Posted 27 Tháng 12, 2010 DẪN NHẬP Lời Tựa 1 性 命 圭 旨 序 Ta từ lúc trẻ đã mộ đạo, và đã biết rằng trong nước có bộ TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ. Nghe biết từ lâu, nhưng không biết nội dung sách đó ra sao. Mãi đến cuối mùa Xuân năm Canh Tuất (1670), mới được hai anh Dư Nhàn và Nhược Tế trao tặng cho quyển sách này. Lúc rảnh đem ra đọc mới nghi là các cao đệ của Doãn Chân Nhân đã viết. Nếu chẳng vậy làm sao biết được xuất xứ của sách. Trước đây, người ta thường lấy hai tập Trung Hoà và Kim Đơn để luận về cách tu luyện của các bậc Chân Tiên. Còn các sách bàn về Huyền Tông thì tuy chất đầy nhà, nhưng chưa thấy có quyển nào hay bằng quyển Tính Mệnh Khuê Chỉ. Nó chỉ cho ta thứ tự của công phu tu luyện, cùng tinh nghĩa diệu lýù, sáng tỏ như ánh mặt trời. Những gì tối tăm, khó hiểu của Đơn Đạo đều được giảng giải, phơi bày ra trước mắt. Sách này cùng với sách Long Hổ, Chu Dịch Tham Đồng Khế, Ngộ Chân Thiên cũng giống nhau. Thật đáng quí. Học giả nếu quán thông được Tính Mệnh Khuê Chỉ sẽ có thể Siêu Phàm Nhập Thánh, trở thành Thiên Nhân Sư, có thể từ Sắc Thân mà chứng Pháp Thân, từ Sanh Sanh mà đạt Vô Sanh. Tuy nhiên, biết được mà tu thì là Thánh Nhân, biết mà không tu thì là Phàm Nhân. Đó là dụng ý của hai huynh Dư Nhàn và Nhược Tế. Hai huynh ngày đêm lo lắng, quyết đem áo diệu, chân đế của sách, in ra cho thiên hạ biết. Sách này bao gồm hết yếu lý trong thiên hạ. Mong sách này sẽ diệt trừ được bàng môn tả đạo. Hai huynh nhờ tôi đề tựa sách này. Nên tôi viết ít lời để đáp ứng lại. Tháng 3, Khang Hi năm thứ 9 (1670), nơi am Thượng Chương, Tử Trung Lý đề tựa. Lời Tựa 2 性 命 圭 旨 序 Tính Mệnh Khuê Chỉ không có tác giả. Tương truyền là của Doãn Chân Nhân cao đệ. Xưa nay rất là hiếm thấy. Ân Duy Nhất có được một bản giữ đã mấy năm. Tào Nhược Tế thấy sách này, yêu thích không lìa tay, đem cho Châu Dư Nhàn xem, thảy đều hân hoan, thưởng thức. Sách này được in khắc ra là do công lao của Tiền Vũ Chấn. Khi đã in xong, nhờ ta đề tựa. Với ta trình độ hiểu Đạo chưa đến nơi, đến chốn, làm sao dám đề lời. Tuy nhiên ta cũng có điều muốn nói. Xưa nay, Nho Thích, Đạo ở thế chân vạc, đối lập lẫn nhau, công kích lẫn nhau, chỉ duy sách này là đề cao diệu Lý của Đạo gia, lại còn đem tinh ngôn, áo nghĩa của Nho, của Phật, nói rõ gót đầu, lấy Trung Hòa, Hỗn Nhất mà đem dung thông, hòa hợp, chỉ rõ lýù: Tận tính, chí mệnh. Chỉ rõ chỗ Đồng qui nhi thù đồ của Tam Giáo. Lấy 5000 chữ Đạo Đức Kinh giải Đại đạo, rất là tinh mật, lại lấy Chu Dịch (Nho), lấy Tứ Thập Nhị Chương Kinh (Phật) mà giải, tất cả đều quán thông diệu lýù, như là xỏ chuỗi ngọc châu. Xét về Đạo Giáo, nay có 96 thứ ngoại đạo, có 3600 bàng môn. Kẻ thích tiền thì bàn về thuật Luyện Kim, người ham sắc thì nói về bí quyết phòng the. Thật là tục tằn bỉ ổi, khó nói nên lời. Họ bàn về phép Đạo Dẫn (Dẫn Khí trong người) như: Hùng Kinh (gấu leo cây), Điểu thân (Chim xoè cánh) để dẫn khí, điều tức, hoặc Rồng ngâm, Cọp rống. Tất cả chỉ nói chuyện xác thân, hình tướng mà không biết gì về tu luyện bản thể. Gần đây có vị phương sĩ dạy người Phục Khí, niệm quyết để khai thông Đốc Mạch trong khoảnh khắc, thoạt cười, thoạt khóc, tứ chi múa máy, dao động, trông rất dễ sợ, như kẻ điên cuồng, thế mà họ khoe khoang là Thần Thuật. Thật đáng thương thay. Sách này muốn quét sạch mọi điều phiền tạp, chủ yếu là dạy: Chí Hư Thủ Tĩnh, Hấp Thụ Tiên Thiên. Chỗ cao nhất là bàn về Chân Ý. Trong con người CHÂN Ý là CHÂN THỔ. Động cực thì Tĩnh. Ý mà Tĩnh thuộc Chân Âm. Gọi là KỶ THỔ. Tĩnh cực thời động. Ý mà động thuộc Chân Dương. Gọi là MẬU THỔ. Luyện KỶ THỔ (chỉ Nguyên Thần) thì sẽ được khí Hống trong quẻ LY. Luyện MẬU THỔ (chỉ Nguyên Khí) sẽ được khí Diên trong quẻ KHẢM. Diên Hống qui tụ Đan Điền thì Kim Đơn kết. Khi đó con người sẽ được trường sinh. MẬU KỶ như vậy gồm hai chữ Thổ. Do đó đặt tên sách là Khuê Chỉ. Chữ Khuê 圭 gồm hai chữ THỔ 土 . Sách này ý nghĩa thâm sâu. Sánh với Huỳnh Đình Kinh như là hai mặt trong ngoài. Chu Tử đã tu sửa sách này và làm sáng tỏ nghĩa lý ra, công lao thật là lớn lao. Ân, Tào hai vị đều tinh thông y thuật dưỡng sinh. Còn ta chỉ là kẻ nhiều lời. Trang Tử nói: “Kẻ biết Đạo thì không nói, kẻ nói thì không biết Đạo.” (Tri đạo giả bất ngôn, ngôn giả bất tri Đạo). Tháng Đầu mùa Hạ, Khang Hi bát niên, năm Kỷ Dậu (1669) nơi nhà họ Ngô, Vưu Đồng cẩn tự. KHẮC TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ DUYÊN KHỞI 刻 性 命 圭 旨 緣 起 Ngô Tư Minh, người đồng hương với tôi, được quan Đường Thái Sử ởû Tân An, trao cho quyển Tính Mệnh Khuê Chỉ, do cao đệ của Doãn Chân Nhân trước thuật. Họ Ngô giữ sách nhiều năm, một hôm đưa cho Cư Sĩ Châu Nguyên Phiêu đọc. Cư sĩ quí nó không rời tay, và cho rằng thứ tự công phu của sách, thật là cao siêu huyền diệu, có thể nói là thượng thừa. Đến như hình vẽ và lập luận, thì có thể xưng là Huyền Môn Bí Điển. Nhân đó đem sách công bố cho thiên hạ và nhờ tôi đề tựa. Tôi xưa nay tu theo Phật giáo, đã lâu không bàn về Đạo giáo, vì lẽ Đạo giáo toàn bàn về Sắc Thân. Sắc thân thì có giới hạn, còn Phật Pháp thì vô biên. Người tu hành Phật môn, lấy Phật Pháp làm thân, làm sao có thể bàn về Tính Mệnh với các Đan sĩ được. Bỏ Phật Pháp thời không có Tính Mệnh, cũng không có Thân Tâm nữa. Phật Pháp mà tu hành đến chỗ viên mãn, thời kế thừa được Pháp Thân. Huyền Giáo gọi thân là Thất Xích, gọi Tâm là Không Xoang, như vậy vẫn là Thực Hữu chi vật, chứ chưa phải là cái Không Vô của Phật Giáo. Tu trì như thế bất quá là thoát vòng duyên nghiệp chứ không thể vào được Phật Gia cảnh giới. Thầy tôi nói: Tu hành có hai cách: Một là: Từ Pháp giới qui nhiếp Sắc Thân. Hai là: Do Sắc thân siêu xuất Pháp Giới. Hoa Nghiêm dạy dùng Pháp Giới thu nhiếp sắc thân. Lăng Già Kinh dạy cách cho Sắc Thân siêu xuất Pháp giới. Tính Mệnh Khuê Chỉ cơ bản dạy người từ Sắc Thân siêu xuất Pháp giới. Nếu thực sự dạy được người Xuất Thoát được cõi hiện tượng này, lên được cõi Hư Đãng, Không Vô, thì cần gì mà bàn tới Thân Tâm nữa? Đó chính là dùng tay chỉ trăng, được Đạo quên lới. Quan trọng là người tu phải biết Khế hợp với Diệu Đạo. Châu Cư Sĩ theo Huyền Môn lại nhờ tôi đề tựa, chứng tỏ giao tình của Ông đối với tôi. Đến như Ông Ngô Tư Minh là người chân thành khẩn khẩn, từ bao nhiêu năm đã giữ gìn quyển sách, tôi cũng chẳng dám phụ lòng. Tôi kể đầu đuôi duyên khởi để trình bày cùng người hữu đạo. Giữa mùa Hạ, năm Ất Mão, đời Vua Vạn Lịch nhà Minh (1615) Tân An, Chấn sơ Tí, ta Vĩnh Ninh Thường Cát đề. Đề Doãn Chân Nhân TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ toàn thư 題 尹 真 人 性 命 圭 旨 全 書 Sách này do cao đệ của Doãn Chân Nhân viết ra. Chép lại và quảng diễn ý thầy. Trong đó trong đó có nhiều hình vẽ dạy thứ tự công phu tu luyện, có thể nói là tường tận. Đơn Kinh của Huyền Gia ngày nay đầy rẫy, nhưng mà trực tiếp nói lên được vi diệu của Đạo thời duy có sách này. Người Tu Chân dùng sách này mà thông đạt được Đại Đạo, thì tốt biết bao. Bạn tôi Dư Thường Cát, là một minh sư tông tôn. Đối với Huyền Giáo không mấy coi trọng. Vì cho rằng Huyền Giáo chỉ trọng Thân Mình, nghĩa là muốn trường sinh vẫn không lìa được thân mình. Thế là chưa lìa được Hình Tướng. Mà cảnh giới tối cao của Phật Giáo là siêu xuất Hình Tướng để đạt cảnh giới Hư Không. Ông đích xác nói thế. Đối với sách này Ông thành khẩn nói lên điều đó. Tuy nhiên Ông nhận rằng con người có thể vào được cõi Phật Gia Thánh Giới. Nếu không chẳng lẽ người xưa nói vô căn cứ hay sao. Đạo giáo cho rằng: Có biết trường sinh mới hiểu được Luân Hồi, có biết Luân Hồi mới hiểu được Vô Sinh. (Đạo giáo gọi cách tu luyện và thứ tự tu luyện như vậy là Thuận Tu, nghĩa là từ Hữu nhập Vô, từ Thực tới Hư). Cách tu luyện như vậy có gì không đúng đâu? Thiên hạ vạn vật Thù đồ đồng qui, thiên hạ vạn sự Bách lự nhất trí. Mục đích là một, nhưng thủ đoạn dùng có thể thiên sai vạn biệt. Đạo (tức chân lý) chỉ có thể có một. Cao Hoàng luận về Tam Giáo, có viết: Thiên hạ vô nhị Đạo, Thánh Nhân vô nhị tâm 天下 無 二 道 聖 人 無 二 心 . Thật là vĩ đại. Thế là toàn bộ Đạo Lý, tinh hoa vi diệu đã nói ra hết. Ai là con Trời thì phải nhất tâm, nhất ý thuận theo Thiên Đạo, không được bao giờ sai. Than ôi, con người luân lạc trong vòng sinh tử, nên coi thường Thiên Mệnh Nguyên Tính. Đọc được sách này như tiếng chuông cảnh tỉnh rất ích lợi cho thân tâm. Sách này lưu thông, Doãn Chân Nhân sư đệ ở dưới cửu tuyền có thể niệm tụng và tán thán. Nhân Văn chủ nhân, Châu Nguyên Phiêu đề. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 12, 2010 Đôi Liễn viết: Cụ đại Tổng trì môn, nhược Nho, Đạo, Thích chi độ ngã, độ tha giai tòng giá lý. 具 大 總 持 門 若 儒 道 釋 之 度 我 度 他 皆 從 這 裡 (Gồm Đại Tổng Trì Môn, nếu Nho Lão Thích muốn độ người độ ta, đều dùng cách này.) Năng tri chân thật tế, nhi thiên địa nhân chi tự tạo, tự hoá, chỉ tại kỳ trung. 能 知 真 實 際 而 天 地 人 之 自 造 自 化 只 在 此 中 (Có thể biết rõ thực tế và cách trời đất người tự tạo tự hoá, chỉ thấy trong đây.) Ba bài thơ như sau: Đà La Môn khải, Chân Như xuất, 陀 羅 門 啟 真 如 出 Viên giác hải trung, quang tuệ nhật. 圓 覺 海 中 光 慧 日 Linh Sơn hội thượng thuyết Chân Ngôn, 靈 山 會 上 說 真 言 Mãn thiệt Liên Hoa cổ văn Phật. 滿 舌 蓮 花古 文 佛 Đà La Môn mở Chân Như hiện, Tuệ Nhật toả ra trong Biển Giác Trên núi Linh Sơn giảng Chân Ngôn, Lời ngát hương sen, của cổ Phật. * Kim Đài, Ngọc cục nhiễu đồng vân, 金 臺 玉 局 繞 彤 雲 Thượng hữu Chân Nhân xưng Lão Quân. 上 有 真 人 稱 老 君 Bát Thập Nhất hoá Trường Sinh quyết, 八 十 一 化 長 生 訣 Ngũ thập dư ngôn bất hủ văn. 五 十 餘 言不 朽 文 Hồng Vân quấn quít lấy Kim Đài. Chân Nhân trên đó chính Lão quân. Sách 81 chương truyền bí quyết, Năm chục nghìn lời chẳng uổng phai. * Lục Kinh san định cổ văn chương, 六 經 刪 定 古 文 章 Thù, Tứ nguyên thâm, giáo trạch trường. 洙 泗 源 深 教 澤 長 Kế vãng khai lai tham Tạo Hoá, 繼 往 開 來 參 造 化 Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương. 大 成 至 聖 文 宣 王 Lục Kinh san định cổ văn chương, Hai Sông Thù Tứ chảy miên trường. Tham đạt Hoá Công, soi vạn Thế, Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương. 2. ĐẠI ĐẠO THUYẾT 大 道 說 Thượng Thánh Bao Hi (Phục Hi) lập Bát Quái dạy người đạo Dưỡng sinh. Quảng Thành Tử nói với Hoàng Đế: «Chí Âm lạnh lẽo, Chí dương nóng nảy. Hàn Lãnh sinh từ đất. Nóng nảy phát tự Trời. Ta giúp Ngài đạt cảnh giới Thái Dương, đạt tới căn nguyên của Chí Dương; giúp Ngài vào nơi tăm tối u Minh, đạt tới Căn Nguyên của Chí Âm.» Hiên Viên (Hoàng Đế) tái bái và thưa: «Quảng Thành Tử thật thâm hiểu lẽ Tự Nhiên, thật là Trời vậy.» Chu Công viết trong Hệ Từ: «Quân Tử chung nhật kiền kiền.» 君 子 終 日 乾 乾. Khổng tử viết trong Thập Dực: «Chung nhật Kiền kiền, phản phục Đạo dã.» 終日 乾 乾, 反 復 道也. ĐẠO LÀ GÌ? Đạo là cái gì Lập Thiên Địa, làm cho Trời Đất được chính ngôi chính vị, làm cho muôn vật được dưỡng dục, cho mặt trời mặt trăng sáng láng, cho Ngũ Hành sinh hoá, đó là Đạo. Nhiều thì vô số như cát sông Hằng, cô đơn thì không có ai làm bạn lữ. Đó là Đạo. Nhập vào Hồng Mông rồi lại trở về Minh Tể, đó là Đạo. Làm mọi việc của Hoá Công nhưng cũng siêu phàm nhập thánh được Đó là Đạo. Trước mắt tình hình chưa rõ, mà đột nhiên Linh thông được, đó là Đạo. Trước mắt thấy chết không sao thoát được, đó là Đạo. Ở nơi thấp hèn, đê tiện nhưng vẫn đại tôn quí, đó là Đạo. Ở nơi u minh, vẫn cực cao minh, đó là Đạo. Nhỏ chui lòng bụi, lớn trùm trời đất, đó là Đạo. Từ Vô nhập Hữu là Đạo. Tác Phật, thành Tiên đó là Đạo. ĐẠO SINH RA VẠN VẬT CÓ THỨ TỰ, TUẦN TIẾT A. Truy tới bản nguyên, do một khí ngưng tập, hỗn hỗn mang mang, thâm thuý khôn lường, tương hỗ tác dụng mà hoạt động, hoá sinh, bao hàm vạn Linh, tận kỳ thần diệu. Đó là NGUYÊN KHÍ, đó là trạng thái của một vật bắt đầu khởi thuỷ. Đó là Đạo. Thế gọi là NGUYÊN THUỶ. B. Khi trời đất bắt đầu, thì một khí động đãng, Hư Vô khai hợp, Sống Mái cảm chiêu, Hắc Bạch ngưng tụ, Hữu Vô hỗ tương tác dụng, hỗ tương chuyển hoán, đạm bạc hư tĩnh, chí thánh, chí thần, áo diệu, Linh thiêng, thần minh biến hoá.Giữa cái mơ màng hoảng hốt đó, sinh ra phép tắc tự nhiên cho vũ trụ. Đó gọi là THÁI DỊCH. Đó là CÁI BẮT ĐẦU. Thế gọi là Đạo sinh Nhất. Thế là NGUYÊN THUỶ. C. Bản Nguyên Trời Đất là THÁI CỰC. Một khí chia hai. Thế là thế giới tự nhiên tuỳ tiện phân hoá. Phân thành ÂM DƯƠNG. Thế là THÁI CỰC. Thế là Nhất sinh Nhị 一 生 二. Thế là HƯ HOÀNG 虛 皇. D. Âm Dương đã tách biệt, thế là có Trời Đất, có Con Người. Thế là Nhị sinh Tam 二 生 三. Thế là HỖN NGUYÊN 混 元. Khí Dương khinh thanh bay lên, sáng láng, rực rỡ, sinh ra Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần. Cho nên Trời thì xoay trái, Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần thì xoay phải. Khí Dương trong sáng bay lên hợp với Trời. Cho nên có Phong, Vân, Lôi, Vũ. Âm khí trọng trọc, ngưng trệ xuống đất, thành sông biển, thành núi non, thành ngũ cốc, thảo mộc tốt tươi. Hang núi sinh mây, sơn trạch thông khí. Nếu Âm Dương bế kết không giao nhau, thì có sương tuyết, và lạnh đóng thành băng. Âm khí trọng trọc sẽ ngưng đọng và ngưng tụ xuống dưới, sẽ đóng vào hang động, và ta có Ngũ cốc, Bát thạch. (Bát thạch là những chất Liệu Đơn gia dùng luyện đơn. Đó là: Đơn Sa, Hùng Hoàng, Thư Hoàng, Không Thanh, Lưu Hoàng, Vân Mẫu, Nhung Diêm, Tiêu Thạch) Trong cõi trời đất này, chính khí Âm Dương giao hoán sinh ra thánh, hiền, tiên, phật, thứ dân, hiền ngu, thọ yểu, các loài do Thai Noãn Thấp Hoá (như Người, Thú vật (thai), chim chóc, cá rùa (Noãn), các loài sâu bọ như trùng, yết (Thấp), hay tự nhiên xuất hiện, như Chư Thiên, Địa Ngục (Hoá). Thế là Tam sinh Vạn vật 三 生 萬 物. SỐNG TRONG ĐỜI, BẢN TÍNH TRỜI CHO ĐÃ MẤT SỰ TINH TOÀN, HOÀN THIỆN. CON NGƯỜI PHẢI BIẾT CÁCH TU SỬA LẠI CHUYỆN ĐÓ, BẰNG PHƯƠNG PHÁP «THỦ KHẢM ĐIỀN LY» Con ngưới nhờ Âm Dương nhị khí hun đúc mà sinh trưởng. Khi tròn 16 tuổi, thì Cửu Tam chi Dương đã thuần, nên cũng sánh được với người ĐẠI NHÂN, THƯỢNG ĐỨC. Nhưng một ngày kia, con người Càng ngày Càng đục đẽo Thiên Chân, Hỗn Độn, nên quẻ Kiền không còn tinh thuần, mà biến thành Ly có hào Âm ở giữa, và quẻ Khôn cũng biến thành Khảm... Chí thánh, Thần Nhân, hiểu biết lý do sa đoạ của con người: Sa đoạ vì Kiền đã mất một hào Dương và đã biến thành Ly, nên tìm ra cách Thủ Khảm Điền Ly, thay hào Âm quẻ Ly bằng hào Dương quẻ Khảm, cho Ly trờ thành Thuần Kiền như cũ. Thế là bổ túc đươc Kiền Nguyên, phục hoàn được Hỗn Độn, làm toàn vẹn lại được bản tính phú bẩm của Trời, khiến con người trở nên hoàn toàn lại. Cứ thế mà tinh tiến, sẽ được Kim Đơn, thành Thánh Thai, và Chân Nhân sẽ hiện, biến hoá vô cùng, ẩn hiện khôn lường, sánh vai cùng Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Vương Trùng Dương, Mã Đơn Dương có khó chi đâu? Bởi người ta không biết đạo ấy, nên lúc Dương khí còn thịnh tráng thì không biết bảo dưỡng, khi Dương khí đã suy thì không biết cách bổ cứu. Ngày qua tháng lại, Dương khí tận kiệt, âm khí thịnh mãn, chết đi thành quỉ. Cho nên Tử Dương Chân Nhân nói: «Thương thay! Thân người khó được, thời gian mau qua, không biết tu trì, làm sao thoát nghiệp báo. Nếu không sớm tỉnh ngộ, chỉ cam tâm chờ chết, lúc đó một niệm mà sai, thì sẽ nhập tam đồ, ác triệt (Tam Đồ là: Hoả đồ, Huyết đồ, Đao đồ, hay Địa Ngục đạo, Súc Sinh Đạo, Quỉ Đạo). Giả như có kinh qua vạn thế, cũng không thể siêu thoát. Có hối cũng muộn.» CON ĐƯỜNG TU: TÌM HIỂU TÍNH MỆNH, TÌM HIỂU BẢN THỂ CON NGƯỜI, MÀ BẢN THỂ LÀ THÁI CỰC, LÀ TÂM TÍNH. Cho nên Tam Giáo thánh nhân lấy cái học Tính Mệnh dạy đời. Dạy người tu luyện đề siêu xuất sinh tử. Đạo Nho dạy Thuận Tính Mệnh để trở về với Tạo Hoá. Lý luận thế là đúng công đạo vậy. Thiền tông dạy coi Tính Mệnh là hư ảo, để đạt Đại Giác, Đại Ngộ. Nghĩa Lý đó cũng cao diệu. Lão tử dạy: Tu Dưỡng Tính Mệnh để đạt Trường Sinh. Những lời lẽ đó thật tha thiết và hợp Nhân ý. Giáo tuy chia Ba, nhưng Đạo Lý là một vậy. Nho giáo thánh nhân dạy: An nhữ chỉ, Khâm quyết chỉ, Chỉ kỳ sở, Tập hi kính chỉ, Tại chỉ chí thiện; Hoàng Trung thông lý, chính vị cư thể; Tư bất xuất vị; Lập bất dịch phương; Cư Thiên Hạ chi quảng cư; Lập Thiên Hạ chi chính vị; Hồn nhiên tại Trung; Tuý nhiên chí thiện; Thành tận xứ xoang tử lýù; Lạc xử phương thốn; Thần Minh chi xá; Đạo Nghĩa chi môn; Hoạt bát bát dịa, lạc tại kỳ trung; Chuân chuân kỳ Nhân, Uyên uyên kỳ Uyên; Hạo hạo kỳ Thiên; Thiên bất qui nhân; Thoái tàng vu mật; Hà tư hà lự chi Thiên; Bất thức bất tri chi địa, ... 安 汝 止, 欽 厥 止, 艮 其 止, 止 其 所, 緝 熙 敬 止, 在 止 至 善. 黃 中 通 理, 正 位 居 體, 思 不 出 位, 立 不 易 方. 居 天 下 之 廣 居, 立 天 下 之 正 位, 行 天 下 之 大 道 ; 渾 然 在 中 粹 然 之 善. 誠 盡 處 腔 子 里, 樂 處 方 寸. 神 明 之 舍, 道 義 之 門; 活 潑 潑 地 樂 在 其 中. 肫 肫 其 仁, 淵 淵 其 淵; 浩 浩 其 天, 天 不 皈 仁 ; 退 藏 于 密, 何 思 何 慮 之 天 : 不 識 不 知 之 地 ... Không thể kể xiết, tóm lại chẳng qua là dạy về: Tính Mệnh chi đạo. Huyền giáo dạy: Huyền Tẫn chi môn, Thiên Địa chi căn; Sinh Thân xứ; Phục Mệnh Quan, Kim Đơn chi mẫu, Huyền Quan chi Khiếu, Ngưng Kết chi sở, Hô Hấp chi Căn, Giáp Ất đàn, Mậu Kỷ Lô, Tâm Nguyên, Tính Hải, Linh Phủ,Linh Đài, Bồng Lai Đảo, Chu Sa đỉnh, Yển Nguyệt Lô, Thần Thất, Khí Huyệt, Thổ Phủ, Cốc Thần, Linh Căn, Bá Bính, Khảm Ly giao cấu chi hương, Thiên Biến Vạn Hoá chi tổ, Sinh Tử bất tương quan chi địa, Quỉ Thần khuy bất phá chi cơ, không thể chép hết. Nói tóm lại, vẫn là bàn về Tính Mệnh chi đạo. 玄 牝 之 門, 天 地 之 根, 生 身 處, 復 命 關, 金 丹 之 母 玄 關 之 竅, 凝 結 之 所, 呼 吸 之 根. 甲 乙 壇, 戊 己 爐, 心 源 性 海, 靈 府 靈 台. 蓬 萊 島, 朱 砂 鼎, 偃 月 爐, 神 室, 氣 穴, 土 釜, 谷 神, 靈 根, 把 柄, 坎 離 交 媾 之 鄉, 千 變 萬 化 之 祖 生 死 不 相 矐之 地, 鬼 神 覷 不 破 之 機 ... Thiền giáo nói: Bất Nhị Pháp Môn, Thậm Thâm Pháp Giới, Hư Không Tạng, Tịch Diệt Hải, Chân Thật Địa, Tổng Trì Môn, Bỉ Ngạn, Tịnh Thổ, Chân Cảnh Tâm Địa, Cực Lạc Quốc, Như Lai tạng, Xá Lợi Tử, Bồ Tát Địa, Quang Minh Tạng, Viên Giác Hải, Bát Nhã Ngạn, Pháp Vương Thành, Tây Phương Thiên Đường, Không Trung Chân Tế, Giá Cá Tam Ma Địa, Hoa Tạng Hải, Đà La Ni Môn, Bất Động Đạo Tràng, Ba La Mật Địa... 不 二 法 門, 甚 深 法 界, 虛 空 藏, 寂 滅 海, 真 實 地, 總 持 門, 彼 岸, 淨 土, 真 境 心 地, 極 樂 國, 如 萊 藏, 舍 利 子, 菩 薩 地, 光 明 藏, 圓 覺 海, 般 若 岸, 法 王 城, 西 方 天 堂, 空 中 真 際, 這 個 三 摩 地, 華 藏 海, 陀 羅 尼 門, 不 動 道 場, 波 羅 蜜 地 ... Không thể kể hết. Tóm lại cũng là bàn về Tính Mệnh chi đạo. Nho nói: Tồn Tâm Dưỡng Tính, Đạo nói: Tu Tâm Luyện Tính, Thích nói: Minh Tâm kiến Tính. Tâm Tính chính là Bản Thể. TU LÀ THỰC HIỆN HAI CHỮ TRUNG, NHẤT * THỦ TRUNG Nho nói: Chấp trung 執 中, là Chấp cái Trung của Bản Thể. Đạo Nói: thủ trung 守 中, là Giữ cái Trung của Bản Thể. Thích nói Không trung 空 中, nghĩa là trong Bản Thể vốn không có gì. Đạo nói Đắc Nhất 得 一, là được cái Nhất của Bản Thể đó; Thích nói Qui Nhất 歸 一, là quay về cái Nhất của Bản Thể đó; Nho nói Nhất Quán 一貫 là Quán Triệt cái Nhất của Bản Thể đó. Chúng ta nhờ đó mà biết: Nếu chẳng Chấp Trung, chẳng Nhất Quán, thì làm sao nên thánh được như Khổng Tử; Nếu chẳng Thủ Trung, chẳng Đắc Nhất, thì làm sao mà Thông Huyền như Lão Tử; Nếu chẳng Không Trung, chẳng Qui Nhất, thì làm sao Thiền quán được để thành Như Lai? Cũng là Một Bản Thể, nhưng thấy nó Hư Không Vô Trẫm thì cưỡng gọi là Trung; Thấy nó hiện ra đầu mối thì cưỡng gọi là Nhất. Trung là kho chứa Nhất, Nhất là Dụng của Trung. * ĐẮC NHẤT Cho nên Thiên được Nhất mà càng thêm cao đại; Địa được Nhất mà càng thêm rộng dày; Người được Nhất mà càng thêm hoàn mỹ; Hoàng được Nhất mà thêm thịnh mỹ; Đế được Nhất mà càng nên thần thánh; Vương được Nhất mà càng nên hiền trí; Hoàng, Đế, Vương chi Đạo đều gốc ở đó. Nho Thánh được đạo đó càng trở nên Linh chí; Đạo Huyền được đạo đó càng trở nên huyền áo; Thiền được Đạo đó càng trở nên Tĩnh Tuệ. Thánh, Huyền, Thiền chi đạo cũng gốc ở đó. NHỮNG NGƯỜI ĐẮC ĐẠO XƯA NAY KHÔNG HIẾM Làm Hoàng, làm Đế mà đắc đạo thì có Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế. Ẩn cư mà đắc đạo thì có Lão Tử, Trang Tử, Quan Doãn; Làm Vương Hầu mà đắc đạo thì có Trương Lương, Hoài Nam; Ẩn cư sơn nham mà đắc đạo thì có Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Trần Đoàn. Trong trời đất xưa nay, Tiên Phật nhiều vô số kể. Khảo sách vở thấy có hơn mười vạn người «bạch nhật thăng thiên». Những người thành tiên đem cả gia quyến lên Trời cũng có hơn 8 nghìn. Kỳ diệu hơn nữa: Tử Tấn cười chim loan mà bay; Cầm Cao cưỡi cá chép chơi nơi vực thẳm; có người sống lâu như Lý Thoát hơn 800 tuổi, như An Kỳ Sinh 3000 tuổi. Có người sống mãi trong dân gian; Có người lịch thế rồi thi giải; Có những người đạo thành, thân thoái; tự lực cánh sinh, không lưu danh tại thế. Làm sao nói cho hết. Có những người sống trong thâm sơn, hang động. Những người thể ấy, thế gian chẳng có thiếu chi. Họ ẩn hiện khôn lường không sao biết hết được. ĐỢI KIẾP NÀO MỚI TU? Xưa nay vương công, đại phu biết khuất thân đãi sĩ. Làm được như vậy, chính vì họ thông hiểu lẽ đạo. Chu tử nói: Trong trời đất, chí tôn là Đạo, chí qúi là đức, nan đắc là người. Người sở dĩ khó được là vì phải gồm thâu đạo đức trong mình. Tiên triết nói: Nhân thân nan đắc, kim dĩ đắc, 人 身 難 得 今 已 得 , Đại đạo nan minh kim dĩ minh. 大 道 難 明 今 已 明 . Thử thân bất hưiớng kim sanh độ, 此 身 不 向 今 生 度 , Cánh hướng hà sinh đô thử thân? 更 向 何 生 度 此 身 ? Thân người khó được, nay đã được, Đại Đạo khó hay, nay đã hay. Thân này chẳng hướng kiếp này độ, Đợi đến kiếp nào, mới độ đây? Người đời không hiểu rõ thân này là hư ảo, đó chỉ là Tứ Đại Giả hiệp mà thôi. Một kiếp người qua mau như bọt nước, như lửa xẹt trong đá, bừng lên rồi tắt ngay. Con người có thể sống tới trăm tuổi, nhưng sống tới 70 đã thấy hiếm. Nay mọi người dùng cái thân dễ bị hư hoại của mình, để bôn ba tìm cầu những gì bất trắc. Một khi hết thở là chết mất luôn. Mệnh chưa cáo chung, mà Chân Linh đã đầu thai vào xác khác. Trong khi đó tuy vinh hoa cực phẩm, lộc hưởng nghìn chung, nhà cửa khang trang mỹ lệ, đầy châu báu, ngọc ngà, cũng đều phải bỏ lại, đâu phải của ta. Chỉ còn có một cái đem theo được là tội nghiệp của ta. Cho nên nói: Cái gì cũng không đem theo được, chỉ có Nghiệp theo mình. Hồi Quang Tập có câu: Thiên niên thiết thụ hoa khai dị, 千 年 鐵 樹 花 開 易, Nhất thất nhân thân, tái phục nan. 一 失 人 身 再 復 難. Ngàn năm cây sắt hoa nở dễ, Một thân đã mất, khó mà tìm. Ngộ Chân Thiên có câu: Thí vấn đôi kim đẳng sơn nhạc, 試 問 堆 金 等 山 岳, Vô Thường mãi đắc bất lai ma? 無 常 買 得 不 來 么 ? Bạc vàng ví chất cao như núi, Nhưng quỉ Vô Thường mua nổi không? Lữ Thuần Dương viết: Vạn kiếp thiên sinh đắc cá nhân, 萬 劫 天 生 得 個 人 , Tu tri tiên thế chủng lai nhân. 須 知 先 世 種 來 因 . Tức tốc giác ngộ, xuất mê tân, 即 速 覺 悟 出 迷 津 , Mạc sử luân hồi thọ khổ tân. 莫 使 輪 回 受 苦 辛 . Muôn kiếp, ngàn đời được cá nhân, Mới hay kiếp trước đã gieo nhân. Hãy thoát mê tân, mau giác ngộ, Tránh khỏi luân hồi, khỏi khổ tân. Trương Tử Dương nói: Hưu giáo chúc bị phong xuy diệt, 休 教 燭 被 風 吹 滅, Lục đạo luân hồi mạc oán thiên. 六 道 輪 回 莫 怨 天. Đuốc kia sao gió đừng thổi tắt, Sáu nẻo Luân Hồi chớ trách Trời! Nói đi, nói lại một điều làm cho mọi người, hãi kinh, thất sắc. Người muốn thoát luân hồi, chẳng rơi vào lưới đời, không gì bằng tu luyện Kim Đơn, Đó là thang Linh bắc lên Trời; đó là đường tắt để thoát phàm. Đạo ấy rất là giản dị. Dẫu tiểu nhân ngu muội, biết được mà tu, cũng có thể thành chánh quả. Nhiều bậc Chân tu, tuy để tâm tu đạo nhưng chẳng chuyên tinh, hay chuyên tinh mà không bền vững, cho nên người tu thì nhiều, mà người thành đạt thì ít. Kinh Thư nói: «Biết không khó, mà hành mới khó.» 非 知 之 難 行 之 惟 難. Đạo Đức Kinh viết: Thượng đức văn Đạo, Cần nhi hành chi. 上 德 文 道 勤 而 行 之. Người Thượng đẳng khi nghe biết Đạo, Liền ân cần tiết tháo khuôn theo. (ĐĐK. 41) Chỉ nghe mà không hành, làm sao thành Đạo được. Trần Nê Hoàn viết: Ngã tích tu hành đắc chân quyết, 我 昔 修 行 得 真 訣, Trú dạ công phu vô đoạn tuyệt. 晝 夜 功 夫 無 斷 絕. Nhất chiêu hành mãn nhân bất tri, 一 朝 行 滿 人 不 知, Tứ diện giai thành dạ quang quyết. 四 面 皆 成 夜 光 厥. Ta xưa tu hành được chân quyết, Đêm ngày công phu, không đoạn tuyệt. Một hôm hành mãn, không ai biết. Chỉ thấy hào quang sáng tứ vi. Mã Đơn Dương viết: Sư ân thâm trọng chung nan báo, 師 恩 深 重 終 難 報, Thệ tử hoàn tường luyện Chí Chân. 誓 死 環 墻 煉 至 真. Ơn Thày sâu rộng sao đền đáp. Nguyện xin Diện Bích luyện Chí Chân. Lữ Tổ nói: Tân cần nhị tam niên, 辛 勤 二 三 年, Khoái hoạt thiên vạn kiếp. 快 活 千 萬 劫. Khổ sở một vài năm, Sung sướng muôn vạn kiếp. Trời có khi cũng bị nghiêng đổ; đất có khi cũng bị sụt tan; núi có khi cũng bị kiệt; biển có khi cũng bị cạn. Chỉ có tu thành đạo Đao, mới có thể cưỡi gió, cưỡi rồng, cưỡi mây tím, ngao du ngoài trời, tiêu diêu nơi hư không. Vận số không hạn chế được ta; vận mệnh không câu thúc được ta. Chân thường bản thể ta sống lâu vô hạn; nhìn lại cái vui trần tục, thì có gì gọi là vui? Đạo Đức Kinh viết: Cố lập thiên tử dĩ chí tam công, tuy hữu củng bích, dĩ tiên tứ mã, bất như toạ tiến thử Đạo 故 立 天 子 置 三 公, 雖 有 拱 璧, 以 先 駟 馬, 不 如 坐 進 此 道. Cho nên đã tiếng vua quan, Phải đâu rỡn ngọc, đùa vàng trêu ngươi. Phải đâu tứ mã rong chơi. Vua quan cốt để Tiến Trời vào thân. Đại cương trong đoạn này, Nho Giáo dạy: Phải biết ngừng nơi Chí Thiện; Đừng lo gì không thuộc phạm vi bổn phận mình. (Xem Đại Học 1; Kinh Dịch quẻ Cấn; Trung Dung, chương 14. v.v...) Kẻ Trượng phu ở trong đức Nhân là chỗ rộng rãi nhất trong thiên hạ, đứng trên đức Lễ là chỗ đứng chính đáng nhất trong thiên hạ; noi theo đức Nghĩa là là con đường to lớn nhất trong thiên hạ. (Mạnh Tử, Đằng Văn Công Chương cú hạ, Tiết 2) Hiền nhân thông lý Trung Hoàng, Tìm nơi chính vị mà an thân mình, Đẹp từ tâm khảm xuất sinh Làm cho cơ thể xương vinh mỹ miều. Phát ra sự nghiệp cao siêu, Thế là đẹp đẽ đến điều còn chi. Dịch Kinh, Văn Ngôn, hào Lục Ngũ quẻ Khôn. Như vậy nghĩa là ta chỉ việc nghĩ đến những gì đẹp đẽ nhất trong con người, tìm cho ra Bản Thể con người, ngừng lại nơi Chí Thiện. Các Danh Từ trên đều là tên của Huyền Quan Nhất Khiếu hay Nê Hoàn Cung. Tức là chỉ đề cập đến Thái Cực hay Bản Thể trong con người. Các danh từ trên đều có nghĩa như là Cõi Phật hay Niết Bàn, hay Bản Thể. Đạo Đức Kinh, ch. 62. 3. TÍNH MỆNH THUYẾT 性 命 說 Ở đời, không học gì hơn là học về Tính Mệnh. Nay người đời ít ai hiểu về Tính Mệnh. Tính là gì? Tính là NGUYÊN THUỶ CHÂN NHƯ. Một điểm minh Linh của Tiên Thiên. Mệnh là gì? Mệnh là một Khí chí tinh, chí thuần của Tiên Thiên. Nhưng có Tính là có Mệnh. Có mệnh là có Tính. Ở nơi Trời thì gọi là Mệnh; Ở nơi người thì gọi là Tính. Tính và Mệnh không phải là hai. Thực sự, Tính mà không có Mệnh, thì không thể thành lập. Mệnh mà không có Tính thì không thể tồn tại. Tính Mệnh hỗn nhiên hợp nhất, và quan hệ với nhau. Kinh Dịch viết: Kiền Đạo biến hoá các chính Tính Mệnh. 乾 道 變 化 各 正性 命. Cơ Trời biến hoá vần xoay, Làm cho vạn vật thêm hay, thêm tình, Kiện toàn Tính Mệnh của mình Giữ gìn toàn vẹn Tính lành Trời cho. (Quẻ Kiền, Thoán truyện). Trung Dung viết: Thiên Mệnh chi vị Tính. 天 命 之 謂 性 (Tính ấy chính là Thiên Mệnh.) Cả hai có cùng một ý nghĩa. Huyền Môn Đạo gia cho rằng Mệnh là Khí. Lấy Dưỡng Mệnh làm tông chỉ. Thông qua Luyện Dưỡng Đơn Điềân để cầu huyền, lập giáo. Cho nên nói rõ về Mệnh, mà bàn sơ về Tính. Do đó mà chẳng biết Tính. Cuối cùng cũng không biết Mệnh. Thiền gia cho rằng Thần là Tính. Lấy Dưỡng Tính làm Tông chỉ. Lấy Ly cung để tu luyện lập giáo (dạy dân bài trừ tạp niệm, và tu Định, nhập Tĩnh), nên bàn nhiều về Tính mà nói sơ về Mệnh. Như vậy là không biết về Mệnh, cuối cùng cũng không biết gì về Tính. Có hay đâu Tính Mệnh không hề rời nhau. Thích, Đạo vốn không hai nẻo. Thần Khí tuy có hai công dụng, nhưng Tính Mệnh cần phài song tu, cần phải tu luyện đồng thời. Cái học của hiền nhân là: Tồn Tâm để Dưỡng Tính, Tu Thân để lập Mệnh. Cái học của Thánh Nhân là: Tận Tính để Chí Mệnh. Gọi Tính là khai thuỷ của Thần. Tính là Thần chưa bắt đầu, nên Thần nhờ đó mà Linh. Mệnh là khai thuỷ của Khí. Khí gốc ở Mệnh. Mệnh là Khí chưa sinh. Khí do đó mà sinh ra. Tinh trong thân người tịch nhiên bất động, vốn cương kiện trung chính, thuần tuý. Tinh này là nơi nương tựa của Khí. Tính cũng nương nhờ vào đó, và là căn bản cho Mệnh. Thần trong tâm người nhờ cảm ứng mà thông Linh. Ai cụ hỉ nộ ái ố dục là thất tình, Mệnh phải y cứ vào đó, và Tính phải lấy đó làm khu cơ. Khi Tính chuyển hoá thánh Tâm, thì Nguyên Thần từ trong tác dụng, khi Mệnh chuyển hoá thành Thân, thì Nguyên Khí từ trong vận động, cho nên Thân Tâm là sở cư của Tinh Thần mà Tinh Thần là căn bản của Tính Mệnh. Tính mà hoá dục, biến thiên được là theo khẩu quyết của Tâm; Mệnh mà hoá dục biến thiên được là theo khẩu quyềt của Thân. Kiến giải, tri thức do Tâm mà ra. Tư lự niệm tưởng là do Tâm sai khiến Tính. Cử động, ứng thù, xuất phát từ Thân. Ngữ mặc, thị thính, do Thân luỵ Mệnh. Mệnh bị Thân khiên luỵ, nên có sinh tử; Tính bị Tâm sai sử, nên không Khứ lai. Có sinh tử thì không Chí Mệnh được. Có Khứ Lai thì không Tận Tính được Cho nên đầy dẫy trong Trời Đất đều là Sinh Khí. Tham gia phụ giúp hai bên, hoá dục vạn vật. Đó là Mệnh lưu hành không ngừng nghỉ. Cho nên đầy dẫy trong Trời đất là Linh Giác. Hai vầng nhật nguyệt sáng soi, đều là cái Tính rực rỡ đó. Linh giác vốn gốc ở Tính. Khi chưa có Tính, thì Tính ta đã có. Đó là Tính bắt đầu. Khi chưa có Mệnh, thì Mệnh ta đã có. Đó là Mệnh bắt đầu. Thiên khiếu tròn mà tàng Tính. Địa khiếu vuông mà tàng Mệnh. Bẩm hư Linh mà thành Tính. Trung thiên địa mà lập Mệnh. Trong đó có Thần. Thần tàng ở mũi, Mệng có nơi Đan Điền. Thần tiềm phục ở Tâm, khí tụ kết ở Thân. Mệnh gốc nơi NGUYÊN KHÍ. Tính gốc nơi NGUYÊN THẦN. Tính có Khí Chất chi tính, (tính phàm phu) có Thiên Phú chi Tính (Tính Trời). (Khí chất chi tính là Hậu Thiên chi Tính. Thiên Phú chi Tính là Tiên Thiên chi Tính.) Mệnh có Phân định chi Mệnh, Hình khí chi Mệnh. Người quân tử tu Tính Thiên Phú, khắc chế Tính Khí Chất. Tu Mệnh Hình Khí mà khắc chế hậu thiên Phân Định Chi Mệnh. Phân ra mà nói thì là Hai, hợp lại mà nói thì là một. Nghĩa là Thần không lìa Khí., Khí không lìa Thần. Trong thân ta, nếu thần khí tương hợp, thì Tính Mệnh trong ta sẽ thấy được. Tính không lìa Mệnh, Mệnh không lìa Tính: Tính Mệnh trong thân ta mà tương hợp, thì cái Tính Tiên Thiên của ta và cái Mệnh Tiên Thiên của ta sẽ thấy được. Tiên Thiên Tính và Tiên Thiên Mệnh, là Chân Tính Chân Mệnh của ta. Chân Tính Mệnh của ta là Chân Tính Mệnh của Trời Đất, là Chân Tính Mệnh của Hư Không. Nên thánh nhân tu trì Giới, Định, Tuệ để Hư Tâm, luyện Tinh, Khí Thần để Bảo Thân. Thân bảo thì nền tảng của Mệnh sẽ vững vàng, Hư Tâm thì Tính Thể sẽ luôn sáng. Tính mà luôn sáng thì làm gì có Khứ Lai, Mệnh mà vững vàng thì làm gì có Sinh Tử? Cho nên chết đi, là chết cái hình hài. Còn Chân Tính Mệnh của ta thì thông ngày đêm, phối Thiên Địa, triệt cổ kim, có bao giờ mất mát, tiêu diệt được? Kìa xem cỏ cây, thấy chúng cũng Qui Căn Phục Mệnh: Tính là Thần, cho nên sinh hoa, kết quả, và Mệnh cũng ở trong đó. Thần trong Hình, nhập vào Thần trong Tính, n ên gọi là Qui Căn Phản Bản. Lại thường ví như nam nữ cấu tinh: Nhất điểm nam tinh, lọt vào tử cung, hợp với Khí mà thành Mệnh, mà Tính cũng ở trong đó. Thế là một Âm một Dương tương bác, mà một điểm rơi vào Huỳnh Trung (Đơn Điền) mà sinh ra Tính, bèn diệu hợp mà ngưng, đó là Bất Trắc chi vị Thần. Đó gọi là Tính Mệnh Diệu Hợp. Bởi người không biết nhẽ Diệu Hợp, cho nên Tu Tính mà không Tu Mệnh. Cái phép Diệu Hợp tinh tuý thần diệu ấy mà không biết, lại không biết thế nào là Suất Tính khiếu diệu, thì làm sao mà tu luyện? Nếu không trôi theo cuồng đãng, thì cũng mất vào không tịch. Không biết Mệnh, cuối cùng đi về đâu? Tu Mệnh bỏ Tính, không biết Tạo Mệnh Công Phu là thế nào, thì làm sao mà trì thủ? Nếu không chấp vào hữu tác, thì cũng mất trong Vô Vi. Không biết Tính, không tránh được Vận Số. Cuối cùng chẳng biết Tính Mệnh mình ra sao. Ta nghe Đức Thích Ca sinh tại Tây Phương cũng biết Đạo Kim Đơn. Đó là Tính Mệnh Song Tu. Đó là phương pháp Tối Thượng Thừa. Đó là Kim Tiên. Lữ Tổ cũng nói: «Chỉ tri Tính, bất tri Mệnh, Thử thị tu hành đệ nhất bệnh. Chỉ tu tổ Tính bất tu Đơn, Vạn kiếp âm Linh nan nhập thánh.» 只 知 性 不 知命 此 是 修 行 第 一 病. 只 修 祖 性 不 修 丹, 萬 劫 陰 靈 難 入 聖 (Chỉ biết Tính, không biết Mệnh, Đó là tu hành đệ nhất bệnh, Chỉ tu tổ Tính chẳng tu Đơn, Vạn kiếp âm hồn khó nhập Thánh.) Đâu phải như bọn Đạo Dẫn chỉ biết vận động thân thể, nên lấy Hình Hài làm Tính Mệnh. Đâu phải như nay, có nhóm luyện thần, luyện khí, lấy Thần Khí làm Tính Mệnh, cũng có số người Tu Tính, Tu Mệnh, coi Hậu Thiên Tính Mệnh như Tiên Thiên Tính Mệnh. Những người làm vậy, chẳng những vô ích cho Tính Mệnh, mà còn làm hại Tính Mệnh. Không biết được Chân Tính Mệnh, thật đáng thương. Có kẻ luận rằng: Thai nhi trong bụng mẹ, hô hấp phối hợp với mẹ, cho nên Tính Mệnh của mẹ là Tính Mệnh của mình; Khi ra khỏi bụng mẹ, khi đã cắt rốn mới có Tính Mệnh riêng. Nhưng đó cũng không phải Tính Mệnh Chân Thường của chúng ta. Chúng ta phải từ trong Tính Mệnh ấy luyện thành Kiền Nguyên Diện Mục của Mình, lộ xuất ra được điểm Chân Linh của mình. Nghĩa là Tâm ta phải biết dùng cái Tính Mệnh Vô Vi sẵn có trong mình, luyện dưỡng thành Kim Đơn, làm lộ xuất ra được điểm CHÂN LINH CHI KHÍ. Hình y Thần, thì Hình không bị hoại, Thần y Tính thì Thần bất hoại. Thể ngộ được Tính, lại biết Tận Tính Chí Mệnh, thì sẽ đạt được Hư Không Bản Thể sẽ vĩnh cửu, trường sinh vô tận. Trời đất có hoại, nếu trùng lập được Tính Mệnh, sẽ tái tạo được Kiền Khôn. Đạo gia không biết cái đó là Bàng Môn. Thích gia không biết đạo Lý này thì là Ngoại Đạo, làm sao họp được với Thiên Địa chi đức, đồng thể được vối Thái Hư? Bàn về Tính Mệnh như vậy có thể gọi là đầy đủ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2011 3. TÍNH MỆNH THUYẾT 性 命 說 Ở đời, không học gì hơn là học về Tính Mệnh. Nay người đời ít ai hiểu về Tính Mệnh. Tính là gì? Tính là NGUYÊN THUỶ CHÂN NHƯ. Một điểm minh Linh của Tiên Thiên. Mệnh là gì? Mệnh là một Khí chí tinh, chí thuần của Tiên Thiên. Nhưng có Tính là có Mệnh. Có mệnh là có Tính. Ở nơi Trời thì gọi là Mệnh; Ở nơi người thì gọi là Tính. Tính và Mệnh không phải là hai. Thực sự, Tính mà không có Mệnh, thì không thể thành lập. Mệnh mà không có Tính thì không thể tồn tại. Tính Mệnh hỗn nhiên hợp nhất, và quan hệ với nhau. Kinh Dịch viết: Kiền Đạo biến hoá các chính Tính Mệnh. 乾 道 變 化 各 正性 命. Cơ Trời biến hoá vần xoay, Làm cho vạn vật thêm hay, thêm tình, Kiện toàn Tính Mệnh của mình Giữ gìn toàn vẹn Tính lành Trời cho. (Quẻ Kiền, Thoán truyện). Trung Dung viết: Thiên Mệnh chi vị Tính. 天 命 之 謂 性 (Tính ấy chính là Thiên Mệnh.) Cả hai có cùng một ý nghĩa. Huyền Môn Đạo gia cho rằng Mệnh là Khí. Lấy Dưỡng Mệnh làm tông chỉ. Thông qua Luyện Dưỡng Đơn Điềân để cầu huyền, lập giáo. Cho nên nói rõ về Mệnh, mà bàn sơ về Tính. Do đó mà chẳng biết Tính. Cuối cùng cũng không biết Mệnh. Thiền gia cho rằng Thần là Tính. Lấy Dưỡng Tính làm Tông chỉ. Lấy Ly cung để tu luyện lập giáo (dạy dân bài trừ tạp niệm, và tu Định, nhập Tĩnh), nên bàn nhiều về Tính mà nói sơ về Mệnh. Như vậy là không biết về Mệnh, cuối cùng cũng không biết gì về Tính. Có hay đâu Tính Mệnh không hề rời nhau. Thích, Đạo vốn không hai nẻo. Thần Khí tuy có hai công dụng, nhưng Tính Mệnh cần phài song tu, cần phải tu luyện đồng thời. Cái học của hiền nhân là: Tồn Tâm để Dưỡng Tính, Tu Thân để lập Mệnh. Cái học của Thánh Nhân là: Tận Tính để Chí Mệnh. Gọi Tính là khai thuỷ của Thần. Tính là Thần chưa bắt đầu, nên Thần nhờ đó mà Linh. Mệnh là khai thuỷ của Khí. Khí gốc ở Mệnh. Mệnh là Khí chưa sinh. Khí do đó mà sinh ra. Tinh trong thân người tịch nhiên bất động, vốn cương kiện trung chính, thuần tuý. Tinh này là nơi nương tựa của Khí. Tính cũng nương nhờ vào đó, và là căn bản cho Mệnh. Thần trong tâm người nhờ cảm ứng mà thông Linh. Ai cụ hỉ nộ ái ố dục là thất tình, Mệnh phải y cứ vào đó, và Tính phải lấy đó làm khu cơ. Khi Tính chuyển hoá thánh Tâm, thì Nguyên Thần từ trong tác dụng, khi Mệnh chuyển hoá thành Thân, thì Nguyên Khí từ trong vận động, cho nên Thân Tâm là sở cư của Tinh Thần mà Tinh Thần là căn bản của Tính Mệnh. Tính mà hoá dục, biến thiên được là theo khẩu quyết của Tâm; Mệnh mà hoá dục biến thiên được là theo khẩu quyềt của Thân. Kiến giải, tri thức do Tâm mà ra. Tư lự niệm tưởng là do Tâm sai khiến Tính. Cử động, ứng thù, xuất phát từ Thân. Ngữ mặc, thị thính, do Thân luỵ Mệnh. Mệnh bị Thân khiên luỵ, nên có sinh tử; Tính bị Tâm sai sử, nên không Khứ lai. Có sinh tử thì không Chí Mệnh được. Có Khứ Lai thì không Tận Tính được Cho nên đầy dẫy trong Trời Đất đều là Sinh Khí. Tham gia phụ giúp hai bên, hoá dục vạn vật. Đó là Mệnh lưu hành không ngừng nghỉ. Cho nên đầy dẫy trong Trời đất là Linh Giác. Hai vầng nhật nguyệt sáng soi, đều là cái Tính rực rỡ đó. Linh giác vốn gốc ở Tính. Khi chưa có Tính, thì Tính ta đã có. Đó là Tính bắt đầu. Khi chưa có Mệnh, thì Mệnh ta đã có. Đó là Mệnh bắt đầu. Thiên khiếu tròn mà tàng Tính. Địa khiếu vuông mà tàng Mệnh. Bẩm hư Linh mà thành Tính. Trung thiên địa mà lập Mệnh. Trong đó có Thần. Thần tàng ở mũi, Mệng có nơi Đan Điền. Thần tiềm phục ở Tâm, khí tụ kết ở Thân. Mệnh gốc nơi NGUYÊN KHÍ. Tính gốc nơi NGUYÊN THẦN. Tính có Khí Chất chi tính, (tính phàm phu) có Thiên Phú chi Tính (Tính Trời). (Khí chất chi tính là Hậu Thiên chi Tính. Thiên Phú chi Tính là Tiên Thiên chi Tính.) Mệnh có Phân định chi Mệnh, Hình khí chi Mệnh. Người quân tử tu Tính Thiên Phú, khắc chế Tính Khí Chất. Tu Mệnh Hình Khí mà khắc chế hậu thiên Phân Định Chi Mệnh. Phân ra mà nói thì là Hai, hợp lại mà nói thì là một. Nghĩa là Thần không lìa Khí., Khí không lìa Thần. Trong thân ta, nếu thần khí tương hợp, thì Tính Mệnh trong ta sẽ thấy được. Tính không lìa Mệnh, Mệnh không lìa Tính: Tính Mệnh trong thân ta mà tương hợp, thì cái Tính Tiên Thiên của ta và cái Mệnh Tiên Thiên của ta sẽ thấy được. Tiên Thiên Tính và Tiên Thiên Mệnh, là Chân Tính Chân Mệnh của ta. Chân Tính Mệnh của ta là Chân Tính Mệnh của Trời Đất, là Chân Tính Mệnh của Hư Không. Nên thánh nhân tu trì Giới, Định, Tuệ để Hư Tâm, luyện Tinh, Khí Thần để Bảo Thân. Thân bảo thì nền tảng của Mệnh sẽ vững vàng, Hư Tâm thì Tính Thể sẽ luôn sáng. Tính mà luôn sáng thì làm gì có Khứ Lai, Mệnh mà vững vàng thì làm gì có Sinh Tử? Cho nên chết đi, là chết cái hình hài. Còn Chân Tính Mệnh của ta thì thông ngày đêm, phối Thiên Địa, triệt cổ kim, có bao giờ mất mát, tiêu diệt được? Kìa xem cỏ cây, thấy chúng cũng Qui Căn Phục Mệnh: Tính là Thần, cho nên sinh hoa, kết quả, và Mệnh cũng ở trong đó. Thần trong Hình, nhập vào Thần trong Tính, n ên gọi là Qui Căn Phản Bản. Lại thường ví như nam nữ cấu tinh: Nhất điểm nam tinh, lọt vào tử cung, hợp với Khí mà thành Mệnh, mà Tính cũng ở trong đó. Thế là một Âm một Dương tương bác, mà một điểm rơi vào Huỳnh Trung (Đơn Điền) mà sinh ra Tính, bèn diệu hợp mà ngưng, đó là Bất Trắc chi vị Thần. Đó gọi là Tính Mệnh Diệu Hợp. Bởi người không biết nhẽ Diệu Hợp, cho nên Tu Tính mà không Tu Mệnh. Cái phép Diệu Hợp tinh tuý thần diệu ấy mà không biết, lại không biết thế nào là Suất Tính khiếu diệu, thì làm sao mà tu luyện? Nếu không trôi theo cuồng đãng, thì cũng mất vào không tịch. Không biết Mệnh, cuối cùng đi về đâu? Tu Mệnh bỏ Tính, không biết Tạo Mệnh Công Phu là thế nào, thì làm sao mà trì thủ? Nếu không chấp vào hữu tác, thì cũng mất trong Vô Vi. Không biết Tính, không tránh được Vận Số. Cuối cùng chẳng biết Tính Mệnh mình ra sao. Ta nghe Đức Thích Ca sinh tại Tây Phương cũng biết Đạo Kim Đơn. Đó là Tính Mệnh Song Tu. Đó là phương pháp Tối Thượng Thừa. Đó là Kim Tiên. Lữ Tổ cũng nói: «Chỉ tri Tính, bất tri Mệnh, Thử thị tu hành đệ nhất bệnh. Chỉ tu tổ Tính bất tu Đơn, Vạn kiếp âm Linh nan nhập thánh.» 只 知 性 不 知命 此 是 修 行 第 一 病. 只 修 祖 性 不 修 丹, 萬 劫 陰 靈 難 入 聖 (Chỉ biết Tính, không biết Mệnh, Đó là tu hành đệ nhất bệnh, Chỉ tu tổ Tính chẳng tu Đơn, Vạn kiếp âm hồn khó nhập Thánh.) Đâu phải như bọn Đạo Dẫn chỉ biết vận động thân thể, nên lấy Hình Hài làm Tính Mệnh. Đâu phải như nay, có nhóm luyện thần, luyện khí, lấy Thần Khí làm Tính Mệnh, cũng có số người Tu Tính, Tu Mệnh, coi Hậu Thiên Tính Mệnh như Tiên Thiên Tính Mệnh. Những người làm vậy, chẳng những vô ích cho Tính Mệnh, mà còn làm hại Tính Mệnh. Không biết được Chân Tính Mệnh, thật đáng thương. Có kẻ luận rằng: Thai nhi trong bụng mẹ, hô hấp phối hợp với mẹ, cho nên Tính Mệnh của mẹ là Tính Mệnh của mình; Khi ra khỏi bụng mẹ, khi đã cắt rốn mới có Tính Mệnh riêng. Nhưng đó cũng không phải Tính Mệnh Chân Thường của chúng ta. Chúng ta phải từ trong Tính Mệnh ấy luyện thành Kiền Nguyên Diện Mục của Mình, lộ xuất ra được điểm Chân Linh của mình. Nghĩa là Tâm ta phải biết dùng cái Tính Mệnh Vô Vi sẵn có trong mình, luyện dưỡng thành Kim Đơn, làm lộ xuất ra được điểm CHÂN LINH CHI KHÍ. Hình y Thần, thì Hình không bị hoại, Thần y Tính thì Thần bất hoại. Thể ngộ được Tính, lại biết Tận Tính Chí Mệnh, thì sẽ đạt được Hư Không Bản Thể sẽ vĩnh cửu, trường sinh vô tận. Trời đất có hoại, nếu trùng lập được Tính Mệnh, sẽ tái tạo được Kiền Khôn. Đạo gia không biết cái đó là Bàng Môn. Thích gia không biết đạo Lý này thì là Ngoại Đạo, làm sao họp được với Thiên Địa chi đức, đồng thể được vối Thái Hư? Bàn về Tính Mệnh như vậy có thể gọi là đầy đủ. 4. TỬ SINH THUYẾT 死 生 說 Đại chúng thích sống sợ chết, do đó nên không biết Lý do sinh tử. Không biết Sinh từ đâu lại, Chết đi về đâu. Trong hiện kiếp thì mải mưu cầu danh lợi, làm suy vi Sinh Đạo, không được tiêu diêu. Khi chết rồi tâm hồn mang nhiên luân lạc, hoặc đoạ nhập Luân Hồi, không biết chết là thế nào. Cho nên bị luân chuyển. Vì lẽ đó nên Tiên Phật ra đời, dạy người đại sự nhân duyên, dạy biết chỗ khứ lai, và từ từ dẫn họ ra ngoài Khổ Hải Tữ Sinh. Dịch Hệ Từ viết: Nguyên Thuỷ, yếu Chung (Dò xem đâu là Đầu, đoán xem đâu là Cuối.) Biết được Sinh Tử là: Đầu hết khi chưa có Trời Đất thì gượng kêu là Kiền Nguyên, đó là Bản Lai Diệu Giác. Đến lúc chung cuộc thì gượng kêu là Đạo Ngạn hay Vô Dư Niết Bàn. Sinh là sinh ra và cái Lý phải sinh là do ở đó (Kiền Nguyên). Đến chết là chết, và cái Lý phải chếtø cũng là do ở đó (Đạo Ngạn, Vô Dư Niết Bàn). Như không biết đạo Lý này, thì không thể đạt được vĩnh hằng (hằng cửu), mà chỉ có thể nhân sống mà còn, nhân chết mà mất, trầm nịch vào ác đạo, mất còn không hẹn. Lúc sinh ra, thì Thức Thần thứ tám là A Lại Gia làm chủ. Khi chết Thức Thần này cũng làm chủ. Cho nên nói: Khứ hậu lai tiên tác Chủ Công. Kinh Phật cho rằng: Kẻ có Thiện Nghiệp thì khi chết sẽ lạnh từ dưới lên, Kẻ có ác nghiệp sẽ lạnh từ trên xuống. Bất kể lạnh từ đâu tới, cũng sẽ kết thúc nơi tim, và hình thể sẽ bị diệt. Lúc bấy giờ như rùa sống cởi mai, như cua bị luộc nước sôi, cái đã sinh thành ra hình thể của ta, là Đất, Nước, Gió, Lửa sẽ phân tán, và Thần sẽ Ly Hình. Vả thế giới này cũng tương tự như là bức tranh thuỷ mặc, không biềt đâu là Đông Tây, trên dưới. Hốt nhiên thấy chỗ hữu duyên, một điểm Sáng của Hư Vọng bất thực. Từ đó sắc dục sinh ra, sự giao cấu thành hình, tinh dịch trở thành chủng tử, biến ý tượng giao cấu thành thai noãn, mà nhập vào trong tử cung người mẹ. Ở đó hấp thụ được Tiên Thiên Khí Chất của mẹ. Khí đó sớm gồm tứ đại, rồi sinh ra chư căn (Nhãn, nhĩ, tị, Thiệt, Thân, Ý). Tâm ta cũng sớm gồm đủ Ngũ Uẩn (Sắc uẩn, thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn) và các loại cảm giác, tri giàc, ý thức tư duy. Mười tháng thai hoàn, đến ngày sinh dục, tựa như đất lật, trời nghiêng, người kinh sợ thì bào thai vỡ ra, như người leo núi, trượt chân, đầu xuôi xuống, chân treo lên mà ra đời. La lên một tiếng, thì Thiên Mệnh Chân Nguyên nhập vào Tổ Khiếu. Ngày thì ở hai mắt và tàng ẩn ở Nê Hoàn. Đêm thì chìm giữa hai quả thận, và chứa ở Đơn Đỉnh. Bú sữa để nuôi ngũ tạng, còn khí thì xung khắp lục phủ. Da thịt mềm như lụa, trông mà mắt không nháy, khóc mà tiếng chẳng khan. Thế là hết sức Trung Hoà vậy. Đó là Xích Tử hỗn độn, thuần tĩnh vô tri. Thuộc quẻ Khôn thuần Âm. Từ một tuổi tới Ba tuổi Nguyên Khí lớn lên 64 Thù (24 thù là 1 lạng), một Dương sinh noi quẻ Phục. Đến 5 tuổi, Nguyên Khí lại lớn thêm 64 thù, Hai Dương sinh nơi quẻ Lâm. Đến 8 tuổi, Nguyên Khí lại lớn thêm 64 thù. Ba Dương sinh nơi quẻ Thái. Đền 10 tuổi, Nguyên Khí lại lớn lên 64 thù. Bốn Dương sinh nhơi quẻ Đại Tráng. Đến 13 tuổi, Nguyên Khí lại lớn lên 64 thù. Năm Dương sinh nơi quẻ Quải. Đến 16 tuổi, Nguyên Khí lại lớn lên 64 thù. 6 Dương sinh nơi quẻ Kiền. Trộm Chính Khí của trời đất là 360 thù. Cùng với 24 thù nơi Tổ Khí của bố mẹ là 384 thù, để toàn vẹn Chu Thiên của Tạo Hoá, mà làm đúng một cân. Đến đây, thì khí Thuần Dương đã đủ, khí Vi Âm chưa manh nha, tinh khí sung thực. Nếu như gặp Chân Sư về phương diện Tu Tính Luyện Mệnh thì chắc chắn sẽ thành công. Từ đó về sau, dục tình nhất động, Nguyên Khí phát tán, không biết kiêng kị, tham luyến không ngừng. Cho nên từ 16 đến 24 tuổi, hao tổn Nguyên Khí 64 thù, ứng vào quẻ Cấu. Một Âm mới sinh, phẩm vật hàm chương, tính thuần hậu phát tán mất. Lúc ấy, lìa gốc chưa xa, như vừa dẵm vào sương của hào sơ (Lý sương, Kiên băng chí, Khôn, hào Sơ lục), nếu siêng năng tu luyện có thể Bất viễn mà trở về.(Bất viễn Phục, vô kỳ hối. Phục, Sơ cửu). Đến 32 tuổi, lại hao thêm Nguyên Khí mất 64 thù nữa, ứng vào quẻ Độn. Hai Âm dần lớn, Dương đức dần tiêu. Dục tình và tư lự như bày ong vỡ tổ, Chân Nguyên bị lưu đãng. Nhưng lúc ấy khí huyết còn phương cương, chí lực còn quả cảm, nếu chuyên cần tu luyện, thì công phu kiến lập Đơn Cơ cũng dễ. Đến 40 tuổi, Nguyên Khí lại hao thên mất 64 thù, ứng vào quẻ Bĩ. Thiên Địa bất giao, Nhị Khí các phục kỳ sở. Âm dụng sự bên trong, Dương làm khách nên bị đẩy ra bên ngoài. Nếu chịu tu luyện, thì Nguy vẫn trở thành An, Vong cơ vẫn có thể bảo tồn. Đến 48 tuổi, Nguyên Khí lại hao tổn thêm mất 64 thù, ứng vào quẻ Quán. Hai hào Âm ở bên ngoài cho nên Dương Đức yếu. Âm bay lên trên và Âm Khí thịnh. Nếu chịu tu luyện, cũng có thể ức chế được Khí Âm mới thịnh mà phò trợ được Dương Đức vừa suy vi. Đến 56 tuổi, lại hao thêm 64 thù ứng vào quẻ Bác. 5 âm bay lên trên, Một Dương muốn trở xuống dưới. Âm khí mạnh như đê muốn vỡ tung. Lúc ấy muốn tu, như tiếp cho lửa sắp tắt, như mưa tưới cho lúa non mới héo. Đến 64 tuỗi, quải khí đã đi châu khắp mọi nơi. Nguyên Khí Trời Đất cho cha mẹ là 384 thù vừa đúng một cân, hao tán đã tận, ứng vào quẻ Khôn. Khôn là thuần Âm dụng sự, Dương Khí chưa manh nha. Nếu siêng tu luyện, thời thời tài bồi, tiếp ứng, thì Âm cực cũng có thể sinh Dương, lên đến cùng sẽ đi xuống dưới, biến nhu thành cương, biến già thành khoẻ trở lại. Lúc ấy mà không gặp bậc Chí Nhân, chăm chăm tu luyện, tuy có thể bảo vệ được cuộc đời tàn, nhưng chỉ có thể bồi bổ Tinh Khí Hậu Thiên, không phục hồi được Tinh Khí Tiên Thiên thì làm sao mà trường sinh bất tử được. Đó chính là Hư hoá Thần, Thần hoá Khí, Khí hoá Huyết, Huyết hoá Hình, Hình hoá Anh Nhi, Anh Nhi hoá Đồng, Đồng hoá Thiếu, Thiếu hoá Tráng, Tránh hoá Lão, Lão hoá Tử, Tử lại hoá thành Hư, Hư lại hoá thành Thần, Thần lại hoá thành Khí, Khí lại hoá thành Vật, hoá hoá không ngừng, như cái vòng vô cùng. Vạn vật không muốn sinh mà phải sinh, không muốn chết mà phải chết. Mãi bị sinh diệt, vạn tử vạn sinh, không thoát Ly được khổ hải. Kiếp kiếp sinh sinh, luân hồi bất tuyệt, vô chung vô thuỷ, như bánh xe nước. Tam giới phàm phu, không ai thoát sự trầm nịch này. Vì người đời không biết sinh từ đâu tới, như vậy, sao không tham khảo xem trước khi cha mẹ sinh ra ta, thì chết từ đâu tới. Biết TỚI là nơi ta sinh ta. Thế nhân cũng không biết chết đi về đâu. Sao không khảo sát xem khi hồn thăng phách giáng rồi thì Sinh đi đâu. Biết ĐI là biết nơi ta chết. Mấu chốt của Tử là SINH. Mấu chốt của Sinh là TỬ. Cái CƠ sinh tử tương quan với nhau, vì thế mà thường nhân có sinh có tử. Cái CƠ sinh tử không tương quan với nhau, vì thế mà Thánh Nhân siêu sinh tử. THÂN ta có SINH TỬ. TÂM ta vô SINH TỬ. Biết trở lại thì TÂM SINH. Không biết trở lại thì TÂM TỬ. Cho nên Tiên Phật thương con người và dạy rằng: Nhất thiết chúng sinh đều có một điểm BẢN LAI NHẤT LINH CHÂN GIÁC, chỉ vì hôn mê nên chẳng thấy, khiến cho Thiên Mệnh chi Tính trôi nổi theo dòng nước. Chuyển qua nhiều kiếp không giác ngộ, đời đời bị đoạ lạc, làm mất thân mình trong loài khác, gửi hồn qua loài khác. Cho nên Chí Chân Tính Căn, không thể trở lại làm người. Ta nay lấy Thánh Đạo, khiến chúng sinh vĩnh Ly vọng tưởng, để cho thân mình được Trường Sinh như Tiên gia, hay Bất Tử như Phật gia. A lại gia là Tinh thần Bản Nguyên và gồm chủng tử của các hiện tượng, khi đầu thai, thì A Lại Gia đến trứơc, khi chết thì A Lại Gia đi sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2011 Phần 4: "tử sinh thuyết" lý giải về chu trình sự sống của con người, ý tứ thật rõ ràng, chứ không cao siêu khó hiểu như những đoạn khác. Đại khái là khuyên người ta khi nguyên khí còn thịnh hãy biết dưỡng sinh, đừng để khi chân nguyên hao tán hết mới lo thì đã quá trễ, không còn kịp nữa. Sách tính mệnh khuê chỉ chuyên giảng giải nghĩa lý và lý thuyết (rất cao diệu), mà không đưa ra các kỹ thuật thực hành. Bạn nào quan tâm có thể tìm đọc kỹ thuật thực hành từ sách đạo gia của Mantak Chia (có sách dịch qua tiếng Việt với tiêu đề "Khí công tự trị bệnh" do Hải Ân dịch) 5. CHÍNH TÀ THUYẾT 邪 正 說 Đại Đạo sinh Thiên Địa. Thiên Địa sinh Nhân, sinh Vật. Thiên Địa Nhân Vật Nhất Tính Đồng Thể. Trời có Âm Dương, đất có Cương Nhu, Vật có trống mái, Người có Nam nữ. Có Âm Dương mới có Nhật Nguyệt Tinh Thần. Có Cương Nhu mới có Sơn Xuyên Thảo Mộc. Có trống mái mời có Thai, Noãn, Thấp, Hoá. Có Nam nữ mới có phối ngẫu, sinh dục. Chúng sinh nhân phối ngẫu nên có dâm dục, nhân sinh dục mà có ân ái. Có sinh dục, ân ái, nên có ma chướng, phiền não, và vô số khổ ách. Có vô số khổ ách, nên có luân hồi, sinh tử. Vì thế nên Đức Thái Thượng vì có đức hiếu sinh, nên đã mở cửa độ đời, viết kinh, lập phép, dạy dân phản phác hoàn thuần, vô dục thì quán ở Diệu, hữu dục thì quán ở Khiếu (ĐĐk, I), chí hư thủ tĩnh (ĐĐK, 16), Qui Căn Phục Mệnh (ĐĐK, 16), tảo phục trùng tích, thâm căn cố đế, đắc nhất thủ trung (ĐĐK, 5 và 39), hư tâm thực phúc (ĐĐK, 3), nhược chí cường cốt (ĐĐK, 3), toả nhuệ, giải phân (ĐĐK, 56), hoà quang đồng trần (ĐĐK, 4 và 56), chuyên khí trí nhu (ĐĐK, 10), bão Nhất vô Ly (ĐĐK 10), tri hùng thủ thư (ĐĐK, 28) tri bạch thủ hắc (ĐĐK, 28), bế môn, tắc đoài (ĐĐK, 52 và 56), bị hạt hoài ngọc (ĐĐK, 70), yểu yểu minh minh. Tinh ngày một tăng, hoảng hoảng hốt hốt, Tinh không bị tiết. Tinh sinh thì Càng ngày Càng tăng trưởng, tinh không tiết thì không bao giờ kiệt. Tinh có thể hoá Khí, Khí có thể hoá Thần, Thần có thể hoàn Hư, Ngũ Hành không trộm mất được, Âm Dương không chế phục được. Cùng với Đạo hợp một thể, siêu xuất thiên địa. Đó là cái đạo Thanh Tĩnh Vô Vi của Lão Tử. Đến đời Hán, có Nguỵ Bá Dương phỏng theo Kim Bích Kinh để soạn bộ Tham Đồng Khế. Bấy giờ mới có những danh từ Long Hổ, Diên, Hống. Đến đời Đường, nhiều Tiên ra đời, Đơn Kinh cũng được xuất bản, có những danh từ khác lạ ở nơi Đơn Kinh, nhiều không kể xiết. Nhưng xét cho cùng, thì những danh từ đó cũng chỉ một vật mà thôi. Vì thánh Nhân phát triển giáo Liù, thập phần tế mật, tường tận, chỉ muốn mọi người đều lãnh ngộ, mà trở thành Chân. Ai ngờ tên Càng nhiều, thì sự Càng phiền, sách Càng nhiều thì Đạo Càng tối. Lại còn nhiều bí từ, ẩn ngữ, làm mất đường vào, khiến học giả cũng đành phải thở dài. May thày ta là Doãn Chân Nhân ra đời. tiếp nối hệ thống đại đạo, khôi phục lại Vô Danh chi cổ giáo. San định lại cho giản dị, toát lược lại những gì cần yếu, bỏ đi những ẩn dụ tối tăm, để lộ ra Chân Đế, xiển dương Chính Liù, án đồ lập tượng, những gì người xưa không nói ra được thì Thày nói ra, trực chỉ thế nào là Diên Hống (Nguyên Thần, Nguyên Khí), thế nào là Long Hổ (Cũng là Nguyên Thần, Nguyên Khí), thế nào là Đỉnh Lô (Đan Điền), thế nào là Dược Vật (dạy muốn luyện thành Nội Đơn, phải chuẩn bị mọi yếu tố như cho Nguyên Thần, Nguyên Khí tụ hội nơi Đơn Điền, rồi Tâm Tĩnh Nhập Định cho thai tức thành hình, v.v.), thế nào là Thái Thủ (Đem Nguyên Thần, Nguyên Khí về kết luyện nội đơn), thế nào là Sưu Thiêm (Thân bất độïng và Khí Định thì là Sưu, Tâm bất động mà Thần Định thì gọi là Thiêm), thế nào là Ôn Dưỡng (Điều Lý Trung Hoà), thế nào là Hoả Hầu (tức là phải để tâm vào quá trình luyện công, và phải biết Điều Tiết, Khống Chế), thế nào là Chân Chủng Tử (Chỉ Nguyên Thần, Nguyên Khí kết ở Đơn Điền, chỉ cảm thấy mà không biết hình tượng), thế nào là Chân Tính Mệnh (Chỉ kết quả tu luyện khi thành công rồi, lúc ấy Nguyên Thần từ trong ngực có thể ra ngoài, thành Tiên), thế nào là Kết Thai (Chỉ khi kết thành Nội đơn, người Tu Chân đạt được tối cao cảnh giới, có thể Trừơng Sinh, Bất Tử. Lúc ấy; Khí Tức Định Tĩnh,bất xuất, bất nhập; Ý Định Thần Tĩnh, Tất Tâm Không Hư), thế nào là Liễu Đáng (Chỉ Tu Luyện Đơn Công tối chung hoàn tất). Thảy đều phát minh, mảy lông không dấu. Sau này những người có chí học Đạo sẽ không còn bị Đơn Kinh làm mê hoặc. Lại nữa, Đơn Kinh, và sách của chư tử nay có đầy rẫy, giảng Lý thì nhiều, nhưng ít lưu khẩu quyết, mới đầu không biết đường vào, kế đến không biết thế nào là Thái Dược Kết Thai (Đem Nguyên Thần, Nguyên Khí về kết nội đơn), cuối cùng không biết thế nào là Chung Qui Bản Nguyên, Người học sau này không biết thứ tự tu luyện, thì làm sao mà cuối cùng được Ngưng Kết, Đơn Thành. Cho nên không sao tránh khỏi đảo điên thứ tự, lấy trước làm sau, lấy sau làm trước được. Học đạo suốt đời, rất nhiều người không biết đường vào cửa Đạo, ccũng có người vào được Đạo nhưng không biết đường tiến lên bệ, lên được bệ nhưng không biết vào nhà, vào được nhà nhưng không vào được buồng, Đó là thứ đệ của công phu, đó là việc đầu tiên của Tu Chân. Sao có thể thiếu được. Tôi rất thích 4 câu kệ này của Tạng Kinh : Chúng sinh vô tận thệ nguyện độ, 眾 生 無 邊 誓 愿 度, Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn, 煩 惱 無 盡 誓 愿 斷, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, 法 門 無 量 誓 愿 學, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. 佛 道 無 上 誓 愿 成. Vô tận chúng sinh, thề nguyện độ, Vô tận phiền não, thề dẹp hết. Vô lượng Pháp môn, thề nguyện học, Vô thượng Phật đạo, thề nguyện thành. Đức Thế Tôn có nói: Độ tận chúng sinh rồi mới thành Phật. Ta vì thế mà phát một niệm từ bi, đem hết bí quyết của Thày ta truyền dạy phô bày ra không dấu diếm, cho sau này những ai có duyên, sẽ trở lại Thiên Giới mà không sa vào khổ hải nữa. Đó là Tâm Nguyện của ta. Thứ nhất là: Hàm dưỡng Bản Nguyên, Cứu hộ Mệnh Bảo 涵 養 本 原 救 護 命 寶 (Hàm dưỡng chân vô, cứu hộ bản căn. 涵 養 真 無 救 護 本 根 ) Thứ hai là: An Thần tổ khiếu, Hấp tụ Tiên Thiên 安 神 祖 竅, 翕 聚 先 天 (Ý thủ Đơn Điền, ngưng thần tụ khí. 意 守 丹 田, 凝 神 聚 氣 ) Thứ Ba là: Chấp tàng khí huyệt, Chúng diệu qui căn 蟄 藏 氣 穴,眾 妙 歸 根 (Khí tàng Đơn điền, Chúng diệu qui chi. 氣 藏 丹 田, 眾 妙 歸 之 ) Thứ tư là: Thiên Nhân hợp phát, Thái dược qui hồ 天 人 合 發, 釆 藥 歸 壺 (Thiên Nhân đồng phát động, Thái Khí qui Đơn Điền. 天 人 同 發 動, 釆 氣 歸 丹 田 ) Thứ năm là: Kiền Khôn giao cấu, Khử khoáng lưu Kim 乾 坤 交 媾 去 礦 留 金 (Thượng hạ Đơn Điền giao hợp; Nguyên Thần, Nguyên Khí thành Đơn. 上 下 丹 田 交 合, 元 神 元 氣 成 丹 ) Thứ sáu là: Linh Đơn nhập đỉnh, trường dưỡng thánh thai 靈 丹 入 鼎 長 養 聖 胎 (Thần Khí ngưng kết Đơn Điền, Vĩnh viễn tư dưỡng Linh Tính. 神 氣 凝 結 丹 田, 永 遠 滋 養 靈 性 ) Thứ bảy là: Anh Nhi hiện hình, Xuất Ly Khổ Hải 嬰 儿 現 形, 出 離 苦 海 (Nội đơn thành, Xuất Khổ Hải. 內 丹 成, 出 苦 海 ) Thứ Tám là: Di Thần Nội viện, Đoan củng Minh Tâm 移 神 內 院, 端 拱 冥 心 (Di Thần Thượng Đơn Điền, Đoan toạ tức kỳ Tâm. 移 神 上 丹 田, 端 坐 息 其 心 ) Thứ chín là: Bản Thể Hư Không, Siêu xuất Tam Giới 本 體 虛 空, 超 出 三 界 (Chân Nguyên Hư Tĩnh, Siêu thoát Tam Giới. 真 元 虛 靜, 超 脫 三 界 ) Trong đó lại có: Luyện Hình, Kết Thai (kết Đơn), Hoả hầu, để toàn công phu Cửu Chuyển Hoàn Đơn), Đại Đạo khẩu quyết đến đây đã trọn vẹn. Ngày nay, những người học Đạo, đội mũ cao, măïc bào vuông, tự mãn, tự túc, không chịu hạ mình đến xin Thày ta chỉ cho thứ tự, tu trì, như mù lại giắt mù, chạy vào đường ngang, ngõ tắt, há chẳng biết Đại Pháp có 3600 thứ, với 24 phẩm Đại Đơn, tất cả đều là Bàng Môn. Chỉ có Đạo Kim Đơn này mới là Tu Hành Chính Lộ. Trừ Đạo này ra, không có đường nào khác để thành tiên, thành Phật. Cho nên trong Thượng Hội Pháp Hoa, đức Thế Tôn: Duy thử nhất thực sự, dư nhị tức phi chân. Doãn Chân Nhân nói: 96 chủng Ngoại Đạo, 3600 Bàng Môn. Tất cả đều hư ảo. Chỉ những gì ta nói mới là Chân. Chung Ly Quyền nói: Đạo Pháp tam thiên, lục bách môn, 道 法 三 千 六 百 門, Nhân nhân các chấp nhất miêu côn. 人 人 各 執 一 苗 根. Thuỳ tri ta tử Huyền Quan Khiếu, 誰 知 些 子 玄 關 竅, Bất tại Tam Thiên lục Bách Môn. 不 在 三 千 六 百 門. Đạo Pháp ba nghìn sáu trăm môn. Mỗi người nắm được một miêu côn Hay đâu là Khiếu Huyền Quan đó, Không thấy có trong 3600 môn. Vì Đại Đạo Huyền Quan khó gặp dễ thành, nhưng kết quả chậm, bàng Môn tiểu thuật thì dễ học khó thành, lại kiến hiệu chậm. Cho nên những kẻ tham tài, hiếu sắc thường thường mê muội và chẳng giác ngộ. Trong đó có số người thích Lô Hoả (tức luyện Ngoại đơn Hoàng bạch hay Kim Ngọc), có số người lại thích nữ sắc để Thái Âm Hộ Dương, có người chuyên ngó Đỉnh Môn (Thượng Đơn Điền), có người chuyên giữ gốc rốn, có người chuyển vận đôi mắt để luyện công, có số người chuyên trì thủ Ấn Đường (Huyệt giữa hai lông mày), có số người chuyên chà xát vành rốn (Hạ Đơn Điền), có người thích lắc Giáp Tích (xương sống lưng), có người thích xoa bóp ngoại thận (Dịch hoàn) để tồn thần dưỡng khí), có người thích vận chuyển chân khí, có người thích dùng gái trinh để Thái Âm, có người thích bú sữa tại phòng trung, có người thích Bế Tức Hành Khí. Có người ưa co duỗi để hành khí, có người thích vận động Tam Đơn Điền, có người thích hóp bụng co hậu môn để khỏi mất tinh, có người thích hơ lưng nằm tuyết để tu luyện, có người thích ăn Linh Chi và Bạch Truật, có người thích Thôn Khí Yết Tân (nạp Khí, nuốt Tân Dịch), có người thích Nội Quan Tồn Tưởng, có người thích Hưu Lương Tịch Cốc, có người chịu lạnh và ăn bẩn, có người thích ban tinh, vận khí, có người nhìn mũi, điều hoà hơi thở, có người bỏ vợ vào núi, có người định quan giám hình (nhập định thủ hình), có người hùng kinh, điểu thân (bắt trước gấu trèo, chim xoè cánh để luyện phép đạo dẫn), có người nuốt sương và thực khí, có người chuyên ngồi không nằm, có người lo trừ thất tình, tảo trừ tạp niệm, có người thiền định bất ngữ, có người trai giới, đoạn vị, có người thích mộng du tiên cảnh, có người yên lặng chầu về Thượng đế, có người luyện mật chú trừ tà ma, có người luyện kiến văn, chuyển tụng, có người ăn tinh khí mình để hoàn nguyên, có người bế huyệt Vĩ Lư để khép đóng Dương Quan, có người nấu luyện tiểu tiện gọi là Thu Thực, có người thu kinh nguyệt đàn bà mà họ gọi là Hồng Diên, có người luyện chế Nhau Người làm Tử Hà Xa để làm thuốc cường dương, có người dùng Chân Khí để thông kinh, hành khí, trợ giúp cho việc vợ chồng, có người nhắm mắt, minh tâm để luyện Bát Đoạn Cẩm, có người thổ cố, nạp tân, dùng Hư, Ha, Hô, Hi, Suy, Y (lục tự), có người chuyên Diện Bích có chí muốn Hàng Long, Phục Hổ (Đem Nguyên Thần xuống Hạ Đơn Điền để phát động Thận Khí), có người tập khinh công để đạp gió cưỡi rồng, có người muốn hấp thụ Tinh Hoa của Nhật Nguyệt, có người ưa đạp Cương, Lý Đẩu để xem sao, có người nương theo các quẻ Truân (Sáng), Mông (Chiều) để luyện Hoả Hầu, có người luyện thuật Kim Ngân Hoàng Bạch, thiêu mao lộng hoả, có người mong trường sinh bất tử, có người muốn bạch nhật siêu thăng lên trời, có người chấp sắc tướng không muốn hoá, có người Tu Trì Hư Tĩnh cho khí tán không trở lại, có người giữ Giới, Định, Tuệ để mong giải thoát, có người muốn trừ Sân Si để cầu Thanh Tĩnh, có người khi còn sống mà muốn siêu thăng Tây Vực Phật Giới, có nguời nguyện lên Thiên Đường khi chết... phân phân loạn loạn như vậy, không sao kể xiết. Có nhiều người theo Đạo, theo Thích, chỉ theo một thật, một quyết như vậy, mà cho đó là Kim Đơn Đại Đạo, ô hô, họ như bọn Quản Trung Thiết Báo (dùng ống quản mà xem beo), đáy giếng nhìn trời. quấy dẫn trăm mối, chi Ly vạn trạng, đem Chí Đạo phá đoạn phân môn, lấy mê dắt mê, manh tu, hạt luyện, dẫn người vào đường tà. Cho nên Vương Lương Khí làm bài «Phá Mê Ca», Trần Nê Hoàn làm bài «La Phù Ngâm», Chung Ly Quyền làm bài «Chính Đạo Ca», nêu lên những lỗi lầm của bàng môn, cốt để cứu người bước lầm vào đường tà. Nhưng trong đó cũng có một số điều có thể dùng trừ bệnh tật, cứu lão tàn, tăng tuổi thọ, sống đời an lạc. Nếu có ai siêu thoát thì bất quá chỉ làm được Bồng Đảo Tiên hay đắc quả La Hán mà thôi. Cho nên Phó Đại Sĩ viết: Nhiêu kinh bát vạn kiếp, Chung thị lạc không vong. 饒 經 八 萬 劫 終 是 落 空 亡 (Trải qua tám vạn kiếp, Cuối cùng cũng rơi vào Không Vong.) Trương Bình Thúc cũng viết: Học Tiên tu thị học Thiên Tiên, 學 仙 須 是 學 天 仙, Duy hữu Kim Đơn tối đích đoan. 惟 有 金 丹 最 的 丹, Học Tiên là phải học Thiên Tiên, Phải học Kim Đơn mới chính truyền. Vả Đạo Kim Đơn là đạo giản dị không phiền phức, lấy Hư Vô làm Thể, lấy Thanh Tĩnh làm dụng, Lấy hữu vi để thành công trong bước đầu, lấy Vô Vi để thành công khi tới cuối. Từ đầu đến cuối, không có gì là cao viễn, nan hành. Tại sao thế nhân không biết rằng Đạo ở gần mà cứ cầu nơi xa, việc thì dễ mà cứ tìm chỗ khó. Bỏ sáng, theo tối, chẳng đáng thương sao? KIM là cái gì kiên cố, ĐƠN là cái gì trọn vẹn, đó chính là Tì Lô Tính Hải (Thượng Đơn Điền) nơi người, Kiền Nguyên (Đầu) Diện Mục của con người. Đức Thế Tôn xưng là «Không bất Không, Như Lai, Tạng», Lão Tử gọi là «Huyền hựu Huyền», Nhập Diệu Môn» (Huyền chi hựu Huyền, Chúng Diệu chi môn). Nếu gọi đó là Đạo, gọi đó là Vô Thượng Chí Tôn chi Đạo, nếu gọi đó là Pháp, thì đó là Phép tối thượng nhất thừa. Hiền thánh Tam Giáo, đều theo đường chính này, còn gì là Chính hơn được đây? Lòng ta thực muốn theo đời Hoàng Cực Chiêu Minh, với chúng sinh có cùng một nguyên nhân là Kiền Nguyên, cùng nhau kết bạn trong hội Long Hoa, cho nên làm ra thuyết này để đem người về đàng Chính. Cùng với đồ thuyết của Thày ta, chỉ rõ từng đồ khiếu, khiến cho học giả ấn chứng Kim Đơn Kinh, khi đã xem qua sẽ không còn nghi hoặc nữa. Share this post Link to post Share on other sites