Posted 27 Tháng 12, 2010 Thần mẫu (mother goddess) catalhoyuk, thổ nhĩ kỳ. Nguyễn Xuân Xuang Trong chuyến du lịch tháng mười vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ, tôi tìm gặp được một hình bóng Thần Mẫu có từ thời Tân Thạch. Hình Thần Mẫu (Mother Goddess), tại Catalhoyuk, Thổ Nhĩ Kỳ, tiền bán thiên niên kỷ thứ 6 Trước Tây Lịch, hiện trưng bầy tại The Museum of Anatolian civilizations, Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ Ảnh của tác giả, tháng Mười 2009. Thần Mẫu (Mother Goddess) ngồi ở tư thế sản phụ sinh con, hai chân bẹt ra, gác lên hai bên và hai tay giơ lên đầu đào tìm thấy tại Catalhoyuk, Konya, Thổ Nhĩ Kỳ, một trung tâm Thời Tân Thạch đã phát triển cao của vùng Cận Đông và Thế Giới Aegean (6800- 5700 BC). HìnhThần Mẫu, Mẹ Nguyên Khởi, Mẹ Đời, Mẹ Tổ này cũng thấy trong nhiều nền văn hóa nguyên sơ khắp thế giới kể cả Việt Nam (xem Hình Bóng Mẹ Tổ Âu Cơ trong blog này). Ở đây chỉ xin trích ra một vài ví dụ cần nói tới ở đây: .Úc châu Hình Thần Mẩu vẽ trên đá của thổ dân Úc châu (Nourlangie, Vùng Bắc Úc). .Thần Mẫu, Mẹ Tổ Mẹ Tổ Âu Cơ Hình bóng Thần Mẫu, Mẹ Đời và Mẹ Tổ Âu Cơ cũng thấy khắc ghi lại trên các mảnh đất nung gọi là “Gạch trang trí người theo phong cách dân gian” hiện đang trưng bầy tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử ở Hà Nội. “Gạch trang trí người theo phong cách dân gian” (Triều Lê Trung Hưng thế kỷ 15-17?, Viện Bảo Tàng Lịch Sử Hà Nội). Ảnh của tác giả. Ta thấy rất rõ hình Thần Mẫu Loài Người trên tảng đất nung hay gạch khối để dựng đứng. Còn khối đất nung để nằm cho thấy một người nữ ở tư thế sinh con đang mang bầu hình tròn hay đang đẻ ra một cái bọc tròn. Nhìn tổng thể bọc tròn biểu tượng cho Bầu Hư Không, Bầu Vũ Trụ, Trứng Vũ Trụ, Bầu Trời Thế Gian, Trứng Thế Gian, Bầu Sinh Tạo, Bầu Tạo Hóa (bầu có một nghĩa là mang thai). Nhìn dưới diện Tổ Hùng, đây chính là hình ảnh Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng chim sinh ra Trăm Lang Hùng. Xin lưu tâm một điểm rất quan trọng là trong tất cả các hình Mẹ Đời ngồi ở vị thế sinh con ở khắp các nơi trên thế giới chỉ có hình ở Việt Nam này là có hình đĩa thái cực hay Trứng Vũ Trụ ở hai bên. Điều này trước hết khẳng định là hình tượng này là biểu tượng cho sinh tạo, tạo hóa là Thần Mẫu, Mẹ Đời dựa trên nguyên lý lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương, dựa trên Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo. Điểm này cũng khẳng định là nguyên lý lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương, Chim-Rắn, Tiên Rồng nền tảng của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo là cốt lõi của văn hóa Việt Nam còn lưu truyền trong dân gian Việt Nam. Nhìn chung, qua sự hiện diện của hình bóng Thần Mẫu sinh tạo này thấy trong tất cả các nền văn hóa cổ đại khắp năm châu bồn biển cho thấy sự thờ phượng Mẹ Tổ là một tín ngưỡng chung của nhân loại. Một điểm quan trọng là hình Thần Mẫu khắc, vẽ trên đá của Thổ Dân Úc châu, tôi chưa rõ tuổi, không biết có già hơn hình Thần Mẫu của Thổ Nhĩ Kỳ hay không? Hiển nhiên có sự liên hệ giữa nền văn minh cổ đại Cận Đông và nền văn minh đã chìm sâu xuống đáy biển của Đông Nam Á là Lục Địa Mu Đã Mất (The Lost Continent of Mu) của James Churdhward hay Địa Đàng ở Phương Đông của Steven Oppenheimer. Cả hai tác giả này đều cho rằng Đông Nam Á cổ đại có một nền văn minh huy hoàng và là cái nôi của văn minh nhân loại và tôi đã nối kết văn hóa trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn với nền văn minh đã mất này. Nguyễn Xuân Quang Nguồn: Anviettoancau.net 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites