đến Kinh Dịch đứa con lưu lạc của Việt Nam đã được Trung Quốc nuôi dưỡng và đã thành danh ở đó. Nếu chúng ta kết hợp những thông tin nằm rải rác trong các truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, truyện Hồ tinh, Mộc tinh, Ngư tinh ta sẽ thiết lập được một Trung Thiên Đồ mà người Trung Quốc chưa hề biết đến. Theo Kinh Dịch, Lạc Long Quân thường được nhân dân gọi là Bố mỗi khi có việc cần giúp đỡ có thể ký hiệu bằng quẻ Càn có tượng là vua, là cha. Lạc Long Quân thường sống ở Thuỷ phủ ký hiệu là quẻ Khảm có tượng là nước. Lạc Long Quân diệt được Hồ tinh là con cáo chín đuôi sống hơn ngàn năm ở đầm Xác Cáo nay là Hồ Tây, sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Đoài tức quẻ Trạch có tượng là đầm. Đất Phong Châu thời Thượng cổ có cây Chiên đàn sống hàng ngàn năm, chim hạc thường đến đậu ở đấy nên nơi đó còn gọi là đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), lâu ngày cây hoá thành yêu tinh dân gọi là thần xương cuồng, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra sức đánh đuổi, cứu dân thoát khỏi sự bức hại của xương cuồng. Sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Tốn còn gọi là quẻ Phong có tượng là mộc. Lạc Long Quân cũng có công diệt được ngư tinh, con yêu ngư xà ăn thịt người, chuyện này cũng thuộc quẻ Khảm ký hiệu ở trên. Truyền thuyết thường nói chung là Lạc Long Quân (quẻ Càn) diệt hồ tinh (quẻ Đoài), diệt mộc tinh (quẻ Tốn), diệt ngư tinh (quẻ Khảm) để cứu dân, từ đó ta đã có được một vế của Trung Thiên Đồ: Càn - Đoài - Tốn - Khảm. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân nói với Âu Cơ (được tôn xưng là Quốc mẫu, là mẹ, ký hiệu là quẻ Khôn): (1, tr 30). Như thế là truyền thuyết đã xác định rất rõ tính cách tương phản giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân thuộc quẻ Khảm (Thuỷ) thì Âu Cơ thuộc quẻ Ly (Hoả). Truyền thuyết kể tiếp: "Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang". Lên Phong Châu là lên núi ký hiệu là quẻ Cấn có tượng là núi, tôn người con cả ký hiệu là quẻ Chấn vì Chấn có tượng người con trưởng. Ta lại có thêm vế thứ hai của Trung Thiên Đồ: Ly - Cấn - Chấn - Khôn. Đến đây ta đã khai quật được Trung Thiên Đồ từ lớp ngôn ngữ truyền thuyết, các quẻ xếp theo thứ tự Càn - Đoài - Tốn - Khảm - Ly - Cấn - Chấn - Khôn theo chiều ngược kim đồng hồ.

5) Vai trò Trung Thiên Đồ trong việc hình thành văn bản Kinh Dịch:

a) Bố cục Kinh Dịch: Kinh Dịch có 64 quẻ, 30 quẻ đầu thuộc về thượng kinh, 32 quẻ sau thuộc về hạ kinh. Nhìn vào cách sắp đặt vị trí các quẻ Dịch trong bản kinh văn thông hành ta không thể không nghĩ rằng các nhà làm Dịch đã sử dụng Trung Thiên Đồ như là la bàn để phân bố các quẻ. Mở đầu kinh văn là hai quẻ Càn số 1, Khôn số 2 đúng như vị trí Càn Khôn đứng bên nhau trên Trung Thiên Đồ, cuối thượng kinh là hai quẻ Khảm số 29 và Ly số 30 đúng như vị trí Khảm Ly dưới Trung Thiên Đồ. Mở đầu hạ kinh là hai quẻ Trạch Sơn Hàm số 31 và quẻ Lôi Phong Hằng số 32 đúng như vị trí quẻ Đoài Trạch đối qua tâm với quẻ Cấn Sơn tạo thành quẻ Trạch Sơn Hàm, quẻ Chấn Lôi đối qua tâm với quẻ Tốn Phong tạo thành quẻ Lôi Phong Hằng nằm giữa Trung Thiên Đồ. Cuối hạ kinh là hai quẻ Thuỷ Hoả Ký Tế số 63 và Hoả Thuỷ Vị Tế số 64 đúng như vị trí quẻ Khảm Thuỷ giao hoán với quẻ Ly Hoả tạo thành.

Khác hẳn với Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ các quẻ Càn Khôn Ly Khảm đứng đối nhau qua tâm, biểu hiện trạng thái phân ly, trên Trung Thiên Đồ các quẻ Càn Khôn Ly Khảm đứng gần nhau từng đôi một biểu hiện trạng thái giao hội. Ở tự nhiên mọi vật có thể đối nghịch, vừa tương phản vừa tương thành. Nhưng ở con người thì khác, con người là một chỉnh thể, một thái cực, một toàn đồ âm dương phải tương hội điều hoà, nếu một bên thiên thắng con người sẽ bất ổn, phát sinh bệnh tật.

:wacko: Đặt tên cho quẻ Dịch: Nhiều nhà chú giải Kinh Dịch Trung Quốc khi giải thích nghĩa chữ giao của hào thượng cửu quẻ Thiên Hoả Đồng nhân số 13 "Đồng nhân vu giao" thường chỉ dừng lại ở vấn đề chính trị xã hội nên hiểu giao theo một nghĩa rất hẹp, họ cho giao là vùng đất ngoại ô kinh thành nếu muốn đồng thì nên tìm người ở xa mà liên hiệp. Hiểu như vậy thì không sát nghĩa và không đúng với lập ý của người làm ra Kinh Dịch. Có lẽ vì người Trung Quốc trong tay không có la bàn Trung Thiên Đồ là đồ đã bị Tổ tiên người Việt Nam cất giấu rất kỹ không truyền ra ngoài nên không hiểu rằng giao tức là giao hội, khi hoả xà Kundalinê từ lâu cuộn mình ở đốt xương cùng có đủ điều kiện lên hợp nhất với thần Vishnou cư trú ở huyệt Thiên môn nghĩa là khi luân xa số 1 là quẻ Ly Hoả hoà nhập với luân xa số 7 là quẻ Càn Thiên là lúc con người đạt đến trạng thái toàn thức, hạnh phúc hoàn hảo nhất, con người đạt đến mức độ giao hội cùng vũ trụ, tha nhân, vì thế mới đặt tên cho quẻ này là Thiên Hoả Đồng nhân. Giao nằm ở hào thượng cửu (theo Dịch lý thuộc tài thiên), tức là ở mức độ đồng nhân cao nhất, mức độ hoà đồng siêu việt, Nếu hiểu giao như nghĩa các chữ Đông giao (ngoại ô phía đông), Nam giao (ngoại ô phía Nam) thì không phù hợp với cấu trúc quẻ Dịch, hiểu như vậy là mặc nhiên nhận giao thuộc về đất phải nằm ở hào hai, tài Địa. Cũng như quẻ Đồng Nhân, các Dịch học gia Trung Quốc cũng bị hạn chế khi hiểu quẻ Đại Hữu chỉ là sở hữu tài sản vật chất họ không ngờ rằng Đại Hữu là sở hữu tài sản tinh thần vĩ đại, quẻ này chính là ghi lại thành tựu một quá trình công phu trãi nghiệm của hành giả đã hợp nhất với vũ trụ, mà mỗi hào mô tả thành quả một chặng đường liên tục từ hạ đẳng công phu đến thượng đẳng công phu.

c) Đọc lại Kinh Dịch: Nhờ có Trung Thiên Đồ ta có thể đọc lại Kinh Dịch một cách chính xác hơn, điều này nghe có vẽ nghịch lý vì ta làm sao thông thạo ngôn ngữ Trung Hoa hơn người Trung Hoa được, nhưng vì ta có Trung Thiên Đồ là la bàn tổ tiên ta dựa vào đấy để viết các lời hào nên chúng ta có cách đọc thuận lợi hơn. Ở đây tôi chỉ xin dẫn ra một thí dụ để minh chứng. Kinh Dịch có ba quẻ nói đến Tây Nam, quẻ Giải: "Lợi Tây Nam", quẻ Kiển: "Lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc”, quẻ Khôn: "Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng”. Căn cứ vào Hậu Thiên Đồ, quẻ Khôn (đất) nằm ở hướng Tây Nam, quẻ Cấn (núi) nằm ở hướng Đông Bắc, Vương Bật, người thời Tam Quốc, trong Chu Dịch chú giải thích như sau: ”Tây Nam là đất bằng, Đông Bắc là núi non. Từ chỗ khó mà đi đến chỗ bằng, cho nên khó khăn sẽ hết, từ chỗ khó mà đi lên núi, thì sẽ cùng đường”, Khổng Dĩnh Đạt trong Chu Dịch chính nghĩa viết: ”Tây Nam thuận vị là hướng bằng phẳng dễ đi, Đông Bắc hiểm vị là chỗ trắc trở khó khăn. Đường đi lắm trắc trở, tất cả đi đến chỗ bằng dễ đi thì khó khăn sẽ hết, trái lại nếu đi vào chỗ hiểm thì càng bế tắc cùng đường. Đi ở phải hợp lý vậy”, (3, tr 846).Trương Thiện Văn trong Từ điển Chu Dịch giải thích: ”Lợi cho việc đi về đất bằng Tây Nam, không lợi cho việc đi về phía núi non đông bắc. Tây nam tượng trưng cho đất bằng, Đông bắc tượng trưng cho núi non. Đây nói ở thời kiển nạn mọi hành động đều phải tránh khó khăn hiểm trở, phải hướng về phía bằng phẳng thì mới có thể vượt qua kiển nạn,vì vậy nói lợi tây nam, bất lợi đông bắc”, (3, tr 907). Nói chung lời giải thích của đa số Dịch gia Trung Quốc đều dựa vào vị trí các quẻ trên Hậu Thiên Đồ và đều cho núi là trở ngại, nhưng giải như vậy không thể khớp với Dịch lý, quẻ Kiển tức là quẻ Thuỷ Sơn Kiển, hình tượng nước ngập núi, trận đại hồng thuỷ. Vậy núi chỉ là trở ngại thứ yếu. Sự thật đối với người cổ đại núi tuy có khổ ải hơn nơi bằng phẳng nhưng không phải là trở ngại đáng kể. Đối với người cổ đại núi là nhà, hang hốc là nhà. Núi che chở cho họ, cung cấp thực phẩm, đùm bọc nuôi dưỡng họ. Nói cho cùng với tượng quẻ như vậy, người ta không lo về núi mà nỗi lo triền miên chính là nước. Suốt thời cổ đại, nhất là ở Việt nam, chiến tranh bất tận là chiến cuộc giữa NGƯỜI với NƯỚC. Con người khơi dòng lấy đất canh tác, đẩy lùi biển để giành đất sống. Khi con người thắng biển nghĩa là khi Sơn tinh thắng Thuỷ tinh, Kiển nạn được giải. Vấn đề lật ngược, quẻ Thuỷ Sơn Kiển lật thành quẻ Sơn Thuỷ Mông, Thoán từ ca ngợi chiến công thần thánh này là Lợi Trinh (thắng lợi bền chặc).

Ở Hậu Thiên Đồ cũng như ở Trung Thiên Đồ, quẻ Khôn cùng ở vị trí Tây Nam nhưng ở vị trí Đông Bắc thì quẻ của hai đồ hoàn toàn ngược nhau. Nếu Hậu Thiên Đồ là quẻ Cấn (núi) thì ở Trung Thiên Đồ lại là quẻ Khảm (nước). Ta thấy rõ muốn hiểu nghĩa lời hào của ba quẻ đó không thể dựa vào vị trí quẻ trên Hậu Thiên Đồ, vì không chính xác. Chỉ có thể dựa vào vị trí quẻ trên Trung Thiên Đồ mới làm sáng tỏ được nghĩa quẻ. Con người không ngại núi mà chỉ e sông, e biển. Câu lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc không phù hợp với thực tiển Trung Quốc vì con đường sống của họ luôn dịch chuyển từ Tây Bắc sang Đông Bắc, hành trình các kinh đô của các triều đại Trung Hoa thường đi từ núi ra biển:Tây An - Trường An - Lạc Dương - Khai Phong - Bắc Kinh. Đó là hành trình ngược với lời hào ba quẻ: Giải, Khôn, Kiển.

Trong khi đó lời hào ba quẻ trên lại hoàn toàn phù hợp với thực tiển Việt Nam. Đối với Việt Nam, Đông Bắc mới thực là bất lợi, đó là biển cả là cửa ngỏ cho phong kiến phương bắc xâm lược. Việt Nam chỉ có con đường sống là mở nước về phương Nam và Tây nam. Lịch sử Việt Nam đã chứng thực lời đó, đã hai lần chúng ta tiến về hướng Tây Nam, đợt đầu tiến về đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, đợt sau tiến về vựa lúa châu thổ sông Cửu Long. Lời hào trên vẫn còn là lời dự báo ứng nghiệm với Việt Nam ngày nay: Tây Nam đắc bằng khi gia nhập khối Đông Nam Á, con đường Tây nam đang ở thế thuận lợi.

6/ Kết luận:

Chúng ta còn nhiều chứng lý từ vật thể đến phi vật thể, từ ngôn ngữ đến văn bản, nhưng mấu chốt hơn hết để chứng minh Kinh Dịch do Tổ tiên người Việt Nam sáng tạo vẫn là vai trò của Trung Thiên Đồ. Khi một người muốn chứng minh một vật là sản phẩm do chính mình đúc ra thì ngườI đó phải trưng ra khuôn đúc, ở đây cũng vậy Trung Quốc không có Trung Thiên Đồ giống như không có khuôn đúc thì làm sao bảo rằng Trung Quốc đã sáng chế ra Kinh Dịch. Thật ra Trung Quốc chỉ có công phát huy Kinh Dịch nhờ đó Kinh Dịch mới có bộ mặt vĩ đại như ngày nay, cũng như họ đã làm rạng rỡ cho Thiền nhưng không ai có thể quên Thiền có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ. Đã đến lúc cái gì của César phải trả lại cho César. Khi chúng ta nhận ra rằng Kinh Dịch là di sản của Tổ tiên ta sáng tạo, ta sẽ hiểu được do đâu ta cũng cùng giải đất với các dân tộc vùng Hoa Nam, núi liền núi, sông liền sông mà họ bị đồng hoá còn chúng ta thì không. Kinh Dịch chính là cuốn Cổ văn hoá sử của Việt Nam mà Tổ tiên chúng ta còn lưu lại ngày nay, tuy có bị sửa đổi nhuận sắc nhiều lần nhưng những vết tích của nền văn minh thời các vua Hùng dựng nước vẫn còn đậm nét trong nhiều quẻ Dịch.

Người sáng tạo Kinh Dịch đã dựa vào Trung Thiên Đồ để bố cục vị trí các quẻ đúng như bản thông hành hiện đang phổ biến. Các Dịch học gia Trung Quốc căn cứ vào vị trí các quẻ theo Hậu Thiên Đồ nên có nhiều câu trong Kinh văn bị họ giảng sai với ý nguyên tác, muốn giảng cho đúng phải dựa vào Trung Thiên Đồ, không thể làm khác được.

Trung Thiên Đồ giữ một vị trí quan trọng và quyết định như vậy đã được Tổ tiên Việt Nam cất giấu rất kĩ trong truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ. Từ truyền thuyết này có thể tìm lại Trung Thiên Đồ. Trung Thiên Đồ còn được khắc ghi cẩn trọng trên Trống đồng Đông Sơn có điều kiện tác giả bài này sẽ công bố sau.

Chúng tôi còn nhiều minh chứng khác để kiện toàn chứng lý cho kỳ án này. Không còn nghi ngờ gì nữa, Kinh Dịch chính là sáng tạo của Tổ tiên Việt Nam. Muốn hiểu đúng bản chất văn hoá Việt Nam không thể không khảo sát Kinh Dịch, như là sáng tạo của Việt Nam.

Sách tham khảo

* Vũ Quỳnh - Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, Văn học, Hà Nội, 1990.

* Nguyễn Hoàng Phương: Tích hợp đa văn hoá Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, Giáo Dục, Hà Nội, 1995.

* Trương Thiện Văn: Từ Điển Chu Dịch, bản dịch, Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1997.

* Nguyễn Thiếu Dũng: Một phát hiện mới về Kinh Dịch: Trung Thiên Đồ,Thông tin khoa học ĐH DL Duy Tân tháng 05/1999

* Nguyễn Thiếu Dũng: Con đường Tây Nam, Thông tin khoa học Đại Học DL Duy Tân, tháng11/1999.

* Nguyễn Thiếu Dũng: Chúng ta có một di sản hàng đầu thế giới Báo Lao Động, Trang miền Trung & Tây Nguyên số 32/99, ngày 13/12/1999.

* Nguyễn Thiếu Dũng: Văn Lang cội nguồn Kinh Dịch, Khoa học & phát triển số 67, năm 2000.

* Nguyễn Thiếu Dũng: Những con số ở vùng đất Tổ, Xưa & Nay,73b, tháng 03/2000.

* Hồ Trung Tú: Dịch học sáng tạo của người Việt cổ, Tia Sáng, Xuân Nhâm Ngọ 2000. * Nguyễn Thiếu Dũng: Nhìn qua chữ số, Khoa học & phát triển số 74, tháng 3/01. * Hà Văn Tấn: Theo dấu các văn hoá cổ, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1998.

Phản hồi bài viết ''Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam?'' 09:10:05, 26/07/2004báo Thanh NiênHiện nay tôi đang là nghiên cứu sinh tiến sỹ thuộc đại học Oxford, Vương quốc Anh. Tôi tình cờ đọc được bài ''Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam?'' của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng về việc chứng minh nguồn gốc của Kinh Dịch. Tôi rất lấy làm vui mừng vì đã có những nhà nghiên cứu để tâm đến điều này.

Những ngày còn học đại học, tôi đã có thời gian theo học võ thuật với một vị võ sư về võ Việt Nam (xin lưu ý đây không phải là Vovinam - Việt võ đạo). Môn phái được đặt tên là Huỳnh Long Tây Sơn. Khi tôi học đến giai đoạn trở thành huấn luyện viên thì được vị võ sư cho về nhà để dạy lý thuyết tập nội công và các đồ giải về huyệt đạo.

Vị võ sư tên là Huỳnh Đức Thọ, nguyên là Thư ký Liên đoàn Võ cổ truyền TP Hồ Chí Minh. Theo ông, hệ thống huyệt đạo cũng như các lý thuyết về Kinh Dịch, về các bản Lạc thư và Hà đồ cũng như các can, chi đều xuất phát từ dân tộc Việt và có rất nhiều điểm khác so với giải thích của người Trung Hoa. Các hệ thống huyệt đạo và kinh mạch cũng hết sức rõ ràng và được phân bố rất có qui luật chứ không rối rắm như đồ hình của người Trung Hoa.

Tôi không có thời gian để theo học ông lâu, nhưng biết rằng ông đang nắm giữ rất nhiều tài liệu gia truyền lâu đời giải thích về các lý thuyết liên quan đến Kinh Dịch cũng như nguồn gốc của Kinh Dịch (xin lưu ý rằng theo lý thuyết được xây dựng từ Kinh Dịch mà việc con người có thể phát nhân điện đo được qua các thiết bị đo là do luyện tập mà nên, không phải do khả năng kỳ lạ bẩm sinh. Vị võ sư này đã từng sang Italia biểu diễn và cho các bác sĩ đặt máy đo khi ông vận công phát nhân điện).

Tôi viết bài này mong tòa soạn giúp cho tác giả bài viết về Kinh Dịch có thông tin để tìm đến trao đổi với vị võ sư ấy. Tôi rất kỳ vọng tác giả sẽ có được những thông tin bổ ích nhằm giúp cho chúng ta có cơ hội khôi phục lại những gì dân tộc Việt đã bị mất và giữ vững được sự độc lập không chỉ về lãnh thổ mà còn về nền văn hoá tinh hoa của ông cha ta để lại.

Nguyễn Sỹ Lâm

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites