Thiên Sứ

Văn Hiến Việt Và "Đối Thoại Giữa Các Nền Văn Minh"

14 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.

Một người bạn tôi ở Hanoi vừa giới thiệu cho tôi bài viết dưới đây trên Bee.net. Nhận thấy đây là một đề tài thú vị. Tôi đưa bài này vào đây để rộng đường tranh luận và tham khảo với các thành viên trên diễn đàn. Tôi nghĩ rằng: Nếu UNESCO đặt vấn đề một cách nghiêm túc và quan tâm tới luận điểm "Việt sử 5000 văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương" thì đây là một dịp để chúng tôi trình bày về nền văn minh huyền vĩ và còn bí ẩn trong con mắt của các nhà khoa học thuộc văn minh hiện đại, có xuất xứ từ văn minh Tây Phương.

========================================.

ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH

Bee.net

25/12/2010 09:00:28

Tại sao UNESCO không nói “đối thoại văn hóa” mà lại đổi là “đối thoại giữa các nền văn minh”?

1. Một số vấn đề văn minh và văn hóa

Trong khoảng bảy chục năm gần đây, những tiến bộ kỹ thuật của loài người vượt xa những tiến bộ đạt được trong 600.000 năm trước đó. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - thế kỷ 18 - đã đưa ra máy hơi nước, lấy cơ khí thay cho cơ bắp, năng lượng chính là than đá. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thế kỷ 19 bùng nổ sau Đại chiến II, dẫn đến sự sản xuất hàng loạt hàng tiêu thụ; nó sử dụng chủ yếu năng lượng dầu lửa và diện, cùng các nguyên liệu mới lấy từ dầu lửa, siêu hợp kim.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba vào cuối thế kỷ 20, đặc biệt cách mạng viễn thông - tin học (télématique), sử dụng điện tử thay thế con người xử lý những thông số, giải phóng trí óc, tự động hóa sản xuất.

Công thương nghiệp phát triển cao do các cuộc cách mạng công nghiệp là tiền đề tạo ra “xã hội tiêu thụ”, ở Mỹ ngay từ những năm 40 thuộc thế kỷ trước, và khoảng hai chục năm sau, ở các nước Tây Âu, rồi đến Nhật Bản v..v.. Từ đó đẻ ra “chủ nghĩa tiêu thụ”, con người biến thành “sinh vật tiêu thụ”, kinh tế là thống soái.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh (1946-1989), ngoài cuộc đua tranh về tiềm lực quân sự, cả hai bên Tư bản - Xã hội chủ nghĩa đều lao vào cuộc đua tranh kinh tế với quan niệm cho rằng sự vượt trội về tiềm lực kinh tế sẽ có ý nghĩa quyết định đối với thành bại về đại cục và mức sống cao là mục đích sống.

Đến thập kỷ 80, UNESCO đã rung chuông báo động để nhân loại nhìn nhận lại tầm quan trọng của văn hóa: “Thập kỷ văn hóa UNESCO” giúp ta nhận thức lại tương quan giữa văn hóa và kinh tế trong đời sống con người.

Sự phát triển đơn thuần về kinh tế không phải là một đảm bảo cho “chất lượng sống”, yếu tố mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Văn hóa phải là động cơ cho xã hội vận hành, kinh tế là nhiên liệu của xã hội đó. Văn hóa phải là mục tiêu của kinh tế chứ không phải ngược lại.

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, tạo ra một nền văn hóa riêng cho mình, như con tằm tạo ra cái kén cho bản thân nó. Các nền văn hóa do đó đều có giá trị ngang nhau, phải được tôn trọng, không thể áp đặt những giá trị của một nền văn hóa này cho một nền văn hóa khác.

Do đó mà UNESCO đã ra Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa (Universal Declaration ơn Cultural Diversity) tháng 11/2001, lấy ngày 21/5 hàng năm là ngày Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển. Nghị quyết năm 1998 của UNESCO lấy năm 2001 là năm Đối thoại giữa các nền văn minh.

Muốn thực hiện được đa dạng văn hóa, không để một nền văn hóa nào bị kém vế, hoặc bị tiêu diệt, dĩ nhiên là phải có đối thoại giữa các nền văn hóa, các nền văn minh. Phải chăng những cuộc chiến gần đây ở Nam Tư cũ, Apganixtăng, Irắc, ở Châu Phi đã bùng nổ do đối đầu văn hóa, đã gạt bỏ đối thoại văn hóa.

Xin chuyển sang vấn đề chữ nghĩa. Tại sao UNESCO không nói “đối thoại văn hóa” mà lại đổi là “đối thoại giữa các nền văn minh”? Có thể do những lý do sau đây:

a. Để nhấn mạnh “tầm vóc chính trị” (political dimension) của vấn đề, nhằm đạt được sự chú ý của các chính khách có quyền quyết định. Trước kia thường nói đến quan hệ tri thức và văn hóa, ít gắn văn minh với chính trị (ý kiến của KMATSUURA, Tổng Giám đốc UNESCO).

b. Từ văn minh (civilization) có thể hàm ý bao quát hơn văn hóa (culture). Một nền văn minh bao gồm nhiều nền văn hóa của một dân tộc trong một thời gian nào đó (ý kiến của V.FINNBO GADOTTIR, nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Băng đảo).

c. Văn minh chỉ những giá trị, tư tưởng và hành động có tính phổ biến, được chấp nhận là chân lý về mặt thực dụng. Văn hóa cụ thể hóa văn minh, là chất liệu và các biểu tượng của nó. Đó là hai từ khác nghĩa nhau (ý kiến của H.CLEVELAND, nhà nghiên cứu).

d. Có thể trước đây, một số nhà tư tưởng, nhà sử học thiên về nghiên cứu sự thăng trầm của các nền văn minh (như PAUL VALÉRY, SPENGLER, TOYNBEE). Gần đây, có luận điểm nổi tiếng của S.P. HUNTINGTON về sự đụng độ của các nền văn minh (The Clash of Civilization).

Theo tôi, hai từ văn minh và văn hóa thuộc loại các từ mà một số nhà nghiên cứu cho là có thể hiểu được nhiều cách, nghĩa rộng hay nghĩa hẹp. Vì vậy, trước khi dùng, nên nói rõ mình dùng theo nghĩa nào. Nếu theo nghĩa rộng thì “văn hoá có thể trùng nghĩa với “văn minh”.

Theo bộ môn nhân học văn hóa, thường “văn hóa” nhấn mạnh về ứng xử, giao tiếp và tư duy trong quan hệ xã hội của một cộng đồng. Còn “văn minh” nhấn mạnh về quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên (các thành tựa để con người tồn tại thể chất).

2. Đối thoại văn hóa là một phương thức tiếp biến văn hóa

Từ khi nhân loại bước vào thời đại văn minh, cách đây trên 5000 năm, đã có giao lưu văn hóa.

Giao lưu văn hóa mở rộng dần như các vết dầu loang, từ giao lưu giữa các bộ lạc đến giữa các bộ tộc, các quốc gia, các châu lục. Giao lưu dẫn đến quốc tế hóa, đặc biệt được đẩy mạnh từ khi nền văn minh tư bản phương Tây bắt đầu từ thế kỷ 15-16 tìm ra châu Mỹ và vươn tới các nước châu Á, châu Phi, rồi đến sau cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 18.

Giao lưu văn hóa tạo ra hiện tượng tiếp biến (tiếp thụ và cải biến) văn hóa (acculturation).

Tiếp biến văn hóa là gì?

Đó là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn hóa (ứng xử, giao tiếp, tư duy) ở trong mỗi nhóm. (Đây là định nghĩa ở cuộc họp UNESCO châu Á tại Téhéran 1978 mà tôi có dịp tham gia).

Có thể nêu lên một định nghĩa khác:

“Quá trình một nhóm người hay một cá nhân qua tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bị bắt buộc, toàn bộ hay từng bộ phận) nền văn hóa của nhóm này" (DICTIONNAIRE UNIVERSEL FRANCOPHONE - 1997) (Có thể thêm vào ý: có hoặc không có ý thức).

Như vậy là khi hai nền văn hóa A và B gặp nhau thì ảnh hưởng lẫn nhau, kết quả A thành A2, B thành B2.

Posted Image

“Tiếp biến văn hóa” thể hiện qua hai phương thức:

a. Phương thức bạo lực (qua chiến tranh, xâm lược, đế quốc chủ nghĩa thực dân): đối đầu (xung đột) văn hóa. A mạnh hơn B, áp đặt văn hóa của mình; nếu bản sắc văn hóa B không đủ sức chống lại, nó sẽ bị phá hủy từng phần và có khi bị tiêu diệt (A thay hẳn B, không còn B nữa). Thí dụ một số bộ lạc thuộc địa cũ ở châu Phi - Thái Bình Dương mất hết bản sắc dân tộc.

b. Phương thức hòa bình (qua buôn bán truyền bá tôn giáo tư tưởng, trao đổi văn hóa nghệ thuật), tức là đối thoại văn hóa (văn minh). Dĩ nhiên buổi đầu gặp nhau bao giờ cũng có “sốc” văn hóa.

Cũng không thể tách bạch hẳn hai phương thức, vì trong một thời kỳ lịch sử có khi có cả một và hai, tuy phương thức 1 hay 2 ngự trị, trong 1 cũng có ít nhiều 2, mà trong 2 có thể có ít nhiều 1.

Thí dụ trong thời kỳ thực dân, tuy phương thức áp đặt văn hóa (bạo lực) là chủ yếu, dân thuộc địa vẫn có trường hợp tự ý tìm đến những giá trị nhân văn của kẻ thống trị (phương thúc 2). Trong tiếp biến văn hóa vừa có thể chống lại vừa có thể tiếp thụ.

Xin lấy một thí dụ thuộc bộ môn “xã hội - ngôn ngữ học” (socio - linguistique) do anh Hoàng Tuệ cung cấp (1). Khi hai ngôn ngữ (hiện tượng song ngữ bilinguisme) song song tồn tại trong một cộng đồng, thường thì quan hệ bất bình đẳng: ngữ mạnh át ngữ yếu. Mạnh vì lý do chính trị (ngữ của dân tộc xâm chiếm), kinh tế (ngữ của dân tộc chi phối kinh tế) hay tư tưởng tôn giáo.

Vì vậy, dân tộc kém phải đấu tranh giữ cho tiếng mẹ đẻ của mình tồn tại và thuần khiết, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của mình (đối đầu văn hóa). Đồng thời cần tiếp thụ tinh hoa một ngôn ngữ phát triển hơn về một số mặt để làm giàu bản sắc dân tộc (đối thoại văn hóa).

Dân tộc Việt Nam đã từng có hai thể nghiệm lớn về vấn đề này (Hán tự và tiếng Pháp), vào hai thời kỳ (thế kỷ 15 và thế kỷ 20), với hai nhân vật điển hình (Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh).

Nguyễn Trãi làm thơ tiếng Việt (Quốc âm thi tập) là mặt đối đầu (chống chữ Hán). Nhưng ông cũng lại làm thơ chữ Hán (mặt đối thoại, tiếp thụ) vì vào thế kỷ 15, văn thơ Nôm chưa nhuần nhuyễn bằng Hán.

Trường hợp Hồ Chí Minh cũng vừa đối đầu vừa đối thoại. Bản Tuyên ngôn độc lập (1945) là một thí dụ về văn xuôi chính luận mới, vừa tiếp thụ được tu từ và lập luận (rhétorique) phương Tây (Pháp), vừa nắm bắt được phong cách văn xuôi mới trong nước, không ngây ngô lai căng như ngôn ngữ một số nhà chí sĩ đồng thời sống ở nước ngoài quá lâu.

Hồ Chí Minh viết và làm thơ tiếng Việt và chữ Hán, viết văn xuôi tiếng Pháp, với ý thức vừa đối đầu vừa đối thoại văn hóa.

Qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm Pháp thuộc, tiếng Việt không bị mất (đối đầu) mà còn phong phú thêm (đối thoại) do bản sắc văn hóa Việt đã tự khẳng định (qua vận động nội tại và đấu tranh chống thiên nhiên và ngoại xâm).

Tóm lại, đối thoại văn hóa (văn minh) nằm trong khuôn khổ tiếp biến văn hóa, và vẫn theo những quy luật như trước trong thời đại toàn cầu hóa.

Đối thoại văn hóa (văn minh) đã có từ xa xưa. Tại sao đến nay, UNESCO mới nêu thành vấn đề ưu tiên của nhân loại? Phải chăng do toàn cầu hóa đang khơi sâu hố giàu nghèo Nam - Bắc và trong từng quốc gia? Các dân tộc nghèo sợ mất bản sắc?

Đặc biệt Hồi giáo cực đoan tuyên bố Thập tự chinh chống văn minh phương Tây, chủ trương khủng bố? Mỹ thì tự nhận đại diện văn minh phương Tây đơn phương gây chiến? Muốn có hòa bình thế giới, UNESCO chủ trương đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn minh (văn hóa).

Kỳ tới: Việt Nam trong quá trình tiếp biến văn hóa

=====================================================

Chú thích:

(1) Xem Hữu Ngọc - Phác thảo chân dung văn hóa Pháp (NXB Thế giới - tái bản 1997).

(2) Christiane Pasquel Rafcaw

Hữu Ngọc- Tạp chí Hồn việt

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VĂN HIẾN VIỆT VÀ "ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH"

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Giàm đốc Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

26/ 12/ 2010


Trong những bản văn chính thức của tổ chức văn hóa Liên Hợp Quốc, không lần nào sử dụng khái niệm "văn hiến", ngoại trừ sự tồn tại của nó trong dân tộc Việt.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết trên Bee.net không thấy tên tác giả, bởi vậy có thể coi như quan điểm của ban biên tập. Nếu đây là do sơ xuất của lỗi đánh máy trên báo điện tử, mà sau này họ sửa chữa thì chúng tôi sẽ bổ sung. Nhưng cá nhân tôi không quan trọng tác giả là ai, mà là nội dung của vấn đề được đặt ra trong bài báo.

Trong nội dung bài báo này có thông tin về chủ trương của UNESCO về "Đối thoại giữa các nền văn minh". Chúng tôi nghĩ rằng Nếu UNESCO đặt vấn đề một cách nghiêm túc và quan tâm tới luận điểm "Việt sử 5000 văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương" thì đây là một dịp để chúng tôi trình bày về một nền văn minh huyền vĩ và còn bí ẩn trong con mắt của các nhà khoa học thuộc văn minh hiện đại, có xuất xứ từ văn minh Tây Phương và đó là một trong những cơ hội để làm sáng tỏ cội nguồn Việt sử - nguồn gốc của nền văn minh Đông phương huyền vĩ và bí ẩn trên thế giới, qua sự chủ trương "Đối thoại với các nền văn minh" do UNESCO khởi xướng. Trong bài báo trên Bee.net còn đặt ra một vấn đề

Tại sao UNESCO không nói “đối thoại văn hóa” mà lại đổi là “đối thoại giữa các nền văn minh”?

- Từ đó đặt lại vấn đề về khái niệm văn hóa và văn minh. Đây là một điều dễ hiểu. Bởi vì cho đến nay, đây là hai khái niệm chưa có một chuẩn thống nhất về nội dung khái niệm, mặc dù người ta vẫn ứng dụng một cách thành thạo trong các văn bản. Nhưng người ta chỉ cảm nhận được nó trong sự tổng hợp trừu tương khái niệm này từ những ứng dụng cụ thể của từng trường hợp. Chứ không phải đã có một định nghĩa chuẩn về khái niệm này. Hiện nay, theo thống kê của những nhà nghiên cứu thì có ngót 400 định nghĩa về khái niệm văn hóa. Bởi vậy, chúng tôi cũng tuân thủ theo qui tắc mà bài viết trên Bee.net đề cập và định nghĩa về khái niệm văn hóa theo cách hiểu của chúng tôi.

I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA - VĂN MINH & VĂN HIẾN.
Trước hết, tôi xác định rằng: Trong ngôn ngữ và văn tự Việt, khái niệm "văn hiến" là một khái niệm xưa nhất có trong các văn bản cổ và ngôn ngữ của dân tộc này. Và chỉ có dân tộc Việt mới xác định dân tộc mình có một nền văn hiến trong các bản văn chính thức cấp quốc gia. Trong các bản văn chữ Hán xuất hiện từ thế kỷ trước của một số nhà nghiên cứu cũng dùng danh xưng văn hiến. Nhưng ở cấp quốc gia, không thấy khái niệm này xuất hiện trong các chiếu chỉ, bản văn cấp quốc gia...vv.....
Trong "Bình Ngô Đại cáo" của Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc Việt ở thế kỷ XIV - viết:
Như nước Đại Việt ta thuở trước.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Hay gần hơn, từ thế kỷ XVIII, một bài thơ của vua Minh Mạng, hiện còn khắc, treo trong Điện Thái Hòa - Hoàng thành Huế, viết:
Văn hiến thiên niên quốc.
Xa thư vạn lý đồ.
Hồng bàng khai tịch hậu.
Nam phục nhất Đường Ngu
(/Nghiêu).
Khái niệm văn hiến này sẽ được phân tích sau khi chúng tôi trình bày luận điểm của chúng tôi về khái niệm "văn hóa".

I. 1. Khái niệm văn hóa
* Khái niêm "văn"
Chúng tôi quan niệm cho rằng danh từ văn hóa là một từ thuần Việt và khẳng định nó không phải là một từ Hán Việt có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán, mặc dù nó có thể miêu tả bằng văn tự Hán.
Người Hán phát âm chữ "văn" () là "uấn", hoặc "uẩn", chăng có liên hệ gì về ngữ âm với cách phát âm chữ "văn" trong tiếng Việt cả.
Danh từ "văn" trong tiếng Việt là một thành tố trong tổ hợp từ có cùng phụ âm "v" đầu , miêu tả hệ quả của một hành vi con người thể hiện ý tưởng, là: Văn, viết, vẽ.....cùng thuộc hoặc liên quan đến tay (Trong khi đó phát âm tiếng Hán cho những từ này là: Văn - Uấn; viết - Sỉa; vẽ - Hoa hoa. Không hề có chút cơ sở nào dấu tích để gọi là Việt Hán cả); hoặc hình tượng thể hiện dấu ấn tự nhiên hay nhân tạo là: Vằn, vện, vết....Đây chính là phương pháp tạo từ tiếng Việt được miêu tả một cách xuất sắc của nhà nghiên cứu Lãn Miên - đã trình bày trong website lyhocdongphuong.org.vn(*). Khái niệm "văn", đứng một mình, miêu tả một bài viết thể hiện ý tưởng con người. Tất nhiên nó bao gồm đầy đủ tính hợp lý của một yếu tố cần phải có trước và là nguyên nhân của nó, chính là "chữ viết". Hay nói rõ hơn: Đó chính là sự thể hiến một quá trình phát triển xã hội đến giai đoạn cao và vượt trội so với giai đoạn cần thiết phải hình thành ký tự, chữ viết để thể hiện và truyền đạt ý tưởng. Bởi vì khái niệm "văn" tự nó đã đòi hỏi một cấu trúc ngôn từ mạch lạc, có tính hệ thống, chuẩn mực trong một bài viết dù là cô đọng nhất, để thể hiện ý tưởng người viết. Hay miêu tả một vế khác của vấn đề là: Khái niệm "văn" phải có nguồn gốc từ sự hiểu biết có tính tri thức.

* Khái niệm "hóa"
Đây cùng là một từ thuần Việt và khá phổ biến trong ngôn ngữ dân gian Việt ở mức phổ thông và bình dân. Nó miêu tả sự chuyển đối từ trạng thái này sang trạng thái khác. Những thành tố trong tổ hợp từ có phụ âm "h" đầu trong tiếng Việt còn tồn tại đến nay, miêu ta sự thay đổi là: Hóa, hòa, hoa (Trong "hoa chân, múa tay"). Riêng về từ này trong tiếng Hán viết chung một ký tự là "Hoa" ( ). Bởi vậy, không có cơ sở nào để từ "hóa" với khái niệm của nó lại xuất phát từ ngôn ngữ và văn tự Hán cả. Khi mà chính người Hán không có từ này. Từ lâu, "Hóa" là tiếng phổ biến trong cả giới bình dân Việt. Những ngôn từ tiếng Việt dùng khái niệm "hóa" phổ biến , như: "Hóa vàng" - Chuyển đổi giá trị giấy tiền vàng mã sang giá trị tiền ...dưới Âm Phủ theo tín ngưỡng Việt; "hóa kiếp" - chuyển đổi từ kiếp này sang kiếp khác; "hóa thân" - chuyển đởi trạng thái thân thể từ hình thức này sang hình thức khác. Hóa học - chuyển đổi cấu trúc vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác.......
Mục đích của bài viết này không nhằm chứng minh nền văn hóa Việt hoàn toàn có tính độc lập trong sự phát triển và không hề là hệ quả thu được từ văn hóa Hán. Nên chúng tôi không đi sâu vào vấn đề này, mà chủ yếu chỉ chứng minh cụ thể cho hai từ "văn" và "hóa" không có nguồn gốc Hán theo cách nhìn của chúng tôi. Nhưng từ đó - trên cơ sở khái niệm "văn" và "hóa" có nguồn gốc Việt này - chúng tôi tiếp tục trình bày khái niệm "văn hóa" làm cơ sở cho việc bàn về nội dung: "Đối thoại giữa các nền văn minh".

Khái niệm văn hóa

Trong danh từ "Văn hóa" thì văn lúc này chính là biểu tượng cô đọng của sự chuyển tải một hệ thống ý tưởng được diễn đạt và "hóa" chính là biểu tượng cô đọng của việc chuyển hóa những ý tưởng đó phổ biến trong sinh hoạt của cuộc sống. Trên cơ sở này thì khái niệm "văn hóa" được định nghĩa như sau:
Văn hóa là một khái niệm trừu tượng mô tả sự chuyển hóa những ý tưởng có tính hệ thống, nhất quán có mục đích thành những hành vi được phổ biến và lưu truyền trong đời sống, sinh hoạt của một dân tộc, một cộng đồng, một khu vực dân cư hoặc cả một quốc gia và được coi là những chuẩn mực tạo giá trị tinh thần trong cuộc sống thì gọi là "Văn hóa".

Những ứng dụng khái niệm văn hóa

Như vậy, trên cơ sở định nghĩa này -Chúng tôi thử ứng dụng vào những trường hợp phố biến của khái niệm văn hóa như một thử nghiệm cho phản ánh đúng bản chất của nó và không mâu thuẫn với ý niệm phổ biến của từ này.

* Văn & Hóa:
Cũng từ định nghĩa trên, chúng tôi đặt những giá trị ý tưởng diễn đạt bằng bản văn hoặc ngôn ngữ, nhưng những ý tưởng, quan niệm mà chỉ dừng lại ở sự thể hiện trên văn bản, ngôn ngữ mà không thể chuyển hóa thành những hành vi trong sinh hoạt của một cộng đồng, một dân tộc.....thì chỉ có thể gọi là "văn" chứ không "hóa". Bản thân những cuốn sách, truyện.....là những hiện tượng, những thành tố trong đời sống văn hóa, chứ tự thân nó không phải là văn hóa.

* Ứng dụng trong ngôn ngữ.
Trong ngôn ngữ và bản văn, người ta thường dùng các khái niệm như: "Văn hóa dân tộc", "văn hóa Phật giáo" .....Thậm chí gần đây, có người dùng thuật ngữ "Văn hóa ẩm thực". Những khái niệm này được giải thích thế nào với định nghĩa về văn hóa nêu trên?
Chúng tôi cho rằng: Do không có một định nghĩa chuẩn về khái niệm văn hóa, cho nên có những thuật ngữ mang tính lạm dụng vô lý. Thí dụ như khái niệm "văn hóa ẩm thực". Nhưng bản thân thuật ngữ này lại tự mâu thuẫn - bởi vì từ ẩm thực chỉ là một hành vi sinh hoạt, tự nó không thể là văn hóa. Sự lạm dụng do chưa có, định nghĩa chuẩn về "văn hóa", khiến người ta có thể ghép bất cứ một hành vi nào với khái niệm văn hóa, nếu thuật ngữ "văn hóa ẩm thực" được coi là một phát minh sáng giá thì người ta có thể ghép bất cứ một động từ nào với khái niệm "văn hóa". Thí dụ như: "Văn hóa ngủ"; hoặc "văn hóa hắt hơi".....
Những thuật ngữ sáng tạo kiểu này có nguồn gốc từ quan niệm của Đào Duy Anh cho rằng: Văn hóa là sinh hoạt (Việt Nam văn hóa sử cương - Đào Duy Anh). Nếu quan niệm của ông Đào Duy Anh đúng thì trên trái đất này tất cả những sinh hoạt của muôn loài đều có thể coi là văn hóa. Tất nhiên đó là điều không hợp lý.
Ngược lại, nếu coi khái niệm văn hóa như định nghĩa trên mà chúng tôi đã trình bày thì nó xác quyết những vấn đề sau đây:
a/ Văn hóa là hệ quả chỉ có ở động vật cao cấp có khả năng tổng hợp nhận thức trực quan phát triển khả năng tư duy trừu tượng và sự phát triển đạt được tính phong phú về ngôn ngữ và phải có văn tự để truyền đạt.
b/ Có tổ chức chặt chẽ mang tính cộng đồng, để có thẩm quyền mang tính quyền lực xác định những giá tri tư tường trở thành phổ biến và lưu truyền trong cuộc sống cộng đồng.
Trên cơ sở định nghĩa và mô tả này ("a/" & "b/") thì chúng tôi nhận thấy các thuật ngữ như: "Văn hóa Phật giáo"; "Văn hóa dân tộc"; "Văn hóa truyền thống".....vv....là sử dụng đúng khái niệm văn hóa. Bởi vì khái niệm "Phật giáo", "dân tộc" đều phản ánh tính chất cộng đồng và sự chấp thuận lưu truyền những gia trị tư tưởng đó trong cộng đồng (Môi trường phổ biến văn hóa). Thuật ngữ "Văn hóa truyền thống" thì khái niệm truyền thống tương đồng với trạng thái lưu dữ, truyền đạt tất nhiên là trong môi trường của một cộng đồng....vv....
Mục đích của bài viết này là trình bày luận điểm của chúng tôi về vấn đề "Đối thoại giữa các nền văn minh", nên chúng tôi chỉ trình bày ngắn gọn luận điểm và sự miêu tả về khái niệm văn hóa qua kết luận trên.


I. 2. Khái niệm văn minh.
Khái niệm này chúng tôi xác định rằng hoàn toàn thuần Việt. Riêng từ "văn" chúng tôi đã trình bày ở trên với sự xác định nguồn gốc Việt.

Khái niệm minh.
Với từ "minh", nhiều người cho rằng:
Nó là từ Hán Việt có ký tự là "", người Hán phát âm là "mỉn", hoặc "mín". Dịch ra tiếng Việt là "sáng". Trong văn tự Hán nó gồm hai chữ là "":Nhật - Mặt Trời và "": Nguyệt - Mặt Trăng, nhằm miêu tả ánh sáng của mặt Trời và mặt Trăng soi sáng trên trái Đất này. Nên miêu tả với từ Hán Việt: "Minh - " có nghĩa là "Sáng" trong tiếng Việt.
Nhưng với chữ Hán theo tượng hình và nội dung trình bày trên, rõ ràng là mâu thuẫn và nó sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu ghép từ này trong khái niệm "văn minh" trong tiếng Việt.
Chúng tôi lập luận như sau:
a/ Hình tượng của mặt trời và mặt trăng là miêu tả sự thay đổi của ngày và đêm, của sáng và tối. Như vậy, tự hình tượng này không thể hiểu nghĩa là sáng. Phải chăng đây chính là từ Việt với nghĩa "sáng" được Hán hóa bằng hình tượng mặt Trời "nhật/
日" chiếu vào bóng tối "nguyệt/" - mặt trăng? Trong Tử Vi có câu phú đắc: "Nhật nguyệt đồng tranh, công danh bất thành". Công danh bất thành thì lấy đâu ra "sáng"?
b/ Nếu hiểu "minh" là sáng thì nghĩa của khái niệm văn minh là "văn sáng" sao? Hoàn toàn tối nghĩa.
Nhưng ngược lại, nếu chúng ta nhận thấy rằng, danh từ "minh" là một từ thuần Việt và hoàn toàn không hề có gốc Hán thì khi thực hiện với từ ghép "văn minh" sẽ có một định nghĩa rất rõ ràng.
Chúng tôi cho rằng: "Minh" là một từ gốc Việt miêu tả một thực trang trừu tương có tính bao phủ, rộng khắp. Nó còn được gọi là "Mênh" trong một số phát âm mang tinh địa phương của người Việt. Mênh mông - có nghĩa là bao trùm, trải rộng.
Trên cơ sở xác định khái niệm "văn" và "minh" (Mênh) là hai từ thuần Việt với cách hiểu như trên - thì - chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để định nghĩa khái niệm "Văn minh" như sau:

Văn minh là khái niệm trừu tượng mô tả những giá trị tri thức được thể hiện (Văn) bao trùm một không gian tồn tại của con người thì gọi là văn minh.

Những ứng dụng khái niệm văn minh.
Với định nghĩa trên, chúng tôi úng dụng kiểm chứng tính hợp lý trong các mối liên hệ các hiện tượng liên quan , để xác định tính đúng đắn của định nghĩa này.
* Khái niệm văn hóa chỉ có thể phát triển trở thành văn minh, nếu nền văn hóa được xác lập trên một không gian rộng có tính bao trùm và không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp.
Bởi vậy, người ta có thể nói: Văn minh Phương Đông - Những gia trị tri thức phổ biến bao trùm ở không gian phương Đông, Văn minh phương Tây. Thậm chí có thể nói: Văn minh Ấn độ - khi những giá trị tri thức của xứ sở này bao trùm lên một vùng lãnh thổ Ấn Độ gồm nhiều dân tộc. Nhưng chẳng ai nói "văn minh của bộ lạc...."; hoặc "văn minh xứ Đoài" cả.

I. 3. Khái niệm văn hiến.
Văn hiến là một từ thuần Việt và chỉ tồn tại trong ngôn ngữ Việt. Tiếng Anh - một ngôn ngữ quốc tế trong nền văn minh nhân loại hiện đại không có khái niệm này. Như đã trình bày ở trên, người Hán cũng có từ "văn hiến", nhưng nó chỉ được một vài học giả Hán trong thời gian gần đây, tự gán cho nền văn hóa Hán. Nó chưa hề có trong ngôn ngữ cấp quốc gia như đã thể hiện trong các bản văn lịch sử của dân tộc Việt.
Trong một lần xa xưa, tôi có nhờ một người dịch ra tiếng Anh từ văn hiến. Anh ta không thể nào dịch được vì tiếng Anh không có từ này. Cuối cùng tôi phải đưa ra một một khái niệm dài dòng văn tự là: "Nền văn hóa hướng thượng".
Tôi luôn luôn xác định rằng:
Một ngôn ngữ cao cấp có thể dịch ra ngôn ngữ đó tất cả các ngôn ngữ có nền văn hóa thấp hơn. Nhưng một nền văn hóa thấp hơn sẽ rất khó khăn khi dịch một ngôn ngữ cao cấp hơn ra ngôn ngữ của nó.
Do đó, lịch sử có thể thăng trầm, nền văn hiến huy hoàng trài gần 5000 năm của người Việt vẫn còn lại hào quang của nó khi xác định ngôn ngữ Việt có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới ra tiếng Việt.
Như nước Đại Việt ta thuở trước.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
......
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau.
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có....

Danh từ "Hiến" cũng là một từ trừu tượng thuần Việt với nghĩa rất rõ ràng: Sự dâng hiến; một cử chỉ đưa lên một cách cung kính thì gọi là hiến. Trong tổ hợp từ cùng phụ âm đầu là: Hiến, hiển, hiện....đều có nghĩa thiêng liêng, cao quý.
Vì là một từ thuần Việt, không liên quan đến các ngôn ngữ khác để so sánh, nên chúng tôi xác định định nghĩa khái niệm "văn hiến" như sau:

Văn hiến là một khái niệm trừu tượng thuần Việt miêu tả nhưng tư duy hướng dẫn con người đến một cuộc sống cao cả (hiến).

I. 4. Kết luận
Trên cơ sở đã trình bày về các khái niệm "văn hóa", "văn minh" và "văn hiến", quí vị sẽ cùng chúng tôi tìm lời giải đáp tiếp theo cho việc "Đối thoại giữa các nền văn minh", chứ không phải là "Đối thoại giữa các nền văn hóa". Sự giải đáp này cũng chính là sự phát triển ứng dụng tiếp tục chứng tỏ tính hợp lý của những khái niệm Việt mà chúng tôi đã trình bày ở trên.
Trên cơ sở này, chúng tôi tìm vị trí của nền văn hiến Việt trong cuộc "Đối thoại giữa các nền văn minh", khi mà nền văn minh Việt bao trùm không gian Đông phương với một tri thức - mà chúng tôi giả thiết rằng: Chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành mà chúng tôi đã trình bày trên diễn đàn. Nếu mọi việc đều có những tác nhân thuận lợi thì có thể đây sẽ là sự mở đầu cho việc tìm hiểu một nền văn minh toàn cầu đã bị hủy diệt - chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành , mà dân tộc Việt còn lưu truyền một cách bí ẩn trong cuộc sống văn hóa truyền thống đến ngày nay.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những thuật ngữ sáng tạo kiểu này có nguồn gốc từ quan niệm của Đào Duy Anh cho rằng: Văn hóa là sinh hoạt (Việt Nam văn hóa sử cương - Đào Duy Anh). Nếu quan niệm của ông Đào Duy Anh đúng thì trên trái đất này tất cả những sinh hoạt của muôn loài đều có thể coi là văn hóa. Tất nhiên đó là điều không hợp lý.

Vâng, anh TS ạ!

Càng ngày tôi càng bất bình với các vị như Ngô Thì Sĩ ngày xưa và nhất là ông Đào Duy Anh hiện tại. Với tôi, đây là những con người xét lại lịch sử dân tộc một cách rất rối. Bằng lối lập luận áp đặt một cách lập lờ và nhân danh một cách giảo hoạt đã tạo ra rất nhiều rối loạn về tâm tưởng của người Việt hiện đại. Không biết anh TS có suy nghĩ gì về các vị ấy.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, anh TS ạ!

Càng ngày tôi càng bất bình với các vị như Ngô Thì Sĩ ngày xưa và nhất là ông Đào Duy Anh hiện tại. Với tôi, đây là những con người xét lại lịch sử dân tộc một cách rất rối. Bằng lối lập luận áp đặt một cách lập lờ và nhân danh một cách giảo hoạt đã tạo ra rất nhiều rối loạn về tâm tưởng của người Việt hiện đại. Không biết anh TS có suy nghĩ gì về các vị ấy.

Thân mến

Vâng! Tôi nghĩ thế này:

Nếu họ là những học giả uyên bác thì họ đã vô tình hay cố ý chống lại văn hóa của một dân tộc đã sinh ra và nuôi nấng họ.

Hoặc là do kém hiểu biết, bởi hạn chế do mặt bằng kiến thức thời đại họ sống. Nên họ chỉ hiểu đến đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VĂN HIẾN VIỆT VÀ "ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH"

Tiếp theo

II. SỰ ĐỐI THOẠI CỦA CÁC NỀN VĂN MINH
II - 1. Không có đối thoại văn hóa
T
rên cơ sở phân tích và định nghĩa về các khái niệm "Văn hóa"; "Văn minh" và "Văn hiến", chúng tôi thấy rằng: Hoàn toàn có cơ sở để UNESO đặt vấn đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh", mà không phải là "Đối thoại giữa các nền văn hóa". Bới vì - theo định nghĩa về văn hóa mà chúng tôi đã trình bày - thì - Văn hóa là một khái niệm trừu tượng mô tả sự chuyển hóa những ý tưởng có tính hệ thống, nhất quán, có mục đích thành những hành vi được phổ biến và lưu truyền trong đời sống, sinh hoạt của một dân tộc, một cộng đồng, một khu vực dân cư hoặc cả một quốc gia và được coi là những chuẩn mực tạo giá trị tinh thần trong cuộc sống thì gọi là "Văn hóa".
Trên cơ sở định nghĩa này, chúng tôi thấy rằng: Có thể tồn tại rất nhiều đặc trưng văn hóa khác nhau cho những cộng đồng dân cư khác nhau, ở ngay trên cùng một vùng không gian cư trú hẹp, mặc dù họ vẫn có thể có nét văn hóa chung. Những đặc trưng văn hóa cho từng khối cộng đồng dân cư này - thí dụ nét văn hóa đặc trưng của xã Đoài và của làng Thượng - có những tập tục lễ hội khác nhau; và sự khác biệt đó là kết quả của tính phổ biến những gía trị tư tưởng được cộng đồng công nhận và lưu truyền. Những hành vi văn hóa này được thực hiện trong cộng đồng cư dân mang tính cục bộ, hoàn toàn có tính quy ước được chấp thuận từ một ý tưởng ban đầu và trở thành phổ biến được lưu truyền. Cho nên không thể có sự đối thoại văn hóa để xác định một chuẩn mực văn hóa chung nhằm thống nhất các giá trị đã được công nhận của từng công đồng có nét văn hóa đặc trưng.
Trong một phạm vi rộng hơn là nền văn hóa của cả một dân tộc như Nhật Bản và Việt Nam chẳng hạn. Chẳng thể nào cô geisha Nhật Bản lại đối thoại với liền chị, liền anh của làng chèo Kinh Bắc Việt Nam để tìm một sự thống nhất về một trang phục truyền thống chung cho cả hai dân tộc được.
Trên cơ sở định nghĩa về văn hóa mà chúng tôi đã trình bày thì những giá trị văn hóa là kết quả của một tinh hoa tư tưởng được công nhân như một giá trị tinh thần của một công đồng dân cư, hoặc một dân tộc. Bởi vậy, nó chỉ có thể được công nhận gìn giữ để thể hiện sự trân trong với nhưng trí thức đã được thừa nhận, nếu nó xác định một cuộc sống hòa nhập của nền văn hóa đó với cuộc sống của con người thuộc các cộng đồng văn hóa khác. Đó cũng chính là lý do để sự hủy hoại, hủy diệt văn hóa chính là sự hủy hoại và hủy diệt những tinh hoa của một dân tộc đã được gìn giữ và lưu truyền. Đó cũng chính là lý do không thể có đối thoại văn hóa, mà chỉ có thể tôn trọng, hay không tôn trọng những giá trị văn hóa.
Trong một lần sang Hoa Kỳ, đến bang Kansas. Tôi tình cờ nhìn thấy bên đường lộ lớn có một phần đường được vạch riêng , bên cạnh cắm một tấm biển vẽ một cái xe ngựa. Tôi hỏi người học trò của tôi cư trú ở đây thì được biết: "Nơi đây có một cộng đồng cư dân vẫn giữ những giá trị văn hóa trong sinh hoạt truyền thống. Họ vẫn dùng xe ngựa làm phương tiện vận chuyển, vắt sữa bò bằng tay, dùng nến để thắp sáng và dùng củi để sưởi ấm trong các nhà bằng cây......Sự hiện diện của con đường này là qui định riêng của tiểu bang cho sự sinh hoạt của cộng đồng cư dân này". Tôi thầm nghĩ: "Sự tôn trọng những giá trị văn hóa chính là sức mạnh mềm của Hoa Kỳ".
Bởi vậy, chúng tôi cho rằng:

Không thể có đối thoại văn hóa, mà chỉ có thể giao lưu và tôn trọng những giá trị văn hóa khác nhau của các khu vực dân cư, hoặc quốc gia, dân tộc....vv....

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VĂN HIẾN VIỆT VÀ "ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH"

Tiếp theo

II - 2. Những giá trị và cuộc đối thoại của các nền văn minh.
Trên cơ sở định nghĩa về khái niệm văn minh là:
Văn minh là khái niệm trừu tượng mô tả những giá trị tri thức được thể hiện (Văn) bao trùm một không gian tồn tại của con người thì gọi là văn minh.
Với khái niệm này thì tất cả những giá tri thức bao gồm cả khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật.....đều là những thành tố của một nền văn minh. Nhưng nếu khái niệm văn hóa là những giá trị tri thức được công nhận và được lưu truyền, ứng dụng trong đời sống tinh thần thì với khái niệm văn minh nó mang tính định hương cho sự phát triển của công đồng cư dân sống trong không gian văn minh ấy. Chúng tôi không đưa tính chất định hướng của sự phát triển vào trong định nghĩa khái niệm văn minh, chính vì tự thân sự tồn tại của những tri thức đã bao hàm tính phát triển tự nhiên của nó.
Chính vì tính định hướng cho sự phát triển của nền văn minh sẽ dẫn dắt con người sống trong không gian văn minh đó về một tương lai như thế nào là nguyên nhân để có "sự đối thoại giữa các nền văn minh". Hay nói cách khác; rõ hơn thì đó chính là mục đích của sự đối thoại.
Có thể nói rằng: Ngay từ thời cổ đại đã có những cuộc đối thoại giữa những nền văn minh để con người lựa chọn và định hướng cho sự phát triển của mình. Chúng ta có thể thấy điều này qua cuộc đối thoại có thể là giả tưởng giữa Khổng tử và Lão tử, trong "Cổ học tinh hoa". Đó là cuộc đối thoại giữa quan niệm về một xã hội với những định chế và chuẩn mực từ khả năng nhận thức tự nhiên và xã hội ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội này sinh (Khổng tử) và một cuộc sống thuận theo tự nhiên "an nhiên tự tại" của con người (Lão Tử). Vì đi sâu vào cuộc đối thoại này không phải chủ đề của bài viết. Nên chúng tôi dẫn chứng một câu chuyện nổi tiếng thời cổ đại có nội dung tóm tắt như sau:
Một lão nông hàng ngày ra suối gánh nước và nhất định không chịu dùng ròng rọc lấy nước từ giếng cho đỡ vất vả. Có người hỏi tại sao như vậy. Ông trả lời: "Cơ khí tất cơ tâm. Điều này sẽ đưa con người đến những suy nghĩ ngày càng sảo trả và xa rời bản tính".
Nếu chúng ta gạt bỏ định kiến về một tư duy gàn dở, bảo thủ chậm tiến bộ của ông lão, mà xét từ một góc nhìn khác phủ hợp với bài viết này thì đây chính là sự đối thoại giữa định hướng phát triển của hai nền văn minh. Một bên là nền văn minh kỹ thuật ngày càng phát triển và tạo ra những phương tiện phục vụ cho cuộc sống của con người; một bên là cuộc sống hòa nhập với tự nhiên và gần với tự nhiên.
Hoặc ở cấp độ vĩ mô hơn và có thể nhận thức được trong lịch sử xã hội hiện nay là văn minh Đông phương và Tấy phương. Chuẩn mực của văn minh Đông phương so với văn minh Tây phương - trước khi có sự giao lưu giữa hai nền văn minh - có nhiều điểm khác biệt thấy rõ. Bởi vậy, vấn đề đối thoại giữa các nền văn minh là sự hướng sự hội nhập, bổ sung lẫn nhau về những tri thức để cùng phát triển.

II. 3. Mục đích của sự đối thoại giữa các nền văn minh.
Bài chưa hoàn chỉnh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi anh chị em. Hôm nay xem lại mới biết bài viết này bị bỏ dở vì quên. Tôi đưa lên trở lại để nhớ viết tiếp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú quangnx dùng từ lập lờ và giảo hoạt cho hai vị học giả trên là sai. Họ có thể sai nhưng họ không có lý luận lập lờ và giảo hoạt. Riêng sử gia Ngô Thì Sỹ thì là một con người yêu nước và rất có tinh thần dân tộc, luận bàn việc sử rất sắc bén và luôn có căn cứ, từ căn cứ đó ông ấy mới luận bàn và ông cũng chẳng hề áp đặt điều gì. Nếu nó không phù hợp với quan điểm của chú thì chú cứ luận lại. Ông ấy có thể không đúng trong vài vấn đề vì những thông tin ông có lúc đó chỉ có thế, nhưng dùng từ lập lờ và giảo hoạt cho ông là một sai lầm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú quangnx dùng từ lập lờ và giảo hoạt cho hai vị học giả trên là sai. Họ có thể sai nhưng họ không có lý luận lập lờ và giảo hoạt. Riêng sử gia Ngô Thì Sỹ thì là một con người yêu nước và rất có tinh thần dân tộc, luận bàn việc sử rất sắc bén và luôn có căn cứ, từ căn cứ đó ông ấy mới luận bàn và ông cũng chẳng hề áp đặt điều gì. Nếu nó không phù hợp với quan điểm của chú thì chú cứ luận lại. Ông ấy có thể không đúng trong vài vấn đề vì những thông tin ông có lúc đó chỉ có thế, nhưng dùng từ lập lờ và giảo hoạt cho ông là một sai lầm.

Tôi nghĩ đấy cũng là một cách nhìn. Nếu chúng ta không tập trung vào chủ đề chính mà bàn luận về cách nhìn của người khác với cách nhìn của mình thì sẽ lạc đề. Topic này không phải để bàn về cách nhìn của anh Quangnx.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Tôi thành thực mong được sự thông cảm vì đã bỏ quên chủ đề nay đã gần ba năm. Nhờ vô tình có sự chú ý của những thành viên mới trên diễn đàn đã nhắc tôi tiếp tục chủ đề này. Nên bây giờ tôi mới có thời gian sắp xếp lại các ý tưởng và viết lại chủ đề này với những chỉnh sửa hợp lý với những thông tin và tư liệu cập nhật hiện nay. Bởi vậy, tôi viết lại chủ để này lên đây, bắt đầu từ bài này.

Cảm ơn sự chia sẻ của quý vị.

===========================

Bài này đã được đưa lên web lyhocdongphuong.org.vn từ 25. 2. 2010. Nhưng phần vì bận rộn, chi phối bởi cơm áo gạo tiền, nên tôi bỏ lửng đến tận ngày hôm nay. Tức là gần ba năm một đề tài mà tôi tin rằng rất đáng quan tâm . Tựa đề của bài viết này bắt đầu từ một bài báo trên Bee.net, hình như bây giờ đổi tên thành Kienthuc.net.vn. Tôi nghĩ rằng: Nếu UNESCO đặt vấn đề một cách nghiêm túc và quan tâm tới luận điểm "Việt sử 5000 văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương" thì đây là một dịp để chúng tôi trình bày về nền văn minh huyền vĩ và còn bí ẩn trong con mắt của các nhà khoa học thuộc văn minh hiện đại, có xuất xứ từ văn minh Tây Phương. Nguyên văn bài viết trên Bee.net như sau:

ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH

Bee.net

25/12/2010 09:00:28

Tại sao UNESCO không nói “đối thoại văn hóa” mà lại đổi là “đối thoại giữa các nền văn minh”?

1. Một số vấn đề văn minh và văn hóa

Trong khoảng bảy chục năm gần đây, những tiến bộ kỹ thuật của loài người vượt xa những tiến bộ đạt được trong 600.000 năm trước đó. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - thế kỷ 18 - đã đưa ra máy hơi nước, lấy cơ khí thay cho cơ bắp, năng lượng chính là than đá. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thế kỷ 19 bùng nổ sau Đại chiến II, dẫn đến sự sản xuất hàng loạt hàng tiêu thụ; nó sử dụng chủ yếu năng lượng dầu lửa và diện, cùng các nguyên liệu mới lấy từ dầu lửa, siêu hợp kim.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba vào cuối thế kỷ 20, đặc biệt cách mạng viễn thông - tin học (télématique), sử dụng điện tử thay thế con người xử lý những thông số, giải phóng trí óc, tự động hóa sản xuất.

Công thương nghiệp phát triển cao do các cuộc cách mạng công nghiệp là tiền đề tạo ra “xã hội tiêu thụ”, ở Mỹ ngay từ những năm 40 thuộc thế kỷ trước, và khoảng hai chục năm sau, ở các nước Tây Âu, rồi đến Nhật Bản v..v.. Từ đó đẻ ra “chủ nghĩa tiêu thụ”, con người biến thành “sinh vật tiêu thụ”, kinh tế là thống soái.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh (1946-1989), ngoài cuộc đua tranh về tiềm lực quân sự, cả hai bên Tư bản - Xã hội chủ nghĩa đều lao vào cuộc đua tranh kinh tế với quan niệm cho rằng sự vượt trội về tiềm lực kinh tế sẽ có ý nghĩa quyết định đối với thành bại về đại cục và mức sống cao là mục đích sống.

Đến thập kỷ 80, UNESCO đã rung chuông báo động để nhân loại nhìn nhận lại tầm quan trọng của văn hóa: “Thập kỷ văn hóa UNESCO” giúp ta nhận thức lại tương quan giữa văn hóa và kinh tế trong đời sống con người.

Sự phát triển đơn thuần về kinh tế không phải là một đảm bảo cho “chất lượng sống”, yếu tố mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Văn hóa phải là động cơ cho xã hội vận hành, kinh tế là nhiên liệu của xã hội đó. Văn hóa phải là mục tiêu của kinh tế chứ không phải ngược lại.

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, tạo ra một nền văn hóa riêng cho mình, như con tằm tạo ra cái kén cho bản thân nó. Các nền văn hóa do đó đều có giá trị ngang nhau, phải được tôn trọng, không thể áp đặt những giá trị của một nền văn hóa này cho một nền văn hóa khác.

Do đó mà UNESCO đã ra Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa (Universal Declaration ơn Cultural Diversity) tháng 11/2001, lấy ngày 21/5 hàng năm là ngày Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển. Nghị quyết năm 1998 của UNESCO lấy năm 2001 là năm Đối thoại giữa các nền văn minh.

Muốn thực hiện được đa dạng văn hóa, không để một nền văn hóa nào bị kém vế, hoặc bị tiêu diệt, dĩ nhiên là phải có đối thoại giữa các nền văn hóa, các nền văn minh. Phải chăng những cuộc chiến gần đây ở Nam Tư cũ, Apganixtăng, Irắc, ở Châu Phi đã bùng nổ do đối đầu văn hóa, đã gạt bỏ đối thoại văn hóa.

Xin chuyển sang vấn đề chữ nghĩa. Tại sao UNESCO không nói “đối thoại văn hóa” mà lại đổi là “đối thoại giữa các nền văn minh”? Có thể do những lý do sau đây:

a. Để nhấn mạnh “tầm vóc chính trị” (political dimension) của vấn đề, nhằm đạt được sự chú ý của các chính khách có quyền quyết định. Trước kia thường nói đến quan hệ tri thức và văn hóa, ít gắn văn minh với chính trị (ý kiến của KMATSUURA, Tổng Giám đốc UNESCO).

b. Từ văn minh (civilization) có thể hàm ý bao quát hơn văn hóa (culture). Một nền văn minh bao gồm nhiều nền văn hóa của một dân tộc trong một thời gian nào đó (ý kiến của V.FINNBO GADOTTIR, nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Băng đảo).

c. Văn minh chỉ những giá trị, tư tưởng và hành động có tính phổ biến, được chấp nhận là chân lý về mặt thực dụng. Văn hóa cụ thể hóa văn minh, là chất liệu và các biểu tượng của nó. Đó là hai từ khác nghĩa nhau (ý kiến của H.CLEVELAND, nhà nghiên cứu).

d. Có thể trước đây, một số nhà tư tưởng, nhà sử học thiên về nghiên cứu sự thăng trầm của các nền văn minh (như PAUL VALÉRY, SPENGLER, TOYNBEE). Gần đây, có luận điểm nổi tiếng của S.P. HUNTINGTON về sự đụng độ của các nền văn minh (The Clash of Civilization).

Theo tôi, hai từ văn minh và văn hóa thuộc loại các từ mà một số nhà nghiên cứu cho là có thể hiểu được nhiều cách, nghĩa rộng hay nghĩa hẹp. Vì vậy, trước khi dùng, nên nói rõ mình dùng theo nghĩa nào. Nếu theo nghĩa rộng thì “văn hoá có thể trùng nghĩa với “văn minh”.

Theo bộ môn nhân học văn hóa, thường “văn hóa” nhấn mạnh về ứng xử, giao tiếp và tư duy trong quan hệ xã hội của một cộng đồng. Còn “văn minh” nhấn mạnh về quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên (các thành tựa để con người tồn tại thể chất).

2. Đối thoại văn hóa là một phương thức tiếp biến văn hóa

Từ khi nhân loại bước vào thời đại văn minh, cách đây trên 5000 năm, đã có giao lưu văn hóa.

Giao lưu văn hóa mở rộng dần như các vết dầu loang, từ giao lưu giữa các bộ lạc đến giữa các bộ tộc, các quốc gia, các châu lục. Giao lưu dẫn đến quốc tế hóa, đặc biệt được đẩy mạnh từ khi nền văn minh tư bản phương Tây bắt đầu từ thế kỷ 15-16 tìm ra châu Mỹ và vươn tới các nước châu Á, châu Phi, rồi đến sau cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 18.

Giao lưu văn hóa tạo ra hiện tượng tiếp biến (tiếp thụ và cải biến) văn hóa (acculturation).

Tiếp biến văn hóa là gì?

Đó là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn hóa (ứng xử, giao tiếp, tư duy) ở trong mỗi nhóm. (Đây là định nghĩa ở cuộc họp UNESCO châu Á tại Téhéran 1978 mà tôi có dịp tham gia).

Có thể nêu lên một định nghĩa khác:

“Quá trình một nhóm người hay một cá nhân qua tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bị bắt buộc, toàn bộ hay từng bộ phận) nền văn hóa của nhóm này" (DICTIONNAIRE UNIVERSEL FRANCOPHONE - 1997) (Có thể thêm vào ý: có hoặc không có ý thức).

Như vậy là khi hai nền văn hóa A và B gặp nhau thì ảnh hưởng lẫn nhau, kết quả A thành A2, B thành B2.

“Tiếp biến văn hóa” thể hiện qua hai phương thức:

a. Phương thức bạo lực (qua chiến tranh, xâm lược, đế quốc chủ nghĩa thực dân): đối đầu (xung đột) văn hóa. A mạnh hơn B, áp đặt văn hóa của mình; nếu bản sắc văn hóa B không đủ sức chống lại, nó sẽ bị phá hủy từng phần và có khi bị tiêu diệt (A thay hẳn B, không còn B nữa). Thí dụ một số bộ lạc thuộc địa cũ ở châu Phi - Thái Bình Dương mất hết bản sắc dân tộc.

b. Phương thức hòa bình (qua buôn bán truyền bá tôn giáo tư tưởng, trao đổi văn hóa nghệ thuật), tức là đối thoại văn hóa (văn minh). Dĩ nhiên buổi đầu gặp nhau bao giờ cũng có “sốc” văn hóa.

Cũng không thể tách bạch hẳn hai phương thức, vì trong một thời kỳ lịch sử có khi có cả một và hai, tuy phương thức 1 hay 2 ngự trị, trong 1 cũng có ít nhiều 2, mà trong 2 có thể có ít nhiều 1.

Thí dụ trong thời kỳ thực dân, tuy phương thức áp đặt văn hóa (bạo lực) là chủ yếu, dân thuộc địa vẫn có trường hợp tự ý tìm đến những giá trị nhân văn của kẻ thống trị (phương thúc 2). Trong tiếp biến văn hóa vừa có thể chống lại vừa có thể tiếp thụ.

Xin lấy một thí dụ thuộc bộ môn “xã hội - ngôn ngữ học” (socio - linguistique) do anh Hoàng Tuệ cung cấp (1). Khi hai ngôn ngữ (hiện tượng song ngữ bilinguisme) song song tồn tại trong một cộng đồng, thường thì quan hệ bất bình đẳng: ngữ mạnh át ngữ yếu. Mạnh vì lý do chính trị (ngữ của dân tộc xâm chiếm), kinh tế (ngữ của dân tộc chi phối kinh tế) hay tư tưởng tôn giáo.

Vì vậy, dân tộc kém phải đấu tranh giữ cho tiếng mẹ đẻ của mình tồn tại và thuần khiết, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của mình (đối đầu văn hóa). Đồng thời cần tiếp thụ tinh hoa một ngôn ngữ phát triển hơn về một số mặt để làm giàu bản sắc dân tộc (đối thoại văn hóa).

Dân tộc Việt Nam đã từng có hai thể nghiệm lớn về vấn đề này (Hán tự và tiếng Pháp), vào hai thời kỳ (thế kỷ 15 và thế kỷ 20), với hai nhân vật điển hình (Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh).

Nguyễn Trãi làm thơ tiếng Việt (Quốc âm thi tập) là mặt đối đầu (chống chữ Hán). Nhưng ông cũng lại làm thơ chữ Hán (mặt đối thoại, tiếp thụ) vì vào thế kỷ 15, văn thơ Nôm chưa nhuần nhuyễn bằng Hán.

Trường hợp Hồ Chí Minh cũng vừa đối đầu vừa đối thoại. Bản Tuyên ngôn độc lập (1945) là một thí dụ về văn xuôi chính luận mới, vừa tiếp thụ được tu từ và lập luận (rhétorique) phương Tây (Pháp), vừa nắm bắt được phong cách văn xuôi mới trong nước, không ngây ngô lai căng như ngôn ngữ một số nhà chí sĩ đồng thời sống ở nước ngoài quá lâu.

Hồ Chí Minh viết và làm thơ tiếng Việt và chữ Hán, viết văn xuôi tiếng Pháp, với ý thức vừa đối đầu vừa đối thoại văn hóa.

Qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm Pháp thuộc, tiếng Việt không bị mất (đối đầu) mà còn phong phú thêm (đối thoại) do bản sắc văn hóa Việt đã tự khẳng định (qua vận động nội tại và đấu tranh chống thiên nhiên và ngoại xâm).

Tóm lại, đối thoại văn hóa (văn minh) nằm trong khuôn khổ tiếp biến văn hóa, và vẫn theo những quy luật như trước trong thời đại toàn cầu hóa.

Đối thoại văn hóa (văn minh) đã có từ xa xưa. Tại sao đến nay, UNESCO mới nêu thành vấn đề ưu tiên của nhân loại? Phải chăng do toàn cầu hóa đang khơi sâu hố giàu nghèo Nam - Bắc và trong từng quốc gia? Các dân tộc nghèo sợ mất bản sắc?

Đặc biệt Hồi giáo cực đoan tuyên bố Thập tự chinh chống văn minh phương Tây, chủ trương khủng bố? Mỹ thì tự nhận đại diện văn minh phương Tây đơn phương gây chiến? Muốn có hòa bình thế giới, UNESCO chủ trương đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn minh (văn hóa).

Kỳ tới: Việt Nam trong quá trình tiếp biến văn hóa

===========================

Chú thích:

(1) Xem Hữu Ngọc - Phác thảo chân dung văn hóa Pháp (NXB Thế giới - tái bản 1997).

(2) Christiane Pasquel Rafcaw

Hữu Ngọc- Tạp chí Hồn việt

VĂN HIẾN VIỆT VÀ "ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH"

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

26/ 12/ 2010

Trong những bản văn chính thức của tổ chức văn hóa Liên Hợp Quốc, không lần nào sử dụng khái niệm "văn hiến", ngoại trừ sự tồn tại của nó trong dân tộc Việt.

Kính thưa quí vị quan tâm.

Bài viết trên Bee.net không thấy tên tác giả, bởi vậy có thể coi như quan điểm của ban biên tập. Nếu đây là do sơ xuất của lỗi đánh máy trên báo điện tử, mà sau này họ sửa chữa thì chúng tôi sẽ bổ sung. Nhưng cá nhân tôi không quan trọng tác giả là ai, mà là nội dung của vấn đề được đặt ra trong bài báo.

Trong nội dung bài báo này có thông tin về chủ trương của UNESCO về "Đối thoại giữa các nền văn minh". Chúng tôi nghĩ rằng: Nếu UNESCO đặt vấn đề một cách nghiêm túc và quan tâm tới luận điểm "Việt sử 5000 văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương" thì đây là một dịp để chúng tôi trình bày về một nền văn minh huyền vĩ và còn bí ẩn trong con mắt của các nhà khoa học thuộc văn minh hiện đại, có xuất xứ từ văn minh Tây Phương và đó là một trong những cơ hội để làm sáng tỏ cội nguồn Việt sử - nguồn gốc của nền văn minh Đông phương huyền vĩ và bí ẩn trên thế giới, qua sự chủ trương "Đối thoại với các nền văn minh" do UNESCO khởi xướng. Trong bài báo trên Bee.net còn đặt ra một vấn đề

"Tại sao UNESCO không nói “đối thoại văn hóa” mà lại đổi là “đối thoại giữa các nền văn minh”?"- Từ đó đặt lại vấn đề về khái niệm văn hóa và văn minh. Đây là một điều dễ hiểu. Bởi vì cho đến nay, đây là hai khái niệm chưa có một chuẩn thống nhất về nội dung khái niệm, mặc dù người ta vẫn ứng dụng một cách thành thạo trong các văn bản. Nhưng người ta chỉ cảm nhận được nó trong sự tổng hợp trừu tương khái niệm này từ những ứng dụng cụ thể của từng trường hợp. Chứ không phải đã có một định nghĩa chuẩn về khái niệm này. Hiện nay, theo thống kê của những nhà nghiên cứu thì có ngót 400 định nghĩa về khái niệm văn hóa. Bởi vậy, chúng tôi cũng tuân thủ theo qui tắc mà bài viết trên Bee.net đề cập và định nghĩa về khái niệm văn hóa theo cách hiểu của chúng tôi.

I. CƠ SỞ ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM VĂN HÓA - VĂN MINH & VĂN HIẾN.

Trước hết, tôi xác định rằng: Trong ngôn ngữ và văn tự Việt, khái niệm "văn hiến" là một khái niệm xưa nhất có trong các văn bản cổ và ngôn ngữ của dân tộc này. Và chỉ có dân tộc Việt mới xác định dân tộc mình có một nền văn hiến trong các bản văn chính thức cấp quốc gia. Trong các bản văn chữ Hán xuất hiện từ thế kỷ trước của một số nhà nghiên cứu cũng dùng danh xưng văn hiến. Nhưng ở cấp quốc gia, không thấy khái niệm này xuất hiện trong các chiếu chỉ, bản văn cấp quốc gia...vv.....

Trong "Bình Ngô Đại cáo" của Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc Việt ở thế kỷ XIV - viết:

Như nước Đại Việt ta thuở trước.

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Hay gần hơn, từ thế kỷ XVIII, một bài thơ của vua Minh Mạng, hiện còn khắc, treo trong Điện Thái Hòa - Hoàng thành Huế, viết:

Văn hiến thiên niên quốc.

Xa thư vạn lý đồ.

Hồng bàng khai tịch hậu.

Nam phục nhất Đường Ngu (/Nghiêu).

Khái niệm văn hiến này sẽ được phân tích sau khi chúng tôi trình bày luận điểm của chúng tôi về khái niệm "văn hóa".

I - 1. Cơ sở định nghĩa khái niệm Văn hóa, văn minh, văn hiến

Trước hết cơ sở định nghĩa khái niệm "văn hóa"; "văn minh", "văn hiến" của chúng tôi hoàn toàn dựa trên cơ sở ngữ nghĩa tiếng Việt và những khái niệm liên quan đến các từ trong cấu trúc nói trên. Sở dĩ chúng tôi dùng tiếng Việt và nội dung của nó làm cơ sở định nghĩa khái niệm, vì - so sánh với hệ thống ngôn ngữ khác - đây là ngôn ngữ lâu đời nhất và có khả năng dịch tất cả các sinh ngữ của nhân loại hiện đại ra ngôn ngữ Việt, với lượng danh từ mô tả mọi trạng thái của mọi sự vật, sự việc và hiện tượng từ cụ thể đến trừu tượng cực kỳ phong phú. Điều này đã chứng tỏ rằng ngôn ngữ Việt là một loại ngôn ngữ cao cấp trong các hệ thống ngôn ngữ của nhân loại. Về ngôn ngữ Việt, một nhà nghiên cứu nổi tiếng là ông Phạm Công Thiện, đã phát biểu như sau:

"Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”

Vì vậy, để giải quyết những vấn nạn về khái niệm ngôn từ, chúng tôi đã sử dụng loại ngôn ngữ cao cấp này mới đủ khả năng mô tả nội dung của nó.

II - ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM VĂN HÓA, VĂN MINH, VĂN HIẾN

II -1. Khái niệm văn hóa

* Khái niêm "văn"

Chúng tôi quan niệm cho rằng danh từ văn hóa là một từ thuần Việt và khẳng định nó không phải là một từ Hán Việt có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán, mặc dù nó có thể miêu tả bằng văn tự Hán.

Người Hán phát âm chữ "văn" () là "uấn", hoặc "uẩn", chăng có liên hệ gì về ngữ âm với cách phát âm chữ "văn" trong tiếng Việt cả.

Danh từ "văn" trong tiếng Việt là một thành tố trong tổ hợp từ có cùng phụ âm "v" đầu , miêu tả hệ quả của một hành vi con người thể hiện ý tưởng, là: Văn, viết, vẽ.....cùng thuộc hoặc liên quan đến tay (Trong khi đó phát âm tiếng Hán cho những từ này là: Văn - Uấn; viết - Sỉa; vẽ - Hoa hoa. Không hề có chút cơ sở nào dấu tích để gọi là Việt Hán cả); hoặc hình tượng thể hiện dấu ấn tự nhiên hay nhân tạo là: Vằn, vện, vết....Đây chính là phương pháp tạo từ tiếng Việt được miêu tả một cách xuất sắc của nhà nghiên cứu Lãn Miên - đã trình bày trong website lyhocdongphuong.org.vn(*). Khái niệm "văn", đứng một mình, miêu tả một bài viết thể hiện ý tưởng con người. Tất nhiên nó bao gồm đầy đủ tính hợp lý của một yếu tố cần phải có trước và là nguyên nhân của nó, chính là "chữ viết". Hay nói rõ hơn: Đó chính là sự thể hiến một quá trình phát triển xã hội đến giai đoạn cao và vượt trội so với giai đoạn cần thiết phải hình thành ký tự, chữ viết để thể hiện và truyền đạt ý tưởng. Bởi vì khái niệm "văn" tự nó đã đòi hỏi một cấu trúc ngôn từ mạch lạc, có tính hệ thống, chuẩn mực trong một bài viết dù là cô đọng nhất, để thể hiện ý tưởng người viết. Hay miêu tả một vế khác của vấn đề là: Khái niệm "văn" phải có nguồn gốc từ sự hiểu biết có tính tri thức.

* Khái niệm "hóa"

Đây cùng là một từ thuần Việt và khá phổ biến trong ngôn ngữ dân gian Việt ở mức phổ thông và bình dân. Nó miêu tả sự chuyển đối từ trạng thái này sang trạng thái khác. Những thành tố trong tổ hợp từ có phụ âm "h" đầu trong tiếng Việt còn tồn tại đến nay, miêu ta sự thay đổi là: Hóa, hòa, hoa (Trong "hoa chân, múa tay"). Riêng về từ này trong tiếng Hán viết chung một ký tự là "Hoa" ( ). Bởi vậy, không có cơ sở nào để từ "hóa" với khái niệm của nó lại xuất phát từ ngôn ngữ và văn tự Hán cả. Khi mà chính người Hán không có từ này. Từ lâu, "Hóa" là tiếng phổ biến trong cả giới bình dân Việt. Những ngôn từ tiếng Việt dùng khái niệm "hóa" phổ biến , như: "Hóa vàng" - Chuyển đổi giá trị giấy tiền vàng mã sang giá trị tiền ...dưới Âm Phủ theo tín ngưỡng Việt; "hóa kiếp" - chuyển đổi từ kiếp này sang kiếp khác; "hóa thân" - chuyển đởi trạng thái thân thể từ hình thức này sang hình thức khác. Hóa học - Môn học về sự tương tác dẫn đến chuyển đổi cấu trúc vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác.......

Mục đích của bài viết này không nhằm chứng minh nền văn hóa Việt hoàn toàn có tính độc lập trong sự phát triển và không hề là hệ quả thu được từ văn hóa Hán, mặc dù đó là một hiện thực rất khách quan. Nên chúng tôi không đi sâu vào vấn đề này, mà chủ yếu chỉ chứng minh cụ thể cho hai từ "văn" và "hóa" không có nguồn gốc Hán theo cách nhìn của chúng tôi. Nhưng từ đó - trên cơ sở khái niệm "văn" và "hóa" có nguồn gốc Việt này - chúng tôi tiếp tục trình bày khái niệm "văn hóa" làm cơ sở cho việc bàn về nội dung: "Đối thoại giữa các nền văn minh".

* Khái niệm văn hóa

Trong danh từ "Văn hóa" thì văn lúc này chính là biểu tượng cô đọng của sự chuyển tải một hệ thống ý tưởng được diễn đạt và "hóa" chính là biểu tượng cô đọng của việc chuyển hóa những ý tưởng đó phổ biến trong sinh hoạt của cuộc sống. Trên cơ sở này thì khái niệm "văn hóa" được định nghĩa như sau:

"Văn hóa" là một khái niệm trừu tượng mô tả sự chuyển hóa những ý tưởng có tính hệ thống, nhất quán có mục đích thành những hành vi được phổ biến và lưu truyền trong đời sống, sinh hoạt của một dân tộc, một cộng đồng, một khu vực dân cư hoặc cả một quốc gia và được coi là những chuẩn mực định hình những giá trị tinh thần trong cuộc sống thì gọi là "Văn hóa".

* Những ứng dụng khái niệm văn hóa

Như vậy, trên cơ sở định nghĩa này -Chúng tôi ứng dụng vào những trường hợp phố biến của khái niệm văn hóa như một thử nghiệm và chứng minh cho tính phản ánh đúng bản chất của nó và không mâu thuẫn với ý niệm cảm nhận phổ biến của từ này trong các văn bản quốc tế.

* Văn & Hóa:

Cũng từ định nghĩa trên, chúng tôi đặt thí dụ những giá trị ý tưởng diễn đạt bằng bản văn hoặc ngôn ngữ, nhưng những ý tưởng, quan niệm mà chỉ dừng lại ở sự thể hiện trên văn bản, ngôn ngữ mà không thể chuyển hóa thành những hành vi trong sinh hoạt của một cộng đồng, một dân tộc.....thì chỉ có thể gọi là "văn" chứ không "hóa". Bản thân những cuốn sách, truyện.....là những hiện tượng, những thành tố trong đời sống văn hóa, chứ tự thân những cuốn sách, truyện đó chỉ là "văn" chứa không phải là "văn hóa". Chỉ khi, những miêu tả trong các cuốn sách, truyện đó là chuẩn mực cho sinh hoạt và phổ biến trong cộng đồng thì những sinh hoạt theo chuẩn mực đó mới gọi là "văn hóa". Cụ thể hơn: Thí dụ có một giai đoạn, những hình tượng như người chinh phu dấn bước quan san, hoặc người trai lưu lạc giang hồ làm nên sự nghiệp ...vv...được phổ biến trong hình tượng văn học và trở thành nếp sống, suy nghĩ những thanh niên trong một thời đại chẳng hạn, thì có thể gọi đó là "văn hóa thời đại". Hoặc sự tôn trọng các vị anh hùng dân tộc, những người có công với nước được thần thánh hóa và được tôn thờ trong các đình đền phổ biến ở Việt Nam, lưu truyền từ đời này sang đời khác - vượt thời đại - thì gọi là "văn hóa truyền thống".

* Ứng dụng trong ngôn ngữ.

Trong ngôn ngữ và bản văn, người ta thường dùng các khái niệm như: "Văn hóa dân tộc", "văn hóa Phật giáo" .....Thậm chí gần đây, có người dùng thuật ngữ "Văn hóa ẩm thực". Những khái niệm này được giải thích thế nào với định nghĩa về văn hóa nêu trên?

Chúng tôi cho rằng: Do không có một định nghĩa chuẩn về khái niệm văn hóa, cho nên có những thuật ngữ mang tính lạm dụng vô lý. Thí dụ như khái niệm "văn hóa ẩm thực". Nhưng bản thân thuật ngữ này lại tự mâu thuẫn - bởi vì từ ẩm thực chỉ là một hành vi sinh hoạt, tự nó không thể là "văn", nên không thể "hóa". Sự lạm dụng và hiểu sai, do chưa có, định nghĩa chuẩn về "văn hóa" - thí dụ như "văn hóa ẩm thực" - khiến người ta có thể ghép bất cứ một hành vi nào với khái niệm "văn hóa", nếu thuật ngữ "văn hóa ẩm thực" được coi là một phát minh sáng giá thì người ta có thể ghép bất cứ một động từ nào với khái niệm "văn hóa". Thí dụ như: "Văn hóa ngủ"; hoặc "văn hóa hắt hơi"...vv..

Những thuật ngữ sáng tạo kiểu này có nguồn gốc từ quan niệm của Đào Duy Anh cho rằng: "Văn hóa là sinh hoạt" (Việt Nam văn hóa sử cương - Đào Duy Anh). Nếu quan niệm của ông Đào Duy Anh đúng thì trên trái đất này tất cả những sinh hoạt của muôn loài đều có thể coi là văn hóa. Tất nhiên đó là điều không hợp lý.

Ngược lại, nếu coi khái niệm văn hóa như định nghĩa trên mà chúng tôi đã trình bày thì nó xác quyết những vấn đề sau đây:

a/ Văn hóa là hệ quả chỉ có ở động vật cao cấp có khả năng tổng hợp nhận thức trực quan phát triển thành khả năng tư duy trừu tượng và sự phát triển đạt được tính phong phú về ngôn ngữ và phải có văn tự để truyền đạt.

b/ Có tổ chức xã hội chặt chẽ mang tính cộng đồng và hình thành một cách tự nhiên tầng lớp có thẩm quyền, mang tính quyền lực xác định những giá tri tư tưởng trở thành phổ biến và lưu truyền trong cuộc sống cộng đồng. Tức là "văn hóa" chỉ có khi đã hình thành tổ chức xã hội cao cấp.

Trên cơ sở này thì danh từ "văn hóa" chỉ có thể đi cùng với một khái niệm mang tính cộng đồng, hoặc khu vực địa lý biểu tượng cho sự tồn tại của cộng đồng cư dân sống trong vùng địa lý ấy.

Trên cơ sở định nghĩa và mô tả này ("a/" & "b/") thì chúng tôi nhận thấy các thuật ngữ như: "Văn hóa Phật giáo"; "Văn hóa dân tộc"; "Văn hóa truyền thống"; hoặc "Văn hóa Tày Mường"; "Văn hóa Ấn Độ".....vv....là sử dụng đúng khái niệm văn hóa. Bởi vì khái niệm "Phật giáo", "dân tộc" đều phản ánh tính chất cộng đồng và sự chấp thuận lưu truyền những giá trị tư tưởng đó trong cộng đồng (Môi trường phổ biến văn hóa). Thuật ngữ "Văn hóa truyền thống" thì khái niệm truyền thống tương đồng với trạng thái lưu giữ, truyền đạt tất nhiên là trong môi trường của một cộng đồng....vv....

Đương nhiên với khái niệm "Văn hóa" mà chúng tôi đã trình bày thì sự gán ghép một cách thô thiển khái niệm văn hóa với hành vi sinh hoạt, như "văn hóa ẩm thực", "văn hóa chửi" ...là sai. Vì nó sẽ dẫn đến những sự gán ghép rất ngớ ngẩn và khôi hài.

Mục đích của bài viết này là trình bày luận điểm của chúng tôi về vấn đề "Đối thoại giữa các nền văn minh", nên chúng tôi chỉ trình bày ngắn gọn luận điểm và sự miêu tả về khái niệm văn hóa qua kết luận trên.

II - 2. Khái niệm văn minh.

Khái niệm này chúng tôi xác định rằng hoàn toàn thuần Việt. Riêng từ "văn" chúng tôi đã trình bày ở trên với sự xác định nguồn gốc Việt.

* Khái niệm minh.

Với từ "minh", nhiều người cho rằng:

Nó là từ Hán Việt có ký tự là "", người Hán phát âm là "mỉn", hoặc "mín". Dịch ra tiếng Việt là "sáng". Trong văn tự Hán nó gồm hai chữ là "":Nhật - Mặt Trời và "": Nguyệt - Mặt Trăng, nhằm miêu tả ánh sáng của mặt Trời và mặt Trăng soi sáng trên trái Đất này. Nên miêu tả với từ Hán Việt: "Minh - " có nghĩa là "Sáng" trong tiếng Việt.

Nhưng với chữ Hán theo tượng hình và nội dung trình bày trên, rõ ràng là mâu thuẫn và nó sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu ghép từ này trong khái niệm "văn minh" trong tiếng Việt.

Chúng tôi lập luận như sau:

a/ Hình tượng của mặt trời và mặt trăng là miêu tả sự thay đổi của ngày và đêm, của sáng và tối. Như vậy, tự hình tượng này không thể hiểu nghĩa là sáng. Phải chăng đây chính là từ Việt với nghĩa "sáng" được Hán hóa bằng hình tượng mặt Trời "nhật/日" chiếu vào bóng tối "nguyệt/" - mặt trăng? Trong Tử Vi có câu phú đắc: "Nhật nguyệt đồng tranh, công danh bất thành". Công danh bất thành thì lấy đâu ra "sáng"? Tức là nó xuất phát từ nền văn hiến Việt, được Hán hóa. Chứ không phải có nguồn gốc từ tiếng Hán.

b/ Nếu hiểu "minh" là sáng thì nghĩa của khái niệm văn minh là "văn sáng" sao? Hoàn toàn tối nghĩa.

Nhưng ngược lại, nếu chúng ta nhận thấy rằng, danh từ "minh" là một từ thuần Việt và hoàn toàn không hề có gốc Hán thì khi thực hiện với từ ghép "văn minh" sẽ có một định nghĩa rất rõ ràng.

Chúng tôi cho rằng: "Minh" là một từ gốc Việt miêu tả một thực trang trừu tượng có tính bao phủ, rộng khắp. Nó còn được gọi là "Mênh" trong một số phát âm mang tinh địa phương của người Việt. Mênh mông - có nghĩa là bao trùm, trải rộng. Hàm nghĩa "sáng" của từ "minh" trong tiếng Việt cũng có nghĩa sự bao trùm, rộng khắp.

Trên cơ sở xác định khái niệm "văn" và "minh" (Mênh) là hai từ thuần Việt với cách hiểu như trên - thì - chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để định nghĩa khái niệm "Văn minh" như sau:

"Văn minh" là khái niệm trừu tượng mô tả những hệ thống tri thức có tính nền tảng trong một không gian gồm nhiều cộng đồng dân tộc, hoặc quốc gia có mối giao lưu, liên hệ với nhau và cùng chia sẻ phát triển trên cơ sở nền tảng tri thức đó thì gọi là văn minh.

* Những ứng dụng khái niệm văn minh.

Với định nghĩa trên, chúng tôi ứng dụng kiểm chứng tính hợp lý trong các mối liên hệ các hiện tượng liên quan , để xác định tính đúng đắn của định nghĩa này.

Trên cơ sở này, người ta có thể nói: "Văn minh Phương Đông" - Những gia trị tri thức phổ biến bao trùm ở không gian phương Đông. Hoặc có thể nói: "Văn minh Ấn Độ" - khi những giá trị tri thức của xứ sở này bao trùm lên một vùng lãnh thổ Ấn Độ gồm nhiều dân tộc. Khái niệm văn minh trong sự ứng dụng này mô tả nền tảng tri thức định hướng cho sự phát triển của những cộng đồng các dân tộc; hoặc các quốc gia có mối liên hệ trong không gian tri thức nền tảng đó. Một nền văn minh có thể bao trùm nhiều nền văn hóa khác nhau.

Văn minh - như định nghĩa nêu trên - chính là cơ sở nền tảng tri thức của các quốc gia, dân tộc có giao lưu và hệ quả của nó chính là tính quyết định cho sự phát triển trên nền tảng tri thức đó.

Đó cũng là lý do để chỉ có thể có sự trao đổi, hội nhập và đối thoại giữa các nền văn minh, nhằm mục đích tìm những yếu tố tích cực trên nền tảng tri thức và khả năng phát triển của nó, nhằm tìm ra một giải phát chung cho cả thế giới trong thời kỳ hội nhập với tương lai của nó. Đó là lý do không thể có "đối thoại giữa các nền văn hóa". Văn hóa chỉ có thể giao lưu.

II - 3. Khái niệm văn hiến.

Văn hiến là một từ thuần Việt và chỉ tồn tại trong ngôn ngữ Việt. Tiếng Anh - một ngôn ngữ quốc tế trong nền văn minh nhân loại hiện đại không có khái niệm này. Như đã trình bày ở trên, người Hán cũng có từ "văn hiến", nhưng nó chỉ được một vài học giả Hán trong thời gian gần đây, tự gán cho nền văn hóa Hán. Nó chưa hề có trong ngôn ngữ cấp quốc gia như đã thể hiện trong các bản văn lịch sử của dân tộc Việt.

Trong một lần xa xưa, tôi có nhờ một người dịch ra tiếng Anh từ văn hiến. Anh ta không thể nào dịch được, vì tiếng Anh không có từ này. Cuối cùng tôi phải đưa ra một một khái niệm dài dòng văn tự là: "Nền văn minh hướng thượng".

Tôi luôn luôn xác định rằng:

Một ngôn ngữ cao cấp có thể dịch ra ngôn ngữ đó tất cả các ngôn ngữ có nền văn hóa thấp hơn. Nhưng một nền văn hóa thấp hơn sẽ rất khó khăn khi dịch một ngôn ngữ cao cấp hơn ra ngôn ngữ của nó.

Do đó, lịch sử có thể thăng trầm, nhưng nền văn hiến huy hoàng trải gần 5000 năm của người Việt vẫn còn lại hào quang của nó khi xác định ngôn ngữ Việt có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới ra tiếng Việt.

Như nước Đại Việt ta thuở trước.

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

......

Dẫu cường nhược có lúc khác nhau.

Nhưng hào kiệt đời nào cũng có....

Danh từ "Hiến" cũng là một từ trừu tượng thuần Việt với nghĩa rất rõ ràng: Sự dâng hiến; một cử chỉ đưa lên một cách cung kính thì gọi là hiến. Trong tổ hợp từ cùng phụ âm đầu là: Hiến, hiển, hiện, hiền....đều có nghĩa thiêng liêng, cao quý.

Vì là một từ thuần Việt, không liên quan đến các ngôn ngữ khác để so sánh, nên chúng tôi xác định định nghĩa khái niệm "văn hiến" như sau:

Văn hiến là một khái niệm trừu tượng thuần Việt miêu tả những tư duy hướng dẫn con người đến một cuộc sống cao cả (hiến) trên nền tảng của văn minh.

I. 4. Kết luận

Trên cơ sở đã trình bày về các khái niệm "văn hóa", "văn minh" và "văn hiến", chúng tôi đã xác định cho vấn đề "Đối thoại giữa các nền văn minh", chứ không phải là "Đối thoại giữa các nền văn hóa". Sự giải đáp này cũng chính là sự phát triển ứng dụng tiếp tục chứng tỏ tính hợp lý của những khái niệm Việt mà chúng tôi đã trình bày ở trên.

Trên cơ sở này, chúng tôi tìm vị trí của nền văn hiến Việt trong cuộc "Đối thoại giữa các nền văn minh", khi mà nền văn hiến Việt bao trùm không gian Đông phương và chính là nền tảng và là cội nguồn của nền văn minh này - với một tri thức - mà chúng tôi giả thiết rằng: Chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành mà chúng tôi đã trình bày trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn. Nếu mọi việc đều có những tác nhân thuận lợi thì có thể đây sẽ là sự mở đầu cho việc tìm hiểu một nền văn minh toàn cầu đã bị hủy diệt - chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành , mà dân tộc Việt còn lưu truyền một cách bí ẩn trong cuộc sống văn hóa truyền thống đến ngày nay.

Đống thời chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một cách trực tiếp rằng: Trong ngôn ngữ Việt - tất cả các khái niệm "văn hóa", "văn minh", "văn hiến" đều bắt đầu từ từ "văn". Và với khái niệm này tự nó đã xác định những giá trị tri thức để bắt đầu cho mọi sự phát triển và sự ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và xã hội.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

III. SỰ ĐỐI THOẠI CỦA CÁC NỀN VĂN MINH

III - 1. Không có đối thoại văn hóa

Trên cơ sở phân tích và định nghĩa về các khái niệm "Văn hóa"; "Văn minh" và "Văn hiến", chúng tôi thấy rằng: Hoàn toàn có cơ sở để UNESO đặt vấn đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh", mà không phải là "Đối thoại giữa các nền văn hóa". Bới vì - theo định nghĩa về văn hóa mà chúng tôi đã trình bày - thì -

Văn hóa là một khái niệm trừu tượng mô tả sự chuyển hóa những ý tưởng có tính hệ thống, nhất quán, có mục đích thành những hành vi được phổ biến và lưu truyền trong đời sống, sinh hoạt của một dân tộc, một cộng đồng, một khu vực dân cư hoặc cả một quốc gia và được coi là những chuẩn mực tạo giá trị tinh thần trong cuộc sống thì gọi là "Văn hóa".

Trên cơ sở định nghĩa này, chúng tôi thấy rằng: Có thể tồn tại rất nhiều đặc trưng văn hóa khác nhau cho những cộng đồng dân cư khác nhau, ở ngay trên cùng một vùng không gian cư trú hẹp, mặc dù họ vẫn có thể có nét văn hóa chung và trong một nền văn minh chung. Những đặc trưng văn hóa cho từng khối cộng đồng dân cư này - thí dụ nét văn hóa đặc trưng của xã Đoài và của làng Thượng - có những tập tục lễ hội khác nhau; và sự khác biệt đó là kết quả của tính phổ biến những gía trị tư tưởng được cộng đồng công nhận và lưu truyền. Những hành vi văn hóa này được thực hiện trong cộng đồng cư dân mang tính cục bộ, hoàn toàn có tính quy ước được chấp thuận từ một ý tưởng ban đầu và trở thành phổ biến được lưu truyền. Cho nên không thể có sự đối thoại văn hóa để xác định một chuẩn mực văn hóa chung nhằm thống nhất các giá trị đã được công nhận của từng công đồng có nét văn hóa đặc trưng.

Trong một phạm vi rộng hơn là nền văn hóa của cả một dân tộc như Nhật Bản và Việt Nam chẳng hạn. Chẳng thể nào cô geisha Nhật Bản lại đối thoại với liền chị, liền anh của làng chèo Kinh Bắc Việt Nam để tìm một sự thống nhất về một trang phục truyền thống chung cho cả hai dân tộc được.

Trên cơ sở định nghĩa về văn hóa mà chúng tôi đã trình bày thì những giá trị văn hóa là kết quả của một tinh hoa tư tưởng được công nhân như một giá trị tinh thần được phổ biến trong công đồng dân cư, hoặc một dân tộc. Bởi vậy, nó chỉ có thể được công nhận gìn giữ để thể hiện sự trân trong với những trí thức đã được thừa nhận, nếu nó xác định một cuộc sống hòa nhập của với cuộc sống của con người thuộc các cộng đồng văn hóa khác. Đó cũng chính là lý do để sự hủy hoại, hủy diệt văn hóa chính là sự hủy hoại và hủy diệt những tinh hoa của một dân tộc đã được gìn giữ và lưu truyền. Đó cũng chính là lý do không thể có đối thoại văn hóa, mà chỉ có thể tôn trọng, hay không tôn trọng những giá trị văn hóa.

Trong một lần sang Hoa Kỳ, đến bang Kansas. Tôi tình cờ nhìn thấy bên đường lộ lớn có một phần đường được vạch riêng , bên cạnh cắm một tấm biển vẽ một cái xe ngựa. Tôi hỏi người học trò của tôi cư trú ở đây thì được biết: "Nơi đây có một cộng đồng cư dân vẫn giữ những giá trị văn hóa trong sinh hoạt truyền thống. Họ vẫn dùng xe ngựa làm phương tiện vận chuyển, vắt sữa bò bằng tay, dùng nến để thắp sáng và dùng củi để sưởi ấm trong các nhà bằng cây......Sự hiện diện của con đường này là qui định riêng của tiểu bang cho sự sinh hoạt của cộng đồng cư dân này". Tôi thầm nghĩ: "Sự tôn trọng những giá trị văn hóa chính là sức mạnh mềm của Hoa Kỳ".

Bởi vậy, chúng tôi cho rằng:

Không thể có đối thoại văn hóa, mà chỉ có thể giao lưu và tôn trọng những giá trị văn hóa khác nhau của các khu vực dân cư, hoặc quốc gia, dân tộc....vv....

III - 2. Đối thoại giữa các nền văn minh và những nền văn minh không có thể đối thoại.

Như vậy, với định nghĩa về văn minh mà chúng tôi trình bày:

Văn minh là khái niệm trừu tượng mô tả những hệ thống tri thức có tính nền tảng trong một không gian gồm nhiều cộng đồng dân tộc, hoặc quốc gia có mối liên hệ với nhau và cùng chia sẻ phát triển trên nền tảng tri thức đó thì gọi là văn minh

Thì có thể nói rằng, chính nền tảng tri thức của các nền văn minh và là cơ sở phát triển của nó, mới là đề tài để đối thoại, nhằm tìm ra một giải pháp đích thực cho sự phát triển trong tương lai của toàn thể xã hội loài người - khi có sự hội nhập toàn cầu giữa các nền văn minh. Đây chính là những bước đi cần thiết - do UNESCO khới xướng - cho sự hội nhập trong lịch sử văn minh, mà nhân loại nhận thức được từ trước đến nay.

Trong cuộc hội nhập toàn cầu này, có một nền văn minh hết sức huyền bí và dù hiểu cội nguồn nó như thế nào - của Trung Quốc hay của Việt Nam - thí nó vẫn tồn tại trên thực tế. Đó chính là nền văn minh Đông phương. Nếu như khái niệm văn minh Đông Phương bao gồm cả văn minh Ấn Độ thì nó vẫn cứ mang màu sắc của sự huyền bí và không giải thích được với nền tảng tri thức hiện đại. Sự tồn tại trên thực tế của nền văn minh Đông phương này - với tư cách là một giá trị của cuộc "Đối thoại giữa các nền văn minh" - nhưng con người lại chưa hiểu gì về nó. Tất nhiên, vậy chúng ta đối thoại với một nền tảng tri thức như thế nào với kiến thức khoa học ngày nay? Rõ ràng những gía trị của văn minh Đông phương không phải là một tôn giáo để con người hiện đại định lượng những giá trị nhân bản, những hành vi và niềm tin tôn giáo. Trong nền văn minh Đông phương cũng có niềm tin vào Thượng Đế, vào các thánh thần. Nhưng nó lại không có một hệ thống tổ chức tôn giáo chặt chẽ. Và cũng như các nền văn minh khác, tôn giáo cũng chỉ là một bộ phận cấu thành nên nền văn minh và không phải là tất cả nền văn minh. Tất nhiên - như định nghĩa của chúng tôi. Và đây là văn minh Đông phương - một thành tố tồn tại khách quan quan trọng của cuộc "Đối thoại giữa các nền văn minh" của Liên Hiệp Quốc. Nếu như nền văn minh Hy La, văn minh Lưỡng Hà cổ đại và chỉ còn lại những di sản, những hậu duệ có thể kế thừa tri thức của các nền văn minh này đã không còn tồn tại đến ngày hôm nay. Với các nền văn minh này, con người hiện đại chỉ có thể tìm hiểu qua những di sản còn lại và không còn gì để đối thoại. Ngược lại , nền văn minh Đông phương vẫn hiện hữu với những gía trị vẫn còn đang được ứng dụng với những hậu duệ kế thừa tri thức của nền văn minh Đông phương - tức là có thể đối thoại - Thí dụ như Đông y và các môn dự báo, hoặc Phong thủy là kiến thức trong kiến trúc và xây dựng. Và chỉ có nền văn minh Đông phương mới đủ tư cách để đối thoại với nền văn minh Tây Phương hiện đại, chính vì nó vẫn còn những con người lưu giữ những gía trị đích thực của nền văn minh đó.

Tất nhiên người ta chỉ có thể đối thoại với những nền văn minh đang hiện hữu với những giá trị tri thức nền tảng của nó, chứ không thể đối thoại với một nền văn minh đã chết.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

III - 3. Văn minh Đông phương.

Như vậy chỉ có nền văn minh Đông Phương trong cuộc hội nhập toàn cầu có đủ tư cách để đối thoại với nền văn minh Tây phương là tảng tri thức phổ biến hiện nay - văn minh hiện đại. Còn tất cả các nền văn minh khác trong cuộc hội nhập toàn cầu - có thể dùng hình ảnh là những nền văn minh đã chết hẳn, hoặc chết lâm sàng - bởi vì nó không có những hậu duệ để kế thừa những nền tảng tri thức của những nền văn minh đó. Cho nên nó chỉ là đối tượng khảo cứu, tìm hiểu qua những giá trị di sản còn sót lại.

Xã hội Đông phương từ thời cổ đại - đã tồn tại và phát triển trên nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương. Cũng như nền văn minh Tây phương đã tồn tại và phát triển trên nền tảng tri thức của nó. Nếu không có sự giao lưu giữa hai nền văn minh - để có một cuộc đối thoại mà UNESCO khởi xướng - thì những người dân phương Đông vẫn tồn tại và phát triển trên nền tảng tri thức của họ - tức nền văn minh của họ.

Và sự phát triển tất yếu theo quy luật của tự nhiên đã dẫn hai nền văn minh Đông Tây gặp gỡ nhau trong không gian hiện đại và bắt đầu một cuộc đối thoại. Nhưng nền văn minh Đông phương với đầy đủ những giá tri tri thức của nó, gồm cả những giá trị ứng dụng tương đương với khái niệm "khoa học kỹ thuật" hiện đại và đã ứng dụng trong cuộc sống của họ. Đó là những ngành như: Đông y bao gồm cả y dược học, chẩn trị và các vấn đề liên quan đến cơ thể sinh học...vv.....; Thiên văn học, như lịch pháp, quan sát thiên văn với những tri thức về lịch pháp hết sức cao cấp - so với Dương lịch hiện nay, chưa kể đến những bộ môn mà theo nghiên cứu của chúng tôi phản ánh bản chất của những quy luật tương tác của vũ trụ có khả năng tiên tri, như: Bốc Dịch, Tử Vi, Thái Ất ......Đây chính là những gía trị tri thức mà kiến thức của khoa học kỹ thuật hiện đại chưa nắm bắt được. Kiến trúc, xây dựng: ngành Phong thủy....vv.....Với những tri thức hết sức cao cấp so với những tri thức trong kiến trúc và xây dựng hiện đại. Có thể nói rằng: Nếu kiến thức hiện đại chỉ chú ý đến kết cấu kỹ thuật và không gian thẩm mỹ của từng ngôi nhà, khu đô thị...thì ngành Phong Thủy Đông phương còn xác định tính quy luật tương tác của tự nhiên giữa ngôi gia và môi trường sống liên quan đến con người.

Ngoài những nền tảng tri thức tương đương với khái niệm "Khoa học kỹ thuật" hiện đại mà chúng tôi trình bày ở trên thì nền văn minh Đông phương còn có cả một nền tảng minh triết về con người , cuộc sống và xã hội. Về điều này thì có thể nói rằng: Nếu như nền văn minh Tây phương trỗi dậy vào thế kỷ XVIII với quan niệm "Tự do, bình đẳng và bác ái" và sự giải phóng con người trong sự nô lệ vào những giáo điều tồn giáo thì nền văn minh Đông Phương đã giải phóng con người ra khỏi chính những mặc định của nó trong mối quan hệ mà những giá trị nhân đạo được đề cao trong "Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Những gía trị minh triết của văn minh Đông phương hướng con người dẫn đến sự hòa nhập với tự nhiên và sống trong tự nhiên với những hiểu biết về quy luật của tự nhiên , điều mà chúng tôi đã trình bày ở trên.

Con người không thể tàn phá trái Đất này và đi sang hành tinh khác để ở. Tất nhiên nó phải bảo vệ môi trường sống của nó với những giá trị tri thức nền tảng. Đó chính là cơ sở minh triết của nền văn minh Đông phương

- nếu như tôi có thể tóm tắt như vậy.

Còn tiếp

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

III - 4. Ngôn ngữ đối thoại giữa hai nền văn minh.

Nền văn minh Tây phương đã phát triển từ những nhận thức trực quan, rồi hình thành những tư duy trừu tượng và trên nên tảng trí thức đó hình thành những hệ thống lý thuyết và trở thành nền tảng tri thức căn bản định hướng cho sự phát triển của con người hiện đại. Văn minh Phương Đông cũng không nằm ngoài những qui luật này. Tuy nhiên, nó là một trường hợp ngoại lệ, vì nền tảng xã hội và tri thức hình thành nên một học thuyết cổ xưa - là tiền đề cho tất cả các bộ môn ứng dụng mà chúng tôi nhắc tới ở trên - đã sụp đổ. Cho nên nền văn minh này chỉ còn lại những mảnh vụn, phản ánh những mặt khác nhau của nền văn minh này, tồn tại và lưu truyền trong các nền văn hóa truyền thống của các dân tộc hậu duệ của nền văn minh này, trong đó có Việt Nam. Chính sự ứng dụng có hiệu quả và một nền tảng tri thức mơ hồ tạo ra nó, đã làm nên sự bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông Phương.

Do đó, để có được một sự đối thoại hoàn chỉnh thì những giá trị nền tảng của nền văn minh này phải được phục dựng đầy đủ. Và trong một giả thuyết thuận lợi rằng: Nền văn minh Đông phương đã được phục dựng đầy đủ; hoặc chí ít là những nét căn bản của những giá trị thuộc về nền văn minh này thì vấn đề còn lại cần giải quyết để có một cuộc đối thoại hoàn hảo - được miêu tả một cách hình ảnh - là:

Ngôn ngữ đối thoại giữa hai nền văn minh.

Không thể nói chuyện với nhau bằng hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau mà không có phiên dịch.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

III - 4. Ngôn ngữ đối thoại giữa hai nền văn minh.

Nền văn minh Tây phương đã phát triển từ những nhận thức trực quan, rồi hình thành những tư duy trừu tượng và trên nên tảng trí thức đó hình thành những hệ thống lý thuyết và trở thành nền tảng tri thức căn bản định hướng cho sự phát triển của con người hiện đại. Văn minh Phương Đông cũng không nằm ngoài những qui luật này. Tuy nhiên, nó là một trường hợp ngoại lệ, vì nền tảng xã hội và tri thức hình thành nên một học thuyết cổ xưa - là tiền đề cho tất cả các bộ môn ứng dụng mà chúng tôi nhắc tới ở trên - đã sụp đổ. Cho nên nền văn minh này chỉ còn lại những mảnh vụn, phản ánh những mặt khác nhau của nền văn minh này, tồn tại và lưu truyền trong các nền văn hóa truyền thống của các dân tộc hậu duệ của nền văn minh này, trong đó có Việt Nam. Chính sự ứng dụng có hiệu quả và một nền tảng tri thức mơ hồ tạo ra nó, đã làm nên sự bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông Phương.

Do đó, để có được một sự đối thoại hoàn chỉnh thì những giá trị nền tảng của nền văn minh này phải được phục dựng đầy đủ. Và trong một giả thuyết thuận lợi rằng: Nền văn minh Đông phương đã được phục dựng đầy đủ; hoặc chí ít là những nét căn bản của những giá trị thuộc về nền văn minh này thì vấn đề còn lại cần giải quyết để có một cuộc đối thoại hoàn hảo - được miêu tả một cách hình ảnh - là:

Ngôn ngữ đối thoại giữa hai nền văn minh.

Không thể nói chuyện với nhau bằng hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau mà không có phiên dịch.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

 

Bài viết này từ 2013 - và là "BÀI VIẾT CHƯA HOÀN CHỈNH". Tôi thành thật xin lỗi vì sự bận rộn nên đã quên mất chủ đề này. Nhưng trong tác phẩm "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" , tôi đã xác định ngôn ngữ để đối thoại giữa hai nền văn minh chính là chuẩn mực khoa học thuộc nền tảng tri thức của khoa học hiện đại. Tức là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Cuốn sách này tôi sẽ công bố công khai trên diễn đàn nay mai, để quý vị và anh chị em tham khảo.

Xin cảm ơn quý vị và anh chị em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay