Đại Phúc

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam 2011

465 bài viết trong chủ đề này

TT bị tác động của việc tăng tỷ giá nhưng không giảm, vậy còn chờ gì nữa mà không mua.

Hôm nay:

Đầu phiên Khai Xích Khẩu: Giằng co.

Sau 9h20p quẻ Hưu Tiểu Cát: Hưu-Thủy sinh Mộc-Tiểu Cát. VNI đoạn đầu của quẻ bế tắc sau bắt đầu tăng, nên mua DM ETF như VCB, CTG, DPM, v.vv...

Share this post


Link to post
Share on other sites

TT cần điều chỉnh, ra bớt hàng rút về cứ điểm an toàn.hả năng VNI điều chỉnh về 515.

Hôm nay sẽ nhìn thấy điểm này trong phiên 2. (Không nhất thiết phải 515 tuyệt đối)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem xét xây dựng chỉ số phụ cho 2 sàn chứng khoán

Thứ 6, 11 Tháng 2 2011 10:38 Tác giả Thái Dương (Theo VnExpress)

Posted ImageỦy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vừa có văn bản yêu cầu 2 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP HCM tìm biện pháp khắc phục tình trạng "méo mó" của Index do tác động từ các cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường.

Theo Ủy ban Chứng khoán, việc giám sát giao dịch thời gian qua cho thấy Vn-Index và HNX-Index thường bị tác động bởi một số cổ phiếu có khối lượng niêm yết lớn. Những mã chứng khoán này có khả năng tác động đến xu hướng của các chỉ số nhưng lại có lượng giao dịch không cao. Thực trạng này khiến các chỉ số không phản ánh đúng thực tế trên thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

Trước thực tế này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản yêu cầu 2 Sở giao dịch nghiên cứu các giải pháp khắc phục tình trạng nhà "đánh méo" chỉ số thông qua các mã có vốn hóa lớn.

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (SSC) cho rằng một trong những giải pháp được cân nhắc nhiều nhất tại thời điểm hiện tại là xây dựng chỉ số phụ (có khả năng phản ánh chính xác hơn diễn biến giao dịch) cho 2 sàn.

Ngoài ra, một giải pháp khác cũng được tính tới là thay đổi công thức tính các chỉ số hiện tại, trong đó chỉ đưa các cổ phiếu được chuyển nhượng tự do (thay vì toàn bộ khối lượng niêm yết) vào rổ cổ phiếu tính Index.

Về phía các Sở Giao dịch, ông Lê Hải Trà, Ủy viên thường trực Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán TP HCM cho biết, trong thời gian tới, Sở sẽ họp bàn tìm giải pháp khắc phục tình trạng nói trên.

Dựa trên kinh nghiệm thực tế ở các thị trường khác, HSX sẽ có những điều chỉnh thích hợp nhất trong cách tính chỉ số, phản ánh trung thực hơn hoạt động giao dịch chứng khoán và sẽ công bố ra thị trường trong thời gian tới.

===========================================================

Với thông tin trên, ĐP tự hỏi: Liệu danh mục cp ETFs có hết thời không?

Giờ Mùi ngày 9/1/Tân Mão: Quẻ Thương Đại An-Ngoại khắc nội

Thương- Mộc khắc Đại An,...Thổ.

Thêm nữa: Các cổ phiểu thuộc Mộc, chủ sàn, chủ sới, chủ nhà, nhà thổ...thuộc Thổ.

Vậy kết luận rằng danh mục ETFs không hết thời, đủ sức chọc thủng nhà Thổ là UBCK VN và Sở GDCK VN.

Danh Mục ETFs vẫn Bình An (Đại An). Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC:

Các thị trường đóng cửa trái chiều sau khi biến động trong một dải khá hẹp với GTGD tăng nhẹ. Việc NHNN phá giá 7% đồng VNĐ đã khiến các nhà đầu tư ngỡ ngàng và có lẽ các nhà đầu tư sẽ chờ đợi những động thái trên thị trường ngoại hối trước việc phá giá này trong vài ngày tới trước khi đưa ra những quyết định đầu tư mới. Các NĐTNN đã bán ròng phiên thứ 2 liên tiếp, và mặc dù độ rộng thị trường mở rộng một chút thì điều này cũng không đem lại nhiều động lực tăng cho thị trường. Hầu hết các mã bluechip giảm; chỉ lác đác một số mã tăng như ITC, TDC, IJC và VIP.

Trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ, sau động thái phá giá của NHNN, tỷ giá đã tăng lên với tỷ giá giữa mua và bán trên thị trường tự do ở vào 21,500 vào chiều nay, cao hơn nhiều so với hôm qua những không thay đổi nhiều so với sáng nay cho thấy tỷ giá trước mắt đã khá ổn định. Giá vàng gần như không thay đổi, giá vàng trong nước ở vào mức 35.95 triệu đồng/lượng vào ngày hôm nay. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng giảm nhẹ xuống 9-10%. Ở mặt bằng lãi suất này, NHNN có thể sẽ rút bớt thanh khoản khỏi thị trường thông qua thị trường mở vào khoảng tuần sau.

Thị trường ngoại hối đã phản ứng khá giống với mong đợi sau khi đồng VNĐ được phá giá 7% (vì chúng tôi so sánh giữa trần tỷ giá mới với trần tỷ giá cũ thay vì so sánh giá tham chiếu). Việc đồng VNĐ được phá giá đã được dự kiến từ trước và việc thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá liên ngân hàng và trần tỷ giá là một động thái tích cực do điều này giúp bình thường hóa thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, biện pháp này có thể hiện hiệu quả hay không phụ thuộc vào biến động của tỷ giá thị trường tự do trong những tuần tới. Phần thứ 2 và quan trong nhất trong việc phá giá là ổn định tỷ giá thị trường tự do và đưa tỷ giá này về sát trần tỷ giá. Có thể sẽ phải mất thời gian để thực hiện điều này và điều này sẽ khó thực hiện hơn trong bối cảnh giá vàng đang tăng như hiện nay. Thông thường, tổng hợp các biện pháp gồm tăng thanh khoản (cho thị trường ngoại hối) công với những biện pháp hành chính sẽ giúp ổn định thị trường tự do và đưa tỷ giá thị trường tự do về sát trần tỷ giá. Biên độ phá giá lần này là lớn và có ảnh hưởng quan trọng đến cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài (chúng ta đã có thể thấy tác động đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài trong thời gian qua). Nghĩa là cần nhanh chóng ổn định thị trường tự do.

Về thông tin từ các doanh nghiệp: không có nhiều tin tức trong ngày hôm nay; các phương tiện truyền thông tiếp tục đưa tin bài liên quan đến những thay đổi và cải thiện đối với các quy định trên thị trường nhằm nâng cao thanh khoản và giúp thị trường giao dịch sôi động trở lại. Chúng tôi cho rằng, do có các đợt IPO lớn có thể sẽ diễn ra vào nửa cuối năm nay và do từ năm sau các NĐTNN sẽ được phép sở hữu 100% các công ty chứng khoán, nên Nhà nước có thể sẽ tìm cách thúc đẩy giao dịch của thị trường vào nửa đầu năm. Có vẻ như Nhà nước đã cảm nhận được áp lực cần thực hiện những biện pháp đã được hứa hẹn thực hiện từ lâu cũng như tâm lý thất vọng trước việc thị trường không được thay đổi. Đây có lẽ sẽ là động lực chính của thị trường trong năm nay, do đó không thể đánh giá thấp tác động của nhân tố này.

==================

SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HCM – Thị trường giảm nhẹ trong phiên hôm nay với GTG D cải thiện, đạt 879.04 tỉ đồng (tương đương 42.49 triệu USD). VN index giảm 0.05%, kết thúc phiên với 519.98 điểm. 86 mã tăng trong đó có 11 mã tăng trần và 128 mã giảm trong đó có 8 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 10.97% giá trị mua vào và 14.2% giá trị bán ra của toàn thị trường.

Chỉ số Index mở cửa tại mức cao 522.79 điểm, sau đó giảm liên tục cho tới cuối đợi 2, sau đó phục hồi và bật lên trên tham chiếu một lần nữa trước khi lại tiếp tục đi xuống và đóng cửa giảm nhẹ. Biên độ biến động thu hẹp một chút với chỉ hơn 6.5 điểm và KLGD tăng.

Kết thúc đợt 1, khoảng 5.6 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 5.5 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 8.1 triệu cổ phiếu được chào bán và 9.9 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua giảm đôi chút so với phiên trước trong khi lượng đặt bán tăng chút ít vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên liên tục trong phiên nhưng vẫn đạt thấp hơn một chút so với phiên trước trong khi lượng chào bán cũng tăng lên trong phiên và đạt cao hơn so với phiên trước. Lượng chào bán đạt cao hơn lượng đặt mua một chút vào đầu phiên; sau đó tình thế đã đảo ngược nhưng lượng đặt mua cũng không vượt trội nhiều so với lượng đặt bán cho đến tận cuối phiên.

Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã VIC ,VNM, MSN và PDR nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã CTG ; VCB; BVH và KBC. Cổ phiếu các ngành diễn biến trái chiều.

Giá trị mua vào của NĐTNN giảm nhẹ về khối lượng và giảm về tỷ trọng. Họ bán ra tăng về khối lượng và cũng tăng đáng kể về tỷ trọng. Khối ngoại bán ròng với giá trị 28.3 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 21 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã ITC ; DPM; BVH; MSN và FPT. Họ cũng bán ra nhiều FPT; BVH; MSN; SSI và HAG. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn trong ngày hôm nay với 1 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 11.54% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 472,700 cổ phiếu CTI ; 373,890 cổ phiếu KSH; 325,000 cổ phiếu PGD; 670,000 cổ phiếu EIB và 100,000 cổ phiếu MSN trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu MSN, BVH và hai giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.

ITC là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 4.72% lên 24,400đ với 2.3 triệu đơn vị được giao dịch. DPM là mã đứng thứ hai, tiếp tục giữ giá 44,000đ với KLGD của 1.03 triệu đơn vị. TDC tăng 4.93% lên 29,800đ với 1.5 triệu đơn vị được chuyển nhượng. FPT giảm 0.8% còn 62,000đ với 576,950 cổ phiếu được trao tay. CTG giảm 2.25% xuống 25,900đ với KLGD 1.23 triệu đơn vị.

Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA tăng 3.95% lên 7,900đ, VFMVF4 giữ giá 5,800đ, VFMVF1 giữ giá 11,300đ, PRUBF1 tăng 1.69% lên 6,000đ, và MAFPF1 tiếp tục giữ giá 4,600đ

=============================

Hà Nội - Sàn Hà Nội tăng với GTG D tăng nhẹ, đạt 367.54 tỷ đồng, tương đương 17.76 triệu USD. HNI ndex tăng 0.13% lên 107.81 điểm. 101 mã tăng giá trong đó có 13 mã tăng trần và 156 mã giảm trong đó có 11 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 3.66% giá trị mua vào và 1% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 3.66 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 19 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 12.46% tổng GTG D toàn thị trường. Hoạt động giao dịch hôm nay diễn ra sôi động hơn.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 1,267,000 cổ phiếu VND, 126,000 cổ phiếu DZM, 150,000 cổ phiếu VKC ; 160,000 cổ phiếu HBB và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. SHN là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 0.63% lên 21,000 đồng với 1.1 triệu CP được giao dịch. KLS là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên tăng 0.13% lên 15,300 đồng với 1.35 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHÂN TÍC H KỸ THUẬT-HSC:

Quan điểm phân tích ngắn hạn: Được hỗ trợ bởi vùng hỗ trợ xung quanh 497, thị trường đã quay đầu tăng điểm và tiến đến vùng kháng cự khá mạnh xung quanh 526 điểm. VNI đã thất bại khi cố gắng vượt qua kháng cự này hai ngày trước đây. Hệ thống phân tích kĩ thuật của chúng tôi cũng đã xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực. Không hoàn toàn chắc chắn nhưng với hơn 70% khả năng, thị trường được kỳ vọng sẽ tiếp tục suy giảm và tiếp cận vùng hỗ trợ 503 trong tuần tới.

Tín hiệu phân kỳ giảm giá đang hình thành đối với RSI (14) cho thấy tín hiệu cảnh báo. Giá trị hiện thời của RSI (14) là 70.06, phân kỳ giảm giá sẽ hình thành nếu RSI giảm dưới 70, và trong trường hợp này, tín hiệu kĩ thuật sẽ trở nên xấu hơn và áp lực bán cũng như xác xuất suy giảm sẽ trở nên mạnh lên.

Nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn nên cân nhắc bán ra thu lợi nhuận và chờ cơ hội mua lại với mức giá thấp hơn.

Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ kiểm định vùng kháng cự 545 trước cuối tháng 3 năm 2011.

Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 526-529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường.

Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ quan trọng xung quanh 503 điểm tại đường internal trend line và đỉnh ngắn hạn ngày 15/12/2010

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

14/2 Chúc cho chúng ta vừa có tiền và vừa có tình yêu đẹp,

-Xe hơi chỉ là con số không, nhà lầu chỉ là con số không, tiền bạc cũng chỉ là con số không, còn sức khỏe và tình yêu mới là

con số 1. Chúng ta nâng cốc chúc ta có con số 1 cùng với những con số không đứng ở đằng sau

-Trong tác phẩm “Những cành đào” của Ấn Độ cổ đại nói rằng: “Nhu cầu của tâm hồn sinh ra tình bạn, nhu cầu của trí tuệ sinh ra lòng kính trọng, nhu cầu của thể xác sinh ra sự ham muốn. Cả ba nhu cầu này sinh ra tình yêu chân chính”. Ta hãy nâng cốc chúc mừng cho ta luôn có những nhu cầu này, để ta luôn luôn yêu và được người yêu lại!

- Ngày xưa ở Hy Lạp cổ đại có bốn nhà triết học: Thales, Anaximenes, Heraclitus và một người nữa mà tôi quên mất tên. Suốt đời họ đi tranh cãi với nhau về chuyện chất gì có trước tiên. Thales nói rằng đó là nước, Anaximenes thì khẳng định là không khí, Heraclitus thì tin chắc đấy là lửa, còn người thứ tư cho rằng đấy là đất. Chúng ta cùng nâng cốc, mặc cho các nhà triết học tranh cãi, ta hãy chúc cho chất thứ năm, mà nếu thiếu nó thì đã chẳng có ta… Chúc tình yêu!

-Người ta ném một con chó vào chuồng con sư tử. Sư tử muốn ăn thịt chó ngay nhưng nghĩ bụng: trước khi ăn thịt hãy đùa một chút. Đùa với nhau, thế rồi yêu nhau lúc nào không biết. Từ đó cả chó và sư tử sống với nhau hòa hợp. Ta hãy nâng cốc chúc cho cái nhìn đầu tiên có thể làm nên những điều kỳ diệu!

-"Dù khoa học có phát triển đến đâu, tình yêu vẫn mãi là nghệ thuật; dù thiên thần có lên cao đến đâu, tình yêu vẫn luôn luôn có đôi cánh mạnh mẽ hơn đôi cánh của thiên thần. Dù tiền bạc và công danh có làm cho con người hạnh phúc đến đâu thì niềm vui lớn nhất của cuộc đời vẫn mãi mãi là niềm vui do tình yêu mang lại" – Paolo Mantegazza viết về tình yêu như thế đấy!

-Đôi trai gái yêu nhau ghé vào một nhà hàng để ăn trưa. Họ quên gọi món ăn mà chỉ ngồi nhìn nhau đắm đuối một hồi lâu. Cuối cùng, chàng trai nói: - Em ngọt ngào quá, anh nhìn em đã no rồi!- Em cũng vậy!Người nhân viên phục vụ nãy giờ đứng trơ như tượng đá bên bàn bèn hắng giọng và hỏi:– Hai anh chị uống gì ạ?Ta nâng cốc chúc cho ta luôn có cái để mà ăn, còn uống thì ta sẽ tự tìm lấy!Nhà văn Somerset Maugham viết: “Thật đau lòng nhìn người phụ nữ mà một thời ta đã yêu bằng tất cả trái tim, bằng tất cả tấm lòng. Ta đã từng yêu mà không thể thiếu người trong một phút, và ta nhận thức được rằng sẽ chẳng đau buồn nếu không bao giờ còn gặp mặt. Sự lãnh đạm, thờ ơ là bi kịch của tình yêu”. Chúng ta hãy nâng cốc chúc cho không một ai trong chúng ta phải nhìn thấy cảnh đau lòng!

Cô gái trở thành phụ nữ sau một đêm. Còn chàng trai sau hai năm mới trở thành một đàn ông thực thụ. Tuy nhiên, chẳng ai biết rõ rằng ai dễ hơn ai… Ta hãy nâng cốc chúc cho cả hai người. Để cho họ hiểu và đừng so sánh những vất vả của nhau! Để cho hai năm trời qua mau như một đêm, còn cái đêm này thật đủ đầy như hai năm dằng dặc!

Happy Valentine's Day

http://f319.com/home/1383175

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vật cùng tắc biến, biến tất thông.

VNI không thể thăng mãi, HNX không thể suy mãi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại ngẫm về Hà Nội:

Mấy ngày tết đường phố vắng vẻ, đi lại sao mà khoan khoái vô cùng.

Tuần đầu tiên đi làm của năm mới tuy có đông nhưng đường phố cũng không đến nỗi tắc đường, sang tuần thứ 2 lực lượng SINH VIÊN đổ về HN làm giao thông hỗn loạn cả nên. Nay có quyết định chuyển các trường ĐH -CĐ ra ngoại thành thì giao thông HN sẽ được thông thoáng.

Lại ngẫm về TTCK VN:

Chỉ số VNI liên tục tăng do Tây lông đạo diễn, UBCK đã gửi công văn đến sở. Vậy thì từ MMs, BBs, NĐT đồng thuận rằng: Không nhìn chỉ số VNI, hay nhìn và hường về Thủ đô.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

Các thị trường biến động trái chiều trong phiên giao dịch hôm nay với GTGD giảm nhẹ. Mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN tiếp tục giảm và khối này đã giảm hoạt động bán ra. Độ rộng thị trường mở rộng một chút so với phiên trước và một số mã bluechip như BVH, PVF và PVD đã được mua vào mạnh nhưng nói chung thị trường vẫn chưa ổn định.

Trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ, tỷ giá tiếp tục tăng thêm 50đ và với tỷ giá trên thị trường tự do giữa mua và bán ở vào 21,725 vào chiều nay. Trong hai này qua, tỷ giá liên ngân hàng cũng tăng và hôm nay đạt mức giữa mua và bán khoảng 21,250. Giá vàng trong nước tiếp tục tăng và giá giữa mua và bán ở vào mức 36.20 triệu đồng/lượng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng vẫn ở mức thấp 8.5-10.5%, cho thấy thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng vẫn dồi dào. Trong bối cảnh hiện tại, có lẽ thanh khoản sẽ được rút bớt thông qua thị trường mở và khiến thanh khoản tiền đồng trong hệ thống tạm thời giảm, và điều này có thể sẽ khuyến khích các ngân hàng nhỏ bán USD lấy VNĐ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tiền đồng hàng ngày. Điều này có thể sẽ khiến các đối tượng đầu cơ bán ra theo USD. Điều này trước đây đã xảy ra. Trước đây cũng có hiện tượng tỷ giá tăng sau khi phá giá, nhưng lần này, do giá vàng đang tăng, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn và tỷ giá cần được theo dõi sát sao.

Chúng tôi hiện cũng đang theo dõi CPI tháng 2. Chúng tôi tiếp tục dự báo CPI theo tháng sẽ tăng 1.5-1.6%, thấp hơn so với kỳ vọng chung của thị trường. Tuy nhiên, do giá cả tăng cao cộng với áp lực lạm phát tiềm ẩn nên CPI theo tháng sẽ tăng trên 1% ít nhất cho tới tháng 4. Điều này đồng nghĩa với việc mức tăng CPI trong 6 tháng đầu năm nay có khả năng sẽ cao hơn so với trong năm 2010. Do vậy, vào thời điểm này, chúng tôi cho rằng còn quá sớm để nói đến việc giảm lãi suất. Lãi suất sẽ bắt đầu giảm dần nhưng sẽ không giảm mạnh ít nhất cho tới cuối tháng 4 – tháng 5.

Thông tin từ các doanh nghiệp: Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông(MDB) đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 360 tỷ đồng trong năm nay, tăng 170% so với năm 2010; kế hoạch tăng trưởng huy động là 262%, đạt 2.55 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng cho vay là 97%, đạt 4.729 nghìn tỷ đồng. Có vẻ đây là kế hoạch tham vọng trong bối cảnh hiện tại của ngành ngân hàng. Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) – đơn vị nắm giữ vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa(ngoại trừ các ngân hàng) - không có kế hoạch rút vốn khỏi đại gia bảo hiểm lớn nhất Việt Nam là Bảo Việt Holding(BVH), theo như một phát biểu từ chính SCIC. Động thái này diễn ra sau khi có tin đồn SCIC có thể sẽ bán ra cổ phiếu BVH để làm dịu giá cổ phiếu này. Đây là một tình huống khó khăn vẫn thấy đối với SCIC khi phải lựa chọn giữa việc hành động đơn thuần như một nhà đầu tư tài chính với việc là một nhà “điều tiết” thị trường. Cho tới nay, SCIC vẫn không tham gia tích cực vào thị trường và chúng tôi cho rằng trong lần này Tổng công ty này cũng sẽ làm như vậy. Ngoài ra, một quyết định như vậy sẽ phải được đưa ra từ cấp cao trong Bộ tài chính và trước mắt thì không có tín hiệu gì cho thấy một quyết định như vậy sẽ được đưa ra từ đây.

Bên cạnh đó, các cổ đông lớn vào năm 2007 đã cam kết trước khi IPO của BVH diễn ra là sẽ giữ và không bán cổ phiếu trong vòng 5 năm và do đó, sớm nhất cũng phải đến năm 2012 thì SCIC mới có thể bán BVH. Chúng tôi cho rằng dù thế nào thì đây cũng là điều không mấy đáng bàn cãi. Nguyên nhân chính khiến BVH tăng mạnh là việc thiếu thanh khoản của cổ phiếu này và thay vì mất thời gian để tâm vào những việc đã rồi thì Nhà nước có lẽ nên tạo điều kiện để tăng thanh khoản cho BVH. Điều này cũng diễn ra tương tự với trường hợp của CTG và VCB. Việc giá 2 cổ phiếu này có lẽ tăng hơi sớm trong khi quá trình để có thể niêm yết phần vốn của Nhà nước tại 2 ngân hàng này là rất phức tạp; tuy nhiên đây là một ý tưởng tích cực. PVT công bố lợi nhuận thuần đạt 86.03 tỷ đồng trong năm 2010, tăng 101.63%; doanh thu đạt 2.291 nghìn tỷ đồng(110.71 triệu USD), tăng 104.23%.

SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HCM – Thị trường tăng đôi chút trong phiên hôm nay với GTG D thấp hơn, đạt 825.97 tỉ đồng (tương đương 39.69 triệu USD). VN index tăng 0.74% kết thúc phiên với 517.87 điểm. 67 mã tăng trong đó có 8 mã tăng trần và 153 mã giảm trong đó có 17 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 9.05% giá trị mua vào và 11.24% giá trị bán ra của toàn thị trường.

VNindex mở cửa giảm điểm nhưng nhanh chóng tăng và lấy lại sắc xanh trước khi đảo chiều và giảm trở lại; và trong đợt cuối VNindex đã tăng lần thứ 2 và đạt 3.8 điểm ngay trước khi đóng cửa, đóng cửa phiên giao dịch hôm nay ngay dưới mức cao. Biên độ biến động mở rộng với hơn 8.5 điểm và KLGD tăng.

Kết thúc đợt 1, khoảng 5.8 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 6.4 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 8 triệu cổ phiếu được chào bán và 10 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua tăng so với phiên trước và lượng đặt bán cũng tăng so với phiên trước vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên nhưng vẫn đạt thấp hơn so với phiên trước trong khi lượng đặt bán cũng tăng lên trong phiên và đạt cao hơn so với phiên trước. Lượng đặt bán vượt lượng đặt mua một chút vào đầu phiên; bám đuổi nhau trong hầu hết thời gian giao dịch. Và lượng đặt mua lại vượt lượng đạt bán vào cuối phiên nhưng chênh lệch mua bán đã thu hẹp mạnh so với cuối phiên hôm qua.

Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã BVH, CTG , VIC và VCB nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã POM, HPG, STB và SBS. Cổ phiếu các ngành diễn biến trái chiều và tăng trong phiên hôm nay.

Giá trị mua vào của NĐTNN tiếp tục giảm về khối lượng và cũng giảm về tỷ trọng. Họ bán ra cũng giảm về khối lượng và về tỷ trọng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị 18.07 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 19 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã ITC ; HAG; FPT; DPM và PVD. Họ cũng bán ra nhiều IT A, NT L; HAG; SSI và FPT. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra kém sôi động hơn trong ngày hôm nay với 1 giao dịch cực lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 9.37% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 644,350 cổ phiếu CTI ; 373,919 cổ phiếu KDH; 390,000 cổ phiếu VFC; 171,100 cổ phiếu HSG và 55,000 cổ phiếu HAG trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN chỉ tham gia vào hai giao dịch thỏa thuận nhỏ trong hôm nay.

SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 1.02% xuống 29,200đ với 1.89 triệu đơn vị được giao dịch. ITC là mã đứng thứ hai, tăng 2.03% lên 25,100đ với KLGD của 1.45 triệu đơn vị. NT L tăng 2.99% lên 69,000đ với 426,320 đơn vị được chuyển nhượng. VIC tăng 2.83% lên 109,000đ với 255,250 cổ phiếu được trao tay. DPM tăng 1.4% lên 43,400đ với KLGD 591,710 đơn vị.

Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA giảm 3.95% còn 7,300đ, VFMVF4 giữ giá 5,800đ, VFMVF1 giữ giá 11,300đ, PRUBF1 giữ giá 6,000đ, và MAFPF1 giảm 2.17% còn 4,500đ.

Hà Nội - Sàn Hà Nội tiếp tục giảm với GTG D thấp hơn, đạt 452.59 tỷ đồng, tương đương 21.75 triệu USD. HNI ndex giảm 0.68% còn 106.65 điểm. 77 mã tăng giá trong đó có 7 mã tăng trần và 217 mã giảm trong đó có 11 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 2.01% giá trị mua vào và 2.31% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 1.3 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 44 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 18.08% tổng GTG D toàn thị trường. Hoạt động giao dịch hôm nay diễn ra rất sôi động.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 2,217,900 cổ phiếu VDS, 1,100,000 cổ phiếu AGC , 822,000 cổ phiếu HBB và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. VND là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 2.18% xuống 20,000 đồng với 1.44 triệu CP được giao dịch. PVX là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 1.23% còn 20,500 đồng với 1.37 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

===================================

HSC dự báo giá điện sẽ tăng 18% kể từ th áng 3 và cộng th êm 0.4% vào mức tăng của CPI. Việc tăng giá điện sẽ tác động đến CPI th áng 3 và tháng 4.

Thông tin mức tăng giá điện trong năm nay (nhiều khả năng sẽ diễn ra vào tháng tới) là 11% hoặc 18% đã khiến các nhà đầu tư lo ngại. Cả hai phương án tăng giá điện này đã được Bộ tài chính và Bộ Công thương trình lên Chính phủ nhưng sẽ mất vài tuần đến khi có quyết định cuối cùng về giá điện mới. Chúng tôi cho rằng nhiều khả năng phương án 18% sẽ được áp dụng và thị trường cũng dự đoán điều này. Theo chúng tôi, việc tăng giá điện này có thể sẽ cộng thêm 0.4% vào mức tăng CPI; và tác động tăng CPI này có thể rơi vào riêng tháng 3 hoặc cả tháng 3 và tháng 4. Nếu việc tăng giá điện ảnh hưởng tới CPI của cả tháng 3 và tháng 4 thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để CPI rơi khỏi mức đỉnh.

• Đề xuất giá điện mới đã được trình Chính phủ xem xét vào ngày hôm qua (14/02/2011). Nếu được chấp thuận trong khoảng 1 hay 2 tuần tới thì giá điện mới sẽ được áp dụng từ tháng 3/2011. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới CPI của tháng 3 và có khả năng là cả CPI của tháng 4.

• Các bên hữu quan đã đề xuất nhiều phương án tăng giá điện: Bộ Tài chính đưa phương án tăng giá điện 11% do lo ngại lạm phát; Bộ Công thương (đơn vị chủ quản của EVN) đề xuất phương án tăng 18%) còn bản thân EVN đề xuất mức tăng 32% vì Tập đoàn này lo ngại sẽ không thể tăng thêm đủ công suất để đáp ứng nhu cầu; Hiệp hội Năng lượng Việt Nam trong đó Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Than khoáng sản là các thành viên chủ chốt đề xuất phương án tăng 50%. Tuy nhiên, hiện chỉ có hai phương án của Bộ Tài chính và Bộ Công thương đang được Chính phủ xem xét.

• Theo HSC, phương án của Bộ Công thương sẽ có khả năng được thông qua nhất do: 1) trong năm 2011, dự báo sẽ thiếu hụt ít nhất 3.75 tỷ kWh (khoảng 3.75% nhu cầu điện hàng năm của Việt Nam), do đó Việt Nam sẽ phải mua điện từ Trung Quốc và Lào với giá không hề rẻ; 2) theo dự báo, tình hình thủy văn năm 2011 sẽ không thuận lợi cho hoạt động sản xuất thủy điện; theo đó, chúng ta sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu như than, dầu và khí có giá thành cao; 3) giá than, giá dầu và giá khí dùng cho các nhà máy nhiệt điện sẽ tăng trong năm 2011. Chúng tôi không chắc chắn về mức độ tăng giá của các nhiên liệu này; tuy nhiên, trên thực tế giá thành của 1 kWh sản xuất từ dầu cao hơn so với giá bán điện hiện tại của EVN.

• Vào tháng 3/2010, giá bán điện đã tăng 6.8% lên mức bình quân là 1,037đ/kWh trên mức tăng bình quân 35% của giá than cho nhiệt điện. Chúng tôi đã lập ra một bảng liệt kê các ảnh hưởng làm tăng CPI tương ứng với từng phương án tăng giá điện. Những số liệu trong bảng do nhóm phân tích vĩ mô của HSC tính toán dựa trên những mô hình do chúng tôi thiết lập.

• Chúng tôi nhận thấy gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đã có những bài đáng sợ về tình trạng thiếu điện, gợi ý các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan ngại trước việc điện bị cắt thường xuyên. Trên thực tế, tình trạng thiếu điện đã phổ biến từ nhiều năm và do tình trạng này đã trở nên căng thẳng hơn trong năm 2010 hầu hết các khu công nghiệp đều có máy phát điện dự phòng. Và cho đến nay thì có vẻ mức đầu tư nước ngoài cũng không bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Chúng tôi cho rằng một phần lý do của việc đăng những tin bài như vậy là nhằm gây thêm sức ép lên chính phủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Ngày 15/02/2011, VNINDEX tăng 3.82 điểm, tương đương 0.74% đóng cửa ở mốc 517.87 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 32.07 triệu cổ phiếu, thấp hơn -2.78% so với phiên trước và thấp hơn 14.57% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường vẫn tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.46) với 67 mã tăng, và 144 mã giảm.

Quan điểm phân tích ngắn hạn: Thị trường đóng cửa tăng lại do tác động của lực mua quay lại từ cuối phiên ở một số mã vốn hóa lớn nhất thị trường, nhưng thanh thoản giảm và độ rộng thị trường vẫn tiếp tục tiêu cực. Sự sụt giảm về cả giá trị lẫn khối lượng cho thấy sự do dự của nhà đầu tư. Chúng tôi khá nghi ngại về phiên hồi phục hôm nay. Nếu không có sự hỗ trợ từ diện rộng cổ phiếu trên thị trường, VNI index khó có thể duy trì đà tăng, trong kịch bản lạc quan nhất thị trường sẽ tiếp tục tích lũy dưới kháng cự 526.

Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng.

Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 526-529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường.

Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ gần nhất xung quanh 504.5 điểm

========================================

Ngày 15/02/2011, VNSTI giảm -0.43 điểm, tương đương -0.36% đóng cửa ở mốc 119.95 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 50.25 triệu cổ phiếu, thấp hơn -8.89% so với phiên trước và thấp hơn 27.01% so với khối lượng trung bình 90 ngày.

Mặc dù VNI liên tục tạo ra những đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, VNST index vẫn đang trong quá trình tích lũy trong kênh hẹp của mẫu hình cái nêm hướng xuống. Cho đến khi nào VNST index vẫn giao động dưới ngưỡng 123, xu hướng tích lũy vẫn còn tiếp diễn. Một sự phá vỡ kháng cự 124 này đặc biệt với thanh khoản cao sẽ là dấu hiệu cho thấy quá trình điều chỉnh đã kết thúc, và xu hướng tăng sẽ đưa VNST nhanh chóng lên ngưỡng mức đỉnh cũ xung quanh 130 điểm. Nhà đầu tư lướt sóng chỉ nên mua vào nếu như VNST index phá vỡ kháng cự 124.

Ghi chú: Trong nỗ lực cố gắng phản ánh thị trường chung tốt hơn, HSC đã tạo ra bộ chỉ số VNST – index (Vietnam Stocks Price-Weighted Average). Chỉ số này được tạo ra bởi việc tổng hợp toàn bộ 629 mã cổ phiếu của cả hai sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nếu như VNI tạo ra từ việc đánh trọng số cao cho những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn. VNST – Index được tạo thành từ trung bình giá giản đơn của tất cả các cổ phiếu trong bộ chỉ số, do đó phản ánh xu thế chung của tất cả các cổ phiếu trên thị trường.

file:///C:/Users/User/AppData/Local/Temp/moz-screenshot.png

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự báo:

Cuối phiên VNI tăng 3-5p: Quẻ Cảnh Tốc Hỷ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà đầu tư không nên mạo hiểm trong thời điểm hiện tại

16/02/2011 Hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa thị trường lớn bất ngờ quay đầu tăng điểm trong đợt khớp lệnh định kỳ cuối đã kéo theo VNIndex đóng cửa tăng tới 3,82 điểm trong khi trước đó có lúc chỉ số này giảm tới gần 5 điểm.

Mở đầu phiên giao dịch, VIC tăng nhẹ, MSNBVH giảm mạnh cùng với các cổ phiếu khác đã khiến VN Index kết thúc phiên giao dịch định kỳ mở cửa mất 4,77 điểm. Sau đó một số cổ phiếu phục hồi, VN Index quay đầu tăng nhẹ trong suốt phiên giao dịch liên tục và bất ngờ tăng mạnh trong 15 phút cuối. Kết thúc phiên giao dịch, BVH , PVD , PVF tăng trần, VIC tăng 3.000 đ, NTL tăng 2.000 đ kéo VN Index lên mức 517,87 điểm. Trong các cổ phiếu tăng trần này có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ khối ngoại với lượng mua chiếm một tỷ lệ đáng kể trong đó. Các cổ phiếu ngành điện đồng loạt tăng trần trong phiên giao dịch ngày hôm qua còn lại duy nhất TMP tăng 400 đ, TBC tăng 200 đ, còn lại PPC , KHP giảm 200 đ, VSH giảm 100 đ. IJC sau nhiều phiên tăng trần trước đó hôm nay đã giảm sàn với 667.340 đơn vị được khớp lệnh. Nhóm cổ phiếu nhỏ tăng trần có CMT , CMV , NHW nhưng thanh khoản không đáng kể.

Tuy VN Index tăng điểm nhưng thanh khoản thị trường lại giảm nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua. Cả thị trường có 34,37 triệu đơn vị được khớp lệnh tương đương với giá trị giao dịch 825,97 tỷ đồng. GTT thanh khoản cao nhất thị trường với 2,46 triệu đơn vị được khớp lệnh, tiếp đến SSI 1,89 triệu, STB 1,55 triệu, ITC 1,44 triệu, ITA 1,33 triệu. Khối ngoại mua mạnh ITC , HAG , ITA , PVD , DPM .

Sau nỗ lực đảo chiều không thành công trong phiên, VN Index kết thúc phiên đã đảo chiều xanh điểm với BVH , PVF , PVD được đánh lên tăng trần. Đây được coi là phiên thứ 4 thị trường trong xu hướng điều chỉnh khi cục diện chủ yếu của thị trường trong phiên hôm nay vẫn là giảm điểm nhưng thời điểm cuối phiên bật tăng đem đến nhiều kỳ vọng cho nhà đầu tư trong các phiên giao dịch sắp tới. Thực chất, do một số cổ phiếu có sức nặng tác động đến mức độ tăng nhẹ của chỉ số, nhưng nếu loại trừ mức độ ảnh hưởng thì thị trường vẫn trong xu hướng điều chỉnh. Hiện tại, các chỉ báo kỹ thuật chưa cho thấy được dấu hiệu điều chỉnh đã dừng nhưng nếu thanh khoản được cải thiện thì khả năng phục hồi của VN Index là có thể xảy ra. Thị trường có lẽ sẽ tiếp tục bị chi phối nhiều bởi các cổ phiếu trụ cột khi chưa có thông tin hỗ trợ đủ mạnh giúp cho dòng tiền quay trở lại thị trường. Nhà đầu tư không nên mạo hiểm, dùng đòn bẩy trong giai đoạn hiện nay nếu thị trường có tín hiệu phục hồi trở lại, tiếp tục gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu thị trường điều chỉnh về mức hỗ trợ mạnh 500 điểm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự báo:

Cuối phiên VNI tăng 3-5p: Quẻ Cảnh Tốc Hỷ

Dạo này dự đoán xong toàn chạy ngược 100%, có lẽ cần tĩnh tâm một thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điện đòi tăng giá 18%

Xăng rục rịch đòi tăng 450 - 3000 đồng.

Lạm phát là rõ ràng. Như thế thì chơi chứng khó lại lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC:

Các thị trường tiếp tục giảm với KLGD giảm. Với những bất ổn về tỷ giá và lạm phát cộng với việc giá vàng dang tăng khiến thị trường chứng khoán hiện tại trở nên kém hấp dẫn. Độ rộng thị trường thu hẹp, mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN đã tăng lên trong phiên hôm nay và khối này cũng đã mua ròng trở lại. Hầu hết các mã bluechip giảm trong phiên hôm nay.

Trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ: tỷ giá tiếp tục tăng với tỷ giá giữa mua và bán trên thị trường tự do ở vào mức 21,825, tăng 100đ vào chiều nay. Tuy nhiên, tỷ giá liên ngân hàng khá ổn định và ở mức 21,260. Căng thẳng trên thị trường ngoại hối đang tăng trở lại với sự tình trạng đầu cơ ngắn hạn diễn ra trên thị trường tự do đến nay vẫn chưa được Nhà nước trấn áp. Chúng tôi được biết từ vài nguồn tin rằng nguồn USD tại các ngân hàng thương mại hiện khá dồi dào do ngoại hối chuyển về cuối năm ngoái và do xuất khẩu năm nay đạt cao. Do vậy, mặc dù có những biến động gần đây trên thị trường, Chính phủ có vẻ vẫn khá bình thản và có thể can thiệp vào thị trường để giảm thanh khoản tiền đồng, khiến các ngân hàng thương mại phải bán USD. Điều này có thể sẽ khiến tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá trên thị trường tự do trở về với trần tỷ giá. Đây là lý giải khó có thể chấp nhận vì các ngân hàng rõ ràng là thường thiếu USD. Tuy nhiên hiện tại các ngân hàng có thể đang có nguồn USD dồi dào. Chúng tôi cũng cho rằng các nhà đầu tư ngắn hạn đầu cơ găm giữ nhiều USD nhưng các nhà đầu tư này cũng sẵn sàng bán USD để chốt lời. Do đó, mặc dù thị trường đang bất ổn, thì chúng tôi vẫn tin tưởng rằng NHNN sẽ sớm can thiệp để thu hẹp tỷ giá thị trường với trần tỷ giá.

Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập hôm qua, những biến động của giá vàng sẽ khiến cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Giá vàng trong nước tăng mạnh lên 36.67 triệu đồng/lượng vào hôm nay sau khi giá vàng thế giới tăng mạnh. Và với tình hình tại Trung Đông, thì hiện tại giá vàng còn khả năng tiếp tục tăng. Tỷ giá qua đêm trên thị trường liên ngân hàng ở mức 8.5-10.5%. Điều này cho thấy thanh khoản tiền đồng ở mức cao và NHNN có lẽ sẽ rút bớt lượng thanh khoản tiền đồng dư thừa thông qua thị trường mở.

Về thông tin từ các doanh nghiệp: Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu 21 DNNN lớn đẩy mạnh tiến độ thực hiện bán cổ phiếu ra công chúng. Có vẻ như đây là một phần trong quá trình cải cách đã được thông qua tại Đại hội Đảng. Tuy nhiên, trên thực tế, cần có dự thảo về các hướng dẫn lộ trình IPO để các đợt IPO có thể diễn ra. Và thị trường chứng khoán cũng cần có sự cải cách cơ cấu nhằm nâng cao thanh khoản hàng ngày và thu hút thêm các NĐTNN tham gia. Nếu không, thị trường sẽ không thể hấp thụ được lượng cung cổ phiếu từ các đợt IPO lớn. Đây là một trong những điểm đáng chú ý của thị trường trong năm 2011. Đã có những đề xuất thay đổi được đưa ra liên quan đến giao dịch ký quỹ, giao dịch T+2, kéo dài thời gian giao dịch, giao dịch nhiều tài khoản và thay đổi quy trình IPO; tuy nhiên cho đến nay, trên thực tế những đổi mới vẫn không có nhiều tiến triển. Nếu những những đề xuất đổi mới nói trên đạt được những tiến triển nhất định thì năm 2011 có thể sẽ là một năm thuận lợi cho thị trường chứng khoán. Nếu không, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ lại tiếp tục lình xình.

VPBank đã công bố kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 1.2 nghìn tỷ đồng(57.36 triệu USD), tăng so với mức 670 tỷ đồng trong năm 2010; tổng tài sản dự kiến đạt 100 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2011(cuối năm 2010 là 57 nghìn tỷ đồng). MHB trước đó cũng đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận khả quan vào ngày hôm qua, cho thấy một số ngân hàng vẫn còn hơi lạc quan. Với việc NHNN tập trung kiềm soát lạm phát và mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng/tăng trưởng cung tiền M2 và lạm phát đã xác lập chặt chẽ trở lại thì có khả năng tăng trưởng trong ngành ngân hàng sẽ chậm lại trong năm nay. Và do đó, theo chúng tôi, câu chuyện về việc tăng trưởng cho vay/tăng trưởng huy động cũng như tăng trưởng tài sản của các ngân hàng nhỏ đạt 40-50% hiện đang dần đi đến hồi kết. Theo chúng tôi tăng trưởng trong ngành về sau sẽ tập trung nhiều hơn vào các ngân hàng lớn ngoài quốc doanh khi mà các ngân hàng này đang tiếp tục giành được thị phần. PVS đã công bố lợi nhuận thuần hợp nhất đạt 907.59 tỷ đồng(43.41 triệu USD) trong năm 2010, tăng 42.79%; doanh thu hợp nhất đạt16.84 nghìn tỷ đồng, tăng 57.6%.

==========================================

SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HCM – Thị trường giảm trong phiên hôm nay với GTG D giảm, đạt 748.54 tỉ đồng (tương đương 35.98 triệu USD). VN index giảm 0.92%, kết thúc phiên với 513.11 điểm. 52 mã tăng trong đó có 4 mã tăng trần và 178 mã giảm trong đó có 16 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 18.49% giá trị mua vào và 15.87% giá trị bán ra của toàn thị trường.

Chỉ số Index tăng đầu phiên, chạm mức cao 519.70 điểm trong phiên hai trước khi giảm trở lại xuống dưới tham chiếu, sau đó giao dịch trong dải hẹp gần tham chiếu trong đợt 2, và vào đợt 3 tiếp tục giảm và đóng cửa tại mức thấp trong ngày. Biên độ biến động thu hẹp một chút với chỉ hơn 6.5 điểm và KLGD giảm.

Kết thúc đợt 1, khoảng 6.5 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 6 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 7.9 triệu cổ phiếu được chào bán và 9 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua tăng một chút so với phiên trước và lượng đặt bán cũng tăng nhẹ vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên nhưng vẫn đạt thấp hơn so với phiên trước trong khi lượng đặt bán cũng tăng trong phiên và gần như không thay đổi so với phiên trước. Lượng đặt bán hôm nay tiếp tục vượt một chút so với lượng đặt mua vào đầu phiên, sau đó tình thế đã đảo ngược và lượng đặt mua đã vượt lên lượng đặt bán. Tuy nhiên, giống như trong những phiên trước, vào cuối phiên chênh lệch mua bán giảm.

Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã MSN, DHG , KDC và PNJ nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã CTG , VCB, HAG và PVF. Cổ phiếu các ngành giảm trong phiên hôm nay.

Giá trị mua vào của NĐTNN tăng mạnh về khối lượng và tăng hơn gấp 2 về tỷ trọng. Họ bán ra cũng tăng về khối lượng và về tỷ trọng. Khối ngoại đã mua ròng trong phiên hôm nay với giá trị 19.6 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 20 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã ITC ; PVD; VIC ; BVH và MSN. Họ cũng bán ra nhiều SSI; BVH; MSN; FPT và IT A. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng trong ngày hôm nay với 1 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 9.96% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 432,666 cổ phiếu SBS; 208,900 cổ phiếu CTI ; 100,000 cổ phiếu MSN; 100,000 cổ phiếu BT6 và 231,160 cổ phiếu VMD trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch cổ phiếu MSN & BT6 và 3 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.

SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 2.05% xuống 28,600đ với 1.79 triệu đơn vị được giao dịch. ITC là mã đứng thứ hai, giảm 2.79% xuống 24,400đ với KLGD của 1.22 triệu đơn vị. IT A giảm 1.81% xuống 16,300đ với 1.77 triệu đơn vị được chuyển nhượng. VIC giữ giá 109,000đ với 256,390 cổ phiếu được trao tay. DQC tăng 2.89% lên 28,500đ với KLGD 919,270 đơn vị.

Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA tăng 4.11% lên 7,600đ, VFMVF4 tăng 1.72% lên 5,900đ, VFMVF1 giảm 0.88% xuống 11,200đ, PRUBF1 giảm 1.67% xuống 5,900đ, và MAFPF1 giữ giá 4,500đ.

==============================

Hà Nội - Sàn Hà Nội giảm với GTG D giảm nhẹ, đạt 371.21 tỷ đồng, tương đương 17.84 triệu USD. HNI ndex giảm 1.09% còn 105.49 điểm. 107 mã tăng giá trong đó có 6 mã tăng trần và 172 mã giảm trong đó có 8 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 2.62% giá trị mua vào và 3.81% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN bán ròng với giá trị 4.4 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 31 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 4.85% tổng GTG D toàn thị trường. Hoạt động giao dịch hôm nay diễn ra trầm lắng.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 100,000 cổ phiếu VNR, 105,000 cổ phiếu QNC , 100,000 cổ phiếu OCH và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. BVS là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 2.56% lên 23,700 đồng với 1.24 triệu CP được giao dịch. VCG là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 0.59% xuống 23,400 đồng với 1.09 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

===============================

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Ngày 16/02/2011, VNINDEX giảm -4.76 điểm, tương đương -0.92% đóng cửa ở mốc 513.11 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 27.86 triệu cổ phiếu, thấp hơn -13.13% so với phiên trước và thấp hơn 25.39% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường mở ra và vẫn tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.3) với 52 mã tăng, và 170 mã giảm.

Quan điểm phân tích ngắn hạn: Thị trường mở cửa tăng điểm với thanh khoản ở mức thấp. Tuy nhiên, đà tăng điểm nhanh chóng bị suy giảm khi áp lực bán tăng lên, đẩy thị trường quay đầu giảm điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày tại 513. Sau phiên phục hồi ngắn ngủi hôm qua, VNI đã quay đầu suy giảm, MACD vừa mới di chuyển xuống dưới đường tín hiệu của nó cho thấy tín hiệu cực. Xu hướng giảm ngắn hạn đã quay trở lại, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ quan điểm là chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ kiểm định ngưỡng hỗ trợ 504.5 trong ngắn hạn.

Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng.

Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 526-529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường.

Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ gần nhất xung quanh 504.5 điểm.

Posted Image

Ngày 02/16/2011, HNXINDEX giảm -1.28 điểm, tương đương -1.20% đóng cửa ở mốc 105.37 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 15.53 triệu cổ phiếu, thấp hơn -22.80% so với phiên trước và thấp hơn 49.82% so với khối lượng trung bình 90 ngày.

Quan điểm phân tích kĩ thuật ngắn hạn: Bị chặn bởi kháng cự mạnh xung quanh 110, HNXI đã quay đầu suy giảm sau khi tạo đỉnh ngắn hạn xung quanh 110.7. Cho đến khi kháng cự xung quanh 110 vẫn được giữ, giai đoạn tích lũy/ sideway vẫn còn tiếp diễn. HNXI vẫn tiếp tục đà suy giảm và đang tiếp cận vùng hỗ trợ 104.5.

Posted Image

===================================

Ngày 16/02/2011, VNT10 giảm -1.92 điểm, tương đương -0.71% đóng cửa ở mốc 267.27 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 2.82 triệu cổ phiếu, thấp hơn -30.80% so với phiên trước và thấp hơn 42.48% so với khối lượng trung bình 90 ngày.

Thất bại khi cố gắng tiếp cận đỉnh cũ xung quanh 275, chỉ số Vietnam Top 10 Large Cap - Index (VNT10 - index) đã quay đầu suy giảm. Nhóm cổ phiếu Blue chip do đó cũng đã mất điểm mạnh góp phần đẩy thị trường giảm mạnh hơn hôm nay.

VNindex đươc tính theo vốn hóa thị trường. Đó chính là lý do tại sao một nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn như VNT10 có thể tác động lớn đến diễn biến của VNindex. Thị trường cũng như VNIindex khó có thể biến động mạnh trừ phi nhóm cổ phiếu này bến động cùng chiều. Do đó chúng tôi quan sát và theo dõi nhóm chỉ số này hằng ngày.

Phân kỳ giảm giá đã xuất hiện đối với các chỉ báo RSI (14) và MFI(14), cho thấy tín hiệu tiêu cực. MACD đã di chuyển xuống dưới đường tín hiệu của nó. VNT10 nhiều khả năng sẽ quay đầu kiểm định lại vùng hỗ trợ 260 điểm. VNT10 sẽ giảm xuống ngưỡng hỗ trợ thấp hơn xung quanh 245 điểm nếu xuyên thủng hỗ trợ 260 điểm.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC:

Hôm nay cả hai thị trường đều giảm điểm nhưng đóng cửa cao hơn mức thấp trong ngày và KLGD được cải thiện chút ít. Thực tế, phiên giao dịch hôm nay khá thú vị khi tình trạng giảm điểm đầu phiên đã khơi dậy lực mua và tới cuối phiên thì lực mua này đã đẩy giá lên gần bằng mức thị trường mở cửa. Một phiên giao dịch đồ thị chữ V điển hình. Tuy nhiên độ rộng của thị trường giảm với vài mã tăng điểm trên sàn Hà Nội. Các NĐTNN hôm nay kém tích cực hơn hẳn. Phần lớn các cổ phiếu blue-chip đều giảm điểm mặc dù chúng tôi cũng thấy có một số NH tăng nhẹ.

Trong thị trường tiền tệ và ngoại hối, VND giảm 110 đồng và bình quân tỷ giá mua bán USD trên thị trường tự do là 21,935 vào cuối giờ chiều. Trên thị trường chính thức, tỷ giá vẫn giữ ở mức quanh 21,270. Tỷ giá không chính thức đang dao động quanh 22,000đ nhưng chúng tôi tin rằng nhà nước sẽ sớm can thiệp để hạ nhiệt tỷ giá không chính thức. Vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ và đạt mức giá bình quân mua bán là 36.90 triệu/lượng. Mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế khá ổn định ở mức 1.5-2.5% trong những ngày gần đây và khi giá vàng tăng, nó đẩy giá USD cùng tăng. Điều này khiến cho việc giữ giá trị của tiền đồng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều nhưng nhà nước sẽ cần phải can thiệp và can thiệp sớm. Cuối cùng lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã thu hẹp trong khoảng 9-9.5%. Mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất cấp vốn trên thị trường OMO là 11%, và cũng thấp hơn mức lợi suất bình quân 11.34% và cho thấy hiện có rất nhiều tiền đồng trong hệ thống ngân hàng. Rút lượng tiền thừa đó nhanh nhất có thể và đẩy lãi suất ngân hàng cao hơn sẽ giúp gửi một thông điệp rõ ràng là NH nhà nước đang nghiêm túc về việc kiểm soát tỷ giá không chính thức. Chúng ta hãy cầu nguyện như vậy.

Trong phần tin về doanh nghiệp chúng tôi đọc được rằng Mobifone đang chịu sức ép phải IPO trong năm nay. Việc này đã bị trì hoãn quá lâu, cũng như vụ IPO Vinaphone mà chúng ta được nghe tới từ hồi năm 2006. Tuy nhiên tin này hợp với một vài tin khác tạo thành một câu đố thú vị, sự cần thiết cải tổ thị trường chứng khoán để tăng tính thanh khoản, các động thái cho phép các công ty quản lý quỹ trong nước có nhiều lựa chọn để lập quỹ và những bàn luận về dự thảo nhầm sửa những định hướng cho lộ trình IPO. Chính phủ sẽ cần tìm thêm nguồn tiền và lựa chọn vay nợ bị hạn chế bởi mức nợ công cao (tới 54% GDP). Như vậy với lượng trái phiếu trị giá 45 nghìn tỷ đồng dự kiến phát hành trong năm nay so với 75 nghìn tỷ đồng trong năm 2010, chính phủ sẽ cần phải tìm tiền từ nguồn khác. Bán bớt tài sản hoặc phần vốn trong các doanh nghiệp nhà nước sẽ không chỉ đem lại tiền mà còn giúp cho thấy chính phủ đang cải cách các doanh nghiệp nhà nước, một ưu tiên hàng đầu sau Đại hội Đảng. Như vậy, theo chúng tôi, cải cách thị trường chứng khoán và IPO sẽ là chủ đề chính của thị trường năm 2011.

Hãy quên các vấn đề vĩ mô, năm nay sẽ rất khó khăn với tỷ lệ lạm phát cao và những lo ngại về tiền tệ. Và nếu NHNN làm đúng và nghiêm túc trong việc giảm nguồn cung tiền M2 và giảm tăng trưởng tín dụng nhằm bình ổn giá cả và giữ giá trị cho đồng nội tệ thì ở một mức độ nào đó sẽ phải hi sinh tăng trưởng. Điều này có nghĩa là lãi suất sẽ không giảm nhiều như vậy. Vâng, chúng tôi biết nhiều CP rẻ và chúng ta có thể hi vọng mức tăng EPS 10-16% trong năm 2011 (lý do có khoảng tăng trưởng rộng như vậy là do chúng tôi không biết các cty sẽ huy động thêm bao nhiêu tiền trong năm nay). Tuy nhiên chỉ có một thị trường chứng khoán rẻ vẫn chưa đủ, chúng ta còn cần có động lực. Tôi cho rằng điều chúng tôi đang trình bày chính là động lực đó sẽ không tới từ tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện hơn do đó nếu nó có thể đến từ đâu thì nhiều khả năng là từ việc cải cách thị trường chứng khoán. Và đó là điều các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao từ giờ cho tới hè. Chúng tôi sẽ thường xuyên trở lại vấn đề này và cập nhật tình hình cho quý vị khi có tiến triển mới.

=======================================================

SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HCM – Thị trường lại giảm trong phiên hôm nay nhưng GTG D cao, đạt 858.89 tỉ đồng (tương đương 41.31 triệu USD). VN index giảm 0.64%, kết thúc phiên với 509.83 điểm. 47 mã tăng trong đó có 4 mã tăng trần và 198 mã giảm trong đó có 20 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 14.35% giá trị mua vào và 8.4% giá trị bán ra của toàn thị trường.

Thị trường mở cửa giảm điểm và tiếp tục giảm trong phiên, đến giữa phiên thứ 2 thì chạm mức thấp nhất trong ngày là 505.50 điểm, tại mức này chúng tôi thấy có lực mua hỗ trợ thị trường và sau đó thị trường tăng trở lại trong phiên cuối trước khi đóng cửa thấp hơn mức mở cửa vài điểm. Biên độ giao động hôm nay lại thu hẹp trong khoảng hơn 5 điểm trong khi KLGD tăng.

Kết thúc đợt 1, khoảng 6 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 6.1 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 7 triệu cổ phiếu được chào bán và 11.9 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua tăng một chút so với phiên trước còn lượng đặt bán lại giảm vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên và đóng cửa ở mức cao hơn so với phiên trước trong khi lượng chào bán cũng tăng nhưng thấp hơn so với phiên trước. Lượng chào bán áp đảo lượng đặt mua vào đầu phiên và lần đầu tiên trong vài ngày gần đây, khoảng cách giữa đặt mua và chào bán đã khá rộng.

Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã MSN, CTG , VPL và EIB nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã VIC , DPM, VNM và VCB. Cổ phiếu các ngành giảm trong phiên hôm nay.

Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và tỷ trọng. Họ bán ra cũng giảm khá mạnh về khối lượng và cũng giảm về tỷ trọng. Khối ngoại đã mua ròng trong phiên hôm nay với giá trị 51.13 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 18 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã PVD; BVH; DPM; ITC và CTG . Họ cũng bán ra nhiều HPG; BVH; IT A; MSN và SSI. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động trong ngày hôm nay với 1 giao dịch cực lớn, 1 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 10.49% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 520,780 cổ phiếu CTI ; 250,000 cổ phiếu HDG; 273,850 cổ phiếu TNT ; 220,000 cổ phiếu KSS và 320,000 cổ phiếu VFC trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN chỉ tham gia vào 2 giao dịch nhỏ hơn khác.

SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 1.75% xuống 28,100đ với 2.73 triệu đơn vị được giao dịch. ITC là mã đứng thứ hai, giảm 1.65% xuống 24,000đ với KLGD của 1.64 triệu đơn vị. REE giảm 2.60% xuống 15,000đ với 1.9 triệu đơn vị được chuyển nhượng. VIC giảm 4.59% còn 104,000đ với 270,500 cổ phiếu được trao tay. IT A giảm 1.84% còn 16,000đ với KLGD 1.74 triệu đơn vị.

Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA tăng 2.63% lên 7,800đ, VFMVF4 giảm 1.69% còn 5,800đ, VFMVF1 giảm 0.89% xuống 11,100đ, PRUBF1 giảm 1.69% xuống 5,800đ, và MAFPF1 giữ giá 4,500đ.

=======================================================

đương 20.62 triệu USD. HNI ndex giảm 1.44% còn 103.97 điểm. 57 mã tăng giá trong đó có 4 mã tăng trần và 250 mã giảm trong đó có 16 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 2.39% giá trị mua vào và 4.09% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN bán ròng với giá trị 7.3 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 41 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 16.53% tổng GTG D toàn thị trường. Hoạt động giao dịch hôm nay diễn ra rất sôi động.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 4,800,000 cổ phiếu NV8, 101,000 cổ phiếu VNE, 100,000 cổ phiếu NT P và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. VND là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 4.5% xuống 19,000 đồng với 1.92 triệu CP được giao dịch. PVX là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 2.46% xuống 19,800 đồng với 1.38 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

=======================================================

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Ngày 17/02/2011,VNINDEX giảm -3.28 điểm, tương đương -0.64% đóng cửa ở mốc 509.83 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 33.49 triệu cổ phiếu, cao hơn 20.22% so với phiên trước và thấp hơn 10.36% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường mở ra và vẫn tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.25) với 47 mã tăng, và 182 mã giảm.

Quan điểm phân tích ngắn hạn: Như kỳ vọng thị trường đã quay kiểm định vùng hỗ trợ 505 hôm nay. Thị trường tiếp tục đóng cửa giảm điểm nhưng vẫn giữ trên ngưỡng hỗ trợ 505 điểm. Một cây nến Hammer với bóng nến dưới dài đã xuất hiện trên đồ thị ngày. Vùng hỗ trợ 505 được kỳ vọng sẽ được giữ trong ngắn hạn. Thị trường nhiều khả năng sẽ quay đầu tăng từ vùng hỗ trợ này và kiểm định 525 điểm một lần nữa. Nhà đầu tư

Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng.

Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 526-529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường.

Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ gần nhất xung quanh 505 điểm.

Posted Image

Ngày 17/02/2011, HNXINDEX giảm -1.40 điểm, tương đương -1.33 % đóng cửa ở mốc 103.97 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 20.25 triệu cổ phiếu, cao hơn 30.38% so với phiên trước và thấp hơn 34.34% so với khối lượng trung bình 90 ngày.

Quan điểm phân tích kĩ thuật ngắn hạn: Bị chặn bởi kháng cự mạnh xung quanh 110, HNXI đã quay đầu suy giảm sau khi tạo đỉnh ngắn hạn xung quanh 110.7. Như kỳ vọng thị trường tiếp tục suy giảm và đóng cửa ngay tại vùng hỗ trợ 104 hôm nay. Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao có thể bắt đầu mua vào ngày mai này trong khi những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp hơn chỉ nên mua vào nếu thị trường phản ứng tốt với với vùng hỗ trợ và quay đầu tăng điểm ngày mai.

Posted Image

=====================================================

TECHNICAL STOCK PICKS: SSI

Primary

Ngày 17/02/2011, SSI giảm -0.50 điểm, tương đương -1.75% đóng cửa ở mốc 28.10 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 2.73 triệu cổ phiếu, cao hơn 52.01% so với phiên trước và cao hơn 32.05% so với khối lượng trung bình 90-ngày.

Phân tích kĩ thuật: Thất bại khi tiếp cận đỉnh cũ xung quanh 31.5 vào ngày 09/02/2011, SSI đã quay đầu suy giảm và đã chạm mức thấp nhất trong ngày tại 27.6 hôm nay. Một mẫu hình nến Star xuất hiện trên đồ thị ngày. Ngưỡng hỗ trợ xung quanh 27.5 tại 50% Fibonacci và đường trendline hướng xuống được kỳ vọng sẽ được giữ trong ngắn hạn. Hệ thống phân tích kĩ thuật của chúng tôi cho thấy SSI nhiều khả năng sẽ tạo đáy ngắn hạn xung quanh vùng 27.5 và quay lại tăng kiểm định kháng cự 31.

Chiến lược giao dịch khuyến nghị: Mua tại vùng hỗ trợ 27.5. Ngừng mua và bán tại dưới 27.

Xếp loại tín hiệu: **

Ghi chú: * Yếu (Mua với sự cẩn trọng), ** Khá mạnh (Mua), *** Mạnh (Mua mạnh)

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vietcombank: Thời và thế

Cuối tháng 1-2011, hai ngày trước khi các ngân hàng đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tiền đồng qua đêm trên thị trường liên ngân hàng vọt lên 20-23%/năm. Sau khi Vietcombank và một số tổ chức tín dụng cam kết khả năng tiền sẽ quay trở lại ngân hàng sau Tết, Ngân hàng Nhà nước “bơm” tiền ra mạnh. Ngay lập tức lãi suất qua đêm tụt xuống 13%/năm. Cũng ngày hôm đó, Vietcombank là ngân hàng bán đô la Mỹ nhiều nhất khi tỷ giá có dấu hiệu căng thẳng. Vai trò dẫn đầu và khó có thể thay thế của Vietcombank trong hệ thống ngân hàng một lần nữa được khẳng định!

Có lãi trong tất cả các nghiệp vụ

Năm 2010 Vietcombank là ngân hàng lớn duy nhất có lãi trong tất cả các mảng hoạt động, kể cả kinh doanh chứng khoán và ngoại hối. Trong khi không ít ngân hàng lỗ vì kinh doanh ngoại tệ – một điều không khó hiểu trong bối cảnh điều hành tỷ giá còn nhiều điểm chưa hoàn hảo – Vietcombank vẫn lãi từ nghiệp vụ này 570 tỉ đồng. Thị trường chứng khoán èo uột, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng vẫn đạt 281 tỉ đồng. Sau khi trích dự phòng rủi ro tín dụng 1.471 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế cả năm của Vietcombank lên đến 5.426 tỉ đồng, cao nhất trong các ngân hàng (Nguồn: Báo cáo tài chính 2010). Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ gần 45% (vốn trước khi tăng là 12.100 tỉ đồng-NV) là mục tiêu mà không một tổ chức tài chính nào không mơ ước.

Đang có những ý kiến nền kinh tế và doanh nghiệp còn khó khăn, nhưng các ngân hàng lãi nhiều, trong đó có Vietcombank. Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận của Vietcombank do Nhà nước hưởng bởi Nhà nước đang nắm giữ 90,72% cổ phần ngân hàng này. Hai năm 2008-2009 Vietcombank chia cổ tức tiền mặt 12%/năm và Nhà nước được nhận 1.317 tỉ đồng/năm. Chưa kể khi cổ phần hóa, Vietcombank đã nộp ngân sách Nhà nước số thặng dư hơn 9.000 tỉ đồng. Từ trước đến nay, chưa có doanh nghiệp cổ phần hóa nào nộp cho ngân sách mức thặng dư cao như thế. Trong khi đó đa số cổ đông Vietcombank, kể cả cán bộ công nhân viên, mua cổ phần khi ngân hàng IPO với giá đấu giá bình quân hơn 100.000 đồng/cổ phiếu và qua hai lần nhận cổ tức, đến nay so với giá giao dịch trên sàn, vẫn chưa hòa vốn!

Sự bất cập ấy chịu tác động rất lớn của yếu tố khách quan: Vietcombank phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng đúng vào thời điểm thị trường chứng khoán đang ở đỉnh cao thăng hoa. Cái đáng nói là bản thân Vietcombank nhận ra điều ấy và ngân hàng đã nỗ lực trong kinh doanh, mang lại lợi ích tối đa có thể cho cổ đông – những người vẫn đang chịu thiệt thòi khi đầu tư vào ngân hàng (trừ Nhà nước). Nhìn từ đây, mới thấy hết giá trị cũng như ý nghĩa của mức lợi nhuận mà Vietcombank đã đạt được trong năm qua.

Đã gần cập bến

Tiến trình cổ phần hóa ở Vietcombank chưa thể xem là hoàn tất khi ngân hàng chưa tìm được đối tác chiến lược nước ngoài. Sau một thời gian dài tìm kiếm, cuối cùng “con thuyến” đối tác chiến lược của Vietcombank đã gần cập bến khi hiện ngân hàng đã chọn được bốn nhà đầu tư, là các định chế tài chính tên tuổi của Nhật, Úc, Singapore, vào “chung kết”. Sẽ còn những cuộc thương lượng, những cuộc khảo sát toàn diện (due diligence) của các bên trước khi đi đến thỏa thuận cuối. Nhưng mục tiêu của các bên đều khá rõ ràng và các cuộc đối thoại là sòng phẳng.

Vietcombank, như khẳng định của hội đồng quản trị trong các đại hội cổ đông hàng năm, sẽ chỉ bán cổ phần cho một đối tác chiến lược nước ngoài với mức tối đa theo luật định (có sự đồng ý của Chính phủ) là 20% vốn điều lệ. Sở dĩ như vậy là do Vietcombank muốn một sự đồng thuận cao nhất có thể trong hội đồng quản trị. Lãnh đạo Vietcombank xác định rõ bên cạnh việc hỗ trợ công nghệ, đào tạo nhân lực, kinh nghiệm, việc mua cổ phần của đối tác chiến lược là đầu tư tài chính. Do đó giá bán sẽ phải tương đối cạnh tranh, bởi một khoản đầu tư, cho dù dài hạn đến đâu, cũng phải đến lúc chốt lời trong tương lai.

Đợt tăng vốn vừa qua đã giúp Vietcombank nâng vốn điều lệ lên 17.580 tỉ đồng. Bán 20% vốn cho nước ngoài tương đương hơn 3.500 tỉ đồng. Vietcombank sẽ phát hành thêm số cổ phiếu tương đương 3.500 tỉ đồng và giữ nguyên số cổ phần của Nhà nước. Như thế lợi ích của cổ đông Nhà nước vẫn được đảm bảo. Toàn bộ thặng dư trong đợt phát hành này sẽ thuộc về ngân hàng. Đó là khoản tiền không nhỏ, có thể lên tới cả chục ngàn tỷ đồng, cải thiện đáng kể năng lực tài chính ngân hàng. Nó cũng tạo điều kiện nâng giá trị sổ sách của cổ phiếu. Ngoài ra Vietcombank đang dự kiến xin ý kiến đại hội cổ đông sắp tới chia cổ tức năm 2010 12% bằng cổ phiếu. Tính ra trong năm 2011 vốn điều lệ của Vietcombank có khả năng tăng lên 23.200 tỉ đồng.

Mối quan tâm của giới tài chính là Vietcombank sẽ bán cổ phần cho nước ngoài với giá bao nhiêu? Phía nước ngoài sẽ thuê tổ chức định giá độc lập và họ có nhiều thông số để tham khảo như giá cổ phiếu ngân hàng trong khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng; giá các thương vụ của ngân hàng nội địa bán cho nước ngoài vừa qua; giá IPO và nhất là giá đang giao dịch của Vietcombank trên sàn. Cộng với đó là mức chiết khấu của những rủi ro, thuận lợi của môi trường tài chính. Tất nhiên giá chào bán của Vietcombank cũng phải tính đến các yếu tố trên để có mức hợp lý.

Các quỹ ETF và cổ phiếu Vietcombank

Sẽ là không đầy đủ nếu không cập nhật mối quan tâm của các ETF (quỹ đầu tư chỉ số VN-Index) đến cổ phiếu Vietcombank gần đây. Trong vòng sáu tháng qua các quỹ ETF liên tục mua vào cổ phiếu Vietcombank. Đến nay chỉ riêng Market Vectors VN ETF đã sở hữu khoảng 13 triệu cổ phiếu VCB. Số lượng sở hữu của DB X-trackers FTSE VN cũng ngang ngửa. Hiện nước ngoài nắm giữ khoảng 39% lượng cổ phiếu VCB niêm yết trên sàn (số lượng niêm yết hiện hành xấp xỉ̀ 122,7 triệu cổ phiếu). Nhà đầu tư trong nước nắm giữ phần còn lại, khoảng 75 triệu cổ phiếu. Trong số 75 triệu này, tổ chức sở hữu 44%, cá nhân 56%. Tổ chức trong nước đang có cổ phiếu VCB chủ yếu là các quỹ đóng, các công ty tài chính, ngân hàng. Ngân hàng Quân đội, Á châu đang có trong tay lượng lớn cổ phiếu VCB. Chẳng hạn ACB đang sở hữu 12 triệu cổ phiếu VCB. Đây là những khoản đầu tư lâu dài. Như vậy, lượng cổ phiếu thực sự đang lưu hành của Vietcombank chỉ còn khoảng 40 triệu. Một lượng không nhỏ trong số 40 triệu đó được đầu tư từ ngày IPO.

Hơn một tháng rưỡi trước Vietcombank đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước xin được niêm yết số cổ phiếu do Nhà nước nắm giữ. Đề nghị của Vietcombank đang chờ NHNN chấp thuận. Khi Vietcombank bán cổ phần cho nước ngoài, nhu cầu niêm yết toàn bộ cổ phiếu càng trở nên cần thiết. Từ đây, đã rõ Vietcombank mới thực sự là doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất thị trường, vượt cả BVH (tập đoàn Bảo Việt). Dễ hiểu vì sao các quỹ ETF chú trọng đến cổ phiếu VCB đến vậy trong danh mục đầu tư của họ. Giao dịch cổ phiếu VCB của các ETF đang gây hiệu ứng lan tỏa trong các quỹ đầu tư khác một khi các quỹ này không muốn giá trị tài sản ròng (NAV) của họ có khoảng cách quá xa so với mức tăng trưởng chung của thị trường. Còn xét về đầu tư giá trị, năng lực tài chính cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm và vị thế dẫn đầu ngành của Vietcombank hoàn toàn đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư khó tính. Để minh chứng cho lợi thế của Vietcombank, có thể dẫn một con số: số dư vốn huy động đến cuối năm ngoái của ngân hàng đạt 205.486 tỉ đồng, trong đó có 48.967 tỉ đồng tiền gửi không kỳ hạn (lãi suất thấp). Liệu có bao nhiêu ngân hàng có thể cạnh tranh với Vietcombank về điểm này?

Hải Lý

Lao động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hỏi diễn biến VNI hôm nay thế nào? Quẻ Khai Vô Vong

Nội khắc ngoại, tượng nước chảy trên lòng sông (Đáy sông). Vậy VNI giao động vùng đáy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn sell SSI vãi cả ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạo này dự đoán xong toàn chạy ngược 100%, có lẽ cần tĩnh tâm một thời gian.

Theo ý kiến chủ quan của Khanhhoang thì anh Đại Phúc nên ra quẻ LVDT trước khi áp dụng Phân tích kỹ thuật thì tỷ lệ chính xác sẽ cao hơn. Vì nếu anh PTKT trước thì khi luận quẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi các kết quả của PTKT. Tốt nhất sau khi kết thúc phiên giao dịch hôm nay thì anh ra quẻ cho phiên ngày mai hơn. Sau đó chiều có thời gian rảnh rỗi thì mới PTKT để kết hợp cả 2 thứ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khắp nơi: Quán cafe, internet, báo... đang kêu la vì:

Đau đầu vì điện - Điên đầu vì đô - Ngây ngô vì vàng - Ngỡ ngàng vì đất - Ngất vì tỷ giá - Ngã vì lãi suất - Uất vì giá xăng - Tăng xông mà chết vì lỗ chứng

Vậy tượng quẻ là Khai Xích Khẩu: Nội sinh ngoại, chủ sự tranh luận và thay đổi thành công. Ban đầu hơi bất lợi nhưng sau tốt.

Câu hỏi liên quan đến VNI cần thuận chiều, vậy VNI đang giảm mạnh thì hỏi: Tuần sau VNI có thủng hỗ trợ 498-500 không? Quẻ Hưu Tiểu Cát

Hưu: Nghỉ ngơi, bế tắc, kiệt sức...

Tiểu Cát: Tiểu lợi, vui vẻ, nhỏ bé, ít...

VNI tuần sau lúc đầu bế tắc, ngưng trệ. Sau tốt và vui vẻ, có tiểu lợi.

Vậy VNI tuần sau vui vẻ chứ không buồn nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vật cùng tắc biến, biến tất thông.

Tuần sau $ chợ đen rơi như mưa? Giờ Tý 17/1/Tân Mão ==> Quẻ Đỗ Lưu Niên

Đỗ ==> Đạt, được việc, xong việc.

Lưu Niên: Quay lại, lưu lại, Có tính hiểm độc, lừa dối, âm mưu, là mưu toan, là sự do dự, lo lắng. Thuộc về tài sản là thất thoát, phá sản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu lắm rùi không tham gia:

Quẻ : Đỗ Lưu Niên của anh Đại Phúc.

Theo em thì đây là 1 âm mưu nâng giá $ tiếp tục nhưng chỉ được trong vòng 1 tuần đến 1 tháng rùi bị kìm lại.

Chúc Anh chị vui vẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe "cò" nhà đất kể chuyện làm ăn

Gần 2 tháng nay, giới “cò” đất dường như đang rơi vào những thời khắc khó khăn trong nghiệp làm ăn của mình.

Điều này cũng không quá khó hiểu, bởi Nghị định 71 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Nhà ở được cho là có khá nhiều thông thoáng cho thị trường bất động sản, song kèm với đó nghị định cũng có không ít điều khoản nhằm đưa hoạt động giao dịch trên thị trường vào khuôn phép. Chính điều này đã khiến các "cò" tỏ ra chán nản bởi thực tế, nó đã đụng đến "miếng cơm manh áo" của đa phần đang sống bằng nghề này.

Từ khi nền kinh tế bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường, người dân đã dần quen với khái niệm "cò" mỗi khi một hàng hóa trên thị trường xảy ra tình trạng thiếu cung hoặc thiếu cầu. Với lĩnh vực đất đai, nhà cửa, khái niệm "cò" lại có phần phổ biến hơn và được xã hội chấp nhận như một phần tất yếu của các hoạt động mua bán trên thị trường.

Trong suốt thời gian đó, hầu hết các giao dịch dù thành công hay không cũng đều dính dáng ít nhiều đến vai trò của các "cò" nhà, đất. Họ chính là những nhân viên môi giới, tư vấn của các trung tâm nhà đất, các sàn giao dịch bất động sản và thậm chí là cả những cán bộ của các tổng lớn trong ngành xây dựng, bất động sản.

Khi nói về một thời hoàng kim của mình, anh Nguyễn Văn Hưng, một "cò" đất chuyên nghiệp đã có một thời gian là nhân viên môi giới đắc lực của sàn giao dịch Hadinco tiếc nuối: "chưa bao giờ làm ăn lại khó khăn như bây giờ. Chỉ cách đây đúng 1 năm, tức là vào khoảng tháng 8, tháng 9 năm ngoái, khi mà thị trường chung cư Hà Nội đang vào giai đoạn sốt nóng, người người đua nhau mua chung cư để ở, để lướt sóng.

Đó cũng chính là những quãng thời gian hoàng kim nhất của đội quân "cò" nhà, đất. Với những "cò" có tổ chức, tức là thuộc nhân sự của các sàn giao dịch bất động sản lớn hoặc các doanh nghiệp bất động sản, họ thỏa sức lựa chọn người đặt giá mua cao, thậm chí là có thể từ chối tiếp khách nếu như cảm thấy chưa phải thời điểm xả hàng.

Đối với những dự án sinh ra trò bốc thăm phiếu đăng ký góp vốn hay mua căn hộ, mảnh đất thì đội quân này chính là những lực lượng tham gia tích cực nhất để khuấy động thị trường và lôi kéo khách hàng ném tiền không tiếc tay. Theo "cò" Hưng, chỉ cần có được một vài phiếu rút thăm hoặc một số địa chỉ cần bán nhà, đất thì thu nhập trong tháng đó của các cò không dưới 100 triệu đồng/tháng.

Còn với một tay "cò" có thâm niên như Hiếu (sàn giao dịch Bất động sản Gia Nam, Từ Liêm, Hà Nội) thì việc kiếm vài trăm triệu mỗi tháng vào giai đoạn sốt đất là chuyện dễ như bóc bánh để ăn. "Cò" Hiếu nhớ lại, có những đêm vừa về đến nhà, chưa kịp đặt lưng nằm nghỉ, nghe "đồng nghiệp" gọi điện báo sáng mai tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) có đấu giá đất thế là ngay lập tức gọi taxi phi thẳng xuống Hải Phòng ngay trong đêm.

Tại các cuộc đấu giá đất như vậy, sau khi đã thỏa thuận ngầm với các đồng nghiệp từ Hà Nội xuống cùng các thổ địa của đất Cảng, các cò này thả sức hét giá đấu để cho những người có nhu cầu thực phải bám theo. Tuy nhiên, rốt cuộc các "cò" này đã "bỏ của chạy lấy người" và kết quả là người nào mua được giá đó phải chi lại quả cho các cò bỏ cuộc đó ít thì vài ba chục triệu, nhiều có khi cả trăm triệu cho một lô đất vì đã "tốt bụng" nhường cho người thắng cuộc.

"Cò" Hiếu cho biết, cứ mỗi cuộc lâm trận đấu giá đất như vậy, sau khi chia năm sẻ bảy, mỗi cò cũng bỏ túi được từ 5 - 10 triệu, nhưng đáng nói ở chỗ là được nhân lên theo số lượng các đợt đấu giá đất trên địa bàn quận, huyện trong tháng đó. Nếu may mắn, số tiền mà "cò" Hiếu mang về nộp cho vợ sau mỗi chuyến "công tác" ít nhất cũng 30 - 50 triệu đồng. Thế mới biết, giờ đây thị trường bất động sản trầm lắng, người mua ít, người bán cũng e dè, nên việc các cò nuối tiếc một thời hoàng kim là chuyện dễ hiểu.

Hiếu hy vọng, từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ dần khởi sắc, người dân bắt đầu đổ tiền vào nhà, đất thay cho những kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng đang diễn biến khó lường, những cò như Hiếu lại có cơ hội "bắt tôm bắt tép" sau một thời gian ngồi co gối, cám cảnh làm ăn. "Cò" sập bẫy... "cò" Bên cạnh một bộ phận cò hoạt động theo kiểu "tay không bắt giặc", có một lực lượng không nhỏ là thuộc dạng làm ăn lớn.

Nghĩa là, ngoài "chuyên môn" chính là "cò" trong các phi vụ mua, bán, trao đổi đất đai giữa người mua người bán. Đội quân này nhờ có một số vốn tương đối khá hoặc hùn nhau góp vốn nên họ có thể trực tiếp tham gia các vụ mua bán các căn hộ chung cư hoặc các lô đất mà mình săn được. Điều đáng nói, ở Hà Nội và các thành phố lớn, số này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giới đầu cơ nhà, đất.

Trong khoảng từ năm 2006 đến cuối năm 2009, bằng kinh nghiệm cộng với các mối quan hệ, đội quân "cò" này đã góp phần thao túng thị trường bất động sản, tạo nên những cơn sốt ảo trên thị trường bất động sản tại Hà Nội và các cùng lân cận. Tất nhiên, chiến lợi phẩm mà những cò này thu về sau một đợt tạo sóng cũng không hề nhỏ.

Trịnh Duy Khánh, một tay môi giới chuyên nghiệp được xếp vào hàng anh chị ở các khu như An Khánh, Vân Canh, Văn Phú... tâm sự: "không ngờ cái nghiệp đất cát nó cũng bạc bẽo thế. Chả nói đâu xa, cách đây chưa đầy 5 tháng, trong tay tôi vẫn còn có cả 5 tỷ đồng, thế nhưng vì thiếu tính toán, số tiền đó giờ chỉ còn chưa đầy một nửa mà cũng không còn là tiền mặt nữa".

Sự việc bắt đầu tư khi cơn sốt đất Ba Vì dâng cao hồi tháng 5. Khi đó, vì hám lợi chạy theo giới đầu cơ và những "cò" lớn tung tin lên ôm đất Ba Vì với hy vọng sẽ thu tiền tỷ sau vài tháng nên "cò" Khánh đã dốc hết vốn bao năm tích góp để mua gần 5 sào đất ngay tại thị xã Sơn Tây, khu vực giáp ranh với huyện Ba Vì.

Lãi đâu chả thấy, chỉ chưa đầy 1 tháng sau, 5 sào đất mà cò Khánh mua gần 5 tỷ đồng đã sụt giá còn 4 tỷ đồng, rồi 3 tỷ đồng và giờ đây, mai mối mãi mới có một doanh nghiệp ra giá với anh ta 2,2 tỷ đồng với điều kiện bên bán phải lo toàn bộ chi phí, thủ tục chuyển nhượng và hoàn tất sổ đỏ. Nếm trái đắng đầu tiên sau bao nhiêu năm lặn lôn trên thị trường. Gần 3 tỷ đồng bỗng chốc tan biến chi trong vòng mấy tháng trời là một bài học mà cò Khánh sẽ không bao giờ quên trong nghiệp đất cát của mình.

Còn với "cò" Dương, một cộng tác viên đắc lực của Sàn giao dịch bất động sản Hacinco, ngoài trái đắng đất Ba Vì, cò này cũng đang ôm hai căn hộ chung tư, một của dự án ở Anh Khánh, một của Vân Canh. Số tiền đang đóng cho chủ đầu tư cũng ngót nghét 6 tỷ đồng, trong đó có hơn một nửa là tiền đi vay nhưng đến nay gần nửa năm trời vẫn chưa có khách hỏi mua để... cắt lỗ, chứ chưa nói đến chuyện kiếm lời.

Theo Dương, trong số những đồng nghiệp của anh ta thì số "mắc cạn" cũng không ít. Khá nhiều người trong nhóm của cò này đang dở mếu dở cười với một vài căn hộ chung cư với giá từ 3 - 5 tỷ đồng/căn từ cuối năm ngoái đến nay vẫn không bán được vì giá hơi cao mà lại đều ở xa trung tâm thành phố. Ngoài việc vốn bị om do không bán được hàng, hiện Sàn Giao dịch Bất động sản do Dương đứng tên thành lập cũng đang nợ ngân hàng gần 3 tỷ đồng do sập bẫy của một cao thủ "cò", có biên chế của một tổng công ty bất động sản của nhà nước.

Sự việc được bắt đầu vào tháng 6 năm 2009, khi đó do quá tin tưởng nên "cò" Dương đã nộp tiền đặt cọc để mua 3 căn hộ chung cư tại khu Trung Hòa - Nhân chính do giám đốc một văn phòng môi giới nhà đất thuộc tổng công ty trên đứng ra thu xếp. Thế nhưng, đến nay sau hơn một năm nộp tiền đặt cọc, cao thủ kia đã không thể thực hiện được hợp đồng với khách hàng, trong đó có Dương. Vừa qua, sau khi nghe tin "cò" kia bị bắt, "cò" Dương hy vọng sẽ vớt vát được đôi chút để mong bòn góp trả nợ dần cho ngân hàng.

Theo Dương, chuyện "cò" sập bẫy "cò" là chuyện nhiều như cơm bữa trong giới dẫn dắt, môi giới nhà đất. Có những đồng nghiệp của Dương giờ đã trở thành kẻ trắng tay, về quê cấy lúa chỉ vì nhẹ dạ cả tin, mang cả chục tỷ đồng giao cho các "cò" đàn anh đàn chị để đầu tư đất cát.

Trong câu chuyện với các "cò" về viễn cảnh của nghiệp mối lái cũng như thị trường nhà đất thời gian tới, hầu hết đều lắc đầu vẻ ngao ngán. Lý do được các "cò" đưa ra tất cả là tại "ông nhà nước". Theo giải thích của các "cò", việc Chính phủ ban hành Nghị định 71 đã như một gọng kìm khóa chặt mọi ngõ ngách, mánh lới làm ăn của họ. "Trước đây, khách hàng tìm mua nhà, đất dự án họ chỉ cần một bản hợp đồng góp vốn là có thể yên tâm đầu tư.

Nay nhà nước quy định tất cả phải có "hợp đồng kinh tế" đã khiến cho nhiều nhà đầu tư, chủ dự án đắn đo suy nghĩ, qua đó khiến thị trường bỗng nhiên khựng lại. Và tất nhiên là chúng tôi cũng bị vạ lây", "Cò" Hưng bức xúc. Không chỉ thế, theo "cò" Hưng, nếu như những năm trước, việc mối lái mua bán dễ hơn là do nhà nước chưa cấm các chủ đầu tư cấp 2 được phép chuyển nhượng dự án.

Sau khi Nghị định 71 có hiệu lực, chỉ có chủ đầu tư cấp 1 mới được phép chuyển nhượng dự án, khách hàng muốn ký hợp đồng phải ký trực tiếp với chủ đầu tư cấp 1, đã khiến cho giới đầu cơ mất đường làm ăn. Thị trường qua đó cũng rơi vào trầm lắng hẳn. Còn theo "cò" Khánh, chính việc Nghị định 71 cho phép các chủ đầu tư bán 20% sản phẩm không qua sàn cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội của các "cò".

Bởi lẽ, theo Khánh, dù là nêu ra 20% nhưng trên thực tế chủ đầu tư có bán đúng 20% hay không thì không ai giám sát được. Hơn nữa, xu hướng hiện nay là các chủ đầu tư thường bán trọn cả block của một dự án với hàng chục căn hộ hay mảnh đất cho các sàn "đại gia" thì những văn phòng nhỏ lẻ như của "cò" Khánh sẽ khó mà có cơ hội chen chân vào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cổ Phiếu giảm không, không lên nổi rùi.

Ai cũng bán ra hết ráo.

thời gian hiện giờ nên mua cổ phiếu những ngành: vàng, bạc, giao thông vận tải ( thuộc kim là đc)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay