Posted 6 Tháng 1, 2011 Cổ vật ở Hoàng Thành Thăng Long khanhhoathuynga 5. 10. 2010 Cổ vật ở Hoàng Thành Thăng Long Hàng vạn người đã xếp hàng vào Hoàng Thành Thăng Long để chiêm ngưỡng những cổ vật nghìn năm. Không chỉ Điện Kính Thiên, mà khu vực khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu cũng mở cửa đón du khách. Vào lúc 8h sáng trước cửa Đoan Môn – Điện Kính Thiên đã diễn Lễ Khai trương và giới thiệu di tích, di vật Hoàng Thành Thăng Long “Lịch sử 1000 năm từ lòng đất”. Buổi lễ do Bộ VH, TT&DL, UBND TP Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Xã hội đã tổ chức. Bà Irina Bokova – Tổng Giám đốc UNESCO, người đã trao bằng Di sản văn hóa Thế giới khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long cho Hà Nội vào ngày hôm qua (1/10) cũng tới dự. Lễ Khai trương và giới thiệu di tích, di vật Hoàng Thành Thăng Long “Lịch sử 1000 năm từ lòng đất” Sau phần lễ người dân được vào tận Điện Kính Thiên chiêm ngắm cổ vật. Tại đây người ta chia thành 5 nhà trưng bày với 1.000 hiện vật, trong đó gồm những hiện vật được khai quật từ địa chỉ 18 Hoàng Diệu và 300 hiện vật của nhà sưu tầm cổ vật Dương Phú Hiến. Ngoài ra người dân còn được xem những tư liệu về Hà Nội xưa của Viện Viễn Đông Bác cổ. Bà Irina Bokova – Tổng Giám đốc UNESCO (ngoài cùng, bên trái) và lãnh đạo UBND TP Hà Nội Ngay từ sớm, đông đảo người dân đã háo hức tới phố Hoàng Diệu để chờ được vào tận bên trong chiêm ngắm cổ vật ngàn năm. Và cho tới tận 11h trưa, lượng khách không những không giảm, thậm chí còn tăng lên. Đông đảo người dân đến thăm Hoàng Thành Thăng Long Ít ai có thể thờ ơ với sự kiện này. Được tận mắt chiêm ngắm những báu vật đẹp nhất trong cuộc khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long là một cơ hội hiếm có với người dân Hà Nội nói riêng, người dân cả nước và du khách nước ngoài nói chung. Ông Dương Phú Hiến, nhà sưu tập cổ vật, người có bộ sưu tập gốm Bát Tràng cổ tham gia trưng bày tại Hoàng Thành cho biết ông cảm thấy rất tự hào: “Là một công dân Hà Nội tôi rất vinh dự được góp mặt, trưng bày cổ vật tại Hoàng Thành Thăng Long. Đối với tôi, những cổ vật của Hoàng Thành trước hết là những cổ vật có giá trị tinh thần hết sức linh thiêng, về mặt mỹ quan đó là những tạo tác tuyệt mỹ và về mặt văn hóa đó là những đỉnh cao”. Mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những cổ vật ngàn năm Một hiện vật đẹp tuyệt mỹ ngay tại lối vào trong gian trưng bày tại Nhà Cục tác chiến Ngói chữ nhật trang trí mặt linh thú thời Đại La (trái) và Ngói úp nóc gắn lá đề trang trí hình chim Phượng thời Lý Gạch vuông in hình cá sấu bơi trong nước. Đây là một trong những hiện vật đặc biệt quý hiếm trong không gian trưng bày Gạch ngói thời Lý Chim uyên ương Tượng đầu chim phượng để trang trí đầu nóc, mái nhà thời Trần Ngói úp nóc gắn lá đề trang trí hình rồng thời Lý Bình vôi, ống nhổ dành cho vua chúa thời Lê Trung Hưng Các đồ gốm quý Còn tiếp 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2011 Cổ vật ở Hoàng Thành Thăng Long Tiếp theo Ấm, âu và cối men tráng rạn có niên đại từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 Đôi lọ men rạn có 3 chữ Phúc – Lộc – Thọ từ thế kỷ 18, 19 Chậu hoa vẽ tứ linh cổ minh vân, cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 Đôi nghê men xám và nậm rượu (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18) Đĩa men cổ trưng bày tại triển lãm Nậm uống rượu và bát men màu có niên đại từ thế kỷ 18, 19 với nước gốm bóng đẹp và hoa văn tinh xảo Bát hương men lục – một trong những cổ vật thuộc nhóm đồ thờ cúng có niên đại lâu đời, khoảng thế kỷ 15, 16, thời Lê sơ Trong số những cổ vật tìm thấy được trưng bày tại đây, có những cổ vật gắn liền với truyền thống chỉ có ở người Việt Nam là bình vôi để ăn trầu. Đây là chiếc bình vôi men cổ… Bình vôi hình đầu voi bằng gốm Triển lãm cổ vật tại Hoàng Thành Thăng Long, ngay từ hôm khai mạc, đã thu hút rất đông người đến tham quan Âu lớn – đồ dùng không thể thiếu trong các gia đình người Việt thời xưa Nhiều mảnh gốm cổ, gắn với nghệ thuật xây dựng thời xưa cũng được trưng bày tại triển lãm, như hoa văn đầu chim phượng trang trí nóc nhà thời Lý… Ngói trang trí trên nóc nhà, với hoa văn hình rồng tinh xảo Các phòng trưng bày rộng lớn với ấm chén, bát, ngói và các con vật trang trí trong gia đình thuộc thế kỷ 11 đến 13 Bát men lục từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 Còn tiếp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2011 Cổ vật ở Hoàng Thành Thăng Long Tiếp theo Mảnh gốm đầu rồng men lục Bình gốm men lam từ thế kỷ 13-16 Họa tiết rồng trên những chiếc bình Ấm, âu, lọ phấn từ thế kỷ 11-12 Đĩa gốm men lam Chiếc bình gốm men lục có từ thế kỷ 14-15 Thạp to làm bằng gốm nâu vẽ hoa văn, từ thế kỷ 12-14 Ngói úp nóc thời Lý, thế kỷ 11-13 Trưng bày ngói và kỹ thuật lợp mái ngói mũi là thời Trần Những họa tiết trên tấm ngói không chỉ khiến các bậc trung niên mà giới trẻ cũng rất tò mò, về vẻ đẹp cũng như sự độc đáo của hoa văn Người trẻ chụp ảnh lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ này. Triển lãm cổ vật tại Hoàng thành Thăng Long chỉ diễn ra từ 2-10/10 nên mọi người đều tranh thủ tham quan. Du khách còn được thưởng lãm kỹ thuật làm cống nước thời nhà Lý Hoặc kỹ thuật bỏ nền khi làm nhà ở thời đại này Kỹ thuật làm giếng Trong khi đó, tại Hoàng thành Thăng Long phía bên kia đường Hoàng Diệu, người dân nô nức đi xem những hình ảnh về hoàng thành được khai quật cách đây mấy năm. Lần đầu tiên, những di tích về Hoàng thành xưa được mở cửa cho người dân chiêm ngưỡng Những nền nhà, tường thành và giếng nước… các công trình này thực sự giúp người dân hiểu thêm về kiến trúc, kỹ thuật của thời đại trước Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2011 Cổ vật ở Hoàng Thành Thăng Long Tiếp theo Còn tiếp 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2011 Cổ vật ở Hoàng Thành Thăng Long Tiếp theo Toàn cảnh khu vực khai quật tại 18 Hoàng Diệu Những hiện vật khai quật được trưng bày ngay lối vào Khu vực 18 Hoàng Diệu đã làm mái che, lối đi thuận lợi cho du khách đên thăm quan 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites