Posted 21 Tháng 9, 2008 Các anh chị em trên diễn đàn thân mến! Các quái của quẻ dịch được nạp can, chi theo bảng sau: Anh chị em nào biết xin cho hỏi theo nguyên lý nào và bằng cách nào người ta xác định được bảng nạp can chi này. Đây là bảng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả luận quẻ. Nếu có sự nhầm lẫn thì rất tai hại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 9, 2008 Điều này tôi đã diễn giải trong cuốn: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" (Sách công bố ở trang chủ website lyhocdongphuong.org.vn và tuvilyso.net - văn hiến Lạc Việt). Anh và quí vị có thể tham khảo và cho ý kiến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 9, 2008 Anh Thiên Sứ kính mến! Anh viết: Điều này tôi đã diễn giải trong cuốn: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" (Sách công bố ở trang chủ website lyhocdongphuong.org.vn và tuvilyso.net - văn hiến Lạc Việt). Anh và quí vị có thể tham khảo và cho ý kiến.Em đã đọc và rất khâm phục anh. Nhưng em xin có vài ý kiến như sau:- Phân tích của anh chúng minh một cách sắc sảo rằng cổ thư chữ Hán có rất nhiều điều phi lý chứng tỏ tác giả học thuyết ADNH không phải là người Hoa hạ. - Theo em biết, anh đã chứng minh không chỉ trong nạp chi cho các hào của quẻ Dịch mà cổ thư chữ Hán truyền lại có sự sai lệch mà còn trong nhiều đồ hình quan trọng khác của học thuyết ADNH như Hà đồ, Lục thập Hoa giáp, Phong thủy, ... cũng được cổ thư chữ Hán truyền lại với nhiều sai lệch. Kết luận logic là còn nhiều đổ hình, kiến thức khác chắc chắn cũng chịu chung số phận mà ta chưa nhận biết cụ thể sai lệch nào? mức độ ra sao? chỉnh sửa thế nào? Điều này dẫn đến sự hoang mang, thiếu tự tin cho người dự đoán và thếu tin cậy cho nghười nghe đoán. - Bài viết của anh cũng dựa trên những nguyên lý do cổ thư chữ Hán truyền lại một cách hợp lý hơn với những tiêu chí hợp lý hình thức chứ chưa phải là sự chứng minh rốt ráo. Theo em, sự hợp lý hình thức chưa là sự chứng minh có tính thuyết phục, nó cũng gần giống như sự giải mã mà thôi (có thể ở trường hợp này nó cao hơn giải mã một chút nhưng chưa phải sự chứng minh hoàn hảo theo một logic, lý thuyết nhất quán). Hơn nữa, với những hợp lý anh chỉnh sửa em cũng nhận thấy một vài điều chưa hợp lý về mặt hình thức trong các chỉnh sửa ấy như sau: Nạp can chi cho các hào của quẻ dịch mà cổ thư truyền lại như sau: Anh dựa vào nguyên lý Hà đồ phối Hậu thiên Bát quái Lạc Việt chỉnh sửa lại như sau: So sánh 2 bảng ta thấy sự chỉnh sửa của anh gồm 2 điểm: - Đổi chỗ nạp chi giữa 2 quái Tốn và Khôn, phù hợp với đề xuất đổi chỗ Tốn - Khôn trong Hậu thiên Bát quái VV của anh thành Hậu thiên Bát quái Lạc Vệt. - Đổi chỗ các nạp chi của nội quái và ngoại quái trong nạp chi cho quái Chấn. Nều biểu diễn sự thay đổi này trên đồ hình anh vẽ trong sách "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" ta thấy: Trên đồ hình ta thấy rõ qui luật CÀN khởi ở Tý, Khảm khởi ổ Dần, Cấn khởi ở Thìn, Chấn khởi ở Ngọ, Khôn khời ở Sửu, Ly khời ở Mão. Nhưng theo qui luật đã đúng với 6 quái ấy thì Tốn đáng lẽ khởi ở Tỵ và Đoài khởi ở Mùi thì chỉnh sửa của anh lại cho ngược lại, Tốn khởi ở Mùi và Đoài khởi ở Tỵ. Tuy em chưa dám kết luận đúng sai thế nào nhưng rõ ràng ở đây có cái gì đó chưa được hợp lý về mặt hình thức. Cũng trên đồ hình ta thấy, các Thiên can Nhâm Quí, Giáp Ất, Mậu Kỷ sắp xếp liên tiếp nhau thuận theo chiều kim đồng hồ thì Canh Tân ngược chiều kim đồng hồ còn Bính Đinh lại cách 2 bước. Rõ ràng qui luật bị phá vỡ nghiêm trọng. Tuy những tình tiết phá vỡ qui luật đó là hình thức, nhưng em cho rằng nó tàng chứa một sai lệch nào đó liên quan đến sự chính xác trong các chỉnh sửa của anh. Mong anh xem xét. Kính anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 9, 2008 Chào Thầy, chú Vo Truoc, VinhL chưa nghiên cứu sâu vào vấn đề này, nhưng trong thư viện của mình có một vài tài liệu về nguyên lý này. Trong sách “Hà Đồ Trong Văn Minh Lạc Việt” của Thầy, có nêu lên vấn đề này, và đính chính theo Nguyên Lý Hà Đồ và Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt cho 3 quẻ Khôn, Chấn, Tốn. VinhL đánh lên những tài liệu này để chú Vo Truoc có thêm tài liệu nghiên cứu. Trích từ quyển “Địa Lý Toàn Thư” do Lê Khánh Trường và Lê Việt Anh dịch, Văn Lang xuất bản 1997. NGUYÊN NGŨ HÀNH NẠP GIÁP CHI NGHĨA Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái cùng sự tiêu diệt của 24 sơn và sự phát sáng của Bát quái, tất cả đều được nói rõ trong cuốn sách này. Trương Cửu Nghi nói: “ Ý chỉ của nạp giáp bắt nguồn từ Thái Âm; mà Thái Âm tròn đầy lại bắt nguồn từ Thái Cực; nguồn gốc của Thái Cực là Vô Cực”. Không có lời nói nào, hình tượng nào có thể diễn tả được Vô Cực. Vô Cực bao hàm hết thảy, nên mới nói Thái Cực bắt nguồn từ Vô Cực. Trong Vô Cực, khí vận động cọ sát, khí nhẹ và trong là Dương, biểu thị bằng phần trắng trong Thái Cực đồ; khí nặng và đục là Âm, biểu thị bằng phần đen trong Thái Cực đồ, đây là Lưỡng Nghi. Khí vận động cọ sát trong Dương nghi mà có được khí thuần dương, đó chính là Thái Dương ở góc Càn, Đoài phương Đông Nam của Thái Cực đồ; có được khí Âm bảy Dương ba chính là Thiếu Âm ở góc Chấn, Ly phương Đông Bắc của Thái Cực đồ. Khí vận động cọ sát trong Âm nghi sinh ra khí Thuần Âm, đây là Thái Âm ở góc Khôn, Cấn phương Tây Bắc trong Thái Cực đồ; có được khí Dương bảy Âm ba chính là Thiếu Dương ở góc Tốn, Khảm phương Tây Nam của Thái Cực đồ. Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm được gọi là Tứ Tượng. Mà đạo lý của Âm Dương là Âm Dương cùng phối hợp trong thuần dương có Âm, trong thuần Âm có Dương. Khí vận động cọ sát trong Thái Dương, mà toàn thể đều là Dương đó chính là Càn; khí có được hai dương một âm là Đoài. Khí vận động trong Thiếu Dương mà có được khí trong âm ngoài dương là chính là Ly; Khí có được một dương hai âm là Chấn. Khí vận động trong Thiếu Âm có được khí một âm hai dương là Tốn; có được khí trong dương ngoài âm là Khảm. Khí vận động trong Thái Âm mà có được hai âm một dương là Cấn; có được toàn thể là Âm, là Khôn. Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn được gọi là Bát quái. Người ta đều cho rằng ngoài Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, ngoài lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, ngoài Tứ Tương sinh Bát Quái, mà không biết rằng Lưỡng Nghi ở trong Thái Cực, Tứ Tượng ở trong Lưỡng Nghi, Bát quái ở trong Tư Tượng, hiểu rỏ điều này thì mới có thể biết được ý nghĩa của Nạp Giáp. Ly là Nhật thể, Khãm là Nguyệt thể, 6 quái còn lại chiếu theo thứ tự nhất định mà xuất hiện trong bát quái, đều lấy Càn làm cha, Khôn làm Mẹ, Chấn là Trưởng Nam, kế thừa bản thể của Càn Cha, nhờ vào Khôn mẹ xuất hiện ở Phương Bắc, cho nên Thái Âm từ ngày 28 mỗi tháng đến ngày mùng 2 tháng sau toàn thể đen tuyền mà thành quẻ Khôn; mặt trăng ban đầu sáng có ba phần, đó là một dương vừa sinh, hào sơ lục (hào Ất Mùi) của tiêu Khôn là hình tượng của Chấn Tam là sơ cửu (hào Canh Tí, nên Khôn Ất sơn kỵ dùng ngày Canh Tí và ngày Mão). Ngày mùng 8 mặt trăng ở phương Canh nên Chấn nạp Canh mà Hợi Mùi Chấn cũng nạp tam hợp, quái này có 6 hào đó là: sơ cửu Canh Tí (phụ mẩu); lục nhị Canh Dần (huynh đệ); lục tam Canh Thìn (thê tài); cửu tứ Canh Ngọ (tử tôn); lục ngũ Canh Thân (quan quỉ), thượng lục Canh Tuất (thê tài). Lấy hào quan trong quái làm sát diệu nên quẻ Chấn kỵ Thân thủy ngày Thân, dùng nó để xem Tử, Phụ, Tài, Quan thì cũng dễ dàng luận đoán. Quẻ này tựa Mão Long, nhập thủ (Canh Hợi Mùi đồng), hướng Đoài (Tí Tị Sửu đồng) là Tam Tam Trạch Lôi Tùy. Cung Chấn thuộc Mộc, hào sơ cửu là Canh Tí (phụ mẫu); hào lục nhị là Canh Dần (huynh đệ); hào lục tam Canh Thìn (thê tài); cửu tứ là Đinh Hợi (phụ mẫu); cửu ngũ là Đinh Dậu (quan quỉ); thượng lục Đinh Mùi (thê tài). Long là nội quái, cần có Sa, đóng tại phương vị Dần Thìn; sơn phóng cần Triều sơn cao vút lại là ngoại quái, cần có Thủy đóng ở phương Hợi Dậu Mùi; Thủy cần lưu động, vì Long quản Sa nên hướng quản thủy, đây là tựu Chấn Cát Chấn. Mùng 8 là thượng huyền, mặt trăng sáng 6 phần, thế là hia dương sinh, lục nhị (hào Canh Dần) tiêu Chấn là Cửu nhị (hào Đinh Mão, nên Chấn Canh sơn và Hợi Mùi sơn kỵ dùng ngày Mão tháng Dậu, là tượng của Đoài Tam). Ngày mùng 8, trăng ở phương Đinh nên Đoài nạp Đinh mà Tị Sửu cũng nạp tam hợp với Đoài. Quẻ này có 6 hào: sơ cửu là Đinh Tỵ (quan quỉ), cửu nhị là Đinh Mão (thê tài); lục tam Đinh Sửu (phụ mẫu); cửu tứ là Đinh Hợi (tử tôn), cửu ngũ là Đinh Dậu (huynh đệ); thượng lục là Đinh Mùi (phụ mẫu), hào Quan trong quẻ là sát diệu nên Đoài kỵ Tị thủy, ngày Tỵ. Đến ngày 15 mặt trăng tròn đầy, đây là biểu hiện của Thuần Âm, lục tam (hào Đinh Sửu) của tiêu Đoài, là cửu tam (hào Giáp Thìn, vì thế Đoài, Đinh Tị, Sửu sơn kỵ ngày Giáp) đây là tượng của Càn Tam. Khi Nhật sơ bát thì Nguyệt sinh ở phương Giáp, nên Càn nạp Giáp Nhâm là Thiên Can thứ chín. Bát quái nạp Bát Can, còn lại cửu và thập, phân làm Càn và Khôn, nên Càn nạp Giáp và Nhâm; Khôn nạp Ất và Quí. La Kinh không có Tuất Tị, sở dĩ Ly nạp Tị là vì Hậu Thiên đóng ở cung Càn, phân ra Nhâm của Càn nạp trong Ly; Khảm nạp Tuất là vì Hậu Thiên đóng ở Khôn, là phân ra Quí của Khôn, nạp trong Khảm. Quẻ Càn có 6 hào: sơ cửu Giáp Tí (tử tôn); cửu nhị Giáp Dần (thê tài); Cửu tam Giáp Thìn (phụ mẫu); cửu tứ Nhâm Ngọ (quan quỉ); cửu ngũ Nhâm Thân (huynh đệ); thượng cửu Nhâm Tuất (phụ mẫu), Hào quan lấy chúng làm sát diệu trong quẻ, nên Càn (cùng Giáp) kỵ Ngọ Thủy, này Ngọ. Ba quẻ trên lấy mặt trời mọc là chuẩn, Nhật Nguyệt tròn đầy mà dưới thiếu 3 phần, đây là một Âm vừa sinh ra. Sơ cửu (hào Giáp Tí) của tiêu Càn là sơ lục (hào Tân Sửu, nên Càn Giáp sơn kỵ dùng ngày Tân và Tân Sửu), nó là tượng của Tốn Tam (đây là ý của câu: “Càn gặp Tốn thời nguyệt khuất”). Khi mặt trời (nhật) mọc thì mặt trăng (nguyệt) đóng ơ phương Tân, nên Tốn nạp Tân, quẻ này có 6 hào: Sơ lục Tân Sửu (thê tài); Cửu nhị Tân Hợi (phụ mẫu); Cửu tam Tân Dậu (quan quỉ); Lục tứ Tân Mùi (thê tài); Cửu ngũ Tân Tị (tử tôn); Thượng cửu Tân Mão (huynh đệ), hào Quan trong quái lấy đó làm sát diệu, nên Tốn (cùng Tân) kỵ Dậu Thủy, kỵ ngày Dậu. Đến ngày 23 là hạ huyền, trăng khuyết 6 phần là hai âm sinh, Cửu nhị (hào Tân Hợi) của diệt Tốn là Lục nhị (hào Bính Ngọ, nên Tốn, Tân Sơn kỵ ngày Bính và Bính Ngọ), nó là tượng của Cấn tam. Khi mặt trời mọc thì mặt trăng ở phương Bính, vì vậy Cấn nạp Bính, quẻ này có 6 hào: Sơ lục Bính Thìn (huynh đệ); Lục nhị Bính Ngọ (phụ mẫu); Cửu tam Bính Thân (tử tôn); Lục tứ Bính Tuất (huynh đệ); Lục ngũ Bính Tí (thê tài); Thượng cửu Bính Dần (quan quỉ), hào Quan trong quái lấy đó làm sát diệu, nên Cấn (cùng Bính) kỵ Dần Thủy và ngày Dần. Đến ngày 28 thì mặt trăng hoàn toàn biến mất, Cửu tam (hào Bính Thân) của tiêu Cấn là Lục Tam (hào Ất mão, nên Cấn, Bính sơn kỵ ngày Ất và Ất Mão) đây là tượng của Thuần Âm Khôn tam. Khi mặt trời mọc thì mặt trăng ở phương Ất nên Khôn nạp Ất và Quí, quẻ này có 6 hào: Sơ lục Ất Mùi (huynh đệ); Lục nhị Ất Tị (phụ mẫu); Lục tam Ất Mão (quan quỉ); Lục tứ Quí Sửu (huynh đệ); Lục ngũ Quí Hợi (thê tài); Thượng lục Quí Dậu (tử tôn); hào Quan trong quái lấy đó làm sát diệu nên Khôn, Ất kỵ Mão Thủy, ngày Mão. Sáu quẻ vừa nêu trên đều có sinh diệt, chỉ có Khảm Ly có được nhật nguyệt chính thể là không bị tiêu diệt. Trong Tiên Thiên chúng là một Đông một Tây, trong Hậu Thiên chúng là một Nam một Bắc. Lấy Tuất Tị của trung tâm Lạc Thư hình thành kinh vĩ, vì vậy hào trong Khảm Tam nạp Tuất Thổ; hào trong Ly tam nạp Tị Hỏa. Mà Địa lí phong thủy lấy Tuất nhận Cấn, Ất nhận Khôn, do đó Ly phân ra Nhâm của Càn, tam hợp với Dần Tuất mà nạp Nhâm Dần Tuất, Khảm phân làm Quí của Khôn, tam hợp với Thân Thìn mà nạp Quí Thân Thìn. Quẻ Ly có 6 hào: Sơ cửu Kỷ Mão (phụ mẫu), Lục nhị Ất Sửu (tử tôn); Cửu tam Kỷ Hợi (quan quỉ); Cửu tứ Kỷ Dậu (thê tài); Lục ngũ Ất Mùi (tử tôn); Thượng cửu Ất Tị (huynh đệ), hào Quan lấy đó làm sát diệu nên Ly (Nhâm Dần Tuất) kỵ Hợi Thủy, này Hợi. Khảm có 6 hào: Sơ lục Mậu Dần (tử tôn); Cửu nhị Mậu Thìn (quan quỷ); Lục tam Mậu Ngọ (thê tài); Lục tứ Mậu Thân (phụ mẫu); Cửu ngũ Mậu Tuất (quan quỉ); Thượng lục Mậu Tí (huynh đệ), hào Quan trong quái lấy đó làm sát diệu, nên Khảm (Quý Thân Thìn) kỵ Thìn, Mậu (Mậu Thìn, Mậu Ất). Nay lại lấy các loại Long mạch, nạp vào các quẻ để xem vận khí của tử, phụ, tài, quan, Long là nội quái, cai quản sa nên cần Sa sơn cao vút; Hướng là ngoại quái, cai quản thủy nên cần thủy đón chào. Đoạn sau đây trích từ quyển Chu Dịch với Dự Đoán Học của Thiệu Vĩ Hoa, Mạnh Hà Dịch Trong phương pháp nạp chi vì sao quẻ Càn lại nạp: tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất? Vì sao quẻ Khôn lại nạp: mùi, tỵ, mão, sửu, hợi, dậu? Người xưa khi bàn về hào đã lấy 12 hào của hai quẻ “Càn, Khôn” ứng với 12 tháng trong 1 năm. Điều này trong các sách đã nói rất rõ: cái gọi là “hào thời” là chỉ 12 hào trong hai quẻ Càn và Khôn tương đương 12 thời, lại đem 12 thời này chia làm 12 thán. Tức hào chín đầu của Càn làm “tý” là tháng 11, hào chín hai làm “dần” là tháng giêng; hào chín ba làm “thìn” là tháng 3; hào chín bốn làm “ngọ” là tháng 5; hào chín năm làm “thân” là tháng 7; hào chín trên làm “tuất” là tháng 9. Hào sáu đầu của quẻ Khôn làm “mùi” là tháng 6; hào sáu hai làm “dậu” là tháng 8; hào sáu ba làm “hợi” là tháng 10; hào sáu bốn làm “sửu” là tháng 12; hào sáu năm làm “mão” là tháng 2; hào sáu trên làm “tỵ” là tháng 4. Căn cứ nguyên tắc thời của 12 hào cho nên hào đầu cua Càn lấy là tý, rồi cách ngôi mà định hào tiếp theo; Hào đầu của quẻ Khôn bắt đầu từ Mùi, rồi cách ngôi mà định tiếp hào sau. Nhưng cách sắp xếp các hào tiếp theo hào đầu không phù hợp với cách sắp trước kia đó là vì quẻ Khôn là quẻ âm, cách sắp xếp hào đầu của nó là đi ngược lên. Đối với 6 quẻ khác: chấn, khảm, tốn, cấn, ly, đoài, thứ tự địa chi các hào của nó cũng được sắp xếp tuần tự theo một quy luật nhất định. Vì: Chấn, Khảm, Cấn là quẻ dương nên sắp xếp theo chiều thuận. Do đó hào chín đầu cua quẻ Chấn bắt đầu từ Tý, hào sáu đầu của quẻ Khảm bắt đầu từ Dần; hào sáu đầu của quẻ Cấn bắt đầu từ Thìn. Theo cách sắp xếp hào đầu của 3 quẻ ấy chính là tý, dần, thìn là cua ba hào trong quẻ Càn. Cho nên quẻ Chấn là trưởng nam, lấy hào đầu của Càn làm hào đầu của nó; quẻ Khảm là trung nam lấy hào hai của Càn làm hào đầu; Cấn là thiếu nam lấy hào ba của Càn làm hào đầu. Thứ tự sắp xếp hào đầu của 3 quẻ âm Tốn, Ly, Đoài khá phức tạp. Nó không những đi ngược của các hào thứ mà thứ tự của ngôi hào và quẻ cũng hoàn toàn ngược lại. Hào đầu của quẻ ấy thứ tự là: Đoài, Ly, Tốn. doài là thiếu nử, theo quy tắc đếm ngược của quẻ âm thì lấy hào đầu của quẻ Khôn al`m hào trên của quẻ Đoài, nên hào sáu trên của quẻ Đoài bắt đầu ở Mùi - Thổ; Ly là trung nữ lấy hào hai của Khôn làm hào sáu trên của Ly là Tỵ - Hỏa; Tốn là trưởng nữ lấy hào ba của Khôn làm hào sáu trên nên hào trên của Tốn là Mão - Mộc. Thứ tự của các hào là từ trên xuống dưới sắp xếp cách ngôi. Kính Mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 9, 2008 Anh Votruoc thân mến. Trong phương pháp luận và minh chứng để chỉnh sửa nạp âm các hào của quẻ Dịch chẳng hề liên quan gì đến việc đổi chỗ Tốn Khôn cả. Đâu phải cái gì cũng liên quan đến đổi chỗ Tốn Khôn đâu? Anh xem kỹ lại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 9, 2008 Cám ơn VinhL! Anh Thiên Sứ viết: Trong phương pháp luận và minh chứng để chỉnh sửa nạp âm các hào của quẻ Dịch chẳng hề liên quan gì đến việc đổi chỗ Tốn Khôn cả. Đâu phải cái gì cũng liên quan đến đổi chỗ Tốn Khôn đâu?Em cũng thấy vậy. Nhưng em không nói phương pháp luận của anh liên quan tới việc đổi chỗ Tốn Khôn mà em nói nó phù hợp với việc này vì rõ ràng là như vậy (liên quan và phù hợp là 2 vấn đề không phải lúc nào cũng đồng nhất):Đổi chỗ nạp chi giữa 2 quái Tốn và Khôn, phù hợp với đề xuất đổi chỗ Tốn - Khôn trong Hậu thiên Bát quái VV của anh thành Hậu thiên Bát quái Lạc Vệt.Em không có ý phủ nhận phương pháp luận của anh mà chỉ nêu một vài băn khoăn, thắc mắc khi thấy sự thiếu qui tắc trên phương diện hình thức mà thôi. Em hoàn toàn chưa bình luận gì về bản chất vấn đề. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 9, 2008 Anh Votruoc viết: Tuy em chưa dám kết luận đúng sai thế nào nhưng rõ ràng ở đây có cái gì đó chưa được hợp lý về mặt hình thức. Cũng trên đồ hình ta thấy, các Thiên can Nhâm Quí, Giáp Ất, Mậu Kỷ sắp xếp liên tiếp nhau thuận theo chiều kim đồng hồ thì Canh Tân ngược chiều kim đồng hồ còn Bính Đinh lại cách 2 bước. Rõ ràng qui luật bị phá vỡ nghiêm trọng. Tuy những tình tiết phá vỡ qui luật đó là hình thức, nhưng em cho rằng nó tàng chứa một sai lệch nào đó liên quan đến sự chính xác trong các chỉnh sửa của anh. Anh xem kỹ lại đi! Trong vấn đề này, tôi chỉ đặt vấn đề chỉnh sửa cách nạp chi . Còn quy luật nạp Can - theo sách Tàu - tôi không đả động đến vì thấy nó đã hợp lý. Nếu anh nhận thấy vấn đề Thiên Can chưa ổn anh có thể chỉnh sửa bổ sung. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 9, 2008 Anh xem kỹ lại đi! Trong vấn đề này, tôi chỉ đặt vấn đề chỉnh sửa cách nạp chi . Còn quy luật nạp Can - theo sách Tàu - tôi không đả động đến vì thấy nó đã hợp lý. Nếu anh nhận thấy vấn đề Thiên Can chưa ổn anh có thể chỉnh sửa bổ sung. Xin lỗi anh Thiên Sứ! Quả thật anh chỉ đặt vấn đề chỉnh sửa cách nạp chi. Em cũng có nghiên cứu vấn đề này, nhưing còn một số điều cần suy nghĩ thêm về lý luận cho chặt chẽ. Khi nào xong, em sẽ pót. Nhưng kết quả có lẽ như sau, mong anh góp ý: Ở cách nạp can chi này, em chưa đưa ra lý luận. Nhưng về mặt hình thức, em xin nêu mấy ý như sau: - Phù hợp với lý luận quái Khôn nạp chi bắt đầu ở Sửu của anh. - Phù hợp với đổi chỗ Tốn Khôn trong Hậu thiên Bát quái Lạc Việt của anh. - Phù hợp đổi chỗ Cấn Chấn trong đồ hình Hà đồ trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của em trên diễn đàn. - Phù hợp qui luật thứ tự vận động của các Thiên can trên đồ hình ở trên: Tuy nhiên có nhiều sai lệch về can, chi so với cách nạp của anh ở các quái Khàm, Chấn, Cấn, Ly, Tốn, Đoài. Chỉ giống ở mỗi 2 quái Càn và Khôn mà thôi. Kính anh! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 9, 2008 Anh Votruoc thân mến. Theo tôi để tiện so sánh, anh hãy trình bày cách nạp can theo sách Tàu và một bảng nạp can theo cách của anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 9, 2008 Anh Votruoc thân mến. Theo tôi để tiện so sánh, anh hãy trình bày cách nạp can theo sách Tàu và một bảng nạp can theo cách của anh. Anh Thiên Sứ Kính mến!Cách nạp can theo sách Tàu thì em biết kém lắm, anh giỏi hơn rất nhiều, em không dám trình bày. Em chỉ đọc tham khảo bài viết của anh thôi. Nhưng cách nạp của em thì hoàn toàn không tham khảo sách Tàu về phương pháp luận, chỉ tham khảo kết quả thôi. Kẹt một nỗi là em còn một số cân nhắc trong logic của mình nên cần nghiên cứu thêm, em sẽ pót sau. Anh có thể bảo rằng thế thì lúc ấy hẵng hay, viết trước mà làm gì! Em đã có lời phân trần trước là mong anh nhận xét về mặt kết quả để em hoàn thiện logic của mình. Mong anh thông cảm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 10, 2008 Anh Thiên Sứ kính mến! Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Về nguyên lý nạp Can, Chi cho các hào của quẻ tôi đã hân hạnh được trao đổi với anh chị em trên diễn đàn và nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt của anh Thiên Sứ. Tôi xin chân thành cảm ơn. Như đã hứa, hôm nay, vừa tạm hoàn thành xong các ý tưởng của mình, tôi xin pót lên đây những kiến giải của mình về nguyên lý nạp Can, Chi cho các hào của quẻ. Mong anh em cho ý kiến. Tư tưởng của bài viết là dựa trên luận điểm mà tôi đã trình bày trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình trên diễn đàn này là: Các trùng quái trong Kinh dịch mô tả quan hệ của những yếu tố trong sự vật với nhau. NẠP THIÊN CAN CHO CÁC QUÁI Một sự vật bao gồm nhiều yếu tố ADNH như âm, dương, ngũ hành, bát quái, … Những thành phần của các yếu tố ấy quan hệ với nhau trong tương tác âm dương tạo nên tập hợp các quan hệ ADNH trong sự vật. Những thành phần đó quan hệ với nhau và thể hiện đặc tính quan hệ qua các thuộc tính của chúng. Những thuộc tính đó là Âm, Dương, Chung trong Tam tài, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Ngũ hành, Càn, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Đoài, Ly, Khôn, Thổ dương, Thổ âm trong Bát quái. Trong các quan hệ đó có những quan hệ chính quyết định vận động phát triển của sự vật, thể hiện mâu thuẫn chính của sự vật, và những quan hệ khác đóng vai trò ít quan trọng hơn gọi là các quan hệ phụ. Các quan hệ chính là các quan hệ giữa các yếu tố có thuộc tính âm dương đối nghịch nhau. Trong Tam tài, quan hệ chính là quan hệ Dương Âm. Các quan hệ phụ là Dương Chung, Âm Chung, Dương Dương, Âm Âm, Chung Chung. Trong Ngũ hành, là sự phát triển của Tam tài, quan hệ Dương Âm phát triển thành 2 quan hệ chính là Thủy Hỏa (Đại diện cho quan hệ Dương Âm trong Tam tài vì Thủy thuộc Thái dương, Hỏa thuộc Thái âm) và Mộc Kim (Đại diện cho quan hệ Dương Âm trong sự vật mới khi sư vật cũ tiêu biến đi trong quá trình tiến hóa của sự vật). Những quan hệ giữa Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ còn lại là những quan hệ phụ). Thuộc tính Thủy đặc trưng cho quan hệ Thủy Hỏa, có trước, thuộc dương. Thuộc tính Mộc đặc trưng cho quan hệ Mộc Kim, có sau, thuộc âm. Sự vật phân chia bát quái - bao gồm 10 yếu tố: CÀN, KHẢM, CHẤN, CẤN, KHÔN LY, TỐN, ĐOÀI, THỔ DƯƠNG, THỔ ÂM – là sự phát triển của Ngũ hành. Quan hệ Thủy Hỏa phân chia thành 2 quan hệ Càn Khôn (Thái, có trước, thuộc dương) và Khảm Ly (Thiếu, có sau, thuộc âm). Quan hệ Mộc Kim phân chia thành 2 quan hệ Chấn Tốn (Thái, có trước, thuộc dương), Cấn Đoài (Thiếu, có sau, thuộc âm). Ngoài ra, hành Thổ cũng phân chia thành Thổ âm và Thổ dương nên tạo thành một quan hệ nữa là quan hệ Thổ dương Thổ âm (thuộc tính Thổ dương). Như vậy, trong sự vật hình thành các quan hệ chính là như sau: Trong sự vật, các quan hệ cả chính và phụ luôn song song tồn tại và không ngừng biến đổi làm sự vật phát triển, tiến hóa. Nhưng mức độ nổi bật của chúng khác nhau ở những thời kỳ khác nhau theo qui luật phát triển hưng vượng các thuộc tính của chúng. Chiều hưng thịnh của các quan hệ chính có thuộc tính từ dương tới âm, Thái tới Thiếu như sau: - Trong Tam tài: Dương Âm - Trong Ngũ hành: Thủy Hỏa ---> Mộc Kim - Trong Bát quái: Càn Khôn --- > Khảm Ly --- > Chấn Tốn --- > Cấn Đoài --- > Thổdương Thổ âm Nạp Ngũ hành cho các thời kỳ hưng vượng của các thuộc tính các quan hệ theo chiều Ngũ hành tương sinh (vượng) bắt đầu từ Mộc ta được: Như đã biết, thuộc tính Ngũ hành của các Thiên can như sau: So sánh 2 bảng trên ta được bản nạp Thiên can cho các quái trong các quan hệ của sự vật như sau: Trong sự vật, hành Thổ tuy có Thổ dương, Thổ âm khác nhau nhưng chúng không mâu thuẫn, đấu tranh nhau do bản chất của hành Thổ gồm các yếu tố âm dương thống nhất với nhau. Do đó, theo nguyên tắc nam CÀN nữ KHÔN, khi Thổ tham gia vào các quan hệ thì, Thổ dương hành sử như CÀN, Thổ âm hành xử như Khôn. Vì vậy, nạp Thiên can cho bát quái trở thành: Như vậy, các quan hệ trong sự vật chỉ còn 8 đặc tính thông qua 8 quái. Ờ đây, quái CÀN được nạp 2 thiên can Giáp và Nhâm. Thiên can Giáp được nạp khi các thành phần của CÀN thực sự tham gia vào quan hệ trong sự vật. Thiên can Nhâm được nạp khi các thành phần của Thổ dương tham gia vào các quan hệ. Quái Khôn được nạp 2 thiên can Ất và Quí. Thiên can Ất dược nạp khi các thành phần của Khôn thực sự tham gia vào quan hệ trong sự vật. Thiên can Quí được nạp khi các thành phần của Thổ âm tham gia vào các quan hệ. Như vậy, người đọc cũng thấy cách nạp Thiên can trên có điểm khác biệt với cách nạp do cổ thư chữ Hán truyền lại. Đối với 2 quái Càn và Khôn, được nạp Giáp, Ất hay Nhâm, Quí do bản chất của thành phần tham gia quan hệ quyết định chứ không phải là vị trí ngoại quái hay nội quái quyết định. Các Thiên can nạp cho các quái khác có một qui luật chặt chẽ, hợp logic chứ không ấn định độc đoán, áp đặt dưới dạng “huyền cơ”! NẠP ĐỊA CHI CHO CÁC QUÁI Một sự vật được mô hình hóa theo Địa chi như sau: Màu trắng chỉ những Địa chi dương tính, Màu đen chỉ những Địa chi âm tính. Sự vận động của sự vật trong mô hình Địa chi bắt đầu từ cặp âm dương đầu tiên là Tý Sửu, sau đến Dần Mão, Thìn Tỵ, Ngọ Mùi song hành với vận động của các quan hệ chính trong sự vật, như trên ta đã phân tích, gồm một cặp âm dương theo chiều: Càn Khôn -> Khảm Ly -> Chấn Tốn -> Cấn Đoài Ta hãy lập bảng sau mô tả vận động của Địa chi và các quan hệ chính tương ứng trong sự vật Căn cứ vào tính âm dương của các quái và theo bảng, trên những Địa chi tương ứng bắt đầu cho các Quái là: Dùng qui tắc các quái dương được nạp bởi các Địa chi dương theo chiều thuận, các quái âm được nạp bởi các Địa chi âm theo chiều nghịch bắt đầu bằng các Địa chi theo bảng trên ta thu được bảng nạp chi cho các quái như sau: Căn cứ vào bản chất của nội quái và ngoại quái, ba Địa chi đầu được nạp cho nội quái khi các thành phần tham gia vào quan hệ giũ vai trò chủ động. Ba Địa chi sau được nạp cho ngoại quái khi các thành phần tham gia vào quan hệ giũ vai trò bị động quái. Tồng hợp các phân tích ở trên ta đưa ra bảng nạp Can Chi cho các quái như sau: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2008 Anh Vô trước thân mến. Căn cứ vào đâu để anh có bảng này? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2008 Anh Vô trước thân mến. Căn cứ vào đâu để anh có bảng này? Reduced: 52% of original size [ 1101 x 389 ] - Click to view full image Anh Thiên Sứ kính mến!Trong bài em lý giải như thế cũng tương đố rõ rồi mà. Chiều vận hành của Ngũ hành tương sinh hay chiều dòng Vượng khí bắt đầu từ Mộc là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy (còn tại sao bắt đầu từ Mộc thì em sẽ bàn tới sau trong mục "Tại sao Thiên can bắt đầu từ Giáp-Mộc"), còn chiều vận hàng của các quan hệ chính trong sự vật em đã phân tích ở trong bài là: Càn Khôn, Khảm Ly, Chấn Tốn, Cấn Đoài. Chính vì thứ tự vận hành lần lượt như thế nên có bảng trên. Mong anh cho ý kiến! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2008 Anh Thiên Sứ kính mến! Trong bài em lý giải như thế cũng tương đố rõ rồi mà. Chiều vận hành của Ngũ hành tương sinh hay chiều dòng Vượng khí bắt đầu từ Mộc là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy (còn tại sao bắt đầu từ Mộc thì em sẽ bàn tới sau trong mục "Tại sao Thiên can bắt đầu từ Giáp-Mộc"), còn chiều vận hàng của các quan hệ chính trong sự vật em đã phân tích ở trong bài là: Càn Khôn, Khảm Ly, Chấn Tốn, Cấn Đoài. Chính vì thứ tự vận hành lần lượt như thế nên có bảng trên. Mong anh cho ý kiến! Nạp can chi chỉ liên quan đến bát quái sao lại có hai hành Thổ vào đấy? Và hai hành thổ này về ngũ hành lại là Thuỷ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2008 Nạp can chi chỉ liên quan đến bát quái sao lại có hai hành Thổ vào đấy? Và hai hành thổ này về ngũ hành lại là Thuỷ?Anh Thiên Sứ kính mến!Các Thiên can mô tả tác động của toàn Vũ trụ tới sự vật, nó ảnh hưởng tới các quái (một yếu tố của sự vật) chứ nó không phải là thuộc tính của quái. Do đó, hành Thổ của Thiên can ảnh hưởng tới quái chứ không phải quái có thuộc tính Thổ. Trong sự vật có 10 yếu tố là Bát quái và Thổ âm, Thổ dương chứ không phải chỉ có Bát quái. Thổ âm Thổ dương cũng là một quan hệ chính trong sự vật, nhưng do trung tính nên nó không cảm ứng được các tương tác bên ngoài và khi có các tương tác đó tới cung Thổ thì Càn hoặc Khôn sẽ cảm ứng. Đó là nguyên lý nam Càn, nữ Khôn. Tất cả những luận điểm này em đã trình bày trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình trên diễn đàn. Bài viết này cũng là sự tiếp tục phát triển những lý luận trong chuyên mục đó. Anh Thiên Sứ kính mến! Em cũng có mục tiêu như anh là phục hưng văn hóa Việt tùy nào khả năng có hạn của mình. Em xây dựng "Cơ sở học thuyết ADNH" cũng nhằm mục tiêu đó. Tất cả những quan điểm của em trên diễn đàn về học thuyết ADNH đều nằm trong hệ thống lý luận của chuyên mục này. Do đó, để nắm được logic của những bài viết của em về ADNH thì phải đọc qua chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" cũng như muốn nắm được logic của anh về ADNH thì phải đọc kỹ "Tìm về cội nguồn kinh dịch" " Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" ... vậy. Em vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu, nghĩa là sẵn sàng chỉnh sửa để dần dần hoàn thiện chuyên mục này nên rất mong anh chị em và đặc biệt là anh đọc và góp ý. Em nói rất chân thành. Kính anh! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 10, 2008 Anh Thiên Sứ kính mến! Các Thiên can mô tả tác động của toàn Vũ trụ tới sự vật, nó ảnh hưởng tới các quái (một yếu tố của sự vật) chứ nó không phải là thuộc tính của quái. Do đó, hành Thổ của Thiên can ảnh hưởng tới quái chứ không phải quái có thuộc tính Thổ. Trong sự vật có 10 yếu tố là Bát quái và Thổ âm, Thổ dương chứ không phải chỉ có Bát quái. Thổ âm Thổ dương cũng là một quan hệ chính trong sự vật, nhưng do trung tính nên nó không cảm ứng được các tương tác bên ngoài và khi có các tương tác đó tới cung Thổ thì Càn hoặc Khôn sẽ cảm ứng. Đó là nguyên lý nam Càn, nữ Khôn. Tất cả những luận điểm này em đã trình bày trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình trên diễn đàn. Bài viết này cũng là sự tiếp tục phát triển những lý luận trong chuyên mục đó. Anh Thiên Sứ kính mến! Em cũng có mục tiêu như anh là phục hưng văn hóa Việt tùy nào khả năng có hạn của mình. Em xây dựng "Cơ sở học thuyết ADNH" cũng nhằm mục tiêu đó. Tất cả những quan điểm của em trên diễn đàn về học thuyết ADNH đều nằm trong hệ thống lý luận của chuyên mục này. Do đó, để nắm được logic của những bài viết của em về ADNH thì phải đọc qua chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" cũng như muốn nắm được logic của anh về ADNH thì phải đọc kỹ "Tìm về cội nguồn kinh dịch" " Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" ... vậy. Em vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu, nghĩa là sẵn sàng chỉnh sửa để dần dần hoàn thiện chuyên mục này nên rất mong anh chị em và đặc biệt là anh đọc và góp ý. Em nói rất chân thành. Kính anh! Nhiệt tình là một chuyện, nhưng có đủ khả năng để đạt được mục đích hay không lại là chuyện khác. Đôi khi nhiệt tình nồng hậu, mục đích tốt đẹp nhưng phương pháp sai và điều kiện chưa đủ dẫn đến sai lầm trong kết luận và phá hỏng mục đích. Về lập luận của anh trong việc cho thêm hai hành Thổ vào và cho rằng nó là thuộc tính của Thiên Can. Nhưng Thiên can thì chỉ có hai hành thổ là Mậu Kỷ. Đã vậy anh lại xếp hai hành thổ dưới bát quái và đồng đẳng với bát quái (Cùng hàng dọc) vậy là anh đã thêm vào thành 10 quái với cách gọi khác là không có cơ sở so sánh với tiên đề anh đưa ra là Bát quái (Không có hai hành thổ) với Thiên can.Trong quái thì chỉ có một thổ là Khôn - Theo Lạc Việt và Cấn - Khôn theo sách Hán. Về mặt phương pháp luận thì anh đã sai ngay từ cách đặt vấn đề. Anh đang liên hệ giữa bát quái và Thiên Can thì không có cơ sở nào để anh đưa hai hành Thổ thêm vào. Như vậy, anh đã liên hệ bát quái và hai hành Thổ với Thiên can chứ không phải chỉ bát quái với Thiên can. Đó là sai lầm thứ nhất. Thứ hai là hai hành thổ mà anh coi là Âm Dương đó thì thuộc tính ngũ hành không thể là Thủy được. Vì ngũ hành đã định danh Thủy và Thổ là hai thuộc tính khác nhau (Theo hàng dọc). Anh hãy suy ngẫm lại. Anh nên lưu ý tiêu chí khoa học xác định rằng: Một lý thuyết nhân danh khoa học chỉ được coi là đúng khi nó giải thích hợp lý được hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan tới nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Bởi vậy, khi đưa ra một lý thuyết thì tối thiểu nó phải nhất quán với chính tiêu đề của nó. Nếu giả thiết rằng đã có một sự nhất quán và hợp lý với chính nó thì nó phải có tính giải thích hợp lý với các vấn đề liên quan. Ngay cả khi đạt được điều này thì còn các yếu tố khác như tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri phải được thực hiện. Trong tôn giáo cũng có những hệ thống giáo lý nhất quán, hoàn chỉnh trong việc giải thích hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, nhưng thiếu yếu tố qui luật, khách quan và khả năng tiên tri. Bởi vậy nó phi khoa học. Anh cũng lưu ý rằng: Ngay cả sau khi thỏa mãn những yếu tố trong tiêu chí khoa học trên thì nó còn phải thỏa mãn nhiều tiêu chí khoa học khác liên quan. Thí dụ: Một lý thuyết được coi là khoa học sẽ không phủ nhân những lý thuyết khoa học đã được công nhân là chân lý có trước nó. Thí dụ thuyết tương đối không phủ nhận thuyết bảo toàn năng lượng. Vì công trình của anh quá dài, tôi không có thời gian để phản biện vì còn những công việc của tôi. Nhưng tôi chỉ lưu ý anh là muốn một học thuyết hoàn chỉnh và khoa học phải lấy chính tiêu chí khoa học để tự soi xét. Anh cũng lưu ý là: Tiêu trí khoa học và kiến thức chuyên môn khoa học là hai vấn đề khác nhau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 10, 2008 Anh Thiên Sứ kính mến! Cảm ơn anh về nhiều lời khuyên. Anh yên tâm, những vấn đề anh lưu ý đối với em là lẽ đương nhiên không phải bàn cãi. Vì công trình của anh quá dài, tôi không có thời gian để phản biện vì còn những công việc của tôi.Những phản bác mà anh đưa ra, em nghĩ, chính là vì lý do này. Khi đọc kỹ chuyên mục "Cơ sở học thuết ADNH" thì không còn những phản biện đó và em cũng khó giải thích khi không có cơ sở lý thuyết đó. Em đã viết:Tất cả những quan điểm của em trên diễn đàn về học thuyết ADNH đều nằm trong hệ thống lý luận của chuyên mục này. Do đó, để nắm được logic của những bài viết của em về ADNH thì phải đọc qua chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" cũng như muốn nắm được logic của anh về ADNH thì phải đọc kỹ "Tìm về cội nguồn kinh dịch" " Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" ... vậy.Vì vậy, có lẽ mình nên dừng chuyên đề này ở đây nhé, em biết là anh quá bận mà.Kính anh! Share this post Link to post Share on other sites