Liêm Trinh

Ông Sáu Giàu Về Với đất Mẹ

1 bài viết trong chủ đề này

Ông Sáu Giàu về với đất mẹ

Cập nhật lúc 25/12/2010 03:11:08 PM (GMT+7)

– Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu về với đất mẹ trong buổi đưa tiễn trang trọng cấp Nhà nước.

7h30’ sáng nay (25/12) lễ truy điệu Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu được tổ chức trang nghiêm tại hội trường Thành uỷ TP.HCM. Tham dự buổi đưa tiễn nhà Cách mạng kiên trung có đại diện Ban chấp hành Trung ương Đảng; Quốc hội; Chính phủ; Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể của TP.HCM, Long An và các tỉnh thành lân cận khác.

Nhiều nhà khoa học, giáo sư đầu ngành, đại diện các trường, viện và đông đảo người dân cũng đã đến đưa tiễn ông về với đất mẹ ở tuổi tròn 100.

Ông Trần Văn Giàu (bí danh là Sáu Giàu, sinh ngày 6/9/1911, tại vùng đất cách mạng Tân An, nay là tỉnh Long An). 15 tuổi ông đã rời quê lên Sài Gòn học và sau đó sang Pháp du học. Ông sớm tiếp cận và tham gia các phong trào Cách mạng, và đến năm 1930 ông bị trục xuất về nước khi tham gia biểu tỉnh tại Pháp.

Về nước, ông tiếp tục đi theo con dường Cách mạng chính nghĩa và cuối năm 1930 ông Sáu Giàu đã chính thức bước vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương Dương. Như biết trước con đường chông gai “dấn thân vô là phải chịu tù đày” ông Sáu Giàu đã 4 lần bị chính quyền thực dân bắt, giam cầm nhưng ý chí Cách mạng của ông vẫn kiên cường.

Trong thời gian bị giam cầm cũng như trong quá trình hoạt động Cách mạng, ông Sáu Giàu là một “thầy giáo đỏ”, tức kiên định con đường Cách mạng và tuyên truyền, phổ biến Chủ nghĩa Mac-Lênin, về Đảng Cộng sản…

Năm 1943, ông Sáu Giàu được bầu làm Bí thư xứ ủy Nam Kỳ, lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng huyền thoại, cách mạng Tháng Tám 1945 ở Nam bộ và sau đó được cử làm Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ. Sau cách mạng, ông Sáu Giàu giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền Nhà nước; đồng thời ông cũng là nhà giáo, nghiên cứu khoa học xã hội lỗi lạc, với những công trình khoa học còn lưu giữ là tài sản quý giá cho hậu thế.

Ông Trần Văn Giàu được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Hồ Chí Minh… và nhiều huân huy chương cao quý khác.

Tận hiến cuộc đời cho dân tộc kể cả trong giai đoạn thời chiến hay thời bình, đặc biệt những năm cuối đời, ông đã bán căn nhà được Nhà nước cấp để lấy 1000 lượng vàng lập quỹ giải thương Trần Văn Giàu để khích lệ những nhà nghiên cứu khoa học trẻ, sang tạo vì đất nước.

Năm 2005, vợ của ông, bà Đỗ Thị Đạo từ trần; không nỡ xa người bạn trăm năm, ông đã hoả táng và để di cốt bà Đạo tại nhà riêng, để khi ông qua đời, vợ chồng cùng được song tang, mãi bên nhau và cạnh phần mộ song thân của ông. Và hôm nay, ước nguyện của ông Sáu Giàu đã thành hiện thực – trong một cuộc đời kiên trung đúng 100 năm.

=====================================

Hậu Nhân sin tỷ................................tỷ mũ tỷ..............................tỷ lần cúi đầu khâm phục tưởng niệm người anh hùng tiền bối.

Kính chúc linh hồn cụ về với tổ tiên với Cụ Hồ và các đồng chí của mình.

Cầu mong cho đất nước mãi mãi nối tiếp được khí phách và khát vọng Độc lập dân tộc,cơm áo........ cho mọi người của thế hệ tiền bối, để cho linh hồn của các tiền bối có thể yên tâm thảnh thơi uống riệu đánh cờ nơi cõi tiên giới chất chứa linh khí núi sông Việt Nam

Kính cẩn.

Share this post


Link to post
Share on other sites