Liêm Trinh

Sống 'chui' ở Quê Nhà

2 bài viết trong chủ đề này

Sống 'chui' ở quê nhà

TP - Sau làn sóng lấy chồng ngoại, ở ĐBSCL hiện nổi lên làn sóng các cô gái lấy chồng nước ngoài bỏ về quê, mang theo chồng con và phải sống 'chui' nơi quê nhà.

Bà Nguyễn Thị Điệp và đứa cháu 5 tuổi trở về từ Đài Loan. Ảnh: Kiến Giang.

Ăn nhờ, ở đậu

Chị Nguyễn Thị Thanh Mộng (ở ấp 7, xã Vị Thắng, Vị Thủy, Hậu Giang) từ Đài Loan về nước 5 tháng trước cùng đứa con trai 6 tuổi. Láng giềng vẫn gọi chị là Mộng nhưng năm 2003 chị lấy chồng và nhập cư vào Đài Loan, đã đổi tên thành Juan Shin Cheng Meng.

Chị kể, chồng chị bị bệnh nặng, sau khi sinh con chị một mình làm lụng nuôi chồng và con. Khi chồng khỏi bệnh đi làm có thu nhập thì không đoái hoài gì đến vợ con, chị đành ôm con trở về quê sống cùng mẹ đẻ. Không có một tấm giấy lận lưng nên làm gì cũng khó, chị đang cắt tóc kiếm tiền nuôi con. Lại không có quốc tịch nên hai mẹ con phải làm thủ tục tạm trú, cứ 3 tháng làm một lần, đóng 400.000 đồng. Con chị cũng phải học chui ở trường mầm non. “Mẹ con tôi sống ở quê nhà mà như kẻ ở đậu, không biết tương lai sẽ như thế nào?”, chị khóc.

Bà Nguyễn Thị Điệp (62 tuổi, ở xã Vị Thắng) đang nuôi đứa cháu 5 tuổi mới trở về từ Đài Loan. Bà kể, năm 2004, con gái bà (19 tuổi) lấy chồng Đài Loan, năm sau sinh con trai. Chồng chị lớn hơn chị 11 tuổi, ở với bà cô từ nhỏ. Mọi việc trong nhà do bà cô cai quản, chị sinh con mà không được chu cấp tiền bạc, phải ăn mì gói trong suốt thời gian sinh nở nên thiếu sữa cho con bú, đứa con còi cọc.

Tám tháng trước, bà Điệp qua Đài Loan cùng con gái tìm cách thoát khỏi nhà chồng. Giữa đêm, bà lén bế cháu ra sân bay về nước. Con gái bà cũng trốn khỏi nhà chồng, giờ vẫn làm thuê ở Đài Loan với cái tên Shao Lee.

Cháu của bà Điệp mang tên Đài Loan nên bà phải mướn người dịch ra tiếng Việt là Lâm Chợ An. Nhờ tình thương yêu của ông bà nên An khỏe mạnh, đã bập bẹ tiếng Việt. Bà Điệp nói: “Có nó nên vợ chồng tôi gắng sống, chờ ngày mẹ nó về. Chỉ sợ rồi hai mẹ con không có giấy tờ gì cả, sống chui lủi cả đời”.

Ông Lê Văn Hai, cán bộ tư pháp- hộ tịch xã Vị Thắng cho biết, xã có trên 200 cô dâu lấy chồng ngoại. Gần đây, hàng chục cô mang con trở về quê, một số được nhập quốc tịch nhưng cũng còn hơn 10 cô vẫn phải mang quốc tịch nước ngoài và 15 đứa trẻ về theo mẹ chưa làm được giấy khai sinh. “Có cô trở về tìm được người yêu nhưng không kết hôn được nên sống với nhau như vợ chồng mà chẳng được công nhận”, ông Hai thở dài.

Bà Lương Thị Ngọc Như, cán bộ hành chính tư pháp ở Sở Tư pháp Hậu Giang, cho biết, mỗi tháng từ chối khoảng 20 trường hợp xin khai sinh cho các cháu bé theo mẹ trở về vì mẹ của chúng mang quốc tịch nước ngoài.

Lữ Phương Vy (7 tuổi) và Lữ Thị Nhã Phương (10 tuổi) cùng học lớp 1

và đang lo chỉ được học đến lớp 5. Ảnh: Kiến Giang.

Vợ chồng cũng sống chui

Cạnh nhà bà Điệp ở xã Vị Thắng, chị Lê Thị Tuyên cùng chồng và hai con cũng vừa trở về từ Đài Loan được tám tháng. Chồng chị hơn chị 3 tuổi, hiền lành và yêu thương chị hết mực. Cuộc sống buôn bán nhỏ ở Đài Loan khó khăn, anh theo chị sang Việt Nam sinh sống. Tuy nhiên, cả nhà 4 người đều mang quốc tịch Đài Loan nên anh chị không xin được việc, cha mẹ chị Tuyên cho một miếng đất nhỏ gần mặt đường cất nhà lá bán cà phê sinh sống qua ngày.

Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh có hơn 4.500 cô gái lấy chồng nước ngoài. Năm 2009, có 100 trẻ lai trở về nước và năm 2010, gần 100 hồ sơ xin làm khai sinh cho số trẻ này, mới giải quyết được 67 hồ sơ. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Long thống kê, tỉnh có 218 cô gái lấy chồng nước ngoài đã trốn về nước, mang theo 49 con lai.

Hai đứa con gái của anh chị, (lớn 10 tuổi, nhỏ 7 tuổi) được gửi vào học chung ở lớp 1A, Trường tiểu học Vị Thắng 1. Chị kể, không có giấy khai sinh nên phải năn nỉ mãi nhà trường mới cho cháu vào học.

Hai cháu phải học chui mà không có học bạ, giấy tờ: “Hai đứa học giỏi, viết chữ đẹp lắm nhưng không được thi vở sạch chữ đẹp như các bạn nên khóc mãi. Ở lớp mỗi lần có cán bộ trên xuống kiểm tra là nhà trường bắt phải lánh mặt vì sợ phiền phức. Nhà trường còn thông báo trước là đến hết lớp 5 thì không thể đi học nữa vì không có giấy tờ để gửi vào lớp 6”, chị Tuyên cám cảnh.

Gia đình anh chị sống trong căn nhà lá, chị làm cô giáo dạy tiếng Việt cho hai con và chồng. Chồng chị đã biết chút ít tiếng Việt. Chị Tuyên tâm sự: “Gia đình tôi quyết ở lại quê hương không đi đâu nữa. Chỉ mong sao các cháu lớn lên được học tiếp để sau này có tương lai sáng sủa hơn”.

Ông Lê Việt Sách, Trưởng phòng Tư pháp huyện Vị Thủy, cho biết, nhiều phụ nữ và trẻ em phải sống chui trên quê cha đất tổ vì rào cản luật pháp. Đã có nhiều cuộc thăm hỏi, khảo sát của cán bộ trung ương nhưng chưa có biện pháp giải quyết.

“Nếu phải chờ những người này định cư trên 20 năm để được cấp quốc tịch thì sẽ có nhiều đứa trẻ thất học, nhiều phụ nữ trẻ lỡ làng, không thể hòa nhập cuộc sống. Còn buộc họ trở lại quê chồng để cắt quốc tịch thì cũng ngang bằng đánh đố”, ông Sách nói.

Kiến Giang

Quê hương Việt Nam thật tươi đẹp,các chàng trai Việt Nam thật tuyệt vời,Đất nước đang phát triển, càng ở vùng khó khăn nhà nước càng đầu tư nhiều, không lâu nữa đâu moi cực nhọc chân lấm tay bùn sẽ đỡ đi nhiều,chỉ cần chăm chỉ một chút là có thể có một hạnh phúc bền chặt trăm năm để tới tuổi già mái tóc bạc như cước hai vợ chồng già nhìn cháu chắt ríu rít nô đùa,hạnh phúc biết bao.

"Ta về ta tắm ao ta,dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện nay trên đất nước này những người phụ nữ nói riêng và cả nam giới nói chung đã phần nào hiểu được cuộc sống khi tha phương cầu thực. Đơn giản họ nghĩ họ sẽ tìm kiếm được 1 thiên đường nơi đất khách quê người và đa số đã sai lầm, bởi vì họ không biết và chưa từng đặt chân đến đó. Họ chỉ nghe kể, qua những thước phim hoặc qua nhưng tài liệu khác trên internet và báo chí...Hoặc có lần nào đó ra nước ngoài họ được đối xử như vị thượng khách trong thời gian ngắn họ nghĩ cs ở đó thật tuyệt vời. Rồi họ mơ ước...và rồi đa số không dám trở lại VN vì lòng sĩ diện. "Ra đi không bao giờ trở lại" đó là bản chất của con người việt dù có đói khổ họ phải cố gắng vượt qua. Trở lại thành phố thì khác chứ trở về quê thì cs của họ sẽ cực kỳ tẻ nhạt và gần như tách khỏi cộng đồng.

Tháng 10 năm ngoái tôi cũng quen biết 02 cô đem theo con từ HQ về quê chơi, nhìn nét mặt bủng như ở trong tù. Tiếp xúc các cô đều nói, chỉ cần có ai ngỏ lời và dù có xấu đẹp, giàu nghèo thế nào cũng sẽ quyết định ở lại VN và không bao giờ sang HQ nữa. Ở Đức và nhiều quốc gia khác cũng như vậy, tuy nhiên ngoài những lý do đã nêu trên thì họ ở lại là vì tương lai con cái họ. Thế mới biết quê hương nó gắn liền với con người Việt biết bao. Ngoài vật chất thì tình cảm và tình yêu gia đình, bạn bè, cũng như cộng đồng cùng văn hóa với mình là những điều kiện sống vô cùng quí giá. Sinh ra đến lúc bập bẹ nói chúng ta gọi "Bà, Bố" và rồi từ dân nghèo đến những ông Bự khi đau yếu đều gọi "Mẹ ơi, trời ơi tôi đau quá" và ít khi gọi Bố. 9 tháng mang nặng đẻ đau đã gắn kết tình cảm của con người 1 cách mãnh liệt và lúc đó con người ta mới trở về thực tại sau những thăng trầm của cuộc sống. Một điều đặc biệt không kém, trước khi lâm chung cho dù con người ta thành đạt hay không thì đều muốn sau khi chết được đưa về quê và an táng cùng tổ tiên.

Quê hương là cái gì đó rất cao cả và thiêng liêng, nó thấm đẫm mồ hôi và nước mắt. Nó gắn chặt tình cảm giữa người với người và cộng đồng XH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay