Đại Phúc

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam 2011

465 bài viết trong chủ đề này

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

Các thị trường cuối cùng đã điều chỉnh trong phiên hôm nay nhưng KLGD vẫn giữ được ở mức khá. Độ rộng thị trường thu hẹp đáng kể, mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN giảm và khối này vẫn mua ròng. Các mã tiêu biểu cho đợt tăng vừa qua như BVH; MSN và PVF đã giảm do hoạt động chốt lời đã diễn ra.

Trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối đã có những biến động trong ngày hôm nay. Đầu tiên là tỷ giá giảm với tỷ giá trên thị trường tự do giữa mua và bán là 21,040đ vào chiều nay. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm là chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và trần tỷ giá sẽ được thu hẹp lại sau Tết. Giá vàng đã tăng trở lại sau khi giảm mạnh vào hôm thứ 6, giá vàng trong nước ở vào mức giá giữa mua và bán là 35.38 triệu đồng/lượng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục tăng lên 16.5% vào ngày hôm nay.

CPI tháng 1 của cả nước đã được công bố ngày hôm nay, tăng 1.74% so với tháng trước và tăng 12.17% so với cùng kỳ năm trước. Chúng tôi đã dự đoán khá nhiều về những con số này và điều này cho thấy xét theo tháng, tốc độ tăng của CPI đã đạt đỉnh vào tháng 12. Tỷ giá ổn định, chính sách tiền tệ thắt chặt, giá gạo giảm đều cho thấy đà tăng của lạm phát từ tháng 2 sẽ giảm do sau Tết giá cả sẽ giảm. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng lợi suất trái phiếu và lãi suất sẽ giảm mạnh cho tới khoảng tháng 3. Nhưng tuy nhiên chúng tôi cho rằng chu kỳ lãi suất cũng đã đạt đỉnh.

Về thông tin từ các doanh nghiệp, MSN đã bán 20% cổ phần tại Masan Resources cho một công ty của Mỹ là Mount Kellett Capital Management LP lấy 100 triệu USD. Theo đó, cả Masan Resources sẽ có giá trị là 500 triệu USD và cho thấy đây là khoản lợi nhuận lớn so với giá mua mỏ Núi Pháo. Tin tức này có lẽ đã phản ánh hết vào giá cổ phiếu MSN; tuy nhiên chúng tôi vẫn kỳ vọng sẽ có những tin tức mới từ cỗ máy hái ra tiền từ các thương vụ đầu tư này trong vài tháng tới. VNM nhiều khả năng sẽ công bố việc phát hành cổ phiếu(xem bên dưới) và chúng tôi ước tổng doanh thu năm 2010 của công ty đạt 16,048 tỷ đồng, tăng 48.3% so với năm ngoái; lợi nhuận thuần đạt khoảng 3,700 tỷ đồng, tăng 56%. Đây là kết quả kinh doanh khả quan và công ty sẽ thực hiện chia thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 2:1 và trả cổ tức bằng tiền mặt 3,000đ/cp. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận của VNM sẽ tăng trưởng mạnh khoảng 40% trong năm 2011.

Hiện tại, các nhà đầu tư trên thị trường đang dự đoán các cổ phiếu tiếp theo sẽ được các quỹ ETF mua. Trong phiên hôm nay, các mã ngân hàng quốc doanh như VCB và CTG hôm nay đã đi ngược lại xu thế giảm của thị trường và tăng nhờ kết quả kinh doanh tốt và thông tin là cả 2 mã này sẽ niêm yết nốt phần vốn còn lại trên thị trường. Điều này sẽ làm tăng tỷ trọng của cả 2 mã này trong VNindex và các quỹ đầu tư theo chỉ số sẽ phải mua vào những mã này. VNM cũng tiếp tục tăng trong phiên hôm nay khi có thông tin cho rằng việc phát hành 3% cổ phiếu thông qua đấu giá đã được thông qua. Do room dành cho NĐTNN đã hết thì điều này có thể sẽ tạm thời nới rộng room cho NĐTNN, nhưng room này có lẽ sẽ nhanh chóng bị lấp đầy. Hiện tại có lẽ lực mua vào của các NĐTNN đang đẩy đi lên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc các nhà đầu tư trong nước dự đoán những động thái tiếp theo của khối NĐTNN.

Việc thị trường điều chỉnh ngày hôm nay là khá hợp lý sau khi đã tăng gần đây và điều này giúp thị trường củng cố lại. Tuy nhiên, theo chúng tôi, xu hướng nghiêng mạnh về đi lên và VNindex sẽ tiếp tục đà tăng gần đây, nếu không phải là trong tuần này thì sẽ là sau Tết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HCM – Thị trường giảm trong phiên hôm nay với GTG D giảm, đạt 1,031.09 tỉ đồng (tương đương 52.89 triệu USD). VN index giảm 1.85%, kết thúc phiên với 509.88 điểm. 42 mã tăng trong đó có 6 mã tăng trần và 200 mã giảm trong đó có 28 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 13.03% giá trị mua vào và 7.3% giá trị bán ra của toàn thị trường.

Như thường lệ, chỉ số Index tăng đầu phiên, nhanh chóng chạm mức 525.70 điểm trước khi đảo chiều và bắt đầu một đợt suy giảm dài trong đó VNindex tạm chững đà giảm vào đợt cuối trước khi đóng cửa giảm tiếp xuống mức thấp. Biên độ biến động mở rộng mạnh với gần 16 điểm và KLGD giảm.

Kết thúc đợt 1, khoảng 5.5 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 6.9 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 7.8 triệu cổ phiếu được chào bán và 10 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua tăng nhẹ so với phiên trước và lượng đặt bán giảm mạnh vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên nhưng vẫn đạt thấp hơn so với phiên trước trong khi lượng đặt bán cũng tăng lên trong phiên và đạt cao hơn so với phiên trước. Lượng đặt mua vượt lượng đặt bán đầu phiên và chênh lệch mua bán được duy trì trong suốt phiên nhưng điều này đã không phản ánh vào thực tế giá cổ phiếu.

Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã VCB, VNM, CTG và DLG nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã BVH, MSN, VIC và PVF. Cổ phiếu các ngành diễn biến trái chiều và giảm trong phiên hôm nay.

Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra cũng giảm nhẹ về khối lượng nhưng tăng về tỷ trọng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 59.01 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 24 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã BVH; DPM; VCB; MSN và FPT. Họ cũng bán ra nhiều FPT; STB; SSI; BVH và SJS. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn trong ngày hôm nay với 2 giao dịch cực lớn, 2 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 13.0% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 520,000 cổ phiếu HAG; 455,000 cổ phiếu CTI ; 1,162,560 cổ phiếu UDC; 419,180 cổ phiếu NKG ; 407,000 cổ phiếu VFC, 85,000 cổ phiếu NBB và 421,000 cổ phiếu STB trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu NBB.

SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 2.7% xuống 28,800đ với 2.42 triệu đơn vị được giao dịch. VNM là mã đứng thứ hai, tăng tiếp 4.81% lên 98,000đ với KLGD của 713,730 đơn vị. VCB tăng 4.85% lên 34,600đ với 1.1 triệu đơn vị được chuyển nhượng. CTG tăng 1.74% lên 23,400đ với 1.48 triệu cổ phiếu được trao tay. DPM giảm 1.37% xuống 43,200đ với KLGD 762,220 đơn vị.

Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA không có giao dịch với giá tham chiếu là 7,000đ, VFMVF4 giữ giá 5,900đ, VFMVF1 giảm 0.88% xuống 11,300đ, PRUBF1 tăng 3.64% lên 5,700đ, và MAFPF1 giữ giá 4,500đ.

=========================

Hà Nội - Sàn Hà Nội giảm với GTG D gần như giữ nguyên, đạt 483.85 tỷ đồng, tương đương 24.82 triệu USD. HNI ndex giảm 1.53% còn 106.22 điểm. 77 mã tăng giá trong đó có 4 mã tăng trần và 220 mã giảm trong đó có 15 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 2.09% giá trị mua vào và 1.37% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 3.49 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 26 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 6.6% tổng GTG D toàn thị trường. Hoạt động giao dịch hôm nay diễn ra trầm lắng hơn.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 1,030,000 cổ phiếu TH V; 182,000 cổ phiếu QNC và 115,000 cổ phiếu ACB và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. PVX là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 1.08% lên 20,700 đồng với 2.07 triệu CP được giao dịch. SHN là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 2.77% xuống 19,800 đồng với 1.42 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mua SJS, VCB: Khai tốc Hỷ.

SJS ước đạt 1,021 tỷ đồng doanh thu năm 2010 (giảm 5%) và 607 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (giảm 31%). Doanh thu vượt kế hoạch 56% so với kế hoạch năm 2010 của công ty và lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch 40%. EPS ước đạt 5,007đ; P/E đạt 12.2 lần. Trong 1,021 tỷ đồng doanh thu, chỉ có khoản 160 tỷ đồng doanh thu là của hoạt động kinh doanh năm 2010, gồm 100 tỷ đồng từ dựa án Văn Khê Văn La, 10 tỷ đồng từ dự án Sông Đà Ngọc Vừng và 50 tỷ đồng từ dự án Trần Hưng Đạo. Phần còn lại trong 1,021 tỷ đồng doanh thu là từ năm 2009 ghi nhận sang.

• T T rong năm 2010, lĩnh vực bất động sản bị ảnh hưởng do sự rà soát quy hoạch của Chính quyền thành phố Hà Nội và ảnh hưởng bởi Nghị định 71. Nhiều dự án trước đây được cấp phép nhưng không có nhiều tiến triển trong việc triển khai đã trải qua quá trình rà soát và một số dự án đã bị đình chỉ. Do đó nhiều dự án đã bị ngưng trệ. Đối với SJS, dự án Nam An Khánh sẽ vượt qua được cuộc rà soát này có thể vào cuối năm 2011 và dự án dự kiến sẽ hoàn thành phần cơ sở hạ tầng vào thời điểm này. Do đó, dự án sẽ được đưa ra thị trường.

• T T heo như chúng tôi trao đổi với SJS, công ty đã lập một số công ty con để thực hiện các dự án trong năm 2010 và tiếp tục trong năm 2011. Về dự án Nam An Khánh, dự án sẽ được phát triển theo như quy hoạch đã được cấp phép chứ không bán đất. Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ thu về dòng tiền mặt trong khoảng thời gian dài hơn nhưng kết quả lợi nhuận đạt được sẽ cao hơn (so với việc chỉ bán đất). Công ty dự kiến phát triển từ 3-4ha (diện tích thuần có thể bán) mỗi năm. Chúng tôi dự tính số căn biệt thự/nhà đưa ra thị trường từ dự án Nam An Khánh sẽ khoản 250 đơn vị/năm.

• C C húng tôi dự báo trong năm 2011, SJS sẽ ghi nhận 1,326 tỷ đồng doanh thu và 834 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn so với kế hoạch kinh doanh dự kiến năm 2011 của công ty. SJS đưa ra kế hoạch lợi nhuận năm 2011 theo kế hoạch ban đầu của năm 2011 là 2,300 tỷ đồng doanh thu và 1,006 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. HSC cho rằng SJS dự kiến sẽ tự xây dựng và bán biệt thự/nhà ở thay vì đơn thuần chỉ bán và chuyển giao dự án cho các bên phát triển dự án thứ cấp như đã thực hiện trong năm 2009, và cả doanh thu và giá vốn hàng bán trong năm 2011 nhiều khả năng sẽ tăng đáng kể so với năm 2010. Vì trong năm này, chúng tôi nhận thấy ít hoạt động triển khai do đó chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng trưởng lần lượt 30% và 37% trong năm 2011.

• Sau một thời gian dài gặp nhiều trì hoãn và có những sự không rõ ràng trong chiến lược, thì SJS có vẻ cuối cùng đã có những tiến triển tích cực. Chiến lược kinh doanh mới theo đó công ty tự phát triển và bán sản phẩm cuối cùng thay vì bán đất là chiến lược khôn ngoan và đáng ca ngợi. Tuy nhiên, công ty sẽ phải chờ lâu hơn để đạt được doanh thu lợi nhuận và có thể từ năm 2012 trở đi công ty mới đạt doanh thu lợi nhuận từ dự án. Cổ phiếu hiện tại không phải là quá rẻ nhưng đã không được thị trường chú ý trong thời gian qua. Tuy nhiên, SJS là cổ phiếu có tính thanh khoản và là đại diện cho thị trường bất động sản Hà Nội, do đó đối với các nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường này thì theo chúng tôi, cổ phiếu SJS là cổ phiếu chúng tôi ưa chuộng nhất.

===================================

Hiện tại, các nhà đầu tư trên thị trường đang dự đoán các cổ phiếu tiếp theo sẽ được các quỹ ETF mua. Trong phiên hôm nay, các mã ngân hàng quốc doanh như VCB và CTG hôm nay đã đi ngược lại xu thế giảm của thị trường và tăng nhờ kết quả kinh doanh tốt và thông tin là cả 2 mã này sẽ niêm yết nốt phần vốn còn lại trên thị trường. Điều này sẽ làm tăng tỷ trọng của cả 2 mã này trong VNindex và các quỹ đầu tư theo chỉ số sẽ phải mua vào những mã này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-HSC:

Ngày 24/01/2011, VNINDEX giảm -9.62 điểm, tương đương -1.85% đóng cửa ở mốc 509.88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 33.58 triệu cổ phiếu, thấp hơn -21.09% so với phiên trước và thấp hơn 12.20% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường vẫn tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.78) với 194 mã giảm, và 42 mã tăng.

Quan điểm phân tích ngắn hạn: Như kỳ vọng, bị cản bởi áp lực bán mạnh từ vùng kháng cự ngắn hạn xung quanh 526 điểm tại mốc Fibonacci Extension 161.8%, thị trường đã quay đầu quy giảm mạnh sau khi tăng chạm mốc cao nhất trong ngày tại 525.7 điểm, tạo ra một cây nến đen lớn khi VNI đóng cửa thấp hơn rất nhiều so với giá mở cửa. Mẫu hình nến đảo chiều Engulfing bearish xuất hiện, thêm vào đó, tín hiệu phân kỳ giảm giá đã xuất hiện đối với chỉ báo MFI (14) khi VNI liên tục tạo ra đỉnh cao hơn nhưng MFI lại tạo đỉnh thấp hơn.

Vietnam Top 10 Large Cap – Index (chỉ số đại diện cho 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường) đã quay đầu suy giảm khi chạm kháng cự chính xung quanh 247.2 điểm hôm nay và được kỳ vọng sẽ tiếp tục suy giảm xuống vùng hỗ trợ tiếp theo xung quanh 228.7 trong một vài ngày tới, cung cấp tín hiệu không tích cực đối với thị trường do tính ảnh hưởng lớn của nhóm này này đối với VNI.

Tóm lại: Thị trường đã cho thấy tín hiệu tiêu cực ngắn hạn, nhiều khả năng đã tạo đỉnh ngắn hạn xung quanh 526 và sẽ tiếp tục kiểm định hỗ trợ chính xung quanh 497 trong một vài ngày tới.

Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Với việc phá vỡ kháng cự mạnh 500, quá trình tích lũy được kỳ vọng đã kết thúc. Thị trường đang hướng về mục tiêu là vùng kháng cự xung quanh 545 và chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ kiểm định vùng này trước cuối tháng 3 năm 2011.

Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 526-529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%, trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường.

Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ quan trọng xung quanh 497 điểm tại đường internal trend line và đỉnh ngắn hạn ngày 15/12/2010.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VNI đã có 1 tuần tăng điểm liên tiếp, vượt 500 dễ dàng, không retest. Có khá nhiều chỉ trích MM vẽ chart, market breadth không tốt, không tin vào đợt tăng điểm này... Tuy nhiên, điều họ đã làm được là không ai còn nghĩ mức 500 là strong resistance.

Tôi nghĩ MM đã không chọn cách đối đầu tại mức 500 (chi phí rất cao) mà tập kích bất ngờ, kéo các mã siêu trọng luân phiên để vượt resistance (chi phí thấp).

Hiện đang có quan điểm các mã siêu trọng phải điều chỉnh để phù hợp với mặt bằng giá chung của hầu hết các mã khác, vì quá bất hợp lý. Nhưng MM sẽ bán cho ai nếu họ xả hàng tại thời điểm này, ví dụ BVH đang giá >100?

Nếu các mã siêu trọng được giữ ổn định ở mức giá cao, thì đa phần các mã khác trở thành quá hấp dẫn, sẽ tăng dần lên và tạo mặt bằng giá mới. Do đó, điều chỉnh nếu có sẽ không mạnh.

Theo weekly chart thì index vượt 550 không phải là khó khăn.

http://vietcurrency.com/discussion/showthr...-Jan-2011/page9

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưởng Tết 1,2 tỷ đồng

Nếu như năm 2009, giám đốc chi nhánh Hà Nội của một NH phía Nam được thưởng tết trị giá bằng một ôtô Honda Civic, thì năm nay mức thưởng đó xem ra chưa thấm vào đâu.

Lãnh đạo của một ngân hàng cổ phần lớn bật mí với Tiền Phong, giám đốc chi nhánh TPHCM của ông sẽ được lãnh thưởng 16 tháng lương, suýt soát 1,2 tỷ đồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Áp lực bán lấy tiền tiêu tết của các NDT nhỏ chỉ còn cơ hội ngày mai, bán ngày mai thì tiền về T+3 vào chiều thứ 6. Sau ngày mai áp lực bán giảm mạnh.

Do vậy khả năng ngày mai TT vẫn giảm. (Dự đoán theo diễn biến tâm lý)

Đây là cơ hội cơ cấu lại DM sang Blu sàn HSX, nên tránh mua hàng nóng sàn HNX.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đợi nghiệm quẻ của huynh Thiên Luân nha.Meiji đang trong gđ nằm chờ thời, hết tiền theo sóng rồi.

Cám ơn huynh Thiên Luân đã có quẻ để topic thêm sinh động, vào xem vui vui, thú vị làm sao.

K thấy thầy Thiên Sứ vào để phán giá vàng!!!!Bao nhiêu người mong lời phán của Thầy

hi hi ^_^ :D

Tuần sau VN-Index sẽ bị làm giá để giới đầu tư hốt cú chốt rồi nghỉ Tết đấy, sẽ tăng vào 2 ngày đầu tuần (thứ 2 và 3) và giảm nhẹ đến hết thứ 6, tuy nhiên mức giảm này vẫn là đang ở biên độ tăng, chứ không phải tụt giảm mất giá. Quẻ Khai Lưu Niên và quẻ Kinh Lưu Niên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay VIC, SJS, và sắp PVD...

xoay vòng luân xa chiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sắp đến lượt KBC, FPT...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đợi nghiệm quẻ của huynh Thiên Luân nha.Meiji đang trong gđ nằm chờ thời, hết tiền theo sóng rồi.

Cám ơn huynh Thiên Luân đã có quẻ để topic thêm sinh động, vào xem vui vui, thú vị làm sao.

K thấy thầy Thiên Sứ vào để phán giá vàng!!!!Bao nhiêu người mong lời phán của Thầy

hi hi ^_^ :D

Trong 3 ngày đầu của tuần này thì quẻ ko nghiệm rồi, hic, các tuần trước lên quẻ thì chính xác, đến tuần này công khai luận quẻ thì lại ko ứng. Bó tay!!! Hy vọng vào 3 ngày cuối cho ACE vớt vát!!!

Giá vàng trong tuần này sẽ ko có biến động đâu meiji. Muốn kiếm lời từ vàng thì để Tân mão nha!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong 3 ngày đầu của tuần này thì quẻ ko nghiệm rồi, hic, các tuần trước lên quẻ thì chính xác, đến tuần này công khai luận quẻ thì lại ko ứng. Bó tay!!! Hy vọng vào 3 ngày cuối cho ACE vớt vát!!!

Giá vàng trong tuần này sẽ ko có biến động đâu meiji. Muốn kiếm lời từ vàng thì để Tân mão nha!!

Quẻ vẫn chính xác, nhưng cách luận quẻ bị sai do thiếu thông tin áp vào.

Xét thông tin về T+ và tết thì BBs, MMs phải tranh thủ đè giá trong phiên T2,3 để NDT cần rút ra thì chỉ có lỗ. Từ mai VNI tăng đến hết tuần. (Cách luận quẻ này do có thêm yếu tố đặc biệt nên phải xoay 180 độ so với cách luận thông thường.)

Để chờ 3 phiên nữa xem có đúng không nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em nhớ có bác nào bẩu câu này hay:

1. Nếu Blue Chip đứng yên, mấy mã Peny phi thì các bác bẩu là thị trường này loạn cả ròi, hàng tốt không lên giá, hàng lởm lên giá, nào thì hàng mèo mả gà đồng hơn hoa hậu.... thị trường không phản ánh đúng, bị làm giá.

2. Nếu tất cả đều trắng bảng các bác bẩu bà con không hiểu biết, hàng mèo mả gà đồng cũng sánh ngang hoa hậu.

3. Nếu chỉ Blue Chip phi còn Peny giảm hoặc đứng thì các bác cũng bẩu làm giá, thế là thế lào nhỉ.

Tóm lại thì tất cả đều là trò chơi mà, cờ gian bạc lận mà, được và mất nhiều khi bác chả chủ động được vì vậy thay vì thắc mắc hay kêu gào thì các bác nên chấp nhận, tận dụng sự suy luận, các mối quan hệ và tăng thêm chút thuốc liều để tìm ra quy luật mà đu theo, ak ak

http://f319.com/home/1380054/page-4

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC:

Các thị trường điều chỉnh sâu hơn trong phiên hôm nay; tuy nhiên, VNindex vẫn được giữ ở trên mốc 500 – mốc quan trọng về mặt tâm lý. KLGD gần như không thay đổi so với phiên hôm qua, mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN tăng một chút và khối này đã mua ròng mạnh hơn. Độ rộng thị trường hẹp và hoạt động chối lời đã diễn ra trên diện rộng, và dẫn đầu xu hướng giảm là các mã có tỷ trọng lớn trong VNindex như BVH, MSN và giờ là cả CTG. Lượng đặt mua và đặt bán giảm mạnh so với phiên hôm qua cho thấy giao dịch trên thị trường đang trầm lắng hơn trước dịp nghỉ Tết do phiên hôm qua là phiên cuối cùng để thanh toán trước dịp Tết âm lịch. Đáng chú ý là số lượng nhà đầu tư muốn tham gia thị trường giảm trong phiên hôm nay và thị trường có thể sẽ đi trong dải hẹp trong những phiên giao dịch còn lại của tuần.

Trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, tỷ giá giảm nhẹ với tỷ giá giữa mua và bán trên thị trường tự do ở mức 21,035 vào chiều nay. Giá vàng trong nước giảm sau khi bật lại ngày hôm qua và ở mức 35.10 triệu đồng/lượng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục tăng và ở mức 16.5-19%, và đây là điều vẫn thấy trước dịp nghỉ Tết âm lịch do nhu cầu tiền mặt tăng mạnh.

IFC, một đơn vị của World Bank đã có thỏa thuận mua 10% cổ phần của Vietinbank với giá trị 300 triệu USD, tương đương 22,000đ/cp; kế đến đơn vị này thông báo đã đầu tư dài hạn 40.5 triệu USD vào NHTMCP An Bình(ABBank). Với hai khoản đầu tư này, IFC sẽ hỗ trợ và củng cố hai tổ chức tài chính nhận đầu tư; và trước đây, các khoản đầu tư của IFC tại Việt Nam đã khá thành công xét về mặt chuyển giao kiến thức và công nghệ. Trong số các ngân hàng, chúng tôi ưa chuộng CTG ở mặt bằng giá hiện tại bên cạnh những mã EIB; MB và HBB(trong đó 2 mã đầu có thể sẽ khó để mua vào).

Về thông tin từ các doanh nghiệp, OceanBank, một công ty con của OGC, đạt lợi nhuận trước thuế 691 tỷ đồng(35.43 triệu USD) cho năm 2010, tăng 129% so với năm trước đó. Vốn huy động của ngân hàng tăng 82%, đạt 50.427 nghìn tỷ đồng, cho vay tăng trưởng 73%, đạt 17.631 nghìn tỷ đồng. Habubank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 612.9 tỷ đồng, tăng 21.4% so với năm trước. Tổng vốn huy động đạt 31.118 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22.2%, cho vay đạt 18.589 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 39.16%. Các ngân hàng đã công bố lợi nhuận khả quan hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, đây là những kết quả chưa được kiểm toán và theo chúng tôi, nói chung, các ngân hàng có vẻ trích lập dự phòng nợ xấu ở mức thấp.

Thị trường có vẻ tạm thời chững lại trước dịp nghỉ Tết và các nhà đầu tư đã chốt lời để rút tiền khỏi thị trường trong vài ngày qua. Tuy nhiên, mốc 500 đến nay vẫn được giữ vững và 494 là mốc hỗ trợ mạnh. Chúng tôi vẫn lạc quan và khuyến nghị các nhà đầu tư mua vào nếu thị trường tiếp tục giảm. Trong số bluechips, chúng tôi ưa chuộng các mã PVD, DPM, KBC; và trong số các mã nhỏ chúng tôi ưa chuộng AAA & VNS.

==================================

SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HCM – Thị trường tiếp tục giảm trong phiên hôm nay với GTG D giảm, đạt 1,008.36 tỉ đồng (tương đương 51.72 triệu USD). VN index giảm 1.55%, kết thúc phiên với 501.97 điểm. 64 mã tăng trong đó có 9 mã tăng trần và 174 mã giảm trong đó có 15 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 17.81% giá trị mua vào và 9.17% giá trị bán ra của toàn thị trường.

Chỉ số Index giảm đầu phiên, sau đó nhanh chóng tăng lại và đạt mức cao 506.12 điểm trước khi đảo chiều đi xuống hướng về mốc 500; sau đó ngang trong thời gian còn lại của phiên trước khi đóng cửa trên mức thấp trong ngày một chút. Biên độ biến động thu hẹp mạnh với chỉ hơn 4 điểm và KLGD giảm nhẹ.

Kết thúc đợt 1, khoảng 3.5 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 4.8 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 4.2 triệu cổ phiếu được chào bán và 7.1 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua giảm đáng kể so với phiên trước và lượng đặt bán cũng giảm mạnh so với phiên trước vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên nhưng vẫn đạt thấp hơn nhiều so với phiên trước trong khi lượng đặt bán lình xình và tăng nhẹ trong phiên và đạt thấp hơn nhiều so với phiên trước. Lượng đặt mua vượt lượng đặt bán đầu phiên, và chênh lệch mua bán này được giữ trong suốt phiên giao dịch nhưng một lần nữa điều này không phản ánh vào giá cổ phiếu trong ngày.

Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã VIC , VPL, KDC và SBT nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã BVH, MSN, CTG và DPM. Cổ phiếu các ngành diễn biến trái chiều và giảm trong phiên giao dịch ngày hôm nay.

Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng và tỷ trọng. Họ bán ra cũng tăng về khối lượng và tăng về tỷ trọng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 87.09 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 39 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã FPT; VCB; DPM; TRC và HAG. Họ cũng bán ra nhiều FPT; STB; TRC; VNM và SJS. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động trong ngày hôm nay với 2 giao dịch cực lớn, 6 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 23.46% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 2,300,576 cổ phiếu GMD; 1,300,000 cổ phiếu KT B; 340,000 cổ phiếu CTI ; 600,000 cổ phiếu CMT; 444,860 cổ phiếu VMD, 500,000 cổ phiếu VPH; 159,730 cổ phiếu TRC; 100,000 cổ phiếu VNM và 290,000 cổ phiếu NKG trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu TRC & VNM và 4 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.

SSI là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 1.39% xuống 28,400đ với 2.34 triệu đơn vị được giao dịch. STB là mã đứng thứ hai, giảm 0.63% xuống 15,700đ với KLGD của 2.98 triệu đơn vị. DPM giảm 4.86% xuống 41,100đ với 781,350 đơn vị được chuyển nhượng. QCG tăng 1.19% lên 25,500đ với 1.17 triệu cổ phiếu được trao tay. FPT giảm 0.79% xuống 62,500đ với KLGD 437,760 đơn vị.

Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA tăng 4.29% lên 7,300đ, VFMVF4 giữ giá 5,900đ, VFMVF1 giảm 0.88% xuống 11,200đ, PRUBF1 giảm 3.51% xuống 5,900đ, và MAFPF1 tăng 2.22% lên 4,600đ.

============================

Hà Nội - Sàn Hà Nội cũng giảm trong phiên hôm nay với GTG D tăng, đạt 423.28 tỷ đồng, tương đương 21.74 triệu USD. HNI ndex giảm 0.87% còn 105.30 điểm. 56 mã tăng giá trong đó có 3 mã tăng trần và 222 mã giảm trong đó có 18 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 2.5% giá trị mua vào và 0.94% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 6.6 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 29 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 13.14% tổng GTG D toàn thị trường. Hoạt động giao dịch hôm nay diễn ra sôi động.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 1,500,000 cổ phiếu TH V; 100,000 cổ phiếu HG M và 752,500 cổ phiếu SHB và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. KLS là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, giảm 2.53% xuống 14,300 đồng với 2.14 triệu CP được giao dịch. BVS là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên giảm 5.16% xuống 21,100 đồng với 1.56 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-HSC:

Ngày 25/01/2011, VNINDEX giảm -7.91 điểm, tương đương -1.55% đóng cửa ở mốc 501.97 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 31.59 triệu cổ phiếu, thấp hơn -5.92% so với phiên trước và thấp hơn 16.99% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường có cải thiện nhưng vẫn tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.36) với 174 mã giảm, và 42 mã tăng.

Quan điểm phân tích ngắn hạn: Bị cản bởi áp lực bán mạnh từ vùng kháng cự ngắn hạn xung quanh 526 điểm tại mốc Fibonacci Extension 161.8%, thị trường đã quay đầu quy giảm mạnh sau khi tăng chạm mốc cao nhất trong ngày tại 525.7 điểm. Mẫu hình nến đảo chiều Engulfing bearish xuất hiện, và tín hiệu phân kỳ giảm giá đã xuất hiện đối với chỉ báo MFI (14) 2 ngày trước đây.

Vietnam Top 10 Large Cap – Index (chỉ số đại diện cho 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường) đã quay đầu suy giảm khi chạm kháng cự chính xung quanh 247.2 điểm và đang kiểm định vùng hỗ trợ 228-227. VNT10 sẽ điều chỉnh thấp hơn xuống vùng hỗ trợ thấp hơn xung quanh 221-220 nếu như chỉ số này phá vỡ vùng hỗ trợ 227.

VNSTI index đang ở trong vùng hỗ trợ xung quanh 120 điểm. Do đó, nếu như bạn là nhà đầu tư quan tâm đến những cổ phiếu Penny và mid-cap nên mua vào một phần tại vùng hỗ trợ này và mua phần còn lại nếu như VNST index tăng phá vỡ kháng cự quan trọng của mình xung quanh 125, đặc biệt với thanh khoản cao.

Tóm lại: VNI đã tạo đỉnh ngắn hạn xung quanh 525.5 và đang trong quá trình điều chỉnh hướng về vùng hỗ trợ 497 điểm. Thị trường có thể sẽ điểm định vùng hỗ trợ này trong một vài ngày tới. Vùng hỗ trợ thấp hơn của VNI là 492 điểm.

Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ kiểm định vùng kháng cự 545 trước cuối tháng 3 năm 2011.

Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 526-529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường.

Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ quan trọng xung quanh 497 điểm tại đường internal trend line và đỉnh ngắn hạn ngày 15/12/2010.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày 25/01/2011, VNSTI giảm -0.91 điểm, tương đương -0.75% đóng cửa ở mốc 120.99 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 51.84 triệu cổ phiếu, thấp hơn -10.53% so với phiên trước và thấp hơn 26.19% so với khối lượng trung bình 90 ngày.

VNSTI đã dao động trong mẫu hình cái nêm hướng xuống trong gần 2 tháng và đã test vùng hỗ trợ tại 120, đóng cửa ở trên một chút so với ngưỡng hỗ trợ này hôm nay. Cho đến khi nào VNST index vẫn giao động dưới kháng cự 125, trên 120 xu hướng điều chỉnh/tích lũy vẫn tiếp tục. Một sự phá vỡ kháng cự 125 với thanh khoản cao sẽ xác nhận quá trình tích lũy kết thúc và xu hướng tăng ngắn hạn sẽ trở lại với mục tiêu ban đầu là đỉnh cũ tại 134.

Tóm lại: VNSTI đang ở trong vùng hỗ trợ xung quanh 120 điểm. Do đó, nếu như bạn là nhà đầu tư quan tâm đến những cổ phiếu Penny và mid-cap nên mua vào một phần tại vùng hỗ trợ này và mua phần còn lại nếu như VNST index tăng phá vỡ kháng cự quan trọng của mình xung quanh 125, đặc biệt với thanh khoản cao.

Ghi chú: VNST – index (Vietnam Stocks Price-Weighted Average) được tạo ra bởi việc tổng hợp toàn bộ 629 mã cổ phiếu của cả hai sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nếu như VNI tạo ra từ việc đánh trọng số cao cho những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn. VNST – Index được tạo thành từ trung bình giá giản đơn của tất cả các cổ phiếu trong bộ chỉ số, do đó phản ánh xu thế chung của tất cả các cổ phiếu trên thị trường.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quẻ vẫn chính xác, nhưng cách luận quẻ bị sai do thiếu thông tin áp vào.

Xét thông tin về T+ và tết thì BBs, MMs phải tranh thủ đè giá trong phiên T2,3 để NDT cần rút ra thì chỉ có lỗ. Từ mai VNI tăng đến hết tuần. (Cách luận quẻ này do có thêm yếu tố đặc biệt nên phải xoay 180 độ so với cách luận thông thường.)

Để chờ 3 phiên nữa xem có đúng không nhé.

Cài này chắc chính xác rồi. Vì Sư huynh Thiên Luân có quẻ Sinh tiểu cát cho Vni vào 3 ngày cuối tuần. Chúc mọi người ăn tết vui vẻ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn minh mấy nước xa xa

Người ta đã biết cho ra cho vào

Ngu si như thể nước Lào

Người ta cũng biết cho vào cho ra( mua bán cùng phiên)

Nhục nhã mấy bác nhà ta

Cho vào thì được, cho ra bốn ngày !

http://vietcurrency.com/discussion/showthr...gy-2011/page121

Share this post


Link to post
Share on other sites

can giao su:

Lạc hậu như nước Cu-Ba

Người ta cũng được đút ra đút vào

Văn minh như thể nước Lào

Người ta cũng được đút vào đút ra

Tự hào như Việt Nam ta

4 ngày mới được đút ra đút vào ( t+4 )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật về quỹ đầu tư chỉ số

Các quỹ ETF trên chỉ số cổ phiếu của các thị trường mới nổi rất được các NĐT trên thế giới ưa chuộng do nó đã đem lại mức sinh lợi rất cao cho các NĐT từ các năm 1990.

ETF là gì?

ETF - quỹ đầu tư chỉ số - được xây dựng dưới hình thức là một quỹ theo mô hình "Trust' hoặc một quỹ tương hỗ mở, với mục đích mô phỏng diễn biến của một chỉ số, một hàng hóa hoặc một rổ cổ phiếu và có chứng chỉ quỹ được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết trên một sàn giao dịch.

Giá chứng chỉ quỹ ETF có thể giao dịch tại một mức giá cao hơn (Premium) hoặc thấp hơn (Discount) so với mức giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ ETF đó. Tuy nhiên, khoảng chênh lệch giữa giá thị trường và NAV của quỹ ETF thông thường được san bằng thông qua hoạt động "arbitrage" (mua bán đồng thời) của các nhà đầu tư tổ chức. Nhìn chung, giá giao dịch của ETF phản ánh khá chính xác giá trị thực của các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu của quỹ ETF.

Từ cuối thập niên 80, khi quỹ ETF đầu tiên được hình thành tại Bắc Mỹ (được biết đến nhiều nhất là quỹ ETF trên chỉ số S&P 500, giao dịch trên thị trường NYSE dưới mã SPY). Những quỹ ETF đã bùng nổ rất mạnh mẽ, với nhiều chủng loại bao gồm các quỹ ETF mô phỏng chỉ số của các ngành công nghiệp (như quỹ ETF công nghệ cao QQQ theo sát chỉ số NASDAQ), các quỹ ETF trên chỉ số các công cụ nợ, các quỹ ETF trên diễn biến chỉ số chứng khoán ở các thị trường phát triển (châu Âu, Nhật Bản, Australia…), các thị trường mới nổi (Braxin, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ), các thị trường biên - Frontier markets (Sri Lanka, Nigêria, Việt Nam…), các quỹ ETF IPO và chỉ số hàng hóa (các chỉ số trên các hàng hóa kim loại như quỹ ETF vàng).

Gần đây, có nhiều loại quỹ ETF khác được phát hiện trên thị trường như các quỹ ETF năng động, tìm cách đạt sinh lời cao hơn mức sinh lời của các chỉ số mà nó mô phỏng, các quỹ ETF có sử dụng đòn bẩy tài chính và các quỹ ETF bán khống, có sử dụng các công cụ nợ để đạt một khoản sinh lời bằng nhiều lần hoặc một sinh lợi ngược, so với mức sinh lời của chỉ số mà quỹ đó mô phỏng.

Tại sao ETF trở nên phổ biến?

Những quỹ ETF phổ biến nhất trên thế giới là các ETF trên các chỉ số cổ phiếu. Những quỹ này mô phỏng các chỉ số cổ phiếu nổi tiếng như các chỉ số cổ phiếu do các công ty chỉ số MSCI và FTSE xác định.

Các quỹ chỉ số cổ phiếu đầu tiên đã ra đời vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Các quỹ này rất được nhà đầu tư tổ chức ưa chuộng. Sau đó, các nhà đầu tư cá nhân mới quan tâm, khi các quỹ ETF xuất hiện trên thị trường.

Lý do nhà đầu tư rất ưa chuộng các quỹ chỉ số cổ phiếu là do một học thuyết gọi là Thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis: EMH). Theo lý thuyết này, nhà đầu tư không thể thắng thị trường nếu không chấp nhận thêm rủi ro. Năm 1975, ông John Bogle, cựu CEO của các quỹ Vanguard Funds đưa ra lập trường "nếu không thắng được thị trường thì đi theo thị trường" và thành lập quỹ chỉ số đầu tiên mô phỏng chỉ số cổ phiếu S&P 500.

Thực tế cho thấy, phần lớn các quỹ tương hỗ ở Mỹ không thể thắng liên tục thị trường chứng khoán. Thống kê chính xác tùy thuộc theo năm, nhưng trung bình 60-80% các quỹ chứng khoán ở Mỹ không thắng được chỉ số S&P 500. Nguyên nhân chủ yếu là các nhà quản lý quỹ không thể ra vào thị trường đúng lúc và không thể chọn đúng cổ phiếu cho danh mục của mình.

Quá trình hình thành quỹ ETF

Việc hình thành quỹ ETF được khởi điểm khi những công ty quản lý quỹ ETF (thường gọi là các sponsor) nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) để tạo nên một quỹ ETF. Khi kế hoạch được SEC thông qua, công ty quản lý quỹ thỏa thuận với một ngân hàng thanh toán, thường là một ngân hàng quốc tế, về việc có quyền phát hành và mua lại các chứng chỉ quỹ ETF.

Ngân hàng thanh toán sẽ mua những rổ cổ phiếu trên thị trường để tạo nên một chứng chỉ quỹ ETF bằng cách đưa các rổ cổ phiếu này vào một tài khoản Trust. Một nhóm chứng chỉ quỹ ("creation unit") bao gồm các rổ cổ phiếu với số lượng từ 10.000 đến 600.000 đơn vị quỹ (phổ biến nhất là rổ 50.000 đơn vị quỹ). Sau đó, ngân hàng thanh toán hoán đổi các nhóm đơn vị quỹ để nhận các chứng chỉ quỹ ETF. Tiếp sau đó, các chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trên thị trường, giống như các cổ phiếu niêm yết thông thường.

Khi các chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch, các cổ phiếu đã được mua để tạo nên nhóm chứng chỉ quỹ vẫn được giữ nguyên trong tài khoản Trust. Các quỹ này rất ít hoạt động ngoài việc trả cổ tức của các cổ phiếu ở trong quỹ cho những nhà đầu tư nắm giữ các chứng chỉ ETF và cung cấp các dịch vụ quản lý cho quỹ.

Thanh lý chứng chỉ quỹ ETF

Khi các nhà đầu tư muốn bán các chứng chỉ quỹ ETF của mình thì có thể tiến hành theo 1 trong 2 cách sau:

1) Cách thứ nhất là bán các chứng chỉ trên thị trường chứng khoán. Đây là cách phổ biến nhất mà các nhà đầu tư cá nhân áp dụng;

2) Cách thứ hai là tập hợp đủ chứng chỉ quỹ ETF để tạo nên một nhóm chứng chỉ quỹ, sau đó tiến hành việc chuyển đổi nhóm chứng chỉ lấy các cổ phiếu. Cách này chỉ có thể áp dụng cho các nhà đầu tư tổ chức do đòi hỏi khối lượng chứng chỉ lớn để hình thành nên nhóm chứng chỉ. Khi các nhà đầu tư này tiến hành việc bán, các nhóm chứng chỉ quỹ tương ứng sẽ được hủy và các cổ phiếu được hoán đổi sẽ được đưa lại cho nhà đầu tư.

Quỹ ETF tại Việt Nam

Các quỹ ETF trên chỉ số cổ phiếu của các thị trường mới nổi (Emerging Markets) rất được các nhà đầu tư trên thế giới ưa chuộng. Lý do là TTCK của các nước này đã đem lại mức sinh lợi rất cao cho các nhà đầu tư từ các năm 1990. Các thị trường mới nổi danh tiếng nhất bao gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, do Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs gọi là các thị trường BRIC (Brazil, Russia, India và China). Sau đó, các chuyên gia tài chính Wall Street tạo ra quan niệm của các thị trường biên (Frontier Markets). Tờ báo tài chính Financial Times dự báo, "các thị trường Frontier như là các thị trường mới nổi 10 năm trước đây".

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, TTCK Việt Nam được coi là một thị trường biên. Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài ít khi sử dụng VN-Index để làm tiêu chuẩn đo lợi nhuận của họ. Một trong những lý do là VN-Index không thể mô phỏng được dễ dàng, vì Index này có gần 300 mã cổ phiếu và hơn nữa nhiều cổ phiếu không có "room" cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài thích sử dụng chỉ số do các công ty quản lý Index quốc tế xây dựng như MSCI và FTSE. MSCI đã xây dựng chỉ số MSCI Viet Nam-Index gồm 14 cổ phiếu đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM. FTSE thì xây dựng chỉ số FTSE Vietnam Index bao gồm 33 cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Cả hai chỉ số MSCI và FTSE xếp loại Việt Nam trong nhóm Index thị trường biên (MSCI Frontier Market), bao gồm 25 đến 30 nước khác như Argentina, Barhain, BanglaDesh, Jordan, Kuwait, Oman, Qatar và Ukraine…

Gần đây, các công ty tư vấn đầu tư "4Asset Management" đã xây dựng chỉ số Market Vectors Vietnam Index (MVVNM Index). Index này xây dựng trên những quy định đơn giản để cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ mô phỏng theo sự biến động của một rổ cổ phiếu của các công ty có tuân thủ các chỉ tiêu sau đây:

a) Có trụ sở và niêm yết chủ yếu ở Việt Nam hoặc;

:D Được kỳ vọng tạo ra 50% doanh thu ở Việt Nam;

c) Nắm giữ một vị trí hàng đầu tại Việt Nam và có kỳ vọng tăng trưởng.

MVVNM Index nhằm nắm giữ tối thiểu 25 và tối đa 75 mã cổ phiếu, chiếm 90% mức vốn hóa giao dịch tự do của TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, MVVNM áp dụng tỷ lệ trần (mức cao nhất) đối với phân khúc các công ty tại Việt Nam và các công ty nước ngoài. Tổng tỷ trọng của tất cả các cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam trong danh mục MVVNM không quá 70% và tổng tỷ trọng của các công ty nước ngoài trong danh mục MVVNM không quá 30%.

Tương tự như quỹ ETF ở các nước khác, tất cả các quỹ ETF trên chỉ số cổ phiếu Việt Nam đều theo một chiến lược đầu tư thụ động, tức là chỉ thay đổi danh mục đầu tư khi các cấu phần của chỉ số cổ phiếu của quỹ ETF thay đổi, mà không xem xét đến yếu tố cơ bản của mỗi cổ phiếu cấu thành chỉ số.

MSCI công bố những thay đổi trong rổ chỉ số MSCI mỗi năm 2 lần vào tháng 5 và tháng 11. FTSE công bố những thay đổi trong rổ chỉ số FTSE vào tháng 6 và tháng 12 mỗi năm. Các cấu phần của chỉ số MVVNM được xem xét lại mỗi quý và việc thay đổi được thực hiện vào ngày thứ Sáu tuần thứ 3 trong tháng cuối cùng của quý (tháng 3, 6, 9 và 12).

Chỉ số mà MSCI, FTSE và các công ty khác lập ra được sử dụng để xây dựng các quỹ ETF và đồng thời là tiêu chuẩn cho nhiều quỹ đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức khắp thế giới. Cho nên, khi các thành phần mới trong rổ chỉ số được công bố, giá của các mã chứng khoán này có xu hướng tăng mạnh.

Hiện nay có 2 quỹ ETF phổ biến có mục đích mô phỏng một chỉ số cổ phiếu ở Việt Nam:

1. Quỹ Market Vector Vietnam (mã VNM niêm yết trên sàn NYSE) mô phỏng chỉ số Market Vectors Vietnam Index;

2. Quỹ DB X-Trackers FTSE Vietnam mô phỏng chỉ số FTSE Vietnam Index.

Các thành phần chính trong rổ FTSE Vietnam Index, MSCI Vietnam Index và Vietnam Market Vector Index

Posted Image

Phạm Ngọc Bích, Giám đốc Khối Phân tích và Tư vấn đầu tư, SSI

Đầu tư chứng khoán

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo cáoTâm trạng: Vui vẻIndex truyền kì (hồi 19)- Đại hội anh hùng, liên thủ chiến Tây lông Đăng ngày: 12:32 26-01-2011

Thư mục: Kho tài liệu, phần mềm chứng khoán.Chi tiết các hồi trước ở http://www.giaosucan.com

Hồi thứ 19

Viết huyết thư, gặp Gia Cát Dự

Giả đầu hàng, chém tướng tây lông

Lại nói về hồi trước, quân Tây lông sau khi diệt được chim lợn chúa, chiếm được thành Ho. Dân chúng xứ Tây lông vô cùng mừng rỡ, đua nhau đi tòng quân. Các thương nhân, phú hộ nức lòng đóng góp ngân lượng cho quốc gia, khiến cho quốc khố đầy ắp, xã hội phồn vinh. Hai tướng BVH, MSN lần này lập được đại công, được vua Tây lông phong cho làm vạn hộ hầu, thưởng trăm nén hoàng kim, 10 tấm kim bài, oai doanh không sao kể xiết.

Trong khi đó quân Tư Mã Gom biết tin thành Ho bị chiếm, chim lợn chúa tự thiêu, trong lòng vô cùng buồn bã:

- Thần bất tài, ăn lộc vua mà không báo đền được cho hoàng thượng, để bệ hạ phải chết thảm dưới tay Tây lông, xin lấy cái chết để tạ tội.

Nói rồi toan rút gươm tự vẫn, thì phó tướng Quách Phá Mả ngăn lại nói:

-Tướng quân xin chớ đau buồn. Tuy đại vương đã băng hà, thành Ho đã mất, nhưng chúng ta vẫn còn 20 vạn đại binh. Trước mắt vẫn còn quân bìm bịp của Gia Cát Dự ở thành Ha. Quân Tây lông chưa thể làm gì được.

-Nay quân ta trước sau đều có địch quân, thành Ho đã mất, hết đường về rồi, ngươi xem phải tính sao.

-Nay tây mạnh, bịp và lợn yếu, chỉ còn cách Liên Bịp chống Tây thì mới bảo toàn được.

-Ta và quân bìm bịp có oán thù lâu nay, Gia Cát Dự đời nào chịu liên minh với ta.

- Tướng quân à, thiên hạ chia ba, các thế lực luôn nhòm ngó lẫn nhau, không ai là kẻ địch mãi mãi, cũng ko là bạn mãi mãi. Nay tây lông mạnh nhất chiếm được thành Ho rồi, quân bìm bịp không liên minh với ta, thì sớm muộn cũng bị Tây lông thôn tính. Gia Cát Dự là kẻ đa mưu túc trí, hắn cũng sẽ hiểu ra. Chỉ cần chúng ta thành tâm liên minh, việc tự khắc sẽ thành.

Tư Mã Gom khen phải lập tức cắn tay viết một bức huyết thư bằng máu bày tỏ tâm ý, sai Quách Phá Mả đem đến thành Ha gặp Gia Cát Dự cầu kiến.

Gia Cát Dự nghe tin tướng chim lợn cầu kiến, chợt hiểu ra mọi chuyện, lập tức cho vào, ông nói:

-Quách Phá Mả, ta đã đoán được việc ngươi đến rồi. Chuyện của các ngươi, ta sẽ đồng ý. Vì việc này liên quan đến an nguy của nước Đại Việt, ta không thể chấp thù xưa mà quên đi đại cục.

Nói rồi, Gia Cát Dự viết thiếp mời, mời anh hùng hào kiệt khắp nơi về thành Ha đại hội. Quần hùng nghe danh Gia Cát đã lâu, đều về tề tựu đông đủ. Đại hội đã thông qua sách lược chống Tây, nhất trí bầu đồng chí Gia Cát Dự lên làm Minh Chủ, lãnh đạo đất nước.

Gia Cát Dự cho gọi Quách Phá Mả đến nói rằng:

- Ta có cẩm nang này, ngươi đem về giao cho chủ ngươi, cứ theo kế mà làm, sẽ diệt được Tây lông.

Quách Phá Mả đem về dâng lên. Tư Mã Gom đọc xong vô cùng mừng rỡ:

-Gia Cát Dự đúng là thần nhân, ta thật không bằng được.

Lại nói về quân Chu Công Múc, sau khi chiếm được thành Ho. Ông giao cho 2 tướng BVH, MSN trấn thủ, còn mình thì rút quân về Tây phương.

BVH, MSN sau khi lập được công to, tỏ ra đắc ý, ngày đêm vui chơi hưởng lạc, không để ý việc quân, làm cho lòng dân oán hận.

Hôm đó, có quân sĩ vào báo:

- Bẩm nhị vị tướng quân, Tư Mã Gom cùng quân sĩ đến xin đầu hàng.

BVH cười hô hố:

- Quân chim lợn mất thành Ho, hết đường về, giờ như con chim sợ cành cong, đầu hàng là phải. Phen này, ta phải diệt nốt bìm bịp, thống nhất thiên hạ thôi.

Nói rồi chấp nhận, cho quân chim lợn vào thành. Quân Tây lông sau khi có thêm quân chim lợn về hàng đã mạnh lại càng mạnh, liền quyết định dẫn quân đi đánh thành Ha.

Thế Tây lông mạnh như chẻ tre, đi đến đâu, quan quân bìm bịp đều mở cửa thành ra hàng. Chả mấy chốc đã áp sát thành Ha, thành Ha giờ chỉ còn cứ điểm 105, thập phần nguy hiểm.

Tướng MSN hô lớn:

- Bớ Gia Cát Dự, nay thiên hạ đã về tay Tây lông rồi, ngươi là kẻ thức thời, mau đầu hàng thượng quốc, bổn tướng quân sẽ niệm tình mà tha cho tính mạng. Kẻo đại quân ta công thành, thì không tránh khỏi sinh linh đồ thán.

Gia Cát Dự ngồi trên mặt thành cười khoan thai:

-BVH, MSN, hai ngươi tận số rồi, hôm nay lại đến đây nạp mạng.

BVH tức giận tràn hông, hét lớn:

- Có tướng nào ra bắt hắn cho ta.

Tư Mã Gom kêu lớn: - Có mạt tướng

Nói rồi giục ngựa xốc tới, bỗng đột ngột lia một đao chém BVH, BVH không kịp đề phòng chỉ kịp la lên một tiếng, rụng đầu.

Bỗng lúc đó, pháo hiệu nổ lên, cờ xanh bay phấp phới, trống giục đùng đùng . Quân bìm bịp trong thành đổ ra, sắc xanh tràn ngập khắp nơi. Tướng Masan hoảng hồn, giục ngựa bỏ chạy, quân Tây lông thua to.

Masan một mình một ngựa tả xung hữu đột phá vòng vây chạy trốn, nhưng chỉ được vài dặm. Bỗng gặp một cánh quân đợi sẵn, đi đầu là một tướng trẻ, cưỡi bạch mã, tay cầm thanh lịch tuyền thương sáng loáng.

- Masan,Triệu Mác Gin đợi người từ lâu rồi.

Nói rồi xốc tới, hai tướng đánh nhau hơn 30 hiệp, Triệu Mac Gin là mãnh tướng bìm bịp, Masan tâm hồn bần loạn, bị đâm một nhát thủng tim nhào xuống ngựa chết tốt.

Thì ra Tư Mã Gom nhận kế của Gia Cát Dự, đến trá hàng, rồi trong ứng ngoài hợp, giết hai tướng Bảo việt BVH, masan MSN, đuổi được Tây lông, giữ vững thành Ha.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG-HSC:

Các thị trường gần như đi ngang trong phiên hôm nay, trong đó HNindex tăng nhẹ còn VNindex giảm nhẹ. Tuy nhiên, ngược lại với sự tăng giảm của các chỉ số, KLGD giảm mạnh, giảm gần ½ so với phiên hôm qua. KLGD giảm mặc dù lượng đặt mua và đặt bán tăng; và chắc chắn giá đặt mua/đặt bán được đặt thấp hơn/cao hơn giá khớp. Độ rộng thị trường mở rộng đáng kể, mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN giảm. Chúng tôi đã nói rằng VNindex sẽ giao dịch quanh mốc 500 vào thời điểm trước Tết.

Trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, tỷ giá giảm với tỷ giá giữa mua và bán trên thị trường tự do đạt 20,980 vào chiều nay. Tỷ giá liên ngân hàng đã giảm đáng kể trong những ngày gần đây do các ngân hàng nhỏ đang cấn vốn tiền đồng đã đổi USD sang tiền đồng, giúp tỷ giá giảm. Lãi suất huy động USD tăng khi nhu cầu huy động ngoại tệ từ các ngân hàng tăng do lãi suất huy động USD không bị hạn chế và do đó dễ huy động hơn. Đã có những tin đồn về việc điều chỉnh trần tỷ giá và HSC cho rằng biên độ điều chỉnh sẽ trong khoảng 5%. Giá vàng biến động nhẹ và ở vào mức giá giữa mua và bán là 35.12 triệu đồng/lượng, gần như không thay đổi so với hôm qua.

Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lên 24-25% mặc dù có thông tin là lãi suất qua đêm có thể đã giảm do NHNN đã bơm thêm tiền để hạ nhiệt thị trường. Như chúng tôi đã đề cập, đây là vấn đề có tính mùa vụ; nhưng sự khan hiếm tiền đồng có thể thấy cả trên thị trường liên ngân hàng và thị trường ngoại hối, theo đó lãi suất tăng còn tỷ giá giảm. NHNN hẳn có lẽ phải vui mừng vì điều này mặc dù vẫn phải thận trọng và không để lãi suất tăng quá cao.

Các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin CPI tháng 2 có thể vẫn ở mức cao, tăng từ 1.8-2% so với tháng 1 dựa trên quan điểm là hai tuần cuối trước Tết âm lịch sẽ được tính vào CPI tháng 2; trong khi vẫn có những lo ngại về xu hướng biến động của giá cả lương thực và giá điện. Chúng tôi không đồng ý với quan điểm này vì một số lý do: đầu tiên, chúng tôi nhận thấy giá gạo đã đạt mức cao nhất và đã bắt đầu giảm trở lại; và với tỷ giá ổn định kể từ tháng 11 và chính sách tiền tệ được thắt chặt, thì theo chúng tôi, tốc độ tăng CPI theo tháng trong tháng 2 có xu hướng giảm nhẹ xuống khoảng 1.5-1.6%. Có thể thấy những con số này không khác nhiều so với con số 1.8-2%; nhưng vấn đề ở đây chính là xu hướng mà những con số này thể hiện. Chúng tôi cho rằng chu kỳ tăng CPI đã đạt đỉnh; nhưng chúng tôi không cho rằng tốc độ tăng CPI sẽ có xu hướng giảm mạnh mà sẽ giảm dần cho tới cuối Q1. Tuy nhiên, trên thị trường trái phiếu, lợi suất kỳ hạn dài đã tăng trong những ngày gần đây, phản ánh những lo ngại mới về lạm phát. Tuy nhiên, chúng ta hay chờ xem điều gì sẽ xảy ra và đây sẽ là điều thú vị đáng để tranh luận.

Về thông tin từ các doanh nghiệp: năm 2010, REE đạt lợi nhuận thuần 261.56 tỷ đồng (13.41 triệu USD), giảm 39.9% so với năm trước; doanh thu đạt 829.94 tỷ đồng, tăng 32.69%. Kết quả kinh doanh đạt được nhờ lợi nhuận từ mảng cơ điện và Reetech (có tỷ suất lợi nhuân thấp) trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính không cao do thị trường chứng khoán giảm giá. TDH đã công bố lợi nhuận thuần đạt 252.3 tỷ đồng (12.93 triệu USD), giảm 10.86% so với năm trước; với doanh thu đạt 436.29 tỷ đồng, tăng 9.08%. Hiện tại công ty không có nhiều dự án nhưng đây vẫn là một trong những công ty được quản lý điều hành tốt nhất Việt Nam. PNJ đạt 257.5 tỷ đồng (13.21 triệu USD) lợi nhuận trước thuế năm 2010, tăng 19%; doanh thu tăng 33%, đạt 13.083 tỷ đồng. Hiện tại, PNJ là mọt trong số ít các công ty bán lẻ niêm yết trên thị trường và là một công ty có tiềm năng tăng trưởng vững với mức giá cổ phiếu hợp lý. HAG công bố lợi nhuận thuần đạt 2.1 nghìn tỷ đồng trong năm 2010.

Thị trường đang tiến gần đến ngày nghỉ Tết âm lịch và chúng tôi vẫn giữ quan điểm lạc quan và kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục ở lại khi mà tình hình vĩ mô có khả năng sẽ sáng sủa hơn.

==============================

HCM – Thị trường giảm trong phiên hôm nay gần như đi ngang với GTG D chỉ đạt 577.49 tỉ đồng (tương đương 29.62 triệu USD). VN index giảm 0.14%, kết thúc phiên với 501.25 điểm. 166 mã tăng trong đó có 17 mã tăng trần và 74 mã giảm trong đó có 8 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 19.24% giá trị mua vào và 13.24% giá trị bán ra của toàn thị trường.

Chỉ số Index giảm ngay từ đầu phiên, tăng lại ngay sau đó trước khi tiếp tục giảm; sau đó tăng lần thứ 2, hướng về mốc tham chiếu, sau đó VNindex ở dưới mốc tham chiếu một chút cho tới cuối phiên. Biên độ biến động mở rộng một chút với chỉ hơn 4 điểm và KLGD giảm mạnh.

Kết thúc đợt 1, khoảng 5.2 triệu đơn vị được chào bán và khoảng 5.2 triệu đơn vị được đặt mua. Và trước khi thị trường đóng cửa, có khoảng 8 triệu cổ phiếu được chào bán và 11.1 triệu cổ phiếu được đặt mua. Lượng đặt mua tăng so với mức thấp của phiên trước và lượng đặt bán cũng tăng mạnh vào cuối đợt 1. Vào thời điểm đóng cửa thị trường, lượng đặt mua tăng lên trong phiên và đạt cao hơn nhiều so với phiên trước trong khi lượng đặt bán cũng tăng lên trong phiên và đạt cao hơn nhiều so với phiên trước. Lượng đặt mua không vượt trội nhiều so với lượng đặt bán và chỉ tới cuối phiên thì chênh lệch mua bán mới được mở rộng.

Xét về mặt giá trị, VNindex nhận được hỗ trợ tăng điểm nhiều nhất từ các mã CTG , MSN, HAG và VPL nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng giảm điểm từ các mã BVH, VNM, VIC và DPM. Cổ phiếu các ngành diễn biến trái chiều.

Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và cũng giảm về tỷ trọng. Họ bán ra cũng giảm nhẹ về khối lượng nhưng tăng về tỷ trọng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 34.65 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 32 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã DPR; BVH; VCB; HAG và KDC. Họ cũng bán ra nhiều FPT; DPR; DPM; BVH và HAG. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn trong ngày hôm nay với 3 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 15.85% tổng GTG D toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 285,000 cổ phiếu DPR; 627,700 cổ phiếu VFC; 393,486 cổ phiếu VMD; 220,000 cổ phiếu FDC; 60,000 cổ phiếu NBB, 135,000 cổ phiếu GMD; 50,000 cổ phiếu HRC và 129,000 cổ phiếu ITC trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu DPR và một giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.

DPM là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 1.22% lên 40,600đ với 807,590 đơn vị được giao dịch. SSI là mã đứng thứ hai, giảm 1.76% xuống 28,900đ với KLGD của 860,750 đơn vị. BVH giảm 4.81% xuống 89,000đ với 269,800 đơn vị được chuyển nhượng. FPT giảm 0.80% xuống 62,000đ với 348,000 cổ phiếu được trao tay. VNM giảm 3.65% xuống 92,500đ với KLGD 232,080 đơn vị.

Trong 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, VFMVFA tăng 4.11% lên 7,600đ, VFMVF4 tăng 1.69% lên 6,000đ, VFMVF1 giảm 0.89% xuống 11,100đ, PRUBF1 giảm 1.69% xuống 5,800đ, và MAFPF1 giữ giá 4,600đ.

========================

Hà Nội - Sàn Hà Nội tăng nhẹ với GTG D giảm, chỉ còn 291.38 tỷ đồng, tương đương 14.95 triệu USD. HNI ndex tăng 0.44% lên 105.76 điểm. 197 mã tăng giá trong đó có 10 mã tăng trần và 81 mã giảm trong đó có 6 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 1.57% giá trị mua vào và 1.38% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 0.55 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 33 giao dịch thỏa thuận lớn, trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 17.12% tổng GTG D toàn thị trường. Hoạt động giao dịch hôm nay diễn ra sôi động.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 676,000 cổ phiếu TIG ; 188,000 cổ phiếu DLR và 92,500 cổ phiếu VNE và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác. VND là mã có GTG D lớn nhất trong ngày, tăng 2.60% lên 19,600 đồng với 1.11 triệu CP được giao dịch. SHN là mã đứng thứ hai, kết thúc phiên tăng 1.03% lên 19,700 đồng với 840,700 đơn vị được chuyển nhượng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HSC:

VCB và CTG dự kiến niêm yết toàn bộ cổ ph iếu trong năm nay. Nhưng đây là kế hoạch khó th ực hiện và sẽ cần ph ải th ực hiện KHÉO léo. Cổ ph iếu VCB và CTG tăng do các nh à đầu tư kỳ vọng kế hoạch này sẽ thành công .

iá cổ phiếu VCB đã tăng gần đây do các nhà đầu tư kỳ vọng ngân hàng sẽ được chấp thuận niêm yết phần vốn do nhà nước nắm giữ(tổng cộng bằng 90.72% tổng số cổ phiếu lưu hành của VCB) vào năm nay. Nếu điều này diễn ra, cổ phiếu của VCB sẽ có tỷ trọng lớn nhất trong VNindex với mức vốn hóa gấp 3 lần mức vốn hóa của BVH. Và nếu điều này diễn ra thì VCB sẽ cổ phiếu “cần phải mua” trong danh mục của các quỹ ETF. Và nếu giá tăng thì VCB sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận được chấp thuận để bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài(chênh lệch giữa giá IPO và giá hiện tại là quá lớn và Nhà nước không muốn bán cổ phần cho cho đối tác chiến lược nước ngoài ở mức giá hiện tại).

• N N hư vậy, ngân hàng đang xin phép NHNN để thực hiện điều này. Tuy nhiên, kế hoạch nói trên đã gặp phải một số vấn đề về thủ tục căn bản, đã cản trở VCB thực hiện kế hoạch này trong vài năm qua. Một rào cản lớn nhất là việc chuyển giao cổ phần của Nhà nước tại VCB từ SCIC sang NHNN vẫn chưa hoàn tất. Do đó, vẫn chưa xác định chính xác ai là người sở hữu số cổ phần của Nhà nước nói trên. Và NHNN không mấy mặn mà do có nhiều phức tạp trong việc thực hiện đề xuất này. NHNN cũng lo ngại về tác động làm lệch lạc thị trường của cổ phiếu VCB. Do đó, cơ quan này sẽ trì hoãn tới khoảng giữa năm. Nhưng việc niêm yết của VCB, nếu có, cũng không thể sớm hơn Q3/2011 do có những khúc mắc về thủ tục.

• CTG CTG đang theo dõi sát sao sự kiện này và cũng có ý định tương tự. Cổ phiếu CTG cũng đã tăng nhờ sự kỳ vọng của các nhà đầu tư vào điều này. Tuy nhiên, CTG chỉ có thể nghĩ đến điều này sau khi bán cổ phần xong cho Nova Scotia. Và mặc dù có những khó khăn về thủ tục, thì vấn đề của CTG cũng dễ hơn nhiều. NHNN là người nắm giữ duy nhất phần vốn của Nhà nước tại CTG . Và hiện tại, CTG và Nova Scotia đang đàm phán về giá chuyển nhượng cổ phần. Ngày hôm nay, CTG và IFC sẽ ký một thỏa thuận chiến lược theo đó IFC mua cổ phần của CTG với giá 21,000đ/cp. Do đó, kế hoạch niêm yết phần vốn của Nhà nước của CTG sẽ dễ dàng hơn VCB.

• VCB đạt lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 5.4 nghìn tỷ đồng (276.9 triệu USD), vượt 28% so với kế hoạch đề ra. Huy động đạt 207 nghìn tỷ đồng và cho vay đạt 175 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 21.4% và 24.9%. Tổng tài sản tăng 20.3% so với năm trước, đạt 306.857 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2010. Vốn chủ sở hữu tăng từ 3.36 nghìn tỷ đồng lên 20.07 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ NPL đạt dưới mục tiêu là 2.4-2.9%. Trong năm 2011, VCB đạt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 6 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; mức trả cổ tức là 1,200-1,500đ/cp. HSC dự báo EPS và BVPS dự phóng năm 2011 lần lượt đạt 2,320đ và 14,936đ. Tại mức giá hiện tại, cổ phiếu VCB đạt mức P/E dự phóng và P/B lần lượt là 14.87 lần và 2.31 lần.

• H H SC dự báo EPS và BVPS năm 2011 của CTG lần lượt đạt 1,634đ và 11,428đ. Tại mức giá 23,000đ/cp; cổ phiếu CTG có P/E và P/B dự phóng lần lượt đạt 14.1 lần và 2.01 lần. Hiện tại,chúng tôi ưa chuộng CTG hơn so với VCB dựa trên triển vọng cổ phần hóa toàn bộ vốn. Thách thức đối với CTG là ngân hàng phải giảm tỷ lệ chi phí/thu nhập, hiện đạt khoảng 52.6% (ước tính của HSC cho năm 2010), là mức cao nhất trong ngành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay