Thiên Sứ

Vẻ đẹp Quyến Rũ Của... Hoa độc

27 bài viết trong chủ đề này

Một nữa của TĐ như sương khói!

Vừa nhổ râu cằm vừa bói mãi không ra

bởi anh đang tìm mãi Thiên Nga

Mà nơi Quán ...Việt loanh quanh chỉ trà là...

Hí hí hí hí... Vậy là anh Thiên Đồng còn chưa bị TRÓI, Chúc mừng Thiên Đồng còn được ...... TỰ DO .....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những loại cây và hoa độc

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, các loài thảo mộc vô cùng phong phú, nhất là các loại cây ăn quả, cây làm thuốc. Tuy nhiên, cùng với tác dụng tốt cho sức khỏe, nhiều cây cũng có chứa chất độc có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe con người và động vật.

Posted Image

Cây Lô Hội.

Có một số cây thường được dùng làm thuốc nhưng đồng thời đây cũng là cây có chất độc. Vì vậy nếu sử dụng sai chỉ định, sai cách dùng, quá liều lượng quy định thì từ việc dùng làm thuốc sẽ dẫn tới ngộ độc, tác dụng sẽ ngược lại và cực kì nguy hiểm đến tính mạng.

Cây Mã tiền (Strychnos nux vonica L)

Mã tiền còn gọi là Hoàng nàn, mọc hoang ở nhiều tỉnh miền núi. Thành phần hóa học chủ yếu là chất strycnin chiếm 43 - 45%. Mã tiền dùng cả trong Đông và Tây y làm thuốc kích thích thần kinh trung ương. Cây còn được dùng để chữa ghẻ và các bệnh ngoài da. Người ta ngâm hạt mã tiền với rượu để xoa bóp chỗ đau. Mã tiền rất độc, có nhiều trường hợp uống nhầm rượu mã tiền gây ngộ độc.

Posted Image

Mã Tiền

Người bị ngộ độốic biểu hiện ngáp, rối loạn tiêu hóa, nôn. Trường hợp nặng thì tứ chi co cứng, người bị uốn cong như lên cơn uốn ván, sợ ánh sáng. Mạch nhanh, yếu, dễ tử vong vì ngạt thở.

- Xử trí: Rửa dạ dày sớm, uống than hoạt tính, chống ngạt thở, truyền dịch, uống thuốc an thần, nếu nặng cần khẩn trương đưa lên tuyến trên.

Cây Xoan (Melia azedarach)

Xoan có tên khoa học là Melia azedarach. Xoan mọc hoang ở nhiều nơi. Lá, thân và quả xoan đều độc. Người ta dùng lá xoan lót vào chum, vại để trừ sâu mọt hại thóc, đậu, lạc. Trường hợp ngộ độc thường do dùng lá xoan để tẩy giun, chữa ghẻ hay trẻ em ăn quả xoan chín. Dấu hiệu ngộ độc là đau đầu, đau bụng quằn quại, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần, mệt lả, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp tụt, nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.

- Xử trí: Khi bị ngộ độc thì tìm mọi cách gây nôn, rồi cho uống lòng đỏ trứng, than hoạt tính, nước đường, truyền dịch và đưa đi bệnh viện cấp cứu. Không nên tẩy giun, chữa ghẻ bằng lá xoan.

Cây xương rồng (Euphorbia antiqorum L)

Xương rồng có tác dụng sát khuẩn, chữa viêm răng lợi, chữa các mụn bọc, xơ gan cổ trướng nhưng mủ nhựa cây xương rồng rất độc. Chỉ cần một ít nhựa bắn vào mắt đã gây mù. Nhựa xương rồng dính vào da, niêm mạc sẽ làm phồng da, rát bỏng. Uống phải nhựa xương rồng sẽ bị ngộ độc, đau bụng dữ dội từng cơn, vã mồ hôi, nôn thốc tháo và đi ngoài liên tục. Lúc này phải nhanh chóng móc họng gây nôn, uống lòng trắng trứng, ủ ấm và truyền dịch. Nếu bị phồng rộp da thì dùng nước muối 0,9% rửa sạch, dùng panthenol xịt kín mặt da.

Cà độc dược (Datura metal L)

Cà độc dược có chứa chất hyoxin hay scopolamin và atropin. Cây mọc hoang ở khắp nơi. Cà độc dược có một số tác dụng y tế, chữa một số bệnh nhưng khi uống quá liều thì bị ngộ độc, triệu chứng xuất hiện rất rầm rộ.

Chất độc ức chế thần kinh trung ương làm bệnh nhân choáng váng, vật vã, sốt, môi khô, miệng khát, tim đập nhanh, thở yếu, đồng tử giãn, liệt tứ chi, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

- Xử trí: Phải khẩn trương vì chất độc mạnh và có nhiều triệu chứng xuất hiện cùng một lúc. Rửa dạ dày bằng dung dịch tanin 0,4% hay dung dịch lugol loãng, uống than hoạt, lasix, an thần, bù nước và điện giải. Bệnh nhân nặng phải được gửi ngay lên tuyến trên.

Cây Lô hội (Aloe sp)

Còn có tên là lưỡi đỏ, long tu. Là cây thuốc được dùng trong Đông y và Tây y, vừa để làm cây cảnh. Nếu dùng với liều 0,1 - 0,5g nhựa lô hội có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhưng với liều 8g sẽ gây ngộ độc, làm sung huyết niêm mạc ruột và thận. Triệu chứng ngộ độc là đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, đi ngoài lỏng, xuất huyết đường tiêu hóa. Trường hợp nặng có thể vô niệu, đưa đến tử vong. Phụ nữ có thai sẽ bị sẩy.

- Giải độc: Phải khẩn trương loại chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt. Chú ý đề phòng trẻ em, người lớn cắn hay ngậm lá cây vào miệng rất nguy hiểm.

Củ Ấu tầu (Aconitum fortunei Hemsl)

Còn gọi là ô đầu và phụ tử, ấu tầu. Cây mọc hoang ở vùng núi cao biên giới nước ta. Thành phần hóa học ô đầu chứa khoảng 0,5% alcaloid toàn phần. Chất độc là aconitin. Nhân dân thường thái mỏng củ để ngâm rượu, dùng xoa bóp chỗ đau nhức, sai khớp, chỗ đụng dập.

Người bị ngộ độc thường do uống nhầm phải rượu xoa bóp hoặc cố ý uống. Liều độc là 1 - 6mg aconitin. Sau khi uống rượu củ ấu tầu thấy cảm giác kiến bò, lưỡi như to ra, tê các đầu chi, chóng mặt, giật các đầu chi, nôn, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, sau đó rung thất, có thể hôn mê, suy hô hấp và chết. Khi phát hiện người bị ngộ độc, cần mau chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Bên cạnh các loại cây, thì còn có nhiều loại hoa chứa chất độc, trong đó có những loại hoa đẹp, được sử dụng phổ biến và thậm chí, được nhiều người cắm trang trí trong nhà. Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể bị nhiễm độc, gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng.

Cây Trúc đào (Oleander)

Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em.

Posted Image

Ăn phải trúc đào có thể gây ra các triệu chứng đối với cả đường ruột và tim mạch. Sau 5 - 10 phút chất độc vào cơ thể, người mệt lả, mắt hoa, đầu choáng váng, mặt tái, nôn mửa dữ dội, bụng đau quằn quại. Nặng thì hôn mê, mạch nhỏ, chậm, huyết áp tụt, thiếu ôxy não, tử vong nhanh. Khi bị ngộ độc thì tìm cách cho nôn ra. Trong mọi trường hợp phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để kịp thời xử lý. Lưu ý: Không nên trồng trúc đào gần nguồn nước ăn, vì lá rụng xuống làm nhiễm độc nguồn nước.

Hoa Lan chuông

Loài cây này có những nhành hoa màu trắng hay màu hồng hình dáng như quả chuông. Lá hình chiếc ca-nô. Hoa có chút hương thơm dịu dàng, dễ chịu. Thuở xa xưa, người ta tin rằng chà hoa này trên trán là một phương thuốc sẽ làm cho ta "cảm thấy dễ chịu".

Posted Image

Hoa lan chuông

Tuy nhiên, đừng vì sự "cảm thấy dễ chịu" mà các bạn ham đùa giỡn với loài hoa này. Toàn thể cây hoa, nhất là những trái nhỏ, chứa chất độc rất mạnh, chỉ cần 4 giọt ép ra là có thể giết chết một con chó.

Cây Phi yến - Tên khoa học: Delphinium

Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa một chất có tên gọi Alkaloid delphinine gây ra nôn mửa nếu ăn một lượng nhỏ, có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhầm với số lượng lớn.

Cây Thuỷ tùng - Tên khoa học: Taxus Baccata

Thủy tùng có trái màu đỏ mọng rất ngon mắt nhưng thực tế loại cây này có chứa độc tố Tananes, chất độc này tập trung nhiều nhất trong phần hạt. Nhiều người đã tự tử bằng cách nuốt lá và nhai hạt thủy tùng.

Cây hoa Đỗ quyên – Tên khoa học: Rhododendron occidentale

Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

Posted Image

Cây Ngoắt nghéo - Tên khoa học: Gloriosa superba

Củ và hạt có chất kịch độc Colchicine và một số chất Alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Posted Image

Cây Ngọc trâm - Tên khoa học: Cyclamen persicum.

Củ của cây này có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa.

Cây hoa Thuỷ tiên - Tên khoa học: Narcissus

Củ của cây có chất Alkaloids Lycorine gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải. Trên thân cây còn có độc tố có thể gây viêm da.

Cây hoa Hồng môn - Tên khoa học: Anthurium

Các cuống và lá cây đều có độc, nếu ăn phải thì miệng sẽ nóng bừng rồi sưng và nứt nẻ. Tiếng nói sẽ trở nên khàn và cảm thấy khó nuốt. Tuy nhiên, các triệu chứng trên sẽ tự mất dần.

Cây hoa Thiên điểu - Tên khoa học: Strelitzia reginae

Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

Posted Image

Cây hoa Cẩm tú cầu - Tên khoa học: Hydrangea macrophylla

Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

Các gia đình nên cẩn thận khi cắm những loại hoa này, tránh để trẻ nhỏ nghịch ngợm. Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra, cần ngay lập tức đưa người bị nhiễm độc đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Kim Hải (VTV)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay