Lốc Cốc Tử

KhÍ ThiÊng SÔng NÚi Đang DẦn BỊ TÀn PhÁ !

1 bài viết trong chủ đề này

KHÍ THIÊNG SÔNG NÚI ĐANG DẦN BỊ TÀN PHÁ ?

( Kẽm Trống hay TẼM TRỐNG ? )

Dọc theo Quốc lộ 1a, nhất là từ tỉnh Hà Nam Phủ Lý trở xuống trải dài tới hàng ngàn cây số, cảnh quan thiên nhiên trên dải đất hình chữ S của nước ta đã được trời đất ban tặng tạo nên một vẻ đẹp làm mê mẩn tâm hồn biết bao du khách. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của bài viết này , tôi chỉ đề cập đến một cảnh quan nên thơ mà từ xa xưa dã để nhiều truyền thuyết , nhiều dấu tích của các vị Thần được dân chúng thờ phụng , các dấu tích của nhiều đời Vua , Chúa và nhất là các thi sĩ nổi tiếng ở nước ta . Đó là Kẽm Trống .

Kẽm Trống là một quần thể di tích, một thắng cảnh nên thơ nằm sát quốc lộ 1a cách Thủ Đô HÀ NỘI khoảng 80 km trên đường đi Ninh Bình .Từ năm 1962 quần thể di tích này đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích Lịch Sử _Văn hóa cấp Quốc Gia . Quần thể di tích này kéo dài giữa hai địa danh của hai tỉnh, đó là từ xã Thanh Hải , huyện Thanh Liêm thuộc tỉnh Hà Nam và xã Gia Thanh , huyện Gia Viễn thuộc tỉnh Ninh Bình . Nếu trước đây khoảng vài mươi năm , đến đất Phủ Lý ta xuống thuyền xuôi dòng sông Đáy đi về phía nam , ta sẽ ngẩn ngơ trước cảnh đẹp dọc hai bên bờ sông và gần như hầu hết du khách đều mong muốn có những Tua du lịch dọc con sông này . Nhưng khi đi qua vùng núi đá Kiện Khê tấp nập thuyền chở vôi , chở đá mù mịt khói bụi , đến địa phận xã Thanh Hải du khách sẽ há hốc miệng, mắt mở to và nhào ra ngoài lan can thuyền để ngắm cảnh đẹp mê hồn nằm trải dài dọc hai bên sông . Nước sông Đáy ở đoạn này trong xanh ngắt một cách lạ lùng , không một chút vẩn đục , in hình dưới lòng sông là những đám mây trắng lững lờ trôi ngược lại phía sau thuyền và mầu xanh thăm thẳm của bầu trời . Nếu ta ném xuống dòng nước ở nơi đây một chiếc đĩa sứ trắng , ta sẽ nhìn rõ chiếc đĩa láng qua , láng lại sâu đến 10 mét còn thấy rõ .Dọc theo bờ sông , phía tay phải là những dãy núi vách cao dựng dứng được phủ kín xanh làm dịu mát mắt người bởi các loại cây cành lá xum xuê , phía tay trái sát với quốc lộ là một ngọn núi nhỏ đứng hiên ngang bên cạnh sông cũng được phủ kín mầu xanh của cây cỏ . Có những cây cổ thụ vươn dài cánh tay sà xuống sát mép nước như để khoe thân hình duyên dángcủa mình dưới dòng nước trong xanh. Những chú chim bói cá bất ngờ từ trên một cành cao từ đâu đó trong lùm cây lao như tên bắn xuống dòng nước rồi lại vút bay lên biến mất sau lùm cây còn kịp khoe mầu lông xanh biếc trong mắt du khách. Thấp , cao dọc theo triền núi hàng đàn khỉ với bộ lông vàng óng đu mình nhẩy nhót ẩn hiện sau các lùm cây . Có những chú khỉ sà xuống hẳn dòng sông uống nước, một tay bám cành mà mắt vẫn mở to cảnh giác nhìn du khách trên thuyền. Sau dẫy núi sát theo dọc bờ sôngnày là trùng trùng điệp điệp một vùng rừng núi của tỉnh Ninh Bình , Hòa Bình , Mộc Châu . . . kéo dài đến tận miền Tây của Tổ Quốc .Một bức tranh thủy mạc hùng vĩ và lãng mạng đang hiện lên trước mắt chúng ta . Không chỉ phải vậy , nơi đây còn có nhiều di tích nổi tiếng , những di sản văn hóa có tên tuổi trong lịch sử .Xa xa là dẫy núi có tên Ngọc Mỹ Nhân ( còn gọi là núi Cánh Diều ) như hình một cô gái nằm ngửa bên dòng sông trong xanh mắt mơ màng nhìn thẳng lên trời cao cũng một mầu xanh thăm thẳm.

Ẩn mình trong những những dẫy núi trùng điệp đó còn biết bao hang động mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa khám phá được hết . Tại vùng Kẽm Trống này từ xưa đã nổi tiếng có nhiều hang động, trong đó có vùng quần thể hang Địch Lộng là một vùng quần thể rất đẹp, một khu di sản văn hóa cần được giữ gìn và tôn tạo .

Năm 1430 Vua Lê Thái Tổ ( LÊ LỢI )trên đường đi dẹp giặc nổi loạn ở CAO BẰNG , Vua cho thuyền ngự tại Kẽm Trốngvà lên núi vãn cảnhđã để lại bài thơ vịnh nổi tiếng.

Năm 1821 , khi mới lên ngôi Vua MINH MẠNG có cuộc tuần du từ kinh đô Huế ra Bắc , xong công việc lúc trở về qua Kẽm Trống thấy cảnh đẹp non nước hữu tình , nhà Vua cho thuyển Rồng ngừng lại ngắm cảnh .Vua hỏi cận thần địa danh ở nơi này , các cận thần đều ngơ ngác nhìn nhau . Nhà Vua cho vời một người dân địa phương đến để hỏi . Đó là một cụ già râu tóc bạc phơ quỳ xuống tâu với Vua rằng :” Từ xa xưa dân ở quanh vùng này đều gọi là TẼM TRỐNG !”. Vua MINH MẠNG nổi giận phán rằng :” Ta mà phải đi qua TẼM TRỐNG à !”. Và ngay sau đó Vua cho neo thuyền lại và bắt dân quanh vùng trong một đêm phải đào xong một con sông vòng qua ngọn núi sát quốc lộ 1a hiện nay để sáng mai thuyền Rồng đi qua . Dấu tích đó còn cho đến tận bây giờ.

Nhưng sau đó nhà Vua cũng lên thắng cảnh quần thể hang Địch Lộng và đã ban tặng nơi đây 5 chữ :” NAM THIÊN ĐỆ TAM ĐỘNG “. Và từ đó về sau này dân địa phương đổi là KẼM TRỐNG.

Bà HỒ XUÂN HƯƠNG , cũng có dịp thắng cảnh nơi đây và đã để lại bài thơ Đường nổi tiếng .

HAI BÊN LÀ NÚI GIỮA LÀ SÔNG

CÓ PHẢI ĐÂY LÀ KẼM TRỐNG KHÔNG ?( Đọc đúngTẽm Trống)

GIÓ ĐẬP CÀNH CÂY KHUA LẮC CẮC.

SÓNG DỒN MẶT NƯỚC VỖ LONG BONG .

Ở TRONG HANG ĐÁ HƠI CÒN HẸP,

RA KHỎI ĐẦU NON ĐÃ RỘNG THÙNG.

QUA CỬA MÌNH ƠI, NÊN NGẮM LẠI

NÀO AI CÓ BIẾT NỖI BƯNG BỒNG .

Posted Image

Hình ảnh quần thể di tích lịch sử Kẽm Trống nhìn từ Ninh Bình về phía Hà Nội.(đang dần dần bị tàn phá) . Ngọn núi cao ở giữa là vùng quần thể hang Địch Lộng , bên trái màn hình ( tay phải bạn ) là ngọn núi nhỏ nơi Vua MINH MẠNG bắt dân chúng trong một đêm phải đào xong con sông để sang mai Vua đi qua . cách đây vài chục năm tất cả còn được phủ một mầu xanh , nay như trong ảnh các bạn đã thấy . . .

Nhưng nếu hiện nay đi qua vùng này , người ta sẽ không còn thấy bức tranh thủy mạc của ngày xưa nữa , thuyền qua lại phải đi giữa lòng sông .Lòng du khách cũng quặn đau khi nhìn thấy cảnh từng mảng núi bục ra rồi rào rào trôi xuống chân núi sau tiếng nổ ầm vang và khói bụi bốc cao mù mịt . Họ cảm thấy như chính trên thân thể mình đang hàng ngày bị thêm những vết thương lở loét . Chính nơi này KHÍ THIÊNG SÔNG NÚI đã từ lâu tích tụ, nơi mà các Vua , Chúa , các nhân tài của đất nước đã để lại dấu tích , nơi mà hàng ngày dân chúng địa phương cùng du khách khắp nơi trên đất nước đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng và thành tâm cúng bái, lại là nơi đang hàng ngày bị tàn phá ! Tàn phá bởi chính những người không phải là không hiểu biết giá trị của nơi đây ! Chúng ta ai cũng hiểu rằng trong quá trình để xây dựng một đất nước văn minh hiện đại , nghành xây dựng rất cần nguyên vật liệu . Nhưng khai thác ở đâu và nơi nào cần giữ gìn và tôn tạo lại là việc quan trọng hơn . Rất tiếc rằng những người có trách nhiệm của hai địa phương nói trên có hiểu điều đó không ? Hay họ biết nhưng vì những quyền lợi trước mắt đã làm họ nhắm mắt làm ngơ . Người viết bài này cũng không muốn bình luận thêm .

Thay mặt VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN T.T.N.C & P.T VĂN HÓA LẠC VIỆT

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay