Thiên Sứ

Luật Hoa Kỳ Và Lý Hương.

17 bài viết trong chủ đề này

Tình tiết bất ngờ vụ kiện em gái Lý Hùng

Cập nhật lúc 23/12/2010 08:46:00 AM (GMT+7)

Posted Image- Năm 2008, Lý Hương bị cảnh sát bắt vì bị chồng cáo buộc bắt cóc con gái mình về Việt Nam năm 2005 và phải đối đầu với mức án tù cao nhất là 3 năm. Tuy nhiên, chính chồng cô, Tony Lam đã yêu cầu hai mẹ con về Việt Nam giải quyết tranh chấp?

Năm 2005, Lý Hương đưa con gái Princess Lam (SN 2001, quốc tịch Mỹ) trở về Việt Nam nhằm giải quyết một vụ tranh chấp trong việc mở cửa hàng kinh doanh thời trang tại quận 1, TP.HCM. Việc kinh doanh do Tony Lam - chồng Lý Hương điều hành nhưng cô lại đứng tên cửa hàng.

Chính Tony Lam đã gọi điện sang Mỹ yêu cầu vợ mình về Việt Nam giải quyết vụ tranh chấp. Thời điểm đó, Princess Lam mới 4 tuổi, việc theo mẹ là điều hợp với phong tục, đạo lí người Việt Nam. Thậm chí, khi hai mẹ con về tới Việt Nam, Tony Lam còn ra tận sân bay đón vợ con.

Posted Image

Diễn viên Lý Hương (Ảnh: Netlife)

Tuy nhiên, một điều bất lợi của Lý Hương tại Tòa án Mỹ là công tố viên không nói tới bản án sơ thẩm tại TAND TPHCM năm 2007 hay việc Tony Lam ký vào biên bản đồng ý tham dự phiên tòa là không thỏa đáng. Bởi vậy, việc trình bày quy trình tố tụng tại VN cho thẩm phán tòa án Mỹ hiểu cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng..

Để có thể được tuyên vô tội, cần phải chứng minh được rằng Tony Lam biết và đồng ý về việc Lý Hương đưa con về Việt Nam. Trường hợp Tony Lam không biết việc Lý Hương đưa con về VN thì có thể lý giải việc đó là do phong tục mẹ thường đưa theo con nhỏ đi cùng, vô tình phạm tội do thiếu hiểu biết về luật pháp Mỹ.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, Tòa án bang Brooklyn (Mỹ) ngày 13/12 đã xét xử vụ diễn viên điện ảnh Việt Nam Lý Hương (em gái của diễn viên Lý Hùng) với cáo buộc của chồng cũ của cô - Tony Lam - rằng cô đã bắt cóc chính con gái mình.

Tuy nhiên, tại đây Lý Hương đã cho hay, sở dĩ cô bỏ chồng về Việt Nam là để trốn chạy cuộc hôn nhân không có lối thoát, cô đang bị lạm dụng.

Theo thông tin trên tờ Daily News, Lý Hương đã rời bỏ cuộc sống vui vẻ của một diễn viên điện ảnh để kết hôn với Lam (46 tuổi), vốn là chủ nhà hàng Bún ở Grand St.

Tuy nhiên, Lý Hương cho biết, cuộc hôn nhân của cô không hề như mong đợi, cô thường xuyên bị chồng đánh đập, thậm chí anh ta còn mang gái về nhà trước mặt cô. Lý Hương chia sẻ: "Tôi đã từng muốn tự tử".

Chồng của Lý Hương, Tony Lam đã chối bay lời cáo buộc của Lý Hương. Tony Lam nói: "Nếu tôi đánh vợ, tôi sẽ là người chết đầu tiên bởi vì cô ấy là một diễn viên võ thuật chuyên nghiệp".

Sau thời gian chung sống, thấy không thể chịu đựng hơn, diễn viên Lý Hương đã quyết định rời bỏ chồng và đưa con gái 4 tuổi, Princess, trở về Việt Nam sinh sống từ năm 2005. Tuy nhiên, vào năm 2008, khi trở qua Mỹ, cô bị cảnh sát bắt vì bị cáo buộc bắt cóc con gái mình và phải đối đầu với mức án tù cao nhất là 3 năm. Hiện tại, chồng cũ của cô đang chăm sóc đứa bé.

Kiều Trang

=======================================

Tôi nghĩ luật nước nào cũng đặt vấn đề trọng chứng hơn trong cung. Cả Lý Hương lẫn Tony Lam đều nói mình đúng! Nhưng chứng cứ không có. Thí dụ như: Bị chồng đánh bầm mặt....vv....Vấn đề cô Lý Hương đem con về Việt Nam - tôi nghĩ không phạm tội vì tôi tin chắc rằng cô ta phải được cơ quan xuất nhập cảnh Hoa Kỳ chấp thuận thì con cô mới lên máy bay xuất cảnh được. Bởi vậy, theo tôi điều này cô ta không vi phạm luật pháp Hoa Kỳ khi đưa con nhỏ đi theo về Việt Nam. Còn nếu, việc cô Lý Hương đưa một đứa trẻ - tự nhận là con cô ra khỏi Hoa Kỳ không bị cản trở thì tôi nghĩ ngành Lập Pháp Hoa Kỳ nên xem lại kẽ hở luật pháp của nước họ, vì một người Mỹ có thể làm như vậy với một đứa trẻ con ra nước ngoài. Trong trường hợp này - cô Lý Hương chỉ bị coi là phạm tội - nếu giả mạo chữ ký của chồng, hoặc của cơ quan chức năng Hoa Kỳ, khi đưa con xuất cảnh.

Còn ông Tony Lam cho rằng cô ta bắt cóc con trốn về Việt Nam thì cần xem xét là lúc đó ông Tony Lam đang ở đâu?

* Nếu ông ta ở Hoa Kỳ thì cần xem xét cô Lý Hương về Việt Nam làm gì và thời điểm ông Tony Lam khởi kiện sau thời gian cô Lý Hương về Việt Nam là bao lâu?

* Nếu ông Tony Lam lúc đó đang ở Việt Nam thì việc coi cô Lý Hương bắt cóc con trốn về Việt Nam là câu chuyện hài hước nhất trong lịch sử tư pháp Hoa Kỳ. Nó tương tự như việc kiện cái quần jean đến hàng chục triệu dol, cách đây vài năm ở Hoa Kỳ vậy.

Việc điều tra để biết ông Tony Lam đang ở đâu, không phải là việc khó khăn.

Vị nào am hiểu luật Hoa Kỳ xin cho ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cho rằng Lý Hương dại:

1. Toà phán quyết người chồng có toàn quyền nuôi con, còn cô thì không vì không phải là công dân Mỹ.

2. Bị buột tội bắt cóc là đúng vì toà đã phán như trên khi Lý Hương ra toà muốn di dị.

3. Lý Hương đã lừa dối toà án Thành phố khi nộp đơn xin li dị. Giả sử toà biết về quá khứ tranh chấp tại Mỹ thì Toà Việt Nam có thể không công nhận sự li dị của cô ta.

4. Lý Hương rất ngây thơ vì đã vi phạm luật pháp hôn nhân Mỹ nhưng vẫn tỉnh bơ đi du lịch Mỹ. Có lẻ luật sư của gia đình LH không biết chuyện gì đã xảy ra giữa hai vợ chồng tại Mỹ, bởi vậy họ đã không cản ngăn hoặc có ngăn cản nhưng vẫn ù lì

5. <<Tuy nhiên, tại đây Lý Hương đã cho hay, sở dĩ cô bỏ chồng về Việt Nam là để trốn chạy cuộc hôn nhân không có lối thoát, cô đang bị lạm dụng. >>

Đây là bằng chứng nhận tội. Cô ta có thể bỏ trốn về Việt Nam nhưng không được dẫn con về (vì toà Mỹ đã phán). Có thể lúc đầu LH về VN theo đề nghị của chồng nhưng trốn luôn không chịu giao con hay mang con trở lại Mỹ theo đề nghị của chồng. Vấn đề ở đây không phải là Tony Lâm đã đang ở đâu mà vấn đề ở chổ Lý Hương chưa có quốc tịch Mỹ, không được quyền nuôi, giữ đứa con quốc tịch Mỹ sau khi ly hôn.

Tôi không bàn về cuộc sống không lối thoát hay bị lợi dụng của LH, vì nếu thật sự có chuyện này thì phải có những bằng chứng cụ thể. Nên nhớ ai cũng có quyền tố cáo người khác, nhưng lời nói không có giá trị nếu không có bằng chứng đi kèm. Và dù cho LH có bị ngược đãi thì cô ta cũng không thể dựa vào đó để vi phạm luật pháp.

Giả sử LH chứng minh được việc đưa trẻ đã từng bị hành hạ, đói xữ dã man, bị bỏ bê hay bị đe doạ đến tính mạng bởi Tony Lâm thì bảo đảm Lý Hương sẽ thoát tội. Lúc đó cô ta sẽ chứng minh rằng cô ta không phải bắt cóc mà là cứu đứa bé. Nếu LH có thể chứng minh, cô ta giữ con ở Việt Nam trong suốt thời gian đó đều có sự đồng ý của Tony Lâm cho đến khi đặt chân trở lại Mỹ, tức chứng minh được chính Tony đã gài bẫy LH thì mới mong thoát tội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cho rằng Lý Hương dại:

1. Toà phán quyết người chồng có toàn quyền nuôi con, còn cô thì không vì không phải là công dân Mỹ.

2. Bị buột tội bắt cóc là đúng vì toà đã phán như trên khi Lý Hương ra toà muốn di dị.

3. Lý Hương đã lừa dối toà án Thành phố khi nộp đơn xin li dị. Giả sử toà biết về quá khứ tranh chấp tại Mỹ thì Toà Việt Nam có thể không công nhận sự li dị của cô ta.

4. Lý Hương rất ngây thơ vì đã vi phạm luật pháp hôn nhân Mỹ nhưng vẫn tỉnh bơ đi du lịch Mỹ. Có lẻ luật sư của gia đình LH không biết chuyện gì đã xảy ra giữa hai vợ chồng tại Mỹ, bởi vậy họ đã không cản ngăn hoặc có ngăn cản nhưng vẫn ù lì

5. <<Tuy nhiên, tại đây Lý Hương đã cho hay, sở dĩ cô bỏ chồng về Việt Nam là để trốn chạy cuộc hôn nhân không có lối thoát, cô đang bị lạm dụng.

Đây là bằng chứng nhận tội. Cô ta có thể bỏ trốn về Việt Nam nhưng không được dẫn con về (vì toà Mỹ đã phán). Có thể lúc đầu LH về VN theo đề nghị của chồng nhưng trốn luôn không chịu giao con hay mang con trở lại Mỹ theo đề nghị của chồng. Vấn đề ở đây không phải là Tony Lâm đã đang ở đâu mà vấn đề ở chổ Lý Hương chưa có quốc tịch Mỹ, không được quyền nuôi, giữ đứa con quốc tịch Mỹ sau khi ly hôn.

Tôi không bàn về cuộc sống không lối thoát hay bị lợi dụng của LH, vì nếu thật sự có chuyện này thì phải có những bằng chứng cụ thể. Nên nhớ ai cũng có quyền tố cáo người khác, nhưng lời nói không có giá trị nếu không có bằng chứng đi kèm. Và dù cho LH có bị ngược đãi thì cô ta cũng không thể dựa vào đó để vi phạm luật pháp.

Giả sử LH chứng minh được việc đưa trẻ đã từng bị hành hạ, đói xữ dã man, bị bỏ bê hay bị đe doạ đến tính mạng bởi Tony Lâm thì bảo đảm Lý Hương sẽ thoát tội. Lúc đó cô ta sẽ chứng minh rằng cô ta không phải bắt cóc mà là cứu đứa bé. Nếu LH có thể chứng minh, cô ta giữ con ở Việt Nam trong suốt thời gian đó đều có sự đồng ý của Tony Lâm cho đến khi đặt chân trở lại Mỹ, tức chứng minh được chính Tony đã gài bẫy LH thì mới mong thoát tội.

Anh Poulle vui lòng tôi hỏi:

* Như vậy Lý Hương và chồng đã lý dị trước khi đem con về Việt Nam? Nếu như vậy thì thông tin của bài báo trên thiếu sót.

* Nhưng ngay cả trường hợp xấu nhất thì làm sao cô ta đem được đứa bé Hoa Kỳ xuất cảnh khỏi Hoa Kỳ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình tiết bất ngờ vụ kiện em gái Lý Hùng

Cập nhật lúc 23/12/2010 08:46:00 AM (GMT+7)

Posted Image- Năm 2008, Lý Hương bị cảnh sát bắt vì bị chồng cáo buộc bắt cóc con gái mình về Việt Nam năm 2005 và phải đối đầu với mức án tù cao nhất là 3 năm. Tuy nhiên, chính chồng cô, Tony Lam đã yêu cầu hai mẹ con về Việt Nam giải quyết tranh chấp?

Tuy nhiên, một điều bất lợi của Lý Hương tại Tòa án Mỹ là công tố viên không nói tới bản án sơ thẩm tại TAND TPHCM năm 2007 hay việc Tony Lam ký vào biên bản đồng ý tham dự phiên tòa là không thỏa đáng. Bởi vậy, việc trình bày quy trình tố tụng tại VN cho thẩm phán tòa án Mỹ hiểu cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng..

Lý Huơng là người quốc tịch VietNam, Tony Lam là quốc tịch Mỹ và cháu Princess Lam là quốc tịch Mỹ.

Cái chính là tòa án Mỹ không xem (hoặc coi thường) phán quyết ly dị của TAND HCM VietNam, mà chỉ căn cứ theo luật Mỹ để bảo vệ công dân Mỹ.

Vụ này Lý Hương phải chơi theo luật Mỹ thôi, vì vẫn ở Mỹ và bị thu hộ chiếu rồi, chưa có phán quyết của tòa Mỹ thì chưa về VietNam được đâu. :D (muốn ở Mỹ phải hiểu luật chơi của Mỹ )

Hy vọng mọi chuyện tốt đẹp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Huơng là người quốc tịch VietNam, Tony Lam là quốc tịch Mỹ và cháu Princess Lam là quốc tịch Mỹ.

Cái chính là tòa án Mỹ không xem (hoặc coi thường) phán quyết ly dị của TAND HCM VietNam, mà chỉ căn cứ theo luật Mỹ để bảo vệ công dân Mỹ.

Vụ này Lý Hương phải chơi theo luật Mỹ thôi, vì vẫn ở Mỹ và bị thu hộ chiếu rồi, chưa có phán quyết của tòa Mỹ thì chưa về VietNam được đâu. :D (muốn ở Mỹ phải hiểu luật chơi của Mỹ )

Hy vọng mọi chuyện tốt đẹp.

yeuphunu thân mến.

Vần đề là - tôi đang nói theo luật Hoa Kỳ -

* Lý Hương ly dị chồng ở Hoa Kỳ trước hay về Việt Nam mới Ly dị?

* Vì sao Lý Hương ôm một công dân Hoa Kỳ ra khỏi được đất nước Hoa Kỳ. Cơ quan nào của Hoa kỳ cho phép điều này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ

Tóm tắt thông tin của vụ Lý Hương như sau:

Năm 2001: Lý Hương và Tony Lam kết hôn tại Las Vegas, Mỹ.

Sau nhiều mâu thuẫn, Lý Hương không chịu đựng nổi cuộc sống hôn nhân nên đâm đơn ly hôn chồng tại Mỹ.

Vào thời gian đó, ông Tony Lam đã yêu cầu luật pháp Mỹ ra án lệnh tạm thời đối với việc nuôi dưỡng con chung của cả hai. Theo đó, quyền nuôi con thuộc về người có quốc tịch Mỹ, tức Tony Lam.

Năm 2005, Lý Hương mang cô con gái 4 tuổi Princess Lam quay về Việt Nam.

Ngày 7/5/2007, TAND TP HCM tiến hành xét xử vụ án ly hôn của nữ diễn viên Lý Hương chấp thuận đơn ly hôn của Lý Hương, đồng thời giao cho cô được quyền nuôi dưỡng con của mình.

Ngày 26/6/2007 tòa án Tòa án Gia đình tiểu bang NewYork đã đưa vụ việc này ra xét xử va quyết định quyền nuôi con thuộc Tony Lam.

Năm 2008, khi quay lại Mỹ du lịch thì Lý Hương bắt giữ tại sân bay Los Angeles với tội danh đã bắt cóc con gái mình khi "chống lại án lệnh" của tòa án Mỹ và tự ý nuôi con.

Nhận xét:

-Lý Hương đã dại khi nộp đơn li dị tại Mỹ.

-Pháp luật Mỹ đã tạm thời giao quyền nuôi con cho Tony Lam

-Lý Hương đem con rời My về VietNam là pháp luật Mỹ có kẽ hở

-Tòa án Mỹ không xem kết quả tòa án VietNam ra gì, cứ xử theo luật Mỹ

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Tòa án Mỹ không xem kết quả tòa án VietNam ra gì, cứ xử theo luật Mỹ

Câu này chuẩn không cần chỉnh

Theo em biết thì luật pháp Mỹ là luật pháp bảo vệ công dân và quyền lợi của họ nhất thế giới

Cứ xem nhập khẩu xe hơi thì biết, xe chất lượng tàng tàng thì bán cho Việt Nam còn nếu xuất vào Mỹ thì phải là xe chất lượng xịn nhất, giá thành rẻ nhất, nếu không thì chính quyền ở Mỹ sẽ chọn lượn ngay

Vụ cá tra và cá basa cũng ý như vậy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh Poulle vui lòng tôi hỏi:

* Nhưng ngay cả trường hợp xấu nhất thì làm sao cô ta đem được đứa bé Hoa Kỳ xuất cảnh khỏi Hoa Kỳ?

Theo như sự tìm hiểu của tôi thì, từ năm 1983, những cam kết, điều lệ (The Haque Convention) về việc ngăn chận sự bắt cóc con cái của các bậc phụ huynh - sau khi ly thân hoặc li dị - bắt đầu có hiệu lực đối với những nước có ký tên.

Theo cái Link dưới đây thì hằng năm có khoảng 355 ngàn vụ xảy ra trên thế giới (?), kể cả lén mang con đến một thành phố khác, một vùng xa xôi. Ở nhiều nước Âu Mỹ, mỗi khi người mẹ hay cha muốn dẫn con cái dưới 16 tuổi của họ ra khỏi nước, nên có giấy ủy quyền, xác nhận sự đồng ý của người mẹ/cha vắng mặt. Dĩ nhiên, hải quan có toàn quyền chận lại để xét hỏi, khẩu vấn đứa bé một khi họ thấy có những biểu hiện của sự bắt cóc, sự bất thường. Bảo đây là khe hở của pháp luật, không đúng lắm, vì họ cho rằng ai vi phạm luật sẽ bị trừng trị sau đó và có lẽ hải quan có nhiều việc cần thiết hơn để làm.

Tôi cho rằng không thể nào đòi hỏi mỗi ông chồng/bà vợ mỗi lần mang con ra khỏi nước/lên máy bay/vào khách sạn, phải có giấy tờ ủy quyền của người kia được ký tại văn phòng luật sư. Các bạn nên nhớ là thời buổi bây giờ, có nhiều người ra đường/đi xa với con cái mà không có vợ/chồng đi kèm. Đó là chưa kể số lượng single parent ngày càng gia tăng.

Thật ra đây là luật chơi sòng phẳng giữa các thành viên chứ không phải chỉ có lợi cho một nước, vì không phải chỉ có con em có quốc tịch Âu Mỹ bị bắt cóc mà những phụ huynh Âu Mỹ cũng có bắt cóc con của họ tại những nước nghèo hơn và mang về Âu Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế nó có lợi hơn cho những nước giàu, vì, như trường hợp Lý Hương, đứa bé có quốc tịch Mỹ, nó là công dân Mỹ chứ đâu phải là công dân Việt Nam.

http://en.wikipedia.org/wiki/Hague_Convent...Child_Abduction

http://www.childrentoday.com/articles/safe...abduction-2195/

Edited by paulle

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ

Tóm tắt thông tin của vụ Lý Hương như sau:

Năm 2001: Lý Hương và Tony Lam kết hôn tại Las Vegas, Mỹ.

Sau nhiều mâu thuẫn, Lý Hương không chịu đựng nổi cuộc sống hôn nhân nên đâm đơn ly hôn chồng tại Mỹ.

Vào thời gian đó, ông Tony Lam đã yêu cầu luật pháp Mỹ ra án lệnh tạm thời đối với việc nuôi dưỡng con chung của cả hai. Theo đó, quyền nuôi con thuộc về người có quốc tịch Mỹ, tức Tony Lam.

Năm 2005, Lý Hương mang cô con gái 4 tuổi Princess Lam quay về Việt Nam.

Ngày 7/5/2007, TAND TP HCM tiến hành xét xử vụ án ly hôn của nữ diễn viên Lý Hương chấp thuận đơn ly hôn của Lý Hương, đồng thời giao cho cô được quyền nuôi dưỡng con của mình.

Ngày 26/6/2007 tòa án Tòa án Gia đình tiểu bang NewYork đã đưa vụ việc này ra xét xử va quyết định quyền nuôi con thuộc Tony Lam.

Năm 2008, khi quay lại Mỹ du lịch thì Lý Hương bắt giữ tại sân bay Los Angeles với tội danh đã bắt cóc con gái mình khi "chống lại án lệnh" của tòa án Mỹ và tự ý nuôi con.

Nhận xét:

-Lý Hương đã dại khi nộp đơn li dị tại Mỹ.

-Pháp luật Mỹ đã tạm thời giao quyền nuôi con cho Tony Lam

-Lý Hương đem con rời My về VietNam là pháp luật Mỹ có kẽ hở

-Tòa án Mỹ không xem kết quả tòa án VietNam ra gì, cứ xử theo luật Mỹ

Như vậy, với thông tin đầy đủ trên đây thì tôi nhận thấy như sau:

- Tòa án Hoa Kỳ đã xử lý hôn trước khi Lý Hương ôm con về Việt Nam. Bởi vậy, họ có quyền bắt Lý Hương khi bế con về Việt Nam mà không có sự chấp thuận của chồng. Xét về góc độ pháp luật.

- Nếu tôi là tòa Việt Nam thì tôi không xử vụ này. Lý do đã có một tòa án xử trước đó - không cần biết luật pháp có khác biệt ko - mà chỉ trình bày vụ việc lên Bộ Ngoại giao hoặc chính phủ xem xét. Kẽ hở của luật pháp Hoa Kỳ trong trường hợp này là xử một công dân nước ngoài - Lý Hương chưa có quốc tịch Hoa Kỳ - tranh chấp quyền lợi với công dân Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ , mà không có sự chuẩn thuận của đại sứ nước có công dân bị kiện (Lưu ý đây là vụ kiện tranh chấp, chứ không phải phạm tội) . Ở đây tôi nói "kẽ hở", chứ không nói "đúng - sai".

- Nhưng để bênh vực cho Lý Hương theo tôi không khó khăn.

* Xác nhận chính người chồng gần đây có yêu cầu Lý Hương về Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

* Chính phủ Hoa Kỳ cấp giấy xuất cảnh cho cháu bé là bằng chứng có sự đồng ý của chồng. Dù đồng ý hay không, không cần biết. Bởi vì, không thể Lý Hương bế con đến cơ quan xuất nhập cảnh Hoa Kỳ xin giấy, một ngày xong được. Vì người chồng đã đồng ý nên không ngăn cản.

Nên nói về việc này.

Đại ý vậy. Còn không thể nói rằng: Hải Quan Hoa Kỳ không rảnh để kiểm tra hàng ngàn người đàn bà bế con xuất cảnh. Vấn để ở đây là giấy xuất cảnh có từ đâu? Tại sao Lý Hương có giấy đó?

Hi! Chứng tỏ nó phải được sự đồng ý của chống trong chi tiết này! Nay người chồng lại quay ngoắt 180 độ vu cáo Lý Hương bắt cóc con mình, là coi thường luật pháp Hoa Kỳ và mang tôi vu cáo!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, với thông tin đầy đủ trên đây thì tôi nhận thấy như sau:

- Tòa án Hoa Kỳ đã xử lý hôn trước khi Lý Hương ôm con về Việt Nam. Bởi vậy, họ có quyền bắt Lý Hương khi bế con về Việt Nam mà không có sự chấp thuận của chồng. Xét về góc độ pháp luật.

- Nếu tôi là tòa Việt Nam thì tôi không xử vụ này. Lý do đã có một tòa án xử trước đó - không cần biết luật pháp có khác biệt ko - mà chỉ trình bày vụ việc lên Bộ Ngoại giao hoặc chính phủ xem xét. Kẽ hở của luật pháp Hoa Kỳ trong trường hợp này là xử một công dân nước ngoài - Lý Hương chưa có quốc tịch Hoa Kỳ - tranh chấp quyền lợi với công dân Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ , mà không có sự chuẩn thuận của đại sứ nước có công dân bị kiện (Lưu ý đây là vụ kiện tranh chấp, chứ không phải phạm tội) . Ở đây tôi nói "kẽ hở", chứ không nói "đúng - sai".

- Nhưng để bênh vực cho Lý Hương theo tôi không khó khăn.

* Xác nhận chính người chồng gần đây có yêu cầu Lý Hương về Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

* Chính phủ Hoa Kỳ cấp giấy xuất cảnh cho cháu bé là bằng chứng có sự đồng ý của chồng. Dù đồng ý hay không, không cần biết. Bởi vì, không thể Lý Hương bế con đến cơ quan xuất nhập cảnh Hoa Kỳ xin giấy, một ngày xong được. Vì người chồng đã đồng ý nên không ngăn cản.

Nên nói về việc này.

Đại ý vậy. Còn không thể nói rằng: Hải Quan Hoa Kỳ không rảnh để kiểm tra hàng ngàn người đàn bà bế con xuất cảnh. Vấn để ở đây là giấy xuất cảnh có từ đâu? Tại sao Lý Hương có giấy đó?

Hi! Chứng tỏ nó phải được sự đồng ý của chống trong chi tiết này! Nay người chồng lại quay ngoắt 180 độ vu cáo Lý Hương bắt cóc con mình, là coi thường luật pháp Hoa Kỳ và mang tôi vu cáo!

Nói gọn và tóm tắt ;

Lý Huơng đã sai vì cô ta kết hôn với người là công dân mỹ ,có con sanh ra tại mỹ đương nhiên là có quốc tịch mỹ ,Lý hương chưa là công dân mỹ ,cho nên khi ra tòa ly dị đương nhiên phải nộp tại mỹ và do sự phán quyết của tòa bên mỹ ,bởi vì cô ta theo chồng qua mỹ , cho nên cô ta không có quyền đem con ra khỏi nước mỹ ,khi chưa có sự đồng ý của chồng mỹ,cô ta dù chưa có quốc tịch mỹ nhưng chắc có quyền thường trú cho nên vấn đề xuất ngoại ngoài mỹ cũng rất dễ dàng chỉ cần có re-entry permit là đủ ; hải quan ở mỹ cũng không kiễm soát hết được vì đây không phải là chuyện hình sự to lớn mà phải có nằm trong danh sách đen không cho xuất cảnh ,các trường hợp quan trọng thì tòa sẽ thu hồi passport trước khi toại ngoại hầu tra đề phòng tội phạm trốn ra khỏi nước mỹ / vấn đề tòa án Việt xữ cô ta có quyền giữ con là sai,vì Lý Hương sống ở mỹ mà đi kiện ở VN ,thứ đến là các ông tòa Việt không có thẫm quyền cấp án lệnh cho cô ta giữ con hay tóm lại con cô ta là công dân Mỹ .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói gọn và tóm tắt ;

Lý Huơng đã sai vì cô ta kết hôn với người là công dân mỹ ,có con sanh ra tại mỹ đương nhiên là có quốc tịch mỹ ,Lý hương chưa là công dân mỹ ,cho nên khi ra tòa ly dị đương nhiên phải nộp tại mỹ và do sự phán quyết của tòa bên mỹ ,bởi vì cô ta theo chồng qua mỹ , cho nên cô ta không có quyền đem con ra khỏi nước mỹ ,khi chưa có sự đồng ý của chồng mỹ,cô ta dù chưa có quốc tịch mỹ nhưng chắc có quyền thường trú cho nên vấn đề xuất ngoại ngoài mỹ cũng rất dễ dàng chỉ cần có re-entry permit là đủ ; hải quan ở mỹ cũng không kiễm soát hết được vì đây không phải là chuyện hình sự to lớn mà phải có nằm trong danh sách đen không cho xuất cảnh ,các trường hợp quan trọng thì tòa sẽ thu hồi passport trước khi toại ngoại hầu tra đề phòng tội phạm trốn ra khỏi nước mỹ / vấn đề tòa án Việt xữ cô ta có quyền giữ con là sai,vì Lý Hương sống ở mỹ mà đi kiện ở VN ,thứ đến là các ông tòa Việt không có thẫm quyền cấp án lệnh cho cô ta giữ con hay tóm lại con cô ta là công dân Mỹ .

Hoàn toàn đồng ý với những lập luận của Haithienha. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là:

Lý Hương có phạm tội bắt cóc con hay không?

1/ Không đặt vấn đề Hải Quan Hoa Kỳ kiểm tra hay không kiểm tra để giữ con của Lý Hương không cho xuất cảnh. Cho nên lập luận cho rằng:

hải quan ở mỹ cũng không kiễm soát hết được vì đây không phải là chuyện hình sự to lớn mà phải có nằm trong danh sách đen không cho xuất cảnh

là không cần thiết. Bởi vì, cho dù Hải Quan Hoa Kỳ có kiểm tra, nhưng do sơ xuất để lọt Lý Hương xuất cảnh thì cô ta vẫn mang tôi bắt cóc con - theo luật pháp Hoa Kỳ.

2/ Nhưng vấn đề anh đặt ra ở đây là:

Chính phủ Hoa Kỳ có cấp giấy phép xuất cảnh cho con của Lý Hương - quốc tịch Hoa Kỳ - ra khỏi Hoa Kỳ hay không?

Hai khả năng đặt ra:

A/ Con của Lý Hương - Quốc tịch Hoa Kỳ - xuất cảnh không cần giấy phép xuất cảnh của chính phủ Hoa Kỳ. Trường hợp này Lý Hương thua.

B/ Để xuất cảnh một công dân Hoa Kỳ - con của Lý Hương - với một người không phải công dân Hoa Kỳ; hoặc là công dân Hoa Kỳ - dù là mẹ - bắt buộc phải có giấy cho phép xuất cảnh cùa chính phủ Hoa Kỳ. Trường hợp này Lý Hương không mang tội bắt cóc con. Còn mọi phán quyết của tòa án Hoa Kỳ trong trường hợp ly hôn giữa Lý Hương và chồng Tomy Lam, anh không bàn và thừa nhận tòa đã xử đúng theo luật Hoa Kỳ.

Do đó, trong hai khả năng trên "a/" & "b/"thì cần kiểm chứng xem thực tế đã xảy ra khả năng nào? Điều này cần phài tìm hiều luật pháp Hoa Kỳ trong trường hợp:

Một công dân Hoa Kỳ, dù còn nhỏ tuổi xuất ngoại có cần giấy phép xuất cảnh của chính phủ Hoa Kỳ hay không?

a/ Nếu không cần thì Lý Hương có thể thất bại.

b/ Nếu cần giấy phép xuất cảnh mà

* Lý Hương không xin và lợi dụng sơ hở của Hải quan Hoa kỳ để đưa con minh ra khỏi nước Mỹ thì trường hợp này Lý Hương thất bại là cái chắc. Đành phải chấp nhận phán quyết của tòa án theo luật Hoa Kỳ.

* Nhưng nếu qui định của chính phủ Hoa Kỳ buộc phải có giấy phép xuất cảnh cho công dân Hoa Kỳ dù nhỏ tuổi và Lý Hương có xin thì anh tin Lý Hương sẽ chứng minh được rằng mình không hề bắt cóc con. Nếu luật sư giỏi. Còn luật sư dở thì có thể vẫn tù thêm :D .

Anh tin rằng: Trong trường hợp cụ thể này:

"Nhưng nếu qui định của chính phủ Hoa Kỳ buộc phải có giấy phép xuất cảnh cho công dân Hoa Kỳ, dù nhỏ tuổi và Lý Hương có xin giấy xuất cảnh cho con, khi về Việt Nam" -

Thì anh nghĩ rằng Lý Hương hoàn toàn vô tội trong kết luận cô ta bắt cóc con.

Rất tiếc gia đình Lý Hoàng không vào topic này. Nếu không anh sẽ giúp họ để chứng minh luận điểm của mình - nếu đúng trong trường hợp cụ thể in đậm nêu trên.

Tất nhiên là hai xuất máy bay khứ hồi (4 lượt) đi Hoa Kỳ, tài trợ nhà hàng khách san cho hai người (Anh và thư ký kiêm quản lý) trong thời gian làm việc ở tòa án Hoa Kỳ và một thù lao chắc chắn rẻ hơn thuê luật sư Hoa Kỳ: Giá nội địa Việt Nam, chất lượng Hoa Kỳ! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/happy.gif .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàn toàn đồng ý với những lập luận của Haithienha. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là:

Lý Hương có phạm tội bắt cóc con hay không?

1/ Không đặt vấn đề Hải Quan Hoa Kỳ kiểm tra hay không kiểm tra để giữ con của Lý Hương không cho xuất cảnh. Cho nên lập luận cho rằng:

là không cần thiết. Bởi vì, cho dù Hải Quan Hoa Kỳ có kiểm tra, nhưng do sơ xuất để lọt Lý Hương xuất cảnh thì cô ta vẫn mang tôi bắt cóc con - theo luật pháp Hoa Kỳ.

2/ Nhưng vấn đề anh đặt ra ở đây là:

Chính phủ Hoa Kỳ có cấp giấy phép xuất cảnh cho con của Lý Hương - quốc tịch Hoa Kỳ - ra khỏi Hoa Kỳ hay không?

Hai khả năng đặt ra:

A/ Con của Lý Hương - Quốc tịch Hoa Kỳ - xuất cảnh không cần giấy phép xuất cảnh của chính phủ Hoa Kỳ. Trường hợp này Lý Hương thua.

B/ Để xuất cảnh một công dân Hoa Kỳ - con của Lý Hương - với một người không phải công dân Hoa Kỳ; hoặc là công dân Hoa Kỳ - dù là mẹ - bắt buộc phải có giấy cho phép xuất cảnh cùa chính phủ Hoa Kỳ. Trường hợp này Lý Hương không mang tội bắt cóc con. Còn mọi phán quyết của tòa án Hoa Kỳ trong trường hợp ly hôn giữa Lý Hương và chồng Tomy Lam, anh không bàn và thừa nhận tòa đã xử đúng theo luật Hoa Kỳ.

Do đó, trong hai khả năng trên "a/" & "b/"thì cần kiểm chứng xem thực tế đã xảy ra khả năng nào? Điều này cần phài tìm hiều luật pháp Hoa Kỳ trong trường hợp:

Một công dân Hoa Kỳ, dù còn nhỏ tuổi xuất ngoại có cần giấy phép xuất cảnh của chính phủ Hoa Kỳ hay không?

a/ Nếu không cần thì Lý Hương có thể thất bại.

b/ Nếu cần giấy phép xuất cảnh mà

* Lý Hương không xin và lợi dụng sơ hở của Hải quan Hoa kỳ để đưa con minh ra khỏi nước Mỹ thì trường hợp này Lý Hương thất bại là cái chắc. Đành phải chấp nhận phán quyết của tòa án theo luật Hoa Kỳ.

* Nhưng nếu qui định của chính phủ Hoa Kỳ buộc phải có giấy phép xuất cảnh cho công dân Hoa Kỳ dù nhỏ tuổi và Lý Hương có xin thì anh tin Lý Hương sẽ chứng minh được rằng mình không hề bắt cóc con. Nếu luật sư giỏi. Còn luật sư dở thì có thể vẫn tù thêm :D .

Anh tin rằng: Trong trường hợp cụ thể này:

"Nhưng nếu qui định của chính phủ Hoa Kỳ buộc phải có giấy phép xuất cảnh cho công dân Hoa Kỳ, dù nhỏ tuổi và Lý Hương có xin giấy xuất cảnh cho con, khi về Việt Nam" -

Thì anh nghĩ rằng Lý Hương hoàn toàn vô tội trong kết luận cô ta bắt cóc con.

Rất tiếc gia đình Lý Hoàng không vào topic này. Nếu không anh sẽ giúp họ để chứng minh luận điểm của mình - nếu đúng trong trường hợp cụ thể in đậm nêu trên.

Tất nhiên là hai xuất máy bay khứ hồi (4 lượt) đi Hoa Kỳ, tài trợ nhà hàng khách san cho hai người (Anh và thư ký kiêm quản lý) trong thời gian làm việc ở tòa án Hoa Kỳ và một thù lao chắc chắn rẻ hơn thuê luật sư Hoa Kỳ: Giá nội địa Việt Nam, chất lượng Hoa Kỳ! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/happy.gif .

Bất cứ ai là công dân mỹ ;nếu là người mỹ sinh đẻ nơi Hoa Kỳ chỉ cần nộp giấy khai sinh để xin passport ,đối với người nhập tịch Hoa Kỳ cần phải chứng chỉ nhập tịch Hoa Kỳ để xin passport ,đơn nạp tại bưu điện và lệ phí không cần 1 thủ tục hay sự điều tra nào cả ; cho nên đối với trẻ nhỏ cũng áp dụng như trên chỉ cần trưng giấy khai sinh để có passport thì ra ngoài nước mỸ KHÔNG BỊ HỎI BẤT CỨ CÂU HỎI NÀO CẢ / nGAY CẢ TẠI MỸ khi có phán quyết của tòa trao quyền cho người cha nuôi con mẹ chỉ có quyền đến thăm theo qui định kỳ ,trước khi đến thăm con cũng phải xin hẹn với người chồng củ ... nếu người vợ chỉ cần ôm con ra khỏi về nhà mình ở gần đó mà không có sự đồng ý của người chồng củ thì vẫn phải bị mang tội bắt cóc con của mình .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất cứ ai là công dân mỹ ;nếu là người mỹ sinh đẻ nơi Hoa Kỳ chỉ cần nộp giấy khai sinh để xin passport ,đối với người nhập tịch Hoa Kỳ cần phải chứng chỉ nhập tịch Hoa Kỳ để xin passport ,đơn nạp tại bưu điện và lệ phí không cần 1 thủ tục hay sự điều tra nào cả ; cho nên đối với trẻ nhỏ cũng áp dụng như trên chỉ cần trưng giấy khai sinh để có passport thì ra ngoài nước mỸ KHÔNG BỊ HỎI BẤT CỨ CÂU HỎI NÀO CẢ / nGAY CẢ TẠI MỸ khi có phán quyết của tòa trao quyền cho người cha nuôi con mẹ chỉ có quyền đến thăm theo qui định kỳ ,trước khi đến thăm con cũng phải xin hẹn với người chồng củ ... nếu người vợ chỉ cần ôm con ra khỏi về nhà mình ở gần đó mà không có sự đồng ý của người chồng củ thì vẫn phải bị mang tội bắt cóc con của mình .

Ok. Anh hoàn toàn đồng ý rằng: Khi tòa đã phán quyết không được quyền nuôi con thì việc đưa con - chỉ cần sang nhà hàng xóm - thì người chồng có quyền kiện vì bắt cóc con, nếu họ kiện.

Vấn đề chính là bắt đầu từ ở chỗ này:

cho nên đối với trẻ nhỏ cũng áp dụng như trên chỉ cần trưng giấy khai sinh

Nhưng thôi! "Thiên cơ bất khả lậu", Bởi vì, nếu nói công khai ở đây thì cả hai phe Lý Hương và chồng đều có thể xem được và họ sẽ đối phó làm mất thời gian. Trừ trường hợp chính cô Lý Hương hoặc gia đình vào đây yêu cầu.

Anh chỉ cần cô ta xác nhận: Có xin giấy xuất cảnh cho con thì anh sẽ chứng minh cô ta vô tôi trong việc bị kết tôi bắt cóc con. Còn chuyện luật pháp Hoa Kỳ xử giao con cho chồng nuôi, anh không ý kiến gì. Chắc chắn rằng: Việc tuân thủ hoàn toàn các điều khoản luật pháp Hoa kỳ thì cô Lý Hương vẫn chứng minh được vô tội, nếu có xin được giấy xuất cảnh cho con khi về Việt Nam.

Chuyện sau đây anh cũng chỉ kể cho vui thôi:

Năm 1976, anh vào Sài Gòn thăm ông chú ruột. Thời gian ấy, có một bà người miền Bắc như anh, đi xe hơi- chắc thuê, hoặc của thân nhân có ở trong Sài gòn -trông rất sang trọng: Áo dài, dây chuyền, nhẫn vàng gặp chú anh và đưa ra một tờ giấy có nội dung như sau:

Tôi là Nguyễn Văn Y (Chú anh) có nợ của bà "Trần Thị Như Nhộng" một số tiền là.......tương đương 2 lạng vàng. Tôi cam đoan sẽ trả sau hai tháng kể từ ngày ký giấy này.

Dưới ghi ngày.... tháng 10 - 1953.

Ký tên Nguyễn Văn Y.

Có xác nhận viết tay và dấu chứng nhận chữ ký hai bên của trường trại giam Hồ Xá

Như vậy, đây là câu chuyện xảy ra lúc anh mới ...4 tuổi và 23 năm sau, anh tham gia vụ kiện này với tư cách bào chữa cho bị đơn là ông chú. Luật Việt Nam bấy giờ cho phép không phải luật sư vẫn có quyền bào chữa, nếu được ủy quyền. Vì ông chú bị bệnh động kinh và lúc nhớ lúc quên.

Anh ra tòa và đối diện với cô Luật Sư tên là Nguyễn Thị Hồng - anh nhớ chắc chắn tên cô này với tờ giấy nợ mà chính ông chú thừa nhận đã viết. Hai cây vàng hồi đó lớn lắm. Một cái nhà to đùng ở phố lớn giữa Sài Gòn có khi chỉ vài cây. Nhưng cuối cùng thì bà Trần Thi Như Nhộng kia tý nữa mắc tôi vu cáo, lừa đảo tống tiền.

Câu chuyện khá hấp dẫn. Nhưng khuya quá rồi (3g30 sang). Ngày mai viết tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chỉ cần cô ta xác nhận: Có xin giấy xuất cảnh cho con thì anh sẽ chứng minh cô ta vô tôi trong việc bị kết tôi bắt cóc con. Còn chuyện luật pháp Hoa Kỳ xử giao con cho chồng nuôi, anh không ý kiến gì. Chắc chắn rằng: Việc tuân thủ hoàn toàn các điều khoản luật pháp Hoa kỳ thì cô Lý Hương vẫn chứng minh được vô tội, nếu có xin được giấy xuất cảnh cho con khi về Việt Nam.

Ông bạn Thiên sứ,

Không biết tại Việt Nam người ta có xin passport cho con từ lúc nó mới được một tuổi? Ở xứ Canada và Mỹ thì đó là chuyện bình thường. Tại sao? Để có thể dẫn cả nhà cùng đi vacation ở nước khác: Mỹ/Canada, Mễ và caribbean hay về thăm chơi VN. Sổ passport của Mỹ có giá trị đến 10 năm.

Một điều gần như chắc chắn là, đứa bé đã có passport khi hai vợ chồng còn OK, vì những năm gần đây văn phòng passport của Mỹ (http://www.us-passport-service-guide.com/child-passport.html) đòi hỏi:

- phải có mặt cả hai vợ chồng tai văn phòng cùng với các con nhỏ hơn 16 tuổi để cùng ký vào đơn.

- Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ và đứa bé thì người cha/mẹ đó phải xuất trình giấy parental consent trước khi được phép ký vào đơn.

Ngoài ra, hải quan để ý nhiều hơn xưa các bà mẹ/ông cha đi một mình với con - trường hợp không có parental consent, có thể bị từ chối quyền xuất cảnh hay nhập cảnh, vì số vụ bắt cóc ngày càng gia tăng ở các nước phương tây. Thường họ để ý đến những ông cha hay bà mẹ đi với con "lai." Vâng, hầu hết là những em bé lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông bạn Thiên sứ,

Không biết tại Việt Nam người ta có xin passport cho con từ lúc nó mới được một tuổi? Ở xứ Canada và Mỹ thì đó là chuyện bình thường. Tại sao? Để có thể dẫn cả nhà cùng đi vacation ở nước khác: Mỹ/Canada, Mễ và caribbean hay về thăm chơi VN. Sổ passport của Mỹ có giá trị đến 10 năm.

Một điều gần như chắc chắn là, đứa bé đã có passport khi hai vợ chồng còn OK, vì những năm gần đây văn phòng passport của Mỹ (http://www.us-passport-service-guide.com/child-passport.html) đòi hỏi:

- phải có mặt cả hai vợ chồng tai văn phòng cùng với các con nhỏ hơn 16 tuổi để cùng ký vào đơn.

- Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ và đứa bé thì người cha/mẹ đó phải xuất trình giấy parental consent trước khi được phép ký vào đơn.

Ngoài ra, hải quan để ý nhiều hơn xưa các bà mẹ/ông cha đi một mình với con - trường hợp không có parental consent, có thể bị từ chối quyền xuất cảnh hay nhập cảnh, vì số vụ bắt cóc ngày càng gia tăng ở các nước phương tây. Thường họ để ý đến những ông cha hay bà mẹ đi với con "lai." Vâng, hầu hết là những em bé lai.

Vâng! Tôi chỉ cần điều kiện này để chứng minh cô ta vô tôi.

Luật pháp nước nào cũng có kẽ hở của nó để những kẻ xấu lợi dụng hại nhau. Thí dụ: Một luật sư Hoa Kỳ kiện ông chủ tiệm giặt là Mỹ gốc Hàn tý phá sản chỉ vì hỏng một cái quần jin, đòi bồi thường hàng chục triệu dol. Mặc dù sau đó Tòa tuyên ông Hàn vô tôi. Nhưng hiện tượng này chứng tỏ kẻ hở luật pháp và có khả năng lợi dụng. Chồng kiện vợ bắt cóc con theo luật Hoa Kỳ, không loại trừ kẽ hở luật pháp bị lợi dụng. Tôi sẽ chứng minh điều này ngay trên cơ sở luật pháp Hoa Kỳ. Tôi chỉ cần: Khi đưa cháu về Việt Nam có giấy xuất cảnh.Còn tại sao tôi lại chứng minh được với một yếu tố này thì đành phải có điều kiện là: Tôi tham gia vụ kiện, hoặc chính phủ Hoa Kỳ quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phiên tòa đẫm nước mắt của Lý Hương tại Mỹ

Mắt sưng mọng, tay nắm chặt thánh giá, run rẩy lần tràng hạt và khai trong tiếng nấc nghẹn, nữ diễn viên khiến thẩm phán xúc động tìm khăn giấy cho cô lau nước mắt. Lý Hương ra tòa Mỹ với cáo buộc bắt cóc con ruột.

> Lý Hương bị buộc tội bắt cóc, đối mặt án tù 3 năm/ Tòa Mỹ xử vụ Lý Hương bắt cóc con ruột

Giữa tháng 12/2010, luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường (người từng cùng luật sư Nguyễn Văn Hậu tham gia bảo vệ cho Lý Hương trong phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xét xử vụ ly hôn tại Việt Nam giữa nữ diễn viên và chồng cũ Tony Lam), được mời sang Mỹ làm nhân chứng cho phiên xử cáo buộc Lý Hương bắt cóc con gái ruột tại Tòa án liên bang Mỹ ở Brooklyn (New York).

Phiên tòa diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 11 đến 16/12/2010. Vì đây là vụ hình sự nên diễn ra khá căng thẳng. Mỗi ngày đều bắt đầu từ sáng và kéo dài đến chiều tối với các cuộc lấy lời khai từ nhân chứng để củng cố bằng chứng liên quan.

Hiện tại, ở Mỹ, sinh hoạt của Lý Hương chỉ quanh quẩn ở phòng trọ, nhà thờ và nơi học Anh văn để chờ ngày tiếp tục ra tòa. Ảnh: T.H.

Trở về Việt Nam, luật sư Thúy Hường chia sẻ với VnExpress.net, dự phiên xử trên đất khách, chị rơi nước mắt khi chứng kiến hoàn cảnh thương tâm của nữ diễn viên. "Trong quá trình tham dự phiên tòa xét xử Lý Hương, tôi đã khóc rất nhiều, các chị của Lý Hương đều khóc. Không ai cầm lòng được trước cảnh Lý Hương gần như lả người vì kiệt sức sau mỗi phiên xử".

Có chị gái Lý Hồng cùng một vài bạn bè đến dự tòa ủng hộ tinh thần, đôi mắt nữ diễn viên vẫn ầng ậng nước. Cô vẫn cố kiếm tìm đâu đó hình bóng cha mẹ, dù đã biết, vợ chồng diễn viên Lý Huỳnh do tuổi già, sức yếu và không chịu được cú sốc tinh thần nên không thể sang Mỹ.

Nữ luật sư kể thêm, ngày thường, Lý Hương vốn rất bản lĩnh, biết chấp nhận hoàn cảnh khó khăn để tìm cách vượt qua. Trong suốt những ngày tháng bị quản thúc, Lý Hương rất ít khi khóc trước người khác. Mỗi khi gọi điện về nhà cho bố mẹ, cô cũng hạn chế tối đa việc khóc hay kể nỗi khổ tâm của mình. Nhưng ngày ra tòa, những dồn nén, chịu đựng của nữ diễn viên như vỡ òa. Trước những câu hỏi của tòa, cô kể về nỗi khổ của cuộc hôn nhân bị cưỡng bức, lạm dụng, về tình trạng gần 3 năm chỉ biết quanh quẩn ở căn phòng trọ chật hẹp tại khu Little Sai Gon (California), sống với vòng gắn chip điện tử ở chân.

Từ trái qua: diễn viên Lý Hương, luật sư của nữ diễn viên tại Mỹ Edward Kratt và luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường bên lề phiên tòa xét sử vào tháng 12/2010 tại Mỹ. Ảnh: T.H.

Từ trái qua: diễn viên Lý Hương, luật sư của nữ diễn viên tại Mỹ Edward Kratt và luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường bên lề phiên tòa vào tháng 12/2010 tại Mỹ. Ảnh: T.H.

Đến đoạn khai về con, tay Lý Hương run rẩy lần tràng hạt và nắm chặt cây thánh giá mang theo. Đó là đức tin mà cô vịn vào để vượt qua gần 3 năm trời đằng đẵng sống tại nước Mỹ với con mà không được phép gặp mặt, không được nói chuyện dù chỉ qua điện thoại.

"Lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh thẩm phán Sterling Johnson của tòa án Brooklyn bảo thư ký đi tìm khăn giấy và tự ông đứng lên cầm khăn đưa cho Lý Hương lau nước mắt", luật sư Thúy Hường kể lại một tình tiết tại phiên xử.

Sau 5 ngày lấy lời khai, nữ diễn viên tiếp tục quay lại cuộc sống bị quản thúc trong căn phòng thuê nhỏ, rét buốt khi đông về tại khu Little Sai Gon. Do bị cáo buộc tội hình sự, hầu như mọi hoạt động của Lý Hương trong gần 3 năm qua đều hạn chế và được theo dõi sát sao. Cô chỉ có thể đến nhà thờ để cầu nguyện, làm bán thời gian cho một người Việt và học Anh văn cho qua thời gian. Gia đình phải gửi chu cấp hàng tháng để Lý Hương xoay sở trong những ngày khốn khó.

"Tôi tin Hương là người vô tội và tôi muốn làm hết sức để giúp cô ấy", luật sư Mỹ Edward Kratt, người bảo vệ cho diễn viên Lý Hương trong vụ kiện này, tâm sự với luật sư Thúy Hường.

Sau phiên tòa lấy lời khai, dù bồi thẩm đoàn kết luận Lý Hương mang tội bắt cóc con, thẩm phán Sterling Johnson ở Brooklyn tuyên bố, ông muốn chờ thêm một khoảng thời gian nữa để tòa án tiếp tục xem xét, cân nhắc các chứng cứ do luật sư của Lý Hương cung cấp rồi mới đưa ra phán quyết cuối cùng.

Dự kiến đến tháng 4, thẩm phán sẽ tuyên án. "Nếu kết quả bản án bất lợi cho Hương, cô ấy vẫn còn quyền tiếp tục làm đơn kháng cáo và gửi lên tòa Mỹ", luật sư Thúy Hường nói.

Hiện tại, gia đình nữ diễn viên cũng như Văn phòng luật sư Nguyễn Văn Hậu và cộng sự, đã có gửi văn bản gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng và Bộ ngoại giao Việt Nam để tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt pháp lý.

"Là một công dân Việt Nam, diễn viên Lý Hương cần được hỗ trợ từ chính phủ để tránh khỏi án tù tại Mỹ. Lý Hương đã có trong tay bản án ly hôn do pháp luật Việt Nam công nhận nhưng giữa Mỹ và Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp nên mới xảy ra tình huống như thế này. Luật pháp của Mỹ là dạng luật pháp có án lệ. Nếu Lý Hương bị xử thua trong vụ này thì vụ án dễ trở thành một án lệ để từ đó về sau tòa án Mỹ chiếu theo, xử các vụ tương tự với công dân Việt Nam", luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết.

Thoại Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này chắc Ly Hương phải tư vấn cô Ngọc Thúy, Cựu người mẫu cũng có tình trạng tương đồng, nhưng cô ấy

đã về Việt Nam với 2 đứa con và bắt đầu cuộc sống mới tươi đẹp trên quê hương của Mình.. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay