Thiên Sứ

Thoát Chết Nhờ Tập Vô Thức Sau Tai Biến Mạch Máu Não

8 bài viết trong chủ đề này

Thoát chết nhờ tập vô thức sau tai biến mạch máu não

26/12/2010 21:35:50

Posted Image - Do huyết áp cao, tim mạch yếu và nhiều bệnh kết hợp, chị Phạm Thị Hảo (Lương Khánh Thiện, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị tai biến mạch máu não dẫn tới nói ngọng phải nằm bẹp. Nhờ luyện tập vô thức, chị dần đứng dậy và đi lại được.

TIN LIÊN QUAN

Chị Hảo kể, nghề của chị là kế toán trưởng, phải ngồi nhiều, ít vận động nên cũng có nhiều bệnh như tiểu đường, đau đầu, xương khớp, huyết áp cao... Để nâng cao sức khoẻ, chị đã tham gia học nhiều môn dưỡng sinh và những bệnh chị mắc phải đã ổn định.

Tuy nhiên, từ năm 2003, không hiểu do chị tập sai khi học nhân điện cao cấp hay vì "truyền năng lượng" chữa bệnh cho nhiều người mà tự dưng sức khoẻ của chị sa sút nghiêm trọng. Chị đi khám chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, người luôn lạnh toát, đau đầu liên miên, huyết áp cao, tim mạch yếu, thận kém, cơ khớp đau nhức. Tháng 3/2009, trong lúc ngủ tự nhiên đầu chị đau dữ dội, người toát mồ hôi, không ngồi dậy được, mồm méo, nói ngọng.

Posted Image

Chị Hảo nói: "Rất may trong lúc đó, tôi nhớ tới buổi nói chuyện của chị Hương (Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người) về tập vô thức, giải trừ độc tố, lấy lại thăng bằng cho cơ thể. Tôi gọi điện, chị Hương nói có thể tập và người nhà tôi là Đông y cũng bảo tôi phải khôi phục tuyến yên.

Thấy quan điểm đồng nhất, tôi đã nhờ người nhà giúp làm theo bài tập khai thông huyệt đạo và nắm bóp ngón tay, ngón chân cho tôi để giải trừ trược khí. Làm được vài ngày, tôi thấy đầu nhẹ hơn, huyết áp tụt xuống gần ngưỡng ổn định, tôi hết đắng miệng, ăn ngon và da dẻ sáng dần". Tuy nhiên, theo chị Hảo, luyện tập vô thức rất khó vì đòi hỏi người ta phải kiên trì, ngồi thiền và nhất là để tinh thần được vô thức.

Bà Đoàn Thị Thanh Hương, phó chủ nhiệm bộ môn Năng lượng sinh học, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người cho hay, qua nghiên cứu, trung tâm đã tập hợp được hàng trăm tư liệu quý hiếm về không gian vô hình cùng song hành trong không gian chúng ta đang sống nhưng mắt thường không nhìn thấy được. Đó chính là năng lượng gốc Prana.

Năng lượng này có tác dụng chữa bệnh nan y và bệnh bẩm sinh. Phương pháp luyện tập vô thức chính là luyện bàn tay khai thông sức mạnh, giải trừ bớt các ô nhiễm trong cơ thể, điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể, các tế bào thanh tịnh để tiếp cận với nguồn năng lượng, đẩy lùi bệnh tật và khoẻ mạnh.

Nhật Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy nhiên, từ năm 2003, không hiểu do chị tập sai khi học nhân điện cao cấp hay vì "truyền năng lượng" chữa bệnh cho nhiều người mà tự dưng sức khoẻ của chị sa sút nghiêm trọng.

Cái này là do "truyền năng lượng" chữa bệnh cho người khác mà không ngờ rằng bệnh của người ta lây truyền ngược lại mình. Hơn nữa, không nhận thức được rằng sức của mình chỉ bằng một chung nước nhỏ xíu chứ không phải là một đại dương nên hậu quả bệnh là rò ràng.

Amen

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy nhiên, từ năm 2003, không hiểu do chị tập sai khi học nhân điện cao cấp hay vì "truyền năng lượng" chữa bệnh cho nhiều người mà tự dưng sức khoẻ của chị sa sút nghiêm trọng. Chị đi khám chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, người luôn lạnh toát, đau đầu liên miên, huyết áp cao, tim mạch yếu, thận kém, cơ khớp đau nhức. Tháng 3/2009, trong lúc ngủ tự nhiên đầu chị đau dữ dội, người toát mồ hôi, không ngồi dậy được, mồm méo, nói ngọng.

Liêm Pha cũng từng thử nghiệm dùng năng lượng truyền chữa bệnh cho người khác, nên có mấy nhận xét thế này:

Khi một người luyện Thiền, Yoga, Nhân Điện, Năng lượng sinh học...tức là đã tập các phương pháp thu Tinh Khí (Prana) vào cơ thể, thì bên trong cơ thể anh ta đã khai thông một số kinh mạch và huyệt đạo cơ bản. Quá trình này sẽ đẩy các Khí Ô Trược đã tồn tại trong người anh ta ra ngoài và thay thế bằng Tinh Khí Đã Chuyển Hóa, gọi là Fohat (bài này viết chưa đúng khi dùng chữ Prana).

- Prana là năng lượng chưa được chuyển hóa tồn tại trong Vũ trụ, nó ở lẫn trong không khí, cái mà sinh vật hít thở để tồn tại, các sinh vật vô hình cũng sử dụng năng lượng này.

- Fohat là "năng lượng của ý chí", nó mang đặc tính sinh học và tâm lý của đối tượng. Năng lượng này được chuyển hóa từ Prana hay Lửa Thiêng (Kundalini). Ví dụ như, một động vật ăn thịt thì nó chuyển hóa Prana thành một Fohat hung hăng; một cái cây nó chuyển hóa Prana thành Fohat trong sáng.

Sự tạo ra các Fohat ô trượt trong cơ thể con người được tạo bởi tâm sinh lý (Nghiệp), và qua ăn uống (ăn thịt)...Nó gây ra các bệnh bởi các nguyên nhân chính sau:

- Fohat đã tích lũy khí đầy đủ (Nghiệp đã chín).

- Fohat bị tắt nghẽn do kinh mạch.

- Bị ảnh hưởng Fohat từ các sinh vật vô hình (vong linh...), địa thể phong thủy...

Trong phương pháp chữa bệnh dùng khí, người ta sẽ truyền vào người bệnh nguồn năng lượng Fohat của ý chí và rút ra nguồn năng lượng Fohat ô nhiễm. Có hai vấn đề xảy ra trong trường hợp này:

- Với một người đã khai thông kinh mạch thì người có nguồn năng lượng và ý chí mạnh hơn sẽ giúp người bệnh đẩy các Fothat ô nhiễm ra ngoài. (an toàn)

- Với một người bình thường thì quá trình truyền năng lượng này xảy ra vấn đề. Đó là sự trao đổi Fohat của người truyền và người nhận. Người bệnh nhận nguồn Fohat ý chí và trả về Fohat ô trược cho người truyền. Vấn đề xảy ra từ đây.

Những người tập luyện yoga (gọi chung) đã nhận một Fohat ô nhiễm từ người bệnh trong quá trình chữa trị này, và bằng khả năng của mình anh ta cần phải tập luyện để đẩy các khí ô nhiểm này ra ngoài. Đối với người có ý chí mạnh (tập lâu) thì tiến trình này mất khoảng vài tuần, còn người mới thì mất vài tháng đến cả năm. Nghiêm trọng hơn với các bệnh nhân do Nghiệp quả quá nặng, các khí ô nhiễm này rất mạnh, và người truyền lập tức bị lây bệnh.

Liêm Pha hồi xưa mới manh nha cũng truyền năng lượng cho một người bị bệnh nan y (không nghiêm trọng nhưng chữa Đông, Tây y gì cũng không khỏi), chỉ mấy ngày sau lập tức bị bệnh y chang người đó, và phải mất đến mấy tháng luyện yoga mới đẩy khí này ra hết.

Cũng liên quan đến truyền khí chữa bệnh, qua kinh nghiệm Liêm Pha thấy việc kết hợp giữ truyền khí và Tây Y sẽ nâng cao tác dụng cho những người bệnh nặng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Fohat ở Việt Nam hình như được dịch là "Năng lượng trường sinh học", nếu gọi như vậy cũng chưa đầy đủ với bản chất của Fohat. Mời xem bài viết dưới đây:

Năng Lực Fohat - Joy Mills

Nguồn: thongthienhoc.com

Joy Mills đã nghiên cứu Thông Thiên Học hơn sáu mươi năm. Bà đã từng là Hội trưởng Thông Thiên Học của Xứ Bộ Hoa Kỳ và Úc, Phó Hội trưởng Hội Thông Thiên Học quốc tế, giám đốc trường School of Wisdom tại Adyar, và giám đốc của trường Krotona School of Theosophy. Một bộ sưu tập các bài tiểu luận của bà, The One True Adventure: Theosophy and Quest for Meaning, đã được xuất bản bởi Quest Books vào năm 2008.

Nguyên lý chính của Thông Thiên Học là lấy nhất thể và sự toàn nguyên của vũ trụ làm nền tảng. Có nhiều phương thức mà muôn ngàn sự sống thể hiện, trải nghiệm đa dạng và khôn cùng vốn thoát thai từ nhất thể đó tạo thành siêu hình học của Thông Thiên Học, và rồi dựa theo đó, quan niệm vũ trụ của siêu hình học Thông Thiên Học có một sự nhất quán triệt để. Tất cả những ý tưởng vĩ đại, sự dồi dào chi tiết hấp dẫn, giàu hình ảnh tượng trưng, các thuật ngữ khác nhau, và bối cảnh lịch sử bao quát mà chúng ta tìm thấy được thể hiện trong tác phẩm Thông Thiên Học cần phải được đặt dưới dạng nhất quán triệt để đó.

Trong suốt thế kỷ vừa qua, nhiều sự an bài đã được thực hiện dưới dạng phương cách này hoặc hệ thống kia dường như đã thích hợp nhất cho những hoàn cảnh hay phù hợp nhất cho vị đạo sư. Điều này có thể hiểu được hoàn toàn, vì nhiệm vụ này không phải là một công việc dễ dàng, một phần vì sự khai triển của Nhứt Bổn trong Tán Vạn Thù thể hiện cùng một lúc tính tinh tế, phức tạp, và mờ mờ hư ảo, một phần vì có rất nhiều cách xem xét quá trình khác, và một phần bởi vì có quá nhiều chỗ thiếu sót nghiêm trọng trong kiến thức của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có một lợi thế rất quan trọng: siêu hình học của Thông Thiên Học được thế giới hôm nay tiếp thu nhiều hơn, nó đang đạt được sự hỗ trợ hẳn nhiên trên nhiều mặt, quan trọng nhất là mặt khoa học. Dù nó được công nhận là như vậy hay không thì cũng không thành vấn đề.

Tuy nhiên, nhiệm vụ của chúng ta sẽ đơn giản hơn nếu chúng ta có thể xác định, nhận ra một số câu hỏi thực sự lớn mà chúng ta phải đưa vào tài liệu nhằm khám phá những gì chúng ta có thể gọi là “tinh hoa của Thông thiên Học". Một trong những tài liệu mà tôi đã tìm thấy ý nghĩa nhất cho mục đích này được gọi là bài "Những Lời Chú Giải Về Vũ Trụ," mà người ta cho rằng của chân sư Morya và lần đầu tiên xuất hiện như là một phụ lục cho cuốn Những bức thư của bà HP Blavatsky gửi cho ông AP Sinnett. Trong đó, Sinnett và A.O. Hume bạn của ông, nêu ra một số câu hỏi quan trọng: Đâu là hai loại kiến thức? Kiến thức chân thực là gì? Ai sở hữu nó? Thế nào là nguyên sơ?

Để đáp lại, Chân Sư đưa ra những phát biểu về đề tài làm cho đầu óc tôi nhận diện siêu hình học cơ bản một cách minh bạch. Câu trả lời đầu tiên là: "Tất cả mọi thứ trong vũ trụ huyền bí, bao trùm tất cả các nguyên nhân ban sơ, đều dựa trên hai nguyên lý – năng lượng vũ trụ (Fohat hoặc hơi thở của minh triết) và quan niệm hình thành vũ trụ." Chỉ trong câu này, Chân Sư đã thiết lập cả hai phần ban sơ của tâm thức (“Kosmic ideation - quan niệm hình thành vũ trụ”) và nguyên lý hoạt động của nó ("Fohat").

Câu hỏi tiếp theo ngay sau đó: Điều vĩnh hằng duy nhất trong vũ trụ vốn độc lập với mọi điều khác không? Đối với câu hỏi này câu trả lời là không gian. Nhưng không gian là gì, vậy nó hình thành ra sao? Trong khi tác giả của những chú giải không nói nhiều về điều ấy ở đây, thì nó lại được làm sáng tỏ ở nơi khác trong tác phẩm chẳng những không gian là lĩnh vực vũ trụ bao gồm cả sự hiện hữu, cái hữu (khoảng đầy) lẫn không hiện hữu, phi hữu (khoảng không), mà còn cho rằng không gian tương đương với tâm thức vũ trụ, vì thế nên nó là điều kiện tuyệt đốí của sự sống. Ví dụ trong bức thư 119 của Các Bức Thánh Thư (ấn bản theo niên đại), Chân Sư Koot Hoomi viết: "Không Gian chính nó là vô định. Nó không hình thể ,vô sắc tướng, bất biến và tuyệt đối. Giống như cái trí con người (humand mind), vốn là nguồn sinh ra tư tưởng bất tận, Đại trí (Universal Mind) tức Không Gian với quan niệm hình thành của nó, được phóng chiếu vào khách thể lúc thời gian được ấn định, nhưng không gian chính nó không bị ảnh hưởng theo cách đó.”

Đây là gốc rễ của những gì được gọi là Đạo Lý, Lẽ Đạo (Giáo lý về ngôi Lời) (Logos Doctrine). Theo đó Không gian là lĩnh vực hợp nhất toàn thể lẫn tận cùng. Lama Anagarika Govinda vạch ra rằng không gian trong truyền thống Ấn Độ được gọi là akasha, mà qua đó mọi vật đi đến chỗ hiện thể, nghĩa là qua đó chúng mở rộng hay có sắc tướng. Akasha bao gồm tất cả các khả năng chuyển động, không chỉ vật chất mà còn cả tinh thần, và cũng bao gồm chiều kích vô định, nó được gọi là "không gian tâm thức" (Nền Tảng của Thần Bí Tây Tạng, trang 137). Trong truyền thống thông thiên học Phương Tây, triết gia Plotinus thuộc trường phái Tân Plato cho rằng sự chuyển động hoặc di chuyển bắt nguồn từ không gian.

Có thể dường như tôi đã dành quá nhiều sự chú ý đến không gian, nhưng nếu người ta muốn hiểu bản chất của Fohat thì phải cần thiết xét đến phương thức hoặc năng lực khách thể của nó. Điều này chứng tỏ rằng trình tự của vũ trụ mà Chân Sư Morya khẳng định trong câu trả lời cho câu hỏi tiếp theo trong "Những Ghi chú về vũ trụ": "Điều gì đang cùng tồn tại với không gian?" Trả lời là: (1) kỳ gian; (2) vật chất; (3) chuyển động. Chân Sư tiếp tục giải thích, "vì đây là đời sống bất diệt của vật chất (có thể hữu thức hay vô thức), ngay cả trong thời kỳ pralaya, tức đêm của đại trí." Câu trả lời chỉ có vài chữ thôi mà thật nhiều ý nghĩa! Vì vậy có thể nói rằng từ các chuyển động nhịp nhàng bất tận không thể thấy được của không gian, Fohat, năng lượng vũ trụ, xuất hiện, truyền nạp qua vật chất nguyên thủy đi vào sự sống.

Trước khi chúng ta tiếp tục thảo luận về năng lực vũ trụ này và những gì liên quan đến nó, nó chỉ hữu dụng khi có một sự đồng thuận liên quan đến thuật ngữ về triết học cũng như trên cơ sở thực tế. Theo khoa học, thuật ngữ năng lượng thường bị hạn chế với những gì được xem xét là khối lượng bảo toàn có thể đo lường được của nhiệt động lực học. Vì vậy nó có thể dường như không thích hợp để sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến năng lượng "cao hơn" hoặc "phi vật chất". Nhưng nếu chúng ta chấp nhận định nghĩa tổng quát về năng lượng như là số đo của hoạt động (vốn là một dạng của chuyển động), chúng ta có thể bảo đảm một cách hữu lý việc sử dụng thuật ngữ để xác định số đo của hoạt động ở bất kỳ và tất cả các cấp, cho cả hai, toàn thể lẫn từng phần, dù đó là sức sống, cảm xúc, hoặc tâm lý động lực học, trí tuệ, hay vũ trụ. Ngoài điều ấy ra, chúng ta sẽ không có sự thay thế thỏa đáng nếu chúng ta muốn thực sự làm việc với những tài liệu đã nêu các định đề về năng lực Fohat: có một năng lượng cơ bản duy nhất trong vũ trụ mà sự biểu hiện khác nhau của nó nằm dọc theo một quang phổ bao gồm mọi dạng được biết đến của năng lượng (gồm cả sinh học và tâm lý) cũng như rất nhiều dạng mà chúng ta vẫn chưa biết đến.

Để trở về chủ đề của chúng ta, siêu hình học của Thông Thiên Học đưa ra định đề về một lĩnh vực hợp nhất, đại thể - là không gian/ tâm thức - và một năng lực hay năng lựợng đại thể - là năng lượng Fohat - hoạt động trong lĩnh vực đó. Học thuyết Thông Thiên Học cho rằng năng lượng Fohat ban đầu là một sức mạnh khủng khiếp, lớn đủ để gây ra sự bùng nổ ban sơ khai sinh ra vũ trụ. Bản chất của sức mạnh kinh khủng như vậy là hoàn toàn vượt ra ngoài kinh nghiệm của chúng ta, dù vậy chắc chắn nó cũng không vượt quá giới hạn của trí tưởng tượng khoa học. Về điều này, Chân Sư Koot Hoomi nói: "Có một sức mạnh vô hạn cũng dũng mãnh như là tư tưởng, như là tiềm năng ý chí vô biên, vi tế như là bản chất của sự sống, nó kinh sợ không thể tưởng tượng được trong sức mạnh phát tán của nó làm rung chuyển đến trung tâm của vũ trụ, tuy vậy, nó hữu dụng trong vai trò tác nhân kích hoạt” (Bức Thánh Thư thứ 90). Giáo Lý Bí Truyền cũng nhắc lại rằng tất cả các dạng năng lượng được khoa học biết đến, tuy khác nhau ở hình thức biểu hiện nhưng của cùng một năng lượng có nguồn gốc Fohat. Đặc biệt là chuyển động, âm thanh, ánh sáng, màu sắc, nhiệt, sự cố kết, điện, và từ tính được đề cập tới; tất nhiên, năng lượng hạt nhân chưa được phát hiện vào thời điểm bà H. P. B viết. Đúng như tất cả các lĩnh vực khác đã duy trì sự biểu hiện cái lĩnh vực đại thể duy nhất của không gian/tâm thức; vì thế, tất cả các năng lượng mà nó kích hoạt những lĩnh vực khác (những cảnh, cõi của thiên nhiên) nằm dọc theo một quang phổ duy nhất thuộc về năng lực Fohat. Hoặc nói một cách khác thì những năng lượng này cấu tạo thành những hình thức đa dạng cùng một năng lựợng cơ bản duy nhất của vũ trụ, những năng lượng này tự phô bày dưới những hình thức cụ thể trong các lĩnh vực đã nêu trên.

Nhiều lĩnh vực và năng lượng này được mô tả bằng những thuật ngữ ẩn dụ trong các tài liệu mà từ đó cho đến nay chúng vẫn nằm bên ngoài tầm quan sát khoa học. Ngày nay, những điều xảy ra của cuộc sống đang đi vào trong tầm đó. Fohat được gọi là "nguyên lý sinh động, truyền nạp qua mỗi nguyên tử đi vào trong sự sống"; theo cách đó, fohat thiết lập quan điểm Thông Thiên Học cơ bản là không có cái gì gọi là vật chất trơ hoặc chất gì mà hoàn toàn không có sự sống. Fohat được nhận biết qua prana hay năng lượng sự sống trong lời phát biểu đầu tiên của Chân Sư M., khi ngài gọi nó là “hơi thở của minh triết." Nó không chỉ đơn thuần là sức sống hay năng lực có hệ thống trong tất cả các tạo vật, không chỉ là sự thôi thúc của năng lượng tình dục, và “năng lực thần kinh" bí ẩn của kundalini, mà còn là "sinh khí" của vũ trụ cơ bản, vốn truyền sức sống cho vạn vật. Và như Lama Govinda đã nhận xét, "prana không chỉ có sự biến đổi không ngừng, mà đồng thời còn có thể sử dụng các phương tiện chuyển động khác có sẵn mà không làm gián đoạn tiến trình của nó" (Nền tảng của Mật Tông Tây Tạng, trang 147).

Giáo Lý Bí Truyền cũng nhấn mạnh rằng Fohat không phải là một lực có tính máy móc mà nó là một năng lực thông minh – vì thế nó là hơi thở của minh triết. Điều này có thể khó khăn để chúng ta hiểu rốt ráo trừ khi chúng ta xem nó như là kết nối năng động giữa tinh thần vũ trụ và vật chất của vũ trụ, được tạo ra bởi mối quan hệ lưỡng cực của chúng và đóng vai trò của cả hai. Nếu không có sự liên kết này thì cả hai tinh thần vũ trụ và vật chất của vũ trụ sẽ không có khả năng hoạt động hay chịu tác động, do đó, Fohat chính nó là sự đo lường hoạt động đa diện và đa chiều kích. Bằng phương tiện Fohat, tư tưởng thiêng liêng được hướng ra ngoài, in dấu chính nó lên vật chất, vì thế mà vật chất có hình dạng, mang tính truyền dẫn, và tổ chức theo chiều hướng có trật tự vốn mang đặc trưng của tinh thần vũ trụ. Do đó, quá rõ ràng cho thấy rằng năng lượng vũ trụ này ở mọi cấp liên kết với đại trí (cái trí của vũ trụ) nói chung, và kết hợp với năng lượng trí tuệ và tiểu trí (cái trí của của cá nhân) nói riêng. Điều này có hàm ý là tất cả tư tưởng có thể được nhìn thấy dưới dạng năng lượng trí tuệ; nghĩa là khi có sự chuyển đổi của đại trí - tâm thức của cá nhân có thể đo lường chuyển động hay hoạt động nội tại của đại trí trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài.

Còn một hàm ý khác nữa bắt nguồn từ nền tảng khác của siêu hình học Thông Thiên Học là: sự hiển lộ Nhất Bổn trong Tán Vạn Thù của thiên nhiên xảy ra một cách tôn ti trật tự theo nguyên tắc hài hòa qua đó một thành hai và sau đó trở thành ba, dẫn đến kết quả là tự nó hiển lộ theo thất bội, bảy lần từ bên trong ra ngoài. "Trên sao, dưới vậy" là phát biểu ấy, dẫu cho nó thường bị hiểu lầm. Để phù hợp với quan điểm này, những nguồn năng lượng nằm gần nhất so với nguồn năng lượng thiêng liêng của chúng thì "tinh khiết nhất", nghĩa là ít bị kém chất lượng hay ít bị giới hạn bởi sự tù túng của chúng trong vật chất cô đặc, và do đó chúng vừa được tự do hơn vừa nhiều tiềm năng hơn. Dường như nguyên tắc thứ bậc có thể cung cấp những lý do cơ bản qua đó cái gọi là năng lượng cao hơn ghi dấu ấn chính nó lên năng lượng thấp hơn liên kết với vật chất hồng trần và vì thế mà làm cho chuyển hoá hoặc có sức sống. (ví dụ như theo phương cách ấy, các nhà yogi kiểm soát được năng lượng sinh học của họ.) Và sự phóng năng lượng cao hơn như vậy hoàn thành quá trình chữa bệnh cho cơ thể ở dạng vật lý cũng như chuyển hoá nhân cách ở dạng tâm lý. Những năng lực thiêng liêng hay siddhi là gì không phải chính là nguồn năng lượng cao hơn duy nhất này được nằm dưới sự kiểm soát của tâm thức và được dùng cho việc chuyển hoá phàm ngã và thực chứng nhất như hay sao? Vì năng lực bí ẩn này tác động trên tất cả các hình thức của vật chất, nên sự chuyển hoá phải diễn ra ở mọi cấp; tất nhiên, đó là mục đích thiết yếu của yoga chân chánh.

Sự nghiên cứu về Fohat có những hàm ý vượt xa khác nữa. Fohat không thể được coi đơn thuần như là một năng lực vô cảm, ngay cả trong vai trò của nó là “hợp nhất sự ràng buộc siêu việt" của vũ trụ. Đáng quan tâm là Giáo Lý Bí Truyền cũng xem nó ngang với eros, năng lực của tình yêu, là con của Chaos và người thứ ba trong Bộ ba nguyên sơ của Chaos, Gaea, Eros; trong đó Chaos là không gian, khoảng trống (akasha) mà không có hiện diện chấm điểm nào hoặc vật thể nào, và Gaea là thiên nhiên (vật chất nguyên sơ, xem Giáo Lý Bí Truyền quyển I, trang 109; quyển II, trang 65). Tuy nhiên, trong ngữ cảnh này, phải được hiểu rằng eros không chỉ là xúc cảm, ham muốn cá nhân, xúc cảm tình dục mà người ta luôn luôn nghĩ về nó, mặc dù điều này cũng là một khía cạnh quyền lực của nó. Đúng hơn đó là tình yêu, theo ý nghĩa nguyên thủy của nó là ý chí thiêng liêng, đó là sự tỉnh thức trong không gian/tâm thức (chaos) của sự ham muốn thể hiện chính nó qua các tạo vật hữu hình, đó là vũ trụ. Do đó Fohat như là eros trên trái đất sẽ trở thành năng lực vĩ đại hay tinh thần của "sự ban phát sự sống", bằng tất cả mọi thứ mà điều này ẩn dụ. Nó là sức mạnh sáng tạo cơ bản trong vũ trụ tại tất cả các cấp, theo ý nghĩa sự sáng tạo là hành động cống hiến và dâng tặng kỳ diệu, là sự hấp dẫn thôi thúc biểu lộ điều nằm trong sâu thẳm của tâm thức (không gian), cho dù nó là một chân lý khoa học hay triết học, một tác phẩm nghệ thuật, một sự giác ngộ tôn giáo, hoặc giản dị hơn là tặng phẩm của một tấm lòng cho ai đó. Nó là lực kết nối những đối nghịch tạo ra vũ trụ đối cực của chúng ta – là tính năng động vốn có, gắn liền của âm-dương và cũng là lực kết nối trong nguyên tử. Nó là sức mạnh làm cho tinh thần nhập thể trong xác thịt; nó cũng là sự thôi thúc của xúc cảm từ bi vốn hi sinh dục vọng cá nhân cho ích lợi của người khác. Sự kết hợp kundalini và sức mạnh sáng tạo của năng lượng tình dục chắc chắn là không cần đề cập. Chúng ta có xu hướng nghĩ về tình yêu chỉ đơn thuần bằng những từ về thể xác và cảm xúc, nhưng Giáo Lý Bí Truyền làm cho tình yêu rõ ràng rằng với vai trò là eros, Fohat không chỉ là tình yêu dành cho thế giới mà Đại Trí Thiêng Liêng đã sáng tạo ra thông qua hành động của nó, mà còn là agape, kẻ khao khát tinh thần được hợp nhất với Nguồn Thiêng Liêng để tiêu huỷ tất cả mọi sự chia rẽ, thúc đẩy về hướng nhất thể và cuối cùng, hợp nhất nhiều thế giới thành một vũ trụ toàn nguyên. Đây là nguồn cảm hứng khiến có thể giác ngộ được chân lý, về điều này Đức Phật đã phát biểu khi ngài nói rằng tình yêu là sự chiếu sáng của tâm trí: ánh sáng không có bóng tối. Và ở cấp độ cao nhất, nó là năng lực chuyển hoá khát vọng tinh thần, những khao khát tận cùng cho sự hiệp nhất với Thượng Đế, hay với tapas, ngọn lửa tối thượng, mà Lama Govinda miêu tả như sau:

Ngọn lửa, hay hoà nhập tinh thần đã kết hợp tất cả mọi đối cực - chúng làm thức tỉnh con người khỏi ngủ vùi trong sự mãn nguyện của thế gian. Sự sáng tạo cũng là giải thoát; trong hình thức thấp nhất, ở tận cùng dưới đáy của thèm khát nó là tình yêu nhục dục; trong dạng cao nhất, nó là linh cảm, là niềm khát vọng Chân Lý - sự hàng phục của phàm ngã trong đời sống tôn giáo vốn trở thành sự ngất ngây, xuất thần, thu hút, linh ảnh (Nền tảng của Mật Tông Tây Tạng trang 161-62).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi ngồi thiền tu luyện hơn 1 năm cũng có chút năng lượng. Hôm có bạn bị đau bụng, tôi thử xem thế nào, kết quả là khỏi luôn sau khoảng 10 phút truyền năng lượng. Tôi chỉ đặt tay lên bụng quán tưởng (dẫn khí) trắng tinh tuyền vào bụng bạn. Một lúc sau từ chỗ đau dữ dội thành ra khỏi bệnh.

Cũng chăng biết rõ lý do tại sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đau bụng có nhiều nguyên nhân để đau. Nhiều khi có truyền khí thấy hết đau thì chũng chưa chắc hết bệnh.

Khuyên tất cả những ai biết khí công không nên "xả thân" truyền khí chữa bệnh cho người khác. Vì vấn đề không đơn giản chỉ là năng lượng. Và nếu cũng vì là năng lượng thì nó cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc đối lưu của năng lượng.

Tôi biết cũng vài người truyền khí chữa bệnh sau lại bệnh từa lưa. Độ chính bản thân mình chưa xong, đi độ nhân...hoá ra tự hại mình. Nói ra thì mắc tội miệng. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/sleep.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đau bụng có nhiều nguyên nhân để đau. Nhiều khi có truyền khí thấy hết đau thì chũng chưa chắc hết bệnh.

Khuyên tất cả những ai biết khí công không nên "xả thân" truyền khí chữa bệnh cho người khác. Vì vấn đề không đơn giản chỉ là năng lượng. Và nếu cũng vì là năng lượng thì nó cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc đối lưu của năng lượng.

Tôi biết cũng vài người truyền khí chữa bệnh sau lại bệnh từa lưa. Độ chính bản thân mình chưa xong, đi độ nhân...hoá ra tự hại mình. Nói ra thì mắc tội miệng. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/sleep.gif

Đúng vậy! Ở đây chúng ta chưa bàn đến việc sau khi cứu người mình có sao hay không? Nhưng cứu người lúc hoạn nạn là việc cần làm, cho lên có nhiều kẻ tự cho mình là đấng anh hùng, những người có lương tri khi thấy tai nạn cũng đứng ngó nghiêng xem theo kiểu a dua là chủ yếu. Thế giới này có nhièu điều bí ẩn, con người cũng vậy (những di nhân, nhà ngoại cảm...), có người học 1 năm biết hàng chục ngoại ngữ, nhưng có kẻ cả đời học mãi cũng không xong. Chỉ cần trong thế giới hiện hữu này (chứ chưa nói đến cái mà khoa học hiện nay khám phá ra: 23% vật chất tối, 73% năng lương tối, 4% còn lại là nhưng gì thấy hiện nay) cũng chưa đủ kiến thức để giải thích. Đặt vào địa vị lúc đó là người thân của mình thì quí vị sẽ hiểu, tôi chắc chắn rằng câu đầu tiên mà quí vị đưa ra sẽ là "Thấy chết mà không cứu, sao lại có con người như thế?"....và rất nhiều câu nói khắc trách móc thiên hạ.

Trong các đạo thuộc về tâm linh các sách vở hay các bậc cao nhân đều nói đến chữ "Duyên" hoặc "có căn cơ" là vì vậy. Cứ tự cho mình hơn khác, nhưng thực tế chưa chắc đã biết gì thì đấy thực sự là căn bệnh và kinh niên của đại đa số hiện nay. Anh Thiên sứ từng phát biểu "ACE thân mến trên diẽn đàn có nhiều các cao thủ hiểu biết về lý số và chính trị nhưng họ chỉ viết vài bài đóng góp". Đến anh Thiên Sứ còn có những suy nghĩ như vậy, huống hồ những kẻ mới mon men theo bước chân những tiền nhân mà tự cho là đã "Thông thiên văn, tường địa lý". Trong mục "chỉ đường đi tìm mộ liệt sỹ" của anh Thiên Sứ cũng phải khẳng định " Đó là một thực tại khách quan" về mặt khoa học hay lý số cũng chưa giải thích được rõ ràng thì với tư cách gì mà có những phát biểu theo thiển nghĩ của cá nhân như vậy?

Đa số các nhà ngoại cảm tại Việt Nam hiện nay đều xuất phát hết sức bí ẩn, họ cũng chưa từng tu qua bất kỳ trường phái hay 1 ngôi chùa nào, cũng chưa có 1 đạo sư nào hướng dẫn. Nhưng thành công và sự giúp ích của họ cho công đồng dân cư và xh là không nhỏ. Những kẻ cho mình là đắc đạo, đã giác ngộ, am hiểu tâm linh, đệ tử chân truyền, am hiểu luật nhân quả....thì ngó nghiêng phê phán, ôi thôi rất là nhiều chuyện lắm.

Đức phật sinh ra để cứu độ chúng sinh, hiện nay đức pháp vương đời thứ 12 của Mật tông Tây tạng đã sang việt nam rất nhiều lần để thuyết pháp và truyền đạo và dòng truyền thừa Drupa đang được đông đảo cá các nhân theo học và tất nhiên không phải lúc nào cũng có Kim Cang đạo sư truyền lễ quán đảnh. Hiện nay 1 số nhà sư tu pháp nay tại chùa Tây Thiên sẽ thực hiện việc truyền khẩu cho các đệ tử tu luyện.

Một người đàn ông được gọi là thành đạt không phải lý do họ lắm tiền nhiều của, là ông vua bà chúa...mà theo tôi họ làm được gì cho xh, cho cộng đồng và cho con cái anh em bè bạn của họ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

VÀI THUẬT CHỮA BỊNH NHIỆM MẦU

trích từ quyển THIÊN NHIÊN HUYỀN BÍ của NGUYỄN HỮU KIỆT

lược dịch quyển ISIS UNVEILED của H. P. BLAVATSKY

Nguồn: thongthienhoc.com

Từ những thời đại cổ xưa nhất, các triết gia đã từng biết rõ khả năng thần diệu của âm nhạc để chữa khỏi một vài chứng bịnh, nhất là những bịnh thuộc về loại thần kinh. Ông Kircher đề cao lối chữa bịnh này sau khi đã có kinh nghiệm bản thân về những ảnh hưởng tốt lành của âm nhạc, và có diễn tả tỉ mỉ loại nhạc cụ mà ông đã dùng. Loại nhạc cụ này gồm có năm cái ly bằng thủy tinh rất mỏng, sắp thành một hàng. Trong hai ly, có hai thứ rượu nho cường độ khác nhau, ly thứ ba đựng rượu mạnh, ly thứ tư đựng dầu ăn và thứ năm đựng nước. Ông cọ ngón tay lên miệng các ly và phát ra năm loại âm thanh rất du dương. Những âm thanh này có tác dụng xoa dịu thần kinh và làm tiêu tan mọi sự đau đớn; dường như làm cho chứng bịnh lui ra khỏi xác thân để hòa lẫn với luồng sóng âm ba của tiếng nhạc và cả hai cùng nương nhau mà tan biến trong không gian. Hai nghìn năm về trước, đạo sư Asclepiades cũng đã dùng âm nhạc để chữa bịnh thần kinh; ông thổi kèn để chữa bịnh đau gân háng, tiếng kèn kéo dài làm cho những đường gân rung động và mọi sự đau đớn đều tiêu tan. Triết gia Démocrite cũng xác nhận rằng nhiều chứng bịnh có thể được chữa khỏi bằng tiếng sáo trầm bỗng du dương. Mesmer đã dùng lại nhạc ly của ông Kircher diễn tả trên đây chữa bịnh bằng khoa nhân điện. Triết gia Maxwell, người Tô Cách Lan, đề nghị ông sẽ chứng minh cho các y viện thấy rằng với vài phương tiện sử dụng từ điển, ông sẽ chữa khỏi bất cứ chứng bịnh nào mà họ đã tuyệt vọng và coi như không thể chữa được, chẳng hạn như bịnh động kinh, bất lực, loạn trí, liệt bại, phù thủng và những chứng sốt kinh niên.

Mọi người đều nhớ câu chuyện quen thuộc trong Kinh Thánh về việc trục tà ra khỏi Saul. Đoạn ấy được thuật lại như sau: “Khi Saul bị vong nhập và ám ảnh, David lấy cây đờn thụ cầm (harpe) và gẩy lên những âm thanh réo rắc. Saul liền tươi tỉnh sắc mặt và trở lại trạng thái khỏe mạnh, bình thường, và vong ấy đã xuất . . .”

Trong quyển “Từ điển Y thuật”, ông Maxwell có trình bày những quan niệm dưới đây, tất cả đều phù hợp tương tự với những giáo lý của các phái Luyện kim và huyền môn Kabala.

“Cái gọi là ‘linh hồn của thế giới’ hay Đại hồn Vũ trụ, là một sinh khí, cũng tế vi, tinh anh, nhẹ nhàng, thanh hư như ánh sáng vậy. Nó là cái tinh thần của sự sống, bàng bạc khắp nơi khắp chốn và ở đâu nó cũng vẫn y như thế . . . Mọi vật chất đều vô tri bất động, trừ phi nó được thấm nhuần cái tinh thần đó. Tinh thần này duy trì mọi vật ở vào trạng thái đặc biệt của nó. Trong thiên nhiên nó vốn thoát ly khỏi mọi chướng ngại và người nào biết cách phối hợp cái tinh thần đó với một thể xác điều hòa, người ấy sẽ sở hữu một kho tàng vô giá quí báu nhất trần gian”.

“Cái tinh thần đó là cái Thể đại đồng liên quan cùng khắp tất cả mười phương thế giới và sinh hoạt thấm nhuần tất cả vạn vật. Người nào biết được cái tinh thần sinh hoạt đại đồng đó và sự áp dụng của nó, có thể tránh khỏi mọi bịnh tật”.

“Người nào biết sử dụng cái tinh thần đó và trụ nó vào một vật thể nhất định, sẽ thực hiện được mọi hiện tượng nhiệm mầu”.

“Người nào biết cách dùng cái tinh thần đó để tác động vào người khác, sẽ có thể chữa khỏi bịnh tật, dù cách biệt với đối tượng đến bao xa trong không gian”.

“Người nào biết cách tăng cường sinh khí của tiểu hồn bằng năng lực của Đại hồn Vũ trụ, sẽ có thể đạt tới trạng thái trường sinh bất tử”.

“Có một sự giao cảm, hỗn hợp giữa những chơn linh, những phóng phát dẫu cho chúng cách biệt xa nhau. Sự hỗn hợp, giao cảm đó là gì? Đó là sự phóng phát thường xuyên, bất tận, những tia năng lực của một thể xác này qua một thể xác khác”.

“Nhưng điều này không phải là không có những nguy cơ, hiểm họa của nó. Nhiều sự lạm dụng tai hại vẫn có thể xảy ra”.

Và bây giờ chúng ta hãy xét tới những sự lam dụng quyền năng từ điển của vài hạng đồng tử chữa bịnh.

Việc chữa bịnh, để có ý nghĩa xứng đáng với danh từ này, cần phải có đức tin nơi bịnh nhân, hay sức khỏe tráng kiện phối hợp với ý chí mạnh mẽ của ông thầy chữa bịnh. Với một ý chí mạnh mẽ, trợ giúp bởi đức tin, người ta có thể tự chữa khỏi hầu hết một chứng bịnh tật nào. Ngôi mộ một vị thánh, một xá lợi linh thiêng, một linh vật hộ phù, một liều thuốc vạn ứng, một lời tụng sám hối, hay một nghi lễ cúng vái thần linh hoặc việc đặt bàn tay truyền điện hay đọc chân ngôn thần chú v.v. . . điều nào cũng được cả. Đó là vấn đề chỉ tùy thuộc ở tâm tình, tính chất, dùng sự tưởng tượng để tự chữa bịnh lấy mình. Trong hàng ngàn trường hợp, vị bác sĩ, giáo sĩ hay một xá lợi, được gán cho cái quyền năng chữa khỏi bịnh tật, mà thật ra đó chỉ là do tác động ý chí vô thức của người bịnh mà thôi. Đó là trường hợp người đàn bà bị chứng hoại huyết, vạch đường đi rẽ qua đám đông để nắm vạt áo của đức Jésus và liền được khỏi bịnh. Bà ta được cho biết là do bởi đức tin của bà. Ảnh hưởng của tinh thần đối với thể xác mạnh mẽ đến nỗi nó đã từng thực hiện những phép lạ nhiệm mầu trải qua mọi thời đại.

Salverte nói: “Biết bao nhiêu bịnh tật nan y đã được chữa khỏi thình lình một cách thần diệu chỉ do sức tưởng tượng. Những y thư của chúng ta chứa đầy các sự kiện như vậy và được coi như những phép lạ”.

Nhưng nếu người bịnh không có đức tin thì sao? Nếu y có một thể chất thụ cảm với trạng thái tiêu cực, và nếu người chữa bịnh có sức khỏe tốt, cường tráng, tích cực và cương nghị, y có thể dùng ý chí mạnh mẽ đó đẩy lui chứng bịnh. Người này hữu thức hay vô thức sử dụng nguồn khí lực thiên nhiên và tăng cường ý chí của mình với khí lực tinh hoa của Trời đất, và lập lại sự quân bình đã bị đảo lộn trong hào quang của người bịnh. Y có thể dùng một thập tự giá để trợ lực như Gassner đã làm; hoặc đặt hai bàn tay truyền điển phối hợp với ý chí như Zouave Yacob, hoặc như nhà chữa bịnh trứ danh Newton của Mỹ, ông này đã từng chữa khỏi hàng ngàn bịnh nhân, hoặc dùng lời nói truyền lịnh như đức Jésus và vài vị tông đồ. Nhưng bí quyết sử dụng trong mỗi trường hợp vẫn y như nhau.

NHỮNG HẬU QUẢ TAI HẠI

Trong tất cả những trường hợp đó, bịnh chữa khỏi thật sự, hoàn toàn và không có những hậu quả di hại. Nhưng nếu một người tự mình đã mắc bịnh mà lại muốn chữa bịnh cho người khác, y chẳng những thất bại mà còn truyền bịnh cho ngưới kia và rút mất sinh lực của người ấy.

Các nhà chăn nuôi cho chúng ta biết rằng không nên để những súc vật trẻ ở chung lộn với những súc vật già nua, và những vị y sĩ khôn ngoan ngăn cấm những người lớn để cho những trẻ ấu nhi ngủ trên giường của họ. Truyện tích cổ Do Thái nói rằng khi vua David đã già yếu, ông ta sống chung chạ với một người còn son trẻ và nhờ đó ông ta có thể hấp thụ sinh lực của người này để tăng cường sinh lực của mình. Bà nữ hoàng nước Nga, trong những năm cuối cùng của đời bà, đã bị suy nhược đến nỗi những viên ngự y khuyên bà nên để cho một cô gái đồng quê trẻ trung và khỏe mạnh ngủ chung với bà mỗi đêm. Nhà nữ linh thị Prevorst là bà Hauffé nói rằng bà bảo tồn sự sống chỉ nhờ những luồng từ khí phóng phát ra bởi những người ở chung quanh bà, sự có mặt của bà làm cho những luồng từ khí này được phóng phát ra một cách nhanh chóng lạ thường (Vampirism). Nhà nữ linh thị này hiển nhiên là một người thu hút từ điển và sinh lực của những người khá đầy đủ sức khỏe để chuyển qua cho bà luồng sinh khí của họ. Những người này, không ít thì nhiều, đều bị ảnh hưởng do sự tiêu hao sinh lực.

Các nhà hiền triết cổ và Paracelse cũng đã chữa bịnh bằng cách đặt một bộ phận lành mạnh vào chỗ cơ thể bị đau yếu, và trong những tác phẩm về y học của Paracelse, lý thuyết trên của những bậc triết gia cổ đã được nêu ra một cách táo bạo và dứt khoát. Nếu một người mắc bịnh dù là đồng tử hay không mà toan chữa bịnh cho người khác, y có thể còn đủ sức khỏe để làm cho những bịnh của người kia rời khỏi vị trí hiện tại, và chẳng bao lâu nó sẽ xuất hiện trở lại ở một vị trí khác; trong thời kỳ trung gian người bịnh kia tưởng là mình đã được chữa khỏi.

Nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu chính người chữa bịnh lại mắc bịnh về tinh thần? Việc ấy có thể đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại không thể kể xiết; vì chữa một cơn bịnh của thể xác còn dễ dàng hơn là tẩy sạch một tâm hồn bị ô nhiễm bởi một cơn bịnh tinh thần. Những sự bí nhiệm của các hiện tượng ở Norzine, Cévennes và của các nhà tu sĩ phái Jansénistes, vẫn còn là một điều bí hiểm lớn đối với các nhà sinh lý học cũng như tâm lý học. Nếu khả năng tiên tri, cũng như các chứng động kinh và loạn trí, có thể “truyền nhiễm” cho người khác thì mọi thói hư tật xấu cũng thế. Trong trường hợp đó, người chữa bịnh truyền cho người bịnh, bấy giờ là nạn nhân của y, cái chất độc tinh thần nó phá hoại tâm hồn và trí não của người này. Bản tay đụng chạm của y là một sự ô nhiễm, cái nhìn của y là một sự xúc phạm. Người bịnh thụ cảm không có cách nào để tự bảo vệ chống lại sự tác hại đó. Người chữa bịnh hoàn toàn chế ngự đối tượng dưới quyền năng độc hại của y cũng như con rắn nhiếp phục một con chim nhỏ yếu. Một người “đồng tử chữa bịnh” lại có thể gây nên những tai hại vô cùng lớn lao và ngày nay hạng người đó rất nhiều có thể đếm tới hàng trăm.

Nhưng, như chúng tôi đã nói ở trên, vẫn có những nhà chữa bịnh chân chính, có khả năng thần diệu, đã nổi tiếng trong lịch sử loài người.

Nói chung, thì các bậc hiền triết, thức giả cổ kim, kể từ Pythagore đến Eliphas Levi, từ vị cao cả nhất đến vị khiêm tốn nhất, tất cả đều dạy rằng quyền năng phương thuật thần diệu không bao giờ sở đắc được bởi những kẻ phàm phu, bị lệ thuộc những dục vọng thấp hèn. Chỉ có những tâm hồn thanh tịnh, thuần khiết mới thông công với Thượng Đế và vận dụng được những khả năng thiêng liêng? Chỉ có những người như thế mới có quyền năng chữa lành bịnh tật của thể xác, và được sự dìu dắt, trợ giúp của những ‘sức mạnh vô hình’. Chỉ có những người ấy mới đem lại sự bình an cho những tâm hồn bấn loạn và an ủi kẻ đồng loại khổ đau, bởi vì nước tịnh thủy cam lồ hàn gắn mọi vết đau thương phải đến từ nguồn suối trong lành, không mảy bợn nhơ, nhiễm độc. Chùm nho tươi ngon lành không mọc trên bờ gai góc, cũng như cây đắng không thể sinh trái ngọt. Với tất cả những điều kể trên, nền phương thuật không có gì vượt ra ngoài tự nhiên; nó là một khoa học và chí đến quyền năng ‘trục vong, đuổi tà’ cũng là một ngành của khoa ấy, mà các bậc đạo gia thời cổ đã từng dụng công đặc biệt nghiên cứu. Trong quyển ‘Bí thuật cổ xưa’ Josephus nói: “Phép thuật đuổi tà ra khỏi thể xác người bị vong nhập là một khoa học hữu ích và lành mạnh đối với con người”.

Edited by Liêm Pha
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay