dafahao

Đột Phá Khoa Học

19 bài viết trong chủ đề này

Nước có thể phân biệt được tốt xấu.

Hi các bạn, vừa đọc được một thông tin rất thú vị ^^. Bạn có bao giờ nghĩ nước có thể phân biệt được tốt xấu không, có tư tưởng và có thể nhận đinh. Thế mà trong một loạt các thí nghiệm của tiến sĩ Masaru Emoto, Chủ tịch của Hội Hado Quốc tế – International Hado Membership gọi tắt là IHM đã làm có thể làm người xem sửng sốt và thay đổi quan niệm của khoa học hiện đại.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

A1_____________________A2________________A3

Posted ImagePosted Image

A4__________________________A5A6

Liên quan đến tinh thể nước, IHM đã làm một vài thí nghiệm thú vị. Tiến trình thí nghiệm (Ảnh A-3 và A-4) như sau. Nước dùng để thí nghiệm được nhỏ vào 100 chiếc đĩa và để vào một máy ướp lạnh (Ảnh A-1) trong 2 giờ đồng hồ. Sau đó các tinh thể nước đóng băng được đặt dưới một kính hiển vi để chụp ảnh chóp của nước đá với độ phóng đại từ 200 đến 500 lần (Ảnh A-5 và A-6). Từ đây về sau tinh thể nước đóng băng được gọi tắt là tinh thể.

Bài hơi dài, mình trích một số bức ảnh và thí nghiệm cụ thể nhé:

Posted Image

A-9

Tinh thể đóng băng sau khi được nghe bản Pastorale – khúc nhạc đồng quê, một trong những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất của Beethoven (hình A-9). Trông nó sáng chói, mới mẻ và vui tươi. Tinh thể tuyệt đẹp này chứng tỏ rằng bản nhạc hay có ảnh hưởng tích cực đến nước

Posted Image

A-10

Tinh thể đóng băng sau khi nghe bản “Farewell Song” – “Bài hát chia tay” của Chopin (hình A-10)

Posted Image

B-1: Một người nghiệp dư thực hiện một thí nghiệm thú vị

là nói “Cảm ơn” và “Đồ ngu” với cơm hàng ngày.

Thí nghiệm cho nước xem chữ:

Thông thái (Nhật/Anh/Đức):

Posted Image

D-1: Tinh thể sau khi

đọc “Thông thái”

bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-2: Tinh thể sau khi

đọc “Thông thái”

bằng tiếng Anh

Posted Image

D-3: Tinh thể sau khi

đọc “Thông thái”

bằng tiếng Đức Trông chúng khá giống nhau. Khoảng trống tối ở giữa giống hệt nhau.

Vũ trụ (Nhật/Anh/Hy lạp):

Posted Image

D-4: Tinh thể sau khi

đọc “Vũ trụ”

bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-5: Tinh thể sau khi

đọc “Vũ trụ”

bằng tiếng Anh

Posted Image

D-6: Tinh thể sau khi

đọc “Vũ trụ” bằng tiếng Hy lạp

Tình yêu/Cảm ơn (Anh/Nhật/Đức):

Posted Image

D-7: Tinh thể sau khi

đọc “Tình yêu/Cảm ơn”

bằng tiếng Anh

Posted Image

D-8: Tinh thể sau khi

đọc “Tình yêu/Cảm ơn”

bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-9: Tinh thể sau khi

đọc “Tình yêu/Cảm ơn”

bằng tiếng Đức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bạn

Nước có thể phân biệt được tốt xấu.

Hi các bạn, vừa đọc được một thông tin rất thú vị ^^. Bạn có bao giờ nghĩ nước có thể phân biệt được tốt xấu không, có tư tưởng và có thể nhận đinh. Thế mà trong một loạt các thí nghiệm của tiến sĩ Masaru Emoto, Chủ tịch của Hội Hado Quốc tế – International Hado Membership gọi tắt là IHM đã làm có thể làm người xem sửng sốt và thay đổi quan niệm của khoa học hiện đại.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

A1_____________________A2________________A3

Posted ImagePosted Image

A4__________________________A5A6

Liên quan đến tinh thể nước, IHM đã làm một vài thí nghiệm thú vị. Tiến trình thí nghiệm (Ảnh A-3 và A-4) như sau. Nước dùng để thí nghiệm được nhỏ vào 100 chiếc đĩa và để vào một máy ướp lạnh (Ảnh A-1) trong 2 giờ đồng hồ. Sau đó các tinh thể nước đóng băng được đặt dưới một kính hiển vi để chụp ảnh chóp của nước đá với độ phóng đại từ 200 đến 500 lần (Ảnh A-5 và A-6). Từ đây về sau tinh thể nước đóng băng được gọi tắt là tinh thể.

Bài hơi dài, mình trích một số bức ảnh và thí nghiệm cụ thể nhé:

Posted Image

A-9

Tinh thể đóng băng sau khi được nghe bản Pastorale – khúc nhạc đồng quê, một trong những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất của Beethoven (hình A-9). Trông nó sáng chói, mới mẻ và vui tươi. Tinh thể tuyệt đẹp này chứng tỏ rằng bản nhạc hay có ảnh hưởng tích cực đến nước

Posted Image

A-10

Tinh thể đóng băng sau khi nghe bản “Farewell Song” – “Bài hát chia tay” của Chopin (hình A-10)

Posted Image

B-1: Một người nghiệp dư thực hiện một thí nghiệm thú vị

là nói “Cảm ơn” và “Đồ ngu” với cơm hàng ngày.

Thí nghiệm cho nước xem chữ:

Thông thái (Nhật/Anh/Đức):

Posted Image

D-1: Tinh thể sau khi

đọc “Thông thái”

bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-2: Tinh thể sau khi

đọc “Thông thái”

bằng tiếng Anh

Posted Image

D-3: Tinh thể sau khi

đọc “Thông thái”

bằng tiếng Đức Trông chúng khá giống nhau. Khoảng trống tối ở giữa giống hệt nhau.

Vũ trụ (Nhật/Anh/Hy lạp):

Posted Image

D-4: Tinh thể sau khi

đọc “Vũ trụ”

bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-5: Tinh thể sau khi

đọc “Vũ trụ”

bằng tiếng Anh

Posted Image

D-6: Tinh thể sau khi

đọc “Vũ trụ” bằng tiếng Hy lạp

Tình yêu/Cảm ơn (Anh/Nhật/Đức):

Posted Image

D-7: Tinh thể sau khi

đọc “Tình yêu/Cảm ơn”

bằng tiếng Anh

Posted Image

D-8: Tinh thể sau khi

đọc “Tình yêu/Cảm ơn”

bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-9: Tinh thể sau khi

đọc “Tình yêu/Cảm ơn”

bằng tiếng Đức

Đọc bài đầy đủ tại đây:

http://vn.360plus.yahoo.com/emptiness108/a...=85&next=83

Posted Image Chia sẻ bài viết này qua face book

hi....hi......vấn đề là âm thanh phát ra khi nào khi nước đang ở giai đoạn đóng băng thì có thể là chuyện thường ngày ở huyện vì sóng âm thanh va đập đã sắp sếp lại các tinh thể nước vi mô đang ở giai đoạn liên kết thành đá

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bạn

hi....hi......vấn đề là âm thanh phát ra khi nào khi nước đang ở giai đoạn đóng băng thì có thể là chuyện thường ngày ở huyện vì sóng âm thanh va đập đã sắp sếp lại các tinh thể nước vi mô đang ở giai đoạn liên kết thành đá

Kính

Thêm một Ig...Nobel...!?!?...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn

Thêm một Ig...Nobel...!?!?...

Cả tôi và bạn còn phải "Học nữa, học mãi" cố gắng mà suy nghĩ sáng tạo để "Học đi đôi với hành" thì biết đâu có thể bỏ được chữ "Ig..." trong bài của bạn.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thí nghiêm trên có thể được coi là hoàn chỉnh nếu:

Cùng một khái niệm như nhau - được tác động lên tinh thể nước đóng băng sẽ có cùng một hình dạng của tinh thể nước - cho dù nó được phát âm bằng nhiều thứ tiếng.

Như vậy, không thể coi đây là tác động của sóng âm thanh lên tinh thể nước khi đã tác động bằng nhiều thứ tiếng. Điều này cần phải coi như sự tác động của ý thức thông qua ngôn ngữ.

Thí nghiệm cho nước xem chữ:

Thông thái (Nhật/Anh/Đức):

Posted Image

D-1: Tinh thể sau khi đọc “Thông thái” bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-2: Tinh thể sau khi đọc “Thông thái” bằng tiếng Anh

Posted Image

D-3: Tinh thể sau khi đọc “Thông thái” bằng tiếng Đức.

Trông chúng khá giống nhau. Khoảng trống tối ở giữa giống hệt nhau.

Vấn đề nội dung thí nghiệm được coi là đúng - theo cách nhìn của tôi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là:

Có thực người ta đã tiến hành một thí nghiệm như vậy không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là:

Có thực người ta đã tiến hành một thí nghiệm như vậy không?

- Web tiếng anh trang chủ: http://www.hadousa.com/music.html

- Web về Ts Masaru Emoto: http://www.amazon.com/Masaru-Emoto/e/B001I...=ntt_dp_epwbk_0

- Web tên cuốn sách của Ts Masaru Emoto "The Hidden Messages in Water: http://www.amazon.com/Hidden-Messages-Wate...ader_1582701148

- Web video phỏng vấn Ts Masaru Emoto:

(Có khá nhiều thông tin, VuongChu xin được dẫn link :D )

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặc dù không hiểu nhiều, nhưng thấy hay ghê :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất tiếc bài không viết rõ nguồn phát âm bằng gì. Nếu là con người thì có thể giải thích do sóng sinh học cùng trạng thái tâm trạng người phát âm mà cái đơn giản nhất là "Sóng não" khoa học hiện đại đã khám phá ra.

Còn nếu bằng các nguồn âm máy phát cố định thì không có gì khác ngoài sóng âm thanh. Chỉ cần kiểm tra tần số,bước sóng, chu kỳ, biên độ của các thứ tiếng khác nhau về cùng một nghĩa có cái gì vô tình gần trùng khít nhau không mà tạo ra các tinh thể nước gần giống nhau là có thể lần ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất tiếc bài không viết rõ nguồn phát âm bằng gì.

Nguồn từ âm nhạc, chữ viết, ý niệm, cảm xúc...

- Âm nhạc: khi nghe nhạc: Mozart, Wagner, Bach, Chopin, Tchaikovsky, Elvis Presley, John Lennon, The Beatles, nhạc rốc...

- Chữ viết: viết tiếng anh, nhật, trung quốc... lên chai nước: I love you, I hate you...

thiên thần/thiên sứ, ác quỷ/ác ma:

Posted Image

Hình 1:

Trái: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “thiên thần/thiên sứ”

Phải: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “ác quỷ/ác ma”

- Ý niệm/ý nghĩ:

"PV: Tiến sĩ Masaru Emoto đã thực hiện một thí nghiệm, trong đó một nhóm người phát ra thiện niệm, chẳng hạn như “Cám ơn” và “Tình thương” vào một cái chai đựng đầy thứ nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước này đã được tịnh hóa nhanh chóng. Ngoài ra, tiến sĩ Emoto mới đây cũng đã thỉnh nguyện cả thế giới thường xuyên đồng phát thiện niệm cho nước trên trái đất vào các thời điểm xác định. Ông có cảm tưởng gì về những thí nghiệm này ạ? BS: Thực ra, tiến sĩ Emoto cũng đã từng tiến hành nhiều hoạt động phát thiện niệm tập thể.

Posted ImagePosted Image

Hình 5:

Trái: Nước máy tại Tokyo

Phải: Nước máy tại Tokyo sau khi được một nhóm phát thiện niệm

Vào lúc 2 giờ ngày 02 tháng 02 năm 1997, 500 người từ khắp Nhật Bản đã hưởng ứng lời kêu gọi của tiến sĩ Emoto và phát thiện niệm vào một chai đựng nước máy được đặt trên bàn làm việc của tiến sĩ Emoto tại Tokyo. Mỗi người được yêu cầu nghĩ như sau: “Nước hãy biến thành kiền tịnh. Cám ơn.” Thông điệp trìu mến này đã được phát ra cùng lúc bởi 500 người trên khắp Nhật Bản. Bức ảnh bên tay phải được chụp ngay sau đó. Không có quá trình xử lý nhân tạo nào đối với bức ảnh trên. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã kỳ vọng kết quả này, tất cả họ đều đã òa khóc khi trông thấy bức ảnh trên.

Posted ImagePosted Image

Hình 6:

Trái: Tinh thể nước tại Kobe, Nhật Bản sau trận động đất

Phải: Tinh thể nước sau khi được phát thiện niệm

Bức ảnh bên tay trái được chụp ba ngày sau khi một trận động đất xảy ra tại Kobe, Nhật Bản. Nó là tinh thể nước bị biến dạng của nước máy tại Kobe. Nước dường như biểu lộ cảm giác hoang mang, đau buồn và sợ hãi mà người dân địa phương đã phải trải qua trong trận động đất. Tất cả mọi người đều bị sốc sau khi xem bức ảnh thể hiện cảm xúc của nước. Nhưng sau đó người dân Kobe đã nhận được sự quan tâm và viện trợ từ nhân dân khắp thế giới. Ba tháng sau trận động đất, nhóm nghiên cứu đã chụp một bức ảnh khác với cùng chai nước đó (hình bên tay phải), trong đó biểu lộ vẻ đẹp của sự quan tâm và chúc nguyện mà nhân dân thế giới dành người dân Kobe, Nhật Bản."

.................

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước có thể phân biệt được tốt xấu.

Hi các bạn, vừa đọc được một thông tin rất thú vị ^^. Bạn có bao giờ nghĩ nước có thể phân biệt được tốt xấu không, có tư tưởng và có thể nhận đinh. Thế mà trong một loạt các thí nghiệm của tiến sĩ Masaru Emoto, Chủ tịch của Hội Hado Quốc tế – International Hado Membership gọi tắt là IHM đã làm có thể làm người xem sửng sốt và thay đổi quan niệm của khoa học hiện đại.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

A1_____________________A2________________A3

Posted ImagePosted Image

A4__________________________A5A6

Liên quan đến tinh thể nước, IHM đã làm một vài thí nghiệm thú vị. Tiến trình thí nghiệm (Ảnh A-3 và A-4) như sau. Nước dùng để thí nghiệm được nhỏ vào 100 chiếc đĩa và để vào một máy ướp lạnh (Ảnh A-1) trong 2 giờ đồng hồ. Sau đó các tinh thể nước đóng băng được đặt dưới một kính hiển vi để chụp ảnh chóp của nước đá với độ phóng đại từ 200 đến 500 lần (Ảnh A-5 và A-6). Từ đây về sau tinh thể nước đóng băng được gọi tắt là tinh thể.

Bài hơi dài, mình trích một số bức ảnh và thí nghiệm cụ thể nhé:

Posted Image

A-9

Tinh thể đóng băng sau khi được nghe bản Pastorale – khúc nhạc đồng quê, một trong những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất của Beethoven (hình A-9). Trông nó sáng chói, mới mẻ và vui tươi. Tinh thể tuyệt đẹp này chứng tỏ rằng bản nhạc hay có ảnh hưởng tích cực đến nước

Posted Image

A-10

Tinh thể đóng băng sau khi nghe bản “Farewell Song” – “Bài hát chia tay” của Chopin (hình A-10)

Posted Image

B-1: Một người nghiệp dư thực hiện một thí nghiệm thú vị

là nói “Cảm ơn” và “Đồ ngu” với cơm hàng ngày.

Thí nghiệm cho nước xem chữ:

Thông thái (Nhật/Anh/Đức):

Posted Image

D-1: Tinh thể sau khi

đọc “Thông thái”

bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-2: Tinh thể sau khi

đọc “Thông thái”

bằng tiếng Anh

Posted Image

D-3: Tinh thể sau khi

đọc “Thông thái”

bằng tiếng Đức Trông chúng khá giống nhau. Khoảng trống tối ở giữa giống hệt nhau.

Vũ trụ (Nhật/Anh/Hy lạp):

Posted Image

D-4: Tinh thể sau khi

đọc “Vũ trụ”

bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-5: Tinh thể sau khi

đọc “Vũ trụ”

bằng tiếng Anh

Posted Image

D-6: Tinh thể sau khi

đọc “Vũ trụ” bằng tiếng Hy lạp

Tình yêu/Cảm ơn (Anh/Nhật/Đức):

Posted Image

D-7: Tinh thể sau khi

đọc “Tình yêu/Cảm ơn”

bằng tiếng Anh

Posted Image

D-8: Tinh thể sau khi

đọc “Tình yêu/Cảm ơn”

bằng tiếng Nhật

Posted Image

D-9: Tinh thể sau khi

đọc “Tình yêu/Cảm ơn”

bằng tiếng Đức

- Qua đây tôi thấy có gì đó như trong cách dựng trứng trên mặt gương và trên đầu đũa của người Việt. Phảo chăng khi người dựng trứng có ý niệm "Quả trứng phải cân bằng" thì đồng thời phát ra luồng năng lượng bao xung quang trứng dưới dạng đặc (tất nhiên chúng ta ko nhìn thấy) và giữ cho quả chứng cân bằng?

Vài lời đột biến không cho là đúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý thức tác động lên vật chất - cái này thì cả thế giới công nhận dù duy tâm, hay duy vật. Nếu thí nghiệm này có thật thì cũng chỉ là sự cụ thể hóa chi tiết hơn bằng một phương pháp khác một quan niệm đã có từ lâu mà thôi.

Chi tiết hơn nữa và cụ thể hơn thì tôi đã chứng tỏ một lần. Nói ra thì lại bảo tôi khoe, nên không muốn nhắc . Chuyện này với tôi không có gì là lạ. Lý học nói từ lâu rồi. Bởi vậy, các cụ nhà ta thường kiêng: Nói tục; nói điềm gở, treo tranh hoặc xem chuyện, phim, sân khấu không có hậu là vậy. Lý học Đông phương không những biết rất rõ mà còn đã ứng dụng phổ biến trong cuộc sống qua những hành vi kiêng cữ - "mê tín dị đoan" - trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện này giống như câu chuyện người rừng không biết có cái gương khi một người hiện đại đưa cái gương trước mặt cho người rừng soi thì gả này tưởng người trong gương đó là có thật và tự biết cười, tự biết khóc như mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHÚNG TA CHỊU ẢNH HƯỞNG ÂM THANH NHƯ THẾ NÀO?

Trích chương 9, quyển ẨN DIỆN CỦA SỰ VẬT (THE HIDDEN SIDE OF THINGS)

Tác giả C. W. Leadbeater - Dịch giả Lê Toàn Trung

Nguồn: thongthienhoc.com

ÂM THANH – MÀU SẮC VÀ HÌNH DẠNG

Chúng ta đã khảo sát những ảnh hưởng phát ra từ các tường vách nhà thờ và hiệu quả của những nghi lễ cử hành trong đó. Chúng ta còn phải lưu ý đến ẩn diện của âm nhạc của buổi lễ.

Nhiều người biết rằng âm thanh tạo ra màu sắc, mỗi nốt nhạc được đàn hay hát lên đều có một hòa âm tạo ra ánh sáng mà một nhãn thông còn thấp cũng có thể thấy được. Tuy nhiên ai cũng biết được rằng âm thanh tạo nên hình dáng trong thế giới vật chất bằng cách xướng một nốt nhạc vào một cái ống, đầu ống bên kia có căng một màng mỏng trên có rải cát mịn hoặc bột lycopodium.

Phương pháp này chứng tỏ rằng mỗi âm thanh phân phối cát thành một hình dáng nhất định nào đó, cùng một nốt nhạc luôn luôn sinh ra cùng một hình dáng. Tuy nhiên hiện nay chúng tôi không bàn về các hình dáng được tạo nên bằng cách đó, chúng tôi muốn đề cập đến các hình dạng được tạo nên bằng chất dĩ thái, chất trung giới và chất thượng giới, chúng rất bền bỉ và vẫn tiếp tục tác động mạnh mẽ sau khi âm thanh đã chấm dứt.

NHẠC TÔN GIÁO

Chúng ta hãy khảo sát khía cạnh huyền bí của một buổi trình diễn một vở nhạc – thí dụ một buổi đàn đại phong cầm trong nhà thờ. Buổi nhạc này có ảnh hưởng trong cõi vật chất đối với những người biết thưởng thức, đã học hiểu và ưa thích âm nhạc. Nhưng nhiều người không hiểu âm nhạc và không có kiến thức chuyên môn về vấn đề này cũng có ý thức được một hiệu quả rất rõ rệt của âm nhạc tác động lên họ.

Người có nhãn thông không bao giờ ngạc nhiên về điều này bởi vì y thấy rằng một bản nhạc khi được đại phong cầm tấu nên sẽ dần dần tạo nên một khối kiến trúc khổng lồ bằng chất dĩ thái, trung giới và thượng giới, vươn cao lên khỏi đại phong cầm, vượt qua hẳn mái nhà thờ, giống như một dãy núi có nhiều thành lũy. Tất cả đều có màu sắc chói sáng, rực rỡ, lấp lánh rất là tuyệt diệu, giống như bầu trời rạng đông ở Bắc Cực. Các cảnh trên rất khác nhau tùy theo nhà soạn nhạc. Nhạc mở đầu Wagner luôn luôn tạo nên một khung cảnh toàn thể huy hoàng với những màu sắc sống động, rực rỡ túa ra như thể ông dùng những ngọn núi bằng lửa thay cho đá để kiến tạo cảnh tượng trên. Một trong những bản tấu khúc của Bach tạo một hình dáng vô cùng trật tự, mạnh bạo mà rõ ràng, gập ghềnh nhưng đối xứng, có những con lạch nước bằng bạc, bằng vàng hay bằng hồng ngọc chạy song song qua đó giống như những mẫu đồ thêu trang sức xuất hiện liên tiếp nhau. Một trong những Lieder ohne Worte của Mendelssohn tạo nên tòa lâu đài mỹ miều bằng bạc trắng trên không trung.

Trong quyển Hình Thể Tư Tưởng có ba hình vẽ màu trong đó chúng tôi cố gắng miêu tả các hình thể do những bản nhạc lần lượt của Mendelssonhn, Gounod và Wagner. Và sở dĩ tôi phải để độc giả tham cứu ba hình ấy vì người ta không thể tưởng tượng ra dáng vẻ của nó mà không thấy nó thực sự hay không có hình ảnh về nó. Một ngày nào đó, có thể người ta sẽ xuất bản một quyển sách nghiên cứu các hình dạng như thế để khảo sát và so sánh chúng kỹ lưỡng. Rõ ràng sự nghiên cứu những hình dạng âm thanh như thế tự nó là một khoa học và có ích lợi vô cùng.

Không nên lầm lẫn các hình tư tưởng của những người trình diễn tạo nên với hình tư tưởng của chính người soạn nhạc đã sáng tạo để biểu lộ sắc thái âm nhạc của riêng mình trên những cõi cao hơn. Đó là một tác phẩm xứng đáng của một tâm hồn cao cả, thường sống động nhiều năm – đôi khi cả nhiều thế kỷ nếu người đời hiểu biết và nhận thức được giá trí của soạn giả một cách sâu xa đến nỗi quan niệm nguyên thủy của soạn giả được tư tưởng của những người ái mộ tăng cường thêm. Tương tự như trên, mặc dầu có nhiều loại khác biệt, những hình tư tưởng huy hoàng cũng được tạo ra trên các cõi cao hơn do ý tưởng của bản anh hùng ca của một thi nhân đại tài hoặc do ý tưởng của một văn sĩ nổi tiếng muốn nêu ra cho độc giả. Thí dụ như bộ vở kịch “The Ring” của Wagner, bức tranh vĩ đại về lò luyện tội và thiên đường của Dante, quan niệm của Ruskin về nghệ thuật phải như thế nào và ông muốn biến nó ra sao.

Các hình thể âm nhạc của buổi trình diễn sống rất lâu từ một đến ba, bốn giờ; suốt thời gian đó chúng phát ra những rung động chắc chắn ảnh hưởng tốt cho những ngưới đứng cách đó một cây số hay hơn mà không cần thiết họ phải biết ảnh hưởng đó. Ảnh hưởng này không bao giờ đồng đều cho mọi người, người nhạy cảm được nâng cao, còn người đần độn và ưa lo âu thì ít được ảnh hưởng. Tự nhiên các làn rung động vượt khỏi khu vực trên sẽ chóng suy yếu đi và bị chìm ngập trong những dòng trốt xoáy trung giới tại những thành phố lớn. Giữa đồng quê, cây cối yên tĩnh, cái hình thể ấy kéo dài rất lâu và ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn. Đôi khi người ta thấy nhiều đoàn tinh linh đẹp đẽ đang ngắm nhìn những hình dạng âm nhạc rực rỡ và thích thú tắm mình trong những làn sóng ảnh hưởng ấy. Thật là một cảm nghĩ tốt đẹp khi nhà dạo nhạc cố gắng và để hết tâm hồn mình vào bản nhạc đang đàn; trong khi làm như thế y đã làm điều tốt lành nhiều hơn là y nghĩ và giúp đỡ nhiều người khác mà có lẽ y không bao giờ gặp và biết đến trong kiếp này.

Một điểm lý thú liên quan khác là cùng một bản nhạc mà nếu tấu lên bằng những nhạc khí khác nhau – như đàn phong cầm trong nhà thờ, đàn vĩ cầm, đàn dương cầm hoặc do một ban nhạc hòa tấu – thì những hình thể âm nhạc ấy khác nhau. Nếu nhạc được tấu hay như nhau thì các hình dạng sẽ giống nhau tuy nhiên cơ cấu lại khác nhau. Với vĩ cầm bốn giọng, hình âm nhạc rất nhỏ vì cường độ âm thanh quá yếu. Hình thể do dương cầm thì lớn hơn một chút nhưng chi tiết không được chính xác và kém cân đối hơn. Còn hình thể do đàn vĩ cầm và do ống sáo có cơ cấu khác biệt nhau rõ ràng.

Những hình thể tư tưởng và tình cảm của những người chịu ảnh hưởng bản nhạc thì bao quanh và hòa lẫn với các hình dạng âm nhạc mặc dầu hoàn toàn khác biệt với chúng. Kích thước và sự sống động của chúng tùy thuộc mức độ nhận thức và cảm kích của cử tọa.

Đôi khi hình âm nhạc do một quan niệm cao cả của một bậc thầy về hòa âm đứng đơn độc giữa vẻ mỹ miều của nó, không được chú ý vì tâm trí của đám khán giả còn bị thu hút vào những điều vặt vãnh, tính toán thị trường tiền bạc. Trong khi đó, mặt khác lại có những thánh ca nổi tiếng tạo nên những chuỗi hình âm nhạc gần bị che mất trong những đám mây xanh của lòng tôn sùng khơi động nơi tâm của những người xướng ca.

Phẩm chất của buổi trình diễn là một yếu tố xác định dáng vẻ của hình âm nhạc. Thí dụ hình tư tưởng lơ lửng trên nhà thờ sau buổi trình diễn của đoàn hợp ca Hallelujah rất rõ ràng và tuyệt mỹ. Nếu giọng trầm đơn kém hoặc một phần nào đó bị yếu đi thì hiển nhiên hình âm nhạc không còn điều hòa và rõ ràng nữa. Hẳn nhiên cũng có những loại âm nhạc không có những hình dạng nào khác hơn là vẻ dễ thương, tuy nhiên chúng cũng rất có ích cho việc nghiên cứu. Những hình dáng kỳ lạ, đứt đoạn bao quanh một trường chuyên nghiệp của các cô gái trong giờ thực tập nếu không đẹp đẽ thì ít ra cũng đáng được quan tâm và học hỏi. Một em bé cần mẫn dạo những cung bậc và hợp âm tạo nên các chuỗi vòng gút và các đoạn cong rất quyến rũ nếu chúng không đứt đoạn hoặc thiếu các dây liên kết.

HỢP XƯỚNG

Một bản hòa ca tạo nên hình thể những hạt trai xỏ đều nhau vào một sợi chỉ bạc uyển chuyển, kích thước hạt trai tùy vào cường độ hợp ca, còn độ sáng và sợi chỉ bạc lệ thuộc giọng hát và cách diễn tả của người đơn ca, trong khi đó hình dáng bện sợi chỉ bạc tùy thuộc đặc tánh của âm điệu du dương. Các đặc tánh khác nhau của tiếng nói sinh ra những hình dạng giống như những sợi kim khí dệt với nhau rất là lý thú – sự tương phản giữa giọng cao và giọng thấp của phái nam với phái nữ, giữa giọng em trai với giọng phụ nữ. Bốn sợi chỉ này hoàn toàn khác nhau về màu sắc và cách cấu tạo, kết lại với nhau rất là đẹp đẽ khi đồng ca bốn giọng hoặc vừa hát vừa diễu hành bên nhau một cách trật tự và đều đặn.

Một thánh ca rước kiệu tạo nên một dãy hình chữ nhật chính xác như toán học, hình này kế tiếp hình kia rất có thứ tự giống như những vòng khoen của một sợi xích rắn chắc, hoặc giống như một đoàn xe lửa khổng lồ. Hình âm nhạc trong giáo hội rất khác nhau. Những hình thể của các bài ca Tân giáo hội Anh quốc giống như những mẩu vỡ nứt lóng lánh, còn những hình thể của điệu ca giáo hội La Mã thì đồng nhất và chói sáng rực rỡ. Các hình thể này không giống những hình âm nhạc do các triết gia Ân độ hát những tiết kinh Bắc Phạn với giọng đều đều. Người ta có thể nói rằng cảm tình của chính nhạc sĩ tác động lên hình âm nhạc mà y cố gắng tạo ra đến mức độ nào. Nói cho đúng, những cảm tình của y không hề ảnh hưởng đến cơ cấu của âm nhạc. Nếu y trình diễn khéo léo hoặc rõ ràng như nhau thì dẫu y cảm nghe hạnh phúc hay đau khổ, dẫu y nghĩ ngợi nghiêm trang hay vui vẻ thì hình âm nhạc vẫn không khác biệt. Những mối xúc động của y cũng như của khán giả sinh ra các hình thể rung động trong chất trung giới. Nhưng các hình thể này chỉ bao quanh khối hình âm nhạc to lớn trên chớ không hề xen lẫn vào đó. Còn cách am hiểu nghĩa nhạc và tài khéo léo tấu nhạc của y mới biểu lộ trong khối hình âm nhạc do y tạo nên. Một buổi trình diễn nghèo nàn và máy móc dẫu tạo được một hình thể chính xác đi nữa cũng thiếu cả màu sắc và sự chói sáng, ta tưởng như nó được xây cất bằng những vật liệu rẻ tiền khi so sánh với công trình của nhạc sĩ chân chính. Muốn đạt được những kết quả thật rực rỡ, người trình diễn phải quên hết những gì liên quan đến mình; phải hoàn toàn tan biến vào trong âm nhạc. Chỉ có một thiên tài mới có thể dám làm như thế mà thôi.

NHẠC QUÂN ĐỘI

Người có nhãn thông có thể hiểu rõ ràng cái hiệu quả kích động mạnh mẽ của quân nhạc vì y có khả năng thấy một dãy hình thể rung động nhịp nhàng do ban nhạc đi đầu hàng quân để lại. Nhịp phách của những làn rung động này không những có khuynh hướng tăng cường các làn rung động trong thể cảm dục của người lính, làm họ đồng lòng và mạnh mẽ tiến tới hơn, mà chính những hình tư tưởng được tạo nên cũng tự tỏa ra sức mạnh lòng can đảm và hăng hái chiến đấu. Vì thế một đội quân trước đó có vẻ phân tán tuyệt vọng vì mệt mỏi nay được siết chặc hàng ngũ và có thêm nhiều sức mạnh.

Chúng ta nên xem xét cơ năng của sự thay đổi này. Một người mệt lã hoàn toàn mất đi khả năng phối hợp; ý chí trung ương không còn có thể nắm giữ và duy trì các bộ phận thân thể. Mỗi tế bào xác thân than phiền, kêu ca mệt nhọc và quở trách, những điều đó tác động lên thể dĩ thái, thể cảm dục, thể trí tạo thành nhiều luồng xoáy nho nhỏ riêng rẽ, theo mức độ riêng của nó. Do đó mà các thể mất đi sự kết hợp, khả năng thi hành nhiệm vụ trong đời sống con người. Mức độ cuối cùng của tình trạng này đưa đến cái chết, nhưng dưới mức độ đó là sự hỗn loạn vô cùng và ý chí không còn quyền lực bắt các bắp thịt vâng lời nữa. Khi thể cảm dục đang ở trong tình trạng đó mà có một loạt rung động đều đặn và mạnh mẽ tác động lên thì bấy giờ xung động này sẽ thế chỗ cho cái ý lực đã bị suy yếu. Tức khắc các thể lại được duy trì. Tình thế này tạo cơ hội cho ý lực phục hồi sức mạnh và nắm lại quyền chỉ huy sắp mất.

Những lượn sóng do nhạc quân đội hùng mạnh trổi lên rất nổi bật và mạnh mẽ, tạo một cảm giác vui thích tích cực cho những người diễu hành theo nhịp điệu ấy, giống như nhạc khiêu vũ khơi động hữu hiệu trong lòng người nghe niềm ước muốn cùng nhau khiêu vũ. Loại nhạc khí dùng trong ban quân nhạc cũng phụ lực vào hiệu quả trên rất nhiều. Hiển nhiên đối với mục địch đó, sự mạnh mẽ và sắc bén của làn rung động rất quan trọng nhiều hơn sự tinh vi hoặc khả năng diễn tả những tình cảm thanh cao hơn của nó.

ÂM THANH TRONG THIÊN NHIÊN

Không phải chỉ có những âm thanh sắp xếp với nhau một cách thứ tự mà chúng ta gọi là âm nhạc mới phát sinh hình thể xác định. Mỗi âm thanh trong thiên nhiên đều có hiệu quả của nó nhiều khi rất đáng chú ý. Tiếng sấm rền tạo nên một dãy băng màu sáng rực to lớn, trong khi tiếng sét nổ điếc tai tạo ra những phát xạ không đồng đều tại trung tâm của vụ nổ trong chốc lát giống như một khối cầu méo mó phóng ra những chĩa nhọn theo mọi hướng. Những đợt sóng triền miên đập vào bờ biển tạo nên trên không trung những đường viền dợn sóng song song nhau đầy màu sắc thay đổi và sẽ biến thành những dãy núi cao lớn nếu có bão tố. Cơn gió thổi ào qua đám lá cây rừng tạo nên một mạng lưới lấp lánh đẹp đẽ dợn sóng nhịp nhàng giống như khi gió thổi qua cánh đồng lúa. Tiếng chim hót phát ra những vòng cong, những buộc gút tựa hồ những mảnh vỡ của một sợi xích bạc xuyên qua đám mây và reo vang du dương trên không. Các hình dạng của tiếng chim hót hầu như thiên hình vạn trạng, từ khối cầu vàng xinh tươi của tiếng chim campanero đến khối vô định hình màu sắc thô sơ của tiếng két la. Người có nhãn thông có thể thấy lẫn nghe tiếng gầm của con sư tử. Thật vậy, chắc hẳn là có một số thú rừng có nhãn thông thấp và cái hiệu quả gây khủng khiếp mà người ta cho là do tiếng gầm đó rất có thể phần lớn là do các phát xạ phát ra từ hình âm thanh của tiếng gầm.

CẢNH SINH HOẠT TRONG GIA ĐÌNH

Các hiệu quả cũng tương tự trong đời sống gia đình. Tiếng mèo rừ rừ bọc quanh nó những lớp mây hồng đồng tâm, lan mãi ra xa đến khi tiêu tán, tạo một cảm giác mơ màng và dễ chịu; cảm giác này có khuynh hướng muốn tự lập lại trong những người xung quanh. Mặt khác tiếng chó sủa bắn ra những vật rất sắc nhọn va chạm dữ dội vào thể cảm dục của người gần đó; nếu âm thanh này lập lại thường xuyên sẽ làm cho người nhạy cảm dễ trở nên nóng nảy. Tiếng chó săn chồn gay gắt khó chịu bắn ra một dãy hình dạng giống như một loạt đạn xuyên thủng thể cảm dục mọi hướng, còn tiếng sủa trầm của chó bloodhound tuôn ra những quả bầu dục và không có ý gây hại. Vài tiếng chó sủa giống như những mũi gươm bắn thẳng ra, có những tiếng khác chậm chạp nặng nề hơn giống như cái xiên đâm qua. Sức mạnh của chúng rất khác nhau nhưng tất cả đều nguy hại cho thể cảm dục và thể trí con người.

Các vật bắn ra ấy thường có màu đỏ hoặc nâu thay đổi theo cảm tình của con vật và chủ âm của tiếng con vật phát ra. Chúng tương phản với các hình dạng cùn lụt nặng nề giống như các khúc gỗ của tiếng bò. Một đàn cừu thường bao quanh bằng những đám mây vô định hình có nhiều mũi nhọn giống như đám bụi cát bắn lên khi chúng đi trong đó. Tiếng gù gù của đôi bồ câu phát ra một dãy đường cong chữ S duyên dáng nối tiếp nhau.

Âm điệu tiếng nói của con người cũng phát ra những hình âm thanh chúng tồn tại lâu sau khi âm thanh tạo ra chúng đã chấm dứt. Một lời thốt giận dữ bắn ra một mũi gươm đỏ thẩm. Nhiều phụ nữ nói hoài các chuyện nhãm vô nghĩa, tự bao quanh mình một mạng lưới kim khí cứng phức tạp màu nâu xám. Một mạng lưới như thế chỉ cho phép các làn rung động thấp kém đi qua nó là một hàng rào ngăn cản hữu hiệu các tác động của những tư tưởng và tình cảm tốt đẹp thanh cao hơn. Nhìn vào thể cảm dục của một người lắm chuyện là một bài học cụ thể cho sinh viên huyền bí học, nó dạy y đức hạnh chỉ nói khi cần thiết hoặc khi có điều gì lý thú và hữu ích để nói mà thôi.

Một bài học hỏi khác là so sánh các hình dạng của nhiều tiếng cười khác nhau. Tiếng cười sung sướng của một em bé thổi phồng lên những đường cong hồng tươi, tạo thành những quả bóng. Tiếng cười rộ không ngớt của một người có tâm trí trống rỗng tạo nên tác động nổ vang trong một khối hình dạng không đồng đều có màu nâu hay xanh lục bẩn tùy theo màu sắc ưu thế của hào quang của y. Tiếng cười chế giễu bắn ra một hình dạng không nhất định màu đỏ đục có lốm đốm màu xanh nâu và lởm chởm những gai nhọn. Tiếng cười của người tự kiêu tạo một kết quả khó chịu, bao quanh y một hình thể và màu sắc giống như mặt một ao bùn sôi sục. Tiếng cười gắt gỏng vô tâm của một nữ sinh tạo nên những đường rối nùi màu nâu và vàng đục giống như rong biển trong khi tiếng cười vui tươi khả ái của cuộc vui đùa phát ra như những hình dạng trọn trịa màu vàng và xanh lục giống như những đợt sóng to. Thói quen huýt sáo xấu xa có những hiệu quả rất khó chịu. Nếu tiếng huýt gió dịu dàng và trật tự có âm điệu thì tác động của nó giống tiếng sáo nhỏ tuy sắc sảo hơn và có âm sắc kim khí nhiều hơn, nhưng những tiếng huýt sáo khủng khiếp vô âm điệu của các trẻ đầu đường xó chợ ở Luân đôn bắn ra một dãy vật nhỏ nhọn màu nâu bẩn.

TIẾNG ĐỘNG

Xung quanh ta hằng có vô số tiếng động nhân tạo, đa số đều độc hại, vì nền văn minh của chúng ta – chúng ta gọi thế - là một nền văn minh ồn ào nhất mà quả đất chưa bao giờ phải chịu đựng. Chúng cũng có một khía cạnh vô hình mà hiếm khi người ta thích ngắm. Tiếng còi điếc tai của tàu hỏa bắn ra những dạng mạnh mẽ và nhiều năng lực xuyên thủng hơn tiếng chó sủa rất nhiều. Thật vậy nó chỉ thua tiếng rú khủng khiếp của cái còi hơi nước gọi cấp cứu trong xưởng hoặc tiếng nổ của trọng pháo ở khu gần đó. Tiếng huýt còi tàu hỏa bắn ra những mũi gươm nhọn thật sự va chạm vào như có điện và phân tán mạnh mẽ vật chạm. Tác động của nó lên thể cảm dục cũng rất nguy hại có thể so sánh với mũi gươm đâm vào thể xác. Nhưng may cho chúng ra là chất trung giới có những đặc tánh của chất lỏng, do đó vết thương sẽ lành lại sau vài phút, nhưng còn tác động của sự va chạm vào cơ quan của thể cảm dục thì không mất ngay dễ dàng.

Chiếc tàu hỏa yên lặng chạy qua một vùng phong cảnh tạo một hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh khi xe chạy tới vẽ nên những đường song song nặng nề có điểm những khối cầu hay bầu dục do đầu máy phụt ra. Do đó khi nhìn xa một chiếc tàu hỏa chạy qua một phong cảnh tạm thời để lại phía sau một hình trông giống như một dãy băng Brobdingnagian có viền những mảnh sò hến.

Tiếng nổ của đại bác hiện đại giống như thuốc súng và người ta tính rằng lực phát xạ xung động kinh khiếp trong vòng bán kính gần hai cây số, tạo một tác động trầm trọng lên các luồng khí trung giới và các thể cảm dục. Tiếng cách cách của súng nhỏ bắn ra một bó kim nhỏ cũng rất là nguy haị.

Hiển nhiên những ai muốn giữ thể cảm dục và thể trí của y điều hòa thì phải tránh những tiếng động lớn, sắc và bất thần. Đó là một trong những lý do mà sinh viên huyền bí cần tránh đời sống ôn ào nơi đô thị, bởi vì tiếng ồn ào liên tục là những cú đập không ngớt có những tác động phân hóa các thể của y. Dĩ nhiên đó là chưa kể một tác động khác còn trầm trọng hơn cho đời sống ở một đại lộ chính giống như sống ở gần một cống rãnh lộ thiên.

Ai có quan sát những hình thể âm thanh tác động liên tục lên thể cảm dục nhạy cảm đều tin chắc rằng chúng sẽ dẫn tới một kết quả thường trực liên hệ đến hệ thần kinh xác thân.

Điều này rất là trầm trọng và rất là chắc chắn đến đỗi tin rằng nếu có thể làm thống kê chính xác về vấn đề này thì chúng ta sẽ thấy những người sống bên cạnh đường lát đá xanh có tuổi thọ ngắn hơn và tỉ số mắc bệnh thần kinh nhiều hơn là những người có lợi điểm sống bên đường tráng nhựa. Giá trị và tính cần thiết của sự yên tĩnh không hề được nhận thức đầy đủ trong đời sống tân thời của chúng ta. Nhất là chúng ta không biết rằng tất cả các tiếng ồn liên tục và vô ích này tác động tàn khốc lên các thể cảm dục và thể trí của trẻ em, làm các em trở nên xấu xa và bệnh hoạn trong đời sống sau này.

Tuy nhiên có một quan điểm cao hơn, tại đó mọi âm thanh của thiên nhiên đều hòa lẫn vào nhau tạo thành một âm điệu hùng mạnh – các tác giả Trung hoa gọi là KUNG. Nó cũng có một hình thể - một hình thể tổng hợp, phức tạp không thể diễn tả được bao la và biến đổi như biển cả, thẩm thấu tất cả mà cũng bao gồm tất cả, cái âm nhạc của các hành tinh. Trên cõi cao ấy, Thái dương hệ giống như một đóa hoa sen mà hình âm thanh của địa cầu chúng ta là một trong những cánh hoa rộng mở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÁC ĐỘNG CỦA ÂM THANH VÀ NHẠC

Nguồn" thongthienhoc.com

Trải qua các thời đại, các triết gia, thần học gia và khoa học gia đều ý thức được sự quan trọng của âm thanh. Kinh Phệ Đà – một thánh kinh được xem như là cổ nhứt – viết rằng Vũ trụ được tạo lập do sự phối hợp của âm thanh. Sau đó, thánh Jean cũng nói trong kinh Phúc Âm : “Huyền Âm xuất hiện trước nhứt và Huyền Âm ở với Thượng Đế, Huyền Âm là Thượng Đế”.

Người ta đã chứng minh được rằng âm thanh có tánh cách kiến tạo và cũng có tánh cách hủy hoại. Nếu người ta kéo cung vĩ cầm trên một cái chậu thủy tinh đựng cát, cát sẽ được sắp thành những hình kỷ hà. Trái lại, tiếng con người có thể làm bể một cái ly.

Cũng nhờ âm thanh mà sinh vật thông cảm được với nhau. Quyền năng nầy rất đơn giản ở cầm thú và lần lần trở nên phức tạp với ngôn ngữ con người. Từ ngôn ngữ đến những tiếng hát thô sơ, chỉ có một bước và cái bước nầy tạo thành âm nhạc.

Nếu âm thanh tự nó quan trọng như vậy, quyền năng của chúng sẽ như thế nào nếu người ta làm cho chúng trở nên êm dịu và kết họp chúng thành âm nhạc ? Platon trả lời như sau : “Học âm nhạc là một phương tiện trau mình hữu hiệu nhứt bởi vì tiết điệu và điều hòa đều có trung tâm của chúng ở mọi linh hồn. Nhờ nó, linh hồn sẽ trở nên phong phú, kiều diễm và sáng suốt, nhứt là đối với những ai đã am hiểu âm nhạc”.

Platon còn quả quyết hơn trong quyển Nền dân chủ. Ông nói : “Không nên bày một lối âm nhạc mới nữa vì lối nầy có thể đưa trọn cả quốc gia đến chỗ suy đồi. Người ta không thể nào thay đổi phong thể của âm nhạc mà không động đến các cơ cấu chánh trị quan trọng”.

Không phải chỉ có Platon mới hiểu âm nhạc như thế. Ông Aristote cũng đồng quan niệm ấy khi viết : “Tiết điệu và điều hòa tạo đủ thứ cảm giác. Nhờ nó, con người tập thu nhận những tình cảm công bằng và trao dồi đức hạnh. Người ta có thể phân âm nhạc thành nhiều loại tùy ảnh hưởng của nó đối với tánh tình. Loại nầy gây sự âu sầu, sự hèn yếu, loại khác đưa đến sự buông trôi hay sự tự chủ, loại khác nữa tạo sự phấn khởi v.v…”

Đó là ý kiến của các triết gia xưa. Tuy lời lẽ của họ rất thành thật nhiều người trong thời đại của chúng ta không tin như vậy. Đa số nhạc sĩ, văn sĩ v.v… không hiểu rằng các loại âm nhạc cao quí hiện nay không những tạo hứng thú cho con người mà còn có một quyền năng sâu rộng. Những ai hâm mộ âm nhạc và đã nghe nhạc của Haendal, Beethoven, Chopin và Wagner đều nhận thấy mỗi người có một lối riêng nhưng không ai nghĩ rằng các nhạc sư ấy đã gây nhiều ảnh hưởng đối với tánh tình và phong hóa thời đại.

Theo chúng tôi, mỗi loại âm nhạc đều ảnh hưởng nhiều đến lịch sử, luân lý và văn hóa, và nó hàm súc một quyền lực còn mạnh hơn tín ngưỡng, giáo điều, triết lý. Chúng tôi cũng nghĩ rằng tuy các kỷ luật đều có đặc tánh riêng nhưng không kỷ luật nào không lệ thuộc âm nhạc.

Ai ai cũng biết chính nhờ sự ám thị mà âm nhạc tạo ảnh hưởng đối với trí não và tình cảm của con người. Theo lời xác nhận của Aristote, khi nghe nhạc buồn lâu ngày chúng ta sẽ trở nên u sầu, và chúng ta thấy lòng phấn khởi khi thường nghe nhạc vui. Thế là lòng ta phản ảnh một cách vô thức loại tình cảm của bản nhạc. Hơn nữa, các sự sưu tầm của chúng tôi còn chỉ rằng, ngoài sự phản ảnh ấy, tinh hoa của âm nhạc còn ảnh hưởng sâu rộng đến lối xử thế của chúng ta.

Các sự nghiên cứu thuộc tâm lý học chỉ rằng khi một công thức liên hệ đến một đức tánh được lập lại thường, nó sẽ đào tạo cho con người đức tánh ấy. Chúng ta còn nên lưu ý rằng lòng người càng an tĩnh thì sự ám thị càng kiến hiệu, vì trong trạng thái an tĩnh, trí não không có khuynh hướng kháng cự. Hơn nữa âm nhạc là một công thức không diễn tả bằng lời nên khuynh hướng nầy không có, đó là một ưu điểm của nó.

Âm nhạc là một công thức tế nhị và kín đáo nên người nghe không nhận thấy được tác động của nó đối với tâm hồn mình. Thính giả chỉ biết khi nghe một bản nhạc thuộc một loại nào thì mình có một loại cảm xúc tương ứng. Thực sự, khi gợi một loại cảm xúc và lập lại thường cảm xúc đó, âm nhạc lưu ở lòng người một ấn tượng có công năng đào tạo tánh tình. Aristote ý thức được điều nầy khi ông nói rằng con người sẽ thu thập những tình cảm công bằng nhờ âm nhạc.

Chúng tôi không muốn nói rằng âm nhạc chỉ ảnh hưởng đến tình cảm mà thôi. Trái lại, có nhiều loại âm nhạc tác động lên trí não như nhạc của Bach chẳng hạn.

Đến đây một vài câu hỏi được đặt ra. Âm nhạc có được phổ biến đến mức có thể ảnh hưởng tới nhơn loại không, nhứt là ở thời xưa ? Làm sao âm nhạc có thể tác động trên tư tưởng tập thể nếu nó không được lan truyền sâu rộng ? Phải chăng có một số người rất lớn không bao giờ nghe được âm nhạc nghiêm trang ? Các câu hỏi nầy rất hợp lý và cũng dễ trả lời. Lịch sử đã chứng tỏ rằng các tư tưởng gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo hay quần chúng đều có những dịp thưởng thức âm nhạc. Các vua chúa đều có nhạc sĩ triều đình, hạng lãnh chúa và các bậc công hầu thời phong kiến có những anh hùng ca, còn dân chúng luôn luôn có âm nhạc địa phương của họ. Như vậy, người ta có thể nói từ xưa, âm nhạc vẫn giữ một vai trò quan trọng ngay ở các nước kém văn mình.

Một điều đáng lưu ý là âm nhạc càng biến chuyển nhiều thì sự tôn kính các cổ tục càng suy giảm. Trái lại, khi âm nhạc bị hạn cuộc trong một ít loại thì dân chúng rất thủ cựu, đó là trường hợp xứ Trung Hoa.

Có người nghĩ rằng âm nhạc là sản phẩm hay là biểu hiệu của văn hóa, của nhơn tâm. Sự thật thì trái hẳn. Lịch sử đã chứng minh rằng mỗi lần âm nhạc được cải cách thì luôn luôn chánh trị và phong hóa biến chuyển theo. Ở Ai Cập và Hy Lạp khi âm nhạc suy đồi thì nền văn minh của hai xứ ấy bắt đầu tàn tạ.

Ảnh hưởng của âm nhạc có thể tóm tắt như sau :

1.- Âm nhạc tác động mạnh trên tình cảm và trí óc của nhơn loại.

2.- Nhơn loại nhận sự truyền cảm ấy một cách vô thức.

3.- Âm nhạc cảm nhiễm lòng người bằng cách ám ảnh và sự lập lại.

Cyril Scott

Nguyên An dịch

(Trích Ánh Đạo số 19 năm 1971)

ÂM NHẠC VÀ SỰ CẤU TẠO HUYỀN BÍ CON NGƯỜI

Cyril Scott

Nguồn: thongthienhoc.com

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu các thể tế nhị của con người mà người ta thường gọi là “các lớp vỏ của linh hồn”. Nếu khoa phân tâm đã đem lại một ít tia sáng về các phản ứng lạ lùng của bản tánh con người thì Thông Thiên Học đi xa hơn và giải thích rõ ràng bản tánh ấy. Các nhà Thần linh học đã chứng minh rằng con người không phải là xác thân nầy mà là linh hồn trường cửu. Các nhà Thông Thiên Học (hay đúng hơn những nhà hướng dẫn nhơn loại) đã dùng thần nhãn sưu tầm tỉ mỉ và đã giải thích rõ thế nào là linh hồn và các mối liên quan giữa linh hồn với xác thân cùng các cõi trên của tâm thức.

Theo sự sưu tầm nầy, các thể tế nhị tạo thành một vùng hào quang mà người có thần nhãn dù thuộc môn phái nào, cũng đều thấy được. Các thể đó bao quanh và thấm nhuần xác thân. Trong giới Thông Thiên Học, các thế ấy được gọi là thể phách, thể vía và thể trí. Hai thể sau nầy nhứt là thể trí được tạo bằng những chất rất thanh nên mắt phàm không thấy được.

Chúng ta cần biết qua các thể như vậy để hiểu rõ ảnh hưởng của âm nhạc đối với sự phát triển của các thể. Chúng ta sẽ hiểu được phần nào vì sao một loại nhạc cảm nhiễm thể nầy nhiều hơn thể kia. Chúng ta cũng sẽ biết vì sao cái phần tư âm (quart de ton) trong âm nhạc Ấn Độ tác động trên thể trí và trên các khoa triết học và siêu hình; vì sao phần ba âm (tiers de ton) của âm nhạc Ai Cập xưa tác động trên thể tình cảm và ở các khoa nghi lễ và huyền môn; và vì sao cái phân nửa âm của âm nhạc Tây Phương tác động đặc biệt trên thể xác, thể phách và các khoa có tánh cách thực tế như cơ giới, chánh trị v.v… Lý do cái phần tư âm thanh hơn nên mới cảm nhiễm thể trí thanh hơn các thể, còn các âm kia trượt hơn nên ảnh hưởng đến các thể dưới nhiều hơn.

Thường, khi ta nói đến âm nhạc, ta chỉ biết tác động của nó ở cõi trần vật chất dưới hình thức những rung động và không biết những ảnh hưởng sâu đậm của nó ở các cõi trên. Ảnh hưởng nầy rất quan trọng vì chính nó lưu một dấu vết không phải trên các thể tinh vi nghĩa là trên tánh tình, là cách ăn thói ở của con người. Người có huệ nhãn thấy rõ các ảnh hưởng nầy dưới những màu sắc và hình dáng khác nhau tùy giá trị của bản nhạc và tình cảm nó xúc khởi. Khi âm nhạc xúc khởi sự sùng tín thì màu lam hiện ra ở hào quang thính giả và theo luật đồng thanh tương ứng, nó còn tăng cường màu lam của những người mộ đạo khác. Những tình cảm cũng tạo những màu sắc tương ứng ở hào quang con người. Tuy nhiên, âm nhạc thường vẫn vô hiệu quả đối với những người thô lỗ, nếu không thì ở những thành phố có nhiều cuộc hòa nhạc, các linh hồn thấp kém sẽ tiến mau và luân lý sẽ được chấn hưng dễ dàng. Dù sao, mọi linh hồn đều nhận ít nhiều ảnh hưởng quí báu của âm nhạc.

Chúng ta nên biết rằng màu sắc và hình dáng do âm nhạc tạo nên ở các cõi trên vẫn còn sau khi âm thanh chấm dứt. Nói cách khác, tình cảm chứa đựng trong bản nhạc vẫn tác động trong một thời gian sau và trong một khoảng không gian nào đó. Điều nầy giống như hiện tượng xảy ra khi ta ném một viên đá xuống nước. Sau khi viên đá chìm, sóng vẫn gợn và lan rộng ra; nếu có một cọng rơm ở đó, nó sẽ bị dao động ít nhiều. Hiệu quả của âm nhạc ở các cõi trên vẫn y như thế nhưng lớn lao hơn.

Như vậy, âm nhạc tác động theo hai lối, một lối thô kệch, một lối tinh vi. Những bản nhạc mà ta nghe được ở cõi trần, vì chúng nó êm dịu nhịp nhàng nên có khả năng tinh luyện những gì trọng trược ở con người vật chất. Âm nhạc còn một phần khác không nghe được nhưng tác động mạnh trên các thể tinh vi khi thì trực tiếp khi thì qua sự trung gian của hoàn cảnh, để giáo hóa và tô điểm linh hồn.

Đây là một thắc mắc đáng lưu ý. Người ta có thể hỏi : Nếu một cuộc hòa tấu được tổ chức gần một rạp hát bóng vang dậy những thứ nhạc không tốt, kết quả sẽ như thế nào ở cõi vô hình ? Phải chăng có một sự xung đột, một sự va chạm bất hảo ? Không. Là vì ở cõi vô hình có nhiều bề đo khác nhau và một loại rung động nầy không xen vào loại rung động kia y như tia nắng mặt trời không pha trộn với âm ba vô tuyến điện.

Đôi khi, ta có thể ở giữa hai nơi có cuộc hòa nhạc mà ta không nghe được. Trong trường hợp nầy, ta nhận những ảnh hưởng nào phù hợp với ta. Ví dụ người ta trình diễn nhạc của Bach ở một nơi và nhạc của Mendelsoohn ở nơi kia. Nếu ta là một nhà trí thức có nhiều màu vàng ở hào quang, màu vàng trí thức của âm nhạc Bach sẽ đến tăng cường màu vàng của hào quang ta khiến nó tươi thắm lên. Nếu chúng ta chỉ là một nhà trí thức, ít tình cảm, thiếu lòng từ, ta không có màu xanh táo (vert - pomme) ở hào quang, thế là màu xanh của nhạc Mendelsoohn lướt qua hào quang của ta mà không gây ảnh hưởng. Trong trường hợp nầy, ta không nhận một rung động nào của nhạc Mendelsoohn. Trái lại nếu ta vừa mở trí, vừa mở tâm, ta hưởng cả hai cuộc hòa nhạc, một tác động của thể trí, một tác động của thể vía.

Các trường hợp chúng tôi vừa trình bày rất đơn giản. Trên thực tế, hào quang của ta đượm rất nhiều màu sắc và nhờ thế nhận được rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài.

H.V. dịch

(Trích Ánh Đạo số 19 năm 1971)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các nhà khoa học châu Âu kinh thật hết nghiên cứu nước có tai giờ lại thêm có mắt không biết có nghiên cứu nước có mũi không.

Thua Việt Nam hết người Việt Nam còn biết nước có chân và đề ra biện pháp để chiến đấu với nước có chân để bảo tồn toàn bộ dân tộc chứ không như các nền văn hóa khác như truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.

Cái mà các nhà khoa học Việt nam ngày nay vẫn còn mất ăn mất ngủ là nước có chân. Vừa qua chân nước đã nối dài nhẩy cao để cả khúc ruột miền trung phải đớn đau. Mong rẳng Đảng nhanh chóng đánh bại nước có chân tại miền trung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Liêm Pha!

Âm thanh thần Chú trong Mật tông và hình quán tưởng có tác dụng rung động khai mở các Luân Xa, quán tưởng hình ảnh là để chú tâm vào 1 việc (tĩnh tâm) cho tâm an tịnh. Tuy nhiên bên MT nhiều học giả vẫn khăng khăng phải có lễ Quán Đảnh trao truyền nếu không sẽ lạc vào tà đạo. Nếu truy đến cùng thì ai là người làm lễ quán đảnh lần đầu tiên?

Tôi đồng ý "Không thầy đố mày làm lên", đó chỉ là hướng dẫn tu tập đó là kinh nghiệm được chắt lọc từ hàng ngàn năm qua. Còn vấn đề tôn sư trọng đạo thì ở đâu cũng vậy.

Chào bạn Thiên Đồng!

Chuyện này giống như câu chuyện người rừng không biết có cái gương khi một người hiện đại đưa cái gương trước mặt cho người rừng soi thì gả này tưởng người trong gương đó là có thật và tự biết cười, tự biết khóc như mình.

Tôi có nói năm 1975 sau giải phóng Miền Nam cái xe máy 82-89 giá có 200 đồng tiền ngày đó, thế mà có người tin và còn hỏi, Sao cậu không mua?. Vấn đề là chúng ta giải thích hiện tượng để mọi người cùng chiêm nghiệm khi mà khoa học hiện đại còn chưa tiếp cận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Liêm Pha!

Âm thanh thần Chú trong Mật tông và hình quán tưởng có tác dụng rung động khai mở các Luân Xa, quán tưởng hình ảnh là để chú tâm vào 1 việc (tĩnh tâm) cho tâm an tịnh. Tuy nhiên bên MT nhiều học giả vẫn khăng khăng phải có lễ Quán Đảnh trao truyền nếu không sẽ lạc vào tà đạo. Nếu truy đến cùng thì ai là người làm lễ quán đảnh lần đầu tiên?

Tôi đồng ý "Không thầy đố mày làm lên", đó chỉ là hướng dẫn tu tập đó là kinh nghiệm được chắt lọc từ hàng ngàn năm qua. Còn vấn đề tôn sư trọng đạo thì ở đâu cũng vậy.

Chào Thiên Địa Nhân!

CHÂN LÝ không có độc quyền. Từ trước đến nay trong các tôn giáo chỉ thấy có Muhammed tuyên bố đạo của mình là chính phái, những ai không theo ông ta đều là tà giáo và cần phải tiêu diệt.

Nếu cần thiết có "Lễ quán đảnh" thì vị Thầy nào thực hiện phép này, và ai trao "đặc quyền" này cho ông ta? Đức Phật hay vị tổ sư nào của họ? Nếu họ trả lời được thì đích thực họ là Chính Đạo, còn nếu không cũng là phường Tà Đạo như họ phân biện.

Hành giả muốn đi trên con đường đạo, tối thiểu anh ta phải có hai đức tính là TÍNH PHÂN BIỆN và TÍNH DỨT BỎ. Dám "dứt bỏ" anh ta mới dám lựa chọn cho mình một pháp môn phù hợp, biết "phân biện" thì dù đi chung với ma anh ta vẫn là phật, còn không, dù ở chùa mặc áo cà sa thì vẫn là ma.

Khi ý chí của con người ham muốn giải thoát mãnh liệt và dù bất cứ bất hạnh nào đến với anh ta, anh ta vẫn giữ thiện tâm; thì các đấng tối cao sẽ che chở cho anh ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay