nuhoangaicaptk21

Tạo Bài Viết Mới Chất Hóm Hỉnh Trong Ca Dao Tình Yêu Nam Bộ

7 bài viết trong chủ đề này

Chất Hóm Hỉnh Trong Ca Dao Tình Yêu Nam Bộ

Posted Image

Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam Bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây.

Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề chau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành "liều mạng":

"Dao phay kề cổ, máu đổ không màng

Chết thì chịu chết, buông nàng anh không buông"

Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình "hú vía" vì kịp thời nhận ra "chân tướng" đối tượng:

"May không chút nữa em lầm

Khoai lang khô xắt lát em tưởng Cao Ly sâm bên Tàu"

Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với bạn tình:

"Tôi xa mình hổng chết cũng đau

Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền"

Họ là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc.

Đây là lời tâm sự của một anh chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu:

"Thương em nên mới đi đêm

Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau

May đất mềm nên mới hổng đau

Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này"

Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất hóm hỉnh đã toát ra từ cái "thật thà tội nghiệp".

Nhưng phần lớn vẫn là sự hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào lộng:

"Vắng cơm ba bữa còn no

Vắng em một bữa giở giò không lên"

Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trở nên lú lẫn một cách buồn cười:

"Phòng loan trải chiếu rộng thình

Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!"

Nhưng cái độc đáo là ở đây nỗi niềm đó lại được bộc lộ một cách hài hước:

"Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa

Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều"

Có một chút phóng đại làm cho lời nói nghe hơi khó tin! Nhưng hề gì. Chàng nói không phải cốt để đối tượng tin những điều đó là sự thật mà chỉ cốt cho nàng thấu hiểu tấm tình si của mình. Nàng bật cười cũng được, phê rằng "xạo" cũng được, miễn sao hiểu rằng mình đã phải ngoa ngôn lên đến thế để mong người ta rõ được lòng mình.

Lại có một chàng trai đang thời kỳ tiếp cận đối tượng, muốn khen cô nàng xinh đẹp, dễ thương mà khó mở lời trực tiếp. Để tránh đột ngột, sỗ sàng, chàng đã nghĩ ra một con đường vòng hiếm có:

"Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh

Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương".

Mục đích cuối cùng chỉ đơn giản là khen "mình dễ thương" mà chàng đã vòng qua năm non bảy núi. Bắt đầu từ thế giới tự nhiên - trong thế giới tự nhiên lại bắt đầu từ ông trời - tạo hóa sinh ra những loại cây, hoa đẹp đẽ - rồi mới bước qua thế giới của loài người - trong thế giới loài người lại từ hiện tại ngược dòng lịch sử để bắt đầu từ tổ tiên ông bà, tới thế hệ cha mẹ, rồi tới nhân vật chính - "mình". Thật là nhiêu khê, vòng vo tam quốc làm cho đối tượng hoàn toàn bất ngờ. Những lời ngộ nghĩnh kia dẫn dắt tới sự hiếu kỳ háo hức muốn biết "chuyện gì đây", cho đến khi cái kết cục thình lình xuất hiện làm cho cô nàng không kịp chống đỡ... Nhưng mà nó thật êm ái, thật có duyên biết bao, nên dù phải đỏ mặt, cô hẳn cũng vui lòng và không thể buông lời trách móc anh chàng khéo nịnh!

Ngược lại, cũng có những lời tỏ tình khá táo bạo, sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:

"Con ếch ngồi dựa gốc bưng

Nó kêu cái "quệt", biểu ưng cho rồi"

Những người nghe câu "xúi bẩy" này không thể không bật cười, còn đối tượng xúi bẩy cùng lắm cũng có thể tặng cho người xúi có phần trơ tráo kia một cái nguýt dài.

Những câu ca dao hóm hỉnh không chỉ bật lên từ tâm trạng đang vui, tràn đầy hy vọng, có khi "rầu thúi ruột" mà họ vẫn đùa. Những trắc trở trong tình yêu nhiều lúc được trào lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong cuộc:

"Thác ba năm thịt đã thành bùn

Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em"

Quả là "khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan", nên chàng lại quyết tâm chờ tiếp ở kiếp sau cho đến khi nào nên duyên nên nợ. Kiên nhẫn đến thế là cùng!

Khi chàng trai cố gắng đến hết cách vẫn không cưới được người mình yêu, không biết trút giận vào đâu, bèn đổ lỗi cho một nhân vật tưởng tượng:

"Quất ông tơ cái trót

Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần

Biểu ông xe mối chỉ năm bảy lần, ổng không xe"

Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy ấn tượng. Anh chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem cái chết nhẹ như lông hồng. Thà chết còn hơn là lẻ bạn!

"Chẳng thà lăn xuống giếng cái "chũm"

Chết ngủm rồi đời

Sống chi đây chịu chữ mồ côi

Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?"

Có chàng trai thì quyết tâm đem tuổi thanh xuân gửi vào cửa Phật:

"Nếu mà không lấy đặng em

Anh về đóng cửa cài rèm đi tu"

Chàng vừa muốn tỏ lòng mình vừa muốn thử lòng người yêu. Và cô nàng cũng tỏ ra quyết tâm không kém. Chàng đi đến đâu nàng theo đến đó để thách thức cùng số phận:

"Tu đâu cho em tu cùng

May ra thành Phật thờ chung một chùa"

Bằng câu đùa dí dỏm của mình, cô nàng đã làm nhẹ hẳn tầm nghiêm trọng của vấn đề trong tư tưởng anh chàng và cũng hóa giải tâm tư lo âu, phiền muộn của chàng - "Có gì đáng bi quan đến thế? Cái chính là em vẫn giữ vững lập trường" - đồng thời cũng hàm thêm chút chế giễu - "Mà có chắc là tu được không đấy?".

Khi yêu, nhiều cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình không kém các chàng trai.

"Phải chi cắt ruột đừng đau

Để em cắt ruột em trao anh mang về"

Không tiếc cả thân thể, sinh mạng của mình, nhưng cô gái chỉ... sợ đau, thật là một cái sợ đầy nữ tính rất đáng yêu. Hay khi chàng trai muốn liều mình chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng lại "nhát gan" đến bật cười:

"Gá duyên chẳng đặng hội này

Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy... tôi chèo vô"

Tinh nghịch, hóm hỉnh những lúc đùa vui và cả những khi thất vọng, đó là vũ khí tinh thần của người lao động để chống chọi những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Những chàng trai, cô gái đất phương Nam đã lưu lại trong lời ca câu hát cả tâm hồn yêu đời, ham sống, hồn nhiên của họ trên con đường khai mở vùng đất mới của quê hương tiếp nối qua bao thế hệ - Đó là tinh thần phóng khoáng, linh hoạt, dày dạn ứng biến của những con người "Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu"...

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nét mộc mạc và tinh tế trong ca dao Nam bộ

So với các vùng miền khác, ca dao Nam bộ có cách dùng từ mộc mạc gần như “bê nguyên xi” từ cuộc sống chứ ít dụng công gọt giũa cho bóng bẩy, êm ái, nhưng vẫn không mất đi sự tinh tế.Người Nam bộ chuộng cách nói thẳng, nói thật nên đã mang vào trong ca dao lời ăn tiếng nói hằng ngày của mình. Nhiều câu vì thế đọc lên cảm thấy rất trúc trắc, “thô ráp” nhưng có sự ý vị, ngọt ngào ẩn chứa bên trong. Chẳng hạn, khi nói về nỗi niềm đơn chiếc, trống vắng, người dân Nam bộ mượn hình ảnh con cá, con tôm có cặp, có đôi, đối lập với hoàn cảnh của mình:

Ví dầu cá bống hai mang

Cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu

Anh về bên ấy đã lâu

Để em vò võ canh thâu một mình”.

Quả là hay về ý, đẹp về vần. Không cần những từ ngữ bóng bẩy, những lời hoa mỹ đẩy đưa cũng nói lên tâm trạng của người con gái chờ đợi nhớ thương người yêu. Một chàng trai buồn vì mẹ mình đã mượn những khẩu ngữ hằng ngày của người Nam bộ để tâm sự:

“Gió đưa bụi chuối tùm lum

Mẹ dữ như hùm ai dám làm dâu”.

“Tùm lum”, “tà la” là những từ rặt Nam bộ không lẫn vào đâu được, là từ láy rất đặc trưng cho miền đất này, cũng như "te rẹt, tét lét, tèm lem"... Tất cả những từ này rất khó tạo vần để thành thơ, thế mà dân gian Nam bộ đã không chỉ làm được mà còn làm hay. Chẳng hạn, để chỉ hình ảnh trai gái chọc ghẹo nhau, dân gian sẵn sàng dùng những từ rất ư là bình dân:

“Con chi rột rẹt sau hè

Hay là rắn mối tới ve chuột chù?”.

Nếu nói về sự vụng trộm của các đấng ông chồng khi cuộc sống đã có phần ổn định thì:

Đói cơm lạt mắm tèm hem

No cơm ấm áo lại thèm nọ kia”.

Từ “tèm hem” ở đây được dùng rất đắc địa. Cái phép dụng vần cho thơ không phải cốt để đọc nghe trơn tru mà cao hơn, nó phải tham gia thể hiện chiều sâu của ý, phải góp phần tạo hình tượng cho thơ.

Posted ImageNgười Nam Bộ mang vào ca dao lời ăn tiếng nói hằng ngày của mình.

Hay như từ “thắt thẻo” được dùng trong câu ca dao này làm cho người đọc cảm thấy buồn đến đứt ruột, đứt gan:

“Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo

Năm canh chày thắt thẻo ruột gan”.

Đâu chỉ là sự gieo vần thuần túy, sự góp mặt của từ này đem đến cho ta nỗi cô quạnh, lạnh lẽo, tê buốt trong lòng. Chỉ một từ thôi mà câu thơ như sắp òa khóc, như ướt đẫm nước mắt đêm trường. Lối gieo vần trong ca dao Nam bộ quả là biến hóa linh hoạt, nhưng rất gần gũi với đời thường.

Người Nam bộ cũng sử dụng những từ ngữ vay mượn từ các dân tộc sống trên địa bàn để vào ca dao. Đặc biệt, sự ghép đôi giữa một từ tiếng Việt với một từ tiếng Hoa làm cho nhiều câu ca dao trở nên độc đáo và hay đến lạ thường:

“Gió đưa chú tửng từng tưng

Gặp chị bán gừng na nả nị ơi”.

Câu đầu được hiểu là ngọn gió khởi lên sự vui vẻ từ lòng người chú Tiều (Từng Náng) khi gặp gỡ cô gái. “Nị” là đại từ ngôi thứ hai theo âm Quảng Đông, “na” là từ chỉ phụ nữ, "nả" được dùng tương tự như từ "đấy, nhé" ở cuối câu tường thuật của tiếng Việt.

Chờ đợi là một nghệ thuật kỳ diệu. Câu ca dao có khi là cách tỏ tình, giãi bày nỗi niềm của người thiếu nữ khắc khoải trong đêm, chờ đợi người tình. Cánh đồng thì mênh mông, trại ấp thì thưa thớt, người của đất Ngồ Ố, Láng Dài nói lên sự xa cách của đôi lứa:

“Chim kêu Ngồ Ố, Láng Dài

A hia xùa bố a mùi ùm chai”

(Chim kêu Ngồ Ố, Láng Dài

Anh cưới vợ rồi em chẳng được hay!).

Cho nên đã yêu là phải chủ động, là phải “tam tứ núi cũng trèo".

Có những câu ca dao Nam bộ cải biên từ một câu của người Việt, thay một từ tiếng Hoa, rất ngộ nghĩnh và độc đáo:

“Ta về ta “xực” cơm ta

Dầu hơi quá lửa cơm nhà vẫn hơn”.

“Xực”, tiếng Quảng Đông có nghĩa là ăn. Như vậy câu ca dao thuần Việt là:

“Ta về ta ăn cơm ta

Dầu hơi quá lửa cơm nhà vẫn hơn”.

Ca dao Nam bộ cũng sử dụng một lượng lớn các từ Hán Việt, làm cho nên những vần thanh thoát, mượt mà và vô cùng sang trọng. Chẳng hạn, gặp nhau, chàng trai hỏi cô gái:

“Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi

Phụ mẫu ở nhà có mạnh giỏi hay không?”.

Cô gái đáp lại:

“Tại gia đàng phụ mẫu em cũng được bình an

Em xin hỏi lại phụ mẫu của bạn lang thế nào?”.

Từ Hán Việt xuất hiện nhiều cũng khiến ca dao Nam bộ bớt đi phần nào “nôm na” về mặt hình thức:

“Cây gie bần ngã

Bất khả viển vông

Tới đây em nói cho anh vừa lòng

Em đây có chốn loan phòng từ lâu”.

Khi muốn thể hiện sự trách móc, giận hờn trong tình yêu, các tác giả dân gian Nam bộ mượn từ Hán Việt để cho lời trách móc đó trở nên ý vị hơn, không lộ liễu mà lại bộc lộ được niềm tiếc nuối, xót xa cho sự nhầm lẫn của người yêu:

“Bình tích thủy đựng bông hoa lý

Chén chung vàng đựng nhụy bông ngâu

Trách ai làm trai hữu nhãn vô châu

Chim oanh không bắn, bắn con sâu đậu nhành tùng”.

Từ Hán Việt trong ca dao Nam bộ còn khá đắc dụng khi khắc họa tâm trạng, tình cảm phức tạp của tình yêu đôi lứa:

“Mưa sa, lác đác, gió táp lạnh lùng

Thấy em lao khổ anh mủi lòng nhớ thương

Đường đi biết mấy dặm trường

Hỏi em đã kết cang thường đâu chưa?”.

Và lời đáp của cô gái cũng là một lời hẹn ước:

“Ngọc trầm thủy thượng anh ơi

Bách niên giai ngẫu ở đời với em”.

Những từ Hán Việt xuất hiện khá nhiều trong ca dao Nam bộ còn cho thấy, không chỉ có tầng lớp nhân dân lao động mà cả các ông đồ Nho, những người đã qua “cửa Khổng sân Trình” cũng tham gia đặt lời làm phong phú cho ca dao.

Theo Báo Cần Thơ

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phương ngữ Nam Bộ trong ca dao về tình yêu

Phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương của vùng đất Nam Bộ. Nó thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng đất Nam Bộ. Tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ được thể hiện qua ca dao Nam Bộ là một cách nhằm khẳng định thêm tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của con người Nam Bộ xưa trong việc sử dụng lời ăn tiếng nói của mình.

1. Ca dao Nam Bộ trước hết là ca dao của người Việt ở Nam Bộ nên nó mang đầy đủ yếu tố của vùng đất Nam Bộ, trong đó có việc sử dụng từ ngữ của con người ở đây. Sống giữa thiên nhiên hài hòa và đa dạng với rừng tràm bạt ngàn và một vùng sông nước bao la cho nên trong lời ăn tiếng nói của con người ở đây không khỏi ảnh hưởng của các hình tượng thiên nhiên này. Cho nên, có thể nói, giàu tính hình tượng là một đặc điểm trong cách dùng từ của ca dao Nam Bộ:

Chồng chèo thì vợ cũng chèo

Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.

“Đụng” ở đây là “lấy”, “lấy nhau” hay nói cho văn hoa một chút là “kết duyên” nhau. Với các từ trên, người Nam Bộ có thể hoàn toàn sử dụng được, nhưng đôi khi con người ở đây không dùng những khuôn mẫu có sẵn đó, mà lại dùng từ “đụng” rất giàu hình tượng này để tạo điểm nhấn, mang sắc thái mạnh. Chính điều này đã làm phong phú thêm cho kho tàng phương ngữ Nam Bộ.

2. Giàu tính so sánh và cụ thể cũng là một đặc điểm của ca dao Nam Bộ. Nam Bộ là một vùng sông nước, có hệ thông sông ngòi chằng chịt nên hình ảnh chiếc ghe, con đò, con cá, con tôm, cần câu, cái lờ... là những vật rất quen thuộc đối với người dân nơi đây. Quen thuộc đến mức đã đi vào tâm thức của họ và được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, cũng như đã âm thầm đi vào ca dao:

Thân em như cá trong lờ

Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu.

“Cá - lờ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể này để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. Trường hợp này, ta cũng sẽ bắt gặp rất nhiều trong ca dao Nam Bộ.

3. Một đặc điểm nữa trong việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong ca dao Nam Bộ là tính giàu cường điệu, khuếch đại. Đây là cách nói thể hiện rõ nét sự lạc quan và tính cởi mở của con người Nam Bộ. Tính giàu cường điệu, khuếch đại này được con người Nam Bộ sử dụng mang tính chất phác, mộc mạc, độc đáo, gây được ít nhiều cảm xúc cho người đọc:

Anh than một tiếng nát miễu xiêu đình

Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao huỳnh vội xếp vi.

Rõ ràng, chỉ than có một tiếng mà “nát miễu xiêu đình” thì quả là nói quá. Nhưng chính cách nói quá này mới tạo được ấn tượng, gây được cảm xúc, tạo được sự chú ý cho đối phương.

Hay để bộc lộ tình thương của mình, người Nam Bộ không ngại nói thẳng, nói quá, nói cường điệu, nói khuếch đại. Họ nói cốt sao cho hết cái thương đang cháy bỏng trong lòng mình:

Anh thương em,

Thương lún, thương lụn,

Thương lột da óc,

Thương tróc da đầu,

Ngủ quên thì nhớ,

Thức dậy thì thương

4. Giàu tính dí dỏm, hài hước cũng là một trong những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ trong ca dao Nam Bộ. Ca dao Nam Bộ, ngoài những cách nói cường điệu, giàu hình tượng, đôi lúc có phần thâm trầm, sâu lắng còn có những cách nói mang tính hài hước, dí dỏm. Đây là tinh thần lạc quan trong tính cách của con người Nam Bộ. Chính tinh thần lạc quan này đã tiếp thêm cho họ sức mạnh trong việc chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt, với thú dữ hoành hành. Tuy là nói dí dỏm, hài hước nhưng không hẳn là một cách nói chơi, mà là có ngụ ý, ngụ tình. Đó cũng là kiểu nói: “nói chơi nhưng làm thiệt”:

Bên dưới có sông, bên trên có chợ

Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.

Rõ ràng, đây là cách nói mang tính chất vừa nói chơi lại vừa nói thiệt. Bông đùa đấy nhưng cũng là thật đấy. Nếu đối phương không chịu thì bảo là “nói chơi”. Còn nếu ưng thuận thì tiếp tục lấn tới tán tỉnh. Và trong bài ca dao sau, cũng không hẳn là dí dỏm, hài hước, nói cho vui một cách đơn thuần:

Trời mưa cóc nhái chết sầu

Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng

Chàng hiu đứng dựa sau lưng

Khều khều móc móc cứ ưng cho rồi.

5. Có cách nói hài hước, dí dỏm, lại có cách nói cường điệu, khuếch đại, ca dao Nam Bộ cũng có những cách nói rất giản dị, chân tình. Trong hoàn cảnh tự tình với nhau, đôi khi họ không dùng những từ hoa mỹ, không nói những từ chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, mà chỉ nói một cách mộc mạc, bình dân, cốt sao bày tỏ được lòng mình:

Anh về em nắm vạt áo em la làng

Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.

Quả là mộc mạc, quả là chân tình. Trong từng câu từng chữ không có gì khó hiểu cả, tạo được sự cảm thông và gây được cảm xúc cho người đọc.

Hay:

Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài

Ai dè giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây

Qua tới đây không cưới được cô hai mày

Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

Phương ngữ Nam Bộ ra đời tuy có muộn hơn so với phương ngữ của các vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, mà trái lại nó rất đa dạng, phong phú và sâu lắng. Nó chứ đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng tính cách của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam Bộ mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hoàng. Những câu ca dao Nam Bộ vừa dẫn trên là một minh chứng cho điều này.

Trần Phỏng Diều

Giảng viên Khoa Ngữ văn,

Trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem topic này mà thấy nhớ miền tây quá, bao nhiêu lần về miền sông nước với bao kỷ niệm nhưng cũng bấy nhiêu lần ra đi lỡ hẹn, nhất định tết này TP sẽ về ăn tết miền tây thật dài ngày và gạt hết mọi lo toan công việc một lần mới được. :D

Anh vẫn nhớ câu ca xưa em hát

Tóc che nghiêng, ánh mắt chớp gọi mời

"Từng rặng dừa gió đưa phe phẩy

Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi..."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo bài viết mới HÌNH TƯỢNG SÔNG TRONG CA DAO DÂN CA TRỮ TÌNH NAM BỘ

Posted Image

Nước ta, nơi đâu cũng có sông, nhưng với Nam Bộ, sông là đặc điểm nổi bậc của môi trường thiên nhiên. Trong sách “Gia Định thành công chí” (Nhà văn hoá xuất bản. S..,1972), Trịnh Hoài Đức đã miêu tả: “Ở Gia Định, sông suối dọc ngang chằng chịt”, “Đất Gia Định nhiều sông, kênh, cù lao và bãi cát...”, “Ở Gia Định, chỗ nào cũng có ghe thuyền hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chơi, đi thăm người thân, chở gạo củi, buôn bán,....”.

Theo một số tài liệu xưa, những kênh đào Nam Bộ có tổng chiều dài khoảng 2500 km và các sông rạch tự nhiên khoảng 2400 km. Trong quyển “Thiên nhiên Việt Nam”(NXB KHKT.K., 1989) của Lê Bá Thảo cũng ghi nhận có 4900km kênh đào. Như vậy, chỉ với khoảng 40.000km2, Nam Bộ có tổng chiều dài kênh rạch đến gần 5000km. Kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ ăn sâu khắp bề mặt vùng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và giao thông đường thuỷ.

Làng xóm Nam Bộ thường lấy sông làm ranh giới địa phương, bên này sông là một địa phương và bên kia sông là một địa phương khác. Dòng sông dọc ngang chằng chịt như những mạch máu lớn nhỏ trong “cơ thể Nam Bộ”. Người Nam Bộ quý đất như xương thịt, quý màu xanh cây trái như làn da tươi mát và quý sông như máu nuôi cơ thể mình. Cuộc sống người dân Nam Bộ gắn bó với dòng sông, con sông là vì vậy.

Sông có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá vật chất ở Nam Bộ. Dòng sông là đường giao thông huyết mạch, của ngõ sông là nơi lập chợ, nhiều cư dân sinh sống trên sông, cất nhà ven sông. Sông chở nặng phù sa, mang nước tưới tiêu cho ruộng vườn và mang lại nhiều sản vật. đặc biệt là tôm cá.

Đối với văn hoá tinh thần, nhiều tín ngưỡng, lễ hội dân gian và một số loại hình nghệ thuật dân gian hình thành từ môi trường sông nước. Môi trường đó trong nhiều trường hợp cũng chính là môi trường diễn xướng dân ca (ví dụ hò chèo ghe).

Trong ca dao dân ca Viêt Nam nói chung, sông thường được nhắc đến như một đặc trưng cho quê hương, cho miền quê,... Tuy nhiên không ở đâu hình ảnh sông được lặp đi lặp lại nhiều lần với những giá trị thẩm mỹ sâu sắc, phong phú như trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ. Hình ảnh quen thuộc trong ca dao Bắc Bộ là cây đa, mái đình,...gợi rõ nét văn hoá cổ truyền của nông thôn Bắc Bộ. Ca dao Trung Bộ là hình ảnh của núi, đèo, ruộng, rú, truông, phá,... thể hiện một không gian cao rộng từ địa hình tự nhiên của vùng đất.

Khảo sát trong quyển “Ca dao dân ca Nam Bộ” của Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị - Nxb TPHCM, 1994 (ký hiệu TL 1), chúng tôi nhận thấy hình tượng sông có tần số xuất hiện rất cao: 144 lần và việc sử dụng hình tượng sông nước ở đây không nhằm tái hiện hình ảnh một con sông cụ thể nào mà chủ yếu bị chi phối bởi các đặc thù của cảm xúc và mục đích biểu tượng hoá nghệ thuật – Sông trở thành một biểu tượng nghệ thuật khi được sử dụng với nghĩa bóng ổn định.

Sông là hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh mông, sâu và vô tận. Những đặc điểm này khiến người ta dễ hình dung nó như một thực thể sống động, có khả năng diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người. Từ quá trình khảo sát thống kê các bài ca, chúng tôi ghi nhận:

1.Hình tượng sông khơi dậy ý niệm một cái gì đó mênh mông vô tận nên xu hướng phổ biến nhất là lấy đặc điểm hình thể: dài, rộng, sâu, bao la của sông để gợi liên tưởng về sự xa cách, sự bền vững, về cái lớn lao, vô tận:

-Ơn hoài thai như biển

Ngãi dưỡng dục tợ sông

Em nguyền ở vậy không chồng

Lo nuôi cha mẹ hết lòng đạo con.

(I-479-5)

-Ơn cha rộng thênh thênh tựa biển

Nghĩa mẹ dài dằng dặc tựa sông....

(I-353-2)

Sông thuộc loại thiên nhiên “lớn”. Đứng trước thiên nhiên “lớn”, con người cảm thấy mình trở nên nhỏ bé. Tầm vóc lớn lao của sông được làm cơ sở chứng minh cho sự bền vững:

-Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn

Núi lở non mòn, nghĩa bạn không quên

(I-189-5)

Chiều dài của sông dễ gợi người ta liên tưởng đến chiều dài vô tận của sự xa cách, của không gian và thời gian:

-Sông dài cá lội biệt tăm

Thấy anh người nghĩa, mấy năm em cũng chờ

(I-366-8)

-Sông dài cá lội biệt tăm

Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ

Sông sâu cá lội vào bờ,

Phải duyên thì lấy, đợi chờ nhau chi

(I-366-9)

-Sông dài cá lội biệt tăm

Người thương đâu vắng chỗ nằm còn đây

(I-366-7)

Việc sang sông được xem là sang một vùng sống khác của cuộc đời, một ngã rẽ của cuộc đời:

-Ai đem con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng sáo bay

(I-154-3)

-Vai mang khăn gói sang sông

Mẹ kêu em dạ, thương chồng phải theo

(I-456-2)

2.Xu hướng mượn những sự vật có liên quan với sông để gợi những liên quan với sông để gợi những liên tưởng khác nhau về thân phận con người, về đời người:

Cánh bào gắn bó với dòng sông, trôi dạt lênh đênh trên dòng sông không biết đâu là phương hướng, không biết đâu là bến bờ... Trong ca dao, hình ảnh cánh bèo trên sông được dùng để biểu đạt ý niệm thân phận, số phận con người.

-Thiếp than cha mẹ thiếp nghèo

Thiếp than phận thiếp như bèo trôi sông

(I-451-2)

và dòng đời khác nào dòng sông, sông cũng trở thành phương tiện thể hiện những ý niệm trừu tượng về đời người:

-Gío thổi lao xao khúc sông nào sóng nấy

Thuyền em đi giữa dòng anh thấy anh thương

(I-289-9)

-Khúc sông chật hẹp khôn tuỳ

Lo cho thân bậu sá gì thân qua

(I-304-6)

Trong mạch tư duy ấy, sông còn gợi lên những liên tưởng về những cảnh đời như “gạo chợ nước sông” trôi nổi:

-Đạo nào bằng đạo đi buôn,

Xuống biển lên nguồn gạo chợ nước sông

(I-472-7)

3.Xu hướng mượn hình tượng sông làm biểu tượng về chính con người, tình cảm con người:

Chiều sâu của sông tạo một ý niệm về lòng người khó dò:

-Chết đi thôi bớ vợ chồng đời

Sông sâu anh không dọ để giữa vời hụt chân

(I-429-1)

-Sông sâu sào vắn khó dò

Kia kìa con tạo đưa đò âm cung

(I-500-4)

về chính con người:

-Tiếng anh nho sĩ học trò

Thấy sông vội lội, không dò cạn sâu

(I-241-3)

Trong những mối quan hệ nhất định với một yếu tố thiên nhiên khác, sông biểu đạt những ý niệm về các mối quan hệ tương quan nhiều mặt:

Ví dụ:

* Sông – Cá đặt trong tương quan trai gái:

-Chim buồn tình, chim bay về núi

Cá buồn tình, cá lủi xuống sông

Anh buồn tình, anh dạo chốn non bồng

Dạo miền sơn nước, xuống chốn ruộng đồng mới gặp em.

(I-221-1)

* Sông - Nước đặt trong tương quan vợ chồng:

-Sông bao nhiêu nước cũng vừa

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa thoả lòng

(I-448-8)

*Sông – vòi- vịnh đặt trong tương quan so sánh hơn kém:

-Sông bên voi bỏ vòi bên vịnh

Hai đứa mình trời định đã lâu

(I-366-4)

Qua việc khảo sát nghĩa của sông, chúng tôi nhận thấy:

-Sông là biểu tượng nghệ thuật tiềm tàng. Tuỳ thuộc vào phương thức miêu tả sông, thể hiện sông như thế nào trong mỗi câu ca mà sông có những khả năng biểu trưng hoá nghệ thuật khác nhau.

-Cơ sở hình thành biểu tượng sông trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ chính là sự liên tưởng từ một nét tương đồng nào đó giữa sông và đối tượng được biểu hiện. Cũng thấy là tác giả dân gian có chú ý đến nghĩa vật thể của sông, nhưng chủ yếu là chú ý đến nghĩa biểu trưng nghệ thuật của nó. Một ý nghĩa thẩm mỹ của sông được quy định bởi một đặc tính tự nhiên nào có của chính nó(điều này không phải là ngoại lệ đối với các hình tượng khác). Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa các ý nghĩa thẩm mỹ của sông và điều đó tạo nên sự thống nhất về mặt ngữ nghĩa của hình tượng trong quá trình biểu tưng hoá nghệ thuật.

-Khi sông cùng xuất hiện với một yếu tố thiên nhiên khác, trong những mối quan hệ nhất định, nó đạt tới những ý nghĩa thẩm mỹ đa dạng hơn. Hiện tượng sóng hợp này cũng thường phổ biến trong ca dao dân ca trữ tình nói chung, tạo nên những mô típ có tính truyền thống. Khi khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy sông đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc thể hiện đề tài: “Tình yêu hôn nhân – gia đình”. Ngoài ra, sông cũng là yếu tố của một số định ngữ nghệ thuật quen thuộc trong dân gia: “sông dài biển rộng”, “gạo chợ nước sông”,....

Nhìn chung, thiên nhiên sông nước trong folklore Nam Bộ được xây dựng thành những bức tranh nghệ thuật khá đa dạng, phản ánh nhận thức và thái độ thẩm mỹ của người Nam Bộ, cụ thể là nông dân Nam Bộ. Đặc điểm này tạo nên tính địa phương của ca dao dân ca Nam Bộ, góp phần làm phong phú thêm tiến trình phát triển chung của ca dao dân ca Việt Nam.

...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Những câu ca dao hóm hỉnh

Gần chùa gọi Bụt bằng anh,

Thấy Bụt hiền lành, bế Bụt đi chơi.

Posted ImageTục ngữ ta cũng có câu 'Bụt chùa nhà không thiêng'. Câu tục ngữ có nội dung biểu hiện là những người quen biết nhau, chung đụng với nhau hàng ngày thì dễ xem thường nhau. Nhưng cái nghĩa gốc của câu nói này, đối chiếu với nội dung câu ca dao mà chúng ta đang bàn đây, vẫn thấy có sự gần giống nhau. Vì Bụt ở chùa gần nhà nên không phải xem thường mà vì gần gũi, thân thiết, do đó mới gọi Bụt bằng anh: 'Anh Bụt!' Một cái tên gọi thật lạ và vui tai ghê! Nhưng chưa hết. Lại còn mang Bụt từ bàn thờ Phật xuống để bế Bụt đi chơi, vì thấy Bụt hiền lành, dễ thương... Câu ca dao cho ta thấy đạo Phật đối với người dân Việt Nam trước đây thật gắn bó, gần gũi và có đặc điểm dân dã rõ rệt: Phật và người chẳng có gì cách biệt nhau! Câu ca dao toát lên một tình cảm thương yêu chân thực mà lại rất hóm.

Đàn ông một trăm lá gan,

Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.

Trong bài viết Những câu tục ngữ thông minh, tôi đã nói đến một câu nói mang nội dung ý nghĩa gần như câu ca dao này. Đó là câu 'Đàn ông như cái nơm, bạ đâu úp đấy'. Câu ca dao đây không ví đàn ông như cái nơm, mà nói thẳng 'đàn ông một trăm lá gan'. Vế này của câu ca dao nói rằng người đàn ông có rất nhiều lá gan, dĩ nhiên là nói một cách văn chương thôi và con số 100 không phải là một con số xác định ở đây. Nhưng tại sao câu ca dao lại nói lá gan, mà không nói đến 'trái tim' chẳng hạn. Ta biết 'trái tim' thường biểu hiện về tình yêu, về tâm hồn con người. Còn 'lá gan' thường biểu hiện về sự gan dạ, sự can đảm. Tức là ở đây không nói đến việc người đàn ông yêu nhiều người đàn bà khác, ngoài vợ mình (tuy rằng trong thực tế không phải không có những người đàn ông như thế!) mà nói lên là đàn ông 'có gan' ăn ở với cả vợ mình và 99 người đàn bà khác. (Chúng ta không nói đến chế độ đa thê ở đây!?). Đối với vợ, ngoài tình yêu, người đàn ông cũng phải 'có gan' ăn ở với vợ ('lá ở cùng vợ' mà!). Nhưng cái chính mà câu ca dao muốn nói đến là 99 lá gan mà anh ta toan ăn ở cùng những người đàn bà khác. Chỉ 'toan' thôi, nghĩa là chỉ mới có ý định, ý muốn thi gan 'cùng người' thôi. Nhưng cái ý muốn, cái ý định ấy cũng thật 'ghê gớm'! (những 99 lá gan cơ mà!).

Câu ca dao quả là thâm thúy mà thật hóm hỉnh.

Chẳng tư túi, chẳng trăng hoa,

Cớ sao lại thiết việc nhà người dưng?

Đọc câu ca dao, ta hiểu là nó biểu hiện về một tình yêu nam nữ kín đáo, vì nó không biểu hiện trực tiếp và cách nói của nó có phần hơi 'lắt léo'. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu: thế nào là 'không tư túi'? Thế nào là ”không trăng hoa“? Và thế nào là 'thiết việc nhà người dưng'? Sau khi nắm được ý nghĩa của các vế câu trên đây, ta thấy câu ca dao nói là không muốn lợi dụng để lấy của người khác ('không tư túi'), cũng không phải để quan hệ trai gái lăng nhăng, không đứng đắn ('không trăng hoa'), vậy thì tại sao lại quan tâm tha thiết đến việc nhà, việc cửa của người không phải họ hàng, thân thích gì với mình? Ta thấy ngay đó chỉ do tình yêu chân chính mà thôi! Như vậy, quả là câu ca dao có chiều sâu suy tưởng, thể hiện một lối nói dí dỏm, thông minh của dân ta.

Posted Image

Chẳng tham nhà ngói rung rinh,

Tham vì một nỗi anh xinh miệng cười.

Câu ca dao này cũng nói về tình yêu, nhưng không nói 'quanh co' như câu ca dao trên đây, mà nói thẳng vì sao em yêu anh: em yêu anh, vì anh có cái miệng cười duyên. Đây là một câu ca dao rất đẹp: có những hình ảnh gợi cảm và cách biểu hiện đặc sắc: Nhà ngói rung rinh và tham vì một nỗi anh xinh miệng cười. 'Nhà ngói rung rinh' là nhà cửa tòa dọc dãy ngang, giàu có, sung túc, tiền của, thóc lúa rủng rỉnh trong nhà. 'Tham vì nỗi anh xinh miệng cười' có từ tham dùng rất đắt, tỏ rõ tình cảm say mê vì con người anh duyên dáng, vì cái miệng anh cười rất có duyên. Người con gái trong câu ca dao nói không úp mở: em yêu anh không phải vì nhà anh giàu có, sang trọng, mà chỉ vì anh duyên dáng, đẹp trai. Đó là một tình yêu đẹp: không vụ lợi, chỉ xuất phát từ một tình cảm chân thành, thể hiện đúng tâm lí của tuổi trẻ.

Đây cũng là một câu ca dao có chiều sâu suy tưởng, nhưng chiều sâu ấy đã bộc lộ trên cái vẻ chân thực, hồn nhiên của nó.

Posted Image

Chúng ta hãy đi vào câu ca dao đùa vui sau:

Chồng còng lấy vợ cũng còng,

Nằm phản thì chật, nằm nong thì vừa.

Câu nói có vẻ hơi 'ác khẩu' một chút, nhưng đó chỉ là một sự đùa vui vô hại. Hai vợ chồng còng khi nằm quay mặt vào nhau (để nói chuyện tâm tình với nhau, chẳng hạn) thì rõ ràng hai người đã tạo thành một vòng cung, một vòng tròn khá tròn. Cho nên, hai vợ chồng ấy nằm trong một cái nong thì vừa vặn, hơn là nằm trên một chiếc phản gỗ hình chữ nhật. Nhìn cái cảnh hai vợ chồng còng đó nằm trên một chiếc nong khi tâm sự cùng nhau trông thật là vui mắt!

Có một câu ca dao đùa vui theo kiểu như trên nữa có vẻ ít 'ác khẩu' hơn, vì bệnh hen mà câu ca dao nói đến không phải là một cái tật xấu về hình thể như tật còng:

Chồng hen mà lấy vợ hen,

Đêm nằm cò cử như kèn thổi đôi

Cứ tưởng tượng nghe hai vợ chồng hen ấy nằm cùng giường mà thở khò khè khó nhọc như rên rỉ thì đúng là hai chiếc kèn rè cùng nhau 'cò cử', hòa âm với nhau, lúc bổng, lúc trầm, trong đêm vắng. Nếu có điều kiện, hai vợ chồng đó nên cùng nhau dọn đến ở một nơi có khí hậu ôn hòa, ít ẩm ướt và ít rét, như các tỉnh miền Nam Việt Nam chẳng hạn; khi ấy thì tiếng kèn cò cử thổi đôi trong đêm vắng sẽ bớt đi thôi!

“Chiều chiều” - nỗi nhớ trong ca dao Liên quan đến buổi chiều, ca dao có nhiều cấu trúc phổ biến như: chiều chiều, chiều hôm, chiều nay... “Chiều” là khoảng thời gian gần tối, trước khi bóng hoàng hôn đổ xuống, mang trạng thái tĩnh, hay gợi buồn.

Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày, là thời điểm của gặp gỡ, đoàn tụ, trở về (con chim dáo dát bay về tổ, thủy triều cũng vội vã về với biển, con người cũng trở về với mái ấm, chỗ dựa của lòng mình là tình yêu và tình cảm gia đình). Ấy vậy mà vào thời điểm ấy, các chàng trai, cô gái cô đơn xa cách người thương, còn người phụ nữ lấy chồng xa quê thì bơ vơ nơi đất khách quê người. Vì vậy khi câu hát của họ vang lên là cả một khoảng trời nhớ thương nhức buốt, là những khoảng trống vô hình, là những lời tâm sự thiết tha chân tình.

Đây là lời của cô con gái nhớ mẹ:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Posted Image

Chiều chiều! Nốt nhạc đã dạo đầu cho một môtíp gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân dung một cô gái với một nỗi buồn khắc khoải. Nỗi buồn của một cô gái mới về nhà chồng còn lạ lẫm chưa quen, trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình, cha mẹ và những kỷ niệm đẹp. Thế là chiều nào cũng vậy, cô lén ra ngõ sau nhà, nơi ít người lại qua, ít ai để ý, ở đó cô có thể tránh mọi con mắt dò xét để thả hồn qua những nỗi nhớ, để “trông về quê mẹ”. Mà có xa xôi gì cho cam. Có khi chỉ cách có một quãng đồng mà hóa ngàn dặm tít mù, bởi một lẽ thời phong kiến người con gái có chồng là đóng khung cuộc đời mình ở nhà chồng. Bài ca dao mở ra là “chiều chiều” khép lại là “chín chiều” như đóng chặt tất cả những con đường mà cô có thể về với mẹ. Thật xót xa cho thân phận những người phụ nữ thời phong kiến.

Ở một lời ca khác nỗi nhớ đã trở thành nỗi đau tột cùng khi người con gái chạm vào màn sương của sự mất mát:

Chiều chiều xách giỏ hái rau

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần

Hình ảnh người mẹ đã tan vào khói sương của hoài niệm. Chỉ còn lại trong trái tim người con gái xa quê một nỗi đau không bao giờ lành lặn. Nỗi đau ấy lại tiếp tục cộng hưởng ở những thế hệ bạn đọc mai sau.

Còn dưới đây là nỗi nhớ của những người yêu nhau:

Nhớ người quân tử:

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai

Chiều chiều đã trở thành điểm hẹn của nỗi nhớ, điệp khúc của sự chờ đợi. “Người quân tử”- địa chỉ của nỗi nhớ ấy vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa thực vừa mộng, vừa là một chàng trai cụ thể vừa là một chàng trai trong tâm tưởng, tưởng tượng.

Nhớ câu ân tình:

Chiều chiều mang giỏ hái dâu

Hái dâu không hái hái câu ân tình

Posted Image

Nỗi nhớ và tình yêu của một cô thôn nữ hái dâu nào đó sao mà thiết tha đằm thắm đến vậy. Có thật chăng khi yêu đầu óc con người ta mụ mị đi, hay thẫn thờ và hay xao lãng công việc? Lời ca như thủ thỉ thù thì, mộc mạc, chân chất diễn tả cái tình thật thà sâu nặng của cô gái hái dâu.

Chiều chiều là thời điểm diễn xướng chủ yếu của ca dao dân ca trữ tình. Câu hò câu hát vang lên trên dòng kinh, cây đa, bến nước, sân đình… nhiều nhất vào thời điểm ấy. Đây cũng là thời điểm phần tự do về cuộc sống bên trong con người bộc lộ rõ nhất.

Các chàng trai mạnh dạn bày tỏ tâm tư tình cảm của mình:

Chiều chiều ra đứng bờ ao

Nước kia không khát, khát khao duyên nàng

Hoặc:

Chiều chiều ra đứng bờ biền

Nhện giăng tơ đóng cảm phiền thương em.

Rồi các chàng tán tỉnh trêu ghẹo:

Chiều chiều vãn cảnh vườn đào

Hỏi thăm hoa lý rơi vào tay ai?

Hay:

Chiều chiều vịt lội bàu sen

Để anh lên xuống làm quen ít ngày

Dường như bao giờ các chàng cũng mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tỏ tình. Nhưng đôi lúc sự táo bạo của “phe tóc dài” cũng đâu thua kém gì “phái mày râu”.

Chiều chiều ra đứng cổng làng

Nghe trống bãi tràng em chạy đón anh

Và:

Chiều chiều vịt lội sang sông

Trời gầm đá nẻ thiếp không bỏ chàng

Qua đó chúng ta thấy tình cảm của các nàng sôi nổi, quyết liệt và cũng thật đằm thắm dịu dàng đầy nữ tính.

Đa số những câu có môtíp chiều chiều người ta sáng tác ra để gửi gắm nỗi nhớ, niềm thương, nghiêng hẳn về mặt tình cảm. Song bên cạnh đó cũng có một số câu nghiêng về phần lý trí nhiều hơn, những câu ấy mang đậm chất triết lý:

Chiều chiều bóng bổ qua cầu

Con ong say vì mật, con bướm sầu vì hoa

Hay:

Chiều chiều âu lại lo âu

Kén ươm thành nhiễu, đá lâu thành vàng.

Posted Image

Mỗi sự vật, hiện tượng đều tuân theo một quy luật vận động nhất định. Và thời gian chính là chiếc chìa khóa vàng giúp người ta nhận ra giá trị đích thực của con người, của cuộc đời.

Vốn dĩ buổi chiều đã tạo cho người ta cảm giác buồn. Thế mà ở đây âm “iêu” trong tiếng “chiều” được lặp lại làm cho nỗi buồn như nhân đôi. Rồi việc sử dụng thanh bằng cũng tạo ra một âm điệu buồn cho lời ca. “Chiều chiều” chẳng gọi tên một buổi chiều cụ thể nào mà nó là một khái niệm mơ hồ chung chung cho tất cả những buổi chiều có cùng một tâm trạng một cảm xúc. Nó gợi lên trong ta một cái gì ngưng đọng, như lặp lại và không có sự thay đổi. Có phải chính cái âm hưởng dìu dịu nhè nhẹ, buồn buồn của nó mà tác giả dân gian đã dùng để phổ nhạc cho những bài hát ru:

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Tay bưng cái rổ tay dìu con thơ

Mô-típ bài hát ru phổ biến nhất là “chiều chiều lại nhớ chiều chiều”. Chữ “chiều” được láy lại nhiều lần, tạo ra một âm điệu đặc biệt dễ ru ngủ lòng người.

Trong hát ru như có một thế giới đặc biệt. Đó là thế giới dành cho trẻ, của trẻ. Đó là thế giới của thực vật, nhiều nhất là động vật. Ở đó cái mà con người làm, loài vật cũng làm:

Chiều chiều con quạ lợp nhà

Con cu chẻ lạt con gà đưa tranh

Chèo bẻo nấu cơm nấu canh

Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm.

Nhưng hát ru đâu phải chỉ để hát ru, qua lời hát người ta muốn giãi bày tâm sự thầm kín trong lòng. Hát để trẻ ngủ còn mình thức, một mình mình đối diện với chính mình:

Chiều chiều bìm bịp giao canh

Trống chùa đã đánh sao anh chưa về?

Cũng như không gian, thời gian là một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt đối với nhận thức và tình cảm con người. Trong ca dao chúng ta bắt gặp rất nhiều môtíp về thời gian, nhất là thời gian “chiều chiều”. Đó là một môtíp chứa đựng rất nhiều thú vị nhưng cũng còn nhiều ẩn số chờ đợi chúng ta tiếp tục khám phá và tìm hiểu.

“Chiều chiều” - nỗi nhớ trong ca dao

Liên quan đến buổi chiều, ca dao có nhiều cấu trúc phổ biến như: chiều chiều, chiều hôm, chiều nay... “Chiều” là khoảng thời gian gần tối, trước khi bóng hoàng hôn đổ xuống, mang trạng thái tĩnh, hay gợi buồn.

Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày, là thời điểm của gặp gỡ, đoàn tụ, trở về (con chim dáo dát bay về tổ, thủy triều cũng vội vã về với biển, con người cũng trở về với mái ấm, chỗ dựa của lòng mình là tình yêu và tình cảm gia đình). Ấy vậy mà vào thời điểm ấy, các chàng trai, cô gái cô đơn xa cách người thương, còn người phụ nữ lấy chồng xa quê thì bơ vơ nơi đất khách quê người. Vì vậy khi câu hát của họ vang lên là cả một khoảng trời nhớ thương nhức buốt, là những khoảng trống vô hình, là những lời tâm sự thiết tha chân tình.

Đây là lời của cô con gái nhớ mẹ:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Posted Image

Chiều chiều! Nốt nhạc đã dạo đầu cho một môtíp gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân dung một cô gái với một nỗi buồn khắc khoải. Nỗi buồn của một cô gái mới về nhà chồng còn lạ lẫm chưa quen, trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình, cha mẹ và những kỷ niệm đẹp. Thế là chiều nào cũng vậy, cô lén ra ngõ sau nhà, nơi ít người lại qua, ít ai để ý, ở đó cô có thể tránh mọi con mắt dò xét để thả hồn qua những nỗi nhớ, để “trông về quê mẹ”. Mà có xa xôi gì cho cam. Có khi chỉ cách có một quãng đồng mà hóa ngàn dặm tít mù, bởi một lẽ thời phong kiến người con gái có chồng là đóng khung cuộc đời mình ở nhà chồng. Bài ca dao mở ra là “chiều chiều” khép lại là “chín chiều” như đóng chặt tất cả những con đường mà cô có thể về với mẹ. Thật xót xa cho thân phận những người phụ nữ thời phong kiến.

Ở một lời ca khác nỗi nhớ đã trở thành nỗi đau tột cùng khi người con gái chạm vào màn sương của sự mất mát:

Chiều chiều xách giỏ hái rau

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần

Hình ảnh người mẹ đã tan vào khói sương của hoài niệm. Chỉ còn lại trong trái tim người con gái xa quê một nỗi đau không bao giờ lành lặn. Nỗi đau ấy lại tiếp tục cộng hưởng ở những thế hệ bạn đọc mai sau.

Còn dưới đây là nỗi nhớ của những người yêu nhau:

Nhớ người quân tử:

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai

Chiều chiều đã trở thành điểm hẹn của nỗi nhớ, điệp khúc của sự chờ đợi. “Người quân tử”- địa chỉ của nỗi nhớ ấy vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa thực vừa mộng, vừa là một chàng trai cụ thể vừa là một chàng trai trong tâm tưởng, tưởng tượng.

Nhớ câu ân tình:

Chiều chiều mang giỏ hái dâu

Hái dâu không hái hái câu ân tình

Posted Image

Nỗi nhớ và tình yêu của một cô thôn nữ hái dâu nào đó sao mà thiết tha đằm thắm đến vậy. Có thật chăng khi yêu đầu óc con người ta mụ mị đi, hay thẫn thờ và hay xao lãng công việc? Lời ca như thủ thỉ thù thì, mộc mạc, chân chất diễn tả cái tình thật thà sâu nặng của cô gái hái dâu.

Chiều chiều là thời điểm diễn xướng chủ yếu của ca dao dân ca trữ tình. Câu hò câu hát vang lên trên dòng kinh, cây đa, bến nước, sân đình… nhiều nhất vào thời điểm ấy. Đây cũng là thời điểm phần tự do về cuộc sống bên trong con người bộc lộ rõ nhất.

Các chàng trai mạnh dạn bày tỏ tâm tư tình cảm của mình:

Chiều chiều ra đứng bờ ao

Nước kia không khát, khát khao duyên nàng

Hoặc:

Chiều chiều ra đứng bờ biền

Nhện giăng tơ đóng cảm phiền thương em.

Rồi các chàng tán tỉnh trêu ghẹo:

Chiều chiều vãn cảnh vườn đào

Hỏi thăm hoa lý rơi vào tay ai?

Hay:

Chiều chiều vịt lội bàu sen

Để anh lên xuống làm quen ít ngày

Dường như bao giờ các chàng cũng mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tỏ tình. Nhưng đôi lúc sự táo bạo của “phe tóc dài” cũng đâu thua kém gì “phái mày râu”.

Chiều chiều ra đứng cổng làng

Nghe trống bãi tràng em chạy đón anh

Và:

Chiều chiều vịt lội sang sông

Trời gầm đá nẻ thiếp không bỏ chàng

Qua đó chúng ta thấy tình cảm của các nàng sôi nổi, quyết liệt và cũng thật đằm thắm dịu dàng đầy nữ tính.

Đa số những câu có môtíp chiều chiều người ta sáng tác ra để gửi gắm nỗi nhớ, niềm thương, nghiêng hẳn về mặt tình cảm. Song bên cạnh đó cũng có một số câu nghiêng về phần lý trí nhiều hơn, những câu ấy mang đậm chất triết lý:

Chiều chiều bóng bổ qua cầu

Con ong say vì mật, con bướm sầu vì hoa

Hay:

Chiều chiều âu lại lo âu

Kén ươm thành nhiễu, đá lâu thành vàng.

Posted Image

Mỗi sự vật, hiện tượng đều tuân theo một quy luật vận động nhất định. Và thời gian chính là chiếc chìa khóa vàng giúp người ta nhận ra giá trị đích thực của con người, của cuộc đời.

Vốn dĩ buổi chiều đã tạo cho người ta cảm giác buồn. Thế mà ở đây âm “iêu” trong tiếng “chiều” được lặp lại làm cho nỗi buồn như nhân đôi. Rồi việc sử dụng thanh bằng cũng tạo ra một âm điệu buồn cho lời ca. “Chiều chiều” chẳng gọi tên một buổi chiều cụ thể nào mà nó là một khái niệm mơ hồ chung chung cho tất cả những buổi chiều có cùng một tâm trạng một cảm xúc. Nó gợi lên trong ta một cái gì ngưng đọng, như lặp lại và không có sự thay đổi. Có phải chính cái âm hưởng dìu dịu nhè nhẹ, buồn buồn của nó mà tác giả dân gian đã dùng để phổ nhạc cho những bài hát ru:

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Tay bưng cái rổ tay dìu con thơ

Mô-típ bài hát ru phổ biến nhất là “chiều chiều lại nhớ chiều chiều”. Chữ “chiều” được láy lại nhiều lần, tạo ra một âm điệu đặc biệt dễ ru ngủ lòng người.

Trong hát ru như có một thế giới đặc biệt. Đó là thế giới dành cho trẻ, của trẻ. Đó là thế giới của thực vật, nhiều nhất là động vật. Ở đó cái mà con người làm, loài vật cũng làm:

Chiều chiều con quạ lợp nhà

Con cu chẻ lạt con gà đưa tranh

Chèo bẻo nấu cơm nấu canh

Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm.

Nhưng hát ru đâu phải chỉ để hát ru, qua lời hát người ta muốn giãi bày tâm sự thầm kín trong lòng. Hát để trẻ ngủ còn mình thức, một mình mình đối diện với chính mình:

Chiều chiều bìm bịp giao canh

Trống chùa đã đánh sao anh chưa về?

Cũng như không gian, thời gian là một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt đối với nhận thức và tình cảm con người. Trong ca dao chúng ta bắt gặp rất nhiều môtíp về thời gian, nhất là thời gian “chiều chiều”. Đó là một môtíp chứa đựng rất nhiều thú vị nhưng cũng còn nhiều ẩn số chờ đợi chúng ta tiếp tục khám phá và tìm hiểu.

Edited by nuhoangaicaptk21

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua ca dao

Khi đề cập đến phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy sinh.... Trong gia đình thì hiếu thảo với cha mẹ, tảo tần lo cho chồng con, ra ngoài họ còn là những bậc anh thư liệt nữ. Chính những đức tính đẹp ấy đã nâng cao phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam:

Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh,

Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm.

Ra ngoài giúp nước, giúp non,

Về nhà tận tụy chồng con một lòng.

Trong suốt chiều dài của dòng lịch sử và chiều sâu của lòng dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã oanh liệt viết nên những trang sử vàng son làm vẻ vang giống nòi như Bà Trưng, Bà Triệu; nữ tướng Bùi Thị Xuân của Quang Trung... Về thi văn, có nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh... đều là những nữ sĩ tài hoa, nức tiếng trên văn đàn, là những cánh hồng tươi thắm trong vườn hoa văn học. Ngoài ra, còn có biết bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác sống một cuộc sống bình thường, thầm lặng nơi thôn trang, xóm làng mà những nét đẹp về tâm hồn của họ được dân gian ca tụng bằng những áng văn, những vần thơ, điệu hát, câu hò hay qua những vần ca dao phong phú.

Đề cập đến văn chương, chúng ta không thể nào bỏ qua nền thi ca bình dân mà ca dao là một trong những thể loại quen thuộc nầy. Từ lâu, ca dao đã đi vào lòng dân tộc và lạc vào rừng ca dao của kho tàng văn học, ta sẽ bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam qua những đức tính cao quý của họ:

Nói đến phụ nữ Việt Nam, trước hết phải nói đến lòng hiếu thảo đối với mẹ cha và tiết hạnh đối với bản thân. Không phải chỉ có một nàng Kiều của cụ Nguyễn Du mới biết báo hiếu mà bất cứ người con gái Việt Nam nào cũng đều nhớ đến ơn sinh thành, công lao nuôi dưỡng bao la của đấng song thân:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ, kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đó là đối với cha mẹ, còn đối với bản thân thì:

Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

Người phụ nữ Việt Nam, ngay từ lúc còn ẵm ngửa cho đến khi biết lật, biết bò lớn dần trong nhịp võng đưa qua tiếng hát của bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em:

Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Hay qua điệu hát ầu ơ:

Ầu ơ... Bao giờ Chợ Quán hết vôi,

Thủ Thiêm hết giặc, em thôi đưa đò.

Bắp non mà nướng lửa lò,

Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm.

Hoặc qua điệu ru ạ ờ:

Ạ ờ... Cái ngủ mày ngủ cho lâu,

Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về.

Bắt được con cá rô, trê,

Tròng cổ lôi về cho cái ngủ ăn...

Những vần ca dao mộc mạc, bình dị đã đưa bé gái Việt Nam vào giấc ngủ an bình và từ ngày nầy qua ngày khác, tiếng ru lắng đọng, thẩm thấu vào tiềm thức của bé nên sau nầy lớn lên thành chị, thành mẹ, thành bà lại hát để ru em, ru con, ru cháu theo nhip võng đưa kẽo kẹt đều đều.

Posted Image Hát ru em, hát ầu ơ, ạ ờ là một điệu hát thông dụng được phổ biến từ thôn xóm, làng mạc cho đến thị thành. Hát ru em là một bản trường ca bất tận của kho tàng văn chương Việt Nam. Vào những buổi trưa vắng lặng hay những đêm khuya yên tĩnh, cùng với tiếng võng đưa, giọng hát ầu ơ dịu dàng, trìu mến của bà, của mẹ, của chị vang mãi trong lòng đứa trẻ ấu thơ. Tiếng võng đưa kẽo kẹt đều đều cùng với tiếng hát đã văng vẳng từ bao thề hệ trên đất nước Việt Nam theo dòng sinh mệnh của dân tộc. Trải qua bao nhiêu thế hệ, trong mọi gia đình, nghèo cũng như giàu, cái nhịp đều đều của tiếng võng đưa không bao gời dứt. Không có người Việt Nam nào không từng hơn một lần nằm võng và tiếng võng đưa hòa cùng tiếng trẻ khóc, tiếng hát ru đã trở thành điệu nhạc muôn đời của dân tộc ta.

Thấm thóat, bé gái Việt Nam nho nhỏ ngày nào nay đã lớn dần và có thể giúp đỡ mẹ những công việc lặt vặt. Một đôi khi lầm lỗi trong công việc bị mẹ quở mắng hay đánh đòn, em không bao giờ dám oán trách mẹ. Nếu bị quở mắng thì nhỏ nhẹ rằng:

Mẹ ơi đừng mắng con hoài,

Để con bẻ lựu, hái xoài mẹ ăn.

Còn nếu bị đánh đòn, nàng chỉ thỏ thẻ:

Mẹ ơi đừng đánh con đau,

Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.

Theo thời gian, cô bé Việt Nam bây giờ đã trở thành thiếu nữ dậy thì, trước khi lấy chồng, một đôi lúc ngồi nhìn những hạt mưa rơi, nàng nghĩ vẩn vơ:

Thân em như hạt mưa rào,

Hạt sa xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Hay bâng khuâng tự hỏi:

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Ngồi cành trúc, tựa cành mai,

Đông đào , tây liễu biết ai bạn cùng?

Đến tuổi dậy thì, phụ nữ Việt Nam trổ mã, đẹp dần lên. Mỗi nàng một vẻ đẹp riêng, người thì đẹp qua đôi mắt, người khác đẹp ở mái tóc, có cô đẹp qua nụ cười, cô khác đẹp bằng hai má lúm đồng tiền, có người đẹp với chiếc eo thon thon, dáng đi yểu điệu, có người đẹp trừu tượng qua tâm hồn... Tóm lại, mỗi người một vẻ để làm rung động hay làm xao xuyến con tim của người khác phái.

Những phụ nữ có đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu được ca dao khen rằng:

Những người con mắt lá răm,

Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.

Hay những người có làn da trắng nõn, má lại hồng hồng, môi đỏ thắm:

Ai xui má đỏ, môi hồng,

Để anh nhác thấy đem lòng thương yêu.

Đã đẹp mặt mà còn đẹp về vóc dáng nữa thì “chim phải sa, cà phải lặn” cho nên những phụ nữ có chiếc eo thon thon:

Những người thắt đáy lưng ong,

Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.

Mái tóc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trang điểm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam:

Tóc em dài em cài bông hoa lý,

Miệng em cười anh để ý anh thương.

Mái tóc dài, đẹp còn làm xao xuyến lòng người:

Tóc đến lưng vừa chừng em bới,

Để chi dài bối rối dạ anh.

Nụ cười là nét duyên dáng, nét quyến rũ của người phụ nữ. Từ xưa cho đến nay có rất nhiều đàn ông đã chết vì nụ cười của phái đẹp:

Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng,

Thương em chúm chím cười duyên một mình.

Cũng thế, ta thường nghe ai đó ngâm hai câu ca dao:

Nàng về nàng nhớ ta chăng,

Nàng về ta nhớ hàm răng nàng cười.

Và ca dao cũng không quên ca tụng nét đẹp tâm hồn của phụ nữ Việt Nam:

Chim khôn hót tiếng rảnh rang,

Người khôn ăn nói dịu dàng dễ thương.

Phụ nữ Việt Nam vốn cháu con Quốc Mẫu Âu Cơ, dòng dõi tiên nên nhu mì, thùy mị được tiếng là đẹp, rất đẹp, nhất là trong chiếc áo dài tha thướt với vành nón lá che nghiêng nghiêng mái tóc xõa bờ vai. Có biết bao nhiêu chàng trai đã trồng cây si ở cổng trường Trưng Vương, Gia Long, Đồng Khánh, Sương Nguyệt Ánh, Bùi Thị Xuân... vì những tà áo dài thướt tha nầy và mái trường đã từng là chứng nhân của những mối tình đẹp tựa bài thơ, đẹp như đêm trăng huyền ảo. Trước cái đẹp của phụ nữ Việt Nam, mấy ai thuộc phái nam đã không từng cất giấu trong tim một bóng hồng của thời yêu thương ướt át:

Một thương tóc bỏ đuôi gà,

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.

Ba thương má lúm đồng tiền,

Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.

Năm thương cổ yếm đeo bùa,

Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.

Bảy thương nết ở khôn ngoan,

Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.

Chín thương em ở một mình,

Mười thương con mắt đưa tình với anh.

Nét đẹp của phụ nữ Việt Nam còn làm cho trái tim nhà vua đập sai nhịp vì bị “tiếng sét ái tình”:

Kim Luông có gái mỹ miều,

Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.

Dân tộc Việt Nam là dân tộc hiền hậu, hiếu hòa, cần cù nhẫn nại lại trọng đạo lý cho nên khi con cái vừa lớn khôn thì được gia đình, nhà trường, xã hội dạy những bài học luân lý về cung cách ở đời, ăn ở có nhân có nghĩa theo đạo lý làm người và phụ nữ Việt Nam cũng được giáo huấn:

Con ơi mẹ bảo con này,

Học buôn, học bán cho tày người ta.

Con đừng học thói điêu ngoa,

Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.

Nhờ được giáo huấn cho nên phụ nữ Việt Nam đoan trang, thùy mị, nết na:

Sáng nay tôi đi hái dâu,

Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.

Hai anh đứng dậy hỏi han,

Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu?

Thưa rằng tôi đi hái dâu,

Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn.

Thưa rằng bác mẹ tôi răn,

Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

Và xa hơn nữa:

Ở nhà còn mẹ, còn cha,

Lẽ đâu tôi dám nguyệt hoa cùng người.

Posted Image

Phụ nữ Việt Nam khi đến tuổi bước vào con đường yêu đương thì yêu nhẹ nhàng, kín đáo. Nhẹ nhàng đến nỗi tình yêu của nàng len lén len lỏi vào tim hồi nào mà chàng trai không hay:

Với tay ngắt lấy cọng ngò,

Thương anh muốn chết giả đò ngó lơ.

E thẹn, giả đò ngó lơ, len lén ngó mà không dám ngó lâu là những cử chỉ yêu đương nhẹ nhàng, kín đáo rất dễ thương của người phụ nữ Việt Nam:

Ngó anh không dám ngó lâu,

Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi.

Nhưng khi đã yêu thì phụ nữ Việt Nam yêu một cách đứng đắn, yêu đậm đà, tha thiết với tất cả con tim mình:

Qua đình ghé nón trông đình,

Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.

Tình yêu của nàng còn sâu đậm hơn nữa:

Yêu chàng lắm lắm chàng ôi,

Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than.

Khi yêu, ngoài tình yêu đậm đà, tha thiết, phụ nữ Việt Nam lại còn chung tình:

Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,

Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền.

Và chung tình cho đến chết vẫn còn chung tình:

Hồng Hà nước đỏ như son,

Chết thì chịu chết, sống còn yêu anh.

Trước khi lấy chồng, phụ nữ Việt Nam cũng có thừa thông minh để lựa chọn ý trung nhân:

Lấy chồng cho đáng tấm chồng,

Bõ công trang điểm má hồng lâu nay.

Hay mượn những vần ca dao nhắn nhủ với giới mày râu rằng muốn kết duyên vợ chồng, gá nghĩa trăm năm với phụ nữ Việt Nam thì:

Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ,

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu.

Anh về học lấy chữ nhu,

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

Đến ngày bước lên xe hoa về nhà chồng, phụ nữ Việt Nam không quên lạy tạ ơn sinh thành của cha mẹ:

Lạy cha ba lạy, một quì,

Lạy mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng.

Khi cất bước ra đi về làm dâu nhà chồng, một lần cuối nàng cố ghi lại những kỷ niệm của thời thơ ấu vào tâm khảm:

Ra đi ngó trước, ngó sau,

Ngó nhà mấy cột, ngó cau mấy buồng.

Rồi lúc đã có chồng, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn tâm niệm:

Chưa chồng đi dọc, đi ngang,

Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi.

Hay:

Đã thành gia thất thì thôi,

Đèo bòng chi lắm tội Trời ai mang.

Lấy chồng, người phụ nữ Việt Nam đẹp duyên cùng chồng:

Trầu vàng ăn với cau xanh,

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

Và có hình ảnh nào đẹp hơn vợ chồng hạnh phúc trong cảnh thanh bần:

Râu tôm nấu với ruột bầu,

Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.

Dù nghèo, thanh bần nhưng phụ nữ Việt Nam học theo triết lý an phận, vẫn chung tình với chồng, không đứng núi nầy trông núi nọ:

Chồng ta áo rách ta thương,

Chồng người áo gấm, xông hương mặc người.

Tinh thần chịu khó, chịu cực và khuyến khích chồng ăn học cho thành tài được diễn đạt qua những vần cao dao làm nổi bật đức tính hy sinh của phụ nữ Việt Nam:

Canh một dọn cửa, dọn nhà.

Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm.

Canh tư bước sang canh năm,

Anh ơi dậy học chớ nằm làm chi.

Mốt mai chúa mở khoa thi,

Bảng vàng chói lọi kia đề tên anh.

Bõ công cha mẹ sắm sanh,

Sắm nghiên, sắm bút cho anh học hành.

Đã có chồng con, người phụ nữ Việt Nam lại càng đảm đang, vừa lo cho con vừa lo toan mọi công việc nhà chồng:

Có con phải khổ vì con,

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.

Hoặc:

Có con phải khổ vì con,

Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay.

Có con, người phụ nữ Việt Nam lại gánh thêm trách nhiệm làm mẹ với tình mẫu tử thiêng liêng:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,

Năm canh chầy thức đủ năm canh.

Tình mẫu tử của những bà mẹ Việt Nam bao la như trời bể, luôn luôn bảo bọc, che chở cho con:

Nuôi con chẳng quản chi thân,

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

Ngoài ra, phụ nữ Việt Nam còn phải đối diện với cảnh làm dâu nhà chồng. Trước đây, xã hội ta đã quan niệm sai lầm rằng người con dâu phải phục vụ gia đình nhà chồng gần như một người đầy tớ và một số bà mẹ chồng rất khắc nghiệt với nàng dâu gây nên nhiều cảnh thương tâm cho người phụ nữ Việt Nam. Tự Lực Văn Đoàn đã đưa ra nhiều cuốn tiểu thuyết luận đề để đả phá quan niệm sai lầm nầy và ca dao ta cũng lên tiếng thở than dùm cho các nàng dâu Việt Nam:

Làm dâu khổ lắm ai ơi,

Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than.

Còn nếu đất nước gặp thời chinh chiến, người phụ nữ Việt Nam không bịn rịn mà hăng hái khuyến khích chồng hành trang lên đường trả nợ núi sông:

Anh đi em ở lại nhà,

Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ.

Lầm than bao quản muối dưa,

Anh đi anh liệu chen đua với đời.

Phụ nữ Việt Nam, ngoài những đức tính đảm đang, giàu lòng hy sinh, nết na, thùy mị còn là người con rất mực hiếu thảo:

Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang,

Lòng nhớ công ơn cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng của người phụ nữ Việt Nam còn đươc diễn đạt qua mấy câu:

Ân cha lành cao như núi Thái

Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi.

Dù cho dâng trọn một đời,

Cũng không trả hết ân người sinh ta.

Những món quà nho nhỏ như buồng cau, đôi giày nhưng nói lên lòng hiếu thảo, lòng nhớ ơn công cha nghĩa mẹ của người phụ nữ Việt Nam:

Ai về tôi gởi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy

Hay là:

Ai về tôi gởi đôi giày,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Khi phải đi xa hay lấy chồng xa, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn tưởng nhớ về mẹ cha:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Phụ nữ Việt Nam còn gắn liền với dân tộc và lịch sử vì thế khi tổ quốc lâm nguy, khi sơn hà nguy biến người phụ nữ Việt Nam hăng hái đưa vai gánh vác giang sơn như trường hợp Bà Trưng, Bà Triệu và những vị anh hùng liệt nữ khác.

Hai chị em Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị, quê quán làng Cổ Lai, đất Mê Linh. Lúc ấy nước nhà đang bị người Tàu cai trị bằng chính sách hà khắc khiến dân ta vô cùng khốn khổ. Rồi vào năm 40, sau Tây Lịch, Thái Thú Tô Định lại bắt giết ông Thi Sách, chồng Bà Trưng Trắc làm cho nợ nước chồng chất thêm thù nhà cho nên Bà Trưng Trắc cùng em là Bà Trưng Nhị đứng lên chiêu tập binh mã, anh hùng hào kiệt khắp nơi để đánh đuổi quân xâm lăng bạo tàn. Quân binh của Hai Bà chiến đấu rất dũng mãnh, chiếm được 65 thành, đánh đuổi quân Tô Định chạy về Tàu. Sau khi đánh đuổi được quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dân chúng tôn Bà Trưng Trắc lên làm Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Đến năm 42, vua Tàu là Quang Vũ nhà Đông Hán sai Mã Viện kéo quân qua phục thù. Trước địch quân hùng hậu, quân ta chống cự không lại nên Hai Bà đã gieo mình xuống giòng Hát Giang tuẫn tiết. Không có hình ảnh nào vừa hào hùng, vừa lãng mạn cho bằng hình ảnh của hai vị liệt nữ anh hùng gieo mình xuống giòng nước trả nợ núi sông và để lại gương “Thiên thu thanh sử hữu anh thư”. Hai Bà Trưng làm vua được 3 năm, từ năm 40 đến năm 43. Khi vua Tự Đức đọc đoạn sử Hai Bà Trưng, ngài đã ngự phê: “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách”. Và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã ghi lại công nghiệp của Hai Bà bằng những vần ca dao lịch sử:

Posted Image

Bà Trưng quê ở Châu Phong,

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.

Chị em nặng một lời nguyền,

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.

Ngàn Tây nổi áng phong trần,

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên,

Hồng quần nhẹ bước chinh yên,

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành.

Còn Bà Triệu, tên thật là Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa vào năm 248, sau Tây Lịch để chống lại quân xâm lăng Đông Ngô của Tàu. Bà còn trẻ nhưng rất can đảm, Bà thường nói: “Tôi muốn cỡi gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém kình ngư ở biển đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân cứu nước chứ không thèm bắt chước người đời còng lưng làm tì thiếp người ta”. Ra trận Bà cỡi voi mặc giáp vàng trông rất oai phong làm quân Ngô khiếp sợ. Nghĩa binh tôn Bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà Triệu đã anh dũng đền nợ nước khi Bà mới có 23 tuổi:

Ru con, con ngủ cho lành,

Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.

Muốn coi lên núi mà coi,

Có Bà Triệu Tướng cỡi voi bành vàng.

Bà Trưng, Bà Triệu là những bậc nữ lưu anh hùng đầu tiên trong lịch sử thế giới nổi lên sớm nhất chống ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc. Rất lâu về sau nầy nước Pháp mới có nữ anh hùng Jeanne D' Arc nhưng sự nghiệp của Bà Jeanne D' Arc cũng không lẫm liệt bằng công nghiệp to lớn, lẫy lừng của Bà Trưng, Bà Triệu. Thật xứng đáng:

Phấn son tô điểm sơn hà,

Làm cho tỏ mặt đàn bà Việt Nam!

Mẹ tôi là một người phụ nữ Việt Nam, tôi rất hãnh diện và tự hào được làm một con của một người phụ nữ Việt Nam. Tôi hết lòng kính yêu mẹ tôi và tôi cũng hết lòng kính mến người phụ nữ Việt Nam qua những cái đẹp và những đức tính cao quý của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay