Thiên Sứ

2011 - Qua Những Lời Tiên Tri

1.274 bài viết trong chủ đề này

DỰ BÁO NĂM 2011

Kính thưa quí vị quan tâm.

Trong nhiều năm nay, chúng tôi vẫn trình bày những dự báo hàng năm cho một số mặt hoạt động chủ yếu của con người trên toàn cầu. Năm nay như thông lệ, chúng tôi tiếp tục những dự báo của mình. Mặc dù là dự báo năm 2011. Nhưng chúng tôi xác định theo thời gian của Việt lịch năm Tân Mão.

Xin cảm ơn sự quan tâm và góp ý của quí vị.

Kinh tế:

Nếu như năm 2008, tôi đã dự báo về một sự suy thoái kinh tế toàn cầu thì đó là năm mà nhiều đại Cty đã sụp để trên thế giới. Qua năm 2010 tôi cũng xác định và dự báo cho rằng đây là năm mà sự khủng hoảng kinh tế mang tầm cỡ quốc gia. Thực tế đã cho thấy nhiều quốc gia nợ công cao ngất ngưởng và họ phải có những gói cứu trợ và tiếp tục vay nợ của nước ngoài.

Năm nay 2011 cũng sẽ là một năm chịu hậu quả tiếp tục của sự suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008. Những nỗ lực của các nhà kinh tế đi tìm một giải pháp thoát khỏi sự khủng hoảng đều tỏ ra không hiệu quả. Ảnh hưởng của sự suy thoái lần này sẽ thấm đế hạ tầng cơ sở xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Nạn thất nghiệp sẽ tăng mạnh, những khoản trợ cấp và an sinh xã hội sẽ bị giảm. Đời sống dân chúng nhiều nước lâm vào khó khăn. Lạm phát tăng cao ở nhiều nước mà chủ yếu ở khu vực của những quốc gia có nền kinh tế mạnh trước đây như Âu Mỹ và một số cường quốc khác. Đương nhiên hậu quả của nó sẽ là kéo theo những nước có nền kinh tế liên quan đến khu vực này.

Mối tương quan gía trị chuyển đổi của các loại tiền tệ sẽ bị sáo trộn. Khiến ảnh hưởng đến các hoạt động xuất, nhập khẩu. Môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn vì tỷ giá đồng tiền thay đổi thất thường làm đội giá trong sinh hoạt, đời sống và các hoạt động kinh tế khác. Dấu hiệu của sự kiện này sẽ rõ ràng bắt đầu từ tháng 8 Việt lịch kéo dài đến cuối năm và ảnh hưởng sang cả năm 2012. Có thể nói năm 2011 là năm khủng hoảng kinh tế thể hiện ở sự xáo trộn giá trị đồng tiền trong các mối liên hệ tương quan.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn xác định Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của cuộc xáo trộn kinh tế hơn cả.

==================================

PS: Nội dung chính của dự đoán này đã đọc trong Lễ Tất Niên của Trung Tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông - tiền thân là Câu Lạc Bộ Thăng Long Dịch học nghĩa kỳ tại Hanoi vào ngày 22. 1. 2011.

http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet...9&next=1516

Điểm những lần siêu lạm phát trên thế giới

Cập nhật lúc :6:30 AM, 20/02/2011

Lịch sử nhân loại từng chứng kiến không ít biến cố trong hệ thống tiền tệ, trong đó có đến 5 thảm kịch siêu lạm phát, khi đó, tiền chỉ có giá trị bằng giấy lộn.

>> Làn sóng lạm phát đe dọa châu Á

Lạm phát đang trở thành đề tài “nóng bỏng” trên toàn thế giới, với sự tăng giá chóng mặt của hầu hết các đồng nội tệ.

Giáo sư Steve H. Hanke thuộc ĐH Johns Hopkins của Mỹ cho hay, siêu lạm phát thường xảy ra đồng thời với chiến tranh hoặc những biện pháp chính sách tài khóa quá lỏng lẻo. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của siêu lạm phát vẫn là sự gia tăng nhanh chóng của cung tiền mà không được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế.

Theo Giáo sư Hanke, trong thế kỷ 20, siêu lạm phát xảy ra 17 lần ở Đông Âu và Trung Á, 5 lần ở Mỹ Latinh, bốn lần ở Tây Âu, một lần ở Đông Nam Á và một lần ở châu Phi. Trong số đó, có 5 lần siêu lạm phát rơi vào mức thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử.

Hungary

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 13.600.000.000.000%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 15,6 giờ

Trường hợp siêu lạm phát tệ hại nhất từng được ghi nhận trong lịch sử xảy ra tại Hungary vào nửa đầu năm 1946. Khi đó, tờ tiền có giá trị lớn nhất của Hungary có mệnh giá lên tới 100.000.000.000.000.000.000 (100 tỷ tỷ) Pengo, so với mức 1.000 Pengo vào năm 1944. Ở lúc cao điểm, tốc độ lạm phát lên tới 195% một ngày.

Tình hình trở nên tồi tệ đến mức Chính phủ Hungary phải áp dụng một loại tiền đặc biệt dành riêng cho việc đóng thuế và trả cước phí bưu điện, được điều chỉnh hàng ngày theo thông báo trên sóng phát thanh. Vào tháng 8/1946, Hungary tiến hành đổi tiền. Trước khi đổi tiền, ước tính, tổng số tiền giấy trong lưu thông của Hungary chỉ có giá trị tương đương với 1/1.000 của một USD.

Posted Image

Nguyên nhân chính của lạm phát tại Hungary chính là lĩnh vực nông nghiệp nước này chịu ảnh hưởng tồi tệ bởi Đại Suy thoái, nợ công quá cao buộc Chính phủ Hungary phải phá giá đồng tiền. Ngoài ra, Hungary còn gặp nhiều khó khăn trong giải quyết hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đến thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Chính phủ Hungary lại kiểm soát nền kinh tế yếu kém khi Ngân hàng Trung ương in tiền ồ ạt để đáp ứng nhu cầu tài chính của Chính phủ mà không áp dụng bất kỳ hạn chế nào.

Zimbabwe

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 79.600.000.000%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 24,7 giờ

Tình trạng đồng tiền Zimbabwe sụt giá nghiêm trọng hồi tháng 11/2008 là trường hợp siêu lạm phát gần đây nhất trên thế giới. Khi đó, đồng tiền của Zimbabwe tăng tới 79.000.000.000% một tháng. Nói cách khác, cứ 24 giờ trôi qua, giá cả tăng gấp đôi.

Ngân hàng Trung ương Zimbabwe phải liên tục phát hành các đồng tiền mệnh giá 100 triệu và 200 triệu, đồng thời hạn chế số tiền rút ra khỏi ngân hàng ở mức 500.000 tương đương 0,25 USD.

Trong khi đó, giá cả trên thị trường không ngừng leo thang, với một ổ bánh mi tăng từ 2 triệu lên 35 triệu chỉ sau một đêm. Chính phủ còn tuyên bố lạm phát là bất hộ pháp và bắt giữ giám đốc điều hành công ty nào dám tăng giá các mặt hàng.

Tuy nhiên, tình hình không thể khá hơn. Nhiều chủ cửa hàng từ chối đồng nội tệ và chỉ nhận đồng USD hoặc đồng rand của Nam Phi. Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cuối cùng phải định giá lại đồng tiền và đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán.

Posted Image

Theo các nhà phân tích, cội nguồn của tình trạng lạm phát tại Zimbabwe bắt đầu từ thập niên 1990 khi Tổng thống Mugabe đưa ra chương trình phân phối lại đất đai.

Trước đây ở Zimbabwe, nông dân da trắng sở hữu phần lớn đất nông nghiệp tốt nhất nước. Đất của người da trắng thì màu mỡ hơn vì nằm ở những địa phương mưa thuận gió hòa, còn đất của nông dân da đen thì thường là những vùng khô hạn.

Vì thế, nếu xét đến lợi thế thì người da trắng nắm trong tay phần đất sinh lời nhiều hơn. Khi Tổng thống Mugabe tuyên bố sẽ lấy đất của người da trắng chia cho người da đen, hàng nghìn người ủng hộ ông bèn lợi dụng thời cơ, công khai chiếm đoạt các trang trại của người dân da trắng.

Đối với nhân dân Zimbabwe, kết quả của cải cách ruộng đất, trải qua những rối loạn chính trị, là nghèo đói, chợ đen phát triển không kiểm soát nổi.

Đến năm 2006, Zimbabwe in thêm 21.000 tỷ đồng Zimbabwe để trả nợ IMF. Cùng năm đó, Zimbabwe in thêm 60.000 tỷ đồng Zimbabwe để trả lương cho quân đội, cảnh sát và quan chức nhà nước.

Một năm sau, nguồn cung thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men thiếu trầm trọng, lạm phát tháng vượt mức 115.000%. 6 tháng cuối năm 2007, Chính phủ Zimbabwe quyết định ngưng trả lương.

Tháng 4/2008, 50 triệu đồng Zimbabwe chỉ tương đương 1,2 USD trong khi đó Ngân hàng Trung ương ước tính kinh tế nước này tăng trưởng âm 6% so với 1 năm trước. Vào tháng 7/2008, Chính phủ Zimbabwe thậm chí có lúc hết giấy để in tiền bởi phía châu Âu ngừng cung cấp giấy in tiền cho Zimbabwe do lo ngại về lý do nhân đạo.

Nam Tư

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 315.000.000%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 1,4 ngày

Tháng 1/1964, giá cả hàng hóa tại Nam Tư (Yugoslavia gồm Bosnia-Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia) bình quân tăng 64,6% mỗi ngày, gấp đôi trong 34 giờ.

Nhiều doanh nghiệp Yugoslavia từ chối đồng nội tệ dinar và đồng Mark Đức trở thành đồng tiền phi chính thức của nước này. Đồng dinar tiếp tục bị hắt hủi sau khi Chính phủ Yugoslavia tiến hành đổi tiền, với một triệu dinar cũ đổi một dinar mới. Vào ngày 12/11/1993, một triệu dinar tương đương một Mark Đức. Tuy nhiên, đến cuối tháng, 3.000 tỷ dinar mới có thể đổi một Mark Đức.

Ngày 17/1/1994, tỷ giá vọt lên một Mark Đức đổi được tới 30 triệu dinar. Không dừng lại ở đó, đến ngày 24/1, Chính phủ công bố đồng siêu dinar tương đương 10 triệu dinar rất mới. Chính phủ Yugoslavia như vậy 5 lần phá giá đồng tiền.

Trong thời gian siêu lạm phát này, nhiều cơ quan Chính phủ của Yugoslavia gần như không thể hoạt động, còn người dân thì luôn tìm cách tránh thanh toán đúng hạn các loại hóa đơn.

Posted Image

Một số chuyên gia lý giải, nguyên nhân lạm phát của Nam Tư chính từ những xung đột trong khu vực, khủng hoảng kinh tế khu vực và việc điều hành thiếu hiệu quả của Chính phủ.

Trong khi đó, Chính phủ đưa ra hàng loạt chính sách sai lầm như in tiền không kiểm soát, thâm hụt ngân sách khổng lồ và áp đặt giá cả giữa lúc nguồn cung khan hiếm càng khiến tình hình thêm tồi tệ.

Đức

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 29.500%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 3,7 ngày

Đồng Papiermark của Đức trải qua giai đoạn khó khăn vào năm 1923. Trong tháng 8/1923, một triệu Papiermark Đức mới đổi được một USD. Đến tháng 11/1923, con số này lên mức 238 triệu Papiermark một USD.

Nhiều người dân rơi vào tình trạng rối trí với “cú sốc con số 0” do phải đối mặt với lượng tiền quá nhiều với các con số 0 bất tận.

Lạm phát tăng cao với tốc độ tên lửa buộc Chính phủ Đức định giá lại đồng tiền, thay thế đồng Papiermark bằng đồng Rentenmark với tỷ giá 4,2 Rentenmark một USD và giảm đi 12 số 0 trên tờ tiền.

Posted Image

Nhiều ý kiến cho rằng, siêu lạm phát tại Đức năm 1923 xuất phát từ việc nước này in tiền để bồi thường chi phí Chiến tranh thế giới thứ nhất sau khi bại trận. Theo Hiệp ước Versailles, Đức phải bồi thường cho phe thắng cuộc bằng vàng hoặc ngoại tệ thay vì đồng Papiermark. Để mua vàng và ngoại tệ đáp ứng yêu cầu của hiệp ước này, Chính phủ Đức phải sử dụng đồng Papiermark được bảo lãnh bằng nợ Chính phủ, khiến sự mất giá của đồng tiền càng tăng tốc.

Khi người Đức mất khả năng bồi thường chiến tranh, quân Pháp và Bỉ chiếm đóng thung lũng Ruhr vào tháng 1/1923 để yêu cầu trả bằng hiện vật dẫn đến hàng loạt vụ đình công và phản kháng của người Đức khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Châu Âu lúng túng trong cách giải quyết tình hình, khiến kinh tế Đức nhanh chóng suy sụp và rơi vào siêu lạm phát.

Hy Lạp

Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 13.800%

Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 4,3 ngày

Siêu lạm phát “manh nha” tại Hy Lạp từ tháng 10/1943 khi Đức chiếm đóng Hy Lạp. Tuy nhiên, lạm phát tăng vọt khi Chính phủ Hy Lạp cuối cùng giành được quyền kiểm soát Athen vào tháng 10/1944. Khi đó, giá các mặt hàng tại quốc gia này tăng 13.800% và “vọt” lên 1.600% một tháng sau đó.

Theo ước tính, thời gian trung bình nắm giữ đồng drachma của người dân Hy Lạp trước khi chi tiêu chỉ là bốn giờ. Tờ tiền mệnh giá lớn nhất của Hy Lạp tính tới thời điểm tháng 10/1944 lên tới 100.000 drachma. Trước tình hình trên, Chính phủ Hy Lạp quyết định tiến hành đổi tiền, với 50 tỷ drachma cũ đổi một drachma mới.

Posted Image

Trong những năm sau đó, lạm phát tại Hy Lạp dần suy giảm, thậm chí có lúc nước này còn trải qua tình trạng giảm phát. Đến năm 1947, giá cả mới thực sự bình ổn.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân chính của lạm phát tại Hy Lạp là chiến tranh thế giới thứ 2 khiến nước này chồng chất nợ nần, thương mại sụt giảm và còn phải trải qua bốn năm bị chiếm đóng.

Bích Diệp (theo CNBC)

==================================================

Nếu các quốc gia chủ chốt không thể thương lượng với nhau về chỉ số giới hạn của lạm phát thì thật là một thảm họa kinh tế toàn cầu. Năm lần siêu lạm phát trên đây sẽ chỉ là những "phần tử trong tập hợp siêu lạm phát quốc tế" trong lịch sử nhân loại Posted Image.

Tối nay, nếu qưỡn Thiên Sứ tôi tài hèn cũng cố gắng đưa ra một ý kiến đề xuất giúp quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng hoảng chính trị, xã hội mạnh nhất ở vùng tâm địa cầu theo Huyền Không Lạc Việt......

Biểu tình lan mạnh khắp thế giới Ảrập, hàng trăm người chết ở Lybia

Thứ Hai, 21/02/2011 - 06:57

(Dân trí) - Làn sóng biểu tình chống chính phủ đang lan rộng khắp Trung Đông-Bắc Phi. Thế giới Ảrập phản ứng khác nhau: Tại Bahrain, chính quyền có dấu hiệu lùi bước, trong khi xung đột giữa lực lượng an ninh và người biểu tình đã làm hàng trăm người thiệt mạng ở Libya và Yemen.

Posted Image

Chính phủ Bahrain đã đã ra lệnh cho xe tăng rút lui khỏi quảng trường, đồng thời loan báo mở đối thoại với phe đối lập, nhưng không cho biết chi tiết. Về phần mình, phe đối lập kêu gọi tổng đình công vô thời hạn kể từ hôm nay, còn những người biểu tình tiếp tục yêu cầu chính phủ từ chức, điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc đàm phán. Tuy nhiên, những người biểu tình hôm qua đã quay trở lại đông đảo trên quảng trường Pearl tại trung tâm thủ đô Manama vào hôm nay, 24 giờ sau khi chính quyền bắt đầu có thái độ nao núng. Chính quyền Bahrain đã tỏ thái độ mềm mỏng như trên sau khi đã thử dùng vũ lực trấn áp biểu tình.

Posted Image

Trong khi đó, máu lại đổ trên đường phố Benghazi và các thành phố khác ở miền Đông Libya, nơi các nhà chức trách đàn áp phong trào phản đối ngày càng tăng bằng vũ lực. Theo các tổ chức nhân quyền, có khoảng 200 người đã thiệt mạng và hơn 800 người bị thương. Các nhân chứng cho biết những người biểu tình đã triển khai cả xe bom nhằm vào một doanh trại của lực lượng cảnh sát ở Benghazi.

Posted Image

Ít nhất 2 người biểu tình chống chính phủ đã thiệt mạng tại thủ đô Sanaa của Yemen ngày hôm qua - ngày biểu tình thứ 9 liên tiếp đòi Tổng thống Ali Akbar Saleh từ chức. Hiện chưa rõ cái chết vừa kể do lực lượng an ninh hay những người ủng hộ chính phủ gây ra. Các lực lượng an ninh quan sát tình hình trong khi những người mặc thường phục ném đá vào người biểu tình.

Posted Image

Vụ việc mới nhất trong một loạt các cuộc biểu tình trong thế giới Ảrập: Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tại Morocco đã tập hợp tại Rabat hôm qua đòi cải tổ chính trị, hạn chế quyền của quốc vương Mohammed. Những người diễn hành đã hô khẩu hiệu đòi một bản hiến pháp mới, tạo nhiều cơ hội kinh tế hơn, và diệt trừ tham nhũng. Tuy nhiên, những người biểu tình không đưa ra những lời nào trực tiếp chỉ trích nhà vua, vốn được biết tiếng là một nhà cải cách, từ khi ông lên ngai hồi năm 1999. Chính quyền Moroc mô tả phong trào biểu tình mới là một dấu hiệu cho thấy có cởi mở chính trị trong nước.

Posted Image

Hàng ngàn người Tunisia đã kéo ra đường phố tại thủ đô đòi chính phủ lâm thời từ chức. Chính phủ lâm thời nước này đã hứa sẽ tổ chức bầu cử trong vòng 6 tháng, nhưng chưa ấn định một thời hạn rõ rệt. (Ảnh: Di dân từ Tunisia đến đảo Lampedusa của Italia).

Posted Image

Các ngân hàng Ai Cập đã mở cửa trở lại sau khi ngưng hoạt động trong hầu hết tuần qua, giữa lúc Ai Cập chật vật tìm cách hồi sinh một nền kinh tế bị tác động bởi các cuộc biểu tình của giới lao động, và vụ lật đổ Tổng Thống Mubarak hồi đầu tháng. Các nhà cầm quyền quân sự Ai Cập cuối tuần trước tuyên bố sẽ không dung thứ bất cứ cuộc biểu tình nào khác của giới lao động, sau khi dân lao động Ai Cập làm việc trong nhiều ngành công nghệ, được khích lệ bởi cuộc nổi dậy, xuống đường phản đối mức lương thấp và những khiếu nại khác. Trong một cử chỉ thiện chí đối với phe đối lập, một tòa án Ai Cập hôm 19/2 chính thức thừa nhận một chính đảng Hồi giáo nhỏ từng bị chế độ của Tổng Thống Mubarak đặt ra ngoài vòng pháp luật trong 15 năm qua.

Posted Image

Tại Iraq: Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát xảy ra tại Baghdad. Tại Algeria: đại diện của các đảng cánh tả đã tham gia biểu tình. Hôm 19/2, tại Mauritania và Djibouti cũng xảy ra tình trạng bất ổn, cảnh sát đã giải tán những người biểu tình. Các quan sát viên cho rằng kịch bản Tunisia và Ai Cập có thể được lặp lại tại một số nước châu Phi khác - nơi một Ủy ban của Liên minh châu Phi đang họp để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Bờ Biển Ngà.

Posted Image

Trước làn sóng phản đối lan rộng khắp vùng Trung Đông, Mỹ đang khuyến nghị các chính phủ Ảrập “chấp nhận nhu cầu cải tổ thay vì cưỡng chống lại”. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình NBC, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Susan Rice, nói rằng tình trạng hiện nay là điều không thể chấp nhận được ở nhiều quốc gia “nơi mà các công dân phải đứng trước nạn thất nghiệp cao và tình trạng thiếu cởi mở chính trị”.

Việt Hà

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mỹ lên kế hoạch bị Triều Tiên tấn công hạt nhân

21/02/2011 06:57:01

Posted Image - Trước thông tin Triều Tiên thử hạt nhân, quan chức Mỹ tiết lộ rằng nước này đã lên kế hoạch bị Triều Tiên tấn công bằng thứ vũ khí đáng sợ này.

TIN LIÊN QUAN

Hiệp hội Giáo sư liên bang Mỹ (FAS) ngày 18/2 dẫn kế hoạch được phác thảo bởi Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ (Stracom) cho biết chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã chuẩn bị trước tình huống bị Triều Tiên sử dụng vũ khí nguyên tử tấn công.

Posted Image

Kế hoạch, vốn có tên gọi Oplan 8010-08, đang thu hút sự chú ý của dư luận Hàn Quốc trong bối cảnh người dân nước này lo ngại về thông tin Triều Tiên sắp thử hạt nhân. Theo kế hoạch, các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam và Nhật Bản cũng như các quốc gia đồng mình sẽ bị tên lửa Taepodong-2 mang đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên tấn công. Trước tình huống này, Mỹ sẽ huy động một cuộc chiến tranh “phủ đầu”. Theo kế hoạch Oplan 8010-08, những loại tên lửa đạn đạo cùng bom JDAM sẽ được đem ra sử dụng ngay sau khi Mỹ hoặc các quốc gia đồng minh bị tấn công. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, máy bay ném bom hiện đại B-2 Spirit, B-52 Stratofortress và “Chim ăn thịt” F-22 sẽ thực hiện các vụ tấn công “phủ đầu” này.

Posted Image

Giáo sư Hans Kristensen của FAS dẫn lời một quan chức cấp cao của Stracom cho biết khoảng 30% các mục tiêu ở Triều Tiên sẽ trở thành “tro bụi” sau đợt tấn công đầu tiên của quân đội nước này. Ngoài ra, kế hoạch Oplan 8010-08 cũng cho biết mối quan tâm lớn nhất của Mỹ không phải là những đột phá trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo hay nguyên tử mà chính là “vương triều” của nhà lãnh đạo Kim Jong-Il hiện nay và có thể là Kim Jong-un sắp tới.

Trong thời gian tới, Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành một loạt các cuộc đàm phán trong tháng tới để bàn về tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như “chiếc ô” hạt nhân mà Washington giành cho Seoul. Nhiều khả năng Mỹ sẽ thử thuyết phục Hàn Quốc tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa sau khi tình báo nước này phát hiện thấy Triều Tiên đã hoàn thành bãi phóng tên lửa thứ hai ở nước này.

Trà My (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháy nổ đau lòng tăng nặng....

10 trẻ tàn tật chết cháy, Estonia tuyên bố quốc tang

Thứ Hai, 21/02/2011 - 10:30

(Dân trí) - Chính phủ Estonia đã thông báo hôm nay sẽ là ngày quốc tang cho 10 trẻ em tàn tật bị thiệt mạng trong một vụ cháy lớn ở phía tây nước này hôm qua.

Posted Image

Khói bốc lên từ hiện trường vụ hỏa hoạn.

Vụ hỏa hoạn tại trại mồ côi trẻ tàn tật ở thành phố Haapsalu, phía tây Estonia, xảy ra chiều 20/2, khi khoảng 37 trẻ em và 9 người lớn có mặt trong khu nhà lúc bọn trẻ đang ngủ.

Mặc dù các lính hỏa và nhân viên cứu hộ tới hiện trường chỉ 3 phút sau khi nhận được điện thoại khẩn cấp nhưng ngọn lửa đã bao trùm toàn bộ khu nhà 1 tầng, vốn được dựng bằng gỗ nên dễ cháy.

Một phần của trại trẻ, được xây dựng vào năm 1950, đã bị sập do hậu quả của vụ cháy.

Vụ hỏa hoạn làm 10 trẻ tàn tật thiệt mạng. 10 trẻ khác và 2 người lớn đang được điều trị tại bệnh viện vì các vết thương khác nhau, trong đó có bị bỏng và nhiễm độc gas.

Chính phủ Estonia đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp và tuyên bố hôm nay là ngày quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân.

Posted Image

Người dân đốt nến để tưởng nhớ các nạn nhân.

“Tai nạn thảm khốc tại trại trẻ mồ côi tàn tật Haapsalu đã khiến cả đất nước Estonia bị sốc”, Tổng thống Toomas Hendrit Ilves nói trong một tuyên bố.

Các nhân viên cứu hộ cho biết hầu hết các trẻ em tại trại trẻ phải sử dụng xe lăn nên không thể thoát ra khỏi ngọn lửa đang lan đi nhanh chóng.

Tờ Postimees của Estonia đã đăng tải ảnh các nạn nhân đang được đưa ra khỏi trại trẻ thông qua cửa sổ, khi khói đen dày đặc bốc lên cuồn cuộn từ mái nhà.

Báo chí địa phương cho hay các lính cứu hỏa phải mất 2 giờ mới kiểm soát được ngọn lửa.

Hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ hỏa hoạn. Một ủy ban đặc biệt đang điều tra vụ việc.

An Bình

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát minh tinh vi hơn......

"Chim ruồi" do thám

21/02/2011 8:47

(TNO) Bộ Quốc phòng Mỹ vừa trình làng máy bay do thám không người lái có vẻ ngoài giống chim ruồi được chế tạo với kinh phí 4 triệu USD, theo báo Daily Mail.

Posted Image

"Chim ruồi" của Lầu Năm Góc - Ảnh: AeroVironment

Thiết bị nói trên chỉ dài 16 cm và nhẹ hơn một cục pin AA, nhưng có thể bay với vận tốc 17,7 km/giờ.

Giới chức Lầu Năm Góc hy vọng có thể sử dụng camera siêu nhỏ gắn trên “chim ruồi” để do thám căn cứ của đối phương mà không bị phát hiện và sau cùng có thể được triển khai ở cả môi trường nông thôn lẫn thành thị.

Với khả năng bay bằng cách vỗ cánh, thiết bị trên có thể đột kích vào các cửa sổ đang mở và đậu trên đường dây điện.

Tại buổi trình diễn ra mắt tuần qua, sản phẩm của hãng AeroVironment, chuyên chế tạo máy bay do thám cho Bộ Quốc phòng Mỹ, đã bay xuyên qua cửa vào một tòa nhà rồi trở ra, và chịu được sức gió 8 km/giờ.

Cách đây 2 năm, AeroVironment trình làng “chim ruồi” đầu tiên nhưng nó chỉ hoạt động vỏn vẹn 20 giây.

Phiên bản mới nhất này bay được 8 phút. Các kỹ sư tại AeroVironment hy vọng một khi được cải tiến thêm, nó có thể bay lâu hơn nữa.

Toddy Hylton, giám đốc chương trình “chim ruồi” của Lầu Năm Góc cho rằng, “chim ruồi” sẽ mở đường cho thế hệ máy bay do thám mới với tính năng nhanh nhạy và hình dáng giống những chú chim nhỏ.

Quyên Quân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng......

Đổ nát ngổn ngang khắp thành phố lớn thứ hai New Zealand

Thứ Ba, 22/02/2011 - 11:00

(Dân trí) - Trận động đất mạnh 6,3 richter nhưng ở độ sâu thấp xảy ra ngay trước 1h chiều 22/2 ở Chritchurch (gần 7h sáng VN) và kéo theo đó là một loạt dư chấn, mạnh tới 5 richter, đã khiến nhiều nhà cửa sụp đổ. Không khí hoảng loạn bao trùm thành phố.

Đất đá đổ rầm rầm, chôn vùi nhà cửa ở New Zealand

Posted Image

Tòa nhà 4 tầng Pyne Gould bị đổ sập, với nhiều người có thể bị mắc kẹt bên trong.

Posted Image

Các nhân viên cứu hộ khẩn trương tìm kiếm người mắc kẹt.

Posted Image

Nhân viên cứu hộ cứu người mắc kẹt từ tầng 4.

Posted Image

Ngôi nhà này được cho là một trường quốc tế.

Posted Image

Nhà thờ lớn Christchurch

Posted Image

Nhiều xe bị bẹp rúm giữa đống đổ nát.

Posted Image

Đường phố nứt toác sau trận động đất.

Posted Image

Nạn nhân bị mắc kẹt được đưa ra khỏi đống đổ nát.

Posted Image

Lo ngại có nhiều người bị mắc kẹt bên trong tòa nhà bị sập này.

Posted Image

Một người đàn ông bị mắc kẹt bên trong nhà thờ Christchurch.

Posted Image

Posted Image

Hàng loạt tòa nhà lớn bị phá hủy.

Posted Image

Posted Image

Đường ống nước bị vỡ.

Phan Anh

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trận động đất ngày hôm nay ở New Zealand có liên hệ gì với hiện tượng này?

==========================================

Cá voi chết hàng loạt trong vụ mắc kẹt lớn ở New Zealand

Thứ Hai, 21/02/2011 - 07:32

(Dân trí) - Hơn 100 con cá voi hoa tiêu đã chết trong vụ mắc kẹt lớn tại một bãi biển hẻo lánh ở New Zealand, các quan chức bảo tồn hôm nay cho hay.

Posted Image

Hơn 100 con cá voi bị mắc kẹt trên đảo Stewart.

Những người leo núi hôm qua đã thông báo phát hiện tổng cộng 107 con cá voi hoa tiêu đã bị mắc kẹt trên bãi biển Mason thuộc đảo Stewart, ngoài khơi bờ biển phía tây nam đảo Nam, theo một phát ngôn viên của Bộ bảo tồn (DOC). Phát ngôn viên nói phần lớn số cá voi đã chết và các nhân viên của DOC đã giúp 48 con sống sót còn lại chết không đau đớn vì không có triển vọng đưa chúng trở lại biển.“Chúng tôi xác định rằng phải có ít nhất từ 10-12 tiếng trước khi có thể đưa chúng trở lại biển. Nhưng do điều kiện thời tiết khô và nóng, nhiều con khác sẽ chết trong thời gian ngắn”, ông nói.

Posted Image

Hiện tượng cá voi mắc kẹt thường xảy ra trên các bãi biển ở New Zealand.

Phát ngôn viên cho hay một cơn bão đang tiến về bãi biển vịnh Mason nơi những con cá voi bị mắc kẹt, khiến việc đưa chúng trở lại biển trở nên quá nguy hiểm.

“Chúng tôi lo lắng rằng chúng tôi có thể làm nguy hiểm tới mạng sống của các nhân nhân viên và tình nguyện viên”.

Cá voi hoa tiêu, dài tới 6m, là loài cá voi được nhìn thấy nhiều nhất trong vùng biển New Zealand.

Posted Image

Cá voi hoa tiêu thường xuất hiện trong vùng biển New Zealand.

Các vụ mắc kẹt lớn thường xảy ra trên bờ biển không bằng phẳng của New Zealand . Hồi đầu tháng này, 14 con cá voi đã chết sau khi mắc kẹt gần thành phố du lịch Nelson trên đảo Nam và 24 con chết hồi tháng trước gần Cape Reinga ở vùng cực bắc của nước này.

Các nhà khoa học không rõ tại sao cá voi hoa tiêu bị mắc kẹt, mặc dù họ cho rằng chuyện mắc kẹt có thể xảy ra khi sóng siêu âm của chúng bị xáo trộn trong vùng nước nông hoặc khi một thành viên bị bệnh của đàn cá tiến về bờ và những con khác làm theo.

An Bình

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn do con người tự gây ra cho mình tăng nặng.....

36 người chết vì giẫm đạp tại Mali

Thứ Ba, 22/02/2011 - 07:33

(Dân trí) - Ít nhất 36 người đã thiệt mạng và 70 người khác bị thương trong vụ giẫm đạp kinh hoàng tại một sân vận động ở thủ đô Bamako của quốc gia Tây Phi Mali.

Posted Image

Sân vận động Bamako, nơi xảy ra vụ giẫm đạp, trong một bức ảnh chụp năm 2002.

Vụ giẫm đạp xảy ra tối 21/2 tại sân vận động Modibo Keita 25.000 chỗ ngồi khi đám đông chèn ép nhau để tiếp cận lãnh tụ Hồi giáo Osman Madani Haidara khi ông có bài thuyết giáo tại đây nhân một ngày lễ Hồi giáo.Phần lớn trong số 36 nạn nhân là các phụ nữ và trẻ em ngồi đợi ở hàng trên cùng của đám đông với hi vọng sẽ được lãnh tụ tôn giáo tới gần và được ban phúc, một nguồn tin cho hay. 70 người khác cũng bị thương trong vụ giẫm đạp.

Posted Image

Tư trang và giày dép của các nạn nhân tại hiện trường vụ giẫm đạp.

Hầu hết những người thiệt mạng đã bị xô đẩy vào một rào chắn làm bằng kim loại khi họ chờ đợi, Bộ trưởng nội vụ và bảo vệ dân sự của Mali cho biết.

Các dịch vụ bảo vệ dân sự đã nhanh chóng có mặt hiện trường và được sự trợ giúp của các dịch vụ khẩn cấp từ Keita, cách thủ đô 15km. Hầu hết những người bị thương được chuyển tới bệnh viện chính ở thủ đô Bamako.

Posted Image

Hình ảnh cắt từ video chiếu trên truyền hình quốc gia cho thấy những người bị thương đang được chuyển tới bệnh viện.

Người thân đã tụ tập tại bệnh viện Gabriel Toure, cố tìm thông tin về những người chết và bị thương.“Tôi đã được thông báo rằng cô tôi đã chết. Giờ đây chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với con gái cô ấy. Cô bé mới 10 tuổi. Họ cùng nhau tới sự kiện này hàng năm”, Sidiki Coulibaly, một người dân Mali, cho hay.

Posted Image

Một bé gái bị thương đang được điều trị tại bệnh viện Gabriel Toure.

Năm ngoái, 26 người cũng thiệt mạng trong một giẫm đạp tại một nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng ở thành phố Timbuktu, phía đông bắc Mali, trong lễ hội kỷ niệm sinh nhật của nhà tiên tri Mohammed.

Posted Image

70 người đã bị thương trong vụ tai nạn.

An Bình

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất ổn tại trung tâm các lục địa ở Trái Đất - theo phương pháp định tâm của Phong Thủy Lạc Việt.....

=================================================

Lãnh đạo Libya khẳng định không tháo chạy

Đại tá Muammar Gaddafi hôm qua xuất hiện trên truyền hình khẳng định không bỏ chạy khỏi đất nước do hỗn loạn như tin đồn, đồng thời miệt thị các hãng thông tấn nước ngoài là "những con chó".

Lo sợ ở Libya, hy vọng tại Bahrain

Posted Image

Đại tá Gaddafi ngồi trên xe che ô phát biểu trước truyền hình quốc gia. Ảnh: AP

Gaddafi xuất hiện chỉ chưa đầy một phút trên truyền hình vào buổi chiều theo giờ địa phương. Ông ngồi ghế sau một chiếc xe màu trắng cũ và tự che ô vì trời mưa khi tuyên bố: "Tôi hài lòng vì đã nói trước thanh niên ở Quảng trường Xanh tối nay. Tôi muốn nói rõ với họ rằng tôi đang ở Tripoli chứ không phải Venezuela. Đừng có tin những kênh nước ngoài, chúng chỉ là những con chó thôi".

Trước đó tin đồn lan rộng trong cả ngày đầu tuần về việc Đại tá Gaddafi đã buộc phải tháo chạy khỏi Libya, đặc biệt là sau khi Ngoại trưởng Anh William Hague phát biểu với các phóng viên ở Brussels rằng ông "thấy có thông tin Gaddafi đang trên đường tới thủ đô Caracas của Venezuela".

Lời khẳng định không lưu vong của Gaddafi xuất hiện sau khi lực lượng an ninh và người biểu tình đụng độ trong đêm thứ hai tại thủ đô Tripoli. Theo BBC, các nhân chứng nhìn thấy máy bay chiến đấu và trực thăng bắn vào người biểu tình trong thành phố. Quân đội Libya cũng lên tiếng khẳng định họ sẽ quét sạch những phần tử chống chính phủ.

Hiện sân bay Tripoli đông nghẹt hành khách tìm cách rời khỏi Libya, gồm nhiều người nước ngoài và thân nhân của họ. Trên đường phố thủ đô thì gần như không có người, ngoại trừ cảnh sát có vũ trang và các nhân viên an ninh mặc thường phục, những người xuất hiện khắp mọi nơi.

Các mạng điện thoại di động ở thủ đô Libya tê liệt và ngay cả mạng điện thoại cố định cũng không thể gọi ra nước ngoài. Chính quyền Libya mô tả những người biểu tình là "băng đảng khủng bố gồm chủ yếu là những thanh niên bị xúi giục làm bậy" và bị những người nghe theo các hãng truyền thông nước ngoài lợi dụng.

Các phóng viên nước ngoài bị giới hạn tối đa khi làm việc tại Libya nên hầu hết các thông tin xuất phát từ đây không thể kiểm chứng. Nhưng chính quyền nước này thừa nhận hai thành phố phía đông là al-Bayda và Benghazi, nơi khởi đầu các cuộc biểu tình, hiện đã nằm trong sự kiểm soát của phe đối lập.

Trong khi đó, làn sóng chống chính phủ lan tới thủ đô Tripoli hôm chủ nhật vừa qua, khi người biểu tình tràn ra đường và bị lực lượng an ninh trấn áp. Các nhân chứng khẳng định các máy bay đã bắn vào người biểu tình và ước tính có hơn 50 người thiệt mạng ở Tripoli trong hai ngày qua.

Posted Image

Hình ảnh hiếm hoi về biểu tình tại Libya được truyền ngoài. Ảnh: AP

Trong bối cảnh hỗn loạn trên đường phố, các quan chức cao cấp bắt đầu rời bỏ chính quyền của đại tá Gaddafi. Báo Quryna đưa tin Bộ trưởng Tư pháp Mustapha Abdul Jalil đã từ chức để phản đối việc "sử dụng vũ lực quá lớn" của chính phủ. Đặc sứ của Libya tại Liên đoàn Ảrập Abdel Moneim al-Honi cũng tuyên bố "tham gia cuộc cách mạng".

Các nhà ngoại giao Libya tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York thì kêu gọi quốc tế can thiệp để chấm dứt hành động bạo lực của chính phủ quê nhà. Phó đại sứ Libya Ibrahim Dabbashi cho rằng người dân Libya cần phải được bảo vệ khỏi "nạn diệt chủng". Nhà ngoại giao cao cấp nhất của Libya tại Mỹ là Ali Aujali còn chỉ trích đại tá Gaddafi và khẳng định với BBC rằng "không ủng hộ chính phủ giết hại người dân".

Các nước cũng bắt đầu lên tiếng về hành động trấn áp người biểu tình tại Libya. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Washington "cùng với cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ bạo lực tại Libya" và cho rằng đã đến lúc "chấm dứt vụ tắm máu không thể chấp nhận này".

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon thì bày tỏ "sự phẫn nộ" về thông tin chính quyền Libya bắn vào người biểu tình bằng máy bay quân sự. Ông cảnh báo Libya đang cấu thành hành động vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế. Các ngoại trưởng EU cũng ra tuyên bố chung lên án vụ trấn áp tại Libya.

Đây là thách thức lớn nhất đối với đại tá Muammar Gaddafi, lãnh đạo có thời gian cầm quyền lâu nhất châu Phi và Trung Đông với 42 năm liên tục. Tình hình hỗn loạn tại Libya đang góp phần đẩy giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Đình Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy thoái kinh tế, lạm phát dẫn đến bất ổn xã hội.......

Dân Ấn Độ phản đối lạm phát

Thứ Tư, 23/02/2011, 16:38 (GMT+7)

TTO - Hôm nay 23-2, hàng chục ngàn người Ấn Độ đã đổ xuống các con đường ở thủ đô New Delhi để phản đối tình trạng lạm phát và giá cả tăng, vốn đang gây nhiều khó khăn cho đất nước có nhiều người nghèo này.

Đa số những người biểu tình là công nhân, họ tập trung tại trung tâm New Delhi, hô to các khẩu hiệu chống lạm phát và tham nhũng.

Posted Image

Đoàn người biểu tình tập trung tại trung tâm New Delhi, hô to các khẩu hiệu chống lạm phát và tham nhũng - Ảnh: Reuters

Cuộc biểu tình do Hội các nghiệp đoàn Ấn Độ (CITU) tổ chức, với sự tham gia của người lao động thuộc nhiều nghiệp đoàn khác nhau nhằm gây sức ép lên chính phủ xung quanh vấn đề lạm phát, trước khi chính phủ công bố ngân sách mới hàng năm vào đầu tuần tới.

“Người lao động từ 19 bang, hàng ngàn người trong số này là phụ nữ, đang tiến về Delhi và sẽ tuần hành tới tòa nhà quốc hội đòi quyền lợi chính đáng”, một thông cáo của CITU nêu rõ, hãng tin AFP trích dẫn.

CITU ước tính có 800.000-1 triệu người tham gia biểu tình, tuy nhiên con số này rất khó kiểm chứng độc lập. Cảnh sát cũng không thể thống kê số người biểu tình.

Phát ngôn viên cảnh sát Rajan Bhagat cho biết gần 2.000 cảnh sát đã được triển khai tại trung tâm Delhi để giữ trật tự trong thời gian xảy ra biểu tình. “Chúng tôi đã chỉ thị cho cảnh sát phải đảm bảo không để đám đông phá hoại các tòa nhà chính phủ hay các công trình kỷ niệm ở trung tâm Delhi”, ông nói.

Trước đó Thủ tướng Manmohan Singh nói tình trạng lạm phát hiện nay là “mối đe dọa nghiêm trọng” tới tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, và chính phủ đang nỗ lực để tăng giá rau củ và nhiều mặt hàng khác để kéo giá lương thực xuống thấp.

Con số thống kê gần đây nhất cho biết lạm phát lương thực hàng năm tại Ấn Độ hiện ở mức 11,05% trong khi lạm phát toàn phần - được đo bằng chỉ số giá bán buôn, ở mức 8,23%.

Jagdeesh Thakur - một giáo viên ở bang Uttar Pradesh tham gia biểu tình, nói chính phủ “đang đi sai đường”: “Chúng tôi cần kiềm chế lạm phát, chấm dứt thất nghiệp và tư hữu hóa. Chính phủ đang đi sai đường. Họ quên đi những người nghèo, chỉ quan tâm giúp những người giàu”.

Một người biểu tình khác tên Rishi Pal đến từ bang Punjab thì nói: “Chúng tôi cần chính phủ kiểm soát giá cả. Những người nghèo đã không thể nuôi sống gia đình mình”.

MINH ANH

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU BỔ SUNG.

Bất ổn ở trung tâm lục địa......

Libya đầy xác chết, nghìn người tháo chạy

Vietnamnet.vn

Cập nhật lúc 23/02/2011 11:40:35 AM (GMT+7)

Hàng chục nghìn người nước ngoài đang chạy khỏi Libya sau các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và phong trào biểu tình làm hàng trăm người thiệt mạng.

TIN LIÊN QUAN:

Biểu tình dậy sóng Libya, Gaddafi "quyết tử"

Bất ổn Libya thêm dữ dội, hàng trăm người chết

Libya "nguy cơ nội chiến"

Thêm máu đổ ở Trung Đông và Bắc Phi

Trung Đông "sốt" biểu tình, có thêm người chết

Toàn cảnh khủng hoảng Ai Cập

Posted Image

Người Ai Cập tháo chạy khỏi Libya qua biên giới. Họ nói rằng khoảng 2.000 người đã chết trong tay lực lượng an ninh ở Benghazi. (Ảnh: Reuters)

Tình hình ở sân bay Tripoli được miêu tả là "cực kỳ hỗn loạn" khi người nước ngoài thuộc đủ các quốc tịch tìm mọi cách thoát thân.

Các thông tin cho biết, ở Tripoli, xác người nằm la liệt trên đường phố khi các máy bay ném bom bắn thẳng vào dân thường. Ít nhất 450 người được cho là đã thiệt mạng ở thủ đô Libya trong khi thông tin chưa được xác nhận nói 2.000 người bỏ mạng ở Benghazi, thành phố lớn thứ 2 của Libya.

Các băng nhóm lính đánh thuê nước ngoài càng dấy lên tâm trạng khiếp đảm và các bác sĩ nói thi thể các nạn nhân chồng đống tại các bệnh viện vốn dĩ đã quá tải.

Tuy nhiên, làn sóng phản đối chính quyền ở Libya không vì thế mà dịu bớt. Người biểu tình với sự hỗ trợ của hàng chục đơn vị quân đội đào ngũ tuyên bố giành quyền kiểm soát ở phía đông đất nước. Còn ở phía tây, các nhân chứng nói rằng quân đội đang giao tranh với lực lượng trung thành với Gaddafi.

Theo giới quan sát, vị Tổng thống cầm quyền 42 năm ở Libya đã mất đi sự ủng hộ của hầu hết các tầng lớp nhân dân trong nước. Chính quyền của ông đã chấp nhận rằng, các thành phố phía đông, trong đó có al-Bayda và Benghazi, những nơi được coi là thành trì kháng chính phủ, hiện đang nằm trong tay phe đối lập.

Posted Image

Binh sĩ ở Tobruk, thành phố phía đông Libya, tuyên bố họ không ủng hộ Tổng thống Gaddafi nữa. (Ảnh: Reuters)

Làn sóng chống chính phủ ở Libya nổ ra từ ngày 16/2 và nhanh chóng lan tới Tripoli với hàng trăm người kéo về thủ đô và họ bị lực lượng an ninh thẳng tay trấn áp.

Bất ổn ở Libya đã khiến hàng loạt các quốc gia tiến hành sơ tán công dân của mình ra khỏi nước này trong bối cảnh Tổng thống Muammar Gaddafi thề chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Ai Cập đã gia tăng quân số ở gần đường biên giới và thiết lập các bệnh viện dã chiến trong khi hàng nghìn công dân nước này quay về.

Một tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh đang trên đường đi cứu 3.500 người Anh mắc kẹt ở Libya. Một máy bay cũng được điều động tham gia chiến dịch này.

Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi hai phà dân sự và một tàu quân sự tới Benghazi trong khi Serbia, Nga, Italy, Hà Lan và Pháp điều máy bay tới Tripoli. Bất ổn ở Libya, nước đóng góp gần 2% sản lượng dầu của thế giới, đã khiến giá dầu thô Brent lên trên 108 USD/thùng và khiến Phố Wall hứng chịu ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 8 do các nhà đầu tư bán hạ cổ phiếu.

Thanh Hảo (Theo BBC, Mail)

Share this post


Link to post
Share on other sites

DỰ BÁO NĂM 2011

HOA KỲ NĂM TÂN MÃO

Tổng thông Obama sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn về ngoại giao trên chính trường quốc tế. Ông ta cần những quyết định phải qua những cuộc tranh luận gay gắt. Đặc biệt là vào khoảng cuối quí I và cuối quí III.

Tuy nhiên ông ta sẽ vượt qua được. Đặc biệt, ông phải đối phó với những mối quan hệ căng thẳng mới nẩy sinh cả phía Đông và phía Tây Hoa Kỳ.

Cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ ở Afganixtan sẽ ngày càng giảm cường độ và thuận lợi hơn. Những dấu hiệu ổn định xã hội ở đây sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, những sự khủng bô như gây cháy nổ, tấn công táo bạo trên toàn cầu thì lại tỏ ra đe dọa hơn. Đặc biệt cần chú ý những phương tiên giao thông, không chỉ hàng không, mà cả đường thủy, đường sắt và xe điện.

Những thiên tai xảy ra trên đất Hoa Kỳ năm nay như cháy rừng và hạn hán sẽ tăng nặng hơn, tuy không quá nghiêm trọng. Động đất có thể xảy ra ở Hoa Kỳ năm nay gây thiệt hại, nhưng cũng không qua nghiêm trong so với nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt là các vùng liên quan đến Tây Nam Hoa Kỳ. Khả năng xảy ra vào nửa cuối năm (Hoặc có thể ngay trong tháng Giêng Việt lịch).

***

Kính thưa quí vị quan tâm.

Chúng tôi hy vọng rằng: Những dự báo này sẽ giúp quí vị tham khảo, gần lánh tránh dữ và chuẩn bị cho mình những thận trọng cần thiết.

Chúc quí vị và gia đình một năm mới vạn sự an lành.

==================================

PS: Nội dung chính của dự đoán này đã đọc trong Lễ Tất Niên của Trung Tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông - tiền thân là Câu Lạc Bộ Thăng Long Dịch học nghĩa kỳ tại Hanoi vào ngày 22. 1. 2011.

http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet...9&next=1516

==================================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Khủng hoảng Trung Đông-Bắc Phi nhìn từ 4 thách thức với Mỹ

Thứ Tư, 23/02/2011 - 15:09

(Dân trí) - Có ý kiến cho rằng Mỹ đang lợi dụng những biến cố ở Tunisia và Ai Cập để “vẽ lại” bản đồ Trung Đông-Bắc Phi; Ý kiến khác nói chính những biến cố này đang đặt ra những thách thức với Mỹ, buộc Washington “định hình lại” các chính sách-chiến lược ở khu vực.

Posted Image

Cảng Mina Sulman, căn cứ Hạm đội 5 của Mỹ ở Bahrain

Thách thức chính sách

Biến cố ở Ai Cập đã làm dấy lên những câu hỏi lớn về sự ổn định lâu dài của các chính phủ liên kết với phương Tây ở khắp khu vực Trung Đông và có thể làm thay đổi đáng kể chính sách của Mỹ từ Địa Trung Hải đến vùng Vịnh.

Sự thay đổi ở Ai Cập đã làm rối loạn thế bố trí ngoại giao toàn cầu của Mỹ, khiến tình hình an ninh khu vực Trung Đông bị chấn động mạnh. Ngoài ra, trong quá trình diễn ra sự thay đổi vừa qua của Ai Cập, người ta còn cảm nhận được cả sự châm biếm, mỉa mai đối với chính sách Trung Đông của Mỹ. Phản ứng của Nhà Trắng đối với những diễn biến ở Ai Cập, từ đầu tới cuối, đều là sự giật gấu vá vai, cho thấy mâu thuẫn giữa việc bảo vệ lợi ích và việc phổ biến giá trị dân chủ về lâu dài trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Lâu nay, Mỹ nỗ lực thúc đẩy dân chủ tại các nước đang phát triển, nhưng mỗi khi dân chủ xung đột với lợi ích quốc gia, đa phần dân chủ và nhân quyền trở nên lép vế so với lợi ích quốc gia.

Các cuộc biểu tình ở Ai Cập có thể không chỉ ảnh hưởng tới quan hệ giữa các chính phủ, mà còn có thể thôi thúc người dân ở Bờ Tây và Dải Gaza chống lại người Israel, chính quyền Israel và giới lãnh đạo Palestine. Trong khi đó, Pakistan – mối bận tâm nữa của Mỹ và phương Tây, đang trong tình trạng khủng hoảng thường xuyên và dường như đang ngày càng nghiêm trọng khi thế giới Hồi giáo quay cuồng với các cuộc nổi dậy tại các nước Ảrập có chính phủ được phương Tây hỗ trợ.

Thách thức quân sự

Các cuộc biểu tình gây chết người tại Bahrain cho thấy quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ này cũng không "miễn nhiễm" trước "làn gió của sự thay đổi ở Ảrập". Được truyền cảm hứng từ các cuộc nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập, những người biểu tình ở quốc đảo phần đông người Shiitte này, đã đổ xuống đường biểu tình trong mấy ngày gần đây, làm tăng những quan ngại về khả năng tái diễn cuộc bạo động gây chết người hồi những năm 1990.

Đối với Mỹ, bất ổn ở Bahrain còn "nguy hiểm hơn nhiều" so với tình hình nội bộ hiện nay ở Ai Cập. Cuộc khủng hoảng ở Ai Cập đang làm chao đảo quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé Bahrain - đồng minh của Mỹ, trung tâm chính của hoạt động đầu tư ngoài khơi. Vấn đề là không chỉ số phận của căn cứ Hạm đội 5 của Mỹ ở nước này mà nhiều lợi ích của Washington sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Ai Cập là quốc gia Ảrập lớn nhất và hùng mạnh nhất đã ký hiệp ước hòa bình với Israel và nhận được 1,3 tỷ USD viện trợ quân sự của Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, do dễ bị tổn thương trước những biến động lớn hơn và những tác động mà họ có thể phải hứng chịu thông qua chính sách của Ảrập đối với Iran, Ảrập Xêút và các nước còn lại ở vùng Vịnh, nên hiện tại, Bahrain thực sự là một điểm nóng hơn. Trong khi đó, diễn biến của các sự kiện trong khu vực hiện nay có thể gây căng thẳng cho mối quan hệ chiến lược Mỹ-Ảrập Xêút, liên quan đến các căn cứ quân sự của Mỹ và hàng tỷ USD tiền bán vũ khí của Mỹ, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong chính sách ngoại giao khu vực và chống khủng bố.

Thách thức kinh tế

Hỗn loạn ở Libya không chỉ đe dọa chấm dứt 41 năm cầm quyền của ông Gaddafi mà còn làm rung chuyển cả thế giới dầu lửa. Các cuộc nổi dậy nổ ra ở khắp khu vực hồi cuối tháng 12/2010 đã làm phương hại đến các nguồn cung cấp dầu và khí đốt - bất chấp các trữ lượng khổng lồ ở nhiều nước Ảrập - và gây tổn thất cho Mỹ và châu Âu do những nước này phụ thuộc nặng nề vào những nguồn năng lượng nhập khẩu này.

Bạo động ở Libya có thể đe dọa hoạt động xuất khẩu năng lượng từ nước này sang châu Âu, nếu các phiến quân li khai ở miền đông giàu dầu lửa của nước này đặt mục tiêu phá hoại các cơ sở hạ tầng và tìm kiếm một phần lớn hơn trong "chiếc bánh lợi nhuận". Các kinh tế gia nói rằng giá dầu cao có thể làm chậm lại mức tăng trưởng kinh tế vào lúc thế giới đang hồi phục từ cuộc suy thoái tệ hại nhất kể từ nhiều thập niên nay. Giá năng lượng cao khiến giá của tất cả mọi loại hàng hóa cũng tăng giá khiến mối đe dọa lạm phát cũng gia tăng.

Posted Image

Libya xuất khẩu khoảng 2% số dầu thế giới sử dụng mỗi ngày, và là một nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt quan trọng cho nhiều nước Châu Âu

Chưa hết, giá lương thực chính là mắt xích nối sự kiện ở Trung Đông với giá dầu thô. Về lâu dài, thị trường lương thực cũng không tránh khỏi bị tác động bởi mỗi chu kỳ lên xuống của giá dầu do hoạt động nông nghiệp hiện đại phụ thuộc nhiều vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch và giá xăng dầu tăng đồng nghĩa với việc nhiều loại cây trồng lương thực sẽ phải nhường chỗ cho các loại cây trồng dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học.

Sự kiện Ai Cập đẩy giá dầu thô tăng cao. Những gì xảy ra tại Libya, nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 12 thế giới với 1,1 triệu thùng/ngày, càng làm tình hình thêm căng thẳng. Nếu các cuộc biểu tình lan rộng ra các quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn hơn, như Ảrập Xêút hay Iran, không chỉ có thị trường dầu thô mà cả thị trường lương thực cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thách thức chiến lược khu vực

Bất kỳ hành động nào của Mỹ ở Trung Đông cũng đều xuất phát từ chính những lợi ích địa chính trị của nước này. Nhưng ngày nay, hầu hết các nước Trung Đông đều coi Mỹ là một cường quốc đang suy yếu và bất lực.

Cách xử sự “hai mặt” của Mỹ đối với một đồng minh trung thành lâu năm như Tổng thống Ai Cập Mubarak đã khiến Quốc vương Abdullah của Ảrập Xêút bất bình. Giới phân tích cho rằng các mối quan hệ chiến lược lớn của Mỹ với Ảrập Xêút, nước láng giềng giàu dầu mỏ và khá có ảnh hưởng của Bahrain, cũng như các nỗ lực của Iran - kẻ thù "không đội trời chung" của Mỹ - trong việc gia tăng ảnh hưởng ở khắp vùng Vịnh cũng sẽ bị tác động.

Trong khi Iran nhìn nhận sự sụp đổ của Mubarak như một dấu hiệu mới cho thấy sự suy yếu của Washington và Israel trong khu vực, Mỹ lại nhìn thấy những cơ hội làm bùng phát các cuộc biểu tình chống chính quyền ở nước Cộng hòa Hồi giáo này. Iran rất hài lòng khi Mỹ công khai ủng hộ phe đối lập ở Ai Cập. Tuy nhiên, những gì Iran quan tâm nhất lúc này là Mỹ đóng vai trò là thế lực kiềm chế Israel, nước chưa có phản ứng rõ ràng trước tình hình bạo loạn đang diễn biến ở Ai Cập. Hơn nữa, trong suy nghĩ của Iran vẫn còn một câu hỏi lớn là liệu Mỹ coi sự việc ở Ai Cập chỉ là câu chuyện thoáng qua hay là câu chuyện khiến Mỹ phải nhanh chóng suy nghĩ lại về tình hình trong khu vực, đặc biệt là thái độ của Mỹ đối với các tổ chức Hezbollah và Hamas.

Với tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 35% và GDP bình quân đầu người 2.600 USD, Yemen là nước nghèo khổ nhất trong thế giới Ảrập. Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh - một đồng minh then chốt của Mỹ, đã nhượng bộ trước sức ép của những người biểu tình khi tuyên bố ông sẽ không tái tranh cử vào năm 2013 và sẽ không tìm cách trao lại quyền lực cho con trai. Do lo sợ tái diễn một Ai Cập khác ở Yemen, Chính quyền Obama có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các nỗ lực cải cách trung thực. Đó là cách tốt nhất để Mỹ bảo vệ một đồng minh quan trọng ở Yemen.

Tình trạng bất ổn chính trị hiện nay tại Trung Đông không những được coi là một khó khăn địa chính trị rất lớn đối với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, mà còn là "cơn ác mộng" đe dọa kinh tế thế giới vốn đang chật vật để thoát khỏi di chứng của cuộc khủng hoảng kinh tế cách đây không lâu.

Việt Hà

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rơi máy bay. lật tàu lửa tăng nặng......

Trực thăng Hàn Quốc đâm xuống biển, 1 người chết, 4 người mất tích

Thứ Năm, 24/02/2011 - 16:35

(Dân trí) - Một trực thăng của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã bị đâm ở ngoài khơi bờ biển phía nam, làm 1 người thiệt mạng và 4 người khác mất tích.

Posted Image

Một chiếc trực thăng AW-139.

Bu Ji-hwan, một quan chức thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển, hôm nay cho biết chiếc trực thăng bị đâm ngoài khơi hòn đảo nghỉ dưỡng Jeju, phía nam Hàn Quốc, vào tối qua.

Chiếc trực thăng AW-139 đang thực hiện một sứ mệnh vận chuyển y tế thì mất tích. Thi thể của nạn nhân thiệt mạng và các mãnh vỡ của máy bay đã được tìm thấy.

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, chiếc trực thăng cất cánh từ sân bay quốc tế Jeju lúc 8h20 tối ngày 23/2 giờ địa phương và đón Lee Yoo-jin, một nữ sĩ quan 28 tuổi, người cần trợ giúp y tế khẩn cấp, từ một tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển ngoài khơi Jeju để tới đảo điều điều trị.

Sau khi đón Lee, trực thăng đã mất liên lạc với trung tâm điều khiển.

Lực lượng bảo vệ bờ biển đang tìm kiếm 4 người bị mất tích. Không rõ nguyên nhân của vụ tai nạn.

21 tàu, một máy bay tìm kiếm và 3 trực thăng của hải quân Hàn Quốc đã được huy động cho chiến dịch cứu hộ gần vùng biển nơi tín hiệu cuối cùng của trực thăng mất tích được phát hiện.

Trực thăng AW-139, do hãng AgustaWestland của Italia sản xuất, được triển khai tới đảo Jeju lần đầu tiên hôm thứ 6 tuần trước.

An Bình

Theo Yonhap

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng.....

Sông lớn cạn khô, miền Trung sẽ hạn khốc liệt

VnExpress

Thứ năm, 24/2/2011, 10:14 GMT+7

Cuối tháng 2, thời tiết các tỉnh miền Trung còn se lạnh nhưng mực nước các dòng sông lớn đã xuống thấp, thậm chí cạn đáy, báo hiệu một năm khô hạn khốc liệt.

Các dòng sông lớn ở Quảng Ngãi như Trà Khúc, Vệ đang bắt đầu trơ đáy. Mực nước trên các sông này trong 5 năm nay đang sụt giảm mặc dù lượng mưa tương đương và cao hơn so với cùng kỳ.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, năm 2011 Quảng Ngãi sẽ tiếp tục đối mặt với khô hạn gay gắt. Số liệu đo đạc tại Trạm thủy văn An Chỉ, xã Hành Phước (Nghĩa Hành), mực nước trong những ngày tháng 2 chỉ trên 4 m, tương đương mức nước cạn kiệt nhất trong 5 năm qua.

Ông Trương Văn Thân, Phó trưởng trạm thủy văn An Chỉ tính toán: “Căn cứ vào số liệu quan trắc đo đạc được, trung bình mỗi năm mực nước sông Vệ giảm khoảng 10 cm”.

Trong khi đó, mực nước tại các sông Trà Bồng, Trà Khúc cũng đang xuống thấp hơn trung bình nhiều năm hơn nửa mét, trong khi lượng mưa không hề suy giảm. Ông Nhâm Xuân Sỹ, Phó tổng giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ngãi giải thích, sở dĩ có hiện tượng bất thường này là do sự biến đổi khí hậu và rừng đầu nguồn bị tàn phá. Nguồn nước ngầm cũng cạn kiệt do người dân vùng hạ lưu dùng máy bơm với công suất quá lớn để sản xuất nông nghiệp.

Posted Image

Nước sông Trà mỗi năm một xuống thấp, trơ đáy, những người khai thác cát sạn phải đào một mương nhỏ sâu 4 m để đưa ghe chở hàng vào bờ. Ảnh: Trí Tín.

Ông Sỹ cảnh báo, trước thực trạng dòng chảy sông ngày càng sụt giảm bất thường, ngay từ bây giờ người dân cần phải có biện pháp tiết kiệm, tích trữ nguồn nước để phòng chống khô hạn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là trong vụ hè thu sắp đến.

Ở Quảng Nam, nước các hồ chứa cũng xuống thấp, ngang mực nước chết. Hồ thủy điện A Vương chỉ còn 363 m (tương đương mức thâm hụt nửa hồ chứa). Các chuyên gia dự báo, với mức sụt giảm nguồn nước ở hồ như trên thì nhà máy thủy điện này sẽ thiếu hụt khoảng 100 triệu kWh trong năm nay.

Đại diện Công ty cổ phần thủy điện A Vương nhìn nhận, năm 2010, lượng nước về chỉ còn 50% so với 2009, mực nước của hồ chứa sẽ tiếp tục giảm trong năm nay. Ngay từ đầu năm, công ty thuỷ điện này đã xây dựng phương án ứng phó với hạn hán: vừa vận hành, đảm bảo cung ứng nguồn điện cho quốc gia; vừa phối hợp với địa phương vùng hạ du dòng Vu Gia xây dựng phương án cứu lúa cho vụ hè thu.

Tại thành phố Đà Nẵng, nước về các sông, hồ bị thiếu hụt nghiêm trọng, dẫn đến lượng nước ít ỏi còn lại ở cuối hạ lưu bị nhiễm mặn, không sử dụng được. Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng cho biết, trong hai năm qua, lượng mưa còn tương đối lớn hơn so với dự báo năm 2011, song hạn hán cũng đã đe dọa trực tiếp đến 3.500 ha lúa vụ hè thu.

Trong khi đó, đến tháng 6 tới, Nhà máy thủy điện Đăk Mi nằm ở thượng nguồn sông Vu Gia hoàn thành, bắt đầu chặn dòng phát điện. Chắc chắn nguồn nước chính của hệ thống sông Vu Gia bị cắt nước, chuyển về sông Thu Bồn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng và một phần diện tích của các huyện Đại Lộc, Điện Bàn của Quảng Nam.

Ông Thắng nhận định: "Tình hình khô hạn năm nay tại các khu vực nói trên sẽ diễn biến căng thẳng hơn nhiều so với năm trước".

Trí Tín

======================================

Giờ Hợi, ngày 22 tháng Giêng Tân Mão Việt lịch. Quẻ Đỗ Vô vong: Chừng nào hạn nặng thì sẽ có mưa ở tất cả các vùng hạn hán ở miến Trung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chìm thuyền, đâm ô tô.....tăng nặng.

Hàng chục người chết đuối khi cố vượt biên

24/02/2011 16:54:36

Posted Image- Hãng tin AFP ngày 24/2 dẫn nguồn tin Bộ Nội vụ Yemen cho biết 49 người Somalia đã chết đuối trong một vụ lật thuyền khi cố vượt biên vào Yemen.

Thông báo của Bộ Nội vụ Yemen cho biết vụ tai nạn xảy ra trên vịnh Aden, ngoài khơi bờ biển phía Nam nước này. Con thuyền bị gió to lật úp khi còn cách bờ biển 6,4km.

Posted Image

Ảnh minh họa

Một số người trên thuyền đã cố bơi vào bờ và thông báo cho chính quyền sở tại về vụ tai nạn. Tuy nhiên thông báo của Bộ Nội vụ Yemen không cho biết số người sống sót.

Yemen là điểm đến của rất nhiều người Somalia nhằm thoát khỏi tình trạng đói nghèo và xung đột. Tuy nhiên, nhiều vụ đắm tàu tương tự đã khiến giấc mơ của những con người nghèo khổ này chìm theo dòng nước.

Bảo Minh (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp tục mua sắm vũ khí nhiều hơn nữa......

Nga chi 650 tỷ USD mua 600 máy bay, 100 tàu chiến

Thứ Năm, 24.2.2011 | 16:43 (GMT + 7)

Hãng thông tấn của Nga dẫn lời một số quan chức Bộ Quốc phòng cho hay, nước này sẽ rót khoảng 650 tỷ USD để tân trang cho kho vũ khí đã cũ nát. Theo đó, đến năm 2014, khoảng 600 máy bay chiến đấu, 100 tàu chiến và 1.000 trực thăng sẽ được nhập kho.

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popovkin ngày hôm nay (24.2) cho biết, trong tương lai, quân đội Nga đặt tham vọng có khoảng 8 chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và 2 tàu sân bay trực thăng đổ bộ lớp Mistral - hiện đang đặt mua từ Pháp.

Tuyên bố trang bị thêm vũ khí được đưa ra trong bối cảnh ngành quân sự nước này đang bị cắt giảm nhân sự nghiêm trọng. Sau cuộc cải cách mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov, 200 nghìn sĩ quan đã mất việc và 9 trong số 10 đơn vị quân đội bị giải thể.

Trong khi đó, ở một diễn biến khác, Ria Novosti đưa tin hôm 22.2, Nga tạm hoãn việc chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Venezuela.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cho biết, Nga đã đồng ý cho Venezuela vay khoảng 4 tỷ USD để mua vũ khí.

"Đã có hợp đồng vũ khí thỏa thuận với Venezuela nhưng hiện nay nó vẫn chưa được tiến hành", Nikolai Dimidyuk, Giám đốc chương trình phát triển vũ khí của Tập đoàn vũ khí thuộc nhà nước cho biết.

Trong khi đó, cách đây 1 tuần, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt loại tên lửa phòng không S-500, hệ thống tên lửa được đánh giá là tối tân nhất thế giới.

Vũ Gia Huy (Theo Washington Post)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nam châu Âu - Bất ổn ở Trung tâm các lục địa trên địa cầu theo cách định tâm của Phong Thủy Lạc Việt và Huyền Không Lạc Việt.....

============================================

Cảnh sát Hy Lạp bị đốt cháy giữa phố

12:43 | 24/02/2011

TPO – Hàng chục nghìn người dân và cảnh sát Hy Lạp xô xát với nhau trong cuộc bạo động ngày 23 – 2, khi đám đông biểu tình phản đối chính phủ tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội. Có cảnh sát bị trúng bom xăng, bốc cháy giữa phố. Hôm nay, 24 – 2, người biểu tình kêu gọi đình công trên cả nước.

Posted Image

Kinh tế Hy Lạp xấu đi do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế năm 2009. Nhờ sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế nước này mới thoát khỏi hiểm họa sụp đổ.

Tuy nhiên, những ngày qua, do tác động của nhiều yếu tố, chính quyền Hy Lạp đưa ra sắc lệnh tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội và tiền cung cấp cho các nhà dưỡng lão.

> Video: Cảnh sát Hay Lạp bị trúng bom xăng, bốc cháy giữa phố

Giới phân tích cho rằng, 2011 tiếp tục là “năm xấu” của Hy Lạp.

Văn Việt

Theo Chinanews

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy thoái kinh tế, khủng hoảng an sinh xã hội......

=========================================

100.000 người biểu tình phản đối tăng giá lương thực

TP - Ngày 23-2, tại thủ đô New Dehli, Ấn Độ, ít nhất 100.000 người hưởng ứng lời kêu gọi của công đoàn xuống đường tuần hành phản đối việc tăng giá lương thực và tình trạng thất nghiệp gia tăng ở nước này.

Posted Image

Hàng trăm ngàn người biểu tình phản đối giá lương thực tăng ở New Delhi. Ảnh: Reuters.

Sự kiện này được coi là thêm sức ép lên chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh đúng vào thời điểm chính phủ đang bối rối trước hàng loạt vụ bê bối nhiều tỷ USD vừa bị phanh phui.

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á nhưng đang phải chật vật chống chọi tình trạng lạm phát, giá lương thực tăng cao. Khan hiếm lương thực đẩy hàng trăm triệu người nghèo vào tình trạng đói ăn triền miên. Do giá lương thực thế giới leo thang nhanh, chính phủ Ấn Độ phải đưa ra các chính sách nhằm kiềm chế giá lương thực trong nước.

Một trong những biểu ngữ do người biểu tình giương lên ở New Delhi nói rằng “Giá cả sẽ giết chết những người bình thường”. Ông Kailash Sain, một người biểu tình, nói: “Chúng tôi thu nhập chỉ từ 2 đến 3 USD/ngày, làm sao đủ để mua lương thực trong tình trạng giá leo thang quá mức như hiện nay”.

Ấn Độ hiện có 9 triệu thành viên công đoàn nhưng ảnh hưởng của công đoàn sau thời kỳ 1991 giảm nhiều đối với xã hội. Cuộc biểu tình của công đoàn lần này diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Manmohan Singh bớt gay gắt hơn đối với yêu sách của phe đối lập đòi mở cuộc điều tra vụ các quan chức nhận tiền lót tay để bán giấy phép kinh doanh viễn thông.

Đ.P

Theo Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Cá heo con chết hàng loạt ở bờ biển Mỹ
Thứ Sáu, 25/02/2011 - 19:12

(Dân trí) - Các nhà khoa học Mỹ đang cố gắng lý giải hiện tượng gần 60 con heo, nhiều trong số đó còn bé, được phát hiện đã chết ở bờ biển các bang ven Vịnh Mexico kể từ tháng trước.


Posted Image

Tính tới ngày 23/2, xác của tổng cộng 59 con cá heo, hơn một nửa trong số đó là mới chào đời, đã được phát hiện kể từ giữa tháng trước trên các hòn đảo và trên các bãi biển dọc bờ biển dài hơn 300km từ Louisiana tới Mississippi, Vịnh Shores, Alabama của Mỹ.

Con số trên cao gấp 12 lần so với số cá heo thường được phát hiện đã chết và trôi dạt vào bờ dọc các bang ở ven Vịnh Mexico vào thời điểm này trong năm, mùa sinh sản của khoảng 2.000-5.000 cá heo trong khu vực.

Posted Image

“Ở đây chúng tôi được đặt trong tình trạng báo động cao”, Moby Solangi, giám đốc Viện nghiên cứu sinh vật biển tại Gulfport, Mississippi, cho biết. “Khi gặp điều gì đó bất thường như thế này xảy ra với một số lượng lớn cá heo, điều đó cho chúng tôi biết rằng hệ sinh vật đang bị ảnh hưởng”.
Ít nhất 29 con cá heo chết được phát hiện trong những tuần gần đây được nhận dạng là cá heo mũi chai.

Posted Image

Cơ quan giám sát khí quyển và biển quốc gia Mỹ (NOAA) đã tuyên bố việc cá heo chết hàng loạt là một “hiện tượng tử vong bất thường”, nữ phát ngôn viên NOAA Blair Mase cho hay.

“Vì tuyên bố trên, nhiều nhân lực dự kiến sẽ được chỉ định để điều tra hiện tượng bất thường này”, bà Mase nói.

Posted Image


Giới chức Mỹ đang xác định xem liệu hiện tượng cá heo chết hàng loạt gần đây có phải là do bị ô nhiễm dầu hay không, vốn bị tràn ra Vịnh Mexico sau vụ chìm dàn khoan hồi tháng 4 năm ngoái.
11 công nhân đã thiệt mạng trong vụ nổ dàn khoan và ước tính 5 triệu thùng dầu thô đã bị tràn ra Vịnh Mexico trong hơn 3 tháng.

An Bình
Theo Reuters, AP
======================================
Quẻ Đỗ Vô Vong. Giờ Tuất, Ngày 23. Tháng Giêng Tân Mão Việt lịch. Hoa Kỳ cần đề phòng biến cố Thiên tai xảy ra vào cuối Hè sang thu - theo Việt lịch năm này tai phía Nam Hoa Kỳ chếch Đông Nam. Khả năng là Hỏa tai, hoặc động đất nhẹ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rối loạn, bất ổn ở trung tâm các lục địa......

====================================

Con trai Tổng thống Libya phản bội cha?

Cập nhật lúc :11:40 AM, 25/02/2011

Thay vì trấn áp người biểu tình như yêu cầu của cha, con trai út Tổng thống Gaddafi là ông Saif al-Arab lại “vào hùa” cùng dòng người biểu tình tại miền Đông Libya chống lại chính cha mình.

>> Thủ tướng Anh xin lỗi vì chậm di tản công dân khỏi Libya

PressTV đưa tin, người con trai Saif al-Arab được ông Gaddafi điều đến phối hợp với lực lượng an ninh ở đây nhằm kiềm chế những người biểu tình. Tuy nhiên, cuối cùng anh này đứng về phía những người biểu tình. Không chỉ vậy, anh còn tiết lộ, cha mình có thể sẽ tự sát, hoặc trốn chạy sang Mỹ Latin.

Trước đó, Saif al-Arab hỗ trợ cho quân đội, giúp vận chuyển các thiết bị quân sự đến miền Đông Libya.

Không giống như em trai mình, Saif al-Islam, người con thứ 2 của Tổng thống Libya đang ra sức kêu gọi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair giúp đỡ gia đình mình chống lại những người biểu tình.

Anh Saif al-Islam cho hay, ông Tony Blair rất thân thiết với gia đình anh. Theo anh, cựu Thủ tướng Anh từng nhiều lần tới thăm Libya và tham gia nhiều dự án ở châu Phi với cha mình. Vì vậy, trong thời điểm khó khăn này, anh rất muốn nhận được những lời khuyên quý báu từ ông Tony Blair.

Posted Image

Con trai Tổng thống Libya tham gia biểu tình chống lại cha mình. Ảnh minh họa.

Theo truyền thông phương Tây, các vụ bạo lực tại Libya khiến hàng trăm người thiệt mạng. Con số thương vong chính thức do chính quyền Libya đưa ra là khoảng 300 người, trong đó 189 dân thường và 111 binh sĩ.

Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết, có ít nhất 1.000 người thiệt mạng trong những ngày hỗn loạn vừa qua. Hầu hết số người thiệt mạng là tại Benghazi, thành phố lớn thứ 2 của Libya. Nhiều người lo ngại bạo lực đẫm máu tại Libya tiếp diễn khiến nhiều người nữa thiệt mạng.

Trong khi đó, Tổng thống Libya tuyên bố trên truyền hình rằng mình sẽ chiến đấu tới "giọt máu cuối cùng" và kêu gọi những người ủng hộ ông xuống đường đối đầu với những người biểu tình. Ông Gaddafi cũng ra lệnh phá hủy các đường ống dẫn dầu đến các nước Địa Trung Hải.

Trà My (theo PressTV)

====================================

Ông Gaddafi cũng ra lệnh phá hủy các đường ống dẫn dầu đến các nước Địa Trung Hải.

Tướng giỏi phải nghĩ đến thất bại. Ông này không nghĩ đến điều đó thì phải?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ viết:

.

Phát minh ngày càng tinh vi thì sự chống lại ngày càng đơn giản. Thí dụ trong trường hợp này là ....."Súng cao su". Sau này khoảng 50 đến 100 năm nữa sẽ có những loại vũ khí cực hiện đại bị vô hiệu bởi những điều tưởng chừng rất ngớ ngẩn.

.

====================================================

<embed height="350" width="486" flashvars="width=486&height=350&file=/Uploaded_CDCA/Multimedia/20110222/Robotic hummingbird built for Pentagon.flv&image=/Uploaded_CDCA/Multimedia/20110222/quoc-phong-chimruoi.jpg" allowfullscreen="true" allowscriptaccess="always" quality="high" name="MediaPlayer" wmode="transparent" id="MediaPlayer" src="http://baodatviet.vn/dv/flash/mediaplayer.swf" type="application/x-shockwave-flash">

Share this post


Link to post
Share on other sites

An toàn thực phẩm vẫn là điều đáng lưu ý......

Tranh cãi về mì gói tẩm hóa chất

25/02/2011 15:55

(TNO) Gần đây, nhiều tờ báo Trung Quốc liên tục phản ánh về hiện tượng sợi mì gói rất dễ bắt lửa do tẩm nhiều hóa chất, khiến nhiều người vốn ưa thích loại thực phẩm này hết sức lo ngại, theo Global Times ngày 25.2.

Posted Image

Nhiều tờ báo Trung Quốc nghi ngờ có nhiều hóa chất phụ gia trong các gói mì - Ảnh: Chụp lại từ Youtube

Trang tin Dahe.cn tại TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), cho hay nhiều nhà sản xuất mì gói đã cho thêm một lượng lớn hóa chất phụ gia, trong đó có chất kali cacbonat, hợp chất phosphate... nhằm giúp sợi mì dai hơn, thậm chí nhiều sợi mì còn bắt lửa ngay khi bị ướt.Bài báo của trang tin trên cũng cho rằng, nếu sợi mì bốc mùi như lông thú bị cháy khi đốt lên, thì đó có thể là do chứa chất phụ gia.Sau bài báo nói trên, các cơ quan chức năng lĩnh vực kinh tế - thương mại tại TP Trịnh Châu đã đề xướng một chiến dịch điều tra về thông tin mì gói không đảm bảo an toàn trên phạm vi toàn thành phố, theo China News Services hôm 24.2.

Posted Image

Đốt thử nghiệm sợi mì gói - Ảnh: CFP

Ngoài ra, nhiều tờ báo ở TP Nam Kinh, TP Dương Châu (thuộc tỉnh Giang Tô) và TP Tế Nam (tỉnh Sơn Đông) cũng mua sản phẩm mì gói tại địa phương để đốt thử nghiệm và khẳng định mì gói có tẩm chất phụ gia. Các báo nói thời gian để đốt cháy cả tô mì gói bằng với thời gian đốt cháy một túi nhựa.

Ngay sau đó, trong một cuộc họp báo hôm 24.2, các chuyên gia về thực phẩm khẳng định việc những sợi mì gói dễ bắt lửa là chuyện hoàn toàn bình thường và người dân không nên vì thế mà lo ngại.

"Chính giới truyền thông đang làm dấy lên mối lo ngại quanh những gói mì", một giáo sư họ Phạm của trường Đại học Kỹ nghệ dinh dưỡng và khoa học thực phẩm (trực thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc) nói.

Vị giáo sư họ Phạm cũng khẳng định: các phụ gia như hợp chất phosphate là phụ gia an toàn và phổ biến dùng trong thực phẩm.

Giáo sư Phạm phân tích: để nhận biết mì gói có quá nhiều chất phụ gia hay không thì người sử dụng nên để ý đến màu sắc và mùi của sợi mì.

Trí Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÔNG TIN BỔ SUNG

Thiên tai ngày càng tăng nặng.....

============================================================================

Động đất kinh hoàng tại New Zealand tái diễn sau 80 năm

Cập nhật lúc :12:28 AM, 23/02/2011

Động đất kinh hoàng tại New Zealand đã cướp đi sinh mạng của 64 người, 200 người mất tích và rất nhiều người bị thương. Thành phố Christchurch đã bị phá hủy nặng nề.

Dưới đây là một số hình ảnh cập nhật về thiệt hại trong trận động đất vừa qua ở New Zealand:

Posted Image

Đội cứu hộ tìm kiếm những người còn sống sót trong đống đổ nát tại phố Manchester, Christchurch, New Zealand. Theo thống kê, 65 người thiệt mạng cùng 200 người mất tích sau trận động đất mạnh 6,3 độ Richter.

Posted Image

Tâm trấn nằm cách thành phố Christchurch 20 km về phía đông nam vào khoảng 13h (giờ địa phương).

Posted Image

Nhiều xe hơi bị phá hủy. Christchurch là thành phố lớn thứ hai của New Zealand với dân số là 400.000 người.

Posted Image

Đội cứu hộ tìm kiếm người sống sót trong các tòa nhà đổ nát. Đây là trận động đất gây thiệt hại tồi tệ nhất tại New Zealand trong suốt 80 năm qua.

Posted Image

Trận động đất xảy ra vào giờ nghỉ trưa, khi những con phố và văn phòng đầy ắp người.

Posted Image

Một người dân trên đường tới bệnh viện sau khi được cứu thoát khỏi đống đổ nát.

Posted Image

Nhiều người dân xấu số đã bị tử vong. Nhà chức trách New Zealand ra lệnh cho các bệnh viện ưu tiên cứu chữa những nạn nhân của trận động đất.

Posted Image

Thành phố Christchurch được xây dựng trên nền đất bùn và cát, do vậy hậu quả của trận động đất là rất thảm khốc.

Posted Image

Các nhân viên cứu hộ lắng nghe tiếng kêu cứu phát lên từ dưới lòng đất tại phố Manchester. Theo thông tin từ chính quyền, có ít nhất 200 người đang bị kẹt dưới đống đổ nát.

Posted Image

Nhiều khu vực trong thành phố Christchurch ngập trong biển nước sau vụ động đất.

Posted Image

Các tòa nhà trên phố Manchester chịu thiệt hại nặng nề từ thảm họa.

Hữu Nghĩa (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2011

Biến động tại trung tâm địa cầu theo Huyền không Lạc Việt và định tâm Phong thủy Lạc Việt....

===================================================

Kính thưa quí vị:

Những dự báo đầu năm chỉ mang tính tống quát, chúng tôi tiếp tục dự báo chi tiết hơn về vấn đề này như sau:

Bắt đầu vào mua Thu năm nay, sự bất ổn của khu vực này sẽ diễn biến rất phức tạp. Những rối loạn xã hội về nhiều phương diện và khủng hoảng nhân đạo mới thực sự xảy ra......

===================================================

Biểu tình tại 8 nước Trung Đông-Bắc Phi gia tăng trong ngày thứ Sáu

Thứ Bẩy, 26/02/2011 - 07:24

(Dân trí) - Ngoài tình hình căng thẳng ở Libya, làn sóng biểu tình gia tăng sau những buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu tại 7 nước khác gồm Ai Cập, Iraq, Yemen, Jordan, Bahrain, Tunisia, Arập Xêút. Biến động tại đây tiếp tục gieo hoang mang trên thị trường dầu mỏ.

Posted Image

Biểu tình chống nhiều chính phủ ẢRập tiếp tục ngày hôm qua.

Tại Ai Cập, hàng trăm ngàn người biểu tình đổ ra quảng trường Tahrir tại Cairo hôm qua, đòi chính phủ của Thủ tướng Ahmed Shafiq phải từ chức.

Ở Iraq, những cuộc biểu tình đông đảo cũng diễn ra tại nhiều thị trấn và thành phố Iraq, gồm cả Baghdad, thành phố cảng Basra ở miền nam và các thị trấn Samara, Tikrit, Baquba và Ramadi của người Hồi Giáo Sunni. Ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong các vụ xung đột.

Tại thị trấn Mosul ở miền bắc và vùng ngoại ô, hàng chục người bị thương sau khi những người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh. Những vụ đụng độ năng nề nhất xảy ra tại Baghdad nơi hàng ngàn người biểu tình tập trung tại quảng trường Tahrir của thành phố trong ngày được gọi là “ngày thịnh nộ”. Đài truyền hình Al Arabiya loan báo hàng trăm người biểu tình phá vỡ hàng rào cảnh sát để tham gia biểu tình.

Hàng ngàn người biểu tình cũng đổ ra đường tại hầu hết các tỉnh của Yemen vào hôm qua để yêu cầu Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức. Những cuộc biểu tình hàng ngày bắt đầu từ hôm 16/2 ngày càng lớn mạnh, dù rằng có lời hứa cải tổ chính trị của Tổng thống Saleh.

Ở Bahrain, hàng chục nghìn người đã đổ đến quảng trường trung tâm của thủ đô Manama. Biểu tình đã diễn ra hàng ngày suốt 2 tuần qua đòi chính phủ nhượng bộ chính trị. Lực lượng an ninh không ngăn chặn các cuộc biểu tình, trong lúc Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đang đi thăm vùng Vịnh kêu gọi Hoàng gia cần có những sự thay đổi. Bahrain là nơi đặt căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ.

Tại Jordan, khoảng 4.000 người đã biểu tình ở thủ đô Amman - đám đông lớn nhất trong các cuộc xuống đường 2 tháng qua. Phe đối lập cảnh báo “kiên nhẫn có giới hạn” và kêu gọi chính phủ cải tổ chính trị.

Cảnh sát ở thủ đô Tunis của Tunisia hôm qua đã bắn hơi cay để giải tán hàng nghìn người biểu tình ở trung tâm thhàn phố. Những người biểu tình tụ tập trước Bộ Nội vụ phản đối chính phủ lâm thời đang điều hành đất nước từ khi nhà lãnh đạo Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ hôm 14/2.

Ở phía đông Ảrập Xêút, khoảng 300 người hồi giáo dòng Shiite đã biểu tình phản đối chính phủ do những người Sunni lãnh đạo. Ảrập Xêút, vốn chỉ cách Bahrain có 26 km. Hồi giữa tuần, để ngăn ngừa các phản kháng trong nước, Quốc vương Abdallah đã công bố một chương trình trợ giúp xã hội trị giá hàng chục tỷ USD.

Ngày 24/2, giá một thùng dầu brent (tức loại dầu thô hỗn hợp được dùng làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn trên thị trường dầu mỏ thế giới) đã có lúc tăng đến 120 USD/thùng, tức là cao hơn so với ngày hôm trước hơn 10 USD.

Báo chí phương Tây nhận định chính cuộc nổi dậy và nguy cơ nội chiến tại Libya là nguyên nhân trực tiếp khiến giá dầu bốc lên rất cao. Hiện tại, các nước Châu Âu phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libya.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin, tại Brussels, đã đưa ra nhận định: cơn bão giá dầu là một hiểm họa lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Còn theo phân tích của ngân hàng Deutsche Bank, với mức độ tiêu thụ toàn cầu, 86 triệu thùng dầu thô/một ngày, quy theo giá 100 USD/thùng, một năm chi phí cho dầu mỏ của nền kinh tế thế giới là hơn 3000 tỷ USD, chiếm 4,7% tổng sản lượng kinh tế thế giới. Nếu giá dầu tăng đến 120 USD, tỷ lệ này sẽ vượt quá mức 5,5%, khiến cho tăng trưởng kinh tế bị cản trở.

Các thị trường đang lo ngại và chuẩn bị ứng phó với ba kịch bản liên quan đến việc xung đột, đang ngày càng nghiêm trọng hơn, tại khu vực Bắc Phi và Cận Đông: thứ nhất, nếu cuộc khủng hoảng lan sang Algeria, thì tình hình sẽ khó kiểm soát, bởi lượng dầu mà Algeria cung cấp cho châu Âu còn lớn hơn của Libya; thứ hai là cuộc khủng hoảng tại Libya chuyển thành nội chiến, tình hình rất căng thẳng; thứ ba, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn tại Ảrập Xêút, vốn chỉ cách Bahrain 26 km.

Việt Hà

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites