tranlong07

Lịch Sử Cần Sự Thật

29 bài viết trong chủ đề này

Nếu ai có thời gian thì vào đây có mấy thằng Tàu được trả tiền đi truyền bá văn hóa

Toàn tụi vớ vỉn!!! Mặc kệ đi!!! Xóa link nha!!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu ai có thời gian thì vào đây có mấy thằng Tàu được trả tiền đi truyền bá văn hóa

Cái forum hoàng sa này là một trong những forum toàn các bạn trẻ bị kích động và agressive với các bạn Tàu nhiều nhất :lol: có quá nhiều những bài viết kiểu vận động chiến tranh với TQ đi vì thế nào VN cũng thắng :D ấu trĩ vô cùng.

Việt Thường thì thấy Trung quốc có nguồn gốc từ Việt nam. Lịch sử văn hóa tư tưởng của Tàu mà Khổng Tử đem truyền dạy và định hướng xã hội Tàu hàng ngàn năm nay là có nền tảng là lịch sử văn hóa của người Việt mà thôi.

Câu này nói thì phải có bằng chứng cụ thể, chứ vấn đề này nó khủng khiếp quá :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nội dung trích dẫn(Việt Thường @ Jan 6 2011, 12:17 PM) Posted ImageViệt Thường thì thấy Trung quốc có nguồn gốc từ Việt nam. Lịch sử văn hóa tư tưởng của Tàu mà Khổng Tử đem truyền dạy và định hướng xã hội Tàu hàng ngàn năm nay là có nền tảng là lịch sử văn hóa của người Việt mà thôi.

Câu này nói thì phải có bằng chứng cụ thể, chứ vấn đề này nó khủng khiếp quá :lol:

Đúng vậy, vấn đề thật "khủng khiếp". Nhưng không phải cứ khủng khiếp thì không thể sảy ra.

Có lẽ bạn Việt Thường viết : "Trung quốc có nguồn gốc từ Việt nam" là muốn nói về văn hóa, chứ người Hán chắc không phải có nguồn gốc từ Việt Nam!!! Nhưng ở Trung Quốc, ngoài người Hán ra còn rất nhiều người tự nhận là người Hán, thực ra họ là người Vệt bị lừa dối quên cả tổ tiên mà thôi.

Bây giờ bàn đến bằng chứng về vấn đề này.

Trước hết chúng ta phải làm rõ khái niệm "bằng chứng".

Tìm trên Google không thấy có viết về khái niệm này. Vậy tôi xin tạm đưa ra vậy: Bằng chứng là những tồn tại thực tế khách quan, có nội dung chứng minh cho một luận điểm nào đó theo một logic hợp lý. Độ tin cậy của bằng chứng là tính khách quan của nó và mức độ chính xác của logic lập luận.

Như vậy, hiện vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất của cổ sử vì còn rất nhiều những thực tế khác thỏa mãn định nghĩa này, mà hình như anh Thiên Sứ có nói là Liên Hợp Quốc công nhận di sản văn hóa phi vật thể cũng được coi như một bằng chứng lịch sử. Ngoài ra, độ tin cậy của bằng chứng còn phụ thuộc vào tính chính xác của logic lập luận. Không thiếu những bằng chứng được một logic tồi làm bao người lầm lẫn. Lập luận dựa trên bằng chứng phải không mâu thuẫn về logic trong bản thân nó, không những không mâu thuẫn mà còn phải phù hợp với những thực tế khách quan khác. Một bằng chứng bị bác bỏ nếu người ta tìm ra một ví dụ nó mâu thuẫn với một thực tế khách quan khác.

Nếu ta hiểu khái niệm bằng chứng như thế thì bạn có thể thấy rất nhiều bằng chứng chứng minh cho luận điềm trên của Việt Thường mà khá nhiều tác giả đã đưa ra ở nhiều nơi và ngay trên Diễn đàn này cũng khá phong phú: Kim Định, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nhatnguyen52, Lãn Miên, Văn Nhân, Cung Đình Thanh, Trần Đại Sỹ, Trần Ngọc Thêm, ... Bạn hãy tìm hiểu và thấy bằng chứng quá nhiều.

Trước tiên, hầu hết các tác giả đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng, những cách hiểu cổ sử Việt Hán truyền thống là sai lầm, phi logic, trái khoa học. Vấn đề này, tôi thấy họ rất thuyết phục, đặc biệt thời gian gần đây những thành công trong công nghệ gen ủng hộ những lập luận của họ.

Sau đó, các tác giả đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh nguồn gốc Việt của văn hóa Trung Hoa. Vấn đề này họ cũng khá thuyết phục nhưng có lẽ không mạnh bằng vấn đề trên. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng thì khá chắc chắn nếu thừa nhận luận điểm trước.

Vấn đề tiếp theo, văn hóa Việt hình thành, phát triển như thế nào?, và tại sao lại có chuyện sai lầm cổ sử trong quá khứ? thì tuy đưa ra cũng rất nhiều bằng chứng hay, nhưng lập luận của các tác giả chưa thống nhất, chưa đủ tính thuyết phục đối với nhiều người. Đối với tôi, tác giả Nhatnguyen52 viết có hệ thống nhất và rất thuyết phục dù còn nhiều vấn đề cần hiệu chỉnh. Có lẽ, anh Nhatnguyen52 hiểu rõ vấn đề đó nên vẫn chỉ dừng ở mức gọi là "Sử thuyết". Tôi tin rằng, thời gian sẽ giải quyết tất cả những vấn đề đó!

Mấy lời trao đổi!

Thân ái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Là một người Việt Nam mình cũng rất tự hào là người dân Việt. Lịch sử thì còn nhiều vấn đề còn tranh cãi . Chính vậy nên con đường phục hồi nền văn hiến Việt của sư phụ Thiên Sứ còn nhiều chông gai. Theo quan điểm của mình thì một mặt chúng ta tìm về cội nguồn. Một mặt phải chứng minh được năng lực của mình ở hiện tại. Như môi cá nhân nghiên cứu Lý học Đông Phương phải am hiểm và giỏi lĩnh vực mình yêu thích. Thế giời hiện nay đa chiều, vì vậy khi trao đổi mình phải có một điều gì đó về Việt Nam để nói với các bạn trên Thế giới. Còn như người dân TQ những ai có tinh thần kết bạn, chia sẻ thì mình vẫn kết bạn và chia sẻ. Còn về chính trị thì TQ chưa bao giờ từ bỏ ý định bành trướng, điều đó đã được chứng mình bới mấy ngàn năm lịch sử TQ, không những về lãnh thổ mà cả về văn hoá.

Vài lời chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay